BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode VU Times or CN-Times font


Đường đến Giác ngộ: 37 phần Bồ đề

Tỳ kheo Chánh Minh
Chùa Bồ Đề, Vũng Tàu


Xin lưu ý: Cần có phông UnicodeViệt-Phạn VU Times hay CN-Times cài vào máy để đọc các chữ Pàli.

Chương VIII-b

BÁT CHI ÐẠO
(Aṭṭhaṅgika-magga)

Bậc Dự-Lưu (soṭāpaṭṭi)

Hành-giả ghi nhận rằng: "Tập sách này chỉ nhắm đến tầng Thánh thấp nhất là bậc Dự-lưu". Vì sao? Vì người chứng-đắc được Dự-lưu quả, đó là điều yêu cầu tối thiểu của Giáo-pháp của Ðức Thế-tôn, cho dù ở phẩm mạo nào (cư-sĩ hay bậc xuất-gia).

Trong thời hiện-tại của đức Phật có các vị cư-sĩ như bà Visākhā, ông Anādhapiṇḍika, vua trời Ðế-thích, tứ Ðại-thiên-vương ... đó là những vị đắc Thánh quả Nhập-lưu, hưởng an lạc trong luân-hồi và đang sống ở cõi trời.

Vì sao gọi là Dự-lưu (soṭāpaṭṭi)? Soṭa theo nguyên ngữ là dòng nước, nước của năm con sông lớn như: Gaṅgā, Aciravaṭī... xuất phát từ dãy Hy mã lạp sơn, xuôi về biển, hướng về biển, nó không chảy ngược lại bao giờ. Tương-tự như thế, bậc Thánh đầu tiên đã chứng ngộ Níp-bàn, vị ấy có chậm thế nào rồi cũng đắc quả Vô-lậu, đạt được giải-thoát khỏi luân-hồi, điều này được đức Phật khẳng định như vậy, vị Thánh Dự-lưu không còn quay trở lại khổ-cảnh, không còn quay trở lại trạng-thái phàm-phu, nếu vị Thánh Dự-lưu chứng-đắc thiền-định, sanh về cõi phạm-thiên, cho dù chưa giải-thoát, vị ấy cũng không rơi trở xuống dục-giới, còn ở Dục-giới thì cũng không quá bảy kiếp, ví như nước cứ xuôi chảy ra đại dương không còn quay trở lại. Do đó, vị ấy gọi là bậc Nhập-lưu (soṭāpaṭṭi).

Phàm-phu dù đạt được địa vị cao tột ở cõi người như vua Chuyển-luân, hay cõi chư-thiên như Sakka (vua trời Ðế-thích), hoặc là vị Ðại phạm-thiên chăng nữa, vẫn còn bị tái-sanh vào địa-ngục hoặc loài súc-sanh, ngạ-quỉ.

Trái lại, bậc Thánh Dự-lưu đã thoát khỏi bốn cảnh khổ này rồi, các Ngài chỉ có cảnh giới là người hoặc chư-thiên. Cho dù ở cảnh giới nào chăng nữa, các Ngài chỉ tái-sanh về cảnh giới cao hơn, chứ không lui sụt xuống cảnh giới thấp, cho đến khi các Ngài Vô-dư Níp-bàn.

Con đường đạo thẳng tắp này được gọi là dòng nước pháp (dhammasoṭa). Dòng pháp-lưu này bao gồm: dòng chánh-kiến (sammādiṭṭhi soṭa), dòng chánh tư-duy (sammā saṅkappa soṭa)... dòng chánh-định (sammā samādhi soṭa).

"Dòng chánh-kiến" biết được sự khổ, đoạn trừ được nguyên-nhân sanh khổ là ái, tác chứng được diệt là Níp-bàn và đạo-đế được tu-tập. Ánh sáng của bốn chân-lý được thấy rõ ràng trong dòng chánh-kiến, dòng chánh-kiến này cuốn trôi vùng thân-kiến cùng nghi-hoặc, để thành lập một vương quốc mới, "vương quốc Ánh-sáng". Dòng chánh-kiến giống như mặt trời mọc xua tan bóng tối của đêm đen, "Minh sanh vô-minh diệt", cho dù trải qua hằng ngàn đại kiếp, ánh sáng chánh-kiến này vẫn tồn tại suốt nhiều kiếp sống của người đó, cho đến khi vị ấy chứng-đắc Vô-dư Níp-bàn.

Ánh sáng chánh-kiến này ngày càng được sung-mãn, rực sáng hơn, không hề có sự giảm sút sức mạnh.

Ví như một người khi sinh ra đã bị mù, được vị lương y đại tài, chữa trị đúng cách, dùng những dược chất đúng mức. Y thoát ra cảnh tăm tối, nhìn thấy được vạn vật muôn màu, muôn vẻ. Từ lúc nhận được ánh sáng của mặt trời, y nhận-thức, biết được rừng, núi, bầu trời, trăng, sao... và sự nhận biết cùng sự sáng mắt ấy kéo dài mãi, cho đến khi y mệnh-chung.

Tương-tự như vậy, bậc Thánh Nhập-lưu có được tri-kiến, thấy được ba tướng, cùng bốn sự-thật. Ðây là cách chi đạo chánh-kiến an-trú vững (là an-trú vào bốn sự-thật).

Kinh Mahācaṭṭārīsaka - Ðại-tứ-thập-kinh trong Trung-bộ có ghi:

"Sammādiṭṭhissa sammāsaṅkappo pahoṭi: Do có chánh-kiến, chánh tư-duy được sanh lên".

Ý nói rằng: khi chánh-kiến được an-trú vững-chắc trong bốn sự-thật, thấy được hiểm-họa của luân-hồi. Khi ấy, chánh tư-duy sanh-khởi giúp cho chánh-kiến soi thấu rõ ba tướng vô-thường, khổ, vô-ngã. Ðồng thời có ý tìm cách thoát khỏi ra cái khổ của thế-gian.

Chánh tư-duy của chi đạo là tìm cách thoát ra khỏi thế-gian (nekkhamma saṅkappa), đó là mục-đích chính, ngoài ra còn liên-hệ đến ý không oán-thù, không làm hại người khác.

Dòng chánh tư-duy cũng được an-trú và phát-triển mạnh như chánh-kiến trong bậc Thánh Nhập-lưu. Sở dĩ chánh tư-duy được trú-vững trong tâm của bậc Nhập-lưu là vì đoạn trừ-tuyệt dứt ganh tỵ (issā), bỏn xẻn (macchāriya) hai bất-thiện pháp này thuộc về nhóm sân.

Ngài Mahākoṭṭhiṭa có hỏi rằng:

- Này hiền-giả Sārīpuṭṭa! Chánh-kiến sanh-khởi do nhân gì?

- Này hiền-giả! do nhân nghe (diệu pháp) và Chánh tư-niệm (yoniso manasikāra). (kinh Trung-bộ)

Sở dĩ, Ngài Sārīpuṭṭa đáp như thế, vì Ngài thành-tựu quả Dự-lưu khi nghe kệ-ngôn vắn tắt của Trưởng-lão Assaji, đồng thời suy niệm về ý-nghĩa kệ-ngôn ấy.

"Sammāsaṅkappassa sammāvācā pahoṭi - Do chánh tư-duy, chánh-ngữ sanh lên".

Khi có ý-niệm về giải-thoát khỏi khổ của thế-gian, không bị sân-độc quấy nhiểu, không bị sự ác hại ẩn trú trong tâm, tất nhiên lời nói được thanh-tịnh. Vì chánh tư-duy có:

Xuất-ly tầm là ra khỏi tham-dục.
Ly sân tầm là ra khỏi sân-độc.

Ba ác-ngữ có căn cội từ tham, sân là nói dối, nói hai lưỡi (hai loại này do tham -sân điều khiển), nói độc ác (do tâm có ác ý, có ý hảm hại điều sử) không còn.

Chánh tư-duy giúp cho chánh-kiến thấy đúng, nên ảo tưởng bị diệt trừ, nên nói phù phiếm cũng được tịnh-chỉ.

Vì thế, chánh tư-duy làm sanh-khởi chánh-ngữ. Tức là, chánh tư-duy làm cho bốn ác-nghiệp về lời nói không còn.

"Sammāvācassa sammākammanṭo pahoṭi - Do có chánh-ngữ nên chánh-nghiệp sanh".

Khi chánh-ngữ được an-trú trong tâm, các hành động sẽ thoát ra ba ác-hạnh về thân. Như thế, chánh-nghiệp cũng được an-trú, đồng thời được phát-triển.

"Sammākammanṭassa sammā-ājīva pahoṭi - Do có chánh-nghiệp nên chánh-mạng sanh".

Khi lời nói an-tịnh, hành động của thân an-tịnh, thì các hình-thức nuôi mạng cũng an-tịnh, người ta không bao giờ sử dụng những hình-thức thấp hèn để nuôi mạng. Ðây là cách chánh-mạng được an-trú và phát-triển.

"Sammā-ājīvassa sammāvāyāmo pahoṭi: Do có chánh-mạng nên chánh tinh-tấn sanh".

Khi sự nuôi mạng được trong sạch, thì không hề sanh-khởi sự cố-gắng ủng hộ sự nuôi mạng sái-quấy, chỉ còn là sự nỗ-lực ủng hộ cho sự sống được thanh-tịnh tốt đẹp, đó là chánh tinh-tấn.

"Sammāvāyāmassa sammāsaṭi pahoṭi - Do có chánh tinh-tấn nên chánh-niệm sanh-khởi".

Tương-tự, chánh-niệm là pháp trú-vững do nương vào sự nỗ-lực ghi nhận, nói cách khác, chánh-niệm có gốc rễ ở chánh tinh-tấn. Do đó, khi chánh tinh-tấn sanh lên, chánh-niệm cũng sanh-khởi.

"Sammāsaṭissa sammāsamādhi pahoṭi - Do có chánh-niệm nên chánh-định sanh".

Chánh-định được an-trú thường xuyên khi có sự trú-vững của chánh-niệm hỗ-trợ.

Chính nhờ cách này mà tám chi đạo được gọi là dòng nước pháp an-trú vững-chắc kể từ lúc vị ấy chứng-đắc Dự-lưu đạo, đồng thời từng bước phát-triển qua suốt nhiều kiếp sống và nhiều đại kiếp, cho đến khi Vô-dư Níp-bàn.

Ðoạn kinh trên, có lẽ khó hiểu với những người ít tham cứu kinh-điển, nhất là ít học tạng Abhidhamma.

Trước tiên, hành-giả nên nhận-định rằng: Có tám chi chánh-đạo, tức là phải có tám chi tà-đạo, nghĩa là có chánh-kiến, tức phải có tà-kiến, có chánh tư-duy tức là có tà tư-duy ...

Hãy loại trừ phần tà đạo ra khỏi lãnh-vực này, ở đây chỉ bàn về tám chi chánh đạo, mỗi chi đạo lại có hai phần: hữu-lậu và vô-lậu.

Hữu-lậu là cho quả phước an lạc liên-hệ, dính mắc trong luân-hồi, dính mắc với tái-sanh.

Vô-lậu là cho quả giải-thoát khỏi luân-hồi bằng cách đoạn trừ ô-nhiễm, đoạn-diệt nghiệp.

Như Dự-lưu đạo, giải-thoát khỏi bốn khổ-cảnh, tận trừ những ô-nhiễm dẫn đến bốn khổ-cảnh, đoạn-diệt nghiệp cho quả tái-sanh vào bốn khổ-cảnh. Bất-lai đạo đoạn-diệt nghiệp cho quả tái sanh vào dục-giới, A-la-hán đạo đoạn-diệt nghiệp cho quả tái sanh vào luân hồi.

Từng chi đạo hữu-lậu, vô-lậu được Ðức Thế-tôn giảng thuyết rõ ràng trong kinh Mahā caṭṭārisaka ở Trung-bộ kinh.

Thế nào là chánh-kiến hữu-lậu? Chánh-kiến hữu-lậu (sammādiṭṭhi sāsavā) là loại chánh-kiến thuộc phước báu, đưa đến quả báo còn trong luân-hồi, (upadhivepakkā).

Thế nào là chánh-kiến vô-lậu? Chánh-kiến vô-lậu (sammādiṭṭhi anāsava), siêu-thế thuộc chi đạo.

Chánh-kiến hữu-lậu là loại chánh-kiến biết rõ nhân-quả, có quả báo của thiện-ác, bố-thí có quả, có đời này, có đời khác, có cha, có mẹ, có chúng-sanh là hạng hóa sanh ...

Chánh-kiến vô-lậu là trí đưa đến giải-thoát, bao gồm tuệ-quyền, tuệ-lực, trạch-pháp giác-chi, tất cả được thành-tựu trong tâm đạo siêu-thế, đưa đến diệt nghiệp.

Thế nào là Chánh tư-duy hữu-lậu?Là xuất-ly tư-duy, vô-sân tư-duy, vô-hại tư-duy thuộc về phước báu, cho quả liên-hệ tái-sanh (upadhi-vepakkā).

Thế nào là Chánh tư-duy vô-lậu thuộc chi đạo? Là cái gì thuộc suy-tư, tầm cầu ngữ hành (vācāsaṅkhāra), do hoàn toàn chú tâm của vị tu-tập Thánh-đạo. Do đó, Ðức Thế-tôn dạy rằng: "Sammā saṅkappassa sammāvācā pahoṭi".

Thế nào là Chánh-ngữ hữu-lậu?Là lánh xa bốn ác-ngữ.

Thế nào là Chánh-ngữ vô-lậu? Là từ bỏ, trừ diệt bốn ác-ngữ.

Thế nào là Chánh-nghiệp hữu-lậu? Là lánh xa ba ác-hạnh của thân.

Thế nào là Chánh-nghiệp vô-lậu? Là từ bỏ, trừ diệt ba ác-hạnh của thân.

Thế nào là Chánh-mạng hữu-lậu? Là lánh xa tà-mạng.

Thế nào là Chánh-mạng vô-lậu? Là từ bỏ, trừ diệt tà-mạng.

Chánh tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định cũng hiểu theo lý ấy.

Nhưng vì sao chánh-ngữ sanh-khởi cho chánh-nghiệp, chánh-nghiệp lại sanh-khởi cho chánh-mạng?Là do có chánh tinh-tấn hỗ-trợ, chính trong chánh tư-duy có sự hỗ-trợ của chánh tinh-tấn, bằng "nỗ-lực suy-tư".

Thông-thường nỗ-lực trong lời nói so với nỗ-lực của thân thì nỗ-lực của thân phải mạnh hơn, nhưng để làm cho ý thanh-tịnh thì phải gia tăng sức mạnh của chánh tinh-tấn.

Nên nói rằng: "chánh-ngữ do chánh tư-duy trợ sanh, chánh-nghiệp do chánh-ngữ trợ sanh, chánh-mạng do chánh-nghiệp trợ sanh" là ám chỉ cấp độ sức mạnh của chánh tinh-tấn.

Nhưng sự trợ sanh này không phải có trước có sau trong tâm đạo, sự trợ sanh này có tính đồng bộ một loạt. Trong tạng Diệu-pháp, đức Phật gọi là Ðồng sanh-duyên (sahājāṭa paccaya).

Ví như ngọn lửa và ánh sáng đồng sanh-khởi, khi có ngọn lửa lập tức có ánh sáng ngay, không trước không sau.

Hay ví như, có tám người dân chài muốn đẩy chiếc thuyền nặng xuống nước, nếu mỗi người vận lực trước, sau thì chiếc thuyền vẫn bất động, trái lại cả tám người cùng vận lực đồng nhất, khi lực ấy đủ sức mạnh thì chiếc thuyền bị đẩy xuống nước ngay. Tức là tám loại sức mạnh cùng lúc hiện khởi.

Nhưng nói rằng: tám chi đạo có chánh-kiến dẫn đầu là sao?Ví như tám người dân chài ở trên, một trong số tám người này, y cũng ra sức đẩy thuyền, nhưng y ra hiệu lịnh bằng cách đếm 1,2,3, dứt tiếng ba, cả tám người cùng nỗ-lực đẩy thuyền. Do đó, gọi người này là người dẫn đầu.

Mặt khác, nhiệm-vụ của chánh-kiến là xua đuổi vô-minh, trừ diệt ô-nhiễm, ví như người có nhiệm-vụ soi rọi những cứ điểm phát-sinh tai-họa, giúp cho những người đồng hành phá hủy các cứ điểm ấy tùy theo nhiệm-vụ của họ, chính bản thân người soi rọi cũng tham gia vào việc phá hủy để các tai hại không còn sinh khởi trong tương-lai. Nên gọi y là người dẫn đầu.

Giới-uẩn có phận-sự phá hủy những cứ điểm phát-sinh những phiền-não thô sơ, Ðịnh-uẩn có phận-sự phá hủy những cứ điểm phát-sinh những phiền-não trung bình, Tuệ-uẩn có phận-sự phá hủy những cứ điểm phát-sinh những phiền-não vi tế.

Do đó trong tâm đạo, tám chi đạo có mặt đầy đủ.

Nhưng tám Chi-đạo này an-trú ở đâu? Trong lúc đang sát trừ ô-nhiễm, đoạn tận nghiệp, tám chi đạo an-trú trong tâm đạo siêu-thế, sau khi đã đoạn trừ nghiệp cùng những ô-nhiễm, tám chi đạo an-trú trong tâm quả siêu-thế.

Khi tâm quả siêu-thế hoại, tám chi đạo ra sao? Tám chi đạo cũng hoại nhưng thành-tựu của tám chi đạo vẫn còn. Vì tám chi đạo là pháp hữu-vi, dĩ nhiên cũng phải chịu định-luật vô-thường biến hoại.

Tám chi đạo do duyên danh-sắc mà sanh-khởi, khi danh-sắc ấy diệt, tám chi đạo cũng diệt. Nhưng phận-sự cắt đứt nghiệp luân-hồi, thành-tựu bậc Thánh, ra khỏi dòng phàm của bậc Dự-lưu vẫn còn. Cắt đứt nghiệp luân-hồi gì? Cắt đứt nghiệp luân-hồi trong bốn ác đạo.

Ví như một học sinh, sự học được sanh lên, do sự dạy dỗ của các vị thầy trong năm học. Khi năm học kết thúc, sự dạy dỗ của các vị thầy chấm dứt, thế là sự học của người học sinh ấy cũng hết, nhưng sự thành-tựu kiến thức không vì thế mà hoại.

Cũng vậy, tám chi đạo nương sanh từ danh-sắc, bao giờ danh-sắc còn, thành-tựu của tám chi đạo còn, sự thành-tựu tám chi đạo hoàn toàn tuyệt dứt khi không còn danh-sắc, nghĩa là vị ấy Vô-dư Níp-bàn.

Vị đạt được tầng Thánh Dự-lưu, do tám chi đạo này đồng hiện khởi trong tâm, sẽ thoát ra trạng-thái phàm-phu, không còn là chúng-sanh của thế-gian, mà đã trở thành chúng-sanh xuất thế-gian, vị ấy không còn bị cuốn hút theo cái khổ luân-hồi tuy vẫn còn luân chuyển trong luân-hồi. Ví như người khách đến trú trong một đất nước khác, người này không bị ràng buộc bởi tục-lệ, nghi-thức, truyền-thống của dân tộc ấy, tuy nhiên phải tuân thủ luật-pháp của đất nước họ.

Cũng vậy, tuy vị Thánh Nhập-lưu còn luân chuyển trong luân-hồi, tuy vẫn phải chịu định-luật sinh diệt của danh-sắc, nhưng những tạp-nhiễm, thối đọa của luân-hồi, các Ngài không bị cuốn hút, ràng buộc vào chúng.

Sau khi đã trở thành một chúng-sanh của Níp-bàn, các Ngài không còn bị trở lui khỏi giai-đoạn giải-thoát, không còn trở lại vùng tùy-miên của thân-kiến. Các ngài trú vững-chắc trong giai-đoạn đầu của Hữu-dư Níp-bàn.

Suốt thời gian còn lại của dòng luân-hồi, cho đến khi các Ngài Vô-dư Níp-bàn cảnh giới tái-sanh của các Ngài chỉ có thể là người, chư-thiên hay phạm-thiên.

Tám chi đạo tuy chỉ hiện trong tâm đạo siêu-thế, nhưng những nghiệp thiện hiệp-thế vẫn có liên-hệ đến tám chi đạo này.

Ba chi phần của Giới-uẩn chỉ kết hợp với những thiện-nghiệp liên quan đến giới.

Còn Ðịnh-uẩn, Tuệ-uẩn kết hợp được nhiều loại thiện-nghiệp.

Trong ba chi đạo của Giới-uẩn chỉ kết hợp với những thiện-nghiệp thuộc về giới, nhưng vẫn trú-vững trong phạm vi "không vi-phạm giới" của bậc Thánh trong suốt kiếp luân-chuyển còn lại của Ngài, Dự-lưu quả được Ðức Thế-tôn tán-thán còn hơn cả địa-vị của vua Chuyển-luân có bảy báu.

Nhưng nhân cần thiết để chứng đạt quả vị Dự-lưu là gì?

- "Dự-lưu phần, Dự-lưu phần! Này Sārīpuṭṭa. Thế nào là Dự-lưu phần?

- Bạch Thế-tôn! Thân-cận bậc chân-nhân là Dự-lưu phần. Nghe diệu-pháp là Dự-lưu phần. Như-lý tác-ý là Dự-lưu phần. Thực-hành pháp và tùy pháp là Dự-lưu phần.

-Lành thay! Lành thay! Này Sārīpuṭṭa". (Tương-ưng kinh)

Ðó là nhân cần thiết để thành-tựu quả Dự-lưu.

THỰC-HÀNH PHÁP TRỢ-ÐẠO

Chúng-sanh gặp được giáo-pháp của đức Phật, có tâm tầm cầu đạo-quả siêu-thế, nên theo trình-tự của bảy pháp thanh-tịnh.

Trước tiên, nên thực-hành giới cho được thanh-tịnh, rồi nỗ-lực tinh-cần hành những pháp trợ-đạo, để nhập vào dòng nước thánh (ariya soṭa).

Sự thực-hành bảy pháp thanh-tịnh, dẫn đến thành-tựu các pháp trợ-đạo, nhưng tùy theo sự thực-hành của hành-giả có vài điểm khác biệt.

Tâm-tịnh theo bộ Visuddhi magga, chỉ liên quan đến hành-giả thuần Chỉ-tịnh, cận-định cũng bao gồm trong tâm-tịnh.

Cận-định là điều-kiện cần thiết phải có để bước vào hành-trì Minh-quán.

Về Ðạo-phi-đạo tri-kiến-tịnh chỉ liên quan đến người tăng thượng mạn (adhimāna), là người có tánh tự cao, có sự hiểu lầm: "Ta đã chứng-đắc đạo-quả", thật ra là chưa chứng-đắc chi cả.

Năm pháp thanh-tịnh là: Giới-tịnh, Kiến-tịnh, Ðoạn-nghi tịnh, Hành tri-kiến tịnh và Tri-kiến tịnh, ứng dụng cho nhiều dạng người.

Giới-tịnh, tâm-tịnh được đề cập ở những phần trước. Kiến-tịnh được xem là thành-tựu, nếu hành-giả có thể phân-tích nhận biết được sáu nguyên-chất: đất, nước, lửa, gió, hư-không và thức.

Nếu hành-giả nhận biết rõ nhân sanh-khởi, nhân thành-tựu và nhân diệt mất của sáu nguyên-chất (dhāṭu) xem như hành-giả hoàn thành được giai-đoạn Ðoạn-nghi tịnh. Nhân sanh và nhân diệt của sáu nguyên-chất ấy là: Nghiệp, tâm, vật-thực (āhāra) và thời-tiết (uṭu).

Nguyên-nhân làm sanh-khởi sáu thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý (thức) là sáu cảnh tương ứng của thức.

Tri-kiến tịnh ám chỉ đến ba đặc-tướng vô-thường, khổ, vô-ngã. Nếu ba tướng này được nhận biết rõ ràng qua những nguyên-chất trên, thì pháp thanh-tịnh này xem như thành-tựu.

Tri-kiến tịnh hay xuất thế-gian tri-kiến tịnh là tuệ liên-quan đến bốn Thánh-đạo.

Ðó là tóm lược bảy thanh-tịnh trong quá-trình tu-tập của hành-giả.

* * *

DI-SẢN GIÁO-PHÁP

Ba mươi bảy pháp đưa đến giác-ngộ được trình giải trong những chương trước, đó là di-sản của đức Phật. Những pháp này là những viên bảo ngọc, được kết thành xâu chuỗi vô giá. Di-sản là tài-sản của cha-mẹ để lại cho con một cách hợp pháp, người con xứng đáng thừa hưởng là người gìn-giữ, phát-triển di-sản ấy ngày càng sung-mãn và người này phải làm theo lời di-chúc của cha-mẹ.

Di-sản của đức Phật (buddha dāyajja) để lại là bảy thánh tài: tín, giới, tàm, quí, văn, thí, tuệ với lời di-chúc là: "Này các tỳ-khưu! các pháp hữu-vi là vô-thường, hãy tinh-tấn, chớ có dể-duôi".

Nói rộng hơn, tài-sản để lại của Ðức Thế-tôn là giáo-pháp của Ngài, một giáo-pháp có mục-đích diệt nhân sanh khổ, đưa đến giải-thoát và ba mươi bảy pháp trợ-đạo là những phương-án tích-cực để đạt đến mục-đích ấy.

Về tính-chất, di-sản của đức Phật có hai loại: Di-sản thế-gian và di-sản giáo-pháp. Di-sản thế-gian là bốn món vật-dụng: vật-thực, y-phục, chỗ ngụ và thuốc trị bệnh dành cho vị tỳ-khưu. Di-sản giáo-pháp: là tam học (ṭisikkhā) đó là: Giới-học, định-học và tuệ-học, bảy pháp thanh-tịnh, ba mươi bảy pháp trợ giác-ngộ.

Di-sản giáo-pháp có hai loại:

- Di-sản giáo-pháp thuộc thế-gian: là ba loại pháp: Giới-học, định-học, tuệ-học còn liên quan đến luân-hồi, sáu pháp thanh-tịnh, ba mươi bảy pháp trợ-đạo còn liên-hệ đến thế-gian.

- Di-sản giáo-pháp thuộc xuất thế gian là tam học không liên quan đến luân-hồi, pháp thanh-tịnh thứ bảy, ba mươi bảy pháp trợ-đạo ra khỏi thế-gian.

Pháp-sản (dhamma dāyajja) của Ðức Thế-tôn, ở khía cạnh khác có thể phân thành hai loại:

- Pháp-sản bền-vững (niyaṭa), đó là pháp-sản dẫn đến sự chấm dứt ba loại luân-hồi. Ðó là sự thực-hành Giới-định-tuệ đưa đến giải-thoát.

Có ba loại luân-hồi: phiền-não luân-hồi, nghiệp luân-hồi và quả luân-hồi. Ba loại luân-hồi này được đoạn trừ từng phần trong tâm đạo siêu-thế, khi đạt đến Vô-dư Níp-bàn xem như hoàn toàn giải-thoát. Vị Thánh A-la-hán khi còn danh-sắc, chỉ còn quả luân-hồi hiện-tại đang trổ, còn phiền-não luân-hồi, nghiệp luân-hồi và quả luân-hồi vị-lai Ngài đã đoạn-diệt hoàn-toàn.

- Pháp-sản không bền-vững (aniyaṭa) là sự thực-hành tam học chưa đi đến giải-thoát ba loại luân-hồi, kết quả của sự thực-hành này đưa đến thành-tựu vương-quyền, chư-thiên, phạm-thiên... kết-quả này vẫn còn bị định-luật luân-hồi điều-khiển.

Ðã đành có rồi mất, nhưng mãnh-lực quay trở lại điểm cũ cũng vẫn còn, khác với pháp-sản bền-vững, chỉ có vượt lên chứ không quay lại, dù vẫn bị định-luật vô-thường chi phối.

Do tính-chất đặc biệt này, nên người hưởng di-sản của Ðức Thế-tôn cũng có hai loại: Người thừa hưởng bền-vững và người thừa hưởng không bền-vững di-sản của đức Phật.

Người không có được trí thực-chứng về tam tướng, đó là người thừa hưởng không bền-vững di-sản của đức Phật, giống như người con thừa hưởng gia tài lớn của cha để lại, nhưng đam mê trụy lạc, cuối cùng trở nên người nghèo khổ, khánh tận gia-sản, phải chịu khổ trong cảnh túng quẩn.

Những người này, hôm nay có thể là đệ tử trong giáo-pháp của đức Phật, ngày mai có thể là đệ tử của một đạo sư khác ở ngoài giáo-pháp này. Và họ có thể trở thành " kẻ phỉ báng -phá hoại giáo-pháp của đức Phật".

Ngay trong hiện-tại, một số người từng bỏ đức-tin nơi đức Phật-Pháp-Tăng để theo tôn-giáo khác, như thế đã là một tổn thất lớn, nhưng cũng tạm cho là được, vì đức-tin không ai có thể cưỡng chế, nhất là trong giáo-pháp này không có vấn đề cưỡng bức đức-tin. Thế nhưng, họ còn quay lại phỉ báng và phá hoại giáo-pháp của đức Phật, đó là do đâu? Là do không có tri-kiến về thiện và bất-thiện.

Trong khi toàn bộ giáo-pháp này chỉ rõ hai con đường: nên lánh xa, từ-bỏ, đoạn-diệt bất-thiện pháp, nên hành-trì, làm cho sung-mãn thiện-pháp.

"Này Ānanda! Toàn bộ giáo-pháp này là thiện bạn hữu". (Tăng-chi kinh)

Bậc trí nên suy-gẫm để chọn cho mình một đạo lộ tốt đẹp.

Người thừa hưởng không bền-vững di-sản của đức Phật, kiếp này có thể là đệ tử trong giáo-pháp đức Phật, nhưng kiếp sau có thể là đệ tử trong hệ thống giáo-lý khác.

Có câu nói rằng: "Gọi là phàm-phu vì thường đi tìm kiếm nhiều vị thầy". Nghĩa là, trong vô số kiếp quá-khứ kẻ phàm-phu chưa bao giờ bằng lòng một vị thầy mà họ nương nhờ. Những dịp gặp được đức Phật và quy ngưỡng trong giáo-pháp của Ngài thật hiếm hoi, đôi khi họ sùng bái phạm-thiên, đôi khi họ sùng bái "ông trời" (sakka), hoặc nhiều vị thần linh khác, đôi khi nương tựa vào khoa chiêm tinh (xem các vì sao -thiên văn), nương tựa vào thần đất (coi địa lý), những khoa đặc dị về chú thuật (manṭa) ... họ xem những nơi ấy là nơi ngự-trị của đấng toàn-năng, mặt khác, số giáo chủ tà-ngụy trong thế-gian cũng có rất nhiều. Và thế là, kẻ phàm-phu tiếp tục trôi lăn trong vòng luân-hồi, tích chứa nhiều ái-luyến, thân-kiến. Ðó là tính-chất đáng kinh-sợ của phàm-phu.

Khi nào kẻ phàm-phu tìm được sự nương tựa nơi giáo-lý chân-chánh, một giáo-lý có tính hướng thượng, mà cứu cánh là giải-thoát.

"Này Bà-la-môn! (chỉ cho Bà-la-môn Jāṇussoṇi). Ðối với sa-môn, nhẫn nhục, nhu hòa là mong muốn, trí-tuệ là cận hành. Giới-hạnh là điểm tựa, không sở-hữu là xu hướng. Níp-bàn là cứu cánh". (Tăng-chi kinh)

Ðôi khi phàm-phu chấp-nhận tăng-thượng giới-học (adhisīla paṭiyaṭṭi), tăng-thượng tâm-học (adhiceṭaso paṭiyaṭṭi), tăng thượng tuệ học (adhipaññā paṭiyaṭṭi) nhưng chưa đoạn trừ được vùng thân-kiến tùy-miên nên gặp phải chướng-ngại là tăng-thượng mạn, hiểu lầm mình đã chứng-đắc đạo-quả, tuyên bố rằng: "tôi thực-hành viên-mãn giới, tôi thực-hành viên-mãn tri-kiến, tôi biết rõ về danh-sắc...". Ðó là những lời tuyên bố về Giới-định-tuệ xoay quanh trục thân-kiến, xoay quanh "cái tôi".

Nó giống như những hạt mưa rơi xuống vùng sa mạc khô khan nóng bỏng, những hạt mưa ấy bị sức nóng của thân-kiến hút hết, đồng thời làm cho nó biến mất.

Cũng vậy, vương quốc thân-kiến đầy nóng bỏng, khô khan hút hết Giới-định-tuệ của phàm-phu, làm cho chúng biến mất và phàm-phu ấy chỉ tạm thời làm chủ di-sản của đức Phật mà thôi. Ðây là hạng người thừa hưởng không bền-vững di-sản của đức Phật.

Thế nào là người thừa hưởng bền-vững di-sản của đức Phật? Ðó là bậc đã chứng đạt Thánh quả đầu tiên (quả vị Nhập-lưu), kể từ đó trở đi vị này thừa hưởng bền-vững di-sản của đức Phật.

Giới hiệp-thế của bậc Tu-đà-hườn bao gồm ba ác hạnh về thân, bốn ác-hạnh về lời nói và sự nuôi mạng trong sạch. Ðịnh hiệp-thế của bậc Dự-lưu được an-trú trong ân-đức của Tam-bảo, tuệ hiệp-thế của bậc Dự-lưu là sự thấy và rõ biết bốn Diệu-đế.

Giới-định-tuệ hiệp-thế ấy đều được an-trú vững-chắc, như những giọt mưa rơi xuống hồ lớn, được tồn tại trong vương quốc mát tịnh, hồ nước an-tịnh ấy ngày càng được sung-mãn. Cho dù trải qua nhiều kiếp sống, hồ nước ấy vẫn không hề bị suy giảm, đi đến khô cạn, mà càng ngày càng sung-mãn. Ví như người con thừa hưởng di-sản của người cha, theo đúng phương-pháp tạo thành tài-sản của cha chỉ dạy, cũng như gìn-giữ tài-sản ấy, tài-sản của người này ngày càng sung-mãn không hề bị suy giảm.

Chính trạng-thái siêu-thế của Giới-định-tuệ cùng các pháp trợ-đạo hiện khởi trong tám tâm siêu-thế (bốn tâm đạo và bốn tâm quả siêu-thế) hình thành tính-chất bền-vững của di-sản này.

Những vị Thánh, không còn có thể trở thành người ác-giới, người không có định, người vô trí-tuệ được. Ðây là bậc thừa hưởng bền-vững di-sản giáo-pháp của đức Phật.

Cũng cần bàn thêm: Vì sao không thể là người thừa hưởng bền-vững di-sản giáo-pháp của đức Phật?Vì là người thiếu niềm-tin và dục như-ý túc, nên sự thành-tựu những pháp thanh-tịnh bậc cao không thể hiện khởi, cho dù người này có ý tưởng ấy. Cũng giống như người học tụng kinh Pāli, chỉ cần tụng đọc được mà thôi, không cần hiểu biết nghĩa lý chi cả.

Cũng vậy, một số người khi qui ngưỡng vào Tam-bảo, họ chỉ biết hành-thiện như bố-thí, trì-giới, khi hỏi họ "thực-hành" những thiện-pháp ấy với mục-đích gì? Họ trả lời "để được như thế này, để được như thế kia ..." những kết quả ấy thật khiêm-tốn nhỏ nhoi, so với những gì họ có thể thành-đạt cao quí hơn.

Có lần bà Visākhā hỏi những người nữ tùy tùng: "thọ-trì bát quan giới để làm gì? Những người nữ trung niên đáp: "để có được những người con hiếu kỉnh cha mẹ". Những người nữ nhỏ tuổi hơn thì ṁong có được người chồng chung thủy, những người con xinh đẹp, ngoan ngoãn...".

Ðã thiếu niềm tin, lại khiếm khuyết dục như-ý, dĩ nhiên dẫn đến không tích cực nỗ-lực hành-đạo. Thiếu niềm tin ở đây, chỉ cho trạng-thái tự ti rằng: "Ta không thể đắc đạo-quả trong kiếp sống này, vì ta là người duyên mỏng, nghiệp dày...".

Nếu có nỗ-lực hành-đạo chăng, cũng chỉ là sự khiên-cưỡng, miễn-cưỡng, cố-gắng một cách yếu ớt. Vì yếu ý chí nên tâm của những người này không thể gắn bó vào sự hành-trì pháp niệm. Tất cả những điều-kiện xa, gần này dẫn đến trí-tuệ không được tỏ rạng, thế là họ chối bỏ công việc tu-tập, cho là vượt quá khả-năng của mình. Do vậy, đức Phật sách tấn chúng-sanh tìm giải-thoát khổ cho chính mình, bằng cách hỗ-trợ, tăng cường, làm sung-mãn những pháp như-ý túc đang yếu ớt, muội-lược của chính họ. Chỉ khi ấy, những ước muốn giải-thoát khổ mới sanh-khởi mãnh-liệt, giúp cho ý chí thêm kiên-định trong sự thực-hành pháp.

Người có một pháp như-ý túc nào đó, từ đó làm nền-tảng khởi sanh các pháp như-ý khác, đồng thời những pháp trợ-đạo cũng nương theo đó sanh lên, cuối cùng vị ấy đi đến giai-đoạn tri-kiến thanh-tịnh là giai-đoạn tất cả pháp trợ-đạo đều hội-tụ trong một cái tâm, cái tâm ấy gọi là tâm đạo. Và vị ấy trở thành người thừa hưởng bền-vững di-sản giáo-pháp của đức Phật.

Người không có pháp như-ý túc, chỉ có thể hưởng lợi-ích nhỏ nhoi của thiện-pháp, họ không có cơ hội nếm hương vị tinh hoa của giáo-pháp. Thậm chí, có khi không có cơ hội hưởng lợi-ích nhỏ, vì đã phá bỏ di-sản của mình, khi xa lìa di-sản của đức Phật.

Không có cơ hội hưởng lợi-ích nhỏ là khi nào? Khi không có tri-kiến về bản chất của thế-gian. Trong thế-gian rất ít chúng-sanh có được tri-kiến đúng, vì trải qua vô số kiếp quá-khứ đã nhận lãnh tà-kiến rất nhiều và đã tích lũy trong kho tùy-miên vô số loại.

Trong số những loại tà-kiến, sự cố chấp chiếm tỉ lệ cao, nguyên-nhân là gặp phải nhiều tà-sư, dẫn đến thọ-trì, thực-hành những pháp-hành tà-vạy.

Ngay cả Bồ-tát của chúng ta là Joṭipāla trong thời giáo-pháp của đức Phật Kassapa, cũng do sự cố-chấp vào kiến-thức của mình nói với vị Thánh A-na-hàm Ghaṭikāra rằng: "Ồ! Những ông sa-môn ấy có pháp gì để nghe chứ? Về sau, Bồ-tát được Ngài Ghaṭikāra dẫn dắt và Bồ-tát xuất-gia trong giáo-pháp của đức Phật Kassapa.

Một người có trí-tuệ, gần viên-mãn ba mươi pháp pāramī mà còn như thế, nói gì đến hạng phàm-nhân như chúng ta. Do thực-hành những pháp tà-vạy, cơ hội sinh làm người thật hiếm hoi (manussaṭa dullabha). Trong khổ-cảnh, ác quả dễ-dàng sanh-khởi như dây leo che lấp cây thiện-pháp, khiến cây thiện-pháp khó cho quả như-ý tốt tươi trong nhàn-cảnh.

Còn tri-kiến của những vị thuộc dòng Thánh, tri-kiến ấy được an-trú trong ba ân-đức Tam-bảo, càng ngày càng trong sáng thêm trong chuỗi luân-hồi còn lại của vị ấy.

Tất cả những di-sản quí báu của đức Phật, ngày càng hưng thịnh và sung-mãn trong tâm những vị ấy, những vị ấy chắc chắn sẽ đắc vô-thủ Níp-bàn, tức là vị ấy thành-đạt trọn vẹn Giới-định-tuệ trong bảy pháp thanh-tịnh. Ðây là chánh-đạo, con đường không lỗi lầm, con đường không có quanh co của những vị thừa hưởng vững-chắc di-sản giáo pháp của Ðức thế-tôn.

Những ai đã nương nhờ ân-đức Tam-bảo, nên lưu tâm rằng: "Ðức Phật không hề khen ngợi những người thừa-tự tài vật", đó là loại di-sản xấu trong giáo-pháp này, không nên tự cho mình là người có quyền thừa hưởng những di-sản xấu ấy, đó là người chỉ tạm thời hưởng di-sản của Ðức Thế-tôn.

Cần phải nỗ-lực phấn đấu để trở thành người xứng đáng thừa hưởng di-sản tốt đẹp của Ðức Thế-tôn, đó là người thừa-tự bền-vững khi thực-hành những pháp trợ-đạo, thành-đạt được mục-đích giải-thoát khổ.

Tuy nhiên, cần nên sách tấn những người thiếu trí-tuệ thực-hành những việc phước thiện, vì đó là nền-tảng cho sự thừa-tự bền-vững di-sản của đức Phật trong kiếp sau sau đó.

Ðối với người có trí, nếu muốn trở thành người thừa-tự bền-vững, nên an-trú tâm vào tám chi phần giới trong sạch (lánh xa ba thân ác-hạnh, lánh xa bốn ngữ ác-hạnh và không nuôi mạng sái-quấy). Nên an-trú niệm vào bốn pháp Niệm-xứ, nhất là niệm thân trong thân, mỗi ngày tối thiểu là ba giờ (180 phút), cố-gắng đạt cho được ba pháp tưởng về thân năm uẩn là vô-thường tưởng, khổ-tưởng và vô-ngã tưởng.

Và khi tiến tu pháp trợ-đạo chứng-đắc tầng thánh đầu tiên là Dự-lưu đạo, bấy giờ vị ấy là người thừa kế bền-vững giáo-pháp của Ðức Thế-tôn.

CHẤM DỨT PHÁP TRỢ-ÐẠO

-ooOoo-

Ðầu trang | 01 | 02.a | 02.b | 02.c | 02.d | 03 | 04 | 05 | 06 | 07.a | 07.b | 07.c | 08.a | 08.b

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Minh Tịnh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 02-2003)


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 24-08-2003

Chanh Minh - 37 phan bo de - 08b

BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode VU Times or CN-Times font


Đường đến Giác ngộ: 37 phần Bồ đề

Tỳ kheo Chánh Minh
Chùa Bồ Đề, Vũng Tàu


Xin lưu ý: Cần có phông UnicodeViệt-Phạn VU Times hay CN-Times cài vào máy để đọc các chữ Pàli.

Chương VIII-b

BÁT CHI ÐẠO
(Aṭṭhaṅgika-magga)

Bậc Dự-Lưu (soṭāpaṭṭi)

Hành-giả ghi nhận rằng: "Tập sách này chỉ nhắm đến tầng Thánh thấp nhất là bậc Dự-lưu". Vì sao? Vì người chứng-đắc được Dự-lưu quả, đó là điều yêu cầu tối thiểu của Giáo-pháp của Ðức Thế-tôn, cho dù ở phẩm mạo nào (cư-sĩ hay bậc xuất-gia).

Trong thời hiện-tại của đức Phật có các vị cư-sĩ như bà Visākhā, ông Anādhapiṇḍika, vua trời Ðế-thích, tứ Ðại-thiên-vương ... đó là những vị đắc Thánh quả Nhập-lưu, hưởng an lạc trong luân-hồi và đang sống ở cõi trời.

Vì sao gọi là Dự-lưu (soṭāpaṭṭi)? Soṭa theo nguyên ngữ là dòng nước, nước của năm con sông lớn như: Gaṅgā, Aciravaṭī... xuất phát từ dãy Hy mã lạp sơn, xuôi về biển, hướng về biển, nó không chảy ngược lại bao giờ. Tương-tự như thế, bậc Thánh đầu tiên đã chứng ngộ Níp-bàn, vị ấy có chậm thế nào rồi cũng đắc quả Vô-lậu, đạt được giải-thoát khỏi luân-hồi, điều này được đức Phật khẳng định như vậy, vị Thánh Dự-lưu không còn quay trở lại khổ-cảnh, không còn quay trở lại trạng-thái phàm-phu, nếu vị Thánh Dự-lưu chứng-đắc thiền-định, sanh về cõi phạm-thiên, cho dù chưa giải-thoát, vị ấy cũng không rơi trở xuống dục-giới, còn ở Dục-giới thì cũng không quá bảy kiếp, ví như nước cứ xuôi chảy ra đại dương không còn quay trở lại. Do đó, vị ấy gọi là bậc Nhập-lưu (soṭāpaṭṭi).

Phàm-phu dù đạt được địa vị cao tột ở cõi người như vua Chuyển-luân, hay cõi chư-thiên như Sakka (vua trời Ðế-thích), hoặc là vị Ðại phạm-thiên chăng nữa, vẫn còn bị tái-sanh vào địa-ngục hoặc loài súc-sanh, ngạ-quỉ.

Trái lại, bậc Thánh Dự-lưu đã thoát khỏi bốn cảnh khổ này rồi, các Ngài chỉ có cảnh giới là người hoặc chư-thiên. Cho dù ở cảnh giới nào chăng nữa, các Ngài chỉ tái-sanh về cảnh giới cao hơn, chứ không lui sụt xuống cảnh giới thấp, cho đến khi các Ngài Vô-dư Níp-bàn.

Con đường đạo thẳng tắp này được gọi là dòng nước pháp (dhammasoṭa). Dòng pháp-lưu này bao gồm: dòng chánh-kiến (sammādiṭṭhi soṭa), dòng chánh tư-duy (sammā saṅkappa soṭa)... dòng chánh-định (sammā samādhi soṭa).

"Dòng chánh-kiến" biết được sự khổ, đoạn trừ được nguyên-nhân sanh khổ là ái, tác chứng được diệt là Níp-bàn và đạo-đế được tu-tập. Ánh sáng của bốn chân-lý được thấy rõ ràng trong dòng chánh-kiến, dòng chánh-kiến này cuốn trôi vùng thân-kiến cùng nghi-hoặc, để thành lập một vương quốc mới, "vương quốc Ánh-sáng". Dòng chánh-kiến giống như mặt trời mọc xua tan bóng tối của đêm đen, "Minh sanh vô-minh diệt", cho dù trải qua hằng ngàn đại kiếp, ánh sáng chánh-kiến này vẫn tồn tại suốt nhiều kiếp sống của người đó, cho đến khi vị ấy chứng-đắc Vô-dư Níp-bàn.

Ánh sáng chánh-kiến này ngày càng được sung-mãn, rực sáng hơn, không hề có sự giảm sút sức mạnh.

Ví như một người khi sinh ra đã bị mù, được vị lương y đại tài, chữa trị đúng cách, dùng những dược chất đúng mức. Y thoát ra cảnh tăm tối, nhìn thấy được vạn vật muôn màu, muôn vẻ. Từ lúc nhận được ánh sáng của mặt trời, y nhận-thức, biết được rừng, núi, bầu trời, trăng, sao... và sự nhận biết cùng sự sáng mắt ấy kéo dài mãi, cho đến khi y mệnh-chung.

Tương-tự như vậy, bậc Thánh Nhập-lưu có được tri-kiến, thấy được ba tướng, cùng bốn sự-thật. Ðây là cách chi đạo chánh-kiến an-trú vững (là an-trú vào bốn sự-thật).

Kinh Mahācaṭṭārīsaka - Ðại-tứ-thập-kinh trong Trung-bộ có ghi:

"Sammādiṭṭhissa sammāsaṅkappo pahoṭi: Do có chánh-kiến, chánh tư-duy được sanh lên".

Ý nói rằng: khi chánh-kiến được an-trú vững-chắc trong bốn sự-thật, thấy được hiểm-họa của luân-hồi. Khi ấy, chánh tư-duy sanh-khởi giúp cho chánh-kiến soi thấu rõ ba tướng vô-thường, khổ, vô-ngã. Ðồng thời có ý tìm cách thoát khỏi ra cái khổ của thế-gian.

Chánh tư-duy của chi đạo là tìm cách thoát ra khỏi thế-gian (nekkhamma saṅkappa), đó là mục-đích chính, ngoài ra còn liên-hệ đến ý không oán-thù, không làm hại người khác.

Dòng chánh tư-duy cũng được an-trú và phát-triển mạnh như chánh-kiến trong bậc Thánh Nhập-lưu. Sở dĩ chánh tư-duy được trú-vững trong tâm của bậc Nhập-lưu là vì đoạn trừ-tuyệt dứt ganh tỵ (issā), bỏn xẻn (macchāriya) hai bất-thiện pháp này thuộc về nhóm sân.

Ngài Mahākoṭṭhiṭa có hỏi rằng:

- Này hiền-giả Sārīpuṭṭa! Chánh-kiến sanh-khởi do nhân gì?

- Này hiền-giả! do nhân nghe (diệu pháp) và Chánh tư-niệm (yoniso manasikāra). (kinh Trung-bộ)

Sở dĩ, Ngài Sārīpuṭṭa đáp như thế, vì Ngài thành-tựu quả Dự-lưu khi nghe kệ-ngôn vắn tắt của Trưởng-lão Assaji, đồng thời suy niệm về ý-nghĩa kệ-ngôn ấy.

"Sammāsaṅkappassa sammāvācā pahoṭi - Do chánh tư-duy, chánh-ngữ sanh lên".

Khi có ý-niệm về giải-thoát khỏi khổ của thế-gian, không bị sân-độc quấy nhiểu, không bị sự ác hại ẩn trú trong tâm, tất nhiên lời nói được thanh-tịnh. Vì chánh tư-duy có:

Xuất-ly tầm là ra khỏi tham-dục.
Ly sân tầm là ra khỏi sân-độc.

Ba ác-ngữ có căn cội từ tham, sân là nói dối, nói hai lưỡi (hai loại này do tham -sân điều khiển), nói độc ác (do tâm có ác ý, có ý hảm hại điều sử) không còn.

Chánh tư-duy giúp cho chánh-kiến thấy đúng, nên ảo tưởng bị diệt trừ, nên nói phù phiếm cũng được tịnh-chỉ.

Vì thế, chánh tư-duy làm sanh-khởi chánh-ngữ. Tức là, chánh tư-duy làm cho bốn ác-nghiệp về lời nói không còn.

"Sammāvācassa sammākammanṭo pahoṭi - Do có chánh-ngữ nên chánh-nghiệp sanh".

Khi chánh-ngữ được an-trú trong tâm, các hành động sẽ thoát ra ba ác-hạnh về thân. Như thế, chánh-nghiệp cũng được an-trú, đồng thời được phát-triển.

"Sammākammanṭassa sammā-ājīva pahoṭi - Do có chánh-nghiệp nên chánh-mạng sanh".

Khi lời nói an-tịnh, hành động của thân an-tịnh, thì các hình-thức nuôi mạng cũng an-tịnh, người ta không bao giờ sử dụng những hình-thức thấp hèn để nuôi mạng. Ðây là cách chánh-mạng được an-trú và phát-triển.

"Sammā-ājīvassa sammāvāyāmo pahoṭi: Do có chánh-mạng nên chánh tinh-tấn sanh".

Khi sự nuôi mạng được trong sạch, thì không hề sanh-khởi sự cố-gắng ủng hộ sự nuôi mạng sái-quấy, chỉ còn là sự nỗ-lực ủng hộ cho sự sống được thanh-tịnh tốt đẹp, đó là chánh tinh-tấn.

"Sammāvāyāmassa sammāsaṭi pahoṭi - Do có chánh tinh-tấn nên chánh-niệm sanh-khởi".

Tương-tự, chánh-niệm là pháp trú-vững do nương vào sự nỗ-lực ghi nhận, nói cách khác, chánh-niệm có gốc rễ ở chánh tinh-tấn. Do đó, khi chánh tinh-tấn sanh lên, chánh-niệm cũng sanh-khởi.

"Sammāsaṭissa sammāsamādhi pahoṭi - Do có chánh-niệm nên chánh-định sanh".

Chánh-định được an-trú thường xuyên khi có sự trú-vững của chánh-niệm hỗ-trợ.

Chính nhờ cách này mà tám chi đạo được gọi là dòng nước pháp an-trú vững-chắc kể từ lúc vị ấy chứng-đắc Dự-lưu đạo, đồng thời từng bước phát-triển qua suốt nhiều kiếp sống và nhiều đại kiếp, cho đến khi Vô-dư Níp-bàn.

Ðoạn kinh trên, có lẽ khó hiểu với những người ít tham cứu kinh-điển, nhất là ít học tạng Abhidhamma.

Trước tiên, hành-giả nên nhận-định rằng: Có tám chi chánh-đạo, tức là phải có tám chi tà-đạo, nghĩa là có chánh-kiến, tức phải có tà-kiến, có chánh tư-duy tức là có tà tư-duy ...

Hãy loại trừ phần tà đạo ra khỏi lãnh-vực này, ở đây chỉ bàn về tám chi chánh đạo, mỗi chi đạo lại có hai phần: hữu-lậu và vô-lậu.

Hữu-lậu là cho quả phước an lạc liên-hệ, dính mắc trong luân-hồi, dính mắc với tái-sanh.

Vô-lậu là cho quả giải-thoát khỏi luân-hồi bằng cách đoạn trừ ô-nhiễm, đoạn-diệt nghiệp.

Như Dự-lưu đạo, giải-thoát khỏi bốn khổ-cảnh, tận trừ những ô-nhiễm dẫn đến bốn khổ-cảnh, đoạn-diệt nghiệp cho quả tái-sanh vào bốn khổ-cảnh. Bất-lai đạo đoạn-diệt nghiệp cho quả tái sanh vào dục-giới, A-la-hán đạo đoạn-diệt nghiệp cho quả tái sanh vào luân hồi.

Từng chi đạo hữu-lậu, vô-lậu được Ðức Thế-tôn giảng thuyết rõ ràng trong kinh Mahā caṭṭārisaka ở Trung-bộ kinh.

Thế nào là chánh-kiến hữu-lậu? Chánh-kiến hữu-lậu (sammādiṭṭhi sāsavā) là loại chánh-kiến thuộc phước báu, đưa đến quả báo còn trong luân-hồi, (upadhivepakkā).

Thế nào là chánh-kiến vô-lậu? Chánh-kiến vô-lậu (sammādiṭṭhi anāsava), siêu-thế thuộc chi đạo.

Chánh-kiến hữu-lậu là loại chánh-kiến biết rõ nhân-quả, có quả báo của thiện-ác, bố-thí có quả, có đời này, có đời khác, có cha, có mẹ, có chúng-sanh là hạng hóa sanh ...

Chánh-kiến vô-lậu là trí đưa đến giải-thoát, bao gồm tuệ-quyền, tuệ-lực, trạch-pháp giác-chi, tất cả được thành-tựu trong tâm đạo siêu-thế, đưa đến diệt nghiệp.

Thế nào là Chánh tư-duy hữu-lậu?Là xuất-ly tư-duy, vô-sân tư-duy, vô-hại tư-duy thuộc về phước báu, cho quả liên-hệ tái-sanh (upadhi-vepakkā).

Thế nào là Chánh tư-duy vô-lậu thuộc chi đạo? Là cái gì thuộc suy-tư, tầm cầu ngữ hành (vācāsaṅkhāra), do hoàn toàn chú tâm của vị tu-tập Thánh-đạo. Do đó, Ðức Thế-tôn dạy rằng: "Sammā saṅkappassa sammāvācā pahoṭi".

Thế nào là Chánh-ngữ hữu-lậu?Là lánh xa bốn ác-ngữ.

Thế nào là Chánh-ngữ vô-lậu? Là từ bỏ, trừ diệt bốn ác-ngữ.

Thế nào là Chánh-nghiệp hữu-lậu? Là lánh xa ba ác-hạnh của thân.

Thế nào là Chánh-nghiệp vô-lậu? Là từ bỏ, trừ diệt ba ác-hạnh của thân.

Thế nào là Chánh-mạng hữu-lậu? Là lánh xa tà-mạng.

Thế nào là Chánh-mạng vô-lậu? Là từ bỏ, trừ diệt tà-mạng.

Chánh tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định cũng hiểu theo lý ấy.

Nhưng vì sao chánh-ngữ sanh-khởi cho chánh-nghiệp, chánh-nghiệp lại sanh-khởi cho chánh-mạng?Là do có chánh tinh-tấn hỗ-trợ, chính trong chánh tư-duy có sự hỗ-trợ của chánh tinh-tấn, bằng "nỗ-lực suy-tư".

Thông-thường nỗ-lực trong lời nói so với nỗ-lực của thân thì nỗ-lực của thân phải mạnh hơn, nhưng để làm cho ý thanh-tịnh thì phải gia tăng sức mạnh của chánh tinh-tấn.

Nên nói rằng: "chánh-ngữ do chánh tư-duy trợ sanh, chánh-nghiệp do chánh-ngữ trợ sanh, chánh-mạng do chánh-nghiệp trợ sanh" là ám chỉ cấp độ sức mạnh của chánh tinh-tấn.

Nhưng sự trợ sanh này không phải có trước có sau trong tâm đạo, sự trợ sanh này có tính đồng bộ một loạt. Trong tạng Diệu-pháp, đức Phật gọi là Ðồng sanh-duyên (sahājāṭa paccaya).

Ví như ngọn lửa và ánh sáng đồng sanh-khởi, khi có ngọn lửa lập tức có ánh sáng ngay, không trước không sau.

Hay ví như, có tám người dân chài muốn đẩy chiếc thuyền nặng xuống nước, nếu mỗi người vận lực trước, sau thì chiếc thuyền vẫn bất động, trái lại cả tám người cùng vận lực đồng nhất, khi lực ấy đủ sức mạnh thì chiếc thuyền bị đẩy xuống nước ngay. Tức là tám loại sức mạnh cùng lúc hiện khởi.

Nhưng nói rằng: tám chi đạo có chánh-kiến dẫn đầu là sao?Ví như tám người dân chài ở trên, một trong số tám người này, y cũng ra sức đẩy thuyền, nhưng y ra hiệu lịnh bằng cách đếm 1,2,3, dứt tiếng ba, cả tám người cùng nỗ-lực đẩy thuyền. Do đó, gọi người này là người dẫn đầu.

Mặt khác, nhiệm-vụ của chánh-kiến là xua đuổi vô-minh, trừ diệt ô-nhiễm, ví như người có nhiệm-vụ soi rọi những cứ điểm phát-sinh tai-họa, giúp cho những người đồng hành phá hủy các cứ điểm ấy tùy theo nhiệm-vụ của họ, chính bản thân người soi rọi cũng tham gia vào việc phá hủy để các tai hại không còn sinh khởi trong tương-lai. Nên gọi y là người dẫn đầu.

Giới-uẩn có phận-sự phá hủy những cứ điểm phát-sinh những phiền-não thô sơ, Ðịnh-uẩn có phận-sự phá hủy những cứ điểm phát-sinh những phiền-não trung bình, Tuệ-uẩn có phận-sự phá hủy những cứ điểm phát-sinh những phiền-não vi tế.

Do đó trong tâm đạo, tám chi đạo có mặt đầy đủ.

Nhưng tám Chi-đạo này an-trú ở đâu? Trong lúc đang sát trừ ô-nhiễm, đoạn tận nghiệp, tám chi đạo an-trú trong tâm đạo siêu-thế, sau khi đã đoạn trừ nghiệp cùng những ô-nhiễm, tám chi đạo an-trú trong tâm quả siêu-thế.

Khi tâm quả siêu-thế hoại, tám chi đạo ra sao? Tám chi đạo cũng hoại nhưng thành-tựu của tám chi đạo vẫn còn. Vì tám chi đạo là pháp hữu-vi, dĩ nhiên cũng phải chịu định-luật vô-thường biến hoại.

Tám chi đạo do duyên danh-sắc mà sanh-khởi, khi danh-sắc ấy diệt, tám chi đạo cũng diệt. Nhưng phận-sự cắt đứt nghiệp luân-hồi, thành-tựu bậc Thánh, ra khỏi dòng phàm của bậc Dự-lưu vẫn còn. Cắt đứt nghiệp luân-hồi gì? Cắt đứt nghiệp luân-hồi trong bốn ác đạo.

Ví như một học sinh, sự học được sanh lên, do sự dạy dỗ của các vị thầy trong năm học. Khi năm học kết thúc, sự dạy dỗ của các vị thầy chấm dứt, thế là sự học của người học sinh ấy cũng hết, nhưng sự thành-tựu kiến thức không vì thế mà hoại.

Cũng vậy, tám chi đạo nương sanh từ danh-sắc, bao giờ danh-sắc còn, thành-tựu của tám chi đạo còn, sự thành-tựu tám chi đạo hoàn toàn tuyệt dứt khi không còn danh-sắc, nghĩa là vị ấy Vô-dư Níp-bàn.

Vị đạt được tầng Thánh Dự-lưu, do tám chi đạo này đồng hiện khởi trong tâm, sẽ thoát ra trạng-thái phàm-phu, không còn là chúng-sanh của thế-gian, mà đã trở thành chúng-sanh xuất thế-gian, vị ấy không còn bị cuốn hút theo cái khổ luân-hồi tuy vẫn còn luân chuyển trong luân-hồi. Ví như người khách đến trú trong một đất nước khác, người này không bị ràng buộc bởi tục-lệ, nghi-thức, truyền-thống của dân tộc ấy, tuy nhiên phải tuân thủ luật-pháp của đất nước họ.

Cũng vậy, tuy vị Thánh Nhập-lưu còn luân chuyển trong luân-hồi, tuy vẫn phải chịu định-luật sinh diệt của danh-sắc, nhưng những tạp-nhiễm, thối đọa của luân-hồi, các Ngài không bị cuốn hút, ràng buộc vào chúng.

Sau khi đã trở thành một chúng-sanh của Níp-bàn, các Ngài không còn bị trở lui khỏi giai-đoạn giải-thoát, không còn trở lại vùng tùy-miên của thân-kiến. Các ngài trú vững-chắc trong giai-đoạn đầu của Hữu-dư Níp-bàn.

Suốt thời gian còn lại của dòng luân-hồi, cho đến khi các Ngài Vô-dư Níp-bàn cảnh giới tái-sanh của các Ngài chỉ có thể là người, chư-thiên hay phạm-thiên.

Tám chi đạo tuy chỉ hiện trong tâm đạo siêu-thế, nhưng những nghiệp thiện hiệp-thế vẫn có liên-hệ đến tám chi đạo này.

Ba chi phần của Giới-uẩn chỉ kết hợp với những thiện-nghiệp liên quan đến giới.

Còn Ðịnh-uẩn, Tuệ-uẩn kết hợp được nhiều loại thiện-nghiệp.

Trong ba chi đạo của Giới-uẩn chỉ kết hợp với những thiện-nghiệp thuộc về giới, nhưng vẫn trú-vững trong phạm vi "không vi-phạm giới" của bậc Thánh trong suốt kiếp luân-chuyển còn lại của Ngài, Dự-lưu quả được Ðức Thế-tôn tán-thán còn hơn cả địa-vị của vua Chuyển-luân có bảy báu.

Nhưng nhân cần thiết để chứng đạt quả vị Dự-lưu là gì?

- "Dự-lưu phần, Dự-lưu phần! Này Sārīpuṭṭa. Thế nào là Dự-lưu phần?

- Bạch Thế-tôn! Thân-cận bậc chân-nhân là Dự-lưu phần. Nghe diệu-pháp là Dự-lưu phần. Như-lý tác-ý là Dự-lưu phần. Thực-hành pháp và tùy pháp là Dự-lưu phần.

-Lành thay! Lành thay! Này Sārīpuṭṭa". (Tương-ưng kinh)

Ðó là nhân cần thiết để thành-tựu quả Dự-lưu.

THỰC-HÀNH PHÁP TRỢ-ÐẠO

Chúng-sanh gặp được giáo-pháp của đức Phật, có tâm tầm cầu đạo-quả siêu-thế, nên theo trình-tự của bảy pháp thanh-tịnh.

Trước tiên, nên thực-hành giới cho được thanh-tịnh, rồi nỗ-lực tinh-cần hành những pháp trợ-đạo, để nhập vào dòng nước thánh (ariya soṭa).

Sự thực-hành bảy pháp thanh-tịnh, dẫn đến thành-tựu các pháp trợ-đạo, nhưng tùy theo sự thực-hành của hành-giả có vài điểm khác biệt.

Tâm-tịnh theo bộ Visuddhi magga, chỉ liên quan đến hành-giả thuần Chỉ-tịnh, cận-định cũng bao gồm trong tâm-tịnh.

Cận-định là điều-kiện cần thiết phải có để bước vào hành-trì Minh-quán.

Về Ðạo-phi-đạo tri-kiến-tịnh chỉ liên quan đến người tăng thượng mạn (adhimāna), là người có tánh tự cao, có sự hiểu lầm: "Ta đã chứng-đắc đạo-quả", thật ra là chưa chứng-đắc chi cả.

Năm pháp thanh-tịnh là: Giới-tịnh, Kiến-tịnh, Ðoạn-nghi tịnh, Hành tri-kiến tịnh và Tri-kiến tịnh, ứng dụng cho nhiều dạng người.

Giới-tịnh, tâm-tịnh được đề cập ở những phần trước. Kiến-tịnh được xem là thành-tựu, nếu hành-giả có thể phân-tích nhận biết được sáu nguyên-chất: đất, nước, lửa, gió, hư-không và thức.

Nếu hành-giả nhận biết rõ nhân sanh-khởi, nhân thành-tựu và nhân diệt mất của sáu nguyên-chất (dhāṭu) xem như hành-giả hoàn thành được giai-đoạn Ðoạn-nghi tịnh. Nhân sanh và nhân diệt của sáu nguyên-chất ấy là: Nghiệp, tâm, vật-thực (āhāra) và thời-tiết (uṭu).

Nguyên-nhân làm sanh-khởi sáu thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý (thức) là sáu cảnh tương ứng của thức.

Tri-kiến tịnh ám chỉ đến ba đặc-tướng vô-thường, khổ, vô-ngã. Nếu ba tướng này được nhận biết rõ ràng qua những nguyên-chất trên, thì pháp thanh-tịnh này xem như thành-tựu.

Tri-kiến tịnh hay xuất thế-gian tri-kiến tịnh là tuệ liên-quan đến bốn Thánh-đạo.

Ðó là tóm lược bảy thanh-tịnh trong quá-trình tu-tập của hành-giả.

* * *

DI-SẢN GIÁO-PHÁP

Ba mươi bảy pháp đưa đến giác-ngộ được trình giải trong những chương trước, đó là di-sản của đức Phật. Những pháp này là những viên bảo ngọc, được kết thành xâu chuỗi vô giá. Di-sản là tài-sản của cha-mẹ để lại cho con một cách hợp pháp, người con xứng đáng thừa hưởng là người gìn-giữ, phát-triển di-sản ấy ngày càng sung-mãn và người này phải làm theo lời di-chúc của cha-mẹ.

Di-sản của đức Phật (buddha dāyajja) để lại là bảy thánh tài: tín, giới, tàm, quí, văn, thí, tuệ với lời di-chúc là: "Này các tỳ-khưu! các pháp hữu-vi là vô-thường, hãy tinh-tấn, chớ có dể-duôi".

Nói rộng hơn, tài-sản để lại của Ðức Thế-tôn là giáo-pháp của Ngài, một giáo-pháp có mục-đích diệt nhân sanh khổ, đưa đến giải-thoát và ba mươi bảy pháp trợ-đạo là những phương-án tích-cực để đạt đến mục-đích ấy.

Về tính-chất, di-sản của đức Phật có hai loại: Di-sản thế-gian và di-sản giáo-pháp. Di-sản thế-gian là bốn món vật-dụng: vật-thực, y-phục, chỗ ngụ và thuốc trị bệnh dành cho vị tỳ-khưu. Di-sản giáo-pháp: là tam học (ṭisikkhā) đó là: Giới-học, định-học và tuệ-học, bảy pháp thanh-tịnh, ba mươi bảy pháp trợ giác-ngộ.

Di-sản giáo-pháp có hai loại:

- Di-sản giáo-pháp thuộc thế-gian: là ba loại pháp: Giới-học, định-học, tuệ-học còn liên quan đến luân-hồi, sáu pháp thanh-tịnh, ba mươi bảy pháp trợ-đạo còn liên-hệ đến thế-gian.

- Di-sản giáo-pháp thuộc xuất thế gian là tam học không liên quan đến luân-hồi, pháp thanh-tịnh thứ bảy, ba mươi bảy pháp trợ-đạo ra khỏi thế-gian.

Pháp-sản (dhamma dāyajja) của Ðức Thế-tôn, ở khía cạnh khác có thể phân thành hai loại:

- Pháp-sản bền-vững (niyaṭa), đó là pháp-sản dẫn đến sự chấm dứt ba loại luân-hồi. Ðó là sự thực-hành Giới-định-tuệ đưa đến giải-thoát.

Có ba loại luân-hồi: phiền-não luân-hồi, nghiệp luân-hồi và quả luân-hồi. Ba loại luân-hồi này được đoạn trừ từng phần trong tâm đạo siêu-thế, khi đạt đến Vô-dư Níp-bàn xem như hoàn toàn giải-thoát. Vị Thánh A-la-hán khi còn danh-sắc, chỉ còn quả luân-hồi hiện-tại đang trổ, còn phiền-não luân-hồi, nghiệp luân-hồi và quả luân-hồi vị-lai Ngài đã đoạn-diệt hoàn-toàn.

- Pháp-sản không bền-vững (aniyaṭa) là sự thực-hành tam học chưa đi đến giải-thoát ba loại luân-hồi, kết quả của sự thực-hành này đưa đến thành-tựu vương-quyền, chư-thiên, phạm-thiên... kết-quả này vẫn còn bị định-luật luân-hồi điều-khiển.

Ðã đành có rồi mất, nhưng mãnh-lực quay trở lại điểm cũ cũng vẫn còn, khác với pháp-sản bền-vững, chỉ có vượt lên chứ không quay lại, dù vẫn bị định-luật vô-thường chi phối.

Do tính-chất đặc biệt này, nên người hưởng di-sản của Ðức Thế-tôn cũng có hai loại: Người thừa hưởng bền-vững và người thừa hưởng không bền-vững di-sản của đức Phật.

Người không có được trí thực-chứng về tam tướng, đó là người thừa hưởng không bền-vững di-sản của đức Phật, giống như người con thừa hưởng gia tài lớn của cha để lại, nhưng đam mê trụy lạc, cuối cùng trở nên người nghèo khổ, khánh tận gia-sản, phải chịu khổ trong cảnh túng quẩn.

Những người này, hôm nay có thể là đệ tử trong giáo-pháp của đức Phật, ngày mai có thể là đệ tử của một đạo sư khác ở ngoài giáo-pháp này. Và họ có thể trở thành " kẻ phỉ báng -phá hoại giáo-pháp của đức Phật".

Ngay trong hiện-tại, một số người từng bỏ đức-tin nơi đức Phật-Pháp-Tăng để theo tôn-giáo khác, như thế đã là một tổn thất lớn, nhưng cũng tạm cho là được, vì đức-tin không ai có thể cưỡng chế, nhất là trong giáo-pháp này không có vấn đề cưỡng bức đức-tin. Thế nhưng, họ còn quay lại phỉ báng và phá hoại giáo-pháp của đức Phật, đó là do đâu? Là do không có tri-kiến về thiện và bất-thiện.

Trong khi toàn bộ giáo-pháp này chỉ rõ hai con đường: nên lánh xa, từ-bỏ, đoạn-diệt bất-thiện pháp, nên hành-trì, làm cho sung-mãn thiện-pháp.

"Này Ānanda! Toàn bộ giáo-pháp này là thiện bạn hữu". (Tăng-chi kinh)

Bậc trí nên suy-gẫm để chọn cho mình một đạo lộ tốt đẹp.

Người thừa hưởng không bền-vững di-sản của đức Phật, kiếp này có thể là đệ tử trong giáo-pháp đức Phật, nhưng kiếp sau có thể là đệ tử trong hệ thống giáo-lý khác.

Có câu nói rằng: "Gọi là phàm-phu vì thường đi tìm kiếm nhiều vị thầy". Nghĩa là, trong vô số kiếp quá-khứ kẻ phàm-phu chưa bao giờ bằng lòng một vị thầy mà họ nương nhờ. Những dịp gặp được đức Phật và quy ngưỡng trong giáo-pháp của Ngài thật hiếm hoi, đôi khi họ sùng bái phạm-thiên, đôi khi họ sùng bái "ông trời" (sakka), hoặc nhiều vị thần linh khác, đôi khi nương tựa vào khoa chiêm tinh (xem các vì sao -thiên văn), nương tựa vào thần đất (coi địa lý), những khoa đặc dị về chú thuật (manṭa) ... họ xem những nơi ấy là nơi ngự-trị của đấng toàn-năng, mặt khác, số giáo chủ tà-ngụy trong thế-gian cũng có rất nhiều. Và thế là, kẻ phàm-phu tiếp tục trôi lăn trong vòng luân-hồi, tích chứa nhiều ái-luyến, thân-kiến. Ðó là tính-chất đáng kinh-sợ của phàm-phu.

Khi nào kẻ phàm-phu tìm được sự nương tựa nơi giáo-lý chân-chánh, một giáo-lý có tính hướng thượng, mà cứu cánh là giải-thoát.

"Này Bà-la-môn! (chỉ cho Bà-la-môn Jāṇussoṇi). Ðối với sa-môn, nhẫn nhục, nhu hòa là mong muốn, trí-tuệ là cận hành. Giới-hạnh là điểm tựa, không sở-hữu là xu hướng. Níp-bàn là cứu cánh". (Tăng-chi kinh)

Ðôi khi phàm-phu chấp-nhận tăng-thượng giới-học (adhisīla paṭiyaṭṭi), tăng-thượng tâm-học (adhiceṭaso paṭiyaṭṭi), tăng thượng tuệ học (adhipaññā paṭiyaṭṭi) nhưng chưa đoạn trừ được vùng thân-kiến tùy-miên nên gặp phải chướng-ngại là tăng-thượng mạn, hiểu lầm mình đã chứng-đắc đạo-quả, tuyên bố rằng: "tôi thực-hành viên-mãn giới, tôi thực-hành viên-mãn tri-kiến, tôi biết rõ về danh-sắc...". Ðó là những lời tuyên bố về Giới-định-tuệ xoay quanh trục thân-kiến, xoay quanh "cái tôi".

Nó giống như những hạt mưa rơi xuống vùng sa mạc khô khan nóng bỏng, những hạt mưa ấy bị sức nóng của thân-kiến hút hết, đồng thời làm cho nó biến mất.

Cũng vậy, vương quốc thân-kiến đầy nóng bỏng, khô khan hút hết Giới-định-tuệ của phàm-phu, làm cho chúng biến mất và phàm-phu ấy chỉ tạm thời làm chủ di-sản của đức Phật mà thôi. Ðây là hạng người thừa hưởng không bền-vững di-sản của đức Phật.

Thế nào là người thừa hưởng bền-vững di-sản của đức Phật? Ðó là bậc đã chứng đạt Thánh quả đầu tiên (quả vị Nhập-lưu), kể từ đó trở đi vị này thừa hưởng bền-vững di-sản của đức Phật.

Giới hiệp-thế của bậc Tu-đà-hườn bao gồm ba ác hạnh về thân, bốn ác-hạnh về lời nói và sự nuôi mạng trong sạch. Ðịnh hiệp-thế của bậc Dự-lưu được an-trú trong ân-đức của Tam-bảo, tuệ hiệp-thế của bậc Dự-lưu là sự thấy và rõ biết bốn Diệu-đế.

Giới-định-tuệ hiệp-thế ấy đều được an-trú vững-chắc, như những giọt mưa rơi xuống hồ lớn, được tồn tại trong vương quốc mát tịnh, hồ nước an-tịnh ấy ngày càng được sung-mãn. Cho dù trải qua nhiều kiếp sống, hồ nước ấy vẫn không hề bị suy giảm, đi đến khô cạn, mà càng ngày càng sung-mãn. Ví như người con thừa hưởng di-sản của người cha, theo đúng phương-pháp tạo thành tài-sản của cha chỉ dạy, cũng như gìn-giữ tài-sản ấy, tài-sản của người này ngày càng sung-mãn không hề bị suy giảm.

Chính trạng-thái siêu-thế của Giới-định-tuệ cùng các pháp trợ-đạo hiện khởi trong tám tâm siêu-thế (bốn tâm đạo và bốn tâm quả siêu-thế) hình thành tính-chất bền-vững của di-sản này.

Những vị Thánh, không còn có thể trở thành người ác-giới, người không có định, người vô trí-tuệ được. Ðây là bậc thừa hưởng bền-vững di-sản giáo-pháp của đức Phật.

Cũng cần bàn thêm: Vì sao không thể là người thừa hưởng bền-vững di-sản giáo-pháp của đức Phật?Vì là người thiếu niềm-tin và dục như-ý túc, nên sự thành-tựu những pháp thanh-tịnh bậc cao không thể hiện khởi, cho dù người này có ý tưởng ấy. Cũng giống như người học tụng kinh Pāli, chỉ cần tụng đọc được mà thôi, không cần hiểu biết nghĩa lý chi cả.

Cũng vậy, một số người khi qui ngưỡng vào Tam-bảo, họ chỉ biết hành-thiện như bố-thí, trì-giới, khi hỏi họ "thực-hành" những thiện-pháp ấy với mục-đích gì? Họ trả lời "để được như thế này, để được như thế kia ..." những kết quả ấy thật khiêm-tốn nhỏ nhoi, so với những gì họ có thể thành-đạt cao quí hơn.

Có lần bà Visākhā hỏi những người nữ tùy tùng: "thọ-trì bát quan giới để làm gì? Những người nữ trung niên đáp: "để có được những người con hiếu kỉnh cha mẹ". Những người nữ nhỏ tuổi hơn thì ṁong có được người chồng chung thủy, những người con xinh đẹp, ngoan ngoãn...".

Ðã thiếu niềm tin, lại khiếm khuyết dục như-ý, dĩ nhiên dẫn đến không tích cực nỗ-lực hành-đạo. Thiếu niềm tin ở đây, chỉ cho trạng-thái tự ti rằng: "Ta không thể đắc đạo-quả trong kiếp sống này, vì ta là người duyên mỏng, nghiệp dày...".

Nếu có nỗ-lực hành-đạo chăng, cũng chỉ là sự khiên-cưỡng, miễn-cưỡng, cố-gắng một cách yếu ớt. Vì yếu ý chí nên tâm của những người này không thể gắn bó vào sự hành-trì pháp niệm. Tất cả những điều-kiện xa, gần này dẫn đến trí-tuệ không được tỏ rạng, thế là họ chối bỏ công việc tu-tập, cho là vượt quá khả-năng của mình. Do vậy, đức Phật sách tấn chúng-sanh tìm giải-thoát khổ cho chính mình, bằng cách hỗ-trợ, tăng cường, làm sung-mãn những pháp như-ý túc đang yếu ớt, muội-lược của chính họ. Chỉ khi ấy, những ước muốn giải-thoát khổ mới sanh-khởi mãnh-liệt, giúp cho ý chí thêm kiên-định trong sự thực-hành pháp.

Người có một pháp như-ý túc nào đó, từ đó làm nền-tảng khởi sanh các pháp như-ý khác, đồng thời những pháp trợ-đạo cũng nương theo đó sanh lên, cuối cùng vị ấy đi đến giai-đoạn tri-kiến thanh-tịnh là giai-đoạn tất cả pháp trợ-đạo đều hội-tụ trong một cái tâm, cái tâm ấy gọi là tâm đạo. Và vị ấy trở thành người thừa hưởng bền-vững di-sản giáo-pháp của đức Phật.

Người không có pháp như-ý túc, chỉ có thể hưởng lợi-ích nhỏ nhoi của thiện-pháp, họ không có cơ hội nếm hương vị tinh hoa của giáo-pháp. Thậm chí, có khi không có cơ hội hưởng lợi-ích nhỏ, vì đã phá bỏ di-sản của mình, khi xa lìa di-sản của đức Phật.

Không có cơ hội hưởng lợi-ích nhỏ là khi nào? Khi không có tri-kiến về bản chất của thế-gian. Trong thế-gian rất ít chúng-sanh có được tri-kiến đúng, vì trải qua vô số kiếp quá-khứ đã nhận lãnh tà-kiến rất nhiều và đã tích lũy trong kho tùy-miên vô số loại.

Trong số những loại tà-kiến, sự cố chấp chiếm tỉ lệ cao, nguyên-nhân là gặp phải nhiều tà-sư, dẫn đến thọ-trì, thực-hành những pháp-hành tà-vạy.

Ngay cả Bồ-tát của chúng ta là Joṭipāla trong thời giáo-pháp của đức Phật Kassapa, cũng do sự cố-chấp vào kiến-thức của mình nói với vị Thánh A-na-hàm Ghaṭikāra rằng: "Ồ! Những ông sa-môn ấy có pháp gì để nghe chứ? Về sau, Bồ-tát được Ngài Ghaṭikāra dẫn dắt và Bồ-tát xuất-gia trong giáo-pháp của đức Phật Kassapa.

Một người có trí-tuệ, gần viên-mãn ba mươi pháp pāramī mà còn như thế, nói gì đến hạng phàm-nhân như chúng ta. Do thực-hành những pháp tà-vạy, cơ hội sinh làm người thật hiếm hoi (manussaṭa dullabha). Trong khổ-cảnh, ác quả dễ-dàng sanh-khởi như dây leo che lấp cây thiện-pháp, khiến cây thiện-pháp khó cho quả như-ý tốt tươi trong nhàn-cảnh.

Còn tri-kiến của những vị thuộc dòng Thánh, tri-kiến ấy được an-trú trong ba ân-đức Tam-bảo, càng ngày càng trong sáng thêm trong chuỗi luân-hồi còn lại của vị ấy.

Tất cả những di-sản quí báu của đức Phật, ngày càng hưng thịnh và sung-mãn trong tâm những vị ấy, những vị ấy chắc chắn sẽ đắc vô-thủ Níp-bàn, tức là vị ấy thành-đạt trọn vẹn Giới-định-tuệ trong bảy pháp thanh-tịnh. Ðây là chánh-đạo, con đường không lỗi lầm, con đường không có quanh co của những vị thừa hưởng vững-chắc di-sản giáo pháp của Ðức thế-tôn.

Những ai đã nương nhờ ân-đức Tam-bảo, nên lưu tâm rằng: "Ðức Phật không hề khen ngợi những người thừa-tự tài vật", đó là loại di-sản xấu trong giáo-pháp này, không nên tự cho mình là người có quyền thừa hưởng những di-sản xấu ấy, đó là người chỉ tạm thời hưởng di-sản của Ðức Thế-tôn.

Cần phải nỗ-lực phấn đấu để trở thành người xứng đáng thừa hưởng di-sản tốt đẹp của Ðức Thế-tôn, đó là người thừa-tự bền-vững khi thực-hành những pháp trợ-đạo, thành-đạt được mục-đích giải-thoát khổ.

Tuy nhiên, cần nên sách tấn những người thiếu trí-tuệ thực-hành những việc phước thiện, vì đó là nền-tảng cho sự thừa-tự bền-vững di-sản của đức Phật trong kiếp sau sau đó.

Ðối với người có trí, nếu muốn trở thành người thừa-tự bền-vững, nên an-trú tâm vào tám chi phần giới trong sạch (lánh xa ba thân ác-hạnh, lánh xa bốn ngữ ác-hạnh và không nuôi mạng sái-quấy). Nên an-trú niệm vào bốn pháp Niệm-xứ, nhất là niệm thân trong thân, mỗi ngày tối thiểu là ba giờ (180 phút), cố-gắng đạt cho được ba pháp tưởng về thân năm uẩn là vô-thường tưởng, khổ-tưởng và vô-ngã tưởng.

Và khi tiến tu pháp trợ-đạo chứng-đắc tầng thánh đầu tiên là Dự-lưu đạo, bấy giờ vị ấy là người thừa kế bền-vững giáo-pháp của Ðức Thế-tôn.

CHẤM DỨT PHÁP TRỢ-ÐẠO

-ooOoo-

Ðầu trang | 01 | 02.a | 02.b | 02.c | 02.d | 03 | 04 | 05 | 06 | 07.a | 07.b | 07.c | 08.a | 08.b

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Minh Tịnh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 02-2003)


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 24-08-2003