BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Hành Hương Xứ Phật

Phạm Kim Khánh


-06-

Trên Đường Hoằng Pháp

Con đường Hoằng Pháp vừa lợi ích vừa thành công của Đức Phật kéo dài bốn mươi lăm năm. Từ lúc Thành Đạo, lúc ấy Ngài ba mươi lăm tuổi, chí đến khi Đại Niết Bàn, tám mươi tuổi, Đức Phật không ngừng phục vụ nhân loại bằng cách nêu gương lành và ban truyền những lời dạy. Suốt cả năm trường, đôi khi một mình, lắm lúc cùng chư môn đệ, Ngài đi từ làng này đến làng khác, từ tỉnh nọ đến tỉnh kia, cùng khắp miền Bắc xứ Ấn Độ, để hoằng dương Giáo Pháp và dẫn dắt nhiều người ra khỏi vòng cương tỏa của những kiếp sống triền miên.

Nơi đây chúng tôi chỉ trình bày những địa điểm mà đoàn hành hương được hướng dẫn đi qua.

Cảm Hóa Ba Mươi Thanh Niên.- Vì có lời hứa trước với Vua Bimbisāra (Bình Sa Vương), sau khi thành đạt Đạo Quả Chánh Đẳng Chánh Giác, cảm hóa Yasa cùng với năm mươi lăm người bạn, và sau khi gởi sáu mươi vị đệ tử A La Hán đầu tiên đi truyền bá Chân Lý Đức Phật lên đường, hướng về phía Uruvelā, đi Rājagaha (Vương Xá).

Ngày nọ, Đức Phật đang ngồi nghỉ chân dưới cội cây, trong một cụm rừng nhỏ, lúc ấy có ba mươi thanh niên cũng dắt vợ đi chơi trong rừng. Một trong những người ấy không vợ nên dắt theo một cô bạn gái. Trong khi ai nấy vui chơi với nhau thì cô bạn gái bỏ đi, lén đem theo các món đồ quý giá của mấy người kia. Đến lúc hay ra, cả ba mươi thanh niên cùng nhau đi tìm trong khu rừng. Thấy Đức Phật, các người trai trẻ ấy đến gần hỏi thăm Ngài có thấy một người phụ nữ đi ngang qua đó không. Đức Phật hỏi lại: "Theo ý các con, nên tìm một người phụ nữ hay tự tìm ra mình là hơn?"

-- Bạch Ngài, tự tìm ra mình là hơn.

-- Vậy, hãy ngồi lại đây, Như Lai sẽ giảng giáo lý cho các con.

Và tất cả đều quỳ xuống cung kính đảnh lễ rồi ngồi lại một bên, chăm chỉ lắng nghe. Sau đó ba mươi thanh niên lấy làm hoan hỷ xin xuất gia theo Phật.

Cảm Hóa Ba Anh Em Ngài Kassapa,- Từ đó, trên đường đi Uruvelā Đức Phật cảm hóa ba anh em Ngài Kassapa (Ca Diếp), lúc ấy đang tu khổ hạnh, để tóc dài, thắt lại thành bính và thờ Thần Lửa. Ông anh cả có 500, anh giữa 300, và em út có 200 đệ tử, cả ba anh em cùng với tất cả đệ tử xin quy y, rồi xuất gia tỳ khưu với Đức Phật và cùng đi với Ngài lần hồi đến Gayā Sīsa, cách Uruvelā không xa, nơi đây Đức Phật giảng kinh Āditta-pariyāya Sutta, bài kinh đề cập đến "tất cả đều phừng cháy" như sau:

"Tất cả đều phừng cháy! Này hỡi các Tỳ Khưu, tất cả đều phừng cháy là như thế nào? Mắt nằm trong lửa, hình sắc nằm trong lửa, sự thấy (nhãn thức) nằm trong lửa. Cảm giác (thọ), dầu thọ lạc, thọ khổ hay thọ vô ký, đều nằm trong lửa. Lửa ấy bắt nguồn từ đâu? Từ những ngọn lửa tham ái, sân hận, si mê, sanh, bệnh, tử, phiền muộn, ta thán, đau khổ, âu sầu và tuyệt vọng. Như Lai tuyên bố như vậy.

"Hãy quán tưởng điều này, hỡi các Tỳ Khưu, người đệ tử thuần thục của bậc Thánh Nhân sẽ nhàm chán với nhãn căn, nhãn trần, nhãn thức, nhãn xúc, dầu cảm thọ có như thế nào chăng nữa -- thọ lạc, thọ khổ hay thọ vô ký -- cũng đều phát sanh do nhãn xúc. Người đệ tử thuần thục của bậc Thánh Nhân sẽ nhàm chán với tai và tiếng động, mũi và mùi, lưỡi và vị, thân và sự đụng chạm, tâm và ý nghĩ, bất luận cảm giác nào -- lạc, khổ hay vô ký -- phát sanh do xúc.

"Vì nhàm chán, người đệ tử thuần thục của bậc Thánh Nhân dứt khoát dập tắt mọi luyến ái, và do sự dứt khoát ấy, hoàn toàn siêu thoát. Từ đó hành giả biết không còn tái sanh nữa, sống đời sống thiêng liêng phạm hạnh của bậc Thánh Nhân, làm những việc cần phải làm, và không bao giờ còn trở lại trạng thái ấy nữa."

Khi Đức Phật kết luận thời Pháp tất cả các vị tỳ khưu đều đắc Quả A La Hán.

Cảm Hóa Đức Sāriputta và Đức Moggallāna.- Cách thành Vương Xá không xa, trong làng Upatissa có một thanh niên thông minh xuất chúng tên Sāriputta (Xá Lợi Phất). Mặc dầu hấp thụ truyền thống Bà La Môn Giáo, Sāriputta sớm có một quan kiến rộng rãi về đời sống. Ngài có một người bạn chí thân tại Kolita tên Moggallāna. Hai vị này vốn đã có mối liên quan mật thiết với nhau trong những kiếp sống quá khứ xa xôi. Hai người đi tìm học với nhiều vị đạo sĩ Bà La Môn trứ danh, nhưng ở đâu cũng gặp toàn thất vọng. Sau cùng cả hai đành trở về nhà, và trước khi chia tay, hứa hẹn với nhau rằng người nào tìm ra được Con Đường sẽ cho người kia biết.

Lúc ấy Đức Phật đã gởi sáu mươi vị đệ tử đi truyền bá Giáo Pháp tốt đẹp cho thế gian. Ngài Assaji (A Tư Đà), một trong năm vị đệ tử đầu tiên đi về hướng thành Rājagaha. Đến đây nghiệp tốt của hai chàng thanh niên dốc lòng tìm đạo đã hợp đủ duyên lành để trổ sanh. Sāriputta đang đi trong thành Vương Xá thì bỗng nhiên nhìn thấy một tu sĩ y bát trang nghiêm, tướng đi từ tốn, mắt nhìn xuống độ vài thước trước chân, gương mặt trầm tĩnh thong dong, biểu lộ sự vắng lặng sâu xa bên trong. Vị đại đức khả kính nọ khoan thai đi từng nhà, nhà này sang nhà khác, nhận lãnh chút ít vật thực nào mà lòng quảng đại trong dân gian vui lòng đặt vào bát mình. Cốt cách siêu phàm của vị chân tu khiến Ngài Xá Lợi Phất tò mò để ý, nhưng vì thấy Đức Assaji đang yên lặng đi trì bình nên không dám làm rộn. Khi vị tỳ khưu A La Hán A Tư Đà đi bát xong, tìm nơi thích hợp để ngồi lại thọ thực, Ngài Xá Lợi Phất lấy làm mừng rỡ chụp lấy cơ hội, cung kính dâng đến Đại Đức một cái chén mà mình đã đem theo để dùng và rót vào một ít nước. Thực hành xong bổn phận khiêm tốn của người đệ tử, Ngài thành kính bạch:

"Kính Bạch Đại Đức, ngũ quan của Ngài quả thật là bình thản và an tĩnh. Nước da của Ngài thật là sáng sủa và trong trẻo. Xin Ngài hoan hỷ dạy con vì mục đích nào Ngài thoát ly thế tục? Ai là vị tôn sư của Ngài? Ngài truyền bá giáo lý của ai?"

Vị A La Hán A Tư Đà trả lời: "Này đạo hữu, bần tăng chỉ là một tu sĩ sơ cơ. Bần tăng không có đủ khả năng để giảng giải Giáo Pháp một cách dong dài và rành rẽ."

-- Kính Bạch Đại Đức, con là Sāriputta, xin Đại Đức chỉ giáo ít nhiều, con sẽ cố gắng tự tìm hiểu giáo lý bằng trăm ngàn cách. Xin Ngài hoan hỷ dạy nhiều hay ít cũng được. Xin Ngài dạy cho điểm thiết yếu. Con xin Ngài dạy cho đại lược, chỉ một vài tiếng vắn tắt gọn ghẽ.

Đức Assaji liền đọc lên bốn câu kệ tóm tắt phần triết lý cao siêu sâu sắc của Đấng Tôn Sư về chân lý của định luật nhân quả:

"Ye dhammā hetuppabhavā -
tesam hetum tathāgato.
Āha tesan ca yo nirodho
-
evam vādī mahā samano."

"Về các pháp khởi sanh do một nhân,
Nhân ấy, Như Lai đã chỉ rõ.
Và Như Lai cũng dạy phương pháp để chấm dứt.
Đó l
à giáo huấn của vị Đại Sa Môn."

Trí tuệ của Ngài Xá Lợi Phất đã đủ thuần thục để thấu triệt những chân lý sâu xa, dầu chân lý ấy chỉ được khiêu gợi một cách vắn tắt. Ngài chỉ cần một tia ánh sáng, và Đức A Tư Đà đọc lên bốn câu kệ thật là khéo léo, đưa Ngài ngay vào Con Đường. Khi nghe hai câu đầu Đức Sāriputta đắc Quả Tu Đà Huờn (Sotāpatti). Bấy giờ, đúng lời cam kết, Sāriputta trở về báo tin lành cho bạn, vốn cũng là bậc trí tuệ cao siêu. Khi nghe xong bốn câu kệ Ngài Moggallāna cũng đắc Quả Tu Đà Huờn. Do lời thỉnh cầu của hai vị, Đức Phật chấp nhận cả hai vào hàng môn đệ với lời kêu gọi Etha Bikkhave! Hãy lại đây, Tỳ Khưu!

Nửa tháng sau, khi nghe Đức Phật thuyết kinh Vedanā Pariggaha Sutta cho Đạo Sĩ Dīghanakha Ngài Xá Lợi Phất đắc Quả A La Hán. Đức Mục Kiền Liên đã đắc Quả A La Hán trước đó một tuần.

 

Trúc Lâm tịnh xá

Từ Gayā Đức Phật đến Rājagaha cùng với các đệ tử A La Hán. Nơi đây Ngài ngự tại đền Suppatittha, trong một rừng kè. Lúc bấy giờ danh tiếng của Ngài đã bay cùng khắp vương quốc Magadha (Ma Kiệt Đà).

Vua Bimbisāra nghe tin, đem theo rất đông quần thần đi đón Đức Phật. Vua đến gần, cung kính đảnh lễ Phật và ngồi lại một bên. Những người khác, người thì đảnh lễ một cách cung kính, người chào hỏi lễ phép theo như bạn bè hay thân thuộc, người thì chấp tay xá, người tự xưng danh tánh, và cũng có người không nói gì, chỉ lặng lẽ ngồi xuống. Lúc ấy phần đông dân chúng tôn kính Đức Phật và Đại Đức Kassapa (Ca Diếp) đồng nhau, không ai biết ai là thầy. Đức Phật đọc được tư tuởng ấy. Ngài hỏi Đại Đức Kassapa tại sao trước kia tôn thờ Thần Lửa mà nay không thờ nữa. Đại Đức hiểu ý Đức Phật, bạch rằng vì Đại Đức chọn con đường đưa tới trạng thái an lành, hạnh phúc và châu toàn, chấm dứt ô nhiễm và dục vọng, con đường đi ngược dòng đời, ngược chiều với những thú vui trần tục, không bổ ích. Nói xong Ngài Ca Diếp khấu đầu đảnh lễ dưới chân Đức Thế Tôn và xác nhận:

"Bạch Hóa Đức Thế Tôn, Ngài là Đức Bổn Sư của con. Con là đệ tử. Bạch hóa Đức Thế Tôn, Ngài là Đức Bổn Sư của con. Con là đệ tử."

Tất cả mọi người đều hoan hỷ. Đức Phật nhân cơ hội giảng một thời Pháp về Túc Sanh Truyện Mahā Nārada Kassapa, dạy rằng trong một tiền kiếp Ngài là Nārada, cũng đã dìu dắt Đại Đức Kassapa một cách tương tợ. Nghe Đức Phật giảng, Ánh Sáng Chân Lý phát sanh đến mọi người và Vua Bình Sa Vương chứng đắc Tu Đà Huờn. Vua xin quy y Tam Bảo và cung thỉnh Đức Phật cùng chư vị đệ tử hôm sau về hoàng cung thọ trai.

Khi mọi người thọ thực xong vua tỏ ý muốn biết nơi nào thích hợp để Đức Phật ngự.

Đức Phật trả lời:

"Một nơi vắng vẻ hẻo lánh, không xa mà cũng không gần thành thị, để cho ai muốn, có thể đến dễ dàng. Một nơi mát mẻ, ban ngày không đông đảo ồn ào, ban đêm yên tĩnh, khoảng khoát và kín đáo, nơi ấy sẽ thích hợp."

Vua nghĩ đến khu Veluvana (Trúc Lâm) có thể hội đủ những yếu tố cần thiết nên bạch với Đức Phật, xin dâng khu viên Trúc Lâm này đến Đức Phật và chư Tăng. Khu này cũng được gọi là "nơi ẩn trú của loài sóc", không có nhà cửa lêu cốc cho chư tỳ khưu, nhưng có nhiều cây to bóng mát và vắng vẻ kín đáo. Đây là khu đất đầu tiên được dâng cúng đến Đức Phật và chư Tăng. Nơi đây Đức Phật nhập Hạ liên tiếp ba năm -- từ Hạ thứ nhì đến Hạ thứ tư.


Trúc Lâm Tinh Xá

Đại Hội Chư Thánh Tăng A La Hán.- Theo truyền thống của chư Phật, trong thời kỳ của một vị Phật có một hay ba lần Đại Hội Chư Thánh Tăng A La Hán. Riêng trong thời kỳ Đức Phật Gotama, Đại Hội được nhóm họp tại Veluvana (Trúc Lâm Tịnh Xá), gồm 1250 vị A La Hán và hội đủ bốn nguyên nhân:

Vào ngày Rằm tháng Giêng, chín tháng kể từ khi Đức Phật Thành Đạo.

Tất cả chư Thánh Tăng đều tự động đến, chứ không có lời thỉnh mời.

Tất cả chư Thánh Tăng A La Hán đều là những vị đã được chính Đức Thế Tôn cho xuất gia bằng cách gọi, "Ehi bhikkhu", có nghĩa là "Hãy đến đây, này Tỳ Khưu". Dầu người ấy là đạo sĩ hay người tại gia cư sĩ, tất cả đều trở thành tỳ khưu với đầy đủ tám món cần thiết như tam y, bát v.v... phát sanh do quả báo thần thông, tăng tướng trang nghiêm, lục căn thanh tịnh như một vị đại đức đã tu lâu năm.

Tất cả chư Thánh Tăng A La Hán đều là những bậc đã chứng đắc lục thông (thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, thần thông, tha tâm thông, túc mạng thông, lậu tận thông).

Đại Hội Chư Thánh Tăng hội đủ nhân duyên được chính Đức Thế Tôn chủ tọa. Nhân cơ hội này Đức Phật tuyên bố hai ngôi vị cao cả nhất trong hàng tăng chúng: Đức Sāriputta (Xá Lợi Phất) là bậc tối thượng Thinh Văn Đại Đệ Tử về phương diện trí tuệ và Đức Moggallāna (Mục Kiền Liên) là bậc tối thượng Thinh Văn Đại Đệ Tử về thần thông.

Cũng trong cơ hội này Đức Phật giảng về pātimokkha, gìn giữ lời giáo huấn và giới luật, tuân hành theo để giải thoát khỏi bốn đường ác đạo, giải thoát khổ sanh tử luân hồi.

Pātimokkha có hai loại:

- Ovādapātimokkha, là gìn giữ giáo huấn,
- Anāpātimokkha, là gìn giữ giới luật.

Đức Phật giảng về gìn giữ giáo huấn (Ovādapātimokkha) bằng ba câu kệ có ý nghĩa là:

* Này chư Tỳ Khưu, lòng kiên nhẫn chịu đựng là đức hạnh cao thượng. Đức Phật thuyết dạy Niết Bàn là cao thượng. Người thường hại chúng sanh khác không phải là bậc xuất gia tỳ khưu. Người làm khổ chúng sanh khác không phải là bậc sa môn vắng lặng.

* Nên tránh xa mọi ác pháp (điều tội lỗi). Nên tạo đầy đủ mọi thiện pháp. Làm cho tâm trong sạch, khỏi năm phiền não chướng. Những điều này là giáo huấn của chư Phật.

* Tự mình không vu cáo người khác, cũng không sai bảo người khác vu cáo. Tự mình không đày đọa giết hại, cũng không sai bảo ai đày đọa giết hại chúng sanh khác. Gìn giữ, thu thúc trong giới hạnh. Tiết độ trong vật thực, trong bốn món vật dụng. Hoan hỷ sống nơi thanh vắng. Tinh tấn không ngừng trong thiền Vắng Lặng, làm nền tảng cho thiền Minh Sát.

Trên đây là giáo huấn của tất cả chư Phật, từ Đức Phật Vipassi, Đức Phật Sikhi v.v... chí đến Đức Phật Gotama của chúng ta ngày nay.

Anāpātimokkha, là gìn giữ những giới luật dành cho các vị tỳ khưu và tỳ khưu ni. Mỗi tháng hai lần, vào ngày Rằm và ngày cuối tháng, chư tỳ khưu hội họp tại chánh điện, thường là nơi có hành lễ kiết giới, đề cử một vị thông thuộc rành rẽ, đọc tụng những giới luật căn bản (giới bổn) cho toàn thể các vị khác nghe.

Giới luật là nền tảng của pháp hành, đóng một vai trò rất quan trọng trong Phật Giáo, là cái neo vững chắc để giữ con thuyền Phật Giáo khỏi bị trôi giạt đó đây trong những cơn bão táp phong ba của đời sống. Có lời dạy rằng giới luật là tuổi thọ của Phật Giáo. Lời dạy này hàm ý rằng ngày nào giới luật còn tồn tại thì còn Phật Giáo. Giới luật không còn được nghiêm trì thì Phật Giáo cũng cáo chung.

Sư Cô Rūpananda.- Cũng tại Trúc Lâm Tịnh Xá, Đức Phật tế độ một ni cô. Câu chuyện được thuật lại như sau:

Vào thủa ấy có một ni cô xinh đẹp tên Janāpada Kalyāni Rūpananda và sư cô rất hãnh diện với sắc đẹp của mình. Bà không chịu đến nghe Đức Phật thuyết giảng Giáo Pháp vì Ngài luôn luôn nhắc đến tánh cách vô thường của thế gian, không hề tán dương vẻ đẹp của thân.

Ngày nọ, duyên lành đưa đẩy bà vào thính đường nhưng lòng vẫn bảo lòng, hãy lẫn lộn trong đám đông các vị tỳ khưu ni, không để cho Đức Phật trông thấy. Đức Thế Tôn biết như vậy. Vì lợi ích của bà, Ngài tạo ra hình ảnh một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần, đứng sau lưng Ngài cầm quạt, quạt, và chỉ có sư cô Rūpananda thấy. Bà mãi mê nhìn, say đắm vẻ đẹp của thiếu nữ và hết lòng ước muốn mình cũng được xinh đẹp như vậy.

Khi ấy Đức Phật làm cho bà thấy thiếu nữ kia trưởng thành dần dần đến cỡ trung niên, rồi lão niên ... già cỗi. Ni Cô Rūpananda theo dõi từng giai đoạn của tiến trình biến đổi, thấy hết vẻ đẹp này rồi đến vẻ đẹp khác của thiếu nữ nối tiếp nhau tàn tạ. Bây giờ, thiếu nữ xinh đẹp lúc nảy chỉ còn là một bà lão lụm cụm, tóc bạc răng long, xương nhô, gầy yếu, lưng còm gối mỏi, tay chân rung rẩy lập cập. Rồi Đức Phật cho ni cô thấy lão bà bị một cơn bệnh đau siết, rên la thê thảm và té ngã lăn xuống đất. Rồi bà lão chết. Thi thể sình lên, nước vàng tuôn ra từ cữu khiếu, rồi giòi, tủa trào ra, loi nhoi lúc nhúc v.v...

Cảnh tượng thê thảm ấy gợi cho Ni Cô Rūpananda ý nghĩ, "Tại nơi đây thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần đã trở nên đứng tuổi, già nua và hoại diệt, thì chính thân hình mỹ miều của ta cũng sẽ không thể tránh khỏi con đường đau khổ, đáng chán, đáng ghê sợ ấy."

Bà nhận chân tánh cách vô thường của vạn pháp. Và sau khi nghe lời kêu gọi của Đức Bổn Sư, "Hãy quán xét tánh cách rỗng không của những yếu tố hợp thành cơ thể này. Hãy quẳng đi, vứt bỏ lòng tham muốn đeo níu theo kiếp sinh tồn, con sẽ vững bước trong sự vắng lặng", bà chú tâm hành thiền theo chiều hướng của lời dạy và đắc Quả Tu Đà Huờn.

Vua Bimbisāra (Bình Sa Vương).- Sau khi quy y với Đức Phật Vua Bình Sa Vương sống đời gương mẫu của một vì vua. Ngài đều đặn nghiêm trì bát quan trai giới mỗi tháng sáu ngày. Mặc dầu rất mực minh quân và có tâm đạo nhiệt thành nhưng không tránh khỏi phải chịu hậu quả của nghiệp đã tạo trong những kiếp sống quá khứ, Ngài chết một cách thê thảm và vô cùng đau đớn.

Hoàng Tử Ajātasattu (A Xà Thế) bị Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) xúi giục, âm mưu sát hại vua cha để chiếm ngôi. Nhưng công việc bại lộ, Ajātasattu (A Xà Thế) bị bắt quả tang và người cha đầy lòng bi mẫn không đành xử phạt xứng đáng như quần thần xin.

Chẳng những thế mà vua còn nhường ngôi vàng lại cho hoàng tử, vì thấy con thèm muốn làm vua.

Để trả ơn, vị hoàng tử bất hiếu vừa lên ngôi liền hạ ngục cha và ra lệnh bỏ đói cho chết dần. Chỉ một mình hoàng thái hậu được phép vào thăm. Mỗi khi đi, bà giấu đồ ăn trong túi áo đem cho chồng. A Xà Thế hay được, quở trách mẹ. Sau lại, bà giấu trong đầu tóc. A Xà Thế cũng biết được. Cùng đường, bà tắm rửa sạch sẽ rồi thoa vào mình một thứ đồ ăn làm bằng mật ong, đường và sửa, vua gợt lấy, ăn để sống. Nhưng A Xà Thế cũng bắt được và cấm hẳn mẹ, không cho vào thăm cha nữa.

Lúc ấy Vua Bimbisāra (Bình Sa Vương) đã đắc Quả Tu Đà Huờn. Ngài thản nhiên cam chịu đói, lòng không oán trách con mà cố gắng đi tới lui thiền hành, chứng nghiệm hạnh phúc tinh thần. Thấy cha vẫn vui tươi A Xà Thế quyết định giết cho khuất mắt, hạ lệnh cho người thợ cạo vào khám đường lấy dao bén gọt chân vua, xát dầu và muối vào, rồi hơ trên lửa nóng cho đến chết.

Khi người cha bất hạnh thấy thợ cạo đến thì mừng thầm, ngỡ rằng con mình đã ăn năn hối cải, cho người đến cạo râu tóc để rước về. Trái với sự ước mong của Ngài, anh thợ cạo đến chỉ đem lại cho Ngài cái chết vô cùng thê thảm.

Cùng ngày ấy hoàng hậu, vợ Vua A Xà Thế hạ sanh một hoàng nam. Tin lành đến vua một lượt với tin Vua Bình Sa Vương băng hà trong ngục thất.

Tin chánh hậu hạ sanh hoàng nam được đọc trước. Nỗi vui mừng của Vua Ajātasattu không sao kể xiết. Cả người nghe nhẹ nhàng vui sướng. Tình thương của một người mới làm cha lần đầu tiên chớm nở trong lòng, mặn nồng sâu sắc, thấm vô từng khớp xương ống tủy.

Đứa con đầu lòng là một nguồn yêu thương, là cơ hội để cha mẹ thưởng thức một tình thương mới mẻ đậm đà, vô cùng trong sạch. Cảm giác đầu tiên của người mới có đứa con đầu lòng dường như đưa họ vào một cảnh giới kỳ lạ, khiến họ có cảm tưởng rằng máu huyết mình đã nhỏ giọt ra để nối tiếp mình. Tức khắc A Xà Thế vội vã chạy đi tìm người mẹ yêu dấu và hỏi: "Thưa mẫu hậu, khi con còn nhỏ phụ hoàng có thương con không?"

-- Tại sao con hỏi lạ vậy? Mẹ tưởng trên thế gian này không tìm đâu ra người cha lành như cha con. Để mẹ thuật cho con nghe. Lúc mẹ còn mang con trong lòng, ngày nọ mẹ thèm lạ lùng một món kỳ quái, mẹ thèm nút vài giọt máu trong bàn tay mặt của cha con. Mà nào mẹ dám nói ra. Rồi càng ngày mẹ càng xanh xao, và sau cùng, phải thú nhận với cha con. Khi nghe vậy, cha con vui vẻ lấy dao rạch tay cho mẹ nút máu. Lúc ấy các nhà chiêm tinh trong triều tiên tri rằng con sẽ là người thù của cha con. Do đó tên con là Ajātasattu (âm là A Xà Thế. Ajātasattu có nghĩa là người thù chưa sanh).

Mẹ có ý định giết con ngay trong lòng, nhưng cha con không cho. Khi sanh con ra, mẹ nhớ đến lời tiên tri nên một lần nữa muốn giết con. Một lần nữa, cha con ngăn cản mẹ.

Một hôm con có cái mụt nhọt trên đầu ngón tay, nhức nhối vô cùng, khóc suốt ngày đêm, không ai dỗ được. Cha con đang cùng bá quan phân xử việc triều đình, nghe vậy cầm lòng không đậu, bế con trong lòng và không ngần ngại ngậm ngón tay con trong miệng, nhè nhẹ nút cho đỡ đau. Gớm thay! Cái nhọt bể, máu mủ tuôn ra trong miệng cha con và, sợ lấy tay ra con sẽ nghe đau, cha con nuốt luôn vào bụng cả máu lẫn mủ. Phải, đúng vậy, người cha hết lòng thương yêu con, vì tình phụ tử đậm đà, nhè nhẹ nuốt hết vừa máu vừa mủ.

Nghe đến đó Vua A Xà Thế bỗng dưng đứng phắt dậy gọi quân hầu, kêu lên như điên, "Hãy chạy mau, thả ra lập tức người cha yêu quý của Trẩm."

Than ôi! Người cha yêu quý ấy đã ra người thiên cổ.

Tin thứ nhì được trao tận tay Vua A Xà Thế. Vua hết sức xúc động, rơi lụy dầm dề và đến lúc bấy giờ mới nhận thức rằng chỉ khi bắt đầu làm cha mới biết được tình cha thương con như thế nào.

Vua Bimbisāra (Bình Sa Vương) băng hà và tức khắc tái sanh vào cảnh Trời Tứ Đại Thiên Vương (Cātummahārājika), tên là Jana- vasabha.

Về sau Vua Ajātasattu được gặp Đức Phật, trở nên một thiện tín lỗi lạc và tạo được nhiều công đức trong cuộc Kết Tập Tam Tạng lần đầu tiên.


Nền nhà, nơi Vua Bimbisāra bị cầm tù.
Kinh sách ghi rằng từ nơi này vua nhìn thấy Đức Phật,
lúc ấy trú ngự tr
ên đỉnh núi nằm phía sau trong bức hình.

 

Devadatta (Đề Bà Đạt Đa).- Mặc dầu phục vụ thế gian với tâm tuyệt đối tinh khiết và hoàn toàn bất vụ lợi, Đức Phật lắm khi phải đương đầu với nhiều sự đối nghịch mãnh liệt trong những ngày châu du hoằng Pháp. Những người tự xem là thù nghịch với Đức Phật thường là đạo sư hay tín đồ các hệ thống tôn giáo chủ trương những nghi thức dị đoan, tạo những tập tục vô ích, có hại đến tiến bộ tinh thần. Nguy hiểm nhất là người anh vợ của Ngài -- khi còn là Hoàng Tử Siddhattha, và cũng là môn sinh của Ngài -- sau khi đắc Quả Phật.

Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) là con Vua Suppabuddha và Hoàng Hậu Pamitā, một người cô của Đức Phật. Công Chúa Yasodharā là chị ông. Như vậy, ông vừa là anh em cô cậu, vừa là anh vợ của Đức Phật khi còn là hoàng tử. Ông xuất gia cùng một lúc với Đại Đức Ānanda và các hoàng thân dòng Sākya (Thích Ca). Tỳ Khưu Đề Bà Đạt Đa không đắc được Thánh Quả nào nhưng có nhiều phép thần thông (pothujjanika iddhi) lỗi lạc. Một trong các đại thí chủ hộ trì Ngài là Vua Ajātasattu, người đã kiến tạo cho Ngài một tu viện.

Trong những ngày đầu tiên sau khi xuất gia, Tỳ Khưu Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) có một nếp sống gương mẫu, cao thượng đến độ Đại Đức Sāriputta đi khắp thành Rājagaha (Vương Xá) ca ngợi tài đức Ngài. Về sau, bị danh lợi trần thế làm mù quáng, Đại Đức Đề Bà Đạt Đa lại ganh tỵ với Đức Phật và hoàn toàn đổi tánh, trở nên thù nghịch nguy hiểm nhất của Đức Phật. Cùng lúc, khi lòng sân hận đối với Đức Phật khởi sanh và tăng trưởng trong tâm, bao nhiêu thần thông của ông tự nhiên mất hết.

Mặc dầu tư cách ông xấu xa, Đề Bà Đạt Đa có rất đông đệ tử, và có người còn tôn sùng ông hơn là Ngài Xá Lợi Phất.

Một hôm Tỳ Khưu Devadatta đến hầu Phật và thỉnh cầu Đức Phật trao quyền cho ông chưởng quản Giáo Hội Tăng Già, vì lúc ấy niên thọ Đức Phật đã cao. Đức Phật thẳng thắn từ chối, "Chí đến Sāriputta và Moggallāna mà Như Lai còn chưa giao phó Giáo Hội Tăng Già...." Đại Đức Đề Bà Đạt Đa lấy làm tức giận và nguyện sẽ trả thù. Để bảo tồn uy tín của chúng Tăng, Đức Phật cho công bố rằng chỉ có Đề Bà Đạt Đa chịu trách nhiệm về những hành động dưới danh nghĩa Tam Bảo của ông.

Sau đó Devadatta âm mưu với Thái Tử Ajātasattu (A Xà Thế) toan sát hại Đức Phật. Ông khuyên A Xà Thế giết cha đoạt ngai vàng. Phần ông sẽ giết Đức Phật để nắm quyền chưởng quản toàn thể Giáo Hội Tăng Già. Kẻ bất hiếu Ajātasattu thành công mưu sát người cha có tâm đạo nhiệt thành. Tỳ Khưu Devadatta thuê những tay thiện xạ giết Đức Phật. Nhưng trái với điều ông mong muốn, tất cả những người ấy, lúc đến gần Đức Phật đều xin quy y Tam Bảo và theo Ngài.

Mưu đồ bất thành Devadatta quyết tâm chính ông sẽ ra tay sát hại Đức Phật. Trong lúc Đức Phật đi bên sườn núi Gijjhakūta (Linh Thứu, đỉnh núi có hình con kên kên) ông trèo lên đỉnh cao xô một tảng đá to lăn xuống ngay Đức Phật. May thay, đá va nhằm một tảng đá khác, bể ra làm nhiều mảnh, và chỉ có một mảnh vụn rơi nhẹ vào chân Đức Phật làm chảy máu. Vị lương y Jivaka liền đến săn sóc vết thương cho Ngài.

Một lần khác Devadatta mưu toan làm hại Đức Phật bằng cách cho tượng Nālāgiri uống rượu mạnh đến say rồi xua nó chạy xả vào Đức Phật. Khi tượng Nālāgiri trở nên rất dữ tợn, chạy vồ đến gần thì Đức Ānanda vội vã đứng ra trước chặn lại, định hy sinh, cho voi đạp mình để cứu nguy Đức Phật. Nhưng lúc ấy Đức Thế Tôn dùng tâm từ (mettā) cảm hóa voi say.

Sau những hành động tội lỗi ấy Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) mất hết uy tín, và dư luận cực kỳ chống đối ông. Vua A Xà Thế cũng bỏ rơi, không nâng đỡ ông nữa. Nhưng Devadatta cố hại Đức Phật cho kỳ được. Ông xoay qua một mưu toan khác có vẻ hòa bình hơn. Một hôm, ông đến yêu cầu Đức Phật ban hành năm điều sau đây trong giới luật cho hàng xuất gia:

- Tỳ khưu phải sống trọn đời trong rừng.
- Tỳ khưu phải sống đời du phương h
ành khất.
- Tỳ khưu phải đắp y pamsakūla (y may bằng những mảnh vụn lượm ở các đống rác hoặc ở nghĩa địa).
- Tỳ khưu phải sống dưới gốc cây.
- Tỳ khưu phải ăn chay suốt đời.

Biết trước rằng Đức Phật sẽ không chấp nhận lời yêu cầu, ông cố ý thỉnh nguyện để Ngài từ chối, rồi ông sẽ dựa vào sự từ chối ấy để nói xấu Đức Phật, mong rằng nhờ vậy ông sẽ có được sự ủng hộ của đám người kém hiểu biết.

Với lòng từ bi và đức quảng đại bao la Đức Phật tuyên bố rằng các đệ tử Ngài tự do hành động về năm điều này, muốn áp dụng hay không cũng được. Ngài không bắt buộc phải theo một chiều nào nhất định. Devadatta lấy sự từ chối ấy làm cớ để gây chia rẽ trong hàng Tăng chúng.

Lúc ấy có những vị mới xuất gia không rành Giáo Pháp, nhìn thấy đề nghị của Đề Bà Đạt Đa có vẻ hợp lý nên đi theo ông đến Gayā Sīsa. Nhưng hai Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, theo lời dạy của Đức Phật, đi theo sau đến đó giải thích Giáo Pháp cho những người lầm đường lạc lối ấy và đưa các vị ấy về.

Từ đó về sau những ngày đen tối vồn vập đến với Devadatta. Ông lâm bệnh trầm trọng. Trước khi nhắm mắt ông thành thật ăn năn hối cải và mong muốn yết kiến Đức Phật, lúc ấy ngự tại Kỳ Viên Tịnh Xá. Nhưng nghiệp dữ trổ sanh và ông phải chết một cách cực kỳ thê thảm, không được gặp Đức Phật.

Mặc dầu ông phải tái sanh vào khổ cảnh và phải chịu sống trong ấy vì những tội ác quan trọng, kinh sách ghi rằng trong một tương lai xa xôi, do nhờ đời sống trong sạch và cao thượng trong những năm đầu khi mới xuất gia, Devadatta sẽ trở thành một vị Độc Giác Phật tên Atthisara.


Trong bức hình, đống gạch vụn phía sau bức tường là di tích
nơi trú ngụ của Devadatta trong lúc đắc Thiền.

 

Kỳ viên tịnh xá

Tại thành Rājagaha (Vương Xá), kinh đô xứ Magadha (Ma Kiệt Đà) có Trúc Lâm Tịnh Xá thì tại Sāvatthi (Xá Vệ), kinh đô vương quốc Kosala (Câu Tát La) có Kỳ Viên Tịnh Xá. Tại hai nơi này Đức Phật ngự trú lâu nhất và thuyết rất nhiều thời Pháp quan trọng. Tên hiện thời của nơi này là Sahet Maheth.

Anāthapindika (Cấp Cô Độc).- Vị thí chủ (dāyaka) rất quan trọng thời Đức Phật còn tại thế là Ông Anāthapindika, một trưởng giả triệu phú. Tên tộc ông là Sudatta. Về sau, do lòng quảng đại vô song của ông, người đời tặng ông danh hiệu Anāthapindika, có nghĩa là nuôi ăn những người xấu số không được giúp đỡ, hay trợ cấp những kẻ cô đơn hiu quạnh (Cấp Cô Độc). Sāvatthi là nơi chôn nhau cắt rún của ông.

Một hôm ông có việc đi từ Xá Vệ đến Vương Xá để gặp người anh rể. Hôm ấy ông anh rể không ra đến cửa để đón ông như thường lệ, mà chính ông phải vào tận nhà sau để gặp ông anh, lúc ấy đang bận rộn chuẩn bị một bữa tiệc. Khi hỏi ra, Sudatta lấy làm vui được biết rằng người anh rể đang sửa soạn để đón tiếp Đức Phật vào ngày hôm sau. Thoáng nghe danh từ "Buddha", Phật, trong lòng Sudatta chớm nở một hứng thú lạ thường, và ông hết lòng mong mỏi được gặp Đức Phật. Ông cũng được biết rằng lúc bấy giờ Đức Phật đang ngự tại rừng Sītavana, gần đấy. Và khi nghĩ rằng qua ngày sau ông sẽ được cơ hội quý báu yết kiến Ngài thì ông lấy làm hoan hỷ, yên trí đi ngủ.

Nhưng lòng ông vẫn nôn nao mong gặp Đức Phật đến độ không làm sao ngủ được. Trong đêm khuya ông dậy sớm và đi lần đến rừng Sītavana, xuyên qua một nghĩa địa. Lúc ấy một hiện tượng mới lạ xảy đến cho ông. Khi ra đi trong đêm tối, niềm tin của ông đối với Đức Phật thật vô cùng trong sạch. Do đó có những tia sáng phát tủa ra từ thân ông. Thấy ánh sáng tự nhiên phát sanh ông đâm ra sợ hãi và muốn quày trở về. Bấy giờ Trời Yakka (Đế Thích) khuyến khích ông như sau:

"Hằng trăm thớt tượng hay, cả trăm ngựa giỏi,
Đúng vậy, v
à hằng trăm cổ xe,
Cả trăm ng
àn thị nữ, tai đeo vòng vàng --
Tất cả những điều ấy đều không bằng Một phần nhỏ (*) của bước đi (như thế này).
Hãy tiến bước! Hãy mạnh dạn đi tới!
Tiếp tục đi có lợi hơn trở về."
-- (Kindred Sayings - Tương Ưng, phần I, trang 272)

(* nguyên văn là: không bằng một phần mười sáu)

Được khích lệ, Trưởng Giả Sudatta hết sợ, can đảm bước tới và đức tin trở lại mạnh mẽ. Ánh sáng do đó phát sanh. Ông sợ. Ánh sáng mất. Trời Đế Thích khuyến khích. Và như vậy đến lần thứ ba.

Rốt cùng, ông đến rừng Sītavana nhằm lúc Đức Phật đang thiền hành ngoài trời, biết rằng lúc ấy ông sẽ đến. Đức Phật gọi ông bằng tên tộc, Sudatta, và bảo ông lại gần.

Trưởng Giả Anāthapindika lấy làm hoan hỷ được yết kiến Đức Thế Tôn và cung kính hỏi thăm Ngài có an vui không. Đức Phật trả lời:

"Chắc chắn lúc nào cũng an vui
Vì bên trong vị A La Hán
Mọi thứ lửa đều dập tắt.
Không c
òn đeo níu dục vọng,
Ho
àn toàn mát mẻ.
Dứt bỏ mọi mầm giống
Khả dĩ tạo kiếp sống mới,
Cắt đứt mọi trói buộc phiền lụy.
Chế ngự mọi đau khổ v
à thèm khát, trong tâm
Vị A La Hán lúc nào cũng vắng lặng và tự tại
Vì tâm đã thành đạt trạng thái
thanh b
ình, tịch tịnh.
(Kindred Sayings - Tương Ưng, phần I, trang 173)

Sau khi nghe Đức Phật thuyết giảng, Cấp Cô Độc đắc Quả Tu Đà Huờn (Nhập Lưu). Ông cung thỉnh Đức Phật nhập Hạ tại Sāvatthi (Xá Vệ). Đức Phật chấp thuận và gợi ý rằng chư Phật chỉ thích sống nơi vắng vẻ.

Trưởng Giả Cấp Cô Độc trở về Xá Vệ mua một thửa đất của Hoàng Thân Jeta (Kỳ Đà). Chuyện tích ghi rằng ông Hoàng Jeta có ý không muốn bán nên thách một giá thật cao để Ông Anāthapindika thối chí không mua. Giá tiền của thửa đất ấy được phân định bằng cách sấp tiền vàng trên mặt đất, tiền trải ra đến đâu là đất đó được bán. Nhưng Cấp Cô Độc đồng ý mua. Trên đất ấy Trưởng Giả Anāthapindika kiến tạo ngôi tịnh xá trứ danh Jetavana (Kỳ Viên Tịnh Xá). Nơi đây Đức Phật nhập Hạ mười chín lần, và phần lớn các bài Pháp được Ngài thuyết giảng tại đây.

Đa số các bài Pháp có liên quan đến hàng cư sĩ là do Đức Phật giảng cho Ông Cấp Cô Độc.

Lần nọ, khi thuyết giảng cho ông về hạnh bố thí, Đức Phật dạy rằng dâng cúng đến chư Tăng hay Đức Phật là tạo rất nhiều phước báo. Nhưng kiến tạo tu viện để chư tỳ khưu có chổ tu hành càng được nhiều phước báo hơn. Càng nhiều phước báo hơn xây cất tu viện là quy y Tam Bảo. Càng nhiều phước báo hơn quy y Tam Bảo là nghiêm trì năm giới. Càng nhiều phước báo hơn trì giới là hành thiền về tâm từ. Và cuối cùng, hơn tất cả các phước báo là phát triển tâm nhằm chứng ngộ tánh cách vô thường của vạn hữu, tức hành thiền Minh Sát, trau giồi tuệ Minh Sát. - (Xem Gradual Sayings - Tăng Chi, quyển IV, trang 264-265)

Vậy, theo tinh thần của bài Pháp này, bố thí là pháp đầu tiên trên đường tu tập của người Phật tử. Quan trọng hơn bố thí là nghiêm trì tối thiểu năm giới căn bản, tức tự khép mình vào kỷ cương có khuynh hướng kiểm soát hành động và lời nói. Quan trọng và hữu ích hơn nữa là trau giồi những đức tánh cao thượng như tâm từ (mettā). Nhưng, trên tất cả, quan trọng và hữu ích hơn tất cả mọi kỷ cương mà mình tự đặt cho mình là thành thật cố gắng, tận lực mở mang trí tuệ đến mức độ có thể thấu triệt sự vật, thông hiểu thực tướng của đời sống.

Giảng về bốn loại hạnh phúc của người cư sĩ Đức Phật dạy:

"Có bốn loại hạnh phúc vật chất mà người sống trong gia đình có thể thọ hưởng, thỉnh thoảng và tùy cơ hội, là hạnh phúc có sở hữu (atthisukha), hạnh phúc được giàu sang (bhogasukha), hạnh phúc không nợ nần (ananasukha), và hạnh phúc không bị khiển trách (anavajjasukha).

Hạnh phúc có sở hữu là gì?

Là hạnh phúc của người kia đã tạo nên tài sản do nhờ nỗ lực cố gắng, nhờ sức lao động chân tay và mồ hôi nước mắt, thâu thập được và thọ lãnh một cách hợp pháp. Khi nghĩ rằng tài sản này ta đã tạo lập nhờ nỗ lực cố gắng, thâu thập và thọ lãnh hợp pháp, người kia cảm nghe thỏa thích, mãn nguyện. Đó là hạnh phúc có sở hữu.

Hạnh phúc được giàu sang là gì?

Là hạnh phúc của người kia được giàu có sang trọng nhờ nỗ lực cố gắng. Bây giờ chính mình thọ hưởng tình trạng giàu có ấy, hoặc dùng của ấy để gieo trồng phước báo. Khi nghĩ rằng do nhờ tài sản đã tạo, nay chính ta thọ hưởng và gieo phước, người kia cảm nghe thỏa thích và mãn nguyện. Đó là hạnh phúc được giàu sang.

Hạnh phúc không nợ nần là gì?

Là hạnh phúc của ngưòi kia không thiếu ai món nợ nhỏ lớn nào. Khi nghĩ rằng ta không thiếu ai món nợ nhỏ lớn nào, người kia cảm nghe thỏa thích và mãn nguyện.

Hạnh phúc không bị khiển trách là gì?

Là hạnh phúc của bậc Thánh Đệ Tử, người có hành động bằng thân, khẩu, ý trong sạch, không có điểm nào đáng bị khiển trách. Khi nghĩ rằng ta thọ hưởng hạnh phúc thân, khẩu, ý không bị khiển trách, người ấy cảm nghe thỏa thích và mãn nguyện. Đó là hạnh phúc không bị khiển trách.

"Có hạnh phúc không nợ nần, người kia nghĩ rằng mình được phước thật sự có sở hũu. Thọ hưởng hạnh phúc được giàu có sang trọng, Người kia thấy rằng đó là nhờ mình thông minh sáng suốt. Thấy vậy, người kia hiểu biết là vậy. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ (một phần mười sáu), so với hạnh phúc không bị khiển trách." - (Gradual Sayings, quyển II, trang 77-78; Anguttara Nikāya, Tăng Nhứt A Hàm II, trang 67-68)

Cây Bồ Đề Ānanda.- Trong Tịnh Xá Kỳ Viên (Jetavana), gần cổng vào, có một cội bồ đề sum sê to lớn mang tên là Bồ Đề Ānanda.

Lúc bấy giờ thiện tín đến hầu Phật thường mang theo bông hoa hay những tràng hoa để cúng dường Ngài. Trong những lúc Đức Phật đi vắng thì các thiện tín ấy đặt bông hoa trước cửa tịnh thất Ngài rồi về.

Trưởng Giả Anāthapindika (Cấp Cô Độc) thấy vậy, thỉnh cầu Đại Đức Ānanda bạch với Đức Phật xem có nơi nào khác để thiện tín có thể đến lễ bái cúng dường trong lúc Đức Phật mắc bận châu du hoằng Pháp, không có mặt ở nhà.

Đại Đức Ānanda vào hầu Phật và bạch: "Bạch Hóa Đức Thế Tôn, có bao nhiêu bảo vật để chúng sanh lễ bái cúng dường (cetiyāni)? Xin Ngài hoan hỷ giải thích.

-- Này Ānanda, có tất cả ba là: Những vật để chúng sanh lễ bái cúng dường có liên quan đến thân (sāririka, như ngọc xá lợi của Phật), những vật liên quan đến đồ dùng riêng (pāribhogika), và những vật để tưởng nhớ Phật (uddesika).

-- Bạch Đức Thế Tôn, trong lúc Ngài còn tại tiền, có nên xây tháp để tôn thờ Ngài chăng?

-- Không, vật để chúng sanh lễ bái cúng dường có liên quan đến thân chỉ nên được kiến tạo sau khi Như Lai nhập diệt. Vật lễ bái cúng dường để tưởng niệm Như Lai hoàn toàn thuộc về tinh thần, những vật ấy chỉ tượng trưng, không có căn bản vật chất. Nhưng cây bồ đề to lớn mà xưa kia đã có lần che mưa đỡ nắng cho Như Lai là vật để chúng sanh lễ bái cúng dường, dầu Như Lai còn tại thế hay đã nhập diệt.

-- Bạch Hóa Đức Thế Tôn, khi Ngài đi thuyết Pháp ở phương xa, tịnh xá Kỳ Viên rộng lớn này không còn nơi nương tựa, và thiện tín đến đây không biết hướng vào đâu để lễ bái cúng dường. Bạch Hóa Đức Thế Tôn, xin Ngài hoan hỷ cho phép con lấy một hột của cây bồ đề mẹ để gieo trồng trước cổng tịnh xá." - (Kālinggabodhi Jātaka, số 479, trang 228)

Đại Đức Ānanda thuật câu chuyện lại cho những vị đại thí chủ như Trưởng Giả Anāthapindika, Bà Visakhā, Vua Pasenadi, rồi xin Đại Đức Moggallāna (Mục Kiền Liên) giữ lại một trái chín mùi từ cây rơi xuống chưa đụng đất. Ngài Mục Kiền Liên trao cho Đức Ānanda. Ngài A Nan đưa cho vua Ba Tư Nặc. Vua trao lại cho Trưởng Giả Cấp Cô Độc trồng.

Một cây bồ đề sớm mọc lên tươi tốt mang tên là "Bồ Đề Ānanda".

Cây bồ đề lịch sử này đến nay vẫn còn sống tại Sahet Maheth, tên hiện nay của thành Sāvatthi (Xá Vệ). Khi đoàn hành hương đến Tịnh Xá Kỳ Viên, cũng như ở các Thánh Tích khác, Ngài Thiền Sư Khippapañño hướng dẫn đến lễ bái, đi nhiểu ba vòng quanh cội bồ đề và hành thiền (hình trang 110-111).

Nàng Cincā Vu Khống Đức Phật.- Tại Kỳ Viên Tịnh Xá, một ngày nọ, trong giữa đám đông, một thiếu phụ tên Cincā giả làm người có mang, vu oan Đức Phật.

Ngài thản nhiên chịu đựng những lời nguyền rủa. Nhưng Trời Yakka (Đế Thích) hóa ra làm chuột, cắn đứt dây chạc mà nàng ta dùng để cột khúc gỗ độn bụng, làm rơi xuống đất. Mọi người lấy làm tức giận muốn hành hung nàng. Đức Phật không cho.

Ngài không giận, không trả thù, và dạy rằng, "trả thù, báo oán không bao giờ đưa đến hòa bình an lạc. Sân hận không bao giờ dập tắt sân hận, Chỉ có tâm từ mới diệt lòng sân".

Nàng Cincā rời tịnh xá an toàn, nhưng tội ác của nàng là một trọng nghiệp quan trọng. Dầu đất có thể đỡ nổi những hòn núi to lớn như Hi Mã Lạp Sơn, nhưng đất không thể chịu đựng sức nặng của nghiệp ác muốn hại Đức Phật. Nàng đi độ vài trăm thước thì đất rút dưới chân, chết một cách thê thảm.

Tục truyền rằng nơi mà nàng bị đất rút, ngày nay là một ao sen. Đoàn hành hương được hướng dẫn ra khỏi Tịnh Xá Kỳ Viên, đi một đoạn đường ngắn xuyên qua cánh đồng và đến ao sen (hình trang 112-113).

Vua Pasenadi (Ba Tư Nặc):- Vua Pasenadi (Ba Tư Nặc) xứ Kosala là một đại thí chủ khác của Đức Phật. Vua trị vì vương quốc Kosala và đóng đô tại thành Sāvatthi (Xá Vệ). Vua quy y trong những năm đầu tiên, khi Đức Phật bắt đầu hoằng dương Giáo Pháp.

Kinh Samyutta Nikāya, Tạp A Hàm, ghi rằng một ngày nọ Vua Pasenadi đến yết kiến Đức Phật, lúc ấy còn trẻ tuổi, và hỏi về Đạo Quả mà Ngài thành đạt. Đức Phật giải thích:

"Tâu Đại Vương, có bốn sự việc không nên gạt bỏ hay khinh thường. Đó là một hoàng tử hiếu chiến (khattiya), một con rắn, lửa, và một tỳ khưu."

Hoàng tử hiếu chiến, dầu trẻ tuổi, có thể là một đại họa cho thần dân. Con rắn dầu nhỏ bé, có thể rất độc. Một đớm lửa nhỏ có thể gây hỏa tai khốc liệt. Một vị tỳ khưu trẻ tuổi có thể chứng đắc Thánh Quả, hoặc có pháp học cao siêu, thông suốt Giáo Pháp.

Đức Phật thuyết giảng về đề tài này. Khi thời Pháp chấm dứt Vua Pasenadi lấy làm hoan hỷ, xin thọ lễ quy y Tam Bảo. Kể từ ngày ấy vua trở nên một đệ tử trung kiên của Đức Phật.

Lòng nhiệt thành tôn kính Đức Phật của vua phần lớn cũng do sự khôn ngoan của bà Chánh Hậu Mallikā, rất sùng đạo, thông minh sáng suốt và học rành giáo lý. Trong nhiều trường hợp bà dẫn dắt chồng trên đường đạo đức như một người bạn chân thành. Túc Sanh Truyện Mahā Supina Jātaka. Jātaka Translation, số 77, quyển I, trang 188-192 ghi:

-- Ngày kia vua nằm mộng liên tiếp mười sáu lần và lấy làm bàng hoàng lo ngại. Vị quân sư theo đạo Bà La Môn bàn mộng, đoán rằng sắp có chuyện chẳng lành xảy đến vua và khuyên vua nên giết thật nhiều trâu bò để tế lễ thần linh, cầu nguyện cho tai qua nạn khỏi. Nghe lời, vua truyền sắm sửa mọi việc để tế thần, một nghi thức vô nhân đạo có thể làm

thiệt mạng hằng ngàn chúng sanh. Hoàng Hậu Mallikā nghe tin vội vã can gián và thuyết phục vua nên đến hầu Phật, xin được giải thích. Vua nghe theo lời, đến yết kiến Đức Phật, thuật lại điềm chiêm bao và được nghe giảng giải rành rẽ. Nhờ đó vua tránh khỏi gây nghiệp cố tình sát hại sanh linh.

Khác với trường hợp Vua Bimbisāra, Vua Pasenadi tốt phước hơn, được nghe Đức Phật giảng rất nhiều thời Pháp. Bộ Samyutta Nikāya, Tạp A Hàm, có trọn một phần gọi là Kosala Samyutta, ghi chép những lời Đức Phật dạy vua.

Là một quốc vương trị vì một quốc gia rộng lớn, Vua Pasenadi không thể tránh nạn chiến tranh, đặc biệt là với các nước lân bang. Một lần kia vua phải gây chiến với người cháu, Vua Ajātasattu, và thất bại. Nghe vậy Đức Phật dạy:

"Xâm lăng sanh thù ghét.
Kẻ bị chinh phục sống trong khốn khổ.
Nhưng ai sống thanh bình và không dục vọng
Chắc chắn được an vui
V
ì đã xa lánh chinh phục và thất bại."
- (Kindred Sayings, phần I, trang 109-110)

Một lần khác, Vua Kosala chiến thắng và thâu đoạt toàn thể quân đội của Vua A Xà Thế. Khi nghe được tin ấy Đức Phật đọc lên câu kệ:

"Một người có thể cướp bóc một người khác,
Cũng như có thể phục vụ người kia.
Nhưng khi bị cướp
Người kia chiếm đoạt trở lại.
V
à cướp bóc, chiếm đoạt,
Trở đi trở lại không ngừng.
Ng
ày nào quả xấu chưa đủ duyên để trổ
Người cuồng si c
òn tưởng tượng:
"Thì giờ đã đến, đây là một dịp may!"
Nhưng khi quả trổ, phải chịu khốn khổ.
Người sát nhân gặp kẻ sát nhân,
Người xâm lăng bị chinh phục.
Kẻ hổn h
ào bị chưởi mắng,
Người ưa quấy rầy bị phiền nhiễu.
Vậy,
Theo tiến trình diễn biến của hành vi
Kẻ cướp ắt bị cướp.
- (Kindred Sayings, phần I, trang 110)

Khi hoàng thái hậu, nội tổ của vua băng hà vào năm 120 tuổi, đức vua lấy làm sầu muộn, đến bạch với Phật rằng ông có thể đổi bất cứ vật gì của ông để tìm lại sự sống của một người mà ông rất quý trọng và trìu mến. Đức Phật an ủi như sau:

"Tất cả mọi chúng sanh đều phải chết. Đời sống phải kết cuộc bằng sự chết. Cái chết luôn luôn ở ngay trước mặt. Cũng như món đồ gốm, dầu hầm chín hay không, đều có thể bể, và phải bể một ngày nào. Đặc tính "bể" luôn luôn dính liền với món đồ gốm." (Xem Kindred Sayings, phần I, trang 122)

Vua Kosala rất thích nghe Pháp. Dầu công việc quốc gia đại sự đa đoan thế nào vua cũng cố gắng tìm cơ hội đến hầu Phật và nghe Pháp.

 

Đức Phật độ mẹ

Vài ngày sau khi hạ sanh Thái Tử Siddhattha thì Hoàng Hậu Mahā Māyā thăng hà và tái sanh vào cung Trời Tusita (Đấu Xuất Đà). Bảy năm sau khi Thành Đạo, trong mùa nhập Hạ, Đức Phật thuyết giảng Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) cho chư Thiên ở cung Trời Tāvatimsa (Đạo Lợi). Vị Trời mà trước kia là Hoàng Hậu Māyā từ Tusita đến Tāvatimsa nghe Pháp. Mỗi ngày, Đức Phật trở về quả địa cầu để tóm tắt bài Pháp cho Ngài Sāriputta và Đức Xá Lợi Phất giảng rộng giáo lý ấy cho hàng đệ tử. Tạng Luận còn lưu truyền đến nay là bài Pháp đầy đủ chi tiết do Đức Xá Lợi Phất truyền dạy.

Vi Diệu Pháp là phần triết lý cao siêu, là tinh hoa của Phật Giáo. Pháp nằm trong Tạng Kinh là giáo huấn thông thường (vohāra desanā), dạy theo tục đế. Vi Diệu Pháp là giáo huấn cùng tột, rốt ráo (paramatha desanā), dạy theo chân đế.

Trong Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) cả danh và sắc, hai thành phần tâm linh và vật chất cấu thành guồng máy phức tạp của con người đều được phân tách tỉ mỉ. Những diễn tiến liên quan đến tiến trình sanh tử được giải thích tận tường. Những điểm phức tạp, khó hiểu, trong Giáo Pháp đều được rọi sáng. Con đường giải thoát cũng được chỉ vạch rõ ràng bằng những ngôn từ rành rẽ.

Đối với bậc thiện trí thức muốn tìm chân lý, Vi Diệu Pháp là quyển kinh chỉ đạo khẩn yếu, vừa là một tập khái luận vô giá. ở đây có đủ thức ăn tinh thần cho các học giả muốn mở mang trí tuệ và sống đời lý tưởng của người Phật tử. Đây không phải là loại sách để đọc qua cầu vui hay giải trí. Đây cũng không giống như một quyển sách giáo khoa tân thời về tâm lý học, vì ở đây không có chủ trương giải quyết tất cả những vấn đề mà nhà tâm lý học hiện đại phải đối phó.

Tâm, hay tâm vương (citta) được định nghĩa rõ ràng. Tư tưởng được phân tách và sắp xếp từng loại về phương diện luân lý, đạo đức. Tất cả những trạng thái tâm, hay tâm sở (cetasika), đều được lược kê cẩn thận. Thành phần cấu hợp của mỗi loại tâm được kể ra từng chi tiết và trình bày tường tận. Tư tưởng phát sanh thế nào, tiến trình tâm khởi sanh như thế nào do năm cửa giác quan và tâm cũng được mô tả tỉ mỉ.

Riêng những chập tư tưởng bhavanga (hộ kiếp) và javana (tốc hành), chỉ được đề cập đến và giải thích trong Vi Diệu Pháp, thật là đặc biệt hữu ích cho những ai muốn khảo cứu về tâm lý học.

Người thông suốt Vi Diệu Pháp sẽ thấy hết sức rõ ràng rằng luồng tâm trôi chảy như một dòng nước, một quan điểm mà vài nhà tâm lý học hiện đại như William James cũng trình bày tương tợ. Người học Vi Diệu Pháp cũng thấu hiểu đầy đủ lý vô ngã (anattā), nền tảng của Phật Giáo mà cũng là giáo lý rất quan trọng về cả hai phương diện, triết học và đạo đức.

Hiện tượng chết, tiến trình tái sanh vào những cảnh giới khác nhau mà không có cái gì di chuyển từ kiếp sống này sang kiếp kế, giáo lý nghiệp báo và tái sanh mà ta có thể kiểm chứng được bằng những sự kiện hiển nhiên, tất cả đều được giải thích đầy đủ.

Abhidhamma, Vi Diệu Pháp, cũng đề cập đến yếu tố thứ nhì cấu thành con người -- yếu tố vật chất, hay sắc (rūpa). Những đơn vị căn bản của phần vật chất, những năng lực vật chất, đặc tánh của vật chất, nguồn gốc của vật chất, mối liên quan giữa vật chất và tinh thần, thân và tâm, hay sắc và danh, tất cả đều được mô tả tận tường và rành rẽ.

Vi Diệu Pháp không chủ trương trình bày một hệ thống tư tưởng về tâm linh và vật chất mà chỉ nghiên cứu hai yếu tố phức tạp cấu thành cái được gọi là chúng sanh để giúp thấu hiểu thực tướng của sự vật. Dựa trên kiến thức ấy một triết lý được phát huy, và đặt nền tảng trên triết lý này một hệ thống đạo đức được phát triển nhằm chứng ngộ mục tiêu cứu cánh: Niết Bàn.

Cũng như Bà Rhys Davids nói rất đúng, Abhidhamma, Vi Diệu Pháp đề cập đến:

- Cái gì ta thấy: a) bên trong ta, b) chung quanh ta; và
- Cái gì ta khao khát thành đạt.

Bên trong ta là tâm vương và tâm sở. Chung quanh ta là sắc. Cái gì ta khát khao thành đạt là Niết Bàn.

Những vấn đề không liên quan đến giải thoát đều được gác hẳn qua một bên.

Kinh sách ghi rằng sau khi nghe xong những thời Pháp này vị Trời trước kia là mẹ của Thái Tử Siddhattha đắc Quả Tu Đà Huờn. Nơi mà từ cung Trời Tusita Đức Phật trở về quả địa cầu được biết là Sankasya, nằm khoảng giữa Agra và Benares. Tại địa điểm này có trụ đá thời Vua Asoka ghi dấu.

-ooOoo-

Hình ảnh:


Thành Rajagagha (Vương Xá) - Trong hình, ngọn đồi nhỏ bên đàng là di tích của bức tường thành. Trước kia, Vua Bimbisara (Bình-sa vương) đóng đô phía bên này bức tường. Đến khi Vua Ajatasattu (A-xà-thế) chiếm ngôi cha thì dời đô về phía bên kia tường, tức phía trước trong bức hình.

Đườ
ng lên núi Linh Thứu

Nơi Vua Bimbisara xuống xe để đi bộ lên đỉnh núi Linh Thứu hầu Phật.

Núi Linh Thứu - Hang động, nơi Đức Phật ngự .

Núi Linh Thứu - Hang động, nơi Đại Đức Ananda trú.

Tinh xá Kỳ Viên

Tinh xá Kỳ Viên - Cây bồ đề Ananda

Nơi nàng Cinca bị đất rút, nay còn là một hồ sen .

Sankasya: Đền thờ kỷ niệm nơi Đức Phật từ cung Trời Đấu Xuất trở về, sau khi độ mẹ.

Trước trụ cột Asoka đánh dấu nơi Đức Phật từ cung Trời Đấu Xuất trở về, Đại Đức Thiền Sư Khippapanno Kim Triệu đứng chụp hình chung với vị sư chùa Tích Lan.

-ooOoo-

 Ðầu trang | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | Mục lục


Chân thành cám ơn Bác Phạm Kim Khánh đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 09-2004)


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 15-09-2004

Pham Kim Khanh - Hanh Huong Xu Phat

BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Hành Hương Xứ Phật

Phạm Kim Khánh


-06-

Trên Đường Hoằng Pháp

Con đường Hoằng Pháp vừa lợi ích vừa thành công của Đức Phật kéo dài bốn mươi lăm năm. Từ lúc Thành Đạo, lúc ấy Ngài ba mươi lăm tuổi, chí đến khi Đại Niết Bàn, tám mươi tuổi, Đức Phật không ngừng phục vụ nhân loại bằng cách nêu gương lành và ban truyền những lời dạy. Suốt cả năm trường, đôi khi một mình, lắm lúc cùng chư môn đệ, Ngài đi từ làng này đến làng khác, từ tỉnh nọ đến tỉnh kia, cùng khắp miền Bắc xứ Ấn Độ, để hoằng dương Giáo Pháp và dẫn dắt nhiều người ra khỏi vòng cương tỏa của những kiếp sống triền miên.

Nơi đây chúng tôi chỉ trình bày những địa điểm mà đoàn hành hương được hướng dẫn đi qua.

Cảm Hóa Ba Mươi Thanh Niên.- Vì có lời hứa trước với Vua Bimbisāra (Bình Sa Vương), sau khi thành đạt Đạo Quả Chánh Đẳng Chánh Giác, cảm hóa Yasa cùng với năm mươi lăm người bạn, và sau khi gởi sáu mươi vị đệ tử A La Hán đầu tiên đi truyền bá Chân Lý Đức Phật lên đường, hướng về phía Uruvelā, đi Rājagaha (Vương Xá).

Ngày nọ, Đức Phật đang ngồi nghỉ chân dưới cội cây, trong một cụm rừng nhỏ, lúc ấy có ba mươi thanh niên cũng dắt vợ đi chơi trong rừng. Một trong những người ấy không vợ nên dắt theo một cô bạn gái. Trong khi ai nấy vui chơi với nhau thì cô bạn gái bỏ đi, lén đem theo các món đồ quý giá của mấy người kia. Đến lúc hay ra, cả ba mươi thanh niên cùng nhau đi tìm trong khu rừng. Thấy Đức Phật, các người trai trẻ ấy đến gần hỏi thăm Ngài có thấy một người phụ nữ đi ngang qua đó không. Đức Phật hỏi lại: "Theo ý các con, nên tìm một người phụ nữ hay tự tìm ra mình là hơn?"

-- Bạch Ngài, tự tìm ra mình là hơn.

-- Vậy, hãy ngồi lại đây, Như Lai sẽ giảng giáo lý cho các con.

Và tất cả đều quỳ xuống cung kính đảnh lễ rồi ngồi lại một bên, chăm chỉ lắng nghe. Sau đó ba mươi thanh niên lấy làm hoan hỷ xin xuất gia theo Phật.

Cảm Hóa Ba Anh Em Ngài Kassapa,- Từ đó, trên đường đi Uruvelā Đức Phật cảm hóa ba anh em Ngài Kassapa (Ca Diếp), lúc ấy đang tu khổ hạnh, để tóc dài, thắt lại thành bính và thờ Thần Lửa. Ông anh cả có 500, anh giữa 300, và em út có 200 đệ tử, cả ba anh em cùng với tất cả đệ tử xin quy y, rồi xuất gia tỳ khưu với Đức Phật và cùng đi với Ngài lần hồi đến Gayā Sīsa, cách Uruvelā không xa, nơi đây Đức Phật giảng kinh Āditta-pariyāya Sutta, bài kinh đề cập đến "tất cả đều phừng cháy" như sau:

"Tất cả đều phừng cháy! Này hỡi các Tỳ Khưu, tất cả đều phừng cháy là như thế nào? Mắt nằm trong lửa, hình sắc nằm trong lửa, sự thấy (nhãn thức) nằm trong lửa. Cảm giác (thọ), dầu thọ lạc, thọ khổ hay thọ vô ký, đều nằm trong lửa. Lửa ấy bắt nguồn từ đâu? Từ những ngọn lửa tham ái, sân hận, si mê, sanh, bệnh, tử, phiền muộn, ta thán, đau khổ, âu sầu và tuyệt vọng. Như Lai tuyên bố như vậy.

"Hãy quán tưởng điều này, hỡi các Tỳ Khưu, người đệ tử thuần thục của bậc Thánh Nhân sẽ nhàm chán với nhãn căn, nhãn trần, nhãn thức, nhãn xúc, dầu cảm thọ có như thế nào chăng nữa -- thọ lạc, thọ khổ hay thọ vô ký -- cũng đều phát sanh do nhãn xúc. Người đệ tử thuần thục của bậc Thánh Nhân sẽ nhàm chán với tai và tiếng động, mũi và mùi, lưỡi và vị, thân và sự đụng chạm, tâm và ý nghĩ, bất luận cảm giác nào -- lạc, khổ hay vô ký -- phát sanh do xúc.

"Vì nhàm chán, người đệ tử thuần thục của bậc Thánh Nhân dứt khoát dập tắt mọi luyến ái, và do sự dứt khoát ấy, hoàn toàn siêu thoát. Từ đó hành giả biết không còn tái sanh nữa, sống đời sống thiêng liêng phạm hạnh của bậc Thánh Nhân, làm những việc cần phải làm, và không bao giờ còn trở lại trạng thái ấy nữa."

Khi Đức Phật kết luận thời Pháp tất cả các vị tỳ khưu đều đắc Quả A La Hán.

Cảm Hóa Đức Sāriputta và Đức Moggallāna.- Cách thành Vương Xá không xa, trong làng Upatissa có một thanh niên thông minh xuất chúng tên Sāriputta (Xá Lợi Phất). Mặc dầu hấp thụ truyền thống Bà La Môn Giáo, Sāriputta sớm có một quan kiến rộng rãi về đời sống. Ngài có một người bạn chí thân tại Kolita tên Moggallāna. Hai vị này vốn đã có mối liên quan mật thiết với nhau trong những kiếp sống quá khứ xa xôi. Hai người đi tìm học với nhiều vị đạo sĩ Bà La Môn trứ danh, nhưng ở đâu cũng gặp toàn thất vọng. Sau cùng cả hai đành trở về nhà, và trước khi chia tay, hứa hẹn với nhau rằng người nào tìm ra được Con Đường sẽ cho người kia biết.

Lúc ấy Đức Phật đã gởi sáu mươi vị đệ tử đi truyền bá Giáo Pháp tốt đẹp cho thế gian. Ngài Assaji (A Tư Đà), một trong năm vị đệ tử đầu tiên đi về hướng thành Rājagaha. Đến đây nghiệp tốt của hai chàng thanh niên dốc lòng tìm đạo đã hợp đủ duyên lành để trổ sanh. Sāriputta đang đi trong thành Vương Xá thì bỗng nhiên nhìn thấy một tu sĩ y bát trang nghiêm, tướng đi từ tốn, mắt nhìn xuống độ vài thước trước chân, gương mặt trầm tĩnh thong dong, biểu lộ sự vắng lặng sâu xa bên trong. Vị đại đức khả kính nọ khoan thai đi từng nhà, nhà này sang nhà khác, nhận lãnh chút ít vật thực nào mà lòng quảng đại trong dân gian vui lòng đặt vào bát mình. Cốt cách siêu phàm của vị chân tu khiến Ngài Xá Lợi Phất tò mò để ý, nhưng vì thấy Đức Assaji đang yên lặng đi trì bình nên không dám làm rộn. Khi vị tỳ khưu A La Hán A Tư Đà đi bát xong, tìm nơi thích hợp để ngồi lại thọ thực, Ngài Xá Lợi Phất lấy làm mừng rỡ chụp lấy cơ hội, cung kính dâng đến Đại Đức một cái chén mà mình đã đem theo để dùng và rót vào một ít nước. Thực hành xong bổn phận khiêm tốn của người đệ tử, Ngài thành kính bạch:

"Kính Bạch Đại Đức, ngũ quan của Ngài quả thật là bình thản và an tĩnh. Nước da của Ngài thật là sáng sủa và trong trẻo. Xin Ngài hoan hỷ dạy con vì mục đích nào Ngài thoát ly thế tục? Ai là vị tôn sư của Ngài? Ngài truyền bá giáo lý của ai?"

Vị A La Hán A Tư Đà trả lời: "Này đạo hữu, bần tăng chỉ là một tu sĩ sơ cơ. Bần tăng không có đủ khả năng để giảng giải Giáo Pháp một cách dong dài và rành rẽ."

-- Kính Bạch Đại Đức, con là Sāriputta, xin Đại Đức chỉ giáo ít nhiều, con sẽ cố gắng tự tìm hiểu giáo lý bằng trăm ngàn cách. Xin Ngài hoan hỷ dạy nhiều hay ít cũng được. Xin Ngài dạy cho điểm thiết yếu. Con xin Ngài dạy cho đại lược, chỉ một vài tiếng vắn tắt gọn ghẽ.

Đức Assaji liền đọc lên bốn câu kệ tóm tắt phần triết lý cao siêu sâu sắc của Đấng Tôn Sư về chân lý của định luật nhân quả:

"Ye dhammā hetuppabhavā -
tesam hetum tathāgato.
Āha tesan ca yo nirodho
-
evam vādī mahā samano."

"Về các pháp khởi sanh do một nhân,
Nhân ấy, Như Lai đã chỉ rõ.
Và Như Lai cũng dạy phương pháp để chấm dứt.
Đó l
à giáo huấn của vị Đại Sa Môn."

Trí tuệ của Ngài Xá Lợi Phất đã đủ thuần thục để thấu triệt những chân lý sâu xa, dầu chân lý ấy chỉ được khiêu gợi một cách vắn tắt. Ngài chỉ cần một tia ánh sáng, và Đức A Tư Đà đọc lên bốn câu kệ thật là khéo léo, đưa Ngài ngay vào Con Đường. Khi nghe hai câu đầu Đức Sāriputta đắc Quả Tu Đà Huờn (Sotāpatti). Bấy giờ, đúng lời cam kết, Sāriputta trở về báo tin lành cho bạn, vốn cũng là bậc trí tuệ cao siêu. Khi nghe xong bốn câu kệ Ngài Moggallāna cũng đắc Quả Tu Đà Huờn. Do lời thỉnh cầu của hai vị, Đức Phật chấp nhận cả hai vào hàng môn đệ với lời kêu gọi Etha Bikkhave! Hãy lại đây, Tỳ Khưu!

Nửa tháng sau, khi nghe Đức Phật thuyết kinh Vedanā Pariggaha Sutta cho Đạo Sĩ Dīghanakha Ngài Xá Lợi Phất đắc Quả A La Hán. Đức Mục Kiền Liên đã đắc Quả A La Hán trước đó một tuần.

 

Trúc Lâm tịnh xá

Từ Gayā Đức Phật đến Rājagaha cùng với các đệ tử A La Hán. Nơi đây Ngài ngự tại đền Suppatittha, trong một rừng kè. Lúc bấy giờ danh tiếng của Ngài đã bay cùng khắp vương quốc Magadha (Ma Kiệt Đà).

Vua Bimbisāra nghe tin, đem theo rất đông quần thần đi đón Đức Phật. Vua đến gần, cung kính đảnh lễ Phật và ngồi lại một bên. Những người khác, người thì đảnh lễ một cách cung kính, người chào hỏi lễ phép theo như bạn bè hay thân thuộc, người thì chấp tay xá, người tự xưng danh tánh, và cũng có người không nói gì, chỉ lặng lẽ ngồi xuống. Lúc ấy phần đông dân chúng tôn kính Đức Phật và Đại Đức Kassapa (Ca Diếp) đồng nhau, không ai biết ai là thầy. Đức Phật đọc được tư tuởng ấy. Ngài hỏi Đại Đức Kassapa tại sao trước kia tôn thờ Thần Lửa mà nay không thờ nữa. Đại Đức hiểu ý Đức Phật, bạch rằng vì Đại Đức chọn con đường đưa tới trạng thái an lành, hạnh phúc và châu toàn, chấm dứt ô nhiễm và dục vọng, con đường đi ngược dòng đời, ngược chiều với những thú vui trần tục, không bổ ích. Nói xong Ngài Ca Diếp khấu đầu đảnh lễ dưới chân Đức Thế Tôn và xác nhận:

"Bạch Hóa Đức Thế Tôn, Ngài là Đức Bổn Sư của con. Con là đệ tử. Bạch hóa Đức Thế Tôn, Ngài là Đức Bổn Sư của con. Con là đệ tử."

Tất cả mọi người đều hoan hỷ. Đức Phật nhân cơ hội giảng một thời Pháp về Túc Sanh Truyện Mahā Nārada Kassapa, dạy rằng trong một tiền kiếp Ngài là Nārada, cũng đã dìu dắt Đại Đức Kassapa một cách tương tợ. Nghe Đức Phật giảng, Ánh Sáng Chân Lý phát sanh đến mọi người và Vua Bình Sa Vương chứng đắc Tu Đà Huờn. Vua xin quy y Tam Bảo và cung thỉnh Đức Phật cùng chư vị đệ tử hôm sau về hoàng cung thọ trai.

Khi mọi người thọ thực xong vua tỏ ý muốn biết nơi nào thích hợp để Đức Phật ngự.

Đức Phật trả lời:

"Một nơi vắng vẻ hẻo lánh, không xa mà cũng không gần thành thị, để cho ai muốn, có thể đến dễ dàng. Một nơi mát mẻ, ban ngày không đông đảo ồn ào, ban đêm yên tĩnh, khoảng khoát và kín đáo, nơi ấy sẽ thích hợp."

Vua nghĩ đến khu Veluvana (Trúc Lâm) có thể hội đủ những yếu tố cần thiết nên bạch với Đức Phật, xin dâng khu viên Trúc Lâm này đến Đức Phật và chư Tăng. Khu này cũng được gọi là "nơi ẩn trú của loài sóc", không có nhà cửa lêu cốc cho chư tỳ khưu, nhưng có nhiều cây to bóng mát và vắng vẻ kín đáo. Đây là khu đất đầu tiên được dâng cúng đến Đức Phật và chư Tăng. Nơi đây Đức Phật nhập Hạ liên tiếp ba năm -- từ Hạ thứ nhì đến Hạ thứ tư.


Trúc Lâm Tinh Xá

Đại Hội Chư Thánh Tăng A La Hán.- Theo truyền thống của chư Phật, trong thời kỳ của một vị Phật có một hay ba lần Đại Hội Chư Thánh Tăng A La Hán. Riêng trong thời kỳ Đức Phật Gotama, Đại Hội được nhóm họp tại Veluvana (Trúc Lâm Tịnh Xá), gồm 1250 vị A La Hán và hội đủ bốn nguyên nhân:

Vào ngày Rằm tháng Giêng, chín tháng kể từ khi Đức Phật Thành Đạo.

Tất cả chư Thánh Tăng đều tự động đến, chứ không có lời thỉnh mời.

Tất cả chư Thánh Tăng A La Hán đều là những vị đã được chính Đức Thế Tôn cho xuất gia bằng cách gọi, "Ehi bhikkhu", có nghĩa là "Hãy đến đây, này Tỳ Khưu". Dầu người ấy là đạo sĩ hay người tại gia cư sĩ, tất cả đều trở thành tỳ khưu với đầy đủ tám món cần thiết như tam y, bát v.v... phát sanh do quả báo thần thông, tăng tướng trang nghiêm, lục căn thanh tịnh như một vị đại đức đã tu lâu năm.

Tất cả chư Thánh Tăng A La Hán đều là những bậc đã chứng đắc lục thông (thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, thần thông, tha tâm thông, túc mạng thông, lậu tận thông).

Đại Hội Chư Thánh Tăng hội đủ nhân duyên được chính Đức Thế Tôn chủ tọa. Nhân cơ hội này Đức Phật tuyên bố hai ngôi vị cao cả nhất trong hàng tăng chúng: Đức Sāriputta (Xá Lợi Phất) là bậc tối thượng Thinh Văn Đại Đệ Tử về phương diện trí tuệ và Đức Moggallāna (Mục Kiền Liên) là bậc tối thượng Thinh Văn Đại Đệ Tử về thần thông.

Cũng trong cơ hội này Đức Phật giảng về pātimokkha, gìn giữ lời giáo huấn và giới luật, tuân hành theo để giải thoát khỏi bốn đường ác đạo, giải thoát khổ sanh tử luân hồi.

Pātimokkha có hai loại:

- Ovādapātimokkha, là gìn giữ giáo huấn,
- Anāpātimokkha, là gìn giữ giới luật.

Đức Phật giảng về gìn giữ giáo huấn (Ovādapātimokkha) bằng ba câu kệ có ý nghĩa là:

* Này chư Tỳ Khưu, lòng kiên nhẫn chịu đựng là đức hạnh cao thượng. Đức Phật thuyết dạy Niết Bàn là cao thượng. Người thường hại chúng sanh khác không phải là bậc xuất gia tỳ khưu. Người làm khổ chúng sanh khác không phải là bậc sa môn vắng lặng.

* Nên tránh xa mọi ác pháp (điều tội lỗi). Nên tạo đầy đủ mọi thiện pháp. Làm cho tâm trong sạch, khỏi năm phiền não chướng. Những điều này là giáo huấn của chư Phật.

* Tự mình không vu cáo người khác, cũng không sai bảo người khác vu cáo. Tự mình không đày đọa giết hại, cũng không sai bảo ai đày đọa giết hại chúng sanh khác. Gìn giữ, thu thúc trong giới hạnh. Tiết độ trong vật thực, trong bốn món vật dụng. Hoan hỷ sống nơi thanh vắng. Tinh tấn không ngừng trong thiền Vắng Lặng, làm nền tảng cho thiền Minh Sát.

Trên đây là giáo huấn của tất cả chư Phật, từ Đức Phật Vipassi, Đức Phật Sikhi v.v... chí đến Đức Phật Gotama của chúng ta ngày nay.

Anāpātimokkha, là gìn giữ những giới luật dành cho các vị tỳ khưu và tỳ khưu ni. Mỗi tháng hai lần, vào ngày Rằm và ngày cuối tháng, chư tỳ khưu hội họp tại chánh điện, thường là nơi có hành lễ kiết giới, đề cử một vị thông thuộc rành rẽ, đọc tụng những giới luật căn bản (giới bổn) cho toàn thể các vị khác nghe.

Giới luật là nền tảng của pháp hành, đóng một vai trò rất quan trọng trong Phật Giáo, là cái neo vững chắc để giữ con thuyền Phật Giáo khỏi bị trôi giạt đó đây trong những cơn bão táp phong ba của đời sống. Có lời dạy rằng giới luật là tuổi thọ của Phật Giáo. Lời dạy này hàm ý rằng ngày nào giới luật còn tồn tại thì còn Phật Giáo. Giới luật không còn được nghiêm trì thì Phật Giáo cũng cáo chung.

Sư Cô Rūpananda.- Cũng tại Trúc Lâm Tịnh Xá, Đức Phật tế độ một ni cô. Câu chuyện được thuật lại như sau:

Vào thủa ấy có một ni cô xinh đẹp tên Janāpada Kalyāni Rūpananda và sư cô rất hãnh diện với sắc đẹp của mình. Bà không chịu đến nghe Đức Phật thuyết giảng Giáo Pháp vì Ngài luôn luôn nhắc đến tánh cách vô thường của thế gian, không hề tán dương vẻ đẹp của thân.

Ngày nọ, duyên lành đưa đẩy bà vào thính đường nhưng lòng vẫn bảo lòng, hãy lẫn lộn trong đám đông các vị tỳ khưu ni, không để cho Đức Phật trông thấy. Đức Thế Tôn biết như vậy. Vì lợi ích của bà, Ngài tạo ra hình ảnh một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần, đứng sau lưng Ngài cầm quạt, quạt, và chỉ có sư cô Rūpananda thấy. Bà mãi mê nhìn, say đắm vẻ đẹp của thiếu nữ và hết lòng ước muốn mình cũng được xinh đẹp như vậy.

Khi ấy Đức Phật làm cho bà thấy thiếu nữ kia trưởng thành dần dần đến cỡ trung niên, rồi lão niên ... già cỗi. Ni Cô Rūpananda theo dõi từng giai đoạn của tiến trình biến đổi, thấy hết vẻ đẹp này rồi đến vẻ đẹp khác của thiếu nữ nối tiếp nhau tàn tạ. Bây giờ, thiếu nữ xinh đẹp lúc nảy chỉ còn là một bà lão lụm cụm, tóc bạc răng long, xương nhô, gầy yếu, lưng còm gối mỏi, tay chân rung rẩy lập cập. Rồi Đức Phật cho ni cô thấy lão bà bị một cơn bệnh đau siết, rên la thê thảm và té ngã lăn xuống đất. Rồi bà lão chết. Thi thể sình lên, nước vàng tuôn ra từ cữu khiếu, rồi giòi, tủa trào ra, loi nhoi lúc nhúc v.v...

Cảnh tượng thê thảm ấy gợi cho Ni Cô Rūpananda ý nghĩ, "Tại nơi đây thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần đã trở nên đứng tuổi, già nua và hoại diệt, thì chính thân hình mỹ miều của ta cũng sẽ không thể tránh khỏi con đường đau khổ, đáng chán, đáng ghê sợ ấy."

Bà nhận chân tánh cách vô thường của vạn pháp. Và sau khi nghe lời kêu gọi của Đức Bổn Sư, "Hãy quán xét tánh cách rỗng không của những yếu tố hợp thành cơ thể này. Hãy quẳng đi, vứt bỏ lòng tham muốn đeo níu theo kiếp sinh tồn, con sẽ vững bước trong sự vắng lặng", bà chú tâm hành thiền theo chiều hướng của lời dạy và đắc Quả Tu Đà Huờn.

Vua Bimbisāra (Bình Sa Vương).- Sau khi quy y với Đức Phật Vua Bình Sa Vương sống đời gương mẫu của một vì vua. Ngài đều đặn nghiêm trì bát quan trai giới mỗi tháng sáu ngày. Mặc dầu rất mực minh quân và có tâm đạo nhiệt thành nhưng không tránh khỏi phải chịu hậu quả của nghiệp đã tạo trong những kiếp sống quá khứ, Ngài chết một cách thê thảm và vô cùng đau đớn.

Hoàng Tử Ajātasattu (A Xà Thế) bị Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) xúi giục, âm mưu sát hại vua cha để chiếm ngôi. Nhưng công việc bại lộ, Ajātasattu (A Xà Thế) bị bắt quả tang và người cha đầy lòng bi mẫn không đành xử phạt xứng đáng như quần thần xin.

Chẳng những thế mà vua còn nhường ngôi vàng lại cho hoàng tử, vì thấy con thèm muốn làm vua.

Để trả ơn, vị hoàng tử bất hiếu vừa lên ngôi liền hạ ngục cha và ra lệnh bỏ đói cho chết dần. Chỉ một mình hoàng thái hậu được phép vào thăm. Mỗi khi đi, bà giấu đồ ăn trong túi áo đem cho chồng. A Xà Thế hay được, quở trách mẹ. Sau lại, bà giấu trong đầu tóc. A Xà Thế cũng biết được. Cùng đường, bà tắm rửa sạch sẽ rồi thoa vào mình một thứ đồ ăn làm bằng mật ong, đường và sửa, vua gợt lấy, ăn để sống. Nhưng A Xà Thế cũng bắt được và cấm hẳn mẹ, không cho vào thăm cha nữa.

Lúc ấy Vua Bimbisāra (Bình Sa Vương) đã đắc Quả Tu Đà Huờn. Ngài thản nhiên cam chịu đói, lòng không oán trách con mà cố gắng đi tới lui thiền hành, chứng nghiệm hạnh phúc tinh thần. Thấy cha vẫn vui tươi A Xà Thế quyết định giết cho khuất mắt, hạ lệnh cho người thợ cạo vào khám đường lấy dao bén gọt chân vua, xát dầu và muối vào, rồi hơ trên lửa nóng cho đến chết.

Khi người cha bất hạnh thấy thợ cạo đến thì mừng thầm, ngỡ rằng con mình đã ăn năn hối cải, cho người đến cạo râu tóc để rước về. Trái với sự ước mong của Ngài, anh thợ cạo đến chỉ đem lại cho Ngài cái chết vô cùng thê thảm.

Cùng ngày ấy hoàng hậu, vợ Vua A Xà Thế hạ sanh một hoàng nam. Tin lành đến vua một lượt với tin Vua Bình Sa Vương băng hà trong ngục thất.

Tin chánh hậu hạ sanh hoàng nam được đọc trước. Nỗi vui mừng của Vua Ajātasattu không sao kể xiết. Cả người nghe nhẹ nhàng vui sướng. Tình thương của một người mới làm cha lần đầu tiên chớm nở trong lòng, mặn nồng sâu sắc, thấm vô từng khớp xương ống tủy.

Đứa con đầu lòng là một nguồn yêu thương, là cơ hội để cha mẹ thưởng thức một tình thương mới mẻ đậm đà, vô cùng trong sạch. Cảm giác đầu tiên của người mới có đứa con đầu lòng dường như đưa họ vào một cảnh giới kỳ lạ, khiến họ có cảm tưởng rằng máu huyết mình đã nhỏ giọt ra để nối tiếp mình. Tức khắc A Xà Thế vội vã chạy đi tìm người mẹ yêu dấu và hỏi: "Thưa mẫu hậu, khi con còn nhỏ phụ hoàng có thương con không?"

-- Tại sao con hỏi lạ vậy? Mẹ tưởng trên thế gian này không tìm đâu ra người cha lành như cha con. Để mẹ thuật cho con nghe. Lúc mẹ còn mang con trong lòng, ngày nọ mẹ thèm lạ lùng một món kỳ quái, mẹ thèm nút vài giọt máu trong bàn tay mặt của cha con. Mà nào mẹ dám nói ra. Rồi càng ngày mẹ càng xanh xao, và sau cùng, phải thú nhận với cha con. Khi nghe vậy, cha con vui vẻ lấy dao rạch tay cho mẹ nút máu. Lúc ấy các nhà chiêm tinh trong triều tiên tri rằng con sẽ là người thù của cha con. Do đó tên con là Ajātasattu (âm là A Xà Thế. Ajātasattu có nghĩa là người thù chưa sanh).

Mẹ có ý định giết con ngay trong lòng, nhưng cha con không cho. Khi sanh con ra, mẹ nhớ đến lời tiên tri nên một lần nữa muốn giết con. Một lần nữa, cha con ngăn cản mẹ.

Một hôm con có cái mụt nhọt trên đầu ngón tay, nhức nhối vô cùng, khóc suốt ngày đêm, không ai dỗ được. Cha con đang cùng bá quan phân xử việc triều đình, nghe vậy cầm lòng không đậu, bế con trong lòng và không ngần ngại ngậm ngón tay con trong miệng, nhè nhẹ nút cho đỡ đau. Gớm thay! Cái nhọt bể, máu mủ tuôn ra trong miệng cha con và, sợ lấy tay ra con sẽ nghe đau, cha con nuốt luôn vào bụng cả máu lẫn mủ. Phải, đúng vậy, người cha hết lòng thương yêu con, vì tình phụ tử đậm đà, nhè nhẹ nuốt hết vừa máu vừa mủ.

Nghe đến đó Vua A Xà Thế bỗng dưng đứng phắt dậy gọi quân hầu, kêu lên như điên, "Hãy chạy mau, thả ra lập tức người cha yêu quý của Trẩm."

Than ôi! Người cha yêu quý ấy đã ra người thiên cổ.

Tin thứ nhì được trao tận tay Vua A Xà Thế. Vua hết sức xúc động, rơi lụy dầm dề và đến lúc bấy giờ mới nhận thức rằng chỉ khi bắt đầu làm cha mới biết được tình cha thương con như thế nào.

Vua Bimbisāra (Bình Sa Vương) băng hà và tức khắc tái sanh vào cảnh Trời Tứ Đại Thiên Vương (Cātummahārājika), tên là Jana- vasabha.

Về sau Vua Ajātasattu được gặp Đức Phật, trở nên một thiện tín lỗi lạc và tạo được nhiều công đức trong cuộc Kết Tập Tam Tạng lần đầu tiên.


Nền nhà, nơi Vua Bimbisāra bị cầm tù.
Kinh sách ghi rằng từ nơi này vua nhìn thấy Đức Phật,
lúc ấy trú ngự tr
ên đỉnh núi nằm phía sau trong bức hình.

 

Devadatta (Đề Bà Đạt Đa).- Mặc dầu phục vụ thế gian với tâm tuyệt đối tinh khiết và hoàn toàn bất vụ lợi, Đức Phật lắm khi phải đương đầu với nhiều sự đối nghịch mãnh liệt trong những ngày châu du hoằng Pháp. Những người tự xem là thù nghịch với Đức Phật thường là đạo sư hay tín đồ các hệ thống tôn giáo chủ trương những nghi thức dị đoan, tạo những tập tục vô ích, có hại đến tiến bộ tinh thần. Nguy hiểm nhất là người anh vợ của Ngài -- khi còn là Hoàng Tử Siddhattha, và cũng là môn sinh của Ngài -- sau khi đắc Quả Phật.

Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) là con Vua Suppabuddha và Hoàng Hậu Pamitā, một người cô của Đức Phật. Công Chúa Yasodharā là chị ông. Như vậy, ông vừa là anh em cô cậu, vừa là anh vợ của Đức Phật khi còn là hoàng tử. Ông xuất gia cùng một lúc với Đại Đức Ānanda và các hoàng thân dòng Sākya (Thích Ca). Tỳ Khưu Đề Bà Đạt Đa không đắc được Thánh Quả nào nhưng có nhiều phép thần thông (pothujjanika iddhi) lỗi lạc. Một trong các đại thí chủ hộ trì Ngài là Vua Ajātasattu, người đã kiến tạo cho Ngài một tu viện.

Trong những ngày đầu tiên sau khi xuất gia, Tỳ Khưu Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) có một nếp sống gương mẫu, cao thượng đến độ Đại Đức Sāriputta đi khắp thành Rājagaha (Vương Xá) ca ngợi tài đức Ngài. Về sau, bị danh lợi trần thế làm mù quáng, Đại Đức Đề Bà Đạt Đa lại ganh tỵ với Đức Phật và hoàn toàn đổi tánh, trở nên thù nghịch nguy hiểm nhất của Đức Phật. Cùng lúc, khi lòng sân hận đối với Đức Phật khởi sanh và tăng trưởng trong tâm, bao nhiêu thần thông của ông tự nhiên mất hết.

Mặc dầu tư cách ông xấu xa, Đề Bà Đạt Đa có rất đông đệ tử, và có người còn tôn sùng ông hơn là Ngài Xá Lợi Phất.

Một hôm Tỳ Khưu Devadatta đến hầu Phật và thỉnh cầu Đức Phật trao quyền cho ông chưởng quản Giáo Hội Tăng Già, vì lúc ấy niên thọ Đức Phật đã cao. Đức Phật thẳng thắn từ chối, "Chí đến Sāriputta và Moggallāna mà Như Lai còn chưa giao phó Giáo Hội Tăng Già...." Đại Đức Đề Bà Đạt Đa lấy làm tức giận và nguyện sẽ trả thù. Để bảo tồn uy tín của chúng Tăng, Đức Phật cho công bố rằng chỉ có Đề Bà Đạt Đa chịu trách nhiệm về những hành động dưới danh nghĩa Tam Bảo của ông.

Sau đó Devadatta âm mưu với Thái Tử Ajātasattu (A Xà Thế) toan sát hại Đức Phật. Ông khuyên A Xà Thế giết cha đoạt ngai vàng. Phần ông sẽ giết Đức Phật để nắm quyền chưởng quản toàn thể Giáo Hội Tăng Già. Kẻ bất hiếu Ajātasattu thành công mưu sát người cha có tâm đạo nhiệt thành. Tỳ Khưu Devadatta thuê những tay thiện xạ giết Đức Phật. Nhưng trái với điều ông mong muốn, tất cả những người ấy, lúc đến gần Đức Phật đều xin quy y Tam Bảo và theo Ngài.

Mưu đồ bất thành Devadatta quyết tâm chính ông sẽ ra tay sát hại Đức Phật. Trong lúc Đức Phật đi bên sườn núi Gijjhakūta (Linh Thứu, đỉnh núi có hình con kên kên) ông trèo lên đỉnh cao xô một tảng đá to lăn xuống ngay Đức Phật. May thay, đá va nhằm một tảng đá khác, bể ra làm nhiều mảnh, và chỉ có một mảnh vụn rơi nhẹ vào chân Đức Phật làm chảy máu. Vị lương y Jivaka liền đến săn sóc vết thương cho Ngài.

Một lần khác Devadatta mưu toan làm hại Đức Phật bằng cách cho tượng Nālāgiri uống rượu mạnh đến say rồi xua nó chạy xả vào Đức Phật. Khi tượng Nālāgiri trở nên rất dữ tợn, chạy vồ đến gần thì Đức Ānanda vội vã đứng ra trước chặn lại, định hy sinh, cho voi đạp mình để cứu nguy Đức Phật. Nhưng lúc ấy Đức Thế Tôn dùng tâm từ (mettā) cảm hóa voi say.

Sau những hành động tội lỗi ấy Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) mất hết uy tín, và dư luận cực kỳ chống đối ông. Vua A Xà Thế cũng bỏ rơi, không nâng đỡ ông nữa. Nhưng Devadatta cố hại Đức Phật cho kỳ được. Ông xoay qua một mưu toan khác có vẻ hòa bình hơn. Một hôm, ông đến yêu cầu Đức Phật ban hành năm điều sau đây trong giới luật cho hàng xuất gia:

- Tỳ khưu phải sống trọn đời trong rừng.
- Tỳ khưu phải sống đời du phương h
ành khất.
- Tỳ khưu phải đắp y pamsakūla (y may bằng những mảnh vụn lượm ở các đống rác hoặc ở nghĩa địa).
- Tỳ khưu phải sống dưới gốc cây.
- Tỳ khưu phải ăn chay suốt đời.

Biết trước rằng Đức Phật sẽ không chấp nhận lời yêu cầu, ông cố ý thỉnh nguyện để Ngài từ chối, rồi ông sẽ dựa vào sự từ chối ấy để nói xấu Đức Phật, mong rằng nhờ vậy ông sẽ có được sự ủng hộ của đám người kém hiểu biết.

Với lòng từ bi và đức quảng đại bao la Đức Phật tuyên bố rằng các đệ tử Ngài tự do hành động về năm điều này, muốn áp dụng hay không cũng được. Ngài không bắt buộc phải theo một chiều nào nhất định. Devadatta lấy sự từ chối ấy làm cớ để gây chia rẽ trong hàng Tăng chúng.

Lúc ấy có những vị mới xuất gia không rành Giáo Pháp, nhìn thấy đề nghị của Đề Bà Đạt Đa có vẻ hợp lý nên đi theo ông đến Gayā Sīsa. Nhưng hai Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, theo lời dạy của Đức Phật, đi theo sau đến đó giải thích Giáo Pháp cho những người lầm đường lạc lối ấy và đưa các vị ấy về.

Từ đó về sau những ngày đen tối vồn vập đến với Devadatta. Ông lâm bệnh trầm trọng. Trước khi nhắm mắt ông thành thật ăn năn hối cải và mong muốn yết kiến Đức Phật, lúc ấy ngự tại Kỳ Viên Tịnh Xá. Nhưng nghiệp dữ trổ sanh và ông phải chết một cách cực kỳ thê thảm, không được gặp Đức Phật.

Mặc dầu ông phải tái sanh vào khổ cảnh và phải chịu sống trong ấy vì những tội ác quan trọng, kinh sách ghi rằng trong một tương lai xa xôi, do nhờ đời sống trong sạch và cao thượng trong những năm đầu khi mới xuất gia, Devadatta sẽ trở thành một vị Độc Giác Phật tên Atthisara.


Trong bức hình, đống gạch vụn phía sau bức tường là di tích
nơi trú ngụ của Devadatta trong lúc đắc Thiền.

 

Kỳ viên tịnh xá

Tại thành Rājagaha (Vương Xá), kinh đô xứ Magadha (Ma Kiệt Đà) có Trúc Lâm Tịnh Xá thì tại Sāvatthi (Xá Vệ), kinh đô vương quốc Kosala (Câu Tát La) có Kỳ Viên Tịnh Xá. Tại hai nơi này Đức Phật ngự trú lâu nhất và thuyết rất nhiều thời Pháp quan trọng. Tên hiện thời của nơi này là Sahet Maheth.

Anāthapindika (Cấp Cô Độc).- Vị thí chủ (dāyaka) rất quan trọng thời Đức Phật còn tại thế là Ông Anāthapindika, một trưởng giả triệu phú. Tên tộc ông là Sudatta. Về sau, do lòng quảng đại vô song của ông, người đời tặng ông danh hiệu Anāthapindika, có nghĩa là nuôi ăn những người xấu số không được giúp đỡ, hay trợ cấp những kẻ cô đơn hiu quạnh (Cấp Cô Độc). Sāvatthi là nơi chôn nhau cắt rún của ông.

Một hôm ông có việc đi từ Xá Vệ đến Vương Xá để gặp người anh rể. Hôm ấy ông anh rể không ra đến cửa để đón ông như thường lệ, mà chính ông phải vào tận nhà sau để gặp ông anh, lúc ấy đang bận rộn chuẩn bị một bữa tiệc. Khi hỏi ra, Sudatta lấy làm vui được biết rằng người anh rể đang sửa soạn để đón tiếp Đức Phật vào ngày hôm sau. Thoáng nghe danh từ "Buddha", Phật, trong lòng Sudatta chớm nở một hứng thú lạ thường, và ông hết lòng mong mỏi được gặp Đức Phật. Ông cũng được biết rằng lúc bấy giờ Đức Phật đang ngự tại rừng Sītavana, gần đấy. Và khi nghĩ rằng qua ngày sau ông sẽ được cơ hội quý báu yết kiến Ngài thì ông lấy làm hoan hỷ, yên trí đi ngủ.

Nhưng lòng ông vẫn nôn nao mong gặp Đức Phật đến độ không làm sao ngủ được. Trong đêm khuya ông dậy sớm và đi lần đến rừng Sītavana, xuyên qua một nghĩa địa. Lúc ấy một hiện tượng mới lạ xảy đến cho ông. Khi ra đi trong đêm tối, niềm tin của ông đối với Đức Phật thật vô cùng trong sạch. Do đó có những tia sáng phát tủa ra từ thân ông. Thấy ánh sáng tự nhiên phát sanh ông đâm ra sợ hãi và muốn quày trở về. Bấy giờ Trời Yakka (Đế Thích) khuyến khích ông như sau:

"Hằng trăm thớt tượng hay, cả trăm ngựa giỏi,
Đúng vậy, v
à hằng trăm cổ xe,
Cả trăm ng
àn thị nữ, tai đeo vòng vàng --
Tất cả những điều ấy đều không bằng Một phần nhỏ (*) của bước đi (như thế này).
Hãy tiến bước! Hãy mạnh dạn đi tới!
Tiếp tục đi có lợi hơn trở về."
-- (Kindred Sayings - Tương Ưng, phần I, trang 272)

(* nguyên văn là: không bằng một phần mười sáu)

Được khích lệ, Trưởng Giả Sudatta hết sợ, can đảm bước tới và đức tin trở lại mạnh mẽ. Ánh sáng do đó phát sanh. Ông sợ. Ánh sáng mất. Trời Đế Thích khuyến khích. Và như vậy đến lần thứ ba.

Rốt cùng, ông đến rừng Sītavana nhằm lúc Đức Phật đang thiền hành ngoài trời, biết rằng lúc ấy ông sẽ đến. Đức Phật gọi ông bằng tên tộc, Sudatta, và bảo ông lại gần.

Trưởng Giả Anāthapindika lấy làm hoan hỷ được yết kiến Đức Thế Tôn và cung kính hỏi thăm Ngài có an vui không. Đức Phật trả lời:

"Chắc chắn lúc nào cũng an vui
Vì bên trong vị A La Hán
Mọi thứ lửa đều dập tắt.
Không c
òn đeo níu dục vọng,
Ho
àn toàn mát mẻ.
Dứt bỏ mọi mầm giống
Khả dĩ tạo kiếp sống mới,
Cắt đứt mọi trói buộc phiền lụy.
Chế ngự mọi đau khổ v
à thèm khát, trong tâm
Vị A La Hán lúc nào cũng vắng lặng và tự tại
Vì tâm đã thành đạt trạng thái
thanh b
ình, tịch tịnh.
(Kindred Sayings - Tương Ưng, phần I, trang 173)

Sau khi nghe Đức Phật thuyết giảng, Cấp Cô Độc đắc Quả Tu Đà Huờn (Nhập Lưu). Ông cung thỉnh Đức Phật nhập Hạ tại Sāvatthi (Xá Vệ). Đức Phật chấp thuận và gợi ý rằng chư Phật chỉ thích sống nơi vắng vẻ.

Trưởng Giả Cấp Cô Độc trở về Xá Vệ mua một thửa đất của Hoàng Thân Jeta (Kỳ Đà). Chuyện tích ghi rằng ông Hoàng Jeta có ý không muốn bán nên thách một giá thật cao để Ông Anāthapindika thối chí không mua. Giá tiền của thửa đất ấy được phân định bằng cách sấp tiền vàng trên mặt đất, tiền trải ra đến đâu là đất đó được bán. Nhưng Cấp Cô Độc đồng ý mua. Trên đất ấy Trưởng Giả Anāthapindika kiến tạo ngôi tịnh xá trứ danh Jetavana (Kỳ Viên Tịnh Xá). Nơi đây Đức Phật nhập Hạ mười chín lần, và phần lớn các bài Pháp được Ngài thuyết giảng tại đây.

Đa số các bài Pháp có liên quan đến hàng cư sĩ là do Đức Phật giảng cho Ông Cấp Cô Độc.

Lần nọ, khi thuyết giảng cho ông về hạnh bố thí, Đức Phật dạy rằng dâng cúng đến chư Tăng hay Đức Phật là tạo rất nhiều phước báo. Nhưng kiến tạo tu viện để chư tỳ khưu có chổ tu hành càng được nhiều phước báo hơn. Càng nhiều phước báo hơn xây cất tu viện là quy y Tam Bảo. Càng nhiều phước báo hơn quy y Tam Bảo là nghiêm trì năm giới. Càng nhiều phước báo hơn trì giới là hành thiền về tâm từ. Và cuối cùng, hơn tất cả các phước báo là phát triển tâm nhằm chứng ngộ tánh cách vô thường của vạn hữu, tức hành thiền Minh Sát, trau giồi tuệ Minh Sát. - (Xem Gradual Sayings - Tăng Chi, quyển IV, trang 264-265)

Vậy, theo tinh thần của bài Pháp này, bố thí là pháp đầu tiên trên đường tu tập của người Phật tử. Quan trọng hơn bố thí là nghiêm trì tối thiểu năm giới căn bản, tức tự khép mình vào kỷ cương có khuynh hướng kiểm soát hành động và lời nói. Quan trọng và hữu ích hơn nữa là trau giồi những đức tánh cao thượng như tâm từ (mettā). Nhưng, trên tất cả, quan trọng và hữu ích hơn tất cả mọi kỷ cương mà mình tự đặt cho mình là thành thật cố gắng, tận lực mở mang trí tuệ đến mức độ có thể thấu triệt sự vật, thông hiểu thực tướng của đời sống.

Giảng về bốn loại hạnh phúc của người cư sĩ Đức Phật dạy:

"Có bốn loại hạnh phúc vật chất mà người sống trong gia đình có thể thọ hưởng, thỉnh thoảng và tùy cơ hội, là hạnh phúc có sở hữu (atthisukha), hạnh phúc được giàu sang (bhogasukha), hạnh phúc không nợ nần (ananasukha), và hạnh phúc không bị khiển trách (anavajjasukha).

Hạnh phúc có sở hữu là gì?

Là hạnh phúc của người kia đã tạo nên tài sản do nhờ nỗ lực cố gắng, nhờ sức lao động chân tay và mồ hôi nước mắt, thâu thập được và thọ lãnh một cách hợp pháp. Khi nghĩ rằng tài sản này ta đã tạo lập nhờ nỗ lực cố gắng, thâu thập và thọ lãnh hợp pháp, người kia cảm nghe thỏa thích, mãn nguyện. Đó là hạnh phúc có sở hữu.

Hạnh phúc được giàu sang là gì?

Là hạnh phúc của người kia được giàu có sang trọng nhờ nỗ lực cố gắng. Bây giờ chính mình thọ hưởng tình trạng giàu có ấy, hoặc dùng của ấy để gieo trồng phước báo. Khi nghĩ rằng do nhờ tài sản đã tạo, nay chính ta thọ hưởng và gieo phước, người kia cảm nghe thỏa thích và mãn nguyện. Đó là hạnh phúc được giàu sang.

Hạnh phúc không nợ nần là gì?

Là hạnh phúc của ngưòi kia không thiếu ai món nợ nhỏ lớn nào. Khi nghĩ rằng ta không thiếu ai món nợ nhỏ lớn nào, người kia cảm nghe thỏa thích và mãn nguyện.

Hạnh phúc không bị khiển trách là gì?

Là hạnh phúc của bậc Thánh Đệ Tử, người có hành động bằng thân, khẩu, ý trong sạch, không có điểm nào đáng bị khiển trách. Khi nghĩ rằng ta thọ hưởng hạnh phúc thân, khẩu, ý không bị khiển trách, người ấy cảm nghe thỏa thích và mãn nguyện. Đó là hạnh phúc không bị khiển trách.

"Có hạnh phúc không nợ nần, người kia nghĩ rằng mình được phước thật sự có sở hũu. Thọ hưởng hạnh phúc được giàu có sang trọng, Người kia thấy rằng đó là nhờ mình thông minh sáng suốt. Thấy vậy, người kia hiểu biết là vậy. Nhưng đó chỉ là một phần nhỏ (một phần mười sáu), so với hạnh phúc không bị khiển trách." - (Gradual Sayings, quyển II, trang 77-78; Anguttara Nikāya, Tăng Nhứt A Hàm II, trang 67-68)

Cây Bồ Đề Ānanda.- Trong Tịnh Xá Kỳ Viên (Jetavana), gần cổng vào, có một cội bồ đề sum sê to lớn mang tên là Bồ Đề Ānanda.

Lúc bấy giờ thiện tín đến hầu Phật thường mang theo bông hoa hay những tràng hoa để cúng dường Ngài. Trong những lúc Đức Phật đi vắng thì các thiện tín ấy đặt bông hoa trước cửa tịnh thất Ngài rồi về.

Trưởng Giả Anāthapindika (Cấp Cô Độc) thấy vậy, thỉnh cầu Đại Đức Ānanda bạch với Đức Phật xem có nơi nào khác để thiện tín có thể đến lễ bái cúng dường trong lúc Đức Phật mắc bận châu du hoằng Pháp, không có mặt ở nhà.

Đại Đức Ānanda vào hầu Phật và bạch: "Bạch Hóa Đức Thế Tôn, có bao nhiêu bảo vật để chúng sanh lễ bái cúng dường (cetiyāni)? Xin Ngài hoan hỷ giải thích.

-- Này Ānanda, có tất cả ba là: Những vật để chúng sanh lễ bái cúng dường có liên quan đến thân (sāririka, như ngọc xá lợi của Phật), những vật liên quan đến đồ dùng riêng (pāribhogika), và những vật để tưởng nhớ Phật (uddesika).

-- Bạch Đức Thế Tôn, trong lúc Ngài còn tại tiền, có nên xây tháp để tôn thờ Ngài chăng?

-- Không, vật để chúng sanh lễ bái cúng dường có liên quan đến thân chỉ nên được kiến tạo sau khi Như Lai nhập diệt. Vật lễ bái cúng dường để tưởng niệm Như Lai hoàn toàn thuộc về tinh thần, những vật ấy chỉ tượng trưng, không có căn bản vật chất. Nhưng cây bồ đề to lớn mà xưa kia đã có lần che mưa đỡ nắng cho Như Lai là vật để chúng sanh lễ bái cúng dường, dầu Như Lai còn tại thế hay đã nhập diệt.

-- Bạch Hóa Đức Thế Tôn, khi Ngài đi thuyết Pháp ở phương xa, tịnh xá Kỳ Viên rộng lớn này không còn nơi nương tựa, và thiện tín đến đây không biết hướng vào đâu để lễ bái cúng dường. Bạch Hóa Đức Thế Tôn, xin Ngài hoan hỷ cho phép con lấy một hột của cây bồ đề mẹ để gieo trồng trước cổng tịnh xá." - (Kālinggabodhi Jātaka, số 479, trang 228)

Đại Đức Ānanda thuật câu chuyện lại cho những vị đại thí chủ như Trưởng Giả Anāthapindika, Bà Visakhā, Vua Pasenadi, rồi xin Đại Đức Moggallāna (Mục Kiền Liên) giữ lại một trái chín mùi từ cây rơi xuống chưa đụng đất. Ngài Mục Kiền Liên trao cho Đức Ānanda. Ngài A Nan đưa cho vua Ba Tư Nặc. Vua trao lại cho Trưởng Giả Cấp Cô Độc trồng.

Một cây bồ đề sớm mọc lên tươi tốt mang tên là "Bồ Đề Ānanda".

Cây bồ đề lịch sử này đến nay vẫn còn sống tại Sahet Maheth, tên hiện nay của thành Sāvatthi (Xá Vệ). Khi đoàn hành hương đến Tịnh Xá Kỳ Viên, cũng như ở các Thánh Tích khác, Ngài Thiền Sư Khippapañño hướng dẫn đến lễ bái, đi nhiểu ba vòng quanh cội bồ đề và hành thiền (hình trang 110-111).

Nàng Cincā Vu Khống Đức Phật.- Tại Kỳ Viên Tịnh Xá, một ngày nọ, trong giữa đám đông, một thiếu phụ tên Cincā giả làm người có mang, vu oan Đức Phật.

Ngài thản nhiên chịu đựng những lời nguyền rủa. Nhưng Trời Yakka (Đế Thích) hóa ra làm chuột, cắn đứt dây chạc mà nàng ta dùng để cột khúc gỗ độn bụng, làm rơi xuống đất. Mọi người lấy làm tức giận muốn hành hung nàng. Đức Phật không cho.

Ngài không giận, không trả thù, và dạy rằng, "trả thù, báo oán không bao giờ đưa đến hòa bình an lạc. Sân hận không bao giờ dập tắt sân hận, Chỉ có tâm từ mới diệt lòng sân".

Nàng Cincā rời tịnh xá an toàn, nhưng tội ác của nàng là một trọng nghiệp quan trọng. Dầu đất có thể đỡ nổi những hòn núi to lớn như Hi Mã Lạp Sơn, nhưng đất không thể chịu đựng sức nặng của nghiệp ác muốn hại Đức Phật. Nàng đi độ vài trăm thước thì đất rút dưới chân, chết một cách thê thảm.

Tục truyền rằng nơi mà nàng bị đất rút, ngày nay là một ao sen. Đoàn hành hương được hướng dẫn ra khỏi Tịnh Xá Kỳ Viên, đi một đoạn đường ngắn xuyên qua cánh đồng và đến ao sen (hình trang 112-113).

Vua Pasenadi (Ba Tư Nặc):- Vua Pasenadi (Ba Tư Nặc) xứ Kosala là một đại thí chủ khác của Đức Phật. Vua trị vì vương quốc Kosala và đóng đô tại thành Sāvatthi (Xá Vệ). Vua quy y trong những năm đầu tiên, khi Đức Phật bắt đầu hoằng dương Giáo Pháp.

Kinh Samyutta Nikāya, Tạp A Hàm, ghi rằng một ngày nọ Vua Pasenadi đến yết kiến Đức Phật, lúc ấy còn trẻ tuổi, và hỏi về Đạo Quả mà Ngài thành đạt. Đức Phật giải thích:

"Tâu Đại Vương, có bốn sự việc không nên gạt bỏ hay khinh thường. Đó là một hoàng tử hiếu chiến (khattiya), một con rắn, lửa, và một tỳ khưu."

Hoàng tử hiếu chiến, dầu trẻ tuổi, có thể là một đại họa cho thần dân. Con rắn dầu nhỏ bé, có thể rất độc. Một đớm lửa nhỏ có thể gây hỏa tai khốc liệt. Một vị tỳ khưu trẻ tuổi có thể chứng đắc Thánh Quả, hoặc có pháp học cao siêu, thông suốt Giáo Pháp.

Đức Phật thuyết giảng về đề tài này. Khi thời Pháp chấm dứt Vua Pasenadi lấy làm hoan hỷ, xin thọ lễ quy y Tam Bảo. Kể từ ngày ấy vua trở nên một đệ tử trung kiên của Đức Phật.

Lòng nhiệt thành tôn kính Đức Phật của vua phần lớn cũng do sự khôn ngoan của bà Chánh Hậu Mallikā, rất sùng đạo, thông minh sáng suốt và học rành giáo lý. Trong nhiều trường hợp bà dẫn dắt chồng trên đường đạo đức như một người bạn chân thành. Túc Sanh Truyện Mahā Supina Jātaka. Jātaka Translation, số 77, quyển I, trang 188-192 ghi:

-- Ngày kia vua nằm mộng liên tiếp mười sáu lần và lấy làm bàng hoàng lo ngại. Vị quân sư theo đạo Bà La Môn bàn mộng, đoán rằng sắp có chuyện chẳng lành xảy đến vua và khuyên vua nên giết thật nhiều trâu bò để tế lễ thần linh, cầu nguyện cho tai qua nạn khỏi. Nghe lời, vua truyền sắm sửa mọi việc để tế thần, một nghi thức vô nhân đạo có thể làm

thiệt mạng hằng ngàn chúng sanh. Hoàng Hậu Mallikā nghe tin vội vã can gián và thuyết phục vua nên đến hầu Phật, xin được giải thích. Vua nghe theo lời, đến yết kiến Đức Phật, thuật lại điềm chiêm bao và được nghe giảng giải rành rẽ. Nhờ đó vua tránh khỏi gây nghiệp cố tình sát hại sanh linh.

Khác với trường hợp Vua Bimbisāra, Vua Pasenadi tốt phước hơn, được nghe Đức Phật giảng rất nhiều thời Pháp. Bộ Samyutta Nikāya, Tạp A Hàm, có trọn một phần gọi là Kosala Samyutta, ghi chép những lời Đức Phật dạy vua.

Là một quốc vương trị vì một quốc gia rộng lớn, Vua Pasenadi không thể tránh nạn chiến tranh, đặc biệt là với các nước lân bang. Một lần kia vua phải gây chiến với người cháu, Vua Ajātasattu, và thất bại. Nghe vậy Đức Phật dạy:

"Xâm lăng sanh thù ghét.
Kẻ bị chinh phục sống trong khốn khổ.
Nhưng ai sống thanh bình và không dục vọng
Chắc chắn được an vui
V
ì đã xa lánh chinh phục và thất bại."
- (Kindred Sayings, phần I, trang 109-110)

Một lần khác, Vua Kosala chiến thắng và thâu đoạt toàn thể quân đội của Vua A Xà Thế. Khi nghe được tin ấy Đức Phật đọc lên câu kệ:

"Một người có thể cướp bóc một người khác,
Cũng như có thể phục vụ người kia.
Nhưng khi bị cướp
Người kia chiếm đoạt trở lại.
V
à cướp bóc, chiếm đoạt,
Trở đi trở lại không ngừng.
Ng
ày nào quả xấu chưa đủ duyên để trổ
Người cuồng si c
òn tưởng tượng:
"Thì giờ đã đến, đây là một dịp may!"
Nhưng khi quả trổ, phải chịu khốn khổ.
Người sát nhân gặp kẻ sát nhân,
Người xâm lăng bị chinh phục.
Kẻ hổn h
ào bị chưởi mắng,
Người ưa quấy rầy bị phiền nhiễu.
Vậy,
Theo tiến trình diễn biến của hành vi
Kẻ cướp ắt bị cướp.
- (Kindred Sayings, phần I, trang 110)

Khi hoàng thái hậu, nội tổ của vua băng hà vào năm 120 tuổi, đức vua lấy làm sầu muộn, đến bạch với Phật rằng ông có thể đổi bất cứ vật gì của ông để tìm lại sự sống của một người mà ông rất quý trọng và trìu mến. Đức Phật an ủi như sau:

"Tất cả mọi chúng sanh đều phải chết. Đời sống phải kết cuộc bằng sự chết. Cái chết luôn luôn ở ngay trước mặt. Cũng như món đồ gốm, dầu hầm chín hay không, đều có thể bể, và phải bể một ngày nào. Đặc tính "bể" luôn luôn dính liền với món đồ gốm." (Xem Kindred Sayings, phần I, trang 122)

Vua Kosala rất thích nghe Pháp. Dầu công việc quốc gia đại sự đa đoan thế nào vua cũng cố gắng tìm cơ hội đến hầu Phật và nghe Pháp.

 

Đức Phật độ mẹ

Vài ngày sau khi hạ sanh Thái Tử Siddhattha thì Hoàng Hậu Mahā Māyā thăng hà và tái sanh vào cung Trời Tusita (Đấu Xuất Đà). Bảy năm sau khi Thành Đạo, trong mùa nhập Hạ, Đức Phật thuyết giảng Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) cho chư Thiên ở cung Trời Tāvatimsa (Đạo Lợi). Vị Trời mà trước kia là Hoàng Hậu Māyā từ Tusita đến Tāvatimsa nghe Pháp. Mỗi ngày, Đức Phật trở về quả địa cầu để tóm tắt bài Pháp cho Ngài Sāriputta và Đức Xá Lợi Phất giảng rộng giáo lý ấy cho hàng đệ tử. Tạng Luận còn lưu truyền đến nay là bài Pháp đầy đủ chi tiết do Đức Xá Lợi Phất truyền dạy.

Vi Diệu Pháp là phần triết lý cao siêu, là tinh hoa của Phật Giáo. Pháp nằm trong Tạng Kinh là giáo huấn thông thường (vohāra desanā), dạy theo tục đế. Vi Diệu Pháp là giáo huấn cùng tột, rốt ráo (paramatha desanā), dạy theo chân đế.

Trong Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) cả danh và sắc, hai thành phần tâm linh và vật chất cấu thành guồng máy phức tạp của con người đều được phân tách tỉ mỉ. Những diễn tiến liên quan đến tiến trình sanh tử được giải thích tận tường. Những điểm phức tạp, khó hiểu, trong Giáo Pháp đều được rọi sáng. Con đường giải thoát cũng được chỉ vạch rõ ràng bằng những ngôn từ rành rẽ.

Đối với bậc thiện trí thức muốn tìm chân lý, Vi Diệu Pháp là quyển kinh chỉ đạo khẩn yếu, vừa là một tập khái luận vô giá. ở đây có đủ thức ăn tinh thần cho các học giả muốn mở mang trí tuệ và sống đời lý tưởng của người Phật tử. Đây không phải là loại sách để đọc qua cầu vui hay giải trí. Đây cũng không giống như một quyển sách giáo khoa tân thời về tâm lý học, vì ở đây không có chủ trương giải quyết tất cả những vấn đề mà nhà tâm lý học hiện đại phải đối phó.

Tâm, hay tâm vương (citta) được định nghĩa rõ ràng. Tư tưởng được phân tách và sắp xếp từng loại về phương diện luân lý, đạo đức. Tất cả những trạng thái tâm, hay tâm sở (cetasika), đều được lược kê cẩn thận. Thành phần cấu hợp của mỗi loại tâm được kể ra từng chi tiết và trình bày tường tận. Tư tưởng phát sanh thế nào, tiến trình tâm khởi sanh như thế nào do năm cửa giác quan và tâm cũng được mô tả tỉ mỉ.

Riêng những chập tư tưởng bhavanga (hộ kiếp) và javana (tốc hành), chỉ được đề cập đến và giải thích trong Vi Diệu Pháp, thật là đặc biệt hữu ích cho những ai muốn khảo cứu về tâm lý học.

Người thông suốt Vi Diệu Pháp sẽ thấy hết sức rõ ràng rằng luồng tâm trôi chảy như một dòng nước, một quan điểm mà vài nhà tâm lý học hiện đại như William James cũng trình bày tương tợ. Người học Vi Diệu Pháp cũng thấu hiểu đầy đủ lý vô ngã (anattā), nền tảng của Phật Giáo mà cũng là giáo lý rất quan trọng về cả hai phương diện, triết học và đạo đức.

Hiện tượng chết, tiến trình tái sanh vào những cảnh giới khác nhau mà không có cái gì di chuyển từ kiếp sống này sang kiếp kế, giáo lý nghiệp báo và tái sanh mà ta có thể kiểm chứng được bằng những sự kiện hiển nhiên, tất cả đều được giải thích đầy đủ.

Abhidhamma, Vi Diệu Pháp, cũng đề cập đến yếu tố thứ nhì cấu thành con người -- yếu tố vật chất, hay sắc (rūpa). Những đơn vị căn bản của phần vật chất, những năng lực vật chất, đặc tánh của vật chất, nguồn gốc của vật chất, mối liên quan giữa vật chất và tinh thần, thân và tâm, hay sắc và danh, tất cả đều được mô tả tận tường và rành rẽ.

Vi Diệu Pháp không chủ trương trình bày một hệ thống tư tưởng về tâm linh và vật chất mà chỉ nghiên cứu hai yếu tố phức tạp cấu thành cái được gọi là chúng sanh để giúp thấu hiểu thực tướng của sự vật. Dựa trên kiến thức ấy một triết lý được phát huy, và đặt nền tảng trên triết lý này một hệ thống đạo đức được phát triển nhằm chứng ngộ mục tiêu cứu cánh: Niết Bàn.

Cũng như Bà Rhys Davids nói rất đúng, Abhidhamma, Vi Diệu Pháp đề cập đến:

- Cái gì ta thấy: a) bên trong ta, b) chung quanh ta; và
- Cái gì ta khao khát thành đạt.

Bên trong ta là tâm vương và tâm sở. Chung quanh ta là sắc. Cái gì ta khát khao thành đạt là Niết Bàn.

Những vấn đề không liên quan đến giải thoát đều được gác hẳn qua một bên.

Kinh sách ghi rằng sau khi nghe xong những thời Pháp này vị Trời trước kia là mẹ của Thái Tử Siddhattha đắc Quả Tu Đà Huờn. Nơi mà từ cung Trời Tusita Đức Phật trở về quả địa cầu được biết là Sankasya, nằm khoảng giữa Agra và Benares. Tại địa điểm này có trụ đá thời Vua Asoka ghi dấu.

-ooOoo-

Hình ảnh:


Thành Rajagagha (Vương Xá) - Trong hình, ngọn đồi nhỏ bên đàng là di tích của bức tường thành. Trước kia, Vua Bimbisara (Bình-sa vương) đóng đô phía bên này bức tường. Đến khi Vua Ajatasattu (A-xà-thế) chiếm ngôi cha thì dời đô về phía bên kia tường, tức phía trước trong bức hình.

Đườ
ng lên núi Linh Thứu

Nơi Vua Bimbisara xuống xe để đi bộ lên đỉnh núi Linh Thứu hầu Phật.

Núi Linh Thứu - Hang động, nơi Đức Phật ngự .

Núi Linh Thứu - Hang động, nơi Đại Đức Ananda trú.

Tinh xá Kỳ Viên

Tinh xá Kỳ Viên - Cây bồ đề Ananda

Nơi nàng Cinca bị đất rút, nay còn là một hồ sen .

Sankasya: Đền thờ kỷ niệm nơi Đức Phật từ cung Trời Đấu Xuất trở về, sau khi độ mẹ.

Trước trụ cột Asoka đánh dấu nơi Đức Phật từ cung Trời Đấu Xuất trở về, Đại Đức Thiền Sư Khippapanno Kim Triệu đứng chụp hình chung với vị sư chùa Tích Lan.

-ooOoo-

 Ðầu trang | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | 07 | 08 | 09 | 10 | 11 | 12 | Mục lục


Chân thành cám ơn Bác Phạm Kim Khánh đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 09-2004)


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 15-09-2004