Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

Thức Biến

Hòa thượng Thích Thiện Siêu

Nxb TP. HCM, 2003


[07]

PHÁT TÂM BỒ ĐỀ

Lời nói đầu

Đạo Phật là đạo của tâm cao rộng. Mỗi một câu một lời của Phật pháp toàn dạy chúng ta mở rộng tấm lòng bao dung trùm khắp hết thảy muôn loài. Bởi vậy, những Phật tử tín hiểu Phật pháp đúng đắn, bao giờ cũng phải mở rộng phần nhãn quan, nhìn khắp muôn loài chúng sinh với mình đều cùng chung một bản thể, cùng chung một sự sống, không những tương quan với nhau về mặt đau khổ mà còn tương quan với nhau về mặt an lạc. Không những kiếp này, mà bao nhiêu kiếp từ trước tới nay, ta với chúng sinh lắm khi là ác nghịch, nhưng cũng lắm khi là thân thích, ân nhân lẫn nhau, cho nên thương yêu nhau, giúp đỡ nhau, cứu độ nhau là một việc dĩ nhiên không phải ngoài phận sự.

Nhưng giúp nhau để đưa nhau đi đến mục đích nào? Nếu giúp nhau mà không phải cốt để đưa nhau đến mục đích cao rộng và chân thật thì việc giúp nhau ấy, chỉ rập khuôn theo theo một quan niệm hẹp hòi, giả dối, tuy nói là giúp nhau mà kỳ thực lại làm trở ngại, bó buộc nhau trong vòng tội lỗi thống khổ. Phật dạy chúng ta nên cố gắng giúp nhau, và phải biết giúp nhau bằng cách đưa nhau đến mục đích giải thoát khổ đau, là mục đích cao rộng và chơn thật hơn cả. Đạt được sự an lạc, giải thoát tối thượng thì tất cả nguyện vọng về hạnh phúc của ta đều gồm đủ trong đó.

Phật pháp đã nêu lên mục đích cao rộng như thế. Muốn thực hiện mục đích ấy phải có chí nguyện cao rộng tức là chí nguyện Bồ-đề hay là tâm Bồ-đề.

Tầm Bồ-đề gọi tắt là tâm giác ngộ, nói rộng là tâm sáng suốt biết xả bỏ cái ngã và ngã sở của mình để trên thì mong cầu Phật đạo, dưới thì cứu giúp mọi loài. Nếu chỉ vì Phật đạo mà không vì chúng sinh thì trở thành ích kỷ, không thể nào giải thoát hoàn toàn; trái lại chỉ vì chúng sinh mà bỏ quên Phật đạo thì lại dắt nhau quanh quẩn trong vòng sống chết của vô minh. Cho nên tâm Bồ-đề này là một thứ tâm gồm đủ cả hai nghĩa: vì Phật đạo và vì chúng sinh.

Xem thế, phát tâm Bồ-đề là một việc rất quan hệ đối với hàng Phật tử. Đành rằng Phật pháp rất thích hợp với trình độ chúng sinh. Phật đã khai năm thừa để giáo hóa. Các thừa đầu tuy chỉ dạy những pháp phổ thông theo căn cơ chúng sinh ưa muốn, song rốt cuộc Phật vẫn đưa chúng sinh đến kết quả giải thoát hoàn toàn, khuyên chúng sinh phải cố gắng phát tâm Bồ-đề. Chính chúng ta ở vào thời này, một thời kỳ mà tỉ số đau khổ ngày càng cao, thế lực Phật pháp bị suy giảm dần, thì sự phát tâm này lại càng cần thiết hơn nữa.

Tuy cần thiết nhưng không phải tuyệt đối khó khăn, vì tâm này ai ai cũng có sẵn. Nếu người nào biết tự giác và suy nghĩ rằng: Ta hãy làm thế nào cho Chánh pháp được truyền bá lâu dài khắp thế gian, làm thế nào cho mình được hoàn toàn giác ngộ, và làm sao cho mọi người cùng giác ngộ như mình. Như thế là đã phát tâm Bồ-đề rồi vậy.

Nhân sinh trần thế này, ai ai cũng suy nghĩ phát tâm như thế, thì bao nhiêu cảnh tượng thống khổ, mê lầm trong kiếp sống chúng sinh, cũng được tiêu tan theo những ý lành hạnh tốt của sự phát khởi tâm Bồ-đề này.

Ngài Tỉnh Am Tổ sư vì thiết tha với mục đích đó, nên tự mình đã phát tâm Bồ-đề, và làm ra bài văn này (bằng chữ Hán) khuyên mọi người đồng phát tâm ấy. Bài văn này cách đây 9, 10 năm đã có vài người dịch Quốc văn, nhưng nay không còn nữa, mà nhận thấy nó rất cần thiết, cho nên chúng tôi dịch lại và ấn hành ra đây để khiến quí pháp hữu đồng đọc đồng nghĩ và phát tâm Bồ-đề

PL. 2515-1952
Thích Thiện Siêu

BÀI VĂN "KHUYẾN PHÁT TÂM BỒ ĐỀ" CỦA TỔ SƯ TỈNH AM

Lối cốt yếu để vào đạo, trước hết phải phát tâm; việc cần kíp trong sự tu hành, trước hết phải lập nguyện. Có phát tâm mới mong độ chúng sinh, có lập nguyện mới kham thành Phật đạo; nếu không phát tâm rộng lớn, không lập nguyện bền chắc, dầu có trải qua số kiếp nhiều như vi trần, vẫn xoay vần trong luân hồi, tuy co tu hành nhưng rốt cuộc vẫn bị nhọc nhằn vô ích. Vậy nên kinh Hoa Nghiêm nói: "Bỏ mất Bồ-đề tâm mà tu các thiện pháp, đều thành ma nghiệp." Bỏ mất Bồ-đề tâm còn hại như thế, huống là chưa phát?

Thế thì biết rằng học đạo Như lai, trước phải phát nguyện Bồ-tát sai biệt rất nhiều, nếu không chỉ vẽ rõ ràng, tưởng khó bề cho người ta biết đường xu hướng. Bởi vậy nên nay lược chỉ tám tướng của tâm nguyện là: Tà, chánh, chơn, ngụy, đại, tiểu, thiên, viên.

Sao gọi là tà, chánh, chơn, ngụy, đại, tiểu, thiên, viên?

1. Có người tu hành, một mặt nói là tu hành không chịu cứu xét tự tâm, chỉ lo trau luyện bên ngoài, tham cầu lợi dưỡng, ưa luyến sắc đẹp danh thơm, đắm say dục lạc trong đời hiện tại, trông mong quả báo hữu lậu về đời vị lại. Phát tâm như vậy gọi là .

2. Đã không cầu lợi dưỡng danh vọng cũng chẳng tham đắm dục lạc, quả báo hiện tại và tương lai. Nhứt tâm vì muốn thoát sanh tử, vì cầu chứng Bồ-đề. Phát tâm như vậy gọi là Chánh.

3. Tâm tâm niệm niệm, trên thì cầu Phật đạo, dưới thì hóa độ chúng sinh. Dù nghe Phật đạo cao xa, khó, không sanh lòng khiếp sợ thồi lui. Dù thấy chúng sinh khó độ, không sanh lòng chàn nản nhọc nhằn. Một lòng tinh tiến như đi trên núi cao muôn trượng, quyết đến tận chóp, như đi lên tháp cao chín tầng, quyết đến cùng đỉnh tháp. Phát tâm như vậy gọi là Chơn.

4. Có tội lỗi không chịu sám hối trừ diệt trong tâm trược uế, ngoài dạng trong thanh, đầu siêng sau nhác. Giả sử có hảo tâm, thường bị mồi lợi danh làm chương ngại ô tạp, có thiện pháp nhưng không tránh khỏi tội nghiệp nhiễm ô. Phát tâm như vậy gọi là Ngụy.

5. Độ tận thế giới chúng sinh, nguyện ta mới tận. Thành được đạo quả Bồ-đề, nguyện ta mới thành. Phát tâm như vậy gọi là Đại.

6. Xem ba cõi như ngục tù, thấy sanh tử như oan gia, sanh lòng sợ hãi, chỉ cầu độ thoát phần mình, không phát tâm độ người. Phát tâm như vậy gọi là Tiểu.

7. Nếu thấy thiệt có chúng sinh ngoài tâm mà phát tâm nguyện độ, thấy thiệt có Phật đạo ngoài tâm nên phát tâm nguyện thành, không xả vọng công huân, cố chấp tướng tri kiến. Phát tâm như thế gọi là Thiên.

8. Nếu biết tự tánh là chúng sinh, phát nguyện độ thoát chúng sinh tự tánh, biết tự tánh là Phật đạo, phát nguyện thành tựu Phật đạo tự tánh. Ngoài tự tâm tự tánh không thấy một pháp nào khác nữa, nên lấy tâm như hư không, phát nguyện như hư không, tu hành như hư không và chứng quả như hư không, lại cũng không thấy có tướng hư không là thế nào nữa. Phát tâm nhưvậy gọi là Viên.

Biết được tám tâm tướng sai biệt như thế mới biết thẩm sát, biết thẩm sát mới biết điều nên bỏ nên lấy, biết điều nên bỏ nên lấy, mới có thể phát tâm.

Sao gọi là thẩm sát? Là khi ta phát tâm, xét trong tám thứ ấy, thứ nào là tà, thứ nào là chánh, là chơn, là ngụy, là đại, là tiểu, là thiên, là viên? Sao gọi là bỏ, lấy? Là bỏ tà, bỏ ngụy, bỏ tiểu, bỏ thiên mà lấy chánh, lấy chơn, lấy đại, lấy viên. Phát tâm được như thế ấy mới gọi là chơn chánh tâm Bồ-đề.

Tâm Bồ-đề này là chủ tể các thiện pháp, nên phải có đủ nhân duyên mới phát, nên phải có đủ nhân duyên mới phát khởi.

Nhân duyên ấy ước lượng có 10 thứ:

1. Nghĩ nhớ ân nặng của chư Phật.
2. Nghĩ nhớ ân cha mẹ.
3. Nghĩ nhớ ân Sư trưởng.
4. Nghĩ nhớ ân thí chủ.
5. Nghĩ nhớ ân chúng sinh.
6. Nghĩ nhớ sự khổ sanh tử.
7. Tôn trọng tánh linh của mình.
8. Sám hối nghiệp chướng.
9. Cầu sanh Tịnh độ.
10. Nghĩ sao Chánh pháp được lâu bền, truyền bá khắp thế gian.

1. Vì sao phải nghĩ nhớ ân nặng cũa Phật? Đức Thích-ca Như lai, từ lúc mới phát tâm, chỉ vì chúng ta mà tu hạnh Bồ-tát, chịu đủ mọi đều khổ cực, trải qua không biết bao nhiêu kiếp. Lúc ta tạo các nghiệp nhân, Phật rủ lòng thương xót, tìm đủ mọi cách để giáo hóa, nhưng chúng ta ngu si không biết đem lòng tín thọ, đến khi chúng ta thọ quả báo đoạ vào địa ngục chịu khổ cho chúng ta, nhưng chúng ta nghiệp chướng nặng nề, không thể cứu bạt. Khi sanh trong nhân đạo, Phật lại dùng đủ phương tiện khiến ta gieo trồng căn lành, đời đời kiếp kiếp. Phật thường theo dõi chúng ta, không giờ phút nào xa bỏ. Khi Phật mới ra đời, thì ta còn ở chốn trầm luân, nay được sanh làm thân người, Phật đã diệt độ! Ta vì tội gì mà sanh nhằm đời mạt pháp? Nhờ phước gì mà nay dự phần xuất gia? Vì chướng duyên gì mà không thấy được kim thân, lại nhờ may mắn gì mà đích thân được gặp Xá-lợi?

Suy nghĩ như thế, tức tự biết rằng: giả sử trước kia không có căn lành làm sao ngày nay được nghe Phật pháp, không nghe Phật pháp đâu biết thường mang ân Phật. Cái ân đức quá lớn, gò núi cũng khó ví bằng. Nếu tự mình không phát tâm rộng lớn, tu đạo Bồ-tát, gây dựng Phật pháp, cứu độ chúng sinh, thì dù nát thịt tan xương cũng không báo đáp được. Ấy là nhân duyên thứ nhất phát tâm Bồ-đề vậy.

2. Vì sao phải nghĩ nhớ ân cha mẹ? Thương cho cha mẹ chúng ta, sanh ta khó nhọc, mười tháng mang thai, ba năm bú mớm, chịu ướt nhường khô, nuốt đắng nhả ngọt nuôi ta, mới được thành người, chỉ mong nối dõi nghiệp nhà, cúng thừa tế tự. Ngay ta đã xuất gia, tạm xưng Thích tử, tạm gọi Sa môn, không cúng dâng miếng ngon miếng ngọt, không chăm sóc việc tế tự tảo mộ, khi sống đã không nuôi được thể xác cha mẹ, chết lại không độ được tánh linh gia tiên; với thế gian đã là người rất hại, với xuất thế gian lại không ích gì; hai đàng đều lỡ, tội nặng biết trốn vào đâu? Suy nghĩ như vậy mới biết phải thường tu Phật đạo trải qua trăm kiếp nghìn đời, cứu độ chúng sinh khắp trong mười phương ba cõi. Như thế không những cha mẹ trong một đời, mà cha mẹ trong nhiều đời đều mong ơn tế bạt, không những cha mẹ của một người, mà cha mẹ của tất cả mọi người, đều được siêu thăng. Ấy là nhân duyên thứ hai phát tâm Bồ-đề vậy.

3. Vì sao phải nhớ đến ơn Thầy? Cha mẹ tuy sanh trưởng nuôi nấng được thân ta, nếu không có vị Thầy ở thế gian dạy bảo ta thì không biết điều lễ nghĩa, không có vị Thầy xuất thế gian thì ta không biết đến Phật pháp. Không biết đến lễ nghĩa thì cũng như loài vật, không hiểu Phật pháp thì khác nào người tục. Nay chúng ta biết qua lễ nghĩa, hiểu qua Phật pháp, mình mặc áo cà-sa, thân thấm nhuần giới phẩm, công ơn sâu nặng ấy đều nhờ Thầy chỉ dạy. Nếu ta cầu mong quả vị nhỏ thì chỉ lợi được một mình, nhưng nay vì quả vị Đại thừa, phát nguyện làm lợi ích khắp mọi người thời không những vị Thầy ở thế gian mà vị Thầy xuất thế gian, cũng đâu mong nhờ lợi ích. Ấy là nhân duyên thứ ba phát tâm Bồ-đề vậy.

4. Vì sao phải nhớ ơn thí chủ? Chúng ta hiện nay có sự tư dụng hàng ngày, đều không phải của mình sẵn có, mỗi ngày cháo cơm ba bữa, mỗi năm chăn áo bốn mùa, khi cần dùng về tật bệnh, lúc chi phí nơi thân miệng, thảy đều do sức lực người khác mang lại cho ta dùng. Người kia thì đích thân kiệt lực cày bừa, vẫn khó đủ lót miệng, ta thời ngồi yên hưởng dùng còn không vừa ý. Người kia thì đánh sợi dệt cửi không ngơi nghĩ vẫn còn khó khăn mới đủ manh áo mặc, ta thời quần áo thừa thãi đâu biết tiếc thương. Người kai thì cửa sập nhà liếp, bối rối suốt đời, mà ta thời nhà cao sân rộng ung dung sáng ngày. Đem sự khó nhọc của người kia mà cúng cho ta nhàn rỗi, ta có yên lòng chăng? Lấy phần lợi của kẻ khác mà tư nhuận thân mình, lý ấy nghĩ có thuận chăng? Thế thì trừ phi vận cả hai phần bi trí nghiệm tu, phước tuệ đôi đường, khiến cho đàn tín được thâm ân, chúng sinh được hưởng phúc mới xứng đáng công người. Trái lại, hột gạo tấm tơ đền bù đều có phận, ác báo khó tránh được. Ấy là nhân duyên thứ tư phát tâm Bồ-đề vậy.

5. Vì sao phải nghĩ ơn chúng sinh? Ta với chúng sinh từ kiếp lâu xa đến giờ, nhiều lần đắp đổi làm cha mẹ lẫn nhau, cùng có ân đức vời nhau, nay tuy cách đời hôn muội, hai bên đều chẳng biết nhau, nhưng lấy lý mà suy, cố nhiên có sự báo đáp, những loài mang lông độ sừng kia biết đâu rằng không phải con ta ngày trước. Những loài sâu trùng hay động vật kia biết đâu trước chẳng từng làm cha mẹ ta? Thường thấy những người lúc nhỏ xa cha mẹ, đến khi khôn lớn còn quên mặt mũi dung mạo, huống là những kẻ có nhân duyên thân thích với ta đời trước, bây giờ mỗi người mỗi họ đâu dễ gì hay. Kia thời kêu la ở chốn địa ngục, hoặc quằn quại trong vòng ngạ quỷ, thống khổ đói khát kêu ai, ai biết. Mặc dầu ta không thấy không nghe, nhưng tất nhiên họ cần kêu cầu cứu giúp, sự lý ấy nếu ngoài kinh luận của Phật giáo thì không ai biết được hay nói được rõ ràng. Cho nên các vị Bồ-tát thường coi con sâu, con kiến đều là ân nhân thân thuộc quá khứ, chánh giác vị lai do làm những điều lợi ích để báo đáp ơn đó. Ấy là nhơn duyên thứ năm phát tâm Bồ-đề vậy.

6. Vì sao phải nghĩ đến sự khổ sanh tử? Ta với chúng sinh từ nhiều kiếp đến giờ thường ở trong vòng sanh tử chưa được giải thoát. Khi ở trong loài người, khi ở trong cõi trời, khi ở cõi nay, khi ở phương khác, ra vào muôn mối, chìm nổi không chừng. Thoạt được làm trời, thoạt sanh làm người, thoạt đoạ vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Trong cửa ngục tối tăm, buổi mai ra, buổi chiều trở lại, trong hang ngục Sắt, tạm ra khỏi liền lại bắt vào, phải lên ngục Đao sơn thì thân không còn một mảnh da lành. Phải leo ngục Kiếm thọ thì thương tật ruột gan rách nát. Viên sắt nóng sao khỏi đói, nuốt vào thì can trường cháy tận, nước đồng sôi không làm cho hết khát, uống vào thì xương thịt chín nhừ, cưa bén xẻ thân, đứt rồi liền nối lại, gió nghiệp thổi đến, chết rồi liền sống lại. Trong thành lửa cháy, toàn là kêu thảm thiết. Trong chảo dầu ram toàn tiếng rên khóc đau thương. Bị giá lạnh vừa đọng lại thì thân hình như nhụy sen xanh mới kết, máu thịt đã tan ra thì thể xác như hoa sen đỏ nở tung. Một đêm sanh tử ở nhân gian bằng trải qua muôn lần ở dưới địa ngục. Làm phiền kẻ ngục tốt phải nhọc nhằn, không tin lời Diêm vương dạy bảo.

Lúc chịu quả báo mới biết khổ. Khi ấy tuy có ăn năn sự đã muộn rồi, khi thoát khỏi liền quên, cứ tạo nghiệp nhân như trước. Đánh lừa chảy máu, ai hay là mẹ ta thương xót, dắt lợn làm thịt, biết đâu chính là cha mình đau đớn. Ông Văn Vương là Thánh, ăn thịt con còn không biết huống ta là kẻ phàm ăn thịt cha mẹ làm sao hay? Ân ái năm xưa mà nay là oan gia, giặc thì ngày trước mà giờ thành cốt nhục, người có túc mạng thông biết được tiền kiếp, thật đáng hổ thẹn, người có thiên nhãn thông thấy tỏ tường, thật đáng cười thường trong chỗ phân nhơ mười tháng đùm bọc khó thở, trong mủ máu một giờ đảo ngược sanh hạ đáng thương. Khi bé nhỏ ngủ mê, Đông Tây mờ mịt, lớn lên có trí khôn thì liền sanh tham dục. Nào bệnh, nào già, nào chết phút chốc tìm đến. Thần thức bị tan vỡ bên trong bởi gió lửa xen nhau thổi đốt, da thịt bị héo khô bên ngoài bởi máu đã kiệt châm, không một chỗ da nào mà không như dao cắt. Rùa khi đem mổ, còn dễ lộ mai, người khi hơi tàn, thần thức rời bỏ xác thân rất khó.

Tâm không chủ định, như khách buôn bán chạy dong mọi nơi, thân không có một hình thù nhất định như phòng nhà thay đổi, hết chốn này đến chốn khác không ngừng. Nghiền cõi Đại thiên làm bụi nhỏ cũng không nhiều bằng số thân ta ra vào sanh tử, dòng nước trong bốn bể lớn, cũng không nhiều bằng nước mắt ta đã khóc khi ly biệt. Thịt xương chồng chất hơn núi cao, xác chết ngổn ngang nhiều hơn quả đất. Giả sử không nghe lời Phật, sự đó ai thấy ai nghe? Chưa xem đến kinh Phật, lẽ ấy làm sao hay biết? Giá hoặc có người vẫn giữ thói tham luyến ngày trước, tham ái say mê như xưa thì chỉ e muôn kiếp nghìn đời, một lầm trăm lỡ, thân ngưòi khó được, dễ mất, thời cơ tốt trôi qua khó tìm lại được. Đường lối mù mịt, biệt ly dằng dặc, ác báo trong ba đường lại phải tự mình chịu lấy, đau đớn không thể nào nói được, ai là người sẽ chịu thế cho? Kể đến nỗi niềm này làm sao khỏi ghê lòng rởn óc!

Thế nên, phải ngăn dứt lòng sanh tử, ra khỏi biển ái dục, độ mình độ người đồng lên bờ giác thì dầu bao kiếpp công huân, cũng cốt tại một chuyện này. Ấy là nhân duyên thứ sáu phát tâm Bồ-đề vậy.

7. Sao gọi là tôn trọng tánh linh của mình? Nhất tâm hiện tiền của ta đây, thật ra là cùng với tâm đức Thích-ca Như lai không hai không khác. Vì sao đức Thích-ca Thế Tôn sớm thành ngôi Chánh giác vô lượng kiếp đến nay, mà chúng ta vẫn còn làm kẻ phàm phu, hôn mê điên đảo? Đức Thế Tôn thì đầy đủ vô lượng thần thông trí tuệ, công đức trang nghiêm, mà chúng ta thì chứa đầy vô lượng phiền não nghiệp lụy, sanh tử buộc ràng? Rõ là tâm ta cũng như tâm Phật vốn chỉ một thể, nhưng vì mê ngộ nên khác nhau. Lặng lẽ suy nghĩ, há chẳng đáng hổ lắm sao? Ví như ngọc bảo châu vô giá, vì chìm ở bùn nhơ, mà người ta xem thường như ngói đá, không chút yêu trọng. Cho nên cần phải thực hành vô lượng pháp lành để đối trị mọi đều phiền não, nhờ có công tu đức thời tánh đức mới tỏ bày; cũng như viên ngọc châu đã rửa sạch, treo ở chỗ cao thì chói sáng rực rỡ, soi khắp tất cả mọi nơi. Được thế mới không có phụ công ơn giáo hóa của Phật và không bẽ bàng tánh linh của mình. Ấy là nhân duyên thứ bảy phát tâm Bồ-đề vậy.

8. Sao gọi là sám hối nghiệp chướng? Trong kinh nói: "Phạm một tội cát-la, phải đoạ vào địa ngục nô lệ một thời hạn bằng 500 tuổi thọ của trời Tứ Thiên vương." Tội cát-la là tội nhỏ còn mắc quả báo như thế, huống chi tội nặng thời quả báo nói làm sao kể xiết! Hiện nay, trong sự tác dụng hàng ngày của chúng ta, nhứt cử nhứt động thường trái giới luật; một miếng ăn một ngụm nước, thường phù hợp với Thi-la (Sila, Giới), những điều trái phạm chỉ một ngày cũng đã vô lượng, huống những tội gây ra suốt cả đời và nhiều kiếp, lại càng không thể nào nói cùng. Vả lại, lấy năm giới mà nói, trong mười người thọ đã hết chín người phạm và phạm rồi thì phần nhiều che giấu, ít ai tỏ bày ăn năn. Như là gới Ưu-bà-tắc còn không toàn vẹn, huống chi giới Sa-di, giới Tỷ-kheo, giới Bồ-tát, thôi thì chẳng cần phải nói. Hỏi đến danh hiệu thì xưng ta là Sa môn, mà hỏi đến sự thực hành thì chưa đủ làm Ưu-bà-tắc, thế thì làm sao không thẹn được ư? Nên biết rằng, giới luật của Phật, không thọ thì thôi mà thọ thì không thể hủy hoại, không phạm thì thôi, mà phạm thì về sau tất phải sa đoạ. Vậy nếu trừ phi tự thương xót mình và thương xót người, thân miệng thiết tha, vừa nói vừa khóc, khắp cùng hết thảy chúng sinh cầu ai sám hối, thì dù muôn kiếp nghìn đời khó bề trốn khổi quả báo hung ác. Ấy là nhân duyên thứ tám phát tâm Bồ-đề vây.

9. Sao gọi là cầu sanh Tịnh độ?cõi này tu hành được tiến trên đường đạo rất khó, trái lại vãng sanh cõi Tịnh độ, thành Phật rất dễ dàng, dễ cho nên chỉ một đời đã thành được, khó khăn cho nên nhiều kiếp vẫn chưa thành. Thế nên các bậc Thánh hiền thuở trước, vị nào cũng xu hướng vãng sanh, ngàn muôn kinh luận, bộ nào cũng chỉ về Tịnh độ. Đây là pháp môn tu hành cho chúng sinh đời mạt pháp, không pháp môn nào thích hợp hơn. Nhưng trong kinh nói: "Điều thiện nhỏ không làm sao sanh được, phải có nhiều phước mới vãng sanh." Nhiều phước thì không chi bằng phát tâm Bồ-đề rộng lớn. Bởi vậy mới hành trì danh hiệu Phật đã hơn người bố thí trăm năm, vừa phát tâm Bồ-đề đã hơn kẻ tu hành trải qua nhiều kiếp. Phật tử niệm Phật cốt cầu mong làm Phật, mà tâm Bồ-đề không phát thì dù niệm cũng chẳng thành gì được. Phát tâm là cốt để tu hành mà không được sanh Tịnh độ, dẫu phát rồi dễ bị thồi lui. Cho nên đã gieo giống Bồ-đề lại cày bằng cày niệm Phật thì tự nhiên đạo quả thêm lớn; cưỡi thuyền đại nguyện vào trong biển Tịnh độ thì quyết định sanh cõi Tây phương. Ấy là nhân duyên thứ chín phát tâm Bồ-đề vậy.

10. Sao gọi là lo nghĩ Chánh pháp lâu bền? Đức Thế Tôn từ vô lượng kiếp đến giờ vì chúng ta nên tu đạo Bồ-đề, những việc khó làm Ngài làm được, những việc khó nhẫn nại Ngài nhẫn nại được, nhân quả viên mãn mới được thành Phật. Đã thành Phật rồi, giáo hóa chúng sinh, đến khi nhân duyên chu đáo mới nhập Niết-bàn, thời kỳ Chánh pháp, tượng pháp, giáo pháp tuy có nhưng không người truyền dạy tu hành, tà chánh không phân minh, thị phi chẳng liễu biệt, cạnh tranh nơn ngã, trục lợi đua danh, mở mặt nhìn xem đầy dẫy cả thiên hạ đều như thế, suy tàn cho đến nỗi không còn biết Phật là người thế nào, Pháp nghĩa là gì, Tăng là tên gì, thật đau đớn không nỡ nói! Mỗi một lần nghĩ đến, không cầm giọt nướcmắt rơi xuông lưng chừng!

Ta là Phật tử mà không báo ơn Phật. Trong không ích cho bản thân, ngoài không ích cho nhân dân xã hội, sống không ích cho hiện tại, chết không ích cho tương lai. Trời dù cao không che được ta, đất dù dày không chở được ta, làm tội nặng chẳng phải ta là ai? Do đó, đau đớn không thể nín thinh, nghĩ mãi cũng chẳng có kế gì tài giỏi, nên vội quên mình là người hèn dốt, liền phát tâm Bồ-đề, tuy không làm sao vãn hồi vận mạt ngay bây giờ, nhưng quyết chắc mưu toan giữ gìn Chánh pháp được lâu bền trong ngày sau. Vì vậy, tôi cùng các bạn lành đồng đến chốn đạo tràng, trình thưa tỏ bày sám hối, dựng nên pháp hội, phát bốn mươi tám lời đại nguyện, nguyện trải trăm nghìn kiếp, tâm nào cũng cốt cầu thành Phật. Từ ngày nay cho đến tận đời vị lai, hết một đời này, thề quyết về nơi Cực lạc. Sau khi đã về Cực lạc, lên chín phẩm hoa sen, trở lại cõi Ta-bà, làm cho Phật đạo ngày cáng thêm rực rỡ, pháp môn tu hành thêm được xiển dương, làm cho hải hội Tăng-già ở cõi này đều thanh tịnh, toàn thể nhân dân đều nhờ ơn giáo hóa, kiếp vận đáng diệt lại được dài thêm. Chánh pháp chẳng bị mất lại được còn mãi, đó là điều thật tình khổ tâm mòn mỏi. Ấy là nhân duyên thứ mười phát tâm Bồ-đề vậy.

Đã biết đủ mười nhân duyên phát tâm Bồ-đề, đã biết hết tám pháp của tâm nguyện, thời nến biết chỗ để hướng tới, có nơi để phát tâm. May mắn chúng ta cùng được làm thân người, ở vào nơi văn vật, sáu căn không tỳ vết, bốn đại được khinh an, lại có đủ tín tâm, không bị ma chướng. Nay chúng ta lại tự do xuất gia, lại được thọ giới Cụ túc, lại được gặp gỡ đạo tràng, lại được nghe Phật pháp, lại được cung chiêm Xá-lợi, lại tu hành pháp sám hối, lại đuợc gặp bạn lành, lại đầy đủ mọi duyên tốt, thế mà từ nay không phát tâm Bồ-đề, còn đợi ngày nào?

Trông mong đại chúng thương xót lòng thành ngu muội, chí nguyện khổ thiết của tôi mà cùng nhau lập đại nguyện này, cùng nhau phát tâm Bồ-đề ấy. Ai chưa phát thì nay lo phát, ai đã phát rồi thì phải làm cho phát liên tục, Chớ sợ khó mà e ngại thối lui, chớ xem thường mà khinh suất nông nổi, chớ muốn mau mà không lâu bền, chớ biếng nhác mà không dũng mãnh, chớ ủy mị mà không phấn chấn nổi dậy, chớ lần lữa hẹn chờ khi khác, chớ vì ngu độn mà cứ một mặt vô tâm, chớ lo căn lành căn mỏng mà tự hèn nhục mình vô phần, ví như trồng cây gốc rễ dẫu cạn, mà trồng lâu ngày, càng ngày càng sâu, và cũng như mài dao, mài lâu thì dao lụt cũng phải bén, lẽ nào vì gốc cạn mà không trồng, để mặc cho cây khô chết, vì dao lụt không chịu mài, bỏ không trở thành vô dụng.

Vả nếu cho sự tu hành là khổ, thế là không biết biếng nhác càng khổ hơn. Vì rằng tu hành chỉ khổ tạm thời mà an vui thì được vĩnh kiếp, trái lại biếng nhác tuy nhàn rỗi một đời, mà chịu khổ nhiều đời. Huống hồ nay lấy pháp môn Tịnh độ làm thuyền bè, thì lo gì thối chuyển, ngại gì gian nan. Phải nên biết rằng: tội nhân ở địa ngục còn biết phát tâm Bồ-đề từ kiếp trước, có lẽ nào ta là Phật tử ở trong nhân luân, lại không biết phát nguyện rộng lớn ngay bây giờ? Sự hôn mê từ vô thỉ đã qua rồi không cản ngăn lại được, nhưng ngày nay giác ngộ thì ngày sau còn có thể đền bù. Tuy vậy, vì mê man không tỉnh ngộ, cố nhiên đáng thương, tỉnh ngộ mà không tu hành lại càng đau đớn. Nếu biết sợ khổ địa ngục thì tự nhiên gắng gỏi siêng năng, nếu biết nghĩ đến vô thường mau chóng thời không dám biếng lười, lại lấy Phật pháp làm phương sách nhắc nhở, nhờ bạn hiền làm kẻ đề huề, suốt đời nương tựa vào đó, vội vã chẳng dám lìa, thì không còn sợ nạn thối thất.

Đừng bảo rằng một niệm là mọn mà khinh thường, chớ có nguyện suông vô ích. Nhưng hễ tâm chơn thì sự thật, nguyện rộng thì hạnh sâu, hư không chưa phải lớn, chơn tâm ta mới lớn, kim cang chưa phải bền, nguyện lực ta mới thật bền. Ví bằng đại chúng các ngài, ai nấy chí thành không nỡ bỏ lời tôi, thì quyến thuộc Bồ-đề từ nay xin kết duyên; liên xã bạn hiền, từ nay giao hiểu. Nguyện cùng sanh cõi Cực lạc, cùng thấy đức Phật Di-đà, cùng hóa độ chúng sinh, cùng thành bậc Chánh giác. Biết đâu khi chứng thành cái thân ba mươi hai tướng tốt, trăm phúc trang nghiêm sau này, không phải từ sự phát tâm lập nguyện ở ngày hôm nay. Xin các ngài cùng cố gắng, rất may mắn lắm thay!

Mơ màng trong giác chiêm bao,
Đêm dài mù mịt ai nào tỉnh ra?
Lại say giấc mộng la đà,
Cho là vui thích, tỉnh mà làm chi!
Sắp tỉnh lại cố làm mê,
Một lần trăm lỡ càng đi đường cùng,
Gây bao nhiêu nghiệp hãi hùng,
Cứ trong giấc mộng vun trồng khổ nhân,
Ai ơi mau tỉnh tâm thân,
Tây phương thẳng lối chính chân quê nhà.
Bao nhiêu duyên nợ bỏ qua,
Chăm tu cái nghiệp thực thà sạch trong
Đêm ngày luống những cầu mong,
Nhất tâm về đó mới hòng tĩnh ngay.
Tâm không có bợn mảy may,
Ấy là Tịnh độ phương Tây đó mà.
Mở mắt thấy đức Di-đà
Nguyên lai vẫn một cảnh nhà ta xưa.

(Bài kệ này cũng của ngài Tổ sư Tỉnh Am làm để khuyên đại chúng - Thiều Chửu dịch.)

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 |
 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24.a | 24.b

 

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Minh Tịnh đã giúp bố trí đánh máy vi tính (Bình Anson, 07-2003).

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 05-07-2003

Thuc Bien - HT Thien Sieu - 07
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

Thức Biến

Hòa thượng Thích Thiện Siêu

Nxb TP. HCM, 2003


[07]

PHÁT TÂM BỒ ĐỀ

Lời nói đầu

Đạo Phật là đạo của tâm cao rộng. Mỗi một câu một lời của Phật pháp toàn dạy chúng ta mở rộng tấm lòng bao dung trùm khắp hết thảy muôn loài. Bởi vậy, những Phật tử tín hiểu Phật pháp đúng đắn, bao giờ cũng phải mở rộng phần nhãn quan, nhìn khắp muôn loài chúng sinh với mình đều cùng chung một bản thể, cùng chung một sự sống, không những tương quan với nhau về mặt đau khổ mà còn tương quan với nhau về mặt an lạc. Không những kiếp này, mà bao nhiêu kiếp từ trước tới nay, ta với chúng sinh lắm khi là ác nghịch, nhưng cũng lắm khi là thân thích, ân nhân lẫn nhau, cho nên thương yêu nhau, giúp đỡ nhau, cứu độ nhau là một việc dĩ nhiên không phải ngoài phận sự.

Nhưng giúp nhau để đưa nhau đi đến mục đích nào? Nếu giúp nhau mà không phải cốt để đưa nhau đến mục đích cao rộng và chân thật thì việc giúp nhau ấy, chỉ rập khuôn theo theo một quan niệm hẹp hòi, giả dối, tuy nói là giúp nhau mà kỳ thực lại làm trở ngại, bó buộc nhau trong vòng tội lỗi thống khổ. Phật dạy chúng ta nên cố gắng giúp nhau, và phải biết giúp nhau bằng cách đưa nhau đến mục đích giải thoát khổ đau, là mục đích cao rộng và chơn thật hơn cả. Đạt được sự an lạc, giải thoát tối thượng thì tất cả nguyện vọng về hạnh phúc của ta đều gồm đủ trong đó.

Phật pháp đã nêu lên mục đích cao rộng như thế. Muốn thực hiện mục đích ấy phải có chí nguyện cao rộng tức là chí nguyện Bồ-đề hay là tâm Bồ-đề.

Tầm Bồ-đề gọi tắt là tâm giác ngộ, nói rộng là tâm sáng suốt biết xả bỏ cái ngã và ngã sở của mình để trên thì mong cầu Phật đạo, dưới thì cứu giúp mọi loài. Nếu chỉ vì Phật đạo mà không vì chúng sinh thì trở thành ích kỷ, không thể nào giải thoát hoàn toàn; trái lại chỉ vì chúng sinh mà bỏ quên Phật đạo thì lại dắt nhau quanh quẩn trong vòng sống chết của vô minh. Cho nên tâm Bồ-đề này là một thứ tâm gồm đủ cả hai nghĩa: vì Phật đạo và vì chúng sinh.

Xem thế, phát tâm Bồ-đề là một việc rất quan hệ đối với hàng Phật tử. Đành rằng Phật pháp rất thích hợp với trình độ chúng sinh. Phật đã khai năm thừa để giáo hóa. Các thừa đầu tuy chỉ dạy những pháp phổ thông theo căn cơ chúng sinh ưa muốn, song rốt cuộc Phật vẫn đưa chúng sinh đến kết quả giải thoát hoàn toàn, khuyên chúng sinh phải cố gắng phát tâm Bồ-đề. Chính chúng ta ở vào thời này, một thời kỳ mà tỉ số đau khổ ngày càng cao, thế lực Phật pháp bị suy giảm dần, thì sự phát tâm này lại càng cần thiết hơn nữa.

Tuy cần thiết nhưng không phải tuyệt đối khó khăn, vì tâm này ai ai cũng có sẵn. Nếu người nào biết tự giác và suy nghĩ rằng: Ta hãy làm thế nào cho Chánh pháp được truyền bá lâu dài khắp thế gian, làm thế nào cho mình được hoàn toàn giác ngộ, và làm sao cho mọi người cùng giác ngộ như mình. Như thế là đã phát tâm Bồ-đề rồi vậy.

Nhân sinh trần thế này, ai ai cũng suy nghĩ phát tâm như thế, thì bao nhiêu cảnh tượng thống khổ, mê lầm trong kiếp sống chúng sinh, cũng được tiêu tan theo những ý lành hạnh tốt của sự phát khởi tâm Bồ-đề này.

Ngài Tỉnh Am Tổ sư vì thiết tha với mục đích đó, nên tự mình đã phát tâm Bồ-đề, và làm ra bài văn này (bằng chữ Hán) khuyên mọi người đồng phát tâm ấy. Bài văn này cách đây 9, 10 năm đã có vài người dịch Quốc văn, nhưng nay không còn nữa, mà nhận thấy nó rất cần thiết, cho nên chúng tôi dịch lại và ấn hành ra đây để khiến quí pháp hữu đồng đọc đồng nghĩ và phát tâm Bồ-đề

PL. 2515-1952
Thích Thiện Siêu

BÀI VĂN "KHUYẾN PHÁT TÂM BỒ ĐỀ" CỦA TỔ SƯ TỈNH AM

Lối cốt yếu để vào đạo, trước hết phải phát tâm; việc cần kíp trong sự tu hành, trước hết phải lập nguyện. Có phát tâm mới mong độ chúng sinh, có lập nguyện mới kham thành Phật đạo; nếu không phát tâm rộng lớn, không lập nguyện bền chắc, dầu có trải qua số kiếp nhiều như vi trần, vẫn xoay vần trong luân hồi, tuy co tu hành nhưng rốt cuộc vẫn bị nhọc nhằn vô ích. Vậy nên kinh Hoa Nghiêm nói: "Bỏ mất Bồ-đề tâm mà tu các thiện pháp, đều thành ma nghiệp." Bỏ mất Bồ-đề tâm còn hại như thế, huống là chưa phát?

Thế thì biết rằng học đạo Như lai, trước phải phát nguyện Bồ-tát sai biệt rất nhiều, nếu không chỉ vẽ rõ ràng, tưởng khó bề cho người ta biết đường xu hướng. Bởi vậy nên nay lược chỉ tám tướng của tâm nguyện là: Tà, chánh, chơn, ngụy, đại, tiểu, thiên, viên.

Sao gọi là tà, chánh, chơn, ngụy, đại, tiểu, thiên, viên?

1. Có người tu hành, một mặt nói là tu hành không chịu cứu xét tự tâm, chỉ lo trau luyện bên ngoài, tham cầu lợi dưỡng, ưa luyến sắc đẹp danh thơm, đắm say dục lạc trong đời hiện tại, trông mong quả báo hữu lậu về đời vị lại. Phát tâm như vậy gọi là .

2. Đã không cầu lợi dưỡng danh vọng cũng chẳng tham đắm dục lạc, quả báo hiện tại và tương lai. Nhứt tâm vì muốn thoát sanh tử, vì cầu chứng Bồ-đề. Phát tâm như vậy gọi là Chánh.

3. Tâm tâm niệm niệm, trên thì cầu Phật đạo, dưới thì hóa độ chúng sinh. Dù nghe Phật đạo cao xa, khó, không sanh lòng khiếp sợ thồi lui. Dù thấy chúng sinh khó độ, không sanh lòng chàn nản nhọc nhằn. Một lòng tinh tiến như đi trên núi cao muôn trượng, quyết đến tận chóp, như đi lên tháp cao chín tầng, quyết đến cùng đỉnh tháp. Phát tâm như vậy gọi là Chơn.

4. Có tội lỗi không chịu sám hối trừ diệt trong tâm trược uế, ngoài dạng trong thanh, đầu siêng sau nhác. Giả sử có hảo tâm, thường bị mồi lợi danh làm chương ngại ô tạp, có thiện pháp nhưng không tránh khỏi tội nghiệp nhiễm ô. Phát tâm như vậy gọi là Ngụy.

5. Độ tận thế giới chúng sinh, nguyện ta mới tận. Thành được đạo quả Bồ-đề, nguyện ta mới thành. Phát tâm như vậy gọi là Đại.

6. Xem ba cõi như ngục tù, thấy sanh tử như oan gia, sanh lòng sợ hãi, chỉ cầu độ thoát phần mình, không phát tâm độ người. Phát tâm như vậy gọi là Tiểu.

7. Nếu thấy thiệt có chúng sinh ngoài tâm mà phát tâm nguyện độ, thấy thiệt có Phật đạo ngoài tâm nên phát tâm nguyện thành, không xả vọng công huân, cố chấp tướng tri kiến. Phát tâm như thế gọi là Thiên.

8. Nếu biết tự tánh là chúng sinh, phát nguyện độ thoát chúng sinh tự tánh, biết tự tánh là Phật đạo, phát nguyện thành tựu Phật đạo tự tánh. Ngoài tự tâm tự tánh không thấy một pháp nào khác nữa, nên lấy tâm như hư không, phát nguyện như hư không, tu hành như hư không và chứng quả như hư không, lại cũng không thấy có tướng hư không là thế nào nữa. Phát tâm nhưvậy gọi là Viên.

Biết được tám tâm tướng sai biệt như thế mới biết thẩm sát, biết thẩm sát mới biết điều nên bỏ nên lấy, biết điều nên bỏ nên lấy, mới có thể phát tâm.

Sao gọi là thẩm sát? Là khi ta phát tâm, xét trong tám thứ ấy, thứ nào là tà, thứ nào là chánh, là chơn, là ngụy, là đại, là tiểu, là thiên, là viên? Sao gọi là bỏ, lấy? Là bỏ tà, bỏ ngụy, bỏ tiểu, bỏ thiên mà lấy chánh, lấy chơn, lấy đại, lấy viên. Phát tâm được như thế ấy mới gọi là chơn chánh tâm Bồ-đề.

Tâm Bồ-đề này là chủ tể các thiện pháp, nên phải có đủ nhân duyên mới phát, nên phải có đủ nhân duyên mới phát khởi.

Nhân duyên ấy ước lượng có 10 thứ:

1. Nghĩ nhớ ân nặng của chư Phật.
2. Nghĩ nhớ ân cha mẹ.
3. Nghĩ nhớ ân Sư trưởng.
4. Nghĩ nhớ ân thí chủ.
5. Nghĩ nhớ ân chúng sinh.
6. Nghĩ nhớ sự khổ sanh tử.
7. Tôn trọng tánh linh của mình.
8. Sám hối nghiệp chướng.
9. Cầu sanh Tịnh độ.
10. Nghĩ sao Chánh pháp được lâu bền, truyền bá khắp thế gian.

1. Vì sao phải nghĩ nhớ ân nặng cũa Phật? Đức Thích-ca Như lai, từ lúc mới phát tâm, chỉ vì chúng ta mà tu hạnh Bồ-tát, chịu đủ mọi đều khổ cực, trải qua không biết bao nhiêu kiếp. Lúc ta tạo các nghiệp nhân, Phật rủ lòng thương xót, tìm đủ mọi cách để giáo hóa, nhưng chúng ta ngu si không biết đem lòng tín thọ, đến khi chúng ta thọ quả báo đoạ vào địa ngục chịu khổ cho chúng ta, nhưng chúng ta nghiệp chướng nặng nề, không thể cứu bạt. Khi sanh trong nhân đạo, Phật lại dùng đủ phương tiện khiến ta gieo trồng căn lành, đời đời kiếp kiếp. Phật thường theo dõi chúng ta, không giờ phút nào xa bỏ. Khi Phật mới ra đời, thì ta còn ở chốn trầm luân, nay được sanh làm thân người, Phật đã diệt độ! Ta vì tội gì mà sanh nhằm đời mạt pháp? Nhờ phước gì mà nay dự phần xuất gia? Vì chướng duyên gì mà không thấy được kim thân, lại nhờ may mắn gì mà đích thân được gặp Xá-lợi?

Suy nghĩ như thế, tức tự biết rằng: giả sử trước kia không có căn lành làm sao ngày nay được nghe Phật pháp, không nghe Phật pháp đâu biết thường mang ân Phật. Cái ân đức quá lớn, gò núi cũng khó ví bằng. Nếu tự mình không phát tâm rộng lớn, tu đạo Bồ-tát, gây dựng Phật pháp, cứu độ chúng sinh, thì dù nát thịt tan xương cũng không báo đáp được. Ấy là nhân duyên thứ nhất phát tâm Bồ-đề vậy.

2. Vì sao phải nghĩ nhớ ân cha mẹ? Thương cho cha mẹ chúng ta, sanh ta khó nhọc, mười tháng mang thai, ba năm bú mớm, chịu ướt nhường khô, nuốt đắng nhả ngọt nuôi ta, mới được thành người, chỉ mong nối dõi nghiệp nhà, cúng thừa tế tự. Ngay ta đã xuất gia, tạm xưng Thích tử, tạm gọi Sa môn, không cúng dâng miếng ngon miếng ngọt, không chăm sóc việc tế tự tảo mộ, khi sống đã không nuôi được thể xác cha mẹ, chết lại không độ được tánh linh gia tiên; với thế gian đã là người rất hại, với xuất thế gian lại không ích gì; hai đàng đều lỡ, tội nặng biết trốn vào đâu? Suy nghĩ như vậy mới biết phải thường tu Phật đạo trải qua trăm kiếp nghìn đời, cứu độ chúng sinh khắp trong mười phương ba cõi. Như thế không những cha mẹ trong một đời, mà cha mẹ trong nhiều đời đều mong ơn tế bạt, không những cha mẹ của một người, mà cha mẹ của tất cả mọi người, đều được siêu thăng. Ấy là nhân duyên thứ hai phát tâm Bồ-đề vậy.

3. Vì sao phải nhớ đến ơn Thầy? Cha mẹ tuy sanh trưởng nuôi nấng được thân ta, nếu không có vị Thầy ở thế gian dạy bảo ta thì không biết điều lễ nghĩa, không có vị Thầy xuất thế gian thì ta không biết đến Phật pháp. Không biết đến lễ nghĩa thì cũng như loài vật, không hiểu Phật pháp thì khác nào người tục. Nay chúng ta biết qua lễ nghĩa, hiểu qua Phật pháp, mình mặc áo cà-sa, thân thấm nhuần giới phẩm, công ơn sâu nặng ấy đều nhờ Thầy chỉ dạy. Nếu ta cầu mong quả vị nhỏ thì chỉ lợi được một mình, nhưng nay vì quả vị Đại thừa, phát nguyện làm lợi ích khắp mọi người thời không những vị Thầy ở thế gian mà vị Thầy xuất thế gian, cũng đâu mong nhờ lợi ích. Ấy là nhân duyên thứ ba phát tâm Bồ-đề vậy.

4. Vì sao phải nhớ ơn thí chủ? Chúng ta hiện nay có sự tư dụng hàng ngày, đều không phải của mình sẵn có, mỗi ngày cháo cơm ba bữa, mỗi năm chăn áo bốn mùa, khi cần dùng về tật bệnh, lúc chi phí nơi thân miệng, thảy đều do sức lực người khác mang lại cho ta dùng. Người kia thì đích thân kiệt lực cày bừa, vẫn khó đủ lót miệng, ta thời ngồi yên hưởng dùng còn không vừa ý. Người kia thì đánh sợi dệt cửi không ngơi nghĩ vẫn còn khó khăn mới đủ manh áo mặc, ta thời quần áo thừa thãi đâu biết tiếc thương. Người kai thì cửa sập nhà liếp, bối rối suốt đời, mà ta thời nhà cao sân rộng ung dung sáng ngày. Đem sự khó nhọc của người kia mà cúng cho ta nhàn rỗi, ta có yên lòng chăng? Lấy phần lợi của kẻ khác mà tư nhuận thân mình, lý ấy nghĩ có thuận chăng? Thế thì trừ phi vận cả hai phần bi trí nghiệm tu, phước tuệ đôi đường, khiến cho đàn tín được thâm ân, chúng sinh được hưởng phúc mới xứng đáng công người. Trái lại, hột gạo tấm tơ đền bù đều có phận, ác báo khó tránh được. Ấy là nhân duyên thứ tư phát tâm Bồ-đề vậy.

5. Vì sao phải nghĩ ơn chúng sinh? Ta với chúng sinh từ kiếp lâu xa đến giờ, nhiều lần đắp đổi làm cha mẹ lẫn nhau, cùng có ân đức vời nhau, nay tuy cách đời hôn muội, hai bên đều chẳng biết nhau, nhưng lấy lý mà suy, cố nhiên có sự báo đáp, những loài mang lông độ sừng kia biết đâu rằng không phải con ta ngày trước. Những loài sâu trùng hay động vật kia biết đâu trước chẳng từng làm cha mẹ ta? Thường thấy những người lúc nhỏ xa cha mẹ, đến khi khôn lớn còn quên mặt mũi dung mạo, huống là những kẻ có nhân duyên thân thích với ta đời trước, bây giờ mỗi người mỗi họ đâu dễ gì hay. Kia thời kêu la ở chốn địa ngục, hoặc quằn quại trong vòng ngạ quỷ, thống khổ đói khát kêu ai, ai biết. Mặc dầu ta không thấy không nghe, nhưng tất nhiên họ cần kêu cầu cứu giúp, sự lý ấy nếu ngoài kinh luận của Phật giáo thì không ai biết được hay nói được rõ ràng. Cho nên các vị Bồ-tát thường coi con sâu, con kiến đều là ân nhân thân thuộc quá khứ, chánh giác vị lai do làm những điều lợi ích để báo đáp ơn đó. Ấy là nhơn duyên thứ năm phát tâm Bồ-đề vậy.

6. Vì sao phải nghĩ đến sự khổ sanh tử? Ta với chúng sinh từ nhiều kiếp đến giờ thường ở trong vòng sanh tử chưa được giải thoát. Khi ở trong loài người, khi ở trong cõi trời, khi ở cõi nay, khi ở phương khác, ra vào muôn mối, chìm nổi không chừng. Thoạt được làm trời, thoạt sanh làm người, thoạt đoạ vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Trong cửa ngục tối tăm, buổi mai ra, buổi chiều trở lại, trong hang ngục Sắt, tạm ra khỏi liền lại bắt vào, phải lên ngục Đao sơn thì thân không còn một mảnh da lành. Phải leo ngục Kiếm thọ thì thương tật ruột gan rách nát. Viên sắt nóng sao khỏi đói, nuốt vào thì can trường cháy tận, nước đồng sôi không làm cho hết khát, uống vào thì xương thịt chín nhừ, cưa bén xẻ thân, đứt rồi liền nối lại, gió nghiệp thổi đến, chết rồi liền sống lại. Trong thành lửa cháy, toàn là kêu thảm thiết. Trong chảo dầu ram toàn tiếng rên khóc đau thương. Bị giá lạnh vừa đọng lại thì thân hình như nhụy sen xanh mới kết, máu thịt đã tan ra thì thể xác như hoa sen đỏ nở tung. Một đêm sanh tử ở nhân gian bằng trải qua muôn lần ở dưới địa ngục. Làm phiền kẻ ngục tốt phải nhọc nhằn, không tin lời Diêm vương dạy bảo.

Lúc chịu quả báo mới biết khổ. Khi ấy tuy có ăn năn sự đã muộn rồi, khi thoát khỏi liền quên, cứ tạo nghiệp nhân như trước. Đánh lừa chảy máu, ai hay là mẹ ta thương xót, dắt lợn làm thịt, biết đâu chính là cha mình đau đớn. Ông Văn Vương là Thánh, ăn thịt con còn không biết huống ta là kẻ phàm ăn thịt cha mẹ làm sao hay? Ân ái năm xưa mà nay là oan gia, giặc thì ngày trước mà giờ thành cốt nhục, người có túc mạng thông biết được tiền kiếp, thật đáng hổ thẹn, người có thiên nhãn thông thấy tỏ tường, thật đáng cười thường trong chỗ phân nhơ mười tháng đùm bọc khó thở, trong mủ máu một giờ đảo ngược sanh hạ đáng thương. Khi bé nhỏ ngủ mê, Đông Tây mờ mịt, lớn lên có trí khôn thì liền sanh tham dục. Nào bệnh, nào già, nào chết phút chốc tìm đến. Thần thức bị tan vỡ bên trong bởi gió lửa xen nhau thổi đốt, da thịt bị héo khô bên ngoài bởi máu đã kiệt châm, không một chỗ da nào mà không như dao cắt. Rùa khi đem mổ, còn dễ lộ mai, người khi hơi tàn, thần thức rời bỏ xác thân rất khó.

Tâm không chủ định, như khách buôn bán chạy dong mọi nơi, thân không có một hình thù nhất định như phòng nhà thay đổi, hết chốn này đến chốn khác không ngừng. Nghiền cõi Đại thiên làm bụi nhỏ cũng không nhiều bằng số thân ta ra vào sanh tử, dòng nước trong bốn bể lớn, cũng không nhiều bằng nước mắt ta đã khóc khi ly biệt. Thịt xương chồng chất hơn núi cao, xác chết ngổn ngang nhiều hơn quả đất. Giả sử không nghe lời Phật, sự đó ai thấy ai nghe? Chưa xem đến kinh Phật, lẽ ấy làm sao hay biết? Giá hoặc có người vẫn giữ thói tham luyến ngày trước, tham ái say mê như xưa thì chỉ e muôn kiếp nghìn đời, một lầm trăm lỡ, thân ngưòi khó được, dễ mất, thời cơ tốt trôi qua khó tìm lại được. Đường lối mù mịt, biệt ly dằng dặc, ác báo trong ba đường lại phải tự mình chịu lấy, đau đớn không thể nào nói được, ai là người sẽ chịu thế cho? Kể đến nỗi niềm này làm sao khỏi ghê lòng rởn óc!

Thế nên, phải ngăn dứt lòng sanh tử, ra khỏi biển ái dục, độ mình độ người đồng lên bờ giác thì dầu bao kiếpp công huân, cũng cốt tại một chuyện này. Ấy là nhân duyên thứ sáu phát tâm Bồ-đề vậy.

7. Sao gọi là tôn trọng tánh linh của mình? Nhất tâm hiện tiền của ta đây, thật ra là cùng với tâm đức Thích-ca Như lai không hai không khác. Vì sao đức Thích-ca Thế Tôn sớm thành ngôi Chánh giác vô lượng kiếp đến nay, mà chúng ta vẫn còn làm kẻ phàm phu, hôn mê điên đảo? Đức Thế Tôn thì đầy đủ vô lượng thần thông trí tuệ, công đức trang nghiêm, mà chúng ta thì chứa đầy vô lượng phiền não nghiệp lụy, sanh tử buộc ràng? Rõ là tâm ta cũng như tâm Phật vốn chỉ một thể, nhưng vì mê ngộ nên khác nhau. Lặng lẽ suy nghĩ, há chẳng đáng hổ lắm sao? Ví như ngọc bảo châu vô giá, vì chìm ở bùn nhơ, mà người ta xem thường như ngói đá, không chút yêu trọng. Cho nên cần phải thực hành vô lượng pháp lành để đối trị mọi đều phiền não, nhờ có công tu đức thời tánh đức mới tỏ bày; cũng như viên ngọc châu đã rửa sạch, treo ở chỗ cao thì chói sáng rực rỡ, soi khắp tất cả mọi nơi. Được thế mới không có phụ công ơn giáo hóa của Phật và không bẽ bàng tánh linh của mình. Ấy là nhân duyên thứ bảy phát tâm Bồ-đề vậy.

8. Sao gọi là sám hối nghiệp chướng? Trong kinh nói: "Phạm một tội cát-la, phải đoạ vào địa ngục nô lệ một thời hạn bằng 500 tuổi thọ của trời Tứ Thiên vương." Tội cát-la là tội nhỏ còn mắc quả báo như thế, huống chi tội nặng thời quả báo nói làm sao kể xiết! Hiện nay, trong sự tác dụng hàng ngày của chúng ta, nhứt cử nhứt động thường trái giới luật; một miếng ăn một ngụm nước, thường phù hợp với Thi-la (Sila, Giới), những điều trái phạm chỉ một ngày cũng đã vô lượng, huống những tội gây ra suốt cả đời và nhiều kiếp, lại càng không thể nào nói cùng. Vả lại, lấy năm giới mà nói, trong mười người thọ đã hết chín người phạm và phạm rồi thì phần nhiều che giấu, ít ai tỏ bày ăn năn. Như là gới Ưu-bà-tắc còn không toàn vẹn, huống chi giới Sa-di, giới Tỷ-kheo, giới Bồ-tát, thôi thì chẳng cần phải nói. Hỏi đến danh hiệu thì xưng ta là Sa môn, mà hỏi đến sự thực hành thì chưa đủ làm Ưu-bà-tắc, thế thì làm sao không thẹn được ư? Nên biết rằng, giới luật của Phật, không thọ thì thôi mà thọ thì không thể hủy hoại, không phạm thì thôi, mà phạm thì về sau tất phải sa đoạ. Vậy nếu trừ phi tự thương xót mình và thương xót người, thân miệng thiết tha, vừa nói vừa khóc, khắp cùng hết thảy chúng sinh cầu ai sám hối, thì dù muôn kiếp nghìn đời khó bề trốn khổi quả báo hung ác. Ấy là nhân duyên thứ tám phát tâm Bồ-đề vây.

9. Sao gọi là cầu sanh Tịnh độ?cõi này tu hành được tiến trên đường đạo rất khó, trái lại vãng sanh cõi Tịnh độ, thành Phật rất dễ dàng, dễ cho nên chỉ một đời đã thành được, khó khăn cho nên nhiều kiếp vẫn chưa thành. Thế nên các bậc Thánh hiền thuở trước, vị nào cũng xu hướng vãng sanh, ngàn muôn kinh luận, bộ nào cũng chỉ về Tịnh độ. Đây là pháp môn tu hành cho chúng sinh đời mạt pháp, không pháp môn nào thích hợp hơn. Nhưng trong kinh nói: "Điều thiện nhỏ không làm sao sanh được, phải có nhiều phước mới vãng sanh." Nhiều phước thì không chi bằng phát tâm Bồ-đề rộng lớn. Bởi vậy mới hành trì danh hiệu Phật đã hơn người bố thí trăm năm, vừa phát tâm Bồ-đề đã hơn kẻ tu hành trải qua nhiều kiếp. Phật tử niệm Phật cốt cầu mong làm Phật, mà tâm Bồ-đề không phát thì dù niệm cũng chẳng thành gì được. Phát tâm là cốt để tu hành mà không được sanh Tịnh độ, dẫu phát rồi dễ bị thồi lui. Cho nên đã gieo giống Bồ-đề lại cày bằng cày niệm Phật thì tự nhiên đạo quả thêm lớn; cưỡi thuyền đại nguyện vào trong biển Tịnh độ thì quyết định sanh cõi Tây phương. Ấy là nhân duyên thứ chín phát tâm Bồ-đề vậy.

10. Sao gọi là lo nghĩ Chánh pháp lâu bền? Đức Thế Tôn từ vô lượng kiếp đến giờ vì chúng ta nên tu đạo Bồ-đề, những việc khó làm Ngài làm được, những việc khó nhẫn nại Ngài nhẫn nại được, nhân quả viên mãn mới được thành Phật. Đã thành Phật rồi, giáo hóa chúng sinh, đến khi nhân duyên chu đáo mới nhập Niết-bàn, thời kỳ Chánh pháp, tượng pháp, giáo pháp tuy có nhưng không người truyền dạy tu hành, tà chánh không phân minh, thị phi chẳng liễu biệt, cạnh tranh nơn ngã, trục lợi đua danh, mở mặt nhìn xem đầy dẫy cả thiên hạ đều như thế, suy tàn cho đến nỗi không còn biết Phật là người thế nào, Pháp nghĩa là gì, Tăng là tên gì, thật đau đớn không nỡ nói! Mỗi một lần nghĩ đến, không cầm giọt nướcmắt rơi xuông lưng chừng!

Ta là Phật tử mà không báo ơn Phật. Trong không ích cho bản thân, ngoài không ích cho nhân dân xã hội, sống không ích cho hiện tại, chết không ích cho tương lai. Trời dù cao không che được ta, đất dù dày không chở được ta, làm tội nặng chẳng phải ta là ai? Do đó, đau đớn không thể nín thinh, nghĩ mãi cũng chẳng có kế gì tài giỏi, nên vội quên mình là người hèn dốt, liền phát tâm Bồ-đề, tuy không làm sao vãn hồi vận mạt ngay bây giờ, nhưng quyết chắc mưu toan giữ gìn Chánh pháp được lâu bền trong ngày sau. Vì vậy, tôi cùng các bạn lành đồng đến chốn đạo tràng, trình thưa tỏ bày sám hối, dựng nên pháp hội, phát bốn mươi tám lời đại nguyện, nguyện trải trăm nghìn kiếp, tâm nào cũng cốt cầu thành Phật. Từ ngày nay cho đến tận đời vị lai, hết một đời này, thề quyết về nơi Cực lạc. Sau khi đã về Cực lạc, lên chín phẩm hoa sen, trở lại cõi Ta-bà, làm cho Phật đạo ngày cáng thêm rực rỡ, pháp môn tu hành thêm được xiển dương, làm cho hải hội Tăng-già ở cõi này đều thanh tịnh, toàn thể nhân dân đều nhờ ơn giáo hóa, kiếp vận đáng diệt lại được dài thêm. Chánh pháp chẳng bị mất lại được còn mãi, đó là điều thật tình khổ tâm mòn mỏi. Ấy là nhân duyên thứ mười phát tâm Bồ-đề vậy.

Đã biết đủ mười nhân duyên phát tâm Bồ-đề, đã biết hết tám pháp của tâm nguyện, thời nến biết chỗ để hướng tới, có nơi để phát tâm. May mắn chúng ta cùng được làm thân người, ở vào nơi văn vật, sáu căn không tỳ vết, bốn đại được khinh an, lại có đủ tín tâm, không bị ma chướng. Nay chúng ta lại tự do xuất gia, lại được thọ giới Cụ túc, lại được gặp gỡ đạo tràng, lại được nghe Phật pháp, lại được cung chiêm Xá-lợi, lại tu hành pháp sám hối, lại đuợc gặp bạn lành, lại đầy đủ mọi duyên tốt, thế mà từ nay không phát tâm Bồ-đề, còn đợi ngày nào?

Trông mong đại chúng thương xót lòng thành ngu muội, chí nguyện khổ thiết của tôi mà cùng nhau lập đại nguyện này, cùng nhau phát tâm Bồ-đề ấy. Ai chưa phát thì nay lo phát, ai đã phát rồi thì phải làm cho phát liên tục, Chớ sợ khó mà e ngại thối lui, chớ xem thường mà khinh suất nông nổi, chớ muốn mau mà không lâu bền, chớ biếng nhác mà không dũng mãnh, chớ ủy mị mà không phấn chấn nổi dậy, chớ lần lữa hẹn chờ khi khác, chớ vì ngu độn mà cứ một mặt vô tâm, chớ lo căn lành căn mỏng mà tự hèn nhục mình vô phần, ví như trồng cây gốc rễ dẫu cạn, mà trồng lâu ngày, càng ngày càng sâu, và cũng như mài dao, mài lâu thì dao lụt cũng phải bén, lẽ nào vì gốc cạn mà không trồng, để mặc cho cây khô chết, vì dao lụt không chịu mài, bỏ không trở thành vô dụng.

Vả nếu cho sự tu hành là khổ, thế là không biết biếng nhác càng khổ hơn. Vì rằng tu hành chỉ khổ tạm thời mà an vui thì được vĩnh kiếp, trái lại biếng nhác tuy nhàn rỗi một đời, mà chịu khổ nhiều đời. Huống hồ nay lấy pháp môn Tịnh độ làm thuyền bè, thì lo gì thối chuyển, ngại gì gian nan. Phải nên biết rằng: tội nhân ở địa ngục còn biết phát tâm Bồ-đề từ kiếp trước, có lẽ nào ta là Phật tử ở trong nhân luân, lại không biết phát nguyện rộng lớn ngay bây giờ? Sự hôn mê từ vô thỉ đã qua rồi không cản ngăn lại được, nhưng ngày nay giác ngộ thì ngày sau còn có thể đền bù. Tuy vậy, vì mê man không tỉnh ngộ, cố nhiên đáng thương, tỉnh ngộ mà không tu hành lại càng đau đớn. Nếu biết sợ khổ địa ngục thì tự nhiên gắng gỏi siêng năng, nếu biết nghĩ đến vô thường mau chóng thời không dám biếng lười, lại lấy Phật pháp làm phương sách nhắc nhở, nhờ bạn hiền làm kẻ đề huề, suốt đời nương tựa vào đó, vội vã chẳng dám lìa, thì không còn sợ nạn thối thất.

Đừng bảo rằng một niệm là mọn mà khinh thường, chớ có nguyện suông vô ích. Nhưng hễ tâm chơn thì sự thật, nguyện rộng thì hạnh sâu, hư không chưa phải lớn, chơn tâm ta mới lớn, kim cang chưa phải bền, nguyện lực ta mới thật bền. Ví bằng đại chúng các ngài, ai nấy chí thành không nỡ bỏ lời tôi, thì quyến thuộc Bồ-đề từ nay xin kết duyên; liên xã bạn hiền, từ nay giao hiểu. Nguyện cùng sanh cõi Cực lạc, cùng thấy đức Phật Di-đà, cùng hóa độ chúng sinh, cùng thành bậc Chánh giác. Biết đâu khi chứng thành cái thân ba mươi hai tướng tốt, trăm phúc trang nghiêm sau này, không phải từ sự phát tâm lập nguyện ở ngày hôm nay. Xin các ngài cùng cố gắng, rất may mắn lắm thay!

Mơ màng trong giác chiêm bao,
Đêm dài mù mịt ai nào tỉnh ra?
Lại say giấc mộng la đà,
Cho là vui thích, tỉnh mà làm chi!
Sắp tỉnh lại cố làm mê,
Một lần trăm lỡ càng đi đường cùng,
Gây bao nhiêu nghiệp hãi hùng,
Cứ trong giấc mộng vun trồng khổ nhân,
Ai ơi mau tỉnh tâm thân,
Tây phương thẳng lối chính chân quê nhà.
Bao nhiêu duyên nợ bỏ qua,
Chăm tu cái nghiệp thực thà sạch trong
Đêm ngày luống những cầu mong,
Nhất tâm về đó mới hòng tĩnh ngay.
Tâm không có bợn mảy may,
Ấy là Tịnh độ phương Tây đó mà.
Mở mắt thấy đức Di-đà
Nguyên lai vẫn một cảnh nhà ta xưa.

(Bài kệ này cũng của ngài Tổ sư Tỉnh Am làm để khuyên đại chúng - Thiều Chửu dịch.)

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 |
 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24.a | 24.b

 

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Minh Tịnh đã giúp bố trí đánh máy vi tính (Bình Anson, 07-2003).

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 05-07-2003