Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)
Nhằm tạo điều kiện để tất cả độc giả đều có thể tham gia soát lỗi chính tả trong các bản kinh Việt dịch, chúng tôi cho hiển thị các bản Việt dịch này dù vẫn còn nhiều lỗi. Kính mong quý độc giả cùng tham gia soát lỗi bằng cách gửi email thông báo những chỗ có lỗi cho chúng tôi qua địa chỉ admin@rongmotamhon.net
Font chữ:
Phần 10
TẮC THỨ CHÍN MƯƠI MỐT
TÊ GIÁC CỦA DIÊM QUAN
THÙY: Siêu tình ly kiến, cởi giây gỡ dính, đề khởi hướng thượng tông thừa, chống đỡ chính pháp nhãn tạng. Cần phải ứng đủ mười phương, rõ ràng tám hướng, đến thẳng cảnh giới như thế. Thử nói xem, còn có người cùng đắc cùng chứng cùng tử cùng sinh chăng? Thử nêu lên xem.
CỬ: Một hôm Diêm Quan gọi thị giả, “Đem cho tôi cái quạt sừng tê giác xem.” Thị giả nói, "Quạt bị gẫy rồi.” Diêm Quan nói, “Nếu như quạt gẫy rồi thì ông đem tê giác lại cho tôi đi.” Thị giả không trả lời được.
Đầu Tử nói, “Không phải là tôi từ chối đem tới mà chỉ e rằng sừng trên đầu nó không toàn vẹn.” Tuyết Đậu niệm rằng, “Tôi muốn cặp sừng không toàn vẹn.”
Thạch Sương nói, “Nếu như tôi đem nó lại cho hòa thượng thì tôi lại không có nữa.” Tuyết Đậu niệm rằng, “Con tê giác vẫn còn đó.”
Từ Phúc vẽ một vòng tròn rồi viết một chữ “tê” trong ấy. Tuyết Đậu niệm rằng, “ Vừa rồi đây tại sao không dắt nó tới?”
Bảo Phúc nói, “Hòa thượng lớn tuổi rồi, đừng hỏi người khác nữa có hơn không?” Tuyết Đậu niệm rằng, “Tiếc thay mất công mà chẳng được gì cả.”
BÌNH: Một hôm Diêm Quan gọi thị giả, “Đem cái quạt sừng tê giác đến cho tôi xem.” Việc này tuy không thuộc nơi ngôn ngữ, song nếu như muốn thử cái ý khí bình sinh của một người lại cũng cứ cần phải mượn vào ngôn ngữ mà hiển thị. Vào ngày cuối cùng tháng cuối cùng, nếu như các ông vẫn còn ra sức được làm chủ tình thế được, thì dù cho có vạn cảnh đi nữa các ông vẫn có thể dững dưng nhìn mà chẳng bị đã động, đây có thể được gọi là công dụng không công dụng, sức mạnh không sức mạnh.
Diêm Quan tức là Tề An Thiền Sư, lúc trước có một cái quạt làm bằng sừng tê giác. Lúc đó há Diêm Quan lại không biết rằng cái quạt đã bị gẫy rồi sao? Thầy ta vẫn cố tình hỏi thị giả, thị giả nói, “ Quạt bị gẫy rồi.” Nhìn xem cổ nhân suốt hăm bốn giờ một ngày lúc nào cũng ở trong ấy, luôn luôn tiếp xúc với nó. Diêm Quan nói, “ Nếu như quạt gẫy rồi thì ông đem tê giác lại cho tôi đi.” Thử nói xem, Diêm Quan mướn tê giác để làm gì? Thầy ta chỉ muốn thử thách người khác xem họ có hiểu ý chỉ của công án hay không mà thôi.
Đầu Tử nói, “Không phải là tôi từ chối đem nó tới mà chỉ e rằng sừng trên đầu nó không toàn vẹn.” Tuyết Đậu nói, “Tôi muốn cặp sừng không toàn vẹn.” Thầy ta cũng dùng cơ biến ra đối lại trong câu nói ấy.
Thạch Sương nói, “Nếu như tôi đem nó lại cho hòa thượng thì tôi lại không có nó nữa.” Tuyết Đậu nói, “Con tê giác vẫn còn đó.”
Từ Phúc vẽ một vòng tròn rồi viết một chữ “tê” trong ấy, bởi vì thầy ta là người thừa tự của Ngưỡng Sơn, cho nên bình sinh rất thích dùng cảnh để tiếp thiên hạ. Tuyết Đậu nói, “Vừa rồi đây tại sao không dắt nó tới?” Xỏ luôn cả lỗ mũi của Từ Phúc.
Bảo Phúc nói, “ Hòa thượng lớn tuổi rồi, đừng hỏi người khác nữa có hơn không?” Lời nói nói ra một cách hết sức ẩn mật ổn thỏa. Ba lời trên vốn dễ thấy, chỉ có lời này là có ý nghĩa thâm sâu. Tuyết Đậu cũng đã phả luôn cả nó. Sư núi tôi lúc ở nơi của Khánh Tàng Chủ đã hiểu được. Thầy ta nói, “Hòa thượng tuổi lớn già cả, được đầu quên đuôi, vừa rồi tìm cây quạt bây giờ lại kiếm tê giác. Thật là khó mà chiều ý, cho nên Bảo Phúc mới nói, “Hòa thượng đừng hỏi người khác nữa có hơn không.” Tuyết Đậu nói, “Tiếc thay mất công mà chẳng được gì cả.”
Tất cả những lời này đề thuộc vào cách thức “hạ ngữ” (nhận xét). Các cổ nhân nhìn thấu sự việc này, tuy rằng mỗi người khác nhau, song mỗi khi nói ra là đều bách phát bách trùng, luôn luôn có con đường xuất thân, chẳng câu nào lạc mất huyết mạch (của tông môn) cả. Người thời nay mà bị hỏi là chỉ biết lý luận so đo, cho nên tôi mới muốn thiên hạ phải nhai nghiến vấn đề này suốt hăm bốn tiếng đồng hồ một ngày, khiến cho mọi giọt nước đều thành một giọt nước đá, tầm cầu chỗ chứng ngộ. Xem Tuyết Đậu tụng thành một chuỗi rằng:
TỤNG
Chiếc quạt tê giác dùng từ lâu,
Hỏi đến té ra chẳng ai biết.
Gió mát vô hạn với cặp sừng,
Giống như mây mưa qua khó theo.
Tuyết Đậu lại nói, “Nếu như các ông muốn gió mát trở lại cặp sừng mọc lại, tôi xin mời các Thiền khách mỗi người nói một chuyển ngữ. Quạt đã gẫy rồi tôi muốn các ông đem tê giác lại cho tôi. Lúc ấy có ông tăng bước ra nói, “mời đại chúng vào cả tham Thiền đường đi.” Tuyết Đậu hét nói, “Thả câu câu kình ngư lại bắt được nhái bén.” Rồi xuống khỏi tòa.
BÌNH: “Chiếc quạt tê giác dùng từ lâu, hỏi đến té ra chẳng ai biết.” Ai cũng có một chiếc quạt sừng tê giác, suốt hăm bốn giờ một ngày đều được nó đắc lực, tại sao lúc hỏi đến lại chẳng ai biết? Thị giả, Đầu Tử cho đến Bảo Phúc chẳng một ai biết cả. Tuyết Đậu có biết không?
Há không nghe Vô Trước đến thăm Văn Thù, lúc họ đang uống trà, Văn Thù dơ chén pha lê lên hỏi, “Phương nam có có cái này không?” Vô Trước nói, “Không”. Văn Thù nói, “Bình thường họ dùng gì để uống trà?” Vô Trước không nói gì được.Nếu như các ông hiểu được cốt yếu của công án này, các ông sẽ biết được rằng sừng tê giác có vô hạn gió mát, lại cũng thấy được cặp sừng lừng lững trên đầu tê giác.
Bốn lão hán này ăn nói như vầy giống nư mây sớm mưa chiều; một khi đã qua khó mà đuổi theo được. Tuyết Đậu lại nói, “Nếu như các ông muốn gió mát trở lại cặp sừng mọc lại, tôi xin mời các Thiền khác mỗi người nói một chuyển ngữ. Quạt đã gẫy rồi tôi muốn các ông đem tê giác lại cho tôi.” Lúc ấy một Thiền khách bước ra nói, “Mời đại chúng vào cả tham Thiền đường đi.” Ông tăng này đoạt mất quyền bính của người chủ. Tuy rằng ông ta nói được một cách hết sức là xít xao song lại chỉ mới nói được có tám phần mà thôi. Nếu như các ông muốn cả mười phần, thì cứ lật đổ giường Thiền cho ông ta. Thử nói xem, ông tăng này có hiểu tê giác hay không? Nếu như không hiểu, ông lại biết cách nói như thế. Nếu như ông ta hiểu, tại sao Tuyết Đậu lại không chịu chấp nhận ông ta? Tại sao Tuyết Đậu lại nói, “Thả câu câu king ngư lại bắt được nhái bén?”
Thử nói xem, rốt cuộc là như thế nào? Các ông cử chỉ nên vô sự, thử niêm xuyết xem sao! TẮC THỨ CHÍN MƯƠI HAI
THẾ TÔN MỘT HÔM THĂNG TÒA
THÙY: Vừa nghe tiếng giây đàn ngân lên đã phân biệt được khúc hát, người như vậy ngàn năm cũng khó gặp được. Thấy thỏ thả ưng, nhanh nhẹn trong một lúc. Gom tất cả ngôn ngữ lại thành một câu, nhiếp đại thiên thế giới nhiều như cát sông Hằng vào một vi trần, đồng sinh đồng tử, ra sức dùi mài, còn có người làm chứng chăng? Thử nêu lên xem.
CỬ: Thế Tôn một hôm thăng tòa. Văn Thù đánh trùy nói, “Quan sát cho kỹ Pháp của bậc Pháp Vương, Pháp của bậc Pháp Vương là như vầy đây.” Thế Tôn bèn xuống khỏi tòa.
BÌNH: Trước khi đức Thế Tôn niêm hoa đã có ẩn ý này rồi.Kể từ lúc khởi đầu ở vườn Lộc Uyển cho đến lúc kết thúc ở sông Bạt đề, đức Thế Tôn đã sử dụng Kim Cương Vương Bảo Kiếm bao nhiêu lần? Lúc ấy nếu như có người nào có khí tức của bậc nạp tăng có thể siêu việt được, hẳn đã tránh được cái màn niêm hoa loạn xạ lúc cuối cùng kia. Lúc Thế Tôn đang im lặng, bị Văn Thù dồn cho bèn phải xuống khỏi tòa. Lúc ấy vẫn cứ có cái ẫn ý này. Thích Ca đóng cửa, Tịnh Danh (Duy Ma Cật) ngậm miệng đều giống như vậy, cho nên điều ấy đã được giải thích rồi. Cũng giống như việc Túc Tông hỏi Trung Quốc Sư về việc xây một ngôi tháp không đường nối, lại cũng giồng như ngoại đạo hỏi Phật rằng, “Không hỏi hữu ngôn, không hỏi vô ngôn.” Nhìn xem hành trang của những người hướng thượng, họ đã từng bao giờ vào hang ma mà sống đâu? Có người nói ý nghĩa nằm trong sự mặc nhiên, có người nói ý nghĩa nằm trong khoảng im lặng, lời nói minh giải việc không thể nói được, vô ngôn minh giải việc có thể nói được.
Vinh Gia nói, “Nói lúc im lặng, im lặng lúc nói.” Song nếu như các ông hiểu như vậy thì trong ba thời sáu mươi kiếp ngay cả trong mộng cũng chẳng thấy được. Nếu như các ông có thể trực tiếp đảm đương được, các ông không còn thấy có phàm có thánh gì nữa, Pháp này vốn bình đẳng không hề có cao cấp thấp, ngày ngày các ông tay trong tay cùng bước đi với chư Phật.
Cuối cùng, nhìn xem Tuyết Đậu thấy và tụng ra:
TỤNG
Chuyên gia nếu biết trong rừng thánh
Pháp vương pháp lệnh không như vậy.
Trong hội nếu có Tiên Đà khách,
Văn Thù hà tất đánh một trùy?
BÌNH: “Chuyên gia nếu biết trong rừng thánh.” Bát vạn đại chúng trên Linh Sơn đều là các bậc thánh: Văn Thù, Phổ Hiền cho đến Di Lặc, chủ bạn đồng hội. Họ đều phải là thiện xảo của những bậc thiện xão, kỳ đặc của những bậc kỳ đặc mới hiểu được cốt ý của đức Thế Tôn. Ý Tuyết Đậu muốn nói là trong rừng thánh ấy chẳng có lấy một người biết. Nếu như có bậc chuyên gia ở đó hẳn đã hiểu rằng không phải là như thế. Tại sao vậy? Văn Thù đánh trùy nói, “Pháp Vương pháp lệnh không như vậy.” tại sao vậy? Lúc ấy nếu như trong chúng hội mà có một người có mắt trên đỉnh đầu có đạo bùa dưới nách hẳn đã nhìn thấu được sự việc ngay cả trước khi Thế Tôn bước lên tòa,cần gì mà Văn Thù phải đánh trùy nữa?
Có ông tăng hỏi Hương Nghiêm, “Nhà vua đi tìm tiên đà bà là gì?” Hương Nghiêm nói, “Đến đây xem.” Ông tăng bước tới. Hương Nghiêm nói, “Ngu chết người được.” Ông tăng lại hỏi Triệu Châu, “Nhà vua đi tìm tiên đà bà là gì?” Triệu Châu bước xuống khỏi giường Thiền khom mình và khoanh tay. Lúc ấy nếu như có một người tiên đà bà có thể nhìn thấu được ngay cả trước khi Thế Tôn bước lên tòa thì còn có thể đắc được chút gì. Thế Tôn vừa thăng tòa đã hạ tòa, chưa hề đề cập đến vấn đề, đâu đến nỗi để Văn Thù đánh trùy? Không khỏi làm cho bài thuyết pháp của Thế Tôn có vẽ chán. Song thử nói xem chỗ nào là chỗ chán? TẮC THỨ CHÍN MƯƠI BA
ĐẠI QUANG SƯ NHẢY MÚA
CỬ: Có ông tăng hỏi Đại Quang, “Trường Khánh nói, ‘Nhân thụ trai mà tán thán,’ có nghĩa là gì?” Đại Quang bèn nhảy múa. Ông tăng cúi lậy. Đại Quang bèn nhảy múa. Ông tăng cúi lậy. Đại Quang nói, “Ông thấy được cái gì mà lậy vậy?” Ông tăng bèn nhảy múa. Đại Quang nói, “Con chồn hoang quỉ này!”
BÌNH: Hai mươi tám vị tổ Ấn Độ và sáu vị tổ Trung Hoa chỉ trao truyền cái này mà thôi, song các ông có hiểu cốt ý của nó không? Nếu các ông biết thì các ông tránh được lời này, còn nếu không thí vẫn chỉ là những con chồn hoang quỉ như cũ.
Có người bảo rằng Đại Quang chỉ xoay quanh lỗ mũi ông tăng kia mà lừa dối người, nếu như thật là thế thì là đạo lý gì đây? Đại Quang rất khéo vì người khác, trong lời nói của thầy ta luôn luôn có con đường xuất thân. Đại phàm các bậc tông sư cần phải nhổ đinh bạt chốt cởi dính gỡ rối cho thiên hạ thì mới có thể được gọi là thiện tri thức.
Đại Quang nhảy múa, ông tăng kia lễ lậy. Cuối cùng ông tăng kia cũng nhảy múa, Đại Quang lại nói, “Cái con chồn hoang quỉ này!” Đó không phải là quay ông tăng. Rốt cuộc nếu như các ông không hiểu mà chỉ nhảy múa loạn xạ như thế, biết đến bao giờ mới thôi đây? Đại Quang nói, “Cái con chồn hoang quỉ này!” Lời nói này cắt đứt Kim Ngưu, quả là kỳ đặc. Cho nên mới có câu nói rằng, “Thầy ta tham câu sống không tham câu chết. Tuyết Đậu chỉ thích thầy ta nói, “Cái con chồn hoang quỉ này!” là giống hay khác với “Tạng đầu trắng Hải đầu đen,” “cái thùng đen này!” hay “hảo sư!” Thử nói xem những cái này là giống hay khác nhau? Các ông có hiểu không? Chỗ nào cũng gặp phải vấn đề đó cả. Tuyết Đậu tụng rằng:
TỤNG
Tên trước còn nhẹ tên sau sâu,
Ai bảo lá vàng là vàng ròng?
Sóng nước Tào Khê nếu tương tự,
Biết bao người thường bị chìm đắm.
BÌNH: “Tên trước còn nhẹ tên sau sâu.” Đại Quang nhảy múa là mũi tên trước. Thầy ta cũng lại nói, “Cái con chồn hoang quỉ này!” Đó là mũi tên sau. Từ xưa đến nay đó vẫn là răng với móng. “Ai bảo lá vàng là vàng ròng?” Ngưỡng Sơn dạy chúng rằng, “Các ông mỗi người phải tự hồi quang phản chiếu, đừng có ghi nhớ lời tôi. Các ông từ vô thủy kiếp đến nay quay lưng về ánh sáng mà cắm đầu vào bóng tối; gốc rễ của các vọng tưởng quá thâm sâu khó mà nhổ bạt ngay ra được. Cho nên tôi mới giả lập ra phương tiện để mà đoạt cái thô thức của các ông đi, giống như lấy lá vàng để dỗ trẻ con nín khóc.” Giống như lấy trái ngọt mà đổi lấy bầu đắng.
Cổ nhân tạm lập ra phương tiện để giúp thiên hạ; lúc họ nín khóc rồi thì lá vàng đâucó phải là vàng ròng. Đức Thế Tôn giảng dạy một đời cũng chỉ là những lời để dỗ chúng sinh nín khóc mà thôi.” Cái con chồn hoang quỉ này!” Thầy ta chỉ muốn chuyển hoán nghiệp thức của người khác mà thôi; trong ấy có cả quyền lẫn thực cũng có cả chiếu dụng. Chỉ ở chỗ đó các ông mới thấy được căn để của nạp tăng. Nếu như các ông hiểu được, các ông cũng giống như con cọp thêm cánh vậy đó.
“Sóng nước Tào Khê nếu tương tự.” Nếu như hốt nhiên các học nhân ở khắp mọi nơi mà chỉ lo nhảy múa như thế này, lúc nào cũng chỉ như thế này thì vô hạn những người bình thường hẳn đã bị chìm đắm. Còn có chỗ nào để cứu họ vậy? TẮC THỨ CHÍN MƯƠI BỐN
THẤY CÁI KHÔNG THẤY TRONG KINH LĂNG NGHIÊM
THÙY: Một câu trước tiếng, ngàn thánh không truyền. Một sợi trước mặt, mãi mãi không đứt. Tự tại thánh thoát, trâu trằng trên đất. Mắt chăm chú tai chăm chú, kim mao sư tử. Tạm gác những cái này qua một bên, thử nói xem, trâu trắng trên mặt đất rộng là gì?
CỬ: Kinh Lăng Nghiêm nói, “Lúc tôi không thấy, tại sao ông không thấy cái chỗ không thấy của tôi. Nếu như ông thấy chỗ không thấy của tôi thì tự nhiên đó lại không phải là cái tướng của cái không thấy kia nữa. Nếu như các ông không thấy cái không thấy của tôi, tự nhiên nó không phải là một vật nữa, tại sao đó lại không phải là ông?”
BÌNH: Kinh Lăng Nghiêm nói, “Lúc tôi không thấy ,tại sao các ông không thấy cái chỗ không thấy của tôi. Nếu như các ông thấy cái chỗ không thấy của tôi thì tự nhiên đó lại không phải là cái tướng của cái không thấy kia nữa. Nếu như các ông không thấy cái không thấy của tôi, tự nhiên nó không phải là một vật nữa, tại sao nó lại không phải là ông?” Ở đây Tuyết Đậu không dẫn đủ cả đoạn văn, nếu như dẫn đủ cả đoạn thì có thể thấy rõ hơn. Kinh nói, “Nếu như thấy là một vật thì các ông có thể thất cái thấy của tôi. Nếu cũng cái thấy đó được gọi là thấy (cái thấy của) tôi, lúc tôi không thấy, tại sao các ông không thấy chỗ không thấy của tôi? Nếu như các ông thấy cái không thấy của tôi, tự nhiên đó không phải là cái tướng của không thấy. Nếu như các ông không thấy cái không thấy của tôi, tự nhiên no không phải là một vật; tại sao nó lại không thấy. Nếu như các ông không thấy cái không thấy của tôi, tự nhiên nó không phải là một vật; tại sao nó lại không phải là các ông?” Lời rất dài không ghi cả lại ở đây. A Nan nói, “Các đèn và cột trụ trên thế giới này đếu có thể được đặt tên, tôi vẫn còn muốn Phật chỉ ra cái diệu tính nguyên minh, gọi cái đó là gì, xin cho tôi biết ý của Phật?” Đức Thế Tôn nói, “Tôi thấy đài hương.” A Nan nói, “Tôi cũng thấy đài hương, làm sao ông thấy được?” A Nan nói, “Lúc tôi không thấy thì chính tôi biết, lúc ông nói ông không thấy thì chính ông biết. Chỗ không thấy của người khác, làm sao ông biết được?” Cổ nhân nói đến chỗ này rồi các ông chỉ có thể tự biết được?” Cổ nhân nói đến chỗ này rồi các ông chỉ có thể tự biết thôi chứ không thể giải thích cho người khác được. Giống như đức Thế Tôn nói, “Lúc tôi không thấy,tại sao ông không thấy cái không thấy của tôi? Nếu như các ông thấy cái không thấy của tôi, tự nhiên đó không phải là cái tướng của cái không thấy. Nếu như các ông không thấy cái không thấy của tôi, tự nhiên nó không phải là một vật; tại sao nó lại không phải là ông?” Nếu các ông nói rằng các ông coi thấy như là một vật, các ông chưa thể tẩy hết các dấu tích được. ”Tôi không thấy” giống như con linh dương đeo sừng. Lúc âm thanh tiếng vọng, dấu vết tung tích, khí tức đều tuyệt, các ông nhắm vào đâu mà rờ rẫm đây? Ý của Kinh lúc đầu thì túng phá lúc sau lại đoạt phá. Tuyết Đậu vượt ra ngoài con mắt của giáo mà tụng, thầy ta không tụng vật mà cũng chẳng tụng cái thấy, chỉ tụng thấy Phật mà thôi.
TỤNG
Toàn với toàn bò đều chướng mắt,
Các bậc chuyên gia cũng mô tả.
Nếu như muốn gặp lão mặt vàng,
Sát sát trần trần ở giữa đường.
BÌNH: “Toàn với toàn bò đều chướng mắt.” Kinh Niết Bàn nói về một bọn người mù sờ voi rồi mỗi người đưa ra một thiển ý. Có ông tăng hỏi Ngưỡng Sơn, “Có người hỏi về Thiền về đạo Hòa Thượng bèn vẽ một vòng tròn rồi viết một chữ ‘bò’ trong ấy, ý của Hòa Thượng là như thế nào?” Ngưỡng Sơn nói, “Cái đó cũng chỉ là một việc vớ vẩn mà thôi, nếu như ông hiểu ngay được nó không phải là từ bên ngoài mà đến. Nếu như ông không hiểu ngay được, nhất định là ông không hiểu đâu. Tôi thử hỏi ông điều này, các bậc tôn túc ở các nơi chỉ ra trên người ông cái gì là Phật tính? Ông xem nó là cái có nói hay cái im lặng? Hay là cái không nói mà cũng chẳng im lặng? Hay các ông coi rằng tất cả là nó hay tất cả đều không là nó?Nếu như các ông coi ngôn ngữ là nó thì các ông cũng giống như người mù nắm đuôi con voi. Nếu như các ông coi im lặng là nó thì các ông cũng giống như người mù rờ tai con voi. Nếu như các ông coi không phải ngôn ngữ hay khôn phải im lặng là nó thì các ông cũng giống như người mù rờ vòi voi. Nếu như các ông coi tất cả là nó thì các ông giống như người mù rờ bốn chân con voi. Nếu như các ông coi tất cả đều không phải là nó thì các ông vứt bỏ con voi mà rơi vào không kiến. Những gì mà những người mù này cảm thấy thì chỉ là cùng một con voi mà họ mô tả khác nhau mà thôi. Nếu như các ông muốn khá hơn thì đừng có rờ voi, đừng nói kiến văn giác tri là nó mà cũng đừng nói là không phải.”
Lục Tổ nói, “Bồ đề vốn không cây, gương sáng cũng không đài. Bổn lai không một vật, chỗ nào nhuốm trần ai?” Lại cũng nói, “đạo vốn vô hình tướng, trí huệ tức là đạo. Hiểu được như thế gọi là chân Bát nhã.” Người sáng mắt nhìn thấy được toàn thể con voi, Phật kiến tính cũng giống như vậy.
“Toàn bò” phát xuất từ trong sách Trang Tử: Bào Đinh mổ bò chưa từng bao giờ thấy toàn thể bó con, cứ thuận theo lý mà cắt, lướt dao một cách tự tại, chẳng cần ra sức gì cả. Vừa mới đưa mắt nhìn đầu sừng chân thịt gì đã thấy đâu ra đấy cả rồi. Làm như thế suốt mưới chín năm mà dao vẫn sắc bén như thể mới mài xong. Đó gọi là “toàn (Thể con) bò”. Tuy rằng Bào Đinh đặc sắc như thế,Tuyết Đậu nói rằng dù cho các ông có được như thế đi nữa, toàn bò và toàn voi cũng chẳng khác gì chướng che mắt. “Các bậc chuyên gia cũng mô tả.” Dù cho là các chuyên gia đi nừa trong ấy vẫn chẳng mò mẫm ra được. Kể từ Ca Diếp cho đến các Tổ sư Ấn Độ và Trung Hoa, các lão hòa thượng cũng đều chỉ mô tả mà thôi.
Tuyết Đậu nói thẳng rằng, “Nếu như muốn gặp lão mặt vàng, sát sát trần trần ở giữa đường.” Cho nên mới có lời nói rằng muốn gặp thì gặp thẳng còn nếu như đòi tìm kiếm rồi mới gặp thì vẫn còn cách xa ngàn dặm vạn dặm. Giờ đây nếu các ông muốn gặp thì sát sát trần trần vẫn là ở giữa đường. Bình thường chúng ta nói rằng mỗi hạt bụi là một cõi Phật mỗi một chiếc lá là một Thích Ca. Dù khi tất cả tam thiên đại thiên thế giới được nhìn thấy trong một hạt bụi các ông cũng vẫn chỉ ở giữa đường mà thôi, vẫn còn một nữa quảng đường nữa. Thử nói xem, ở chỗ nào vậy? Thích Ca Lão Tử vốn không tự biết, các ông muốn sư núi tôi giải thích thì làm sao mà được? TẮC THỨ CHÍN MƯƠI LĂM
TAM ĐỘC CỦA TRƯỜNG KHÁNH
THÙY: Chỗ có Phật khôn được trụ, nếu trụ ắt đầu mọc sừng. Chỗ không Phật mau đi qua,nếu kh6ng mau qua cỏ sẽ mọc cao một trượng. Dù cho có tự tại thánh thoát, sự ngoại vô cơ, cơ ngoại vô sự, vẫn chưa tránh khỏi ôm gốc cây đợi thỏ. Thử nói xem, nếu không như thế thì phải hành sử như thế nào? Thử nêu lên xem.
CỬ: Trường Khánh có lần nói, “Thà nói rằng A La Hán có tam độc chứ đừng nói là Như Lai có nhị chủng ngữ. Tôi không nói rằng Như Lai vô ngữ mà chỉ nói là Như Lai không có nhị chủng ngữ mà thôi.
Bảo Phúc nói, “ Thế nào là (ngôn ) ngữ của Như Lai?” Trường Khánh nói, “Người điếc làm sao nghe được?” Bảo Phúc nói, “Tôi biết ông nói ở mức độ thứ nhì.” Trường Khánh nói, “Thế nào là ngông ngữ của Như Lai?” Bảo Phúc nói, “Đi uống trà đi!”
BÌNH: Trường Khánh và Bảo Phúc lúc còn ở trong chúng hội của Tuyết Phong thường hay cảnh giác nhau và bàn luận với nhau. Một hôm cũng nhân lúc bình thường nói chuyện với nhau như thế, Trường Khánh nói, “ Thà nói rằng A La Hán có tam độc chứ đừng nói là Như Lai có nhị chủng ngữ.” Chữ Phạn A La Hán (arhat) có nghĩa là sát t85c, theo công năng mà có cái tên. A La Hán cắt đứt chín lần chín hay tám mươi mốt thứ phiền não, các lậu đã tận, Phạm hạnh đã lập, đó tức là vị A La Hán vô học ( không còn gì để học nữa) . Tam độc tức là tham sân và si, căn bổn phiền não. Một khi họ đã cắt đứt tám mươi mốt món phiền não thì tam độc có xá gì?
Trường Khánh nói, “Thà nói rằng A La Hán có tam độc chứ đừng nói là Như Lai có nhị chủng ngữ.” Đại ý muốn nói rằng không có lời nói nào của Như Lai mà lại không phải là lời thật. Kinh Pháp Hoa nói, “Chỉ có sự việc này là thật mà thôi, còn bất cứ một việc thứ hai nào khác cũng không thật.” Kinh cũng nói rằng. “ Chỉ có nhất thừa pháp mà thôi chẳng có nhị thừa mà cũng chẳng có tam thừa.” Đức Thế Tôn suốt trong hơn ba trăm chúng hội quan sát căn cơ mà thiết lập giáo lý, tùy bệnh mà cho thuốc. Vạn cách ngàn lời thuyết Pháp, rốt cuộc đều chẳng phải là hai loại ngôn ngữ. Ý của chư Phật ngày hôm nay các ông phải làm sao để hiểu được đây? Đức Phật dùng một âm thanhmà thuyết pháp, điều đó đương nhiên không phải là sai, song Trường Khánh trong mộng cũng chẳng thấy được ngôn ngữ của Như Lai. Tại sao vậy? Cũng giống như thể người nói về thức ăn, rốt cuộc cũng chẳng no được. Bảo Phúc thấy thầy ta nói giáo trên đất bằng, cho nên mới hỏi, “Thế nào là ngôn ngữ của Như Lai?” Trường Khánh nói, “Người điếc làm sao nghe được?” Bảo Phúc biết rằng Trường Khánh đã sống trong hang mà một thời gian cho nên mới nói,” Tôi biết ông nói ở mức độ thứ hai.” Trường Khánh quả nhiên trung thực với ngôn ngữ của mình cho nên mới nói, “Thế theo sư huynh thì thế nào là ngôn ngữ của Như Lai?” Bảo Phúc nói, “Đi uống trà đi!” Trường Khánh bị người ta đoạt mất thương. Trường Khánh đã mất tiến mà còn bị tội.
Tôi xin hỏi các ông ngôn ngữ của Như Lai có mấy loại? Các ông phải hiểu như vậy thì mới thấy được, lúc ấy các ông mới thấy được chỗ thất bại của hai lão kia. Nếu như các ông quan sát cặn kẽ thì người nào cũng đáng ăn gậy cả. Tôi vạch ra một con đường để cho người khác hiểu. Có kẻ nói rằng Bảo Phúc nói đúng Trường Khánh nói không đúng, họ chỉ lo dựa vào ngôn ngữ để hiểu mà thôi, cho nên mới nói là có đắc có thất. Đâu có hay rằng cổ nhân như đá lửa như điện chớp. Người thời này không quan sát chỗ chuyển thân của cổ nhân chỉ dựa vào lời nói mà nhìn cho nên mới nói rằng, “Lúc ấy Trường Khánh không biết dụng cho nên mới rơi vào mức độ thứ nhì. Bảo Phúc nói ‘đi uống trà đi!’ chính là mức độ thứ nhất.” Nếu như các ông nhìn vấn đề theo kiểu ấy thì dù cho đến ngày Di Lặc hạ sinh đi nữa các ông cũng chẳng thấy được ý của cổ nhân. Nếu như các ông là bậc chuyên gia chẳng bao giờ các ông lại đi có thứ kiến giải như thế bao giờ cả. Nhảy ra khỏi cái khuôn khổ này, tự nhiên các ông có lấy một con đường hướng thượng.
Nếu như các ông nói rằng, “Người điếc làm sao nghe được? có chỗ nào là sai và đi! Có chỗ nào là đúng?” Các ông lại càng chẳng có gì là nhằm nhò nữa. Cho nên mới có câu nói rằng, “Thầy ta tham câu sống chứ không tham câu chết.” Câu chuyện này cũng giống như câu chuyện” toàn thân, khắp thân”, song đều giống nhai ở chỗ chẳng có cơ hội để cho các ông so đo, đâu là thị đâu là phi. Các ông cần phải tự tại thánh thoát một cách tự nhiên, mới có thể thấy được chỗ cổ nhân gặp nhau. Ngũ Tổ Lão Sư nói, “Giống như thể vật nhau trước trận tuyến.” Cần phải có đôi mắt phân biện đôi tay khéo léo. Công án này, nếu như dùng con mắt chính đáng mà nhìn, các ông mới có thể phân biện đắc thất ở nơi chẳng có đắc thất, phân biện thân sơ ở nơi không có thân sơ. Trường Khánh cần phải lễ lạy Bảo Phúc mới được. Tại sao vậy? Chỉ chút này thôi mà Bảo Phúc dùng được một cách thiện xảo, tựa như thể sấm động sao xẹt. Bảo Phúc quả là trên răng thêm răng, trên móng sinh móng. Tụng rằng:
TỤNG
Đầu hề đệ nhất đệ nhị,
Ngọa long chẳng nhìn nước đọng.
Nơi không, có trăng sóng trong,
Nơi có, không gió sóng nổi.
Lăng Thiền khách! Lãng Thiền khách!
Tháng ba cửa Ngu bị điểm ngạch.
BÌNH: “Đầu hề đệ nhất đệ nhị.” Nếu như người ta chỉ lo hiểu theo lối đệ nhất đệ nhị thì đúng là lăng xăng trong nước chết. Cơ xảo này nếu như các ông không bao giờ rờ rẫm ra được lời nói của Tuyết Đậu rằng, “Ngọa long chẳng nhìn nước đọng.” Trong nước đọng làm sao có thể có rồng ẩn được? Nếu chỉ “đệ nhất đệ nhị” thì đúng là sống trong nước cạn. Phải là nơi sóng cả ghập ghềnh, ba đào tận trời mới có thể có rồng xanh cuộn?” Há không nghe nói rằng, “Nước đọng không chứa rồng được.” Và lời nói rằng, “Ngọa Long vẫn sợ hồ nước xanh.” Cho nên Tuyết Đậu mới nói rằng chỗ nào không có rồng thì có trăng thanh có sóng trong gió có gió mát có sóng lặng. Chỗ nào có rồng thì không có gió mà vẫn nổi sóng. Giống hệt như Bảo Phúc nói rằng, “Đi uống trà đi!” đây đúng là không có gió mà nổi sóng. Ở đây Tuyết Đậu một lúc quét sạch tất cả những kiến chấp cho các ông, và chấm dứt luôn bài tụng. Song thầy ta vẫn còn thừa âm vận để hoàn thành văn chương của mình, y như trước nhìn thẳng ngay vào vấn đề, quả là kỳ đặc hết sức. Thầy ta nói, “Lãng Thiền khách! Lãng Thiền khách! Tháng ba cửa Ngu bị điểm ngạch.” Mặc dù Trường Khánh là con rồng vượt qua được Long Môn, song lại bị Bảo Phúc điểm ngạch. TẮC THỨ CHÍN MƯƠI SÁU
BA CHUYỂN NGỮ CỦA TRIỆU CHÂU
CỬ: Triệu Châu dùng ba chuyển ngữ để dạy chúng.
BÌNH: Sau khi dạy ba chuyển ngữ xong, cuối cùng Triệu Châu nói, “Chân Phật ngồi trong nhà.” Câu nói náy hết sức là tế nhị. Cổ nhân đưa một mắt ra, với một tay ra để tiếp thiên hạ; tạm mượn vào lời nói này để diễn đạt một ý niệm, vì muốn giúp thiên hạ. Nếu như các ông lại đế cả chính lệnh lên, ắt là mọc cỏ cao một trượng trước Pháp đường. Tuyết Đậu không thích câu cuối lậu đậu quá, cho nên bỏ đi mà chỉ tụng câu. Phật bằng bùn mà qua nước thì ắt là bị rã, Phật bằng vàng mà qua ló ắt là bị chảy, Phật bằng gỗ mà qua lửa ắt là bị đốt. Có chỗ nào khó hiểu đâu? Một trăm tắc tụng cổ Tuyết Đậu đầy những dây dưa; chỉ có ba câu này là trực tiếp có khí phách của nạp tăng trong ấy. Chỉ có điều ba câu tụng này cũng rất là khó hiểu. Nếu như các ông thấu qua được ba câu tụng này, miễn cho các ông khỏi phải tham học nữa.
TỤNG
Phật bùn không qua nước,
Thần quang chiếu thiên địa.
Trong tuyết nếu chưa thôi,
Có ai không giả tạo?
BÌNH: “Phật bùn không qua nước, thần quang chiếu thiên địa. Một câu này cũng đủ tụng phân minh rồi; song thử nói xem tại sao thầy ta lại dẫn Thần Quang? Lúc Nhị Tổ (Thần Quang) mới sinh ra, thần quang chiếu sáng cả nhà, trải cao đến tận trời. Một đêm có thần nhân hiện ra nói với Nhị Tổ rằng, “Tại sao lần lửa ở đây lâu thế? Giờ đắc đạo của ngài đã đến rồi, mau đi về phương nam đi thôi.” Nhị Tổ vì gặp gỡ với thần nhân, cho nên mới có tên là Thần Quang. Thần Quang ở đất Y Lạc một thời gian khá lâu, học rộng tất cả các thứ sách vở, thường hay thở than rằng, “Đạo Khổng và đạo Lão chỉ truyền dạy phong tục và qui củ. Gần đây nghe có Đạt Ma Đại Sư trụ trì Thiếu Lâm. ”Bèn đến đó sớm hôm xin tham kiến. Đạt Ma chỉ ngồi thẳng quay mặt vào vách chẳng hề giảng dạy gì cả. Thần Quang tự nhủ, “Người đời xưa cầu đạo, bẻ xương moi tủy, trích máu cứu đói, xõa tóc che bùn, lao mình từ đỉnh cao, xả thân cứu cọp đói. Người đời xưa mà còn như thế, mình thì sao đây?”
Năm ấy vào đêm mồng chín tháng mười hai có trận tuyết lớn. Nhị Tổ đứng dưới thềm cho đến sáng tuyết ngập đến tận đầu gối. Đạt Ma thương hại hỏi, “Ông đứng dưới tuyết như thế, chẳng hay muốn cầu việc gì vậy?” Nhị Tổ nhỏ lệ nói, “Chỉ nguyện xin Thầy từ bi khai mở cam lộ môn, quảng độ quần sinh.” Đạt Ma nói, “Diệu đạo của chư Phật, đòi hỏi phải chuyên cần bao nhiêu kiếp, thực hành những cái khó thực hành, nhẫn thụ những cái không thể nhẫn thụ; há có thể lấy tiểu đức tiểu trí, khinh tâm mạn tâm mà mong đạt được chân thừa,làm gì có chuyện ấy.” Nhị Tổ nghe lời dạy như thế, tâm cầu đạo càng tha thiết hơn nữa, bèn lén lấy dao cắt đứt tai trái dâng lên trước mặt Đạt Ma. Đạt Ma biết đó là bậc pháp khí, bèn hỏi, “Ông đứng dưới tuyết rồi chặt tay như thế, chẳng hay vì việc gì vậy?” Nhị Tổ nói, “ Tâm con chưa an, cúi xin Thầy an tâm cho.” Đạt Ma nói, con chưa an, cúi xin Thầy an tâm cho.” Đạt Ma nói, “Đem tâm ông ra đây, rồi ta an cho.” Nhị Tổ nói, “Tìm tâm mãi mà không tìm ra.” Đạt Ma nói, “Ta an tâm cho ông rồi đó.” Sau đó Đạt Ma đổi tên cho Thần Quang thành Huệ Khả. Sau đó Huệ Khả tiếp thụ Tam Tổ là Tăng Sán Đại Sư.
Cho nên Tuyết Đậu nói, “Trong tuyết nếu chưa thôi, có ai không giả tạo?” Những kẻ giả tạo đều bắt chước Thần Quang đứng trong tuyết, đâm ra thành thời thượng bề ngoài, đó chỉ là một bọn xiểm ngụy mà thôi. Tuyết Đậu tụng “Phật bùn không qua nước,” tại sao lại dẫn câu chuyện này ra? Thầy ta tham Thiền được đến mức độ trong ý căn không còn một sự việc gì nữa,hoàn toàn tự tại thánh thoát, cho nên mới tụng được như vậy.
Ngũ Tổ thường dạy thiên hạ quán ba câu tụng này. Há không nghe Động Sơn Thủ Sơ hòa thượng có bài tụng dạy chúng rắng, “Trên đỉnh Ngũ Đài mây là cơm, phía trước Phật đường chó đái ngược. Bánh rán trên đầu gậy trúc, ba con khỉ đếm tiền đêm. Đỗ Thuận Hòa Thượng nói, “Bò Hoài Châu ăn lúa, ngựa Ích Châu căng bụng. Tìm thầy thuốc khắp nơi, châm đùi trái của lợn.” Phó Đại Sĩ tụng, “Tay không cầm cái mai, đi bộ cưỡi lưng trâu. Người lững thững qua cầu, cầu trôi nước chẳng trôi.” Lại nói rằng, “Người đá nếu giống ông, cũng biết hát nghêu ngao. Nếu ông giống người đá, phải hát họa lẫn nhau.” Nếu như các ông hiểu được những lời này thì mới hiểu được tụng của của Tuyết Đậu.
TỤNG
Phật vàng không qua lò,
Người đến thăm Tử Hồ.
Trên bảng một vài chữ,
Gió mát chốn nào không?
BÌNH: “Phật vàng không qua lò, người đến thăm Tử Hồ. Chỉ một câu cũng đủ kết thúc tụng rồi, tại sao Tuyết Đậu còn phải dẫn thêm câu “ người đến thăm Tử Hồ” nữa? Cần phải có đe và bễ của tay chuyên môn mới được. Tử Hồ Hòa Thượng dựng một tấm bảng trước cổng chùa, trên bảng có viết, “Tử Hồ có một con chó tre thì lấy đầu người, giữa thì lấy bụng người, dưới thì lấy chân người. Tần ngần là sẽ táng thân thất mạng.” Phàm mỗi lần thấy ai mới đến, Tử Hồ bèn hét và nói rằng, “Coi chừng chó!” Ông tăng vừa quay đầu lại ngó, Tử Hồ đã trở về phương trượng. Song thử nói xem, tại sao lại không cắn được Triệu Châu? Một hôm lúc đêm đã khuya, Tử Hồ la ầm trong nhà sau rằng, “Bắt ăn trộm, bắt ăn trộm!” Đụng phải một ông tăng trong bóng tối, Tử Hồ bèn túm lấy ngực ông tăng nói rằng, “Bắt được rồi, bắt được rồi!” Ông tăng nói, “Hòa thượng, đâu có phải là con.” Tử Hồ nói, “Phải đấy, có điều ông không dám nhận mà thôi.” Nếu như các ông hiểu được câu chuyện này, thì tôi để mặc cho các ông cắn chết hết mọi người trong thiên hạ. Chỗ nào gió trong cũng lạnh căm. Nếu như không hiểu được thì các ông chẳng làm được gì “một vài chữ trên bảng” kia. Nếu như muốn thấy thầy ta, thì phải thấu qua mới có thể thấy ý nghĩa của bài tụng được.
TỤNG
Phật gỗ không qua lửa,
Thường nghĩ ông phá lò.
Cây gậy hốt nhiên đánh,
Mới hay cô phụ mình.
BÌNH: “Phật gỗ không qua lửa, thường nghĩ ông phá lò.” Chỉ một câu là đủ tụng xong. Tuyết Đậu bởi vì “Phật gỗ không qua lửa” cho nên mới thường “nghĩ đến ông phá lò.” Tung Sơn “Phá Lò” hòa thượng không ai biết danh tính thật là gì, ngôn hành thâm sâu khôn dò, ẩn cư trên Tung Sơn. Một hôm dẫn đồ chúng đi thăm dân bản xứ. Dân bản xứ nyà có một cái miếu cho là rất linh, trên điện chỉ đặt mỗi một cái lò, xa gần đến cúng kiếng không ngớt, giết chết rất nhiều sinh vật. Sư vào miếu lấy gậy gõ lên lò ba cái rồi nói, “Ôi, mi vốn chỉ là gạch và đất làm thành, linh từ đâu tới, thánh từ đâu khởi, làm gì mà mi có quyền giết chết sinh mạng như thế?” Nói xong lại đánh thêm ba cái nữa. Lò bèn tự đổ rồi tan tành. Trong khoảnh khắc có một người mặc áo xanh đội mũ cao hốt nhiên xuất hiện trước mặt Sư, vái rồi nói, “Tôi là thần lò, lâu nay chịu nghiệp báo, hôm nay nhờ thầy nói vô sinh pháp, cho nên được siêu thoát khỏi nơi này, được sinh trên trời, do đó đặc biệt đến để cảm tạ.” Sư nói, “Đó là tính bổn hữu của ông, không phải do tôi cuỡng nói đâu.” Thần lò lại lậy nữa rồi biến mất.
Thị giả nói, “Bọn chúng tôi tham học với hòa thượng đã lâu mà chưa được chỉ thị, ông thần lò kia được dương ta gì mà được sinh lên cõi trời như thế?” Sư nói, “Tôi chỉ nói với ông ta rằng mi vốn chỉ là gạch và đất làm thành, linh từ đâu tới, thánh từ đâu khởi?” Ông tăng không nói gì được. Sư nói, “Ông hiểu không?” Ông tăng nói, “Không hiểu.” Sư nói, “Lạy đi!” Ông tăng cúi lạy. Sư nói, “Vỡ đi, vỡ đi, Đổ đi, đổ đi.” Ông tăng thị giả kia hốt nhiên ngộ đại.
Sau đó có ông tăng thuật lại chuyện trên cho An Quốc Sư. Quốc Sư tán thán rằng, “Người này hiểu rốt ráo nguyên lý vật ngã nhất như.
Thần lò ngộ được cho nên mới chư vậy. Ông tăng kia thân cũng là do ngũ uẩn tạo thành, cho nên Sư cũng nói, “Vỡ đi, vỡ đi. Đổ đi, đổ đi.” Cả hai đều khai ngộ song thử nói xem tứ đại ngũ uẩn với gạch ngói bùn đất là giống hay là khác? Nếu đã như thế thì tại sao Tuyết Đậu lại nói, “Cây gậy hốt nhiên đánh, mới hay cô phụ mình”? Tại sao lại biến thành kẻ cô phụ (chính mình)? Chỉ vì chưa đạt được gậy mà thôi.
Thử nói xem, Tuyết Đậu tụng “Phật gỗ không qua lửa.” tại sao lại dẫn công án phá lò? Lão tăng xin giải thích trực tiếp giải thích cho các ông, ý của thầy ta chỉ nhắm cắt đứt đắc thất, thiên chấp. Chỉ khi nào tự tại thánh thoát, các ông mới thấy được chỗ tha thiết của thầy ta. TẮC THỨ CHÍN MƯƠI BẢY
KIM CƯƠNG KINH KHINH TIỆN
THÙY: Niệm một bỏ một, chưa phải chuyên gia. Cử một hiểu ba, vẫn trái tông chỉ. Dù được trời đất đột biến, bốn phương tuyệt xướng, sấm rền điện chớp, mây bay mưa rào, nghiêng hồ lật núi, bình tháo chậu đổ, vẫn chưa đề lên được một nửa. Còn có ai biết xoay thiên quan chuyển địa trục chăng? Thử nêu lên xem.
CỬ: Kinh Kim Cương nói, “Nếu một người bị kẻ khác khinh rẻ, người ấy kiếp trước có tội chướng đáng bị đọa vào ác đạo, song vì kiếp này bị khinh rẻ, tội nghiệp kiếp trước bèn được tiêu trừ.”
BÌNH: Kinh Kim Cương nói, “Nếu một người bị kẻ khác khinh rẻ, người ấy kiếp trước có tội chướng đáng bị đọa vào ác đạo , song vì kiếp này bị khinh rẻ, tội nghiệp kiếp trước bèn được tiêu trừ.” Theo lời giải thích bình thường thì đây là đề tài thường luận trong Kinh. Tuyết Đậu nêu lên để tụng ý nghĩa của đoạn kinh này, vì muốn đả phá lối giải thích lầm lạc của các nhà giáo tông. Chiêu Minh Thái Tử [1]nêu đoạn này lên cho rằng nó có công hiệu tiêu trừ nghiệp chướng.
Trong giáo tông đại ý nói rằng Kinh này linh nghiệm như vậy: một người kiếp trước tạo nghiệp địa ngục, song nhờ sức mạnh của nghiệp tốt chưa phải chịu. Do kiếp này bị người khác khinh rẽ, các tôi nghiệp của kiếp trước vì thế mà được tiêu trừ cả. Kinh này do đó có thể tiêu trừ ác nghiệp của vô lượng kiếp, chuyển nặng thành nhẹ, chuyển nhẹ thành bất thụ, lại còn dẫn người ta đến chỗ đắc Phật quả Bồ Đề nữa.
Theo các nhà giáo tông thì lật hơn hai mươi chương Kinh bèn gọi là trì Kinh , nói như thế thì có gì là nhằm nhò? Có kẻ nói Kinh tự có linh nghiệm. Nếu thế, các ông thử lấy một quyển kinh rồi để đại một chỗ nào đó xem có cảm ứng gì không? Pháp Nhãn nói, “Chứng Phật địa mới gọi là trì kinh.” Trong Kinh có nói rằng, “Tất cả chư Phật và A Nậu Đa La Tam Miêu Tam Bồ Đề[2] của chư Phật đều phát xuất từ Kinh này.” Song thử nói xem gọi là “ kinh này” là gì vậy? Phải chăng chỉ là giấy vàng trên trục đỏ? Đừng nên nhận lầm điểm giữa cán cân.
Kim Cương được coi là Pháp thể kiên cố, bởi vì không vật gì có thể hủy hoại nó được, nó lại sắc bén có thể cắt được bất cứ vật gì. Đặt nó lên núi thì núi sập; đặt nó vào biển thì biển cạn. Cho nên lấy đó làm tên kinh, Pháp của kinh cũng thế.
Bát nhã[3] có ba loại: thứ nhất, thực tướng Bát Nhã; thứ nhì, quán chiếu Bát nhã; thứ ba, văn tự Bát Nhã. Thực tướng Bát Nhã là chân trí, chính là một đại sự ngay dưới chân các ông, sáng rực kim cổ, siêu việt tri kiến, tự tại thánh thoát. Chiếu kiến Bát nhã là chân kinh, suốt hăm bốn giờ một ngày chiếu sáng và rung chuyển mặt đất, nghe âm thanh và thấy hình sắc. Văn tự bát nhã tức là văn tự để diễn giả, tức là người nói và người nghe hiện giờ đây. Thử nói xem, đó là Bát nhã hay không phải là Bát nhã? Cổ nhân nói, “Mọi người đều có một quyển kinh.” Lại nói, “Tay không cầm quyển kinh, song luôn luôn lật kinh ấy.”
Nếu như dựa vào cái linh nghiệm của Kinh nầy, tại sao lại ngưng nói chuyển nặng thành nhẹ chuyển nhẹ thành bất thụ? Cho dù có ngang được với những bậc thánh đi nữa, cũng đã có gì là kỳ đặc? Há không nghe Bàng Cư Sĩ nghe giảng Kinh Kim Cương, hỏi vị tòa chủ, “kẻ tục nhân này có một câu hỏi nhỏ, không hiểu có được không?” Tòa chủ nói, “Ông có điều gì nghi ngờ thì cứ việc hỏi.” Bàng Cư Sĩ nói, “Vô ngã tướng vô nhân tướng, đã vô ngã tướng vô nhân tướng thì ai thuyết ai nghe đây?” Tòa chủ không trả lời được mà chỉ nói,” Tôi chỉ dựa vào văn tự để giải nghĩa thôi chứ không hiểu ý của câu đó.” Bàng Cư Sĩ bèn làm bài tụng rằng, “Vô ngã và vô nhân, làm sao có sơ thân? Khuyên ngài đứng giảng giải, sao bằng tìm chân thật? Kim Cương Bát Nhã tính, bên ngoài không bụi trần. Tôi nghe tôi tin nhận, chỉ là giả danh thôi.” Bài tụng này tuyệt hết sức, trong một lúc đã nói rõ cả ra.
Khuê Phong giảng tứ cú kệ, “Phàm sở hữu tướng đều là hư vọng, nếu thấy tướng không phải là tướng tức là thấy Như Lai.” Tứ cú kệ này ý nghĩa hoàn toàn giống với ý nghĩa của câu, “Chứng được Phật địa mới gọi là trì kinh.” Kinh cũng nói rằng, “Nếu lấy sắc để thấy ta lấy âm thanh để nghe ta, người ấy hành tà đạo, không thấy được Như Lai.” Đây cũng là một tứ cú kệ, song ở đây chỉ trích ra những câu mà ý nghĩa vẹn toàn thôi. Có ông tăng hỏi Hối Đường, “Tứ cú kệ là gì?” Hối Đường nói, “Chỉ nói mà không hiểu.”
Tuyết Đậu dựa vào kinh mà chỉ ra. Nếu như có người trì kinh này, thì đó là bổn địa phong quang của mọi người, bổn lai diện mục; Song nếu các ông dựa vào Tổ lệnh mà hành sự thì bổn địa phong quang và bổn lai diện mục lập tức bị cắt thành ba đoạn. Mười hai phần giáo của tam thế chư Phật chẳng đáng gì cả. Đến chỗ này rồi thì dù có thập vạn công năng đi nữa cũng chẳng đảm đương nổi. Người thời buổi này chỉ biết lật kinh mà chẳng hiểu ý nghĩa gì cả. Chỉ biết nói, “Một ngày tôi lật được bao nhiêu.” Họ chỉ biết nhìn thấy giấy vàng trục đỏ, theo hàng đếm mực. Đâu có biết rằng tất cả chỉ từ nơi tâm mình khởi lên mà thôi, đây cùng lắm chỉ là chút chuyển xứ mà thôi.
Đại Châu Hòa Thượng nói, “Chất hàng đống kinh trong phòng không thử xem có phóng quang hay không.” Chỉ cái tâm mình trong một niệm phát lên, đó chính là công đức. Tại sao vậy? Bởi vì vạn pháp đều từ nơi tâm mình phát sinh. Một niệm là linh, đã linh tức thông; thông rồi bèn biến. Cổ nhân nói, “Tre trúc xanh xanh, đều là chân như, hoa vàng tươi tắn, đều là Bát nhã.” Nếu như các ông nhìn thấu triệt được thì là chân như; còn nếu như chưa nhìn thấu được, thử nói xem, các ông gọi gì là chân như đây? Kinh Hoa Nghiêm nói, “Nếu như muốn liễu tri tam thế nhất thiết Phật, phải biết rằng tất cả pháp giới tính chỉ là tâm đạo mà thôi.” Nếu như các ông hiểu được thì bất cứ trong cảnh ngộ nào nhân duyên nào đều là chủ là tông cả. Nếu như chưa thấy rõ được,nên lắng nghe phân xử. Tuyết Đậu tụng để giải minh cái linh nghiệm của kinh.
TỤNG
Ngọc sáng trong tay,
Có công được thưởng.
Hồ Hán không đến,
Toàn vô kỹ lưỡng.
Đã không kỹ lưỡng,
Ba tuần lạc đường.
Cồ Đàm, Cồ Đàm!
Biết tôi hay không?
Lại nói, “Khám phá ra rồi.”
BÌNH: “ Ngọc sáng trong tay, có công được thưởng.” Nếu như có người trì kinh này một cách công nghiệm, ắt sẽ được thưởng viên ngọc. Người ấy được ngọc này, tự nhiên sẽ biết sử dụng. Hồ đến Hồ hiện, Hán đến Hán hiện, vạn tượng sâm la, tung hoành hiển hiện. Đó chính là có công huân. Pháp Nhãn nói, “Chứng được Phật địa mới gọi là trì kinh.” Hai câu đó là tụng hết công án rồi.
“Hồ Hán không đến, toàn vô kỹ lưỡng.” Tuyết Đậu xoay quanh lỗ mũi. Có Hồ Hán đến thì mới hiện lên, lúc cả Hồ lẫn Hán đều không đến thì như thế nào? Đến chỗ này thì Phật nhãn cũng chẳng nhìn thấy được. Thử nói xem, đó là công trạng hay là tội nghiệp? Là Hồ hay là Hán? Giống như Linh dương mang sừng, đừng nói là không âm thanh, tung tích, ngay cả một hơi thở cũng không có, biết đi về phương nào mà tìm kiếm đây? Đã đến chỗ mà chư thiên không có lối để rải hoa, ngoại mà không có cổng để nhòm ngó. Cho nên Động Sơn hòa thượng trụ viện cả đời, thổ địa thần tìm tung tích của thầy ta mà chẳng thấy. Một hôm có người đánh vãi bột gạo trong bếp, Động Sơn khởi tâm nói, “Tại sao ông dám coi nhẹ tài vật của đại chúng như thế?” Thổ địa thần bèn trông thấy thầy ta, bèn lễ lậy.
Tuyết Đậu nói, “Đã không kỹ lưỡng;” Nếu như các ông đạt đến chỗ vô kỹ lưỡng (khả năng) này thì ngay cả (Ma) ba tuần cũng bị lạc đường. Thế Tôn xem tất cả chúng sinh như con đỏ, nếu như một người phát tâm tu hành, cung điện của Ba Tuần vì thế mà sụp đổ, cho nên Ba Tuần bèn đến mà não hại người tu hành. Tuyết Đậu nói dù cho Ba Tuần đến như thế đi nữa, cũng vẫn bị lạc đường như thường và không có cách chi để đến gần được.
Tuyết Đậu lại nói, “Cồ Đàm, Cồ Đàm! Biết tôi hay không?” Đừng có nói là Ba Tuần, dù cho là Phật đến đi nữa cũng có biết tôi hay không? Ngay cả Đức Thích Ca cũng còn chẳng thấy, các ông biết rờ rẫm ở đâu đây? Lại nói, “Khám phá ra rồi.” Đó là Tuyết Đậu khám phá Cồ Đàm hay là Cồ Đàm khám phá Tuyết Đậu? Những ai có mắt xin thử nhìn cho chắc xem! TẮC THỨ CHÍN MƯƠI TÁM
HAI CÁI SAI CỦA THIÊN BÌNH HÒA THƯỢNG
THÙY: Suốt một mùa hè tạo dây dưa, kỷ hồ làm vướng ngũ hồ tăng. Kim Cương Bảo Kiếm chém thẳng xuống, mới biết xưa nay thiếu khả năng. Thử nói xem, Kim Cương Bảo Kiếm là gì? Mở mắt ra đi, tôi để lộ lưỡi kiếm cho các ông xem!
CỬ: Lúc Thiên Bình hòa thượng đi hành cước có đến tham kiến Tây Viện. Thường nói rằng, “Đường nói là ông hiểu Phật pháp, tìm một người cử được thoại đầu cũng chẳng ra.” Một hôm Tây Viện trông thấy Thiên Bình từ xa, gọi rằng, “Tùng Ỷ!” Thiên Bình ngẩng đầu. Tây Viện nói, “Sai!” Thiên Bình bước tới hai ba bước, Tây Viện lại nói, “sai!”Thiên Bình bước đến gần; Tây Viện nói, “Hai cái sai vừa rồi, là Tây Viện sai hay là thượng tọa sai?” Thiên Bình nói, “Tùng Ỷ sai.” Tây Viện nói, “Ở đây qua mùa hạ đi, rồi tôi sẽ cùng thượng tọa bàn về hai cái sai kia.” Thiên Bình lúc ấy vẫn bỏ đi.
Sau này lúc trụ viện, Thiên Bình nói với đại chúng rằng, “ Ban đầu lúc tôi đi hành cước , bị gió nghiệp thổi đến tận chỗ Tử Minh Trưởng Lão, Trưởng Lão nói, “Sai!” hai lần liên tiếp, rồi lại giữ tôi qua mùa hạ, để mà bàn luận. Không phải lúc đó tôi mới sai, ngay lúc khởi hành đi phương nam, tôi đã biết là sai rồi.”
BÌNH: Tử Minh thoạt tiên tham học với Đại Giác, sau đó thừa tự Bảo thụ. Một hôm hỏi, “Đập phá hóa thành thì như thế nào?” Bảo Thụ nói, “Kiếm sắc không chém người chết.” Tử Minh nói, “Cắt” Bảo Thụ bèn đánh. Tử Minh nói, “Cắt,” mười lần, Bảo Thụ cũng đánh mười lần và nói, “ Gã này không hiểu vội vã gì mà lại đem người chết ra chịu gậy đau như thế?” Rồi hét và đuổi Tử Minh ra ngoài. Lúc ấy có ông tăng hỏi Bảo Thủ , “Ông tăng vừa rồi hỏi câu hỏi kia có lý vô cùng, xin hòa thượng tiếp ông ta một cách khéo léo.” Bảo Thụ cũng đánh và đuổi ông tăng ra ngoài luôn. Thử nói xem, lúc Bảo Thụ đuổi ông tăng ra ngoài luôn. Thử nói xem, lúc Bảo Thụ đuổi ông tăng kia ra goài, chỉ bởi vì ông ta nói thị nói phi hay còn có lý do gì khác? Ý của thầy ta như thế nào? Sau này cả hai người kia (Tử Minh và ông tăng) đều thừa tự Bảo Thụ.
Một hôm Tử Minh đến gặp Nam Viện, Nam Viện hỏi, “Từ đâu tới?” Tử Minh nói, “Từ Hứa Châu tới.” Nam Viện nói, “Mang được cái gì tới?” Tử Minh nói, “Mang được lưỡi dạo cạo từ Giang Tây đến dâng cho hòa thượng.” Nam Viện nói, “Ông từ Hứa Châu đến tại sao lại có lưỡi dao cạo từ Giang Tây?” Tử Minh cầm tay Nam Viện bẹo một cái. Nam Viện nói, “ Thị giả đâu, lôi ông này ra ngoài xem!” Tử Minh phất tay áo một cái rồi bỏ đi. Nam Viện nói, “Ôi chao!”
Thiên Bình từng đến tham kiến Tiên Sơn. Bởi vì thầy ta đã đikhắp nơi tham được cái Thiền củ cải này để trong bụng, cho nên đến bất cứ đâu cũng mở miệng lớn tiếng nói, “tôi hiểu Thiền, hiểu đạo.” Thường nói, “Đừng nói là hiểu Phật pháp, kiếm một người cử được thoại đầu cũng chẳng có.” Cái thối tha của thầy ta vướng vàongười khác, chỉ tạo nên khinh bạc mà thôi.
Lúc chư Phật chưa xuất thế, Tổ Sư chưa từ Tây Trúc qua, chưa có vấn đáp, chưa có công án, còn có Thiền Đạo chăng? Cổ nhân bất đắc dĩ phải đối cơ mà giảng dạy, người đời sau gọi đó là “ công án”. Nhân Thế Tôn niêm hoa, Ca Diếp mĩm cười, sau đó A Nan hỏi Ca Diếp, “Thế Tôn ngoài việc truyền cà sa vàng còn truyền giáo pháp đặc biệt gì nữa không? Ca Diếp gọi, “A Nan!” A Nan nói, “Vâng?” ca Diếp nói, “Hạ cái cột cờ trước cổng xuống.” Song trước khi niêm hoa, trước khi Ca Diếp hỏi, ở chỗ nào mà có công án đây? Chỉ toàn vị các nơi lấy dấu ấn dưa hấu mà ấn, sau khi bị ấn xong lại nói, “tôi hiểu Phật pháp kỳ đặc, đừng cho người khác biết.”
Thiên Bình chính là như vậy đấy. Bị Tây Viện nói cho “Sai!” hai lần liên tiếp, bèn đâm ra lúng túng hoang mang không phânbiện gì được nữa, đúng là “ trước không đến được làng, sau chẳng đến được tiệm.” Có kẻ nói rằng vừa nói đến ý nghĩa của việc T3ô Sư từ Tây Trúc qua đã là sai rồi, hoàn toàn chẳng hiểu gì ý nghĩa hai cái “sai” này của Tây Viện là gì cả.Các ông thử nói cho tôi xem ý nghĩa của (hai cái “sai”này) là gì? Cho nên mới có lời nói rằng, “ Thầy ta tham câu sống không tham câu chết.” Thiên Bình vừa ngẩng đầu đã rơi ngay vào hai vào ba rồi. Tây Viện nói, “Sai!” Song (Thiên Bình) lại không hiểu được dụng xứ trực tiếp (của Nam Viện) mà lại chỉ nói, “Tôi có đầy một bnịg Thiền,” rồichẳng để ý đến Tây Viện,lại bước thêm hai ba bước nữa. Tây Viện lại nói, “Sai!” Thiên Bình vẫn cứ tối mò như thường và tiến đến gần Tây Viện. Tây Viện nói, “Hai cái sai vừa rồi là Tây Viện sai hay là thượng tọa sai?” Thiến Bình nói, “Tùng Ỷ sai.” May mà chẳng có gì là nhằm nhò cả. Thiên Bình đã rơi nhay vào thứ bẩy thứ tám rồi. Tây Viện nói, “Ở đây qua mùa hạ đi, rồi tôi sẽ cũng thượng tọa bàn về hai cái sai kia.” Thiên Bình lúc ấy vẫn bỏ đi. Thầy ta có vẻ đúng song không thật sự đúng. Tôi không nói là thầy ta không đúng, chỉ nói là thầy ta không đề lên được mà thôi. Tuy thế, song thầy ta vẫn còn có chút khí phách của một nạp tăng.
Sau này Thiên Bình trụ viện nói với đại chúng rằng, “ Ban đầu lúc tôi đi hành cước, bị gió nghiệp thổi đến tận chỗ của Tử Minh Trưởng Lão, Trưởng Lão nói, “ Sai!” hai lần liên tiếp, rồi lại giữ tôi lại qua mùa hè để bàn luận. Không phải lúc đó tôi mới sai, ngay lúc khởi hành đi phương nam tôi đã biết là sai rồi.” Lão này kể cũng được, có điều bị rơi vào hàng thứ bảy thứ tám, không có gì là nhằm nhò cả. Người thời này nghe thấy ta nói, “Ngay lúc khởi hành đi phương nam, tôi đã biết là sai rồi,” bèn ức đoán mà nói rằng, “Trước khi đi hành cước đã chẳng có nhiều đạo với Thiền gì, lúc đi hành cước thì lại bị các nơi lừa dối. Lúc chưa đi hành cước, gọi đất là trời gọi núi là sông; may mà chẳng có sự việc gì cả.” Nếu như các ông có thứ kiến thức thông tục như thế, tại sao không mua một cái mũ mà đội trong nhà chứ? Có dụng xứ gì đâu? Phật pháp đâu phải là đạo lý này. Nếu như luận về việc này, há lại có nhiều dâu dưa như thế chăng? Nếu như các ông nói, “Tôi hiểu, người khác không hiểu,” gánh một gánh Thiền đi quanh thiên hạ, lúc bị người đó mắt sáng khám phá, lại chẳng sử dụng được tí nào. Tuyết Đậu tụng đúng như thế.
TỤNG
Các Thiền gia,
Thích khinh bạc.
Tham đầy một bụng dùng chẳng được,
Đáng buốn đáng cười lão Thiên Bình.
Lại hận lúc đầu đã hành cước.
Sai, sai!
Gió mát Tây Viện tan chẩy ngay.
Tuyết Đậu lại nói, “Nếu như có ông tăng bước ra nói, ‘Sai!’ Cái ‘sai” của Tuyết Đậu phải so sánh như thế nào với cái ‘sai’ của Thiên Bình.”
BÌNH: “Các Thiền gia, thích khinh bạc. Tham đầy một bụng dùng chẳng được.” Gã này hiểu thì có hiểu, chỉ có điều không sử dụng được. Thường đưa mắt lên trời cao rồi nói là mình hiểu Thiền bao nhiêu, đến khi bị họ nói lộ một chút thì lại chẳng sử dụng gì được cả. Ngũ Tổ nói, “Có một số người tham Thiền như thể trong bình lưu ly, không chuyển động được, không lay động được, song nếu đụng vào là vỡ ngay.” Nếu như muốn sống động thì cứ đi tham Thiền túi da, dù có ném từ trên núi cao xuống đi nữa cũng chẳng vỡ.” Cổ nhân nói, “Nếu như hiểu được ngay cả trước khi nói ra vẫn còn là bị niêm phong, dù cho có tinh thông được câu nói vẫn chưa tránh khỏi những kiến chấp điên khùng.”
“Đáng buồn đáng cười lão Thiên Bình, lại hận lúc đầu đã hành cước.’ Tuyết Đậu nói, đàng buồn vì thầy ta không giải thích được cho người khác, đáng cười là vì thầy ta biết cả một bụng Thiền mà không sử dụng được. “Sai, sai!” Hai cái sai này, có người bảo rằng thầy ta không nói tức là sai. Nhưng mà có gì là nhằm nhò đâu? Đâu có biết rằng hai cái sai này như thể đá lửa điện chớp, đó chính là nơi hành động của người hướng thượng, giống như dùng kiếm chém người, nắm ngay cổ họng người khác, lúc ấy mạng căng mới đứt đoạn. Nếu như các ông có thể đi được trên lưỡi kiếm này, thì các ông tha hồ tung hoành.Nếu như các ông hiểu được hai cái sai này các ông mới có thể thấy gió mát của Tây Viện thổi tan chảy. Tuyết Đậu sau khi thượng đường giảng công án này xong, ý muốn nói “sai”. Tôi thử hỏi các ông , cái “sai” của Tuyết Đậu phải so sánh như thế nào với cái sai của Thiên Bình? Tham Thiền ba mươi năm nữa đi! TẮC THỨ CHÍN MƯƠI CHÍN
THẬP THÂN ĐIỀU NGỰ CỦA TÚC TÔNG
THÙY: Rồng kêu sương nổi, cọp gầm gió sinh. Trong tướng xuất thế vàng ngọc chạm nhau; thông phương tác lược mũi tên đụng nhau. Thế giới không ẩn, xa gần hiển hiện, cổ kim biện rõ. Thử nói xem, đây là cảnh giới của ai? Thử nêu lên xem.
CỬ: Túc Tông Hoàng Đế hỏi Huệ Trung Quốc Sư, “Thập thân điều ngự là gì?” Quốc Sư nói, “Thí chủ bước trên đầu Tì Lô[4] mà đi”. Túc Tông nói, “Quả nhân không hiểu.” Quốc Sư nói, “Đừng nhận thanh tịnh Pháp thân của mình.”
BÌNH: Túc Tông Hoàng Đế lúc còn là Đông Cung (Thái Tử) đã tham học với Huệ Trung Quốc Sư rồi. Sau này lúc lên ngai vàng lại còn kính trọng Quốc Sư hơn nữa.Quốc Sư ra vào (cung) Túc Tông đều nghênh đón, đích thân mìnhcầm lộng che.
Một hôm hỏi Quốc Sư một câu hỏi, “Thập thân điều ngự là gì?” Quốc Sư nói, “Thí chủ bước trên đầu Tì Lô mà đi.” Quốc Sư bình sinh có sóng lưng cứng như sắt thép; song khi đến trước mặt hoàng đế thì lại mềm như đất bùn. Tuy rằng Quốc Sư trả lời một ccáh chi li, song vẫn có chỗ hay của nó. Quốc Sư nói, “Nếu như ngài muốn hiểu, lại nói, “Quả nhân không hiểu.” Quốc Sư sau đó lại hết sức quan tâm đi vào bụi cỏ, giải rõ thêm về câu nói đầu rằng, “Đừng nhận thanh tịnh Pháp Thân của mình.” Đó là cái mà mọi người đều có, cái viên mãn trong tất cả mọi người. Nhìn xem thầy ta một buông một nắm, tiếp kẻ địch từ tám hướng.
Há không nghe nói rằng làm bậc thầy phải biết tùy cơ mà giảng dạy? Xem gió mà căng buồm; nếu chỉ nắm giữ một góc, làm sao có thể uyển chuyển được? Xem lão Hoàng Bá rất là khéo tiếp thiên hạ. Lúc thầy ta gặp Lâm Tế, ba lần đánh cho Lâm Tế sáu mươi gậy đau điếng, do đó mà Lâm Tế mới hiểu. Song khi tiếp dẫn Tướng Quốc Bùi Hưu, sự việc lại rắc rối vô cùng. Hoàng Bá há không phải là một bậc thầy giỏi sao? Huệ Trung Quốc Sư dùng phương tiện thiện sảo để tiếp Túc Tông Hoàng Đế, bởi vì thầy ta có khả năng tiếp kẻ địch từ tám hướng. Thập thân điều ngự tức là mười thụ dụng thân. Ba thân Pháp (Dharmakàya), Báo (Samhogakàya), và Hóa (Nirmànakàya) tức là Pháp Thân. Tại sao vậy? Bởi vì Báo Thân và Hóa Thân không phải là chân Phật, mà cũng không phải là chủ thể thuyết Pháp. Lúc còn dựa trên Pháp Thân thì chỉ là một phiến hư ngưng minh linh tịch chiếu.
Lúc Thái Nguyên Phù thượng Tọa giảng Kinh Niết Bàn tại Quang Hiếu Tự ở Dương Châu có vị tăng du phương vốn là điển tòa của Giáp Sơn bị kẹt tuyết ở tự viện cho nên cùng vào nghe giảng. Lúc giảng đến tam nhân Phật tính tam đức Pháp thân, Phù Tượng Tọa đang nói rộng về Pháp Thân diệu lý, điển tòa hốt nhiên bật cười. Phù Thượng Tọa đưa mắt nhìn. Lúc giảng xong mới mời vị Thiền giả kia đến hỏi rằng, “ Chỗ hiểu biết của tôi hẹp hòi chỉ dựa vào theo văn mà giải nghĩa thôi. Vừa rồi lúc tôi đang giảng, thấy thượng nhân bật cười, hẳn là tôi phải có chỗ thiết xót, xin thượng nhân chỉ điểm cho.”
Điển toà nói, “Nếu như tòa chủ không hỏi, tôi đâu dám nói. Nay tòa chủ đã hỏi, tôi không thể không nói. Tôi quả thực cười là bởi vì tòa chủ không hiểu Pháp Thân.” Phù Thượng Tọa nói, “Tôi giải thích như thế, sai ở chỗ nào?” Điển tòa nói, “Xin tòa chủ giảng lại một lần nữa.” Phù Thượng Tọa nói, “Lý của Pháp Thân cũng giống như hư không, dọc cùng tam tế, ngang bằng mười phương, tràn đầy tam cực, bao quát cả hai nghi, tùy theo nhân duyên mà cảm ứng, không đâu không bao trùm.” Điển tòa nói, “Tôi không nói là điển tòa giảng không đúng, song tòa chủ chỉ biết lượng của Pháp Thân mà không thực sự biết Pháp Thân.” Thừ Thượng Tọa nói, “Nếu như thế thì Thiền giả giải thích cho tôi đi.” Điển toà nói, “Nếu tòa chủ muốn thì xin tạm ngưng giảng trong một tuần, chỉ ngồi tĩnh tọa trong phòng tịch lặng, thu tâm, nhiếp niệm, các duyên thiện ác một lúc buông bỏ cả, rồi tự chiêm nghiệm lấy.”
Phù Thượng Tọa làm y theo như thế. Từ bắt đầu đêm đến canh năm, lúc nghe tiếng trống canh, hốt nhiên khế ngộ, bèn đến gõ cửa vị Thiền gia kia. Điển tòa hỏi, “Ai đó?” Phù Thượng Tọa nói, “Tôi.” Điển tòa mắng rằng, “Tôi muốn ông phù trì đại giáo, thay Phật thuyết Pháp, nửa đêm tại sao lại say khướt mà nằm bên vệ đường như thế?” Phù Thượng Tọa nói, “Từ trước đến giờ giảng kinh tôi chỉ biết béo cái mũi của cha mẹ sinh ra, từ rày về sau không còn dám như vậy nữa.”
Nhìn xem con người kỳ đặc này! Há chỉ đi nhận cái chiêu diêu linh linh, rồi đâm ra lu mờ luống cuống? Cần phải đả phá nghiệp thức, đến mức không còn gì để đắc; như vậy cũng vẫn chỉ là mới đạt được một nửa.Cổ nhân nói, “Không khởi một chút tu học tâm, thường tự tại trongvô tướng quang.” Chỉ cần biết thường tịch diệt chứ đừng nhận thanh sắc; chỉ biết linh tri chứ đừng nhận vọng tưởng. Cho nên mới có câu nói, “Giả sử như bánh xe sắt chuyển trên đầu các ông, nếu có định huệ viên minh, cuối cùng sẽ không bao giờ mất cả.”
Bồ Đề Đạt Ma hỏi Nhị Tổ, “Ông đứng trong tuyết chặt cánh tay, chẳng hay vì sự việc gì vậy?” Nhị Tổ nói, “Tâm con chưa an, xin Thầy an tâm cho con.” Đạt Ma nói, “Đem tâm ông đến đây ta an cho.” Nhị Tổ nói, “Tìm tâm mãi mà không ra.” Đạt Ma nói, “Ta đã an tâm cho ông rồi đó.” Nhị Tổ hốt nhiên lãnh ngộ. Thử nói xem, đúng vào lúc ấy Pháp Thân ở chỗ nào? Trường Sa nói, “Những kẻ học đạo không biết Chân, chỉ vì như xưa nhận thức thần. Gốc của sinh tử vô lượng kiếp, kẻ ngu gọi là bổn lai nhân.”
Người bây giờ chỉ nhận cái chiêu chiêu linh linh này trợn mày trợn mắt, dở đủ trò, nhưng mà có nhằm nhò gì đâu? Như Quốc Sư nói, “Đừng nhận thanh tịnh Pháp Thân của mình,” còn như Pháp Thân của chính mình, thì dù trong mộng đi nữa các ông vẫn chưa thấy được. Làm gì mà nói được đừng nhận? Các nhà giáo tông coi thanh tịnh Pháp Thân là cực tắc, tại sao lại không cho người khác nhận? Há không nghe nói, “nếu như các ông nhận thì vẫn sai như trước.” Ôi, thà đập cho một gậy còn hơn. Ai hiểu được điều này mới có thể hiểu được lời Quốc Sư nói rằng, “Đừng có nhận thanh tịnh Pháp Thân của mình.” Tuyết Đậu không thích cái lòng tha thiết của Quốc Sư, song song bùn lại có gai, biết phải làm sao bây giờ?
Há không biết rằng Động Sơn có ba con đường để tiếp thiên hạ sao? Đó gọi là “Đường Huyền” “Đường Chim” và “Đưa Tay ra.” Những kẻ sơ cơ mới học đạo nên cố đi theo ba con đường này. Có ông tăng hỏi, “Thầy thường dạy người học đạo đi theo ‘Đường Chim’. Dám hỏi đường chim là gì vậy? Động Sơn nói, “Chỉ cứ đi một cách vô tư là được.” Ông tăng nói, “Nếu như đệ tử chỉ đi theo ‘Đường Chim’, đó há có phải là bổn lại diện mục của đệ tử không?” Động Sơn nói, “Xà lê tại sao lại điên đảo như thế?” Ông tăng nói, “Đệ tử điên đảo ở chỗ nào đâu?” Động Sơn nói, “Nếu không điên đảo, tại sao lại nhận tớ làm chủ?” Ông tăng hỏi, “Bổn lai diện mục là gì?” Động Sơn nói, “Không đi đường chim.”
Cần phải thấy đến mức độ này mới có phần nào tương ưng. Dù cho các ông quét sạch tất cả, dẹp tất cả các dấu tích, giữ im lặng, song trong tông môn của nạp tăng thì đó chỉ là kiến giải của sa di với trẻ con mà thôi. Cần phải quay đầu lại với bụi trần để mà hưng đại dụng mới được. Tuyết Đậu tụng rằng:
TỤNG
Thầy của một nước chỉ cưỡng danh,
Chỉ mình Nam Dương lừng tiếng thơm.
Đại Đường phò được chân thiên tử,
Từng đi trên đỉnh đầu Tì Lô.
Trùy sắt đập nát hoàng kim cốt,
Giữa trời và đất là vật gì?
Ba ngàn sát hải đêm lặng lẽ,
Chẳng biết ai vào hang rồng xanh?
BÌNH: “Thầy của một nước chỉ cưỡng danh, chỉ mình Nam Dương lừng tiếng thơm.” Tụng này cũng như tán thán một hình ảnh. Há không nghe nói rằng chí nhân vô danh sao? Gọi là Quốc Sư chẳng qua cũng chỉ là gượng ép mà gán cái tên. Đạo của Quốc Sư vốn không thể so sánh. Thầy ta khéo tiếp người bằng cách này.
Chỉ mình Nam Dương được coi là bậc chuyên gia. “Đại Đường phò được chân thiên tử, từng đi trên đỉnh đầu Tì Lô.” Nếu như các ông có đủ mắt và đầu óc của nạp tăng, các ông phải đi trên đầu Tì Lô mới có thể thấy được thập thân điều ngự này. Phật cũng còn được gọi là điều ngự, đó là một trong thập danh hiệu của Phật. Một thân hóa làm mười thân, mười thân hóa làm một trăm thân, cho đến trăm triệu thân, song tổng thể chỉ là một thân. Câu tụng này để giải thích, câutụng sau tụng lời Quốc Sư nói, “Đừng nhận thanh tịnh Pháp Thân của mình.” Tụng một cách đến nỗi nước đổ lên cũng không ướt. Thật khó mà có thể giải thích được.
Trùy sắt đập nát hoàng kim cốt.” Đây tụng câu nói, “Đừng nhận thanh tịnh Pháp Thân của mình.” Tuyết Đậu hết mực tán thán Huệ Trung, hoàng kim cốt chỉ một búa là đập tan. “Giữa trời và đất là vật gì?” Cần phải tự tại thánh thoát không còn một vật gì có thể đắc thì mới là bổn địa phong quang. “Ba ngàn sát hải đêm lặng lẽ.” Tam thiên đại thiên thế giới có vô biên cõi, trong mỗi cõi lại có một biển. Lúc đêm sâu lặng lẽ, trời đất trong ngần, thử nói xem đó là gì vậy? Kỵ nhất là đừng hiểu cái kiểu nhắm mắt nhắm mũi. Nếu hiểu theo kiểu đó các ông sẽ bị rơi vào biển độc.
“Chẳng biết ai vào hang rồng xanh?” Dưới chân ra có chân vào, thử nói xem là ai vậy? Tất cả mọi người bị Tuyết Đậu xỏ mũi cùng một lúc luôn. TẮC THỨ MỘT TRĂM
KIẾM SẮC CỦA BA LĂNG
THÙY: Thu Nhận kết quả, tận thủy tận chunhg. Đối diện vô tư, vốn chẳng từng nói. Nếu như hốt nhiên có người bước ra nói, “Suốt cả mùa hè mãi hỏi chỉ thị, tại sao lại chẳng từng nói?” Đợi khi nào ông ngộ rồi tôi sẽ nói cho ông. Thử nói xem, đây là kỳ giáp mặt hay là có chỗ ưu điểm nào khác? Thử nêu lên xem.
CỬ: Có ông tăng hỏi Ba Lăng, “Kiếm sắc là gì?” Ba Lăng nói, “Từng nhánh san hô chống đỡ mặt trăng.”
BÌNH: Ba Lăng không động can qua, song trong bốn biển năm hồ lưỡi của biết bao nhiêu người bị rụng! Vân Môn tiếp thiên hạ chính bằng cách ấy. Ba Lăng thuộc dòng của Vân Môn cho nên cũng có đầy đủ phương cách của Vân Môn. Cho nên Tuyết Đậu nói, “tôi thích cơ biến mới của Thiều Dương, cả đời thầy ta chỉ lo nhổ đinh bạt chốt cho thiên hạ.”
Câu chuyện này chính là như vậy, trong một câu tự nhiên có đủ ba câu: câu gồm chứa trời đất, câu cắt đứt các dòng (tư tưởng), câu đuổi theo sóng nước. Câu trả lời của thầy ta quả thật là kỳ đặc. Phù Sơn Viễn Lục công nói, “ Người chưa thâm thấu thì tham cứu ý nghĩa hơn là tham cứu câu văn. Còn đối với người đã thấu thì tham cứu câu văn tốt hơn là tham cứu ý nghĩa.” Trong môn hạ của Vân Môn có ba vị tôn túc trả lời về câu hỏi” Kiếm sắc” này. Họ đều nói rằng, “Trọn vẹn.” Chỉ có Ba Lăng là trả lời vượt qua được chữ “trọn vẹn” kia. Đây chính là câu đắc đạt.
Song thử nói xem, chữ “trọn vẹn” với lại “từng nhánh san hô chống đỡ mặt trăng” là giống hay khác? Hồi trước (Tuyết Đậu) nói, “Ba cầu có thể biến, một mũi tên bay qua không gian.” Nếu muốn hiểu câu văn này cần phải cắt đứt tình trần ý tưởng, và hoàn toàn thanh tịnh thì mới hiểu được ý nghĩa lời nói “từng nhánh san hố chống đỡ mặt trăng.” Nếu như chỉ thêu dệt thêm lập luận thì chẳng bao giờ mà mò mẫm cho ra được.
Những lời này là tử trong bài thơ “Nhớ Bạn” của Thiền Nguyệt: “Dầy tựa như sắt trên Thiết Sơn, mỏng tựa tơ nhuyễn thân Song Thành. Phượng gà đất Thục thường vướng vấp, từng nhánh san hô chống mặt trăng. Trong nhà Vương Khởi giấu khó tìm, gã đói Nhan Hồi buồn trời tuyết. Cội tùng thẳng đứng sét chẳng gẫy, Gái đá áo tuyết giải ngọc trai, đeo vào Long Cung bước ung dung. Màn gấm chiếu bạc sao so lệch, rồng đen mất ngọc người biết chăng?” Ba Lăng lấy một câu trong ấy ra trả lời câu hỏi về “kiếm sắc,” thầy ta nhanh nhẹn thật. Thổi một sợi tóc vào lưỡi kiếm để thử; nếu như sợi tóc tự đứt thì đó là kiếm sắc, và kiếm được gọi là “Suy Mao Kiếm.” Ba Lăng chỉ dựa vào câu hỏi của ông tăng mà trả lời một cách trực tiếp. Thoại đầu của ông tăng rơi rụng mà ông ta chẳng hề hay biết.
TỤNG
Bình cái bất bình,
Khéo quá tựa vụng.
Ngón tay bán tay,
Dựa trời chiếu tuyết.
Thợ hàn khéo chẳng dũa mài được
Thợ giỏi lau chùi mũi chưa xong.
Đặc biệt,
Từng nhánh san hô chống mặt trăng.
BÌNH: “Bình cái bất bình, khéo quá tựa vụng.” Cổ thời có những bậc hiệp khách, giữa đường nếu thấy chuyện bất bình như kẻ mạnh hiếp người yếu , bèn vung kiếm lấy đầu những kẻ mạnh. Cho nên các bậc tông sư giấu bảo kiếm dưới mi, đeo trùy vàng trong tay áo để phán đoán các việc bất bình. Khéo quá tựa vụng. Lời đáp của Ba Lăng nhằm quân bình những cái bất bình, bởi vì lời của thầy ta quá thiện xảo cho nên đâm ra lại có vẻ giống như vụng về. Tại sao vậy? Bởi vì thầy ta không xông thẳng ngay đến, mà lại đi vòng qua một bên rồi lén lấy đầu thiên hạ, mà thiên hạ chẳng hay biết.
“Ngón tay bàn tay, dựa trời chiếu tuyết.” Nếu các ông hiểu được thì đó cũng giống như thể ỷ Thiên trường kiếm. lẫm lẫm uy thần. Cổ nhân nói, “Tâm nguyệt cô viên, sáng suốt vạn tượng. Sáng cảnh đều quên, là vật gì vậy?” Bảo kiếm này lúc thì hiện trên ngón tay lúc thì hiện trong lòng bàn tay. Thuở xưa lúc Khánh Tàng Chủ nói đến chỗ này, bèn dơ tay lên hỏi, ”Có trông thấy không?” Song cũng không hẳng là phải ở trên ngón tay. Tuyết Đậu chỉ mượn con đường tắt để giúp các ông thấy ý của cổ nhân mà thôi. Song tất cả mọi nơi không thể không phải là “Suy Mao Kiếm;” cho nên mới có lời nói rằng, “Ba lớp sóng cao cá hóa rồng, kẻ ngu vẫn múc nước hồ đêm.”
Tuyết Đậu nói rằng kiếm này có thể dựa trời chiếu tuyết. Bình thường người ta nói rằng trường kiếm dựa trời (ỷ thiên) lâu ngày có thể chiếu sáng trên tuyết. Chỉ một chút dụng xứ này thôi mà thợ hàn khéo cũng chẳng dũa mài được, người thợ giỏi lau chùi mãi vẫn chưa xong. Tuyết Đậu tụng xong, lúc cuối cùng lại nói rõ ra rằng, “Đặc biệt!” Quả thật là kỳ đặc có ưu điểm riêng của nó chứ không giống như những kiếm bình thường. Thử nói xem, kiếm này đặc biệt ở chỗ nào? “Từng nhánh san hô chống mắt trăng.” Đúng là không tiền khoáng hậu, độc nhất trong hoàn vũ, vô song.
Rốt cuộc như thế nào? Đầu các ông đã rụng rồi. Lão tăng còn có một bài kệ nhỏ nữa, “Vạn hộc đầy thuyền cứ kéo đi, chỉ nhân một hạt bình nuốt rắn. Nêu lên một trăm công án cũ, ném cát vào bao nhiêu mắt người?” Chú thích:
[1] Chiêu Minh Thái Tử là con của Lương Vũ Đế, rất thông thạo Phật pháp, từng viết nhiều sớ sao vể các kinh điển.
[2] A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề tiếng Phạn là Anuttara-samyaksambodhi có nghĩa là giác ngộ tối thượng.
[3] Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai.”
[4] “Tì Lô” nguyên chữ là “Tì Lô Xá Na” là chữ người Trung Hoa dùng để phiên âm chữ Phạn “Vairocana,” có nghĩa là chân thân của Phật. Các tông phái Phật giáo giải thích chữ này theo nhiều cách khác nhau. Song thông thường thi “Tì Nô Xá Na” thường được dùng để chỉ Pháp Thân Phật.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.242.39 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đăng nhập / Ghi danh thành viên mới
Gửi thông tin về Ban Điều Hành
Đăng xuất khỏi trang web Liên Phật Hội
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.