Phần
I - CHUYỂN PHÁP LUÂN (tiếp theo)
-ooOoo-
I-4
LUẬN
VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA KHỔ
Diệu Ðế
thứ nhì
Diệu Ðế thứ nhất Ðức Phật
dạy về khổ mà Ngài đã giác ngộ. Xin ví như đức Thế Tôn
dạy về loài hổ rất hung dữ hằng ăn thịt người, Ngài
sợ chúng sanh không biết hình dáng hổ ra sao nên Ngài mới
bắt về nhà nhốt trong chuồng cho chúng sanh xem cho biết hình
dáng sức mạnh và tiếng gầm của nó. Ý nói rằng: Ngài
dạy rất rõ về Khổ để chúng sanh đã nhận thức và kinh
sợ khổ thật chớ không phải sơ sơ như chúng ta hằng ngày.
Diệu Ðế thứ nhì là phương pháp
diệt Khổ, hay nói cho đúng là phương pháp chống lại hay
giết hổ dữ, vì vậy xin quí vị cố suy nghĩ bằng trí
tuệ cho kỷ để hiểu rõ những gì mà Ngài đã dạy. Ngài
dạy rằng Diệu Ðế là Tập Đế này Ngài cố tâm tìm
kiếm hằng 20 A Tăng Kỳ và 100 ngàn kiếp mới gặp dưới
cội Bồ đề sau 6 năm khổ hạnh.
Diệu Ðế này là Tập Diệu Ðế
Tập Khổ Diệu Ðế nghĩa là nguyên
nhân phát sanh khổ. Ý nói nó là nguyên nhân làm cho chúng
sanh phải bị trầm luân trong biển khổ phải bị khổ đủ
mọi phương diện.
Tóm sơ lược lời Phật dạy
trong bài Chuyển Pháp Luân: Idam kho pana bhikkhave
dukkhasamudayo ariyasaccam yà yam tanhà ponobbhavikà v.v... Nghĩa
là: Này các thầy Tỳ Khưu, đây là nhân sanh khổ thật sự
là Ái dục. Ái dục là nhân sanh làm cho chúng sanh phải sanh
vào cảnh giới mới, khi ấy lại phải lẫn lộn với sự
ham muốn trong các đề mục (sự việc bên ngoài) là:
- Sự ưa muốn sanh trong cõi
dục
- Sự ưa thích sanh vào cõi sắc
- Sự ưa thích sanh vào cõi vô sắc
Theo lời Phật dạy nên cho chúng
ta thấy rõ có 3 giai đoạn là:
1) Nguyên nhân sanh khổ là do nơi
ở Ái dục
2) Giải rõ cho thấy Ái dục là sự ưa thích sanh vào 3 cõi
là Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới (thường gọi là
Tam giới).
3) Phân giải tỉ mỉ về Ái dục.
Tôi (soạn giả) xin gom lại giải
3 điều là:
1) Nguyên nhân sanh khổ
2) Sự hành động của Ái dục
3) Ái dục
Nguyên nhân sanh khổ
Nói về Khổ vì các vị Giáo
Chủ khi xưa hay đồng thời với Ðức Phật giải thích
một cách mù mờ. Nhưng có thể tóm lại là: Các vị ấy
dạy rằng: Phước tội do nơi một đấng thiêng liêng ban
cho và trừng phạt. Vậy người muốn các Ngài không trừng
phạt và ban cho hạnh phúc thì phải thừa hành theo lề lối
của vị thiêng liêng tồi cao ấy. Chung qui đều thuộc về
thần giáo nghĩa là dạy trong sự tin tưởng thần linh hộ
trì giúp đở.
Sở dĩ mà đức Thế Tôn được
người thời ấy bỏ đạo của họ theo Ngài là vì đức
Thế Tôn Giáo ngộ được chánh Pháp là nhân sanh khổ và Ngài
giải rõ nhân sanh khổ, và nhân vật diệt khổ. Không có
một Ðấng thiêng liêng nào cho phước và hành tội chúng
sanh mà tự chính chúng sanh làm cho mình khổ. Hiện nay là
thời kỳ nguyên tử rất có nhiều vật mà từ xưa chưa
hề khám phá ra được mà các nhà bác học khám phá ra được,
nhưng những lời Phật dạy vẫn còn là phương pháp duy
nhất bất dịch mà trái lại các nhà bác học vẫn hành
theo.
Nhân sanh khổ mà đức Thế Tôn
dạy là pháp mới không thể đề cử và ngoài vị Chánh Ðẳng
Chánh Giác không ai hiểu thấu nổi. Nên khi Ngài thuyết Tứ
Diệu Ðế gọi là Chuyển Pháp Luân, tôi xin nói là khi Ngài
thuyết xong thời pháp ấy, chính Ngài thay đổi tất cả
vạn vật nghĩa là Ngài lật rõ bộ mặt thật của vạn
vật mà Ma Vương cố che đậy từ vô lượng kiếp tới ngày
ấy. Nên bài kinh ấy gọi là xoay bánh xe Pháp (Chuyển Pháp
Luân).
Thuyết nhân sanh khổ là Ái dục
là thuyết không ai cải được làm cho người thời xưa
chỉ mới nay ai ai cũng phải nhìn nhận và vâng giữ hành
theo. Và cũng nhờ ấy mà Phật giáo truyền bá rất sâu
rộng và rất nhanh.
Tứ Diệu Ðế là 4 Pháp thật quí
báu mầu nhiệm và chân chánh là pháp chứng minh rằng:
Phật Giáo không phải là một tà thuyết, không phải là
nhất thần giáo hay đa thần giáo mà là một đạo giải thoát
thật sự là nhờ biết rõ khổ, nhân sanh khổ và phương pháp
diệt khổ và Niết Bàn là nơi không còn khổ.
Nguyên nhân sanh khổ có rất
nhiều nhưng đức Thế Tôn không dạy những cái khổ đến
sau, hay những cái khổ không đầy đủ lý do để chứng
minh rõ rệt, như nói khổ ấy do nơi một đấng thiêng liêng
hành phạt. Trái lại Ngài dạy rằng: Khổ não sanh lên cũng
đều do nơi ta. Ðây tôi xin đem lại một ví dụ nhỏ để
quí vị dễ chứng minh.
Anh A gây với vợ vì đi chơi
bỏ phế việc gia đình.
Anh B bị mất sở vì việc làm không chu đáo.
Anh C bị tù tội vì trộm cắp.
Trong 3 anh này bị khổ khác nhau
nhưng chung qui cũng vì Ái dục mà ra. Nếu những người ấy
không làm quấy thì đâu bị tai nạn như trên.
Người đời khổ vì sự thương,
muốn mà ra cả. Vậy đức Giác Ngộ dạy khổ sanh ra vì Ái
dục.
Sự hành động của Ái dục
Ái dục ngụ ý chỉ sự thương yêu,
mong muốn ấy là nền tảng của Tâm người thế tục,
ngoại trừ các bậc Thánh Nhơn. Vì Ái dục là sự thương yêu
mến tiếc,nên trong chú giải có để câu hỏi rằng: ai cũng
có Ái dục xấu xa hết chăng? Ðức Phật muốn thuyết pháp
độ đời vì thương chúng sanh, vậy Ðức Phật cũng còn Ái
dục chăng?
Khi quí vị bị hỏi như thế này,
nên nhớ đến một đoạn trong bài kinh Chuyển Pháp Luân, Ðức
Phật có dạy: Ái dục có 3 trạng thái cho ta thấy nó là
phiền não để trả lời cho câu hỏi ấy.
Ba trạng thái của Ái dục là:
- Ponobbhavikà: Nghĩa là
tạo ra cảnh giới mới cho kiếp lai sinh cho mình
- Nandiràgasagatà: Lẫn lộn với tham ái
- Tatrathàbhinandinì: Vui thích trong các đề mục của
tham ái
Ba điều trên là 3 trạng thái
của ái dục. Ðức Thế Tôn thuyết pháp độ đời vì lòng
từ bi dạy chúng sanh bỏ 3 trạng thái nói trên của Ái
dục để đi tới nơi yên lặng hoàn toàn giải thoát. Nên
chỉ sự hành động của Ngài không gọi là Ái dục mà
gọi là giải thoát.
Pháp của Ngài không khác gì
chiếc thuyền có đầy đủ tiện nghi ở giữa bể trầm luân.
Chúng sanh là người đang bị tầm luân trong bể khổ. Khi trông
thấy chiếc thuyền như người được nghe, được gặp Pháp
bảo. Khi biết rằng chiếc thuyền ấy có đủ tiện nghi và
dành để cho ai là người muốn vượt qua khỏi bể trầm luân
thì cứ lên rồi lái vào bờ là nơi giải thoát.
Theo ví dụ trên thì sự muốn cho
chúng sanh khỏi luân hồi không gọi là lòng Ái dục được.
Ba điều Ái dục là:
- Kàmatanhà: Ái dục trong
cõi dục
- Bhavatanhà: Ái dục trong cõi sắc.
- Vibhavatanhà: Ái dục trong cõi vô sắc
Ái dục trong cõi dục nghĩa là người
còn ưa thích ham muốn sanh vào cõi dục là cõi còn có ngũ
trần là sắc, thinh, huơng, vị, xúc và tài tình, danh lợi.
Ái dục trong cõi sắc ý nói người
còn muốn sanh vào cõi sắc thân này, nhưng không ham mê ngũ
trần, không có tài tình, danh lợi.
Ái dục trong cõi vô sắc ý nói
hạng này không còn có sắc nhưng thọ, tuởng, hành, thức.
Vẫn còn, nhưng không ham mê gì cõi dục hay sắc. Nhưng lại
còn ham muốn có cái vô sắc ấy, đây thật là phiền não
rất vi tế. Nếu không phải là vị Đại giác thì không bao
giờ tầm cho ra nguyên nhân để giải thoát khỏi luân hồi
được.
Chung qui là khi còn ham muốn hay ưa
thích một điều gì là còn phiền não, còn luân hồi.
Phận sự của Tập Diệu Đế
là
Ðức Thế Tôn dạy diệt bỏ
nghĩa là càng ngày càng bớt Ái dục dần dần xuống cho
đến mức độ chót là không còn có một tí nào, có nghĩa
là khô cạn. Sự dứt bỏ Ái dục phạn ngữ gọi là Pahàna.
Nghĩa là diệt trừ, cũng có khi gọi là Pahànakicca nghĩa là
phận sự phải diệt trừ.
Nếu nói về Khổ đế người
cần biết rõ khổ là được. Nhưng nếu nói đến Tập đế
cần có sự hành nghĩa là làm thế nào dứt bỏ được
khổ.
Vấn đề quan trọng là: phương
pháp hành trì để dứt bỏ được bằng cách nào? - Xin quí
vị hãy xem phần Đạo Diệu Ðế tiếp theo, đó là phương
pháp diệt trừ khổ.
Phật ngôn:
Dukkhasamudayo ariyasaccam pahàtabbam:
Diệu Ðế này là Tập đế cần phải diệt trừ.
-ooOoo-
I-5
LUẬN
VỀ SỰ KHỔ DIỆT
Diệt đế là dập tắt khổ. Theo
đây là Phật ngôn dạy trong bài kinh Chuyển Pháp Luân.
Idam kho pana bhikkhave dukkhanirodho
ariyasaccamyo tassàtanhàyayeva tanhàya asesaviraganidho càro
patinissaggo mutti anàlayo
Này các thầy Tỳ Khưu! Ðây là
sự diệt khổ thật sự đó là diệt tắt hẳn dục, dứt
bỏ không luyến tiếc, giải thoát không mến thương.
Căn cứ theo Phật ngôn ta có thể
nhận định rõ rệt là sự diệt trừ Ái dục có nhiều
tiếng tương tự như nhau như dứt bỏ không luyến tiếc
v.v... Ðể chứng minh rõ rệt là phải dập tắt thật sự có
ý nói những gì đã dập tắt xong rồi không còn tái phát
sanh nữa.
Nirodha
nghĩa là diệt, ý nói rằng tắt hẳn, nghĩa là hoàn toàn
tắt hẳn không có một nguyên nhân hay một cơ hội nào làm
cho phát sanh lại được, ví những bởi Ái dục làm cho cháy
không còn nữa. Ðây chỉ rõ là Niết Bàn, vì vậy, thiết tưởng
quí vị cần hiểu qua Niết Bàn nhiều hơn.
Theo lời Phật dạy, có một
phần vô hình ngự trong thân này để nhận định sự vật
bên ngoài, phần vô hình ấy gọi là Tâm. Tâm này lại là
vật hay vọng động và nhơ đục vì phiền não ngự trị, mà
cũng vì Tâm nhơ đục ấy làm cho chúng ta phải trầm luân
trong biển luân hồi để chịu khổ. Trong khi đang trầm luân
chúng ta không lo dập tắt những phiền não như là dầu
trong cây đèn, trái lại chúng ta lại châm thêm dầu càng ngày
càng nhiều hơn. Ý tôi muốn nói chúng ta không lo tu hành để
diệt lần phiền não trái lại chúng ta lại tạo thêm
nhiều nghiệp chướng mà cũng vì vậy càng ngày càng đi xa
bờ giải thoát hơn.
Phật ngôn là phương pháp dập
tắt lửa trên ngọn đèn, mà cũng là phương pháp đập vỡ
bình đèn luôn, ngọn lửa của cây đèn ấy là Ái dục, còn
cái bình đèn ấy là không khác nào Tam Giới, khi người
chỉ dập tắt ngọn lửa thôi không đập bể bình đèn thì
có ngày nào có đủ phương tiện nó lại cháy lại. Nên
phải dập tắt xong còn phải diệt trừ tận không cho nó dư
xót chút nào nữa.
Khi người thừa hành chính chắn
theo lời Phật dạy là người ấy có thể dập tắt và đập
bể được cây đèn tai hại ấy. Khi lửa tắt đèn bể thì
người ấy trông thấy Niết Bàn vậy.
Chỗ hay tiếng gọi Niết Bàn
chủ ý chỉ một nơi rất là hoàn toàn trong sạch. Theo
Phật dạy Niết Bàn là một nơi thật là hoàn toàn trong
sạch của Tâm.
Xin ví như các nhà bác học về
nguyên phân tử phân chất ra đi từng giai đoạn thô thiển
tới vi tế cho tới khi không còn phân chất ra được nữa
đó là nguyên tử. Chẳng những chất này rất vi tế mà
lại không có chất nào cấu tạo ra nó được.
Ðức Phật có thể tạm ví như
một nhà bác học không cần máy móc phòng thí nghiệm mà cũng
chẳng cần phải tốn kém của tiền để phân chất này ra
chất nọ, mà hơn ấy, Ngài phân chất được vật ấy là Tâm.
Ðức Phật tìm thấy rằng: Tâm ta bị cấu tạo do nhiều
chất như Ái dục, tham ái, tam độc v.v... sau khi Ngài phân
chất ra được từng phần, Ngài đã bỏ cả những phiền não
đến một độ không còn một tí phiền não nào trong Tâm và
không còn có gì cấu tạo Tâm được nữa, vì Tâm ấy không
còn nhơ bẩn. Vì tâm nhơ bẩn nên còn bị luân hồi. Tâm còn
luân hồi Phạn ngữ gọi là Sankhàtadhàtu nghĩa là còn
chất cấu tạo làm cho luân hồi . Asankhàtadhàtu là
chất không bị các pháp khác cấu tạo cho luân hồi, là
chất không còn phân tách ra được nữa, chất ấy ra ngoài
phạm vi của sự hiểu biết của con người, người không còn
dùng tiếng gì để nói được cái chất ấy. Asankhàtadhàtu
nghĩa là không bị các vật khác cấu tạo cho luân hồi.
Asankhàtadhàtu
là chất là người không thể dùng lời diễn tả được hình
thức, sự hành động v.v... Nó thuộc về vật cần thấy
bằng trí tuệ vì vậy nên chỉ có các bậc Thánh Nhơn mới
nhận thức được vì các Ngài tự đắc được do nơi trí
tuệ của Ngài.
Người nằm mơ mới thấy cảnh mình
thấy thôi, người ngoài ra không thể thấy được, cũng như
người đã đắc được thánh Pháp tự mình thấy chớ không
thể làm cho người khác và biết được những gì mà mình
đã thấy.
Vậy xin ví dụ thêm như người
bị nặng, sau khi hết bịnh như người bịnh ấy biết trong
mình của họ dễ chịu như thế nào, người ngoài người
bịnh như chúng ta thì không hiểu biết gì được về cái
an vui của sự hết bịnh của người ấy. Người bịnh ấy
ví như chúng ta cái bịnh hành hạ ta ví như phiền não. Khi
ta hết bịnh phải uống thuốc ấy chính là Pháp bảo, khi
uống thuốc ấy là lúc đang hành đạo. Khi đắc đến mục
nào thì ta biết ta đắc đến bậc ấy như người bịnh
biết khi uống thuốc thấy trong mình bớt từ từ đến
với người ấy cho đến khi mạnh hẳn. Khi mạnh, người
bịnh biết rằng ta mạnh. Cũng như người hết phiền não tâm
trong sach thì tự biết là an vui và hạnh phúc như thế nào
trong tâm của họ.
Trong bộ Udàna đoạn Pataligàmi-vagga
có dạy rằng:
Niết Bàn không phải là đất,
nước, gió, lửa v.v... không phải cõi này, cũng không
phải cõi khác, không phải trên mặt nhựt hay mặt
nguyệt. Này các Tỳ Khưu, mà vật ấy (Niết Bàn) lại là
vật có thật sự.
Nói về Niết Bàn thiết tưởng cũng
nên nói đến cái 2 điều đặc biệt khác nhau là:
- Nói về đặc tánh của Niết
Bàn
- Trạng thái của Niết Bàn
Ðặc tánh của Niết Bàn là:
Madanimmadano:
Không còn say đắm (trần cảnh).
Pipasavinayo: Không còn khao khát (tất cả mọi việc)
Alayasamugghato: Không còn lưu luyến (Tam Giới)
Vattupacheto: Cắt đứt hết những gì còn luân hồi.
Tanhakkhayo: Khô hết Ái dục.
Virago: Không còn tham ái
Nirodho: diệt hay dập tắt (hẳn mọi việc)
Nibbanam: dập tắt hay gọi là Niết Bàn.
Trạng thái của Niết Bàn là: Không
còn bị pháp hành cấu tạo.
Niết Bàn còn có tên khác nữa
theo lời Phật dạy là:
Nìbbanam paraman sunnam,
Niết Bàn thật trống không, nghĩa là không còn một bợn
nhơ nào của phiền não.
Nibbànamparaman sukham,
Niết Bàn là nơi an vui tuyệt đối.
Theo Phật dạy, người sanh ra là
mang theo một phận sự rất nặng nề là khổ, vì vậy nên
trong bài kinh Bhàra có dạy: Ngũ Uẩn thật là nặng, chúng
sanh là người hằng mang đi trong luân hồi dày vô tận xa xôi
vô biên. Khi nhận thấy Ngũ Uẩn là khổ và biết phương pháp
để Ngũ Uẩn ấy xuống được rồi thì thật là an vui, không
còn nặng nề khổ sở, đó là Niết Bàn.
Theo câu Phật dạy trên để cho
chúng ta thấy rằng: Khi sanh ra làm người hay con vật là chúng
ta mang theo một nặng nề vô hạn là khổ, khi có thân này
thì bận rộn không ngừng nghỉ theo dính bên ta.
Hiện nay người thường hay tìm
sự vắng lặng để nghĩ ngơi như mỗi năm đi nghỉ mát nơi
nào, cốt ý để làm cho tâm hồn lắng xuống, hay ta có
thể nhận thấy mang lấy thân này phải khổ, muốn tạm để
xuống trong ít ngày. Tuy làm thế nhưng người cũng không an
toàn nghỉ hay để tạm Ngũ Uẩn này xuống được. Có lắm
người cả đời cũng không có dịp may để tạm để phận
sự ấy ít ngày. Quí vị nghĩ coi ta chỉ tạm để xuống
nghỉ tạm thời trong ít ngày mà còn an vui hay phương chi ta
lại để hẳn cái Ngũ Uẩn này xuống thì an vui tới chừng
nào.
Tôi ví dụ đây để quí vị
thấy cái an vui của Niết Bàn như thế nào. Chắc quí vị
đã nhận định thấy rõ cái khổ của sự mang lấy thân này
và cái để cái thân nặng này xuống.
Ðến đây xin nhắc lại quí vị
rằng: Niết Bàn không phải là một đô thị có đầy đủ
vui tươi sung sướng, hay đủ tiện nghi cho quí vị vui chơi.
Nhưng trái lại Niết Bàn là nơi dập tắt những gì mà quí
vị thấy của người có và của quí vị đang có.
Diệt Khổ đế là một của riêng
của Phật giáo. Ý tôi muốn nói rằng: Chỉ có đức Chánh
Ðẳng Chánh Giác mới tìm thấy diệt Khổ đế.
Chắc quí vị muốn hỏi: Vậy các
Tôn Giáo khác không có một Tôn Giáo nào có phương pháp
diệt khổ hay sao?
Ðáp: Tông chỉ của các Tôn Giáo
trong vũ trụ này chung qui là diệt khổ, nhưng có phương pháp
khác nhau. Chỉ có Phật Giáo là có phương pháp hoàn toàn hơn
hết mà từ ngàn xưa đến hiện tại và đến vị lai ngoài
ra vị Chánh Ðẳng Chánh Giác như Đức Phật thì không ai tìm
ra và hiểu rõ phương pháp diệt khổ hoàn toàn như Ngài là
Tứ Diệu Ðế
Ðể minh chứng cách diệt khổ
của Phật Giáo và các Tôn Giáo khác tôi xin so sánh cho quí
vị nhận thức dễ dàng.
PHẬT GIÁO |
Tôn Giáo khác |
Nhân sanh Khổ |
Khổ sanh do Ái dục, nghĩa là
ưa muốn ngũ trần, Lục dục. Sự ưa muốn sanh lại có
sắc thân (Sắc giới). Sự ưa muốn sanh lại nhưng không
muốn có sắc thân (Vô Sắc giới). |
Khổ sanh đến chúng sanh vì
do nơi sự trừng phạt của Ðấng Thiêng liêng tối cao
vì người làm tội ác .
|
Phương pháp
giải thoát Khổ |
Phật
dạy: diệt tận phiền não là ái dục thì sẽ không còn
khổ. |
Dạy phải cầu Ðấng thiêng
liêng có uy quyền tối cao tha lỗi hay hành phạt; hoặc
ban bố an vui hạnh phúc . |
Trạng thái của
sự giải thoát thật sự |
1) Không có sự ưa thích gì
trong tâm dầu rất vi tế.
2) Dứt bỏ các sự cố
chấp.
3) Không luyến ái trong các
cảnh giới .
4) Thoát khỏi sự vui của
Tam Giới .
5) Không cần ai đến giải
thoát cho mình mà tự mình giải thoát . |
1) Muốn được Ðấng thiêng
liêng cứu khổ.
2) Cố tin có Ðấng thiêng liêng
tối cao của mình.
3) Xin sanh vào cõi thiên đàng
4) Còn muốn được hưởng
an vui của cõi thiên đàng
5) Cần có Ðấng thiêng liêng
đến tiếp độ cho linh hồn được ở bên Ngài mãi. |
Phận sự của Diệt Khổ Ðế.
Phận sự của Diệt Khổ Ðế,
Phạn ngữ gọi là SACCHIKARANA, nghĩa là phải làm cho phân
minh rõ rệt; Ý nói tự mình hành động cho đến nơi giải
thoát, tự mình dập tắt hết dục vọng ở lòng mình và
tự mình biết rõ rằng mình đã giải thoát.
PHẬT NGÔN:
DUKKHANIRODHO ARIYASACAM SACCHIKÀTABBAM.
Diệu đế gọi là Diệt Khổ diệu đế này người cần
phải hành cho phân minh, nhận định rõ rệt bằng trí tuệ.
-ooOoo-
I.6
LUẬN
VỀ CON ÐƯỜNG DIỆT KHỔ - ÐẠO DIỆU ÐẾ
Ðạo Diệu Đế có nghĩa là hành
đến nơi diệt Khổ. Ðây là tiếng thường dùng trong Phật
Giáo, nhưng nếu dùng tiếng thông thường cho dễ nghe, dễ
hiểu hơn có những tiếng thay thế là:
1) MAJJHIMAPATIPADA: Trung đạo
2) KAMAGGA: Bát Chánh Ðạo
3) ARIYAMAGGA: Thánh đạo
Trước khi giải rõ xin quí vị
học qua câu Phật dạy:
IDAMKHO PANA BHIKKHAVE
DUKKHANIRODHAGAMINÌP PATIPADA
ARIYASACAM AYAMEVA ARIYO ATTHANGIKOMAGGO SAYYATHÌDAM?
SAMMÀDITTHI, SAMMÀSANKAPPO, SAMMÀVÀCÀ,
SAMMÀKAMMANTO, SAMA-ÀJÌVO, SAMÀVÀYAMO, SAMMÀSATI, SAMMÀSAMÀDHI
Này các Thầy Tỳ Khưu! Đây là
sự hành để dập tắt khổ thật sự, là đạo có tám
chi. Tám chi ấy là gì? Tám chi ấy là: Chánh kiến, Chánh tư
duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn,
Chánh niệm, Chánh định.
Theo lời Phật dạy trên thì chúng
ta nhận thấy rằng Diệu Ðế thứ tư là sự hành đúng
theo con đường đi đến nơi giải thoát có đầy đủ tám
chi.
Diệu Ðế thứ tư này Phật dạy
hành theo Chánh Ðạo có tám yếu tố. Tôi (soạn giả) xin rút
bài kinh khác giải rõ Bát Chánh Ðạo lại trình bày trên đây
hầu quí vị, vì trong bài Chuyển Pháp Luân chỉ có đếm đủ
tám chi thôi.
Sammàditthi (Chánh kiến)
Đây
là Phật ngôn trong bài kinh Maggavibhanga dạy rằng:
Kattamà ca bhikkhave samma bhikkhave
ditthi yam kho bhikkhave dukkhena nam.
Này các thầy Tỳ Khưu! Chánh
kiến là gì? Chánh kiến là: 1) Sự biết rõ khổ, 2) sự
biết rõ nhân sanh khổ, 3) Sự biết rõ dập tắt khổ. Và
4) Sự biết nương pháp hành cho đến nơi dập tắt khổ. Này
các thầy Tỳ Khưu: sự hiểu biết như thế gọi là Chánh
kiến.
Sammàsankappa (Chánh tư duy)
KATAMÀ CA BHIKKHAVE samma SANKAPPO YÀ
KHO bhikkhave NEKKAMMASAKAPPO. ABHYÀPÀDASANKAAPPO AVIHIMÀSÀN –
KAPPO.
Này các Tỳ Khưu, Chánh tư duy là
thế nào? Chánh tư duy là: 1) sự suy nghĩ thoát trần (xuất
gia). 2) sự suy nghĩ không cột oan trái. 3) sự suy nghĩ không
làm hại người. Này các thầy Tỳ Khưu, hành như thế này
gọi là Chánh tư duy (suy nghĩ chơn chánh).
Sammàvaca (Chánh ngữ)
Katama ca bhikkhave bhikkhavesammàvaca
yakho bhikkhave veramanì pharusaya vacaya verrmanì. Samphappalapa
veramanì ayam vuccati bhikkhave samavaca.
Này các thầy Tỳ Khưu! Chánh
ngữ là thế nào? Chánh ngữ là: 1) tác ý lánh xa sự nói
dối. 2) tác ý lánh xa sự nói lời đâm thọc. 3) tác ý lánh
xa sự nói lời đê tiện. 4) tác ý lánh xa sự nói lời vô
ích. Này các thầy Tỳ Khưu! Sự nói như thế gọi là Chánh
ngữ (lời nói chơn chánh).
Sammàkammanta (Chánh nghiệp)
Katama ca bhikkhave v.v....
Này các thầy Tỳ Khưu! Chánh
nghiệp là thế nào? Chánh nghiệp là: 1) tác ý lánh xa sự sát
sanh. 2) tác ý lánh xa sự trộm cắp. 3) tác ý lánh xa sự tà
dâm. Này các thầy Tỳ Khưu! Hành như thế này gọi là Chánh
nghiệp (sự làm chơn chánh).
Sammà àjivo (Chánh mạng)
Katamà ca bhikkhave v.v....
Này các thầy Tỳ Khưu! Chánh
mạng là thế nào? Chánh mạng là các thầy Tỳ Khưu bậc đệ
tử thuộc hàng thánh nhân trong Phật Giáo: 1) nuôi mạng chơn
chánh. 2) không nuôi mạng trái với đạo lý. 3) nuôi mang
theo lẽ phải. Này các thầy Tỳ Khưu! Nuôi mạng như thế
gọi là Chánh mạng.
Riêng về người tại gia cư sĩ
nuôi mạng chơn chánh là không lường gạt lấy của kẻ khác,
giết thú ăn, biết là của bất nghĩa không nên lấy về dùng,
mặc dầu của ấy là của rơi rớt vô chủ.
Sammàvàyàma (Chánh tinh tấn)
Katamà ca bhikkhave v.v....
Này các thầy Tỳ Khưu! Thế nào
gọi là Chánh tinh tấn? Chánh tinh tấn là các thầy Tỳ Khưu
trong Phật Giáo:
- Vun trồng sự thoả thích trong
sự tinh tấn không để cho tội lỗi phát sanh lên, không
để cho tội chưa phát sanh lên lại sanh lên trong tâm, cố
gắng hết sức để giữa tâm cho vững chắc.
- Vun trồng sự thoả thích tinh
tấn diệt trừ các pháp đã sanh trong tâm rồi cho tiêu
diệt và giữa tâm cho trong sạch.
- Vun trồng sư thoả thích tinh
tấn cho thiện pháp chưa sanh trong tâm làm cho phát sanh và
giữ tâm cho vững chắc torng thiện pháp.
- Vun trồng sự thoả thích tinh
tấn làm cho các thiện pháp đã có trong tâm hằng nảy
nở tiến hoá thêm lên mải mãi và làm cho tâm càng vững
chắc trong thiện pháp.
Sammàsati (Chánh niệm)
Katamà ca bhikkhave v.v....
Này các thầy Tỳ Khưu! Thế nào
gọi là Chánh niệm? Chánh niệm là các thầy Tỳ Khưu trong
Phật Giáo hằng suy nghĩ thấy thân trong thân, có sự tinh
tấn thiêu đốt phiền não, tự mình biết lấy mình, có
sự nhớ được mọi việc làm và sự hành động của mình
trong mọi sát na, diệt sự ưa muốn và ghét bỏ. Nhận
thấy thọ trong thọ ... uy nghĩ thấy tâm trong tâm ... suy nghĩ
thấy pháp trong pháp...
Sammàsamàdhi (Chánh định)
Katamà ca bhikkhave v.v....
Này các thầy Tỳ Khưu! Thế nào
gọi là Chánh định? Chánh định là các thầy Tỳ Khưu
trong Phật Giáo: 1) tâm vắng lặng những sự việc bên ngoài.
2) vắng lặng dục tình. 3) vắng lặng các ác pháp, nhập Sơ
Thiền có Tầm, Sát, Hỉ, Lạc, An và Định.
Vì diệt được Tầm và Sát nên
nhâp Nhị Thiền nên làm cho tâm càng thêm trong sạch xa lánh
trần nhiều hơn. Ðây là nhân làm cho Tâm càng trong sạch làm
cho Định càng dũng mãnh thêm trong sạch hơn nhiều Hỉ,
Lạc, An được thêm sự trong sạch vì oai lực của Ðịnh.
Hơn ấy nữa, vì không cần Hỉ,
Lạc với tâm đã bình tĩnh có đủ trí nhớ và biết mình
(chỉnh tâm) và tâm đang hưởng sự an lạc do nơi oai lực
của tâm xả. Trí nhớ và biết mình là nhân mà các bậc thánh
nhân hằng ngợi khen, người có tâm xả là người có trí
nhớ điều chỉnh tâm và hưởng an vui nên gọi là Tam
Thiền.
Khi đã diệt được khổ và
lạc, những sự vui buồn đã có từ xưa đều bị dập
tắt được do nơi Tứ Thiền. Không còn vui mà cũng không có
khổ chỉ có trí nhớ để ở trong Xả.
Này các thầy Tỳ Khưu! Sự để
tâm như thế gọi là Chánh định.
Trên đây tôi dịch sát nghĩa theo
Phật ngôn chắc quí vị đã hiểu rõ rồi xin khỏi giải thêm.
-ooOoo-
I-7
LUẬN
GIẢI TRUNG ÐẠO
Phàm đã làm đệ tử Phật thì
không ai không hiểu Trung đạo. Vì Trung đạo là con đường
đi tới giải thoát của chư Phật. Người muốn giải thoát
ngoại trừ ra đường Trung đạo thì không còn con đường nào
khác hơn. Vì chỉ có một đường duy nhất đi đến Niết Bàn
mà thôi.
Tại sao gọi là Trung đạo?
Tưởng nên nhắc lại rằng: Trước
khi có Phật Giáo tại Trung Ấn Ðộ hay gọi là cõi Diêm Phù
Đề có rất nhiều Tôn Giáo khác nhau, phần nhiều các giáo
phái ấy đều dạy người hành khổ hạnh. Vì người đời
ấy tin rằng: hành khổ hạnh mới làm cho các Ðấng thần
linh hay Ðấng thiêng liêng cảm động ban ân huệ, hay là khi
hành khổ hạnh như thế mới diệt được phiền não trong lòng.
Theo lời Ðức Phật dạy gọi
hạnh ấy là thái quá. Có chia ra 2 điều thái quá là:
- Kamasukhallikanuyoga: Nghĩa
là người hành đạo nhưng còn lẫn với sự hành lạc
trong ngũ trần, lục dục gọi là hành đạo quá dùng.
- Attakilamatthànuyoga: hành
làm cho thân này quá khổ cực gọi là thái quá hay cũng
gọi là khổ hạnh.
Hai phương pháp kể trên, khi chưa
thành đạo, Bồ Tát Sĩ Ðạt Ta phải bỏ ra 6 năm để hành.
Nhưng không đem lại kết quả nào xứng đáng theo ý muốn
của Ngài, nên Ngài lại hành theo Trung đạo.
Sau khi thành đạo, bài Pháp đầu
tiên là Chuyển Pháp Luân, Ngài dạy rằng:
Dvmebhikkhave antàpabbaji tena
nasevitabbà: Này các thầy Tỳ Khưu! Hai phái thái quá mà
các bậc xuất gia không nên xu hướng theo, không nên hành
theo. Hai Pháp thái quá ấy là gì?
Một là Pháp làm cho tâm quyến
luyến theo tình dục. Pháp hèn hạ, Pháp của kẻ thế
gian, Pháp của phàm nhân chẳng lợi ích chi.
Hai là Pháp khổ hạnh làm cho thân
hình tiều tụy cực khổ chẳng phải là Pháp của một
cao nhân, cũng chẳng có lợi ích chi.
Này các thầy Tỳ Khưu! Sự tu hành
theo Trung đạo không nên thiên theo 2 điều thái quá ấy.
Bát Chánh Ðạo có thể tóm lại
là Tam Học:
Tuệ: Chánh kiến, Chánh tư duy
Giới: Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng
Định: Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định
Phận sự của Tứ
Diệu Ðế
Phận sự của Tứ Diệu Ðế là
sự cố gắng hành đúng theo Bát Chánh Ðạo. Người hành
phải hành một lúc đúng theo tám chi của đạo và cũng
phải trong sạch bằng nhau trong một lúc, không thể thiếu xót
một chi nào trong một của tám điều ấy. Nghĩa là không dư
không thiếu.
Tôi xin ví dụ, như trong một
thang thuốc có tám vị, phải dùng đúng theo phân lượng và
khia sắc thuốc cũng phải còn là bao nhiêu không thể nhiều
hơn hay ít hơn được. Ðây cũng như sự hành đạo phải hành
đúng theo Bát Chánh Ðạo, có tám chi không thể thiếu sót
mặc dầu một chi của một điều nào trong Bát Chánh Ðạo.
Ðây là Phật ngôn dạy:
Dukkhannyrodhagàminì patipadà
ariyasaccam bhàvetabbam.
Diệu Ðế là đạo đế nghĩa là sự hành theo đạo
cho đến diệt tận phiền não và Khổ, hành giả nên hành
theo.
Có nhiều người hỏi tôi (soạn
giả): Thời kỳ này còn có đạo quả chăng? Có người đắc
đạo quả và Niết Bàn không?
Ðáp: Phật dạy phương pháp hành
để đắc Niết Bàn là Bát Chánh Ðạo. Nếu Bát Chánh Ðạo
còn thì đạo quả còn. Còn người hành đúng theo Bát Chánh
Ðạo là còn có người đắc được đạo quả và Niết Bàn.
Nếu người ai ai muốn giải thoát đến Niết Bàn thì cứ hành
đúng theo Bát Chánh Ðạo. Vì đó là con đường đi ngay đúng
vào Niết Bàn.
Sở dĩ mà thời pháp đầu tiên
thuyết tại vườn Lộc Giả được tên là Chuyển Pháp Luân
có ý nghĩa xoay bánh xe Pháp. Ý nói thời pháp ấy dạy 3 luân
và 12 thể của Tứ Diệu Ðế. Khi người nhận định thấy
rõ 3 luân và 12 thể rõ rệt thì người ấy là người
giải thoát luân hồi.
Ba luân và 12 thể ấy là gì?
Như quí vị đã biết Tứ Diệu
Ðế là 4 điều: Khổ, Tập, Diệt, Ðạo. Hành giả phải
hiểu rõ mỗi đế có 3 điều gọi là 3 luân nhân cho 4 đế
ra làm 12 thể.
Câu
chót của bài kinh Chuyển Pháp Luân đức Thế Tôn dạy: Khi
mà Ngài chưa tìm thấy rõ 3 luân và 12 thể trong Tứ Diệu
Ðế là chưa đắc quả vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.
Sau khi Ngài đắc được 3 luân 12 thể nên Ngài mới đắc
được quả cao thượng ấy.
Ba luân ấy là:
- Tuệ thấy rõ Khổ.
- Tuệ suy nghĩ thấy và hiểu rõ Khổ
- Tuệ thấy và biết rõ là hoàn toàn giải thoát khỏi
Khổ, Tập, Diệt, Ðạo, đều có 3 luân như thế nên gọi
là 12 thể.
Sau khi thuyết dứt thời Pháp đức
Thế Tôn biết rằng: Trong 5 vị có một vị già nhất đắc
Tu Đà Huờn quả. Nên Ngài mới dạy rằng: Annasi vata
bhokondanno nghĩa là Kondanna (Kiều Trần Như) đã thấy rõ
Thánh Pháp rồi. Vì vậy từ ấy Ngài Kiều Trần Như có tên
là A Nhã Kiều Trần Như.
Xin nói thêm về Attha (ý nghĩa)
của Tứ Ðế. Khổ đế có 4 Attha (ý nghĩa):
Pìlanatto: Có nghĩa làm
hại
Sankhàtatto: Có nghĩa là họp các nguyên nhân
Santàpatto: Có nghĩa là làm cho nóng nảy
Viparinàmatto: Có nghĩa là thay đổi.
Tập đế có 4 Attha (ý nghĩa):
Ayuhanattho: Có nghĩa là làm
cho Khổ phát sanh
Nidànattho: Có nghĩa là nhân làm cho Khổ sanh
Sanyogattho: Có nghĩa là hội họp tất cả điều Khổ
Palipolattho: Có nghĩa là làm cho bận lòng vì Khổ.
Diệt đế có 4 Attha (ý nghĩa):
Nissaranattho: Có nghĩa là đem
mình ra khỏi luân hồi.
Appaliboddhattho: Có nghĩa là không còn bận rộn vì
khổ.
Alankalattho: Có nghĩa là nguyên nhân cấu tạo không
thể hội họp lại không thể cấu tạo được.
Amattho: Có nghĩa là bất tử.
Ðạo đế có 4 Attha (ý nghĩa):
Niyyànattho: Có nghĩa là đi
ra khỏi vùng luân hồi.
Hetavattho: Có nghĩa là nhân diệt khổ
Dassanattho: Có nghĩa là thấy rõ Niết Bàn
Adhipayattho: Có nghĩa là chủ nhân (ý nói không còn dưới
quyền của phiền não)
Sau khi đắc được Tu Đà Huờn
quả, Kiều Trần Như không còn hoài nghi Phật bảo và Pháp
bảo nên bạch với Phật rằng: Bạch hoá đức Thế Tôn, đệ
tử xin xuất gia với đức Đại giác.
Ðức Thế Tôn dạy: Ehi bhikkhu,
thầy hãy trở nên vị Tỳ Khưu hành theo thánh đạo và
phạm hạnh đúng theo luật của Như Lai đã dạy hầu diệt
tận phiền não.
Khi dạy dứt lời thì râu tóc
của vị Kiều Trần Như đều rụng, trên mình có đắp bộ
y cà sa vàng. Sau ấy 4 vị kia mới xin xuất gia.
Ngày 16 âm lịch Ngài thuyết pháp
độ vị thứ nhì đắc Tu Ðà Hườn quả vị ấy là Ðại
đức Vappa. Còn 4 vị kia đi khất thực.
Ngày 17 âm lịch Ðức Phật
thuyết pháp độ Ðại đức Bhaddiya đắc Tu Ðà Hườn
quả.
Ngày 19 âm lịch đức Thế Tôn
thuyết pháp độ Ðại đức Assaji Tu Ðà Hườn quả.
Ðến ngày 30 âm lịch Ðức Phật
hội 5 vị lại và thuyết bài Anattalakkhana-sutta (Vô ngã
tướng kinh) (quý vị muốn xem nguyên văn xin xem quyển kinh
tụng của Ðại đức Hộ Tông đã xuất bản). Nơi đây tôi
xin lược thuật dễ hiểu thôi.
* * *
Ðức Thế Tôn dạy:
Rupam bhikkhave anattà, Này các
thầy Tỳ Khưu! Thân này không phải của ta, vì vậy hằng
bị các bịnh hoạn. Không thể ngăn cản rằng: Thân ta nên
trẻ đẹp và trang điểm rất đẹp ví như cây cột bằng vàng
chạm trỗ rất tinh vi, trông coi rất đẹp mắt. Mặc dầu
lo trang điểm cho đẹp như thế, nhưng nó vẫn thay đổi vì
bịnh hoạn tàn phá, không thể tồn tại như lời ta bảo.
Ngoài ra Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng chẳng phải của
ta.Những pháp ấy cũng không chịu dưới quyền sai bảo và
cấm đoán của ta.
Rồi Ngài vấn chư Tăng rằng: Này
các thầy Tỳ Khưu! Các thầy nghĩ sao?
Chư tăng đáp: Bạch Ngài thân
sắc này vô thường.
- Nếu thân sắc này vô thường
thì khổ hay vui?
- Bạch Ngài, là khổ.
- Nếu sắc thân này khổ, vậy các
thầy suy tưởng thấy có phải cần ta hay không?
- Bạch Ngài, sắc thân này không
phải ta, mà cũng không phải là của ta.
Rồi đức Thế Tôn hỏi Thọ, Tưởng,
Hành, Thức như trên, và Chư tăng cũng trả lời như trên.
Đức
Thế Tôn mới dạy Ngũ Uẩn ở quá khứ cũng như hiện tại
và vị lai mặc dầu là của ta hay của người, đẹp hay
xấu, thô hay vi tế, nếu nó là Ngũ Uẩn hay có sắc thì
hằng ở dưới 3 tướng là vô thường, Khổ não, Vô ngã. Các
thầy nên lấy đó mà quán tưởng cho thấy rõ rệt là vô
thường, khổ não và vô ngã. Do nhờ sự quán tưởng như
thế nên chư Thinh Văn đệ tử Phật chán nản với Ngũ
Uẩn. Không ưa mến Ngũ Uẩn nên được giải thoát là đắc
được A La Hán quả tuệ, thì tức nhiên tự mình thấy
rằng: Ta đã diệt trừ tận phiền não, phạm hạnh của
Phật giáo đã hành xong.
Sau khi thuyết bài Vô ngã tướng
kinh, cả 5 vị đều giải thoát nghĩa là đắc được quả
A La Hán.
Trong ngày ấy, 30 tháng 6 âm
lịch, trong Tam Giới có 6 vị Thánh Nhơn: Một đức Chánh Ðẳng
Chánh Giác và 5 vị A La Hán.
MAHA THONGKHAM MEDHIVONGS
-ooOoo-
I-8
DỊCH
NGHĨA KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN
(DHAMMACAKKAPPAVATTANA-SUTTA)
(trích trong bộ luật
MAHÀVAGGA phần PATHAMADESANÀ,
và cũng trong bộ SAMYUTTA NIKÀYA)
BỐ CÁO
Kính bạch chư hiền giả:
Phạm Thiên SAHAMPATI thỉnh cầu đức
Thế Tôn thuyết pháp độ sanh, đức Thế Tôn nhận lời, Ngài
đã ngự đến khu rừng nơi vườn Lộc Giả (ISIPATANA), nơi
trước kia chư Phật Ðộc Giác thường ngụ xuống, gần thành
BÀRÀNASÌ. Bấy giờ tại nơi đây có nhóm 5 Tỳ Khưu: Ngài
KONDANNA, Ngài VAPPA, Ngài BHADIYA, Ngài MAHÀNÀMA và Ngài ASSAJI,
đức Thế Tôn thuyết bài kinh đầu tiên gọi là
DHAMMACAKKAPPAVATTANASUTTA kinh Chuyển Pháp Luân, giảng giải
về Pháp Tứ Thánh Ðế để tế độ nhóm 5 Tỳ Khưu. Nhóm
5 Tỳ Khưu cùng tất cả chư thiên, Phạm Thiên vô cùng hoan
hỷ.
Nghe xong, Ngài KONDANNA là bậc
thinh văn đại để tử đầu tiên chứng ngộ Tứ Thánh Ðế,
chứng đắc thánh đạo, thánh quả nhập lưu, đồng thời có
180 triệu chư thiên, Phạm Thiên cùng chứng ngộ Tứ Thánh
Ðế, chứng đắc thánh đạo, thánh quả nhập luu. Bài kinh
này đem lại sự lợi ích cho thế gian và siêu thế giới.
Kính bạch chư hiền giả, vì mong
sự lợi ích, sự tấn hoá, sự an vui lâu dài cho tất cả
chúng sanh, nay chúng tôi sẽ tụng bài kinh Chuyển Pháp Luân
ấy.
* * *
MỞ ÐẦU:
Kính bạch Ngài Ðại đức Trưởng
lão MÀHAKASSAPA khả kính, con là ANANDA được nghe bài kinh
Chuyển Pháp Luân từ đức Thế Tôn như vầy:
Một thưở nọ. đức Thế Tôn
ngự tại khu rừng, nơi vườn Lộc Giả ISIPATANA, trước kia
chư Phật độc giác thường ngự xuống. Tại đây, đức
Thế Tôn gọi nhóm 5 Tỳ Khưu: Ngài KONDANNA, Ngài VAPPA, Ngài
BHADIYA, Ngài MAHÀNÀMA và Ngài ASSAJI mà dạy rằng:
HAI PHÁP THẤP HÈN
(DVE ANTÀ)
Này chư Tỳ Khưu, có 2 pháp cực
đoan thuộc về 2 biên kiến người xuất gia không nên hành
theo. Hai pháp ấy như thế nào?
Một là việc thường thụ hưởng
lạc thú trong ngũ dục hợp với tâm tham ái và thường
kiến ; thấp hèn của hạng tục gia phàm phu không phải
của bậc Thánh Nhơn, không đem lại lợi ích an vui nào.
Hai là việc thường tự ép xác
hành khổ mình, hợp với tam sân hận và có đoạn kiến,
thuộc pháp hành khổ hạnh của ngoại đạo, không thuộc
bậc Thánh Nhơn, không đem lại sự lợi ích an vui nào.
PHÁP HÀNH TRUNG ÐẠO
(MAJJHIMA PATIPADA):
Này chư Tỳ Khưu, không thiên về
2 biên kiến ấy, Như Lai đã hành theo pháp hành Trung đạo,
nên đã chánh giác Tứ Thánh Ðế bằng trí tuệ siêu thế,
làm chho tuệ nhãn phát sanh, trí tuệ Thiền tuệ phát sanh,
để làm vắng lặng hẳn mọi phiền não, trí tuệ siêu
việt thông suốt chân lý Tứ Thánh Ðế, giác ngộ thánh đạo,
thánh quả, chứng đắc Niết Bàn.
Này chư Tỳ Khưu, thế nào gọi là
pháp hành Trung đạo mà Như Lai đã chánh giác Tứ Thánh Ðế
(bằng trí tuệ siêu thế), làm cho tuệ nhãn phát sanh, làm
cho vắng lặng hẳn mọi phiền não, cho trí tuệ siêu việt
thông suốt chân lý Tứ Thánh Ðế, Giác Ngộ thánh đạo, thánh
quả chứng đắc Niết Bàn?
Này chư Tỳ Khưu, pháp hành Trung
đạo đó chính là thánh đạo hợp đủ tám chi cao thượng
là:
1) Chánh kiến: Trí tuệ chơn chánh
chứng ngộ Tứ Thánh Ðế
2) Chánh tư duy: Tư duy chơn chánh,
có 3 điều: Tư duy ra khỏi cảnh ngũ dục, tư duy không thù
hận và tư duy không làm khổ mình, khổ người.
3) Chánh ngữ: Lời nói chơn chánh
có 4: Tránh xa sự nói dối, sự nói lời đâm thọc chia
rẽ, sự nóilời thô tục chửi rủa, mắng nhiếc và sự nói
lời phù phiếm vô ích.
4) Chánh nghiệp: hành nghiệp chơn
chánh có 3 là: Tránh xa sự sát sanh, sự trộm cắp, sự tà
dâm.
5) Chánh mạng: Nuôi mạng chơn chánh
là xa cách sống tà mạng do 3 lại thân hành ác và 4 loại
khẩu nói ác.
6) Chánh tinh tấn: Tinh tấn chơn
chánh có 4 điều là:
- Tinh tấn không để cho ác Pháp
phát sanh.
- Tinh tấn điệt ác Pháp đã phát sanh.
- Tinh tấn để cho thiện pháp phát sanh.
- Tinh tấn để cho thiện pháp phát sanh càng thêm, phát
triển.
7) Chánh niệm: Niệm chơn chánh có
4 là:
- Niệm thân: dùng thân làm đối
tượng cho chánh niệm và tỉnh giác.
- Niệm thọ: dùng thọ làm đối tượng cho chánh niệm và
tỉnh giác.
- Niệm tâm: dùng tâm làm đối tượng cho chánh niệm và
tỉnh giác.
- Niệm pháp: dùng pháp làm đối tượng cho chánh niệm và
tỉnh giác.
(chỉ có Tứ niệm xứ này mới
gọi là Chánh niệm).
8) Chánh định: Tâm định chơn chánh
có 5 là:
- Tâm Ðịnh đệ nhất thiền
- Tâm Ðịnh đệ nhị thiền
- Tâm Ðịnh đệ tam thiền
- Tâm Ðịnh đệ tứ thiền
- Tâm Ðịnh đệ ngũ thiền
(nhưng tâm định này chỉ khi đồng
sanh với thánh đạo tâm và thánh quả tâm mới gọi là Chánh
Ðịnh)
Này các thầy Tỳ Khưu! Nhờ pháp
hành Trung đạo là thánh đạo hợp đủ tám chánh cao thượng
này mà Như Lai đã chánh giác Tứ Thánh Ðế (bằng trí tuệ
siêu thế) làm cho tuệ nhân phát sanh, để làm cho vắng
lặng mọi phiền não, để trí tuệ thông suốt chân lý Tứ
Thánh Ðế, để giác ngộ thánh Đạo thánh Quả, chứng đắc
Niết Bàn.
TỨ THÁNH ÐẾ
KHỔ THÁNH ÐẾ (DUKKHA ARIYASACCA)
Này chư Tỳ Khưu, Khổ Thánh Ðế
là.
- Tái sanh là Khổ, già là Khổ,
bịnh là Khổ và chết là Khổ, trái nghịch ý lòng cũng là
Khổ.
- Phải xa lìa người thường yêu hay mất cảnh vừa lòng
cũng là Khổ.
Câu rằng: "Vui biết chừng nào!
mong cho ta đừng có sanh, đừng có già, đừng có bịnh, đừng
có chết..." Như vậy, câu mà không thể được như ý cũng
là khổ. Tóm lại Ngũ Uẩn là đối tượng của chấp thủ
do tâm tham ái và tà kiến là khổ. Thực tánh những sự
khổ nói trên ấy là sự thật là bậc thánh nhân đã
chứng ngộ gọi là Khổ Thánh Ðế.
TẬP THÁNH ÐẾ (DUKKHASAMUDAYA
ARIYACCA):
Này chư Tỳ Khưu! Nhân sanh Khổ
Thánh Ðế này chính là tâm tham ái, là nhân dẫn dắt tái
sanh, hợp với tham muốn thoả thích, có trạng thái thường
say đắm hoan lạc trong kiếp sống hay các đối tượng. Nhân
sanh Khổ Thánh Ðế ấy là:
- DỤC ÁI (KÀMATANHÀ): Tham đắm
trong 6 cảnh trần: sắc, thanh, huơng, vị, xúc, pháp.
- HỮU ÁI (BHAVATANHÀ): Tham đắm trong 6 cảnh trần hợp
với thường kiến, hay tham ái trong thiền hữu sắc,
thiền vô sắc, hoặc cõi trời hữu sắc, cõi trời vô
sắc.
- PHI HỮU ÁI (VIBHAVATANHA): Tham đắm trong 6 cảnh trần
hợp với đoạn kiến, hay tham ái trong thiền vô sắc,
hoặc cõi trời vô sắc.
Thực tánh 3 loại tham ái ấy là
nhân sanh Khổ Thánh Ðế mà bậc thánh nhân đã chứng ngộ,
còn gọi là Tập Thánh Ðế.
DIỆT THÁNH ÐẾ (DKKHANIRODHA
ARIYASACCA):
Này chư Tỳ Khưu! Diệt Khổ Thánh
Ðế này chính là Niết Bàn, là nơi diệt tận nhân sanh
khổ, diệt tận khổ, là nơi diệt tận tâm tham ái không còn
dư xót bằng thánh đạo, nơi xả ly Ngũ Uẩn, nơi từ bỏ
Ngũ Uẩn, nơi giải thoát khổ, nơi không còn có gì để
luyến ái, dính mắc nữa.
Niết Bàn Diệt Khổ Thánh Ðế
ấy là sự thật mà bậc thánh nhân đã chứng ngộ còn
gọi là Diệt Thánh Ðế.
ÐẠO THÁNH ÐẾ
(DUKKANIRODHAGAMINIPATIPADA ARIYASACCA):
Này chư Tỳ Khưu! Pháp hành dẫn
đến sự chứng ngộ Niết Bàn, nơi Diệt Khổ Thánh Ðế này,
chính là thánh đạo hợp đủ tám chánh: Chánh kiến, Chánh
tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh
tấn, Chánh niệm, Chánh định.
Bát Chánh Ðạo, pháp hành dẫn đến
sự chứng ngộ Niết Bàn, nơi Diệt Khổ Thánh Ðế ấy, là
sự thật mà bậc thánh nhân đã chứng ngộ, gọi là Ðạo
Thánh Ðế.
-ooOoo-
I-9
BA BẬC
TRÍ TUỆ TRONG TỨ THÁNH ÐẾ
1- BA BẬC TRÍ TUỆ
TRONG KHỔ THÁNH ÐẾ
a) TRÍ TUỆ HỌC BIẾT TRONG KHỔ
THÁNH ÐẾ (SACCANÀNA)
Này chư Tỳ Khưu! Tuệ nhãn
(Cakkhu) thấy rõ Khổ Thánh Ðế đã phát sanh: Trí tuệ
Thiền tuệ (nàna) thấy rõ được tánh Khổ Thánh Ðế đã
phát sanh, trí tuệ sáng suốt (Pannà) thấy rõ khổ sanh,
Tuệ Minh (Vijjà) thấy rõ thấu suốt hoàn toàn Khổ Thánh Ðế
đã phát sanh, ánh trí tuệ (Àloka) diệt màn Vô Minh che ám
Khổ Thánh Ðế đã phát sanh đến Như Lai trong mọi pháp
Khổ Thánh Ðế mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như Lai
chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:
"Thực hành tất cả các pháp
(danh pháp, sắc pháp) sanh trong Tam Giới ngoại trừ tâm
tham ái ra gọi là Khổ Thánh Ðế "
b) TRÍ TUỆ HÀNH BIẾT TRONG KHỔ
THÁNH ÐẾ (KICCANÀNA):
Này chư Tỳ Khưu! Tuệ nhãn ... đã
phát sanh, trí tuệ Thiền tuệ ... đã phát sanh, trí tuệ sáng
suốt ... đã phát sanh, Tuệ Minh ... đã phát sanh, ánh sáng
trí tuệ ... đã phát sanh đến với Như Lai trong mọi mọi
pháp Khổ Thánh Ðế mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như
Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:
"Thực hành tất cả các pháp
(danh pháp, sắc pháp) Khổ Thánh Ðế ấy là pháp phải
biết rõ bằng thánh Đạo tuệ"
c) TRÍ TUỆ THÀNH BIẾT TRONG KHỔ
THÁNH ÐẾ (KATANÀNA)
Này chư Tỳ Khưu! Tuệ nhãn ... đã
phát sanh; trí tuệ Thiền tuệ ... đã phát sanh; tuệ sáng
suốt ... đã phát sanh, Tuệ Minh ... đã phát sanh, ánh sáng
trí tuệ ... đã phát sanh đến với Như Lai trong mọi mọi
pháp Khổ Thánh Ðế mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như
Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:
"Thực hành tất cả các pháp
(danh pháp, sắc pháp) Khổ Thánh Ðế ấy là pháp phải
biết rõ bằng thánh Đạo tuệ rồi ".
2- BA BẬC TRÍ TUỆ
TRONG TẬP THÁNH ÐẾ
a) TRÍ TUỆ HỌC BIẾT TRONG TẬP
THÁNH ÐẾ (SACCANÀNA)
Này chư Tỳ Khưu! Tuệ nhãn thấy
rõ tham ái là nhân sanh Khổ Thánh Ðế đã phát sanh, trí
tuệ Thiền tuệ thây rõ thực tánh ba loại tham ái là nhân
sanh Khổ Thánh Ðế đã phát sanh: Trí tuệ sáng suốt thấy
rõ 108 loại tham ái là nhân sanh Khổ Thánh Ðế đã phát
sanh, Tuệ Minh thấy rõ thấu suốt mọi nhân sanh Khổ Thánh
Ðế đã phát sanh, ánh sáng trí tuệ diệt màn Vô Minh che ám
nhân sanh Khổ Thánh Ðế đã phát sanh đến với Như Lai
trong mọi Tập Pháp Thánh Ðế mà trước đây, khi chưa thành
Phật, Như Lai chưa từng được nghe, chưa từng được
biết rằng:
"Thực tánh ba loại tham ái
ấy gọi là nhân sanh Khổ Thánh Ðế, còn gọi là Tập Thánh
Đế"
b) TRÍ TUỆ HÀNH BIẾT TRONG TẬP
THÁNH ÐẾ (KICCANÀNA)
Này chư Tỳ Khưu! Tuệ nhãn... đã
phát sanh, trí tuệ Thiền tuệ ... đã phát sanh, Trí tuệ sáng
suốt, đã phát sanh, Tuệ Minh ... đã phát sanh, ánh sáng trí
tuệ ... đã phát sanh đến với Như Lai chưa từng được
nghe, chưa từng được biết rằng:
"Thực tánh ba loại tham ái
là nhân sanh Khổ Thánh Ðế ấy, là pháp cần phải diệt
tận bằng thánh Đạo tuệ"
c) TRÍ TUỆ THÀNH BIẾT TRONG TẬP
THÁNH ÐẾ (KATANÀNA):
Này chư Tỳ Khưu! Tuệ nhãn ... đã
phát sanh, trí tuệ Thiền tuệ ... đã phát sanh, Trí tuệ sáng
suốt, đã phát sanh, Tuệ Minh ... đã phát sanh, ánh sáng trí
tuệ ... đã phát sanh đến với Như Lai trong mọi pháp tập
đế mà trước đây khi chưa thành Phật Như Lai chưa từng
được nghe, chưa từng được biết rằng:
"Thực tánh ba loại tham ái
là nhân sanh Khổ Thánh Ðế ấy, là pháp cần phải diệt
tận bằng thánh đạo tuệ rồi".
3- BA BẬC TRÍ TUỆ
TRONG DIỆT THÁNH ÐẾ:
a) TRÍ TUỆ HỌC BIẾT TRONG DIỆT
THÁNH ÐẾ (SACCANÀNA):
Này chư Tỳ Khưu! Tuệ nhãn thấy
rõ Niết Bàn là Diệt Khổ Thánh Ðế đã phát sanh, trí
tuệ Thiền tuệ thây rõ trạng thái Niết Bàn là nơi an vui
tuyệt đối đã phát sanh: Trí tuệ sáng suốt thấy rõ 2
loại Niết Bàn, 3 loại Niết Bàn đã phát sanh, Tuệ Minh
thấy rõ thấu suốt mọi Niết Bàn là nợi Diệt Khổ Thánh
Ðế đã phát sanh, ánh sáng trí tuệ diệt màn Vô Minh che ám
Niết Bàn là nơi Diệt Khổ Thánh Ðế đã phát sanh đến
với Như Lai trong mọi pháp Thánh Ðế mà trước đây, khi chưa
thành Phật, Như Lai chưa từng được nghe, chưa từng được
biết rằng:
"Thực tánh Niết Bàn ấy
gọi là Diệt Khổ Thánh Ðế, còn gọi là diệt Thánh Ðế
"
b) TRÍ TUỆ HÀNH BIẾT TRONG DIỆT
THÁNH ÐẾ (KICCANÀMA)
Này chư Tỳ Khưu! Tuệ nhãn ... đã
phát sanh, trí tuệ Thiền tuệ ... đã phát sanh, trí tuệ sáng
suốt ... đã phát sanh, Tuệ Minh ... đã phát sanh, ánh sáng
trí tuệ ... đã phát sanh đến với Như Lai trong mọi pháp
diệt Thánh Ðế mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như
Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:
"Thực tánh Niết Bàn là
Diệt Khổ Thánh Ðế ấy là Pháp phải chứng ngộ bằng
thánh đạo tuệ"
c) TRÍ TUỆ THÀNH TRONG DIỆT THÁNH
ÐẾ (KATANÀNA)
Này chư Tỳ Khưu! Tuệ nhãn ... đã
phát sanh, trí tuệ Thiền tuệ ... đã phát sanh, trí tuệ sáng
suốt ... đã phát sanh, Tuệ Minh ... đã phát sanh, ánh sáng
trí tuệ ... đã phát sanh đến với Như Lai trong mọi pháp
diệt Thánh Ðế mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như
Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:
"Thực tánh Niết Bàn là
Diệt Khổ Thánh Ðế ấy, là pháp phải chứng ngộ thì đã
được chứng ngộ bằng thánh đạo tuệ rồi".
4- BA BẬC TRÍ TUỆ
TRONG ÐẠO THÁNH ÐẾ
a) TRÍ TUỆ HỌC BIẾT TRONG ÐẠO
THÁNH ÐẾ (SACCANÀNA)
Này chư Tỳ Khưu! Tuệ nhãn thấy
rõ Bát Chánh Ðạo là pháp hành dẫn đến sự chứng ngộ
Niết Bàn, nơi Diệt Khổ Thánh Ðế đã phát sanh; trí tuệ
Thiền tuệ thấy rõ thực tánh thánh đạo hợp đủ tám chánh
là pháp hành dẫn đến sự chứng ngộ là Niết Bàn nơi
Diệt Khổ Thánh Ðế đã phát sanh: Trí tuệ sáng suốt
thấy rõ mỗi chi trong Bát Chánh Ðạo là pháp hành dẫn đền
sự chứng ngộ Niết Bàn nơi Diệt Khổ Thánh Ðế đã phát
sanh, Tuệ Minh thấy rõ thấu suốt tất cả mọi chi trong Bát
Chánh Ðạo là pháp hành dẫn đến sự chứng ngộ Niết Bàn
là nơi Diệt Khổ Thánh Ðế đã phát sanh, ánh sáng trí
tuệ diệt màn Vô Minh che ám Bát Chánh Ðạo là pháp hành
dẫn đến sự chứng ngộ Niết Bàn nơi Diệt Khổ Thánh Ðế
đã phát sanh đến với Như Lai trong mọi pháp Ðạo Thánh Ðế
mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như Lai chưa từng được
nghe, chưa từng được biết rằng:
"Thực tánh thánh đạo hợp
đủ tám chánh là pháp hành dẫn đến sự chứng ngộ
Niết Bàn, nơi Diệt Khổ Thánh Ðế, còn gọi là Ðạo Thánh
Ðế "
b) TRÍ TUỆ HÀNH BIẾT TRONG ÐẠO
THÁNH ÐẾ (KICCANÀNA)
Này chư Tỳ Khưu! Tuệ nhãn ... đã
phát sanh; trí tuệ Thiền tuệ ... đã phát sanh, Trí tuệ sáng
suốt ... đã phát sanh, Tuệ Minh ... đã phát sanh, ánh sáng
trí tuệ ... đã phát sanh đến với Như Lai trong mọi pháp
Ðạo Thánh Ðế mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như
Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:
"Thực tánh thánh đạo hợp
đủ tám chánh là pháp hành dẫn đến sự chứng ngộ
Niết Bàn, nơi Diệt Khổ Thánh Ðế, còn gọi là Ðạo Thánh
Ðế ấy, là pháp cần phải tiến hành, là pháp cần được
tiến hành".
c) TRÍ TUỆ THÀNH BIẾT TRONG ÐẠO
THÁNH ÐẾ (KATANÀNA)
Này chư Tỳ Khưu! Tuệ nhãn ... đã
phát sanh; trí tuệ Thiền tuệ ... đã phát sanh, Trí tuệ sáng
suốt ... đã phát sanh, Tuệ Minh ... đã phát sanh, ánh sáng
trí tuệ ... đã phát sanh đến với Như Lai trong mọi pháp
Ðạo Thánh Ðế mà trước đây, khi chưa thành Phật, Như
Lai chưa từng được nghe, chưa từng được biết rằng:
"Thực tánh thánh đạo hợp
đủ tám chánh là pháp hành dẫn đến sự chứng ngộ
Niết Bàn, nơi Diệt Khổ Thánh Ðế, còn gọi là Ðạo Thánh
Ðế ấy, là pháp cần phải tiến hành, thì đã được
tiến hành rồi".
CHƯA CHỨNG NGỘ TỨ THÁNH ÐẾ THÌ
CHƯA ÐỦ TUYÊN BỐ THÀNH BẬC CHÁNH ÐẲNG CHÁNH GIÁC:
Này chư Tỳ Khưu! Khi nào trí
tuệ thấy rõ, biết rõ thực tánh của các pháp một cách
hoàn toàn trong sáng thanh tịnh theo ba bậc tuệ luân (trí
tuệ học,trí tuệ hành, trí tuệ thành) trong Tứ Thánh Ðế
thành mười hai thể loại trí tuệ chưa phát sanh đến với
Như Lai. Này chư Tỳ Khưu! Khi ấy Như Lai chưa tuyên bố
rằng: "Như Lai đã chứng đắc vô thượng Chánh Ðẳng
Chánh Giác" Trong hàng Sa Môn, Bà La Môn, nhân loại, chư
thiên, Ma Vương và Phạm Thiên cả thảy.
ÐÃ CHỨNG NGỘ TỨ THÁNH ÐẾ
MỚI TUYÊN BỐ THÀNH BẬC CHÁNH ÐẲNG CHÁNH GIÁC:
Này chư Tỳ Khưu! Khi nào trí
tuệ Thiền tuệ thấy rõ biết rõ thực tánh của các pháp
một cách hoàn toàn trong sáng thanh tịnh theo ba bậc tuệ luân
trong Tứ Thánh Ðế thành mười hai thể loại trí tuệ đã
phát sanh đến với Như Lai. Này chư Tỳ Khưu! Khi ấy Như
Lai mới mạnh dạn tuyên bố rằng: "Như Lai đã chứng
đắc vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác trong hàng Sa Môn, Bà
La Môn, nhân loại, chư thiên, Ma Vương và Phạm Thiên cả
thảy".
NHÓM NĂM TỲ KHƯU HOAN HỶ, NGÀI
ÐẠI ÐỨC KODANNA CHỨNG ÐẮC THÁNH ÐẠO QUẢ NHẬP LƯU ÐẦU
TIÊN TRONG GIÁO PHÁP CỦA ÐỨC PHẬT.
Ðức Thế Tôn thuyết giảng bài
kinh Chuyển Pháp Luân này xong, nhóm 5 Tỳ Khưu vô cùng hoan
hỷ với lời giáo huấn của Ngài. Trong khi bài Pháp thoại
được tuyên giảng thì Pháp nhãn (chứng ngộ Thánh Ðế ),
chừng đắc nhập lưu thánh đạo tuệ,tâm không còn bụi nhơ
bởi phiền não thường kiến, không còn ô niễm bởi đoạn
kiến, hoài nghi đã phát sanh đến Ngài Ðại đức Kodanna.
Ngài biết rõ ràng chắc rằng: "Trạng thái các pháp phát
sanh trong Tam Giới, thì tất cả Pháp ấy có sự diệt là thường"
TOÀN THỂ CHƯ THIÊN, PHẠM THIÊN TÁN
DƯƠNG CA TỤNG:
Khi đức Thế Tôn thuyết giảng
kinh Chuyển Pháp Luân vừa xong, chư thiên trên địa cầu đồng
thanh tán dương ca tụng rằng:
"Ðức Thế Tôn thuyết
Chuyển Pháp Luân vô thượng tại vườn Lộc Giả Isapatana
gần thành Bàrànasì, chưa từng có Sa Môn, Bà La Môn, hay
chư thiên, Ma Vương, Phạm Thiên hay bất cứ một ai trong
đời này có thể thuyết Chuyển Pháp Luân như vậy được"
Đồng
thời chư thiên trong cõi Tứ Ðại Thiên Vương được nghe
lời tán dương ca tụng của chư thiên ở địa cầu cũng đồng
thanh tán dương ca tụng như trên.
Đồng
thời chư thiên trong cõi tam thập tam thiên được nghe lời
tán dương ca tụng của chư thiên ở cõi Tứ Ðại Thiên Vương
cũng đồng thanh tán dương ca tụng như trên.
Cũng như vậy, chư thiên ở cõi
Dạ Ma Thiên, Hoá Lạc Thiên, Tha Hoá Tự Tại Thiên cũng đồng
thanh tán dương ca tụng như trên.
Phạm Thiên cõi trời Sắc giới,
được nghe lời tán dương ca tụng của chư thiên ở Tha Hoá
Tự Tại Thiên cũng đồng thanh tán dương ca tụng rằng:
"Ðức Thế Tôn thuyết
Chuyển Pháp Luân vô thượng tại vườn Lộc Giả Isipatana
gần thành Bàranasì chưa từng có Sa Môn, hay Bà La Môn, hay
chư thiên, Ma Vương, Phạm Thiên hay bất cứ một ai trong
đời này có thể thuyết Chuyển Pháp Luân như vậy được".
Ngay khi ấy, ngay lúc ấy, ngay
tức khắc lời tán dương ca tụng thấu lên đến cõi trời
Sắc giới Phạm Thiên cao nhất là "Sắc Cứu Cánh Thiên"
(Akanitthà). Muời ngàn thế giới này đều rung chuyển, rúng
động, rung rinh cả ánh sáng hào quang của đức Chánh Ðẳng
Chánh Giác toả rộng vô biên cùng khắp thế giới hơn hẳn
tất cả oai lực chư thiên, Phạm Thiên cả thảy.
NGÀI ÐẠI ÐỨC KODANNA CÓ TÊN LÀ
ANNASIKONDANNA:
Khi Ngài Ðại đức Kodanna chứng
đắc thánh đạo, thánh quả nhập lưu, đức Thế Tôn cảm
hứng tự thốt lên cho toàn thế giới biết rằng:
"Này chư vị, quả thật
Kondanna đã chứng ngộ Tứ Thánh Ðế rồi! Này chư vị,
quả thật Kondanna đã chứng ngộ Tứ Thánh Ðế rồi!"
Do vậy Ngài Ðại đức Kondanna
được gọi là Annasikondanna (A-nhã Kiều-Trần-Như, ngài Ðại
đức Kondanna đã chứng ngộ).
NGÀI ÐẠI ÐỨC ANNASIKODANNA XIN
THỌ GIỚI TỲ KHƯU VỚI ÐỨC PHẬT:
Khi ấy Ngài Ðại đức
Annasikondanna đã phát sanh trí tuệ chứng ngộ Tứ Thánh Ðế
n, đã biết rõ một cách chắc chắn đúng theo Tứ Thánh Ðế,
đã thấu rõ thông suốt Tứ Thánh Ðế, nên đã tận diệt
hoàn toàn mọi điều hoài nghi nơi đức Phật, đức Pháp,
v.v... do trí tuệ sắc bén chứng đạt chân lý Tứ Thánh Ðế
cao thượng trong Giáo Pháp của đức Thế Tôn một cách
vững chắc, ngoài Ðức Phật ra không còn tin tưởng nơi người
nào khác nữa (vì chính mình đã tự chứng ngộ Tứ Thánh
Ðế rồi).
Ngài Ðại đức Annasikondanna thành
kính đảnh lễ đức Thế Tôn rồi bạch rằng:
"Kính bạch đức Thế Tôn cao
thượng, con thành kính xin Ngài từ bi cho con thọ giới Tỳ
Khưu nương nhờ nơi Ngài".
Đức
Thế Tôn từ bi đưa ngón tay chỏ chỉ và truyền rằng:
"Ehi bhikkhu! Svàkkhàto dhammo
cara bramacariyam sammà dukkhassa antakiriyàya"
(này con, hãy đến với Như Lai, con sẽ trở thành Tỳ Khưu
như con cầu xin. Giáo Pháp cao thượng giải thoát khổ luân
hồi mà Như Lai đã thuyết giảng, hoàn thiện ở phần đầu,
hoàn thiện ở phần giữa, hoàn thiện ở phần cuối, con hãy
nên cố gắng thực hành phạm hạnh cao thượng để chứng
đắc thánh đạo thánh qủa Araham, chấm dứt sự khổ sanh
tử luân hồi).
Chỉ với lời truyền dạy ấy
của đức Thế Tôn, Ngài Ðại đức Annasikondanna đã trở
thành Tỳ Khưu theo cách Ehi bhikkhu pasampadà.
Tỳ kheo DHAMMARAKKHITA
soạn dịch
-ooOoo-
Ðầu
trang | Mục
lục | 1.1 | 1.2 | 2.1
| 2.2 | 2.3 | 2.4 |