BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
SO
SÁNH KINH TRUNG A-HÀM VÀ KINH TRUNG-BỘ
Hòa thượng THÍCH MINH CHÂU
PHỤ LỤC 5
NC 1 |
C100,
Tưởng kinh. |
P1:
Mùlapariyàyasutta, Kinh Pháp môn căn bản. |
NC 2 |
C10,
Lậu tận kinh |
P2
: Sabbàsavasutta, Kinh Tất cả lậu hoặc |
NC 3 |
C88,
Cầu pháp kinh |
P3:
Dhammadàyàdasutta, Kinh Thừa tự pháp |
NC 4 |
C87,
Uế phẩm kinh |
P5:
Ananganasutta, Kinh Không uế nhiễm |
NC 5 |
C105,
Nguyện kinh |
P6:
Àkankheyyasutta, Kinh Ước nguyện |
NC 6 |
C93,
Thủy tịnh phạm chí kinh |
P7:
Vatthùpamasutta, Kinh Ví dụ tấm vải |
NC 7 |
C91,
Châu na vấn kiến kinh |
P8:
Sallekhasutta, Kinh Đoạn giảm |
NC 8 |
C98,
Niệm trú kinh |
P10:
Satipatthànasutta,Kinh Niệm xứ |
NC 9 |
C
103, Sư tử hống kinh |
P11:
Cùlasìhanàdasutta, Tiểu kinh Sư tử hống |
NC 10 |
C
99, Khổ ấm kinh |
P13: Mahàdukkhakkhandhasutta, Đại kinh khổ uẩn. Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma |
NC 11 |
C100,
Khổ ấm kinh |
P14:
Cùladukkhakkhandha, Tiểu kinh khổ uẩn |
NC 12 |
C89,
Tỳ-kheo thỉnh kinh |
P15:
Anumànasutta, Kinh Tư lượng |
NC 13 |
C206,
Tâm uế kinh |
P16:
Cetokhilasutta, Kinh Tâm hoang vu |
NC 14 |
C107,
Lâm kinh |
P17:
Vanapatthasutta, Kinh Khu rừng |
NC 15 |
C115,
Mật hoàn dụ kinh |
P18:
Madhupindikasutta, Kinh Mật hoàn |
NC 16 |
C102,
Niệm kinh |
P19:
Dvedhàvitakkasutta, Kinh Song tầm |
NC 17 |
C101,
Tăng thượng tâm kinh |
P20:
Vitakkasanthànasutta, Kinh An trú tầm |
NC 18 |
C193,
Mâu lê phá quần na kinh |
P21:
Kakacùpamasutta, Kinh Ví dụ cái cưa |
NC 19 |
C200,
A lê tra kinh |
P22:
Alagaddùpamasutta, Kinh Ví dụ con rắn |
NC 20 |
C9,
Thất xa kinh |
P24:
Rathavinìtasutta, Kinh Trạm xe |
NC 21 |
C178,
Lạp sư kinh |
P25:
Nivàpasutta, Kinh Bẫy mồi |
NC 22 |
C204,
La ma kinh |
P26:
Ariyapariyesanasutta, Kinh Thánh cầu |
NC 23 |
C
146, Tượng tích dụ kinh |
P27:
Cùlahatthipadopamasutta, Tiểu kinh dụ dấu chân voi |
NC 24 |
C30,
Tượng tích dụ kinh |
P28: Mahàhatthipadopamasutta, Đại kinh dụ dấu chân voi. Chỗ như trên. |
NC 25 |
C185,
Ngưu giác Sa la lâm kinh |
P31:
Cùla-Gosingasutta, Tiểu kinh rừng Sừng bò |
NC 26 |
C184,
Ngưu giác Sa la lâm kinh |
P32:
Mahà-Gosingasutta, Đại kinh rừng Sừng bò |
NC 27 |
C201,
Trà đế kinh |
P38: Mahàtanhàsankhàyasutta, Đại kinh đoạn tận ái. Như C. |
NC 28 |
C182,
Mã ấp kinh |
P39:
Mahà-Assapurasutta, Đại kinh Xóm ngựa |
NC 29 |
C183,
Mã ấp kinh |
P40:
Cùlaassapurasutta, Tiểu kinh Xóm ngựa |
NC 30 |
C211,
Đại Câu-hy-la kinh |
P43:
Mahàvedallasutta, Đại kinh Phương quảng |
NC 31 |
C210,
Pháp lạc Tỳ-kheo ni kinh |
P44:
Cùlavedallasutta, Tiểu kinh Phương quảng |
NC 32 |
C174,
Thọ pháp kinh |
P45: Cùladhammasamàdànasutta, Tiểu kinh Pháp hành. Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma. |
NC 33 |
C175,
Thọ pháp kinh |
P46: Mahàdhammasamàdànasutta, Đại kinh Pháp hành. Như trên. |
NC 34 |
C186,
Cầu giải kinh |
P47:
Vìmamsakasutta, Kinh Tư sát |
NC 35 |
C78,
Phạm thiên thỉnh Phật kinh |
P49: Brahmanimantanika, Kinh Phạm thiên cầu thỉnh. Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma. |
NC 36 |
C131,
Hàng ma kinh |
P50:
Màratajjaniyasutta, Kinh Hàng phục ác ma |
NC 37 |
C217
Bát thành kinh |
P52:
Atthakanagarasutta, Kinh Bát thành |
NC 38 |
C203,
Bổ lợi đa kinh |
P54:
Potaliyasutta, Kinh Potaliya |
NC 39 |
C133,
Ưu ba ly kinh |
P56:
Upàlisutta, Kinh Upàli |
NC 40 |
C14,
La vân kinh |
P61: Ambalatthikàràhulovàdasutta, Kinh Giáo giới Ràhula ở rừng Ambala. Như C. |
NC 41 |
C221,
Tiễn dụ kinh |
P63: Cùlamàlunkyasutta, Tiểu kinh Màlunkyaputta. Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma. |
NC 42 |
C205,
Ngũ hạ phần kết |
P64: Mahàmàlunkyasutta, Đại kinh Màlunkyaputta. Chỗ như trên. |
NC 43 |
C194,
Bạt đà hòa lợi kinh |
P65:
Bhaddàlisutta, Kinh Bhaddàli |
NC 44 |
C192,
Ca lâu Ô đà di kinh |
P66:
Latukìkopamasutta, Kinh Ví dụ Chim cáy |
NC 45 |
C77,
Sa kê đế tam tộc tánh tử kinh |
P68:
Nalakapànasutta |
NC 46 |
C26,
Cù ni sư kinh |
P69:
Gulissànisutta, Kinh Cù ni sư |
NC 47 |
C195,
A thấp bối kinh |
P70:
Kìtagirisutta |
NC 48 |
C153,
Man nhàn đề |
P75:
Màgandiyasutta, Kinh Màgandiya |
NC 49 |
C207,
Tiễn mao kinh |
P77:
Mahàsakulùdàyìsutta, Đại kinh Sakulùdàyì |
NC 50 |
C179,
Ngũ chi vật chủ kinh |
P78:
Samanamandikasutta |
NC 51 |
C208,
Tiễn mao kinh |
P79:
Cùlasakulùdàyìsutta, Tiểu kinh Sakulùdàyì |
NC 52 |
C209,
Bệ ma na tư kinh |
P80:
Vekhanassasutta, Kinh Vekhanassa |
NC 53 |
C63,
Bệ bà lăng kỳ kinh |
P81:
Ghatìkàrasutta, Kinh Ghatìkàra |
NC 54 |
C132,
Lại-tra-hòa-la kinh |
P82:
Ratthapàlasutta, Kinh Ratthapàla |
NC 55 |
C67,
Đại thiên nại lâm kinh |
P83:
Makhàdevasutta, Kinh Makhàdeva |
NC 56 |
C216,
Ái sanh kinh |
P87:
Piyajàtikasutta, Kinh Ái sanh |
NC 57 |
C214,
Bệ ha đề kinh |
P88:
Bàhitikasutta |
NC 58 |
C213,
Pháp trang nghiêm kinh |
P89, Dhammacetiyasutta, Kinh Pháp trang nghiêm. Như C. |
NC 59 |
C212,
Nhất thiết trí kinh |
P90:
Kannakatthalasutta |
NC 60 |
C161,
Phạm ma kinh |
P91:
Brahmàyusutta, Kinh Brahmàyu |
NC 61 |
C151,
Phạm chí A-nhiếp-hòa kinh |
P93:
Assalàyanasutta, Kinh Assalàyana |
NC 62 |
C150,
Uất sậu ca la kinh |
P96:
Esukàrìsutta, Kinh Esukàrì |
NC 63 |
C27,
Phạm chí Đà nhiên kinh |
P97:
Dhànanjànisutta, Kinh Dhànanjàni |
NC 64 |
C152,
Anh vũ kinh |
P99:
Subhasutta, Kinh Subha |
NC 65 |
C19,
Ni kiền kinh |
P101:
Devadahasutta, Kinh Devadaha |
NC 66 |
C196,
Châu na kinh |
P104:
Sàmagàmasutta, Kinh Làng Sàma |
NC 67 |
C75,
Tịnh bất động đạo kinh |
P106:
Ànanjasappàyasutta. |
NC 68 |
C144,
Toán số Mục-liền-liên kinh |
P107: Ganakamoggallànasutta, Kinh Toán số Mục-liền-liên. Như C. |
NC 69 |
C145,
Cù mặc Mục-liền-liên kinh |
P108:
Gopakamoggallànasutta |
NC 70 |
C187,
Thuyết trí kinh |
P112:
Chabbisodhanasutta |
NC 71 |
C85,
Chân nhân kinh |
P113:
Sappurisasutta |
NC 72 |
C181,
Đa giới kinh |
P115:
Bahudhàtukasutta |
NC 73 |
C189,
Thánh đạo kinh |
P117:
Mahàcattàrìsakasutta, Kinh Đại tứ thập |
NC 74 |
C81,
Niệm thân kinh |
P
119: Kàyagatàsatisutta, Kinh Thân hành niệm |
NC 75 |
C168,
Ý hành kinh |
P120:
Sankhàruppatisutta |
NC 76 |
C190,
Tiểu không kinh |
P121:
Cùlasunnatasutta, Kinh Tiểu không |
NC 77 |
C191,
Đại không kinh |
P122:
Mahàsunnatasutta, Kinh Đại không |
NC 78 |
C32,
Vị tằng hữu pháp kinh |
P123:
Acchariyabbhutadhammasutta |
NC 79 |
C34,
Bạt câu la kinh |
P124:
Bakkulasutta |
NC 80 |
C198,
Điều ngự địa kinh |
P125:
Dantabhùmisutta |
NC 81 |
C173,
Phù di kinh |
P126:
Bhùmijasutta |
NC 82 |
C79,
Hữu thắng thiên |
P127:
Anuruddhasutta, Kinh A na luật |
NC 83 |
C72,
Trường thọ vương bản khởi kinh |
P128:
Upakkilesasutta, Kinh Tùy phiền não |
NC 84 |
C199,
Si tuệ địa kinh |
P129:
Bàlapanditasutta, Kinh Hiền ngu |
NC 85 |
C64,
Thiên sứ kinh |
P130:
Devadùtasutta, Kinh Thiên sứ |
NC 86 |
C167,
A nan thuyết kinh |
P132: Ànanda-Bhaddekarattasutta, Kinh A nan nhất dạ hiền giả. Chỗ như trên. |
NC 87 |
C165,
Ôn Tuyền lâm thiên kinh |
P133:Mahàkaccàna-Bhaddekarattasutta,
Kinh Đại Ca chiên diên nhất dạ hiền giả |
NC 88 |
C166,
Thích trung thiền thất tôn kinh |
P134:
Lomasakangiya- Bhaddekarattasutta, Kinh Nhất dạ hiền giả
Lomasaka |
NC 89 |
C170,
Anh vũ kinh |
P135: Cùlakammavibhangasutta, Kinh Phân biệt tiểu nghiệp. Chỗ như trên. |
NC 90 |
C171,
Phân biệt đại nghiệp kinh |
P136: Mahàkammavibhangasutta, Kinh Phân biệt đại nghiệp. Ràjagaha, Veluvana, Kalandakanivàpa. |
NC 91 |
C163,
Phân biệt lục xứ kinh |
P137: Salàyatanavibhangasutta, Kinh Phân biệt sáu xứ. Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma. |
NC 92 |
C164,
Phân biệt quán pháp kinh |
P138:
Uddesavibhangasutta, |
NC 93 |
C169,
Câu lâu sấu vô tránh kinh |
P139:
Aranavibhangasutta |
NC 94 |
C162,
Phân biệt lục giới kinh |
P140:
Dhàtuvibhangasutta, Kinh Phân biệt giới |
NC 95 |
C31,
Phân biệt thánh đế kinh |
P141: Saccavibhangasutta, Kinh Phân biệt sự thật. Bàrànasì, Isipatana, Migadàya. |
NC 96 |
C180,
Cù Đàm di kinh |
P142:
Dakkhinavibhangasutta. |
NC 97 |
C28,
Giáo hóa bịnh kinh |
P143: Anàthapindikovàdasutta, Kinh Giáo hóa Cấp-cô-độc. Sàvatthi, Jetavana, Anàthapindikàràma. |
NC 98 |
C86,
Thuyết xứ kinh |
P148:
Chachakkasutta, Kinh Sáu sáu |
-ooOoo-
PHỤ LỤC 6
1)
P30, Cùla Saropamasutta
2) P36, Mahà Saccakasutta
3) P41, Sàleyyakasutta
4) P42, Velanjakasutta
5) P51, Kandarakasutta
6) P55, Jìvakasutta
7) P57, Kukkuravatikasutta
8) P58, Abhayaràjakumàrasutta
9) P60, Apannakasutta
10) P71, Tevijja-Vacchagottasutta
11) P85, Bodhiràjakumàrasutta
12) P94, Ghotamukhasutta
13) P95, Cankìsutta
14) P98, Vàsetthasutta
15) P100, Sangàravasutta
16) P102, Pancattayasutta
17) P103, Kintìsutta
18) P105, Sunakkhattasutta
19) P111, Anupadasutta
20) P114, Sevitabbàsevitabbasutta
21) P118, Ànàpànasatisutta
22) P131, Bhaddekarattasutta.
Chúng ta nhận thấy rằng kinh P85, Bodhiràjakumàrasutta, có kinh tương đương của nó trong tạng Luật, và kinh P118, Ànàpànasatisutta, có tương đương trong bản kinh riêng rẽ nhan đề là Sự kinh.
-ooOoo-
PHỤ LỤC 7
Danh
sách 19 kinh trong A-hàm
không có trong Trung bộ và trong các Nikàya khác
(Theo C.A.P.N)
1)
C7, Thế gian phước kinh
2) C39, Úc già trưởng giả kinh
3) C44, Niệm kinh
4) C54, Tận trí kinh
5) C55, Niết-bàn kinh
6) C60, Tứ châu kinh
7) C62, Tần bệ sa la vương ứng pháp kinh
8) C65, Ô điểu dụ kinh
9) C69, Tam thập dụ kinh
10) C80, Ca hy na kinh
11) C92, Thanh bạch liên hoa dụ kinh
12) C147, Văn đức kinh
13) C159, A già la ha na kinh
14) C176, Hành thiền kinh
15) C177, Thuyết kinh
16) C197, Ưu ba ly kinh
17) C218, A na luật đà kinh (A)
18) C219, A na luật đà kinh (B)
19) C222, Lệ kinh
Kinh C197, Ưu ba ly kinh, có bản tương đương Pàli trong Mahàvagga (Đại Phẩm) (6,1-8). Kinh C62 có bản Pàli tương đương trong Mahàvagga (1,4-1).
-ooOoo-
PHỤ LỤC 8
1. C7, Thế gian phước kinh:
Phật giảng bảy loại phước trên thế gian, là phẩm vật mà các thiện nam tín nữ dâng cúng cho tăng già:
a) phòng xá;
b) tọa cụ, thảm, chiếu, đệm ngủ;
c) tất cả y phục mới và sạch;
d) thức ăn;
e) cho người làm vườn, tôi tớ đến phục vụ chư tăng;
f) khi có gió mưa, lạnh, tuyết, thì đích thân đến chùa để cúng dường;
g) sau khi chư tăng ăn xong, phải xem chừng để họ không bị khổ vì gió, mưa, lạnh, tuyết, y phục không bị ướt, để ngày đêm có thể an ổn thực hành thiền quán.Rồi Phật giải thích bảy loại phước siêu thế, đó là các thiện nam tín nữ vui mừng :
a. khi nghe rằng đức Như lai và các đệ tử của Ngài đang du hành đến một nơi nào;
b. khi nghe rằng đức Như lai và đệ tử muốn đi từ nơi này đến nơi kia;
c. khi nghe rằng đức Như lai và đệ tử đã từ giã chỗ kia để đến chỗ này;
d. sau khi nghe như vậy, đi đến yết kiến và đảnh lễ Phật cùng chúng tăng với một tâm thanh tịnh;
e. cúng dường cho họ;
f. sau khi cúng dường, quy y Tam bảo;
g. thọ ngũ giới.Đức Phật lại giải thích rằng những hành vi này đem lại vô lượng vô số quả báo công đức, như nước của năm con sông lớn ở Diêm Phù Đề.
2. C39, Úc già trưởng giả kinh:
Không lâu sau khi Phật nhập Niết-bàn, có một gia chủ tại Tỳ Xá Ly thường bố thí cho tất cả mọi người và mỗi năm ngày lại mời chư tăng thọ trai. Một hôm ông ta mất một chiếc tàu và Tôn giả A Nan được chư tăng phái đến bảo ông đừng cúng dường nữa. Gia chủ thưa Tôn giả rằng ông cúng dường bố thí cốt để toại nguyện làm Chuyển luân vương. Ông giải thích rằng ước nguyện của người nghèo trong làng là được trở thành một người giàu; người giàu trong làng thì ước mong trở thành một người giàu trong quận; người giàu trong quận mong thành người giàu nhất trong đô thị; người giàu trong đô thị ước nguyện được làm người mà mọi người phải cung kính tôn trọng; người được cung kính tôn trọng trong thành phố ước muốn trở thành tể tướng trong xứ; tể tướng trong xứ muốn trở thành tiểu vương; ước nguyện của tiểu vương là muốn trở thành Chuyển luân vương; Chuyển luân vương lại có ước nguyện muốn tu hành phạm hạnh thành một Tỳ-kheo, thực chứng chân lý và đắc quả A-la-hán. Bởi thế ông ta bố thí thật nhiều cốt để thỏa mãn lời nguyện làm Chuyển luân vương. Rồi Úc Già nói thêm rằng, ông có bốn sự thành tựu khác nữa: a. Mỗi khi đến tu viện ông luôn luôn đảnh lễ các Tỳ-kheo, ngồi vói họ, đàm luận pháp với họ, và không bao giờ coi thường một Tỳ-kheo nào cả; b. Mỗi khi ông cúng dường cho các Tỳ-kheo, có một vị trời đứng trên không bảo ông, người này là một A-la-hán, người kia sẽ thành La hán; người này là bậc Bất hoàn; người này sẽ thành Bất hoàn, người này là một bậc Nhất lai, người này sẽ thành một bậc Nhất lai; người này là một bậc Dự lưu người này sẽ thành một bậc Dự lưu; người này tinh cần, người kia không tinh cần. Nhưng ông ta không tin vị trời ấy, không làm theo lời khuyên và mong muốn của vị trời, mà với trí tuệ trong sáng của mình, ông biết rằng có đức Như lai và thánh chúng của đức Như lai; d. Ông đã ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú cho đến thiền thứ tư.
3. C44, Niệm kinh:
Phật bảo các Tỳ-kheo rằng, nếu Tỳ-kheo thất niệm, không có chánh trí thì điều này có hại cho chánh niệm, chánh trí của vị ấy. Không có chánh niệm, chánh trí là có hại cho sự hộ trì các giác quan, sự hộ trì giới, sự bất hối, hỷ, lạc, an tịnh, hạnh phúc, chánh định, chánh tri kiến, viễn ly, ly dục, giải thoát. Sự không giải thoát có hại cho Niết-bàn. Nếu Tỳ-kheo không thất niệm và có chánh trí, thì điều này sẽ sinh khởi chánh niệm chánh trí. Chánh niệm, chánh trí sẽ sinh khởi sự hộ trì căn.... cho đến giải thoát. Giải thoát, sinh khởi Niết-bàn.
4. C54, Tận trí kinh:
Phật bảo các Tỳ-kheo rằng, với chánh tri chánh kiến, người ta có thể đạt đến lậu tận, không phải là không chánh tri chánh kiến. Do chánh tri kiến về khổ, về tập khởi của khổ, về sự diệt khổ, về con đường đưa đến diệt khổ phù hợp với chân lý mà người ta đạt đến lậu tận, rồi Phật kể ra một loạt 24 pháp kế tiếp nhau, hiển thị rằng pháp thứ nhất có pháp thứ hai là nguồn gốc, pháp thứ hai có thứ ba là nguồn gốc v.v.. cho đến pháp thứ 24. 24 pháp như sau: 1. Thắng trí, 2. Giải thoát, 3. Ly dục, 4. Yểm ly, 5. Chánh tri chánh kiến, 6. Định, 7. Lạc, 8. An tịnh, 9. Hỷ, 10. Hân hoan, 11. Bất hối, 12. Giữ giới, 13. Hộ trì kinh, 14. Chánh niệm, chánh trí, 15. Chánh tư duy, 16. Tin tưởng, 17. Nhẫn nhục, 18. Đọc tụng, 19. Thọ trì pháp, 20. Suy xét ý nghĩa pháp, 21. Phạm vi lỗ tai (ear-sphere?), 22. Lắng tai nghe diệu pháp, 23. Đến gần, 24. Cung kính hầu hạ. Rồi Phật giải thích 24 pháp trong thứ tự ngược lại và theo cách phủ định.
5. C55, Niết-bàn kinh:
Đức Phật kể ra một loạt 29 pháp tiếp nhau, hiển thị pháp thứ nhất có nguồn gốc từ pháp thứ hai, pháp thứ hai có nguồn gốc từ pháp thứ ba.... cho đến pháp 29. 29 pháp ấy như sau: 1. Niết-bàn, 2. Giải thoát, 3. Ly dục, 4. Nhàm chán, 5. Thấy biết chân chính, 6. Tập trung, 7. Lạc, 8. An tịnh, 9. Hỷ, 10. Hân hoan, 11. Bất hối, 12. Giữ giới, 13. Hộ trì căn, 14. Chánh niệm chánh trí, 15. Suy xét chân chính, 16. Tin tưởng, 17. Khổ, 18. Già chết, 19. Sanh, 20. Hữu, 21. Thủ, 22. Ái, 23. Thọ, 24. Hưởng thụ mạnh mẽ, 25. Sáu xứ, 26. Danh sắc, 27. Thức, 28. Hành, 29. Vô minh. Rồi Phật giải thích những pháp ấy theo cách ngược lại, do vô minh có hành v.v.. cho đến Niết-bàn.
6. C60, Tứ châu kinh:
Đức Phật xác nhận tư tưởng của Tôn giả A Nan là đúng, rằng trên thế gian này rất ít người chết với những ước muốn của họ đặc biệt thỏa mãn, rất ít người chết với tâm nhàm chán dục vọng. Rồi Phật kể lại một tiền kiếp của Ngài lúc còn làm một vị Chuyển luân vương cai trị bốn châu: 1. Cai trị châu Diêm Phù, ở đó ngài có vô số tài sản và quyến thuộc, 7000 con trai với những trận mưa châu báu suốt bảy ngày ngập đến gối; 2. Cai trị châu ở phía tây tên Cù Đà Ni (Aparagoyàna); 3. Cai trị châu phía đông Phất Bà Tỳ Đà Đề (Pubbavideha); 4. Cai trị châu Uất Đơn Bạch (Uttarakuru). Mặc dù Ngài đã cai trì cả bốn châu ấy, Ngài vẫn chưa thỏa mãn, rồi Ngài lên cõi trời 33, và tại đấy, vì bị mê mẩn bởi sự giống nhau giữa Ngài với trời Đế thích, trừ đôi mắt, ngài đã muốn đoạt ngôi của Đế Thích và do duyên cớ này Ngài đã rớt xuống trở lại châu Diêm Phù Đề. Rồi Ngài nhận ra và công bố rằng nếu chết đi Ngài sẽ chết với một tâm bất mãn, đức Phật tiếp tục giải thích rằng bây giờ thì khác vì Ngài đã thành một đức Như lai viên mãn và chân chính giác ngộ và đã chấm dứt tất cả những loại đau khổ.
7. C62, Tần bệ sa la vương ứng Phật kinh:
Kinh này có kinh P tương đương trong Mahàvagga, nói về việc vua Tần Bà Sa La xứ Ma Kiệt Đà thỉnh Phật.
8. C65, Ô điểu dụ kinh:
Phật dùng bảy ví dụ, một con rái cá, một con cưu mạt (chim săn mồi), một con chim thứu (kên kên), một con chim ăn đồ mửa, một con sói, một con quạ, và một con bê để khuyên các Tỳ-kheo không nên xử sự giống sáu con thú và chim (nghĩa là nhận của cúng dường từ cư sĩ mà không có tịnh giới) nhưng hãy theo gương con bò, nghĩa là từ bỏ năm triền cái, hành thiền để đắc quả A-la-hán.
9. C69, Tam thập dụ kinh:
Đức Phật dùng 30 thí dụ về các vật và người mà vua hoặc cận thần của vua sở hữu, để khuyên các tăng ni phải có đủ 30 đức tính cần có của người đã xuất gia. Đó là: 1. Lấy giới làm đồ trang sức, 2. Sự viên mãn giới để hộ trì đời sống phạm hạnh, như năm ấn, 3. Hộ trì sáu giác quan, như lính gác cung điện, 4. Chánh niệm, như người gác cổng, 5. Tâm an tịnh, như hồ tắm đầy nước trong, 6. Bạn lành, như người hầu tắm, 7. Sự tuân giữ giới, như hương liệu thoa thân, 8. Tàm và quý, như y phục đẹp, 9. Bốn thiền, như chỗ ngồi, 10. Chánh niệm, như người thợ hớt tóc, 11. Hỷ, như thực phẩm tuyệt hảo, ngon lành, 12. Pháp vị, như thức uống ngon, 13. Ba thiền về tâm, không, vô nguyện, vô tướng, như là những tràng hoa đẹp, 14. Nhà của chư thiên, phạm thiên, như là lâu đài cung điện. 15. Trí tuệ, như người giữ nhà, 16. Bốn chánh cần, như bốn loại thuế. 17. Bốn chánh đoạn, như các loại quân, 18. Bốn thần thông, như bốn loại xe, 19. Định tuệ, như vật trang hoàng cho xe. 20. Chánh niệm, như người đánh xe, 21. Tự tâm, như lá cờ cao, 22. Bát chánh đạo, như con đường bằng phẳng, 23. Trí tuệ, như tướng quân, 24. Trí tuệ, như sảnh đường cho tiếp kiến, 25. Lên lầu cao trí tuệ, như vua và đình thần lên lầu cao, 26. Sự đạt đến bốn hạng gia đình cao quý, như là thiện xảo về dòng họ và triều đại, 27. Chánh niệm, như một y sĩ có tài. 28. Thiền định không chướng ngại, như một chỗ nằm khéo trang hoàng, 29. Tâm giải thoát bất động, như ngọc báu nổi tiếng, 30. Quán tâm để thanh tịnh thân, như việc vua và định thần của vua đi tắm và bôi hương liệu lên thân thể để làm thân họ trong sạch.
10. C80, Ca thi na kinh:
Tôn giả A Na Luật Đà bảo Tôn giả A Nan rằng, ba cái y của mình đã rách, rất tồi tệ, và xin Tôn giả A Nan sai các Tỳ-kheo sắm cho mình ba y. Tôn giả A Nan bảo các Tỳ-kheo tụ hội để may y cho Tôn giả A Na Luật Đà. Khi Phật trông thấy, Ngài hỏi Tôn giả A Nan sao không báo cho Ngài biết để Ngài đến giúp một tay may y, rồi Phật đi đến hội chúng và giúp một tay may y cho Tôn giả A Na Luật Đà, cùng với 800 Tỳ-kheo hiện diện, nhờ thế ba y hoàn tất nội trong một ngày. Khi ấy đức Thế Tôn vì bị đau lưng, trước đại chúng, nằm xuống nghỉ một lát và bảo Tôn giả A Na Luật Đà thuyết pháp về Ca thi na cho các Tỳ-kheo. A Na Luật Đà vâng lời, ngài nói ra lý do của việc mình theo đời sống phạm hạnh, tuân giữ giới luật, gột rửa năm triền cái, sự hành thiền, chứng đắc bốn thiền, các thần thông, thiên nhãn, tha tâm, túc mạng trí, sinh tử trí, trí biết về bốn đế, về các lậu hoặc một cách như thật. Rồi Tôn giả A Na Luật Đà hỏi các Tỳ-kheo, nếu có nghi ngờ gì về sự chứng đắc sáu thắng trí của ngài thì cứ hỏi, ngài sẽ trả lời cho tất cả. Khi ấy, đức Phật sau khi hết cơn đau lưng, trở dậy ngồi kiết già, khen ngợi A Na Luật và khuyến khích ngài giảng pháp Ca thi na cho các Tỳ-kheo và khuyên các Tỳ-kheo nên thực hành pháp Ca thi na.
11. C92, Thanh bạch liên hoa dụ kinh:
Đức Phật bảo các Tỳ-kheo rằng có những pháp có thể phá hủy bằng thân như các bất thiện thân hành, có những pháp có thể phá hủy bằng miệng như các bất thiện ngữ hành, có những pháp không thể phá hủy bằng thân và miệng, như sự tranh chấp, cải cọ, thù hằn, tham lam, quỷ quyệt, nịnh hót, vô tàm vô quý, ác dục, tà kiến, những thứ này không thể được phá hủy bằng thân và miệng mà chỉ nhờ bằng trí tuệ.
12. C147, Văn đức kinh:
Đức Phật kể ra cho Bà-la-môn Văn Đức 14 đức tính cần phải có của đệ tử xuất gia, tại gia của Phật. Nhờ đa văn và tu tập: 1. không khổ sầu và bị đau khổ thắng lướt, nếu công việc của họ không được thịnh vượng, 2. (như trên) nếu phải xa lìa những gì họ yêu thích, 3. quán sát tài sản là vô thường và nghĩ đến việc xuất gia học pháp, 4. theo đời sống không nhà để học pháp, 5. nhẫn khổ chịu nhọc về mọi thứ, 6. chịu đựng sự bất hạnh một cách nhẫn nại không bị nó làm ảnh hưởng, 7. chịu đựng sự kinh hoàng một cách nhẫn nại không bị ảnh hưởng bởi sợ hãi, 8. không bị ảnh hưởng bởi các tư tưởng sân hận, 9. tránh xa ác bất thiện pháp, chứng và trú bốn thiền, 10. đắc quả Dự lưu, 11. đắc Nhất lai, 12. đắc Bất hoàn, đắc giải thoát tịch tịnh khỏi sắc pháp, đạt đến vô sắc, 14. đắc sáu thắng trí và quả A-la-hán.
13. C159, A già la A na kinh:
Bà-la-môn A Già La A Na hỏi Phật một loạt câu hỏi, khởi đầu là : "Kinh điển Vệ đà căn cứ trên nền tảng nào" cho đến Niết-bàn là pháp thứ 16. Phật trả lời một loạt 17 pháp, khởi đầu bằng con người, được nói là nền tảng trên đó kinh Vệ đà căn cứ, v.v.. cho đến Niết-bàn, pháp kế tiếp làm nền tảng cho pháp đi trước nó, trừ pháp thứ sáu, hư không, không có nền tảng vì do mặt trăng mặt trời mà hư không hiện hữu; cũng trừ Niết-bàn, cái không có nền tảng. 17 pháp như sau: 1. Người, 2. Mùa màng, 3. Đất, 4. Nước, 5. Gió, 6. Hư không. 7. Nhật nguyệt, 8. Tứ thiên vương, 9. Cõi trời 33, 10. Trời Dạ Ma, 11. Trời Đâu Suất Đà, 12. Trời Hóa Lạc, 13. Trời Đại Hóa Lạc, 14. Trời Brahmaloka 15. Trời Đại Phạm, 16. Nhẫn nhục và từ bi, 17. Niết-bàn.
14. C176, Hành thiền kinh:
Đức Phật giảng cho các Tỳ-kheo bốn hạng người tu tập thiền định: những người tu hành thối về thiền định mà tưởng mình tiến, hạng người tiến mà tưởng mình thối, hạng người thối nhưng biết mình thối, hạng người tiến mà biết mình tiến.
15. C77, Thuyết kinh:
Đức Phật giảng cho các Tỳ-kheo lý thuyết về bốn loại ngôn ngữ. Có một Tỳ-kheo tu hành đạt đến sơ thiền nhưng không bám giữ sụ tu tập ấy, không nghĩ về đặc tính của nó mà lại nuôi những ý nghĩ liên hệ đến dục. Tỳ-kheo ấy nên biết rằng vị ấy khởi lên sơ thiền nhưng không đứng vững, không tiến, mà sẽ thụt lùi. Nếu có một Tỳ-kheo tu tập và đạt đến sơ thiền, nhưng bám lấy sự tu tập này, tư duy về đặc tính của nó, trú tâm mình trên pháp ấy làm nó trở thành chuyên nhất, Tỳ-kheo ấy nên biết rằng vị ấy khởi lên pháp này không thụt lùi cũng không tiến bộ; vị ấy sẽ không trở thành nhàm chán, mà sẽ đứng vững và định của vị ấy sẽ kéo dài.
Lại nữa có một Tỳ-kheo hành thiền đạt đến sơ thiền. Vị ấy không bám giữ sự tu tập này, không nghĩ đến đặc tính của nó nhưng nuôi những ý tưởng liên hệ và mong muốn tiến lên. Tỳ-kheo ấy nên biết rằng, vị ấy làm khởi lên pháp ấy nhưng không thụt lùi, không đứng nguyên chỗ, không trở thành nhàm chán, mà pháp ấy khiến họ tiến xa hơn và chẳng bao lâu họ sẽ đạt đến thiền thứ hai. Lại nữa có một Tỳ-kheo hành thiền, đạt đến sơ thiền, không bám giữ pháp ấy, không nghĩ đến đặc tính của nó, nhưng nuôi dưỡng những ý tưởng liên hệ đến diệt tận, an tịnh, ly dục, Tỳ-kheo nên biết rằng vị ấy làm phát sinh pháp ấy nhưng không thụt lùi, không đứng một chỗ, không tiến lên, nhưng pháp ấy làm cho vị ấy nhàm chán và chẳng bao lâu vị ấy sẽ đạt đến lậu tận, sự chấm dứt tất cả lậu hoặc. Cũng vậy với thiền thứ hai, thứ ba và thứ tư cho đến phi tưởng phi phi tưởng xứ.
16. C197, Ưu ba ly kinh:
Kinh này có kinh P tương đương trong Mahàvagga.
17. C218, A na luật đà kinh:
Các Tỳ-kheo hỏi Tôn giả A Na Luật Đà thế nào gọi là một Tỳ-kheo chết như một bậc thánh. Tôn giả A Na Luật Đà trả lời rằng, khi một Tỳ-kheo tu tập chứng đến thiền thứ tư, vị ấy được gọi là chết như một bậc thánh nhưng không hoàn toàn thánh. Nhưng vị Tỳ-kheo nào có được thiên nhãn, tha tâm, biết các đời trước, đạt đến sanh tử trí, lậu tận trí, đạt tâm giải thoát, tuệ giải thoát, đắc quả A-la-hán, vị ấy được gọi là đã chết với một tâm thánh thiện và đây là tối thượng.
18. C219, A na luật đà kinh:
Các Tỳ-kheo hỏi Tôn giả A Na Luật Đà thế nào gọi là một Tỳ-kheo chết không còn phiền não. Tôn giả A Na Luật Đà trả lời rằng, khi một Tỳ-kheo có tri kiến chánh trực, có các học giới mà chư thánh yêu mến. Khi một Tỳ-kheo tu tập bốn niệm xứ, bốn vô lượng, khi một Tỳ-kheo tu các thiền vô sắc cho đến phi tưởng phi phi tưởng xứ, thế là họ chết không có phiền não, nhưng không phải là tuyệt đối không phiền não. Chỉ có những Tỳ-kheo nào biết cách dập tắt thân xúc, và với trí tuệ đoạn trừ tất cả lậu hoặc, những Tỳ-kheo ấy sẽ chết tuyệt đối không phiền não.
19. C222, Lệ kinh:
Đức Phật bảo các Tỳ-kheo rằng, muốn nhổ tận gốc, hoặc muốn biết một cách riêng rẽ 12 thành phần của duyên sinh, người ta phải tu tập bốn niệm xứ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, bốn thiền, năm căn, năm lực, bảy giác chi, tám thánh đạo, mười biến xứ, và mười pháp của bậc vô học.
Đầu
trang | 1.1 |
1.2 | 2.1 | 2.2
| 2.3 | 2.4 | 2.5
| 2.6 | 2.7
| 3.1 | 3.2 | 3.3
| 3.4 | 3.5 | 3.6
| 4.1 | 4.2 | Mục lục
[Trở
về Thư Mục]
03-09-2001