BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode VU-Times font |
THERAVĀDA
PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
KINH TỤNG
Dịch giả: TỊNH TÂM
(Hòa thượng HỘ TÔNG)
Ấn bản 2005
Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode) |
[37]
DHĀTUCETIYĀNAMAKĀRAGĀTHĀ
Mahāgotamasambuddho, Đại đức Gotama [1] là đức Chánh-Biến-Tri cao thượng, Ngài đã nhập Niết-bàn, gần thành Kusiṇārā có các thứ Xá-lị để lại nhiều nơi.
Uṇhīsaṃ catasso dāṭhā, Xá-lị không bể có 7 đoạn là: Đức Un-hi Xá-lị (Uṇhīsa) [2], đức Đa-thá Xá-lị (Dāṭha) [3], đức Ắc-khá-ká Xá-lị (Akkhaka) [4]. Ngoài các Xá-lị ấy đều bể ra (từ miếng nho nhỏ).
Mahantā pañca nāḷī
ca, Xá-lị đã bể có 3 thứ: Đức Xá-lị đoạn lớn, cân được 5 cân, đức Xá-lị đoạn vừa, cân được 6 cân, đức Xá-lị đoạn nhỏ, cân được 5 cân.
Mahantā bhinnamuggā ca, Tất cả đức Xá-lị có bề rộng lớn như vầy: Đức Xá-lị đoạn lớn, lớn bằng hột đậu xanh, đức Xá-lị đoạn vừa, lớn bằng hột gạo, đức Xá-lị đoạn nhỏ, lớn bằng hột cải.
Mahantaà suvaṇṇavaṇṇā, Tất cả đức Xá-lị màu sắc khác nhau như vầy: Đức Xá-lị đoạn lớn có sắc như vàng, đức Xá-lị đoạn vừa có sắc như ngọc Pha lê, đức Xá-lị đoạn nhỏ có sắc như bông cây Bakula. Tôi xin đem hết lòng thành kính, mà làm lễ các đức Xá-lị ấy. Eko thūpo rājagahe. Một tòa tháp để lại trong thành Ra-chá-gá-há (Rājagaha). Eko vesāliyā ahu. Một tòa tháp để lại trong thành Quê-sa-ly (Vesāli). Eko kapilavatthusmiṃ. Một tòa tháp để lại trong thành Cá-bí-lá-quát-thú (Kapilavatthu). Eko ca alakappake. Một tòa tháp để lại trong thành Á-lá-cá-cáp-bá-cá (Alakappaka). Eko ca rāmagāmasmiṃ. Một tòa tháp để lại trong thành Ra-má-ga-má (Rāmagāma). Eko ca veṭṭhadīpake. Một tòa tháp để lại trong thành Quết-thá-đi-bá-cá (Veṭṭhadīpaka). Eko pāveyyake malle. Một tòa tháp để lại trong thành Ba-quây-dá-cá (Pāveyyaka) trong Mallaraṭṭhajanapada. Eko ca kusiṇārake. Một tòa tháp để lại trong thành Cú-sí-na-ra (Kusiṇārā).
Ete sārīrikā thūpā, (Cả 8) tòa tháp ấy là tháp táng đức Xá-lị để lại trong Nam Thiệm-Bộ Châu, tôi xin đem hết lòng thành kính mà làm lễ các đức Thánh tích (trong cả 8 tháp ấy) mà Chư Thiên và nhơn loại hằng sùng bái cúng dường. Ekā dāṭhā tidasapure. Một đức Đa-thá Xá-lị để lại trong cõi Trời Đạo-Lợi. Ekā nāgapure ahu. Một đức Đa-thá Xá-lị để lại trong cõi Long Vương. Ekā gandhāravisaye. Một đức Đa-thá Xá-lị để lại trong xứ Gan-tha-rá-rát-thá (Gandhāraraṭṭha). Ekā sīhaḷadīpake. Một đức Đa-thá Xá-lị để lại trong xứ Tích-Lan.
Imā catūsu ṭhānesu, Các đức Đa-thá Xá-lị ấy của đức Thế Tôn để lại trong 4 nơi, tôi xin đem hết lòng thành kính, mà làm lễ các đức Xá-lị, mà Chư Thiên và nhơn loại hằng sùng bái cúng dường.
Uddhaṃ dakkhiṇadāṭhā ca, (Là) Đức Đa-thá Xá-lị bên hữu để trong cõi Trời Đạo-Lợi đức Đa-thá Xá-lị bên hữu phía dưới để trong xứ Tích-Lan.
Vāmadāṭhā ca uddhampi, Đức Đa-thá Xá-lị bên tả phía trên để trong xứ Ganh-tha-rá, đức Đa-thá Xá-lị bên tả phía dưới để trong cõi Long Vương, tôi xin đem hết lòng thành kính mà làm lễ các đức Xá-lị, mà Chư Thiên và nhơn loại hằng sùng bái cúng dường.
Brahmaloke dussadhātu, Đức Đús-sá (Dussa) [5] Xá-lị cùng đức Ắc-khá-ká (Akkhaka) Xá-lị bên tả để lại trong cõi Phạm Thiên, Chư Phạm Thiên hằng sùng bái cúng dường, tòa tháp 12 do tuần để táng các đức Xá-lị ấy.
Tāvatiṃsamhi devānaṃ, Tất cả Chư Thiên là bậc tín thành trong Phật Pháp hằng cúng dường đức Kê-sa (Kesā) [6] Xá-lị đã táng trong tòa tháp Chu-la-má-ni (Cūḷāmaṇi) trong cõi Trời Đạo-Lợi, tôi xin đem hết lòng thành kính mà làm lễ đức Xá-lị mà Chư Thiên và nhơn loại, hằng sùng bái cúng dường.
Cattāḷīsa samā dantā, Cả 40 đức Đan-tá (Danta) [7] Xá-lị, và đức Kê-sa (Kesā), đức Lô-ma (Lomā) [8], đức Ná-kha (Nakha) [9], mà Chư Thiên đem mỗi thứ đi mỗi thế giới khác, tôi xin đem hết lòng thành kính, mà làm lễ các Thánh tích, mà Chư Thiên và nhơn loại, hằng sùng bái cúng dường.
Aṭṭhārasa dve vassasate, Thuở Phật Pháp được 218 năm [10] có một Hoàng đế hiệu Tham-má-sô-ká (Dhammasoka) [11], Ngài có tạo 8 muôn 4 ngàn tòa tháp để táng Xá-lị, tôi xin đem hết lòng thành kính, mà làm lễ các đức Thánh tích ấy, mà Chư Thiên và nhơn loại hằng sùng bái cúng dường. -ooOoo- [38]
ĀDITTAPARIYĀYASUTTA Evamme sutaṃ. Tôi (tên là A-NAN-ĐA) được nghe lại như vầy: Ekaṃ samayaṃ Bhagavā Gayāyaṃ viharati Gayāsīse saddhiṃ bhikkhusahassena. Một thuở nọ đức Thế Tôn là đấng Giáo chủ, ngự trong nước Gá-da-si-sá (Gayāsīsa) gần sông Gá-da (Gayā) cùng một ngàn thầy Tỳ khưu. Tatra kho Bhagavā bhikkhu āmantesi. Đức Thế Tôn dạy các thầy Tỳ khưu trong nước Gá-da-si-sá (Gayāsīsa) ấy phải chăm chỉ nghe lời nầy: Sabbaṃ bhikkhave ādittaṃ. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tất cả vật đều là nóng. Kiñca bhikkhave sabbaṃ ādittaṃ. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tất cả vật đều là nóng, ấy là cái chi? Cakkhuṃ bhikkhave ādittaṃ. Nầy các thầy Tỳ khưu! Mắt là vật nóng. Rūpā ādittā. Các sắc là vật nóng. Cakkhuviññāṇaṃ ādittaṃ. Thức nương theo mắt là vật nóng. Cakkhusamphasso āditto. Sự tiếp xúc của mắt là vật nóng. Yampidaṃ cakkhusamphassapaccayā upajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā. Sự biết rõ cảnh giới là thọ lãnh điều vui, điều khổ, hoặc không khổ, không vui, phát sanh do sự tiếp xúc của mắt. Tampi ādittaṃ. Sự biết rõ cảnh giới ấy, cũng là vật nóng. Kena ādittaṃ? Nóng do lẽ chi? Ādittaṃ rāgagginā dosagginā mohagginā ādittaṃ jātiyā jarāmaraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi ādittanti vadāmi. Như Lai gọi nóng do lửa Tình, do lửa Sân, do lửa Si, nóng do sự sanh, sự già yếu và sự chết; Nóng do sự trái ý, do sự uất ức, do sự khổ trong thân, do sự khổ trong tâm, do các sự khó chịu trong tâm. Sotaṃ ādittaṃ. Tai là vật nóng. Saddā ādittā. Các tiếng là vật nóng. Sotaviññāṇaṃ ādittaṃ. Thức nương theo tai là vật nóng. Sotasamphasso āditto. Sự tiếp xúc của tai là vật nóng. Yampidaṃ sotasamphassapaccayā upajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā. Sự biết rõ cảnh giới là thọ lãnh điều vui điều khổ, hoặc không khổ không vui, phát sanh bởi sự tiếp xúc của tai. Tampi ādittaṃ. Sự biết rõ cảnh giới ấy cũng là vật nóng. Kena ādittaṃ? Nóng do lẽ chi? Ādittaṃ rāgagginā dosagginā mohagginā ādittaṃ jātiyā jarāmaraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi ādittanti vadāmi. Như Lai gọi nóng do lửa Tình, do lửa Sân, do lửa Si, nóng do sự sanh, do sự già yếu và sự chết; Nóng do sự trái ý, do sự uất ức, do sự khổ trong thân, do sự khổ trong tâm, do các sự khó chịu trong tâm. Ghānaṃ āditttaṃ. Mũi là vật nóng. Gandhā ādittā. Các mùi là vật nóng. Ghānaviññāṇaṃ ādittaṃ Thức nương theo mũi là vật nóng. Ghānasamphasso āditto. Sự tiếp xúc của mũi là vật nóng. Yampidaṃ ghānasamphassapaccayā upajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā. Sự biết rõ cảnh giới là thọ lãnh điều vui, điều khổ, hoặc không khổ, không vui, phát sanh bởi sự tiếp xúc của mũi. Tampi ādittaṃ. Sự biết rõ cảnh giới ấy cũng là vật nóng. Kena ādittaṃ? Nóng do lẽ chi? Ādittaṃ rāgagginā dosagginā mohagginā ādittaṃ jātiyā jarāmaraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi ādittanti vadāmi. Như Lai gọi nóng do lửa Tình, do lửa Sân, do lửa Si, nóng do sự sanh, sự già yếu và sự chết; Nóng do sự trái ý, do sự uất ức, do sự khổ trong thân, do sự khổ trong tâm, do các sự khó chịu trong tâm. Jivhā ādittā. Lưỡi là vật nóng. Rasā ādittā. Các vị là vật nóng. Jivhāviññāṇaṃ ādittaṃ. Thức nương theo lưỡi là vật nóng. Jivhāsamphasso āditto. Sự tiếp xúc của lưỡi là vật nóng. Yampidaṃ jivhāsamphassapaccayā upajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā. Sự biết rõ cảnh giới là thọ lãnh điều vui, điều khổ, hoặc không khổ không vui, phát sanh bởi sự tiếp xúc của lưỡi. Tampi ādittaṃ. Sự biết rõ cảnh giới ấy cũng là vật nóng. Kena ādittaṃ? Nóng do lẽ chi? Ādittaṃ rāgagginā dosagginā mohagginā ādittaṃ jātiyā jarāmaraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi ādittanti vadāmi. Như Lai gọi nóng do lửa Tình, do lửa Sân, do lửa Si, nóng do sự sanh, sự già yếu và sự chết; Nóng do sự trái ý, do sự uất ức, do sự khổ trong thân, do sự khổ trong tâm, do các sự khó chịu trong tâm. Kāyo āditto. Thân là vật nóng. Phoṭṭhabbā ādittā. Sự đụng chạm do thân thể là vật nóng. Kāyaviññāṇaṃ ādittaṃ. Thức nương theo thân thể là vật nóng. Kāyasamphasso āditto. Sự tiếp xúc của thân là vật nóng. Yampidaṃ kāyasamphassapaccayā upajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā. Sự biết rõ cảnh giới là thọ lãnh điều vui, điều khổ, hoặc không khổ không vui, phát sanh bởi sự tiếp xúc của thân. Tampi ādittaṃ. Sự biết rõ cảnh giới ấy cũng là vật nóng. Kena ādittaṃ? Nóng do lẽ chi? Ādittaṃ rāgagginā dosagginā mohagginā ādittaṃ jātiyā jarāmaraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi ādittanti vadāmi. Như Lai gọi nóng do lửa Tình, do lửa Sân, do lửa Si, nóng do sự sanh, sự già yếu và sự chết; Nóng do sự trái ý, do sự uất ức, do sự khổ trong thân, do sự khổ trong tâm, do các sự khó chịu trong tâm. Mano āditto. Ý là vật nóng. Dhammā ādittā. Các Pháp là cảnh giới phát sanh trong tâm là vật nóng. Manoviññāṇam āditto. Thức nương theo ý là vật nóng. Manosamphasso āditto. Sự tiếp xúc của ý là vật nóng. Yampidaṃ manosamphassapaccayā upajjati vedayittaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā. Sự biết rõ cảnh giới là thọ lãnh điều vui, điều khổ, hoặc không khổ không vui, phát sanh bởi sự tiếp xúc của ý. Tampi ādittaṃ? Sự biết rõ cảnh giới ấy cũng là vật nóng. Kena ādittaṃ? Nóng do lẽ chi? Ādittaṃ rāgagginā dosagginā mohagginā ādittaṃ jātiyā jarāmaraṇena sokehi paridevehi dukkhehi domanassehi upāyāsehi ādittanti vadāmi. Như Lai gọi nóng do lửa Tình, do lửa Sân, do lửa Si, nóng do sự sanh, sự già yếu và sự chết; Nóng do sự trái ý, do sự uất ức, do sự khổ trong thân, do sự khổ trong tâm, do các sự khó chịu trong tâm. Evaṃ passaṃ bhikkhave sutavā ariyasāvako cakkhusmiṃpi nibbindati rūpesupi nibbindati cakkhuviññāṇepi nibbindati cakkhusamphassepi nibbindati. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Các bậc Thinh-Văn cao thượng, khi đã nghe thấy như thế ắt sanh lòng chán nản trong mắt, chán nản các sắc, chán nản trong thức nương theo mắt, chán nản sự tiếp xúc của mắt. Yampidaṃ cakkhusamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tasmiṃpi nibbindati. Chán nản sự biết rõ cảnh giới, là thọ lãnh điều vui, điều khổ, hoặc không khổ không vui, phát sanh bởi sự tiếp xúc của mắt. Sotasmiṃpi nibbindati saddesupi nibbindati sotaviññāṇepi nibbindati sotasamphassepi nibbindati. Chán nản trong tai, chán nản các giọng nói (hoặc âm thanh), chán nản trong thức nương theo tai, chán nản sự tiếp xúc của tai. Yampidaṃ sotasamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tasmiṃpi nibbindati. Chán nản đến sự biết rõ cảnh giới, là thọ lãnh điều vui, điều khổ, hoặc không khổ không vui, phát sanh bởi sự tiếp xúc của tai. Ghānasmiṃpi nibbindati gandhesupi nibbindati ghānaviññāṇepi nibbindati ghānasamphassepi nibbindati. Chán nản trong mũi, chán nản các mùi, chán nản trong thức nương theo mũi, chán nản sự tiếp xúc của mũi. Yampidaṃ ghānasamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tasmiṃpi nibbindati. Chán nản đến sự biết rõ cảnh giới, là thọ lãnh điều vui, điều khổ, hoặc không khổ không vui, phát sanh bởi sự tiếp xúc của mũi. Jivhāyapi nibbindati rasesupi nibbindati jivhāviññāṇepi nibbindati jivhāsamphassepi nibbindati. Chán nản trong lưỡi, chán nản trong các vị, chán nản trong thức nương theo lưỡi, chán nản trong sự tiếp xúc của lưỡi. Yampidaṃ jivhāsamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tasmiṃpi nibbindati. Chán nản đến sự biết rõ cảnh giới, là thọ lãnh điều vui, điều khổ, hoặc không khổ không vui, phát sanh bởi sự tiếp xúc của lưỡi. Kāyasmiṃpi nibbindati phoṭṭhabbesupi nibbindati kāyaviññāṇepi nibbindati kāyasamphassepi nibbindati. Chán nản trong thân thể, chán nản các sự đụng chạm, chán nản trong thức nương theo thân thể, chán nản sự tiếp xúc của thân thể. Yampidaṃ kāyasamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tasmiṃpi nibbindati. Chán nản đến sự biết rõ cảnh giới, là thọ lãnh điều vui, điều khổ, hoặc không khổ không vui, phát sanh bởi sự tiếp xúc của thân thể. Manasmiṃpi nibbindati dhammesupi nibbinpati manoviññāṇepi nibbindati manosamphassepi nibbindati. Chán nản trong ý, chán nản các pháp, chán nản trong thức nương theo ý, chán nản sự tiếp xúc của ý. Yampidaṃ manosamphassapaccayā uppajjati vedayitaṃ sukhaṃ vā dukkhaṃ vā adukkhamasukhaṃ vā tasmiṃpi nibbindati . Chán nản đến sự biết rõ cảnh giới, là điều vui, điều khổ, hoặc không khổ không vui, phát sanh bởi sự tiếp xúc của ý. Nibbindaṃ virajjati virāgā vimuccati. Khi đã chán nản (như vậy rồi) thì dứt khỏi tình dục, Tâm cũng giải thoát (khỏi trầm luân) nhờ dứt khỏi tình dục. Vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. Khi Tâm giải thoát (khỏi trầm luân) thì Tuệ (của bậc Thinh-Văn) cao thượng ấy cũng phát sanh phân minh và biết rằng tâm của ta đã giải thoát khỏi trầm luân rồi. Khīṇā jāti vusitaṃ brahmacariyaṃ kataṃ karaṇīyaṃ nāparaṃ itthattāyāti pajānātīti. Các (bậc Thinh-Văn cao thượng) cũng rõ như vầy: Sự sanh (của ta) đã dứt, Pháp cao thượng ta đã đắc, phận sự nên làm ta cũng đã làm, ngoài ra ta chẳng còn phận sự gì khác nữa. Idamavoca Bhagavā Đức Thế Tôn là đấng Giáo-Chủ, diễn giải kinh nầy rồi. Attamanā te bhikkhu Bhagavato bhāsitaṃ abhinanduṃ. Các thầy Tỳ khưu ấy đều phát sanh lòng hoan hỷ. Imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne tassa bhikkhusahassassa anupādāya āsavehi cittāni vimucciṃsūti. Khi đức Thế Tôn giảng giải về Pháp có mẹo mực nầy, Tâm 1000 thầy Tỳ khưu đều được giải thoát các nghiệp hoặc, nhờ dứt khỏi lòng ngã chấp. -ooOoo- [39]
BUDDHAJAYAMANGALAGĀTHĀ
1) Bāhuṃ sahassamabhinimmitasāvudhantaṃ, Đức Phật cao thượng hơn các bậc Trí tuệ, Ngài đã cảm thắng Ma Vương, Ma Vương biến ngàn cánh tay đều cầm khí giới, cỡi voi Gri-mê-khá-lá (Grīmekhala) đủ cả binh ma, tiếng hét la vang rền. Nhờ Pháp Thập độ, nhứt là Pháp Bố thí, mà Đức Phật cảm thắng được Ma Vương. Do nhờ Phật lực nầy, xin cho sự hạnh phúc phát sanh đến người.
2) Mārātirekamabhiyujjhitasabbarattiṃ, Đức Phật đã cảm thắng Dạ-xoa A-lá-quá-cá (Āḷavaka) rất cang ngạnh, không lòng nhẫn nhục, khoe tài trọn đêm cùng Đức Phật, Dạ-xoa rất hung ác, cảm dõng hơn Ma vương, đã bị đức Chánh Biến Tri dùng phép nhẫn nhục thâu phục rồi. Do nhờ Phật lực nầy, xin cho sự hạnh phúc phát sanh đến người.
3) Nāḷāgiriṃ gajavaraṃ atimattabhūtaṃ, Đức Phật đã cảm thắng voi Na-la-gí-rí (Nāḷāgiri) đến cơn hung ác dữ tợn như lửa rừng, như sấm sét, nhờ rải lòng Từ bi, mà đức Chánh Biến Tri cảm thắng được (voi ấy). Do nhờ Phật lực nầy, xin cho sự hạnh phúc phát sanh đến người.
4) Ukkhittakhaggamatihatthasudārunantaṃ, Đức Phật dùng phép Thần thông, cảm thắng Ăng-gú-lí-ma-lá (Angulimāla), kẻ cướp sát nhơn, cắt ngón tay người xỏ làm tràng hoa, kẻ quá hung bạo nhưng rất tinh nhuệ, cầm gươm rượt đức Chánh Biến Tri xa ba do tuần. Do nhờ Phật lực nầy, xin cho sự hạnh phúc phát sanh đến người.
5) Katvāna kaṭṭhamudaraṃ iva gabbhinīyā, Đức Phật đã khử trừ lời dữ của nàng Chinh-Cha (Ciñcā), nàng dùng cây tròn giống dạng đứa bé trong thai, giả làm phụ nữ mang thai. Nhờ dùng phép Chánh Định, mà đức Chánh Biến Tri cảm thắng nàng giữa chốn đông người. Do nhờ Phật lực nầy, xin cho sự hạnh phúc phát sanh đến người.
6) Saccaṃ vihāya matisaccakavādaketuṃ, Đức Phật sáng suốt nhờ ngọn đèn tuệ. Ngài đã cảm thắng kẻ ngoại đạo Sách-chá-cá (Saccaka), là kẻ không ngay thật, chỉ ưa thích sự nâng cao lời nói mình như dựng cột phướng, kẻ rất si mê, chẳng khác người mù. Do nhờ Phật lực nầy, xin cho sự hạnh phúc phát sanh đến người.
7) Nandopanandabhujagaṃ vibudhaṃ mahiddhiṃ, Đức Phật dạy Đại đức Mục-Kiền-Liên, biến làm Long Vương, để thâu phục Rồng chúa Nanh-đô-bá-nanh-đá (Nandopananda), là rồng tà kiến, có nhiều thần thông, nhờ dạy Đại đức Mục-Kiền- Liên, mà đức Chánh Biến Tri thâu phục được (rồng chúa ấy). Do nhờ Phật lực nầy, xin cho sự hạnh phúc phát sanh đến người.
8) Duggāhadiṭṭhibhujagena sudaṭṭhahatthaṃ, Đức Phật đã cảm thắng Đại Phạm Thiên Bá-cá (Baka), tự cho mình là cao thượng, vì đức trong sạch, có thần thông, và chấp hẳn tà kiến, nhờ Giác Tuệ, mà đức Chánh Biến Tri cảm thắng được Đại Phạm Thiên ấy. Do nhờ Phật lực nầy, xin cho sự hạnh phúc phát sanh đến người.
9) Etāpi buddhajayamaṅgalatthagāthā, Những người có trí tuệ, không biếng nhác, thường ngày hằng tụng hoặc niệm tám kệ ngôn, tán dương oai lực của đức Chánh Biến Tri, thì sẽ được tránh khỏi vô số nạn tai; và sẽ chứng quả Niết-bàn là nơi an vui độc nhất. -ooOoo- [40]
ANATTALAKKHAṆASUTTA Evamme sutaṃ. Kinh nầy (gọi là Vô Ngã Tướng Kinh). Tôi là A-NAN-ĐA có nghe như vầy: Ekaṃ samayaṃ Bhagavā Bārāṇasiyaṃ viharati Isipatane migadāye. Một thuở nọ, Đức Phật ngụ trong rừng Hưu, gần thành Bārāṇasī. Tatra kho Bhagavā pañcavaggiye bhikkhū āmantesi. Đức Phật gọi năm thầy Tỳ khưu trong nơi ấy mà giảng rằng: Rūpaṃ bhikkhave anattā. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Sắc thân là vô ngã, chẳng phải là của ta. Rūpañca hidaṃ bhikkhave attā abhavissa nayidaṃ rūpaṃ ābādhāya saṃvatteyya. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Nếu sắc thân nầy thiệt là của ta, thì nó không phải chịu sự đau ốm. Labhetha ca rūpe evaṃ me rūpaṃ hotu evaṃ me rūpaṃ mā ahosīti. Lại nữa, người đời có thể nói: Xin cho sắc thân của ta như thế nầy, xin đừng cho sắc thân của ta như thế kia. Yasmā ca kho bhikkhave rūpaṃ anattā tasmā rūpaṃ ābādhāya saṃvattati. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Sắc thân thiệt là vô ngã, nên nó hằng chịu sự đau ốm. Na ca labhati rūpe evaṃ me rūpaṃ hotu evaṃ me rūpaṃ mā ahosīti. Lại nữa, người đời không có thể nói: Xin cho sắc thân của ta như thế nầy, xin đừng cho sắc thân của ta như thế kia. Vedanā anattā; Thọ chẳng phải là của ta. Vedanā ca hidaṃ bhikkhave attā abhavissa nayidaṃ. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Nếu Thọ thiệt là của ta, Vedanā abādhāya saṃvetteyya. Thọ ấy cũng không phải chịu sự đau khổ. Labhetha ca vedanāya evaṃ me vedanā hotu evaṃ me vedanā mā ahosīti Lại nữa, người có thể nói: Xin cho Thọ của ta như thế nầy, xin đừng cho thọ của ta như thế kia. Yasmā ca kho bhikkhave vedanā anattā tasmā vedanā ābādhāya saṃvattati. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Thọ thiệt là vô ngã, nên nó hằng chịu sự đau khổ. Na ca labhati vedanāya evaṃ me vedanā hotu evaṃ me vedanā mā ahosīti. Lại nữa, người đời không có thể nói: Xin cho thọ của ta như thế nầy, xin đừng cho thọ của ta như thế kia. Saññā anattā. Tưởng chẳng phải là của ta. Saññā ca hidaṃ bhikkhave attā abhavissa nayidaṃ saññā ābādhāya saṃvatteyya. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Nếu Tưởng thiệt là của ta, Tưởng ấy cũng không phải chịu sự đau khổ. Labhetha ca saññāya evaṃ me saññā hotu evaṃ me saññā mā ahosīti. Lại nữa, người đời có thể nói: Xin cho Tưởng của ta như thế nầy, xin đừng cho tưởng của ta như thế kia. Yasmā ca kho bhikkhave saññā anattā tasmā saññā ābādhāya saṃvattati. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tưởng thiệt chẳng phải là của ta, nên nó hằng phải chịu sự đau khổ. Na ca labhati saññāya evaṃ me saññā hotu evaṃ me saññā mā ahosīti. Lại nữa, người đời không có thể nói: Xin cho tưởng của ta như thế nầy, xin đừng cho tưởng của ta như thế kia. Saṅkhārā anattā saṅkhārā ca hidaṃ bhikhave attā abhavissaṃsu nayidaṃ saṅkhārā ābādhāya saṃvatteyyuṃ. Hành chẳng phải là của ta: Nầy các Thầy Tỳ khưu! Nếu Hành thiệt là của ta, hành ấy cũng chẳng phải chịu sự đau khổ. Labhetha ca saṅkhāresu evaṃ me saṅkhārā hontu evaṃ me saṅkhārā mā ahosunti. Lại nữa, người đời có thể nói: Xin cho Hành của ta như thế nầy, xin đừng cho hành của ta như thế kia. Yasmā ca kho bhikkhave saṅkhārā anattā tasmā saṅkhārā abādhāya saṃvattanti. Nầy các thầy Tỳ khưu! Hành thiệt chẳng phải là của ta, nên nó hằng phải chịu sự đau khổ. Na ca labhati saṅkhāresu evaṃ me saṅkhārā hontu evaṃ me saṅkhārā mā ahosunti. Lại nữa, người đời không có thể nói: Xin cho Hành của ta như thế nầy, xin đừng cho hành của ta như thế kia. Viññāṇaṃ anattā Thức chẳng phải là của ta. Viññāṇañca hidaṃ bhikkhave attā abhavissa. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Nếu thức thiệt là của ta. Nayidaṃ viññāṇaṃ ābādhāya saṃvatteyya. Thức ấy cũng chẳng phải chịu sự đau khổ. Labhetha ca viññāṇe evaṃ me viññāṇaṃ hotu evaṃ me viññāṇaṃ mā ahosīti. Lại nữa, người đời có thể nói: Xin cho Thức của ta như thế nầy, xin đừng cho thức của ta như thế kia. Yasmā ca kho bhikkhave viññāṇaṃ anattā tasmā viññāṇaṃ ābādhāya saṃvattati. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Thức thiệt chẳng phải là của ta, nên nó hằng chịu sự đau khổ. Na ca labhati viññāṇe evaṃ me viññāṇaṃ hotu evaṃ me viññāṇaṃ mā ahosīti. Lại nữa, người đời không có thể nói: Xin cho thức của ta như thế nầy, xin đừng cho thức của ta như thế kia. Taṃ kiṃ maññatha bhikkhave rūpaṃ niccaṃ vā aniccaṃ vāti? Nầy các Thầy Tỳ khưu! Các ngươi cho Sắc thân là thường hay vô thường? Aniccaṃ bhante! Bạch Đức Thế Tôn, sắc thân là vô thường. Yampanāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? Vật chi là vô thường, vật ấy khổ hay vui? Dukkhaṃ bhante! Bạch đức Thế Tôn, vật ấy là khổ. Yampanāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ etaṃ mama eso hamasmi eso me attāti. Vật chi vô thường là khổ, có sự biến đổi theo lẽ thường thì nên cho vật đó là của ta, đó là ta, đó là thân ta chăng? No hetaṃ bhante! Bạch đức Thế Tôn, chẳng nên. Taṃ kiṃ maññatha bhikkhave vedanā niccā vā aniccā vāti. ? Nầy các Thầy Tỳ khưu! Các ngươi cho Thọ là thường hay vô thường? Aniccā bhante! Bạch Đức Thế Tôn, thọ là vô thường. Yampanāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? Vật chi vô thường, vật ấy khổ hay vui? Dukkhaṃ bhante! Bạch đức Thế Tôn, vật ấy là khổ. Yampanāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ etaṃ mama eso hamasmi eso me attāti? Vật chi vô thường là khổ, có sự biến đổi theo lẽ thường, thì nên cho vật đó là của ta, đó là ta, đó là thân ta chăng? No hetaṃ bhante! Bạch đức Thế Tôn, chẳng nên. Taṃ kiṃ maññatha bhikkhave saññā niccā vā aniccā vāti? Nầy các Thầy Tỳ khưu! Các ngươi cho Tưởng là thường hay vô thường? Aniccā bhante! Bạch Đức Thế Tôn, tưởng là vô thường. Yampanāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? Vật chi vô thường, vật ấy khổ hay vui? Dukkhaṃ bhante! Bạch đức Thế Tôn, vật ấy là khổ. Yampanāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ etaṃ mama eso hamasmi eso me attāti? Vật chi vô thường là khổ, có sự biến đổi theo lẽ thường, thì nên cho vật đó là của ta, đó là ta, đó là thân ta chăng? No hetaṃ bhante! Bạch đức Thế Tôn, chẳng nên. Taṃ kiṃ maññatha bhikkhave saṅkhārā niccā vā aniccā vāti? Nầy các Thầy Tỳ khưu! Các ngươi cho Hành là thường hay vô thường? Aniccā bhante! Bạch Đức Thế Tôn, hành là vô thường. Yampanāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? Vật chi vô thường, vật ấy khổ hay vui? Dukkhaṃ bhante! Bạch đức Thế Tôn, vật ấy là khổ. Yampanāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ etaṃ mama eso hamasmi eso me attāti? Vật chi vô thường là khổ, có sự biến đổi theo lẽ thường, thì nên cho vật đó là của ta, đó là ta, đó là thân ta chăng? No hetaṃ bhante! Bạch đức Thế Tôn, chẳng nên. Taṃ kiṃ maññatha bhikkhave viññāṇaṃ niccaṃ vā aniccā vāti? Nầy các Thầy Tỳ khưu! Các ngươi cho Thức là thường hay vô thường? Aniccaṃ bhante! Bạch Đức Thế Tôn, thức là vô thường. Yampanāniccaṃ dukkhaṃ vā taṃ sukhaṃ vāti? Vật chi vô thường, vật ấy khổ hay vui? Dukkhaṃ bhante! Bạch đức Thế Tôn, vật ấy là khổ. Yampanāniccaṃ dukkhaṃ vipariṇāmadhammaṃ kallaṃ nu taṃ samanupassituṃ etaṃ mama eso hamasmi eso me attāti? Vật chi vô thường là khổ, có sự biến đổi theo lẽ thường, thì nên cho vật đó là của ta, đó là ta, đó là thân ta chăng? No hetaṃ bhante! Bạch đức Thế Tôn, chẳng nên. Tasmātiha bhikkhave yaṃkiñci rūpaṃ atītānāgatapaccuppannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yandūre santike vā sabbaṃ rūpaṃ. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Cho nên sắc nào dầu trong đời quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong, bên ngoài, thô thiển, vi tế, hèn hạ hoặc quí cao. Sắc nào xa hoặc gần, các sắc ấy đều chỉ là sắc thôi. Netaṃ mamo neso hamasmi na meso attāti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Các ngươi nên xem sắc ấy bằng Trí tuệ trong sạch theo chơn lý như vầy: Đó chẳng phải là của ta, đó chẳng phải là ta, đó chẳng phải là thân ta. Yākāci vedanā atītānāgatapaccuppannā ajjhattā vā bahiddhā vā oḷārikā vā sukhumā vā hīnā vā paṇītā yā dūre santike vā sabbā vedanā. Thọ nào trong đời quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong, bên ngoài, thô thiển, vi tế, hèn hạ hoặc quí cao. Thọ nào xa hoặc gần, các thọ ấy đều chỉ là thọ thôi. Netaṃ mama neso hamasmi na meso attāti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Các ngươi nên xem thọ ấy bằng Trí tuệ trong sạch theo chơn lý như vầy: Đó chẳng phải là của ta, đó chẳng phải là ta, đó chẳng phải là thân ta. Yākāci saññā atītānāgatapaccuppannā ajjhattā vā bahiddhā vā oḷārikā vā sukhumā vā hīnā vā paṇītā yā dūre santike vā sabbā saññā. Tưởng nào trong đời quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong, bên ngoài, thô thiển, vi tế, hèn hạ hoặc quí cao. Tưởng nào xa hoặc gần, các tưởng ấy đều chỉ là tưởng thôi. Netaṃ mama neso hamasmi na meso attāti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Các ngươi nên xem tưởng ấy bằng Trí tuệ trong sạch theo chơn lý như vầy: Đó chẳng phải là của ta, đó chẳng phải là ta, đó chẳng phải là thân ta. Yekeci saṅkhārā atītānāgatapaccuppannā ajjhattā vā bahiddhā vā oḷārikā vā sukhumā vā hīnā vā paṇītā ye dūre santike vā sabbe saṅkhārā. Hành nào trong đời quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong, bên ngoài, thô thiển, vi tế, hèn hạ hoặc quí cao. Hành nào xa hoặc gần, các hành ấy đều chỉ là hành thôi. Netaṃ mama neso hamasmi na meso attāti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Các ngươi nên xem hành ấy bằng Trí tuệ trong sạch theo chơn lý như vầy: Đó chẳng phải là của ta, đó chẳng phải là ta, đó chẳng phải là thân ta. Yaṃkiñci viññāṇaṃ atītānāgatapaccup pannaṃ ajjhattaṃ vā bahiddhā vā oḷārikaṃ vā sukhumaṃ vā hīnaṃ vā paṇītaṃ vā yandūre santike vā sabbaṃ viññāṇaṃ. Thức nào trong đời quá khứ, vị lai, hiện tại, bên trong, bên ngoài, thô thiển, vi tế, hèn hạ hoặc quá cao. Thức nào xa hoặc gần, các thức ấy đều chỉ là thức thôi. Netaṃ mama neso hamasmi na meso attāti evametaṃ yathābhūtaṃ sammappaññāya daṭṭhabbaṃ. Các ngươi nên xem thức ấy bằng Trí tuệ trong sạch, theo chơn lý, như vầy: Đó chẳng phải là của ta, đó chẳng phải là ta, đó chẳng phải là thân ta. Evaṃ passaṃ bhikkhave sutavā ariyasāvako rūpasmiṃpi nibbindati vedanāyapi nibbindati saññāyapi nibbindati saṅkhāresupi nibbindati viññāṇasmiṃpi nibbindati. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Các bậc Thinh Văn được nghe và thấy như thế rồi, các Ngài chán nản trong sắc, chán nản trong thọ, chán nản trong tưởng, chán nản trong hành và chán nản trong thức. Nibbindaṃ virajjati virāgā vimuccati. Khi đã chán nản (như thế) thì được lánh xa tình dục, tâm được giải thoát. Vimuttasmiṃ vimuttamiti ñāṇaṃ hoti. Khi tâm được giải thoát, Trí tuệ (của bậc Thinh Văn) phát sanh rõ rệt, mà biết rằng tâm của ta đã giải thoát rồi. Khīṇā jāti suvitaṃ brahmacariyaṃ kataṃ karaṇīyaṃ nāparaṃ itthattāyāti pajānātīti. Các bậc Thinh-Văn cũng biết rõ rằng: Sự sanh (của ta) đã dứt, đạo của Pháp cao thượng ta đã đắc rồi, phận sự nên hành, ta cũng đã hành rồi. Idamavoca Bhagavā. Đức Phật đã giảng giải dứt kinh nầy. Attamanā pañcavaggiyā bhikkhū Bhagavato bhāsitaṃ abhinanduṃ. Nhóm 5 Thầy Tỳ khưu nghe được khẩu truyền của đức Thế Tôn, lấy làm hoan hỷ. Imasmiñca pana veyyākaraṇasmiṃ bhaññamāne pañcavaggiyānaṃ bhikkhūnaṃ anupādāya āsavehi cittāni vimucciṃsūti . Khi Đức Phật đang giảng kinh nầy, thì tâm của 5 thầy Tỳ khưu được giải thoát các vi tế phiền não, vì chẳng còn nê chấp (rằng ta, rằng chúng ta nữa). -ooOoo- [41] VI DIỆU TẠNG (PHÁP TỤ) KINH TỤNG TRONG ĐÁM CÚNG VONG NHÂN
Kusalā dhammā, -ooOoo- [42]
PAṬICCASAMUPPĀDA Avijjāpaccayā saṅkhārā. Các Pháp hành phát khởi vì duyên vô minh. Saṅkhārapaccayā viññāṇaṃ. Thức phát khởi vì duyên hành. Viññāṇapaccayā nāmarūpaṃ Danh sắc phát khởi vì duyên thức. Nāmarūpapaccayā saḷāyatanaṃ. Lục nhập phát khởi vì duyên danh sắc. Saḷāyatanapaccayā phasso. Tiếp xúc phát khởi vì duyên lục nhập. Phassapaccayā vedana. Thọ phát khởi vì duyên tiếp xúc. Vedanāpaccayā taṇhā. Ái phát khởi vì duyên thọ. Taṇhāpaccayā upādānaṃ. Thủ phát khởi vì duyên ái. Upādānapaccayā bhavo. Hữu phát khởi vì duyên thủ. Bhavapaccayā jāti. Sanh phát khởi vì duyên hữu. Jātipaccayā jarāmaraṇaṃ. Lão tử phát khởi vì duyên sanh. Sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā sambhavanti. Sự uất ức, sanh tử biệt ly khổ, trái ý, bực bội, hằng phát khởi (cũng vì duyên sanh). Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa samudayo hoti. Tánh cách phát khởi những thống khổ ấy, lý do như thế. Avijjāya tveva asesavirāganirodhā saṅkhāra nirodho. Tánh cách diệt hành hẳn thật vì diệt tận vô minh do theo Thánh đạo. Saṅkhāranirodhā viññāṇanirodho. Tánh cách diệt thức vì diệt hành. Viññānanirodhā nāmarūpanirodho Tánh cách diệt danh sắc vì diệt thức. Nāmarūpanirodhā saḷāyatananirodho. Tánh cách diệt lục nhập vì diệt danh sắc. Saḷāyatananirodhā phassanirodho. Tánh cách diệt tiếp xúc vì diệt lục nhập. Phassanirodhā vedanānirodho Tánh cách diệt thọ vì diệt tiếp xúc. Vedanānirodhā taṇhānirodho. Tánh cách diệt ái vì diệt thọ. Taṇhānirodhā upādānanirodho. Tánh cách diệt thủ vì diệt ái. Upādānanirodhā bhavanirodho. Tánh cách diệt hữu vì diệt thủ. Bhavanirodhā jātinirodho Tánh cách diệt sanh vì diệt hữu. Jātinirodhā jarāmaraṇaṃ. Lão tử diệt vì tánh cách diệt sanh. Sokaparidevadukkhadomanassupāyāsā nirujjhanti. Sự uất ức, sanh tử biệt ly khổ, sự trái ý và bực bội trong Tâm cũng đều diệt, vì tánh cách diệt sự sanh. Evametassa kevalassa dukkhakkhandhassa nirodho hoti. Tánh cách diệt những thống khổ ấy, lý do như thế. -ooOoo- [43]
SAMVEJANĪYA GĀTHĀ Tụng cho sanh động tâm hoặc khi bệnh, tang lễ đám ma (Từ đây về sau)
1) Na gāmadhammo nigamassa dhammo, Pháp nào có tên gọi là “Vô thường”, là Pháp có trạng thái thay đổi không thường, Pháp ấy chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một xứ, chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một xóm, chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một gia tộc đâu. Pháp ấy để chung cho nhơn loại, súc sanh, luôn đến Chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên cả thảy.
2) Na gāmadhammo nigamassa dhammo, Pháp nào có tên gọi là “Khổ não”, là Pháp có trạng thái đau đớn buồn rầu, Pháp ấy chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một xứ, chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một xóm, chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một gia tộc đâu. Pháp ấy để chung cho nhơn loại, súc sanh, luôn đến Chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên cả thảy.
3) Na gāmadhammo nigamassa dhammo, Pháp nào có tên gọi là “vô ngã”, là Pháp có trạng thái “không phải là của ta”, Pháp ấy chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một xứ, chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một xóm, chẳng phải chỉ để riêng cho những người trong một gia tộc đâu. Pháp ấy để chung cho nhơn loại, súc sanh, luôn đến Chư Thiên, Ma Vương và Phạm Thiên cả thảy. *
Na tattha hatthīnaṃ bhūmi, Tất cả chúng sanh không có thể đấu chiến với tử thần được, vì sự chiến đấu ấy chẳng phải là dùng sức của voi binh, chẳng phải là dùng sức của xa binh, chẳng phải là dùng sức của bộ binh, hoặc dùng bùa chú hay của cải để chiến đấu cũng chẳng hơn được. Cho nên bậc Trí tuệ, khi thấy điều lợi ích của mình, hằng làm cho phát sanh tín ngưỡng kiên cố nơi Đức Phật, Đức Pháp và Đức Tăng, vì người làm cho thân khẩu và ý được trong sạch, người ấy trong thế gian nầy, hằng được bậc Trí tuệ ngợi khen, đến khi mạng chung, thường được an vui trong cõi Thiên đàng chẳng sai. *
Sabbe sattā marisanti, Tất cả chúng sanh chỉ sẳn dành để chịu chết đều nhau cả, vì sanh mạng của tất cả chúng sanh, chỉ có sự chết là nơi cuối cùng. Tất cả chúng sanh đều phải chịu quả phước cùng quả tội, vừa theo của nghiệp của mình đã tạo, rồi đi thọ sanh trong kiếp sau. Chúng sanh nào làm nghiệp dữ, phải chịu khổ trong cảnh địa ngục, chúng sanh nào làm việc lành, được thọ vui trong cõi Thiên đàng, cho nên người đời cần phải hối hả làm việc phước đức, mà bậc Trí tuệ hằng thân thiết, cho đặng làm của để dành dính theo trong đời vị lai. Vì các việc phước đức là nơi nương nhờ của tất cả chúng sanh, trong ngày vị lai. *
Upanīyati jīvitamappamāyuṃ, Tuổi thọ của tất cả chúng sanh rất ít, sự già hằng dắt dẫn tìm sự chết, chúng sanh đã bị sự già dắt dẫn đi tìm sự chết rồi, chẳng có chi là nơi nương nhờ được. Nếu người đời đã thấy điều lo sợ trong sự chết như thế, chỉ nên chuyên cần làm việc phước đức, nó sẽ đem sự an vui đến cho. *
Mattikañca yathākataṃ, Nồi đất mà thợ gốm đã làm bằng đất, dầu cũ hay mới, lớn hay nhỏ, đến khi cuối cùng, cũng đều phải bị lủng bể như nhau, chẳng còn dư sót thế nào; thì sanh mạng của tất cả chúng sanh, đến ngày cuối cùng, cũng đều phải bị tiêu diệt như thế ấy. *
Yathāpi selā vipulā, Tất cả núi bằng tảng đá liền lạc to lớn, cao thấu thinh không, đến khi nứt bể rớt xuống, hằng đè ép tất cả chúng sanh và vật gần bên, đều đủ bốn phương chẳng còn dư sót thế nào; thì sự già và sự chết hằng đè ép tất cả chúng sanh, dầu là Vua chúa, Bà-La-Môn thương nhân, hoặc kẻ đói khó hèn hạ, cũng đều bị sự già và sự chết phá hoại, cũng như thế ấy. *
Ye ca vuddhā ca daharā, Chúng sanh nào dầu già hay trẻ, chúng sanh nào dầu ngu hay trí, là người giàu hoặc nghèo, chúng sanh ấy hằng có sự chết đón chờ phía trước cả thảy. *
Accenti kātā tarayanti rattiyo, Thì giờ thoáng qua, ngày và đêm khi qua khỏi, thời gian của các niên cấp [14]chỉ hao mòn dần dần. Nếu người đời được xem thấy niên cấp trong sự chết như thế, chỉ nên cố gắng làm các việc phước đức, nó hằng đem sự an vui đến cho. *
Aciraṃ vatayaṃ kāyo, Thân nầy chẳng tồn tại bao lâu đâu, khi tâm thức lìa bỏ rồi, thì nằm trên mặt đất như khúc gỗ, không còn lợi ích nào nữa. *
Āyu usmā ca viññāṇaṃ, Tuổi thọ chất lửa, hoặc tâm thức khi lìa bỏ thân nầy trong giờ nào, thì thân nầy không nên quàn để trong nhà, người đời họ đem liệng bỏ nằm trên mặt đất trong giờ ấy, như khúc gỗ, không còn lợi ích nào nữa. *
Upanīyati loko adhuvo, Chúng sanh không bền vững được bao lâu, già hằng dẫn tìm bịnh, bịnh hằng dẫn tìm chết. Chúng sanh không ai ngăn đón cản trở được. Chúng sanh hằng thấy thiếu thốn, không biết no đủ, đều là nô lệ của lòng ham muốn. *
Ajjeva kiccaṃ ātappaṃ, Sự Tinh tấn là khí cụ để thiêu hủy phiền não, mà người phải hành cho xong trong ngày nay. Ai biết rằng: “Sự chết chắc sẽ đến trong ngày mai”; vì sự kỳ hẹn cho khỏi chết, không thể được, bởi sự chết có rất nhiều quân binh. *
Sabbe sattā maranti ca, Tất cả chúng sanh mới chết hiện tại hoặc đã chết rồi, hoặc sẽ chết trong ngày vị lai (thế nào) thì ta đây chắc sẽ chết như thế ấy, không sai. Không có gì để ta nghi ngờ. *
Animittamanaññātaṃ, Sanh mạng của tất cả chúng sanh, trong thế gian nầy, tìm người tiên đoán cho biết rằng: Ta phải sống hết thời gian nầy, thời gian kia, chẳng được đâu, và sự sống ấy càng cực nhọc, càng vắn vỏi, càng có nhiều sự khổ não. *
Na hi so upakkamo atthi, Tất cả chúng sanh đã sanh ra rồi, ngăn ngừa không cho chết do sự tinh tấn nào, sự tinh tấn ấy chẳng có đâu (dầu chúng sanh cầu khẩn rằng: Đừng cho chết, hoặc chờ già sẽ chết cũng chẳng đặng đâu). Vì tất cả chúng sanh hằng chịu sự già và sự chết như thế là thường sự. *
Yathāpi kumbhakārassa, Các thứ đồ đựng mà thợ gốm đã làm rồi, đến lúc cuối cùng đều phải lủng bể, thế nào; Sự sống của tất cả chúng sanh, đều có sự chết đón chờ phía trước, cũng như thế ấy. *
Daharā ca mahantā ca, Tất cả chúng sanh dầu trẻ hay già, ngu hay trí, tất cả chúng sanh ấy đều mắc trong quyền lực của sự chết cả thảy. *
Jīvitaṃ byādhi kālo ca, Sanh mạng là sự sống của chúng sanh, bịnh hoạn là sự đau ốm của chúng sanh, thì giờ chết của chúng sanh, nơi mà chúng sanh phải chết, cõi mà chúng sanh phải đi đầu thai trong ngày vị lai, cả 5 điều ấy chẳng có một ai trong thế gian biết chắc được cả thảy.
Uragova ca taṃ jiṇṇaṃ, Loài rắn hằng lột da cũ của nó, rồi bỏ đi thế nào, thì chúng sanh khi sự chết đến phải bỏ lại thân nầy đi thọ sanh kiếp khác, theo duyên nghiệp của mình, cũng như thế ấy; Tử thi còn lại thiêu cũng chẳng biết, không cần nói đến sự than khóc, rên la của tất cả thân nhân. Bởi cớ ấy, ta chẳng nên thương tiếc thân hình nầy đâu. *
Na santi puttā tāṇāya, Người bị sự chết đè nén rồi, con cái đến ngăn ngừa chẳng đặng, cha mẹ ngăn cấm cũng chẳng đặng, sự ngăn ngừa của thân bằng quyến thuộc cũng chẳng được đâu, (Cho nên) người có Trí tuệ, khi biết được lợi ích của sự trì giới rồi, cần phải thu thúc thọ trì giới luật, cần phải trau giồi con đường đi đến Niết-bàn cho mau chóng, không nên trì hưỡn nữa. *
Taṃ vinā nāññāto dukkhaṃ, Khổ chẳng phát sanh do nguyên nhân nào khác, ngoài lòng ham muốn; Khổ ấy thật chỉ phát sanh do lòng ham muốn. Cho nên đức Thế Tôn giảng rằng: “Lòng ham muốn thật là nguyên nhân sanh khổ”.
Nāññā nibbānato santi, Các Pháp ngoài Niết-bàn chẳng phải là Pháp diệt khổ; chỉ có Niết-bàn là Pháp diệt khổ. Bởi cớ ấy, đức Thế Tôn dạy rằng: “Niết-bàn trạng thái diệt khổ”. *
Maggā aññaṃ na niyyānaṃ, Ngoài đạo (Bát-Chánh) khác chẳng phải là phương tiện tiếp dẫn chúng sanh thoát ly thống khổ được. Chỉ có (Bát-Chánh-Đạo) là phương pháp đưa chúng sanh thoát khỏi sự khổ. Bởi cớ ấy đức Thế Tôn dạy rằng: “Đạo Bát Chánh” đích danh là một Chân-Đế, vì là pháp cứu khổ chúng sanh. *
Sabbe saṅkhārā aniccāti, (Nếu người đời) được quán tưởng thấy rõ bằng Trí tuệ rằng: “Tất cả tập hợp là vật không thường”, như thế trong giờ nào, thì chắc sẽ chán nản, lánh khỏi khổ trong giờ ấy; đó là con đường của sự trong sạch cao thượng.
Sabbe saṅkhārā dukkhāti, (Nếu người đời) được quán tưởng thấy rõ bằng Trí tuệ rằng: “Tất cả tập hợp đều là khổ não”, như thế trong giờ nào, thì chắc sẽ chán nản, lánh khỏi khổ trong giờ ấy; đó là con đường của sự trong sạch cao thượng.
Sabbe dhammā anattāti, (Nếu người đời) được quán tưởng thấy rõ bằng Trí tuệ rằng: “Tất cả các Pháp chẳng phải là của ta”, như thế trong giờ nào, thì chắc sẽ chán nản, lánh khỏi khổ trong giờ ấy; đó là con đường của sự trong sạch cao thượng. *
Aniccā vata saṅkhārā, Các pháp Hữu vi thật không bền vững, nó có tánh Sanh Diệt là thường, vì nhân Sanh rồi Diệt, Diệt rồi Sanh, nên thường hay có sự khổ não. Chỉ có Niết-bàn là pháp Tịch diệt, dứt cả pháp Hữu vi ấy được, mới có sự an vui tuyệt đối. - HẾT - [1] Tàu âm là: Cồ-đàm. [2] Xương trán. [3] Răng nhọn (răng chó). [4] Xương vai. [5] Y phục của Ngài mặc lúc trốn ra khỏi thành. [6] Tóc. [7] Răng [8] Lông [9] Móng [10] Kể từ sau khi Phật nhập diệt. [11] Hoàng đế A Dục. [12] Kinh tụng trong khi người có bịnh hoặc tang lễ. [13] Kinh tụng trong khi có tang lễ, đám tang hoặc hỏa táng. [14] Niên cấp là: Ấu–niên,Trung-niên và Lão-niên. -ooOoo- |
Chân thành cám ơn đạo hữu Huyền Thanh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 05-2006)
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 12-05-2006