Cach Nhin Phap
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Cách Nhìn Pháp
The Vision of Dhamma

Hòa thượng Nyanaponika
Tu nữ Huyền Châu dịch

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


 

MỤC LỤC

  Lời nói đầu, Erich Fromm
Chú thích về các nguồn tài liệu
Lời giới thiệu, Tỳ khưu Bodhi
[01] 1. CON ĐƯỜNG THOÁT KHỔ ĐẾN TỰ DO
2. DA CHẾT
3. NĂNG LỰC CỦA CHÁNH NIỆM
[02] 4. RỄ TỐT VÀ XẤU
5. NĂM CHƯỚNG NGẠI
6. BỐN DƯỠNG CHẤT TRONG ĐỜI SỐNG
[03] 7. BA NƠI NƯƠNG NHỜ (TAM QUY)
8. TỨ VÔ LƯỢNG TÂM
9. VÔ NGÃ VÀ NIẾT BÀN
10. NHỮNG BÀI LUẬN NGẮN

10.1 Thấy Mọi Vật như Chúng Đang Là
10.2 Đạo Phật và Quan Niệm Thần Linh
10.3 Lòng Sùng Kính trong Đạo Phật
10.4 Lòng Trung Thành Dũng Cảm
10.5 Tại Sao Chấm Dứt Khổ
10.6 Nghiệp và Quả của Nghiệp
10.7 Quán Thọ
10.8 Bảo Vệ nhờ Chánh Niệm

Bản Chú Giải Thuật Ngữ
Thư Mục Những Ấn Bản Phẩm của Hòa Thượng Nyanaponika

-ooOoo-

Chữ Viết Tắt

AN: Aṅguttara Nikāya (Tăng Chi Bộ Kinh)
Dhp: Dhammapada (Kinh Pháp Cú)
DN: Dīgha Nikāya (Trường Bộ Kinh)
Itiv: Itivuttaka (Phật Thuyết Như Vậy)
MN: Majjhima Nikāya (Trung Bộ Kinh)
SN: Saṁyutta Nikāya (Tương Ưng Bộ Kinh)
Snp: Sutta Nipāta (Kinh Tập)
Vism: Visuddhimagga (Thanh Tịnh Đạo)
(Phần chú thích đều theo bản tiếng Anh của tác giả.)

-ooOoo-

Lời Đề Tặng

Lần Xuất Bản cuốn Cách Nhìn Pháp nầy được chuẩn bị nhằm kỷ niệm sinh nhật lần thứ 93 của Hòa thượng Nyanaponika Thera vào ngày 21 tháng 7 năm 1994.

Chủ Bút và Nhà Xuất Bản dâng tặng lần xuất bản nầy đến Thượng Toạ với lòng tri ân sâu sắc nhờ tầm nhìn sáng suốt và sự hướng dẫn nhiệt thành của Ngài trong suốt cuộc đời phục vụ Đạo Pháp một cách vị tha.

*

Lời Nói Đầu

Không có giá trị nào trong đời hơn sự thành công, không có quy tắc nào hơn lời khuyên gia tăng sản phẩm và tiêu dùng bất tận, xã hội trong đó con người hoàn toàn tự thay đổi đối với những nếm trải mánh khoé và đối với dư luận - thế đó trong thế giới như vậy có nhu cầu tìm lại ý nghĩa cuộc đời và lòng khao khát loại đổi mới đạo giáo nào đó, điều nầy quá dễ hiểu. Thiên Chúa Giáo và Do Thái Giáo ngày nay ít hấp dẫn thế hệ trẻ, có lẽ vì chế độ độc quyền và những yếu tố không hợp lý. Các tôn giáo Viễn Đông có lực hấp dẫn nhất là đạo Phật, Phật giáo thiền phái và những kỹ thuật Viễn Đông như Yoga và Thiền quan trọng đáng kể hơn.

Không may, nhưng không ngạc nhiên, điều quan tâm nầy được lạm dụng bởi những hệ thống thờ cúng không trang nghiêm và phần nào thậm chí hoàn toàn lừa đảo. Những nghi thức thờ cúng nầy khẩn khoản yêu cầu lòng yếu đuối tương tự mà họ hứa hẹn để "chữa trị", thay vì phát triển xa hơn nhờ hiểu biết sâu sắc và hoạt động, chúng tác động đến những người trung bình bằng những ám thị đa số bằng cách tùy thuộc vào những người - gọi là đạo sư, bằng những phương pháp làm mất hiệu lực việc tuyên truyền chính trị và công nghiệp đương thời. Để "chữa trị" trở thành kinh doanh lớn. Thường phát xuất từ Ấn Độ đủ để xác lập chính mình như bậc guru và để có được ảnh hưởng trên hằng trăm hay hằng ngàn người.

Trái với bối cảnh nầy người ta phải hiểu tầm quan trọng của con người và sự nghiệp của Hòa thượng Nyanaponika. Ngài là một học giả, một vị thầy, một người trợ giúp - chứ không phải một guru, không phải "người lãnh đạo" và không phải kẻ dụ dỗ. Là một học giả, ngài là một trong những thành viên xuất sắc nhất của Phật giáo Nguyên thủy ở Tích Lan, và công việc chuyển dịch những tác phẩm cổ điển của đạo Phật ra Đức ngữ và Anh ngữ là thành tựu văn hoá có ý nghĩa vĩ đại. Ngài tiêu biểu cho tất cả những học giả vĩ đại trong mọi nền văn hoá; ngài khách quan, không cuồng tín, có thể tin cậy đến những chi tiết vụn vặt nhất và khiêm tốn. Quan trọng như công việc chuyển dịch những văn bản Phật giáo sang các ngôn ngữ Tây phương và thậm chí vĩ đại hơn trong vai trò thầy giáo và người trợ giúp. Tôi biết không có cuốn sách nào khác về đạo Phật có thể so sánh với cuốn The Heart of Buddhist Meditation (Trọng Tâm Thiền Phật Giáo) trong việc trình bày những tư tưởng chủ yếu của "tôn giáo vô thần’ nầy xuất hiện quá ngược đời đối với người Phương Tây một cách trong sáng rõ ràng như thế. Văn phong ngài luôn giản dị, nhưng chính tính giản dị đó chỉ xuất phát từ một người đã quán triệt quá thấu đáo vấn đề phức tạp mới có thể diễn đạt nó một cách đơn giản. Độc giả sẽ hiểu rõ nếu, như tôi đã, đọc đi đọc lại mãi nhiều đoạn, nhiều phần để thấu hiểu tác giả một cách trọn vẹn. Văn phong ngài tương ứng với một nét tiêu biểu khác của nhân cách ngài; ngài muốn thuyết phục mà không áp đảo - con người ngài biến mất sau những luận cứ hợp lý của ngài. Những ai muốn tự tuân phục mình với một guru, tìm chân lý trong những điều huyền bí, sẽ mau dẹp qua một bên những bản văn của ngài.

Ngài Hòa thượng Nyanaponika - về mặt đáng tôn kính nầy cũng là một học trò chân chánh của Đức Phật - không những chỉ muốn dạy, mà ngài còn muốn giúp, chữa trị và chỉ dạy đệ tử con đường tự chữa lấy. Có lẽ ngài sẽ không hoàn thành phận sự nầy tương xứng như ngài đã làm nếu như ngài không phải là người Châu Âu sinh ra vào đầu thế kỷ hai mươi - có được kiến thức uyên thâm về những vấn đề tâm lý của người đương thời. Cái gọi là "vấn đề đạo giáo" như vậy không tồn tại đối với ngài. Chúng diễn giải những vấn đề nhân bản và về trình độ nầy Hòa thượng Nyanaponika chứng tỏ rằng ngài là nhà tâm lý học hạng nhất, hoặc có lẽ để đặt tên cho hay hơn là nhà nhân loại triết học. Ngài hiểu biết con người - điều kiện cơ bản của đời sống, những đam mê và lo lắng - quá uyên thâm, đến nỗi ngài có thể trình bày đạo Phật như là một câu trả lời cho những nhu cầu tâm linh của con người ngày nay - hay có lẽ thậm chí cho ngày mai.

Thật ra, những văn bản của Hòa thượng Nyanaponika là "Kim chỉ nam cho những người rối trí" trong hai mươi lăm năm cuối của thế kỷ thứ hai mươi nầy. Chúng quả là trái ngược với hệ thống cúng bái thông thường. Trong cuốn sách về thiền Phật giáo nầy như đã đề cập ở trên, ngài đã thành công trong việc mô tả phương pháp thiền chính cống quá rõ ràng đến nỗi có thể tiếp cận được cho bất cứ ai thực hành nghiêm cẩn và không ngừng nỗ lực. Nhưng vượt xa trên thiền, Hòa thượng Nyanaponika từng nhấn mạnh những yếu tố trong đạo Phật kêu gọi những phẩm chất tốt đẹp nhất của những người tỉnh táo đương thời, người phê bình và vẫn còn khao khát: sự hợp lý, độc lập, từ bỏ ảo tưởng và quy phục quyền lực và nắm trọn vẹn thực tại bên trong (nội tại). (Đây là cái điểm tự-vấn và phân tích tâm lý của người Phật tử.) Trái với quá nhiều việc diễn giải sai lạc, Hòa thượng Nyanaponika đã nhấn mạnh rằng an bình và hỷ lạc, không phải hủy diệt và hư vô chủ nghĩa, cốt yếu là đối với "thế giới cảm thọ". Ngài đặc biệt nhấn mạnh rằng đạo Phật không những chỉ muốn giúp những ai nỗ lực hướng đến mục đích tuyệt đối - Niết bàn (và ngay cả cho ít người đạt đến đó), mà còn cho những ai (theo cách nói của ngài) nỗ lực để "tự hiểu biết mình, nếu chỉ tạm thời và từng phần, để thoát khỏi cảnh nô lệ cho những tham dục và tự lừa dối một cách mù quáng; để thành những người quán triệt chính họ và để sống, để suy nghĩ trong ánh sáng của trí tuệ."

Đây không phải nơi để trình bày bức tranh của đạo Phật như Hòa thượng Nyanaponika đã cho. Tôi cũng không thể theo đuổi tư tưởng nhằm chỉ ra những điểm nào tôi khác với học thuyết Phật giáo trong tính toàn thể của nó. Công việc như thế sẽ đòi hỏi phân tích chi tiết về điều khác biệt giữa địa vị chủ nghĩa nhân loại cơ bản và giáo lý đạo Phật, công việc nầy chỉ có thể được giải quyết trong khung tham khảo của một cuốn sách đặc biệt. Tôi chỉ có thể tường thuật rằng quen đọc tác phẩm của Hòa thượng Nyanaponika đã cho tôi nhiều hiểu biết có ý nghĩa và rằng, về những người tôi đã giới thiệu những cuốn sách của ngài để nghiên cứu, quả không ít người đã báo tôi rằng những tác phẩm nầy bắt đầu một định hướng mới và một cách thực hành mới. Tôi được thuyết phục rằng sự nghiệp của thượng toạ có thể trở thành một trong những đóng góp quan trọng nhất cho sự đổi mới tâm hồn của Phương Tây, nếu sự nghiệp đó có thể đạt đến trí tuệ của một số người vừa đủ.

Erich Fromm

Ghi chú:

Bài nầy nguyên được xuất bản bằng Đức ngữ có tựa "Die Bedeutung des Ehrurdigen Nyanaponika Thera fur die westliche Welt" (Tầm Quan Trọng Của Hòa Thượng Nyanaponika Đối Với Người Phương Tây") trong cuốn Des Geistes Gleichmass. Festschrift zum 75. Geburtstag des Ehrwurdigen Nyanaponika Mahathera. (Verlag Christiani, Konstanz, 1976.)

*

Chú Thích Về Các Nguồn Tài Liệu

Bản tường thuật về giáo lý của Đức Phật trong đó những bản văn của thượng tọa Nyanaponika dựa trên Kinh Điển Pāli, thẩm quyền kinh điển chính thống của Phật giáo Nguyên thủy. Được duy trì bằng cổ ngữ Pāli, mà nhiều vị trưởng lão Nguyên thủy xem như là chính lời dạy từ chính kim khẩu của Đức Phật, Kinh Điển nầy gồm ba tạng, Tipiṭaka của học thuyết; (i) Tạng Luật chứa những điều luật về giới hạnh điều hành trật tự trong tu viện, (ii) Tạng Kinh chứa những bài kinh và đàm thoại của Đức Phật; và Tạng Luận, bộ sưu tập về những luận thuyết triết lý và tâm lý.

Mặc dầu Hòa thượng Nyanaponika đã từng là sinh viên xuất sắc về Thắng Pháp, như được dẫn chứng nhờ nhiều bản dịch về Vi Diệu Pháp bằng Đức ngữ của ngài và cuốn Abhidhamma’Studies, nguồn cảm hứng chính của ngài trong những tác phẩm được sưu tập ở đây xuất phát từ Tạng Kinh. Tạng nầy gồm năm bộ: (1) Trường Bộ Kinh, Bộ sưu tập những bài kinh dài; (2) Trung Bộ Kinh, Bộ sưu tập những bài kinh trung bình; (3) Tương ưng Bộ Kinh, Bộ sưu tập những bài kinh được xếp thành từng nhóm, gồm những bài kinh ngắn hơn được xếp theo chủ đề; (4) Tăng Chi Bộ Kinh, bộ sưu tập pháp số được xếp theo thứ tự từ một đến mười một; và Tổng Hợp Bộ Kinh (Tiểu Bộ Kinh), Bộ sưu tập tổng hợp, gồm những hợp tuyển nhỏ về thơ, truyện, luận thuyết, và các văn bản khác. Trong bộ sưu tập cuối nầy bốn tác phẩm nổi bật nhất trong những bản văn của Hòa thượng Nyanaponika: Kinh Pháp Cú nổi tiếng; Kinh Tập (Sutta Nipāta), hợp tuyển về thơ có nhấn mạnh rõ về lý tưởng khổ hạnh cổ xưa; và Đức Phật Tự Thuyết (Udāna) và Phật Thuyết Như Vậy (Itivuttaka), hai cuốn sách về những bài kinh ngắn mỗi bài có kết thúc bằng những vần thơ gây cảm hứng.

Trong những bản văn được sưu tập ở đây, những đoạn tham khảo đến Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Đức Phật Tự Thuyết và Phật Thuyết Như Vậy (Itivutaka) chỉ rõ số của bài kinh trong bộ; đối với Tương Ưng Bộ Kinh, số của bài kinh theo sau chương nào đó; đối với Tăng Chi Bộ Kinh, số của bài kinh trong bộ, và Kinh Pháp Cú và Kinh Tập (Sutta Nipāta), số của bài thơ. Trừ phi cách chỉ dẫn khác, tất cả những bản dịch của ngài Hòa thượng Nyanaponika đều chú thích theo cách nầy.

Sự nghiệp của Hòa thượng Nyanaponika cũng chú trọng đến chú giải của Kinh Điển Pāli, hầu hết các chú giải đều do vị đại học giả Phật giáo sáng tác, Ācariya Buddhaghosa, căn cứ trên những văn bản cổ được tìm thấy ở Tích Lan khi ngài đến đó vào thế kỷ thứ năm sau công nguyên. Tác phẩm chú giải quan trọng nhất, cho cả truyền thống Nguyên thủy và cho Hòa thượng Nyanaponika, là Visuddhimagga, bách khoa đạo đức của học thuyết và thiền Nguyên Thủy. Cuốn nầy được nhà Xuất bản Buddhist Publication Society (BPS) xuất bản bằng bản dịch tuyệt hảo của vị tỳ khưu học giả người Anh mới đây, Đại đức Ñāṇanamoli, dưới tựa đề là The Path of Purification (Thanh Tịnh Đạo) (1975). Ngoại trừ xuất hiện một đoạn "Tam Quy" được viết ngay trước tác phẩm của Đại đức Ñāṇanamoli - tất cả những trích dẫn đều từ Visuddhimagga được sát nhập ở đây lấy từ lần xuất bản nầy.

Mặc dầu nhiều thuật ngữ học thuyết Phật giáo ở phương Tây được biết nhiều hơn dưới hình thức tiếng Sanskrit hơn là Pāli, người ta cảm thấy rằng, vì truyền thống Nguyên Thủy chỉ định cho chúng những nghĩa đặc biệt không luôn luôn ăn khớp một cách chính xác bằng tiếng Sanskrit, tiếng Pāli nên được duy trì suốt trước sau như một. Những từ quan trọng nhất có tiếng Sanskrit tương đương theo sau là: Pháp (Dhamma/ Dharma), Nghiệp (Kamma/Karma), và Niết bàn (Nibbāna/ Nirvaṇa).

*

Lời Giới Thiệu

Cốt tử của đạo Phật là con đường giải thoát nội tâm mà chính yếu là rèn luyện cách nhìn. Điều gì nằm trong cốt tử của đạo, đôi khi nhiều hình thức và học thuyết bên dưới nó làm rối, là cái nhìn giải thoát được trau dồi bằng một quá trình tu tập có phương pháp miệt mài nhưng nghiêm cẩn. Cách nhìn nầy thay đổi dần những khái niệm cơ bản nhất và thái độ của con người, xuyên suốt mỗi giai đoạn của con đường đạo Phật chân chính, từ khái niệm hiểu biết mơ hồ đầu tiên dẫn dắt con người đi vào con đường đúng qua đó đến trí tuệ giải thoát quá rõ ràng kết thúc con đường. Trong thuật ngữ đặc biệt của truyền thống nầy nó được gọi là cách nhìn pháp: hiểu biết sâu sắc thấu suốt vào trong bản chất của mọi vật như chúng thực sự đang là một cách độc lập vượt khỏi những nắm giữ của chúng ta, mơ tưởng và hoạt động mánh khoé được điều hành nhằm mục đích phục vụ bản ngã.

Đạo Phật được truyền từ thế hệ nầy sang thế hệ khác và từ lãnh thổ nầy đến lãnh thổ khác, cơ bản tùy vào việc truyền cách nhìn nầy, không có nó sẽ chỉ có chuyển giao những hình thức vô hồn, chứ không phải truyền đạt Pháp sống động - chân lý làm sôi nổi, phát huy và giải thoát. Đặc biệt vào thời điểm phê bình lịch sử Phật giáo hiện nay, khi tương lai của đạo Phật trong các xứ sở Châu Á bị đẩy vào tình trạng nguy hiểm trầm trọng cả từ bên trong lẫn bên ngoài, và nỗi khát khao có kiến thức về giáo lý Phật giáo ngày càng trở nên kịch liệt hơn ở phương Tây, cách nhìn Phật giáo tiếp thêm sức sống và cách phát âm rõ của nó trong một ngôn ngữ có liên quan đến những vấn đề đang tồn tại cấp bách trong thời đại chúng ta đã trở nên nhu cầu khẩn cấp. Nhưng không giống như các học viện và những thánh đường, cách nhìn pháp không thể được đúc khuôn và điều hành bởi những cơ chế có tổ chức nhằm những mục đích chung. Bằng chính bản chất của nó, cá nhân là điều không thể tránh được và như vậy chỉ có thể truyền được bởi những cá nhân, đặc biệt được phú cho, đã khai mở cách nhìn pháp và làm nó thành trung tâm sống của đời họ.

Một nhân cách như thế trong thời đại của chúng ta, và một trong những người xây cầu trong cuộc chạm trán phương Tây với đạo Phật, là một tu sĩ Phật giáo người Đức, Hòa thượng Nyanaponika. Một thành viên nổi bật của Giáo hội Phật giáo Nguyên thủy ở Tích Lan trong hơn năm mươi lăm năm, Đại đức Nyanaponika nổi tiếng nhất trong số những độc giả phổ biến của văn chương Phật giáo ở phương Tây như là tác giả của cuốn The Heart of Buddhist Meditation (Trọng Tâm Thiền Phật Giáo), tác phẩm hẳn đạt được địa vị của kinh điển hiện đại và được đánh giá rộng rãi như một bản giải thích trong sáng nhất và đáng tin cậy bằng Anh ngữ về Satipaṭṭhāna, pháp hành thiền chánh niệm. Người phương Tây có sự quan tâm đặc biệt đến Phật giáo Nguyên thủy cũng thường biết về Đại đức Nyanaponika qua những thành tựu khác của ngài: nhiều tiểu luận và những luận văn về học thuyết và pháp hành Phật giáo Nguyên thủy, những bản dịch trong sáng rõ ràng bằng Anh ngữ và Đức ngữ của nhũng bài kinh trong Kinh Điển Pāli, và công việc ngài làm hết sức tận tụy để thành lập và điều hành nhà xuất bản Buddhist Publication Society (BPS), Tích Lan, ngài đã phục vụ liên tục với tư cách là Tổng Biên Tập từ khi thành lập vào năm 1958 cho đến 1984, và như là Chủ Tịch cho đến khi ngài nghỉ hưu vào năm 1988 lúc 87 tuổi. Nhưng tất cả những thành tựu biểu thị cụ thể nầy của Đại đức Nyanaponika xuất phát từ một thành tựu khác, không thể thấy rõ trong chính nó, truyền và tiếp thêm sinh khí cho chúng từ bên trong. Thành tựu khác nầy là việc ngài lên đến được cách nhìn Phật pháp: tính triệt để nhờ đó ngài hấp thụ được cách nhìn pháp, tiếp thu và đem vào cho phù hợp với tâm trí người phương Tây khá tinh quái, và sau đó diễn giải nó thành những tác phẩm làm xúc động con người đương thời trong những phần sâu thẳm của tâm linh phức loạn, mời gọi, truyền cảm hứng và dịu dàng nhưng tự tin dẫn dắt người để chia sẻ cách nhìn đó và kinh nghiệm tự điều trị và tính giải thoát có hiệu quả của nó .

Cách nhìn Pháp của Đại đức Nyanaponika, như đã được tiết lộ trong những bản văn của ngài, có tất cả những phẩm chất của cái nhìn tốt bằng mắt thật. Trong tính trong sáng của nó có phẩm chất rõ ràng; trong tính chính xác và trung thành với sự kiện có phẩm chất đúng đắn; trong sự thấm nhuần vào những chân lý cơ bản của cuộc sống có tính thâm trầm; trong thái độ phân biệt của những hiệu quả và mục đích lâu dài có phẩm chất khoảng cách; và trong sự hoàn thành những lãnh vực rộng lớn của những mối quan tâm của nhân loại, có phẩm chất phóng khoáng. Hơn nữa, đến mức nào đó tương tự như khả năng của trí tuệ dung hợp thành một những hình ảnh đôi truyền đạt nó bởi hai thần kinh thị giác, Đại đức Nyanaponika thể hiện khả năng đáng kể nầy trong tư tưởng và sự nghiệp văn chương của ngài cũng nhiều như trong con người của ngài, làm hòa hợp những phản đề và biến chúng thành những phần bổ sung; thực ra, chính điểm nầy làm cho ngài quá linh hoạt như một thông dịch viên về đạo Phật đối với người phương Tây. Ngài mang những khả năng hợp lý, phân tích và phê bình của trí óc Châu Âu với những khả năng cụ thể và trực giác của trí óc Châu Á lại với nhau; tính suy xét độc lập và khách quan của một học giả với lòng tận tuỵ nhiệt tình của một tu sĩ đang tu tập; khả năng thẩm tra lạnh lùng không đa cảm với lòng quan tâm nồng ấm và chân thành đối với hạnh phúc của đồng loại; sự am hiểu rõ ràng tình trạng không hay của con người trong những độ sâu riêng của nó với cái nhìn có thể bao hàm được những phạm trù xã hội, chính trị và lịch sử của tình cảnh nhân loại. Và xuyên suốt những bản văn của ngài, cho dù nhiều lần ngài trở nên trí tuệ và uyên bác đến mấy, ngài không bao giờ cho phép những điều tra lý thuyết và những phân tích văn bản có ảnh hưởng trong chính chúng lớn như những mục đích, mà luôn đặt chúng phụ thuộc vào mục đích điều hành của Pháp: thấu hiểu con đường đưa đến giải thoát khổ.

Quá nhiều năm, trong lúc phục vụ như Tổng Biên Tập cho nhà xuất bản BPS, Đại đức Nyanaponika tiếp tục giải thích dẫn giải và chuyển dịch Pháp qua những bản văn của ngài do nhà xuất bản nầy ấn hành trong hai bộ sách bỏ túi, giới thiệu những tài liệu biên soạn của văn bản Phật giáo hay đóng góp vào những hợp tuyển. Tuy nhiên, khi được nhìn trong tính tổng thể, chúng bày ra cho chúng ta thấy một trong những cách diễn đạt về đạo Phật chính chắn, có thể hiểu, có căn cứ đích xác nhất so với những người cùng thời, Pháp được thấy ngay một cách riêng rõ ràng nhưng điển hình cho truyền thống Phật giáo đích thực một cách khéo léo nhất.

Đó chính là mục đích của cuốn sách nầy nhằm mang lại với nhau, giữa hai bìa sách của một bộ đơn độc, những tác phẩm của Đại đức Nyanaponika đã từng xuất hiện trong hai bộ sách Wheel và Bodhi Leaf của nhà xuất bản BPS. Sách nầy gồm tất cả những bài viết nguyên bản chính của ngài được xuất bản trong hai bộ nầy ngoại trừ vài bài tiểu luận về tiểu sử của những đệ tử kiệt xuất của Đức Phật, một bài luận có tính chất biểu tượng ("The City of the Mind") và những bài giới thiệu của ngài về những bản dịch từng bài kinh Phật giáo; mặc dù những bài kinh nầy thường soi sáng, vẫn giữ quan hệ quá chặt chẽ với văn bản chúng phát huy để tự đứng độc lập như những bài luận văn. Lần xuất bản thứ hai nầy cũng gồm một bài luận giới thiệu về Pháp được dịch sang Anh ngữ từ Đức ngữ và một tiểu luận về năm triền cái, mặc dầu nó ít có trong những bản văn của Đại đức Nyanaponika, biểu lộ cách đặc biệt sưu tầm và sắp xếp những châm ngôn súc tích của Đức Phật theo cách trợ giúp cho những người thực hành đạo Phật trong việc phấn đấu đưa giáo lý vào sử dụng thực tiễn.

Như có thể thấy được, Đại đức Nyanaponika không phải là nhà văn viết nhiều. nhưng điều ngài thiếu là tính dông dài được đền bù nhiều hơn bởi những đặc tính khác trong tác phẩm của ngài: chiều sâu và sự tập trung tư tưởng, hiểu biết thấu đáo rõ ràng và trong sáng, lời khuyên biểu lộ sự cảm thông và đầy trí tuệ của nó. Xuất thân từ một người phương Tây có đủ kinh nghiệm đời trong hệ thống tu viện Phật giáo, cách viết của ngài có giá trị nâng cao hơn số lượng người phương Tây ngày càng tăng trong việc tìm hiểu kinh nghiệm Phật giáo theo những thuật ngữ riêng của nó và xem nó tương tự với khung tham khảo quen thuộc hơn của họ. Chính là nhỏ nhưng cách viết của ngài đã chứng tỏ có hiệu quả sau khi xuất bản cuốn The Heart Of Buddhist Meditation (Trọng Tâm Thiền Phật Giáo) nhiều độc giả của cuốn sách nầy trước đó chưa hề quen biết với tác giả nhưng xúc động viết cho ngài, với lời xưng đầu thư một cách tự phát và độc lập "Thầy Kính mến".

Phần còn lại của bài giới thiệu nầy sẽ cung cấp cho độc giả sơ lược tiểu sử của Đại đức Nyanaponika, một tầm nhìn bao quát giáo lý Phật giáo Nguyên thủy gây cảm hứng và thấm nhuần cách nhìn Pháp của ngài, và vài lời giới thiệu bối cảnh về những tác phẩm trong hợp tuyển nầy.

Sơ Lược Tiểu Sử

Một con người đã trở thành Đại lão Hòa thượng Nyanaponika sinh năm 1901 tại Hanau, Đức, có tên là Siegmund Feniger. Cha mẹ Do Thái của ngài giáo dục đạo truyền thống cho ngài và ngay từ thuở nhỏ ngài đã tỏ ra có mối quan tâm riêng sâu sắc đến tôn giáo. Vào những năm mười tám mười chín tuổi ngài bắt đầu làm việc buôn bán sách, những mối hoài nghi đạo khuấy động kích thích ngài tầm cầu tâm linh một cách mãnh liệt, trong quá trình đó ngài đọc sách về đạo Phật. Khám phá mới kêu gọi ngay và càng đọc niềm tin ngài càng lớn mạnh hơn trong giáo lý nầy cho đến năm hai mươi tuổi ngài đã tự thuyết phục cho mình là một Phật tử.

Trong mấy năm đầu một mình ngài theo đuổi mối quan tâm đạo Phật, không có một vị thầy hay thậm chí một người bạn cảm thông. Nhưng vào năm 1921 gia đình dời đến Berlin đem ngài đến liên lạc với những Phật tử Đức khác và nhiều năm sau, chính ngài trợ giúp vòng tròn nghiên cứu Phật giáo có thư viện cho mượn được cung cấp ở tiệm sách của thân phụ ngài ở Konigsberg.

Suốt trong những ngày mới đọc về đạo Phật Siegmund gặp những tác phẩm của một tu sĩ người Đức Nyanatiloka, đã gia nhập Giáo Hội Phật Giáo ở Miến Điện vào năm 1903, đã quán triệt ngôn ngữ Pāli kinh điển nhanh một cách đáng kinh ngạc và nổi lên một cách xuất sắc như là một học giả và một vị thầy Phật giáo. Danh tiếng ngài như một người diễn giải Pháp có căn cứ chính xác, nổi bật ở Châu Âu nhờ những bài văn và bản dịch được xuất bản của ngài, kéo đến với ngài một số nhỏ giọt nhưng đều đặn những người phương Tây nhiệt tình nhất hăng hái gia nhập Giáo Hội Phật Giáo, và để cung cấp cho họ nơi tu tập ngài đã thành lập một trung tâm dành cho tu sĩ phương Tây gọi là Hải Đảo Cư trên hòn đảo trong hồ phía tây nam Tích Lan (hồi thực dân Anh gọi là Ceylon). Những bản tường thuật hứa hẹn tốt về Đại đức Nyanatiloka và hải đảo cư của ngài đến những vòng tròn Phật tử Đức, và khi đến Siegmund chúng gieo vào trong tâm trí ngài ý nghĩ dần dần lớn mạnh thành sự thôi thúc có sức thuyết phục: tự đi đến Á Châu và trở thành tu sĩ.

Trong nhiều năm dự định của ngài bị trì hoãn bởi thân phụ ngài qua đời và bởi tình hình chính trị đen tối ở Đức. Cứ như vậy mãi cho đến đầu năm 1936 ngài mới có thể rời Châu Âu đi Tích Lan, nơi đây ngài gặp đại đức Nyanatiloka tại Hải Đảo Cư. Sau nhiều tháng tập sự tu tập, vào tháng sáu năm 1936 ngài xuất gia sa di (pabbajjā) và năm sau thọ cụ túc giới (upasampadā) như là tỳ khưu. Có pháp danh là Nyanaponika, nghĩa là "trí tuệ tuôn chảy". Dưới sự hướng dẫn của thầy, ngài miệt mài học Pāli và học thuyết Phật giáo Nguyên thủy, và còn học riêng Anh ngữ nữa mà trước đây chưa học. Trong một thời gian ngắn sau khi hoàn tất việc học cơ bản ngài dời lên thành phố nội địa nơi có khí hậu ôn hòa một thời gian để sống thiền và lần đầu tiên ngài cố gắng duy trì liên tục dịch những văn bản Pāli sang Đức ngữ.

Cùng với sự bùng nổ chiến tranh giữa Đức và Anh vào năm 1939, nhị vị Đại đức Nyanatiloka và Nyanaponika, như tất cả những đàn ông người Đức cư ngụ trong những thuộc địa của Anh, bị quản thúc vào những trại giam đầu tiên ở tại Tích Lan và sau đó ở Dehra Dun, thuộc miền Bắc Ấn độ. Nhưng không nao núng bởi hoàn cảnh khó khăn của việc giam giữ, những tu sĩ học giả tự buộc tiếp tục làm công việc của họ, Đại đức Nyanaponika hoàn tất những bản dịch của Kinh Tập (Sutta Nipāta), nhiều luận thuyết Thắng Pháp và một hợp tuyển những văn bản về Satipaṭṭhāna. Sau đó họ được thả và trở về Tích Lan vào năm 1946, ngài theo đuổi những hàng thẩm tra được khơi dậy sự quan tâm nhờ việc nghiên cứu Thắng Pháp, có kết quả đem lại ánh sáng trong cuốn Abhidhamma Studies của ngài, một nổ lực khám phá táo bạo để lật ra những hàm ý triết lý và tâm lý của hệ thống phức tạp giáo lý của Đức Phật.

Vào đầu năm 1950 đã đưa nhị vị Đại đức Nyanatiloka và Nyanaponika đến Miến điện để tham khảo ý kiến liên quan đến Đại Hội Kết Tập Tam Tạng, lần thứ sáu trong lịch sử Phật giáo Nguyên thủy, mà chính phủ Miến đang dự định triệu tập vào năm 1954 để ôn lại, tái bản và in lại toàn bộ Pāli Canon và những chú giải. Khi những cuộc hội đàm đã chấm dứt, Đại đức Nyanaponika tiếp tục ở lại Miến điện thêm một thời gian để tu tập thiền minh sát dưới sự hướng dẫn của thiền sư nổi tiếng, Đại đức Mahasi Sayadaw. Kinh nghiệm nầy đã gây ấn tượng sâu sắc, xúc động ngài viết cuốn The Heart of Buddhist Meditation (Trọng Tâm Thiền Phật Giáo) để sẵn sàng cho người khác thấy lợi ích của việc huấn luyện tâm trong đạo Phật. Vào năm 1954 thầy và trò trở lại Miến Điện để tham dự những buổi lễ khai mạc Đại Hội Kết Tập, và vào năm 1956 Đại đức Nyanaponika một mình trở lại dự lễ bế mạc Đại Hội Kết Tập nầy. Ngoài hai vị tu sĩ Hy Lạp trong Hội Nghị Kết Tập lần thứ ba ở Ấn độ, hai vị thượng toạ người Đức là người Phương Tây đầu tiên từng tham gia vào hội nghị chính của Phật giáo Nguyên thủy.

Bước ngoặt quan trong nhất trong sự nghiệp của Đại đức Nyanaponika như là người diễn giải giáo lý của Đức Phật đến vào năm 1958, một thời gian ngắn sau khi thầy ngài từ trần, khi cùng với hai người bạn cư sĩ từ Kandy, ngài thành lập nhà xuất bản Buddhist Publicatin Society (BPS). Trước tiên những người sáng lập nhà xuất bản nầy chỉ có ý phát hành có giới hạn một số sách bỏ túi dựa trên những nguyên tắc cơ bản của đạo Phật, nhưng lần xuất bản đầu tiên của họ được đáp ứng nồng nhiệt vượt quá lòng mong muốn nên động viên họ tiếp tục. Thế là nhà xuất bản BPS tiếp tục hoạt động và phát triển đều đặn.

Trong những tác phẩm đầu của ngài trước khi Nhà xuất bản BPS hình thành, Đại đức Nyanaponika đã từng phát triển tầm nhìn rộng của giáo lý Phật giáo như là cách giải quyết có thể làm được nhất cho tình trạng khủng hoảng và hỗn độn mà con người hiện đại đang đối đầu: cách từng trải và thực tiễn cho con người để khám phá lại ý nghĩ chân chánh của đời người và để nén hận thù, tàn bạo và bạo lực quá đầy dẫy trong thế giới hiện đại. Bây giờ, với tư cách là Chủ tịch và Tổng Biên Tập của một nhà xuất bản mới, Đại đức Nyanaponika tự thấy ra cơ hội để chuyển cách nhìn nầy từ nguyên tắc cá nhân của cách viết có tính cách giải thích riêng của ngài thành triết lý chủ đạo của toàn bộ sự nghiệp phát hành nhắm đến mối quan tâm mới chớm đến đạo Phật khắp nơi trên thế giới. Để đáp ứng dịp may nầy, Đại đức Nyanaponika tự áp dụng quá hoàn chỉnh vào công việc của ngài cho nhà xuất bản BPS đến nỗi lý lịch cá nhân riêng của ngài hầu như biến mất trong lịch sử rộng lớn hơn của nhà xuất bản. Ngài tự viết tiểu luận, ủy thác công việc cho những nhà văn Phật giáo khác, sưu tập và chuyển dịch các bài kinh, biên soạn những hợp tuyển liên quan đến đạo Phật cho những đợt phát hành đáp ứng mối quan tâm đương thời, phát hành lại những kinh điển Phật giáo đã in lâu ngày, theo dõi những tác giả non tay nghề để ngài động viên làm chín muồi tài năng của họ và để họ góp phần vào nhà xuất bản nầy. Đánh giá thành công trong việc hoàn thành mục đích của ngài được chỉ rõ bằng sự thành đạt của chính nhà xuất bản BPS, mà ngày nay, cùng với nhà xuất bản Pāli Text Society (PTS), nhà xuất bản nhiều sách nhất về văn chương Phật giáo Nguyên thủy trên thế giới bằng Anh ngữ. Những xuất bản phẩm có tầm rộng lớn của nó được đánh giá cao nhờ tính chính xác, tiêu chuẩn văn chương cao và giá trị có tính chất hướng dẫn của chúng góp phần vào thư viện phong phú bao trùm hầu như mọi phương diện của Phật giáo Nguyên thủy.

Vào lúc viết Lời giới thiệu nầy cho lần xuất bản thứ hai của cuốn The Vision of Dhamma (Cách Nhìn Pháp, tháng 10/1993), Đại đức Nyanaponika đang nghỉ hưu, sống yên tĩnh trong Chốn Ẩn Lâm, nơi cư ngụ của ngài tại Khu Bảo tồn Udawattakele ở Kandy, nơi đây ngài đã sống suốt bốn mươi năm qua. Qua lần sinh nhật thứ 92 của ngài, ngài vẫn vui hưởng sức khoẻ tốt ngoại trừ thị lực suy yếu trầm trọng. Sự nghiệp của ngài đã mang ngài được công nhận hoàn toàn quá xứng đáng, cả trên quốc tế và trong quốc gia ngài chấp nhận, mà ngài nhận với sự hoàn toàn khiêm tốn và tự cho mình là không quan trọng. Vào năm 1978 ngài được làm ủy viên danh dự của Hội Đông phương ở Đức (German Oriental Society). Vào năm 1987 Trường Đại Học Buddhist and Pāli của Tích Lan, ở hội nghị đầu tiên của trường phong tặng ngài học vị Tiến Sĩ Văn Chương danh dự hàng đầu mãi mãi. Năm 1990 ngài nhận bằng Tiến Sĩ Tài Liệu Hợp Pháp của trường Đại Học Peraniya. Và vào năm 1993 Hệ Amarapura Nikāya, tăng hội của hệ Phật giáo nơi ngài xuất gia 56 năm trước, phong tặng ngài tước hiệu danh dự Amarapura Mahā Mahopadhāya Sāsana Sobhana, Bậc Thầy thông thái vĩ đại của Amarapura Nikāya, niềm vinh dự của Giáo Pháp.

GIÁO LÝ NGUYÊN THỦY

Đại đức Nyanaponika viết với tư cách là một vị tu sĩ Phật giáo Nguyên thủy, và mặc dầu những bài luận văn của ngài hoàn toàn dễ hiểu, bản tóm tắt ngắn gọn về giáo lý Phật giáo Nguyên thủy sẽ làm phong phú ý nghĩa của chúng cho người đọc bằng cách nêu ra bối cảnh từ đó chúng nảy sinh ra và và phần chính yếu của giáo lý có ý định để giảng giải và khảo sát tỉ mỉ. Phật giáo Nguyên thủy, "Học Thuyết của Thượng Toạ Bộ", là truyền thống Phật giáo được duy trì xưa nhất và truyền thống nầy được gìn giữ cẩn trọng nhất giáo lý tinh nguyên của Đức Phật có thật trong lịch sử. Sự tuân thủ giống nhau nổi bật thường thấy ngày nay ở Tích Lan, Miến điện và Thái Lan. Hệ phái Nguyên thủy biểu lộ những phẩm chất đặc sắc khác với những trường phái sao chép của Phật giáo thuộc miền Bắc và Viễn Đông, Phật giáo đại thừa, bởi lập trường bảo thủ học thuyết, thế giới quan duy thực, chủ nghĩa kinh nghiệm phản biện và kiên định nhấn mạnh vào trách nhiệm của từng cá nhân của hệ phái Nguyên thủy. Nhưng tuy vậy từ một góc độ hệ phái Nguyên thủy có thể được xem như một trường phái Phật giáo duy nhất giữa những trường phái khác, như là người duy trì giáo lý tinh nguyên của Đức Phật, cũng có thể được xem như đầu nguồn của toàn bộ di sản Phật giáo mà từ đó tất cả các hình thức khác của đạo Phật nảy sinh ra.

Trong khái niệm về Đức Phật, đặc điểm của hệ phái Nguyên thủy nhấn mạnh trên nhân tính của ngài và hoàn toàn có thật trong lịch sử. Đối với những người theo Phật giáo Nguyên thủy, Đức Phật đã sống và dạy ở miền bắc Ấn độ vào thế kỷ thứ năm trước công nguyên không phải là sự hiện thân của thần, thánh hay nguyên tắc vũ trụ được làm và thể hiện bằng xương thịt. Ngài là người đầu tiên và lỗi lạc nhất đã tìm ra con đường giải thoát khổ, và việc ngài Chứng ngộ dưới Cây Bồ Đề là nhân đạt đã hoàn thành nhờ sự phấn đấu của riêng ngài, tự kỷ luật khắt khe và tìm kiếm phân tích trí tuệ cho đến cùng. Trong việc liên quan đến thế giới, chức năng của ngài không phải là vị cứu tinh mà là vị thầy. Vì lòng bi mẫn đối với tha nhân ngài cho biết con đường dẫn đến chấm dứt khổ, và để lại cho mỗi người tầm cầu mục đích nầy tự bước đi trên con đường đó, nhờ vào sức mạnh và trí tuệ của chính mình, dĩ nhiên, Đức Phật cho sự hướng dẫn.

Lời dạy của Đức Phật gọi là Pháp, là học thuyết giải thoát mà ngài đã tự khám phá nhờ Giác ngộ và tuyên bố về cơ bản nhận thức rõ của riêng ngài về thực tại. Cách diễn đạt ngắn gọn nhất về Pháp, khuôn khổ hợp nhất của pháp, là giáo lý về Tứ Diệu Đế: khổ, nguồn gốc của khổ, chấm dứt khổ và con đường dẫn đến chấm dứt khổ. Đây là sự chứng ngộ vĩ đại đã nứt vỡ tâm trí của Đức Phật khi ngài ngồi thiền dưới cội cây Bồ Đề sau sáu năm nỗ lực. Việc ngài giác ngộ không những là nội dung có công thức sẵn mà còn có ý nghĩa tiếp diễn thông điệp của ngài cho thế giới, chuyển những sự thật cốt yếu không bị lầm lẫn mà toàn bộ triển vọng giải thoát của con người tùy thuộc vào.

Bốn sự thật đều quay quanh việc công nhận khổ (dukkha) như vấn đề trung tâm của đời sống con người, và trong sự thật đầu tiên Đức Phật liệt kê những hình thức khác nhau của khổ. Sự thật đầu tiên, nhìn vào chi tiết, chỉ đến phạm vi thâm trầm hơn của khổ hơn là bao trùm những ý nghĩ thông thường của chúng ta về đau, buồn và thất vọng.Ý nghĩa cơ bản của khổ chỉ đến là bất toại nguyện, sự hoàn toàn không tương xứng của mọi vật có điều kiện, nhờ vào sự kiện nầy mà bất cứ những gì có điều kiện đều vô thường và cuối cùng phải lụi tàn. Phương diện khổ nầy đến ánh sáng rõ ràng nhất trong biểu thị có thể hiểu được nhất của vô thường và tàn lụi: vòng luân hồi bất tận trong đó tất cả chúng sanh quay, samsāra. Như vậy, để đánh giá chân lý thứ nhất trong độ sâu và phạm vi đầy đủ thì thật không đủ chỉ xem xét khổ trong một đời mà phải tính đến toàn vòng tái sanh với những hồi lập đi lập lại mãi cảnh sanh, già, bệnh và chết.

Trong sự thật cao quí thứ hai Đức Phật lần theo khổ đến nguyên nhân của khổ, ngài nhận ra là tham ái (taṇhā). Chính nó là sản phẩm của vô minh, không nhận thức bản chất thực sự của mọi vật, tham ái sanh khởi bất cứ ở đâu có viễn cảnh thích thú và khoái trá mang theo với nó nhiều tâm phiền não chịu trách nhiệm cho quá nhiều nỗi thống khổ của nhân loại: tham và tham vọng, căm thù và sân hận, ích kỷ và ganh tỵ, tự cao tự đại, phù phiếm và kiêu căng.

Tham ái tạo cơ hội cho khổ phát sanh, không những bằng cách sanh ra nối đau muốn có ngay, ý thức thiếu hụt, nhưng một cách cụ thể hơn trong văn cảnh của bốn sự thật (tứ diệu đế) bằng cách tạo ra tái sinh và như thế duy trì cảnh tù tội trong vòng luân hồi. Nhưng tiến trình tái sinh nầy, theo quan điểm Phật giáo, không liên quan đến sự đầu thai của cái ngã hay linh hồn, vì luận điểm rằng mọi vật ở trong dòng chảy cản trở thực thể bền vững truyền từ đời nầy sang đời khác. Tính liên tục qua chuỗi những lần tái sinh được duy trì, không phải do cái ngã ý thức cá tính mình tồn tại qua sự thay đổi, mà do sự chuyển giao những cảm tưởng và những khuynh hướng của mỗi cá nhân "thể liên tục tâm linh" hay dòng tâm thức trong đó chúng xuất hiện. Chiều hướng của tính liên tục nầy xảy ra từ đời nầy sang đời khác được điều hành bởi một lực gọi là nghiệp (kamma), nghĩa là hành động có tác ý. Theo giáo lý về nghiệp, chính những hành động có ý chí riêng của chúng ta, về thân, khẩu, ý quyết định những hình thức kiếp sống chúng ta thừa nhận trong mỗi của những lần lưu lại kế tiếp của chúng ta trong vòng luân hồi. Luật nầy kết nối hai điều trọng yếu về đạo đức trong mẫu hoạt động của nó: hành động thiện dẫn đến những hình thức tái sanh hạnh phúc và cao hơn, hành động ác tái sanh vào cảnh khổ và thấp hơn. Nhưng cho dù định mệnh của một người chuyển đổi lên hay xuống, bao lâu tham ái và vô minh còn giữ khăng khăng trong những nơi sâu thẳm của tâm hồn, vòng luân hồi sanh tử, vòng đại khổ não sẽ vẫn tiếp tục quay.

Tuy nhiên vòng nầy không tiếp tục mãi mãi, và trong sự thật cao quý thứ ba Đức Phật tuyên bố chìa khoá để dừng nó lại. Bởi vì khổ phát sanh do tham ái, khi tham ái hủy diệt thì khổ cũng phải ngừng: quan hệ chặt chẽ và không thể tránh được như quy luật hợp lý. Trạng thái lúc đó xảy ra không ngờ, mục đích của tất cả mọi nỗ lực đối với Phật giáo Nguyên thủy, là Niết bàn, Vô điều kiện (Vô vi), Bất tử, an lạc không thể hủy hoại được vượt khỏi vòng luân hồi sanh tử. Sự chứng ngộ Niết bàn xảy ra dưới hai giai đoạn. Thứ nhất là "Niết bàn hữu dư", tâm giải thoát đạt được khi tất cả phiền não đã được hủy diệt nhưng sự kết hợp thân-tâm của một chúng sanh từ lúc sanh ra vẫn tiếp tục sống cho đến khi chấm dứt thọ mạng. Thứ hai là "Niết bàn vô dư" giải thoát khỏi chính cuộc sống, chấm dứt trở thành đạt được lúc xả thân (viên tịch) cuối cùng của Bậc Giải thoát.

Sự thật cao quý thứ tư Đức Phật dạy con đường đến Niết bàn, "con đường dẫn đến chấm dứt khổ" Đây là Bát Thánh Đạo có tám yếu tố: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Tám yếu tố nầy, như đại đức Nyanaponika sẽ chỉ, được sắp đặt trong ba nhóm tiến dần lên của giới (sīla) định hay thanh tịnh tâm (samādhi) và tuệ (paññā). Con đường bắt đầu với mức tối thiểu của chánh kiến và chánh tư duy cần để tu tập và sau đó mở ra theo ba nhóm như một chiến lược có hệ thống được hoạch định để nhổ tận gốc mọi phiền não trong những hình thức thô nhất, chúng tràn ra ngoài thành những hành động bất thiện; định dứt bỏ những biểu hiện tinh tế hơn của phiền não như những tư tưởng bối rối không yên; và tuệ diệt trừ những khuynh hướng ngủ ngầm vi tế của phiền não bằng cách thâm nhập sự hiểu biết thấu suốt trực tiếp ba sự kiện cơ bản của cuộc sống, được Đức Phật tóm tắt trong ba đặc tính của vô thường, khổ não và vô ngã.

Đối với mỗi trong bốn chân lý nầy Đức Phật chỉ định một chức năng đặc biệt, đệ tử Phật trong quá trình tu tập có nhiệm vụ quán triệt. Sự thật về khổ phải được hiểu tường tận, tham ái và phiền não phát sanh khổ phải được diệt trừ, Niết bàn như là sự giải thoát khổ phải được chứng ngộ, và Bát Thánh Đạo dẫn đến giải thoát phải được phát triển. Cá nhân nào hoàn tất bốn chức năng nầy là hình ảnh lý tưởng của Phật giáo Nguyên thủy. Đây là vị A-ra-hán, bậc Giải thoát, người đã bẻ gãy mọi gông cùm trói buộc vòng trở thành và sống tự do an hưởng sự trải nghiệm Niết Bàn.

HỢP TUYỂN NẦY

Hợp tuyển nầy chỉ chừa cho chúng tôi viết thêm thông tin về bối cảnh của những bản văn sau đây và liên hệ chúng một cách ngắn gọn với khuôn khổ chúng tôi chỉ trình bày sơ lược giáo lý Phật giáo Nguyên thủy.

Bài luận văn thứ nhất trong bộ nầy, "Con Đường Thoát Khổ Đến Tự Do" là một tuyển tập được bao gồm ở đây chưa được nhà xuất bản BPS phát hành như trong bộ Wheel hay Bodhi Leaf. Bài luận nầy đầu tiên được Đại đức Nyanaponika viết bằng Đức ngữ, như một bài giới thiệu súc tích về lời Phật dạy có cấu trúc quanh Tứ Diệu Đế; bài nầy đã được nhà xuất bản BPS phát hành loại sách xuất bản nhỏ nhằm đem lại lợi ích cho độc giả người Đức, nhất là những du khách người Đức đến Tích Lan hiếu kỳ muốn học thêm về tôn giáo có ảnh hưởng lớn trong nền văn hoá xưa cổ của nước nầy. Bài luận nầy được Phật tử Anglo Catalan - Amadeo Sole Leris - dịch sang Anh ngữ và lần đầu tiên bản Anh ngữ nầy được xuất bản ở đây .

"Da Chết" là một bộ những tư duy thâm sâu về bài Kinh Uraga, một bài thơ Phật giáo cổ từ Kinh Tập (Sutta Nipāta), như chúng tôi đã chú thích ở trên, Đại đức Nyanaponika dịch sang Đức ngữ trọn cuốn nầy suốt trong những năm chiến tranh. Bài thơ mô tả sự phấn đấu của một tu sĩ nhằm diệt sạch phiền não và mê muội để giành được giải thoát khỏi tính hai mặt của đời sống có điều kiện (hữu vi). Chú giải của Đại đức Nyanaponika diễn đạt có tác động mạnh về sự am hiểu Pháp, chỉ rõ sự phong phú, thâm trầm và sắc sảo về tâm lý của tư tưởng ngài, và ngài phấn đấu để liên hệ thiền tuệ Phật giáo đến truyền thống tri thức phương Tây cũng như đến kinh nghiệm hằng ngày.

"Năng Lực Của Chánh Niệm", như là trọng tâm thiền Phật giáo, liên quan đến việc tu tập chánh niệm, yếu tố thứ bảy của Bát Thánh Đạo. Cuốn nầy khác với tác phẩm rộng lớn hơn về phương diện thích ứng hơn của nó: trong khi trọng tâm thiền Phật giáo phát triển chánh niệm trong cách bao quát, đối xử yếu tố đặc biệt của chánh niệm trong sự liên kết với những thành tố khác của con đường và bao phủ trọn phương diện ứng dụng của nó, "Năng Lực Của Chánh Niệm" nhằm mục đích khám phá ra tiềm năng trong cách đúng riêng của nó, như yếu tố đơn lẻ trong việc thuần chú tâm, và nhằm viện dẫn cho những lý do để diệt trừ nhưng có hiệu quả tạm thời trong việc xúc tiến thanh tịnh tâm.

"Rễ Tốt và Xấu" gồm một tuyển tập những bài văn từ những bài kinh của Đức Phật và những chú giải của chúng, được Đại đức Nyanaponika giới thiệu, chuyển dịch và xen kẽ với những lời giải thích của ngài. Xuyên suốt những bản văn, Đại đức Nyanaponika luôn đặt trọng tâm lớn nhất vào giáo lý của Đức Phật vào những gốc rễ nhằm cung cấp viễn vọng cao đẹp trực tiếp về tâm lý và đạo đức trên cùng một học thuyết cơ bản bao trùm tất cả là Tứ Diệu Đế. Ngài đặc biệt lo nghĩ bởi việc nghiên cứu thiếu bất cứ chi tiết nào về chủ đề nầy trong sách báo phương Tây về đạo Phật, gồm những tác phẩm lớn về đạo Đức Phật giáo, và để làm đầy sự trống vắng đó chính đã ngài chuẩn bị cho việc sưu tập nầy. Bộ sách Wheel bỏ túi đầu tiên gồm bốn mươi lăm bản, trong đó chỉ ba mươi lăm được Đại đức Nyanaponika cảm thấy quan trọng nhất được lưu lại ở đây.

"Năm Chướng Ngại" (Năm Triền Cái) là một hợp tuyển nhỏ về những văn bản chính yếu trích từ tạng Kinh, có lời giới thiệu ngắn của Đại đức Nyanaponika. Cuốn sưu tập nầy sẽ chứng minh đặc biệt có ích lợi trong thiền bằng cách làm cho có thể nhận diện được chúng những trở lực chính trong việc hành thiền có tiến bộ và bằng cách cung cấp những lời Đức Phật khuyên riêng về cách đối xử với chúng và chế ngự chúng.

Phần tiếp, "Bốn Loại Vật Thực trong Đời" được gồm ở đây chỉ sau đôi chút do dự. Đầu tiên chúng tôi đánh giá cao bài luận văn nầy, và bài Kinh Đức Phật giải thích nó có thể là thuốc chỉ quá mạnh đối với độc giả có trình bày trước một ít về Pháp. Nhưng sau khi cân nhắc một chút được quyết định rằng chính lý do mà chúng tôi coi như loại trừ - việc hoàn toàn tiết lộ mối nguy hiểm vô cùng có sẵn trong những chức năng hằng ngày của đời sống một cách rõ ràng vô hại và thú vị - là lý do thậm chí tốt hơn để bao gồm nó, nó phục vụ lắc mạnh chúng tôi ra khỏi tính tự mãn không suy xét, để chúng tôi cố gắng làm công việc thường ngày trong đời và chỉ ra vực thẳm khốn khổ mà trên đó chúng tôi do dự mãi không quyết định được. Bộ sách bỏ túi, loại Wheel của nhà xuất bản BPS, gồm bộ sưu tập những bài kinh cùng với những bản trích từ những chú giải, trong số đó chỉ có "Bài Kinh về Thịt của Cậu Con Trai" trực tiếp liên kết với bài luận văn nầy, được giữ lại.

Đã từng theo đuổi sự thật về khổ xuống đến những sâu thẳm đen tối nhất và trừng phạt nhất, với ba bài kế tiếp chúng tôi chuyển sang phía trên của giáo lý, tương đương với hai sự thật cao quý sau: con đường và mục đích. Bài luận văn "Tam Quy" liên quan đến bước thứ nhất được thọ nhận để đầu tiên bước vào con đường Phật giáo, đến nương nhờ vào Tam Bảo - Phật, Pháp và Tăng; trình bày đầy hứng thú kêu gọi sự chú tâm vào thường xem xét mặt tận tụy của Nguyên thủy và giúp chỉnh lại quan niệm sai lầm phổ biến rằng Phật giáo Nguyên thủy là hệ thống khổ hạnh vượt trội về tri thức thiếu nhiệt tình cảm xúc. Bản sưu tập kế tiếp "Tứ Vô Lượng Tâm" tiếp tục điều chỉnh quan niệm nầy, một bộ quán niệm - hầu như bằng văn xuôi - về những trạng thái cao thượng và rộng mở của tâm có thể đạt được khi những hàng rào hạn chế của chấp thủ lấy bản ngã làm trung tâm rơi rụng và khả năng phát triển để gia nhập vào và chia sẻ, mãnh liệt nhưng không dính mắc, hạnh phúc và đau khổ của tha nhân. Bài luận văn dài cuối cùng, "Vô Ngã và Niết Bàn" đưa dẫn kiến thức quán triệt sâu sắc truyền thống Phật giáo Nguyên thủy của tác giả đến giải quyết những vấn đề khó khăn và thường rối rắm của mối quan hệ giữa hai nguyên lý Phật giáo quan trọng: thuyết vô ngã như quan điểm triết học cơ bản và khái niệm Niết bàn như cứu cánh cuối cùng của việc phấn đấu.

Về những bài luận ngắn khác,"Thấy Mọi Vật Như Chúng Đang Là" là một bản hơi mở rộng về lời tựa của tác giả về hợp tuyển ba phần ngài biên tập có tựa đề "Ba Yếu Tố Cơ Bản Của Cuộc Sống". "Đạo Phật và Khái Niệm Thần Thánh" và "Quán Thọ" được giới thiệu vào những hợp tuyển của các bài kinh; "Tận Tụỵ với đạo Phật""Nghiệp và Quả của Nghiệp", góp phần vào những hợp tuyển những luận văn liên quan với những đề tài đó. "Lòng Trung Thành Dũng Cảm""Làm Sao Dứt Khổ" xuất hiện trong bộ Wheel "Thành Phố của Tâm và Những Đoản Văn Khác","Hộ Trì nhờ Chánh Niệm" như trong bộ Bodhi Leaf của nhà xuất bản BPS.

Để kết thúc, chủ bút mong được bày tỏ lòng tri ân đến hai vị đã nhiệt tình giúp đỡ để chuẩn bị tập sách nầy. Một là chính Đại đức Nyanaponika Thera, người bạn đạo trong hơn hai mươi năm qua, người thậm chí bị những bổn phận khác dồn ép lúc nào cũng sẳn sàng dẹp qua một bên để xem lại tài liệu được sưu tập và cho những lời khuyên và những đề nghị hầu kết quả cuốn sách thích hợp đúng với mong ước của ngài. Một người khác là Bà Helen Wilder (bây giờ là Ayya Nyanasiri), người bạn tận tuỵ và trợ tá của Đại đức Nyanaponika và độc giả biên tập cho nhà xuất bản BPS. Chính bà là người đầu tiên đề nghị với chủ bút sưu tập những bản văn của đại đức Nyanaponika, và bà đã trợ giúp đầy năng lực và tận tuỵ từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc để công việc tiến hành trôi chảy hơn nhiều.

Tỳ khưu Bodhi

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03

 

Chân thành cám ơn Sư cô Huyền Châu đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, tháng 9-2007)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 30-10-2007