Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
142. Kinh Vũ Thế
143. Kinh Thương-Ca-La
144. Kinh Toán Số Mục-Kiền-Liên
145. Kinh Cù-Mặc Mục-Kiền-Liên
146. Kinh Tượng Tích Dụ
147. Kinh Văn Ðức
148. Kinh Hà Khổ
149. Kinh Hà Dục
150. Kinh Uất-Sấu-Ca-La
151. Kinh Phạm Chí A-Nhiếp-Hòa
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

12. PHẨM PHẠM CHÍ
(Phần Ðầu)

146. KINH TƯỢNG TÍCH DỤ[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ dị học Ti-lô[02] vào lúc sáng sớm ra khỏi nước Xá-vệ, đi đến chỗ Phật, cúi đầu làm lễ rồi ngồi xuống một bên. Phật thuyết pháp cho ông nghe, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiện thuyết pháp, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ xong rồi Phật ngồi im lặng.

Dị học Ti-lô sau khi được Phật thuyết pháp, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ xong, rời chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu lễ chân Phật, đi quanh ba vòng rồi lui về.

Bấy giờ, Phạm chí Sanh Văn[03] ngồi trên cỗ xe trắng rất đẹp, cùng với năm trăm đệ tử, vào lúc sáng sớm, khi ra khỏi Xá-vệ, đi đến một khu rừng để dạy đệ tử tụng đọc kinh thơ. Phạm chí Sanh Văn từ xa trông thấy dị học Ti-lô đi đến, bèn hỏi:

“Này Bà-ta[04], mới sáng sớm đã từ đâu về vậy?”

Dị học Ti-lô đáp:

“Này Phạm chí, tôi đi thăm Đức Thế Tôn, lễ sự, cúng dường rồi về đây.”

Phạm chí Sanh Văn hỏi:

“Có biết Sa-môn Cù-đàm ở nơi trống vắng yên tĩnh học trí tuệ chăng[05]?”

Dị học Ti-lô đáp:

“Phạm chí, hạng người nào mà có thể biết Thế Tôn ở nơi trống vắng yên tĩnh học trí tuệ? Này Phạm chí, nếu biết Thế Tôn ở nơi trống vắng yên tĩnh, học trí tuệ thì cũng phải bằng Thế Tôn. Nhưng, này Phạm chí, kinh thơ mà tôi đọc có bốn cú nghĩa[06] và do bốn cú nghĩa này mà tôi nhất định tin tưởng Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được nói bởi Thế Tôn là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử Như Lai khéo thú hướng.

“Này Phạm chí, cũng như thợ săn voi rành nghề, đi rảo trong một khu rừng, ở giữa rừng cây nhìn thấy dấu chân voi to lớn, thấy rồi thì nhất định tin tưởng con voi này phải là rất lớn mới có dấu chân như vậy. Này Phạm chí, tôi cũng như vậy. Trong kinh thơ mà tôi đọc có bốn cú nghĩa, do bốn cú nghĩa này mà tôi nhất định tin rằng Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được nói bởi Thế Tôn là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử của Như Lai khéo thú hướng.

“Bốn cú nghĩa ấy là thế nào?

“Này Phạm chí, các luận sĩ Sát-lợi có trí tuệ, học rộng, quyết định[07], có thể khuất phục người đời, không thứ gì là không biết, rồi đem những điều được thấy mà tạo tác văn chương, lưu hành trong thế gian. Họ nghĩ như vầy, ‘Ta đến chỗ Sa-môn Cù-đàm hỏi sự việc như vầy, nếu trả lời được, Ta lại hỏi nữa. Nếu không trả lời được, Ta khuất phục rồi bỏ đi’. Họ nghe Thế Tôn đang trú tại một thôn ấp nào đó, bèn tìm đến. Sau khi gặp Thế Tôn, hỏi còn không dám, há lại nói đến sự khuất phục. Này Phạm chí, kinh thư mà tôi đã đọc dùng được cho cú nghĩa thứ nhất này. Nhân ý nghĩa này, tôi nhất định tin rằng Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được nói bởi Thế Tôn là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử của Như Lai khéo thú hướng.

“Cũng vậy, những Phạm chí có trí tuệ, những Cư sĩ có trí tuệ, những luận sĩ Sa-môn có trí tuệ, đa văn, quyết định, có khả năng khuất phục người đời, không điều gì là không biết, rồi đem những điều được thấy tạo tác văn chương lưu hành thế gian. Họ nghĩ như vầy, ‘Ta đến chỗ Sa-môn Cù-đàm hỏi sự việc như vầy, nếu trả lời được, Ta lại hỏi nữa. Nếu không trả lời được, Ta khuất phục rồi bỏ đi’. Họ nghe Thế Tôn đang trú tại một thôn ấp nào đó, bèn tìm đến. Sau khi gặp Thế Tôn, hỏi còn không dám, há lại nói đến sự khuất phục. Này Phạm chí, kinh thư mà tôi đã đọc dùng được cho cú nghĩa thứ tư này. Nhân ý nghĩa này, tôi nhất định tin rằng Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được nói bởi Thế Tôn là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử của Như Lai khéo thú hướng.

“Này Phạm chí, kinh thơ mà tôi được đọc có bốn cú nghĩa này. Tôi do bốn cú nghĩa này mà nhất định tin tưởng rằng Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được Thế Tôn nói là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử Như Lai khéo thú hướng.”

Phạm chí Sanh Văn nói rằng:

“Này Bà-ta, ông thật hết sức cúng dường Sa-môn Cù-đàm. Do sở nhân, sở duyên này mà hoan hỷ phụng hành.

Dị học Ti-lô đáp:

“Này Phạm chí, thật vậy, thật vậy, tôi hết sức cúng dường Đức Thế Tôn ấy và cũng hết sức tán thán. Tất cả thế gian cũng nên cúng dường.”

Lúc bấy giờ Phạm chí Sanh Văn trên xe bước xuống, quỳ gối phải xuống đất, chắp tay hướng về rừng Thắng, vườn Cấp cô độc ba lần làm lễ:

“Nam mô Như Lai Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác.”

Ba lần như vậy xong, trở lên cỗ xe trắng rất đẹp, đi đến rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Đến chỗ xe có thể đi được, rồi xuống xe đi bộ, tiến về chỗ Phật, chào hỏi xong ngồi xuống một bên, đem câu chuyện mà Phạm chí Sanh Văn vừa thảo luận với dị học Ti-lô, kể lại hết cho Phật nghe.

Thế Tôn nghe xong, nói rằng:

“Này Phạm chí, dị học Ti-lô nói thí dụ về dấu chân voi chưa được hoàn hảo, chưa được trọn vẹn. Thí dụ về dấu chân voi mà được nói một cách hoàn hảo, trọn vẹn để Ta nói cho ông nghe. Hãy khéo nghe kỹ.

“Này Phạm chí, cũng như thợ săn voi rành nghề, đi vào trong một khu rừng, ở giữa đám cây rừng, nhìn thấy dấu chân voi to lớn. Thấy rồi, có thể tin rằng con voi kia phải hết sức to lớn mới có dấu chân như vậy.

[08]Này Phạm chí, thợ săn voi rành nghề ấy, hoặc giả không tin, vì rằng trong khu rừng ấy có một loại voi cái được gọi là Gia-lê-nậu[09], thân thể rất cao lớn, nó có dấu chân này. Rồi thợ săn tìm theo dấu chân. Lại thấy dấu chân voi rất lớn. Thấy rồi có thể tin rằng con voi này hết sức to lớn mới có dấu chân như vậy.

“Này Phạm chí, thợ săn rành nghề ấy, hoặc giả vẫn không tin, vì rằng trong khu rừng ấy lại còn có loại voi cái được gọi là Gia-la-lê[10], thân thể rất cao lớn, nó có dấu chân này. Rồi thợ săn tìm theo dấu chân này, lại thấy dấu chân voi to lớn. Thấy rồi, có thể tin rằng con voi này phải hết sức to lớn mới có dấu chân như vậy.

“Này Phạm chí, thợ săn rành nghề ấy, hoặc giả vẫn không tin, vì rằng trong rừng này còn có loại voi cái được gọi là Bà-hòa-nậu[11], thân thể rất cao lớn, nó có dấu chân này. Bèn đi tìm dấu chân này. Lại thấy dấu chân voi to lớn. Thấy rồi có thể tin rằng con voi này phải hết sức to lớn mới có dấu chân này. Thợ săn sau khi tìm theo dấu chân, thấy dấu chân voi rất lớn. Dấu chân voi rất lớn, vuông vức, rất dài, rất rộng, toàn thể chu vi bàn chân lún sâu xuống đất, và thấy con voi ấy hoặc đi lui, hoặc đi tới, hoặc dừng lại, hoặc chạy, hoặc đứng, hoặc nằm. Thấy con voi ấy rồi bèn nghĩ ‘Nếu có dấu chân lớn ấy tất phải con voi lơn này’.

“Này Phạm chí, cũng vậy, nếu trong đời xuất hiện Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật Chúng Hựu; vị ấy đối với thế gian này, gồm chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ người đến người, mà tự tri, tự giác, tự tác chứng, thành tựu an trụ, biết như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Vị ấy thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có văn, có nghĩa, trọn đủ thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh, pháp được vị áy thuyết giảng, hoặc Cư sĩ, hoặc con nhà Cư sĩ, nghe xong được tín tâm. Sau khi ở trong chánh pháp luật của Như Lai mà được tín tâm rồi, bèn nghĩ rằng ‘Tại gia chật hẹp, đầy những nhọc nhằn bụi bặm. Đời xuất gia học đạo rộng rãi bao la. Ta nay sống tại gia bị những phiền lớn khóa chặt, không được trọn đời tịnh tu phạm hạnh. Vậy ta hãy từ bỏ những tài vật ít hay tài vật nhiều, từ giã thân thuộc lớn hay thân thuộc nhỏ, cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình để học đạo’.

“Người ấy về sau hãy từ bỏ những tài vật ít hay tài vật nhiều, từ giã thân thuộc lớn hay thân thuộc nhỏ, cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình để học đạo. Vị ấy sau khi xuất gia, từ giã thân thuộc, thọ yếu pháp Tỳ-kheo, tu tập cấm giới, thủ hộ Tùng giải thoát; lại khéo thu nhiếp các oai nghi, lễ tiết, thấy những lỗi nhỏ nhặt cũng thường đem lòng lo sợ, thọ trì học giới.

“Người ấy lìa bỏ sát sanh, đoạn trừ sát sanh, dẹp bỏ dao gậy, có tàm, có quý, có tâm từ bi, làm lợi ích cho tất cả, cho đến côn trùng. Người ấy đối với sự sát sanh, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa sự lấy của không cho, đoạn trừ sự lấy của không cho, chỉ lấy của được cho, vui trong sự lấy của được cho, thường ưa bố thí, hoan hỷ không keo kiết, không trông chờ báo đáp. Người ấy đối với sự lấy của không cho, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa phi phạm hạnh, đoạn trừ phi phạm hạnh, siêng tu phạm hạnh, tinh cần diệu hạnh thanh tịnh vô uế, ly dục, đoạn dâm. Người ấy đối với sự phi phạm hạnh tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa nói láo, đoạn trừ nói láo, nói lời chắc thật, an trụ trên sự thật không di động, nói tất cả những lời đều đáng tin, không lừa gạt thế gian. Người ấy đối với sự nói láo, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa nói hai lưỡi, đoạn trừ nói hai lưỡi, sống không hai lưỡi, không phá hoại người khác. Không nghe người này nói lại người kia để phá hoại người này. Không nghe từ người kia nói lại người này để phá hoại người kia. Chia rẽ thì làm cho hòa hợp, đã hòa hợp thì làm cho hoan hỷ. Không kết bè đảng, không vui theo bè đảng, không ca ngợi việc kết bè đảng. Người ấy đối với hai lưỡi, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa lời nói cộc cằn, đoạn trừ nói cộc cằn. Nếu có lời nói nào mà lời lẽ thô lỗ, tiếng dữ chói tai, mọi người không vui, mọi người không thích, khiến người khác khổ não, khiến không được định, đoạn trừ những lời như vậy. Nếu có những lời nào mà ôn hòa, mềm mỏng, nghe lọt tai, thấm vào lòng, đáng ưa, đáng thích, khiến người khác an ổn, lời tiếng rõ ràng đầy đủ, không khiến người sợ, khiến người được định. Nói những lời như vậy. Người ấy đối với sự nói cộc cằn, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa nói thêu dệt, đoạn trừ nói thêu dệt; nói đúng thời, nói đúng sự thật, nói đúng pháp, nói đúng nghĩa, nói tịch tịnh, nói sự ưa thích tịch tịnh, hợp sự việc, hợp thời cơ, khéo khuyến giáo, khéo khiển trách. Người ấy đối với sự nói thêu dệt, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa việc buôn bán, dẹp bỏ cân đong và đấu hộc; cũng không nhận hàng hóa, không buộc trói người, không mong đong lừa, cân thiếu, không vì lợi nhỏ mà xâm hại, gạt gẫm người. Người ấy đối với sự buôn bán, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa sự thâu nhận đàn bà góa, đồng nữ, đoạn trừ sự thâu nhận đàn bà góa, đồng nữ. Đối với sự thâu nhận đàn bà góa, đồng nữ, người ấy tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa sự thâu nhận nô tỳ, đoạn trừ sự thâu nhận nô tỳ. Người ấy đối với sự thâu nhận nô tỳ, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa sự thâu nhận voi, ngựa, bò, dê, đoạn trừ sự thâu nhận voi, ngựa, bò, dê. Người ấy đối với sự thâu nhận voi, ngựa, bò, dê, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa sự thâu nhận gà, heo, đoạn trừ sự thâu gà, heo. Người ấy đối với sự thâu nhận gà, heo, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa sự thâu nhận ruộng vườn, quán xá, đoạn trừ sự thâu nhận ruộng vườn, quán xá. Người ấy đối với sự thâu nhận ruộng vườn, quán xá, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa sự thâu nhận lúa, thóc, đậu sống, đoạn trừ sự thâu nhận lúa, thóc, đậu sống. Người ấy đối với sự thâu nhận lúa, thóc, đậu sống, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa rượu, đoạn trừ rượu. Người ấy đối với sự uống rượu, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa giường cao rộng lớn, đoạn trừ giường cao rộng lớn. Người ấy đối với giường cao rộng lớn, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa tràng hoa, anh lạc, hương bột, phấn sáp; đoạn trừ tràng hoa, anh lạc, hương bột, phấn sáp. Người ấy đối với tràng hoa, anh lạc, hương bột, phấn sáp, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa ca, vũ, xướng, kỹ và đi đến xem nghe; đoạn trừ ca, vũ, xướng, kỹ và đi đến xem nghe. Người ấy đối với ca, vũ, xướng, kỹ và đi đến xem nghe, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa sự thâu nhận tiền bạc, đoạn trừ sự thâu nhận tiền bạc. Người ấy đối với sự thâu nhận tiền bạc, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa sự ăn quá ngọ, đoạn trừ sự ăn quá ngọ. Người ấy đối với sự ăn quá ngọ, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy sau khi thành tựu Thánh giới tụ này rồi, lại sống hết sức tri túc, áo chỉ cốt che thân, ăn chỉ cốt nuôi thân, du hành đến đâu đều mang theo y bát, đi không luyến tiếc, cũng như con nhạn mang theo đôi cánh bay liệng trong không.

“Người ấy sau khi thành tựu Thánh giới tụ này và hết sức tri túc rồi, lại thủ hộ các căn, thường niệm sự khép kín, niệm tưởng muốn minh đạt, thủ hộ niệm tâm mà được thành tựu, hằng mướn khởi ý. Khi mắt thấy sắc, không chấp thủ sắc tướng, không đắm sắc vị; vì sự phẫn tránh[12] mà thủ hộ căn con mắt, trong tâm không sanh tham lam, ưu não, ác bất thiện pháp, vì thú hướng đến kia[13], nên thủ hộ căn con mắt. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, khi ý biết pháp không chấp thủ pháp tướng, không đắm pháp vị; vì sự phẫn tránh mà thủ hộ ý căn, trong tâm không sanh tham lam, ưu não, ác bất thiện pháp, vì thú hướng đến kia, nên thủ hộ ý căn.

“Người ấy sau khi thành tựu Thánh giới tụ này và hết sức tri túc, thủ hộ các căn rồi, lại biết rõ chân chánh sự ra vào, khéo quán sát phân biệt sự co, duỗi, cúi, ngước, nghi dung chững chạc, khéo đắp Tăng-già-lê và mang các y bát; đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, nghỉ, nói năng thảy đều biết rõ chân chánh.

“Người ấy sau khi thành tựu Thánh giới tụ này và hết sức tri túc, thủ hộ các căn, biết rõ chân chánh sự ra vào rồi lại sống cô độc tại nơi xa vắng, ở trong rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, những nơi trống vắng yên tĩnh, sườn non, động đá, đất trống, lùm cây, hoặc đến trong rừng, hoặc giữa bãi tha ma. Người ấy sau khi ở trong rừng vắng, hoặc đến gốc cây, những chỗ không nhàn yên tĩnh, trải ni-sư-đàn, ngồi xếp kiết già, chánh thân chánh nguyện, hướng niệm nội tâm[14], đoạn trừ tâm tham lam, không có não hại, thấy tài vật và các nhu dụng sinh sống của người khác mà không khởi tâm tham lam muốn khiến về mình. Người ấy đối với tham lam, tâm được tịnh trừ.

“Cũng vậy, đối với sân nhuế, thùy miên, trạo hối, đoạn trừ nghi hoặc, đối với các thiện pháp không còn do dự. Vị ấy đối với sự nghi hoặc, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy đoạn trừ năm triền cái này, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, ly dục, ly ác bất thiện pháp, có giác có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, chứng đắc Sơ thiền, thành tựu an trụ.

“Này Phạm chí, đó gọi là điều được Như Lai khuất, được Như Lai hành, được Như Lai phục, nhưng người ấy không cho đây là cứu cánh để nói rằng ‘Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được Thế Tôn nói là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử Như Lai khéo thú hướng’.

“Rồi người ấy giác quán đã dứt, nội tĩnh, nhất tâm, không giác, không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng đắc Nhị thiền, thành tựu an trụ.

“Này Phạm chí, đó gọi là điều được Như Lai khuất, được Như Lai hành, được Như Lai phục, nhưng người ấy không cho đây là cứu cánh để nói rằng ‘Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được Thế Tôn nói là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử Như Lai khéo thú hướng’.

“Rồi người ấy ly hỷ dục, xả, vô cầu, an trụ nơi chánh niệm, chánh trí, thân cảm lạc thọ, điều mà Thánh nói là Thánh sở xả niệm lạc trụ thất, đạt đến Tam thiền, thành tựu an trụ.

“Này Phạm chí, đó gọi là điều được Như Lai khuất, được Như Lai hành, được Như Lai phục, nhưng người ấy không cho đây là cứu cánh để nói rằng ‘Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được Thế Tôn nói là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử Như Lai khéo thú hướng’.

“Rồi người ấy lạc diệt, khổ diệt, ưu hỷ vốn cũng đã diệt, không lạc, không khổ, xả niệm thanh tịnh, đạt đến Tứ thiền, thành tựu an trụ.

“Này Phạm chí, đó gọi là điều được Như Lai khuất, được Như Lai hành, được Như Lai phục, nhưng người ấy không cho đây là cứu cánh để nói rằng ‘Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được Thế Tôn nói là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử Như Lai khéo thú hướng’.

“Người ấy sau khi đạt đến tịnh tâm như vậy, thanh tịnh, không uế, không phiền, nhu nhuyến, an trụ vững vàng, đạt được bất động tâm, thú hướng đến sự tác chứng lậu tận trí thông. Người ấy biết như thật đây là Khổ, biết như thật đây là Khổ tập, đây là Khổ diệt, đây là Khổ diệt đạo, biết như thật đây là lậu, biết như thật đây là lậu tận, đây là lậu diệt, đây là lậu diệt đạo.

“Người ấy biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục lậu, tâm giải thoát hữu lậu, vô minh lậu. Giải thoát rồi thì biết mình đã giải thoát, biết như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’.

“Này Phạm chí, đó gọi là điều được Như Lai khuất, được Như Lai hành, được Như Lai phục, Người ấy lấy đây làm cứu cánh để nói rằng ‘Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được Thế Tôn nói là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử Như Lai khéo thú hướng’.

“Này Phạm chí, ý ông nghĩ sao? Thí dụ về dấu chân voi như vậy là khéo trình bày được trọn vẹn chăng?”

Phạm chí Sanh Văn bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, con đã hiểu. Bạch Thiện Thệ, con đã rõ. Bạch Thế Tôn, con nay tự quy y Phật, Pháp và chúng Tỳ-kheo Tăng. Cúi mong Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc, kể từ hôm nay tự quy y cho đến mạng tận[15].”

Phật thuyết như vậy. Phạm chí Sanh Văn và Dị học Ti-lô sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Tương đương Pāli M.27 Cūḷa-hatthīpadoma-sutta, ví dụ về dấu chân voi.
[02] Ti-lô dị học 卑 盧 異 學; Pāli: Pilotika-paribbājaka, một du sĩ trẻ, thuộc bộ tộc Vacchāyma.
[03] Sanh Văn 生 聞, Jāṇussonī, các kinh tiếp theo sau. Ông được kể trong số những Bà-la-môn lỗi lạc đương thời Phật. Ông thường ở tại Xá-vệ và thường đến gặp Phật để thảo luận. A. ghi chép nhiều nhất các cuộc đối thoại này.
[04] Bà-ta 婆 磋. Pāli: Vacchāyana, xem chú thích (2) ở trên.
[05] Trong bản Pāli: taṃ kiṃ maññati (…) samaṇanassa Gotamasasa paññāveyyattiyaṃ, paṇḍito…, ông có nghĩ rằng Sa-môn Cù- đàm có trí tuệ đặc sắc, …, là người thông bác chăng?
[06] Tứ cú nghĩa 四 句 義. Pāli: Samaṇne Gotame cattāri padāni, bốn dấu chân nơi Sa-môn Gatama. Trong Pāli, pada, có nghĩa dấu chân, cũng có nghĩa là câu văn.
[07] Hán: quyết định 決 定; bản Paøli: nipuṇe: tinh tế.
[08] Không tin là voi lớn nhất. Sẽ còn có con lớn hơn nữa.
[09] Gia-lê-nậu 加 梨 [少/兔] Pāli: Kaṇerukā, tên một loại voi cái.
[10] Gia-la-lê 加 羅 梨; Pāli: Kaḷārikā, cũng tên một loại voi cái.
[11] Bà-hòa-nậu 婆 惒 [少/兔] ; Pāli: Vāmanikā, loại voi cái rất lớn và lùn.
[12] Xem cht.5, kinh 144.
[13] Xem cht.6, kinh 144.
[14] Chánh thân chánh nguyện phản niệm bất hướng 正 身 正 願 反 念 不 向. Pāli: ujuṃ kāyaṃ paṇidhāya, parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā, giữ thân ngay thẳng; dựng chánh niệm để trước mặt. Trong bản Pāli, paṇidhāya, “đặt để” trong bản Hán hiểu là paṇidhāna, “ước nguyện”.
[15] Đối chiếu kinh số 149 ở sau.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]

Trung A Ham - Thich Tue Sy dich
Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
142. Kinh Vũ Thế
143. Kinh Thương-Ca-La
144. Kinh Toán Số Mục-Kiền-Liên
145. Kinh Cù-Mặc Mục-Kiền-Liên
146. Kinh Tượng Tích Dụ
147. Kinh Văn Ðức
148. Kinh Hà Khổ
149. Kinh Hà Dục
150. Kinh Uất-Sấu-Ca-La
151. Kinh Phạm Chí A-Nhiếp-Hòa
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

12. PHẨM PHẠM CHÍ
(Phần Ðầu)

146. KINH TƯỢNG TÍCH DỤ[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng lâm, vườn Cấp cô độc.

Bấy giờ dị học Ti-lô[02] vào lúc sáng sớm ra khỏi nước Xá-vệ, đi đến chỗ Phật, cúi đầu làm lễ rồi ngồi xuống một bên. Phật thuyết pháp cho ông nghe, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ. Sau khi bằng vô lượng phương tiện thuyết pháp, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ xong rồi Phật ngồi im lặng.

Dị học Ti-lô sau khi được Phật thuyết pháp, khuyến phát khát ngưỡng, thành tựu hoan hỷ xong, rời chỗ ngồi đứng dậy, cúi đầu lễ chân Phật, đi quanh ba vòng rồi lui về.

Bấy giờ, Phạm chí Sanh Văn[03] ngồi trên cỗ xe trắng rất đẹp, cùng với năm trăm đệ tử, vào lúc sáng sớm, khi ra khỏi Xá-vệ, đi đến một khu rừng để dạy đệ tử tụng đọc kinh thơ. Phạm chí Sanh Văn từ xa trông thấy dị học Ti-lô đi đến, bèn hỏi:

“Này Bà-ta[04], mới sáng sớm đã từ đâu về vậy?”

Dị học Ti-lô đáp:

“Này Phạm chí, tôi đi thăm Đức Thế Tôn, lễ sự, cúng dường rồi về đây.”

Phạm chí Sanh Văn hỏi:

“Có biết Sa-môn Cù-đàm ở nơi trống vắng yên tĩnh học trí tuệ chăng[05]?”

Dị học Ti-lô đáp:

“Phạm chí, hạng người nào mà có thể biết Thế Tôn ở nơi trống vắng yên tĩnh học trí tuệ? Này Phạm chí, nếu biết Thế Tôn ở nơi trống vắng yên tĩnh, học trí tuệ thì cũng phải bằng Thế Tôn. Nhưng, này Phạm chí, kinh thơ mà tôi đọc có bốn cú nghĩa[06] và do bốn cú nghĩa này mà tôi nhất định tin tưởng Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được nói bởi Thế Tôn là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử Như Lai khéo thú hướng.

“Này Phạm chí, cũng như thợ săn voi rành nghề, đi rảo trong một khu rừng, ở giữa rừng cây nhìn thấy dấu chân voi to lớn, thấy rồi thì nhất định tin tưởng con voi này phải là rất lớn mới có dấu chân như vậy. Này Phạm chí, tôi cũng như vậy. Trong kinh thơ mà tôi đọc có bốn cú nghĩa, do bốn cú nghĩa này mà tôi nhất định tin rằng Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được nói bởi Thế Tôn là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử của Như Lai khéo thú hướng.

“Bốn cú nghĩa ấy là thế nào?

“Này Phạm chí, các luận sĩ Sát-lợi có trí tuệ, học rộng, quyết định[07], có thể khuất phục người đời, không thứ gì là không biết, rồi đem những điều được thấy mà tạo tác văn chương, lưu hành trong thế gian. Họ nghĩ như vầy, ‘Ta đến chỗ Sa-môn Cù-đàm hỏi sự việc như vầy, nếu trả lời được, Ta lại hỏi nữa. Nếu không trả lời được, Ta khuất phục rồi bỏ đi’. Họ nghe Thế Tôn đang trú tại một thôn ấp nào đó, bèn tìm đến. Sau khi gặp Thế Tôn, hỏi còn không dám, há lại nói đến sự khuất phục. Này Phạm chí, kinh thư mà tôi đã đọc dùng được cho cú nghĩa thứ nhất này. Nhân ý nghĩa này, tôi nhất định tin rằng Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được nói bởi Thế Tôn là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử của Như Lai khéo thú hướng.

“Cũng vậy, những Phạm chí có trí tuệ, những Cư sĩ có trí tuệ, những luận sĩ Sa-môn có trí tuệ, đa văn, quyết định, có khả năng khuất phục người đời, không điều gì là không biết, rồi đem những điều được thấy tạo tác văn chương lưu hành thế gian. Họ nghĩ như vầy, ‘Ta đến chỗ Sa-môn Cù-đàm hỏi sự việc như vầy, nếu trả lời được, Ta lại hỏi nữa. Nếu không trả lời được, Ta khuất phục rồi bỏ đi’. Họ nghe Thế Tôn đang trú tại một thôn ấp nào đó, bèn tìm đến. Sau khi gặp Thế Tôn, hỏi còn không dám, há lại nói đến sự khuất phục. Này Phạm chí, kinh thư mà tôi đã đọc dùng được cho cú nghĩa thứ tư này. Nhân ý nghĩa này, tôi nhất định tin rằng Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được nói bởi Thế Tôn là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử của Như Lai khéo thú hướng.

“Này Phạm chí, kinh thơ mà tôi được đọc có bốn cú nghĩa này. Tôi do bốn cú nghĩa này mà nhất định tin tưởng rằng Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được Thế Tôn nói là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử Như Lai khéo thú hướng.”

Phạm chí Sanh Văn nói rằng:

“Này Bà-ta, ông thật hết sức cúng dường Sa-môn Cù-đàm. Do sở nhân, sở duyên này mà hoan hỷ phụng hành.

Dị học Ti-lô đáp:

“Này Phạm chí, thật vậy, thật vậy, tôi hết sức cúng dường Đức Thế Tôn ấy và cũng hết sức tán thán. Tất cả thế gian cũng nên cúng dường.”

Lúc bấy giờ Phạm chí Sanh Văn trên xe bước xuống, quỳ gối phải xuống đất, chắp tay hướng về rừng Thắng, vườn Cấp cô độc ba lần làm lễ:

“Nam mô Như Lai Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác.”

Ba lần như vậy xong, trở lên cỗ xe trắng rất đẹp, đi đến rừng Thắng, vườn Cấp cô độc. Đến chỗ xe có thể đi được, rồi xuống xe đi bộ, tiến về chỗ Phật, chào hỏi xong ngồi xuống một bên, đem câu chuyện mà Phạm chí Sanh Văn vừa thảo luận với dị học Ti-lô, kể lại hết cho Phật nghe.

Thế Tôn nghe xong, nói rằng:

“Này Phạm chí, dị học Ti-lô nói thí dụ về dấu chân voi chưa được hoàn hảo, chưa được trọn vẹn. Thí dụ về dấu chân voi mà được nói một cách hoàn hảo, trọn vẹn để Ta nói cho ông nghe. Hãy khéo nghe kỹ.

“Này Phạm chí, cũng như thợ săn voi rành nghề, đi vào trong một khu rừng, ở giữa đám cây rừng, nhìn thấy dấu chân voi to lớn. Thấy rồi, có thể tin rằng con voi kia phải hết sức to lớn mới có dấu chân như vậy.

[08]Này Phạm chí, thợ săn voi rành nghề ấy, hoặc giả không tin, vì rằng trong khu rừng ấy có một loại voi cái được gọi là Gia-lê-nậu[09], thân thể rất cao lớn, nó có dấu chân này. Rồi thợ săn tìm theo dấu chân. Lại thấy dấu chân voi rất lớn. Thấy rồi có thể tin rằng con voi này hết sức to lớn mới có dấu chân như vậy.

“Này Phạm chí, thợ săn rành nghề ấy, hoặc giả vẫn không tin, vì rằng trong khu rừng ấy lại còn có loại voi cái được gọi là Gia-la-lê[10], thân thể rất cao lớn, nó có dấu chân này. Rồi thợ săn tìm theo dấu chân này, lại thấy dấu chân voi to lớn. Thấy rồi, có thể tin rằng con voi này phải hết sức to lớn mới có dấu chân như vậy.

“Này Phạm chí, thợ săn rành nghề ấy, hoặc giả vẫn không tin, vì rằng trong rừng này còn có loại voi cái được gọi là Bà-hòa-nậu[11], thân thể rất cao lớn, nó có dấu chân này. Bèn đi tìm dấu chân này. Lại thấy dấu chân voi to lớn. Thấy rồi có thể tin rằng con voi này phải hết sức to lớn mới có dấu chân này. Thợ săn sau khi tìm theo dấu chân, thấy dấu chân voi rất lớn. Dấu chân voi rất lớn, vuông vức, rất dài, rất rộng, toàn thể chu vi bàn chân lún sâu xuống đất, và thấy con voi ấy hoặc đi lui, hoặc đi tới, hoặc dừng lại, hoặc chạy, hoặc đứng, hoặc nằm. Thấy con voi ấy rồi bèn nghĩ ‘Nếu có dấu chân lớn ấy tất phải con voi lơn này’.

“Này Phạm chí, cũng vậy, nếu trong đời xuất hiện Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, Minh Hạnh Thành Tựu, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Đạo Pháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật Chúng Hựu; vị ấy đối với thế gian này, gồm chư Thiên, Ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí, từ người đến người, mà tự tri, tự giác, tự tác chứng, thành tựu an trụ, biết như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’. Vị ấy thuyết pháp, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có văn, có nghĩa, trọn đủ thanh tịnh, hiển hiện phạm hạnh, pháp được vị áy thuyết giảng, hoặc Cư sĩ, hoặc con nhà Cư sĩ, nghe xong được tín tâm. Sau khi ở trong chánh pháp luật của Như Lai mà được tín tâm rồi, bèn nghĩ rằng ‘Tại gia chật hẹp, đầy những nhọc nhằn bụi bặm. Đời xuất gia học đạo rộng rãi bao la. Ta nay sống tại gia bị những phiền lớn khóa chặt, không được trọn đời tịnh tu phạm hạnh. Vậy ta hãy từ bỏ những tài vật ít hay tài vật nhiều, từ giã thân thuộc lớn hay thân thuộc nhỏ, cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình để học đạo’.

“Người ấy về sau hãy từ bỏ những tài vật ít hay tài vật nhiều, từ giã thân thuộc lớn hay thân thuộc nhỏ, cạo bỏ râu tóc, khoác áo ca-sa, chí tín lìa bỏ gia đình, sống không gia đình để học đạo. Vị ấy sau khi xuất gia, từ giã thân thuộc, thọ yếu pháp Tỳ-kheo, tu tập cấm giới, thủ hộ Tùng giải thoát; lại khéo thu nhiếp các oai nghi, lễ tiết, thấy những lỗi nhỏ nhặt cũng thường đem lòng lo sợ, thọ trì học giới.

“Người ấy lìa bỏ sát sanh, đoạn trừ sát sanh, dẹp bỏ dao gậy, có tàm, có quý, có tâm từ bi, làm lợi ích cho tất cả, cho đến côn trùng. Người ấy đối với sự sát sanh, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa sự lấy của không cho, đoạn trừ sự lấy của không cho, chỉ lấy của được cho, vui trong sự lấy của được cho, thường ưa bố thí, hoan hỷ không keo kiết, không trông chờ báo đáp. Người ấy đối với sự lấy của không cho, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa phi phạm hạnh, đoạn trừ phi phạm hạnh, siêng tu phạm hạnh, tinh cần diệu hạnh thanh tịnh vô uế, ly dục, đoạn dâm. Người ấy đối với sự phi phạm hạnh tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa nói láo, đoạn trừ nói láo, nói lời chắc thật, an trụ trên sự thật không di động, nói tất cả những lời đều đáng tin, không lừa gạt thế gian. Người ấy đối với sự nói láo, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa nói hai lưỡi, đoạn trừ nói hai lưỡi, sống không hai lưỡi, không phá hoại người khác. Không nghe người này nói lại người kia để phá hoại người này. Không nghe từ người kia nói lại người này để phá hoại người kia. Chia rẽ thì làm cho hòa hợp, đã hòa hợp thì làm cho hoan hỷ. Không kết bè đảng, không vui theo bè đảng, không ca ngợi việc kết bè đảng. Người ấy đối với hai lưỡi, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa lời nói cộc cằn, đoạn trừ nói cộc cằn. Nếu có lời nói nào mà lời lẽ thô lỗ, tiếng dữ chói tai, mọi người không vui, mọi người không thích, khiến người khác khổ não, khiến không được định, đoạn trừ những lời như vậy. Nếu có những lời nào mà ôn hòa, mềm mỏng, nghe lọt tai, thấm vào lòng, đáng ưa, đáng thích, khiến người khác an ổn, lời tiếng rõ ràng đầy đủ, không khiến người sợ, khiến người được định. Nói những lời như vậy. Người ấy đối với sự nói cộc cằn, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa nói thêu dệt, đoạn trừ nói thêu dệt; nói đúng thời, nói đúng sự thật, nói đúng pháp, nói đúng nghĩa, nói tịch tịnh, nói sự ưa thích tịch tịnh, hợp sự việc, hợp thời cơ, khéo khuyến giáo, khéo khiển trách. Người ấy đối với sự nói thêu dệt, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa việc buôn bán, dẹp bỏ cân đong và đấu hộc; cũng không nhận hàng hóa, không buộc trói người, không mong đong lừa, cân thiếu, không vì lợi nhỏ mà xâm hại, gạt gẫm người. Người ấy đối với sự buôn bán, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa sự thâu nhận đàn bà góa, đồng nữ, đoạn trừ sự thâu nhận đàn bà góa, đồng nữ. Đối với sự thâu nhận đàn bà góa, đồng nữ, người ấy tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa sự thâu nhận nô tỳ, đoạn trừ sự thâu nhận nô tỳ. Người ấy đối với sự thâu nhận nô tỳ, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa sự thâu nhận voi, ngựa, bò, dê, đoạn trừ sự thâu nhận voi, ngựa, bò, dê. Người ấy đối với sự thâu nhận voi, ngựa, bò, dê, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa sự thâu nhận gà, heo, đoạn trừ sự thâu gà, heo. Người ấy đối với sự thâu nhận gà, heo, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa sự thâu nhận ruộng vườn, quán xá, đoạn trừ sự thâu nhận ruộng vườn, quán xá. Người ấy đối với sự thâu nhận ruộng vườn, quán xá, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa sự thâu nhận lúa, thóc, đậu sống, đoạn trừ sự thâu nhận lúa, thóc, đậu sống. Người ấy đối với sự thâu nhận lúa, thóc, đậu sống, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa rượu, đoạn trừ rượu. Người ấy đối với sự uống rượu, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa giường cao rộng lớn, đoạn trừ giường cao rộng lớn. Người ấy đối với giường cao rộng lớn, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa tràng hoa, anh lạc, hương bột, phấn sáp; đoạn trừ tràng hoa, anh lạc, hương bột, phấn sáp. Người ấy đối với tràng hoa, anh lạc, hương bột, phấn sáp, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa ca, vũ, xướng, kỹ và đi đến xem nghe; đoạn trừ ca, vũ, xướng, kỹ và đi đến xem nghe. Người ấy đối với ca, vũ, xướng, kỹ và đi đến xem nghe, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa sự thâu nhận tiền bạc, đoạn trừ sự thâu nhận tiền bạc. Người ấy đối với sự thâu nhận tiền bạc, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy xa lìa sự ăn quá ngọ, đoạn trừ sự ăn quá ngọ. Người ấy đối với sự ăn quá ngọ, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy sau khi thành tựu Thánh giới tụ này rồi, lại sống hết sức tri túc, áo chỉ cốt che thân, ăn chỉ cốt nuôi thân, du hành đến đâu đều mang theo y bát, đi không luyến tiếc, cũng như con nhạn mang theo đôi cánh bay liệng trong không.

“Người ấy sau khi thành tựu Thánh giới tụ này và hết sức tri túc rồi, lại thủ hộ các căn, thường niệm sự khép kín, niệm tưởng muốn minh đạt, thủ hộ niệm tâm mà được thành tựu, hằng mướn khởi ý. Khi mắt thấy sắc, không chấp thủ sắc tướng, không đắm sắc vị; vì sự phẫn tránh[12] mà thủ hộ căn con mắt, trong tâm không sanh tham lam, ưu não, ác bất thiện pháp, vì thú hướng đến kia[13], nên thủ hộ căn con mắt. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, khi ý biết pháp không chấp thủ pháp tướng, không đắm pháp vị; vì sự phẫn tránh mà thủ hộ ý căn, trong tâm không sanh tham lam, ưu não, ác bất thiện pháp, vì thú hướng đến kia, nên thủ hộ ý căn.

“Người ấy sau khi thành tựu Thánh giới tụ này và hết sức tri túc, thủ hộ các căn rồi, lại biết rõ chân chánh sự ra vào, khéo quán sát phân biệt sự co, duỗi, cúi, ngước, nghi dung chững chạc, khéo đắp Tăng-già-lê và mang các y bát; đi, đứng, nằm, ngồi, ngủ, nghỉ, nói năng thảy đều biết rõ chân chánh.

“Người ấy sau khi thành tựu Thánh giới tụ này và hết sức tri túc, thủ hộ các căn, biết rõ chân chánh sự ra vào rồi lại sống cô độc tại nơi xa vắng, ở trong rừng vắng, trong rừng sâu, dưới gốc cây, những nơi trống vắng yên tĩnh, sườn non, động đá, đất trống, lùm cây, hoặc đến trong rừng, hoặc giữa bãi tha ma. Người ấy sau khi ở trong rừng vắng, hoặc đến gốc cây, những chỗ không nhàn yên tĩnh, trải ni-sư-đàn, ngồi xếp kiết già, chánh thân chánh nguyện, hướng niệm nội tâm[14], đoạn trừ tâm tham lam, không có não hại, thấy tài vật và các nhu dụng sinh sống của người khác mà không khởi tâm tham lam muốn khiến về mình. Người ấy đối với tham lam, tâm được tịnh trừ.

“Cũng vậy, đối với sân nhuế, thùy miên, trạo hối, đoạn trừ nghi hoặc, đối với các thiện pháp không còn do dự. Vị ấy đối với sự nghi hoặc, tâm đã tịnh trừ.

“Người ấy đoạn trừ năm triền cái này, những thứ làm tâm ô uế, tuệ yếu kém, ly dục, ly ác bất thiện pháp, có giác có quán, có hỷ lạc do ly dục sanh, chứng đắc Sơ thiền, thành tựu an trụ.

“Này Phạm chí, đó gọi là điều được Như Lai khuất, được Như Lai hành, được Như Lai phục, nhưng người ấy không cho đây là cứu cánh để nói rằng ‘Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được Thế Tôn nói là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử Như Lai khéo thú hướng’.

“Rồi người ấy giác quán đã dứt, nội tĩnh, nhất tâm, không giác, không quán, hỷ lạc do định sanh, chứng đắc Nhị thiền, thành tựu an trụ.

“Này Phạm chí, đó gọi là điều được Như Lai khuất, được Như Lai hành, được Như Lai phục, nhưng người ấy không cho đây là cứu cánh để nói rằng ‘Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được Thế Tôn nói là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử Như Lai khéo thú hướng’.

“Rồi người ấy ly hỷ dục, xả, vô cầu, an trụ nơi chánh niệm, chánh trí, thân cảm lạc thọ, điều mà Thánh nói là Thánh sở xả niệm lạc trụ thất, đạt đến Tam thiền, thành tựu an trụ.

“Này Phạm chí, đó gọi là điều được Như Lai khuất, được Như Lai hành, được Như Lai phục, nhưng người ấy không cho đây là cứu cánh để nói rằng ‘Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được Thế Tôn nói là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử Như Lai khéo thú hướng’.

“Rồi người ấy lạc diệt, khổ diệt, ưu hỷ vốn cũng đã diệt, không lạc, không khổ, xả niệm thanh tịnh, đạt đến Tứ thiền, thành tựu an trụ.

“Này Phạm chí, đó gọi là điều được Như Lai khuất, được Như Lai hành, được Như Lai phục, nhưng người ấy không cho đây là cứu cánh để nói rằng ‘Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được Thế Tôn nói là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử Như Lai khéo thú hướng’.

“Người ấy sau khi đạt đến tịnh tâm như vậy, thanh tịnh, không uế, không phiền, nhu nhuyến, an trụ vững vàng, đạt được bất động tâm, thú hướng đến sự tác chứng lậu tận trí thông. Người ấy biết như thật đây là Khổ, biết như thật đây là Khổ tập, đây là Khổ diệt, đây là Khổ diệt đạo, biết như thật đây là lậu, biết như thật đây là lậu tận, đây là lậu diệt, đây là lậu diệt đạo.

“Người ấy biết như vậy, thấy như vậy, tâm giải thoát dục lậu, tâm giải thoát hữu lậu, vô minh lậu. Giải thoát rồi thì biết mình đã giải thoát, biết như thật rằng ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’.

“Này Phạm chí, đó gọi là điều được Như Lai khuất, được Như Lai hành, được Như Lai phục, Người ấy lấy đây làm cứu cánh để nói rằng ‘Thế Tôn là Như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh Giác, pháp được Thế Tôn nói là toàn thiện, Thánh chúng đệ tử Như Lai khéo thú hướng’.

“Này Phạm chí, ý ông nghĩ sao? Thí dụ về dấu chân voi như vậy là khéo trình bày được trọn vẹn chăng?”

Phạm chí Sanh Văn bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, con đã hiểu. Bạch Thiện Thệ, con đã rõ. Bạch Thế Tôn, con nay tự quy y Phật, Pháp và chúng Tỳ-kheo Tăng. Cúi mong Thế Tôn nhận con làm Ưu-bà-tắc, kể từ hôm nay tự quy y cho đến mạng tận[15].”

Phật thuyết như vậy. Phạm chí Sanh Văn và Dị học Ti-lô sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Tương đương Pāli M.27 Cūḷa-hatthīpadoma-sutta, ví dụ về dấu chân voi.
[02] Ti-lô dị học 卑 盧 異 學; Pāli: Pilotika-paribbājaka, một du sĩ trẻ, thuộc bộ tộc Vacchāyma.
[03] Sanh Văn 生 聞, Jāṇussonī, các kinh tiếp theo sau. Ông được kể trong số những Bà-la-môn lỗi lạc đương thời Phật. Ông thường ở tại Xá-vệ và thường đến gặp Phật để thảo luận. A. ghi chép nhiều nhất các cuộc đối thoại này.
[04] Bà-ta 婆 磋. Pāli: Vacchāyana, xem chú thích (2) ở trên.
[05] Trong bản Pāli: taṃ kiṃ maññati (…) samaṇanassa Gotamasasa paññāveyyattiyaṃ, paṇḍito…, ông có nghĩ rằng Sa-môn Cù- đàm có trí tuệ đặc sắc, …, là người thông bác chăng?
[06] Tứ cú nghĩa 四 句 義. Pāli: Samaṇne Gotame cattāri padāni, bốn dấu chân nơi Sa-môn Gatama. Trong Pāli, pada, có nghĩa dấu chân, cũng có nghĩa là câu văn.
[07] Hán: quyết định 決 定; bản Paøli: nipuṇe: tinh tế.
[08] Không tin là voi lớn nhất. Sẽ còn có con lớn hơn nữa.
[09] Gia-lê-nậu 加 梨 [少/兔] Pāli: Kaṇerukā, tên một loại voi cái.
[10] Gia-la-lê 加 羅 梨; Pāli: Kaḷārikā, cũng tên một loại voi cái.
[11] Bà-hòa-nậu 婆 惒 [少/兔] ; Pāli: Vāmanikā, loại voi cái rất lớn và lùn.
[12] Xem cht.5, kinh 144.
[13] Xem cht.6, kinh 144.
[14] Chánh thân chánh nguyện phản niệm bất hướng 正 身 正 願 反 念 不 向. Pāli: ujuṃ kāyaṃ paṇidhāya, parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhapetvā, giữ thân ngay thẳng; dựng chánh niệm để trước mặt. Trong bản Pāli, paṇidhāya, “đặt để” trong bản Hán hiểu là paṇidhāna, “ước nguyện”.
[15] Đối chiếu kinh số 149 ở sau.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]