Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ
212. Kinh Nhất Thiết Trí
213. Kinh Pháp Trang Nghiêm
214. Kinh Bệ-Ha-Đề
215. Kinh Đệ Nhất Ðắc
216. Kinh Ái Sanh
217. Kinh Bát Thành
218. Kinh A-Na-Luật-Đà (I)
219. Kinh A-Na-Luật-Đà (II)
220. Kinh Kiến
221. Kinh Tiễn Dụ
222. Kinh Lệ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

18. PHẨM LỆ

221. KINH TIỄN DỤ[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ Tôn giả Man Đồng tử [02], sống cô độc tại một nơi yên tĩnh, thiền tọa tư duy, trong tâm khởi lên ý niệm, ”Sự kiện như vầy. Những quan điểm này bị Đức Thế Tôn gác lại [03], loại bỏ, không giải thích tường tận; đó là, ‘Thế giới hữu thường hay vô thường, thế giới hữu biên hay vô biên[04]; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt, hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt [05] , hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Ta không hài lòng với điều này, ta không nhẫn khả với điều này. Nếu Đức Như Lai xác quyết  [06] nói cho ta biết rằng: ‘Thế giới hữu thường’ ta sẽ theo Ngài học phạm hạnh, còn nếu Đức Thế Tôn không xác quyết nói cho ta biết rằng ‘Thế giới hữu thường’ ta sẽ cật vấn Ngài rồi bỏ Ngài mà đi. Cũng vậy, ‘Thế giới vô thường; thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt, cũng không phải không tuyệt diệt?’ Nếu Đức Thế Tôn xác quyết nói cho ta biết rằng, ‘Điều này chơn thật, ngoài ra là hư vọng’ ta sẽ theo Ngài tu học phạm hạnh; còn nếu Đức Thế Tôn không xác quyết nói cho ta biết rằng, ‘Điều này là chơn thật ngoài ra là hư vọng’ thì ta sẽ cật vấn Ngài rồi bỏ Ngài mà đi.”

Rồi Tôn giả Man Đồng tử vào lúc xế trưa, từ tĩnh tọa dậy, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ, ngồi qua một bên mà bạch rằng:

“Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay con sống cô độc tại một nơi yên tĩnh, thiền tọa tư duy, trong tâm khởi lên ý niệm, ‘Sự kiện như vầy. Những quan điểm này bị Đức Thế Tôn gác lại, loại bỏ, không giải thích tường tận; đó là, ‘Thế giới hữu thường hay vô thường, thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt, cũng không phải không tuyệt diệt?’ Ta không hài lòng với điều này, ta không nhẫn khả với điều này. Nếu Thế Tôn xác quyết rõ ràng, ‘Thế giới hữu thường’, Bạch Thế Tôn, mong Ngài hãy nói cho con biết. Còn nếu Thế Tôn không xác quyết rõ ràng ‘Thế giới hữu thường’ thì Ngài hãy nói thẳng là không biết. Cũng vậy, ‘Thế giới vô thường; thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Nếu Thế Tôn xác quyết rõ ràng ‘Điều này chơn thật, ngoài ra là hư vọng’, Bạch Thế Tôn, mong Ngài hãy nói cho con biết. Còn nếu Thế Tôn không xác quyết rõ ràng ‘Điều này là chơn thật, ngoài ra là hư vọng’, thì Ngài hãy nói thẳng là không biết’.”

Đức Thế Tôn hỏi:

“Này Man Đồng tử, trước kia Ta có nói như vầy với ngươi rằng, ‘Hãy đến đây! Hãy theo Ta tu học Phạm hạnh rồi Ta sẽ nói cho nghe, ‘Thế giới hữu thường’chăng’?”

Man Đồng tử đáp:

“Bạch Thế Tôn, không.”

“Cũng vậy, ‘Thế giới vô thường, thế giới hữu biên, hay vô biên sinh mạng tức thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ chăng?”

Man Đồng tử đáp:

“Bạch Thế Tôn, không.”

Đức Thế Tôn nói:

“Này Man Đồng tử, trước kia ngươi có nói với Ta rằng, ‘Nếu Thế Tôn xác quyết nói cho con biết rằng ‘Thế giới hữu thường’ thì con sẽ theo Thế Tôn học phạm hạnh’ chăng?”

Man Đồng tử đáp:

“Bạch Thế Tôn, không.”

Đức Thế Tôn nói:

“Này Man Đồng tử, trước kia Ta không nói với ngươi và ngươi cũng không nói với Ta; ngươi quả là kẻ ngu si, vì sao lại hư vọng xuyên tạc Ta?”

Lúc bấy giờ, Tôn giả Man Đồng tử bị Đức Thế Tôn khiển trách ngay mặt, trong lòng rầu rĩ, cúi đầu im lặng, không còn lời biện bạch, suy nghĩ mông lung.

Đức Thế Tôn sau khi khiển trách ngay mặt Man Đồng tử, rồi nói với các Tỳ-kheo rằng:

“Nếu có người ngu si nghĩ như vầy, ‘Nếu Đức Thế Tôn không xác quyết nói cho Ta biết rằng ‘Thế giới hữu thường’ thì Ta không theo Đức Thế Tôn tu hành phạm hạnh’. Những người ngu si ấy, chưa biết được gì thì nửa chừng mạng chung.

“Cũng vậy, ‘Thế giới vô thường; thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Nếu có người ngu si nghĩ như ‘Nếu Đức Thế Tôn không xác quyết nói cho Ta biết rằng: ‘Điều này là chơn thật, ngoài ra là hư vọng’ thì ta sẽ không theo Đức Thế Tôn tu học phạm hạnh’. Những người ngu si ấy chưa biết được gì thì nửa chừng đã mạng chung.

“Ví như một người bị trúng tên độc; do bị trúng tên độc nên đau đớn cùng cực. Người ấy được các thân thuộc đồng tình thương xót, mong muốn cho được lợi ích và phước lành, được an ổn khoái lạc nên tìm cầu y sĩ nhổ tên. Nhưng nó lại nói rằng, ‘Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết người bắn tôi đó, họ gì, tên gì, sanh ở đâu, cao hay thấp, mập hay gầy, da đen hay trắng, hay da không đen không trắng, thuộc dòng Sát-lợi, Phạm chí, Cư sĩ hay Công sư, là người ở phương Đông, phương Tây, phương Nam hay phương Bắc? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết cây cung ấy làm bằng gỗ chá [07] , bằng gỗ dâu, bằng gỗ quỳ, hay bằng sừng? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết, cần cung làm bằng gân bò, bằng gân hươu, nai hay bằng tơ? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết, cây cung đó màu đen, màu trắng, màu đỏ hay màu vằng? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết dây cung đó làm bằng gân, bằng tơ, bằng sợi gai hay bằng võ gai? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết cán tên này làm bằng gỗ hay bằng tre? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết tên được quấn bằng gân bò, gân hươu nai, hay bằng tơ? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết đuôi tên này kết bằng lông phiêu lằng [08] , lông kên kên, lông gà trống, hay lông hạc? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết mũi tên này thuộc loại mũi răng cưa, mũi nhọn, hay mũi bình phi đao? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết người thợ vót tên này họ gì, tên gì, sanh ở đâu, cao hay thấp, mập hay gầy, da đen hay trắng, hay da không đen không trắng, ở phương Đông, phương Nam, phương Tây hay phương Bắc?’ Nhưng nó chưa biết được gì thì nửa chừng đã mạng chung.

“Cũng vậy, nếu có người ngu si nghĩ như vầy, ‘Nếu Đức Thế Tôn không xác quyết nói cho ta biết rằng ‘Thế giới hữu thường’ thì ta sẽ không theo Đức Thế Tôn tu học phạm hạnh’. Nhưng người ngu si ấy chưa biết được gì thì nửa chừng đã mạng chung.

“Cũng vậy, ‘Thế giới vô thường, thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, Như Lai vừa tuyệt diệt hay Như Lai vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Nếu có người ngu si nghĩ như vầy ‘Nếu Đức Thế Tôn không xác quyết nói cho Ta biết rằng: ‘Điều này là chơn thật, ngoài ra là hư vọng thì ta sẽ không theo Đức Thế Tôn tu học phạm hạnh’.’ Nhưng người ấy chưa biết được gì thì nửa chừng đã mạng chung.

“‘Thế giới hữu thường’, nhân nơi quan điểm này mà theo ta tu học phạm hạnh, sự kiện không phải là như vậy. Cũng vậy, ‘Thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác, Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt; hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, nay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Nhân nơi những quan điểm này mà theo Ta tu học phạm hạnh, sự kiện này không phải là như vậy.

“‘Thế giới hữu thường’, vì có quan điểm này mà theo Ta tu học phạm hạnh, sự kiện này không phải là như vậy. Cũng vậy, ‘Thế giới vô thường, thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác, Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Vì có quan điểm này mà không theo Ta tu học phạm hạnh, sự kiện này không phải là như vậy.

“‘Thế giới hữu thường’, vì có quan điểm này mà theo Ta tu học phạm hạnh, sự kiện này không phải là như vậy. ‘Thế giới vô thường; thế giới hữu biên; thế giới vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Vì có quan điểm này mà theo Ta tu học phạm hạnh, sự kiện này không phải là như vậy.

“‘Thế giới hữu thường’, vì không có quan điểm này mà không theo Ta tu học phạm hạnh, sự kiện không phải là như vậy. Cũng vậy, ‘Thế giới vô thường, thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Vì không có những quan điểm này mà không theo Ta tu học phạm hạnh, sự kiện không phải là như vậy.

“Dù ‘Thế giới hữu thường’, thì vẫn có sanh, có già, có bệnh, có chết, sầu bi, khóc than, ưu khổ, ảo não, như vậy toàn vẹn khối lớn khổ đau này phát sanh. Cũng vậy, dù ‘Thế giới vô thường; thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt, cũng không phải không tuyệt diệt?’ thì vẫn có sanh, có già, có bệnh, có chết, sầu bi, khóc lóc, ưu khổ, ảo não; như vậy, toàn vẹn khối lớn khổ đau này phát sanh.

“‘Thế giới hữu thường’, Ta không xác quyết điều này. Vì điều này không tương ưng với cứu cánh, không tương ưng với pháp, không phải căn bản phạm hạnh, không đưa đến trí, không đưa đến giác, không dẫn đến Niết-bàn. Cho nên Ta không xác quyết điều này. Cũng vậy, ‘Thế giới vô thường, thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Ta không xác quyết điều này. Vì lý do gì mà Ta không xác quyết những điều này? Vì những điều này không tương ưng với cứu cánh, không tương ưng với pháp, không phải là căn bản phạm hạnh, không đưa đến trí, không đưa đến giác, không dẫn đến Niết-bàn. Cho nên Ta không xác quyết những điều này.

“Những pháp nào được Ta xác quyết nói đến? ‘Đây là khổ’, Ta xác quyết nói ‘Đây là khổ’, ‘Khổ tập, Khổ diệt, Khổ diệt đạo tích’ Ta xác quyết nói. Vì những lý do gì mà Ta xác quyết nói những điều này? Vì những điều này tương ưng với cứu cánh, tương ưng với pháp, là căn bản phạm hạnh, đưa đến trí, đưa đến giác, dẫn đến Niết-bàn, cho nên Ta xác quyết nói những điều này.

“Đó là, những gì thể nói thì Ta không nói, những gì có thể nói thì Ta nói [09], hãy thọ trì như vậy. Hãy học tập như vậy.”

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Tương đương Pāli: M.63. Cūḷa-Māluṅkyaputta-suttam. Hán, biệt dịch: No.94.
[02] Xem cht.3, Kinh 205 trên.
[03] Xem cht.3, Kinh 220 trên.
[04] Nguyên Hán: thế hữu để vô để 世 有 底 世 無 底. Pāli: antavā loko ‘ti pi anantavā loko ’ti pi.
[05] Nguyên Hán: Như Lai chung... bất chung 如 來 終 不 終. Pāli: hoti tathāgato paraṃ maraṇnā, Như Lai tồn tại hay không sau khi chết?
[06] Hán: nhất hướng thuyết 一 向 說.
[07] Chá 柘, một loại cây giống cây dâu, lá tằm ăn được.
[08] Trong bản nói phiêu phương 飄 [防+鳥] các bản khác nói phiêu lăng, một loại chim?
[09] Bất khả thuyết 不 可 說. Pāli: abyakāta (vô ký), có mười bốn vấn đề bất khả thuyết, như trong kinh này đã kể.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]

Trung A Ham - Thich Tue Sy dich
Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ
212. Kinh Nhất Thiết Trí
213. Kinh Pháp Trang Nghiêm
214. Kinh Bệ-Ha-Đề
215. Kinh Đệ Nhất Ðắc
216. Kinh Ái Sanh
217. Kinh Bát Thành
218. Kinh A-Na-Luật-Đà (I)
219. Kinh A-Na-Luật-Đà (II)
220. Kinh Kiến
221. Kinh Tiễn Dụ
222. Kinh Lệ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

18. PHẨM LỆ

221. KINH TIỄN DỤ[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ Tôn giả Man Đồng tử [02], sống cô độc tại một nơi yên tĩnh, thiền tọa tư duy, trong tâm khởi lên ý niệm, ”Sự kiện như vầy. Những quan điểm này bị Đức Thế Tôn gác lại [03], loại bỏ, không giải thích tường tận; đó là, ‘Thế giới hữu thường hay vô thường, thế giới hữu biên hay vô biên[04]; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt, hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt [05] , hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Ta không hài lòng với điều này, ta không nhẫn khả với điều này. Nếu Đức Như Lai xác quyết  [06] nói cho ta biết rằng: ‘Thế giới hữu thường’ ta sẽ theo Ngài học phạm hạnh, còn nếu Đức Thế Tôn không xác quyết nói cho ta biết rằng ‘Thế giới hữu thường’ ta sẽ cật vấn Ngài rồi bỏ Ngài mà đi. Cũng vậy, ‘Thế giới vô thường; thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt, cũng không phải không tuyệt diệt?’ Nếu Đức Thế Tôn xác quyết nói cho ta biết rằng, ‘Điều này chơn thật, ngoài ra là hư vọng’ ta sẽ theo Ngài tu học phạm hạnh; còn nếu Đức Thế Tôn không xác quyết nói cho ta biết rằng, ‘Điều này là chơn thật ngoài ra là hư vọng’ thì ta sẽ cật vấn Ngài rồi bỏ Ngài mà đi.”

Rồi Tôn giả Man Đồng tử vào lúc xế trưa, từ tĩnh tọa dậy, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ, ngồi qua một bên mà bạch rằng:

“Bạch Đức Thế Tôn, hôm nay con sống cô độc tại một nơi yên tĩnh, thiền tọa tư duy, trong tâm khởi lên ý niệm, ‘Sự kiện như vầy. Những quan điểm này bị Đức Thế Tôn gác lại, loại bỏ, không giải thích tường tận; đó là, ‘Thế giới hữu thường hay vô thường, thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt, cũng không phải không tuyệt diệt?’ Ta không hài lòng với điều này, ta không nhẫn khả với điều này. Nếu Thế Tôn xác quyết rõ ràng, ‘Thế giới hữu thường’, Bạch Thế Tôn, mong Ngài hãy nói cho con biết. Còn nếu Thế Tôn không xác quyết rõ ràng ‘Thế giới hữu thường’ thì Ngài hãy nói thẳng là không biết. Cũng vậy, ‘Thế giới vô thường; thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Nếu Thế Tôn xác quyết rõ ràng ‘Điều này chơn thật, ngoài ra là hư vọng’, Bạch Thế Tôn, mong Ngài hãy nói cho con biết. Còn nếu Thế Tôn không xác quyết rõ ràng ‘Điều này là chơn thật, ngoài ra là hư vọng’, thì Ngài hãy nói thẳng là không biết’.”

Đức Thế Tôn hỏi:

“Này Man Đồng tử, trước kia Ta có nói như vầy với ngươi rằng, ‘Hãy đến đây! Hãy theo Ta tu học Phạm hạnh rồi Ta sẽ nói cho nghe, ‘Thế giới hữu thường’chăng’?”

Man Đồng tử đáp:

“Bạch Thế Tôn, không.”

“Cũng vậy, ‘Thế giới vô thường, thế giới hữu biên, hay vô biên sinh mạng tức thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ chăng?”

Man Đồng tử đáp:

“Bạch Thế Tôn, không.”

Đức Thế Tôn nói:

“Này Man Đồng tử, trước kia ngươi có nói với Ta rằng, ‘Nếu Thế Tôn xác quyết nói cho con biết rằng ‘Thế giới hữu thường’ thì con sẽ theo Thế Tôn học phạm hạnh’ chăng?”

Man Đồng tử đáp:

“Bạch Thế Tôn, không.”

Đức Thế Tôn nói:

“Này Man Đồng tử, trước kia Ta không nói với ngươi và ngươi cũng không nói với Ta; ngươi quả là kẻ ngu si, vì sao lại hư vọng xuyên tạc Ta?”

Lúc bấy giờ, Tôn giả Man Đồng tử bị Đức Thế Tôn khiển trách ngay mặt, trong lòng rầu rĩ, cúi đầu im lặng, không còn lời biện bạch, suy nghĩ mông lung.

Đức Thế Tôn sau khi khiển trách ngay mặt Man Đồng tử, rồi nói với các Tỳ-kheo rằng:

“Nếu có người ngu si nghĩ như vầy, ‘Nếu Đức Thế Tôn không xác quyết nói cho Ta biết rằng ‘Thế giới hữu thường’ thì Ta không theo Đức Thế Tôn tu hành phạm hạnh’. Những người ngu si ấy, chưa biết được gì thì nửa chừng mạng chung.

“Cũng vậy, ‘Thế giới vô thường; thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Nếu có người ngu si nghĩ như ‘Nếu Đức Thế Tôn không xác quyết nói cho Ta biết rằng: ‘Điều này là chơn thật, ngoài ra là hư vọng’ thì ta sẽ không theo Đức Thế Tôn tu học phạm hạnh’. Những người ngu si ấy chưa biết được gì thì nửa chừng đã mạng chung.

“Ví như một người bị trúng tên độc; do bị trúng tên độc nên đau đớn cùng cực. Người ấy được các thân thuộc đồng tình thương xót, mong muốn cho được lợi ích và phước lành, được an ổn khoái lạc nên tìm cầu y sĩ nhổ tên. Nhưng nó lại nói rằng, ‘Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết người bắn tôi đó, họ gì, tên gì, sanh ở đâu, cao hay thấp, mập hay gầy, da đen hay trắng, hay da không đen không trắng, thuộc dòng Sát-lợi, Phạm chí, Cư sĩ hay Công sư, là người ở phương Đông, phương Tây, phương Nam hay phương Bắc? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết cây cung ấy làm bằng gỗ chá [07] , bằng gỗ dâu, bằng gỗ quỳ, hay bằng sừng? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết, cần cung làm bằng gân bò, bằng gân hươu, nai hay bằng tơ? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết, cây cung đó màu đen, màu trắng, màu đỏ hay màu vằng? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết dây cung đó làm bằng gân, bằng tơ, bằng sợi gai hay bằng võ gai? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết cán tên này làm bằng gỗ hay bằng tre? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết tên được quấn bằng gân bò, gân hươu nai, hay bằng tơ? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết đuôi tên này kết bằng lông phiêu lằng [08] , lông kên kên, lông gà trống, hay lông hạc? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết mũi tên này thuộc loại mũi răng cưa, mũi nhọn, hay mũi bình phi đao? Khoan hãy nhổ tên! Trước tiên hãy cho tôi biết người thợ vót tên này họ gì, tên gì, sanh ở đâu, cao hay thấp, mập hay gầy, da đen hay trắng, hay da không đen không trắng, ở phương Đông, phương Nam, phương Tây hay phương Bắc?’ Nhưng nó chưa biết được gì thì nửa chừng đã mạng chung.

“Cũng vậy, nếu có người ngu si nghĩ như vầy, ‘Nếu Đức Thế Tôn không xác quyết nói cho ta biết rằng ‘Thế giới hữu thường’ thì ta sẽ không theo Đức Thế Tôn tu học phạm hạnh’. Nhưng người ngu si ấy chưa biết được gì thì nửa chừng đã mạng chung.

“Cũng vậy, ‘Thế giới vô thường, thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, Như Lai vừa tuyệt diệt hay Như Lai vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Nếu có người ngu si nghĩ như vầy ‘Nếu Đức Thế Tôn không xác quyết nói cho Ta biết rằng: ‘Điều này là chơn thật, ngoài ra là hư vọng thì ta sẽ không theo Đức Thế Tôn tu học phạm hạnh’.’ Nhưng người ấy chưa biết được gì thì nửa chừng đã mạng chung.

“‘Thế giới hữu thường’, nhân nơi quan điểm này mà theo ta tu học phạm hạnh, sự kiện không phải là như vậy. Cũng vậy, ‘Thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác, Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt; hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, nay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Nhân nơi những quan điểm này mà theo Ta tu học phạm hạnh, sự kiện này không phải là như vậy.

“‘Thế giới hữu thường’, vì có quan điểm này mà theo Ta tu học phạm hạnh, sự kiện này không phải là như vậy. Cũng vậy, ‘Thế giới vô thường, thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác, Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Vì có quan điểm này mà không theo Ta tu học phạm hạnh, sự kiện này không phải là như vậy.

“‘Thế giới hữu thường’, vì có quan điểm này mà theo Ta tu học phạm hạnh, sự kiện này không phải là như vậy. ‘Thế giới vô thường; thế giới hữu biên; thế giới vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Vì có quan điểm này mà theo Ta tu học phạm hạnh, sự kiện này không phải là như vậy.

“‘Thế giới hữu thường’, vì không có quan điểm này mà không theo Ta tu học phạm hạnh, sự kiện không phải là như vậy. Cũng vậy, ‘Thế giới vô thường, thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Vì không có những quan điểm này mà không theo Ta tu học phạm hạnh, sự kiện không phải là như vậy.

“Dù ‘Thế giới hữu thường’, thì vẫn có sanh, có già, có bệnh, có chết, sầu bi, khóc than, ưu khổ, ảo não, như vậy toàn vẹn khối lớn khổ đau này phát sanh. Cũng vậy, dù ‘Thế giới vô thường; thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt, hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt, cũng không phải không tuyệt diệt?’ thì vẫn có sanh, có già, có bệnh, có chết, sầu bi, khóc lóc, ưu khổ, ảo não; như vậy, toàn vẹn khối lớn khổ đau này phát sanh.

“‘Thế giới hữu thường’, Ta không xác quyết điều này. Vì điều này không tương ưng với cứu cánh, không tương ưng với pháp, không phải căn bản phạm hạnh, không đưa đến trí, không đưa đến giác, không dẫn đến Niết-bàn. Cho nên Ta không xác quyết điều này. Cũng vậy, ‘Thế giới vô thường, thế giới hữu biên hay vô biên; sinh mạng tức là thân hay sinh mạng khác thân khác; Như Lai tuyệt diệt hay Như Lai không tuyệt diệt, hay Như Lai vừa tuyệt diệt vừa không tuyệt diệt hay Như Lai cũng không phải tuyệt diệt cũng không phải không tuyệt diệt?’ Ta không xác quyết điều này. Vì lý do gì mà Ta không xác quyết những điều này? Vì những điều này không tương ưng với cứu cánh, không tương ưng với pháp, không phải là căn bản phạm hạnh, không đưa đến trí, không đưa đến giác, không dẫn đến Niết-bàn. Cho nên Ta không xác quyết những điều này.

“Những pháp nào được Ta xác quyết nói đến? ‘Đây là khổ’, Ta xác quyết nói ‘Đây là khổ’, ‘Khổ tập, Khổ diệt, Khổ diệt đạo tích’ Ta xác quyết nói. Vì những lý do gì mà Ta xác quyết nói những điều này? Vì những điều này tương ưng với cứu cánh, tương ưng với pháp, là căn bản phạm hạnh, đưa đến trí, đưa đến giác, dẫn đến Niết-bàn, cho nên Ta xác quyết nói những điều này.

“Đó là, những gì thể nói thì Ta không nói, những gì có thể nói thì Ta nói [09], hãy thọ trì như vậy. Hãy học tập như vậy.”

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Tương đương Pāli: M.63. Cūḷa-Māluṅkyaputta-suttam. Hán, biệt dịch: No.94.
[02] Xem cht.3, Kinh 205 trên.
[03] Xem cht.3, Kinh 220 trên.
[04] Nguyên Hán: thế hữu để vô để 世 有 底 世 無 底. Pāli: antavā loko ‘ti pi anantavā loko ’ti pi.
[05] Nguyên Hán: Như Lai chung... bất chung 如 來 終 不 終. Pāli: hoti tathāgato paraṃ maraṇnā, Như Lai tồn tại hay không sau khi chết?
[06] Hán: nhất hướng thuyết 一 向 說.
[07] Chá 柘, một loại cây giống cây dâu, lá tằm ăn được.
[08] Trong bản nói phiêu phương 飄 [防+鳥] các bản khác nói phiêu lăng, một loại chim?
[09] Bất khả thuyết 不 可 說. Pāli: abyakāta (vô ký), có mười bốn vấn đề bất khả thuyết, như trong kinh này đã kể.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]