Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác.
Kinh Pháp cú
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Hiệu chính và chú thích: Thích Nguyên An - Thích Tâm Nhãn - Thích Đạo Luận CHIẾT PHỤC - BẠCH TỨ
[487c19] Bấy giờ, có bí-sô Thắng Diệu thường phạm chúng giáo tội.[1] Các bí-sô cho vị ấy hành biến trú,[2] căn bản biến trú,[3] cho đến trùng thâu căn bản[4] và ma-na-tha, nhưng vị ấy vẫn tái phạm. Các bí-sô đem việc này bạch lên Phật. Phật dạy:
- Này các bí-sô hãy làm pháp yết-ma chiết phục cho bí-sô Thắng Diệu. Nếu còn có những trường hợp tương tự như vậy đều phải tác pháp như sau: Tiến hành tiền phương tiện, theo như thường lệ:
1. Tác bạch
Đại đức Tăng-già lắng nghe! Bí-sô Thắng Diệu thường phạm chúng giáo tội, các bí-sô cho vị ấy hành biến trú cho đến ma-na-tha, nhưng cứ tái phạm. Nay Tăng-già áp dụng pháp chiết phục. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng-già thì Tăng-già đồng ý. Nay Tăng-già làm yết-ma chiết phục cho bí-sô Thắng Diệu vì thường phạm tội. Đây là lời tác bạch.
2. Yết-ma
Thứ đến tác yết-ma chuẩn theo lời bạch mà làm… cho đến câu: Nay tôi nay xin ghi nhận như vậy.
Phật dạy:
- Này các bí-sô, sau khi tác pháp yết-ma chiết phục cho bí-sô Thắng Diệu rồi, [488a01] Ta sẽ dạy rõ những quy định mà bí-sô đó phải làm, đó là: 1. Không được cho người khác xuất gia… nói đầy đủ như trước; 2. Khi hành biến trú mà không chấp hành đúng pháp là phạm tội vượt pháp; 3. Sau khi bí-sô bị tác pháp chiết phục rồi, nếu thể hiện thái độ cực kỳ cung kính, đối với Tăng-già không sinh khinh mạn v.v… cho đến, cầu xin chúng Tăng pháp thu hồi, thì phải tự thưa bạch như sau:
Tôi bí-sô tên…. sẽ vĩnh viễn chấm dứt không tái phạm những tội thường phạm nữa, (nói lại đầy đủ những tội đã phạm) ..... cho đến: xin hãy tác pháp yết-ma thu hồi, như: tác pháp yết-ma thu hồi lại yết-ma khiến sợ hãi cho tôi.
Điểm khác biệt ở đây là, phải nói câu:
“Tôi bí-sô tên …. sẽ vĩnh viễn chấm dứt không tái phạm những tội thường phạm nữa”. Những điều khác theo đó mà suy biết. Chú thích:
[1] Chúng giáo tội: xem cht. 1, tr. 211.
[2] Biến trú: xem cht. 4, tr. 211.
[3] Căn bản biến trú 根本遍住: nếu tỳ-kheo trong thời gian chấp hành hình phạt biến trú, lại tiếp tục phạm tăng-già-bà-thi-sa, thì bất luận vị ấy đã chấp hành Biến trú được thời gian bao lâu rồi đều không được tính, phải tính lại từ đầu (tức căn bản).
[4] Trùng thâu căn bản: tỳ-kheo trong thời gian chấp hành hình phạt căn bản Biến trú, lại tiếp tục phạm tăng-già-bà-thi-sa, thì bất luận vị ấy đã chấp hành căn bản Biến trú được thời gian bao lâu rồi đều không được tính, phải tính lại từ đầu. (xem thêm cht. 1, tr. 216). TRỤC XUẤT - BẠCH TỨ[1]
Bấy giờ, cụ thọ A-thấp-bạc-ca,[2] Bổ-nại-phạt-tố[3] ở trú xứ núi Chỉ-tra[4] làm những việc hoen ố nhà người, làm những việc xấu ác, những việc không phải Sa-môn, hoặc chỉ bảo người khác làm theo như: ngồi chung giường, ăn chung mâm, uống rượu chung ly với những người nữ; tự hái hoa, bảo người khác hái hoa; tự kết hoa, dạy người khác kết hoa; đính chuỗi dây hoa lên làm mũ chuỗi hạt hoa; đánh phấn vàng trên lông mi; điểm núm đồng tiền; tự múa, bảo người khác múa; tự hát, bảo người khác hát; tự đánh trống, dạy người khác đánh trống; buộc chặt quần áo; lúc thì nhảy, lúc thì đi; tung gậy lên không rồi đón lấy cho dựng đứng; hoặc múa tay; hoặc làm như cá nhảy; hoặc trượt qua vũng bùn lớn nửa đường dừng lại; hoặc giả tiếng ngựa hí; hoặc giả tiếng bò rống; hoặc giả tiếng voi kêu, hoặc giả tiếng chim công hót; hoặc vỗ trống nước; hoặc tạt nước giống như phóng giáo mác; hoặc đánh trống bằng miệng; hoặc thổi tù và vỏ ốc như tiếng chim công kêu, như tiếng hoàng oanh hót. Họ làm những việc không phải hạnh Sa-môn như vậy nên dần khiến cho chúng Bà-la-môn ở dưới chân núi Chỉ-tra lạnh nhạt, mất tín tâm, sinh tâm chê ghét các bí-sô, đến nỗi không cúng dường khi các bí-sô đi khất thực. A-nan-đà đem việc này bạch lên Phật. Phật dạy:
- Này các bí-sô, hãy đến núi Chỉ-tra tác pháp yết-ma trục xuất nhóm bí-sô A-thấp-bạc-ca, Bổ-nại-phạt-tố.
Này các bí-sô, muốn đến núi kia thì trên đường đi tập hợp lại một chỗ, rồi sai một bí-sô đầy đủ năm đức. Sau khi tập hợp Tăng chúng như thường lệ xong, trước hết hỏi rằng: Này bí-sô tên…. Thầy có thể đến núi Chỉ-tra thẩm vấn về việc làm hoen ố nhà người của nhóm A-thấp-bạc-ca không?
Vị kia đáp: - Có thể.
Sau đó tiến hành tập hợp Tăng chúng theo nghi thức thường lệ, rồi sai một bí-sô tác bạch yết-ma:
1. Tác bạch
Đại đức Tăng-già lắng nghe! Bí-sô tên…. có thể đến núi Chỉ-tra thẩm vấn về việc làm hoen ố nhà người của nhóm bí-sô A-thấp-bạc-ca, Bổ-nại-phạt-tố. [488b01] Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng-già thì Tăng-già đồng ý. Nay Tăng-già sai bí-sô tên… đến núi Chỉ-tra thẩm vấn về việc làm hoen ố nhà người của nhóm bí-sô A-thấp-bạc-ca, Bổ-nại-phạt-tố. Đây là lời tác bạch.
2. Yết-ma
Thứ đến tác yết-ma:
Đại đức Tăng-già xin lắng nghe! Bí-sô tên… này có thể đến núi Chỉ-tra thẩm vấn về việc làm hoen ố ở nhà người khác của nhóm bí-sô A-thấp-bạc-ca, Bổ-nại-phạt-tố. Nay Tăng-già sai bí-sô tên… này đến núi Chỉ-tra thẩm vấn về việc làm hoen ố ở nhà người của nhóm bí-sô A-thấp-bạc-ca, Bổ-nại-phạt-tố. Nếu các cụ thọ nào đồng ý sai bí-sô tên… đến núi Chỉ-tra thẩm vấn về việc làm hoen ố ở nhà người của nhóm bí-sô A-thấp-bạc-ca, Bổ-nại-phạt-tố thì im lặng, vị nào không đồng ý thì xin nói.
Tăng-già đã đồng ý sai bí-sô tên… đến núi Chỉ-tra thẩm vấn về việc làm hoen ố ở nhà người của nhóm bí-sô A-thấp-bạc-ca, Bổ-nại-phạt-tố. Tăng-già đã đồng ý vì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy.
- Này các bí-sô, sau khi đã đến núi Chỉ-tra, trải tòa, đánh kiền chùy tập hợp chúng Tăng xong, vị bí-sô thẩm vấn hỏi nhóm bí-sô A-thấp-bạc-ca:
- Tôi có vấn đề muốn hỏi, thầy có đồng ý không?
Họ đồng ý thì tiến hành hỏi hư thực về tội trạng.
Nếu họ đáp: “Những câu hỏi về tội của chúng tôi đều có thật”, thì chúng Tăng tác pháp yết-ma trục xuất họ. Sau khi tiến hành tiền phương tiện xong, tác pháp yết-ma như sau:
- Đại đức Tăng-già xin lắng nghe! Nhóm bí-sô A-thấp-bạc-ca, Bổ-nại-phạt-tố, Bán-đậu-lô-hứ-đắc-ca có nhiều hành vi làm hoen ố nhà người, và hành động xấu ác. Họ cùng người nữ uống rượu chung ly, ăn chung mâm; hái hoa kết làm búi tóc; trạo cử ca múa, làm những hành động phi Sa-môn như vậy, làm cho người thế tục bị mất tín tâm. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng-già thì Tăng-già đồng ý.
Nay Tăng-già tác pháp yết-ma trục xuất nhóm bí-sô tội lỗi A-thấp-bạc-ca, Bổ-nại-phạt-tố, Bán-đậu-lô-hứ-đắc-ca. Đây là lời tác bạch.
Thứ đến yết-ma chuẩn theo văn bạch mà làm... cho đến câu: Nay tôi xin ghi nhận như vậy.
Nếu ba bí-sô kia sau khi đã bị yết-ma trục xuất rồi, thì không được cho người khác xuất gia, v.v... nói đầy đủ như trước. Nếu ba người này có thái độ cung kính, ngay trong trú xứ của Tăng không sinh kiêu mạn, v.v… cho đến cầu xin chúng Tăng ban cho pháp thu hồi, thì họ phải tự bạch rằng: “Chúng tôi là… sẽ vĩnh viễn chấm dứt việc làm hoen ố nhà người (nói lại đầy đủ những hành động đã gây ra như trên)... cho đến: xin chúng Tăng tác pháp yết-ma thu hồi cho chúng tôi.”
Căn cứ theo nghi thức ở trên mà tiến hành. Chú thích:
[1] Căn bản 15, p705a10: Tăng-già-phạt-thi-sa 12, học xứ: làm hoen ố nhà người.
[2] A-thấp-bạc-ca 阿濕薄迦: P. Assaji. Đây là tỳ-kheo trong nhóm sáu bí-sô (chabbaggiyā); không phải Assaji Thera trong năm bí-sô đầu tiên (pañcavaggiya).
[3] Bổ-nại-phạt-tố 補捺伐素: P. Punabbasuka. Tứ phần: Phú-na-bà-sa 富那婆娑.
[4] Núi Chỉ-tra 抧吒山: P. Kīṭāgiri, hoặc gọi ấp Kiết-la (吉羅邑) thuộc nước Kāśi (Ca-thi 迦尸), trên đường từ Kāśi đến Śrāvastī (Thất-la-phạt). [488C01] YẾT-MA XIN LỖI - BẠCH TỨ[1]
Bấy giờ, tại một tụ lạc nọ, có bí-sô Thắng Thượng[2] nói lời xúc phạm trưởng giả Tạp Sắc.[3] Trưởng giả đem việc này bạch với Phật. Phật dạy:
- Này các bí-sô, hãy cho bí-sô Thắng Thượng pháp yết-ma xin lỗi vì đã gây phiền não cho người thế tục.[4] Sau này, nếu xảy ra những trường hợp tương tự như vậy, cũng phải tác yết-ma xin lỗi.
1. Tác bạch
Đại đức Tăng-già xin lắng nghe! Tại một tụ lạc nọ, bí-sô Thắng Thượng nói lời xúc phạm đối với trưởng giả Tạp Sắc. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng-già thì Tăng-già đồng ý. Nay Tăng-già tác pháp yết-ma xin lỗi cho bí-sô Thắng Thượng vì đã nói lời xúc phạm trưởng giả Tạp Sắc. Đây là lời tác bạch.
2. Yết-ma
Thứ đến tác yết-ma chuẩn theo lời bạch mà làm… cho đến câu: Nay tôi xin ghi nhận như vậy.
Người nào đã bị tác pháp yết-ma này mà không tùy thuận theo Tăng để thi hành, là phạm tội vượt pháp. Sau khi Tăng đã làm pháp yết-ma xin lỗi rồi, nếu vị kia biểu hiện thái độ cung kính, không khinh mạn đối với Tăng, cho đến cầu xin Tăng giải yết-ma xin lỗi, thì người đó tự bạch rằng: Tôi xin vĩnh viễn chấm dứt việc xúc phạm gây phiền não người thế tục, (nói đầy đủ như ở trước).
Các bí-sô nên bảo người đó rằng: “Ông hãy đến chỗ trưởng giả cầu xin lỗi. Nếu được trưởng giả tha thứ mới có thể làm pháp thu hồi được.”
Cũng như khi xúc phạm trưởng giả thì tác pháp yết-ma xin lỗi, nếu gây phiền não cho bí-sô khác cũng phải làm pháp yết-ma xin lỗi như vậy, cho đến gây phiền não cho bí-sô-ni, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni cũng theo đó suy ra. Nếu bí-sô-ni xúc phạm người thế tục, bí-sô, thức-xoa-ma-na, sa-di, sa-di-ni cũng phải làm pháp yết-ma xin lỗi. Ba chúng sau theo đó mà suy ra. Chú thích:
[1] Hán: cầu tạ 求謝. Ngũ phần, Thập tụng: yết-ma hạ ý 下意羯磨: khiến phải xin lỗi cư sĩ. Vin. ii. 18: paṭisāraṇīyakammaṃ - gahapati khamāpetabbo.
[2] Bí-sô Thắng Thượng 勝上苾芻. Ngũ phần 24, p163b12: tỳ-kheo Thiện Pháp 善法 (Sudhamma). Thập tụng 31, p224b8: tỳ-kheo Uất-đa-la 欝 多 羅.
[3] Trưởng giả Tạp Sắc 雜色長者: Ngũ phần 24, trưởng giả tên là Chất-đa-la. Thập tụng 31, Tứ phần 44, p892b3: Chất-đa-la cư sĩ 質多羅居士. Pāli: Cittagahapati. Nguyên chủ nhân của vườn Ambāṭaka (A-ma-lê 阿摩梨, rừng Am-la 菴羅林), sau đó cúng cho Tăng.
[4] Hán: xúc não tục nhân cầu tạ yết-ma 觸惱俗人求謝羯磨. GIẤU KHÔNG NHẬN TỘI - BẠCH TỨ
Bấy giờ, cụ thọ bí-sô Xiển-đà sau khi đã tạo tội xong, các bí-sô hỏi:
- Ông thấy tội không?
Đáp:
- Không thấy.
Các bí-sô đem việc này bạch Phật. Phật dạy:
- Này các bí-sô, hãy tác pháp yết-ma xả trí vì không thấy tội[1] đối với bí-sô Xiển-đà. Sau này, nếu xảy ra những trường hợp tương tự như vậy, cũng phải tác pháp như trên.
(Phương thức tác pháp)
1. Tác bạch
Đại đức Tăng-già xin lắng nghe! Bí-sô Xiển-đà này đã phạm tội, nhưng khi bị người khác hỏi đến, ông lại trả lời không thấy tội. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng-già thì Tăng-già đồng ý. Nay Tăng-già làm pháp yết-ma không thấy tội đối với bí-sô Xiển-đà. Đây là lời tác bạch.
2. Yết-ma
Thứ đến tác yết-ma [489a01] chuẩn theo lời bạch mà làm... cho đến câu: Nay tôi xin ghi nhận như vậy.
Nếu giải yết-ma cho họ cũng căn cứ theo như vậy. Trong này có sự khác biệt là: Phải nói rằng: Nay tôi đã thấy tội.
Nếu Xiển-đà đã tạo tội mà không như pháp phát lồ sám hối, thì nên tác pháp yết-ma xả trí ông ta. Nếu tác pháp giải yết-ma cho ông ta cũng đồng như trước. Trong đây có chi tiết khác là: Phải nói rằng: “Tội ấy tôi đã như pháp phát lồ sám hối”. Chú thích:
[1] Hán: bất kiến tội xả trí yết-ma 不見罪捨置羯磨. KHÔNG BỎ ÁC KIẾN - BẠCH TỨ[1]
Cụ thọ Ô-ba-ly thưa Thế Tôn:
Bạch Đại đức, bí-sô Vô Tướng tự sinh ác kiến, nói như vầy: “Như lời Phật dạy, quen hành dâm dục là pháp chướng ngại, nhưng theo tôi biết, khi quen làm pháp đó rồi thì không phải là pháp chướng ngại”.
Các bí-sô không biết thế nào, nên bạch Phật.
Phật dạy:
- Này các bí-sô, nên can gián riêng bí-sô Vô tướng.
Các bí-sô can gián riêng rồi, nhưng vị này vẫn cố chấp không bỏ, còn nói đây là pháp chân thật, ngoài ra đều hư vọng.
Các bí-sô đem việc này bạch với Phật.
Phật dạy:
- Này các bí-sô, nên bạch tứ yết-ma để can gián bí-sô Vô Tướng. Đánh kiền chùy, tiến hành tiền phương tiện xong, bảo một bí-sô tác bạch yết-ma.
1. Tác bạch
Nên tác bạch như sau:
Đại đức Tăng-già xin lắng nghe! Bí-sô Vô Tướng tự phát sinh ác kiến, nói như vầy: “Như lời Phật dạy, quen hành dâm dục là pháp chướng ngại, nhưng theo tôi biết, khi quen làm pháp đó rồi thì không phải là pháp chướng ngại”. Các bí-sô đã can gián riêng. Sau khi can gián riêng rồi, nhưng vị này vẫn cố chấp không bỏ, còn nói: Lời tôi nói là pháp chân thật, ngoài ra đều hư vọng.
Các bí-sô cán gián Vô Tướng như thế này:
- Này Vô Tướng, đừng hủy báng đức Thế Tôn. Hủy báng đức Thế Tôn là không tốt. Đức Thế Tôn không dạy lời ấy. Đức Thế Tôn dùng vô lượng phương tiện nói rằng: Hành động dâm dục là pháp chướng ngại. Này Vô Tướng, khi nào ông chưa từ bỏ ác kiến ấy, thì Tăng-già sẽ không nói chuyện với ông. Điều này thật là tồi tệ như Chiên-đồ-la[2]. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng-già thì Tăng-già đồng ý. Nay Tăng-già tiến hành yết-ma xả trí vì không từ bỏ ác kiến[3] đối Với Vô tướng. Đây là lời tác bạch.
2. Yết-ma
Yết-ma chuẩn theo văn bạch mà thành.
Bấy giờ, các bí-sô đã làm pháp yết-ma không bỏ ác kiến cho Vô Tướng xong, nhưng Vô Tướng vẫn cố chấp không bỏ. Các bí-sô bạch Phật. Phật dạy:
Khi tác bạch lần đầu cho đến yết-ma lần thứ hai xong, nếu ai không từ bỏ ác kiến này, phạm tội ác tác. Sau khi, yết-ma lần thứ ba xong, phạm tội Ba-dật-để-ca. Chú thích:
[1] Căn bản 39, p840b21: Ba-dật-để-ca 55, học xứ: Không bỏ ác kiến, trái với lời khuyên can.
[2] Chiên-đồ-la 旃荼羅: Skt=P. caṇḍāla, dịch là dữ tợn, người chủ việc giết chóc. Trong chế độ giai cấp của xã hội Ấn Độ, Chiên-đồ-la là giai cấp thấp nhất, dưới giai cấp Thủ-đà-la. Giai cấp này chuyên làm nghề coi nhà tù, đồ tể…
[3] Hán: bất xả ác kiến xả trí yết-ma 不捨惡見捨置羯磨. TRỤC XUẤT CẦU TỊCH ÁC KIẾN - BẠCH TỨ[1]
[489b01] Cụ thọ Ô-ba-ly bạch Đức Thế Tôn:
- Bạch Đại đức, Ô-ba-nan-đà có hai cầu tịch, từng cùng các bí-sô nói đùa giỡn, đưa thân thể xúc chạm nhau. Sau đó, các bí-sô kia sinh tâm hối hận, sám hối tất cả các tội lỗi đã phạm phải; phát tâm dõng mãnh đoạn trừ tất cả các phiền não, lậu hoặc, chứng quả thù thắng.
Hai cầu tịch này phát sinh ác kiến, nói với các bí-sô rằng: “Thưa các Đại đức, các bí-sô kia trước đây từng làm việc phi pháp với chúng tôi, tại sao nay họ vẫn đắc quả thù thắng? Tôi nghe Phật dạy: Quen hành dâm dục là pháp chướng ngại. Nhưng khi làm quen rồi thì không phải là pháp chướng ngại.”
Các bí-sô không biết thế nào bèn đem việc này bạch với Phật. Phật dạy:
- Này các bí-sô, nên can gián riêng với họ.
Khi các bí-sô can gián riêng nhưng họ vẫn cố chấp không bỏ. Các bí-sô bạch với Phật. Phật dạy:
- Nên bạch tứ yết-ma cán gián. Họ từ bỏ thì tốt, nếu không bỏ thì tiến hành yết-ma trục xuất vì không từ bỏ ác kiến[2] đối với hai cầu tịch đó.
Sau khi tiến hành tiền phương tiện xong, bố trí hai cầu tịch này ở chỗ mắt nhìn thấy nhưng tai không nghe. Rồi sai một bí-sô tác bạch yết-ma.
1. Tác bạch
Tác bạch như vầy:
- Đại đức Tăng-già lắng nghe! Hai cầu tịch Lợi Thích và Trường Đại, sinh ác kiến nói như vầy: Tôi nghe Phật dạy, dâm dục là pháp chướng ngại, nhưng khi hành động thì không thấy có chướng ngại. Các bí-sô đã khuyên can riêng, cho đến bạch tứ yết-ma để ngăn cản hai cầu tịch này, nhưng hai người này vẫn cố chấp ác kiến, không chịu từ bỏ, còn nói: Những điều tôi nói là sự thật, ngoài ra đều hư vọng.
Các bí-sô nói với hai cầu tịch này rằng: “Từ nay trở đi, các người không được nói rằng: Đức Như Lai Ứng cúng, Chánh đẳng giác là Đại sư của tôi. Không được cùng đi với các vị tôn túc và các vị đồng phạm hạnh. Các cầu tịch khác được ngủ hai đêm cùng phòng các vị đại bí-sô; ngươi kể từ nay không được như vậy. Này người ngu si, ngươi hãy mau từ bỏ ác kiến”. Nếu thời gian thích hợp đối với chúng Tăng-già thì Tăng-già đồng ý. Nay Tăng-già tác pháp yết-ma trục xuất vì không từ bỏ ác kiến đối với hai cầu tịch này. Đây là lời tác bạch.
2. Yết-ma
Yết-ma chuẩn theo văn bạch mà thành.
Bấy giờ, các bí-sô làm pháp yết-ma trục xuất hai cầu tịch kia xong, không biết phải làm thế nào nữa bèn thưa với Phật.
Phật dạy:
- Hai cầu tịch kia bị Tăng yết-ma rồi, các bí-sô không được cho họ sống chung, ngủ chung phòng, ai làm sai sẽ bị phạm tội như luật định, cần phải biết. Chú thích:
[1] ibid.: 39, p841b28: Ba-dật-để-ca 57, học xứ: Cầu tịch cố giữ ác kiến không bỏ.
[2] Hán: bất xả ác kiến khu tẫn yết-ma 不捨惡見驅擯羯磨. THÂU NHIẾP - BẠCH TỨ
Bấy giờ, các bí-sô ở Bệ-xá-ly[1] cùng với chúng bí-sô ở Cao-thiêm-phược-ca[2] thấy được bản tâm rồi [489c01], đến chỗ Thế Tôn thưa rằng:
- Bạch Đại đức, nay chúng con muốn hòa hợp.
Phật dạy:
- Lành thay![3] (dịch là Thiện thành, nghĩa là đối với sự việc ấy khéo thành tựu. Xưa dịch là Thiện tai). Này các bí-sô, nếu Tăng-già bị phá vỡ mà làm cho hòa hợp trở lại, thì sẽ được phước đức nhiều vô số vô lượng không có bờ bến. Giống như đầu sợi lông bị chẻ ra thành trăm phần, hay ngàn ức phần, rồi làm cho kết hợp trở lại như cũ, việc này thật khó, Tăng-già đã bị phá vỡ mà làm cho hoà hợp trở lại còn khó hơn thế nữa. Thế nên, nay Ta cho phép các bí-sô bị gạt bỏ (xả trí) cầu xin pháp thu hồi. Nên tiến hành xin pháp thu hồi như đã chỉ dạy ở trước… cho đến thưa như thế này:
1. Tác bạch
Đại đức Tăng-già xin lắng nghe! Vì chúng tôi là… lần đầu tiên gây ra tranh chấp, dẫn đến việc Tăng-già sống không hòa hợp; tranh chấp chưa phát sinh làm cho phát sinh; tranh chấp đã sinh rồi, theo đó làm cho phát triển.
Khi được người khác can gián, chúng tôi còn chống cự lại: hoặc nói có tội, hoặc nói không có tội, hoặc nói nên xả, hoặc nói nên không xả, hoặc nói tôi là tội phạm, hoặc nói tôi thật không phạm. Do duyên sự này Tăng-già đã tác pháp yết-ma xả trí, trục xuất tôi. Tôi tên là… từ khi bị pháp này cho đến nay đã tu sửa hành động, cung kính cần mẫn, không sinh khinh mạn. Nay cầu xin Tăng-già giải trừ yết-ma xả trí. Ngưỡng mong Đại đức Tăng-già lân mẫn đón nhận tôi. Xin các ngài thương tưởng, thương tưởng tôi.
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa như vậy.
2. Yết-ma
Thứ đến, một bí-sô tác bạch yết-ma:
Đại đức Tăng-già xin lắng nghe! Bí-sô tên… lần đầu tiên gây ra tranh chấp, dẫn đến việc Tăng-già sống không hòa hợp; tranh chấp chưa phát sinh làm cho phát sinh; tranh chấp đã sinh rồi, theo đó làm cho phát triển.
Khi được người khác can gián, còn chống cự lại: hoặc nói có tội, hoặc nói không có tội. Do duyên sự này Tăng-già đã tác pháp yết-ma xả trí. Nay bí-sô tên… sau khi pháp rồi, đã tu sửa hành động, cung kính cần mẫn, không sinh khinh mạn. Nay cầu xin Tăng-già giải trừ yết-ma xả trí. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng-già thì Tăng-già đồng ý. Tăng-già nay giải trừ yết-ma xả trí cho bí-sô tên.... Đây là lời tác bạch.
Sau đó tác pháp yết-ma chuẩn theo lời bạch mà làm.... cho đến câu: Nay tôi xin ghi nhận như vậy. Chú thích:
[1] Bệ-xá-ly 薜舍離: Tỳ-xá-ly, Skt. Vaiśāli, P. Vesāli. Một trong 16 nước (đô thành) lớn ở Trung Ấn Độ thời xưa. Vị trí hiện nay tương đương với vùng Besārh, đông ngạn sông Gandak, bắc ngạn sông Hằng Ấn Độ.
[2] Cao-thiêm-phược-ca 高苫縛迦. Tứ phần: Câu-thiểm-di 拘睒彌, Thập tụng: Câu-xá-di 俱舍彌. Phiên âm thường gặp: Kiêu-thưởng-di 憍賞彌. Skt. Kauśāmbī. P. Kosambī, thủ phủ của vương quốc Vaṃsa (Skt. Vatsa).
[3] Hán: sa-độ (sādhu), xem cht. 1, tr. 20. TĂNG-GIÀ HÒA HỢP - BẠCH TỨ
Thế Tôn dạy rằng: Nay Ta sẽ nói những việc mà bí-sô sau khi được giải trừ yết-ma xả trí cần phải làm: Bí-sô này phải cầu xin Tăng-già cho phép cùng nhau hòa hợp. Nên cầu xin như thế này:
Theo như trước tiến hành tiền phương tiện, … cho đến chấp tay thưa rằng:
1. Tác bạch
[490a01] Đại đức Tăng-già xin lắng nghe! Tôi tên là… lần đầu tiên gây ra việc tranh chấp, làm cho Tăng-già sống không an lạc. Tăng-già đã tác pháp yết-ma xả trí đối với tôi. Tôi tên là… sau khi bị yết-ma xả trí, đã cải hối những sai lầm trước đây nên đã cầu xin Tăng-già giải trừ yết-ma xả trí. Tăng-già đã giải trừ yết-ma xả trí cho tôi. Tôi Bí-sô tên... nay cầu xin Tăng-già cho được hòa hợp. Ngưỡng mong Tăng-già cho tôi tên.... được giải trừ yết-ma xả trí, lại xin cho được hòa hợp sống chung. Ngưỡng mong các ngài thương tưởng, thương tưởng tôi!
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa như vậy.
2. Yết-ma
Thứ đến một bí-sô bạch yết-ma:
Đại đức Tăng-già xin lắng nghe! Bí-sô tên… lần đầu tiên gây ra sự tranh chấp, làm cho Tăng-già sống không an lạc. Tăng-già đã tác pháp yết-ma xả trí đối với bí-sô tên...., bí-sô tên… này sau khi bị yết-ma xả trí, đã cải hối những sai lầm trước đây nên đã cầu xin Tăng-già giải trừ yết-ma xả trí. Tăng-già đã giải trừ yết-ma xả trí. Bí-sô tên... nay cầu xin Tăng-già cho được hòa hợp. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng-già thì Tăng-già đồng ý. Nay Tăng-già cho bí-sô tên… cùng nhau hòa hợp. Đây là lời tác bạch.
Khi tác pháp yết-ma cũng chuẩn theo lời bạch mà làm… cho đến câu: Nay tôi xin ghi nhận như vậy. TĂNG-GIÀ HÒA HỢP TRƯỞNG TỊNH
Thế Tôn dạy:
- Sau khi Tăng-già đã cho vị bí-sô kia hòa hợp rồi, nay Ta sẽ chỉ dạy những việc cần phải làm: Vị bí-sô kia phải cầu xin Tăng-già cho hòa hợp trưởng tịnh.
1. Thỉnh cầu
Nên cầu xin như thế này:
Đại đức Tăng-già xin lắng nghe! Do tôi vi phạm lần đầu… (nói đủ ra như trước). Tôi tên là … trước đây bị yết-ma xả trí; đã cầu xin Tăng-già giải trừ yết-ma xả trí và Tăng-già đã giải trừ yết-ma xả trí cho tôi tên.... Tôi tên... đã cầu xin Tăng-già cho hòa hợp và Tăng-già đã cho tôi tên… được hòa hợp sống chung. Nay tôi tên… cầu xin Tăng-già cho tôi được hòa hợp bao-sái-đà (bố-tát). Ngưỡng mong Tăng-già cho tôi được hoà hợp bao-sái-đà. Xin các ngài thương tưởng, thương tưởng tôi.
Lần thứ hai, thứ ba cũng nói như vậy.
2. Tác bạch
Thứ đến, một bí-sô tác bạch, sau đó yết-ma.
Đại đức Tăng-già xin lắng nghe! Bí-sô tên… này trước đây đã bị yết-ma xả trí, đã cầu xin Tăng-già giải trừ yết-ma xả trí. Bí-sô tên… nay cầu xin Tăng-già cho được cùng hòa hợp bao-sái-đà. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng-già thì Tăng-già đồng ý. Nay Tăng-già cho bí-sô tên… được hòa hợp bao-sái-đà. Đây là lời tác bạch.
3. Yết-ma
Thứ đến yết-ma, chuẩn theo lời bạch mà làm... cho [490b01] đến câu: Nay tôi xin ghi nhận như vậy.
Nếu Tăng-già cho phép cùng hòa hợp trưởng tịnh rồi, vị kia nên cùng Tăng-già, tuy không phải là ngày trưởng tịnh, cũng nên làm trưởng tịnh. Nhưng chúng bí-sô không được tiến hành trưởng tịnh trong những ngày không phải trưởng tịnh. Ngoại trừ kiết tường trưởng tịnh và nạn thời trưởng tịnh. Hoà hợp trưởng tịnh gọi là kiết tường. Không nên trưởng tịnh mà làm trưởng tịnh, phạm tội vượt pháp.
Bấy giờ, có bí-sô bị bệnh nặng, không người chăm sóc. Các bí-sô không biết cử người nào chăm sóc người bệnh.
Phật dạy:
- Nếu có người bệnh thì cả chúng từ Thượng tọa cho đến người nhỏ nhất đều phải nuôi bệnh.
Phật dạy:
- Không nên đi cùng một lúc, nên lần lượt thay phiên nhau thăm nuôi. Khi đến chỗ người bệnh, phải hỏi thăm sức khoẻ của họ. Nếu người bệnh mệt mỏi nói không được, thì hỏi người nuôi bệnh trước đó người bệnh như thế nào. Người nuôi bệnh nào làm trái, phạm tội vượt pháp.
Nếu người bệnh và người nuôi bệnh nghèo túng, không có thuốc trị bệnh.
Phật dạy:
- Nếu người bệnh có đệ tử ruột, đệ tử y chỉ, hoặc Thân giáo sư, Quỹ phạm sư v.v… thì nhờ họ tìm thuốc men, cùng nhau chu cấp. Nếu họ không có gì cả, thì có thể lấy thuốc và thuốc giá trị trong kho của Tăng để nuôi người bệnh. Người nào không tuân theo quy định này, đều phạm tội vượt pháp. (Ngoài ra còn nhiều điều nữa, được nói như những chỗ khác).
Cụ thọ Ô-ba-ly thưa Thế Tôn:
- Bạch Đại đức, như Thế Tôn dạy nên cấp thuốc trị bệnh cho người bệnh, không biết những vật gì có thể dưỡng bệnh?
Phật dạy:
- Trừ những vật phạm vào tánh tội, ngoài ra đều có thể chu cấp cho họ dùng, để họ thoát khổ.
Bấy giờ, có bí-sô bị bệnh tiêu chảy. Có người trẻ tuổi làm người nuôi bệnh, đến chỗ người bệnh, lễ kính vị này. Sau đó, có vị lớn tuổi đến, người bệnh ngồi dậy làm lễ, vì cử động nên té ngã.
Phật dạy:
- Không nên làm lễ bí-sô hữu nhiễm. Bí-sô hữu nhiễm cũng không nên làm lễ người khác. Khi thấy họ lễ bái không được thọ nhận. Ai làm ngược lại, phạm tội vượt pháp.
Bạch Đại đức, thế nào gọi là hữu nhiễm, vô nhiễm?
Phật dạy:
- Nhiễm có hai loại: Bất tịnh nhiễm, và ẩm thực nhiễm (Bị bẩn bởi phân uế, đàm giãi nơi thân; hoặc đại tiểu tiện chưa tẩy tịnh xong; hoặc thân dơ bẩn vì mồ hôi, bùn đất, bụi bặm; sáng sớm chưa xúc miệng đánh răng, đang xúc miệng đánh răng hoặc đang vứt bỏ đồ dơ, đều gọi là bất tịnh nhiễm. Khi đang ăn, hoặc ăn xong nhưng chưa xúc miệng; giả sử xúc miệng rồi nhưng còn sót nước miếng [khi ăn], cho đến có uống nước nhưng chưa rửa miệng, đều gọi là ẩm thực nhiễm. Mang hai nhiễm này, chưa làm sạch thân mà tiếp xúc qua lại với nhau đều trở thành bất tịnh. Thế nên nói: tiếp xúc vật dụng, yêu cầu lễ chào chỉ chuốc thêm lỗi, vậy thì cớ gì phải u mê như vậy? Nói rộng ra như các chỗ khác).
[490c01] Bấy giờ, khi ăn uống, nhóm sáu bí-sô[1] tự thị là bậc trưởng thượng bảo người khác phải đi chỗ khác.
Phật dạy:
- Không được, kể cả việc thọ dược, hoặc mời dùng muối, đều không được đuổi họ đi. Ai bảo người khác đi nơi khác, phạm tội vượt pháp. Nhưng các bí-sô cần phải biết thứ tự theo tuổi hạ và ngồi theo thứ tự. Nếu ngồi ăn không theo thứ tự, phạm tội vượt pháp. Chi tiết đầy đủ hơn xem trong Đại luật.
Thế Tôn dạy: Thắng nghĩa tẩy tịnh có ba loại.
1. Tẩy thân; 2. Tẩy lời nói; 3. Tẩy tâm.
Tại sao ở đây chỉ nói về thân bất tịnh ô uế, rồi dạy phải rửa sạch?
Phật dạy:
- Vì để trừ sạch mùi hôi, sống được an lạc. Lại vì thấy ngoại đạo ôm lòng kiêu mạn về sự sạch sẽ, nên làm cho họ sinh lòng tin; vì muốn cho họ phát tâm kính tín sâu xa vào trong pháp này, bỏ tà theo chánh. Giống như Tôn giả Xá-lợi-phất ở trú xứ của Bà-la-môn kiêu ngạo, dùng pháp tẩy tịnh để nhiếp hóa họ, làm cho họ trụ nơi sơ quả.
Do thấy được lợi ích này, nên Phật dạy:
- Này các bí-sô, nên tẩy tịnh như pháp của Xá-lợi-phất. Khi đi đại tiện phải đem theo bình nước đến nhà vệ sinh. Khi đến nhà vệ sinh rồi, để y qua một bên, lấy mười lăm viên đất để bên ngoài nhà vệ sinh (Hoặc làm cho những viên đất này vụn nát ra, rồi vun từng nhúm lại lớn bằng khoảng nửa trái đào, sau đó đem đặt trên nền gạch, hoặc trên tấm ván, gần nơi dòng nước; đất cần đựng trong máng, đặt sẵn trong nhà vệ sinh), rồi đem vào nhà vệ sinh ba viên đất, vật lau thân, bình nước rồi đóng cửa lại. Sau khi đại tiện xong, dùng lá lau bên dưới (trong nhà vệ sinh cần bố trí chỗ để bình, để đất), tiếp đến tẩy tịnh bằng ba viên đất, cũng có thể dùng tay trái tẩy tịnh ba lần. Sau đó, kẹp bình nước dưới nách trái, tay phải mở chốt cửa, rồi đưa bình nước qua tay phải cầm mang đi đến chỗ rửa tay, ngồi xổm xuống. Nếu người già thì nên đặt bình phía đùi trái, dùng khuỷu tay đè lên. Dùng bảy viên đất, tẩy tịnh bằng tay trái từng viên một. Bảy viên tiếp theo cần dụng tâm tẩy tịnh hai tay; viên còn lại dùng để chùi rửa bình đựng nước. Sau đó, đến chỗ rửa chân. Sau khi rửa sạch chân xong mới lấy y đi. (Sau khi về phòng phải dùng nước sạch xúc miệng).[2]
Phật dạy:
- Này các bí-sô, phải tẩy tịnh như vậy. Nếu không làm đúng là phạm tội vượt pháp. (Đây là những cách tẩy tịnh do chính từ kim khẩu của Phật chế định. Song, có ý kiến cho rằng nên đổi lại dùng các đồ tẩy tịnh kiểu hình ống, kiểu máng nước. Cách tẩy tịnh trên tuy chưa được thanh nhã, nhưng cũng đã có tác dụng làm cho tịnh tâm; tuy nhiên cách đó thật khó tẩy sạch được ô uế. Cách tẩy tịnh quy định theo kiểu Tôn giả Xá-lợi-phất do không được phổ biến ở Trung Quốc, nên nếu có gì chưa hợp phát là do sơ suất của người dịch, chứ không phải do lỗi của hành giả.)
Bấy giờ, nhóm sáu bí-sô căn cứ theo thứ tự tuổi hạ để đi vào nhà vệ sinh, chỗ đại tiểu tiện. Phật dạy:
- Nơi này không cần phải theo thứ tự tuổi hạ, ai đến trước đi vào trước. [491a01] Nhưng nơi rửa tay, rửa chân thì phảy tùy theo thứ tự tuổi hạ. Nếu làm khác đi là phạm tội vượt pháp. Nhưng không được cố ý ở lâu trong nhà xí, nếu trái phạm là bị tội vượt pháp. (Chi tiết được nói đầy đủ trong Tẩy tịnh oai nghi kinh,[3] Tạp sự quyển 5).[4]
Bấy giờ, có một bí-sô im lặng đi vào nhà vệ sinh. Người đi vệ sinh trước đang trong tình trạng mình trần nên sinh tâm mắc cỡ. Phật dạy:
- Khi muốn vào nhà vệ sinh phải khảy móng tay, hoặc tằng hắng, dặm lên đất cho ra tiếng. Nếu im lặng đi vào nhà vệ sinh là phạm tội vượt pháp. (Nếu ở nhà vệ sinh không có cửa, cần phải làm cửa).
Bấy giờ, có bí-sô đại tiểu tiện dưới cây có hoa, có trái. Phật dạy:
- Không được đại tiểu tiện dưới cây có hoa, có trái, nếu làm trái là phạm tội vượt pháp. Nếu chỗ bụi gai thì không sao. Chú thích:
[1] Nhóm sáu bí-sô: xem cht. 3, tr. 206.
[2] Đời sống với phương tiện hiện nay, chúng ta có thể sử dụng xà phòng, nước v.v… (cht. Dg).
[3] Tẩy tịnh oai nghi kinh 洗淨威儀經: không thấy trong tạng Đại chánh, Khai nguyên thích giáo lục 17, T55n2154, p663b20, Trinh nguyên tân định thích giáo lục 27, T55n2157, p1001b4 v.v…: chỉ nêu là 1 quyển, còn gọi là Thanh tịnh oai nghi kinh 清淨威儀經.
[4] Tỳ-nại-da tạp sự 5 (40 quyển, Nghĩa Tịnh dịch thời Đường), T24n1451, p224a18. TRÁI CÂY
Bấy giờ, có bí-sô sau khi ăn bơ bị khát nước. Đến hỏi y sĩ, y sĩ bảo ăn trái am-ma-lạc-ca[1] (tức trái Dư cam tử ở vùng Lĩnh Nam. Khi mới ăn có vị đắng chát, uống nước vào sẽ có vị ngọt, do đó mà gọi là Dư cam. Xưa cho là trái am-ma-lặc là không đúng).
Phật dạy:
- Có năm loại trái cây:
1. Ha-lê-đắc-chỉ (xưa cho là trái ha-lê-lặc là sai);[2] 2. Tì-bì-đắc-ca (xưa cho là trái tì-hê-lặc là sai);[3] 3. Am-ma-lạc-ca; 4. Mạt-lật-giả[4] (tức hồ tiêu); 5. Tất-bạt-lợi (tức nước rau mùi tàu, xưa gọi là tất-bạt-loại).[5] Năm loại trái cây này, đúng thời hay phi thời; có bệnh hay không bệnh, đều được dùng tùy ý. Chú thích:
[1] Am-ma-lạc-ca 菴摩洛迦: Skt. āmalaka; tên khoa học: Phyllanthus emblica; tên Việt Nam: Me rừng, chùm ruột núi. Vì quả chín có màu trắng vàng, vị ngọt chua có thể ăn được, ban đầu ăn vào thấy đắng chát, sau có vị ngọt, nên gọi là Dư cam tử.
[2] Ha-lê-đắc-chỉ 呵梨得枳: Skt.=P. harīṭaka, hay gọi ha-lê-lặc 呵梨勒; Thiện kiến luật 17, T24n1462, p795a20: Ha-lê-lặc, to như trái táo lớn, có vị chua đắng, dùng làm thuốc tiện lợi. Tứ phần (chú thích bản Việt): một loại trái chua, tên khoa học Myrobalan vàng, dùng để nhuộm màu vàng hay để xổ.
[3] Tì-bì-đắc-ca 毘鞞得迦: Skt.=P. vibhītaka, hay gọi tì-hê-lặc 鞞醯勒; Thiện kiến luật 17, Tỳ-hê-lặc, hình dáng như trái táo, có vị ngọt dùng làm thuốc, có thể trị bệnh ho. Tứ phần (chú thích bản Việt): quả xuyên luyện 川練, dùng làm thuốc.
[4] Mạt-lật-giả 末栗者: Skt. marica.
[5] Tất-bạt-lợi 蓽茇利: tất-bạt-loại 蓽苃類, Skt. pippalī. DA THUỘC
Như Thế Tôn dạy:
- Các nước ở vùng biên giới cho dùng ngọa cụ da. Ở vùng giữa, vì sự kiện Ô-ba-nan-đà nên không cho dùng, nhưng cho phép sử dụng ngồi ở tại nhà thế tục.
Cụ thọ Ô-ba-ly thưa Thế Tôn:
- Bạch Đại đức, đối với đồ da quy định chỉ được ngồi, không được nằm, vậy khoảng bao nhiêu thì mới được ngồi?
Phật dạy:
- Vừa đủ thân ngồi, không được phép nằm. Thế nào là vừa đủ nằm? Nghĩa là vừa đủ chỗ nằm ngủ.
Bấy giờ, nhóm sáu bí-sô dùng da sư tử làm thành giày dép đi vào doanh trại của vua Thắng Quân,[1] làm cho đám voi lớn kinh hãi. Bí-sô đem chuyện đó bạch với Phật. Phật dạy:
- Này các bí-sô, không được dùng các loại da voi quý, ngựa quý, sư tử, hổ, báo để làm dép; ai làm như vậy là phạm tội vượt pháp. Gân của các loài ấy cũng không được dùng. Nếu là giày da, không được che trước, che sau; không được làm giày ủng cao, ủng thấp. Người nào mang những thứ ấy là phạm tội vượt pháp.
Cụ thọ Ô-ba-ly bạch Thế Tôn:
- Bạch Đại đức, như Thế Tôn dạy, da của loài voi tôn quý không được lấy làm giày dép, vậy nếu da của voi, ngựa bình thường thì có được phép lấy dùng làm giày dép không?
Phật dạy:
- Không được. Vì sao? [491b01] Vì voi còn có ngà, ngựa còn có sức.
- Bạch Đại đức, da của ngựa tốt không được dùng làm giày dép, vậy nếu có da của ngựa quèn thì được phép làm giày dép không?
Phật dạy:
- Không được. Vì chúng có sức dũng mãnh.
- Bạch Đại đức, da sư tử, hổ, báo không được dùng làm giày dép, vậy nếu có những loại da của các loài tương tự như chúng, thì có được phép dùng làm giày dép không?
Phật dạy:
- Không được. Vì chúng có sức mạnh của móng vuốt, răng nanh.
- Các loại da tương tự như trên có được phép dùng làm giày dép không?
Phật dạy:
- Không được. (Trung Quốc không có giày ủng, chỉ có hài).
Thế Tôn chế học xứ như vậy rồi, có thợ săn sinh lòng kính tín, đem da gấu cúng dường cho bí-sô. Bí-sô không dám nhận, mới đem sự việc bạch với Phật.
Phật dạy:
- Người thợ săn kính tín chí thành khó có, nên cứ thọ nhận rồi đặt ở gần bên đầu, da gấu có lực có thể giúp ta sáng mắt.
Bấy giờ, có bí-sô mắt bị kém, đến hỏi y sĩ, y sĩ bảo:
- Nên dùng da gấu để làm dép.
Bí-sô bạch với Phật. Phật dạy:
- Theo lời y sĩ, có thể dùng da gấu làm dép nhưng không được làm nhiều lớp. Bên dưới chỉ một lớp, đặt các da khác lên trên, lông hướng về thân rồi tùy ý mang.
Bạch Đại đức, da voi, ngựa là thịt bất tịnh, vậy gân, xương, ngà có bất tịnh không?
Phật dạy:
- Đều bất tịnh. Chú thích:
[1] Vua Thắng Quân 勝軍王: tức vua Ba-tư-nặc. (xem cht. 1, tr. 148). ĐÃY LỌC NƯỚC
Như Thế Tôn dạy:
- Phải dùng đãy lọc nước. Các bí-sô không biết có bao nhiêu loại đãy lọc nước.
Phật dạy:
- Đãy lọc nước có năm loại: 1. Đãy lọc nước vuông (Nếu người bình thường sử dụng thì dùng vải lụa với kích thước thường là một thước, hai thước, hoặc ba thước. Nếu tỳ-kheo sử dụng thì dùng hai tấm lụa lớn nhỏ tùy lúc, nhưng các lỗ khe của vải lụa phải nhỏ và dày để trùng không lọt qua mới được; nếu các lỗ khe của vải thưa và lớn thì không được dùng. Có người dùng các loại vải lụa xấu, vải mỏng, vải gai, như vậy là không có tâm bảo vệ côn trùng vậy); 2. Pháp bình (tức Bình âm dương); 3. Quân trì[1] (dùng vải lụa bịt miệng bình, dùng dây nhỏ cột vào cổ bình rồi thả cho chìm xuống nước, sau đó kéo cho miệng bình nhô lên một nửa, nếu miệng bình vẫn chìm dưới nước là biết nước không vào được nữa. Khi bình đã đầy nước rồi thì chắt ra, nhưng cũng phải quan sát xem có trùng không. Không chỉ riêng quân trì, mà ngay cả bình cao có miệng lớn, không kể lớn nhỏ, cũng lấy lụa phủ lên miệng bình rồi dùng dây nhỏ cột chặt, tùy thời mà lấy nước, như vậy rất tiện lợi, không cần phải dùng tới đồ phóng sanh);[2] 4. Màn lọc nước kiểu hình muỗng tròn.[3] (Kiểu lọc này ở Trung Quốc không có. Ở những nơi khác, có thể tạm coi đó là cái lọc hình tròn, tuy nhiên đại khái là giống vậy nhưng kiểu dáng không hẳn đúng là như vậy); 5. Màn lọc dùng góc áo.[4] (Dùng lụa dệt dày, vuông khoảng một gang tay, bịt lên miệng bình, hoặc miệng bát để lọc lấy nước dùng. Góc áo ở đây không phải là góc y cà-sa. Đường dệt của lụa phải khít sát nhau mới được dùng, song vì lâu ngày không biết cách, cũng không có người hướng dẫn. Những đãy lọc nước này đều được dùng ở Ấn Độ. Đấng Đạo sư từ bi thương xót cứu độ chúng sanh, ăn thịt còn làm mất lòng từ, sát sanh thì sao thành Phật được? Dù tạm thời ra khỏi chùa cũng phải mang theo đãy cả dây cột, bình phóng sinh. Nếu không mang theo là không những xem thường khinh khi Phật giáo mà còn khó giáo dạy đồ chúng. Hành giả nên lưu ý việc này, phải chuyên chú hộ trì, tự lợi lợi tha).
Cụ thọ Ô-ba-ly thưa với Thế Tôn:
- Bạch Đại đức, khi đi ra ngoài năm câu-lô-xá[5] đến thôn xóm, thành phố hay chùa khác mà không có đãy lọc nước được không?
Phật dạy:
- Không được. [491c01] Nếu đến chỗ có nước kia, tưởng nơi ấy đã có đãy lọc nước rồi thì được. Nếu cố ý tưởng tượng ra thì không được đi.
- Bạch Đại đức, nếu không có đãy lọc nước được phép lội qua sông không?
Phật dạy:
- Không được, phải dùng mọi lúc.
- Bạch Đại đức, khi lội qua sông lạch, sau khi xem xét, đi khoảng bao xa thì được dùng nước (không lược).
- Này Ô-ba-ly, đi xuôi theo dòng nước một câu-lô-xá, nếu có dòng nước khác chảy đến, phải quan sát dòng nước ngược này cho kỹ rồi mới được dùng. Dòng nước không chảy cũng phải quan sát rồi mới được dùng.
- Bạch Đại đức, nước đã lọc rồi được phép không quan sát mà dùng không?
Phật dạy:
- Cần phải quan sát kỹ rồi mới dùng.
- Bạch Đại đức, nước không lược, quan sát rồi được phép dùng không?
Phật dạy:
- Quan sát không có trùng, sử dụng không phạm.
Cụ thọ[6] A-ni-lô-đà[7] dùng thiên nhãn thấy rõ trong nước có vô lượng chúng sinh.
Thế Tôn dạy:
- Không được quán sát nước bằng thiên nhãn. Có năm loại nước sạch được phép uống: 1. Biệt nhân tịnh; 2. Tăng-già tịnh; 3. Lự thủy tịnh; 4. Tỉnh tịnh; 5. Tuyền tịnh. Bên cạnh đó, còn có thêm minh tướng tịnh.
Biệt nhân tịnh: Biết người kia đáng tin cậy, chắn chắn không đem nước có trùng cho mình.
Tăng-già tịnh: Nước mà vị Tăng tri sự đã lưu tâm xem xét kỹ.
Lự la tịnh: Nước đã được lọc bằng lụa dày, trùng không lọt qua được.
Tỉnh tịnh và tuyền tịnh: Nước ở chỗ giếng (tỉnh) và suối (tuyền), mà nhớ rằng chỗ này chưa từng thấy có trùng.
Các trường hợp này, tuy không xem xét nhưng khi uống không có lỗi.
Minh tướng tịnh: Nếu nghi ngờ không biết nước đã lọc rồi hay chưa lọc, ban ngày quan sát kỹ, ban đêm uống, đến khi minh tướng xuất hiện, không lỗi.
Bấy giờ, các bí-sô quan sát nước trong thời gian lâu nên sinh ra mệt mỏi. Phật dạy:
- Quan sát nước, có thể trong thời gian bánh xe bò quay sáu vòng, hoặc giữ tâm thanh tịnh quan sát thật kỹ.
Nếu bí-sô nào, nước có trùng, tưởng nước có trùng, mà vẫn uống là phạm ba-dật-để-ca. Nghi nước có trùng mà vẫn uống, cũng phạm ba-dật-để-ca. Nước không trùng, mà tưởng có trùng, nếu uống là phạm đột-sắc-ngật-lý-đa. Nước không trùng mà nghi có trùng, nếu uống cũng phạm đột-sắc-ngật-lý-đa. Nước có trùng mà tưởng là không trùng thì không phạm.
(Ở đây, Hữu bộ cho rằng chỉ cần có nghi ngờ là đều phạm tội). Chú thích:
[1] Quân trì 君持 (軍持): Skt. Kuṇḍikā, còn gọi quân-trĩ-ca 捃稚迦, dịch là bình nước, một trong 18 vật tùy thân của tỳ-kheo.
[2] Hán: phóng sinh khí 放生器: Đức Phật quy định, bí-sô thường ngày dùng nước phải dùng đãy lọc qua rồi mới được uống. Các con sinh vật nhỏ trong nước lọc được phải bỏ vào một cái đồ đựng sau đó đem thả ra sông hồ, đồ đựng này gọi là đồ phóng sanh.
[3] Hán: chước thủy la 酌水羅, đây là dụng cụ lọc dùng màng lọc đặt lên trên một cái muỗng tròn rồi lọc.
[4] Hán: y giác la 衣角羅.
[5] Câu-lô-xá: xem cht. 1, tr. 114.
[6] Hán: A-du-suất-mãn 阿瑜率滿, Skt. āyuṣmat, dịch là cụ thọ, tôn giả... (xem cht. 1, tr. 29).
[7] A-ni-lô-đà 阿尼盧陀: Ngũ phần, Tăng-kỳ, Tứ phần, Thập tụng: A-na-luật 阿那律, dịch là Vô Diệt, Skt. Aniruddha, P. Anuruddha. TĂM XỈA RĂNG, CÂY CẠO LƯỠI
Lúc ở bên bờ sông Bạt-lũ-mạt-để,[1] các bí-sô nhân đức Thế Tôn chế định phải dùng tăm xỉa răng, bấy giờ họ bèn xỉa răng ngay tại chỗ trống và chỗ sạch sẽ qua lại.
Phật dạy:
- Có ba việc phải làm ở chỗ khuất: 1. Đại tiện; 2. Tiểu tiện; 3. Xỉa răng.
Những việc này không nên làm ở chỗ công khai.
Bấy giờ nhóm sáu bí-sô xỉa răng bằng tăm dài. Phật dạy:
[492a01] - Tăm xỉa răng có ba loại là dài, vừa và ngắn. Tăm dài bằng 12 ngón tay, tăm ngắn chừng tám ngón tay, giữa hai loại này là tăm vừa.
Bấy giờ các bí-sô khi xỉa răng, không biết cạo lưỡi, để miệng có mùi hôi. Phật dạy:
- Cần phải cạo lưỡi. Do đó, Ta cho phép làm cây cạo lưỡi, có thể làm bằng đồng thau, đồng, sắt. Nếu những thứ đó không có, có thể chẻ cọng tăm lớn ra làm hai, rồi ma sát hai bên lại với nhau cho bớt bén, sau đó uốn cong lại mà cạo lưỡi.
Khi muốn vứt bỏ, trước hết phải dùng nước rửa sạch tăm xỉa răng và cây cạo lưỡi, tiếp đến, tằng hắng cho ra tiếng hoặc búng tay để cảnh giác cho người khác biết; phải ở chỗ khuất mới được phép bỏ; ngay chỗ đó phải đổ ít nước lên đất sau đó cắm xuống bỏ. Ai làm trái, phạm tội vượt pháp. Chú thích:
[1] Sông Bạt-lũ-mạt-để 跋窶末底河: P. Vaggumudā, dịch là sông Thắng Tuệ 勝慧河. Thập tụng: sông Bà-cầu-ma 跋求摩河; Tứ phần: sông Bà-cầu 婆裘河…
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.93.145 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.