BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Hành Hương Xứ Phật

Phạm Kim Khánh


-09-

Tam tạng kinh

Đức Phật đã nhập diệt. Nhưng giáo lý cao siêu mà Ngài đã dày công hoằng dương trong bốn mươi lăm năm vẫn còn lưu lại đến ngày nay cho nhân loại, trọn vẹn, đầy đủ và hoàn toàn tinh túy.

Ba tháng sau khi Đức Phật nhập Đại Niết Bàn, vào năm thứ tám triều đại Ajātasattu (A Xà Thế), năm trăm vị đại đệ tử A La Hán của Ngài tập hợp lần đầu tiên tại Rājagaha (Vương Xá) để nhắc lại những Phật ngôn quý báu. Đại Đức Ānanda, vị đệ tử trung thành đã được diễm phúc luôn luôn ở bên cạnh Đức Thế Tôn và hân hạnh được nghe tất cả những lời dạy của Ngài cùng với Đại Đức Upāli được chọn đứng lên trả lời những câu hỏi. Ngài Mahā Kassapa chủ tọa.

Đại Đức Ānanda được đề cử lặp lại những lời khuyên dạy nên làm (sutta, kinh), Đại Đức Upāli giải đáp các câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến giới luật (vinaya), và cả hai vị luân phiên trả lời các câu hỏi về phần giáo lý cao siêu (abhidhamma, vi diệu pháp). Đó là lần kết tập đầu tiên, tập trung toàn thể giáo lý của Đức Phật và sắp xếp rành mạch thành ba Tạng (Luật, Kinh, Luận). Một trăm năm và hai trăm ba mươi sáu năm sau, các vị A La Hán lại kết tập lần thứ nhì và lần thứ ba để lặp lại Phật ngôn.

Vào khoảng năm 83 trước D.L. dưới triều vua VaÔta Gāmani xứ Sri Lanka (Tích Lan) các vị A La Hán lại kết tập một lần nữa tại Aluvihara, một ấp nhỏ của đảo Sri Lanka (Tích Lan), lối 30 cây số cách Kandy. Tại đây, lần đầu tiên trong lịch sử Phật Giáo, Tam Tạng Pāli được ghi chép trên lá buông.

Nhờ sự cố gắng liên tục và sự thấy xa của chư vị A La Hán, đến ngày nay, và trong tương lai, không có lý do nào để chỉ trích, và cũng không thể nào các học giả cấp tiến sửa đổi, làm sai tánh cách trong trắng của giáo lý thuần túy. Phạn ngữ Tipitaka (Bắc Phạn là Tripitaka) có nghĩa là ba cái giỏ. Ba cái giỏ ấy là: giỏ đựng Luật (Vinaya Pitaka), giỏ đựng Kinh (Sutta Pitaka), và giỏ đựng Luận (Abhidhamma Pitaka), tức ba tạng: Luật, Kinh, Luận.

Tạng Luật (Vinaya Pitaka). Phần lớn Tạng Luật đề cập đến giới luật và nghi lễ trong đời sống xuất gia của các vị tỳ khưu và tỳ khưu ni. Ngót hai mươi năm sau khi Thành Đạo, Đức Phật không có ban hành giới luật nhất định để kiểm soát và khép chư tăng vào kỷ cương. Về sau, mỗi khi có trường hợp xảy diễn, Đức Phật đặt ra những điều răn thích ứng. Tạng Luật nêu rõ đầy đủ lý do tại sao và trong trường hợp nào Đức Phật ban hành một giới, và mô tả rành mạch các nghi thức hành lễ sám hối của chư tăng. Lịch trình phát triển đạo giáo từ thủa ban khai, sơ lược đời sống và chức nhiệm của Đức Phật, và những chi tiết về ba lần kết tập Tam Tạng là những điểm khác được đề cập đến trong Tạng Luật.

Tạng Kinh (Sutta Pitaka) đại để gồm những thời Pháp có tánh cách khuyên dạy mà Đức Phật giảng cho các bậc xuất gia và hàng cư sĩ, trong nhiều cơ hội khác nhau. Một vài bài giảng của các vị đại đệ tử như các Ngài Sāriputta, Moggallāna và Ānanda cũng được ghép vào Tạng Kinh, và cũng được tôn trọng như chính lời Đức Phật, vì đã được Đức Phật chấp nhận. Phần lớn các bài Pháp này nhắm vào lợi ích của chư tỳ khưu và đề cập đến đời sống phạm hạnh của bậc xuất gia. Nhiều bài khác liên quan đến sự tiến bộ vật chất và tinh thần đạo đức của người cư sĩ. Kinh Sigālovāda chẳng hạn, dạy về bổn phận của người tại gia. Ngoài ra còn có những bài giảng lý thú dành cho trẻ em. Tạng Kinh giống như một quyển sách ghi lại nhiều quy tắc để coi theo mà thực hành, vì đó là các bài Pháp do Đức Phật giảng ở nhiều trường hợp khác nhau cho nhiều người có căn cơ, trình độ và hoàn cảnh khác nhau. ở mỗi trường hợp Đức Phật có một lối giải thích để người thính Pháp lãnh hội dễ dàng.

Tạng Luận (Abhidhamma Pitaka) là phần triết lý cao siêu và thâm diệu nhất trong toàn thể Giáo Pháp vì đây là phần triết lý, so với Tạng Kinh, có phần đơn giản hơn. Đối với bậc thiện trí thức muốn tìm hiểu chân lý, Tạng Luận là những quyển kinh chỉ đạo khẩn yếu, vừa là một tập khái luận vô giá. Nơi đây có đủ thức ăn tinh thần cho các học giả muốn mở mang trí tuệ và sống đời lý tưởng của người Phật tử. Đây không phải là loại sách để đọc qua cầu vui hay giải trí. Hầu hết các học giả Phật Giáo đều xác nhận rằng muốn thông hiểu giáo lý của Đức Phật, phải có kiến thức về Tạng Luận, vì đó là cái chìa khóa để mở cửa vào thực tế.

Bốn Điều Tham Chiếu.- Vào những ngày cuối cùng, trên đường từ Rājagaha (Vương Xá) đi Kusinārā, đến tại Bhoganagara Đức Phật dạy bốn Đại Giáo Pháp, tức bốn điều tham chiếu (mahāpadesa), theo đó ta có thể trắc nghiệm xem lời nào là đúng Giáo Huấn. Bốn điều ấy như sau:

1. Một vị tỳ khưu có thể nói rằng tôi có nghe chính Đức Phật đã thốt ra như vầy: "Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Như Lai." Những lời ấy, không nên chấp nhận, cũng không nên gác bỏ ngoài tai. Không chấp nhận, không gác bỏ ngoài tai, mà phải nghiên cứu tận tường từng chữ, từng tiếng, rồi hãy đối chiếu với Luật (vinaya), so sánh với Kinh (sutta). Nếu khi so sánh và đối chiếu kỹ càng, nhận thấy rằng nó không phù hợp với Luật và không nhất trí với Kinh, con có thể kết luận rằng, "chắc chắn đây không phải là Phật ngôn. Vị tỳ khưu đã hiểu sai. Như vậy, con phải loại bỏ những lời ấy.

Nếu, khi so sánh và đối chiếu, những lời ấy phù hợp với Luật và nhất trí với Kinh, con có thể kết luận rằng, "chắc chắn đây là Phật ngôn, vị tỳ khưu ấy đã hiểu đúng." Đó là điều tham chiếu lớn đầu tiên.

2. Lại nữa, một vị tỳ khưu có thể nói rằng trong ngôi chùa kia có chúng Tăng sống chung và có những vị sư lãnh đạo. Tôi nghe chính các sư ấy nói như thế này: "Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư." Không nên chấp nhận, cũng không nên gác bỏ ngoài tai những lời ấy. Không chấp nhận, không gác bỏ ngoài tai, mà phải nghiên cứu tận tường, từng chữ, từng tiếng, rồi hãy đối chiếu với Luật và so sánh với Kinh. Nếu khi so sánh kỹ càng, những lời ấy không phù hợp với Luật và không nhất trí với Kinh, con có thể kết luận, "chắc chắn đây không phải là Phật ngôn. Vị tỳ khưu đã hiểu sai."

Nếu, khi đối chiếu, so sánh, những lời ấy phù hợp với Luật và nhất trí với Kinh, con có thể kết luận, "chắc chắn đây là Phật ngôn, vị tỳ khưu ấy hiểu đúng."

Đó là điều tham chiếu lớn thứ nhì.

3. Lại nữa, một vị tỳ khưu có thể nói rằng: Trong cảnh chùa kia có nhiều vị sư và những vị cao tăng học rộng, thông suốt Giáo Lý, hiểu rộng Luật, Kinh và Pháp Yếu (Mātikā). Tôi nghe chính các vị sư ấy nói như vầy: "Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư." Không nên chấp nhận những lời ấy, cũng không nên bác bỏ, mà phải nghiên cứu tận tường, từng chữ, từng tiếng, rồi đem đối chiếu với Luật (Vinaya), và so sánh với Kinh (Sutta). Nếu, khi đối chiếu, so sánh, những lời ấy không phù hợp với Luật và không nhất trí với Kinh, con có thể kết luận, "chắc chắn đây không phải là Phật ngôn. Vị tỳ khưu kia đã hiểu sai." Như vậy, con phải loại bỏ những lời ấy.

Nếu, khi đối chiếu, so sánh, những lời ấy phù hợp với Luật và nhất trí với Kinh, con có thể kết luận, "chắc chắn đây là Phật ngôn, vị tỳ khưu ấy hiểu đúng."

Đó là điều tham chiếu lớn thứ ba.

4. Lại nữa, một vị tỳ khưu có thể nói rằng: Trong ngôi chùa kia có một vị tỳ khưu cao hạ, học rộng, thông suốt Giáo Lý, hiểu rộng Luật, Kinh, và các Pháp Yếu (Mātikā). Tôi có nghe vị tỳ khưu cao hạ ấy nói như thế này: "Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư." Không nên chấp nhận hay bác bỏ những lời ấy. Không chấp nhận, không bác bỏ, mà phải nghiên cứu kỹ càng, tận tường, từng chữ, từng tiếng, rồi đem đối chiếu với Luật và so sánh với Kinh. Nếu khi so sánh và đối chiếu, những lời ấy không phù hợp với Luật và không nhất trí với Kinh, con có thể kết luận rằng, "chắc chắn đây không phải là Phật ngôn. Vị tỳ khưu kia đã hiểu sai." Như vậy con phải loại bỏ những lời ấy.

Nếu, khi so sánh và đối chiếu, những lời ấy phù hợp với Luật và nhất trí với Kinh, con có thể kết luận rằng, "chắc chắn đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư."

Đó là điều tham chiếu lớn thứ tư.

Này các Tỳ Khưu, đó là bốn điều tham chiếu lớn.

 

Cúng dường đức phật

Khi nghe tin còn ba tháng nữa Đức Phật sẽ nhập Niết Bàn, chư đại đức tỳ khưu vô cùng xúc động. Các bậc Thánh Tăng A La Hán phát sanh động tâm. Những vị còn phàm tăng không thể cầm nước mắt, than rằng, "Đức Thế Tôn nhập diệt quá sớm! Đức Thiện Thệ nhập diệt quá sớm! Pháp nhãn biến mất trên đời quá sớm!"

Chư Tăng hợp nhau lại từng đoàn, từng nhóm để bàn thảo rất xôn xao, ai nấy đều mến tiếc.

Trong khi ấy chỉ riêng mình Đại Đức Tissa, suy tư rằng, "không bao lâu nữa Đức Thế Tôn sẽ diệt độ mà đến nay ta vẫn còn chưa diệt trừ được tham ái. Vậy, giờ đây ta nên tận lực tinh tấn hành thiền để chứng ngộ Thánh Quả trong khi Đức Thế Tôn còn tại thế."

Nghĩ vậy Đại Đức Tissa tách riêng ra sống một mình, ngày đêm chuyên cần chú niệm, không gần gủi chuyện trò với các vị tỳ khưu khác.

Khi ấy chư tỳ khưu tìm đến hỏi Đại Đức tại sao làm vậy thì Ngài không nói một lời mà cứ chuyên chú quyết tâm hành thiền. Câu chuyện được bạch lại với Đức Phật. Đức Phật cho gọi Đại Đức Tissa đến và hỏi, "Câu chuyện được thuật lại như vậy có đúng không?"

-- Bạch Hóa Đức Thế Tôn, quả thật đúng như vậy.

-- Tại sao?

-- Kính Bạch Đức Thế Tôn, con nghe rằng còn không bao lâu nữa Đức Thế Tôn sẽ nhập diệt mà đến nay con vẫn chưa tận diệt tham ái. Vì lẽ ấy con cố gắng tinh tấn hành thiền để chứng ngộ Đạo Quả A La Hán trong lúc Đức Thế Tôn còn hiện tiền.

Đức Phật nghe xong liền ca tụng: "Lành thay! Lành thay!" Rồi Ngài dạy chư tỳ khưu:

"Này chư Tỳ Khưu, tỳ khưu nào tôn kính, mến tiếc Như Lai, hãy noi gương Tỳ Khưu Tissa. Những ai cúng dường Như Lai bằng hương hoa, trà, quả chưa hẳn được gọi là cúng dường cao thượng. Thực hành đúng Giáo Pháp của Như Lai mới thật là cúng dường Như Lai một cách chánh đáng."

Kinh Mahāparinibbāna (Đại Niết Bàn) cũng thuật rằng thủa ấy Đức Thế Tôn ngự tại rừng cây long thọ (sāla) của vua Malla, gần thành Kusinārā. Đại Đức Ānanda sắp xếp để Đức Thế Tôn nằm giữa cặp "song long thọ", lúc bấy giờ trổ hoa đầy cây, mặc dầu không phải là mùa hoa này trổ. Và từ cành, bông hoa không ngớt rơi xuống phủ đầy pháp thể của Đức Thế Tôn để cúng dường Ngài. Hoa mạn đà la (mandārava) ở cõi Trời cũng được chư Thiên không ngớt rải xuống xung quanh pháp thể để cúng dường Ngài. Bột trầm, hương thơm ngào ngạt cũng được chư Thiên từ trên không rải xuống để cúng dường Đức Thế Tôn. Nhạc thiều reo rắc từ những cảnh Trời vang dội xuống toàn khu rừng long thọ để cúng dường Ngài. Những tiếng hát ca lãnh lót của chư Thiên từ không trung vang âm xuống để cúng dường Đức Thế Tôn.

Đức Phật dạy Ngài Ānanda:

"Này Ānanda, cặp long thọ trổ hoa trái mùa, bông mạn đà, hương trầm từ các cung Trời, những tiếng nhạc, tiếng thiều và tiếng ca hát vang dội để cúng dường Như Lai. Như thế ấy không phải là cúng dường Như Lai theo phương cách chánh đáng. Tuy nhiên, này Ānanda, bất luận tỳ khưu, tỳ khưu ni, cận sự nam hay cận sự nữ nào trang nghiêm trì giới và chuyên cần thực hành Giáo Pháp, hướng theo siêu thế pháp (tức hướng về Đạo Quả Niết Bàn), người ấy được xem là cung kính, tôn vinh, lễ bái cúng dường Như Lai cao thượng.

Do đó, các con hãy nghiêm trì Giới Luật và chuyên cần thực hành Giáo Pháp, hướng về siêu thế pháp, thực hành trọn vẹn và đầy đủ đúng theo Giáo Pháp."

Sự cúng dường phát sanh do niềm tin trong sạch và lòng tôn kính Tam Bảo, Phật, Pháp, Tăng. Niềm tin này chỉ phát sanh ở thiện tâm. Thiện tâm đem lại quả an vui. Do đó cúng dường bằng hiện vật như hương, hoa, trà, quả v.v... hay cúng dường bằng cách thực hành Giáo Pháp cũng đều có tạo nhiều quả phúc. Nhưng "nhân" phúc của mỗi loại khác nhau, nên "quả" phúc trổ sanh từ nhân ấy cũng khác biệt.

Cúng dường bằng hiện vật thuộc về Dục Giới đại thiện, thường được gọi là phước, có thể cho quả an vui ở cõi người hay cõi Trời Dục Giới, rồi cũng vẫn còn quanh quẩn trong vòng sanh tử luân hồi.

Khi nói đến cúng dường bằng cách hành pháp tức đề cập đến thiền tập. Lấy thiền Vắng Lặng làm nền tảng rồi thực hành thiền Minh Sát để trau giồi, phát triển trí tuệ mới có thể chứng ngộ siêu thế pháp, Đạo Quả Niết Bàn, chấm dứt nghiệp báo, thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, vượt qua khỏi mọi hình thức khổ đau.

Tại sao Đức Phật dạy rằng cúng dường bằng hiện vật như hương hoa, trà quả v.v... không chánh đáng và cao thượng bằng cúng dường bằng cách hành pháp?

Đức Bổn Sư từ bi vô lượng, Ngài nhắc nhở, khuyến khích nên hành pháp cao thượng và Ngài muốn cho Phật Giáo được lưu truyền, tồn tại lâu dài để đem lại tình trạng an lành và hạnh phúc thật sự châu toàn cho nhiều người.

Nếu Đức Phật không dạy rõ ràng sự khác biệt giữa hai cách cúng dường và đặt ngang hàng nhau cả hai, hàng Phật tử sau này, các bậc xuất gia cũng như hàng tại gia cư sĩ, có thể nghĩ rằng cúng dường Tam Bảo bằng hiện vật là đủ, và không cố gắng tinh tấn thực hành Giới, Định, Tuệ.

Giáo Pháp không được thực hành tròn đủ ắt Phật Giáo sẽ suy đồi. Tạo chùa to, xây tháp lớn, tăng tín đồ đông đảo, nhưng nếu không thực hành đúng Giáo Pháp thì Phật Giáo sẽ không tồn tại lâu dài.

Phật Giáo tồn tại được là nhờ người Phật tử hành đúng giáo huấn của Đức Bổn Sư. Muốn có pháp hành đúng cần phải có pháp học căn bản vững chắc: Đó là học Tam Tạng và Tam Tạng Chú Giải. Nhờ "học" đúng mới "hành" đúng, và nhờ hành đúng, mới "thành" tựu mục tiêu là Đạo Quả Niết Bàn, thoát khỏi mọi hình thức khổ đau trong vòng sanh tử luân hồi Pháp hành nhờ pháp học làm nền tảng. Học hiểu đúng, hành đúng, dẫn đến thành quả mong muốn. Nhờ vậy Phật Giáo sẽ tồn tại lâu dài.

-ooOoo-

Hình ảnh:

Rajagaha: Động Kết Tập, nơi 500 vị A La Hán Kết Tập Tam Tạng lần thứ nhất.

Pataliputta: - Di tích nơi Kết Tập Tam Tạng lần thứ III, dưới triều vua Asoka

-ooOoo-

 Ðầu trang | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | Mục lục


Chân thành cám ơn Bác Phạm Kim Khánh đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 09-2004)


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 15-09-2004

Pham Kim Khanh - Hanh Huong Xu Phat

BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Hành Hương Xứ Phật

Phạm Kim Khánh


-09-

Tam tạng kinh

Đức Phật đã nhập diệt. Nhưng giáo lý cao siêu mà Ngài đã dày công hoằng dương trong bốn mươi lăm năm vẫn còn lưu lại đến ngày nay cho nhân loại, trọn vẹn, đầy đủ và hoàn toàn tinh túy.

Ba tháng sau khi Đức Phật nhập Đại Niết Bàn, vào năm thứ tám triều đại Ajātasattu (A Xà Thế), năm trăm vị đại đệ tử A La Hán của Ngài tập hợp lần đầu tiên tại Rājagaha (Vương Xá) để nhắc lại những Phật ngôn quý báu. Đại Đức Ānanda, vị đệ tử trung thành đã được diễm phúc luôn luôn ở bên cạnh Đức Thế Tôn và hân hạnh được nghe tất cả những lời dạy của Ngài cùng với Đại Đức Upāli được chọn đứng lên trả lời những câu hỏi. Ngài Mahā Kassapa chủ tọa.

Đại Đức Ānanda được đề cử lặp lại những lời khuyên dạy nên làm (sutta, kinh), Đại Đức Upāli giải đáp các câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến giới luật (vinaya), và cả hai vị luân phiên trả lời các câu hỏi về phần giáo lý cao siêu (abhidhamma, vi diệu pháp). Đó là lần kết tập đầu tiên, tập trung toàn thể giáo lý của Đức Phật và sắp xếp rành mạch thành ba Tạng (Luật, Kinh, Luận). Một trăm năm và hai trăm ba mươi sáu năm sau, các vị A La Hán lại kết tập lần thứ nhì và lần thứ ba để lặp lại Phật ngôn.

Vào khoảng năm 83 trước D.L. dưới triều vua VaÔta Gāmani xứ Sri Lanka (Tích Lan) các vị A La Hán lại kết tập một lần nữa tại Aluvihara, một ấp nhỏ của đảo Sri Lanka (Tích Lan), lối 30 cây số cách Kandy. Tại đây, lần đầu tiên trong lịch sử Phật Giáo, Tam Tạng Pāli được ghi chép trên lá buông.

Nhờ sự cố gắng liên tục và sự thấy xa của chư vị A La Hán, đến ngày nay, và trong tương lai, không có lý do nào để chỉ trích, và cũng không thể nào các học giả cấp tiến sửa đổi, làm sai tánh cách trong trắng của giáo lý thuần túy. Phạn ngữ Tipitaka (Bắc Phạn là Tripitaka) có nghĩa là ba cái giỏ. Ba cái giỏ ấy là: giỏ đựng Luật (Vinaya Pitaka), giỏ đựng Kinh (Sutta Pitaka), và giỏ đựng Luận (Abhidhamma Pitaka), tức ba tạng: Luật, Kinh, Luận.

Tạng Luật (Vinaya Pitaka). Phần lớn Tạng Luật đề cập đến giới luật và nghi lễ trong đời sống xuất gia của các vị tỳ khưu và tỳ khưu ni. Ngót hai mươi năm sau khi Thành Đạo, Đức Phật không có ban hành giới luật nhất định để kiểm soát và khép chư tăng vào kỷ cương. Về sau, mỗi khi có trường hợp xảy diễn, Đức Phật đặt ra những điều răn thích ứng. Tạng Luật nêu rõ đầy đủ lý do tại sao và trong trường hợp nào Đức Phật ban hành một giới, và mô tả rành mạch các nghi thức hành lễ sám hối của chư tăng. Lịch trình phát triển đạo giáo từ thủa ban khai, sơ lược đời sống và chức nhiệm của Đức Phật, và những chi tiết về ba lần kết tập Tam Tạng là những điểm khác được đề cập đến trong Tạng Luật.

Tạng Kinh (Sutta Pitaka) đại để gồm những thời Pháp có tánh cách khuyên dạy mà Đức Phật giảng cho các bậc xuất gia và hàng cư sĩ, trong nhiều cơ hội khác nhau. Một vài bài giảng của các vị đại đệ tử như các Ngài Sāriputta, Moggallāna và Ānanda cũng được ghép vào Tạng Kinh, và cũng được tôn trọng như chính lời Đức Phật, vì đã được Đức Phật chấp nhận. Phần lớn các bài Pháp này nhắm vào lợi ích của chư tỳ khưu và đề cập đến đời sống phạm hạnh của bậc xuất gia. Nhiều bài khác liên quan đến sự tiến bộ vật chất và tinh thần đạo đức của người cư sĩ. Kinh Sigālovāda chẳng hạn, dạy về bổn phận của người tại gia. Ngoài ra còn có những bài giảng lý thú dành cho trẻ em. Tạng Kinh giống như một quyển sách ghi lại nhiều quy tắc để coi theo mà thực hành, vì đó là các bài Pháp do Đức Phật giảng ở nhiều trường hợp khác nhau cho nhiều người có căn cơ, trình độ và hoàn cảnh khác nhau. ở mỗi trường hợp Đức Phật có một lối giải thích để người thính Pháp lãnh hội dễ dàng.

Tạng Luận (Abhidhamma Pitaka) là phần triết lý cao siêu và thâm diệu nhất trong toàn thể Giáo Pháp vì đây là phần triết lý, so với Tạng Kinh, có phần đơn giản hơn. Đối với bậc thiện trí thức muốn tìm hiểu chân lý, Tạng Luận là những quyển kinh chỉ đạo khẩn yếu, vừa là một tập khái luận vô giá. Nơi đây có đủ thức ăn tinh thần cho các học giả muốn mở mang trí tuệ và sống đời lý tưởng của người Phật tử. Đây không phải là loại sách để đọc qua cầu vui hay giải trí. Hầu hết các học giả Phật Giáo đều xác nhận rằng muốn thông hiểu giáo lý của Đức Phật, phải có kiến thức về Tạng Luận, vì đó là cái chìa khóa để mở cửa vào thực tế.

Bốn Điều Tham Chiếu.- Vào những ngày cuối cùng, trên đường từ Rājagaha (Vương Xá) đi Kusinārā, đến tại Bhoganagara Đức Phật dạy bốn Đại Giáo Pháp, tức bốn điều tham chiếu (mahāpadesa), theo đó ta có thể trắc nghiệm xem lời nào là đúng Giáo Huấn. Bốn điều ấy như sau:

1. Một vị tỳ khưu có thể nói rằng tôi có nghe chính Đức Phật đã thốt ra như vầy: "Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Như Lai." Những lời ấy, không nên chấp nhận, cũng không nên gác bỏ ngoài tai. Không chấp nhận, không gác bỏ ngoài tai, mà phải nghiên cứu tận tường từng chữ, từng tiếng, rồi hãy đối chiếu với Luật (vinaya), so sánh với Kinh (sutta). Nếu khi so sánh và đối chiếu kỹ càng, nhận thấy rằng nó không phù hợp với Luật và không nhất trí với Kinh, con có thể kết luận rằng, "chắc chắn đây không phải là Phật ngôn. Vị tỳ khưu đã hiểu sai. Như vậy, con phải loại bỏ những lời ấy.

Nếu, khi so sánh và đối chiếu, những lời ấy phù hợp với Luật và nhất trí với Kinh, con có thể kết luận rằng, "chắc chắn đây là Phật ngôn, vị tỳ khưu ấy đã hiểu đúng." Đó là điều tham chiếu lớn đầu tiên.

2. Lại nữa, một vị tỳ khưu có thể nói rằng trong ngôi chùa kia có chúng Tăng sống chung và có những vị sư lãnh đạo. Tôi nghe chính các sư ấy nói như thế này: "Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư." Không nên chấp nhận, cũng không nên gác bỏ ngoài tai những lời ấy. Không chấp nhận, không gác bỏ ngoài tai, mà phải nghiên cứu tận tường, từng chữ, từng tiếng, rồi hãy đối chiếu với Luật và so sánh với Kinh. Nếu khi so sánh kỹ càng, những lời ấy không phù hợp với Luật và không nhất trí với Kinh, con có thể kết luận, "chắc chắn đây không phải là Phật ngôn. Vị tỳ khưu đã hiểu sai."

Nếu, khi đối chiếu, so sánh, những lời ấy phù hợp với Luật và nhất trí với Kinh, con có thể kết luận, "chắc chắn đây là Phật ngôn, vị tỳ khưu ấy hiểu đúng."

Đó là điều tham chiếu lớn thứ nhì.

3. Lại nữa, một vị tỳ khưu có thể nói rằng: Trong cảnh chùa kia có nhiều vị sư và những vị cao tăng học rộng, thông suốt Giáo Lý, hiểu rộng Luật, Kinh và Pháp Yếu (Mātikā). Tôi nghe chính các vị sư ấy nói như vầy: "Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư." Không nên chấp nhận những lời ấy, cũng không nên bác bỏ, mà phải nghiên cứu tận tường, từng chữ, từng tiếng, rồi đem đối chiếu với Luật (Vinaya), và so sánh với Kinh (Sutta). Nếu, khi đối chiếu, so sánh, những lời ấy không phù hợp với Luật và không nhất trí với Kinh, con có thể kết luận, "chắc chắn đây không phải là Phật ngôn. Vị tỳ khưu kia đã hiểu sai." Như vậy, con phải loại bỏ những lời ấy.

Nếu, khi đối chiếu, so sánh, những lời ấy phù hợp với Luật và nhất trí với Kinh, con có thể kết luận, "chắc chắn đây là Phật ngôn, vị tỳ khưu ấy hiểu đúng."

Đó là điều tham chiếu lớn thứ ba.

4. Lại nữa, một vị tỳ khưu có thể nói rằng: Trong ngôi chùa kia có một vị tỳ khưu cao hạ, học rộng, thông suốt Giáo Lý, hiểu rộng Luật, Kinh, và các Pháp Yếu (Mātikā). Tôi có nghe vị tỳ khưu cao hạ ấy nói như thế này: "Đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư." Không nên chấp nhận hay bác bỏ những lời ấy. Không chấp nhận, không bác bỏ, mà phải nghiên cứu kỹ càng, tận tường, từng chữ, từng tiếng, rồi đem đối chiếu với Luật và so sánh với Kinh. Nếu khi so sánh và đối chiếu, những lời ấy không phù hợp với Luật và không nhất trí với Kinh, con có thể kết luận rằng, "chắc chắn đây không phải là Phật ngôn. Vị tỳ khưu kia đã hiểu sai." Như vậy con phải loại bỏ những lời ấy.

Nếu, khi so sánh và đối chiếu, những lời ấy phù hợp với Luật và nhất trí với Kinh, con có thể kết luận rằng, "chắc chắn đây là Giáo Pháp, đây là Giới Luật, đây là Giáo Huấn của Đức Bổn Sư."

Đó là điều tham chiếu lớn thứ tư.

Này các Tỳ Khưu, đó là bốn điều tham chiếu lớn.

 

Cúng dường đức phật

Khi nghe tin còn ba tháng nữa Đức Phật sẽ nhập Niết Bàn, chư đại đức tỳ khưu vô cùng xúc động. Các bậc Thánh Tăng A La Hán phát sanh động tâm. Những vị còn phàm tăng không thể cầm nước mắt, than rằng, "Đức Thế Tôn nhập diệt quá sớm! Đức Thiện Thệ nhập diệt quá sớm! Pháp nhãn biến mất trên đời quá sớm!"

Chư Tăng hợp nhau lại từng đoàn, từng nhóm để bàn thảo rất xôn xao, ai nấy đều mến tiếc.

Trong khi ấy chỉ riêng mình Đại Đức Tissa, suy tư rằng, "không bao lâu nữa Đức Thế Tôn sẽ diệt độ mà đến nay ta vẫn còn chưa diệt trừ được tham ái. Vậy, giờ đây ta nên tận lực tinh tấn hành thiền để chứng ngộ Thánh Quả trong khi Đức Thế Tôn còn tại thế."

Nghĩ vậy Đại Đức Tissa tách riêng ra sống một mình, ngày đêm chuyên cần chú niệm, không gần gủi chuyện trò với các vị tỳ khưu khác.

Khi ấy chư tỳ khưu tìm đến hỏi Đại Đức tại sao làm vậy thì Ngài không nói một lời mà cứ chuyên chú quyết tâm hành thiền. Câu chuyện được bạch lại với Đức Phật. Đức Phật cho gọi Đại Đức Tissa đến và hỏi, "Câu chuyện được thuật lại như vậy có đúng không?"

-- Bạch Hóa Đức Thế Tôn, quả thật đúng như vậy.

-- Tại sao?

-- Kính Bạch Đức Thế Tôn, con nghe rằng còn không bao lâu nữa Đức Thế Tôn sẽ nhập diệt mà đến nay con vẫn chưa tận diệt tham ái. Vì lẽ ấy con cố gắng tinh tấn hành thiền để chứng ngộ Đạo Quả A La Hán trong lúc Đức Thế Tôn còn hiện tiền.

Đức Phật nghe xong liền ca tụng: "Lành thay! Lành thay!" Rồi Ngài dạy chư tỳ khưu:

"Này chư Tỳ Khưu, tỳ khưu nào tôn kính, mến tiếc Như Lai, hãy noi gương Tỳ Khưu Tissa. Những ai cúng dường Như Lai bằng hương hoa, trà, quả chưa hẳn được gọi là cúng dường cao thượng. Thực hành đúng Giáo Pháp của Như Lai mới thật là cúng dường Như Lai một cách chánh đáng."

Kinh Mahāparinibbāna (Đại Niết Bàn) cũng thuật rằng thủa ấy Đức Thế Tôn ngự tại rừng cây long thọ (sāla) của vua Malla, gần thành Kusinārā. Đại Đức Ānanda sắp xếp để Đức Thế Tôn nằm giữa cặp "song long thọ", lúc bấy giờ trổ hoa đầy cây, mặc dầu không phải là mùa hoa này trổ. Và từ cành, bông hoa không ngớt rơi xuống phủ đầy pháp thể của Đức Thế Tôn để cúng dường Ngài. Hoa mạn đà la (mandārava) ở cõi Trời cũng được chư Thiên không ngớt rải xuống xung quanh pháp thể để cúng dường Ngài. Bột trầm, hương thơm ngào ngạt cũng được chư Thiên từ trên không rải xuống để cúng dường Đức Thế Tôn. Nhạc thiều reo rắc từ những cảnh Trời vang dội xuống toàn khu rừng long thọ để cúng dường Ngài. Những tiếng hát ca lãnh lót của chư Thiên từ không trung vang âm xuống để cúng dường Đức Thế Tôn.

Đức Phật dạy Ngài Ānanda:

"Này Ānanda, cặp long thọ trổ hoa trái mùa, bông mạn đà, hương trầm từ các cung Trời, những tiếng nhạc, tiếng thiều và tiếng ca hát vang dội để cúng dường Như Lai. Như thế ấy không phải là cúng dường Như Lai theo phương cách chánh đáng. Tuy nhiên, này Ānanda, bất luận tỳ khưu, tỳ khưu ni, cận sự nam hay cận sự nữ nào trang nghiêm trì giới và chuyên cần thực hành Giáo Pháp, hướng theo siêu thế pháp (tức hướng về Đạo Quả Niết Bàn), người ấy được xem là cung kính, tôn vinh, lễ bái cúng dường Như Lai cao thượng.

Do đó, các con hãy nghiêm trì Giới Luật và chuyên cần thực hành Giáo Pháp, hướng về siêu thế pháp, thực hành trọn vẹn và đầy đủ đúng theo Giáo Pháp."

Sự cúng dường phát sanh do niềm tin trong sạch và lòng tôn kính Tam Bảo, Phật, Pháp, Tăng. Niềm tin này chỉ phát sanh ở thiện tâm. Thiện tâm đem lại quả an vui. Do đó cúng dường bằng hiện vật như hương, hoa, trà, quả v.v... hay cúng dường bằng cách thực hành Giáo Pháp cũng đều có tạo nhiều quả phúc. Nhưng "nhân" phúc của mỗi loại khác nhau, nên "quả" phúc trổ sanh từ nhân ấy cũng khác biệt.

Cúng dường bằng hiện vật thuộc về Dục Giới đại thiện, thường được gọi là phước, có thể cho quả an vui ở cõi người hay cõi Trời Dục Giới, rồi cũng vẫn còn quanh quẩn trong vòng sanh tử luân hồi.

Khi nói đến cúng dường bằng cách hành pháp tức đề cập đến thiền tập. Lấy thiền Vắng Lặng làm nền tảng rồi thực hành thiền Minh Sát để trau giồi, phát triển trí tuệ mới có thể chứng ngộ siêu thế pháp, Đạo Quả Niết Bàn, chấm dứt nghiệp báo, thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, vượt qua khỏi mọi hình thức khổ đau.

Tại sao Đức Phật dạy rằng cúng dường bằng hiện vật như hương hoa, trà quả v.v... không chánh đáng và cao thượng bằng cúng dường bằng cách hành pháp?

Đức Bổn Sư từ bi vô lượng, Ngài nhắc nhở, khuyến khích nên hành pháp cao thượng và Ngài muốn cho Phật Giáo được lưu truyền, tồn tại lâu dài để đem lại tình trạng an lành và hạnh phúc thật sự châu toàn cho nhiều người.

Nếu Đức Phật không dạy rõ ràng sự khác biệt giữa hai cách cúng dường và đặt ngang hàng nhau cả hai, hàng Phật tử sau này, các bậc xuất gia cũng như hàng tại gia cư sĩ, có thể nghĩ rằng cúng dường Tam Bảo bằng hiện vật là đủ, và không cố gắng tinh tấn thực hành Giới, Định, Tuệ.

Giáo Pháp không được thực hành tròn đủ ắt Phật Giáo sẽ suy đồi. Tạo chùa to, xây tháp lớn, tăng tín đồ đông đảo, nhưng nếu không thực hành đúng Giáo Pháp thì Phật Giáo sẽ không tồn tại lâu dài.

Phật Giáo tồn tại được là nhờ người Phật tử hành đúng giáo huấn của Đức Bổn Sư. Muốn có pháp hành đúng cần phải có pháp học căn bản vững chắc: Đó là học Tam Tạng và Tam Tạng Chú Giải. Nhờ "học" đúng mới "hành" đúng, và nhờ hành đúng, mới "thành" tựu mục tiêu là Đạo Quả Niết Bàn, thoát khỏi mọi hình thức khổ đau trong vòng sanh tử luân hồi Pháp hành nhờ pháp học làm nền tảng. Học hiểu đúng, hành đúng, dẫn đến thành quả mong muốn. Nhờ vậy Phật Giáo sẽ tồn tại lâu dài.

-ooOoo-

Hình ảnh:

Rajagaha: Động Kết Tập, nơi 500 vị A La Hán Kết Tập Tam Tạng lần thứ nhất.

Pataliputta: - Di tích nơi Kết Tập Tam Tạng lần thứ III, dưới triều vua Asoka

-ooOoo-

 Ðầu trang | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | Mục lục


Chân thành cám ơn Bác Phạm Kim Khánh đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 09-2004)


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 15-09-2004