Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Kinh Bắc truyền »» Căn Bổn Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ Ni Đà Na Mục Đắc Ca [根本說一切有部尼陀那目得迦] »» Bản Việt dịch quyển số 7 »»

Căn Bổn Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ Ni Đà Na Mục Đắc Ca [根本說一切有部尼陀那目得迦] »» Bản Việt dịch quyển số 7

Donate


» Tải tất cả bản dịch (file RTF) » Hán văn » Phiên âm Hán Việt » Càn Long (PDF, 0.49 MB) » Vĩnh Lạc (PDF, 0.56 MB)

Chọn dữ liệu để xem đối chiếu song song:

Căn Bản Thuyết Nhứt Thiết Hữu Bộ Ni Đà Na Mục Đắc Ca

Kinh này có 10 quyển, bấm chọn số quyển sau đây để xem:    1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Việt dịch: Thích Tâm Hạnh

Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net

Đại Tạng Kinh Việt Nam
Font chữ:

Quyển thứ bảy
Tụng thứ năm
Cẩu nhục bất ưng hám
Tinh thực thi điểu thú
Cập dĩ đồng đề súc
Diệc bất thực di hầu.
Phật ở thành Thất La Phạt. Gặp năm đói kém, những người thế gian phần nhiều ăn thịt chó.
Lục chúng Bí-sô, vào buổi sáng sớm mặc y mang bát vào thành khất thực. Họ đến nơi nào, người ta cũng nói:
- Thánh giả nên đi đi! Thật không có gì cúng dường cả.
Trong chảo nhà ấy đang nấu thức ăn. Lục chúng liền hỏi:
- Trong chảo của thí chủ đang nấu món ăn gì vậy?
Ðáp:
- Thịt chó.
Hỏi:
- Quí vị ăn thịt chó à!
Ðáp:
- Vâng.
Lục chúng nói:
- Chúng tôi dựa vào quí vị để sống đời xuất gia. Quí vị có món ăn gì nên cho chúng tôi.
Họ mang thịt chó ra cúng dường. Lục chúng Bí-sô nhận thịt chó mang đi.
Bấy giờ bầy chó nghe mùi thịt liền chạy theo vây quanh sủa và tru. Các cư sĩ thấy vậy hỏi:
- Thánh giả! Tại sao quí ngài bị chó chạy theo vậy?
Ðáp:
- Tôi đang bưng thịt chó.
Hỏi:
- Quí ngài cũng ăn thịt chó à?
Ðáp:
- Vâng!
Các Bí-sô vì thế bị chê bai, đem sự việc bạch Phật. Phật dạy:
- Này các Bí-sô! Không được ăn thịt chó. Các loại diều hâu, cùng các loại chim thú ăn thây chết không được ăn thịt. Ai ăn thịt các loài thú này bị tội ác tác.
Duyên xứ như trước. Có bọn trộm cướp vào chuồng trộm ngựa của vua Thắng Quang nước Kiều Tát La, đưa vào rừng vắng, mổ lấy thịt mang đi, bỏ đầu đuôi lại. Lục chúng Bí-sô tính tham ăn uống, sáng sớm họ nhìn khắp bốn phương, thấy trong rừng từ xa có chim kên kên bay lên xuống. Nhân đó, họ bảo nhau tìm đến nơi ấy. Họ bàn với nhau:
- Ô Ba Nan Ðà! Nay chúng ta được dư dật về thực phẩm phấn tảo.
Họ cùng nhau nhặt lấy.
Bấy giờ người giữ ngựa theo dấu tìm đến nơi hỏi Lục chúng rằng:
- Quí vị đang mặc y phục của bậc đại tiên, tại sao lại hành động xấu ác như thế này?
Lục chúng hỏi lại:
- Ta làm việc gì?
Ðáp:
- Các người trộm ngựa trong chuồng của vua đem giết.
Trả lời:
- Ðây không phải chúng tôi giết, chính bọn giặc trộm đem đến đây giết lấy thịt bỏ lại đầu đuôi, chân, móng rồi đi. Chúng tôi nghĩ rằng vật phấn tảo nên nhặt lấy.
Người quản ngựa chê mỉa rằng:
- Ðây là vật bỏ đáng yêu thích thật!
Họ đem sự việc bạch Phật. Phật dạy:
- Này các Bí-sô! Các loại động vật có móng đều và các loại chồn đều không được ăn thịt. Nếu người nào ăn thịt bị tội ác tác.
Bấy giờ có con Vượn đang chuyền cây, do khoảng cách xa nó hụt tay rơi xuống đất chết. Lục chúng đem xác vượn về trú xứ bỏ vào nồi nấu.
Khi ấy có thiếu phụ kia bị mất con, đi tìm lần vào rừng Thệ Ða. Bà ta thấy lục chúng đang nấu con vượn kia trong nồi liền đấm ngực kêu gào:
- Trời ơi! Con tôi bị nấu trong nồi.
Bấy giờ Lục chúng khều tay vượn ra chỉ cho thiếu phụ. Bà ta gào lên:
- Ðây là tay trẻ, con của tôi.
Lục chúng lại khều bắp chân vượn, bà ta lại gào lên:
- Tai họa thay! Ðây là đùi của con trẻ ta.
Lục chúng lại khều đầu. Bà ta lại la lên:
- Tai họa thay! Ðây là đầu của con trẻ ta.
Bấy giờ Lục chúng mới khều đuôi vượn lên, chận hỏi thiếu phụ:
- Con của bà cũng có đuôi à?!
Thiếu phụ:
- Chẳng lẽ quí ngài lại ăn thịt vượn.
Lục chúng trả lời:
- Chẳng phải là con bà, ta ăn có lỗi gì?
Mọi người nghe vậy đều sinh tâm chê bai, đem sự việc bạch Phật. Phật dạy:
- Này các Bí-sô! Hình dáng loài vượn cũng như con người. Thế nên Bí-sô không được ăn thịt vượn. Nếu ai ăn bị tội ác tác.
Tụng thứ sáu.
Tiểu trản cập y giác
Bì diệp đẳng hữu quá
Trừ kỳ thiết nhất chủng
Dư vật nhậm tình vi.
Phật ở thành Thất La Phạt. Có Bí-sô bệnh nặng rất đau khổ. Ông ta đến nhà thầy thuốc hỏi rằng:
- Hiền thủ! Chỉ tôi dùng thuốc thích hợp để trị bệnh.
Thầy thuốc đáp:
- Dùng thuốc để rửa bên dưới bệnh rất mau lành.
Bí-sô nói:
- Hiền thủ! Thế Tôn chưa cho phép.
Ðáp:
- Ðại sư của ngài lấy từ bi làm gốc, tất nhân việc này cho phép, chớ có nghi ngờ.
Bí-sô đem sự việc bạch Phật. Phật dạy:
- Thầy thuốc cho toa dùng thuốc rửa bên dưới, nên tùy ý sử dụng.
Bí-sô dùng chén nhỏ rửa bên dưới làm đổ cả thuốc. Phật dạy:
- Không nên dùng chén nhỏ để rửa bên dưới.
Bí-sô dùng góc y đựng thuốc để rửa, vẫn bị đổ như trước. Phật dạy:
- Không nên dùng góc y.
Bí-sô dùng tấm da đựng thuốc để rửa, vẫn bị đổ nhu trước.
Phật dạy:
- Không nên dùng tấm da.
Bí-sô dùng tấm lá gói. Phật dạy:
- Không nên, nên làm lọ đựng.
Bí-sô lấy sắt làm thì nóng vàng và cứng. Phật dạy:
- Trừ sắt ra, các loại thủy tinh, đồng.v.v.. đều được làm tùy ý.
Tụng thứ bảy.
Cam giá lạc nhục ma
Dược hữu tứ chủng biệt
Ðại ma mạn thanh chúc
Căn đẳng chúc ưng thực.
Cụ thọ Ô Ba Ly bạch Thế Tôn:
- Thất nhật dược được dùng làm tân thọ được không?
Phật dạy:
- Ðược! Như mía thì thể là thời dược, nước là cánh dược (phi thời dược), đường là thất nhật dược, than là tận thọ dược (tận hình dược).
Này Ô Ba Ly! Lạc nhiếp vào thời dược, tương thu vào cánh dược, tô là thất nhật dược, đốt lạc thành than là tận thọ dược.
Này Ô Ba Ly! Thịt là thời dược, mỡ là thất nhật, đốt thịt thành than là tận thọ dược. Tùy việc mà sử dụng.
Có Bí-sô bị bệnh khổ, đến thầy thuốc hỏi:
- Hiền thủ! Tôi bị bệnh xin điều trị cho.
Thầy thuốc đáp:
- Thánh giả! Nên ăn cháo nấu với trái gai (đại ma).
Bí-sô nói:
- Thế Tôn chưa cho phép, làm sao tôi ăn được.
Thầy thuốc nói như trước. Ðem sự việc bạch Phật. Phật dạy:
- Thầy thuốc cho toa điều trị bằng trái gai, hoặc dùng dây, tinh chất, rễ, cành, hoa, lá, trái, hạt để trừ bệnh tật; nếu được nấu thành cháo ăn để trị bệnh.
Tụng thứ tám.
Khai hứa sa đường ẩm
Ðắc vị thất nhật dược.
Sinh tâm vi ngũ sự
Ích bỉ ưng cộng phân.
Thế Tôn du hành trong nhân gian đến một làng nọ. Trong làng có trưởng giả đủ nhân duyên đời trước đáng được Như Lai hóa độ.
Bấy giờ Thế Tôn biết đã đến lúc hóa độ trưởng giả. Ngài đến trú xứ của vị này. Trưởng giả trải rộng chỗ ngồi cho Thế Tôn, Ngài ngồi vào chỗ đã dọn sẵn. Trưởng giả lễ hai chân Phật, ngồi qua một bên. Thế Tôn quan sát sở thích, phiền não, căn tánh sai biệt của trưởng giả. Ngài thuyết pháp chỉ dạy làm cho lợi ích hoan hỷ, khiến trưởng giả dùng chày kim cang trí phá tan hai mươi loại núi Tát ca da kiến (thân kiến), chứng quả Dự lưu. Sau khi chứng quả trưởng giả bạch Phật:
- Thánh quả con chứng được không nhờ tổ tiên cha mẹ, quốc vương, chư Thiên, Sa môn, Bà la môn, bạn bè, bà con, thân tộc mà nhờ vào uy lực của đ?i sư Thế Tôn.
Trưởng giả trình bày như vậy xong, sinh tâm tịnh tín, xin thọ ba qui y.
Bấy giờ Thế Tôn vì trưởng giả giảng pháp yếu, qua cả buổi trưa, Phật và đại chúng đều nhịn ăn. Trưởng giả bạch Phật:
- Nay con muốn dâng phi thời tương.
Phật dạy:
- Tùy ý!
Trưởng giả dọn đường cát và các loại nước uống dâng Phật và Tăng. Các Bí-sô thấy những thức này quá ngọt, không dám dùng nhiều, bạch với Phật. Phật dạy:
- Bồ đào, thạch lựu, bưởi, quít, v.v... giả nát ra lọc sạch, không nên để đặc lại, phải khuấy lên uống.
Cụ thọ Ô Ba Ly bạch Thế Tôn:
- Nước đường cát để uống, được phép giữ đến bảy ngày không? (thất nhật dược).
Phật dạy:
- Ðược!
Hỏi:
-Như thế nào được uống?
Phật dạy:
- Lắng trong chưa thành dấm, thể chất chưa thay đổi, được uống tùy ý.
Phật ở thành Thất La Phạt, có trưởng giả thỉnh cụ thọ A Nan Ðà đến nhà thọ trai.
Bấy giờ trưởng giả Cấp Cô Ðộc bị bệnh nặng. Ðức Thế Tôn cùng thị giả A Nan Ðà đến nhà trưởng giả thăm bệnh. Trưởng giả trải tòa. Thế Tôn an tọa, vì trưởng giả giảng pháp yếu xong, liền muốn từ giã. Khi ấy trưởng giả thỉnh Thế Tôn:
- Ngưỡng mong Thế Tôn từ mẫn ngay lúc này nhận bữa ăn con cúng dường.
Thế Tôn im lặng nhận lời. Tôn giả A Nan Ðà bạch Phật:
- Trước đây có trưởng giả đã thỉnh con thọ trai.
Phật bảo A Nan Ðà:
- Nên xả lần thỉnh trước cho Bí-sô khác. Có năm việc làm bằng tâm niệm đều được thành tựu. Ðó là:
- Phân biệt y.
- Thủ trì y.
- Bao sái đà.
- Tùy ý sự (tự tứ) và
- Thọ người thỉnh.
Duyên xứ như trước. Gặp năm đói kém các Bí-sô khất thực rất khó khăn. Các Bà la môn kính tín và cư sĩ thỉnh vị Bí-sô trưởng lão đến nhà thọ trai.
Bấy giờ các Bí-sô chỉ thọ một vị không thọ thêm nữa.
Thế Tôn bảo rằng:
- Gặp năm đói kém, thức ăn khó khăn. Tùy theo họ mời, có thể nhận lời. Tự mình được ăn nên sau sẽ cho các Bí-sô khác cùng ăn.
Có vị không được thỉnh cũng đến nhà thí chủ. Họ bảo rằng:
- Ngài không phải là người tôi thỉnh. Họ không cho ăn.
Thế Tôn dạy:
- Người thọ thỉnh, ăn trước chừng hai ba miếng; biểu hiện tướng ấy xong, nói với họ.
- Cư sĩ! Các Bí-sô khất thực khó khăn. Tôi mang thực phẩm này về cúng lại cho họ, quí vị nên tùy hỷ. Nói như vậy hai ba lần.
Tùy theo thực phẩm được ăn, nên đem về chia lại cho các vị khác, làm cho vị nhỏ nhất cũng được no đủ.
Tụng thứ chín.
Y giáo ưng phục tô
Do cập dư tàn xúc
Tinh khai phục dược hợp
Trừ thập vi tịnh trù.
Có Bí-sô bị bệnh nặng, đến hỏi thầy thuốc. Thầy thuốc nói:
- Có thể dùng tô thì trừ được bệnh.
Bí-sô đem sự việc bạch Phật. Phật dạy:
- Thầy thuốc đã cho toa, tùy theo đó mà làm.
Vào lúc nửa đêm, Bí-sô bệnh muốn dùng tô nhưng không có người trao cho.
Phật dạy:
- Có thể tự lấy để trị bệnh. Nếu tô khó tìm thì trị bệnh bằng dầu.
Bí-sô này không xin được dầu nên không trị bệnh được.
Bấy giờ Bí-sô khác có tô dầu tàn xúc. Vị ấy nói:
- Tôi có tô dầu nhưng là vật tàn xúc, nếu Phật cho phép thầy có thể sử dụng.
Bí-sô đem sự việc bạch Phật. Phật dạy:
- Người bệnh nghèo không thể tự lo liệu được, sử dụng tàn xúc không phạm.
Cụ thọ Ô Ba Ly bạch Phật:
- Như Thế Tôn dạy:Các Bí-sô nên giữ thuốc thích hợp để sử dụng, việc này như thế nào?
Phật dạy:
- Trừ bốn vật quí ra vật khác đều được cất giữ.
Thế Tôn ở thành Tỳ Xá Ly. Ngài bảo các Bí-sô:
- Có mười chỗ đất không nên kết làm tịnh trù. Ðó là:
1- Ðất trống.
2- Phòng nhỏ dưới cổng.
3- Trước hiên.
4- Nhà sưởi ấm.
5- Nhà tắm.
6- Nhà quan quyền.
7- Bên cạnh tháp.
8- Nhà ngoại đạo.
9- Nhà người thế tục.
10- Trong chùa ni.
Nếu nấu nướng ở những chỗ ấy bị tội ác tác.
Ô Ba Ly bạch Phật:
- Nếu kết một phòng làm tịnh trù. Sau khi tác pháp, thì vùng trên dưới và ranh giới chung quanh đều thanh tịnh không?
Phật bảo Ô Ba Ly:
- Nếu đại chúng cùng đồng ý lấy một chỗ kết làm tịnh trù thì trên dưới và ranh giới bốn bên trong giới vức đã phân định đều thanh tịnh.
Tụng thứ mười.
Căn kính diệp hoa quả
Giai ưng đạm tửu xâm
Thủy giảo nhi ẩm dụng
Tinh hứa kỳ dị thực.
Lúc bấy giờ đức Thế Tôn đã độ các Thích Tử xuất gia. Những người này vốn có tập quán uống rượu nên thân thể họ gầy ốm vàng vọt. Các Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Có những vật làm rượu, đó là rễ, cành, lá, hoa, trái làm nát vụn ra, bỏ vào vải trắng, ngâm vào rượu nhẹ không có tác dụng say; đừng đổ đầy bình và đậy kín miệng. Sau đó dùng nước sạch đổ vào khuấy ra uống, hoặc dùng bột lúa mì, vỏ cây và các loại hương liệu, giã thành bột đặc trong lụa dày, cột vào cây ngang treo vào trong thùng rượu đã cất xong, nhưng không cho dính rượu; Trải qua một hai đêm, dùng nước khuấy ra uống. Hai loại nước này thời hay phi thời tùy lúc uống không phạm. Làm như vậy có khả năng không còn thèm rượu nữa.
Này các Bí-sô! Các vị đã thờ tôi làm thầy thì không được uống rượu; không mời rượu, không nhận rượu cho đến không dùng cọng tranh chấm rượu đưa lên miệng nếm.
-ooOoo-
Biệt môn tụng tổng nhiếp thứ hai
Ðịnh vật hữu chủ xứ
Tu vấn Kiều tát la
Tùng tượng dự tiên sai
Ðại giảm hội ny chúng.
Tụng thứ nhất.
Ðịnh vật bất ưng di
Mạc thập tặc di vật
Thi lâm diệt phục nhĩ
Tùy hứa tinh ưng thâu.
Phật ở thành Thất La Phạt. Trưởng giả kia giàu sang vô cùng, tạo một trú xứ cúng cho Tăng già; đồng thời cúng dường cả chăn nệm và các tạp vật khác để nằm. Một số Bí-sô nhỏ trú ở đây, bàn nhau:
- Này các cụ thọ! Chăn nệm tư cụ đã đầy đủ rồi, số thừa này đem cất đi thì nhiều quá sợ hư hoại nên lấy vừa đủ sử dụng thôi, số dư ra nên chia cho các Bí-sô tăng già.
Sau khi bàn luận, họ đem tất cả vật dư cúng hết cho Tăng già ở gần bên. Có Bí-sô khất thực, du hành đến đây, Bí-sô cựu trú thu xếp cho vị này nghỉ nơi đây. Vị này hỏi:
- Cụ thọ! Có ngọa cụ dài để dư không?
Ðáp:
- Không có vật để dư.
Các Bí-sô khách phải nằm nghỉ trên giường hư dau đớn ê ẩm suốt đêm đến sáng. Họ cầm khóa cửa đến nhà cư sĩ vốn là chủ của trú xứ. Ðến nơi họ ngồi vào chỗ được mời, vì trưởng giả giảng dạy pháp yếu, tán thán bảy loại phước nghiệp.
Trưởng giả thưa:
- Phước nghiệp này con đã làm.
Bí-sô nói:
- Trú xứ của ngài còn thiếu ngọa cụ, đêm qua tôi phải ngủ trên giường hư rất là cực khổ.
Chủ trú xứ nói:
- Con đã cúng rất nhiều tư cụ chăn nệm cho đại chúng. Chẳng lẽ các Bí-sô đem vật con cúng chuyển sang trú xứ khác hay sao?
Bí-sô hỏi:
- Ông biết chìa khóa cửa này không?
Ðáp:
- Con biết!
Họ cùng đi với trưởng giả đến nơi xem xét. Sau khi đến trú xứ, trưởng giả hỏi các cựu trú Bí-sô:
- Con đã cúng rất nhiều chăn nệm tư cụ cho đại chúng, nay những vật ấy ở đâu?
Các cựu trú Bí-sô đem sự việc trên trình bày cho trưởng giả rõ. Trưởng giả nói:
- Quí ngài nên đem về lại, ý tôi chỉ muốn cúng cho trú xứ này thôi.
Họ đem sự việc bạch Phật. Phật dạy:
- Không được đem vật của trú xứ này đưa cho trú xứ khác, vật ở đâu, nơi ấy được thọ dụng trừ họ cho riêng được phép tùy ý sử dụng. Nếu không đem về lại trú xứ cũ, bị tội vượt pháp nặng.
Duyên xứ như trước. Lục chúng Bí-sô đi theo khách buôn du hành trong nhân gian, chẳng may lúc ấy khách buôn bị giặc cướp. Bọn giặc không mang hết tài sản cướp được, chúng bỏ lại một số rồi đi. Lục chúng Bí-sô đi theo sau thấy những tài vật bỏ lại này cùng nhau bàn bạc:
- Nan Ðà, Ô Ba Nan Ðà! Lạ thay! Y vật phấn tảo ở đâu bỏ nhiều thế này, chúng ta nên lượm lấy mang đi.
Lục chúng nhặt lấy y vật.
Chủ của tài vật chạy trở lại, thấy Lục chúng giữ y vật. Họ cùng nhau chê trách:
- Tài vật của chúng tôi giặc đã không đoạt mà quí vị lại lấy. Tôn giả! Ngài mặc y phục bậc đại tiên mà tạo ra các ác hạnh.
Lục chúng hỏi lại:
- Chúng ta làm việc gì?
Ðáp:
- Các ông đoạt y vật của tôi!
Bí-sô nói:
- Giặc cướp y của các người, vứt bỏ để chạy, chúng ta tưởng là vật phấn tảo nên lượm lấy.
Bí-sô đem việc này bạch Phật. Phật dạy:
- Những vật do vật cướp của thương nhân bỏ lại không được lượm lấy. Nếu người nào lượm lấy bị tội ác tác.
Lại có thương chủ bị trộm cướp, bọn chúng mang tài vật đi không hết, để lại tàn dư. Các cư sĩ bảo rằng:
- Quí ngài tự ý lượm lấy.
Bí-sô không lấy. Thế Tôn dạy:
- Nếu họ cho phép, được nhận lấy.
Phật ở tại thành Vương Xá. Lục chúng Bí-sô đi vào khu rừng bỏ xác người, thấy y phục tàng lọng và củi đốt. Họ cùng nhau bàn bạc:
- Này Nan Ðà, Ô Ba Nan Ðà! Ở đây có nhiều vật ph?n tảo quá, nên nhặt lấy mang đi.
Sau đó những người Chiên đà la giữ Thi Lâm đến chỗ này. Họ nghĩ rằng: "Ai đoạt lấy những vật ở thâm ma Xá na này" (Thi lâm: rừng bỏ xác người).
Sau đó bảy tám ngày, lục chúng cùng bàn luận:
- Này Nan Ðà, Ô Ba Nan Ðà! Ở Thi Lâm chắc hẳn có nhiều y phấn tảo. Ta nên cùng nhau đến đó thu nhặt các vật ấy!
Sau khi họ đến nơi, bị các Chiên đà la giữ lại, bảo rằng:
- Này A giá lợi da (quĩ phạm sư) trong những việc phục vụ cho vua, nặng nhọc nhất là ở Thi Lâm. Tại sao quí ngài đoạt lấy những vật người khác đang quản thủ.
Bí-sô đem việc này bạch Phật. Phật dạy:
- Những vật như y, lọng, củi đốt trong Thi Lâm có người đang quản lý, đều không được lấy. Nếu người nào lấy bị tội vượt pháp.
Vào một nơi khác, người quản thủ Thi Lâm có tâm kính tín, bảo các Bí-sô:
- Quí ngài tùy ý nhặt y vật.
Bí-sô không dám lấy, đem việc bạch Phật. Phật dạy:
- Nếu họ cho phép, tùy ý nhặt lấy.
Tụng thứ hai
Hữu chủ thiên miếu vật
Bí-sô bất ưng thủ
Khán bệnh nhân bất ưng
Khuyến tha xã pháp phục
Phật tại thành Thất La Phạt, rừng Thệ Ða, vườn Cấp Cô Ðộc. Lục chúng đi theo xe của khách buôn, thình lình giữa đường trục xe bị gãy, khách buôn vứt trục rồi mới lên đường.
Lục chúng Bí-sô đem trục xe gãy chân ấy dựng đứng ở ngã tư đường, nói với nhau rằng:
- Trụ này nên ghi cho tên là Xa Trục Thiên Tôn.
Sau khi làm xong, Lục chúng bỏ đi.
Bấy giờ có trưởng giả đem thức ăn cúng tế chỗ này, những người khác cũng đến đây khấn nguyện cầu xin:
- Nếu Ngài cho chúng con được thành tựu sở nguyện, chúng con sẽ xây cất miếu thờ thiên tôn và hàng ngày có 108 bà la môn đến đây cúng tế.
Họ cầu nguyện như vậy, may thay được như ý. Ngay tại nơi này họ cất miếu thờ.
Bấy giờ các đoàn khách buôn qua lại nơi này đều lấy y vật và các vật quí cúng dường Thiên Tôn. Lục chúng trở lại chỗ cũ thấy miếu thờ trời kia, khách buôn tấp nập, ngựa xe đông đảo, tài sản trong miếu phong phú vô cùng. Họ cùng nhau bàn luận:
- Xa Trục Thiên Tôn có nhiều y vật sang trọng, chúng ta nên lấy đi.
Bấy giờ người giữ miếu thấy Lục chúng lấy các vật quí, bèn nói rằng:
- Thánh giả! Tôi ở đây sửa sang thương xuyên, tại sao quí vị lại tự tiện lấy vải vóc, tiền bạc quí giá của thần tượng trong miếu.
Lục chúng trả lời:
- Người lâu nay nghèo khổ bần tiện ở đâu mà được thiên miếu như thế này. Miếu này đầu tiên do chúng tôi sáng lập, lấy trục xe gãy dựng thành Thiên Tôn. Người không biết ngọn ngành mà còn khinh mạn bủn xỉn giữ gìn.
Bấy giờ Ô Ba Nan Ðà đánh vào trục xe và nhổ lên. Mọi người bảo rằng:
- Giả như tôn giả hoặc người nào khác tạo ra. Nhưng tôi dựa vào đây để sinh sống. Tại sao quí vị lại đoạt lấy những y vật của cải?
Bấy giờ các cư sĩ cùng nhau chê trách. Bí-sô đem việc này bạch Phật. Phật dạy:
- Không được tự tiện lấy y phục, tiền bạc, tài sản quí giá trong thiên miếu. Người nào lấy bị trọng tội vượt pháp.
Có thiên miếu khác cho phép tùy ý lấy. Các Bí-sô không dám lấy. Ðem sự việc bạch Phật. Phật dạy:
- Nếu họ đồng ý, được phép lấy.
Duyên xứ như trước.
Có Bí-sô bị bệnh nặng. Như Thế Tôn dạy: - Các Bí-sô bệnh nên tu phước nghiệp đối với Tăng già.
Người nuôi bệnh nói với bệnh nhân:
- Ngài nên bố thí chút ít vào tăng điền.
Bệnh nhân đáp:
- Tôi chẳng có gì cả, nay đem ba y thí cho Tăng điền.
Người nuôi bệnh đem ba y cúng dường cho Tăng già. Tăng nhận y đổi ra và phân chia.
Sau khi hết bệnh vị Bí-sô này thiếu ba y. Ðem sự việc này bạch Phật. Phật dạy:
- Không được khuyến hóa Bí-sô bệnh bố thí ba y cho người khác. Người nào khuyến khích như vậy bị tội vượt pháp. Tăng già không được thọ ba y này. Giả sử phải nhận thì không được phân chia. Khi thấy họ thiếu y phải trả lại. Nếu ai phân chia y như vậy, bị tội ác tác.
Tụng thứ ba.
Vật tu vấn thí chủ
Chúng lợi khả bình phân
Nhị đại hợp quân phân
Dư chúng ưng gia giảm.
Phật ở thành Thất La Phạt. Trưởng giả kia cúng dường thức ăn cho Tăng và ny. Sau đó đem tài vật cúng dường hai chúng. Các Bí-sô không biết phải phân chia vật ấy như thế nào. Ðem sự việc bạch Phật. Phật dạy:
- Nên hỏi thí chủ và phân chia theo lời họ.
Duyên xứ như trước. Có sáu mươi Bí-sô du hành trong nhân gian đến một thôn kia. Trong thôn có một trưởng giả từ lâu đã chính tín, thỉnh các Bí-sô về nhà thọ trai. Bấy giờ cư sĩ tự nghĩ: "Ta nên cúng dường cho các Bí-sô này mỗi vị một bộ y".
Họ đang thọ trai lại có chúng sáu mươi Bí-sô ny đang đi khất thực. Mọi người bảo rằng:
- Nhà trưởng giả kia có các Bí-sô đang thọ cúng dường, quí vị nên đến đó. Ny chúng đến nơi, được mời thọ trai.
Trưởng giả tự nghĩ: "Nay ta làm sao cúng dường y cho đủ tất cả các vị này, nên tùy theo trưởng giả phân chia". Bấy giờ trưởng giả đem 60 tấm vải đặt trước thượng tọa. Bí-sô không biết phải phân chia như thế nào đem sự việc bạch Phật. Phật dạy:
- Ðây là lợi vật chung của hai chúng, nên cùng nhau, phân chia bình đẳng.
Duyên xứ như trước.
Trưởng giả nọ thỉnh hai chúng thọ thực và cúng dường tài vật.
Bấy giờ các Bí-sô cùng những cầu tịch phân chia bình đẳng. Các vị Bí-sô nhân đó giận hờn:
- Chúng tôi rất cần ba Chi phạt la (Civara = y). Các vị cầu tịch kia, trên chỉ đắp man điều, dưới chỉ mặt một quần. Hai y là đủ. Tại sao lại bảo tôi phân chia y ngang bằng với các vị ấy.
Họ đem sự việc bạch Phật. Phật dạy:
- Bí-sô, Bí-sô ny phân chia bằng nhau. Nếu là cầu tịch, cầu tịch nữ thì chia một phần ba; thức xoa ma noa chia một phần hai; người sắp thọ giới (cận viên) chia một phần hai. Phải nên biết cách như vậy.
Tụng thứ tư
Kiều tát la bạch diệp
Phật tử nhân san xiêu
Thất lợi cấp đa duyên
Quãng luận doanh tạo sự.
Bấy giờ Thế Tôn ở nước Kiều Tát La cùng 1250 vị Bí-sô du hành trong nhân gian. Ðến một làng nọ, có trưởng giả thỉnh Phật và tăng cùng những người đi theo, về nhà thọ trai.
Bấy giờ có sáu mươi Bí-sô ny du hành trong nhân gian, cũng đi đến thôn này. Họ tuần tự đi khất thực, đến nhà trưởng giả và được mời thọ thực.
Bấy giờ trưởng giả cúng Phật và Tăng xong, lấy vải bạch điệp 1250 tấm an trí trước thượng tọa. Các Bí-sô không biết phải phân chia vật cúng dường này như thế nào. Khi ấy sáu mươi Bí-sô ny phát biểu:
- Trước đây chúng tôi đã được cúng dường một nửa số này. Nay nên cho chúng tôi một nữa.
Các Bí-sô đem sự việc bạch Phật. Phật dạy:
- Nên tính số người của Bí-sô và Bí-sô ny để phân chia (vật được cúng). Không được chia hai.
Trưởng giả kia thỉnh Phật và Tăng về nhà thọ trai. Các Bí-sô đến giờ đi thọ trai, riêng Thế Tôn không đi trong lần này, bảo với người thỉnh thực là ngài ở chùa. Phật có năm duyên sự không dự thọ thỉnh. Nay vì các đệ tử muốn chế học xứ.
Bấy giờ vị trưởng giả kia kính bậc trưởng giả dâng bơ và bánh chiên bơ. Dâng những vị trung tọa bánh chiên dầu. Dâng những vị hạ tọa dầu gai cặn và rau chiên dầu cặn. Khi ấy, cụ thọ La Hổ La tự thân lấy bát đựng thức ăn mang về cho Thế Tôn. Ðến gặp Phật, lạy sát hai chân. Ngồi qua một bên, thường pháp của chư Phật là vui vẻ thăm hỏi người lấy thức ăn:
- Các Bí-sô được thức ăn ngon không?
La Hổ La bạch Phật:
- Chư Tăng được thức ăn ngon, rất là đầy đủ.
Thế Tôn hỏi:
- Nay, tại sao thân thể thầy gầy ốm vậy?!
Tôn giả La Hổ La nói kệ rằng:
Ăn dầu có sức lực
Ăn bơ mới đẹp người
Cặn dầu gai, rau dưa
Làm sao thân thể đẹp.
Phật bảo La Hổ La:
- Tôi chỉ hỏi về sức khỏe của ông. Tại sao lại đem việc ăn uống ra trả lời.
La Hổ La đem sự tại nhà trưởng giả trình bày lại với Thế Tôn. Phật hỏi:
- Vị nào là thượng tọa trong tăng?
Ðáp:
- Là bổn sư của con.
Phật bảo La Hổ La:
- Xá Lợi Tử! Thầy ông là người ô thực không được gọi là thiện thực. Tại sao không xem xét phần ăn của các vị trung, hạ tọa?
Phật bảo các Bí-sô:
- Thượng tọa của Tăng già có những pháp phải làm. Nay tôi chế định:là thượng tọa, vừa thấy người mang thực phẩm đến, nên bảo họ quì xuống, chắp tay xướng: "Tam bát la khứ đa". Thượng tọa bảo rằng:
- Nên hành thực bình đẳng.
Bấy giờ họ thấy người mang rau, bánh ngon.v.v.. đến, đều nói lời như trên nên (lộn xộn) gây ra thiếu sót.
Phật dạy:
- Ðể ý xem người hành thực đầu tiên, bảo họ rằng: - Nên hành thực bình đẳng, không làm phiền những người khác nữa. Nếu làm ngược với chế định này bị tội ác tác.
Bấy giờ cụ thọ Xá Lợi Tử nghe Thế Tôn bảo mình không phải là thiện thực, liền dùng ngón tay móc thức ăn ói ra.
Cụ thọ Ô Ba Ly bạch Thế Tôn:
- Xá Lợi Tử ói ra những thức ăn.
Thế Tôn bảo rằng:
- Này các Bí-sô! Không phải ngày nay tôi chê sự ăn như vậy nên thầy ấy ói ra. Thời quá khứ tôi cũng đã chê sự ăn như vậy và ngay khi ấy cũng ói ra. Các thầy hãy lắng nghe:
- Xưa có vị Bà la môn thường ưa tụng tán cùng một Bà la môn trẻ du hành trong nhân gian. Họ đi đến một tụ lạc, vị lớn để vị trẻ bên ngoài tụ lạc, nghỉ ngơi bên bờ ao bảo rằng: "Người tạm thời ở đây, tôi vào tụ lạc xin bánh mỳ để ăn". Bà la môn trẻ đứng đó có một người Chiên đà la, đến bên ao múc nước để ăn mỳ. Bà la môn trẻ tuổi hỏi:
- Này người kia, có thể cho tôi ít mỳ để ăn không?
Ðáp:
- Ông hãy lấy lá kết thành đĩa đựng đi.
Bà la môn trẻ làm theo và nhận số mỳ của người Chiên đà la cho. Thấy trong mỳ có cấu bẩn, vị này hỏi Chiên đà la:
- Mỳ này tại sao bẩn vậy?
Ðáp:
- Ðựng mỳ trong bát dơ nên mỳ bị dơ.
Bà la môn trẻ ăn mỳ ấy. Bà la môn lớn tuổi kia từ trong tụ lạc đi về, bảo với bà la môn trẻ:
- Nay ngươi có thể vào tụ lạc xin mỳ.
Ðáp:
- Tỗi đã ăn mỳ!
Hỏi:
- Ở đâu.
Ðáp:
- Chiên đà la cho.
Bà la môn nói:
- Họ là người dơ bẩn bất tịnh. Tại sao người ăn mỳ họ cho.
Bà la môn sinh tâm khinh thường. Bà la môn trẻ liền ói mỳ ra.
Phật bảo các Bí-sô:
- Các thầy chớ nghĩ gì khác, người Bà la môn ưa tụng tám thời quá khứ nay là Ta. Người thiếu niên nay laø Lợi Tử. Ðời xưa vì Ta nên mửa thức ăn ra, hôm nay cũng bị Ta la mắng nên mửa thức ăn ra.
Phật ở thành Vương Xá, vườn Trúc Lâm, bên ao Yết Lan Ðạc Ca. Trong thành ấy có một trưởng giả tên là Thất Lợi Cấp Ða, nguyên là tín đồ của ngoại đạo lõa hình, chồng của em gái Tụ Ðể Sắc Ca. Tụ Ðể Sắc Ca rất tín ngưỡng Tam Bảo, tự nghĩ: "Nay ta nên khuyến khích Thất Lợi Cấp Ða biết Phật Ðà và Tăng già là phước điền vô thượng". Nghĩ thế nên ông ta bảo Thất Lợi Cấp Ða rằng:
- Người nên cúng dường thực phẩm đến cho Phật và Tăng để thu hoạch vô lượng phước điền.
Thất Lợi Cấp Ða nói:
- Nay tôi cúng dường Phật và Tăng. Anh cũng vì tôi thỉnh Bộ Lan Noa cùng đệ tử của vị này đến, dọn thức ăn cúng dường.
Tụ Ðể Sắc Ca tự nghĩ: "Nay nếu ta không đồng ý thì làm cho người này đối với phước điền thù thắng bị tổn thất lớn. Ta bố thí khắp nơi, nào có ngại gì việc này". Nghĩ thế, Tụ Ðể Sắc Ca đồng ý thỉnh. Thất Lợi Cấp Ða tự nghĩ: "Nếu ta thỉnh Sa-môn Kiều Ðáp Ma đến nhà thọ thực trước thì Tụ Ðể Sắc Ca sau đó không chịu thỉnh Bộ Lan Noa và các đệ tử đem đến thọ thực". Do đó, Thất Lợi Cấp Ða bảo rằng:
- Anh nên thỉnh Bộ Lan Noa đến nhà thọ thực trước. Sau đó tôi sẽ mời Phật và Tăng già đến nhà tự thân cúng dường.
Tụ Ðể Sắc Ca đồng ý, tìm đến chỗ Bộ Lan Noa cùng nhau trò chuyện, tâm tình cởi mở. Sau đó thưa rằng:
- Nhân giả Bộ Lan Noa cùng các đệ tử, ngày mai tôi mời quí vị đến nhà thọ thực.
Bộ Lan Noa tự nghĩ: "Có lẽ là người này đối với Sa-môn Kiều Ðáp Ma thấy có sai lầm nên tâm không tin tưởng nữa, nay đối với ta sinh tâm tín ngưỡng, vậy ta được lợi ích lớn. Lại nữa, tổ tiên người này là thí chủ của ta nay hướng trở lại với ta cũng là điều hợp lý". Nghi vậy nên ông ta thọ thỉnh.
Ngay đêm ấy, Tụ Ðể Sắc Ca sửa soạn thức ăn bố trí chỗ ngồi và chậu đựng nước. Sáng sớm sai người đến nói với Bộ Lan Noa:
- Ðã đến giờ, thức ăn đã dọn, xin ngài tri thời.
Thất Lợi Cấp Ða thưa với Bộ Lan Noa:
- Thánh giả biết không! Sa-môn Kiều Ðáp Ma khi có người thế tục đến mời thỉnh, bước đến cửa nhà người, trước tiên ông ta lấy chân phải đặt trên ngạch cửa rồi mỉm cười. Có thị giả A Nan Ðà y chừa vai phải quì xuống đất chắp tay thưa thỉnh:
- Ðại đức! Ðại thánh Như Lai cùng các đệ tử không phải không nhân duyên mà hiện tướng mỉm cười. Bạch Ðại đức! Ðây là nhân duyên gì vậy?
Ông ta đáp:
- Ðúng vậy A Nan Ðà! Chẳng phải không nhân duyên mà hiện tướng mỉm cười. Những chỗ đức Phật đi đến đều vì việc thọ ký, làm cho đại chúng phát tâm kính tín. Quí vị ở đây đi đến chỗ Tụ Ðể Sắc Ca, khi vào trong nhaø nên làm như vậy cũng có thể làm cho đại chúng sinh tâm kính tín như sự việc trên.
Bấy giờ Bộ Lan Noa cùng các đệ tử dẫn nhau đi đến trú xứ Tụ Ðể Sắc Ca. Khi đi đến nơi, ông bước lên ngạch cửa mở miệng cười to. Ðệ tử lõa hình đãnh lễ dưới chân, bạch rằng:
- Ðại đức! Chẳng phải không nhân duyên mà bậc thắng nhân như vậy lại mở miệng cười lớn?
Bộ Lan Noa liền nói:
- Ðúng như vậy! Chẳng phải không nhân duyên. Ta dùng thiên nhãn xem thấy bên bờ ao Vô Túy có con vượn đực chạy theo con vượn cái. Bấy giờ trượt chân từ trên cây té nhào xuống đất do đó bị chết. Nay ta tự nghĩ: - Loài súc vật như vậy là tuy không có nhận thức nhưng có tình cảm, vì lòng ham muốn tầm thường nên chịu khổ đau đớn.
Bấy giờ Tụ Ðể Sắc Ca nghe lời ấy, tự suy nghĩ: "A! Ðây là trẻ con của dâm nữ tìm kim chưa có lại muốn bán kim. Nay ta phải triết phục để nó sửa đổi lại cho nghiêm túc!". Ông ta liền vì Bộ Lan Noa cùng các đệ tử, bố trí chỗ ngồi đẹp và dùng thức ăn thượng diệu đựng đầy bát bằng đồng, trên để bánh, dưới để thức ăn để cúng dường chúng lõa hình. Ngay bát của Bộ Lan Noa dưới để các loại tạp vị, trên che bằng bánh, rồi trao vị ấy.
Bộ Lan Noa tự nghĩ: "Ta là giáo chủ phải được ăn ngon. Tại sao không thấy trưởng giả đem đến".
Trưởng giả thưa:
- Tại sao ngài không ăn?!
Ðáp:
- Ðây chỉ là bánh, không có thức ăn, hãy mau đem đến.
Bấy giờ Tụ Ðể Sắc Ca (xưa dịch:Thọ Ðề Ca -- nguyên chú) ở ngay trước mặt Bộ Lan Noa đọc kệ:
Những điều đáng thấy lại không thấy
Những điều không thấy dối nói thấy
Thấy rõ vượn chết bên bờ ao
Sao không thấy cơm ngon trong bát.
Bấy giờ trưởng giả chỉ ra các món ăn đặt dưới đáy bát. Bộ Lan Noa xấu hổ tự nghĩ: "Ta đã bị triết phục rồi, chút nữa ăn xong, ta sẽ chú nguyện:Làm cho hiện tại và tương lai, các phước nghiệp đã làm không có kết quả ích lợi gì cả".
Sau khi ăn xong, Bộ Lan Noa chú nguyện nói kệ:
Người nào khi làm chút bố thí
Và lúc soạn các món cúng dường
Dùng lời cật vấn để chê bai
Làm cho phước nghiệp không kết quả.
Bấy giờ Tụ Ðể Sắc Ca có người giữ cửa, khi nghe như vậy liền tự nghĩ: "Ðây là kẻ vô trí, ăn cơm của nhà ta, lại chú nguyện sai quấy là không có kết quả đây thật là con nhà dâm nữ. Nay ta bố trí làm cho hắn bị trật khớp xương chơi". Ông ta đem bình đựng chất dơ đổ ngay cửa rồi kéo lê bình ra cửa đổ hết phần còn lại.
Bấy giờ Bộ Lan Noa đi lần ra cửa, bị bàn trơn làm ngã té xuống đất, đầu đập vào cổng máu chảy dầm dè.
Khi ấy người giữ cửa nói kệ:
Ngay khi đi ra ngoài cổng chính
Và khi đổ nước bẩn tràn lan
Khi té dọng đầu máu vọt ra
Khi ấy thiện phước không quả báo.
Bấy giờ Bộ Lan Noa ôm đầu máu đi đến chỗ Thất Lợi Cấp Ða. Thất Lợi thấy Bộ Lan Noa liền hỏi:
- Ðại đức! Tại sao sứt đầu đổ máu như thế này?!
Ðáp:
- Bị trưởng giả Tụ Ðể Sắc Ca gây trở ngại cho tôi.
Thất Lợi Cấp Ða nói:
- Ngài thật là may mắn mới còn mạng sống trở về. Nay tôi bàn kế làm cho Kiều Ðáp Ma và chúng Tăng vào nhà tôi không còn sống mà về.
Bấy giờ Thất Lợi Cấp Ða tự nghĩ: "Nay ta đến gặp Sa-môn Kiều Ðáp Ma và thỉnh ông ta thọ thực. Nếu ông ta là người Nhất thiết trí ắt không thọ thỉnh. Nếu không phải là Nhất thiết trí thì ông ta đồng ý". Thất Lợi Cấp Ða đến gặp Phật, cùng nhau thăm hỏi rồi ngồi qua một bên. Sau đó ông ta đứng dậy thỉnh Thế Tôn:
- Phật và Tăng già vào ngày mai có thể đến nhà tôi để dùng một bữa ăn không?
CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ
TỲ NẠI DA
MỤC ÐẮC CA
- Hết quyển 7 -

    « Xem quyển trước «      « Kinh này có tổng cộng 10 quyển »       » Xem quyển tiếp theo »

Tải về dạng file RTF

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Dược sư


Có và Không


Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


Học đạo trong đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.152.189 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập