Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt,
luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
08
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với mười lực Phật hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với mười lực Phật hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với mười lực Phật hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với mười lực Phật hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với mười lực Phật hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với pháp không quên mất hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với tánh luôn luôn xả hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với pháp không quên mất hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với tánh luôn luôn xả hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với pháp không quên mất hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với tánh luôn luôn xả hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với pháp không quên mất hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với tánh luôn luôn xả hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với pháp không quên mất hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với tánh luôn luôn xả hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với trí nhất thiết hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với trí nhất thiết hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với trí nhất thiết hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với trí nhất thiết hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với trí nhất thiết hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Dự-lưu hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với Dự-lưu hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với Dự-lưu hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với Dự-lưu hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với Dự-lưu hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với Dự-lưu hướng Dự-lưu quả hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu hướng quả hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với Ðộc-giác hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với quả vị Ðộc-giác hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với Ðộc-giác hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với quả vị Ðộc-giác hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với Ðộc-giác hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với quả vị Ðộc-giác hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với Ðộc-giác hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với quả vị Ðộc-giác hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với Ðộc-giác hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với quả vị Ðộc-giác hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với chư đại Bồ-tát hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với hạnh đại Bồ-tát hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với chư đại Bồ-tát hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với hạnh đại Bồ-tát hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với chư đại Bồ-tát hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với hạnh đại Bồ-tát hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với chư đại Bồ-tát hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với hạnh đại Bồ-tát hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với chư đại Bồ-tát hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với hạnh đại Bồ-tát hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với chư Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với chư Như Lai ứng Chánh Đẳng Giác hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với chư Như Lai Ứng Chánh Ðẳng Giác hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức; đối với quả vị giác ngộ cao tột của Phật hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Nếu đại Bồ-tát khởi tưởng thế này: Bát-nhã-ba-la-mật-đa như thế, đối với tất cả các pháp hoặc làm cho lớn cho nhỏ, chẳng làm cho lớn cho nhỏ; đối với tất cả pháp hoặc làm cho nhóm tụ cho phân tán, chẳng làm cho nhóm tụ cho phân tán; đối với tất cả pháp hoặc làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng, chẳng làm cho có hạn lượng cho không có hạn lượng; đối với tất cả pháp hoặc làm cho rộng cho hẹp, chẳng làm cho rộng cho hẹp; đối với tất cả các pháp hoặc làm cho có sức cho không có sức, chẳng làm cho có sức cho không có sức, thì bạch Thế Tôn! Đại Bồ-tát ấy gọi là có sở đắc lớn, chẳng phải tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chẳng phải có tưởng sở đắc mới có khả năng chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì hữu tình vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì hữu tình vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì hữu tình vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì hữu tình vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì hữu tình là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì hữu tình vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì hữu tình vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì hữu tình viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì hữu tình tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì hữu tình bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì hữu tình bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì hữu tình vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của hữu tình chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.
Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì sắc vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; thọ, tưởng, hành, thức vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì sắc vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; thọ, tưởng, hành, thức vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì sắc vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; thọ, tưởng, hành, thức vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì sắc vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; thọ, tưởng, hành, thức vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì sắc là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng là không; thọ, tưởng, hành, thức là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng là không; vì sắc vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; thọ, tưởng, hành, thức vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì sắc vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; thọ, tưởng, hành, thức vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì sắc viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; thọ, tưởng, hành, thức viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì sắc tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; thọ, tưởng, hành, thức tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì sắc bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; thọ, tưởng, hành, thức bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì sắc bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; thọ, tưởng, hành, thức bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì sắc vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; thọ, tưởng, hành, thức vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của sắc chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành; thế lực của thọ, tưởng, hành, thức chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.
Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì nhãn xứ vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì nhãn xứ vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì nhãn xứ vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì nhãn xứ vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì nhãn xứ là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì nhãn xứ vô tướng, nên biết Bát-nhã Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì nhãn xứ vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì nhãn xứ viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì nhãn xứ tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì nhãn xứ bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì nhãn xứ bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì nhãn xứ vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của nhãn xứ chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.
Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì sắc xứ vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì sắc xứ vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì sắc xứ vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì sắc xứ vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì sắc xứ là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì sắc xứ vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì sắc xứ vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì sắc xứ viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì sắc xứ tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì sắc xứ bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì sắc xứ bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì sắc xứ vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của sắc xứ chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.
Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì nhãn giới vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì nhãn giới vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì nhãn giới vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì nhãn giới vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; nhãn giới là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì nhãn giới vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì nhãn giới vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì nhãn giới viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì nhãn giới tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì nhãn giới bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì nhãn giới bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì nhãn giới vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của nhãn giới chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.
Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì nhĩ giới vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì nhĩ giới vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì nhĩ giới vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì nhĩ giới vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; nhĩ giới là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì nhĩ giới vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì nhĩ giới vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì nhĩ giới viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì nhĩ giới tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì nhĩ giới bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì nhĩ giới bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì, thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì nhĩ giới vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của nhĩ giới chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.
Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì tỷ giới vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì tỷ giới vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì tỷ giới vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì tỷ giới vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì tỷ giới là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì tỷ giới vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì tỷ giới vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì tỷ giới viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì tỷ giới tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì tỷ giới bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì tỷ giới bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì tỷ giới vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của tỷ giới chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.
Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì thiệt giới vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì thiệt giới vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì thiệt giới vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì thiệt giới vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; thiệt giới là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì thiệt giới vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì thiệt giới vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì thiệt giới viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì thiệt giới tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì thiệt giới bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì thiệt giới bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì thiệt giới vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của thiệt giới chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.
Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì thân giới vô sanh, nên Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì thân giới vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì thân giới vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì thân giới vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì thân giới là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì thân giới vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì thân giới vô nguyện, nên biết Bát-nhã ba la mật cũng vô nguyện; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì thân giới viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì thân giới tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì thân giới bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc, xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì thân giới bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì thân giới vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của thân giới chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.
Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì ý giới vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì ý giới vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì ý giới vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì ý giới vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì ý giới là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì ý giới vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì ý giới vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì ý giới viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì ý giới tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì ý giới bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì ý giới bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì ý giới vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của ý giới chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.
Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì địa giới vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì địa giới vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì địa giới vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì địa giới vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vì địa giới là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì địa giới vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì địa giới vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì địa giới viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; thủy, hỏa, phong, không, thức giới viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì địa giới tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì địa giới bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; thủy, hỏa, phong, không, thức giới bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì địa giới bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; thủy, hỏa, phong, không, thức giới bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì địa giới vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của địa giới chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.
Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa.
Lại nữa, bạch Thế Tôn! Vì vô minh vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô sanh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sanh; vì vô minh vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô diệt nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô diệt; vì vô minh vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô tự tánh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tự tánh; vì vô minh vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô sở hữu nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô sở hữu; vô minh là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng không; vì vô minh vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô tướng nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tướng; vì vô minh vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô nguyện nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô nguyện; vì vô minh viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não viễn ly nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng viễn ly; vì vô minh tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não tịch tịnh nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng tịch tịnh; vì vô minh bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não bất khả đắc nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả đắc; vì vô minh bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não bất khả tư nghì nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng bất khả tư nghì; vì vô minh vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô tri giác nên biết Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng vô tri giác; vì thế lực của vô minh chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu; thế lực của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng thành tựu nên biết thế lực của Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thành tựu.
Bạch Thế Tôn! Con nương vào ý này mà nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát là đại Ba-la-mật-đa. Quyển Thứ 179
Hết
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.156.54 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.