Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

Thức Biến

Hòa thượng Thích Thiện Siêu

Nxb TP. HCM, 2003


[22]

ĐẠO PHẬT Ở HUẾ VÀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA XÃ HỘI

Hòa thượng Thích Thiện Siêu,
Trú trì Tổ đình Từ Đàm, Huế
trả lời phỏng vấn Phóng viên Tạp chí Sông Hương tháng 5/1990 - Huế

-ooOoo-

Phóng viên (PV): Kính bạch Hòa thượng, lần đầu tiên Phóng viên Tạp chí Sông Hương được Hòa thượng tiếp, nhân dịp này xin Hòa thượng cho biết cảm tưởng về TCSH trong những năm qua?

Hòa thượng Thích Thiện Siêu (HT.TTS): Tôi không có dịp đọc thường xuyên Tạp chí Sông Hương, nên không có cảm tưởng chính xác và sâu sắc, nhưng theo sự nhận xét của một số thân hữu không có tính cách toàn diện thì Tạp chí Sông Hương cũng như dòng sông Hương trong giai đoạn này hầu như tiến triển có vẻ "lững lờ yếu yếu".

PV: Dư luận xã hội đang lo lắng về tình hình mê tín dị đoan đang lan tràn khắp nơi, xin Hòa thượng cho biết nguyên nhân vì sao mê tín dị đoan lại phát triển như thế?

HT.TTS: Có phải thật có tình hình mê tín dị đoan đang lan tràn khắp nơi không? Theo tôi dư luận xã hội đang lo lắng về tình hình mê tín dị đoan đang lan tràn khắp nơi thì ít mà lo lắng về tình hình xa hoa truỵ lạc, tham ô nhũng lạm, cửa quyền làm mất lòng dân và nạn thất nghiệp gia tăng nhiều. Vì những thứ sau này, mới tác hại cho đất nước, cho con người.

Còn mê tín dị đoan hay không mê tín dị đoan, cần phải phân tích mới khỏi nói hồ đồ. Theo tôi có hai lối tín ngưỡng, một tín ngưỡng của tôn giáo và một tín ngưỡng của nhân gian. Tín ngưỡng tôn giáo cứ trên nền đạo lý, học thuyết bởi một đấng giáo chủ khởi xướng, có hệ thống từ nội dung đến hình thức, có quy cũ học hỏi, hành trì như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo... Còn tín ngưỡng thông thường theo trình độ dân trí của mỗi địa phương, nơi này có lối tin này, nơi khác có lối tin khác, không có căn cứ lý trí, chỉ cốt thoả mãn tình cảm, cầu an, tai qua nạn khỏi hay cầu phúc lợi hiện thời. Trong lối tín ngưỡng nhân gian này lắm lúc có lúc làm cho suy nhược tinh thần, tính mạng, tài sản, chẳng hạn như đốt vàng mã, uống tàn nhan, nước thải để chữa bệnh... Như vậy xã hội có lo lắng chăng là lo lắng cho lối tín ngưỡng nhân gian mang nhiều hình thức mê tín này, nhưng không phải là trầm trọng lắm. Còn dị đoan là chữ của đạo Nho tự cho mình là chính đạo, còn đạo Dương, đạo Mặc không phải là Đạo mà chỉ là một lối tín ngưỡng, học thuyết khác mà thôi. Đạo Nho đã dùng câu "Công hồ dị đoan", có nghĩa công kích đạo Dương, đạo Mặc, từ đó ta mới quen dùng chữ "dị đoan" ghép chung với chữ "mê tín" để chỉ cho lối tín ngưỡng vô căn cứ và khác với điều tín ngưỡng của mình. Sở dĩ có tình trạng mê tín dị đoan, trước hết phải nói là vì tập truyền kém hiểu biết chưa được cải thiện, tiếp đó là tâm trạng bất an vì nội tâm, tham vọng, vì cuộc sống miếng cơm manh áo còn nhiều nỗi bấp bênh, ngang trái, mất lòng tin...

PV: Dư luận cũng lo lắng về tình hình "đạo đức xuống cấp", nhất là giới thanh niên. Theo Hòa thượng muốn giải quyết vấn đề này, xã hội-đặc biệt là báo chí, cần làm những việc gì?

HT.TTS: Muốn giải quyết vấn đề này, xã hội, đặc biệt là báo chí nên làm những việc sau đây:

a. Đả phá tinh thần bài bác Tôn giáo một cách mù quáng, thiếu cơ sở khoa học và khiếm nhã

b.Truyền bá đúng đắn các quan điểm vật chất, tinh thần, hiện thực và siêu thực, lối sống lịch sử, văn minh, văn hóa và đạo đức.

c. Khuyến cáo lớp trẻ tránh xa những nơi ăn chơi trụy lạc, khuyên họ nên đến những nơi có giáo dục đạo đức tốt, bất cứ ở đâu như ở đoàn thể, ở học đường, ở Tôn giáo. Nếu khi thấy một lớp tuổi trẻ đến đó mà chúng có thể thay đổi được thói hư tật xấu, thì không ngần ngại gì mà không viết bài phát huy, khích lệ, động viên để nơi đó được tiến triển thêm. Mặt khác, phải làm hạn chế sự phát triển ồ ạt các loại hàng cà phê, quán nhậu, các điểm chiếu vidéo... có ảnh hưởng đến sự sa sút đạo đức của thanh thiếu niên.

d. Gương mẫu đạo đức phải có, từ tư tưởng đến lời nói và việc làm. Về địa hạt báo chí, người chủ báo, làm báo cho người khác đọc, khi viết về đạo đức, thì người chủ báo, làm báo phải thực sự có đạo đức thì báo chí mới tránh khỏi bệnh nói suông.

PV: "Tu" theo đúng nghĩa từ này là góp phần làm lành mạnh xã hội. Hòa thượng cho biết cuộc vận động chính của Phật giáo hiện nay để góp phần xây dựng đời sống văn hóa- xã hội.

HT.TTS: Phát xuất từ tinh thần từ bi và trí tuệ, Phật giáo chế lập ba môn học là Giới học, Định học và Tụê học để xây dựng cho con người từ mặt đạo đức, trí tuệ hùng lực, vô ngã vị tha; từ thấp lên cao, thoát ly dần tính hữu ngã, cố chấp hẹp hòi, để đạt đến tính vô ngã vị tha rộng lớn. Những ai muốn có một cuộc sống ý nghĩa sẽ tìm thấy ở Phật giáo những điều giúp họ mở rộng lòng, rộng trí, để biết sống chan hòa với mọi người, mọi vật. Từ lâu Phật giáo luôn luôn phát huy lý tưởng đó thông qua việc phổ biến kinh sách, báo chí, hành thiện, diễn giảng đạo lý, tổ chức những buổi tu học, không những cho lớp người lớn tuổi mà ngay cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Đặc biệt, để giáo dục tín ngưỡng đạo đức cho lứa tuổi thanh thiếu niên, con cháu trong những gia đình thuần thành tin Phật, Phật giáo đã quy tụ các cháu lại trong "Gia đình Phật tử" để giáo dục cho thích hợp theo tuổi trẻ và đã thu hoạch kết quả rất tốt. Biết bao gia đình đã gửi con em mình đến Gia đình Phật tử nhờ sự giáo dục mà mình có được những người con có hiếu đạo, biết yêu thương vật, kính trên nhường dưới, trung thành với Tổ quốc, tránh cho gia đình cũng như xã hội biết bao nhiêu điều tai hại. Song đáng tiếc, những việc làm này còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, nên đã làm giảm đi phần lớn sự đóng góp của Phật giáo vào việc xây dựng thanh thiếu niên lành mạnh, xây dựng đạo đức xã hội lành mạnh.

PV: Hòa thượng có nhận xét gì về hiện tượng đồng bào miền Bắc "Đi hành hương về xứ Huế" ngày càng đông, những người ấy có nguyện vọng gì? Và các chùa đã có những sinh hoạt gì để thoả mãn yêu cầu của những người đi hành hương? Ngành du lịch Huế có thể hợp tác với các chùa để tổ chức cho đồng bào vào Huế hành hương không?

HT.TTS: Không những đồng bào miền Bắc mà cả đồng bào miền Nam gần đây đi hành hương tại Huế ngày càng đông, theo tôi nghĩ có nhiều lý do:

1. Huế ở vào vị trí chính giữa hai miền đất nước, đã từng một thời gian làm trung tâm lịch sử, chính trị, văn hóa, Phật giáo. Thế nhưng đã nhiều năm tháng chiến tranh, gặp phải trở ngại nên đồng bào miền Bắc, miền Nam khó đi hành hương đến Huế được. Ngày nay nước nhà thống nhất, Nam Bắc một nhà, đường giao thông thuận lợi, nên đồng bào ước vọng đến Huế để tận mắt nhìn thấy một vùng đất quê hương mang nhiều tính đặc thù như vừa nói trên.

2. Huế có nhiều chùa danh tiếng, lại có nhiều thắng cảnh, di tích văn hóa của dân tộc; đồng bào Nam Bắc đến thăm Huế để thấy rõ nét xây dựng của dân tộc trong một giai đoạn lịch sử quan trọng của quá khứ, đồng thời chiêm bái Phật tổ, thăm các vị cao Tăng mà họ quen biết, thăm chùa Từ Đam - nơi phát xuất cuộc đấu tranh của Phật giáo chống chế độ và chính sách của Diệm đàn áp Phật giáo vào năm 1963, thăm các ngôi chùa dù trải qua nhiều biến thiên vẫn giữ được nét cổ kính cũng như vẻ cảnh tân hòa nhịp với vẻ thiên nhiên của sông núi.

3. Huế là đất bàn đạp để mở rộng biên cương của Tổ quốc. Tôi từng nghe có các đồng bào miền Nam khi đi hành hương đến Huế thổ lộ rằng: "Chúng tôi biết tổ tiên xa xôi của chúng tôi từ miền Trung đi vào Nam lập nghiệp, nên chúng tôi ước ao trong đời mình có một lần đến Huế thăm". Họ đã nói với tôi câu đó trong vẻ vui mừng xúc động khi gặp tôi tại chùa Từ Đàm trên đất Huế.

4. Và như một cán bộ ở Bắc đến Huế công tác đã trên 10 năm, hôm nọ dẫn thân hữu đến thăm chùa Từ Đàm, trong lúc nói chuyện, vị cán bộ ấy giới thiệu với bạn mình rằng: "Người Huế rất lịch sự, ăn nói dịu dàng". Lại một lần khác, tôi nhờ một Phật tử Huế dẫn mấy người khác từ xa đến Huế, đi chợ Đông Ba. Khi khách hỏi mua khăn, chủ quán lấy khăn cho họ xem, vì thấy khăn mỏng, không ai mua. Chủ quán vui vẻ treo khăn trở lại không nói gì. Mấy người khách đã nhận xét: "Chị bán khăn tử tế quá. Khi chúng tôi không mua trả lại, lòng rất hồi hộp, vì nghĩ thế nào chị ta cũng nói đôi câu nặng nhẹ hoặc vài tiếng mắng mỏ nặng lời, nhưng chị bán khăn này lại tỏ vẻ tự nhiên vui vẻ... " Đó phải chăng cũng là những biểu hiện nếp sống văn minh, văn hóa mà người Huế đã có được. Vậy nguyên do từ đâu người Huế có được cách xử thế đó, thiết tưởng TCSH nên tìm hiểu và phát huy rộng rải thêm.

Vì lẽ ấy, nên khi có đoàn hành hương nào đến chùa xin tá túc, chúng tôi đều hoan hỉ chấp nhận, dù chùa rất thiếu tiện nghi cho một số đông người ăn ở. Chúng tôi hướng dẫn họ lễ Phật, kể sơ lai lịch và giảng cho họ ít điều Phật pháp, vì họ không có rộng thì giờ để sinh hoạt nhiều. Tôi chưa nghĩ đến việc hợp tác với nghành du lịch để tổ chức cho đồng bào đến Huế hành hương, nhưng tôi mong rằng khi các đồng bào đến Huế hành hương luôn gặp được sự đối xử dịu dàng, lịch sự của mọi người, mọi giới để tạo niềm thông cảm giữa Huế và các bạn phương xa.

PV: Tạp chí Sông Hương của Huế - Thành phố cố đô và cũng là trung tâm Phật giáo lớn ở Việt Nam, theo hòa thượng, Tạp chí Sông Hương nên có những nội dung gì để thoả mãn phần nào yêu cầu của bạn đọc, trong đó có nhiều người theo đạo Phật trong thời gian sắp đến?

HT.TTS: Không những Huế mà hầu hết các thành phố, các tỉnh trong cả nước, số người theo đạo Phật cũng không ít. Còn muốn nói Huế là một "Trung tâm Phật giáo lớn ở Việt Nam" cũng có thể nói như thế được. Nhu cầu muốn thoả mãn về đạo Phật của nhân dân Huế hiên tại quá lớn, e rằng Tạp chí Sông Hương do nội dung hạn chế của tờ báo, khó lòng làm thoả mãn yêu cầu của bạn đọc nói chung và bạn đọc Phật tử nói riêng. Nếu thỉnh thoảng đăng một vài bài liên hệ với Phật giáo mà không được thẩm định cẩn thận hoặc phỏng vấn với các ban nghành có chức năng của Giáo Hội, hoặc có lúc thiên lệch và tùy tiện phóng tác nội dung, chủ đề v.v... thì chỉ gây nên tai hại, làm mất tin tưởng vào thái độ vô tư, chín chắn của một cơ quan ngôn luận có trách nhiệm, nổi lên những hiểu biết đúng đắn và phản ánh trung thực sự hiểu biết và nguyện vọng của quần chúng nhân dân.

Ví dụ cụ thể: Tôi còn nhớ một số Tạp chí Sông Hương có đăng truyện với đầu đề rất Phật giáo là Niết-bàn bốc cháy. Độc giả đọc bài đó nhiều người thấy bực mình và đã có người muốn góp ý, gởi bài nhận định phê bình cho rộng đường dư luận, thì Tạp chí Sông Hương không đăng. Vì sao? Do thái độ thiên lệch hay do không có trách nhiệm đối với vấn đề ấy? Nếu quả là Tạp chí Sông Hương có thái độ thiên lệch thì khó gậy nổi lòng tin của đa số bạn đọc với tờ báo, khi muốn tờ báo trở thành một tạp chí vì lợi ích của toàn dân. Đó là tôi chưa đề cập đến việc truyện Niết-bàn bốc cháy đã dựng thành phim và trước khi đem công chiếu rộng rãi có chiếu thử tại trụ sở Công ty Phát hành phim và vidéo trung ương 3 tại Thành Phồ Hồ Chí Minh ngày 3.2.90 cho các đơn vị đại diện chính quyền thành phố và đại diện Ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo xem thử. Tại đây đều có ý kiến của các vị đại diện nhắc nhở, đề nghị phải thận trọng xét lại kiến thức Phật giáo thiếu nghiêm túc của cốt truyện, thế nhưng sau đó cuốn phim vẫn được chiếu nơi này nơi khác. Như vậy chỉ gây ngộ nhận về Phật giáo nơi những người chưa biết hoặc chỉ biết mù mờ về đạo Phật, rất dễ làm người dân-nhất là Phật tử, nghi ngờ tinh thần trách nhiệm của các cơ quan có liên quan.

PV: Mong rằng những ý kiến chân tình, thẳng thắn của Hòa thượng sẽ được tác giả "Niết-bàn bốc cháy" cũng như những nhà văn, nhà báo nghiên cứu tiếp nhận, để những bài viết liên quan đến Phật giáo tránh được những sai xót đáng tiếc.

Xin cảm ơn Hòa thượng.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 |
 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24.a | 24.b

 

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Minh Tịnh đã giúp bố trí đánh máy vi tính (Bình Anson, 07-2003).

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 05-07-2003

Thuc Bien - HT Thien Sieu - 22
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

Thức Biến

Hòa thượng Thích Thiện Siêu

Nxb TP. HCM, 2003


[22]

ĐẠO PHẬT Ở HUẾ VÀ VẤN ĐỀ VĂN HÓA XÃ HỘI

Hòa thượng Thích Thiện Siêu,
Trú trì Tổ đình Từ Đàm, Huế
trả lời phỏng vấn Phóng viên Tạp chí Sông Hương tháng 5/1990 - Huế

-ooOoo-

Phóng viên (PV): Kính bạch Hòa thượng, lần đầu tiên Phóng viên Tạp chí Sông Hương được Hòa thượng tiếp, nhân dịp này xin Hòa thượng cho biết cảm tưởng về TCSH trong những năm qua?

Hòa thượng Thích Thiện Siêu (HT.TTS): Tôi không có dịp đọc thường xuyên Tạp chí Sông Hương, nên không có cảm tưởng chính xác và sâu sắc, nhưng theo sự nhận xét của một số thân hữu không có tính cách toàn diện thì Tạp chí Sông Hương cũng như dòng sông Hương trong giai đoạn này hầu như tiến triển có vẻ "lững lờ yếu yếu".

PV: Dư luận xã hội đang lo lắng về tình hình mê tín dị đoan đang lan tràn khắp nơi, xin Hòa thượng cho biết nguyên nhân vì sao mê tín dị đoan lại phát triển như thế?

HT.TTS: Có phải thật có tình hình mê tín dị đoan đang lan tràn khắp nơi không? Theo tôi dư luận xã hội đang lo lắng về tình hình mê tín dị đoan đang lan tràn khắp nơi thì ít mà lo lắng về tình hình xa hoa truỵ lạc, tham ô nhũng lạm, cửa quyền làm mất lòng dân và nạn thất nghiệp gia tăng nhiều. Vì những thứ sau này, mới tác hại cho đất nước, cho con người.

Còn mê tín dị đoan hay không mê tín dị đoan, cần phải phân tích mới khỏi nói hồ đồ. Theo tôi có hai lối tín ngưỡng, một tín ngưỡng của tôn giáo và một tín ngưỡng của nhân gian. Tín ngưỡng tôn giáo cứ trên nền đạo lý, học thuyết bởi một đấng giáo chủ khởi xướng, có hệ thống từ nội dung đến hình thức, có quy cũ học hỏi, hành trì như Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo... Còn tín ngưỡng thông thường theo trình độ dân trí của mỗi địa phương, nơi này có lối tin này, nơi khác có lối tin khác, không có căn cứ lý trí, chỉ cốt thoả mãn tình cảm, cầu an, tai qua nạn khỏi hay cầu phúc lợi hiện thời. Trong lối tín ngưỡng nhân gian này lắm lúc có lúc làm cho suy nhược tinh thần, tính mạng, tài sản, chẳng hạn như đốt vàng mã, uống tàn nhan, nước thải để chữa bệnh... Như vậy xã hội có lo lắng chăng là lo lắng cho lối tín ngưỡng nhân gian mang nhiều hình thức mê tín này, nhưng không phải là trầm trọng lắm. Còn dị đoan là chữ của đạo Nho tự cho mình là chính đạo, còn đạo Dương, đạo Mặc không phải là Đạo mà chỉ là một lối tín ngưỡng, học thuyết khác mà thôi. Đạo Nho đã dùng câu "Công hồ dị đoan", có nghĩa công kích đạo Dương, đạo Mặc, từ đó ta mới quen dùng chữ "dị đoan" ghép chung với chữ "mê tín" để chỉ cho lối tín ngưỡng vô căn cứ và khác với điều tín ngưỡng của mình. Sở dĩ có tình trạng mê tín dị đoan, trước hết phải nói là vì tập truyền kém hiểu biết chưa được cải thiện, tiếp đó là tâm trạng bất an vì nội tâm, tham vọng, vì cuộc sống miếng cơm manh áo còn nhiều nỗi bấp bênh, ngang trái, mất lòng tin...

PV: Dư luận cũng lo lắng về tình hình "đạo đức xuống cấp", nhất là giới thanh niên. Theo Hòa thượng muốn giải quyết vấn đề này, xã hội-đặc biệt là báo chí, cần làm những việc gì?

HT.TTS: Muốn giải quyết vấn đề này, xã hội, đặc biệt là báo chí nên làm những việc sau đây:

a. Đả phá tinh thần bài bác Tôn giáo một cách mù quáng, thiếu cơ sở khoa học và khiếm nhã

b.Truyền bá đúng đắn các quan điểm vật chất, tinh thần, hiện thực và siêu thực, lối sống lịch sử, văn minh, văn hóa và đạo đức.

c. Khuyến cáo lớp trẻ tránh xa những nơi ăn chơi trụy lạc, khuyên họ nên đến những nơi có giáo dục đạo đức tốt, bất cứ ở đâu như ở đoàn thể, ở học đường, ở Tôn giáo. Nếu khi thấy một lớp tuổi trẻ đến đó mà chúng có thể thay đổi được thói hư tật xấu, thì không ngần ngại gì mà không viết bài phát huy, khích lệ, động viên để nơi đó được tiến triển thêm. Mặt khác, phải làm hạn chế sự phát triển ồ ạt các loại hàng cà phê, quán nhậu, các điểm chiếu vidéo... có ảnh hưởng đến sự sa sút đạo đức của thanh thiếu niên.

d. Gương mẫu đạo đức phải có, từ tư tưởng đến lời nói và việc làm. Về địa hạt báo chí, người chủ báo, làm báo cho người khác đọc, khi viết về đạo đức, thì người chủ báo, làm báo phải thực sự có đạo đức thì báo chí mới tránh khỏi bệnh nói suông.

PV: "Tu" theo đúng nghĩa từ này là góp phần làm lành mạnh xã hội. Hòa thượng cho biết cuộc vận động chính của Phật giáo hiện nay để góp phần xây dựng đời sống văn hóa- xã hội.

HT.TTS: Phát xuất từ tinh thần từ bi và trí tuệ, Phật giáo chế lập ba môn học là Giới học, Định học và Tụê học để xây dựng cho con người từ mặt đạo đức, trí tuệ hùng lực, vô ngã vị tha; từ thấp lên cao, thoát ly dần tính hữu ngã, cố chấp hẹp hòi, để đạt đến tính vô ngã vị tha rộng lớn. Những ai muốn có một cuộc sống ý nghĩa sẽ tìm thấy ở Phật giáo những điều giúp họ mở rộng lòng, rộng trí, để biết sống chan hòa với mọi người, mọi vật. Từ lâu Phật giáo luôn luôn phát huy lý tưởng đó thông qua việc phổ biến kinh sách, báo chí, hành thiện, diễn giảng đạo lý, tổ chức những buổi tu học, không những cho lớp người lớn tuổi mà ngay cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Đặc biệt, để giáo dục tín ngưỡng đạo đức cho lứa tuổi thanh thiếu niên, con cháu trong những gia đình thuần thành tin Phật, Phật giáo đã quy tụ các cháu lại trong "Gia đình Phật tử" để giáo dục cho thích hợp theo tuổi trẻ và đã thu hoạch kết quả rất tốt. Biết bao gia đình đã gửi con em mình đến Gia đình Phật tử nhờ sự giáo dục mà mình có được những người con có hiếu đạo, biết yêu thương vật, kính trên nhường dưới, trung thành với Tổ quốc, tránh cho gia đình cũng như xã hội biết bao nhiêu điều tai hại. Song đáng tiếc, những việc làm này còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, nên đã làm giảm đi phần lớn sự đóng góp của Phật giáo vào việc xây dựng thanh thiếu niên lành mạnh, xây dựng đạo đức xã hội lành mạnh.

PV: Hòa thượng có nhận xét gì về hiện tượng đồng bào miền Bắc "Đi hành hương về xứ Huế" ngày càng đông, những người ấy có nguyện vọng gì? Và các chùa đã có những sinh hoạt gì để thoả mãn yêu cầu của những người đi hành hương? Ngành du lịch Huế có thể hợp tác với các chùa để tổ chức cho đồng bào vào Huế hành hương không?

HT.TTS: Không những đồng bào miền Bắc mà cả đồng bào miền Nam gần đây đi hành hương tại Huế ngày càng đông, theo tôi nghĩ có nhiều lý do:

1. Huế ở vào vị trí chính giữa hai miền đất nước, đã từng một thời gian làm trung tâm lịch sử, chính trị, văn hóa, Phật giáo. Thế nhưng đã nhiều năm tháng chiến tranh, gặp phải trở ngại nên đồng bào miền Bắc, miền Nam khó đi hành hương đến Huế được. Ngày nay nước nhà thống nhất, Nam Bắc một nhà, đường giao thông thuận lợi, nên đồng bào ước vọng đến Huế để tận mắt nhìn thấy một vùng đất quê hương mang nhiều tính đặc thù như vừa nói trên.

2. Huế có nhiều chùa danh tiếng, lại có nhiều thắng cảnh, di tích văn hóa của dân tộc; đồng bào Nam Bắc đến thăm Huế để thấy rõ nét xây dựng của dân tộc trong một giai đoạn lịch sử quan trọng của quá khứ, đồng thời chiêm bái Phật tổ, thăm các vị cao Tăng mà họ quen biết, thăm chùa Từ Đam - nơi phát xuất cuộc đấu tranh của Phật giáo chống chế độ và chính sách của Diệm đàn áp Phật giáo vào năm 1963, thăm các ngôi chùa dù trải qua nhiều biến thiên vẫn giữ được nét cổ kính cũng như vẻ cảnh tân hòa nhịp với vẻ thiên nhiên của sông núi.

3. Huế là đất bàn đạp để mở rộng biên cương của Tổ quốc. Tôi từng nghe có các đồng bào miền Nam khi đi hành hương đến Huế thổ lộ rằng: "Chúng tôi biết tổ tiên xa xôi của chúng tôi từ miền Trung đi vào Nam lập nghiệp, nên chúng tôi ước ao trong đời mình có một lần đến Huế thăm". Họ đã nói với tôi câu đó trong vẻ vui mừng xúc động khi gặp tôi tại chùa Từ Đàm trên đất Huế.

4. Và như một cán bộ ở Bắc đến Huế công tác đã trên 10 năm, hôm nọ dẫn thân hữu đến thăm chùa Từ Đàm, trong lúc nói chuyện, vị cán bộ ấy giới thiệu với bạn mình rằng: "Người Huế rất lịch sự, ăn nói dịu dàng". Lại một lần khác, tôi nhờ một Phật tử Huế dẫn mấy người khác từ xa đến Huế, đi chợ Đông Ba. Khi khách hỏi mua khăn, chủ quán lấy khăn cho họ xem, vì thấy khăn mỏng, không ai mua. Chủ quán vui vẻ treo khăn trở lại không nói gì. Mấy người khách đã nhận xét: "Chị bán khăn tử tế quá. Khi chúng tôi không mua trả lại, lòng rất hồi hộp, vì nghĩ thế nào chị ta cũng nói đôi câu nặng nhẹ hoặc vài tiếng mắng mỏ nặng lời, nhưng chị bán khăn này lại tỏ vẻ tự nhiên vui vẻ... " Đó phải chăng cũng là những biểu hiện nếp sống văn minh, văn hóa mà người Huế đã có được. Vậy nguyên do từ đâu người Huế có được cách xử thế đó, thiết tưởng TCSH nên tìm hiểu và phát huy rộng rải thêm.

Vì lẽ ấy, nên khi có đoàn hành hương nào đến chùa xin tá túc, chúng tôi đều hoan hỉ chấp nhận, dù chùa rất thiếu tiện nghi cho một số đông người ăn ở. Chúng tôi hướng dẫn họ lễ Phật, kể sơ lai lịch và giảng cho họ ít điều Phật pháp, vì họ không có rộng thì giờ để sinh hoạt nhiều. Tôi chưa nghĩ đến việc hợp tác với nghành du lịch để tổ chức cho đồng bào đến Huế hành hương, nhưng tôi mong rằng khi các đồng bào đến Huế hành hương luôn gặp được sự đối xử dịu dàng, lịch sự của mọi người, mọi giới để tạo niềm thông cảm giữa Huế và các bạn phương xa.

PV: Tạp chí Sông Hương của Huế - Thành phố cố đô và cũng là trung tâm Phật giáo lớn ở Việt Nam, theo hòa thượng, Tạp chí Sông Hương nên có những nội dung gì để thoả mãn phần nào yêu cầu của bạn đọc, trong đó có nhiều người theo đạo Phật trong thời gian sắp đến?

HT.TTS: Không những Huế mà hầu hết các thành phố, các tỉnh trong cả nước, số người theo đạo Phật cũng không ít. Còn muốn nói Huế là một "Trung tâm Phật giáo lớn ở Việt Nam" cũng có thể nói như thế được. Nhu cầu muốn thoả mãn về đạo Phật của nhân dân Huế hiên tại quá lớn, e rằng Tạp chí Sông Hương do nội dung hạn chế của tờ báo, khó lòng làm thoả mãn yêu cầu của bạn đọc nói chung và bạn đọc Phật tử nói riêng. Nếu thỉnh thoảng đăng một vài bài liên hệ với Phật giáo mà không được thẩm định cẩn thận hoặc phỏng vấn với các ban nghành có chức năng của Giáo Hội, hoặc có lúc thiên lệch và tùy tiện phóng tác nội dung, chủ đề v.v... thì chỉ gây nên tai hại, làm mất tin tưởng vào thái độ vô tư, chín chắn của một cơ quan ngôn luận có trách nhiệm, nổi lên những hiểu biết đúng đắn và phản ánh trung thực sự hiểu biết và nguyện vọng của quần chúng nhân dân.

Ví dụ cụ thể: Tôi còn nhớ một số Tạp chí Sông Hương có đăng truyện với đầu đề rất Phật giáo là Niết-bàn bốc cháy. Độc giả đọc bài đó nhiều người thấy bực mình và đã có người muốn góp ý, gởi bài nhận định phê bình cho rộng đường dư luận, thì Tạp chí Sông Hương không đăng. Vì sao? Do thái độ thiên lệch hay do không có trách nhiệm đối với vấn đề ấy? Nếu quả là Tạp chí Sông Hương có thái độ thiên lệch thì khó gậy nổi lòng tin của đa số bạn đọc với tờ báo, khi muốn tờ báo trở thành một tạp chí vì lợi ích của toàn dân. Đó là tôi chưa đề cập đến việc truyện Niết-bàn bốc cháy đã dựng thành phim và trước khi đem công chiếu rộng rãi có chiếu thử tại trụ sở Công ty Phát hành phim và vidéo trung ương 3 tại Thành Phồ Hồ Chí Minh ngày 3.2.90 cho các đơn vị đại diện chính quyền thành phố và đại diện Ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo xem thử. Tại đây đều có ý kiến của các vị đại diện nhắc nhở, đề nghị phải thận trọng xét lại kiến thức Phật giáo thiếu nghiêm túc của cốt truyện, thế nhưng sau đó cuốn phim vẫn được chiếu nơi này nơi khác. Như vậy chỉ gây ngộ nhận về Phật giáo nơi những người chưa biết hoặc chỉ biết mù mờ về đạo Phật, rất dễ làm người dân-nhất là Phật tử, nghi ngờ tinh thần trách nhiệm của các cơ quan có liên quan.

PV: Mong rằng những ý kiến chân tình, thẳng thắn của Hòa thượng sẽ được tác giả "Niết-bàn bốc cháy" cũng như những nhà văn, nhà báo nghiên cứu tiếp nhận, để những bài viết liên quan đến Phật giáo tránh được những sai xót đáng tiếc.

Xin cảm ơn Hòa thượng.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 |
 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24.a | 24.b

 

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Minh Tịnh đã giúp bố trí đánh máy vi tính (Bình Anson, 07-2003).

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 05-07-2003