BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Hành Hương Xứ Phật

Phạm Kim Khánh


-10-

Vua Asoka (A-dục)

Vào năm 326 trước D.L. Hoàng Đế Alexander the Great của xứ Macedonia xâm chiếm miền Bắc Ấn Độ và biến Takshasilā (người Hy Lạp gọi là Taxila) thành một thị trấn to lớn và phồn thịnh, thủ đô của vương quốc. Tuy nhiên vương quốc này không tồn tại được lâu dài vì Alexander băng hà lúc 32 tuổi tại Babylon, vào năm 323 trước D.L. Sau cái chết của Alexander, Candragupta mà người Hy Lạp gọi là Sandrocatus, nổi dậy tấn công quân trú phòng các thành trì mà Alexander để lại, chiến thắng Vua Nanda, và vào khoảng năm 323 trước D.L. trở thành quốc vương xứ Magadha (Ma Kiệt Đà), lấy PāÔaliputta (tên hiện nay là Patna) làm thủ đô, và sáng lập đế quốc Mauryan. Vincent A. Smith, trong quyển Oxford History of India ghi nhận rằng Candragupta là nhân vật đầu tiên chính xác được ghi trong lịch sử, có thể mô tả là Quốc Vương xứ Ấn Độ.

Bindusāra, con của Candragupta, nối ngôi cha và trị vì vương quốc đến năm 273 trước D.L. Asokhavardhana, mà thường được gọi là Asoka (A Dục), một trong những người con của Bindusāra, kế vị cha.

Trong thời vua cha còn tại vị thì Asoka là Phó Vương của Taxila và Ujjain. Asoka lưu lại một thời gian tại Vedisa, ngày nay là Besnagar hay Vessanagara, và nơi đây ông đem lòng thương Devi, con gái của Trưởng Giả Deva, và sau khi được cha mẹ ưng thuận, cưới nàng và đưa về Ujjain. Nơi đây bà hạ sanh hai con. Chính hai người con này về sau trở thành hai thành viên của Giáo Hội Tăng Già, hai vị A La Hán nổi tiếng Mahinda và Sanghamittā.

Khi Vua Bindusāra băng hà, Asoka được triệu về Patna nối ngôi cha, trở thành vì vua thứ ba của Đế Quốc Mauryan. Asoka, trị vì phần lớn xứ Ấn Độ vào giữa thế kỷ thứ ba trước Dương Lịch, là vị Phật tử cư sĩ rất quan trọng trong lịch sử nhân loại. Tại nhiều nơi trong xứ vua cho xây dựng một số lớn các trụ cột, trên đầu trụ có hình sư tử chạm trổ rất đẹp, đứng trên bánh xe Pháp Bảo. Đến nay hình ảnh này vẫn còn là biểu tượng tượng trưng trên quốc kỳ, và trong ấn tín của xứ Ấn Độ. Trước thời kỳ Asoka Phật Giáo được hoằng dương rộng rãi trong miền Bắc xứ Ấn Độ, chính Vua Asoka bắt đầu bảo trợ công trình truyền bá giáo huấn của Đức Phật trên cùng khắp thế gian.

Trước khi trở thành Phật tử Hoàng Đế Asoka hăng say chiến tranh như ông nội, không mãn nguyện với vương quốc mà người cha để lại, và luôn luôn nghĩ đến việc mở mang bờ cõi. Vào năm thứ tám sau khi lên ngôi, ông gởi quân xâm lăng, và chiến thắng quân Kālinga. Đây là một trận chiến vô cùng khốc liệt trong đó cả trăm ngàn người bị tàn sát, cả 150,000 ngàn người bị bắt làm tù binh, và số người chết vì liên lụy đông gấp nhiều lần như vậy. Thay vì dựng lên các trụ cột để biểu dương cuộc chiến thắng quân địch ngoài mặt trận, vua dựng lên trụ cột để ghi nhận tánh cách đáng ghê tởm của sự hung ác tàn bạo và ước mong rằng đời sống của tất cả chúng sanh, chí đến loài thú, phải được bảo vệ và chăm sóc.

Vua công khai bày tỏ những cảm xúc ăn năn hối tiếc trong sắc lệnh dài nhất của ông, được ghi tạc trên đá (Rock Edict No XIII).

Ta có thể nói rằng trận chiến Kālinga chẳng những là ngã rẽ quan trọng trong đời binh nghiệp của Vua Asoka, mà cũng trở thành một trong những diễn biến quyết định đối với lịch sử thế giới. Nhận thức tánh cách điên cuồng của sự giết chóc, vua từ bỏ gươm đao. Ông là vị đế vương duy nhất được ghi nhận là sau khi chiến thắng vẻ vang, từ bỏ những cuộc xâm lăng bằng chiến tranh (dig-vijaya) và đề khởi những cuộc xâm lăng bằng thiện pháp (dhamma-vijaya), đổi những cuộc xâm lăng khốc liệt ra những chiến dịch truyền bá đạo lý cao siêu và pháp từ bi của Phật Giáo để mưu cầu hạmh phúc cho một phần nhân loại. Ông thọc gươm vào vỏ, không bao giờ rút ra trở lại, và không bao giờ làm tổn thương chúng sanh nào.

Thay vì tổ chức những cuộc săn bắn, vua tìm thích thú trong những chiến dịch truyền bá đạo pháp khắp xứ để giúp đỡ người đói khó nghèo nàn, người già và những kẻ tật nguyền. Thay vì lập những công thần để trị quốc, vua có những quan chức để công bố đời sống đạo hạnh và chăm sóc những kẻ bất hạnh như già cả bệnh hoạn, côi cúc hay tù tội (Rock Edict V và Pillar Edict VII). Trong lời kêu gọi các quan chức ấy vua khuyên nên theo con đường "Trung Đạo", cố tránh ganh tỵ, hung ác và lười biếng. Trong một nơi khác (Rock Edict IX) vua ghi nhận rằng trong dân gian có rất nhiều nghi thức và lễ nghi vô ích để cầu phước, nhưng chỉ có một hình thức lễ nghi có thể đem lại lợi ích thật sự là thực hành Giáo Pháp, tức đối xử tốt đẹp với người ăn kẻ ở trong nhà, tôn kính bậc trưởng thượng, không gây tổn thương cho bất luận chúng sanh nào và dâng cúng đến các vị bà la môn và các vị tu sĩ.

Chính vị sa di A La Hán, con một người anh của Vua Asoka, đã cảm hóa và hướng dẫn Ngài vào đạo Phật bằng một bài giảng rất ngắn nhưng vô cùng sáng tỏ với chủ đề: tình trạng chuyên cần và giác tỉnh chú niệm (appamāda). Kể từ đó về sau người mà trước kia có tiếng là "Asoka hung ác bạo tàn" (Candāsoka) , giờ đây nổi danh là "Asoka, con người hiền lương đạo đức" (dhammāsoka).

Những nguyên tắc đạo đức và lý tưởng của người Phật tử sâu đậm nhuộm màu lối suy tư và những xúc cảm của Asoka đến độ ông trở thành con người hoàn toàn khác biệt, và đã đem lại nhiều đổi mới trong hệ thống hành chánh để trị nước an dân. Ông cố gắng giảng dạy và phổ cập giáo huấn của Đức Phật trong dân gian, nhất là trên bình diện luân lý. Ông cho ghi chạm trên đá những lời dạy vàng ngọc của Đức Bổn Sư, biến thành những bài giảng trên đá, không phải bóng gió tượng trưng mà thật sự điển hình: "Không nên lấy sự sống nuôi sự sống. Chí đến côn trùng cũng không nên sát hại."

Asoka thấm nhuần tinh thần khoan dung đại độ mà Đức Phật giáo truyền, và trong triều đại của ông tất cả mọi tôn giáo trong nước đều được hưởng tự do tuyệt đối. Ông cho ghi tạc trên đá những lời khuyên nên tôn trọng tất cả mọi tín ngưỡng. Kỳ thị tôn giáo chỉ làm hại giáo phái mình. "Chỉ có đoàn kết là tốt đẹp. Như vậy có nghĩa là mọi người đều nên vui lòng lắng tai nghe giáo lý của người khác tín ngưỡng."

Trong quyển Outline of History, H.G. Wells viết:

"Giữa oai danh của trăm ngàn vua chúa trong lịch sử nhân loại, danh thơm vừa hùng vĩ vừa dịu dàng, vừa trong sáng vừa trầm lặng của Hoàng Đế Asoka chói ngời rực rỡ như một vì sao tỏ rạng."

-ooOoo-

 Ðầu trang | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | Mục lục


Chân thành cám ơn Bác Phạm Kim Khánh đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 09-2004)


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 15-09-2004

Pham Kim Khanh - Hanh Huong Xu Phat

BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Hành Hương Xứ Phật

Phạm Kim Khánh


-10-

Vua Asoka (A-dục)

Vào năm 326 trước D.L. Hoàng Đế Alexander the Great của xứ Macedonia xâm chiếm miền Bắc Ấn Độ và biến Takshasilā (người Hy Lạp gọi là Taxila) thành một thị trấn to lớn và phồn thịnh, thủ đô của vương quốc. Tuy nhiên vương quốc này không tồn tại được lâu dài vì Alexander băng hà lúc 32 tuổi tại Babylon, vào năm 323 trước D.L. Sau cái chết của Alexander, Candragupta mà người Hy Lạp gọi là Sandrocatus, nổi dậy tấn công quân trú phòng các thành trì mà Alexander để lại, chiến thắng Vua Nanda, và vào khoảng năm 323 trước D.L. trở thành quốc vương xứ Magadha (Ma Kiệt Đà), lấy PāÔaliputta (tên hiện nay là Patna) làm thủ đô, và sáng lập đế quốc Mauryan. Vincent A. Smith, trong quyển Oxford History of India ghi nhận rằng Candragupta là nhân vật đầu tiên chính xác được ghi trong lịch sử, có thể mô tả là Quốc Vương xứ Ấn Độ.

Bindusāra, con của Candragupta, nối ngôi cha và trị vì vương quốc đến năm 273 trước D.L. Asokhavardhana, mà thường được gọi là Asoka (A Dục), một trong những người con của Bindusāra, kế vị cha.

Trong thời vua cha còn tại vị thì Asoka là Phó Vương của Taxila và Ujjain. Asoka lưu lại một thời gian tại Vedisa, ngày nay là Besnagar hay Vessanagara, và nơi đây ông đem lòng thương Devi, con gái của Trưởng Giả Deva, và sau khi được cha mẹ ưng thuận, cưới nàng và đưa về Ujjain. Nơi đây bà hạ sanh hai con. Chính hai người con này về sau trở thành hai thành viên của Giáo Hội Tăng Già, hai vị A La Hán nổi tiếng Mahinda và Sanghamittā.

Khi Vua Bindusāra băng hà, Asoka được triệu về Patna nối ngôi cha, trở thành vì vua thứ ba của Đế Quốc Mauryan. Asoka, trị vì phần lớn xứ Ấn Độ vào giữa thế kỷ thứ ba trước Dương Lịch, là vị Phật tử cư sĩ rất quan trọng trong lịch sử nhân loại. Tại nhiều nơi trong xứ vua cho xây dựng một số lớn các trụ cột, trên đầu trụ có hình sư tử chạm trổ rất đẹp, đứng trên bánh xe Pháp Bảo. Đến nay hình ảnh này vẫn còn là biểu tượng tượng trưng trên quốc kỳ, và trong ấn tín của xứ Ấn Độ. Trước thời kỳ Asoka Phật Giáo được hoằng dương rộng rãi trong miền Bắc xứ Ấn Độ, chính Vua Asoka bắt đầu bảo trợ công trình truyền bá giáo huấn của Đức Phật trên cùng khắp thế gian.

Trước khi trở thành Phật tử Hoàng Đế Asoka hăng say chiến tranh như ông nội, không mãn nguyện với vương quốc mà người cha để lại, và luôn luôn nghĩ đến việc mở mang bờ cõi. Vào năm thứ tám sau khi lên ngôi, ông gởi quân xâm lăng, và chiến thắng quân Kālinga. Đây là một trận chiến vô cùng khốc liệt trong đó cả trăm ngàn người bị tàn sát, cả 150,000 ngàn người bị bắt làm tù binh, và số người chết vì liên lụy đông gấp nhiều lần như vậy. Thay vì dựng lên các trụ cột để biểu dương cuộc chiến thắng quân địch ngoài mặt trận, vua dựng lên trụ cột để ghi nhận tánh cách đáng ghê tởm của sự hung ác tàn bạo và ước mong rằng đời sống của tất cả chúng sanh, chí đến loài thú, phải được bảo vệ và chăm sóc.

Vua công khai bày tỏ những cảm xúc ăn năn hối tiếc trong sắc lệnh dài nhất của ông, được ghi tạc trên đá (Rock Edict No XIII).

Ta có thể nói rằng trận chiến Kālinga chẳng những là ngã rẽ quan trọng trong đời binh nghiệp của Vua Asoka, mà cũng trở thành một trong những diễn biến quyết định đối với lịch sử thế giới. Nhận thức tánh cách điên cuồng của sự giết chóc, vua từ bỏ gươm đao. Ông là vị đế vương duy nhất được ghi nhận là sau khi chiến thắng vẻ vang, từ bỏ những cuộc xâm lăng bằng chiến tranh (dig-vijaya) và đề khởi những cuộc xâm lăng bằng thiện pháp (dhamma-vijaya), đổi những cuộc xâm lăng khốc liệt ra những chiến dịch truyền bá đạo lý cao siêu và pháp từ bi của Phật Giáo để mưu cầu hạmh phúc cho một phần nhân loại. Ông thọc gươm vào vỏ, không bao giờ rút ra trở lại, và không bao giờ làm tổn thương chúng sanh nào.

Thay vì tổ chức những cuộc săn bắn, vua tìm thích thú trong những chiến dịch truyền bá đạo pháp khắp xứ để giúp đỡ người đói khó nghèo nàn, người già và những kẻ tật nguyền. Thay vì lập những công thần để trị quốc, vua có những quan chức để công bố đời sống đạo hạnh và chăm sóc những kẻ bất hạnh như già cả bệnh hoạn, côi cúc hay tù tội (Rock Edict V và Pillar Edict VII). Trong lời kêu gọi các quan chức ấy vua khuyên nên theo con đường "Trung Đạo", cố tránh ganh tỵ, hung ác và lười biếng. Trong một nơi khác (Rock Edict IX) vua ghi nhận rằng trong dân gian có rất nhiều nghi thức và lễ nghi vô ích để cầu phước, nhưng chỉ có một hình thức lễ nghi có thể đem lại lợi ích thật sự là thực hành Giáo Pháp, tức đối xử tốt đẹp với người ăn kẻ ở trong nhà, tôn kính bậc trưởng thượng, không gây tổn thương cho bất luận chúng sanh nào và dâng cúng đến các vị bà la môn và các vị tu sĩ.

Chính vị sa di A La Hán, con một người anh của Vua Asoka, đã cảm hóa và hướng dẫn Ngài vào đạo Phật bằng một bài giảng rất ngắn nhưng vô cùng sáng tỏ với chủ đề: tình trạng chuyên cần và giác tỉnh chú niệm (appamāda). Kể từ đó về sau người mà trước kia có tiếng là "Asoka hung ác bạo tàn" (Candāsoka) , giờ đây nổi danh là "Asoka, con người hiền lương đạo đức" (dhammāsoka).

Những nguyên tắc đạo đức và lý tưởng của người Phật tử sâu đậm nhuộm màu lối suy tư và những xúc cảm của Asoka đến độ ông trở thành con người hoàn toàn khác biệt, và đã đem lại nhiều đổi mới trong hệ thống hành chánh để trị nước an dân. Ông cố gắng giảng dạy và phổ cập giáo huấn của Đức Phật trong dân gian, nhất là trên bình diện luân lý. Ông cho ghi chạm trên đá những lời dạy vàng ngọc của Đức Bổn Sư, biến thành những bài giảng trên đá, không phải bóng gió tượng trưng mà thật sự điển hình: "Không nên lấy sự sống nuôi sự sống. Chí đến côn trùng cũng không nên sát hại."

Asoka thấm nhuần tinh thần khoan dung đại độ mà Đức Phật giáo truyền, và trong triều đại của ông tất cả mọi tôn giáo trong nước đều được hưởng tự do tuyệt đối. Ông cho ghi tạc trên đá những lời khuyên nên tôn trọng tất cả mọi tín ngưỡng. Kỳ thị tôn giáo chỉ làm hại giáo phái mình. "Chỉ có đoàn kết là tốt đẹp. Như vậy có nghĩa là mọi người đều nên vui lòng lắng tai nghe giáo lý của người khác tín ngưỡng."

Trong quyển Outline of History, H.G. Wells viết:

"Giữa oai danh của trăm ngàn vua chúa trong lịch sử nhân loại, danh thơm vừa hùng vĩ vừa dịu dàng, vừa trong sáng vừa trầm lặng của Hoàng Đế Asoka chói ngời rực rỡ như một vì sao tỏ rạng."

-ooOoo-

 Ðầu trang | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | Mục lục


Chân thành cám ơn Bác Phạm Kim Khánh đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 09-2004)


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 15-09-2004