Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

Thức Biến

Hòa thượng Thích Thiện Siêu

Nxb TP. HCM, 2003


[02]

DUY THỨC

A. Nghĩa chữ Duy Thức

Duy thức là duy cái biết, do cái biết, hoặc y nơi cái biết (bỉ y thức sở biến).

Muôn sự muôn vật không thể hiện hữu ngoài định lý duyên sanh, nghĩa là chúng chỉ hiện hữu giữa các mối quan hệ, lớp này lớp khác trùng trùng vô tận, một làm duyên cho tất cả, tất cả duy một, tất cả làm duyên cho một, một duy tất cả.

"Do cái này có nên cái kia có,
Do cái này sinh nên cái kia sinh,
Do cái này không nên cái kia không,
Do cái này diệt nên cái kia diệt."

Như thế là duyên khởi, y tha khởi. Trong đó, nếu nói "duy" thì cái nào cũng duy được hết, duy sắc, duy hương, duy vô minh, duy căn, duy trần v.v. Như cổ nhân có câu: "Nhất sắc nhất hương, vô phi trung đạo". Ngài Thiên Thai Trí Giả nói: "Tùy niệm nhất pháp, giai thị pháp giới" (Bất cứ đưa ra một pháp nào, pháp đó đều là pháp giới muôn pháp).

Thức là một trong hết thảy pháp, nhưng thức có năng lực đặc biệt là phân biệt biết được cái khác và tự biết được mình, nó là chủ lực ở ngay trong mỗi chúng sanh. Chính cái biết này làm cho các pháp trong đồng nhất tính duyên khởi, vô danh vô tướng, vô thỉ vô chung, vô trung vô biên (không trong không ngoài), nổi lên thiên hình vạn trạng, rồi mê muội chạy theo giả tướng thiên hình vạn trạng đó mà đắm trước, tạo nghiệp, buộc ràng theo nó, gây nên khổ đau.

Các pháp khác không có năng lực này, chỉ có thức mới có năng lực này, cho nên chỉ nói duy thức mà không nói duy cái khác.

Lại "Duy có nghĩa là giản biệt, ngăn không có ngoại cảnh; Thức có nghĩa là liễu giải, biểu thị có nội tâm".

Nói Duy thức chính là đưa ra lời khai thị, thức tỉnh người ta hãy tự giác, hãy quán tâm mình, nhìn lại cái năng lực thiên biến vạn hóa ở trong mình để gạn lọc nó, trau dồi nó, sửa chữa nó phải biến hóa như thế nào để chỉ đem lại lợi lạc, chứ đừng gây đau khổ.

Ðến khi đã chuyển được tâm thức thành bốn trí (bốn trí: 1. Thành sở tác trí; 2. Diệu quan sát trí; 3. Bình đẳng tánh trí; 4. Ðại viên cảnh trí), sáng suốt hoàn toàn, lý trí nhất như, sắc tâm bất nhị, không còn lấy sắc làm sắc, lấy tâm làm tâm, được tự tại không còn vướng mắc, cũng không có gì làm cho giao động, sợ hãi thì bấy giờ không cần duy, không cần thức, hay cần duy gì cũng được vô ngại.

Lý Duy thức tiềm ẩn trong lời Phật rải rác ở các Kinh, Bồ-tát Thế Thân dùng lý đó vết thành luận, gọi là Luận Duy thức. Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang sau khi du học Ấn Ðộ, mang về Trung Hoa (602-644), rút ra từ những ý chính của mười vị đại Luận sư như Hộ Pháp, Ðức Huệ, An Huệ v.v., giải về luận 30 bài tụng của ngài và dịch ra bộ luận Thế Thân, rồi tóm lược lại gọi là "Luận Thành Duy Thức".

B. Duy thức theo lời giải của Ðại sư Thái Hư

Chữ Duy thức nguyên chữ Phạn là Vijnàpti-màtratà. Vijnàpti, Trung Hoa dịch âm là Tỳ-nhã-để, dịch nghĩa là Thức. Chữ Màtrata, Trung Hoa dịch âm là Ma-đát-lạt-đa, dịch nghĩa là Duy.

Thức là liễu biệt, nhận biết. Liễu là liễu tri, Biệt là biệt chỉnh cảnh. Tức liễu tri mỗi mỗi cảnh riêng biệt, như nhãn thức liễu tri sắc, nhĩ thức liễu tri thanh v.v.

Thức, nói một cách tổng quát là gồm đủ năm vị tức năm mặt:

1. Thức tự tướng, tức tám thức Tâm vương

2. Thức tương ưng, tức sáu vị Tâm sở.

3. Thức sở biến, tức hai phần Kiến và Tướng.

4. Thức phận vị, tức hai mươi bốn giả pháp Bất tương ưng hành, chúng chỉ là giả tướng sai biệt giữa Sắc và Tâm.

5. Thức thực tánh, tức chơn lý, chơn như thật tánh của bốn thứ trên. Như vậy Thức thật tánh là lý, còn bốn thứ trên. Như vậy Thức thật tánh là lý, còn bốn thứ trên là sự. Năm vị pháp này là bao quát hết thảy pháp thế gian, xuất thế gian, hữu vi vô vi, hữu lậu vô lậu. Chúng đều không lìa thức, đều là biểu hiện của thức, nên gọi là Duy thức.

Mỗi mỗi hữu tình từ vô thỉ vốn có tám thức, sáu vị Tâm sở, các pháp sự lý như vậy. Chúng chỉ hiện hữu được trên thức, ngoài thức ra thì không có hiện hữu nào hết, vì ngoài thức ra thì ta không thể biết có gì cả, nếu ta tưởng tượng có một hiện tượng gì ở ngoài thức, thì nó cũng là thức biến, vì nó là tướng của thức tưởng tượng ra.

Duy có ba nghĩa:

1. Nghĩa giản trì: Giản là giản biệt, kén chọn bỏ đi có tánh phủ định, giá thuyên. Bỏ đi cái gì? Bỏ đi hai chấp ngã và pháp thật có. Trí là giữ lấy, có tính khẳng định, biểu thuyên. Giữ lấy cái gì? Giữ lấy thức tướng Y tha khởi và thức tánh Viên thành thật. Các pháp y tha duyên khởi là tướng của thức. Hai không (ngã không, pháp không) hiển lộ Viên thành thật tánh là tánh của Thức.

2. Nghĩa quyết định: Luận Biện Trung Biên nói: "Thử trung định hữu không, ý bỉ diệt hữu thử', nghĩa là trong thức tướng y tha duyên khởi thuộc tục sự này quyết định có thức tánh. Do hai không hiển lộ thuộc chơn lý kia, vì chơn không lìa tục mà có, ngược lại, trong chân lý hai không kia quyết định có tục sự y tha duyên khởi này, vì tục không thể lìa chơn mà có.

Như vậy "Thức" vừa có nghĩa giá và biểu. "Giá" thì ngăn chặn loại trừ ngã và pháp thật có ở ngoài thức."Biểu" thì biểu thị thức tướng y tha khởi và thức tánh Viên thành thật. Sự và lý, tục và chơn, hai mặt quyết định gắn liền với nhau của thức.

3. Nghĩa hiển thắng: Thắng là hơn, là thù thắng, nhằm chỉ cho thức Tâm vương hơn là cho thức Tâm sở mỗi khi nói Duy thức. Khi nói Duy thức là chú ý nói Duy thức Tâm vương.

Trong ba nghĩa trên, trong Duy thức thường dùng nghĩa thứ nhất.

C. Duy thức tam thập tụng bản chữ Hán (Ðại tạng; Chánh 31:1586)

[xin xem theo sách, không đăng trong ấn bản Internet này]

D. Dịch nghĩa (theo thể kệ 5 chữ)

1. Do giả nói ngã pháp,
Có tướng ngã pháp chuyển,
Chúng nương thức biến hiện,
Thức biến hiện có ba.

2. Là Dị thục, Tư lương,
Và thức Liễu biệt cảnh,
Ðầu, thức A-lai-da,
Dị thục, Nhất thiết chủng.

3. Không thể biết chấp thọ,
Xứ, liễu, tương ưng xúc,
Tác ý, thọ, tưởng, tư,
Và chỉ có xả thọ.

4. Tánh vô phú vô ký,
Xúc, thảy cũng như thế,
Hằng chuyển như dòng nước.
A-la-hán, bỏ hết.

5. Thức biến hiện thứ hai,
Gọi là thức Mạt-na.
Nương kia chuyển, duyên kia,
Tư lương làm tánh tướng.

6. Tương ưng bốn phiền não,
Là ngã si, ngã kiến,
Và ngã mạn, ngã ái,
Cùng tâm sở Biến hành.

7. Tánh hữu phú vô ký,
Sanh theo A-lại-da.
Chứng La-hán, Diệt định,
Xuất thế đạo, không còn.

8. Thức biến hiện thứ ba,
Sai biệt có sáu thứ,
Tánh tướng là biệt cảnh,
Thiện, bất thiện, vô ký.

9. Cùng tâm sở Biến hành,
Biệt cảnh, thiện, phiền não
Tùy phiền não, Bất định.
Ðều tương ưng ba Thọ

10. Trước là Biến hành: Xúc
Tiếp là Biệt cảnh: Dục,
Thắng giải, niệm, định, tụê.
Cảnh sở duyên không đồng.

11. Thiện là tín, tàm, quý,
Không tham, không sân, si,
Siêng, an, không phóng dật,
Hành xả và không hại.

12. Phiền não là tham, sân,
Si, mạn, nghi, ác kiến.
Tùy phiền não là phẫn,
Hận, phú, não, tật, xan,

13. Dối, nịnh và hại, kiêu,
Không hổ và không thẹn
Trạo cử với hôn trầm,
Không tin cùng giải đãi,

14. Phóng dật và thất niệm,
Tán loạn, không chánh tri,
Bất định là hối miên.
Tầm, tứ hai đều hai.

15. Nương dựa căn bản thức,
Năm thức theo duyên hiện
Ðồng thời khởi, hoặc không,
Như sóng mòi nương nước.

16. Ý thức thưởng hiện khởi
Trừ sanh trời Vô tướng
Và hai định vô tâm
Khi ngủ say, chết ngất.

17. Các thức ấy chuyển biến,
Phân biệt, bị phân biệt,
Do kia, đây đều không,
Nên hết thảy Duy thức.

18. Do thức Nhất thiết chủng,
Biến như vậy như vậy,
Vì năng lực triển chuyển,
Kia kia, phân biệt sanh.

19. Do tập khí các nghiệp,
Cùng tập khí hai thủ,
Thân Dị thục trước hết
Lại sanh Dị thục khác.

20. Do biến kể nọ kia,
Biến kế chủng chủng vật,
Biến kế sở chấp này,
Tự tánh toàn không có.

21. Tự tánh Y tha khởi.
Do duyên phân biệt sanh.
Viên thành thật nơi đó,
Thường xa lìa biến kế.

22. Nên nó cùng Y tha,
Chẳng khác chẳng không khác.
Như tánh vô thường thảy,
Thấy đây, mới thấy kia.

23. Chính nương ba tánh này,
Lập ba vô tánh kia.
Nên Phật "mật ý" nói:
"Hết thảy pháp không tánh".

24. Trước là "Tướng không tánh",
Kế, "Không tự nhiên tánh".
Sau, do lìa tánh trước,
Là tánh chấp ngã pháp.

25. Ðây, thắng nghĩa các pháp,
Cũng tức là chơn như,
Vì thường như tánh nó,
Tức thực tánh Duy thức.

26. Cho đến chưa khởi thức.
Cầu trụ tánh Duy thức.
Ðối hai thủ tùy miên,
Còn chưa thể phục diệt.

27. Hiện tiền lập chút vật,
Cho là tánh Duy thức.
Vì còn có sở đắc,
Chưa thực trụ Duy thức.

28. Khi đối cảnh sở duyên,
Trí không sở đắc gì,
Bấy giờ trụ Duy thức,
Do lìa tướng hai thủ.

29. Không đắc, chẳng nghĩ nghì
Là trí xuất thế gian.
Vì bỏ hai thô trọng,
Chứng đắc hai chuyển y.

30. Ðây, tức giới vô lậu,
Chẳng nghĩ nghì, thiện, thưởng.
An lạc, thân giải thoát,
Ðại Mâu-ni pháp thân.

Dịch theo văn xuôi

1. Do giả nói ngã nói pháp
Nên có các tướng ngã pháp chuyển biến hiện ra.
Ngã pháp ấy đều nương thức biến hiện;
Thức biến hiện ấy có ba loại.

2. Là thức Dị thục, Tư lương và Liễu biệt cảnh
Thức biến hiện đầu có ba tên là A-lại-da, Dị thục, và Nhất thiết chủng.
Không thể biết đối tượng của nó, là căn thân và chủng tử mà nó chấp thủ làm tự thể, sanh ra cảm thụ (vì quá vi tế).

3. Không thể biết nơi chốn (xứ, khí thế giới - vì quá rộng lớn) và năng lực nhận biết (liễu) của nó.
Nó cùng đi với Tâm sở xúc,
Tác ý, thọ, tưởng, tư.
Riêng thọ thì chỉ là Xả thọ.

4. Tánh nó là vô phú, vô ký,
Tâm sở xúc v.v.tánh cũng như vậy
Nó hằng thường và chuyển biến như dòng nước.
Chứng quả vị A-la-hán thì thức A-lại-da không còn

5. Thức biến hiện thứ hai, gọi là Mạt-na.
Nó hiện khởi dựa vào A-lại-da và nhận lấy A-lại-da làm đối tượng chấp ngã.
Thế tánh và hành tướng của nó là tư duy, lượng định.

6. Thường khởi cùng với nó có bốn phiền não:
Là ngã si, ngã kiến,
Ngã mạn và ngã ái.
Cùng các Tâm sở xúc, v.v.

7. Tánh nó là hữu phú, vô ký,
Nó bị ràng buộc sanh vào các cõi theo A-lại-da
Khi chứng A-la-hán, vào định diệt tận,
Khi trí xuất thế, đạo phát khởi
Thức Mạt-na không c
òn.

8. Thức biến hiện thứ ba
Sai biệt có sáu thứ.
Thể tánh và hành tướng của nó là nhận biết đối tượng.
Nó có đủ ba tánh thiện, bất thiện, vô ký.

9. C
ùng đi với nnó có các Tâm sở biến hành
Biệt cảnh, thiện, phiền não
Tùy phiền não, bất định
V
à ba thọ: khổ, lạc, xả.

10. Trước hết, tâm sở biến hành là xúc,
Rồi đến tâm sở biệt cảnh là dục,
Thắng giải, niệm, định, và tuệ
Và Cảnh sở duyên với chúng (tâm sở biệt) không đồng nhau.

11. Tâm sở thiện l
à tàm, quý
Không tham, không sân, không si.
Siêng năng, khinh an, không phóng dật
H
ành xả và bất hại.

12. Tâm sở phiền não là tham,
sân, si, mạn, nghi, ác kiến
Tùy phiền não là phẫn
Hận, phú, não, tật, xan.

13. Cuống, siểm, hại, kiêu,
Không hổ và không thẹn,
Trạo cử với hôn trầm,
Không tính và giải đãi.

14. Phóng dật và thất niệm,
Tán loạn, không chánh tri.
Tâm sở bất định là hối, miên, tầm, tứ.
Cả hai loại hối miên và tầm tứ đều có hai tánh tịnh và nhiễm.

15. Nương tựa thức căn bản thứ tám,
Năm thức hiện khởi khi có đủ duy
ên.
Hoặc khởi đồng thời, hoặc không đồng thời,
Như sóng nương nước.

16. Ý thức th
ì thường hiện khởi,
Trừ khi sanh vào cõi trời Vô tưởng,
và hai định vô tâm (vô tưởng định và diệt tận định)
Cũng như khi ngủ say v
à khi chết ngất.

17. Các thức ấy chuyển biến.
Thành năng phân biệt và cảnh của sự phân biệt ấy.
Do vậy mà tất cả pháp đều không. (*)
Nên nói hết thảy pháp Duy thức.

(*) Không có tự tính - theo Madhyanta- vibhaga, Biện trung biện luận, của Vô Trước.

18. Vì chính "thức" vốn hàm chứa hết thảy chủng từ.
Biến hiện ra như thế, như thế.
Vì năng lực triển chuyển hỗ tương.
Nên có các sự phân biệt của tám thức và Tâm sở hiện hành.

19. Do tập khí các nghiệp.
Cùng với tập khí của hai thủ (năng thủ, sở thủ, hay ngã chấp thủ, danh ngôn thủ).
Thân Dị thục trước chết rồi.
Lại sanh thân Dị thục khác.

20. Do tâm so đo vọng chấp cùng khắp nọ kia.
Nên vọng chấp so đo cùng khắp các pháp (biến kế chấp)
Cái so đo chấp thủ cùng khắp đó.
Không có tự tánh của chính nó.

21. Tự tánh là Y tha khởi.
Do thức phân biệt và các duyên mà có.
Tánh Viên thành (là thật tại tối hậu) là tánh Y tha.
Khi Y tha rời khỏi hẳn tánh biến kế trước đó.

22. Nên tánh Viên với tánh Y tha.
Chẳng phải khác, chẳng phải không khác nhau.
Như tánh vô thường, vô ngã đối với các pháp vô thường vô ngã.
Nếu không thấy tánh Viên thành thì cũng không thấy tánh Y tha.

23. Chính nương ba tánh này.
Lập ra ba vô tánh kia.
Nên Phật mật ý nói.
Hết thảy pháp không tự tánh.

24. Tánh Biến kế là tướng không có tự tánh.
Tánh Y tha là không phải tánh tự nhiên sanh.
Tánh Viên thành là tánh y tha lìa xa tánh biến kế chấp ngã pháp trước đó.

25. Ðó là nghĩa tối thắng của các pháp.
Cũng tức là Chơn như.
Vì thường như tánh nó
Cũng tức là thật tánh Duy thức.

26. Thậm chí khi thức (an trú Duy thức), tánh chưa khởi lên.
Một lòng chuyên cầu an trú Duy thức tánh.
Ðối với hai tập khí chấp thủ ngã pháp.
Vẫn chưa thể dẹp trừ.

27. Nếu giờ cho Duy thức tánh là bất cứ gì.
Thì đó không phải là Duy thức tánh.
Vì còn có cái để thủ đắc.
Nên chưa thật an trú tánh Duy thức.
28. Khi đối cảnh sở duyên.
Trí không sở đắc gì.
Bây giờ thật an trú tánh Duy thức.
Vì xa lìa tướng hai thủ.
29. Trí tuệ vô đắc thì không thể nghĩ bàn.
Nó là trí tuệ xuất thế gian (hay thánh trí).
Do lìa bỏ hai chướng ngại thô trọng là phiền não và sở tri.
Liền chứng đắc hai quả (nương nơi A-lại-đa thức) là Niết-bàn và Bồ-đề

30. Hai quả chuyển y này tức tâm giới vô lậu.
Không thể nghĩ bàn, là thiện, là thường
Là an lạc, là thân giải thoát.
Là pháp thân đại tịch tịnh.

*

Trong 30 bài tụng này, 24 bài đầu là nói rõ Tướng Duy thức. Bài thứ 25, nói rõ Tánh Duy thức. Năm bài sau chót nói năm hạnh vị tu chứng.

Trong 24 bài đầu, một bài rưỡi đầu lược biện Tướng Duy thức; hai mươi hai bài rưỡi tiếp theo rộng biện Tướng Duy thức.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 |
 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24.a | 24.b

 

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Minh Tịnh đã giúp bố trí đánh máy vi tính (Bình Anson, 07-2003).

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 05-07-2003

Thuc Bien - HT Thien Sieu - 02
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

Thức Biến

Hòa thượng Thích Thiện Siêu

Nxb TP. HCM, 2003


[02]

DUY THỨC

A. Nghĩa chữ Duy Thức

Duy thức là duy cái biết, do cái biết, hoặc y nơi cái biết (bỉ y thức sở biến).

Muôn sự muôn vật không thể hiện hữu ngoài định lý duyên sanh, nghĩa là chúng chỉ hiện hữu giữa các mối quan hệ, lớp này lớp khác trùng trùng vô tận, một làm duyên cho tất cả, tất cả duy một, tất cả làm duyên cho một, một duy tất cả.

"Do cái này có nên cái kia có,
Do cái này sinh nên cái kia sinh,
Do cái này không nên cái kia không,
Do cái này diệt nên cái kia diệt."

Như thế là duyên khởi, y tha khởi. Trong đó, nếu nói "duy" thì cái nào cũng duy được hết, duy sắc, duy hương, duy vô minh, duy căn, duy trần v.v. Như cổ nhân có câu: "Nhất sắc nhất hương, vô phi trung đạo". Ngài Thiên Thai Trí Giả nói: "Tùy niệm nhất pháp, giai thị pháp giới" (Bất cứ đưa ra một pháp nào, pháp đó đều là pháp giới muôn pháp).

Thức là một trong hết thảy pháp, nhưng thức có năng lực đặc biệt là phân biệt biết được cái khác và tự biết được mình, nó là chủ lực ở ngay trong mỗi chúng sanh. Chính cái biết này làm cho các pháp trong đồng nhất tính duyên khởi, vô danh vô tướng, vô thỉ vô chung, vô trung vô biên (không trong không ngoài), nổi lên thiên hình vạn trạng, rồi mê muội chạy theo giả tướng thiên hình vạn trạng đó mà đắm trước, tạo nghiệp, buộc ràng theo nó, gây nên khổ đau.

Các pháp khác không có năng lực này, chỉ có thức mới có năng lực này, cho nên chỉ nói duy thức mà không nói duy cái khác.

Lại "Duy có nghĩa là giản biệt, ngăn không có ngoại cảnh; Thức có nghĩa là liễu giải, biểu thị có nội tâm".

Nói Duy thức chính là đưa ra lời khai thị, thức tỉnh người ta hãy tự giác, hãy quán tâm mình, nhìn lại cái năng lực thiên biến vạn hóa ở trong mình để gạn lọc nó, trau dồi nó, sửa chữa nó phải biến hóa như thế nào để chỉ đem lại lợi lạc, chứ đừng gây đau khổ.

Ðến khi đã chuyển được tâm thức thành bốn trí (bốn trí: 1. Thành sở tác trí; 2. Diệu quan sát trí; 3. Bình đẳng tánh trí; 4. Ðại viên cảnh trí), sáng suốt hoàn toàn, lý trí nhất như, sắc tâm bất nhị, không còn lấy sắc làm sắc, lấy tâm làm tâm, được tự tại không còn vướng mắc, cũng không có gì làm cho giao động, sợ hãi thì bấy giờ không cần duy, không cần thức, hay cần duy gì cũng được vô ngại.

Lý Duy thức tiềm ẩn trong lời Phật rải rác ở các Kinh, Bồ-tát Thế Thân dùng lý đó vết thành luận, gọi là Luận Duy thức. Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang sau khi du học Ấn Ðộ, mang về Trung Hoa (602-644), rút ra từ những ý chính của mười vị đại Luận sư như Hộ Pháp, Ðức Huệ, An Huệ v.v., giải về luận 30 bài tụng của ngài và dịch ra bộ luận Thế Thân, rồi tóm lược lại gọi là "Luận Thành Duy Thức".

B. Duy thức theo lời giải của Ðại sư Thái Hư

Chữ Duy thức nguyên chữ Phạn là Vijnàpti-màtratà. Vijnàpti, Trung Hoa dịch âm là Tỳ-nhã-để, dịch nghĩa là Thức. Chữ Màtrata, Trung Hoa dịch âm là Ma-đát-lạt-đa, dịch nghĩa là Duy.

Thức là liễu biệt, nhận biết. Liễu là liễu tri, Biệt là biệt chỉnh cảnh. Tức liễu tri mỗi mỗi cảnh riêng biệt, như nhãn thức liễu tri sắc, nhĩ thức liễu tri thanh v.v.

Thức, nói một cách tổng quát là gồm đủ năm vị tức năm mặt:

1. Thức tự tướng, tức tám thức Tâm vương

2. Thức tương ưng, tức sáu vị Tâm sở.

3. Thức sở biến, tức hai phần Kiến và Tướng.

4. Thức phận vị, tức hai mươi bốn giả pháp Bất tương ưng hành, chúng chỉ là giả tướng sai biệt giữa Sắc và Tâm.

5. Thức thực tánh, tức chơn lý, chơn như thật tánh của bốn thứ trên. Như vậy Thức thật tánh là lý, còn bốn thứ trên. Như vậy Thức thật tánh là lý, còn bốn thứ trên là sự. Năm vị pháp này là bao quát hết thảy pháp thế gian, xuất thế gian, hữu vi vô vi, hữu lậu vô lậu. Chúng đều không lìa thức, đều là biểu hiện của thức, nên gọi là Duy thức.

Mỗi mỗi hữu tình từ vô thỉ vốn có tám thức, sáu vị Tâm sở, các pháp sự lý như vậy. Chúng chỉ hiện hữu được trên thức, ngoài thức ra thì không có hiện hữu nào hết, vì ngoài thức ra thì ta không thể biết có gì cả, nếu ta tưởng tượng có một hiện tượng gì ở ngoài thức, thì nó cũng là thức biến, vì nó là tướng của thức tưởng tượng ra.

Duy có ba nghĩa:

1. Nghĩa giản trì: Giản là giản biệt, kén chọn bỏ đi có tánh phủ định, giá thuyên. Bỏ đi cái gì? Bỏ đi hai chấp ngã và pháp thật có. Trí là giữ lấy, có tính khẳng định, biểu thuyên. Giữ lấy cái gì? Giữ lấy thức tướng Y tha khởi và thức tánh Viên thành thật. Các pháp y tha duyên khởi là tướng của thức. Hai không (ngã không, pháp không) hiển lộ Viên thành thật tánh là tánh của Thức.

2. Nghĩa quyết định: Luận Biện Trung Biên nói: "Thử trung định hữu không, ý bỉ diệt hữu thử', nghĩa là trong thức tướng y tha duyên khởi thuộc tục sự này quyết định có thức tánh. Do hai không hiển lộ thuộc chơn lý kia, vì chơn không lìa tục mà có, ngược lại, trong chân lý hai không kia quyết định có tục sự y tha duyên khởi này, vì tục không thể lìa chơn mà có.

Như vậy "Thức" vừa có nghĩa giá và biểu. "Giá" thì ngăn chặn loại trừ ngã và pháp thật có ở ngoài thức."Biểu" thì biểu thị thức tướng y tha khởi và thức tánh Viên thành thật. Sự và lý, tục và chơn, hai mặt quyết định gắn liền với nhau của thức.

3. Nghĩa hiển thắng: Thắng là hơn, là thù thắng, nhằm chỉ cho thức Tâm vương hơn là cho thức Tâm sở mỗi khi nói Duy thức. Khi nói Duy thức là chú ý nói Duy thức Tâm vương.

Trong ba nghĩa trên, trong Duy thức thường dùng nghĩa thứ nhất.

C. Duy thức tam thập tụng bản chữ Hán (Ðại tạng; Chánh 31:1586)

[xin xem theo sách, không đăng trong ấn bản Internet này]

D. Dịch nghĩa (theo thể kệ 5 chữ)

1. Do giả nói ngã pháp,
Có tướng ngã pháp chuyển,
Chúng nương thức biến hiện,
Thức biến hiện có ba.

2. Là Dị thục, Tư lương,
Và thức Liễu biệt cảnh,
Ðầu, thức A-lai-da,
Dị thục, Nhất thiết chủng.

3. Không thể biết chấp thọ,
Xứ, liễu, tương ưng xúc,
Tác ý, thọ, tưởng, tư,
Và chỉ có xả thọ.

4. Tánh vô phú vô ký,
Xúc, thảy cũng như thế,
Hằng chuyển như dòng nước.
A-la-hán, bỏ hết.

5. Thức biến hiện thứ hai,
Gọi là thức Mạt-na.
Nương kia chuyển, duyên kia,
Tư lương làm tánh tướng.

6. Tương ưng bốn phiền não,
Là ngã si, ngã kiến,
Và ngã mạn, ngã ái,
Cùng tâm sở Biến hành.

7. Tánh hữu phú vô ký,
Sanh theo A-lại-da.
Chứng La-hán, Diệt định,
Xuất thế đạo, không còn.

8. Thức biến hiện thứ ba,
Sai biệt có sáu thứ,
Tánh tướng là biệt cảnh,
Thiện, bất thiện, vô ký.

9. Cùng tâm sở Biến hành,
Biệt cảnh, thiện, phiền não
Tùy phiền não, Bất định.
Ðều tương ưng ba Thọ

10. Trước là Biến hành: Xúc
Tiếp là Biệt cảnh: Dục,
Thắng giải, niệm, định, tụê.
Cảnh sở duyên không đồng.

11. Thiện là tín, tàm, quý,
Không tham, không sân, si,
Siêng, an, không phóng dật,
Hành xả và không hại.

12. Phiền não là tham, sân,
Si, mạn, nghi, ác kiến.
Tùy phiền não là phẫn,
Hận, phú, não, tật, xan,

13. Dối, nịnh và hại, kiêu,
Không hổ và không thẹn
Trạo cử với hôn trầm,
Không tin cùng giải đãi,

14. Phóng dật và thất niệm,
Tán loạn, không chánh tri,
Bất định là hối miên.
Tầm, tứ hai đều hai.

15. Nương dựa căn bản thức,
Năm thức theo duyên hiện
Ðồng thời khởi, hoặc không,
Như sóng mòi nương nước.

16. Ý thức thưởng hiện khởi
Trừ sanh trời Vô tướng
Và hai định vô tâm
Khi ngủ say, chết ngất.

17. Các thức ấy chuyển biến,
Phân biệt, bị phân biệt,
Do kia, đây đều không,
Nên hết thảy Duy thức.

18. Do thức Nhất thiết chủng,
Biến như vậy như vậy,
Vì năng lực triển chuyển,
Kia kia, phân biệt sanh.

19. Do tập khí các nghiệp,
Cùng tập khí hai thủ,
Thân Dị thục trước hết
Lại sanh Dị thục khác.

20. Do biến kể nọ kia,
Biến kế chủng chủng vật,
Biến kế sở chấp này,
Tự tánh toàn không có.

21. Tự tánh Y tha khởi.
Do duyên phân biệt sanh.
Viên thành thật nơi đó,
Thường xa lìa biến kế.

22. Nên nó cùng Y tha,
Chẳng khác chẳng không khác.
Như tánh vô thường thảy,
Thấy đây, mới thấy kia.

23. Chính nương ba tánh này,
Lập ba vô tánh kia.
Nên Phật "mật ý" nói:
"Hết thảy pháp không tánh".

24. Trước là "Tướng không tánh",
Kế, "Không tự nhiên tánh".
Sau, do lìa tánh trước,
Là tánh chấp ngã pháp.

25. Ðây, thắng nghĩa các pháp,
Cũng tức là chơn như,
Vì thường như tánh nó,
Tức thực tánh Duy thức.

26. Cho đến chưa khởi thức.
Cầu trụ tánh Duy thức.
Ðối hai thủ tùy miên,
Còn chưa thể phục diệt.

27. Hiện tiền lập chút vật,
Cho là tánh Duy thức.
Vì còn có sở đắc,
Chưa thực trụ Duy thức.

28. Khi đối cảnh sở duyên,
Trí không sở đắc gì,
Bấy giờ trụ Duy thức,
Do lìa tướng hai thủ.

29. Không đắc, chẳng nghĩ nghì
Là trí xuất thế gian.
Vì bỏ hai thô trọng,
Chứng đắc hai chuyển y.

30. Ðây, tức giới vô lậu,
Chẳng nghĩ nghì, thiện, thưởng.
An lạc, thân giải thoát,
Ðại Mâu-ni pháp thân.

Dịch theo văn xuôi

1. Do giả nói ngã nói pháp
Nên có các tướng ngã pháp chuyển biến hiện ra.
Ngã pháp ấy đều nương thức biến hiện;
Thức biến hiện ấy có ba loại.

2. Là thức Dị thục, Tư lương và Liễu biệt cảnh
Thức biến hiện đầu có ba tên là A-lại-da, Dị thục, và Nhất thiết chủng.
Không thể biết đối tượng của nó, là căn thân và chủng tử mà nó chấp thủ làm tự thể, sanh ra cảm thụ (vì quá vi tế).

3. Không thể biết nơi chốn (xứ, khí thế giới - vì quá rộng lớn) và năng lực nhận biết (liễu) của nó.
Nó cùng đi với Tâm sở xúc,
Tác ý, thọ, tưởng, tư.
Riêng thọ thì chỉ là Xả thọ.

4. Tánh nó là vô phú, vô ký,
Tâm sở xúc v.v.tánh cũng như vậy
Nó hằng thường và chuyển biến như dòng nước.
Chứng quả vị A-la-hán thì thức A-lại-da không còn

5. Thức biến hiện thứ hai, gọi là Mạt-na.
Nó hiện khởi dựa vào A-lại-da và nhận lấy A-lại-da làm đối tượng chấp ngã.
Thế tánh và hành tướng của nó là tư duy, lượng định.

6. Thường khởi cùng với nó có bốn phiền não:
Là ngã si, ngã kiến,
Ngã mạn và ngã ái.
Cùng các Tâm sở xúc, v.v.

7. Tánh nó là hữu phú, vô ký,
Nó bị ràng buộc sanh vào các cõi theo A-lại-da
Khi chứng A-la-hán, vào định diệt tận,
Khi trí xuất thế, đạo phát khởi
Thức Mạt-na không c
òn.

8. Thức biến hiện thứ ba
Sai biệt có sáu thứ.
Thể tánh và hành tướng của nó là nhận biết đối tượng.
Nó có đủ ba tánh thiện, bất thiện, vô ký.

9. C
ùng đi với nnó có các Tâm sở biến hành
Biệt cảnh, thiện, phiền não
Tùy phiền não, bất định
V
à ba thọ: khổ, lạc, xả.

10. Trước hết, tâm sở biến hành là xúc,
Rồi đến tâm sở biệt cảnh là dục,
Thắng giải, niệm, định, và tuệ
Và Cảnh sở duyên với chúng (tâm sở biệt) không đồng nhau.

11. Tâm sở thiện l
à tàm, quý
Không tham, không sân, không si.
Siêng năng, khinh an, không phóng dật
H
ành xả và bất hại.

12. Tâm sở phiền não là tham,
sân, si, mạn, nghi, ác kiến
Tùy phiền não là phẫn
Hận, phú, não, tật, xan.

13. Cuống, siểm, hại, kiêu,
Không hổ và không thẹn,
Trạo cử với hôn trầm,
Không tính và giải đãi.

14. Phóng dật và thất niệm,
Tán loạn, không chánh tri.
Tâm sở bất định là hối, miên, tầm, tứ.
Cả hai loại hối miên và tầm tứ đều có hai tánh tịnh và nhiễm.

15. Nương tựa thức căn bản thứ tám,
Năm thức hiện khởi khi có đủ duy
ên.
Hoặc khởi đồng thời, hoặc không đồng thời,
Như sóng nương nước.

16. Ý thức th
ì thường hiện khởi,
Trừ khi sanh vào cõi trời Vô tưởng,
và hai định vô tâm (vô tưởng định và diệt tận định)
Cũng như khi ngủ say v
à khi chết ngất.

17. Các thức ấy chuyển biến.
Thành năng phân biệt và cảnh của sự phân biệt ấy.
Do vậy mà tất cả pháp đều không. (*)
Nên nói hết thảy pháp Duy thức.

(*) Không có tự tính - theo Madhyanta- vibhaga, Biện trung biện luận, của Vô Trước.

18. Vì chính "thức" vốn hàm chứa hết thảy chủng từ.
Biến hiện ra như thế, như thế.
Vì năng lực triển chuyển hỗ tương.
Nên có các sự phân biệt của tám thức và Tâm sở hiện hành.

19. Do tập khí các nghiệp.
Cùng với tập khí của hai thủ (năng thủ, sở thủ, hay ngã chấp thủ, danh ngôn thủ).
Thân Dị thục trước chết rồi.
Lại sanh thân Dị thục khác.

20. Do tâm so đo vọng chấp cùng khắp nọ kia.
Nên vọng chấp so đo cùng khắp các pháp (biến kế chấp)
Cái so đo chấp thủ cùng khắp đó.
Không có tự tánh của chính nó.

21. Tự tánh là Y tha khởi.
Do thức phân biệt và các duyên mà có.
Tánh Viên thành (là thật tại tối hậu) là tánh Y tha.
Khi Y tha rời khỏi hẳn tánh biến kế trước đó.

22. Nên tánh Viên với tánh Y tha.
Chẳng phải khác, chẳng phải không khác nhau.
Như tánh vô thường, vô ngã đối với các pháp vô thường vô ngã.
Nếu không thấy tánh Viên thành thì cũng không thấy tánh Y tha.

23. Chính nương ba tánh này.
Lập ra ba vô tánh kia.
Nên Phật mật ý nói.
Hết thảy pháp không tự tánh.

24. Tánh Biến kế là tướng không có tự tánh.
Tánh Y tha là không phải tánh tự nhiên sanh.
Tánh Viên thành là tánh y tha lìa xa tánh biến kế chấp ngã pháp trước đó.

25. Ðó là nghĩa tối thắng của các pháp.
Cũng tức là Chơn như.
Vì thường như tánh nó
Cũng tức là thật tánh Duy thức.

26. Thậm chí khi thức (an trú Duy thức), tánh chưa khởi lên.
Một lòng chuyên cầu an trú Duy thức tánh.
Ðối với hai tập khí chấp thủ ngã pháp.
Vẫn chưa thể dẹp trừ.

27. Nếu giờ cho Duy thức tánh là bất cứ gì.
Thì đó không phải là Duy thức tánh.
Vì còn có cái để thủ đắc.
Nên chưa thật an trú tánh Duy thức.
28. Khi đối cảnh sở duyên.
Trí không sở đắc gì.
Bây giờ thật an trú tánh Duy thức.
Vì xa lìa tướng hai thủ.
29. Trí tuệ vô đắc thì không thể nghĩ bàn.
Nó là trí tuệ xuất thế gian (hay thánh trí).
Do lìa bỏ hai chướng ngại thô trọng là phiền não và sở tri.
Liền chứng đắc hai quả (nương nơi A-lại-đa thức) là Niết-bàn và Bồ-đề

30. Hai quả chuyển y này tức tâm giới vô lậu.
Không thể nghĩ bàn, là thiện, là thường
Là an lạc, là thân giải thoát.
Là pháp thân đại tịch tịnh.

*

Trong 30 bài tụng này, 24 bài đầu là nói rõ Tướng Duy thức. Bài thứ 25, nói rõ Tánh Duy thức. Năm bài sau chót nói năm hạnh vị tu chứng.

Trong 24 bài đầu, một bài rưỡi đầu lược biện Tướng Duy thức; hai mươi hai bài rưỡi tiếp theo rộng biện Tướng Duy thức.

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 |
 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24.a | 24.b

 

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Minh Tịnh đã giúp bố trí đánh máy vi tính (Bình Anson, 07-2003).

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 05-07-2003