Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Với kẻ kiên trì thì không có gì là khó, như dòng nước chảy mãi cũng làm mòn tảng đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Cỏ làm hại ruộng vườn, tham làm hại người đời. Bố thí người ly tham, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 356)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Quyển thứ ba
Tụng thứ ba.
Hữu trương hữu bất trương
Hữu xuất hữu bất xuất
Nhược tại ư giới ngoại
Văn sinh tùy hỷ tâm.
Phật tại thành Thất La Phạt, cụ thọ Ô Ba Ly bạch Thế Tôn:
- Bí-sô nào khi tăng cộng trương y yết sĩ na, vị ấy tuy ở trong chúng mà không được trương y không?
Phật đáp:
- Có! Khi Bí-sô đang cùng nhau trương y, vị nào không gởi dục cho người khác, lại ngủ say hay nhập định, vị này tuy ở trong chúng nhưng không được gọi là cộng trương y. Tuy nhiên đại chúng này vẫn được gọi là thành tựu trương y.
- Bí-sô nào khi tăng già cộng trương yết sĩ na y nhưng không lãnh thọ, thành tựu trương y không?
Phật dạy:
- Có! Bí-sô nào khi tăng già cộng trương y, gởi dục cho người khác rồi, khi ấy ngủ hoặc nhập định. Vị ấy tuy không biết rõ những vẫn thành tựu trương y.
- Bí-sô nào khi tăng già cộng xuất yết sĩ na y, tuy ở trong chúng mà không được gọi là xuất y không?
Phật dạy:
- Có! Bí-sô nào khi tăng già cộng xuất y yết sĩ na, không gởi dục cho người khác, mà lại nhập định hoặc ngủ. Người này không được gọi là xuất y nhưng tăng già được gọi là xuất y.
- Bí-sô nào khi tăng già cộng xuất y, thân ở trong chúng, tâm không lãnh thọ, được gọi là xuất y không?
Phật dạy:
- Có! Bí-sô nào khi tăng già cộng xuất y, sau khi gởi dục cho người khác, rồi nhập định hoặc ngủ. Nhưng Tăng già thành cộng xuất y.
- Nếu có Bí-sô đi ra ngoài cương giới, nghe chúng Tăng đã xuất y yết sĩ na, phát tâm tùy hỷ, cũng thành xuất y.
Tụng thứ tư
Thọ học đẳng bất bỉnh
Tác pháp bất thành ha
Thập nhị nhân thành ha
Bất tịnh phạm căn bản.
Duyên xứ như trước. Cụ thọ Ô Ba Ly bạch Thế Tôn:
- Người bị thọ học được phép bỉnh tất cả các pháp yết ma không?
Phật dạy:
- Không được.
- Các loại bán trạch ca (hoàng môn) và những người có già nạn được pháp bỉnh yết ma không?
Phật dạy:
- Không được.
- Người bị thọ học được dự hành trù không?
Phật dạy:
- Không được.
- Người phạm tứ trong được phép hành trù không?
Phật dạy:
- Không được.
Như Thế Tôn dạy:
- Vì người kia làm yết ma như pháp. Người kia ha bất thành ha. Nếu vì người kia làm yết ma phi pháp. Người kia ha thành ha không?
Phật dạy:
- Ðây, ha thành ha.
Có mười hai hạng người khi chúng tăng sai khiến họ phát biểu: Không được sai khiến tôi.
Những người này ha thành ha không?
Phật dạy:
- Ðây ha tức thành ha. Nhưng những người này căn cứ vào hai trường hợp, Ta ý nói rằng ha không thành ha, là người không thanh tịnh.
- Ðại đức! Như Thế Tôn nói: Người không thanh tịnh ha không thành ha. Thế nào là không thanh tịnh?
Phật dạy:
- Phạm một trong bốn tội tha thắng, gọi là người không thanh tịnh.
(nguyên chú: căn cứ vào hai trường hợp là: 1- Tác như pháp yết ma; 2- Là người không thanh tịnh)
Tụng thứ năm
Cánh ưng trùng tác pháp
Vật sử cầu tịch hành
Thủ hộ thiện dụng tâm
Kiến xứ ly văn xứ.
Duyên xứ như trước. Cụ thọ Ô Ba Ly bạch Thế Tôn:
- Người thọ học tác pháp yết ma cho người khác, sau khi tác pháp, tác pháp như vậy thành tựu không?
Phật dạy:
- Không thành. Phải tác pháp lại, người phạm tứ trọng cũng như vậy.
Bấy giờ có một cầu tịch muốn thọ cận viên. Thân giáo sư của vị ấy đã chuẩn bị đủ y bát. Hai vị thầy (yết ma giáo thọ) và các tôn chứng gọi vị ấy đến, vì có duyên sự nên bảo ra ngoài cương giới.
Khi ấy, thân tộc của vị ấy biết vị ấy muốn thọ cận viên, tìm đ?n và đưa vị cầu tịch này đi nơi khác. Sự việc này làm ngăn trở mất thắng nghiệp và chướng ngại cận viên của vị ấy.
Các Bí-sô đem việc này bạch Phật.
Phật dạy:
- Như người con trưởng của vua chuyển luân đã thọ quán đảnh, khi sắp lên ngôi vua, ngày đêm sai người giữ gìn chu đáo. Vị cầu tịch này cũng như vậy, khi sắp thọ cận viên cần phải phòng hộ. Phàm có cầu tịch muốn thọ cận viên, các thầy không được bảo họ ra ngoài giới mà phải bố trí họ ở chỗ thấy nhưng không nghe được. Vị ấy phải chí thành đứng chắp tay hướng về chúng Tăng.
Tụng thứ sáu.
Thu nhiếp ư giới nội
Ư chúng tâm hàng phục
Tiệt trụ cập môn khuông
Ny đẳng đồng khu tuẫn.
Duyên xứ như trước. Ô Ba Ly bạch Thế Tôn:
- Như Thế Tôn dạy: Nếu vì người nào tác Linh bố yết ma. Sau đó, vị này ngay trong chúng thu nhiếp và cầu xin giải yết ma này. Cần phải đủ bao nhiêu pháp để thu nhiếp?
Phật dạy:
- Phải đủ năm pháp mới là thu nhiếp.
1- Có tâm vui mừng.
2- Tùy thuận phục tùng chúng tăng.
3- Xin trừ diệt tội (đã phạm).
4- Tự thân biểu hiện cung kính.
5- Từ bỏ tất cả những duyên sự đấu tranh.
- Bạch Ðại đức! Tại chỗ nào có thể tác pháp giải yết ma?
Phật dạy:
- Có thể ngay trong cương giới.
Như Thế Tôn dạy đối với các Bí-sô đấu tranh nên tác Linh bố yết ma. Ngay khi tác pháp nếu họ biểu hiện tướng trạng bất phục tùng. Trường hợp này giải quyết như thế nào?
Phật dạy:
- Ðưa y bát cho họ rồi đuổi ra ngoài cương giới. Nếu họ không chịu đi, ôm trụ cửa thì chặt bỏ trụ cửa của họ đang ôm. Nếu họ ôm giữ khuông cửa, cũng phải chặt bỏ.
- Sự hư hại trụ cửa ai đứng ra sửa chữa?
Phật dạy:
- Ðại chúng có thể quyên giáo và cộng tác cùng cư sĩ sữa chữa lại.
- Nếu Bí-sô ny hợp tác tranh đấu, phải giải quyết như thế này?
Phật dạy:
- Tác pháp khu tẫn căn cứ theo Bí-sô, hai chúng cầu tịch và chánh học nữ cũng vậy. Nếu khi chúng tăng tác pháp yết ma khu tẫn, họ không chịu đi thì có thể làm theo như trên.
- Bạch Ðại đức! Nếu Bí-sô hay Bí-sô ny làm việc ác gây tiếng xấu ở nhà người, có nên vì họ tác pháp khu tẫn yết ma không?
Phật dạy:
- Phải làm! Hai chúng cầu tịch và chánh học nữ cũng đồng như vậy.
Tụng thứ bảy.
Phá giới ưng khu trực
Phục xứ diệt giai trừ
Não tục nguyện thâu tạ
Dư chúng hàm đồng thử.
Duyên xứ như trước. Ô Ba Ly bạch Thế Tôn:
- Như Thế Tôn dạy, phải khu tẫn Bí-sô phá giới. Vậy ai làm việc khu tẫn?
Phật dạy:
- Nếu họ không phục tùng, tăng già đưa y vật cho họ và đuổi ra. Nếu họ ôm trụ cửa, khuông cửa thì giải quyết như trước.
- Bạch Ðại đức! Như Thế Tôn dạy, nếu có Bí-sô cùng các cư sĩ khinh chê hủy báng nhau, nên vì vị ấy tác pháp cầu tạ yết ma. Nếu có Bí-sô cùng với Bí-sô khinh chê hủy báng nhau có nên tác cầu tạ yết ma không?
Phật dạy:
- Phải làm.
- Bạch Ðại đức! Nếu Bí-sô cùng Bí-sô ny hoặc cùng ba chúng dưới khinh chê hủy báng nhau, có nên tác pháp cầu tạ yết ma không?
Phật dạy:
- Phải làm. Nếu Bí-sô ny và các chúng dưới cùng nhau não loạn, đều phải giải quyết như vậy. Vì họ tác yết ma và làm pháp khu tẫn.
Tụng thứ tám.
Dữ cầu tịch linh bố
Vi thọ thành cận viên
Ngũ pháp thành tựu thời
Ngũ hạ ly y khứ.
Cụ thọ Ô Ba Ly bạch Thế Tôn:
- Nếu đại chúng vì cầu tịch tác pháp linh bố. Sau đó đại chúng lại cho vị cầu tịch này thọ cận viên, vậy có đắc giới không?
Phật dạy:
- Ðắc giới cận viên, nhưng người truyền giới mắc tội. Trước đó, nên vì người này tác pháp giải yết ma.
- Như Thế Tôn dạy: Thành tựu năm pháp, mãn năm tuổi hạ, được rời y chỉ, được phép du hành tùy ý cho đến mười hạ đi đến ở chỗ nào cũng phải cầu y chỉ. Nếu vị nào đủ bốn hạ, thành tựu năm pháp, được phép rời y chỉ, tùy ý du hành không?
Phật dạy:
- Không được. Cần phải mãn năm hạ.
- Ðã đủ năm hạ nhưng chưa đầy đủ năm pháp, được phép rời y chỉ không?
Phật dạy:
- Không được. Vì chưa thành tựu năm pháp. (Năm pháp: Biết phạm, biết không phạm, biết tội khinh, biết tội trọng, thông suốt luật yết ma. Tứ phần ny sao trích thập tụng -- Người dịch)
- Ðủ ba tuổi hạ, thông suốt ba tạng, chứng đủ tam minh, trừ sạch ba cấu, người như vậy cần phải rời y chỉ không?
Phật dạy:
- Người này vẫn phải cần y chỉ giáo pháp chế định như vậy.
- Ðủ năm hạ, thành tựu năm pháp, được phép du hóa trong nhân gian. Nhưng khi đến ở một chỗ nào, được phép ở bao nhiêu ngày không có y chỉ?
Phật dạy:
- Ðược phép đến năm đêm. Ðây là căn cứ trường hợp có tâm mong cầu y chỉ, nếu không có tâm mong cầu thì dù một đêm thôi cũng không được. Trong thời gian này đối với các loại thức ăn uống thọ dụng của tăng, đều không được phép thọ.
Tụng thứ chín.
Ðồng phần phi đồng phần
Hữu tề hạn cập vô
Hữu phú vô phú thù
Danh nhất chủng tiện dị.
Cụ thọ Ô Ba Ly bạch Thế Tôn:
- Như Ðại đức dạy: Có tội đồng phần và tội phi đồng phần. Ý nghĩa như thế nào?
Phật dạy:
- Tội đồng phần là Ba la thị ca đối với Ba la thị ca gọi là đồng phần. Tội phi đồng phần là (Ba la thị ca) hướng đến các thiên, bộ khác. Bốn thiên, bộ sau cũng đồng như vậy. (Thiên như năm thiên, bộ là tụ như bảy tụ -- Người dịch)
Như Thế Tôn dạy:
- Có tội hữu hạn, có tội vô hạn. Ý nghĩa như thế nào?
Phật dạy:
- Nếu Bí-sô không nhớ rõ tội và số đêm đã phạm, gọi là vô hạn. Nếu nhớ rõ tội và số đêm đã phạm, gọi là hữu hạn (đêm tức ngày đêm 24 giờ).
- Như Phật dạy, có tội phú tàng, có tội không phú tàng. Ý nghĩa như thế nào?
Phật dạy:
- Phú có hai loại: 1- Là phú số đêm; 2- Là phú tâm. Nếu Bí-sô do quên nên bỏ qua đêm, cũng không gọi là phú. Nếu có tâm cố che dấu qua đêm mới gọi là phú.
- Thế Tôn! Ðối với các tội xứ, nói có danh và chủng. Thế nào là danh, thế nào là chủng?
Phật dạy:
- Ba la thị ca là danh, cụ thể từng sự việc trong ấy gọi là chủng. Danh và Chủng bốn thiên bộ sau cũng vậy.
Tụng thứ mười.
Bất tường thượng hành pháp
Phi ư nhất nhị tam
Bất đối phá giới nhân
Bất thủ thọ học dục.
Duyên xứ như trước.
- Thế Tôn đã dạy: Nếu có Bí-sô muốn hành Ba lợi bà sa (biệt trú) và Ba na đỏa (ý hỉ) nên cho họ hành pháp ấy.
Bấy giờ lục chúng Bí-sô ra ngoài cương giới của họ, lên trên tường để hành pháp ấy. Các Bí-sô hỏi lục chúng rằng:
- Quí vị làm gì vậy?
Lục chúng đáp:
- Tôi hành Ba lợi bà sa.
Các Bí-sô nói:
- Ðây chính là che dấu, làm sao thành hành pháp được.
Khi ấy các Bí-sô đem việc này bạch Phật.
Phật dạy:
- Các thầy không được hành pháp ấy trên tường. Cũng không được hành pháp ấy tại nơi trú xứ chỉ có một, hai hay ba Bí-sô. Phải trong chúng bốn Bí-sô hay nhiều hơn nữa hành pháp trị phạt.
Khi ấy lục chúng hành lại bản pháp Ba lợi bà sa nhưng lại nhận pháp để hành tại trú xứ của bốn người thọ học.
Phật dạy:
- Không được hành pháp ấy tại trú xứ của người thọ học. Không được tại nơi bốn người phạm Ba la thị ca khiến họ bỉnh pháp để thọ hành pháp Ba lợi bà sa. Không được tại nơi ba người phạm giới trọng và một người thanh tịnh. Cũng vậy, không được thêm hai hay ba người thanh tịnh. Khi vì một người tác pháp hành phú tàng, đại chúng đều phải thanh tịnh hoàn toàn. Lại cần phải như vậy cho đến khi sáu đêm, xuất tội, tăng đều phải thanh tịnh.
Ô Ba Ly bạch Phật:
- Người thọ học được phép gởi dục không?
Phật dạy:
- Không được.
- Ðược phép nhận dục của người này không?
Phật dạy:
- Ðược. Vì đó là Bí-sô.
Ny Ðà Na Biệt Môn Tụng Tổng Nhiếp Thứ Ba.
Viên đàn cầu tịch đọa
Nhất y yên được khí
Thiết trùy phát cập môn
Bất ưng tùy thiết tác.
Tụng thứ nhất.
Viên đàn cập thiên miếu
Lưỡng dịch bán y chỉ
Vô bát bất độ nhân
Bát đẳng bất thư tự.
Phật ở thành Thất La Phạt. Các Bí-sô tùy chỗ rửa bát và rửa chân làm cho nơi đất ấy sinh nhiều ruồi muỗi. Các Bà la môn, cư sĩ hỏi Bí-sô:
- Ðây có phải là chổ thánh giả đại tiểu tiện không?
Bí-sô đáp:
- Không phải đại tiểu tiện đâu mà là nơi chúng tôi rửa chân và rửa bát.
Cư sĩ nghe xong, sinh tâm chê bai, họ phát biểu rằng:
- Các Bí-sô đều không sạch sẽ, rửa chân rửa bát không chọn nơi chốn.
Các Bí-sô đem việc này bạch Phật.
Phật dạy:
- Không được rửa bát rửa chân bữa bãi. Các thầy nên biết rằng, nếu chỗ để rửa bát phải dùng bùn đắp nền đất nhỏ cho nước chảy đi.
Khi ấy các Bí-sô đắp nền tròn. Cư sĩ thấy vậy nói rằng:
- Các thích tử cúng dường mặt trời.
Thế Tôn bảo rằng:
- Không nên đắp hình tròn.
Các Bí-sô đắp hình bán nguyệt.
Cư sĩ lại nói:
- Bí-sô thờ mặt trăng.
Phật dạy:
- Nền có hai loại:1- Như hình mũi mác. 2- Như hình ống. Hoặc có thể làm theo chiều nước chảy. Nếu làm đàn hình nhật nguyệt, bị tội ác tác. Nếu làm vì Tam Bảo thì hình thể nào cũng không phạm.
Bấy giờ đức Thế Tôn vì đại thần Bà la môn nước Ma Yết Ðà tên là Hành Vũ lược nói pháp yếu.
Bậc trượng phu chánh tín
Cúng dường chúng chư thiên
Thuận giáo pháp đại sư
Chư Phật khen vị ấy.
Bấy giờ lục chúng Bí-sô tự tiện cúng dường Yết Thát Bố Ðản Na, Ma Ðăng Già Cù Lợi Ca Thiên.
Các Bà la môn, cư sĩ đều nói:
- Thánh giả! Ngài đã được xuất gia trong giáo pháp thiện thuyết, sao ngược lại kiêm cả việc thờ cúng thiên thần?
Các Bí-sô đem việc này bạch Phật. Phật dạy:
- Ðây vì người thế gian. Ta nói với ý riêng, chứ không phải là việc làm của các vị Bí-sô đâu. Thế nên các thầy chớ nên thờ cúng các thiên thần.
Có Bí-sô đối với thiên thần sinh tâm khinh chê.
Thiên thần nói:
- Chúng tôi đối với quí ngài nào có lỗi gì, mà bị khinh chê như vậy?
Các Bí-sô đem sự việc bạch Phật. Phật dạy:
- Từ nay đối với thiên thần, các thầy không được cúng dường nhưng không được khinh chê.
Các Bí-sô đến nơi khác, thấy thần tượng của Yết Thát Bố Ðản Na và Ha Ðăng Già Cù Lợi Ca, liền đập phá. Các cư sĩ thấy vậy nói:
- Thần tướng chư thiên này không có tâm thức. Thánh giả! Tại sao phá hủy đi?
Các Bí-sô đem việc này bạch Phật. Phật dạy:
- Này các Bí-sô! Không được phá hủy tượng thiên thần.
Bí-sô đi du hành trong nhân gian. Khi ấy vì tiện đường các vị này đi nhiễu về phía bên phải miếu thờ thiên thần.
Phật dạy:
- Bí-sô không nên đi nhiễu bên phải miếu thờ chư thiên.
Các Bí-sô nghe dạy, liền tránh đường cũ ấy, đi bị gai góc làm thương tổn.
Phật dạy:
- Nên đi theo đường đã có sẵn, nếu vì tiện đường phải đi nhiễu bên phải miếu thờ thiên thần, nên đọc tụng pháp kệ, tằng hắng khảy móng tay để họ cảnh giác.
Cụ thọ Ô Ba Ly bạch Phật:
- Thế Tôn! Như nói rằng cương giới lớn nhất (chiều dài) hai trạm rưởi, cho các đệ tử đối với thân giáo su (Ô Ba Ðà Da) và quỹ phạm sư (A Giá Lợi Da) phải một ngày ba lần đến học hỏi thăm viếng. Ðây chính là Phật chế. Các đệ tử đến gặp thân giáo sư và quỹ phạm sư, với đường dài hai trạm rưởi thì khoảng cách xa, thời gian ngắn, phải làm thế nào?
Phật dạy:
- Nếu cách xa thầy năm cu lô xá thì nửa tháng đến làm lễ một lần.
- Nếu cách xa thầy một cu lô xá thì bảy, tám ngày đến làm lễ một lần.
- Nếu ở gần bên thì mỗi ngày đến một lần.
- Nếu ở chung một chỗ thì một ngày ba lần đến lễ bái học hỏi.
Người nào làm trái qui định trên bị tội vượt pháp.
(Câu lô xá có hai cách tính: 1- Bằng 4.000 khuỷu tay tức tương đương 1.800 m; 2- Bằng 8.000 khuỷu tay tức tương đương 3.600 m. Ðây tính theo cách sau. Như vậy đại giới hai trạm rưởi bằng năm cu lô xá bằng 18 km. Tham chiếu yếu chỉ yết ma phần đại giới. -- Người dịch).
Vào lúc nọ, Ô Ba Nan Ðà độ người xuất gia nhưng không có bát. các Bí-sô rửa bát xong xếp vào chỗ rửa bát, sau đó thưa thỉnh hai vị thầy (của họ) đi nhiễu chế để (tháp). Người đệ tử do Ô Ba Nan Ðà độ vì cần bát đến bên cạnh bát của tôn giả Kiều Trần Như, muốn lấy bát này.
Tôn giả bảo:
- Ðây là bát của tôi, người không nên lấy.
Người kia lại đến chỗ bát người khác, muốn lấy nữa, bị ngăn lại như trước.
Các Bí-sô hỏi:
- Thầy của ông là ai?
Ðáp:
- Ô Ba Nan Ðà.
Các Bí-sô đem việc này bạch Phật.
Phật dạy:
- Không được! Không có bát mà độ họ xuất gia và cho thọ cận viên, bị tội ác tác.
Này các Bí-sô! Nếu muốn độ người xuất gia làm cầu tịch, nên đưa họ bát và tiểu bát, chén... không được thiếu sót.
Bấy giờ A Ny Lư Ðà (A Nâu Lâu Ðà) có một đệ tử giữ bát cho thầy. Bát của hai thầy trò đều giống nhau. Vị đệ tử không phân biệt được, phân vân tự nghĩ: "Ðây là bát của thầy hay bát của ta". Vị này liền viết tên dưới đáy bát.
Có một trưởng giả, phụng thỉnh tôn giả và chúng Bí-sô đến nhà thọ thực. Trước đó trưởng giả này có quan hệ riêng với một dâm nữ, liền sai người đến báo với dâm n? này. Hôm nay ta thỉnh Phật và Tăng, ngày mai đến nhà, có tổ chức cúng dường, em nên đến đó tự tay dâng thức ăn.
Bấy giờ dâm nữ gặp lúc bận việc riêng không đến được.
Phật cùng tăng già đúng giờ đến thọ thỉnh. Sau khi thọ trai xong, ngài đọc pháp kệ và trở về.
Khi ấy, trưởng giả này là đệ tử thân cận của tôn giả A Ny Lư Ðà, nên sau khi Phật và tăng đã về, chỉ còn vị đệ tử của tôn giả chưa ra khỏi nhà.
Trưởng giả bạch rằng:
- Ðại đức! Mong ngài cho mượn bát này trong tạm thời, để gửi thức ăn còn lại cho người khác.
Bí-sô này lấy bát của thầy mình đưa cho trưởng giả. Trưởng giả dùng bát đựng đầy thức ăn ngon gởi cho dâm nữ và nhắn lời:
- Hiền thủ! Anh đã cúng dường Tam bảo bằng thức ăn này. Phật và chúng Tăng đã thọ thực xong, em nên tùy hỷ.
Dâm nữ được bát thức ăn, sang ra vật khác, thấy dưới đáy bát có tên tôn giả. Cô ta biết rằng đây là bát của thánh giả A Ny Lô Ðà sử dụng, liền tự nghĩ: "Vị thầy mô phạm (A Dá Lợi Da) này là bậc được trời người cúng dường. Nay ta may mắn được bát này, nếu trả lại suông thì mất phước lợi lớn, không nên như vậy". Kỹ nữ liền lau chùi bát, dùng nước thơm rửa ba lần, xoa bột thơm lên, rồi an trí lên tòa. Sau đó, kỹ nữ quì chân xuống đất cầm vòng hoa chí thành cúng dường đốt hương ngào ngạt và đứng hầu ở đó.
Bấy giờ có một Bà la môn, trước đây có quan hệ với dâm nữ này, đến nhà thấy cô ta đang cúng dường, liền hỏi:
- Hiền thủ! Em làm gì vậy?
Ðáp:
- Bát này là vật của tôn giả A Ny Lô Ðà, ngài là bậc trời người đều kính trọng. Tôi đối với bát này, tự thân cúng dường.
Bàlamôn nói:
- Cô đã đem sự dâm dục làm ô nhiễm tất cả mọi người. Nay đối với Sa-môn Thích tử cô cũng chẳng bỏ qua.
Các Bí-sô nghe sự việc này, bạch Phật.
Phật dạy:
- Nếu các Bí-sô ghi tên trên các vật của mình, sẽ gây ra những lỗi lầm như vậy. Thế nên không được viết tên họ của mình lên vật dụng.
Các Bí-sô không biết không được viết những vật gì. Phật dạy:
- Có năm vật không nên viết tên là:
1.- Kinh biệt.
2.- Giải thoát.
3.- Giải thích rộng biệt giải thoát.
4.- Những sự việc mang ý nghĩa tương ứng với luật; Giáo pháp.
5.- Vật riêng. Ðối với vật riêng không nên ghi tên mà nên làm dấu để nhớ.
Cụ thọ Ô Ba Ly bạch Phật:
- Thế Tôn! Nếu không được ghi chép luật giáo thì trong tương lai các Bí-sô tâm không khả năng nhớ nhiều. Phần nhiều quên mất, đối với các duyên khởi cũng không nhớ, như vậy phải làm thế nào?
Phật dạy:
- Nếu như vậy, nên ghi trên giấy, trên lá cây để thọ trì.
Tụng thứ hai.
Cầu tịch đọa bát phá
Khai dư tồn niệm giả
Tác nhị chủng tùng lung
Tinh tùy sở tu vật.
Phật ở thành Thất La Phạt. Có Bí-sô nuôi một cầu tịch, thường sai vị này giữ bát. Sau đó vị cầu tịch này lỡ tay rơi vỡ bát, làm cho thầy bị thiếu bát.
Các Bí-sô đem việc này bạch Phật. Phật dạy:
- Không nên sai cầu tịch kia rửa bát.
Xá Lợi Tử có một cầu tịch tên là Chuẩn Ðà, thường sai giữ bát. Vị này đến thưa với thầy:
- Bạch Ô Ba Bà Da (Hòa thượng - Bổn sư) cho con lấy bát đem rửa.
Xá Lợi Tử nói:
- Phật vì giữ gìn bát nên đã chế học xứ.
Chuẩn Ðà thưa:
- Chẳng lẽ con làm việc sơ suất như vậy hay sao?
Các Bí-sô đem việc này bạch Phật. Phật dạy:
- Nếu biết rõ cầu tịch có thể giữ gìn bát cẩn thận được thì cho họ rửa bát.
- Bí-sô kia sử dụng bát sắt, chất dơ làm bát sắt lủng nhiều lổ. Vị ấy đem việc này bạch Phật.
Phật dạy:
- Nếu dùng bát sắt phải đốt kỹ.
Các Bí-sô chứa nhiều củi để đốt bát của họ, đến nổi hư bát. Phật dạy:
- Không được như vậy! Muốn đốt bát phải đặt trong lồng để đốt.
Bí-sô không biết phải làm lồng đốt như thế nào. Phật dạy:
- Lồng đốt có hai loại:
1- Là tự làm.
2- Là thợ làm.
Thợ làm là đưa cho thợ gốm làm.
Tự làm là dùng vò hoặc lu cắt ra dùng.
Họ để lu trên đất đập vào, lu bị vỡ. Phật dạy:
- Nên để tro thật đầy lu, sai hai người nâng lên, sau đó dùng đinh đục từ từ từng lỗ, cắt thành hai đoạn.
Các Bí-sô không biết dùng bùn để thoa bên ngoài. Phật dạy:
- Nên lấy cỏ, vỏ trấu làm bùn đắp bên ngoài.
Họ không biết dùng vật gì đắp bên trong. Phật dạy:
- Nên dùng dầu gai cặn làm keo để thoa bên trong để cho khô.
Ðốt bát xong, chưa có màu sắc. Phật dạy:
- Ðặt vỏ trấu vào bên trong, đây hai miệng lồng lại; lấy bùn bôi bên ngoài.
Họ để bát trên đất để xông. Phật dạy:
- Nên dùng vật kê cao lên rồi xông như trước.
Vật kê quá nhỏ bát chồng lên nhau. Phật dạy:
- Nên để cao lên không được chồng lên nhau.
Ðể cao quá không nhuộm màu được. Phật dạy:
- Nên nhiều lần rửa khói rồi thiêu lại.
Trong lồng tràn khói ra. Phật dạy:
- Nên lấy đá vôi đậy miệng lồng lại.
Họ dùng phân bò khô chất thành đống lớn đốt làm hư bát. Phật dạy:
- Nên xếp phân bò từng lớp và đốt lửa cháy lên.
Họ không biết sai ai canh chừng lửa. Phật dạy:
- Bí-sô phải tự trông nom, nếu có việc riêng phải nhờ Bí-sô khác trông coi, sau đó mới đi.
Ðốt bát trên đất, chết nhiều côn trùng. Phật dạy:
- Nên rưới nước quét dọn sạch. Thế nên từ nay ta cho phép các Bí-sô được giữ lồng đốt bát và các vật dùng kèm theo lồng. Sử dụng không phạm.
Tụng thứ ba.
Nhất y bất hổ tác
Tháo dục khả giá nhân
Ư nhục bất thế đầu
Bệnh nhân tùy phục thực.
Phật tại thành Thất La Phạt. Có thí chủ tạo phòng tắm cúng tăng già. Lục chúng chỉ dùng một khăn tắm lau thân thể cho nhau. Người thế tục đi vào phòng tắm thấy vậy nói:
- Những người này là ngoại đạo gì vậy?
Người thiện tín đáp:
- Ðệ tử của Thích Ca.
Thế tục thấy vậy sinh tâm chê bai:
- Ðại sư của họ thường có tàm quí. Tại sao bọn họ chẳng biết xấu hổ gì cả.
Các Bí-sô nghe việc này bạch Phật. Phật dạy:
- Không được dùng chung một khăn tắm để lau thân thể cho nhau. Nếu ai vi phạm bị tội ác tác.
Các Bí-sô ở trong phòng tắm, bảo cư sĩ vào. Họ thấy các Bí-sô dùng tay kỳ cọ chân rồi lại xoa đầu.
Cư sĩ chê bai:
- Sa-môn Thích tử hành động nhơ bẩn, không được sạch sẽ, đã kỳ chân rồi lại xoa đầu.
Các Bí-sô đem việc này bạch Phật. Phật dạy:
- Khi vào phòng tắm, nếu không phải là cư sĩ kính tín thì không cho vào, cũng đừng bảo họ làm việc. Nếu người nào bảo họ làm bị tội ác tác.
Các Bí-sô đều ở trong phòng tắm, không người giữ gìn cửa, có các cư sĩ đi vào phòng tắm, thấy các Bí-sô lấy tay kỳ cọ chân rồi rửa mặt, họ liền chê bai:
- Sa-môn Thích tử thật nhơ bẩn, dùng tay kỳ chân lại rửa mặt.
Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Khi tắm rửa không được để cư sĩ vào phòng tắm, nên sai Bí-sô làm người thủ hộ.
Trưởng giả Cấp Cô Ðộc đưa một Bà la môn kính tín đến rừng Thệ Ða. Bí-sô thấy thế bảo trưởng giả rằng:
- Chớ cho người này vào phòng tắm.
Bà la môn hỏi:
- Tôi có lỗi gì mà bị ngăn lại.
Các Bí-sô đem việc này bạch Phật. Phật dạy:
- Nếu biết rõ họ là người tịnh tín cho vào phòng.
Có vị Bà la môn bị ngăn không cho vào nhưng thấy người được vào. Ông ta nói:
- Những người thế tục khác được phép vào phòng. Tại sao chỉ ngăn mỗi riêng tôi?
Bí-sô đáp:
- Vì họ là những người đã qui y thọ các học xứ.
Người kia đáp:
- Cho tôi vào, tôi cũng qui y thọ các học xứ.
Bí-sô đáp:
- Ðược.
Liền cho họ qui y thọ giới và cho vào phòng. Người ấy vào phòng tắm thấy các Bí-sô lau ở hạ phần rồi lại lau trên đầu, liền chê:
- Sa-môn Thích tử thật là nhơ bẩn.
Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Biết người nào tín tâm đã lâu thì cho phép vào phòng, nếu mới có tín tâm thì không cho phép.
Duyên xứ như trước. Có trưởng giả thỉnh Phật và Tăng về phòng tắm rửa. Thế Tôn đưa các Bí-sô đến chỗ trưởng giả để tắm rửa, thấy một Bí-sô lau, kỳ cọ thân thể cho Bí-sô khác.
Thế Tôn bảo rằng:
- Các thầy thấy Bí-sô này lau thân thể cho Bí-sô kia không?
Ðáp:
- Thưa có thấy.
Phật bảo các Bí-sô:
- Người đang lau kỳ cọ là bậc A la hán đã hết sạch các lậu. Người được lau chùi là kẻ phá giới làm việc tội ác. Quí thầy nên biết rằng không được để sư tử phục vụ cho chó hoang.
Duyên xứ như trước. Trưởng giả kia lấy vợ chưa được bao lâu sinh được một con. Người con này lớn lên xuất gia trong pháp luật khéo thuyết giảng. Vị này thường cầu tiến bộ. Tìm tòi nghĩa lý ở các phương khác để học rộng nghe nhiều.
Một lúc nọ, vị này trở về thành Thất La Phiệt. Người cha nghe con về, tìm đến chỗ để thăm hỏi. Khi ấy, Bí-sô này vì cha giảng tóm lược về những phần chính yếu của giáo pháp, khuyến khích cha qui y Tam Bảo và thọ trì năm học xứ. Vào một lúc khác, vị này lại giảng cho cha nghe về công đức của bảy phước nghiệp. Người cha nghe con giảng giải sinh tâm kính tín rất sâu, nói rằng:
- Tôn giả biết cho, nay tôi cũng nguyện làm công đức của bảy phước nghiệp.
Người con trả lời:
- Tùy ý cha làm.
Người cha hỏi:
- Trước hết nên làm gì?
Ðáp:
- Nên vì tăng già làm phòng tắm.
Người cha nghe vậy, về nhà sửa soạn công việc hoàn tất, đến báo với người con:
- Tôn giả! Xin ngài nhân danh tôi, thỉnh Phật và Tăng đến nhà tắm rửa.
Người con nghe xong, đến chỗ Phật, xưng tên cha mình và thỉnh Phật. Bấy giờ tôn giả phát tâm rất tin tưởng vì Bí-sô dùng dầu xoa thân, dùng bột tắm, tắm rửa sạch, bảo người con:
- Tôi rất mệt nhọc, hãy vì tôi xoa dầu sau lưng.
Người con trả lời:
- Thế Tôn đối với việc này đã chế học xứ.
Người cha hỏi:
- Chế học xứ này sự việc ra sao?
Ðáp:
- Không được để sư tử hầu hạ chó hoang. Thế nên con không dám làm việc này.
Người cha hỏi con:
- Ai là sư tử ai là chó hoang?
Người con trả lời:
- Con là sư tử, cha là chó hoang.
Người cha nói:
- Thật là việc kỳ diệu. Vì tôi là chó hoang lại sinh ra con là sư tử.
Các Bí-sô đem việc này bạch Phật. Phật dạy:
- Phàm là bậc cha mẹ đối với con mình, thường làm những việc khó khăn, gánh vác những điều khổ nhọc. Giả cha mẹ là người cực phá giới, làm con cũng phải vì họ cung cấp hầu hạ. Thế nên, tôi cho phép đối với năm chỗ dù cực phá giới cũng phải cung cấp.
Ðó là: Cha, mẹ, thân giáo sư, quĩ phạm sư và những người bệnh.
Phật ở thành Thất La Phạt. Trưởng giả nọ cất một căn nhà trong A lan nhã để các Bí-sô tùy duyên khất thực có thể ở chỗ này.
Bấy giờ có người khất thực, râu tóc đã dài, đến chỗ trưởng giả. Trưởng giả thấy vậy hỏi:
- Thánh giả! Tại sao để râu tóc dài như vậy?
Ðáp:
- Này hiền thủ! Không người cạo tóc.
Trưởng giả thưa:
- Tôi sẽ sai người đến để ngài bảo họ cạo tóc.
Người thợ cạo đến, Bí-sô ngồi trên nệm nằm bảo họ cạo tóc.
Bấy giờ trưởng giả tự nghĩ: "Ta nên đến xem tôn giả có cạo tóc hay không?" Ông ta đến chỗ trú xứ trong A lan nhã và ngồi lên tấm nệm nằm. Tóc của Bí-sô cạo lúc trước, dính vào y phục trưởng giả.
Trưởng giả về nhà, người vợ thấy trên y phục có dính tóc, hỏi:
- Ông có việc gì đến nhà thợ cạo, làm cho tóc dính vào quần áo vậy?
Trưởng giả tự nghĩ: "Lẽ nào thánh giả lại cạo tóc trên tấm nệm để nằm". Trưởng giả tức thì trở lại, thấy trên nệm thật có tóc cạo, liền bạch rằng:
- Ðại đức! Ngài nên cạo tóc chỗ khác, đừng làm bẩn nệm để nằm.
Các Bí-sô đem việc này bạch Phật. Phật dạy:
- Không được cạo râu tóc trên nệm nằm, nên cạo râu tóc ở nơi đất trống. Nếu là chỗ đất tăng già quét dọn sạch cũng không nên cạo tóc. Người nào vi phạm bị tội ác tác.
Bấy giờ có Bí-sô già bệnh không thể ra ngoài cạo tóc, sợ gặp gió mưa.
Phật dạy:
- Nếu không có sức khỏe, có thể cạo râu tóc chỗ thuận tiện, nhưng phải quét dọn lau chùi cho sạch chỗ ấy. Nếu ai vi phạm bị tội ác tác.
Có Bí-sô cắt móng tay chân, vứt bỏ bừa bãi. Phật dạy:
- Nếu vứt bỏ móng tay chân nơi đất sạch của tăng bị tội ác tác.
Duyên xứ như trước. Có Bí-sô bị bệnh nặng hành hạ rất đau khổ, vị này đến nhà thầy thuốc nói:
- Hiền thủ! Chỉ vẻ cho tôi các phương thuốc trị bệnh.
Y sĩ đáp:
- Lấy bột hòa với nước dùng phi thời.
Bí-sô nói:
- Hiền thủ! Thế Tôn đã chế, không cho phép chúng tôi ăn phi thời.
Thầy thuốc nói:
- Thánh giả! Bậc Ðại sư từ bi, tất nhân việc này khai cho người bệnh.
Bí-sô đem việc này bạch Phật. Phật dạy:
- Loài bò không răng ăn lúa mạch, khi thải ra còn nguyên hạt gạo đó làm bột, có thể ăn phi thời.
Bí-sô cùng loại bột này nhưng không hết bệnh.
Thầy thuốc nói:
- Thánh giả! Bệnh khổ trước đây đã bớt chưa?
Ðáp:
- Hiền thủ! Nay vẫn chưa hết.
Thầy thuốc nói:
- Chẳng phải thánh giả không dùng nước với bột nên bệnh không hết hay sao?
Bí-sô đáp:
- Tôi đã dùng.
Thầy thuốc:
- Ngài dùng thế nào?
Bí-sô kể lại đầy đủ sự việc.
Thầy thuốc nói:
- Thánh giả! Ðấy không phải thuốc. Cần phải dùng bằng bột sống.
Bí-sô đem sự việc bạch Phật. Phật dạy:
- Cho nhiều nước vào, quậy lên rồi lược đi, sau đó mới dùng.
Bệnh vẫn không hết. Bí-sô nói với thầy thuốc. Thầy thuốc nói:
- Dùng khi chưa lọc.
Bí-sô đem sự việc bạch Phật. Phật dạy:
- Thầy thuốc kê toa bảo dùng bột để uống, hoặc đặc sệt, hoặc viên, tùy ý sử dụng.
Duyên xứ như trước. Có Bí-sô bị bệnh nặng, đến thầy thuốc hỏi rằng:
- Hiền thủ! Cho thuốc thích hợp để trị bệnh cho tôi.
Thầy thuốc nói:
- Dùng miếng thịt lớn nấu uống phi thời.
Ðáp:
- Hiền thủ! Thế Tôn đã chế không cho dùng phi thời.
Thầy thuốc nói:
- Thánh giả! Ðại sư từ bi, tất nhiên việc này khai cho người bệnh.
Bí-sô đem việc này bạch Phật. Phật dạy:
- Có loại thú tên sài, ruột thắng, ăn thịt xong lại cho ra ngoài, thể chất không đổi. Ðược lấy thịt này nấu để dùng trị bệnh.
Bí-sô tuy dùng vẫn không hết bệnh.
Thầy thuốc hỏi:
- Thánh giả! Ðã hết đau đớn chưa?
Ðáp:
- Chưa hết.
Thầy thuốc nói:
- Chẳng phải là thánh giả chưa từng dùng nước thịt nên bệnh không hết hay sao?
Bí-sô đem việc trên nói lại.
Thầy thuốc nói:
- Thánh giả! Ðó là vật cũ không thể dùng làm thuốc được. Nên lấy thịt tươi nấu rồi lấy nước uống.
Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Trước phải dùng vật lược đi, sau mới uống.
Bệnh cũng không hết. Bí-sô đến trình bày với thầy thuốc.
Thầy thuốc đáp:
- Uống nhưng đừng lược.
Bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
- Y sĩ chỉ dẫn thế nào tùy ý sử dụng. Hoặc khô, ướt, có mùi vị, đều được ăn để trị bệnh; đừng sinh nghi ngại.
Phật dạy các Bí-sô:
- Phàm những việc gì ta vì những người bệnh khai cho sử dụng phi thời. Sau khi hết bệnh đều không được tiếp tục sử dụng. Nếu ai vi phạm, bị tội vượt pháp. CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THẾ HỮU BỘ
TỲ NẠI DA
NY ÐÀ NA
- Hết quyển 3 -
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.47.194 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.