Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
02
- Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho các loài hữu tình của châu Thiệm-bộ đều phát tâm vô thượng Bồ-đề, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?
Trời Ðế Thích thưa:
- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.
Phật dạy:
- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì người giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho họ dễ hiểu; lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn theo pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây đã nói. Nếu tin hiểu đúng đắn thì có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy. Nếu có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy thì có thể chứng được pháp nhất thiết trí. Nếu chứng được pháp nhất thiết trí thì tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn. Nếu tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn thì chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.”
Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân này được công đức rất nhiều hơn trước. Vì sao vậy? Vì tất cả Đại Bồ-tát sơ phát tâm vô thượng chánh đẳng giác cho đến Đại Bồ-tát an trụ thập địa đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa lưu xuất.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi các loài hữu tình châu Thiệm-bộ. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho tất cả hữu tình của bốn đại châu, hoặc tất cả hữu tình của Tiểu thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Trung thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Tam thiên đại thiên thế giới đây, hoặc tất cả hữu tình của mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng, hoặc tất cả hữu tình của vô biên thế giới khắp mười phương đều phát tâm vô thượng chánh đẳng giác, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?
Trời Ðế Thích thưa:
- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.
Phật dạy:
- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì người giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho họ dễ hiểu; lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn theo pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây đã nói. Nếu tin hiểu đúng đắn thì có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy. Nếu có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy thì có thể chứng được pháp nhất thiết trí. Nếu chứng được pháp nhất thiết trí thì tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn. Nếu tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn thì chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.”
Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân này được công đức rất nhiều hơn trước. Vì sao vậy? Vì tất cả Đại Bồ-tát sơ phát tâm vô thượng chánh đẳng giác cho đến Đại Bồ-tát an trụ thập địa đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa lưu xuất.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho các loài hữu tình của châu Thiệm-bộ đều trụ địa Bồ-tát Bất thối chuyển, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?
Trời Ðế Thích thưa:
- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.
Phật dạy:
- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì người giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho họ dễ hiểu; lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn theo pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây đã nói. Nếu tin hiểu đúng đắn thì có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy. Nếu có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy thì có thể chứng được pháp nhất thiết trí. Nếu chứng được pháp nhất thiết trí thì tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn. Nếu tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn thì chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.”
Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân này được công đức rất nhiều hơn trước. Vì sao vậy?
Này Kiều-thi-ca! Vì tất cả Đại Bồ-tát trụ địa Bất thối chuyển cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa lưu xuất.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi các loài hữu tình châu Thiệm-bộ. Giả sử thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho tất cả hữu tình của bốn đại châu, hoặc tất cả hữu tình của Tiểu thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Trung thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Tam thiên đại thiên thế giới đây, hoặc tất cả hữu tình của mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng, hoặc tất cả hữu tình của vô biên thế giới khắp mười phương đều trụ địa Bồ-tát Bất thối chuyển, thì ý ông nghĩ sao? Thiện nam tử, thiện nữ nhân này do nhân duyên đây được phước nhiều chăng?
Trời Ðế Thích thưa:
- Bạch đức Thế Tôn! Rất nhiều. Bạch đức Thiện Thệ! Rất nhiều.
Phật dạy:
- Này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì người giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho họ dễ hiểu; lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn theo pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây đã nói. Nếu tin hiểu đúng đắn thì có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy. Nếu có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy thì có thể chứng được pháp nhất thiết trí. Nếu chứng được pháp nhất thiết trí thì tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn. Nếu tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn thì chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.”
Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân này được công đức rất nhiều hơn trước. Vì sao vậy?
Này Kiều-thi-ca! Vì tất cả Đại Bồ-tát trụ địa Bất thối chuyển cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề đều do Bát-nhã Ba-la-mật-đa lưu xuất.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Giả sử các loài hữu tình của châu Thiệm-bộ đều hướng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì họ giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho dễ hiểu; lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn theo pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây đã nói. Nếu tin hiểu đúng đắn thì có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy. Nếu có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy thì có thể chứng được pháp nhất thiết trí. Nếu chứng được pháp nhất thiết trí thì tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn. Nếu tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn thì chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.”
Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân này được công đức rất nhiều hơn trước.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi các loài hữu tình châu Thiệm-bộ. Giả sử tất cả hữu tình của bốn đại châu, hoặc tất cả hữu tình của Tiểu thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Trung thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Tam thiên đại thiên thế giới đây, hoặc tất cả hữu tình của mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng, hoặc tất cả hữu tình của vô biên thế giới khắp mười phương đều hướng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề; có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì họ giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho dễ hiểu, lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn theo pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây đã nói. Nếu tin hiểu đúng đắn thì có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy. Nếu có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy thì có thể chứng được pháp nhất thiết trí. Nếu chứng được pháp nhất thiết trí thì tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn. Nếu tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn thì chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.”
Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân này được công đức rất nhiều hơn trước.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Giả sử các loài hữu tình của châu Thiệm-bộ đều hướng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề được Bất thối chuyển; có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì họ giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho dễ hiểu, lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn theo pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây đã nói. Nếu tin hiểu đúng đắn thì có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy. Nếu có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy thì có thể chứng được pháp nhất thiết trí. Nếu chứng được pháp nhất thiết trí thì tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn. Nếu tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn thì chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.”
Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân này được công đức rất nhiều hơn trước.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi các loài hữu tình châu Thiệm-bộ. Giả sử tất cả hữu tình của bốn đại châu, hoặc tất cả hữu tình của Tiểu thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Trung thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Tam thiên đại thiên thế giới đây, hoặc tất cả hữu tình của mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng, hoặc tất cả hữu tình của vô biên thế giới khắp mười phương đều hướng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, được Bất thối chuyển; có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì họ giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho dễ hiểu, lại nói như vầy: “Lại đây thiện nam tử! Đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa sâu xa đây, ngươi nên chí tâm lắng nghe, thọ trì đọc tụng, khéo giỏi thông suốt, suy nghĩ đúng lý, nên tin hiểu đúng đắn theo pháp môn Bát-nhã Ba-la-mật-đa đây đã nói. Nếu tin hiểu đúng đắn thì có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy. Nếu có thể tu học Bát-nhã Ba-la-mật-đa như vậy thì có thể chứng được pháp nhất thiết trí. Nếu chứng được pháp nhất thiết trí thì tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn. Nếu tu Bát-nhã Ba-la-mật-đa tăng ích viên mãn thì chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.”
Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân này được công đức rất nhiều hơn trước.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho các loài hữu tình của châu Thiệm-bộ đều hướng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, và đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì họ giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho dễ hiểu; lại có thiện nam tử, thiện nữ nhân dạy cho một hữu tình đối với Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề được Bất thối chuyển, và đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì họ giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho dễ hiểu.
Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân này được công đức rất nhiều hơn trước.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi các loài hữu tình châu Thiệm-bộ. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho tất cả hữu tình của bốn đại châu, hoặc tất cả hữu tình của Tiểu thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Trung thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Tam thiên đại thiên thế giới đây, hoặc tất cả hữu tình của mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng, hoặc tất cả hữu tình của vô biên thế giới khắp mười phương đều hướng đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, và đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì họ giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho dễ hiểu; lại có thiện nam tử, thiện nữ nhân dạy cho một hữu tình đối với Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề được Bất thối chuyển, và đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì họ giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho dễ hiểu.
Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân này được công đức rất nhiều hơn trước.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho các loài hữu tình của châu Thiệm-bộ đối với Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề được Bất thối chuyển, và đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì họ giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho dễ hiểu; giả sử có một hữu tình nói như vầy: “Nay tôi muốn sớm chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề để cứu khổ trong các đường ác cho hữu tình”, khi ấy, có thiện nam tử, thiện nữ nhân vì thành tựu việc ấy cho hữu tình, nên dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì họ giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho dễ hiểu.
Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân này được công đức rất nhiều hơn trước. Vì sao?
Này Kiều-thi-ca! Vì Đại Bồ-tát trụ địa Bất thối chuyển chẳng hết lòng nói pháp. Người quyết định hướng đến đại Bồ-đề, chắc chắn không còn thối chuyển đối với Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Muốn sớm chứng đại Bồ-đề ấy, thì phải vô cùng khoan dung nói pháp. Vì muốn sớm chứng vô thượng giác, nên quán khổ sanh tử của tất cả hữu tình bằng tâm đại bi cực thống thiết.
Lại nữa, này Kiều-thi-ca! Nói chi các loài hữu tình châu Thiệm-bộ. Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dạy cho tất cả hữu tình của bốn đại châu, hoặc tất cả hữu tình của Tiểu thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Trung thiên giới, hoặc tất cả hữu tình của Tam thiên đại thiên thế giới đây, hoặc tất cả hữu tình của mười phương thế giới nhiều như cát sông Hằng, hoặc tất cả hữu tình của vô biên thế giới khắp mười phương đối với Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề được Bất thối chuyển, và đối với Bát-nhã Ba-la-mật-đa, dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì họ giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho dễ hiểu; giả sử có một hữu tình nói như vầy: “Nay tôi muốn sớm chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề để cứu khổ trong các đường ác cho hữu tình”, khi ấy, có thiện nam tử, thiện nữ nhân vì thành tựu việc ấy cho hữu tình, nên dùng vô lượng môn văn nghĩa hay đẹp vì họ giảng nói, chỉ bày khai diễn, giải thích rõ ràng, phân biệt nghĩa lý khiến cho dễ hiểu.
Này Kiều-thi-ca! Thiện nam tử, thiện nữ nhân này được công đức rất nhiều hơn trước. Vì sao?
Này Kiều-thi-ca! Vì Đại Bồ-tát trụ địa Bất thối chuyển chẳng hết lòng nói pháp. Người quyết định hướng đến đại Bồ-đề, chắc chắn không còn thối chuyển đối với Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Muốn sớm chứng đại Bồ-đề ấy, thì phải vô cùng khoan dung nói pháp. Vì muốn sớm chứng vô thượng giác, nên quán khổ sanh tử của tất cả hữu tình bằng tâm đại bi cực thống thiết.
Bấy giờ, trời Đế Thích bạch Phật:
- Bạch đức Thế Tôn! Đại Bồ-tát như vậy là gần đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề?
Phật dạy:
- Đúng vậy! Đúng vậy! Cần phải đem bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa truyền trao cho họ; cần phải đem nội không cho đến vô tánh tự tánh không truyền trao cho họ; cần phải đem bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo truyền trao cho họ; như vậy cho đến cần phải đem mười lực Phật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng truyền trao cho họ; cần phải đem các loại vật dụng mà họ cần dùng như y phục, đồ ăn thức uống, đồ nằm, thuốc men để cúng dường nhiếp thọ.
- Bạch đức Thế tôn! Nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân nào dùng tài thí, pháp thí như vậy để truyền trao, cúng dường, nhiếp thọ Đại Bồ-tát ấy thì thiện nam tử, thiện nữ nhân này được công đức rất nhiều hơn trước. Vì sao vậy?
Bạch đức Thế Tôn! Vì Đại Bồ-tát ấy phải nhờ sự nhiếp thọ, cúng dường, truyền trao tài thí, pháp thí như vậy thì mới có thể sớm chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.
Khi ấy, Cụ Thọ Thiện Hiện bảo trời Đế Thích:
- Lành thay! Lành thay! Này Kiều-thi-ca! Ông nên khuyến khích Đại Bồ-tát ấy, nên nhiếp thọ Đại Bồ-tát ấy, nên hỗ trợ Đại Bồ-tát ấy. Nay ông đã làm Thánh đệ tử của Phật, làm những việc cần phải làm. Vì sao vậy?
Này Kiều-thi-ca! Vì các Thánh đệ tử của tất cả đức Như Lai muốn làm lợi lạc cho các hữu tình, nên mới khuyến khích Đại Bồ-tát ấy sớm chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Bằng tài thí và pháp thí, các Thánh đệ tử Phật truyền trao, cúng dường, nhiếp thọ, hỗ trợ cho Đại Bồ-tát ấy sớm chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Vì sao vậy? Vì tất cả các đức Như Lai, Thanh văn, Duyên giác, việc thù thắng của thế gian đều do Đại Bồ-tát này mà được xuất hiện.
Này Kiều-thi-ca! Nếu không có Đại Bồ-tát này phát tâm Vô thượng chánh đẳng giác thì không có Đại Bồ-tát học sáu pháp Ba-la-mật-đa cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Nếu không có Đại Bồ-tát học sáu pháp Ba-la-mật-đa cho đến mười tám pháp Phật bất cộng thì không có Đại Bồ-tát chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Nếu không có Đại Bồ-tát chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề thì không có các đức Như Lai, Thanh văn, Duyên giác, việc thù thắng của thế gian.
Này Kiều-thi-ca! Do có Đại Bồ-tát phát tâm Vô thượng chánh đẳng giác nên có Đại Bồ-tát học sáu pháp Ba-la-mật-đa cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Do có Đại Bồ-tát học sáu pháp Ba-la-mật-đa cho đến mười tám pháp Phật bất cộng nên có Đại Bồ-tát chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Do có Đại Bồ-tát chứng đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề nên có sự chuyển bánh xe pháp vi diệu, làm tổn giảm bè đảng A-tố-lạc, tăng trưởng chúng trời, người, có các đại tộc Sát-đế-lợi, đại tộc Bà-la-môn, đại tộc Trưởng giả, đại tộc Cư sĩ xuất hiện ở thế gian, cũng có chúng trời Tứ đại vương cho đến trời phi tưởng phi phi tưởng xứ xuất hiện ở thế gian; lại có bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa, nội không cho đến vô tánh tự tánh không, bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng xuất hiện ở thế gian; lại có Thanh văn thừa, Độc giác thừa, Chánh đẳng giác thừa xuất hiện ở thế gian. XXXVII. PHẨM TÙY HỶ HỒI HƯỚNG
01
Bấy giờ, Đại Bồ-tát Từ Thị nói với Cụ Thọ Thiện Hiện:
- Thưa Đại đức! Nếu Đại Bồ-tát lấy không sở đắc làm phương tiện, tuỳ hỷ cùng làm các việc phước nghiệp với các hữu tình có công đức, hoặc Đại Bồ-tát lấy không sở đắc làm phương tiện, đem sự tuỳ hỷ cùng làm các việc phước nghiệp này cho tất cả hữu tình đồng bình đẳng hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề; nếu có hữu tình khác tuỳ hỷ hồi hướng các việc phước nghiệp, hoặc có các Dị sanh (phàm phu), Thanh văn, Độc giác tuỳ hỷ hồi hướng các việc phước nghiệp như: Ba việc phước nghiệp thí tánh, giới tánh, tu tánh, hoặc các việc phước nghiệp khác như: bốn niệm trụ cho đến tám chi thánh đạo, ba giải thoát môn, tám giải thoát, chín định thứ đệ, bốn vô ngại giải, sáu pháp thần thông… Công đức tuỳ hỷ hồi hướng của Đại Bồ-tát ấy so với các việc phước nghiệp của Dị sanh, Thanh văn, Độc giác kia là tối thắng, là cao quí, là vi diệu, là vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng. Vì sao?
Thưa Đại đức! Vì các Dị sanh tu việc phước nghiệp là để cho mình được an lạc. Các vị Thanh văn tu phước nghiệp chỉ vì điều phục tự thân, chỉ vì tịch tĩnh cho tự thân, chỉ vì Niết-bàn cho tự thân. Còn các Đại Bồ-tát tuỳ hỷ hồi hướng công đức là rộng vì tất cả hữu tình mà điều phục, tịch tĩnh, Niết-bàn.
Khi ấy, Cụ Thọ Thiện Hiện hỏi Đại Bồ-tát Từ Thị:
- Thưa Đại sĩ! Đại Bồ-tát ấy, tâm tuỳ hỷ hồi hướng duyên khắp mười phương vô số, vô lượng, vô biên thế giới; vô số, vô lượng, vô biên chư Phật của mỗi mỗi thế giới đều đã Niết-bàn. Từ sơ phát tâm cho đến khi đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, lần lược nhập vào cõi vô dư y Niết-bàn như vậy cho đến lúc pháp diệt. Trong thời gian ấy, có sáu pháp Ba-la-mật-đa tương ưng với thiện căn, và có Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát, tất cả hữu tình; hoặc cùng và không cùng với vô lượng, vô số, vô biên Phật pháp tương ưng với thiện căn; hoặc có ba việc phước nghiệp thí tánh, giới tánh, tu tánh của đệ tử Dị sanh kia; hoặc có hữu học, vô học, vô lậu thiện căn của đệ tử Thanh văn kia; hoặc có giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn của các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã thành tựu, làm lợi lạc cho các hữu tình bằng đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả, vô số, vô lượng, vô biên Phật pháp, và nói chánh pháp của chư Phật ấy, hoặc dựa vào pháp ấy, tinh cần tu học đắc quả Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A-la-hán, Độc giác Bồ-đề, nhập vào Chánh tánh li sanh của Bồ-tát và hạnh của Đại Bồ-tát khác. Đại Bồ-tát ấy có hết thảy căn lành như vậy. Và hữu tình khác đối với các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, Thanh văn, Bồ-tát, các chúng đệ tử, hoặc hiện trụ thế, hoặc sau Niết-bàn, trồng các căn lành, đem các căn lành này tập hợp lại, hiện tiền tuỳ hỷ, sau khi tuỳ hỷ song, lại đem sự tuỳ hỷ như vậy cùng với các việc làm phước nghiệp ban cho tất cả hữu tình, đồng bình đẳng hồi hướng về Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Ta nguyện đem căn lành này cho tất cả hữu tình, đồng hướng đến Vô thượng Bồ-đề. So với sự tuỳ hỷ các phước nghiệp của người khác, thì Đại Bồ-tát ấy tuỳ hỷ hồi hướng như vậy là tối thắng, là cao quí, là vi diệu, là vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng.
Thưa Đại sĩ Từ Thị, ý ngài nghĩ sao? Đại Bồ-tát ấy duyên việc như vậy, khởi tâm tuỳ hỷ hồi hướng là có việc sở duyên. Như thế, Đại Bồ-tát ấy có chấp thủ tướng không?
Đại Bồ-tát Từ Thị đáp:
- Thưa Đại đức! Đại Bồ-tát ấy duyên việc như vậy, khởi tâm tuỳ hỷ hồi hướng, song thật ra không có việc sở duyên như vậy. Trông giống như Đại Bồ-tát ấy chấp thủ tướng.
Cụ Thọ Thiện Hiện hỏi Đại Bồ-tát Từ Thị:
- Thưa Đại sĩ! Nếu không có việc sở duyên như chấp thủ tướng ấy, thì Đại Bồ-tát kia tâm tuỳ hỷ hồi hướng, lấy sự thủ tướng làm phương tiện, duyên khắp mười phương vô lượng vô biên thế giới, vô số vô lượng vô biên chư Phật của mỗi mỗi thế giới đều đã nhập Niết-bàn, từ sơ phát tâm cho đến khi pháp diệt, có các căn lành và có căn lành của tất cả đệ tử…, tập hợp hết thảy những căn lành ấy, hiện tiền tuỳ hỷ, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Khởi tâm tuỳ hỷ hồi hướng như vậy há chẳng phải điên đảo? Như đối với vô thường cho là thường, đối với khổ cho là vui, đối với vô ngã cho là ngã, đối với sự bất tịnh cho là tịnh. Như vậy là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Đối với vô tướng mà chấp thủ tướng thì cũng như vậy.
Thưa Đại sĩ! Nếu việc sở duyên thật không có sở hữu thì tâm tuỳ hỷ hồi hướng cũng như vậy, các thiện căn… cũng như vậy, Vô thượng Bồ-đề cũng như vậy; bố thí, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tĩnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng như vậy; rộng nói cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng như vậy.
Thưa Đại sĩ! Nếu việc sở duyên thật không có sở hữu thì tâm tuỳ hỷ hồi hướng cũng như vậy, các thiện căn… cũng như vậy, Vô thượng Bồ-đề cũng như vậy, sáu pháp Ba-la-mật cũng như vậy, cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng như vậy. Vậy thế nào là sở duyên? Thế nào là sự? Thế nào là tâm tùy hỷ hồi hướng? Thế nào là các thiện căn…? Thế nào là Vô thượng Bồ-đề? Thế nào là sáu pháp Ba-la-mật cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà Đại Bồ-tát ấy duyên việc như vậy, khởi tâm tuỳ hỷ hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề?
Đại Bồ-tàt Từ Thị đáp:
- Thưa Đại đức! Nếu Đại Bồ-tát tu học sâu xa sáu pháp Ba-la-mật-đa, đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, từ lâu đã phát đại nguyện, trồng các căn lành lâu xa, được các thiện hữu nhiếp thọ, khéo học nghĩa tự tướng không của các pháp thì Đại Bồ-tát ấy có khả năng đối với việc sở duyên, tâm tùy hỷ hồi hướng các thiện căn…, Vô thượng Bồ-đề, chư Phật Thế Tôn và tất cả pháp đều không chấp thủ tướng, vẫn phát khởi tâm tùy hỷ, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Khởi tâm tùy hỷ hồi hướng như vậy, lấy chẳng hai, chẳng không hai làm phương tiện, chẳng có tướng, chẳng không tướng làm phương tiện, chẳng có sở đắc, chẳng phải không sở đắc làm phương tiện, chẳng nhiễm chẳng tịnh làm phương tiện, chẳng sanh chẳng diệt làm phương tiện. Đối với việc sở duyên cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, đều không chấp thủ tướng. Do không chấp thủ tướng nên chẳng bị điên đảo thủ nhiếp.
Nếu có Bồ-tát chưa tu học kỹ sáu pháp Ba-la-mật-đa, chưa từng cúng dường vô lượng chư Phật, trồng thiện căn chưa sâu, phát đại nguyện chưa bền lâu, chưa được nhiều thiện hữu nhiếp thọ, chưa khéo học tự tướng không của tất cả các pháp thì vị Bồ-tát này đối với việc sở duyên, tủy hỷ hồi hướng các thiện căn…, Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, chư Phật Thế Tôn và tất cả pháp, vẫn còn nắm giữ tướng tâm khởi tuỳ hỷ, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Khởi tâm tùy hỷ hồi hướng như vậy, vì nắm giữ tướng nên bị điên đảo nhiếp thủ, chẳng phải chơn thật tuỳ hỷ hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.
Lại nữa Đại đức! Chẳng nên vì các vị Bồ-tát tân học Đại thừa ấy, mà ở trước họ tuyên nói Bát-nhã Ba-la-mật-đa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, nội không cho đến vô tánh tự tánh không, bốn niệm trụ nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng và nghĩa tự tướng không của tất cả pháp. Vì sao vậy?
Thưa Đại đức! Vì đối với pháp như vậy, các Bồ-tát tân học Đại thừa tuy có ít phần tín kính ưa thích, song họ nghe rồi lại đều quên mất, kinh sợ, nghi hoặc mà sanh huỷ báng.
Nếu các Đại Bồ-tát Bất thối chuyển, từng cúng dường vô lượng chư Phật, trồng căn lành sâu xa, phát đại nguyện kiên cố, được nhiều thiện hữu nhiếp thọ thì nên đối trước họ mà rộng nói, phân biệt chỉ bày tất cả pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, nội không cho đến vô tánh tự tánh không, bốn niệm trụ nói rộng cho đến mười tám pháp Phật bất cộng và nghĩa tự tướng không của tất cả pháp. Vì sao vậy?
Thưa Đại đức! Vì các Đại Bồ-tát Bất thối chuyển ấy từng cúng dường vô lượng chư Phật, trồng căn lành sâu xa, phát đại nguyện kiên cố, đã được nhiều thiện hữu nhiếp thọ, nếu nghe pháp này thì họ đều có thể thọ trì trọn đời không quên mất, cũng không kinh sợ, nghi hoặc, hủy báng.
Thưa Đại đức! Các Đại Bồ-tát nên lấy sự tùy hỷ cùng làm các việc phước nghiệp như vậy, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.
Khi ấy, Cụ Thọ Thiện Hiện bạch với Đại Bồ-tát Từ Thị:
- Thưa Đại sĩ! Các Đại Bồ-tát nên lấy sự tùy hỷ cùng làm các việc phước nghiệp như vậy, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Tức là có dụng tâm tùy hỷ hồi hướng. Chỗ dụng tâm này là tận diệt li biến. Việc sở duyên này và các thiện căn cũng đều như tâm diệt tận li biến. Trong đây, thế nào là dụng tâm? Thế nào là việc sở duyên và các thiện căn, mà nói tùy hỷ hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề? Ở trong tâm, tâm ấy không cần phải tùy hỷ hồi hướng. Vì không có hai tâm cùng khởi một lúc. Tâm cũng không thể tuỳ hỷ hồi hướng cho tự tánh tâm. Nếu khi Đại Bồ-tát tu hành Bát-nhã Ba-la-mật-đa, mà biết như vầy: tất cả Bát-nhã Ba-la-mật-đa không có sở hữu, cho đến bố thí Ba-la-mật-đa không có sở hữu; sắc không có sở hữu, thọ, tưởng, hành, thức không có sở hữu, cho đến Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề cũng không có sở hữu thì Đại Bồ-tát này biết tất cả pháp đều không có sở hữu, nhưng lại có thể tùy hỷ làm các việc phước nghiệp, hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Tâm tuỳ hỷ hồi hướng như vậy chẳng bị điên đảo thu nhiếp. Vì lấy không sở đắc làm phương tiện vậy.
Khi ấy, trời Đế Thích thưa với Cụ Thọ Thiện Hiện:
- Thưa Đại đức! Các Đại Bồ-tát tân học Đại thừa nghe pháp như vậy, tâm họ há không kinh sợ, nghi hoặc?
Thưa Đại đức! Các Đại Bồ-tát tân học Đại thừa tu tập thiện căn như thế nào để hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề?
Thưa Đại đức! Các Đại Bồ-tát tân học Đại thừa nhiếp thọ tùy hỷ, làm các việc phước nghiệp như thế nào để hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề?
Cụ Thọ Thiện Hiện nương thêm oai lực của Đại Bồ-tát Từ Thị, bảo trời Đế Thích:
- Này Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát tân học Đại thừa, nếu tu Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, lấy không sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, nhiếp thọ Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, thì Đại Bồ-tát ấy do nhân duyên đây sẽ tin hiểu thâm sâu nội không cho đến vô tánh tự tánh không, tin hiểu thâm sâu bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng, thường được thiện hữu nhiếp thọ. Những thiện hữu này lấy vô lượng môn văn nghĩa vi diệu, vì Bồ-tát ấy mà rộng nói pháp tương ưng với Bát-nhã, tĩnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba-la-mật-đa. Truyền trao chỉ dạy những pháp như vậy, khiến cho Bồ-tát ấy nhập vào Chánh tánh li sanh của Bồ-tát, nếu chưa vào được Chánh tánh li sanh của Bồ-tát thì cũng chẳng lìa bỏ pháp tu tập Bát-nhã Ba-la-mật-đa cho đến bố thí Ba-la-mật-đa, nội không cho đến vô tánh tự tánh không, bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Cũng nhờ được nghe nói rộng về các việc ma nên Bồ-tát ấy đối với các việc ma, tâm không tăng giảm. Vì sao? Vì các nghiệp ma sự, tánh không có sở hữu, cũng chẳng thể nắm bắt được. Cũng lấy pháp này truyền trao chỉ dạy, khiến cho Bồ-tát ấy nhập được Chánh tánh li sanh của Bồ-tát, thường không lìa chư Phật. Ở chỗ chư Phật, trồng các căn lành. Lại nhờ các căn lành nhiếp thọ nên thường sanh vào nhà của Đại Bồ-tát cho đến khi đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, thường không lìa bỏ các căn lành.
Này Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát tân học Đại thừa, nếu có thể lấy không sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, nhiếp thọ các công đức, tin hiểu sâu xa các công đức, thường được thiện hữu nhiếp thọ, nghe pháp như vậy thì tâm không kinh, không sợ, cũng không nghi hoặc.
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát tân học Đại thừa tuỳ thuận tu tập bố thí Ba-la-mật-đa cho đến Bát-nhã Ba-la-mật-đa, tuỳ thuận an trụ nội không cho đến vô tánh tự tánh không, tuỳ thuận tu tập bốn niệm trụ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng và vô lượng vô biên Phật pháp khác đều phải lấy không sở đắc làm phương tiện, vô tướng làm phương tiện, cho các hữu tình cùng bình đẳng hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.
Lại nữa, Kiều-thi-ca! Các Đại Bồ-tát tân học Đại thừa ở khắp mười phương vô số, vô lượng, vô biên thế giới hết thảy chỗ các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, đoạn trừ sạch tất cả đường hí luận, bỏ các gánh nặng, bẻ gãy gai gốc tụ lạc, dứt sạch các kết sử, đầy đủ chánh trí, tâm được giải thoát, khéo nói pháp ấy. Và các chúng đệ tử của đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác kia thành tựu giới uẩn, định uẩn, tuệ uẩn, giải thoát uẩn, giải thoát tri kiến uẩn, và trồng các công đức khác, hoặc ở chỗ này trồng các thiện căn, như: đại tộc Sát-đế-lợi, đại tộc Bà-la-môn, đại tộc Trưởng giả, đại tộc Cư sĩ… trồng các căn lành; hoặc chúng trời Tứ đại vương cho đến trời Tha hóa tự tại trồng các căn lành; hoặc trời Phạm chúng cho đến trời Sắc cứu cánh… trồng các căn lành. Tập hợp tất cả lượng căn lành như vậy, hiện tiền phát khởi, so với căn lành khác là tối thắng, là cao quí, là vi diệu, là vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng. Lại đem tâm tuỳ hỷ ấy, tuỳ hỷ làm các việc phước nghiệp như vậy cho các loài hữu tình cùng bình đẳng hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.
Bấy giời, Đại Bồ-tát Từ Thị hỏi Cụ Thọ Thiện Hiện:
- Thưa Đại đức! Các Đại Bồ-tát tân học Đại thừa nếu niệm công đức của chúng đệ tử và của chư Phật, cùng với căn lành của trời người… gieo trồng; tập hợp tất cả lượng công đức như vậy, hiện tiền phát khởi, so với căn lành khác là tối thắng, là tôn quí, là vi diệu, là vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng. Lại đem tâm tuỳ hỷ ấy, tuỳ hỷ các căn lành như vậy cho các hữu tình, cùng bình đẳng hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Vậy Đại Bồ-tát này làm thế nào để khỏi rơi vào tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo?
Cụ Thọ Thiện Hiện đáp:
- Thưa Đại sĩ! Nếu Đại Bồ-tát đối với việc niệm công đức của chúng đệ tử và của chư Phật mà không khởi tưởng đây là công đức của chúng đệ tử và của chư Phật; đối với việc niệm căn lành của trời người… gieo trồng, không khởi tưởng căn lành của trời người…; đối với việc phát tâm tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Bồ-đề, cũng không khởi tưởng tâm tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Bồ-đề thì việc khởi tâm tuỳ hỷ hồi hướng của Đại Bồ-tát này không rơi vào tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.
Nếu Đại Bồ-tát đối với việc niệm công đức của chúng đệ tử và của chư Phật mà khởi tưởng đây là công đức của chúng đệ tử và của chư Phật; đối với việc niệm căn lành của trời người… gieo trồng, mà khởi tưởng căn lành của trời người…; đối với việc phát tâm tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Bồ-đề, cũng khởi tưởng tâm tùy hỷ hồi hướng Vô thượng Bồ-đề thì việc khởi tâm tuỳ hỷ hồi hướng của Đại Bồ-tát này sẽ rơi vào tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.
Lại nữa Đại sĩ! Nếu Đại Bồ-tát dùng tâm tuỳ hỷ như vậy nhớ nghĩ công đức thiện căn của chúng đệ tử và của tất cả chư Phật thì biết rõ tâm này diệt tận li biến, chẳng thể tùy hỷ. Chơn chánh biết rõ pháp ấy, tánh nó cũng vậy, chẳng thể tuỳ hỷ. Lại chơn chánh thông đạt tâm hồi hướng, pháp tánh cũng vậy, chẳng thể hồi hướng. Lại chơn chánh liễu đạt pháp hồi hướng, tánh nó cũng vậy, chẳng thể hồi hướng. Nếu dựa vào những lời dạy như vậy, tùy hỷ hồi hướng là chơn chánh chẳng phải tà. Các Đại Bồ-tát đều nên tùy hỷ hồi hướng như vậy.
Lại nữa Đại sĩ! Nếu Đại Bồ-tát đối với hết thảy các đức Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác quá khứ, vị lai, hiện tại, từ lúc mới phát tâm cho đến ngày đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề, mãi cho đến lúc pháp diệt, trong thời gian ấy có các công đức như: các vị Độc giác và đệ tử Phật dựa vào pháp Phật ấy mà phát khởi thiện căn; hoặc các Dị sanh nghe pháp ấy mà trồng các căn lành; hoặc rồng, Dược-xoa, Kiền-đạt-phược, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạt-hô-lạc-già, nhơn phi nhơn… nghe pháp ấy mà trồng các căn lành; hoặc đại tộc Sát-đế-lợi, đại tộc Bà-la-môn, đại tộc Trưởng giả, đại tộc Cư sĩ nghe pháp ấy mà trồng các căn lành; hoặc chúng trời Tứ đại vương cho đến trời Sắc cứu cánh nghe pháp ấy mà trồng các căn lành; hoặc các thiện nam tử, thiện nữ nhân… nghe pháp ấy mà phát tâm Vô thượng chánh đẳng giác, chuyên cần tu các hạnh Bồ-tát. Tập hợp hết thảy các lượng công đức như vậy, hiện tiền phát khởi so với các căn lành khác là tối thắng, là cao quí, là vi diệu, là vô thượng, vô đẳng, vô đẳng đẳng. Lại đem tâm tùy hỷ tuỳ hỷ các căn lành như vậy cho các hữu tình cùng bình đẳng hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Khi ấy, nếu chơn chánh liễu đạt các pháp, có thể tùy hỷ hồi hướng là diệt tận li biến, tự tánh các pháp tùy hỷ hồi hướng đều không, tuy biết như vậy nhưng vẫn tùy hỷ hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Lại khi ấy, nếu chơn chánh rõ biết các pháp đều không thì mới có thể tùy hỷ hồi hướng đối với pháp. Vì sao vậy? Vì tất cả pháp, tự tánh đều không. Trong không đều không thể tùy hỷ hồi hướng pháp. Tuy biết như vậy, song có thể tuỳ hỷ hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề.
Đại Bồ-tát ấy nếu có thể tùy hỷ hồi hướng như vậy, tu hành Bát-nhã cho đến bố thí Ba-la-mật-đa thì không rơi vào tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát ấy đối với tâm tùy hỷ không chấp thủ, cũng không chấp thủ chỗ tuỳ hỷ công đức thiện căn, đối với tâm hồi hướng không sanh chấp thủ, cũng không chấp thủ chỗ hồi hướng Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ-đề. Do không chấp thủ nên không rơi vào điên đảo. Bồ-tát khởi tâm tùy hỷ hồi hướng như vậy, gọi là vô thượng viễn li tất cả vọng tưởng phân biệt. Quyển thứ 432
Hết
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.104.16 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.