Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Hiệu chính và chú thích: Thích Nguyên An - Thích Tâm Nhãn - Thích Đạo Luận PHÁP SÁM HỐI CHÚNG GIÁO TỘI[1] NHÂN DUYÊN Ô-ĐÀ-DI
1. Pháp biến trú
[479a13] Bấy giờ, cụ thọ Ô-đà-di[2] cố ý tiết tinh, phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa[3] và cố ý che giấu trong nửa tháng. Sau đó Ô-đà-di đem việc này thưa cùng các bí-sô:
- Các cụ thọ, tôi là Ô-đà-di cố ý tiết tinh, phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa và che giấu trong nửa tháng. Bây giờ tôi phải làm gì?
Các bí-sô đem việc này bạch Phật. Phật dạy:
- Này các bí-sô, đối với trường hợp Ô-đà-di cố ý tiết tinh, phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, tính theo số ngày che giấu trong nửa tháng, cho hành pháp biến trú.[4] Nếu có những trường hợp xảy ra tương tự như vậy cũng tiến hành theo trình tự: Trải tòa, đánh kiền chùy, tác tiền phương tiện như trước. Bảo bí-sô Ô-đà-di mặc y bày vai phải, bỏ giày dép, lễ bái tùy theo vị lớn nhỏ, đến trước Thượng tọa, ngồi xổm, chắp tay thưa thế này:
a. Thưa thỉnh
Đại đức Tăng-già lắng nghe! Tôi là bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh, phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, đã che giấu nửa tháng. Nay tôi là bí-sô Ô-đà-di cầu xin Tăng-già tùy theo số ngày che giấu cho hành pháp biến trú. Ngưỡng mong Đại đức Tăng-già cho tôi là bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh, phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, đã che giấu nửa tháng, tùy theo số ngày che giấu hành pháp biến trú. Ngưỡng mong các ngài thương tưởng, thương tưởng tôi.
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa như vậy.
b. Tác bạch
Thứ đến một bí-sô tác bạch mới yết-ma:
[497b01] Đại đức Tăng-già lắng nghe! Bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh, phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa và che giấu trong nửa tháng. Nay bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, tùy theo số ngày che giấu, cầu xin Tăng-già cho hành pháp biến trú. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng-già thì Tăng-già đồng ý cho phép. Nay Tăng-già cho Ô-đà-di về tội cố ý tiết tinh phạm tăng-già-phạt-thi-sa, tùy theo số ngày che giấu hành pháp biến trú. Đây là lời tác bạch.
c. Yết-ma
Thứ đến yết-ma:
Đại đức Tăng-già lắng nghe! Bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh, phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, che giấu trong nửa tháng. Nay bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, tùy theo số ngày che giấu, cầu xin Tăng-già cho hành pháp biến trú. Nay Tăng cho Ô-đà-di cố ý tiết tinh phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, tùy theo số ngày che giấu hành pháp biến trú. Nếu cụ thọ nào đồng ý cho Ô-đà-di cố ý tiết tinh phạm tăng-già-phạt-thi-sa, tùy theo số ngày che giấu hành pháp biến trú thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói. Đây là yết-ma lần thứ nhất.
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa như vậy.
Tăng-già đã cho bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, tùy theo số ngày che giấu hành pháp biến trú xong. Tăng-già đã đồng ý vì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy.
Xong pháp thứ nhất.
Bấy giờ, bí-sô Ô-đà-di đang hành pháp biến trú, lại cố ý tiết tinh, phạm thêm tăng-già-phạt-thi-sa và tiếp tục che giấu. Sau đó ông đem sự việc này thưa với các bí-sô:
- Cụ thọ, tôi là bí-sô Ô-đà-di, khi đang hành pháp biến trú lại cố ý tiết tinh, phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, lại che giấu trong nửa tháng. Bây giờ tôi phải làm thế nào?
Các bí-sô đem sự việc này bạch Phật. Phật dạy:
- Này các bí-sô, Ô-đà-di cố ý tiết tinh lần thứ hai, phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, rồi lại che giấu, tùy theo số ngày che giấu cho hành pháp phục bổn biến trú.[5] Nếu có những trường hợp tương tự như vậy xảy ra cũng xử lý như thế này: Trải tòa, đánh kiền chùy, tác tiền phương tiện, đương sự thưa như sau:
Đại đức Tăng-già lắng nghe! Tôi bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, che giấu trong nửa tháng. Tôi bí-sô Ô-đà-di đã cầu xin Tăng-già cho hành pháp biến trú tùy theo số ngày che che giấu. Tăng-già đã tùy theo số ngày che giấu cho tôi hành pháp biến trú, nhưng trong thời gian hành pháp biến trú tôi lại tái phạm, tội giống như trước, tôi lại che giấu nữa. [479c01] Nay tôi bí-sô Ô-đà-di cầu xin Tăng-già cho hành pháp phục bổn biến trú. Ngưỡng mong Đại đức Tăng-già cho tôi là bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh lần thứ hai, phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, được hành pháp phục bổn biến trú. Ngưỡng mong các ngài thương tưởng, thương tưởng tôi.
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa như vậy.
Thứ đến, một bí-sô tác bạch rồi yết-ma:
Đại đức Tăng-già lắng nghe! Bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, che giấu nửa tháng. Bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, tùy theo số ngày che giấu đã hành pháp biến trú. Trong thời gian hành pháp biến trú lại tái phạm, tội giống như trước và cũng che giấu. Ô-đà-di đối với tội đã phạm như lần trước nay cầu xin Tăng-già cho hành pháp phục bổn biến trú. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng-già thì Tăng-già đồng ý. Nay Tăng-già cho bí-sô Ô-đà-di tùy theo số ngày che giấu hành pháp phục bổn biến trú. Đây là lời tác bạch.
Thứ đến yết-ma. Căn cứ văn bạch mà làm… cho đến câu:… vì sự im lặng, tôi xin ghi nhận như vậy.
(Xong pháp thứ hai).
2. Trùng thâu căn bản
Bấy giờ, bí-sô Ô-đà-di đang hành pháp phục bổn biến trú, lại phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa đồng như tội trước và cũng che giấu. Sau đó, cũng thưa các bí-sô:
- Cụ thọ, tôi bí-sô Ô-đà-di, trước đây cố ý tiết tinh, phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, che giấu trong nửa tháng, đã xin Tăng-già tùy theo số ngày che giấu hành pháp biến trú. Tăng cho tôi là bí-sô Ô-đà-di, cố ý tiết tinh, phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, tùy theo số ngày che giấu hành pháp biến trú. Tôi Ô-đà-di đang hành pháp biến trú lại phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa lần nữa, đồng như tội trước và cũng che giấu. Tôi bí-sô Ô-đà-di cầu xin Tăng-già cho hành pháp phục bổn biến trú. Tăng-già đã cho tôi là bí-sô Ô-đà-di phạm tội lần thứ hai được hành pháp phục bổn biến trú. Khi tôi đang hành pháp phục bổn biến trú, lại tái phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa lần thứ ba; như tội trước cũng che giấu. Nay tôi phải làm thế nào?
Các bí-sô đem việc này bạch Phật. Phật dạy:
- Này các bí-sô, cho bí-sô Ô-đà-di tái phạm lần thứ ba; tội như hai lần trước và cũng che giấu, hành pháp biến trú trùng thâu căn bản.[6] Nếu có những trường hợp tương tự như vậy cũng xử lý như sau: Tác tiền phương tiện v.v… ngồi xổm, [480a01] chắp tay, căn cứ như trên, thưa theo văn sau:
a. Thưa thỉnh
Đại đức Tăng-già lắng nghe! Tôi là bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh, phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, che giấu nửa tháng. Tôi Ô-đà-di đã cầu xin Tăng-già, tùy theo số ngày che giấu cho hành pháp biến trú. Tăng-già đã cho tôi là bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh, phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, tùy theo số ngày che giấu hành pháp biến trú. Khi tôi hành pháp biến trú lại tái phạm lần thứ hai, đồng như tội trước và che giấu nữa. Tôi bí-sô Ô-đà-di đã cầu xin Tăng-già cho hành pháp phục bổn biến trú. Tăng đã đồng ý cho tôi là bí-sô Ô-đà-di hành pháp phục bổn biến trú. Khi tôi đang hành pháp phục bổn biến trú, tôi lại tái phạm lần thứ ba và cũng che giấu. Tôi là bí-sô Ô-đà-di nay cầu xin Tăng-già cho hành pháp biến trùng thâu căn bản. Ngưỡng mong Đại đức Tăng-già cho tôi là Ô-đà-di phạm một loại tội đến ba lần và đều che giấu, hành pháp biến trú trùng thâu căn bản. Ngưỡng mong các ngài thương tưởng, thương tưởng tôi.
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa như vậy.
b. Tác bạch
Thứ đến, sai một bí-sô trước tác bạch sau yết-ma:
Đại đức Tăng-già lắng nghe! Bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh, phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, che giấu nửa tháng. Bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh, phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, tùy theo số ngày che giấu đã cầu xin Tăng-già cho hành pháp biến trú. Khi đang hành pháp biến trú lại tái phạm tội này lần thứ hai, và che giấu lần nữa, cũng cầu xin Tăng-già cho hành phục bổn biến trú. Khi đang hành phục bổn biến trú lại phạm lần thứ ba như tội cũ và che giấu lần nữa. Nay bí-sô Ô-đà-di vì tái phạm lần thứ ba như tội trước, cầu xin Tăng-già cho hành pháp biến trú trùng thâu căn bản, tùy theo số ngày che giấu. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng-già thì Tăng-già cho phép. Nay Tăng-già cho Ô-đà-di vì tái phạm lần thứ ba, hành pháp biến trú trùng thâu căn bản, tùy theo số ngày che giấu. Đây là lời tác bạch.
c. Yết-ma
Thứ đến yết-ma, nói đầy đủ như văn bạch trước cho đến câu:… vì im lặng, tôi xin ghi nhận như vậy.
(Xong pháp thứ ba. Nếu tái phạm thì căn cứ theo sự việc cụ thể mà quở trách).
3. Pháp ý hỷ
Bí-sô Ô-đà-di vào lúc khác cố ý tiết tinh, phạm tội Tăng-già-phạt-thi-sa, che giấu nửa tháng. Tùy theo số ngày che giấu cầu xin hành pháp biến trú. Khi đang hành pháp biến trú lại tái phạm lần thứ hai như tội trước; lại hành pháp biến trú theo lần đầu. Khi đang hành pháp phục bổn biến trú thì tái phạm [480b01] lần thứ ba, tội như lần trước, phải hành pháp biến trú trùng thâu căn bản. Ô-đà-di đã thực hành tốt đẹp, hoàn tất mới bạch với các bí-sô:
- Cụ thọ, tôi là bí-sô Ô-đà-di, cố ý tiết tinh phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, che giấu nửa tháng. Tôi đã cầu xin Tăng-già tùy theo số ngày che giấu cho hành pháp biến trú. Tăng-già đã cho tôi là bí-sô Ô-đà-di, cố ý tiết tinh phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, tùy theo số ngày che giấu hành pháp biến trú. Khi tôi đang hành pháp biến trú trong thời gian đó lại tái phạm như tội trước và đã cầu xin Tăng-già cho hành pháp phục bổn biến trú. Tăng-già đã cho tôi là bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh, phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, tùy theo số ngày che giấu hành pháp phục bổn biến trú. Khi tôi đang hành pháp phục bổn biến trú lại tái phạm lần thứ ba như tội trước và cũng che giấu.
Tôi đã cầu xin Tăng-già cho hành pháp biến trú trùng thâu căn bản. Tăng-già đã cho tôi là bí-sô Ô-đà-di phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa lần thứ ba, cùng loại tội như trước, tùy theo số ngày che giấu mà hành pháp biến trú trùng thâu căn bản.
Tôi, bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh, phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, che giấu nửa tháng; tùy theo số ngày che giấu đã hành pháp biến trú hoàn tất. Tái phạm lần thứ hai tội như trước, đã hành pháp phục bổn biến trú cũng hoàn tất tốt. Tái phạm lần thứ ba như tội trước, đã hành biến trú trùng thâu căn bản cũng hoàn tất tốt. Bây giờ tôi phải làm gì?
Các bí-sô đem việc này bạch Phật.
Phật dạy:
- Này các bí-sô, hãy cho bí-sô Ô-đà-di hành sáu đêm ma-na-tha.[7] Nếu có trường hợp nào tương tự như vậy cũng tiến hành như sau: Trải tòa, đánh kiền chùy, thưa trình với đại chúng. Đại chúng tập họp xong, trong giới trường tối thiểu phải bốn người. Bí-sô Ô-đà-di vào trong chúng, bỏ giày dép, lễ bái tùy theo lớn nhỏ, ngồi xổm, chắp tay trước Thượng tọa thưa rằng:
a. Thưa thỉnh
Đại đức Tăng-già lắng nghe! Tôi là bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh, phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, che giấu nửa tháng. Tôi bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh, phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, che giấu nửa tháng, đã cầu xin Tăng-già tùy theo số ngày che giấu hành pháp biến trú. Tăng-già đã cho tôi là bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh, phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, tùy theo số ngày che giấu hành pháp biến trú. Tôi bí-sô Ô-đà-di khi đang hành pháp biến trú lại phạm lần hai, đồng như tội trước và [480c01] cũng che giấu. Tôi bí-sô Ô-đà-di đã cầu xin Tăng-già tùy theo số ngày che giấu phải hành pháp phục bổn biến trú. Tăng-già đã cho tôi là bí-sô Ô-đà-di theo số ngày che giấu được hành pháp phục bổn biến trú. Khi tôi hành pháp phục bổn biến trú lại phạm lần thứ ba, như tội trước và cũng che giấu; tôi lại cầu xin Tăng-già cho hành pháp biến trú trùng thâu căn bản. Tăng-già đã cho tôi là bí-sô Ô-đà-di, tái phạm lần thứ ba, tùy theo số ngày che giấu, hành lại pháp biến trú trùng thâu căn bản.
Tôi bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh phạm tăng-già-phạt-thi-sa, che giấu nửa tháng, tùy theo số ngày che giấu phạm đã hành pháp biến trú tốt. Tái phạm lần hai, tội như trước, tùy theo số ngày che giấu hành pháp phục bổn biến trú, thực hành tốt. Tái phạm lần ba, tùy theo số ngày che giấu, hành thêm pháp biến trú trùng thâu căn bản cũng hành tốt, và hoàn tất. Nay xin Tăng-già cho hành thêm sáu đêm ma-na-tha. Ngưỡng mong Đại đức Tăng-già cho tôi bí-sô Ô-đà-di hành sáu đêm ma-na-tha. Xin các ngài thương tưởng, thương tưởng tôi.
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa như vậy.
b. Tác bạch
Thứ đến, một bí-sô tác bạch rồi yết-ma:
Đại đức Tăng-già lắng nghe! Bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, che giấu nửa tháng. Bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh phạm tội tăng-già-phạt-thi sa, cầu xin Tăng-già tùy theo số ngày che giấu hành pháp biến trú. Tăng-già đã cho bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, che giấu nửa tháng, tùy theo số ngày che giấu hành pháp biến trú. Trong thời gian hành pháp biến trú lại phạm lần hai, đồng tội như trước, cũng che giấu. Bí-sô Ô-đà-di với lần phạm thứ hai đã cầu xin Tăng-già hành pháp phục bổn biến trú. Tăng-già đã cho bí-sô Ô-đà-di tùy theo số ngày che giấu hành pháp pháp phục bổn biến trú. Trong thời gian hành pháp phục bổn biến trú thì tái phạm lần ba, đồng tội như trước và cũng che giấu. Bí-sô Ô-đà-di với lần phạm tội thứ ba đã cầu xin Tăng-già cho hành pháp biến trú trùng thâu căn bản. Tăng-già đã cho bí-sô Ô-đà-di tùy theo số ngày được che giấu hành pháp biến trú trùng thâu căn bản. Bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, che giấu nửa tháng, hành pháp biến trú tốt; tái phạm lần hai, hành pháp phục bổn biến trú cũng tốt; tái phạm lần ba cũng như tội trước, hành pháp biến trú trùng thâu căn bản cũng thực hành hoàn tất tốt.
Nay cầu xin Tăng-già hành sáu đêm ma-na-tha. [481a01] Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng-già thì Tăng-già đồng ý. Nay Tăng-già cho bí-sô Ô-đà-di hành sáu đêm ma-na-tha. Đây là lời tác bạch.
c. Yết-ma
Thứ đến yết-ma, nói đầy đủ cho đến câu:… vì im lặng, tôi xin ghi nhận như vậy.
4. Pháp xuất tội
Bấy giờ Ô-đà-di cố ý tiết tinh phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, che giấu nửa tháng. Tùy theo số ngày che giấu, hành pháp biến trú tốt. Tái phạm lần thứ hai, hành phục bổn biến trú, cũng hành tốt. Tái phạm lần thứ ba, đồng tội như trước, hành biến trú trùng thâu căn bản cũng hành tốt. Hành sáu đêm ma-na-tha cũng hành tốt và hoàn tất. Ô-đà-di đem việc này thưa lại với các bí-sô:
- Cụ thọ, tôi là bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, che giấu nửa tháng, đã xin Tăng-già tùy theo số ngày che giấu hành pháp biến trú. Tăng-già đã cho tôi bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, tùy theo số ngày che giấu hành pháp biến trú.
Khi tôi đang hành pháp biến trú lại phạm lần hai cũng che giấu. Tôi bí-sô Ô-đà-di đối với tội trước đã xin Tăng-già tùy theo số ngày che giấu cho hành pháp phục bổn biến trú. Tăng-già đã cho tôi bí-sô Ô-đà-di theo loại tội trước, tùy theo số ngày che giấu hành pháp phục bổn biến trú. Khi tôi đang hành pháp phục bổn biến trú thì phạm lần ba cũng lại che giấu. Tôi bí-sô Ô-đà-di đối với loại tội trước tùy theo số ngày che giấu, đến Tăng-già xin hành pháp biến trú trùng thâu căn bản. Tôi bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, che giấu nửa tháng, hành pháp biến trú tốt. Phạm lần thứ hai hành pháp phục bổn biến trú cũng tốt. Phạm lần thứ ba đồng tội trước, hành pháp biến trú trùng thâu căn bản cũng hành tốt. Sau đó, hành sáu đêm ma-na-tha tôi cũng hành tốt và hoàn tất. Giờ tôi phải làm gì?
Các bí-sô đem việc này bạch Phật. Phật dạy:
- Này các bí-sô, bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, che giấu nửa tháng, cho hành pháp biến trú tùy theo số ngày che giấu, việc thực hành tốt. Phạm lần thứ hai cũng che giấu, cho hành pháp phục bổn biến trú, hành tốt. Phạm lần thứ ba đồng tội trước cũng che giấu, cho hành pháp biến trú trùng thâu căn bản, hành tốt. Hành sáu đêm ma-na-tha cũng hành tốt và hoàn tất. Nếu có trường hợp nào như vậy đều tác pháp như sau:
Trải tòa, đánh kiền chùy, cáo bạch đại chúng. Đại chúng tập hợp tối thiểu phải đủ hai mươi vị. Bấy giờ bí-sô Ô-đà-di bày y vai phải, bỏ giày, tùy theo lớn nhỏ lễ bái. Ngay trước Thượng tọa, ngồi xổm, chắp tay bạch:
a. Tác bạch
[481b01] Đại đức Tăng-già lắng nghe! Tôi là bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, che giấu nửa tháng. Tôi bí-sô Ô-đà-di tùy theo số ngày che giấu xin hành pháp biến trú. Tăng-già đã cho tôi là bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, tùy theo số ngày che giấu hành pháp biến trú. Tôi bí-sô Ô-đà-di ngay trong nửa tháng đang hành biến trú lại phạm lần hai, đồng như tội trước cũng che giấu. Tôi đã xin Tăng-già cho hành pháp phục bổn biến trú. Tăng-già đã cho tôi là bí-sô Ô-đà-di phạm tội như trước được hành pháp phục bổn biến trú. Tôi đã hành pháp phục bổn biến trú. Tăng-già đã cho tôi là bí-sô Ô-đà-di phạm tội như trước hành pháp biến trú trùng thâu căn bản. Tôi bí-sô Ô-đà-di đối với tội phạm như trước, che giấu trong nửa tháng, tùy theo số ngày che giấu hành pháp biến trú tốt. Tái phạm lần hai cũng tội như trước, hành pháp phục bổn biến trú cũng hành tốt. Tái phạm lần thứ ba cũng tội như trước, hành pháp biến trú trùng thâu căn bản và sáu đêm ma-na-tha đều tốt và hoàn tất. Nay tôi xin Tăng-già cho xuất tội.[8] Nguyện Đại đức Tăng-già cho tôi là bí-sô Ô-đà-di pháp xuất tội. Ngưỡng mong các ngài thương tưởng, thương tưởng tôi.
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa như vậy.
b. Yết-ma
Thứ đến, một bí-sô tác bạch rồi quở trách, sau đó yết-ma:
Đại đức Tăng-già lắng nghe! Bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh, phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, che giấu nửa tháng. Bí-sô Ô-đà-di đã xin Tăng-già tùy theo số ngày che giấu hành pháp biến trú. Tăng-già cho bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, tùy theo số ngày che giấu hành pháp biến trú. Khi hành pháp biến trú phạm lần thứ hai, đồng tội trước cũng che giấu. Sau đó Ô-đà-di đến xin Tăng-già tùy theo số ngày che giấu hành pháp phục bổn biến trú. Tăng-già cho bí-sô Ô-đà-di đối với đồng tội trước, tùy theo số ngày che giấu hành pháp phục bổn biến trú. Trong thời gian hành pháp phục bổn biến trú lại phạm lần thứ ba, đồng như tội trước, cũng lại che giấu. Ô-đà-di đến Tăng-già xin tùy theo số ngày che giấu hành pháp biến trú trùng thâu căn bản. Tăng-già cho bí-sô Ô-đà-di phạm tội đồng như trước, tùy theo số ngày che giấu, hành pháp biến trú trùng thâu căn bản. Bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, tùy theo số ngày che giấu hành biến trú tốt. Lần thứ hai phạm đồng tội trước, hành pháp phục bổn biến trú, hành tốt. Phạm lần thứ ba [481c01] đồng tội trước, hành pháp biến trú trùng thâu căn bản, hành tốt.
Nay đến Tăng-già xin sáu đêm ma-na-tha. Tăng-già cho bí-sô Ô-đà-di sáu đêm ma-na-tha xong. Nay cầu xin Tăng-già cho xuất tội. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng-già thì Tăng-già đồng ý. Nay Tăng-già cho bí-sô Ô-đà-di xuất tội. Đây là lời tác bạch.
c. Quở trách
Thứ đến, tiến hành quở trách như thế này:
Này bí-sô Ô-đà-di, phải biết rằng có hai hạng người có thể làm tắt cây đuốc pháp, che mất ánh sáng của pháp, phá hoại ngọn đèn pháp. Thế nào là hai? Thứ nhất là phạm tội. Thứ hai có tội không như pháp sám hối trừ diệt. Đây là hai hạng người hèn, hai hạng ngu si, hai hạng bất minh, hai hạng bất thiện.
Lại có hai hạng người không thể đào bứng gốc rễ tội nặng,[9] không chuyên cần dụng công đối với việc ngược dòng đời, không thể làm khô cạn dòng nước dữ; không chiến đấu cùng ma quân, không chặt ngã cây cờ của ma; không có tâm nguyện dựng lên cây cờ pháp thắng diệu, không chịu đoạn trừ những nhận thức tội lỗi xấu ác; đối với chánh giáo của bậc Đại sư không chịu tùy thuận chuyển bánh xe pháp. Lại có hai hạng người bị khổ độc làm phiền não; có hai hạng người tăng trưởng dòng nước luân hồi, đó là phạm tội và không sám hối như pháp.
Này Ô-đà-di, như Thế Tôn dạy: thường phải tư duy việc từ bỏ tham sân si. Nay tại sao thầy lại như vậy? Đã hành động xấu xa như vậy; thầy là người ngu si, làm sao đưa hai tay này nhận vật cúng dường bằng tín tâm của người, rồi cũng hai tay này làm những điều xấu ác. Thầy là người ngu si, thà đưa hai tay cho những loài rắn độc đáng sợ cắn, chứ không được vô cớ cầm sanh chi (tiếng Phạn gọi ương-già-đỗ-đa,[10] dịch là sinh chi, tức là nam căn) làm việc xấu.
Này Ô-đà-di, do đó phạm tội không nói lên để trừ diệt thì thối thất sự tưởng niệm về vô thường, tưởng niệm về khổ vô thường, tưởng niệm về vô ngã khổ, tưởng niệm về nhàm chán thức ăn, tưởng niệm không thích việc thế gian, tưởng niệm về lỗi lầm, tưởng niệm về sự có thể đoạn trừ, tưởng niệm về không yêu thích, tưởng niệm về sự hoại diệt, sự chết, tưởng niệm về bất tịnh, tưởng niệm về sự ứ xanh,[11] tưởng niệm về sự chảy mủ, tưởng niệm về sự nát bấy, tưởng niệm về sự sình trương, tưởng niệm về sự chảy máu ra, tưởng niệm về thịt rơi vãi ra, tưởng niệm về xương trắng, tưởng niệm về quán không, tất cả các tưởng niệm như vậy đều không thể hiện tiền và cũng không thể đắc được sơ thiền, cho đến nhị, tam, tứ thiền, từ bi hỷ xả, không xứ, thức xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ, quả Dự lưu, quả Nhất lai, quả Bất hoàn, quả A-la-hán đều không đắc được. Thần cảnh thông, thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm thông,[12] túc mệnh thông,[13] lậu tận thông,[14] tất cả cũng không chứng được.
Này Ô-đà-di, do không nói lên tội,[15] sau khi chết sẽ thọ sanh một trong hai đường [482a01] là chỗ đáng sợ hãi. Đó là nại-lạc-ca[16] và bàng sinh. Như Thế Tôn dạy: Có hai nghiệp ngăn che khiến hướng đến nại-lạc-ca và bàng sinh, là không tin lời Phật dạy và che giấu tội lỗi.
Ân cần quở trách như vậy để hối hận sửa đổi, sau đó yết-ma:
Đại đức Tăng-già lắng nghe! Bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh, phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, che giấu nửa tháng. Bí-sô Ô-đà-di đã cầu xin Tăng-già, tùy theo số ngày che giấu hành pháp biến trú. Tăng-già cho bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh, phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, tùy theo số ngày che giấu hành pháp biến trú. Trong lúc đang hành biến trú lại phạm lần thứ hai, như tội trước và cũng che giấu. Bí-sô Ô-đà-di đã cầu xin Tăng-già, tùy theo số ngày che giấu hành pháp phục bổn biến trú. Tăng-già đã cho bí-sô Ô-đà-di hành pháp phục bổn biến trú, do phạm lại tội trước tùy theo số ngày che giấu. Trong khi hành pháp phục bổn biến trú, lại phạm lần thứ ba, như tội trước và cũng che giấu. Bí-sô này đã xin Tăng-già tùy theo số ngày che giấu cho hành biến trú trùng thâu căn bản. Tăng-già đã cho bí-sô Ô-đà-di phạm tội như lần trước, tùy theo số ngày che giấu hành biến trú trùng thâu căn bản. Bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh, phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, tùy theo số ngày che giấu hành biến trú tốt. Tái phạm lần thứ hai với tội như trước, hành pháp phục bổn biến trú và đã hành tốt. Tái phạm lần thứ ba với tội như trước, hành biến trú trùng thâu căn bản cũng hành tốt.
Sau đó xin Tăng-già cho hành sáu đêm ma-na-tha. Tăng-già cho bí-sô Ô-đà-di hành sáu đêm ma-na-tha và đã hành tốt, xong.
Nay cầu xin Tăng-già cho xuất tội. Tăng-già cho bí-sô Ô-đà-di cố ý tiết tinh, phạm tội tăng-già-phạt-thi-sa, tùy theo số ngày che giấu hành pháp biến trú tốt. Tái phạm lần thứ hai, cũng tội như trước, hành pháp phục bổn biến trú đã hành tốt. Tái phạm lần thứ ba, như tội trước hành pháp biến trú trùng thâu căn bản cũng hành tốt. Sáu đêm ma-na-tha cũng hành tốt, xong.
Nay cầu xin Tăng-già cho xuất tội. Nếu các cụ thọ đồng ý cho bí-sô Ô-đà-di xuất tội thì im lặng. Nếu vị nào không đồng ý thì nói ra. Đây là yết-ma lần thứ nhất.
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa như vậy.
Tăng-già đã cho bí-sô Ô-đà-di xuất tội xong. Tăng-già đã đồng ý vì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy.
d. Tán thán
Thứ đến, tán thán khuyên nhủ như sau:
Lành thay, Ô-đà-di! Rất tốt, Ô-đà-di! [482b01] Có hai hạng người thông tuệ, hai hạng người phân minh, hai hạng người thiện. Thế nào là hai?
Thứ nhất, người không phạm tội; thứ hai, người phạm tội nhưng như pháp sám hối trừ diệt.
Có hai hạng người thường đốt sáng đuốc pháp, dựng lên cây cờ pháp. Thế nào là hai? Thứ nhất, không phạm tội; thứ hai, phạm tội nhưng như pháp sám hối trừ diệt.
Lại có hai hạng người có thể đào bứng cội gốc tội nặng, chuyên cần dụng công đối với việc ngược dòng đời, có khả năng làm khô cạn dòng nước dữ, có thể chiến đấu cùng ma quân, có thể chặt cây cờ của ma để dựng lên cây cờ pháp thắng diệu một cách tốt đẹp. Có khả năng đoạn trừ những tri kiến xấu ác, và đối với chánh giáo của bậc Vô thượng đại sư tùy thuận chuyển bánh xe pháp.
Thế nào là hai? Thứ nhất là người không phạm tội, thứ hai là có phạm tội thì như pháp sám hối trừ diệt.
Lại có hai hạng người không bị phiền não làm khổ; lại có hai hạng người không tăng trưởng dòng nước luân hồi. Thế nào là hai?
Thứ nhất là không phạm tội, thứ hai phạm tội nhưng sám hối trừ diệt.
Này Ô-đà-di, thầy đã sám hối nói lên các tội, chính là khế hợp với việc đắc các tưởng vô thường, tưởng vô thường khổ… (nói nói rộng cho đến): đắc lậu tận thông.[17] Đối với hai con đường người và trời, thầy quyết định được một, không có gì nghi ngờ. Như Thế Tôn dạy: Có hai loại nghiệp không ngăn che, đưa đến hai đường trời và người, là tin lời Phật dạy và không che giấu tội lỗi của mình. Như vậy nên biết rằng: thầy đã xuất tội xong, chớ nên phóng dật, đối với các thiện phẩm phải tu tập thường xuyên.
e. Sám hối
Nếu có người nào phạm tội như vậy cũng trình tự tác pháp như Ô-đà-di. Sau khi xuất tội, nên cầu xin Tăng-già cho sám hối tội tốt-thổ-la-để-dã.[18] Cầu xin như sau:
Đại đức Tăng-già lắng nghe! Tôi là bí-sô… đối với việc cố ý tiết tinh, trước đó có tạo phương tiện phạm tội tốt-thổ-la-để-dã. Nay tôi tên… cầu xin Tăng-già pháp phát lồ sám hối, mong Đại đức Tăng-già cho phép tôi là… sám hối nói lên tội tốt-thổ-la-để-dã. Ngưỡng mong các ngài thương tưởng, thương tưởng tôi.
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa như vậy.
Sau đó sai một bí-sô tác bạch rồi yết-ma:
Đại đức Tăng-già lắng nghe! Bí-sô… đối với việc cố ý tiết tinh, trước đó có tạo phương tiện phạm tội tốt-thổ-la-để-dã. Bí-sô này cầu xin Tăng-già pháp phát lồ sám hối tội tốt-thổ-la-để-dã. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng-già thì Tăng-già đồng ý.
Nay Tăng-già cho bí-sô… đối với việc cố ý tiết tinh, trước đó có tạo phương tiện phạm tội tốt-thổ-la-để-dã được nói lên tội sám hối. Đây là lời tác bạch.
Thứ đến tác yết-ma:
Đại đức Tăng-già lắng nghe! Bí-sô tên… đối với việc cố ý tiết tinh, trước đó có tạo phương tiện phạm tội [482c01] tốt-thổ-la-để-dã, vị này cầu xin Tăng-già cho pháp phát lồ sám hối tội tốt-thổ-la-để-dã.
Nay Tăng-già cho bí-sô… cố ý tiết tinh, trước đó có tạo phương tiện phạm tội tốt-thổ-la-để-dã được sám hối. Các cụ thọ nào đồng ý cho bí-sô… cố ý tiết tinh, trước đó có tạo phương tiện phạm tội tốt-thổ-la-để-dã được sám hối thì im lặng. Vị nào không đồng ý thì nói ra. Đây là yết-ma lần thứ nhất.
Lần thứ hai, lần thứ ba cũng thưa như vậy.
Tăng-già đã cho bí-sô… cố ý tiết tinh, trước đó có tạo phương tiện phạm tội tốt-thổ-la-để-dã được sám hối xong. Tăng-già đã cho phép vì im lặng. Nay tôi xin ghi nhận như vậy.
Những trường hợp sau tương tự như vậy. Lần lượt tiến hành như sau:
Tội thuộc về nguyên nhân đầu tiên gây ra tội đột-sắc-ngật-lý-đa[19] và tội về không kính (Thánh) giáo ba-dật-để-ca,[20] thì đối trước một bí-sô như pháp phát lồ sám hối trừ diệt.
Tội tốt-thổ-la-để-dã có hai loại:[21] Một, tội làm nguyên nhân gây ra ba-la-thị-ca.[22] Hai, tội làm nguyên nhân gây ra tăng-già-phạt-thi-sa.
Nguyên nhân gây ra tội ba-la-thị-ca cũng có hai loại. Một là nặng. Hai là nhẹ. Trong này, nếu trường hợp phạm nặng phải đối trước đại chúng phát lồ sám hối tội này (Đại chúng ở đây có nghĩa là tất cả hiện tiền Tăng trong cương giới). Nếu trường hợp phạm tội nhẹ thì đối với đại chúng ít nhất là bốn người, ngay trong đàn tràng sám hối nói lên tội đã phạm.
Nguyên nhân đưa đến tội tăng-già-phạt-thi-sa cũng có hai loại: Một nặng, hai nhẹ. Trong trường hợp này, nếu phạm nặng thì đối trước nhiều nhất là bốn bí-sô, ngay trong đàn tràng sám hối nói lên tội đã phạm. Nếu trường hợp phạm nhẹ thì đối một người như pháp sám hối trừ tội.
Còn đối với nhân gây ra tội ba-dật-để-ca, đột-sắc-ngật-lý-ca thì căn cứ theo trước để làm. Nếu che giấu những tội lớn nhỏ về chúng học thì phải ăn năng sám hối. Chú thích:
[1] Chúng giáo tội眾教罪: Skt. saṃghāvaśeṣa, tội tăng-già-phạt-thi-sa (Tăng tàn).
[2] Ô-đà-di 鄔陀夷: P. Udāyin.
[3] Tăng-già-phạt-thi-sa: xem cht. 2, tr. 124.
[4] Pháp biến trú 遍住法: hay gọi pháp biệt trú 别住. P. Parivāsa, phiên âm ba-lợi-bà-sa, là cách sống riêng, thời gian bị quản chế.
[5] Phục bổn biến trú 復本遍住: hành pháp biến trú lại như cũ.
[6] Hán: Trùng thâu căn bản 重收根本, P. mūlāyapaṭikassanā, paṭikassanaṃ là kéo trở lại (drawing back to). Mūlāya là căn bản (the beginning), Tứ phần, Ngũ phần, Thập tụng dịch là bổn nhật trị 本日治; Trung A-hàm 52, T01n26, p756a23: căn bản trị 根本治.
[7] Ma-na-tha: xem cht. 2, tr. 90.
[8] Xuất tội 出罪: P. abbhāna, phiên âm a-phù-ha-na, nghĩa là sự phục hồi (xem thêm cht. 2, tr. 90).
[9] Hán: Trùng tội căn bản 重罪根本, tội căn bản 根本罪, tội gốc trong giới luật, tức phạm ba-la-thị-ca (ba-la-di).
[10] Ương-già-đỗ-đa 鴦伽社哆: Skt. aṅga-jata, liṅga, dịch sinh chi 生支.
[11] Tưởng ứ xanh 青瘀想: quán tử thi qua một ngày, máu ngưng đọng, da thịt chuyển màu xanh.
[12] Hán: Tha tâm sai biệt 他心差別.
[13] Hán: Túc trụ sinh tử 宿住死生, biết việc làm, đời sống quá khứ và sinh tử nhiều đời của chúng sinh.
[14] Hán: Tận chư hữu lưu 盡諸有流, dứt hết kiến hoặc và tư hoặc trong 3 cõi, không bị sống chết trói buộc trong 3 cõi.
[15] Hán: bất thuyết tội 不說罪. Thuyết tội, Skt. āpatti-pratideśanā, (chí tâm) thuyết tội, tức cần nói rõ điều đã vi phạm cho người có đủ tư cách nghe, gọi là thuyết tội.
[16] Nại-lạc-ca 捺洛迦: Skt. nāraka, Hán dịch là địa ngục.
[17] Hán: Tận hữu lưu (tận chư hữu lưu), xem cht. 3, tr. 229.
[18] Tốt-thổ-la-để-dã 窣吐羅底也(野): Skt. sthūlātyaya, P. thullaccaya, thūlaccaya, âm khác thâu-lan-giá 偷蘭遮, thâu-la-giá 偷羅遮, dịch là thô tội, đại tội, trọng tội. Thiện kiến 9, T24n1462, p733c18: “Thâu-lan, nghĩa là lớn. Giá 遮, chỉ sự chướng ngại đạo, về sau đọa ác đạo.”
[19] Đột-sắc-ngật-lý-đa: xem cht. 2, tr. 137.
[20] Không kính Thánh giáo ba-dật-để-ca: nếu không tàm quý, khinh khi lời Phật là phạm ba-dật-để-ca (xem thêm cht. 1, tr. 137).
[21] Tốt-thổ-la-để-dã còn gọi tội phương tiện. Tội phương tiện 方便罪: cũng là tội thâu-lan-giá. Thâu-lan-giá được chia làm 2 loại chính và phụ là độc đầu, phương tiện. 1. Độc đầu thâu-lan là tội đã thành, có công năng dứt mất gốc lành. 2. Phương tiện thâu-lan là muốn phạm ba-la-di hoặc Tăng tàn mà bày ra phương tiện, nhưng cuối cùng không thành tức nhân tội.
[22] Ba-la-thị-ca: xem cht. 1, tr. 124.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.147.13.85 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.