Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
11. Kinh Diệm Dụ
12. Kinh Hòa-Phá
13. Kinh Độ
14. Kinh La-Vân
15. Kinh Tư
16. Kinh Già-Lam
17. Kinh Già-Di-Ni
18. Kinh Sư Tử
19. Kinh Ni-Kiền
20. Kinh Ba-La-Lao
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

2. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG

12. KINH HÒA-PHÁ[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật du hóa tại Thích-ki-sấu[02] nước Ca-duy-la-vệ[03], trong vườn Ni-câu-loại[04].

Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên[05] cùng với chúng Đại Tỳ-kheo sau giờ ăn trưa[06], vì có việc nên tập họp ngồi tại giảng đường. Lúc bấy giờ Ni-kiền[07] có một người đệ tử thuộc dòng họ Thích tên Hòa-phá[08], sau giờ ăn trưa, thong thả đi đến chỗ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên; cùng chào hỏi nhau rồi ngồi sang một bên.

Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên hỏi sự việc như thế này:

“Này Hòa-phá, ý ông nghĩ sao? Giả sử có Tỳ-kheo thủ hộ thân, miệng, ý; trong trường hợp này, ông có thấy vị ấy nhân đó mà sanh khởi lậu bất thiện, khiến cho đến đời sau chăng[09]?”

Hòa-phá trả lời rằng:

“Này Đại Mục-kiền-liên, giả sử có vị Tỳ-kheo thủ hộ thân, miệng, ý; trong trường hợp này tôi thấy rằng nhân đó mà sanh khởi lậu bất thiện, khiến cho đến đời sau. Này Đại Mục-kiền-liên, giả sử có ai ở đời trước hành bất thiện hạnh, người ấy do đó mà sanh khởi lậu bất thiện khiến cho đến đời sau[10]“.

Lúc đó[11] Đức Thế Tôn đang tĩnh tọa ở chỗ vắng vẻ; bằng thiên nhĩ thanh tịnh siêu việt loài người, nghe Tôn giả Đại Mục-kiền-liên và Thích Hòa-phá đệ tử của Ni-kiền cùng bàn luận như thế.

Đức Thế Tôn nghe xong, vào lúc xế chiều, rời chỗ tĩnh tọa, đi đến giảng đường, trải chỗ và ngồi trước chúng Tỳ-kheo. Sau khi ngồi, Đức Thế Tôn hỏi rằng:

“Này Đại Mục-kiền-liên, vừa rồi ông cùng đệ tử của Ni-kiền Thích Hòa-phá bàn luận về việc gì? Lại có việc gì mà tập họp ngồi tại giảng đường?”

Tôn giả Đại Mục-kiền-liên bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, hôm nay con cùng với chúng Đại Tỳ-kheo sau giờ ăn trưa, vì có việc nên tập họp ngồi tại giảng đường. Lúc bấy giờ đệ tử Ni-kiền thuộc Thích Hòa-phá này, sau giờ ăn trưa, thong thả đi đến chỗ con; cùng chào hỏi nhau rồi ngồi sang một bên. Con hỏi như vầy: ‘Này Hòa-phá, ý ông nghĩ sao? Giả sử có Tỳ-kheo thủ hộ thân, miệng, ý; trong trường hợp này, ông có thấy vị ấy nhân đó mà sanh khởi lậu bất thiện, khiến cho đến đời sau chăng?’ Hòa-phá trả lời con rằng: ‘Này Đại Mục-kiền-liên, giả sử có Tỳ-kheo thủ hộ thân, miệng, ý; trong trường hợp này tôi thấy rằng nhân thế mà sanh khởi lậu bất thiện, khiến cho đến đời sau. Này Đại Mục-kiền-liên, giả sử có ai ở đời trước hành bất thiện hạnh, người ấy do đó mà sanh khởi lậu bất thiện khiến cho đến đời sau’. Bạch Thế Tôn, vừa rồi con cùng Thích Hòa-phá đệ tử Ni-kiền bàn luận như vậy. Vì việc đó mà ngồi tập họp tại giảng đường”.

Lúc đó Đức Thế Tôn bảo Thích Hòa-phá, đệ tử của Ni-kiền rằng:

“Nếu những gì ta nói là đúng, ông trả lời là đúng; nếu không đúng ông nên trả lời là không đúng. Ông có điều gì nghi ngờ thì nên hỏi ta như vầy: ‘Sa-môn Cù-đàm, cái này có sự gì? Cái này có ý nghĩa gì?’ Tùy những điều Ta nói mà ông có thể tiếp nhận được thì Ta với ông có thể bàn luận điều ấy”.

Hòa-phá trả lời rằng:

“Sa-môn Cù-đàm, nếu điều Ngài nói là đúng, tôi sẽ nói là đúng. Nếu không đúng tôi sẽ nói là không đúng. Nếu có điều nào nghi ngờ tôi sẽ hỏi Cù-đàm: ‘Thưa Cù-đàm, điều này có sự gì? Điều này có nghĩa gì?’ Tùy theo những điều Sa-môn Cù-đàm nói, tôi tiếp nhận. Vậy, Sa-môn Cù-đàm hãy cùng tôi bàn luận việc ấy”.

Đức Thế Tôn hỏi rằng:

“Ý Hòa-phá nghĩ sao? Giả sử có Tỳ-kheo sanh khởi thân hành bất thiện, lậu, nóng bức, ưu sầu[12]. Vị ấy sau đó thân hành bất thiện được diệt trừ, không tạo thêm những nghiệp mới, vứt bỏ nghiệp cũ, tức thời ngay trong đời hiện tại liền đạt đến cứu cánh, không còn bị nóng bức, thường trụ bất biến, tức điều được nói là được thấy bởi Thánh tuệ, được biết bởi Thánh tuệ. Nếu thân hành bất thiện, khẩu hành bất thiện, ý hành bất thiện, vô minh hành, lậu, nóng bức và ưu sầu[13], người ấy sau đó diệt trừ vô minh hành bất thiện, không tạo thêm những nghiệp mới, vứt bỏ nghiệp cũ, ngay trong đời này liền chứng được cứu cánh, không còn nóng bức, thường trú bất biến, tức điều được nói là được thấy bởi Thánh tuệ, được biết bởi Thánh tuệ. Thế nào, này Hòa-phá Tỳ-kheo thủ hộ thân, miệng, ý như vậy, trong trường hợp này ông có thấy vị đó nhân mà sanh khởi lậu bất thiện, khiến cho đến đời sau chăng?”

Hòa-phá trả lời rằng:

“Thưa Cù-đàm, giả sử có vị Tỳ-kheo thủ hộ thân, miệng, ý như vậy, trong trường hợp này tôi không thấy vị ấy do đó mà sanh khởi lậu bất thiện khiến cho đến đời sau”.

Đức Thế Tôn khen rằng:

“Lành thay, Hòa-phá, thế nào, này Hòa-phá, nếu có Tỳ-kheo vô minh đã dứt hết, minh đã sanh khởi. Vị ấy vô minh đã dứt hết, minh đã sanh khởi; cảm giác về hậu thân[14] sanh khởi thì biết là cảm giác về hậu thân sanh khởi; khi cảm giác về hậu mạng[15] sanh khởi thì biết là cảm giác về hậu mạng sanh khởi. Khi thân hoại mạng chung, tuổi thọ đã kết thúc, ngay trong đời này, tất cả mọi cảm giác đã ngưng bặt, tự thân mình biết sẽ đi đến chỗ lãnh đạm hoàn toàn[16].

“Này Hòa-phá, cũng như nhân cây mà có bóng. Giả sử có người mang búa thật bén đến chặt đứt rễ cây, chặt nát ra thành nhiều khúc, phá làm mười phần, hoặc trăm phần, đốt cháy thành tro, rồi hoặc để gió thổi bay đi, hoặc mang bỏ vào trong nước. Ý Hòa-phá nghĩ sao? Bóng nhân cây mà có; bóng ấy do đó mà mất hẳn cái nhân của nó, nên tuyệt diệt không còn sanh nữa chăng?”

Hòa-phá trả lời rằng:

“Đúng như thế, thưa Cù-đàm”.

“Này Hòa-phá, nên biết vị Tỳ-kheo kia lại cũng như vậy. Vô minh đã dứt hết, minh đã sanh khởi. Vị kia vô minh đã dứt hết, minh đã sanh khởi; cảm giác về hậu thân sanh khởi thì biết là cảm giác về hậu thân sanh khởi; khi cảm giác về hậu mạng sanh khởi thì biết là cảm giác về hậu mạng sanh khởi. Khi thân hoại mạng chung, tuổi thọ đã kết thúc, ngay trong đời này, tất cả mọi cảm giác đã ngưng bặt, tự thân mình biết sẽ đi đến chỗ lãnh đạm hoàn toàn. Này Hòa-phá, vị Tỳ-kheo với tâm giải thoát chơn chánh[17] như vậy, liền được sáu trụ xứ thiện[18]. Sáu trụ xứ đó là gì? Này Hòa-phá, Tỳ-kheo mắt thấy sắc mà không hỷ, không ưu, xả cầu, vô vi, chánh niệm, chánh trí. Này Hòa-phá, vị Tỳ-kheo chánh tâm giải thoát như vậy, đó gọi là được trú xứ thiện thứ nhất. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, ý biết pháp mà không hỷ không ưu, xả cầu, vô vi, chánh niệm, chánh trí. Này Hòa-phá, vị Tỳ-kheo chánh tâm giải thoát như vậy, đó gọi là được trụ xứ thứ sáu.

Hòa-phá bạch rằng:

“Đúng như vậy, thưa Sa-môn Cù-đàm!”

“Đa văn Thánh đệ tử chánh tâm giải thoát như vậy, được sáu trụ xứ thiện. Sáu trụ xứ thiện là những gì?”

“Thưa Cù-đàm, Đa văn Thánh đệ tử khi mắt thấy sắc, không hỷ, không ưu, xả cầu[19], vô vi, chánh niệm, chánh trí”.

“Này Hòa-phá, Tỳ-kheo với tâm giải thoát chơn chánh như vậy, được nói là đạt được trụ xứ thiện thứ nhất. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, ý biết pháp mà không hỷ, không ưu, xả cầu, vô vi, chánh niệm, chánh trí. Này Hòa-phá, Tỳ-kheo với tâm giải thoát chơn chánh như vậy được nói là đạt được trụ xứ thiện thứ sáu. Này Hòa-phá, Tỳ-kheo với tâm giải thoát chơn chánh như vậy, được sáu trú xứ thiện này”.

Hòa-phá bạch rằng:

“Đúng như thế, thưa Cù-đàm, Đa văn Thánh đệ tử với tâm giải thoát chơn chánh như vậy, được sáu trú xứ thiện. Thưa Cù-đàm, Đa văn Thánh đệ tử khi mắt thấy sắc, không hỷ, không ưu, xả cầu, vô vi, chánh niệm, chánh trí. Thưa Cù-đàm, Đa văn Thánh đệ tử với tâm giải thoát chơn chánh như vậy, được nói là đạt được trụ xứ thiện thứ nhất. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, ý biết pháp mà không hỷ, không ưu, xả cầu, vô vi, chánh niệm, chánh trí. Thưa Cù-đàm, Đa văn Thánh đệ tử với tâm giải thoát chơn chánh như vậy được nói là đạt được trụ xứ thiện thứ sáu. Như vậy, Thưa Cù-đàm, Đa văn Thánh đệ tử với tâm giải thoát chơn chánh như vậy, được sáu trụ xứ thiện này”.

Rồi thì, Hòa-phá bạch Thế Tôn rằng:

“Bạch đức Cù-đàm, con đã biết. Bạch Đức Thiện Thệ, con đã hiểu. Bạch Đức Cù-đàm, cũng như người có mắt sáng, cái gì bị úp thì lật lên; cái gì bị che đậy thì giở ra; đối với người mê thì chỉ đường cho; trong tối tăm thì cho ánh sáng để ai có mắt thì thấy ánh sáng màu sắc. Sa-môn Cù-đàm cũng giống như vậy, vì con mà dùng vô lượng phương tiện thuyết pháp và hiển hiện nghĩa lý, theo đạo thậm thâm[20].

“Bạch Thế Tôn, hôm nay con xin tự quy y với Phật, Pháp và Chúng Tỳ-kheo, duy nguyện Thế Tôn nhận cho con làm Ưu-bà-tắc; kể từ hôm nay trọn đời xin tự quy y, cho đến mạng chung.

“Bạch Thế Tôn, cũng như người nuôi con ngựa dở mà mong có lợi ích. Bạch Thế Tôn, con cũng như vậy. Ni-kiền ngu si kia không khéo hiểu rõ, không thể giải biết, không biết được ruộng tốt, không suy xét mà cung kính, lễ bái, phụng sự trong một thời gian dài, mong được lợi ích, nhưng chỉ luống nhọc khổ, vô ích. Bạch Thế Tôn, con nay lần nữa xin tự quy y Phật, Pháp và Chúng Tỳ-kheo, duy nguyện Thế Tôn nhận cho con làm Ưu-bà-tắc; kể từ hôm nay, trọn đời xin tự quy y, cho đến mạng chung.

“Bạch Thế Tôn, con vốn không biết nên đối với Ni-kiền ngu si kia mà có tín, có kính, từ nay dứt hẳn. Vì sao thế? Vì phỉnh gạt con vậy. Bạch Thế Tôn, nay lần thứ ba xin tự quy y với Phật, Pháp và Chúng Tỳ-kheo, duy nguyện Thế Tôn nhận lời cho con làm Ưu-bà-tắc; hôm nay, trọn đời xin tự quy y, cho đến khi mạng chung”.

Phật thuyết như vậy. Thích Hòa-phá và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Tương đương Pāli: A.IV. 195 Vappa-sutta.
[02] Thích-ki-sấu 釋 羈 瘦. Pāli: Sakkesu, “Giữa chúng những người Thích-ca.
[03] Ca-duy-la-vệ 迦 維 羅 衛, cũng gọi là Ca-tì-la-vệ 迦 毗 羅 衛. Pāli: Kapilavatthu, thủ phủ của người Thích-ca; quê hương của Đức Thích Tôn.
[04] Ni-câu-loại viên 尼 拘 類 園. Pāli: Nigrodhārāma, khu rừng gần Kappilavathu (Ca-tỳ-la-vệ) của một người bộ tộc Thích-ca tên là Nigrodha, được cúng cho Phật khi ngài trở về sanh quán ngay khi Ngài thành Đạo trong năm đầu tiên.
[05] Đại Mục-kiền-liên 大 目 犍 連. Pāli: Mahā-Moggallāna.
[06] Hán: trung thực hậu 中 食 後.
[07] Ni-kiền, tức Ni-kiền Tử, hay Ni-kiền Thân Tử 尼 乾 親 子. Pāli: Nagaṇṭhā Nātaputta.
[08] Hòa-phá 惒 破. Pāli: Vappa, trùng tên với một trong năm đệ tử đầu tiên của Phật.
[09] Pāli: Idha assa Vappa kāyena saṃvutto vācāya saṃvutto manasā saṃvutto avijjāvirāgā vijjuppādā passasi no tvaṃ Vappa taṃ ṭhānāṃ yatonidānaṃ purisaṃ dukkhavedaniyā āsavā assaveyyuṃ abhisamparāyam ti, “Này Vappa, ở đây có người phòng hộ thân, phòng hộ miệng, phòng hộ ý, xa lìa vô minh, sanh khởi minh; do nhân duyên nào đó mà người trong đời vị lai có thể khởi lên các lậu dẫn đến thọ khổ ấy. Này Vappa, ông có thấy trường hợp ấy chăng?”
[10] Pāli: pubbe pāpakammaṃ kataṃ avipakkavipākaṃ, tatonidānaṃ purisaṃ dukkhavedaniyā āsavā assaveyyuṃ abhisamparāyaṃ, “ác nghiệp được làm trong quá khứ nhưng quả dị thục chưa chín do nhân duyên đó người ấy trong tương lai có thể khởi lên lậu hoặc dẫn đến cảm thọ khổ.
[11] Bản Tống-Nguyên-Minh: bỉ thời 彼 時; bản Cao-ly: hậu thời  後 時, sau đó.
[12] Hán: lậu phiền nhiệt ưu thích 漏 煩 憂 熱 憂 戚. Pāli: kāyasamārambhapaccayā uppajjanti āsavā vighātaparilāhā, “do duyên là sự hoạt động của thân mà phát sinh các lậu, (là những thứ) gây tàn hại, nóng bức”.
[13] Vô minh hành... ưu sầu, Pāli: avijjāpaccayā uppajjanti āsavā..., “do duyên là vô minh mà sinh khởi các lậu...”
[14] Hán: hậu thân giác 後 身 覺. Pāli: kāyapariyantikaṃ vedanaṃ vediyamāno, khi có cảm giác về cảm thọ của thân tối hậu.
[15] Hán: hậu mạng giác後命覺. Pāli: jīvapariyantikaṃ vedanaṃ, cảm thọ của sinh mạng tối hậu.
[16] Hán: cứu cánh lãnh 究 竟 冷. Pāli: sīti, lạnh lùng.
[17] Hán: chánh tâm giải thoát 正 心 解 脫. Pāli: sammāvimuttacitta, tâm được giải thoát hoàn toàn.
[18] Hán: lục thiện trú xứ 六 善 住 處. Pāli: cha satatavihārā, sáu hằng trú, an trú thường hằng.
[19] Hán: xả cầu 捨 求. Pāli: upekkhako viharati, vị ấy sống với trạng thái xả.
[20] Bản Cao-ly: tùy kỳ chư đạo 隨 其 諸 道. Các bản Tống-Nguyên-Minh: tùy thậm thâm đạo 隨 甚 深 道.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]

Trung A Ham - Thich Tue Sy dich
Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 

Trung A H m Kinh
Mục Lục Tổng Quát
01. PHẨM BẢY PHÁP
02. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG
11. Kinh Diệm Dụ
12. Kinh Hòa-Phá
13. Kinh Độ
14. Kinh La-Vân
15. Kinh Tư
16. Kinh Già-Lam
17. Kinh Già-Di-Ni
18. Kinh Sư Tử
19. Kinh Ni-Kiền
20. Kinh Ba-La-Lao
03. PHẨM XÁ-LÊ TỬ TƯƠNG ƯNG
04. PHẨM VỊ TẰNG HỮU PHÁP
05. PHẨM TẬP TƯƠNG ƯNG
06. PHẨM VƯƠNG TƯƠNG ƯNG
07. PHẨM TRƯỜNG THỌ VƯƠNG
08. PHẨM UẾ
09. PHẨM NHÂN
10. PHẨM LÂM
11. PHẨM ĐẠI (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần đầu)
12. PHẨM PHẠM CHÍ (Phần sau) 
13. PHẨM CĂN BỔN PHÂN BIỆT
14. PHẨM TÂM
15. PHẨM SONG
16. PHẨM ĐẠI (Phần sau)
17. PHẨM BÔ-ĐA-LỢI
18. PHẨM LỆ

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
 
中 阿 含 經
KINH TRUNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm,
Việt Dịch & Hiệu Chú: Thích Tuệ Sỹ

2. PHẨM NGHIỆP TƯƠNG ƯNG

12. KINH HÒA-PHÁ[1]

Tôi nghe như vầy:

Một thời Phật du hóa tại Thích-ki-sấu[02] nước Ca-duy-la-vệ[03], trong vườn Ni-câu-loại[04].

Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên[05] cùng với chúng Đại Tỳ-kheo sau giờ ăn trưa[06], vì có việc nên tập họp ngồi tại giảng đường. Lúc bấy giờ Ni-kiền[07] có một người đệ tử thuộc dòng họ Thích tên Hòa-phá[08], sau giờ ăn trưa, thong thả đi đến chỗ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên; cùng chào hỏi nhau rồi ngồi sang một bên.

Bấy giờ Tôn giả Đại Mục-kiền-liên hỏi sự việc như thế này:

“Này Hòa-phá, ý ông nghĩ sao? Giả sử có Tỳ-kheo thủ hộ thân, miệng, ý; trong trường hợp này, ông có thấy vị ấy nhân đó mà sanh khởi lậu bất thiện, khiến cho đến đời sau chăng[09]?”

Hòa-phá trả lời rằng:

“Này Đại Mục-kiền-liên, giả sử có vị Tỳ-kheo thủ hộ thân, miệng, ý; trong trường hợp này tôi thấy rằng nhân đó mà sanh khởi lậu bất thiện, khiến cho đến đời sau. Này Đại Mục-kiền-liên, giả sử có ai ở đời trước hành bất thiện hạnh, người ấy do đó mà sanh khởi lậu bất thiện khiến cho đến đời sau[10]“.

Lúc đó[11] Đức Thế Tôn đang tĩnh tọa ở chỗ vắng vẻ; bằng thiên nhĩ thanh tịnh siêu việt loài người, nghe Tôn giả Đại Mục-kiền-liên và Thích Hòa-phá đệ tử của Ni-kiền cùng bàn luận như thế.

Đức Thế Tôn nghe xong, vào lúc xế chiều, rời chỗ tĩnh tọa, đi đến giảng đường, trải chỗ và ngồi trước chúng Tỳ-kheo. Sau khi ngồi, Đức Thế Tôn hỏi rằng:

“Này Đại Mục-kiền-liên, vừa rồi ông cùng đệ tử của Ni-kiền Thích Hòa-phá bàn luận về việc gì? Lại có việc gì mà tập họp ngồi tại giảng đường?”

Tôn giả Đại Mục-kiền-liên bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, hôm nay con cùng với chúng Đại Tỳ-kheo sau giờ ăn trưa, vì có việc nên tập họp ngồi tại giảng đường. Lúc bấy giờ đệ tử Ni-kiền thuộc Thích Hòa-phá này, sau giờ ăn trưa, thong thả đi đến chỗ con; cùng chào hỏi nhau rồi ngồi sang một bên. Con hỏi như vầy: ‘Này Hòa-phá, ý ông nghĩ sao? Giả sử có Tỳ-kheo thủ hộ thân, miệng, ý; trong trường hợp này, ông có thấy vị ấy nhân đó mà sanh khởi lậu bất thiện, khiến cho đến đời sau chăng?’ Hòa-phá trả lời con rằng: ‘Này Đại Mục-kiền-liên, giả sử có Tỳ-kheo thủ hộ thân, miệng, ý; trong trường hợp này tôi thấy rằng nhân thế mà sanh khởi lậu bất thiện, khiến cho đến đời sau. Này Đại Mục-kiền-liên, giả sử có ai ở đời trước hành bất thiện hạnh, người ấy do đó mà sanh khởi lậu bất thiện khiến cho đến đời sau’. Bạch Thế Tôn, vừa rồi con cùng Thích Hòa-phá đệ tử Ni-kiền bàn luận như vậy. Vì việc đó mà ngồi tập họp tại giảng đường”.

Lúc đó Đức Thế Tôn bảo Thích Hòa-phá, đệ tử của Ni-kiền rằng:

“Nếu những gì ta nói là đúng, ông trả lời là đúng; nếu không đúng ông nên trả lời là không đúng. Ông có điều gì nghi ngờ thì nên hỏi ta như vầy: ‘Sa-môn Cù-đàm, cái này có sự gì? Cái này có ý nghĩa gì?’ Tùy những điều Ta nói mà ông có thể tiếp nhận được thì Ta với ông có thể bàn luận điều ấy”.

Hòa-phá trả lời rằng:

“Sa-môn Cù-đàm, nếu điều Ngài nói là đúng, tôi sẽ nói là đúng. Nếu không đúng tôi sẽ nói là không đúng. Nếu có điều nào nghi ngờ tôi sẽ hỏi Cù-đàm: ‘Thưa Cù-đàm, điều này có sự gì? Điều này có nghĩa gì?’ Tùy theo những điều Sa-môn Cù-đàm nói, tôi tiếp nhận. Vậy, Sa-môn Cù-đàm hãy cùng tôi bàn luận việc ấy”.

Đức Thế Tôn hỏi rằng:

“Ý Hòa-phá nghĩ sao? Giả sử có Tỳ-kheo sanh khởi thân hành bất thiện, lậu, nóng bức, ưu sầu[12]. Vị ấy sau đó thân hành bất thiện được diệt trừ, không tạo thêm những nghiệp mới, vứt bỏ nghiệp cũ, tức thời ngay trong đời hiện tại liền đạt đến cứu cánh, không còn bị nóng bức, thường trụ bất biến, tức điều được nói là được thấy bởi Thánh tuệ, được biết bởi Thánh tuệ. Nếu thân hành bất thiện, khẩu hành bất thiện, ý hành bất thiện, vô minh hành, lậu, nóng bức và ưu sầu[13], người ấy sau đó diệt trừ vô minh hành bất thiện, không tạo thêm những nghiệp mới, vứt bỏ nghiệp cũ, ngay trong đời này liền chứng được cứu cánh, không còn nóng bức, thường trú bất biến, tức điều được nói là được thấy bởi Thánh tuệ, được biết bởi Thánh tuệ. Thế nào, này Hòa-phá Tỳ-kheo thủ hộ thân, miệng, ý như vậy, trong trường hợp này ông có thấy vị đó nhân mà sanh khởi lậu bất thiện, khiến cho đến đời sau chăng?”

Hòa-phá trả lời rằng:

“Thưa Cù-đàm, giả sử có vị Tỳ-kheo thủ hộ thân, miệng, ý như vậy, trong trường hợp này tôi không thấy vị ấy do đó mà sanh khởi lậu bất thiện khiến cho đến đời sau”.

Đức Thế Tôn khen rằng:

“Lành thay, Hòa-phá, thế nào, này Hòa-phá, nếu có Tỳ-kheo vô minh đã dứt hết, minh đã sanh khởi. Vị ấy vô minh đã dứt hết, minh đã sanh khởi; cảm giác về hậu thân[14] sanh khởi thì biết là cảm giác về hậu thân sanh khởi; khi cảm giác về hậu mạng[15] sanh khởi thì biết là cảm giác về hậu mạng sanh khởi. Khi thân hoại mạng chung, tuổi thọ đã kết thúc, ngay trong đời này, tất cả mọi cảm giác đã ngưng bặt, tự thân mình biết sẽ đi đến chỗ lãnh đạm hoàn toàn[16].

“Này Hòa-phá, cũng như nhân cây mà có bóng. Giả sử có người mang búa thật bén đến chặt đứt rễ cây, chặt nát ra thành nhiều khúc, phá làm mười phần, hoặc trăm phần, đốt cháy thành tro, rồi hoặc để gió thổi bay đi, hoặc mang bỏ vào trong nước. Ý Hòa-phá nghĩ sao? Bóng nhân cây mà có; bóng ấy do đó mà mất hẳn cái nhân của nó, nên tuyệt diệt không còn sanh nữa chăng?”

Hòa-phá trả lời rằng:

“Đúng như thế, thưa Cù-đàm”.

“Này Hòa-phá, nên biết vị Tỳ-kheo kia lại cũng như vậy. Vô minh đã dứt hết, minh đã sanh khởi. Vị kia vô minh đã dứt hết, minh đã sanh khởi; cảm giác về hậu thân sanh khởi thì biết là cảm giác về hậu thân sanh khởi; khi cảm giác về hậu mạng sanh khởi thì biết là cảm giác về hậu mạng sanh khởi. Khi thân hoại mạng chung, tuổi thọ đã kết thúc, ngay trong đời này, tất cả mọi cảm giác đã ngưng bặt, tự thân mình biết sẽ đi đến chỗ lãnh đạm hoàn toàn. Này Hòa-phá, vị Tỳ-kheo với tâm giải thoát chơn chánh[17] như vậy, liền được sáu trụ xứ thiện[18]. Sáu trụ xứ đó là gì? Này Hòa-phá, Tỳ-kheo mắt thấy sắc mà không hỷ, không ưu, xả cầu, vô vi, chánh niệm, chánh trí. Này Hòa-phá, vị Tỳ-kheo chánh tâm giải thoát như vậy, đó gọi là được trú xứ thiện thứ nhất. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, ý biết pháp mà không hỷ không ưu, xả cầu, vô vi, chánh niệm, chánh trí. Này Hòa-phá, vị Tỳ-kheo chánh tâm giải thoát như vậy, đó gọi là được trụ xứ thứ sáu.

Hòa-phá bạch rằng:

“Đúng như vậy, thưa Sa-môn Cù-đàm!”

“Đa văn Thánh đệ tử chánh tâm giải thoát như vậy, được sáu trụ xứ thiện. Sáu trụ xứ thiện là những gì?”

“Thưa Cù-đàm, Đa văn Thánh đệ tử khi mắt thấy sắc, không hỷ, không ưu, xả cầu[19], vô vi, chánh niệm, chánh trí”.

“Này Hòa-phá, Tỳ-kheo với tâm giải thoát chơn chánh như vậy, được nói là đạt được trụ xứ thiện thứ nhất. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, ý biết pháp mà không hỷ, không ưu, xả cầu, vô vi, chánh niệm, chánh trí. Này Hòa-phá, Tỳ-kheo với tâm giải thoát chơn chánh như vậy được nói là đạt được trụ xứ thiện thứ sáu. Này Hòa-phá, Tỳ-kheo với tâm giải thoát chơn chánh như vậy, được sáu trú xứ thiện này”.

Hòa-phá bạch rằng:

“Đúng như thế, thưa Cù-đàm, Đa văn Thánh đệ tử với tâm giải thoát chơn chánh như vậy, được sáu trú xứ thiện. Thưa Cù-đàm, Đa văn Thánh đệ tử khi mắt thấy sắc, không hỷ, không ưu, xả cầu, vô vi, chánh niệm, chánh trí. Thưa Cù-đàm, Đa văn Thánh đệ tử với tâm giải thoát chơn chánh như vậy, được nói là đạt được trụ xứ thiện thứ nhất. Cũng vậy, tai, mũi, lưỡi, thân, ý biết pháp mà không hỷ, không ưu, xả cầu, vô vi, chánh niệm, chánh trí. Thưa Cù-đàm, Đa văn Thánh đệ tử với tâm giải thoát chơn chánh như vậy được nói là đạt được trụ xứ thiện thứ sáu. Như vậy, Thưa Cù-đàm, Đa văn Thánh đệ tử với tâm giải thoát chơn chánh như vậy, được sáu trụ xứ thiện này”.

Rồi thì, Hòa-phá bạch Thế Tôn rằng:

“Bạch đức Cù-đàm, con đã biết. Bạch Đức Thiện Thệ, con đã hiểu. Bạch Đức Cù-đàm, cũng như người có mắt sáng, cái gì bị úp thì lật lên; cái gì bị che đậy thì giở ra; đối với người mê thì chỉ đường cho; trong tối tăm thì cho ánh sáng để ai có mắt thì thấy ánh sáng màu sắc. Sa-môn Cù-đàm cũng giống như vậy, vì con mà dùng vô lượng phương tiện thuyết pháp và hiển hiện nghĩa lý, theo đạo thậm thâm[20].

“Bạch Thế Tôn, hôm nay con xin tự quy y với Phật, Pháp và Chúng Tỳ-kheo, duy nguyện Thế Tôn nhận cho con làm Ưu-bà-tắc; kể từ hôm nay trọn đời xin tự quy y, cho đến mạng chung.

“Bạch Thế Tôn, cũng như người nuôi con ngựa dở mà mong có lợi ích. Bạch Thế Tôn, con cũng như vậy. Ni-kiền ngu si kia không khéo hiểu rõ, không thể giải biết, không biết được ruộng tốt, không suy xét mà cung kính, lễ bái, phụng sự trong một thời gian dài, mong được lợi ích, nhưng chỉ luống nhọc khổ, vô ích. Bạch Thế Tôn, con nay lần nữa xin tự quy y Phật, Pháp và Chúng Tỳ-kheo, duy nguyện Thế Tôn nhận cho con làm Ưu-bà-tắc; kể từ hôm nay, trọn đời xin tự quy y, cho đến mạng chung.

“Bạch Thế Tôn, con vốn không biết nên đối với Ni-kiền ngu si kia mà có tín, có kính, từ nay dứt hẳn. Vì sao thế? Vì phỉnh gạt con vậy. Bạch Thế Tôn, nay lần thứ ba xin tự quy y với Phật, Pháp và Chúng Tỳ-kheo, duy nguyện Thế Tôn nhận lời cho con làm Ưu-bà-tắc; hôm nay, trọn đời xin tự quy y, cho đến khi mạng chung”.

Phật thuyết như vậy. Thích Hòa-phá và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

Chú thích:

[01] Tương đương Pāli: A.IV. 195 Vappa-sutta.
[02] Thích-ki-sấu 釋 羈 瘦. Pāli: Sakkesu, “Giữa chúng những người Thích-ca.
[03] Ca-duy-la-vệ 迦 維 羅 衛, cũng gọi là Ca-tì-la-vệ 迦 毗 羅 衛. Pāli: Kapilavatthu, thủ phủ của người Thích-ca; quê hương của Đức Thích Tôn.
[04] Ni-câu-loại viên 尼 拘 類 園. Pāli: Nigrodhārāma, khu rừng gần Kappilavathu (Ca-tỳ-la-vệ) của một người bộ tộc Thích-ca tên là Nigrodha, được cúng cho Phật khi ngài trở về sanh quán ngay khi Ngài thành Đạo trong năm đầu tiên.
[05] Đại Mục-kiền-liên 大 目 犍 連. Pāli: Mahā-Moggallāna.
[06] Hán: trung thực hậu 中 食 後.
[07] Ni-kiền, tức Ni-kiền Tử, hay Ni-kiền Thân Tử 尼 乾 親 子. Pāli: Nagaṇṭhā Nātaputta.
[08] Hòa-phá 惒 破. Pāli: Vappa, trùng tên với một trong năm đệ tử đầu tiên của Phật.
[09] Pāli: Idha assa Vappa kāyena saṃvutto vācāya saṃvutto manasā saṃvutto avijjāvirāgā vijjuppādā passasi no tvaṃ Vappa taṃ ṭhānāṃ yatonidānaṃ purisaṃ dukkhavedaniyā āsavā assaveyyuṃ abhisamparāyam ti, “Này Vappa, ở đây có người phòng hộ thân, phòng hộ miệng, phòng hộ ý, xa lìa vô minh, sanh khởi minh; do nhân duyên nào đó mà người trong đời vị lai có thể khởi lên các lậu dẫn đến thọ khổ ấy. Này Vappa, ông có thấy trường hợp ấy chăng?”
[10] Pāli: pubbe pāpakammaṃ kataṃ avipakkavipākaṃ, tatonidānaṃ purisaṃ dukkhavedaniyā āsavā assaveyyuṃ abhisamparāyaṃ, “ác nghiệp được làm trong quá khứ nhưng quả dị thục chưa chín do nhân duyên đó người ấy trong tương lai có thể khởi lên lậu hoặc dẫn đến cảm thọ khổ.
[11] Bản Tống-Nguyên-Minh: bỉ thời 彼 時; bản Cao-ly: hậu thời  後 時, sau đó.
[12] Hán: lậu phiền nhiệt ưu thích 漏 煩 憂 熱 憂 戚. Pāli: kāyasamārambhapaccayā uppajjanti āsavā vighātaparilāhā, “do duyên là sự hoạt động của thân mà phát sinh các lậu, (là những thứ) gây tàn hại, nóng bức”.
[13] Vô minh hành... ưu sầu, Pāli: avijjāpaccayā uppajjanti āsavā..., “do duyên là vô minh mà sinh khởi các lậu...”
[14] Hán: hậu thân giác 後 身 覺. Pāli: kāyapariyantikaṃ vedanaṃ vediyamāno, khi có cảm giác về cảm thọ của thân tối hậu.
[15] Hán: hậu mạng giác後命覺. Pāli: jīvapariyantikaṃ vedanaṃ, cảm thọ của sinh mạng tối hậu.
[16] Hán: cứu cánh lãnh 究 竟 冷. Pāli: sīti, lạnh lùng.
[17] Hán: chánh tâm giải thoát 正 心 解 脫. Pāli: sammāvimuttacitta, tâm được giải thoát hoàn toàn.
[18] Hán: lục thiện trú xứ 六 善 住 處. Pāli: cha satatavihārā, sáu hằng trú, an trú thường hằng.
[19] Hán: xả cầu 捨 求. Pāli: upekkhako viharati, vị ấy sống với trạng thái xả.
[20] Bản Cao-ly: tùy kỳ chư đạo 隨 其 諸 道. Các bản Tống-Nguyên-Minh: tùy thậm thâm đạo 隨 甚 深 道.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]