Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình.
Kinh Pháp cú
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Hương hoa thơm chỉ bay theo chiều gió, tiếng thơm người hiền lan tỏa khắp nơi nơi.
Kinh Pháp cú (Kệ số 54)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
16
Lại nữa, Xá-lợi Tử! Theo lời Tôn giả hỏi: Do duyên gì mà nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử! Vì các Đại Bồ-tát chỉ là tên gọi nhất thời.
Khi ấy, Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:
- Vì sao lại nói các Đại Bồ-tát chỉ là tên gọi nhất thời?
Thiện Hiện đáp:
- Cũng như tất cả pháp chỉ là tên gọi nhất thời. Mười phương ba đời không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không chỗ trụ. Trong tất cả pháp không có tên gọi. Trong tên gọi không có tất cả pháp, chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì tất cả pháp cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, tất cả pháp, tên gọi đều vô sở hữu, bất khả đắc. Các Đại Bồ-tát cũng vậy, chỉ là tên gọi nhất thời, cũng không từ đâu đến, không đi về đâu, cũng không chỗ trụ, chỉ là giả tạo. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như sắc uẩn cho đến thức uẩn chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì sắc uẩn v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải sắc uẩn v.v... Trong sắc uẩn v.v... không có tên gọi. Trong tên gọi không có sắc uẩn v.v... chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì sắc uẩn v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc sắc uẩn v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như nhãn xứ cho đến ý xứ chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì nhãn xứ v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải nhãn xứ v.v… Trong nhãn xứ v.v... không có tên gọi. Trong tên gọi không có nhãn xứ v.v... chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì nhãn xứ v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc nhãn xứ v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như sắc xứ cho đến pháp xứ chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì sắc xứ v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải sắc xứ v.v... Trong sắc xứ v.v... không có tên gọi. Trong tên gọi không có sắc xứ v.v... chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì sắc xứ v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc sắc xứ v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như nhãn giới cho đến ý giới chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì nhãn giới v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải nhãn giới v.v... Trong nhãn giới v.v... không có tên gọi. Trong tên gọi không có nhãn giới v.v... chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì nhãn giới v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc nhãn giới v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như sắc giới cho đến pháp giới chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì sắc giới v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải sắc giới v.v... Trong sắc giới v.v... không có tên gọi. Trong tên gọi không có sắc giới v.v... chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì sắc giới v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc sắc giới v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như nhãn thức giới cho đến ý thức giới chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì nhãn thức giới v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải nhãn thức giới v.v... Trong nhãn thức giới v.v... không có tên gọi. Trong tên gọi không có nhãn thức giới v.v... chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì nhãn thức giới v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc nhãn thức giới v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như nhãn xúc cho đến ý xúc chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì nhãn xúc v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải nhãn xúc v.v... Trong nhãn xúc v.v... không có tên gọi. Trong tên gọi không có nhãn xúc v.v... chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì nhãn xúc v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc nhãn xúc v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra v.v... Trong các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra v.v… không có tên gọi. Trong tên gọi không có các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra v.v… chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như địa giới cho đến thức giới chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì địa giới v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải địa giới v.v... Trong địa giới v.v... không có tên gọi. Trong tên gọi không có địa giới v.v... chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì địa giới v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc địa giới v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như nhân duyên cho đến tăng thượng duyên chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì nhân duyên v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải nhân duyên v.v... Trong nhân duyên v.v... không có tên gọi. Trong tên gọi không có nhân duyên v.v... chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì nhân duyên v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc nhân duyên v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như vô minh cho đến lão tử chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì vô minh v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải vô minh v.v... Trong vô minh v.v... không có tên gọi. Trong tên gọi không có vô minh v.v... chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì vô minh v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc vô minh v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải bố thí Ba-la-mật-đa v.v... Trong bố thí Ba-la-mật-đa v.v... không có tên gọi. Trong tên gọi không có bố thí Ba-la-mật-đa v.v... chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc bố thí Ba-la-mật-đa v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì pháp nội Không v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải pháp nội Không v.v... Trong pháp nội Không v.v... không có tên gọi. Trong tên gọi không có pháp nội Không v.v... chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì pháp nội Không v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc pháp nội Không v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì chơn như v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải chơn như v.v... Trong chơn như v.v... không có tên gọi. Trong tên gọi không có chơn như v.v... chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì chơn như v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc chơn như v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì cảnh giới đoạn v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải cảnh giới đoạn v.v... Trong cảnh giới đoạn v.v... không có tên gọi. Trong tên gọi không có cảnh giới đoạn v.v... chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì cảnh giới đoạn v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc cảnh giới đoạn v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như Thánh đế khổ, tập, diệt, đạo chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì Thánh đế khổ v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải Thánh đế khổ v.v... Trong Thánh đế khổ v.v... không có tên gọi. Trong tên gọi không có Thánh đế khổ v.v... chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì Thánh đế khổ v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc Thánh đế khổ v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì bốn niệm trụ v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải bốn niệm trụ v.v... Trong bốn niệm trụ v.v… không có tên gọi. Trong tên gọi không có bốn niệm trụ v.v… chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì bốn niệm trụ v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc bốn niệm trụ v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì bốn tịnh lự v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải bốn tịnh lự v.v... Trong bốn tịnh lự v.v... không có tên gọi. Trong tên gọi không có bốn tịnh lự v.v... chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì bốn tịnh lự v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc bốn tịnh lự v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như tám giải thoát, chín định thứ đệ chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì tám giải thoát v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải tám giải thoát v.v... Trong tám thoát v.v... không có tên gọi. Trong tên gọi không có tám giải thoát v.v... chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì tám giải thoát v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc tám giải thoát v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải pháp môn giải thoát không v.v... Trong pháp môn giải thoát không v.v... không có tên gọi. Trong tên gọi không có pháp môn giải thoát không v.v... chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc pháp môn giải thoát không v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì Tịnh quán địa v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải Tịnh quán địa v.v... Trong Tịnh quán địa v.v... không có tên gọi. Trong tên gọi không có Tịnh quán địa v.v... chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì Tịnh quán địa v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc Tịnh quán địa v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì Cực hỷ địa v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải Cực hỷ địa v.v... Trong Cực hỷ địa v.v… không có tên gọi. Trong tên gọi không có Cực hỷ địa v.v… chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì Cực hỷ địa v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc Cực hỷ địa v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như năm loại mắt, sáu phép thần thông chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì năm loại mắt v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải năm loại mắt v.v... Trong năm loại mắt v.v... không có tên gọi. Trong tên gọi không có năm loại mắt v.v... chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì năm loại mắt v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc năm loại mắt v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì mười lực Như Lai v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải mười lực Như Lai v.v... Trong mười lực Như Lai v.v... không có tên gọi. Trong tên gọi không có mười lực Như Lai v.v... chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì mười lực Như Lai v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc mười lực Như Lai v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì pháp không quên mất v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải pháp không quên mất v.v... Trong pháp không quên mất v.v... không có tên gọi. Trong tên gọi không có pháp không quên mất v.v... chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì pháp không quên mất v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc pháp không quên mất v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì trí nhất thiết v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải trí nhất thiết v.v... Trong trí nhất thiết v.v... không có tên gọi. Trong tên gọi không có trí nhất thiết v.v... chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì trí nhất thiết v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc trí nhất thiết v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì pháp môn Ðà-la-ni v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải pháp môn Đà-la-ni v.v... Trong pháp môn Đà-la-ni không có tên gọi. Trong tên gọi không có pháp môn Đà-la-ni v.v… chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì pháp môn Đà-la-ni v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc pháp môn Đà-la-ni v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Như Thanh văn, Ðộc giác, Đại thừa chỉ là tên gọi nhất thời. Vì sao? Vì Thanh văn v.v... chẳng phải tên gọi, tên gọi cũng chẳng phải Thanh văn v.v... Trong Thanh văn v.v… không có tên gọi. Trong tên gọi không có Thanh văn v.v… chẳng hợp, chẳng tan, chỉ giả tạo mà thôi. Vì sao? Vì Thanh văn v.v... cùng với tên gọi đều là tự tánh Không. Trong tự tánh Không, hoặc Thanh văn v.v... hoặc tên gọi hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc. Tên gọi của các Đại Bồ-tát cũng lại như vậy, chỉ là nhất thời. Do đó nên nói các Đại Bồ-tát chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Lại nữa, Xá-lợi Tử! Theo lời Tôn giả hỏi: Do duyên gì mà nói, nếu như nói ngã v.v... hoàn toàn không sanh, thì chỉ có giả danh, hoàn toàn không tự tánh.
Xá-lợi Tử! Ngã hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc, tại sao phải có sanh; cho đến người thấy cũng hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc, tại sao phải có sanh?
Xá-lợi Tử! Sắc hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc, tại sao phải có sanh? Thọ, tưởng, hành, thức cũng hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc, tại sao phải có sanh?
Như vậy cho đến Thanh văn thừa hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc, tại sao phải có sanh? Ðộc giác thừa, Đại thừa cũng hoàn toàn vô sở hữu, bất khả đắc, tại sao phải có sanh?
Xá-lợi Tử! Do nhân duyên này nên tôi nói: Nếu như nói ngã v.v... hoàn toàn không sanh, thì chỉ có giả danh hoàn toàn không tự tánh.
Lại nữa, Xá-lợi Tử! Theo lời Tôn giả hỏi: Do duyên gì mà nói các pháp cũng vậy, hoàn toàn không sanh, chỉ có giả danh hoàn toàn không tự tánh.
Thưa Tôn giả Xá-lợi Tử! Các pháp, tự tánh hoàn toàn không hòa hợp. Vì sao? Vì sự hòa hợp có pháp tự tánh Không.
Khi ấy, Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:
- Pháp nào tự tánh đều không hòa hợp?
Thiện Hiện đáp:
- Xá-lợi Tử! Sắc uẩn tự tánh đều không hòa hợp; thọ, tưởng, hành, thức uẩn tự tánh cũng đều không hòa hợp.
Như vậy, cho đến Thanh văn thừa tự tánh đều không hòa hợp. Ðộc giác thừa, Đại thừa tự tánh cũng đều không hòa hợp.
Xá-lợi Tử! Do nhân duyên này nên tôi nói: Các pháp cũng vậy, hoàn toàn không sanh, chỉ có giả danh hoàn toàn không tự tánh.
Lại nữa, Xá-lợi Tử! Tất cả pháp chẳng phải thường, cũng không tan rã. Vì sao? Vì nếu các pháp chẳng phải thường thì tánh không chấm dứt.
Xá-lợi Tử hỏi:
- Pháp nào chẳng phải thường cũng không tan rã?
Thiện Hiện đáp:
- Xá-lợi Tử! Sắc uẩn chẳng phải thường cũng không tan rã; thọ, tưởng, hành, thức uẩn chẳng phải thường cũng không tan rã.
Như vậy, cho đến Thanh văn thừa chẳng phải thường cũng không tan rã; Ðộc giác thừa, Đại thừa chẳng phải thường cũng không tan rã.
Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì nếu pháp chẳng phải thường thì không tự tánh, nếu không tự tánh thì không chấm dứt.
Lại nữa, Xá-lợi Tử! Tất cả pháp chẳng phải vui cũng không tan rã. Vì sao? Vì nếu pháp chẳng phải vui thì tánh không chấm dứt.
Xá-lợi Tử hỏi:
- Pháp nào chẳng phải vui cũng không tan rã?
Thiện Hiện đáp:
- Sắc uẩn chẳng phải vui cũng không tan rã; thọ, tưởng, hành, thức uẩn chẳng phải vui cũng không tan rã.
Như vậy cho đến Thanh văn thừa chẳng phải vui cũng không tan rã; Ðộc giác thừa, Đại thừa chẳng phải vui cũng không tan rã.
Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì nếu pháp chẳng phải vui thì không tự tánh, nếu không tự tánh thì không chấm dứt.
Lại nữa, Xá-lợi Tử! Tất cả pháp chẳng phải ngã cũng không tan rã. Vì sao? Vì nếu pháp chẳng phải ngã thì tánh không chấm dứt.
Xá-lợi Tử hỏi:
- Pháp nào chẳng phải ngã cũng không tan rã?
Thiện Hiện đáp:
- Xá-lợi Tử! Sắc uẩn chẳng phải ngã cũng không tan rã; thọ, tưởng, hành, thức uẩn chẳng phải ngã cũng không tan rã.
Như vậy cho đến Thanh văn thừa chẳng phải ngã cũng không tan rã; Ðộc giác thừa, Đại thừa chẳng phải ngã cũng không tan rã.
Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì nếu pháp chẳng phải ngã thì không tự tánh, nếu không tự tánh thì không chấm dứt.
Lại nữa, Xá-lợi Tử! tất cả pháp tịch tĩnh cũng không tan rã. Vì sao? Vì pháp tịch tĩnh tánh không chấm dứt.
Xá-lợi Tử lại hỏi:
- Pháp tịch tĩnh nào không tan rã?
Thiện Hiện đáp:
- Xá-lợi Tử! Sắc uẩn tịch tĩnh không tan rã; thọ, tưởng, hành, thức uẩn tịch tĩnh không tan rã. Như vậy cho đến Thanh văn thừa tịch tĩnh cũng không tan rã; Ðộc giác thừa, Đại thừa tịch tĩnh cũng không tan rã. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì pháp tịch tĩnh là không tự tánh, nếu không tự tánh thì không chấm dứt.
Lại nữa, Xá-lợi Tử! Tất cả pháp cũng không tan rã. Vì sao? Vì pháp viễn ly tánh không chấm dứt.
Xá-lợi Tử hỏi:
- Pháp nào viễn ly không tan rã?
Thiện Hiện đáp:
- Xá-lợi Tử! Sắc uẩn viễn ly không tan rã; thọ, tưởng, hành, thức uẩn viễn ly không tan rã. Như vậy cho đến Thanh văn thừa viễn ly cũng không tan rã; Ðộc giác thừa, Đại thừa viễn ly cũng không tan rã. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì pháp viễn ly là không tự tánh, nếu không tự tánh thì không chấm dứt.
Lại nữa, Xá-lợi Tử! Tất cả pháp không, vô tướng, vô nguyện cũng không tan rã. Vì sao? Vì nếu pháp là không, vô tướng, vô nguyện thì tánh không chấm dứt.
Xá-lợi Tử lại hỏi Thiện Hiện:
- Pháp nào là không, vô tướng, vô nguyện cũng không tan rã?
Thiện Hiện đáp:
- Xá-lợi Tử! Sắc uẩn là không, vô tướng, vô nguyện cũng không tan rã; thọ, tưởng, hành, thức uẩn là không, vô tướng, vô nguyện cũng không tan rã. Như vậy cho đến Thanh văn thừa là không, vô tướng, vô nguyện cũng không tan rã. Ðộc giác thừa, Đại thừa là không, vô tướng, vô nguyện cũng không tan rã. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì nếu pháp là không, vô tướng, vô nguyện là không tự tánh. Nếu không tự tánh thì không chấm dứt.
Lại nữa, Xá-lợi Tử! Tất cả pháp là thiện, vô tội, vô lậu, ly nhiễm, xuất thế, thanh tịnh, vô vi cũng không tan rã. Vì sao? Vì nếu pháp là thiện, vô tội, vô lậu, ly nhiễm, xuất thế, thanh tịnh, vô vi thì tánh không chấm dứt.
Xá-lợi Tử hỏi:
- Pháp nào là thiện, vô tội, vô lậu, ly nhiễm, xuất thế, thanh tịnh, vô vi cũng không tan rã?
Thiện Hiện đáp:
- Xá-lợi Tử! Sắc uẩn là thiện, vô tội, vô lậu, ly nhiễm, xuất thế, thanh tịnh, vô vi cũng không tan rã; thọ, tưởng, hành, thức uẩn là thiện, vô tội, vô lậu, ly nhiễm, xuất thế, thanh tịnh, vô vi cũng không tan rã. Như vậy cho đến Thanh văn thừa là thiện, vô tội, vô lậu, ly nhiễm, xuất thế, thanh tịnh, vô vi cũng không tan rã. Ðộc giác thừa, Đại thừa là thiện, vô tội, vô lậu, ly nhiễm, xuất thế, thanh tịnh, vô vi cũng không tan rã. Vì sao? Xá-lợi Tử! Vì pháp là thiện, vô tội, vô lậu, ly nhiễm, xuất thế, thanh tịnh, vô vi là không tự tánh. Nếu không tự tánh thì không chấm dứt.
Lại nữa, Xá-lợi Tử! Tất cả pháp chẳng phải thường còn, chẳng phải hoại diệt.
Xá-lợi Tử hỏi:
- Pháp nào là chẳng phải thường còn, chẳng phải hoại diệt?
Thiện Hiện đáp:
- Xá-lợi Tử! Sắc uẩn chẳng phải thường còn, chẳng phải hoại diệt. Vì sao? Vì bản tánh nó là vậy; thọ, tưởng, hành, thức uẩn cũng chẳng phải thường còn, chẳng phải hoại diệt. Vì sao? Vì bản tánh nó là vậy. Như vậy cho đến Thanh văn thừa chẳng phải thường còn, chẳng phải hoại diệt. Vì sao? Vì bản tánh nó là vậy. Ðộc giác thừa, Đại thừa cũng chẳng phải thường còn, chẳng phải hoại diệt. Vì sao? Vì bản tánh nó là vậy.
Lại nữa, Xá-lợi Tử! Nói tóm lại: Pháp thiện, pháp bất thiện, pháp hữu ký, pháp vô ký, pháp hữu tội, pháp vô tội, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp nhiễm, pháp không nhiễm, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp tạp nhiễm, pháp thanh tịnh, pháp sanh tử, pháp Niết-bàn, pháp hữu vi, pháp vô vi. Tất cả pháp như vậy đều chẳng phải thường còn, chẳng phải hoại diệt. Vì sao? Vì bản tánh nó là vậy.
Xá-lợi Tử! Do nhân duyên này nên tôi nói: Các pháp cũng vậy, hoàn toàn không sanh, chỉ có giả danh, đều không tự tánh.
Lại nữa, Xá-lợi Tử! Theo lời Tôn giả hỏi: Do duyên gì mà nói những sắc cho đến thức nào hoàn toàn không sanh. Như vậy cho đến những Thanh văn, Ðộc giác, Đại thừa nào hoàn toàn không sanh?
Xá-lợi Tử! Bản tánh của tất cả sắc cho đến thức đều không sanh. Vì sao? Vì bản tánh của sắc cho đến thức đều Không, không tạo tác, không sanh khởi. Vì sao? Vì pháp Không, tác giả bất khả đắc. Như vậy cho đến bản tánh của tất cả Thanh văn, Ðộc giác, Đại thừa đều không sanh. Vì sao? Vì bản tánh của tất cả Thanh văn, Ðộc giác, Đại thừa đều Không, không tạo tác, không sanh khởi. Vì sao? Vì pháp Không, tác giả bất khả đắc.
Xá-lợi Tử! Do nhân duyên này nên tôi nói: Những sắc cho đến thức nào hoàn toàn không sanh. Như vậy cho đến những Thanh văn, Ðộc giác, Đại thừa nào hoàn toàn không sanh.
Lại nữa, Xá-lợi Tử! Theo lời Tôn giả hỏi: Do duyên gì mà nói nếu hoàn toàn không sanh thì không gọi là sắc cho đến thức. Như vậy cho đến, nếu hoàn toàn không sanh thì không gọi là Thanh văn, Ðộc giác, Đại thừa?
Xá-lợi Tử! Bản tánh của sắc cho đến thức là Không. Nếu bản tánh của pháp là Không, thì không thể thành lập là sanh, diệt, trụ, dị.
Do nhân duyên này nên nói, nếu hoàn toàn không sanh thì không gọi là sắc cho đến thức. Vì sao? Vì Không chẳng phải là sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
Như vậy cho đến bản tánh của Thanh văn, Ðộc giác, Đại thừa là Không. Nếu bản tánh của pháp là Không thì không thể thành lập sanh, trụ, dị, diệt.
Do nhân duyên này nên nói, nếu hoàn toàn không sanh thì không gọi là Thanh văn, Ðộc giác, Đại thừa. Vì sao? Vì Không chẳng phải là Thanh văn, Ðộc giác, Đại thừa.
Xá-lợi Tử! Do nhân duyên này nên tôi nói: Nếu hoàn toàn không sanh thì không gọi là sắc cho đến thức. Như vậy cho đến, nếu hoàn toàn không sanh thì không gọi là Thanh văn, Ðộc giác, Đại thừa.
Lại nữa, Xá-lợi Tử! Theo lời Tôn giả hỏi: Do duyên gì mà nói, làm sao con dùng Bát-nhã ba-la-mật-đa hoàn toàn không sanh để dạy dỗ, truyền trao Đại Bồ-tát hoàn toàn không sanh?
Xá-lợi Tử! Hoàn toàn không sanh tức là Bát-nhã ba-la-mật-đa. Bát-nhã ba-la-mật-đa tức là hoàn toàn không sanh. Vì sao? Vì hoàn toàn không sanh cùng với Bát-nhã ba-la-mật-đa không hai, không hai phần.
Xá-lợi Tử! Hoàn toàn không sanh tức là Đại Bồ-tát. Đại Bồ-tát tức là hoàn toàn không sanh. Vì sao? Vì hoàn toàn không sanh cùng với Đại Bồ-tát cũng không hai, không hai phần.
Xá-lợi Tử! Do nhân duyên này nên tôi nói: Con đâu dùng Bát-nhã ba-la-mật-đa hoàn toàn không sanh để dạy dỗ, truyền trao Đại Bồ-tát hoàn toàn không sanh.
Lại nữa, Xá-lợi Tử! Theo lời Tôn giả hỏi: Do duyên gì mà nói, nếu lìa các pháp hoàn toàn không sanh thì cũng không có Đại Bồ-tát hành quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Xá-lợi Tử! Khi các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, không thấy xa lìa pháp hoàn toàn không sanh mà có Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, cũng không thấy xa lìa pháp hoàn toàn không sanh mà có Đại Bồ-tát. Vì sao? Vì pháp hoàn toàn không sanh, Bát-nhã ba-la-mật-đa, Đại Bồ-tát đều không hai, không hai phần.
Xá-lợi Tử! Khi các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, không thấy xa lìa pháp hoàn toàn không sanh mà có sắc cho đến thức. Vì sao? Vì pháp hoàn toàn không sanh, sắc cho đến thức đều không hai, không hai phần. Như vậy cho đến, khi các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, không thấy xa lìa pháp hoàn toàn không sanh mà có Thanh văn, Ðộc giác, Đại thừa. Vì sao? Vì pháp hoàn toàn không sanh, Thanh văn, Ðộc giác, Đại thừa đều không hai, không hai phần.
Xá-lợi Tử! Do nhân duyên này nên tôi nói: Nếu lìa các pháp hoàn toàn không sanh thì cũng không có Đại Bồ-tát hành quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề.
Lại nữa, Xá-lợi Tử! Theo lời Tôn giả hỏi: Do duyên gì mà nói, nếu Đại Bồ-tát nào nghe thuyết như vậy mà tâm không chìm đắm, không ưu sầu, sợ hãi, tâm kia cũng không kinh hãi, không hoảng hốt, không sợ sệt, thì nên biết Đại Bồ-tát này có thể hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Xá-lợi Tử! Khi các Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, không thấy các pháp có ngộ, có dụng; còn quán các pháp như huyễn, như mộng, như tiếng vang, như ảnh trong gương, như bóng dáng, như quáng nắng, như quáng mắt, như việc huyễn hóa, như thành Tầm hương, chỉ hiện ra như là có mà không thật. Đại Bồ-tát nghe thuyết bản tánh các pháp đều Không, liền vui mừng hớn hở, trong tâm tin tưởng, hỷ lạc sâu xa.
Xá-lợi Tử! Do nhân duyên này nên tôi nói: Nếu Đại Bồ-tát nào nghe thuyết như thế, tâm không chìm đắm, không ưu sầu, sợ hãi, nơi tâm không kinh hãi, không hoảng hốt, không sợ sệt, thì nên biết Đại Bồ-tát này có thể hành Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật:
- Bạch Thế Tôn! Khi Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa và quán sát các pháp, thì khi đó Đại Bồ-tát đối với sắc cho đến thức đều vô sở đắc, không thọ lãnh, không chấp thủ, không an trụ, không đắm trước, cũng không thành lập là sắc uẩn cho đến thức uẩn; đối với nhãn xứ cho đến ý xứ, đối với sắc xứ cho đến pháp xứ, đối với nhãn giới cho đến ý giới, đối với sắc giới cho đến pháp giới, đối với nhãn thức giới cho đến ý thức giới, đối với nhãn xúc cho đến ý xúc, đối với với các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, đối với địa giới cho đến thức giới, đối với nhân duyên cho đến tăng thượng duyên, đối với vô minh cho đến lão tử cũng lại như vậy.
Khi ấy, Đại Bồ-tát đối với bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều vô sở đắc, không thọ lãnh, không chấp thủ, không an trụ, không đắm trước, cũng không thành lập là bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Ðối với pháp nội Không cho đến pháp vô tính tự tính Không; đối với Thánh đế khổ cho đến Thánh đế đạo; đối với bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo; đối với bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; đối với tám giải thoát, chín định thứ đệ; đối với pháp môn giải thoát không, vô tướng, vô nguyện. Ðối với Tịnh quán địa cho đến Như Lai địa; đối với Cực hỷ địa cho đến Pháp vân địa; đối với năm loại mắt, sáu phép thần thông; đối với mười lực Như Lai cho đến mười tám pháp Phật bất cộng; đối với pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni, pháp môn Tam-ma-địa; đối với các Đại Bồ-tát hành quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề của chư Phật; đối với chơn như cho đến cảnh giới bất tư nghì; đối với cảnh giới đoạn cho đến cảnh giới vô vi; đối với trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng lại như vậy.
Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì khi Đại Bồ-tát này hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, không thấy sắc uẩn cho đến thức uẩn. Như vậy cho đến không thấy trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì tánh Không của sắc, không sanh, không diệt. Tánh Không của thọ, tưởng, hành, thức cũng không sanh, không diệt. Như vậy cho đến tánh Không của trí nhất thiết không sanh, không diệt; tánh Không của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không sanh, không diệt.
Bạch Thế Tôn! Sắc không sanh, không diệt tức chẳng phải sắc; thọ, tưởng, hành, thức không sanh, không diệt tức chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức. Như vậy cho đến trí nhất thiết không sanh, không diệt tức chẳng phải trí nhất thiết; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không sanh, không diệt tức chẳng phải trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì sắc cho đến thức cùng không sanh, không diệt cũng không hai, không hai phần. Như vậy cho đến trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cùng không sanh, không diệt cũng không hai, không hai phần. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì pháp không sanh, không diệt chẳng phải một, chẳng phải hai, chẳng phải nhiều, chẳng phải khác. Cho nên sắc cho đến thức không sanh, không diệt tức chẳng phải sắc cho đến thức. Như vậy cho đến trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không sanh, không diệt tức chẳng phải trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Bạch Thế Tôn! Sắc không hai tức chẳng phải sắc; thọ, tưởng, hành, thức không hai tức chẳng phải thọ, tưởng, hành, thức. Như vậy cho đến trí nhất thiết không hai tức chẳng phải trí nhất thiết; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không hai tức chẳng phải trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Bạch Thế Tôn! Sắc thuộc về pháp không hai; thọ, tưởng, hành, thức thuộc về pháp không hai, nên gọi là sắc cho đến thức. Như vậy cho đến trí nhất thiết thuộc về pháp không hai; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thuộc về pháp không hai, nên gọi là trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Bấy giờ, Xá-lợi Tử hỏi cụ thọ Thiện Hiện:
- Theo lời Tôn giả nói, nếu khi Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, thì quán sát các pháp. Vậy thế nào là Đại Bồ-tát? Thế nào là Bát-nhã ba-la-mật-đa? Thế nào là quán sát các pháp?
Thiện Hiện đáp:
- Theo lời Tôn giả hỏi: Sao gọi là Đại Bồ-tát. Xá-lợi Tử! Vì muốn lợi lạc cho các loài hữu tình và cần cầu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Bồ-đề, nên gọi là Bồ-tát. Đầy đủ sự hiểu biết như thật, tuy biết rõ khắp tướng tất cả pháp mà không bị chấp trước, nên gọi là Đại (Ma-ha-tát).
Xá-lợi Tử hỏi Thiện Hiện:
- Vì sao Đại Bồ-tát đầy đủ sự hiểu biết như thật, tuy biết rõ khắp tướng tất cả pháp nhưng không bị chấp trước?
Thiện Hiện đáp:
- Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát tuy như thật biết tướng tất cả sắc mà không bị chấp trước; tuy như thật biết tướng tất cả thọ, tưởng, hành, thức mà không bị chấp trước. Như vậy cho đến, như thật biết tướng tất cả trí nhất thiết mà không bị chấp trước; tuy như thật biết tướng tất cả trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà không bị chấp trước.
Xá-lợi Tử hỏi:
- Những gì gọi là tướng tất cả pháp?
Thiện Hiện đáp:
- Do các tướng trạng của hành được biểu thị như vậy. Nên biết các pháp là sắc, là thanh, là hương, là vị, là xúc, là pháp, là trong, là ngoài, là hữu lậu, là vô lậu, là hữu vi, là vô vi, những pháp này gọi là tướng tất cả pháp.
Lại nữa, Xá-lợi Tử! Theo lời Tôn giả hỏi sao gọi là Bát-nhã ba-la-mật-đa?
Xá-lợi Tử! Có trí tuệ thù thắng vi diệu, đối với tất cả pháp có thể như thật hiểu biết sự xa lìa những gì đã viễn ly, nên gọi là Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Xá-lợi Tử hỏi:
- Ở đây, đối với các pháp nào mà có thể viễn ly?
Thiện Hiện đáp:
- Ở đây, đối với các uẩn, các xứ, các giới, các pháp duyên khởi đều nên viễn ly, nên gọi là Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Lại nữa, Xá-lợi Tử! Có trí tuệ thù thắng vi diệu, đối với tất cả pháp có thể như thật hiểu biết sự xa lìa những gì đã đạt được, nên gọi là Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Xá-lợi Tử hỏi:
- Ở đây, đối với pháp nào mà có thể viễn ly những gì đã đạt được?
Thiện Hiện đáp:
- Ở đây, đối với bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã ba-la-mật-đa đều có thể viễn ly những gì đã đạt được. Như vậy cho đến đối với trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng đều có thể viễn ly những gì đã đạt được, nên gọi là Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Xá-lợi Tử! Do nhân duyên này nên tôi nói là Bát-nhã ba-la-mật-đa.
Lại nữa, Xá-lợi Tử! Theo lời Tôn giả hỏi tại sao phải quán sát các pháp.
Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa, quán sát sắc cho đến thức chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải vui, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải Không, chẳng phải bất Không, chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải hữu nguyện, chẳng phải vô nguyện, chẳng phải tịch tĩnh, chẳng phải không tịch tĩnh, chẳng phải xa lìa, chẳng phải không xa lìa. Như vậy cho đến quán sát trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, chẳng phải vui, chẳng phải khổ, chẳng phải ngã, chẳng phải vô ngã, chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh, chẳng phải Không, chẳng phải bất Không, chẳng phải hữu tướng, chẳng phải vô tướng, chẳng phải hữu nguyện, chẳng phải vô nguyện, chẳng phải tịch tĩnh, chẳng phải không tịch tĩnh, chẳng phải xa lìa, chẳng phải không xa lìa.
Xá-lợi Tử! Ðây gọi là quán sát các pháp.
Xá-lợi Tử! Các Đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa phải nên quán sát các pháp như vậy.
Bấy giờ, Xá-lợi Tử hỏi cụ thọ Thiện Hiện:
- Do duyên gì mà Tôn giả lại nói: Sắc cho đến thức không sanh, không diệt tức là chẳng phải sắc cho đến thức. Như vậy cho đến trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không sanh, không diệt tức là chẳng phải trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng?
Thiện Hiện đáp:
- Xá-lợi Tử! Sắc cho đến thức, sắc cho đến thức là tánh Không. Trong tánh Không này không sanh, không diệt, cũng không sắc cho đến thức. Do đó, nên nói sắc cho đến thức không sanh, không diệt tức là chẳng phải sắc cho đến thức.
Như vậy cho đến trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là tánh Không. Trong tánh Không này không sanh, không diệt, cũng không trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Do đó, nên nói trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không sanh, không diệt tức là chẳng phải trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Xá-lợi Tử lại hỏi:
- Do duyên gì mà Tôn giả lại nói: Sắc cho đến thức không hai, tức là chẳng phải sắc cho đến thức. Như vậy cho đến trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không hai, tức là chẳng phải trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng?
Thiện Hiện đáp:
- Xá-lợi Tử! Hoặc sắc hoặc không hai, cho đến hoặc thức hoặc không hai. Như vậy cho đến, hoặc trí nhất thiết hoặc không hai; hoặc trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc không hai. Như vậy tất cả chẳng hợp, chẳng tan, không sắc, vô kiến, vô đối, nhất tướng, gọi là vô tướng. Do nghĩa đó nên tôi nói: Sắc cho đến thức không hai, tức là chẳng phải sắc cho đến thức. Như vậy cho đến trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không hai, tức là chẳng phải trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Xá-lợi Tử hỏi:
- Do duyên gì mà Tôn giả lại nói: Sắc cho đến thức thuộc về pháp không hai, nên gọi là sắc cho đến thức. Như vậy cho đến trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thuộc về pháp không hai, nên gọi là trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng?
Thiện Hiện đáp:
- Xá-lợi Tử! Sắc cho đến thức chẳng khác, không sanh, không diệt; không sanh, không diệt, chẳng khác sắc cho đến thức. Vậy, sắc cho đến thức tức là không sanh, không diệt; không sanh, không diệt tức là sắc cho đến thức. Như vậy cho đến trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chẳng khác, không sanh, không diệt; không sanh, không diệt, chẳng khác trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vậy, trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng tức là không sanh, không diệt; không sanh, không diệt tức là trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Do đó tôi nói: Sắc cho đến thức thuộc về pháp không hai, nên gọi là sắc cho đến thức. Như vậy cho đến trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thuộc về pháp không hai, nên gọi là trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Quyển thứ 497
HẾT
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.158.124 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.