BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode VU-Times font |
THERAVĀDA
PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
KINH TỤNG
Dịch giả: TỊNH TÂM
(Hòa thượng HỘ TÔNG)
Ấn bản 2005
Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode) |
[31]
TIDASAPĀRAMĪ
1) Itipiso bhagavā dāna paramī sampanno.
Đức Thế Tôn Ngài đã tròn đủ Pháp Bố thí đến bờ kia.
2) Itipiso bhagavā sīla pāramī sampanno.
Đức Thế Tôn Ngài đã tròn đủ Pháp Trì-Giới đến bờ kia.
3) Itipiso bhagavā nekkhamma pāramī sampanno.
Đức Thế Tôn Ngài đã tròn đủ Pháp Xuất-Gia đến bờ kia.
4) Itipiso bhagavā paññā pāramī sampanno.
Đức Thế Tôn Ngài đã tròn đủ Pháp Trí-Tuệ đến bờ kia.
5) Itipiso bhagavā viriya pāramī sampanno.
Đức Thế Tôn Ngài đã tròn đủ Pháp Tinh-Tấn đến bờ kia.
6) Itipiso bhagavā khantī pāramī sampanno.
Đức Thế Tôn Ngài đã tròn đủ Pháp Nhẫn-Nại đến bờ kia.
7) Itipiso bhagavā sacca pāramī sampanno.
Đức Thế Tôn Ngài đã tròn đủ Pháp Chân-Thật đến bờ kia.
8) Itipiso bhagavā adhiṭṭhāna pāramī sampanno.
Đức Thế Tôn Ngài đã tròn đủ Pháp Quyết-Định đến bờ kia.
9) Itipiso bhagavā mettā pāramī sampanno.
Đức Thế Tôn Ngài đã tròn đủ Pháp Bác-Ái đến bờ kia.
10) Itipiso
bhagavā upekkhā pāramī sampanno.
Đức Thế Tôn Ngài đã tròn đủ Pháp-Xả đến bờ kia.
11) Itipiso bhagavā dasa pāramī sampanno.
Đức Thế Tôn Ngài đã tròn đủ 10 Pháp đến bờ kia. (Itipiso Bhagavāti.) -ooOoo- [32]
DHAMMACAKKAPPAVATTANASUTTĀRAMBHO
Anuttaraṃ abhisambodhiṃ, Đức Như Lai là đấng Giáo chủ, đã chứng bậc vô thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác, những Pháp trong thế gian chẳng ai hành được, Ngài có thể làm cho hành theo được, rất chơn chánh.
Yathākkhātā ubho antā, Ngài chuyển Pháp-Luân lần đầu giảng giải về 2 Pháp thái quá, là Pháp thấp thỏi, cùng con đường Trung đạo, và Trí tuệ hiểu thấy phân minh Tứ Diệu-Đế là Trí tuệ thanh bạch.
Desitaṃ dhammarājena, Nay tôi tụng kinh “Chuyển Pháp-Luân” của đức Chánh-Biến-Tri, là bậc Pháp-Vương, đã diễn giải chắc chắn.
Dhammacakkappavattanaṃ, Kinh ấy công bố về quả Chánh-Biến-Tri, mà các bậc A-XÀ-LÊ đã hội họp kết tập, chỉnh đốn theo Phạn Ngữ (PĀLI) bằng văn thường, không lẫn lộn kệ ngôn. -ooOoo- [33]
DHAMMACAKKAPPAVATTANASUTTA Evamme suttaṃ. Tôi (tên là A-NAN-ĐA) được nghe lại như vầy: Ekaṃ samayaṃ Bhagavā Bārāṇasiyaṃ viharati Isipatane migadāye. Thuở đức Thế Tôn ngự tại rừng Hưu (Isipatanamigadāyavana) gần thành Bārāṇasī. Tatra kho Bhagavā pañcavaggiye bhikkhū āmantesi. Đức Thế Tôn một hôm gọi 5 Thầy Tỳ khưu, ngụ nơi ấy, dạy rằng: Dveme bhikkhave antā pabbajitena na sevitabbā. Nầy các Thầy Tỳ khưu! 2 Pháp thái quá, là Pháp tu thấp thỏi. Những bậc xuất gia, chẳng nên xu hướng theo, chẳng nên hành theo. Katame dve? Hai Pháp thái quá ấy, thế nào? Yo cāyaṃ kāmesu kāmasukhallikānuyogo hīno, gammo. Một là, Pháp làm cho thân tâm quyến-quyến theo tình dục, Pháp hèn hạ. Pothujjaniko, anariyo. Pháp của kẻ thế, Pháp của Phàm nhơn, chẳng phải của bậc cao nhơn. Anatthasañhito. Chẳng có lợi ích chi. Yo cāyaṃ attakilamathānuyogo dukkho. Hai là, Pháp làm cho khổ khắc thân tâm, nhân làm cho thân hình đau đớn. Anariyo. Chẳng phải là Pháp của bậc cao nhơn. Anatthasañhito. Chẳng có lợi ích chi. Ete te [kho] bhikkhave ubho ante anupagamma majjhimā paṭipadā Tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Sự tu hành theo con đường giữa, không thiên theo 2 điều thái quá ấy, mà Như Lai đã được đại ngộ, là Pháp làm cho phát sanh, sự thấy biết phân minh, sự an tịnh có Trí tuệ, sự hiểu biết chơn chánh, sự dứt khổ. Katamā ca sā bhikkhave majjhimā paṭipadā Tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Sự tu hành theo con đường giữa, mà Như Lai đã được đại ngộ, là sự tu hành cho phát sanh Tuệ Nhãn, sự hiểu biết phân minh đích xác, sự an tịnh có Trí tuệ, sự hiểu biết chơn chánh, sự dứt khổ ấy là thế nào? Ayameva ariyo aṭṭhaṅgiko maggo. Là Bát Chánh đạo, Pháp như con đường có 8 nẻo cao thượng. Seyyathidaṃ? Bát Chánh đạo ấy thế nào? Sammādiṭṭhi. Thấy hiểu chơn chánh. Sammāsaṅkappo. Suy nghĩ chơn chánh Sammāvācā Nói lời chơn chánh. Sammākammanto. Nghề nghiệp chơn chánh. Sammāājīvo Nuôi mạng chơn chánh. Sammāvāyāmo. Tinh tấn chơn chánh. Sammāsati Tư tưởng chơn chánh Sammāsamādhi. Định tâm chơn chánh. Ayaṃ kho sā bhikkhave majjhimā paṭipadā Tathāgatena abhisambuddhā cakkhukaraṇī ñāṇakaraṇī upasamāya abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Bát chánh đạo, là con đường giữa, mà Như Lai đã đi và đã được đại ngộ, là sự tu hành theo, cho đặng phát sanh Tuệ Nhãn, sự hiểu biết phân minh thật tướng, tu cho đặng sự an tịnh, cho có Trí tuệ, cho đặng hiểu biết chơn chánh, cho đặng dứt khổ. Idaṃ kho pana bhikkhave dukkhaṃ ariyasaccaṃ jātipi dukkhā jarāpi dukkhā byādhipi dukkhā maraṇampi dukkhaṃ sokaparidevadukkhadomanassupāyāsāpi dukkhā appiyehi sampayogo dukkho piyehi vippayogo dukkho yampicchaṃ na labhati. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Sanh, là sự hội họp ngũ uẩn, là nhân đem đến sự khổ; Lão, là già cả yếu đuối, cũng là nhân đem đến sự khổ; Bịnh, là sự đau ốm cũng là nhân đem đến sự khổ; Tử, là sự tan rã ngũ uẩn, cũng là nhân đem đến sự khổ; Uất ức, bực tức trong lòng không bày tỏ ra được, cũng là nhân đem đến sự khổ; Không ưa mà họp, cũng là nhân đem đến sự khổ; Ưa mà phải lìa, cũng là nhân đem đến sự khổ. Tampi dukkhaṃ saṅkhittena pañcupādānakkhandhā dukkhā. Các sự thống khổ hầu hết có nhân sanh khổ ấy, gọi là Khổ Diệu-đế. Idaṃ kho pana bhikkhave dukkhasamudayo ariyasaccaṃ yāyaṃ taṇhā ponobbhavikā nandirāgasahagatā. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Sự thương muốn nào hằng tạo ra kiếp thoát sanh mới, do bởi tình dục là mối ham muốn trong lòng, thường thường ưa thích điều vui sướng theo các cảnh giới; Sự thương muốn ấy là thế nào? Tatra tatrābhinandinī seyyathidaṃ kāmataṇhā bhavataṇhā vibhavataṇhā. Sự thương muốn ấy là: -
Ca-má-tanh-ha (Kāmataṇhā)
[1]. Cả 3 sự thương muốn ấy gọi là Tập khổ Diệu-đế. Idaṃ kho pana bhikkhave dukkhanirodho ariyasaccaṃ yo tassāyeva taṇhāya asesavirāganirodho cāgo paṭinissaggo mutti anālayo. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Cách dứt khỏi sự thương muốn, chẳng còn dư sót, do nhờ Bát-Chánh-Đạo, cách tránh khỏi ái dục, cách dứt bỏ ái dục, cách thoát khỏi ái dục chẳng còn dư sót, do nhờ Bát-Chánh-Đạo ấy, gọi là Diệt khổ Diệu-đế.
Idaṃ kho pana bhikkhave
Nầy các Thầy Tỳ khưu! Bát-Chánh-Đạo cao thượng ấy là thế nào? Là: Idaṃ dukkhaṃ ariyasaccanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi ñāṇaṃ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tuệ thấy rõ đã phát sanh, tuệ biết rõ đã phát sanh, tuệ biết không sai lầm đã phát sanh, tuệ đoạn tuyệt hoài nghi đã phát sanh, tuệ diệt vô minh đã phát sanh đến Như Lai rồi. Trong các Pháp mà lúc đầu Như Lai chưa từng được nghe, được hiểu rằng: Đây là Khổ Diệu-đế như thế. Taṃ kho panidaṃ dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññeyyanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi ñāṇaṃ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tuệ thấy rõ đã phát sanh, tuệ biết rõ đã phát sanh, tuệ biết không sai lầm đã phát sanh, tuệ đoạn tuyệt hoài nghi đã phát sanh, tuệ diệt vô minh đã phát sanh đến Như Lai rồi. Trong các Pháp mà lúc đầu Như Lai chưa từng được nghe, được hiểu rằng Khổ Diệu-đế nầy, nên ghi nhớ bằng Trí tuệ như thế. Taṃ kho panidaṃ dukkhaṃ ariyasaccaṃ pariññātanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi ñāṇaṃ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tuệ thấy rõ đã phát sanh, tuệ biết rõ đã phát sanh, tuệ biết không sai lầm đã phát sanh, tuệ đoạn tuyệt hoài nghi đã phát sanh, tuệ diệt vô minh đã phát sanh đến Như Lai rồi. Trong các Pháp mà lúc đầu Như Lai chưa từng được nghe, được hiểu rằng: Khổ Diệu-đế nầy, Như Lai đã ghi nhớ được rồi như thế. Idaṃ dukkhasamudayo ariyasaccanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi ñāṇaṃ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tuệ thấy rõ đã phát sanh, tuệ biết rõ đã phát sanh, tuệ biết không sai lầm đã phát sanh, tuệ đoạn tuyệt hoài nghi đã phát sanh, tuệ diệt vô minh đã phát sanh đến Như Lai rồi. Trong các Pháp mà lúc đầu Như Lai chưa từng được nghe, được hiểu rằng: Đây là Tập khổ Diệu-đế như thế. Taṃ kho panidaṃ dukkhasamudayo ariyasaccaṃ pahātabbanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi ñāṇaṃ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tuệ thấy rõ đã phát sanh, tuệ biết rõ đã phát sanh, tuệ biết không sai lầm đã phát sanh, tuệ đoạn tuyệt hoài nghi đã phát sanh, tuệ diệt vô minh đã phát sanh đến Như Lai rồi. Trong các Pháp mà lúc đầu Như Lai chưa từng được thấy được hiểu rằng: Tập khổ Diệu-đế nầy, phải dứt trừ như thế. Taṃ kho panidaṃ dukkhasamudayo ariyasaccaṃ pahīnanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi ñāṇaṃ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tuệ thấy rõ đã phát sanh, tuệ biết rõ đã phát sanh, tuệ biết không sai lầm đã phát sanh, tuệ đoạn tuyệt hoài nghi đã phát sanh, tuệ diệt vô minh đã phát sanh đến Như Lai rồi. Trong các Pháp mà lúc đầu Như Lai chưa từng được thấy, được hiểu rằng: Tập khổ Diệu-đế nầy, Như Lai đã hành được phân minh như thế. Idaṃ dukkhanirodho ariyasaccanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi ñāṇaṃ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tuệ thấy rõ đã phát sanh, tuệ biết rõ đã phát sanh, tuệ biết không sai lầm đã phát sanh, tuệ đoạn tuyệt hoài nghi đã phát sanh, tuệ diệt vô minh đã phát sanh đến Như Lai rồi. Trong các Pháp mà lúc đầu Như Lai chưa từng được thấy, được hiểu rằng: Đây là Diệt-khổ Diệu-đế như thế . Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodho ariyasaccaṃ sacchikātabbanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi ñāṇaṃ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tuệ thấy rõ đã phát sanh, tuệ biết rõ đã phát sanh, tuệ biết không sai lầm đã phát sanh, tuệ đoạn tuyệt hoài nghi đã phát sanh, tuệ diệt vô minh đã phát sanh đến Như Lai rồi. Trong các Pháp mà lúc đầu Như Lai chưa từng được thấy, được hiểu rằng: Diệt-khổ Diệu-đế nầy phải hành cho phân minh như thế. Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodho ariyasaccaṃ sacchikatanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi ñāṇaṃ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tuệ thấy rõ đã phát sanh, tuệ biết rõ đã phát sanh, tuệ biết không sai lầm đã phát sanh, tuệ đoạn tuyệt hoài nghi đã phát sanh, tuệ diệt vô minh đã phát sanh đến Như Lai rồi. Trong các Pháp mà lúc đầu Như Lai chưa từng được nghe, được hiểu rằng: Diệt-khổ Diệu-đế nầy Như Lai đã hành được phân minh như thế. Idaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi ñāṇaṃ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tuệ thấy rõ đã phát sanh, tuệ biết rõ đã phát sanh, tuệ biết không sai lầm đã phát sanh, tuệ đoạn tuyệt hoài nghi đã phát sanh, tuệ diệt vô minh đã phát sanh đến Như Lai rồi. Trong các Pháp mà lúc đầu Như Lai chưa từng được nghe, được hiểu rằng: Đây là Diệt-khổ Đạo Diệu-đế như thế. Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvetabbanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi ñāṇaṃ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tuệ thấy rõ đã phát sanh, tuệ biết rõ đã phát sanh, tuệ biết không sai lầm đã phát sanh, tuệ đoạn tuyệt hoài nghi đã phát sanh, tuệ diệt vô minh đã phát sanh đến Như Lai rồi. Trong các Pháp mà lúc đầu Như Lai chưa từng được thấy, được hiểu rằng: Diệt-khổ Đạo Diệu-đế nầy phải hành cho tăng tiến như thế. Taṃ kho panidaṃ dukkhanirodhagāminī paṭipadā ariyasaccaṃ bhāvitanti me bhikkhave pubbe ananussutesu dhammesu cakkhuṃ udapādi ñāṇaṃ udapādi paññā udapādi vijjā udapādi āloko udapādi. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Tuệ thấy rõ đã phát sanh, tuệ biết rõ đã phát sanh, tuệ biết không sai lầm đã phát sanh, tuệ đoạn tuyệt hoài nghi đã phát sanh, tuệ diệt vô minh đã phát sanh đến Như Lai rồi. Trong các Pháp mà lúc đầu Như Lai chưa từng được nghe, được hiểu rằng: Diệt-khổ Đạo Diệu-đế nầy, Như Lai đã hành được tăng tiến rồi như thế. Yāvakīvañca me bhikkhave imesu catūsu ariyasaccesu evantiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ na suvisuddhaṃ ahosi. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Bao giờ Tuệ biết rõ, thấy rõ theo lẽ chánh: Có 3 Luân [4], 12 Thể [5] vận chuyển trong Tứ Diệu-Đế ấy chưa phát sanh trong sạch đến Như Lai. Neva tāvāhaṃ bhikkhave sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇa brāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambuddho paccaññāsiṃ. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Trong khi Như Lai chưa có sự hiểu biết cao siêu hơn trong các thế giới luôn cả cõi Trời, cõi Ma Vương, cõi Phạm Thiên, trong vòng nhứt thiết chúng sanh, luôn cả bậc Sa-Môn và Bà-La-Môn, cùng chư nhơn và ngoài hạng người ra nữa, thì Như Lai cũng chưa gọi mình là bậc chứng quả Chánh-Biến-Tri vậy. Yato ca kho me bhikkhave imesu catūsu ariyasaccesu evantiparivaṭṭaṃ dvādasākāraṃ yathābhūtaṃ ñāṇadassanaṃ suvisuddhaṃ ahosi. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Khi nào Tuệ biết rõ, thấy rõ theo lẽ Chánh, có 3 luân và 12 thể, theo trong Tứ Diệu-Đế ấy đã phát sanh trong sạch đến Như Lai. Athāhaṃ bhikkhave sadevake loke samārake sabrahmake sassamaṇa brāhmaṇiyā pajāya sadevamanussāya anuttaraṃ sammāsambodhiṃ abhisambuddho paccaññāsiṃ. Nầy các Thầy Tỳ khưu! Thì Như Lai được gọi là bậc Vô thượng Chánh-Biến-Tri, vì trong các thế giới, những cõi Trời, cõi Ma Vương, cõi Phạm Thiên trong vòng nhứt thiết chúng sanh, luôn cả bậc Sa-Môn, và Bà-La-Môn, cùng chư nhơn và ngoài hạng người ra nữa, chẳng có sự hiểu biết nào, cao siêu hơn sự hiểu biết của Như Lai. Ñāṇañca pana me dassanaṃ udapādi akuppā me vimutti ayamantimā jāti natthidāni punabbhavoti. Tuệ biết rõ, thấy rõ đã phát sanh cho nên Như Lai biết rằng sự giải thoát phiền não của Như Lai chẳng còn lay động, biến đổi nữa, kiếp nầy là kiếp chót, từ đây Như Lai chẳng còn thọ sanh kiếp khác nữa. Idamavoca Bhagavā attamanā pañca vaggiyā bhikkhū Bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti. Đức Thế Tôn giảng giải kinh “Chuyển Pháp-Luân” rồi, 5 Thầy Tỳ khưu phát lòng hoan hỷ vô hạn. Imasmiñca pana veyyākaraṇasmim bhaññamāne āyasmato Koṇḍaññassa virajaṃ vītamalaṃ dhammacakkhuṃ udapādi yaṃkiñci samudayadhammaṃ sabbantaṃ nirodhadhammanti. Trong khi đức Như Lai giảng giải kinh vô kệ này, thì Pháp Nhãn là đạo Tu-Đà-Hườn, đạo diệt trừ bụi nhơ là tình dục, phát sanh đến Kiều-Trần-Như, Ngài đã biết rõ: Cái chi có tánh cách sanh tự nhiên, đều có tánh cách diệt tự nhiên. Pavattite ca Bhagavatā dhammacakke bhummā devā saddamanussāvesuṃ etaṃ Bhagavatā Bārāṇasiyaṃ Isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brāhmaneṇa vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasminti. Khi đức Như Lai giảng giải kinh “Pháp-Luân” vừa dứt, tất cả Chư Thiên ngự trên địa cầu bèn ca tụng rằng: Bánh xe Pháp này là bánh xe vô thượng, những Sa-Môn, Bà-La-Môn, Chư Thiên, Ma Vương, Phạm Thiên hoặc một bậc nào trong thế giới, đều không diễn giải được. Chỉ có đức Như Lai Ngài giảng giải rồi, trong rừng Isipatanamigadāya, gần thành Bārāṇasī. Bhummānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā Cātummahārājikā devā saddamanussāvesuṃ. Chư Thiên trong cõi Tứ Đại Thiên-Vương được nghe tiếng ca tụng của Chư Thiên ngự trên địa cầu, rồi bèn đồng nhau ca tụng theo lời ngợi khen ấy. Cātummahārājikānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā Tāvatiṃsā devā saddamanussāvesuṃ. Chư Thiên trong cõi Trời Đạo-Lợi được nghe tiếng của Chư Thiên trong cõi Tứ Đại Thiên-Vương, rồi liền ca tụng y như thế ấy. Tāvatiṃsānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā Yāmā devā saddamanussāvesuṃ. Chư Thiên trong cõi Trời Dạ-Ma được nghe tiếng của Chư Thiên trong cõi Trời Đạo-Lợi, cũng đều ca tụng lời ngợi khen ấy. Yāmānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā Tusitā devā saddamanussāvesuṃ. Chư Thiên trong cõi Trời Đâu-Xuất-Đà được nghe tiếng của Chư Thiên trong cõi Trời Dạ-Ma, rồi cũng rập nhau ca tụng theo nữa. Tusitānaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā Nimmānaratī devā saddamanussāvesuṃ. Chư Thiên trong cõi Trời Hóa Lạc Thiên, được nghe tiếng của Chư Thiên trong cõi Trời Đâu-Xuất-Đà rồi, đồng thinh ca tụng tiếp theo. Nimmānaratīnaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā Paranimmitavasavattī devā saddamanussāvesuṃ. Chư Thiên trong cõi Trời Tha Hóa Tự Tại được nghe tiếng của Chư Thiên trong cõi Trời Hóa Lạc Thiên, rồi cũng đồng nhau ca tụng lời ngợi khen ấy. Paranimmitavasavattīnaṃ devānaṃ saddaṃ sutvā Brahmakāyikā devā saddamanussāvesuṃ etaṃ Bhagavatā Bārāṇasiyaṃ Isipatane migadāye anuttaraṃ dhammacakkaṃ pavattitaṃ appaṭivattiyaṃ samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasminti. Chư Thiên trong hàng Phạm Thiên, được nghe tiếng của Chư Thiên trong cõi trời Tha Hóa Tự Tại, rồi cũng lập lại mà ca tụng như vầy: Chẳng có Pháp-Luân nào cao siêu hơn Pháp-Luân nầy. Chư Sa-Môn, Bà-La-Môn, Chư Thiên, Ma Vương, Phạm Thiên, hoặc một người nào trong các thế giới cũng chẳng diễn giải được, chỉ có đức Thế Tôn Ngài đã giảng giải rồi, trong rừng Isipatanamigadāyavana, gần thành Bārāṇasī. Itiha tena khaṇena tena muhuttena yāva Brahmalokā saddo abbhuggacchi ayañca dasasahassī lokadhātu saṅkampi sampakampi sampavedhi. Tiếng ca tụng liên tiếp vang dội đến cõi Phạm Thiên chỉ trong nháy mắt. Do sự truyền báo ca tụng mà cả 10.000 thế giới thảy đều rung động, luôn cả trên dưới và các phương. Appamāṇo ca uḷāro obhāso loke pāturahosi atikkamma devānaṃ devānubhāvanti. Có cả hào quang rực rỡ vô cùng vô tận, cao siêu hơn hào quang của tất cả Chư Thiên, chiếu diệu trong thế giới. Atha kho Bhagavā udānaṃ udānesi aññāsi vata bho Koṇḍañño aññāsi vata bho Koṇḍaññoti. Liền đó đức Thế Tôn là đấng Giáo chủ bèn lên tiếng rằng: Kiều-Trần-Như đã được đại ngộ; A-Nhã-Kiều-Trần-Như đã được đại ngộ. Itihidaṃ āyasmato Koṇḍaññassa Aññākoṇḍañño tveva nāmaṃ ahosīti. Từ đây A-Nhã-Kiều-Trần-Như được gọi là đức Kiều-Trần-Như. -ooOoo- [34]
DASAMAṂ BOJJHAṄGA PARITTAṂ
Bojjhaṅgo satisaṅkhāto, Bojjhaṅga tức là Trí nhớ, Trạch Pháp, Tinh tấn, Phỉ lạc, An tĩnh và Bojjhaṅga khác là Thiền định và Xả.
Satte te sabbadassinā, Tất cả Pháp Thất Giác Chi ấy, đức Muni đã thông suốt, đã thấy chơn chánh, đã bổ khuyết, đã hành thâm đúng đắn và đạt Thần Thông, Niết-bàn và Trực Giác rồi.
Etena saccavajjena, Do lời chân thật nầy, cầu xin thường được phát sanh hạnh phúc đến người.
Ekasmiṃ samaye Nātho, Thuở kia đấng Cứu Thế nhìn thấy thầy Mục- Kiền-Liên và thầy Ca-Diếp đau khổ, Ngài bèn thuyết Pháp Thất Giác Chi, 2 thầy hân hoan được thính Pháp liền khỏi bệnh tức khắc.
Etena saccavajjena, Do lời chân thật nầy, cầu xin thường được phát sanh hạnh phúc đến người.
Ekadā Dhammarājāpi, Lúc nọ đấng Cứu Thế là vị Pháp-Vương thọ bệnh, Ngài dạy thầy Cunda tụng Pháp Thất Giác Chi, Ngài hoan hỷ rồi được bình phục.
Etena saccavajjena, Do lời chân thật nầy, cầu xin thường được phát sanh hạnh phúc đến người.
Pahīnā te ca ābādhā, Những bệnh mà Tam đại Thánh nhơn đã dứt rồi, không còn tái phát nữa, như các Phiền Não mà Thánh nhơn đã diệt tuyệt bằng Thánh đạo.
Etena saccavajjena, Do lời chân thật nầy, cầu xin thường được phát sanh hạnh phúc đến người. -ooOoo- [35]
GIRIMĀNANDASUTTA Evamme sutaṃ: Tôi (tên là A-NAN-ĐA) được nghe lại như vầy: Ekaṃ samayaṃ Bhagavā Sāvatthiyaṃ viharati Jetavane Anāthapiṇḍikassa ārāme. Một thuở nọ đức Thế Tôn ngự tại Kỳ-Viên Tịnh Xá của trưởng giả Cấp-Cô-Độc, gần thành Xá-Vệ (Xa-quát-thí) (Sāvatthi). Tena kho pana samayena āyasmā Girimānando ābādhiko hoti dukkhito bāḷhagilāno. Thuở ấy có thầy Tỳ khưu Girimānanda mang bịnh, chịu nhiều sự đau đớn nặng nề. Atha kho āyasmā Ānando yena Bhagavā tenupasaṅkami upasaṅkamitvā Bhagavantaṃ abhivādetvā ekāmantaṃ nisīdi. Ānanda, vào nơi Phật ngự, đảnh lễ Đức Thế Tôn, rồi ngồi chỗ nên ngồi. Ekamantaṃ nisinno kho āyasmā Ānando Bhagavantaṃ etadavoca. Khi Ānanda an vị bèn bạch với Đức Thế Tôn bằng lời kệ nầy: Āyasmā bhante Girimānando ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno. Bạch đức Thế Tôn, thầy Girimānanda, mang bịnh chịu nhiều sự đau đớn nặng nề. Sādhu bhante Bhagavā yenāyasmā Girimānando tenupasaṅkamatu anukampaṃ upādāyāti. Bạch đức Thế Tôn, cầu xin đức Thế Tôn mở lòng Bác ái cứu giúp thầy Girimānanda, cầu xin đức Thế Tôn ngự vào chỗ ngụ của thầy Girimānanda. Sace kho tvaṃ Ānando Girimānandassa bhikkhuno upasaṅkamitvā dasa saññā bhāseyyāsi. Đức Thế Tôn liền đáp: Ānanda nầy! Ngươi nên vào chỗ của Tỳ khưu Girimānanda đặng giảng giải cả 10 phép tưởng. Ṭhānaṃ kho panetaṃ vijjati yaṃ Girimānandassa bhikkhuno dasa saññā sutvā so ābādho ṭhānaso paṭippassambheyya. Phép ấy là nguyên nhân diệt bịnh, nếu thầy Tỳ khưu Girimānanda được nghe thì bịnh sẽ thuyên giảm ngay lập tức. Katamā dasa? 10 Phép tưởng ấy thế nào? Aniccasaññā anattasaññā asubhasaññā ādīnavasaññā pahānasaññā virāgasaññā nirodhasaññā sabbaloke anabhiratasaññā sabbasaṅkhāresu aniccasaññā ānāpānassati. 10 phép tưởng ấy là: Tưởng vô thường, tưởng vô ngã, tưởng bất tịnh, tưởng sự khổ, tưởng sự dứt bỏ, tưởng dứt tình dục, tưởng tịch tịnh, tưởng sự không tham luyến thế giới, tưởng các Pháp hành là vô thường, tưởng hơi thở. Katamā cānanda aniccasaññā. Nầy Ānanda, tưởng vô thường thế nào? Idhānanda bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā iti paṭisañcikkhati. Nầy Ānanda, Thầy Tỳ khưu trong Phật Pháp, hoặc ở trong rừng, hoặc ở gần cội cây, hoặc ở trong nhà thanh vắng, suy tưởng thấy như vầy: Rūpaṃ aniccaṃ. Sắc không thường. Vedanā aniccā. Thọ không thường. Saññā aniccā. Tưởng không thường. Saṅkhārā aniccā. Hành không thường. Viññāṇaṃ aniccanti. Thức không thường. Iti imesu pañcasu upādānakkhandhesu aniccānupassī viharati. Thầy Tỳ khưu hằng suy tưởng, thấy 5 Uẩn nầy đều là vô thường như vậy. Ānanda, Pháp ấy Như Lai gọi là “Tưởng vô thường” vậy. Ayaṃ vuccatānanda aniccasaññā. Nầy Ānanda! Tưởng vô ngã thế nào? Katamā cānanda anattasaññā idhānanda bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā iti paṭisañcikkhati. Nầy Ānanda, Thầy Tỳ khưu trong Phật Pháp, hoặc ở trong rừng, hoặc ở gần cội cây, hoặc ở trong nhà thanh vắng, suy tưởng hằng thấy như vầy: Cakkhuṃ anattā. Mắt chẳng phải là của ta. Rūpā anattā. Các sắc chẳng phải là của ta. Sotaṃ anattā. Tai chẳng phải là của ta. Saddā anattā. Các tiếng chẳng phải là của ta. Ghānaṃ anattā. Mũi chẳng phải là của ta. Gandhā anattā, Các mùi chẳng phải là của ta. Jivhā anattā. Lưỡi chẳng phải là của ta. Rasā anattā. Các vị chẳng phải là của ta. Kāyo anattā. Thân chẳng phải là của ta. Phoṭṭhabbā anattā. Các sự đụng cọ chẳng phải là của ta. Mano anattā. Tâm chẳng phải là của ta. Dhammā anattāti. Các Pháp chẳng phải là của ta. Iti imesu chasu ajjhattikabāhiresu āyatanesu anattānupassī viharati. Thầy Tỳ khưu hằng suy tưởng thấy Lục Căn và Lục Trần đều chẳng phải là của ta. Ayaṃ vuccatānanda anattasaññā. Nầy Ānanda! Phép ấy Như Lai gọi là tưởng vô ngã vậy. Katamā cānanda asubhasaññā? Nầy Ānanda! Tưởng bất tịnh thế nào? Idhānanda bhikkhu imameva kāyaṃ uddhaṃ pādatalā adho kesamatthakā tacapariyantaṃ pūrannānappakārassa asucino paccavekkhati: atthi imasmiṃ kāye kesā lomā nakhā dantā taco maṃsaṃ nahārū aṭṭhī aṭṭhimiñjaṃ vakkaṃ hadayaṃ yakanaṃ kilomakaṃ pihakaṃ papphāsaṃ antaṃ antaguṇaṃ udariyaṃ karīsaṃ pittaṃ semhaṃ pubbo lohitaṃ sedo medo assu vasā kheḷo siṅghānikā lasikā muttanti. Nầy Ānanda! Thầy Tỳ khưu suy tưởng thấy trong thân thể, từ bàn chơn trở lên, từ ngọn tóc trở xuống, có da bao bọc chung quanh, chứa những vật không sạch, có nhiều hình dáng khác nhau, những là: Tóc, Lông, Móng, Răng, Da, Thịt, Gân, Xương, Tủy, Thận, Tim, Gan, Da non, Lá lách, Phổi, Ruột già, Ruột non, Vật thực chưa tiêu hóa, Phẩn, Mật, Đàm, Mủ, Máu, Mồ hôi, Mỡ, Nước mắt, Dầu trong da, Nước miếng, Nước mũi, Nhớt, Nước tiểu. Iti imasmiṃ kāye asubhānupassī viharati. Thầy Tỳ khưu hằng suy tưởng thấy những vật không sạch trong thân thể như vậy. Ayaṃ vuccatānanda asubhasaññā. Nầy Ānanda! Phép ấy Như Lai gọi là tưởng vật bất tịnh vậy. Katamā cānanda ādīnavasaññā? Nầy Ānanda! Tưởng sự khổ thế nào? Idhānanda bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā iti paṭisañcikkhati. Nầy Ānanda, Thầy Tỳ khưu trong Phật Pháp, hoặc ở trong rừng, hoặc ở gần cội cây, hoặc ở trong nhà thanh vắng, suy tưởng thấy như vầy: Bahudukkho kho ayaṃ kāyo bahu- ādīnavoti. Thân thể thật có nhiều sự khổ não, nhiều sự tội lỗi. Iti imasmiṃ kāye vividhā ābādhā upajjanti. Các bịnh hoạn đau nhức hằng phát sanh trong thân thể nầy: Seyyathidaṃ? Bịnh hoạn ấy là thế nào ? Cakkhurogo. Bịnh trong con mắt. Sotarogo. Bịnh trong lỗ tai. Ghānarogo. Bịnh trong lỗ mũi. Jivhārogo. Bịnh trong lưỡi. Kāyarogo. Bịnh trong thân hình. Sīsarogo. Bịnh trong đầu. Kaṇṇarogo. Bịnh ngoài lỗ tai. Mukharogo. Bịnh trong miệng. Dantarogo. Bịnh chưn răng. Kāso, sāso. Bịnh ho, bịnh suyễn. Pināso. Bịnh ngoài lỗ mũi. Ḍaho, jaro. Bịnh nóng, bịnh gầy mòn. Kucchirogo. Bịnh trong bụng. Mucchā. Bịnh trúng gió, chóng mặt. Pakkhandikā. Bịnh thổ huyết. Sulā, visūcikā. Bịnh đau bụng, bịnh tả. Kuṭṭhaṃ, gaṇḍo. Bịnh cùi, bịnh bướu. Kilāso, soso. Bịnh lác, bịnh ho lao. Apamāro, daddu. Bịnh kinh phong, bịnh mụn (mụt). Kaṇḍu, Kacchu. Bịnh sảy (mụt sảy), bịnh phong lỡ. Rakhasā, vitacchikā. Bịnh ban, trái, bịnh ghẻ phỏng. Lohitaṃ, pittaṃ. Bịnh đau máu, bịnh đau mật. Madhumeho, aṃsā. Bịnh bạch đái, bịnh trĩ ngoại. Piḷakā. Bịnh đinh sang (mụt có mũ). Bhagaṇḍalā. Bịnh âm sang (trĩ lậu) nội. Pittasamuṭṭhānā ābādhā. Bịnh đau mặt. Semhasamuṭṭhānā ābādhā. Bịnh bởi đàm sanh. Vātasamuṭṭhānā ābādhā. Bịnh cảm gió. Sannipātikā ābādhā. Bịnh phong đàm. Utupariṇāmajā ābādhā. Bịnh thời khí. Visamaparihārajā ābādhā. Bịnh tổn. Opakkamikā ābādhā. Bịnh do bị đánh đập. Kammavipākajā ābādhā. Bịnh do nghiệp báo. Sītaṃ, uṇhaṃ. Bịnh do sự lạnh, bịnh do sự nóng. Jighacchā, pipāsā. Bịnh do sự đói, Bịnh do sự khát. Uccāro, passāvoti. Bịnh bón, bịnh lậu. Iti imasmim kāye ādīnavānupassī viharati. Thầy Tỳ khưu hằng suy tưởng thấy tội khổ trong thân thể như vậy. Ayaṃ vuccātananda ādīnavasaññā Nầy Ānanda! Phép ấy Như Lai gọi là tưởng tội khổ vậy. Katamā cānanda pahānasaññā? Nầy Ānanda! Tưởng sự dứt bỏ thế nào? Idhānanda bhikkhu uppannaṃ kāmavitakkaṃ nādhivāseti pajahati vinodeti byantīkaroti anabhāvaṃ gameti. Nầy Ānanda! Thầy Tỳ khưu trong Phật Pháp, không đem lòng thọ lãnh nghĩa là dứt bỏ, làm cho tiêu tán, làm cho không còn phát sanh dục tư duy, (Kāmavitakka) là thứ lòng suy nghĩ về tình dục. Uppannaṃ byāpādavitakkaṃ nādhivāseti pajahati vinodeti byantīkaroti anabhāvaṃ gameti. Không đem lòng thọ lãnh, là dứt bỏ, làm cho tiêu tán, làm cho không còn phát sanh hận tư duy, (Byāpādavitakka) là thứ lòng hay suy nghĩ về sự hiềm thù, là sự suy nghĩ cách làm hại chúng sanh. Uppannaṃ vihiṃsāvitakkaṃ nādhivāseti pajahati vinodeti byantīkaroti anabhāvaṃ gameti. Không lòng thọ lãnh, là dứt bỏ, làm cho tiêu tán, làm cho chẳng còn phát sanh khốn tư duy, (Vihiṃsavitakka) là thứ lòng suy nghĩ làm khó chúng sanh. Uppannuppanne pāpake akusale dhamme nādhivāseti pajahati vinodeti byantīkaroti anabhāvaṃ gameti. Không lòng thọ lãnh, là dứt bỏ, làm cho tiêu tán, làm cho không còn phát sanh nghiệp dữ, nghiệp dữ đã có không cho tăng tiến thêm nữa. Ayaṃ vuccatānanda pahānasaññā. Nầy Ānanda! Phép ấy Như Lai gọi là tưởng sự dứt bỏ vậy. Katamā cānanda virāgasaññā? Nầy Ānanda! Tưởng dứt tình dục, thế nào? Idhānanda bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā iti patisañcikkhati. Nầy Ānanda, Thầy Tỳ khưu trong Phật Pháp, hoặc ở trong rừng, hoặc ở gần cội cây, hoặc ở trong nhà thanh vắng, quán tưởng thấy như vầy: Etaṃ santaṃ etaṃ paṇītaṃ yadidaṃ sabbasaṅkhārasamatho sabbūpadhi paṭinissaggo taṇhakkhayo virāgo nibbānanti. Pháp dứt tình dục là Niết-bàn, diệt trừ các sở hành, dứt bỏ cả phiền não, đoạn tuyệt cả ái dục rồi, pháp dứt tình dục là Niết-bàn ấy, là đức tịnh; Pháp dứt tình dục là Niết-bàn ấy, là đức cao thượng. Ayaṃ vuccatānanda virāgasaññā. Nầy Ānanda! Phép ấy Như Lai gọi là tưởng dứt tình dục vậy. Katamā cānanda nirodhasaññā? Nầy Ānanda! Tưởng tịch tịnh, thế nào? Idhānanda bhikkhu araññāgato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā iti paṭisañcikkhati. Nầy Ānanda, Thầy Tỳ khưu trong Phật Pháp, hoặc ở trong rừng hoặc ở gần cội cây, hoặc ở trong nhà thanh vắng, quán tưởng thấy như vầy: Etaṃ santaṃ etaṃ paṇītaṃ yadidaṃ sabbasaṅkhārasamatho sabbūpadhipaṭi nissaggo taṇhakkhayo nirodho nibbānanti. Pháp tịch tịnh là Niết-bàn diệt trừ các sở hành, dứt bỏ cả phiền não, đoạn tuyệt cả ái dục rồi; Pháp tịch tịnh là Niết-bàn ấy, là đức tịnh; Pháp tịch tịnh là Niết-bàn ấy, là đức cao thượng. Ayaṃ vuccatānanda nirodhasaññā. Nầy Ānanda! Phép ấy Như Lai gọi là tưởng tịch tịnh vậy. Katamā cānanda sabbaloke anabhiratasaññā? Nầy Ānanda! Tưởng sự không tham luyến thế giới, là thế nào? Idhānanda bhikkhu ye loke upāyupādānā cetaso adhiṭṭhānābhinivesānusayā te pajahanto viramati na upādiyanto. Nầy Ānanda! Cái tâm nào đã nương theo ái dục, hoặc cố chấp sự thường kiến cùng đoạn kiến và những vi tế phiền não trong thế giới, là tâm ác, thầy Tỳ khưu trong Phật Pháp nầy, khi dứt bỏ hẳn cả các pháp ấy, không lòng cố chấp nữa, thì được tránh cả ác pháp ấy. Ayaṃ vuccatānanda sabbaloke anabhiratasaññā. Nầy Ānanda! Phép ấy Như Lai gọi là tưởng sự không tham luyến thế giới vậy. Katamā cānanda sabbasaṅkhāresu aniccasaññā? Nầy Ānanda! Tưởng tất cả sở hành đều vô thường là thế nào? Idhānanda bhikkhu sabbasaṅkhārehi aṭṭiyati harāyati jigucchati. Nầy Ānanda, Thầy Tỳ khưu trong Phật Pháp, chán nản gớm ghê các sở hành. Ayaṃ vuccatānanda sabbasaṅkhāresu aniccasaññā. Nầy Ānanda! Phép ấy Như Lai gọi là tưởng tất cả sở hành đều là vô thường vậy. Katamā cānanda ānāpānassati? Nầy Ānanda! Niệm hơi thở thế nào? Idhānanda bhikkhu araññagato vā rukkhamūlagato vā suññāgāragato vā nisīdati pallaṅkaṃ ābhujjitvā ujuṃ kāyaṃ paṇidhāya parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā. Nầy Ānanda, Thầy Tỳ khưu trong Phật Pháp, ở trong rừng hoặc ở gần cội cây, hoặc ở trong nhà thanh vắng, ngồi nhắm mắt thân hình ngay thẳng, ý tưởng chơn chánh, để tìm phép Thiền định: So satova assasati. Thầy Tỳ khưu ấy chăm chỉ nhớ biết rõ rệt đến hơi thở ra. Sato passasati. Chăm chỉ nhớ biết rõ rệt đến hơi thở vô. Dīghaṃ vā assasanto dīghaṃ assasissāmīti pajānāti. Khi hơi thở ra dài, biết rõ: Ta thở ra dài. Dīghaṃ vā passasanto dīghaṃ passasissāmīti pajānāti. Khi hơi thở vô dài, biết rõ: Ta thở vô dài. Rassaṃ vā assasanto rassaṃ assasissāmīti pajānāti. Khi hơi thở ra vắn, biết rõ: Ta thở ra vắn. Rassaṃ vā passasanto rassaṃ passasissāmīti pajānāti. Khi hơi thở vô vắn, biết rõ: Ta thở vô vắn. Sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta là người biết thật rõ hơi thở ra mới [6] thở ra. Sabbakāyapaṭisaṃvedī passasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta là người biết thật rõ hơi thở vô [7] mới thở vô. Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ assasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta là người diệt hơi thở ra, mới thở ra. Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ passasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta là người diệt hơi thở vô [8], mới thở vô. Pītipaṭisaṃvedī assasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta là người biết thật rõ sự vui mừng, mới thở ra. Pītipaṭisaṃvedī passasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta là người biết thật rõ sự vui mừng, mới thở vô. Sukhapaṭisamvedī assasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta là người biết thật rõ sự yên vui, mới thở ra. Sukhapaṭisaṃvedī passasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta là người biết thật rõ sự yên vui, mới thở vô. Cittasaṅkhārapaṭisaṃvedī assasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta là người biết thật rõ tâm hành [9], mới thở ra. Cittasaṅkhārapaṭisaṃvedī passasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta là người biết thật rõ tâm hành, mới thở vô. Passambhayaṃ cittasaṅkhāraṃ assasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta là người diệt tâm hành, mới thở ra. Passambhayaṃ cittasaṅkhāraṃ passasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta là người diệt tâm hành, mới thở vô. Cittapaṭisaṃvedī assasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta là người biết thật rõ tâm, mới thở ra. Cittapaṭisaṃvedī passasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta là người biết thật rõ tâm, mới thở vô. Abhippamodayaṃ cittaṃ assasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta làm cho tâm thơ thới, mới thở ra. Abhippamodayaṃ cittaṃ passasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta làm cho tâm thơ thới, mới thở vô. Samādahaṃ cittaṃ assasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta giữ tâm cho bình đẳng trong cảnh giới, mới thở ra. Samādahaṃ cittaṃ passasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta giữ tâm cho bình đẳng trong cảnh giới, mới thở vô. Vimocayaṃ cittaṃ assasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta diệt tâm cho khỏi, nhứt là 5 Pháp cái, mới thở ra [10]. Vimocayaṃ cittaṃ passasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta diệt tâm cho khỏi, nhứt là 5 Pháp cái, mới thở vô. Aniccānupassī assasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta là người hằng thấy ngũ uẩn là vô thường, mới thở ra. Aniccānupassī passasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta là người hằng thấy ngũ uẩn là vô thường, mới thở vô. Virāgānupassī assasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta là người hằng thấy Pháp dứt trừ tình dục, mới thở ra. Virāgānupassī passasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta là người hằng thấy Pháp dứt trừ tình dục, mới thở vô. Nirodhānupassī assasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta là người hằng thấy Pháp tịch tịnh, khỏi sự thống khổ, mới thở ra. Nirodhānupassī passasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta là người hằng thấy Pháp tịch tịnh, khỏi sự thống khổ, mới thở vô. Paṭinissaggānupassī assasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta là người hằng thấy Pháp dứt bỏ phiền não, mới thở ra. Paṭinissaggānupassī passasissāmīti sikkhati. Thầy Tỳ khưu tinh cần như vầy: Ta là người hằng thấy Pháp dứt bỏ phiền não, mới thở vô. Ayaṃ vuccatānanda ānāpānassati. Nầy Ānanda! Những điều ấy, Như Lai gọi là niệm hơi thở vậy. Sace kho tvaṃ Ānanda Girimānandassa bhikkhuno upasankamitvā imā dasa saññā bhāseyyāsi, ṭhānaṃ kho panetaṃ vijjati yaṃ Girimānandassa bhikkhuno imā dasa saññā sutvā so ābādho ṭhānaso paṭippassambheyyāti. Nầy Ānanda! Nếu ngươi vào đến chỗ ngụ của thầy Tỳ khưu Girimānanda rồi, nên giảng giải 10 Phép tưởng như vậy, đó là nguyên nhân làm cho bịnh của thầy Tỳ khưu Girimānanda được thuyên giảm trong giây phút. Atha kho āyasmā Ānando Bhagavato santike imā dasa saññā uggahetvā yenāyasmā Girimānando tenupasaṅkami upasaṅkamitvā āyasmato Girimānandassa imā dasa saññā abhāsi. Liền đó đức Ānanda học cả 10 phép tưởng ấy của đức Thế Tôn, rồi đem giảng giải lại cho thầy Tỳ khưu Girimānanda. Atha kho āyasmato Girimānandassa imā dasa saññā sutvā so ābādho ṭhānaso paṭippasambhi. Nhờ nghe được 10 phép tưởng, mà thầy Girimānanda được khỏi bịnh lập tức. Vuṭṭhahi cāyasmā Girimānando tamhā ābādhā. Thầy Girimānanda hẳn được dứt khỏi bịnh ấy. Tathā pahīno ca panāyasmato Girimānandassa so ābādho ahosīti. Căn bịnh của thầy Girimānanda được dứt khỏi do thầy Girimānanda nghe được cả 10 phép tưởng, mà đức Ānanda giảng giải lại như vậy. -ooOoo- [36]
BHĀSITOVĀDASAṄKHEPA Ukāsa. Tôi xin tôn kính. Yo pana dhammānudhammapaṭipanno viharati sāmīcipaṭipanno anudhammacārī so Tathāgataṃ sakkaroti garukaroti māneti pūjeti paramāya pūjāya paṭipattipūjāya. Người nào tu hành hằng ở theo lẽ chánh, hằng hành theo điều chánh, người ấy gọi là người hết lòng thành kính, sùng bái đức Như Lai, bằng cách cao thượng, vì đã được hành theo Chánh pháp. Sabbapāpassa akaraṇaṃ. Tư cách chẳng làm tất cả điều dữ. Kusalassāpasampadā. Tư cách làm những việc lành. Sacittapariyodapanaṃ. Tư cách làm cho tâm mình trong sạch. Etaṃ Buddhānasāsanaṃ. Những tư cách ấy là Giáo-Pháp của Chư Phật.
Khantī paramaṃ tapo titikkhā, Sự nhịn nhục là Pháp thiêu hủy cao thượng, Chư Phật đã giải rằng: Niết-bàn là đức cao thượng, bậc xuất gia mà làm khó chúng sanh, thì chẳng phải bậc xuất gia, chẳng phải bậc Sa-Môn. Anūpavādo anūpaghāto. Tư cách không phỉ báng (kẻ khác). Tư cách không làm khổ (kẻ khác). Paṭimokkhe ca saṃvaro. Tư cách thu thúc trong Giới Bổn. Mattaññutā ca bhattasmiṃ. Sự biết tiết độ trong thực phẩm.
Pantañca sayanāsanaṃ, Tư cách nằm ngồi trong nơi thanh vắng, tư cách cố gắng trong sự tu tâm. Những điều ấy là Giáo Pháp của Chư Phật.
Sīlasamādhiguṇānaṃ, Tất cả các Pháp lành ấy, hằng được tăng tiến, do nhờ sự nhịn nhục; Sự nhịn nhục là nguyên nhân phát sanh Giới và Định.
Kevalānaṃpi pāpānaṃ, Sự nhịn nhục dứt trừ được nguồn cội tất cả tội lỗi, người nhịn nhục gọi là người đã trừ tuyệt gốc rễ tội lỗi, nhứt là tội phỉ báng, mắng nhiếc, cãi lẫy. Khantī dhīrassalaṅkāro. Sự nhịn nhục là khí cụ của bậc Trí tuệ. Khantī tapo tapassino. Sự nhịn nhục là pháp thiêu hủy của người có pháp thiêu hủy. Khantī balaṃ va yatīnaṃ. Sự nhịn nhục là khí lực của người hành giả. Khantī hitasukhāvahā. Sự nhịn nhục là đức đem đến điều lợi ích cùng sự an vui.
Khantiko mettavā lābhī, Người nhịn nhục hằng có bằng hữu, có tài lợi, có sự an vui. Người nhịn nhục là nơi yêu mến vừa lòng của Chư Thiên và tất cả nhân loại.
Attanopi paresañca, Người nhịn nhục làm được nhiều điều lợi ích cho mình và cho kẻ khác. Người nhịn nhục là người đi trên đường về cõi Trời và Niết-bàn.
Satthuno vacanovādaṃ, Người nhịn nhục là người thật hành theo Giáo Pháp của Phật, người nhịn nhục là người sùng bái Đức Phật bằng cách cao thượng.
Dullabhañca manussattaṃ, Phẩm cách sanh ra làm người, chúng sanh khó mà sanh ra được. Phẩm cách chứng quả Phật, chúng sanh khó mà chứng được. Phẩm cách gặp thời kỳ, là sanh ra gặp Đức Phật, hoặc Phật Pháp, chúng sanh khó mà gặp được. Pháp của bậc Thiện Trí Thức, chúng sanh rất khó mà học được.
Sukho buddhānamuppādo, Phẩm cách được chứng quả của Chư Phật, đem đến sự an vui, cách giảng giải về Pháp của bậc Thiện Trí Thức, đem đến sự an vui. Sự hòa hợp của Chư Tăng, hoặc của phe đảng, đem đến sự an vui, sự cố gắng của những người hòa hợp, đem đến sự an vui.
Sukho viveko tuṭṭhassa, Sự yên tịnh của người vui trong chỗ thanh vắng, là người đã được nghe Pháp, đã suy tưởng thấy Pháp, đem đến sự an vui.
Abyāpajjhaṃ sukhaṃ loke Cách không làm khó, cách thu thúc đối với chúng sanh, đem đến sự an vui.
Sukhā virāgatā loke, Phẩm hạnh tránh xa tình dục, là cách thoát khỏi tình dục, đem đến sự an vui tuyệt đối. Cách làm cho tiêu tan ngã mạn, đem đến sự an vui. Kiccho manussapaṭilābho. Cách luân hồi lại làm người là việc khó.
Kicchaṃ maccāna jīvitaṃ. Sự nuôi mạng sống của tất cả chúng sanh là việc khó, sự được nghe Phật Pháp, là việc khó. Kiccho buddhānamuppādo. Cách được chứng quả của Chư Phật là việc khó.
Satthuno saddhammaṃ sutvā, Người đã nghe Phật Pháp mà được hành theo giáo lý của Chư Phật, thì chẳng bị đọa vào ác đạo, trọn 10 ngàn kiếp.
Pubbaṇhe piṇḍapātañca, Đức Phật lớn hơn tất cả các bậc Trí tuệ, Ngài làm trọn cả 5 phận sự:
1. Trong buổi mai, Ngài ngự đi trì bình khất thực.
Kukkuṭe gabbhavāso ca, Đức Bồ-Tát giáng sanh vào lòng Phật mẫu trong năm Dậu, Ngài sanh ra trong năm Tuất, Ngài lên ngôi Vua trong năm Sửu, Ngài xuất gia trong năm Mão.
Kukkuṭe sabbaññū buddho, Ngài chứng quả Phật trong năm Dậu, Ngài chuyển “Pháp-Luân” trong năm ấy, Ngài nhập Niết-bàn trong năm Tỵ. Phật Pháp đủ chẵn 5 ngàn năm trong năm Tý.
Okkanto ca guruvārasmiṃ, Ngài giáng sanh vào lòng Phật mẫu trong ngày thứ năm, sanh ra trong ngày thứ sáu, được chứng quả Phật trong ngày thứ tư, nhập Niết-bàn trong ngày thứ ba.
Āsaḷhapuṇṇamokkanto, Ngài giáng sanh vào lòng Phật mẫu trong ngày Rằm tháng Sáu, đản sanh trong ngày Rằm tháng Tư, được chứng quả Chánh-Biến-Tri trong ngày Rằm tháng Tư, Ngài nhập Niết-bàn trong ngày Rằm tháng Tư.
Nibbute Iokanāthamhi, Khi Đức Chánh-Biến-Tri là bậc cao thượng, là nơi xu hướng của tất cả chúng sanh đã nhập Niết-bàn, Ngài để lại trong thế gian, những Kim thân, Bảo tháp, cây Bồ-Đề, Xá-Lợi tháp và 8 muôn 4 ngàn Pháp môn, đặng chúng sanh ức niệm và hành theo cho đặng hạnh phúc cao thượng. lti sammāsambuddhena desitaṃ ovādaṃ citte ṭhapetvā sammāsambuddhena vuttappakārena paṭipattipūjāya pūjaṃ karontena lokiyalokuttara sampattisiddhaṃ kātabbaṃ. Ukāsa ārādhaṇaṃ karomi. Người nên hết lòng ghi nhớ, những lời giáo huấn của đức Chánh-Biến-Tri, nên xu hướng theo, nên hành theo những điều mà đức Chánh-Biến-Tri đã chỉ dẫn, hành theo cho được kết quả hữu lậu, cùng quả vô lậu, tôi xin hết lòng hoan hỷ ghi nhớ những điều như thế. Ukāsa Tôi xin tôn kính. Sirīsakyamunisabbaññūbuddhassa balavapaccūsasamaye kusiṇārāya yamakasālānamantare amumhi sappasaṃvacchare gimha utumhi visākhamāse sukkapakkhe paṇṇarasiyā tithiyaṃ bhummavāre bhummayāme anurādhanakkhattadivase parinibbānaṃ ahosi anupādisesāya nibbānadhātuyā. Đức Sakyamuni Chánh-Biến-Tri, là đấng Giáo chủ, Ngài đã nhập Vô dư Niết-bàn, vừa lúc rạng đông, tại khoảng trống giữa hai cây Song Long Thọ, gần thành Kusiṇārā, trong ngày thứ tư, trong mùa hạn năm Tỵ. -ooOoo- [1] Ái dục trần thế. [2] Ái dục sanh trong sắc giới (vì thường kiến). [3] Ái dục sanh trong vô sắc giới (vì đoạn kiến). [4] 3 Luân là: Huệ thấy rõ Diệu đế, Huệ thấy rõ “sự” trong Diệu đế, Huệ thấy rõ “sự” trong Diệu đế đã hành rồi, 3 Luân ấy vận chuyển như bánh xe. [5] Mỗi Diệu đế có 3 Luân, 4 Diệu đế thành: (3 x 4 = 12). [6] Chú giải: Hành chặn đầu: (Mũi), chặn giữa: (Tim), chặn chót (Rún) theo hơi thở ra thật rõ. [7] Hành chặn đầu (Rún), chặn giữa (tim) chặn chót (Mũi) theo hơi thở vô cho thiệt rõ. [8] Diệt hơi thở thô thiển. [9] Tâm hành là: Thụ uẩn và Tưởng uẩn. [10] Chú giải: Hành giả diệt 5 pháp cái nhờ nhập sơ thiền, diệt tâm sở (Tầm và Sát) nhờ nhập nhị thiền, diệt tâm sở (Phỉ lạc) nhờ nhập tam thiền, diệt tâm sở (An lạc) nhờ nhập tứ thiền. -ooOoo- |
Chân thành cám ơn đạo hữu Huyền Thanh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 05-2006)
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 12-05-2006