BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode VU Times or CN-Times font |
Đường đến Giác ngộ: 37 phần Bồ đề
Tỳ kheo Chánh Minh
Chùa Bồ Đề, Vũng Tàu
Xin lưu ý: Cần có phông UnicodeViệt-Phạn VU Times hay CN-Times cài vào máy để đọc các chữ Pàli. |
Chương II-d BỐN NIỆM XỨ QUÁN PHÁP TRONG PHÁP Trong phần tùy-quán pháp trong pháp, hành-giả tìm nơi thanh vắng như rừng, cội cây, nơi cách xa nhà ... ngồi ngay thẳng, chú ý quán-xét những pháp bất-thiện cùng pháp thiện. Thông-thường hành-giả sơ cơ, pháp bất-thiện sanh-khởi trước, sau đó mới sanh-khởi pháp thiện. Trái lại, những hành-giả thực-hành thiền tập lâu hay nhiều rồi, thì pháp thiện sanh trước, pháp bất-thiện sanh sau. Tùy-quán pháp trong pháp có năm nhóm là: - Năm pháp chướng-ngại (nīvaraṇa). Năm pháp chướng-ngại (nīvarana). Kinh văn trong Mahā saṭipaṭṭhāna suṭṭa (kinh Ðại niệm-xứ) có ghi rằng: "Kaṭhañ ca bhikkhave bhikkhu dham-mesu dhammānupassī viharaṭi? "Này các tỳ-khưu! Thế nào là vị tỳ-khưu sống quán pháp trên các pháp? Năm pháp chướng-ngại đó là: - Kāmacchanda nīvaraṇa: Tham-dục cái. Hành-giả chú ý quán-xét năm pháp chướng-ngại sanh-khởi trong tâm, loại nào đang có, loại nào không có. Biết rõ nhân sanh lên của tứng pháp chướng-ngại ấy, biết rõ pháp đối trị của chúng là pháp nào, biết cách thức ngăn chặn không cho chúng-sanh-khởi lên nữa. Tội-lỗi của năm pháp chướng-ngại, Ðức Thế-tôn không nói rõ, do đó chú giải Aṭṭhakaṭhā chỉ nói tóm tắt. Theo Aṭṭhakaṭhā, Ðức Thế-tôn thuyết-giảng quán thân niệm-xứ là Ngài thuyết thuần nhất về sắc-uẩn, thuyết thọ quán niệm-xứ là thuyết thuần nhất về thọ-uẩn, thuyết tâm quán niệm-xứ là thuyết thuần nhất về thức-uẩn. Riêng về pháp quán niệm-xứ, Ðức Thế-tôn thuyết-giảng quán-xét cả tưởng-uẩn và hành-uẩn. Một cách khác, khi Ðức Thế-tôn thuyết-giảng về thân quán niệm-xứ là Ngài thuyết về quán xét sắc, thuyết-giảng thọ quán niệm-xứ và tâm quán niệm-xứ là thuyết-giảng về quán xét danh, thuyết quán pháp niệm-xứ là quán-xét cả sắc lẫn danh. * Tham-dục cái (kāmacchanda nīvaraṇa). Là sự đắm-nhiễm, tham muốn trong cảnh trần như màu sắc, âm thanh, mùi hương, vị chất ngon ngọt, sự đụng chạm khoái-lạc. Sở dĩ, sự ham mê theo trần tục được gọi là chướng-ngại vì tham-dục này ngăn chặn chi định (ekaggaṭā) của thiền. nó làm cho tâm nóng nảy đi tìm cho được năm cảnh nó ưa thích là: sắc, thinh, hương, vị, xúc, gọi chung là năm trần-cảnh. khi được rồi thì đắm-nhiễm mê say, khi không được thì sầu-khổ ta-thán. Ái-dục có thể khiến chúng-sanh đi tìm điều nó ưa thích, dẫn đến tội-lỗi hay làm cản trở sự tấn hóa, nên gọi tham-dục là pháp chướng ngại. Như trong thiền Quán, khi hành giả đạt đến Sanh-diệt trí, phát sanh một trong mười pháp tốt như tín, trí, tịnh ... nhưng vì tâm đắm-nhiễm trong pháp ấy, nên trở thành phiền-não quán. Trong kệ-ngôn Pāli, câu nói "có" (sanṭaṃ vā) nghĩa là hiện đang sanh, hoặc đang khởi động (chữ santa khi làm tỉnh-từ có nghĩa là hiện-tại). Chữ "không có" (asanṭaṃ vā) nghĩa là chưa sanh hoặc đang yên-lặng. Ðức Phật thuyết trong Tương-ưng kinh rằng: "Cái gì là vật-thực của dục-tham, khiến dục-tham chưa sanh được sanh-khởi hay đã sanh được tăng-trưởng? - Là tịnh-tướng (subhanimiṭṭa: tướng tốt đẹp)"... Cũng trong Tương-ưng kinh, Ðức Thế-tôn dạy rằng: "-Này các tỳ-khưu! do tác-ý không đúng khiến dục-tham chưa sanh được sanh-khởi, đã sanh được tăng-trưởng ...". Các vị giáo thọ sư trong Aṭṭhakaṭhā có giải rằng: Nhân sanh-khởi và làm dục-tham tăng-trưởng có hai là: Có tác-ý không đúng trong tịnh-tướng. Phương-pháp đối trị, trừ diệt dục-tham có hai cách. Một là: - Có tác-ý đúng trong năm trần-cảnh. Hai là: 1- Học và hiểu rõ về tướng không tốt đẹp (asubha nimiṭṭa). Cả sáu điều này là phương-pháp đối trị, khắc chế của dục-tham. Tác-dụng của dục-tham là tạo ra một ảo cảnh khoái-lạc trong tâm chúng-sanh, xuyên qua năm trần-cảnh đáng hài lòng, đáng thích ý của tâm. Hành-giả thực-hành thiền Chỉ hay thiền Quán, cần phải ghi nhận rõ: khi tâm lui sụt không còn thích-thú trong đề mục, nghĩa là dục-tham chuẩn bị sanh-khởi, nếu khi ấy tác-ý (manasikāra) bị sai lệch, xem như đang trợ giúp cho dục-tham sanh-khởi. Khi dục-tham sanh-khởi, đối-tượng của nó sẽ là một trong năm trần-cảnh mà thường ngày hành-giả thích-thú, như thích xem chương trình ca nhạc, thích những vật-thực hợp khẩu vị ... Khi hành-giả nhận ra nó đang ngự-trị tâm, việc cần thiết là quay trở lại đề mục ngay. Trong năm điều đối trị ở trên, đó là những yếu tố bên ngoài, nhằm mục-đích "phòng ngự từ xa" đối với dục-tham, không cho nó có đủ sức mạnh đi vào vùng ý môn (manodvāra) hay vùng triền (saṃyojana kheṭṭa) để "tác oai tác quái", điều khiển tâm rơi vào vùng kiểm-soát của nó. "Phòng-hộ các quyền" Là gìn-giữ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân khi phải tiếp xúc với sắc đẹp, tiếng êm dịu, mùi hương, vị chất ngon ngọt, sự đụng chạm khoái-lạc, không cho tâm rơi vào cạm bẩy của tham. Ðiều phải tiếp xúc với năm cảnh trần qua năm giác quan là điều không thể tránh khỏi, quan trọng là phải thoát ra những tai hại do năm cảnh trần gây nên. Giống như người thợ rèn phải gấp cục sắt đỏ rực trong lò lửa ra, anh ta phải làm thế nào để khỏi bị bỏng tay do cục sắt đang nóng đỏ, đó là điều cần thiết cho anh. Anh sẽ dùng cây gấp, gấp cục sắt ra khỏi ngọn lửa, đặt nó trên đe, rồi dùng những dụng cụ khác biến cục sắt vô ích trước đây trở thành vật hữu dụng như cuốc, xẻng ... Cạm bẩy do dục-tham giăng ra qua năm cảnh trần, đó là những gì đáng yêu thích (khả-ái), đáng hài lòng (khả-hỷ) đáng thụ-hưởng (khả-lạc), gọi chung là pháp trần. Pháp trần ấy dẫn tâm rơi vào quyền lực của ái-dục, do đó cũng cần phải phòng-hộ ý-quyền, tức là canh giữ tâm, không cho say đắm thích-thú trước những gì khả-ái, khả-hỷ, khả-lạc. Có những hành-giả khi tiếp xúc với cảnh trần, như cảnh sắc chẳng hạn, giữ được tâm niệm, nhận biết rằng: "đây chỉ là sự thấy", chẳng màng quan tâm đến "đèn xanh, đèn đỏ, ngọn tỏ, ngọn lu", đó là tạm thời giải-thoát ra khỏi dục-tham, được như vậy cũng là một bước tiến trong tu-tập, nhưng một khi niệm yếu-đuối, có sự dể-duôi thì rơi vào dục-tham ngay. Trong Trung-bộ kinh, bài kinh Nhất-thiết lậu-hoặc (sabbāsava suṭṭa), đức Phật có dạy: "Aṭṭhi āsava saṃvāra pahāṭabbā: Có những lậu-hoặc (là pháp ngâm tẩm, rỉ chảy) do phòng-hộ được đoạn trừ". Vật-thực của dục-tham là tịnh-tướng, để đoạn trừ dục-tham, hành-giả phải thấy được sự không tốt đẹp trong cái tốt đẹp. Như một người nhìn bức tranh đẹp, nếu y thấy những khuyết điểm của nó, y sẽ thấy bức tranh không còn đẹp như trong ý nghĩ trước đây. Thế là, bức tranh giảm giá trị trong mắt y, y không còn thích-thú, đắm-nhiễm trong bức tranh ấy. Cũng vậy, hành-giả khi phải tiếp xúc với cảnh trần, cần phải thấy được sự không xinh đẹp, không đáng vui thích trong cảnh, đó là tác-ý đúng trong tịnh-tướng, là tác-ý hợp phương-pháp, đồng nghĩa là tác-ý lìa bỏ đường lối điên-đảo. Trái lại, khi tiếp xúc với cảnh trần, tâm hành-giả tìm thấy cái đẹp trong cái không xinh đẹp, đó là tìm vật-thực cho dục-tham. "Sự tri-túc và tiết độ trong vật-thực". Tri-túc là dễ-dàng thỏa mãn (biết đầy đủ) trong điều-kiện có được, nó ngăn chặn sự tầm cầu. Tức là, không vui mừng đối với loại vật thực hợp khẩu vị cũng không khó chịu trước những loại vật thực thô thiển. Còn tiết độ là biết chừng mực trong thọ-dụng vật-thực, khi còn dùng bốn hay năm miếng vật-thực nữa thì no, hành-giả nên ngừng lại, uống bốn hay năm ngụm nước thay cho cơm là vừa. Ðúng như Phật-ngôn rằng: "Ðây là vừa đủ an lạc cho vị tỳ-khưu, không dùng thêm bốn hay năm miếng cơm cuối cùng, hãy ngưng lại và uống ước. Hướng tâm tinh-tấn hành pháp". Tham-dục cái được trừ-tuyệt khi hành-giả chứng quả A-na-hàm. Trong thiền Chỉ, tham-dục là chướng-ngại của chi định. * Sân-độc cái (byāpāda nīvaraṇa): Là sự ác ý, bực dọc, nó còn hàm ý là "sự trả đũa" bằng thân hay bằng lời nói. Khi sân-độc cái sanh lên, người ta không còn ngần ngại hay e dè trước tội-lỗi. Sân-độc cái sanh lên ngăn che chi hỷ (pīṭi). Nhân sanh-khởi của sân-độc là: tác-ý không đúng. Tức là, nghĩ rằng "người này đã khinh ta, đánh ta, chửi mắng ta, hiếp đáp ta (hoặc người thân của ta) quá đáng. Ta phải trả đũa, nếu không hắn sẽ tiếp tục như thế nữa, người khác sẽ cho ta là ngu si, kém trí, bất tài...". Ðây là tướng của sân-độc cái, mức độ thô-thiển là diễn ra bằng hành động, bằng lời nói, nếu chỉ xảy ra trong ý là mức độ yếu-đuối. Vật-thực của sân-độc là đối-nghịch tướng (paṭigha nimiṭṭa), cùng với tác-ý không đúng đã làm tăng-trưởng ác ý. Nên hiểu rằng: Sự nóng giận nhưng chưa có ý làm hại, hủy diệt đối-tượng thì chỉ là sân, nhưng nếu có sự trả thù, làm hại đến đối-tượng là sân-độc (ác ý). Có hai phương-pháp đối trị sân-độc là: 1- Tác-ý đúng đến Từ-tâm giải-thoát (meṭṭā vimuṭṭi). Từ (meṭṭā) là chỉ về cận-định hay nhập-định do tu-tập đề mục Từ (meṭṭā kammaṭṭhāna). Còn Từ-tâm giải-thoát là chỉ cho sự đắc-định trong tất cả đề mục đưa đến đắc định. 2- Có năm cách để đối trị sân-độc là: a. Học tập về Từ-tướng (meṭṭānimiṭṭa). "Học về đề mục Từ và rải tâm Từ". Là mong cho chúng-sanh được an-vui. "Quán-xét đến nghiệp quả bằng nhiều cách". Ðây là điều quan trọng nhất trong cách đối trị, áp chế sân-độc, như nghĩ rằng: "tất cả chúng-sanh đều có nghiệp là tài-sản, tốt hay xấu là do chính mình tạo". Khi hành-giả có sự oán-hận, hãy dạy tâm rằng: "ngươi thù oán họ, ngươi sẽ làm gì được họ? Ngươi có thể phá vỡ điều tốt đẹp của họ được không? Khi ngươi thực-hành điều tội-lỗi này, ngươi sẽ ra sao? Có phải hình phạt tù đày hiện-tại đang chờ ngươi? Cho dù ngươi thoát khỏi hình phạt của thế-gian trong hiện-tại, nhưng nghiệp ác xấu này, ngươi phải mang vác cho đến bao giờ mới vất xuống được?. Hiện-tại ngươi đang mang nặng nó trong tâm, sao ngươi không vứt bỏ nó xuống đi?". Sự thù-hận người khác ví như cục sắt nướng đỏ đang cầm trong tay, hoặc ví như phẩn hôi tanh đang dính vào người. Người có trí sẽ ném bỏ cục sắt nóng đỏ xuống đất, hoặc tắm rửa thân thể sạch sẽ bằng nước tinh-khiết từ-bi. Người tin vào nhân-quả, lý nghiệp-báo sẽ dạy tâm rằng: "nếu ngươi giữ tâm trong pháp thiện, sự tốt đẹp, sự an-vui sẽ có cho ngươi. Dù họ có giận ngươi, họ cũng chẳng phá-hoại được sự tốt lành của ngươi, ngươi đi theo cái nghiệp của ngươi, họ đi theo cái nghiệp của họ. Quả ác-nghiệp giống như cát bụi được tung lên ngược chiều gió, nó sẽ quay lại chính người ném ra". "Thân-cận với bạn lành (hảo nhân)". Là chỉ giao du với người tu tiến tâm từ, là người có lòng thương xót người khác như trưởng-lão Assaguṭṭa, trưởng-lão Subhūṭi. "Nói lời thích-hợp". Là nói những chuyện liên-hệ đến vô-sân, tránh khơi dậy các câu chuyện liên-hệ đến sân-hận, tránh khơi dậy các câu chuyện làm phát-sanh hận-thù. Sân-độc được trừ-tuyệt khi hành-giả đắc quả Bất-lai. * Hôn-thụy cái (Thīnamiddha nīvaraṇa). Là sự dã-dượi, uể-oải, mất khả-năng linh hoạt trong các sinh hoạt. Hôn-thụy cái sanh lên ngăn che chi tầm (viṭakka). Nhân sanh của hôn-thụy là: tác-ý không đúng. Vật-thực dành riêng cho hôn-thụy là: Không hân-hoan, chán nản, ăn quá no cùng với tác-ý không đúng. Phương-pháp làm đình chỉ sự buồn ngủ (hôn-trầm) dã-dượi, uể-oải (thụy-miên) là: - "Arabbhanila kamaparakkama dariya yoniso manasikāra: Suy ngẫm đúng đắn về sự tinh-cần". Nghĩa là khi hành-giả uể-oải, buồn ngủ, hãy tác-ý rằng:"Ta hãy tinh-tấn thực-hành công việc này", hay: "ta hãy tinh tấn thực hành cho xong công việc này" tức là làm cho sự nỗ-lực sanh-khởi. Khi sự nỗ-lực sanh-khởi lên rồi, nhưng nó còn non yếu, hành-giả cần phải bảo trì sự tinh-tấn được vững mạnh. Khi hành-giả nhận thấy sự tinh-tấn đã vững mạnh, hãy tiến hành công việc đang hay sẽ tiến hành. Hành-giả phải đánh thức ý chí, đồng thời dẫn dụ hân-hoan sanh-khởi trong tâm, tâm sẽ không còn rụt rè trước công việc. Sẽ không ngủ trước giờ được qui định, có người chưa làm xong công việc lại đi ngủ, hoặc thấy việc khó vội thối chí, đó là do không đánh thức ý chí của tâm. - Cách hai gồm có sáu pháp là: 1- Không ăn uống quá độ (quá no) (aṭibhojana nimiṭṭagāha). * Trạo-hối (Uddhacca kukkucca nīvaraṇa). Là sự bồn chồn, bứt rứt của tâm, khiến dở dang trong công việc, hoặc lo lắng bâng quơ. Nhân sanh của trạo-hối là: tác-ý không đúng. Trạo-hối cái sanh lên ngăn che chi lạc (sukha). Vật-thực của trạo-hối là: không có sự yên-lặng. Trạo-hối gồm hai phần: tán-loạn tâm và ân hận về những điều ác quấy đã làm, hay bỏ qua những việc thiện không thực-hành. Phương-pháp điều trị trạo-hối có sáu cách: 1- Nghe nhiều học rộng (bahusuṭṭaṃ), là học hỏi những phương cách làm cho tâm yên tịnh, cùng với sự phân biệt rõ ràng thiện-pháp và bất-thiện pháp. Những phương cách làm tâm yên tịnh giúp cho hành-giả đi vào sự tu-tập, không bị tán-loạn. Còn phân biệt rõ thiện, bất-thiện pháp giúp cho tâm không bị nóng nảy, khó chịu trong cách hành-xử. 2- Hỏi những điều chưa rành mạch hay còn hoài-nghi (paripucchakaṭi). 3- Thông hiểu về luật (vinaya pakaṭaññuṭā): Chính sự thông hiểu về luật, giúp tâm ngăn chặn được trạo-hối, tâm không còn bấn loạn do hoài-nghi trong việc hành-trì thiện-pháp, ngăn trừ bất-thiện pháp. Trong kinh-điển Pāli, khi các vị tỳ-khưu lâm trọng bệnh, Ðức Thế-tôn thường hay nhắc nhở rằng: "Này tỳ khưu! ngươi có ân hận gì về giới-luật của mình không?...". 4- Thân-cận với minh-sư (vuḍḍhaseviṭā): Là gần gũi học hỏi phương-pháp an-tịnh nơi vị đã tu tiến thành-đạt thiền-tịnh hay Minh-quán. 5- Thân-cận thiện-hữu. 6- Nói những chuyện nhằm mục-đích phát-sanh hoan-hyû. Trừ-tuyệt hôn-thụy và phóng-dật khi chứng-đắc đạo A-la-hán, còn trừ được hối hận khi đắc Bất-lai đạo. * Hoài-nghi cái (vicikicchā nīvaraṇa). Là phân-vân nghi-hoặc về thiện ác... hoài-nghi khiến người ta ngưng hay bỏ dở việc thiện đang làm, hoặc dự định sẽ làm một việc thiện nào đó lại không làm. Hoài-nghi cái sanh lên ngăn che chi tứ (vicāra). Nhân sanh của nghi-hoặc là: tác-ý không đúng. Vật-thực của nghi-hoặc là: Pháp được làm trú-xứ của nghi-hoặc, cùng với tác-ý không đúng. Hoài-nghi cái khi sanh lên khiến việc thiện chưa làm không làm,việc thiện đang làm được đình chỉ. Trái lại, đối với điều ác thì vẫn tiến hành, hoặc việc ác chưa làm sẽ thực-hiện. Có bao giờ có trường-hợp do hoài nghi mà việc ác chưa làm không làm, việc ác đang làm được đình chỉ, việc thiện chưa làm được làm, việc thiện đang làm được tiến hành không? Không hề có, vì hoài-nghi là một sở-hữu thuộc về bất-thiện (akusalaceṭasika), đã là bất-thiện thì không thể tạo việc thiện. Mặt khác khi có nghi-hoặc về thiện ác... chính lúc ấy đã có mê-muội đang hiện bày, mê-muội là biểu tượng của vô-minh, nó có khuynh-hướng làm ác. Do đó, trường-hợp vì nghi-hoặc có thể ngưng tiến hành việc ác, hoặc không làm việc ác như dự tính, điều này không hề có. Vậy, nếu trường-hợp này xảy ra là do gì? Do đức-tin hay trí sanh-khởi, vì đức-tin là pháp đối trị của hoài-nghi và trí là pháp cắt đứt hoài-nghi. Ðức-tin và trí là thiện-pháp nên có khuynh-hướng làm thiện. Như có người thường hay đốt đồ mã cho người đã chết, họ không biết đó là sự mê tín dị đoan, đức Phật gọi là giới cấm-thủ (sīlabbaṭapamārāsa). Tuy tâm họ có nghi-hoặc: "chẳng biết việc đốt giấy tiền, vàng giả, đồ mã này có lợi-ích gì không? người đã chết có nhận, hay không nhận được", tuy nghi-hoặc như vậy, nhưng họ vẫn làm. Giới cấm thủ là một tà-kiến, là bất-thiện nên nghi-hoặc nghiêng về bất-thiện, thiên về bất-thiện, hướng về bất-thiện, vì thế điều mê tín dị đoan vẫn được thực-hiện, dù tâm có nghi-hoặc. Hoài-nghi rất đa dạng, tạo thành ác-nghiệp dẫn đến khổ, đọa lạc trong khổ-cảnh. Hoài-nghi được đức Phật thuyết-giảng trong tạng Thắng-pháp, bộ Pháp-tụ (Dhammasaṅginī), phần Tụ-cái của Nhị-đề (duka), có tám loại là: Bốn điều liên quan đến ân-đức thù thắng: Hoài-nghi ân-đức Phật. Bốn điều liên quan đến sự nhận-thức chân lý: Hoài-nghi về quá-khứ (khởi thủy) hay nhân (heṭu). Ở đây, không trình-bày chi tiết về tám loại hoài-nghi này, chỉ xin tóm lược như sau: Hoài-nghi ân-đức Phật: Là không tin tưởng chắc chắn vào sự giác-ngộ của Ngài, những ân-đức như buddho (Phật) vijjācaraṇa sampanno (Minh-hạnh-túc), lokavidū (Thế-gian-giải), sugato (Thiện-thệ) ... có thật sự là như thế không nhỉ?. Nhưng rõ ràng những ý nghĩ trên cũng chẳng có cơ sở nào xác định: "những ý nghĩ ấy là đúng", người có trí nhận-định rằng: "đó chỉ là những ý nghĩ phát xuất từ sự không hiểu biết về ân-đức Phật". Thật ra, chẳng một chúng-sanh nào, cho dù chư-thiên, phạm-thiên, sa-môn, Bà-la-môn chí đến vị Thánh Thượng-thủ Sārīpuṭṭa đệ nhất về trí-tuệ trong hàng Thánh đại Thinh-văn, cả đến đức Phật độc-giác cũng không thể hiểu rõ về ân-đức Phật Chánh-giác trọn vẹn. Sự hiểu rõ ân-đức Phật Chánh-giác trọn vẹn không nằm trong lãnh-vực trí của hàng Thánh Thinh-văn hay của đức Phật Ðộc-giác (pacceka buddha). Có chăng, chỉ là sự biết trong lãnh-vực hạn hẹp, sự "cảm nhận" ân-đức của Ngài qua lời dạy, qua cách hành-xử, qua cách sinh hoạt cùng với sự hiển-lộ trí-tuệ siêu việt của Ngài (như tạng Thắng-pháp là một minh chứng). Nhưng trí-tuệ ấy thậm thâm cỡ nào? rộng lớn cỡ nào? không thể biết được, chỉ có thể "cảm nhận" trí ấy là siêu việt, thế thôi. Chúng ta hãy dở lại bài kinh Mahāparinibbāna suṭṭa (kinh Ðại bát Níp-bàn), có ghi nhận mẫu đối thoại của Ngài Sārīpuṭṭa với Ðức Thế-tôn. Ðại ý như sau: Ðức Sārīpuṭṭa tán thán Ðức Thế-tôn là bậc không có ai có thể hơn Ngài về phương diện giác-ngộ, kể từ quá-khứ, hiện-tại cho đến vị-lai. Ðức Thế-tôn rầy Ngài Sārīpuṭṭa là dám đại ngôn, gan dạ. Ngài hỏi rằng: "Có phải này Sārīpuṭṭa! Với tâm ngươi, ngươi biết tất cả những Ðức Thế-tôn quá-khứ, tất cả những Ðức Thế-tôn vị-lai hay trong hiện-tại ngươi hiểu rõ Như-lai là bậc có giới-đức như vầy, có thiền-định như vầy, có hạnh trú như vầy, có giải-thoát như vầy?". Ðức Sārīpuṭṭa khẳng định là không, rồi Ngài trình-bày lý do Ngài tin tưởng vào Ðức Thế-tôn như sau: Là do Ngài biết truyền-thống chánh-pháp, ví như đức-vua có một thành trì với hào lũy kiên-cố, có tháp canh vững-chắc, chỉ có một cửa ra vào, người gác cổng là bậc thông minh không cho kẻ lạ vào, thành trì này rất an-toàn không có kẽ hở. Cũng vậy, các bậc A-la-hán Chánh-đẳng-giác trong quá-khứ, hiện-tại hay vị-lai, đã diệt trừ năm pháp chướng-ngại, là pháp làm yếu ớt trí-tuệ, an-trú tâm vào bốn Niệm-xứ, tu-tập bảy giác-chi, chứng được vô thượng Chánh-đẳng-giác. Trong Trung-bộ kinh, bài kinh Dhammacceṭiya suṭṭa (Pháp trang-nghiêm): Ðức-vua Pasenadi (Ba-tư-nặc), tán thán Ðức Thế-tôn là người thành-tựu pháp trang-nghiêm, qua sự nhận-thức của đức-vua: "Ðức Thế-tôn có những hành-xử tốt đẹp và Ðức Thế-tôn chỉ dạy cho chư tỳ-khưu đời sống phạm-hạnh viên-mãn với những hành-xử tốt đẹp ấy". Ðức-vua trình-bày những pháp ấy và gọi là pháp trang-nghiêm. Ðức Thế-tôn phán dạy chư tỳ-khưu rằng: Này chư tỳ-khưu! Hãy thọ-trì những pháp trang nghiêm này, liên-hệ đến mục tiêu là căn-bản phạm-hạnh". Cũng trong Trung-bộ kinh, bài kinh Tư-sát (vimaṃsaka suṭṭa). Ðức Thế-tôn dạy chư tỳ-khưu phương thức xác lập đức-tin vào Ngài qua những lời dạy của Ngài với trí-tuệ thấy đúng theo sự-thật của vị ấy. Hoài-nghi ân-đức Pháp: Là ngờ vực rằng: "Pháp này có phải do chính Ðức Thế-tôn thuyết-giảng hay không? Hay do ngụy tạo, thêm thắt vào". Pháp này có thật sự đưa đến giải-thoát khổ hay không? ... Trong bài kinh Mahāparinibbāna, Ðức Thế-tôn có giảng bốn đại giáo-pháp (caṭṭāra mahāpadesa) về phương thức xác định "đây là lời dạy của Ngài hay không phải lời Ngài dạy" như sau: "Lời nào không phù hợp với pháp, không tương-ưng với luật, đó không phải là lời dạy của đức Phật. Lời nào phù hợp với pháp, tương-ưng với luật, đó là lời dạy của đức Phật". Cũng như mười điều Ngài giảng cho dân chúng xứ Kālāma, rằng: "Cần phải xem xét đó là thiện hay bất-thiện, nếu là thiện nên hành theo, nếu là bất-thiện cần phải từ bỏ". Hoài-nghi ân-đức Tăng: Như là: Supaṭipanna (Thiện-hạnh): Các Ngài có đúng là bậc Thiện-hạnh chăng, hay không phải. Ujupaṭipanno (Trực-hạnh): Các Ngài có phải là bậc Trực-hạnh hay được gọi như thế thôi ... Có phải các Ngài được gọi là thánh tăng vì đắc được đạo-quả giải-thoát. Ðạo-quả giải-thoát, Níp-bàn, có thật hay không? ... Ðối với sự hoài-nghi này, người có trí sẽ nghĩ rằng: "Quí Ngài là Thánh Thinh-văn đệ tử Phật, các Ngài đắc đạo, đắc quả, đó là sự giải-thoát khổ của chính Ngài, là lợi-ích của chính Ngài, sự-kiện có đắc thánh quả hay không của quí Ngài, chẳng liên quan gì đến sự giải-thoát khổ của ta, ta muốn thoát khổ phải tự mình diệt trừ những cấu uế của chính mình, như lời Phật dạy: "phải thực-hành những pháp môn nhằm mục-đích đưa đến thoát khổ. Chính tự ta phải tự cứu lấy mình, các Ngài chẳng cứu được ta thoát khỏi các sự khổ ấy đâu". Khi đã suy nghĩ như vậy, người này không còn phân vân lưỡng lự trước vấn đề, "các vị ấy có đắc đạo thật hay không?". Chính Ðức Thế-tôn cũng xác nhận rằng: "Như-lai chỉ là bậc đạo-sư". Trong một ý-nghĩa nào đó, Ngài không thể làm cho bất kỳ một ai đắc đạo-quả, nếu như người ấy không đi theo con đường được Ngài chỉ bảo và điều quan trọng là "người ấy phải tự đi". Ngay cả thị-giả của Ngài là Sunakkhaṭṭa, không tin tưởng Ngài là bậc giác-ngộ (trong kinh Pāṭika suṭṭa -kinh Ba-lê) ở Trường-bộ kinh, ghi nhận rằng: Sunakkhaṭṭa bỏ pháp-luật này, y rơi vào khổ-cảnh là địa-ngục. Còn thân bằng quyến thuộc của Ngài? Vua Suppabuddha (Thiện-giác) thân phụ của bà Yasodharā, ngăn cản Ngài đi khất thực, sau bảy ngày ông cũng rơi vào địa-ngục, vua Vidūdabha thuộc dòng Thích-ca cũng bị như thế thôi. Ngay cả những người có tín tâm với Ngài, như vua Pasenadi kosala, hoàng hậu Mallikā ... không hành theo những pháp môn đưa đến giải-thoát của Ngài chỉ dạy, những vị ấy cũng chỉ là phàm-nhân, như bao phàm-nhân khác mà thôi. Trong bài kinh Toán-số gia Mục-kiền-liên (Gaṇaka moggallāna suṭṭa) ở Trung-bộ kinh. Ðức Phật dạy đại ý rằng: "níp-bàn có thật, con đường dẫn đến Níp-bàn có thật, Như-lai chỉ là người chỉ đường, một số đệ tử chứng được Níp-bàn là do đi theo con đường được Như-lai giảng dạy, một số đệ tử không chứng được Níp-bàn là do không đi theo con đường này!...". Hành-giả là người có trí, sẽ không còn bận tâm trong sự nghi-hoặc về ân-đức Tăng nữa. Hành-giả cũng nên phân biệt giữa ân-đức Pháp và ân-đức Giới-định-tuệ. Pháp bao gồm cả ba lãnh-vực: Pháp-học, pháp-hành và pháp-thành. Pháp-học (pariyaṭṭi dhamma): Bao gồm tất cả những lời dạy của đức Phật, chỉ rõ những gì là thiện liên-hệ đến thiện, những gì là ác bất-thiện liên-hệ đến ác bất-thiện, những gì không thiện cũng không ác. Pháp-học có công-năng điều chỉnh trí-tuệ trở nên ngay thẳng, không bị lệch lạc xiêu vẹo, đặt đúng hướng, đúng mục tiêu. Pháp-học bao gồm trí văn lẫn trí tư (trí suy ngẫm). Pháp-hành (paṭipaṭṭi dhamma): Là tinh hoa của thiện, là con đường đưa đến thanh-tịnh, là những phương-pháp tẩy uế thân tâm. Ðó chính là Giới-định-tuệ. Pháp-thành (paṭivedha dhamma): Là kết quả của sự tu-tập, nói cách khác: là kết quả của pháp-hành, đó là Ðạo -Quả -Níp-bàn. Hoài-nghi về tam học: Là nghi ngờ trong cách hành-trì, phân vân, lưỡng lự rằng: chẳng biết thực-hành Giới-định-tuệ như thế có mang đến lợi-ích thật chăng? có đưa đến giải-thoát khổ chăng? ... Hoài-nghi về quá-khứ: Là phân vân rằng: Chẳng biết quá-khứ có ta chăng? nếu ta có, ta là người hay súc-sanh? nếu ta là người, ta là hạng người nào? ... Hoài-nghi về vị-lai: Là phân vân rằng: sau kiếp sống này, có phải còn kiếp sống sau không? ... Vật-thực của hoài-nghi là gì? Là tác-ý không đúng trong những điều nghi-hoặc. (Vicikicchaṭṭhāniya ayoniso manasikāra) Ðối trị với hoài-nghi có hai cách: 1- Kusalādi yoniso manasikāra: tác-ý đúng đắn trong thiện. Nghĩa là biết điều nào đúng, điều nào sai, điều nào có tội, điều nào vô tội. Phân biệt rõ pháp nên thân-cận, pháp nên xa lánh, phân biệt rõ: đây là pháp trắng, đây là pháp đen. 2- Cách hai: gồm sáu pháp: - Nghe nhiều học rộng (bahusuṭṭa). Trong kinh Mahāsaṭipaṭṭhāna suṭṭa, đức Phật có dạy: "Tỳ-khưu trong pháp-luật này, khi có pháp chướng-ngại biết là có, không có pháp chướng-ngại, biết là không có. Biết rõ nhân sanh-khởi, nhân diệt tắt, luôn cả nhân trừ diệt pháp chướng-ngại không cho sanh-khởi trong tương-lai". Ðại ý trong phần năm pháp chướng-ngại như thế. Nhân sanh-khởi của năm pháp cái cũng chính là vật-thực của chúng. Nhân dập tắt chính là những pháp đối trị như đã trình-bày. Hành-giả nên biết rằng: "những pháp đối trị của năm pháp chướng-ngại chỉ là tạm trừ (ṭadaṅgappa-hāna)", nghĩa là ngăn chặn không cho năm pháp ấy sanh-khởi ở vùng thân-kiến, ở vùng triền. Nhân trừ-diệt ở vùng triền là áp chế trừ, đó là năm chi-thiền đối trị với năm pháp chướng-ngại. Chi tầm (viṭakka) đối trị hôn-thụy cái. Nhân trừ-tuyệt ở vùng tùy-miên là tuyệt-trừ khi chứng đạt Níp-bàn qua các tầng Thánh-đạo như: Ðạo Dự-lưu trừ-tuyệt hoài-nghi, đạo Bất-lai trừ-tuyệt tham-dục, sân-độc và hối hận (kukuccha), đạo Ứng-cúng trừ-tuyệt hôn-thụy và phóng-dật (uddhacca). Nhưng vì sao gọi là chướng-ngại hay che lấp? Gọi là chướng-ngại vì nó cản trở, ngăn chặn những thiện-pháp chưa sanh không sanh-khởi, những thiện-pháp đang có bị đoạn trừ. Trong lãnh-vực tu-tập thiền Chỉ-tịnh nó ngăn chặn năm chi-thiền không cho sanh-khởi. Trong lãnh-vực thiền Quán nó ngăn chặn những pháp đưa đến chứng đạt Níp-bàn, phần lớn là những pháp giác-chi (sambojjhaṅga) như tham-dục ngăn chặn định-quyền, định-lực, chánh-định, định giác-chi, xả giác-chi. Sân-độc ngăn chặn hỷ giác-chi, tấn-quyền, tấn-lực, chánh tinh-tấn, tấn giác-chi. Ý ám chỉ khi có sân-độc là có sự tinh tấn trong ác bất-thiện pháp, vì thế nó ngăn che tinh tấn trong thiện-pháp. Hôn-thụy ngăn chặn chánh tư-duy, trí như-ý, tuệ-quyền, tuệ-lực, chánh-kiến, niệm giác-chi, trạch-pháp giác-chi. Trạo-cử ngăn che tịnh giác-chi, khinh-an giác-chi, niệm giác-chi. Hoài-nghi ngăn che tín-quyền, tín-lực. Tham-dục là sợi dây trói-buộc chúng-sanh trôi lăn trong tối tăm vô định của dòng luân-hồi, nó bắt nguồn và phát-sanh từ sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp đáng hài lòng, đáng ưa thích, đáng hợp ý. Sáu trần-cảnh này là mảnh đất màu mỡ, giúp cho hạt giống ái-dục nảy mầm, phát-triển thành cây tham-dục. Cây tham-dục tăng-trưởng, ra hoa khoái-lạc rồi cho quả luân-hồi, hạt giống ái lại hình thành, cứ như thế nó dẫn dắt chúng-sanh đi từ khổ luân-hồi đến khổ luân-hồi triền miên vô tận, nó ngăn chặn sự giải-thoát khổ. Kế tiếp là ác-ý, oán-hận. Nó khởi lên chống đối những gì không vừa lòng, không hợp ý, nhưng nó cũng mau chán nản với những điều này. Xa cách người thân yêu là đau-khổ, nhưng gần gũi kẻ không ưa thích cũng đau-khổ không kém, chí đến món ăn không vừa miệng, một thức uống không ưa thích cũng dễ-dàng sinh cáu kỉnh. Nếu không khéo tác-ý, ác ý nuôi dưỡng ác ý, thù hận nuôi dưỡng hận-thù, làm lu mờ lý trí, bóp méo sự-thật và do đó làm trở ngại sự thức tỉnh, ngăn chặn ánh sáng chân lý, khóa chặt con đường giải-thoát. Bản chất của sân-độc vốn là nóng bức (kilesa: phiền-não, phiền-não là những pháp làm cho tâm nóng bức), đôi khi nó còn lôi kéo những pháp vốn chưa nóng bức trở thành nóng bức như ngã-mạng (māna), tà-kiến (diṭṭhi), hoài-nghi. Nó ví như ngọn lửa làm nước mát lạnh trở nên sôi sục. Tham-dục và sân-độc dường như đối lập nhau (căn cội của tham-dục là tham (lobha), khi tham sung-mãn trở thành đắm-nhiễm vào dục. Căn cội của sân-độc là sân, khi sân quá độ trở thành thù-hận, ác ý, đó là sân-độc. Theo tạng Diệu-pháp: "khi có tham thì không có sân và ngược lại". Ở trong một cái tâm là như thế, nhưng ở chiều sâu theo lý duyên-khởi: "từ cái này, cái kia có" thì tham có thể trợ giúp cho sân sanh-khởi, ngược lại sân cũng trợ giúp cho tham sanh lên. Một người đam mê vở kịch nào đó, sau vài lần thưởng thức vở kịch, y cảm thấy chán vở kịch ấy, tức là y không còn hài lòng chính cái trước đây y say mê. Hay một người sau khi triệt hạ được kẻ thù, y tự tán thưởng chính mình, thích-thú hài lòng với những thủ đoạn mà y vừa sử dụng đối với kẻ thù, hoặc một người vừa bực dọc, ném bỏ món vật nào đó, sau đó lại hối tiếc, y tìm kiếm và nhặt lại chính món đó. Ðiều này chứng tỏ rằng: tham và sân có thể trợ giúp lẫn nhau sanh-khởi, dẫn dắt tâm luôn luôn ở trong vòng kềm tỏa bởi bất-thiện pháp của chúng. Vì sao chúng có thể làm được như thế? Vì tất cả những bất-thiện pháp được đặt trên nền-tảng cơ-bản là tác-ý không khéo hay tác-ý sai, tác-ý sai là tên gọi khác của vô-minh (avijjā), nói cách khác tham, sân được đặt trên nền-tảng vô-minh, mà: "Avijjā paramaṃ malaṃ:Vô-minh là tuyệt-đỉnh của nhơ bẩn." (Pháp-cú 243) Nên những gì được xuất phát từ tác-ý không khéo được xem là bất-thiện pháp, bất-thiện pháp có thể hỗ-trợ cho bất-thiện pháp là điều dễ hiểu, dễ thực-hiện. Ðức Phật có dạy trong kinh Pháp-cú rằng: Kāmaṭo jāyaṭi soko "Tham-dục sanh sầu muộn, Sầu muộn, lo sợ là trạng-thái của sân, tham -sân hỗ-trợ nhau sanh-khởi và tăng-trưởng. Ví như tro làm phân bón cho cây tốt tươi, lá khô, cành khô là vật dẫn hỏa nhạy bén. Chướng-ngại thứ ba là cặp sở-hữu, hôn-trầm (ṭhīna), và thụy-miên (middha). Hôn-trầm là trạng-thái dã-dượi uể-oải của tâm, còn thụy-miên là trạng-thái dã-dượi của các sở-hữu tâm. Hôn-trầm và thụy miên, gọi chung là hôn-thụy, đó là trạng-thái co rút của tâm, giống như lông gà chạm phải hơi lửa, nó co nghéo lại. Ðiều chắc chắn rằng, nó không phải là sự biếng nhác của thân thể, vì vị A-la-hán đã trừ-tuyệt hôn-thụy, nhưng Ngài vẫn còn cảm thọ mệt mỏi ở thân xác, nên các Ngài tu tiến Chỉ-tịnh để hiện-tại lạc-trú. Trong thiền Chỉ, dã-dượi, uể-oải là chướng-ngại của chi tầm, trong thiền Quán là chướng-ngại của trí. Tâm lười nhác suy nghĩ thì làm sao có thể phát kiến, sanh trí được, tư-duy (saṅkappa) là sự suy-gẫm, xem xét. Ngay cả sự suy nghĩ, tâm còn không muốn, nó chỉ muốn "suy nghĩ bằng một giấc ngủ êm say" thì làm sao nó có thể suy-gẫm được, tư-duy là một chi phần của trí, là chất liệu tăng cường cho trí được vững mạnh, không có suy-tư dẫn đến trí không sanh là điều dể hiểu. Tâm co rút, muốn lui vào nghỉ ngơi, không muốn chăm chú vào đối-tượng là đề mục thiền, do đó chi tầm không thể sanh-khởi, vì tướng Tiên-khởi (parikamma nimiṭṭa) có sanh lên thì chi tầm mới sanh-khởi vững mạnh, chi tầm đối với tướng tiên-khởi ví như dụng cụ nghề nghiệp đối với người thợ. Có dụng cụ, người thợ dễ-dàng biểu lộ tài năng của mình, đồ nghề càng tốt, vật-dụng do người thợ tạo ra càng tinh xảo có giá trị. Cũng vậy ấn-tướng tiên-khởi ví như đồ nghề, tài năng người thợ ví như chi tầm. Nhưng do ảnh hưởng của hôn-thụy nên tâm không màng hoạt động, ví như bơ quá đặc, quá cứng, hay như đường mạch-nha dính trên muỗng, không thể trét lên bánh. Chướng-ngại thứ tư là cặp sở-hữu khác: uddhacca (tán-loạn) và kukkucca (ân-hận). Thông-thường người có tội cứ lo sợ phập phồng, hay có sự ray rứt trong lỗi lầm nào đó, hoặc hối tiếc một việc thiện cần phải làm lại bỏ qua, tâm người ấy không được yên. Vì thế hai sở-hữu này được ghép chung vào nhau, gọi là trạo-hối. Tâm tán-loạn ví như bầy ong vỡ tổ, hay giống như ngọn lửa lao chao, xao-động trước gió, đó là tâm phóng-dật. Người ta thường ăn năn về tội-lỗi đã làm hay hối tiếc việc thiện đã bỏ qua, đó là tâm ân-hận. Ðức Phật không tán thán thái độ hối tiếc ấy, bởi vì khi sữa đã đổ rơi xuống đất dù có khóc than cho mấy cũng vô ích. Thay vì khóc than rên rỉ, người ta nên lập tâm không tái phạm trong tương-lai, đó là điều lợi-ích thiết-thực, hơn là sự than vãn, khóc lóc, sầu muộn, chẳng mang lợi-ích gì cả. Trong sớ giải kinh Pháp-cú, có ghi câu chuyện: Một vị tỳ-khưu tu hành giới-hạnh tốt đẹp trong thời đức Phật Kassapa, chỉ vì sơ ý làm đứt cọng cỏ lác, khi gần mạng chung, nhớ lại, tâm ray rứt. Chết sanh làm Long-vương. Làm đứt cỏ lác tuy có phạm giới Ưng-đối-trị về thảo mộc, nhưng không đủ sức đưa vị ấy xuống khổ-cảnh làm Long-vương (là loài thú). Vị ấy tu-tập suốt thời gian dài, phước ấy bị sự ân hận (kukkucca) ngăn chặn, khiến phải rơi vào khổ-cảnh, thật là tai hại. Nếu làm đứt cỏ lác mà vướng phải nghiệp nặng như thế, thì những thợ rừng, những người nông dân phát cỏ đều rơi xuống khổ-cảnh cả ư? điều này vô lý. Còn nếu cho rằng: vì thọ giới nên có nghiệp nặng như vậy. Thì cũng nên hiểu rằng: Có những giới đưa đến phạm nghiệp, có những giới không đưa đến phạm nghiệp, những giới ấy làm tăng-trưởng đời sống tri-túc mang lại đức-tin cho người chưa có đức-tin, làm tăng-trưởng đức-tin cho người có đức-tin. Có những giới tuy phạm nhưng không phạm vào nghiệp, như giới không ăn sái giờ chẳng hạn. Nghĩa là: Cần phân biệt rõ GIỚI và NGHIỆP. Phạm giới đồng thời phạm nghiệp như sát sanh, trộm cắp ... phạm nghiệp nhưng không phạm giới như vô tình làm chết chúng sanh (phạm vào vô-ý nghiệp), phạm giới nhưng không phạm nghiệp như vị tỳ-khưu cất cốc lớn hơn sự qui định của đức Thế-tôn. Sự-kiện làm đứt cỏ lác tuy phạm giới nhưng không phạm vào nghiệp. Sở dĩ vị tỳ-khưu ấy phải rơi vào cảnh giới Long-vương là vì bất-thiện pháp "hối hận" sanh lên trong giờ phút sắp lâm-chung, là bất-thiện pháp dĩ nhiên có khuynh-hướng đưa chúng-sanh rơi vào khổ xứ. Như vậy sự ray rứt trong tâm có ích lợi gì đâu. Ðức-vua Ajāṭasaṭṭu (A-xà-thế) mang trọng-nghiệp giết cha là Bimbisāra (Bình-sa-vương), ban đầu tâm vua Ajāṭasaṭṭu cũng ân hận về tội-lỗi của mình, nhưng khi được yết kiến Ðức Thế-tôn, được nghe pháp của Ngài, đức-vua nỗ-lực trong vai trò hộ-pháp, nỗ-lực thực-hiện những thiện-pháp. Và thay vì phải rơi vào địa-ngục Vô-gián (avīci niraya) với thời gian là trọn phần kiếp trái đất còn lại, ông chỉ rơi vào địa-ngục Ðồng-sôi (lokakuniṭhī niraya) chịu khổ sáu mươi ngàn năm mà thôi. Ðó là kết quả lợi-ích thiết-thực. Nói không ray rứt, không ân hận, không có nghĩa là "không cần biết đến những tội-lỗi đã làm", nếu không biết những tội-lỗi đã làm, là vô-minh, khiến cho nghiệp ác ấy càng thêm nặng. Biết nhưng không ân hận, biết để không còn làm tội nữa, biết để nỗ-lực tạo thiện-pháp, nương vào thiện-nghiệp để ngăn chặn hay làm giảm sức mạnh ác quả của ác-nghiệp ấy. Có người lại băn khoăn, vì đã lãng quên một phận-sự thiện-nghiệp cần thiết, tâm lại ray rứt. Ðiều này cũng vô ích như trên, chẳng khác nào người đứng bên này bờ sông, bảo bờ bên kia hãy xích lại gần cho y bước lên. Có người ân-hận đã phí bỏ thời gian dài, thay vì dùng thời gian ấy để tu-tập thiền Chỉ hay thiền Quán. Sự ân-hận ấy cũng không thể tìm lại thời gian đã mất, không làm phát-sanh pháp đặc biệt, trái lại càng làm cho tâm thêm phần bất-ổn, đã tán-loạn càng tán-loạn hơn. Tốt nhất nên khắc phục ngay sự dể-duôi ấy, bằng cách bước vào giai-đoạn tu-tập với sự nỗ-lực đầy nhiệt-tâm, đó là điều cần thiết, là lợi-ích thiết-thực cho mình. Pháp chướng-ngại thứ năm là hoài-nghi (vicikicchā) danh từ Pāli là vi + cikicchā, đúng theo nghĩa của danh tự là: không thuốc chữa. Người hoài-nghi, quả thực đang mang chứng bệnh nan y, vì có một quan kiến bất-định trong tư-tưởng, một chứng bệnh phân-vân, lưỡng-lự. Ngay cả đối với thiện-pháp người có tâm trạng hoài-nghi, khi thực-hiện cũng không có sự cố ý mãnh-liệt, y làm với thái độ hời-hợt, lạc-lõng, tất nhiên quả an-lạc cũng không được sung-mãn thù-thắng, nó ví như trái cây không có chất dinh-dưỡng đầy đủ và không được phát-triển đúng mức. Trái lại, khi hành những pháp bất-thiện, nó lại tăng cường sức mạnh, tuy vẫn có sự cố ý không mạnh, ác quả lại sung-mãn là do có hai lực hỗ-trợ, đó là sức mạnh "không hổ thẹn tội-lỗi" (ahiribala) và sức mạnh "không ghê-sợ tội-lỗi" (anoṭṭappabala). Với tâm trạng lưỡng-lự, phân-vân, không xác định rõ là: tốt hay không tốt, đó là điều-kiện thuận lợi giúp cho sự không hổ-thẹn trước tội-lỗi, không ghê-sợ trước tội-lỗi được tăng-trưởng. Nó giống như chiếc thuyền bập bềnh giữa hai dòng nước, dòng nước nào mạnh sẽ cuốn hút con thuyền thiên về bên ấy, hoài-nghi là bất-thiện pháp, nên dòng nước bất-thiện pháp có hấp lực mạnh đối với tâm hoài-nghi. Năm pháp chướng-ngại này, pháp nào được xem là nguy hại nhất?. Trên phương diện tổng quát, chúng đều có tác hại như nhau, vì công-năng của chúng là ngăn chặn, che lấp, chôn vùi những thiện-pháp chưa sanh không sanh-khởi, những thiện-pháp đang có không được tăng-trưởng và mau chóng rụi tàn. Nhưng trong lãnh-vực thiền Chỉ thì hôn-trầm thụy miên cần phải phá vỡ trước tiên, trong lãnh-vực thiền Quán thì hoài-nghi cần phải tiêu diệt trước. Nói cách khác, ở vùng thân-kiến chúng đều tác hại như nhau, ở vùng triền, hôn-trầm thụy-miên cần phải đối trị trước, ở vùng tùy-miên, hoài-nghi cần phải trừ-tuyệt trước nhất. Vì sao? Vì rằng trong lãnh-vực tu-tập thiền Chỉ, hoài-nghi không phải là yếu tố che lấp mạnh nhất, tuy cũng có hoài-nghi, là không tin chắc có thể đắc thiền (jhāna), nhưng nó không đủ sức mạnh cản trở hành-giả thực-hành thiền gieo duyên. Mặt khác, có những hành-giả ngoài Phật-giáo, họ không đặt niềm tin vào đấng Biác-ngộ, vào Tam-bảo ... nhưng họ vẫn chứng-đắc thiền-định. Ngay cả trong thời không có giáo-pháp của đức Phật, những đạo sĩ, ẩn sĩ vẫn thành-tựu thiền sắc-giới hay thiền vô-sắc giới như đạo sĩ Āsiṭa, đạo sĩ Alāra kālāma, đạo sĩ Udaka... Trở ngại đầu tiên của thiền Chỉ-tịnh là hôn-thụy, chính nó ngăn chặn chi tầm (viṭakka) của thiền hiện khởi, chi tầm không có dĩ nhiên chi tứ không sanh, chi tứ (vicāra) không sanh dẫn đến chi hỷ cũng không sanh ... tức là, năm chi-thiền tuần tự sanh-khởi theo lý duyên-sinh: chi tầm có, chi tứ mới có, chi tứ có thì chi hỷ (pīṭi) mới có, chi hỷ có thì chi lạc mới có, chi lạc (sukha) có thì chi định (ekaggaṭā) mới sanh-khởi. Mặt khác, năm chi-thiền được sung-mãn vững mạnh bằng Tập-hành duyên (āsevanapaccaya). "Tập-hành duyên là sự trợ giúp bằng cách hưởng cảnh liên tục, như câu sớ giải: Āsevanaṃ caṭaṃ paccayaṃ caṭi = āsevanapaccayo". Tức là chi-thiền trước trợ giúp chi-thiền sau được vững mạnh thuần thục. Ví như người học sinh năm học đầu học giỏi sẽ giúp cho năm học sau thành-tựu dễ-dàng. Ở lãnh-vực thiền Quán, hoài-nghi là cửa ải đầu tiên cần phải tiêu diệt, ví như người ở sâu trong rừng rậm tăm tối đầy hiểm-họa, người ấy muốn thoát ra khỏi rừng, đến kinh-thành ánh sáng, một kinh-thành an ổn, không bị tai ách. Khu rừng này chỉ có một con đường duy nhất dẫn đến kinh-thành an-ổn, nếu y còn do dự thì làm sao dám đi trên đường này, một con đường y chưa từng nghe, chưa từng biết, chưa từng đi bao giờ. Nói cách khác, hoài-nghi là cánh cửa gần nhất của vùng tăm tối và xa nhất đối với vùng ánh sáng tốt đẹp, Vùng tăm tối ví như trạng-thái vô-minh, vùng ánh sáng tốt đẹp ví như trí tuệ về bốn chân lý (tứ Diệu-đế). Chính hoài-nghi được hình thành trên nền-tảng vô-minh, khi vô-minh yếu ớt, nghĩa là sự đen tối không còn đậm đặc, chỉ còn là trạng-thái mù mờ, đưa đến sự thấy không rõ, sự biết không rõ, chính khi ấy hoài-nghi sanh lên. Trái lại, khi vô-minh dày đặc, sẽ không còn thấy, không còn biết thì làm sao có hoài nghi được, ví như người mù bẩm-sinh không thấy màu sắc thì làm sao có nghi-vấn trong các loại màu sắc. Hay như người điếc bẩm-sinh không hề có sự hoài-ngi về âm-thanh Không thấy rõ cái gì? Không biết rõ cái gì? Không thấy rõ, không biết rõ sự-thật hay chân lý. Nói rộng hơn, sự phân-vân lưỡng-lự sanh-khởi do không thấy rõ, không biết rõ về một điều nào đó. Trong lãnh-vực giác-ngộ, hoài-nghi là một chướng-ngại vì không thấy rõ, biết rõ sự-thật. Từ sự yếu ớt của vô-minh, ở chiều hướng khác lại nảy sanh sự thấy sai, hiểu sai (tức là tà-kiến). Nổi bật trong lãnh-vực của tà-kiến là thân-kiến (sakkāyadiṭṭhi), vì năm uẩn là những gì gần gũi nhất của tâm. Ðiều này giải thích, vì sao Dự-lưu đạo trừ diệt được cả thân-kiến (hay tà-kiến) lẫn nghi-hoặc. Là do: 1- Trí Dự-lưu đạo quét sạch vùng vô-minh mù mờ, cơ sở sanh-khởi của nghi và thân-kiến bằng ánh sáng tám chi đạo. "Minh sanh vô-minh diệt, ánh sáng đến bóng tối lui". Tức là, "thành tựu một phần chân-lý" 2- Dự-lưu đạo là bước đầu tiên đạt đến sự thanh-tịnh chân-lý, còn thành-tựu chân lý trọn vẹn là Thánh đạo A-la-hán. Hành-giả cần nhận-định rằng: "Sự thấy được chân lý, hiểu được chân lý là một việc, thành-đạt chân lý là việc khác". Ví như người đang bị giam hãm trong hầm tối, y thấy có ánh sáng ở cuối đường hầm, hiểu rằng bên kia vách đường hầm là vùng ánh sáng. Y thấy như thế, biết như thế, nhưng thoát ra khỏi đường hầm tăm tối, để hưởng được ánh sáng tốt đẹp lại là việc khác, y phải đi đến cuối đường hầm, phá vỡ vách đường hầm mới có thể thoát ra ngoài, hưởng trọn vẹn ánh sáng. Nếu y phân vân rằng: "chẳng biết bên kia vách đường hầm, có phải là vùng ánh sáng hay không phải nhỉ". Thì: Một là: Y vẫn mãi mãi ở trong hầm tối. Hai là: Y đi đến cuối đường hầm, tuy trong lòng vẫn còn phân vân, nhưng rõ ràng rằng: "Sự nghi-hoặc của y đã giảm thiểu, sức mạnh của nghi-hoặc đã bị đẩy lùi". Khi đến cuối đường hầm y có ba thái độ: - Tin rằng: Bên kia là vùng ánh sáng (nghi-hoặc bị áp chế), y nỗ-lực
phá vỡ vách chắn, thoát ra ngoài. Thái độ thứ nhất, đức Phật gọi là bậc Tùy tín-hành (saddhānusārī), thái độ thứ hai đức Phật gọi là bậc Tùy pháp-hành (dhammanusārī). Còn thái độ thứ ba? Khỏi phải đề cập nữa. Dĩ nhiên, sự nỗ-lực phá vỡ vách chắn phải có phương-pháp. Người ấy phải đứng nơi vững-chắc (là giới), điểm đứng thuận lợi không gần cũng không xa vách (ám chỉ tuệ Hành-xả - saṅkhārupekkhāñāṇa), tập trung toàn lực vào cánh tay (là định), trên tay có vũ khí sắc bén như là kiếm, gươm có khả-năng cắt sắt như cắt bùn (ví như tuệ), phá vỡ vách chắn ví như vùng vô-minh ở vùng tùy-miên. Có thể có vấn nạn như sau: Sau vách chắn là vùng ánh sáng thật sự thì không có gì đáng phàn nàn, nếu không phải là vùng ánh sáng quang-đãng thì sao? Cho dù áng sáng ấy không phải là ánh sáng mặt trời rực chiếu, chỉ là ánh sáng mặt trăng, ánh sáng ngọn lửa, ánh sáng của sao mai đi nữa, người thoát ra vẫn có sự thay đổi khung cảnh của mình, tức là không còn bị bẩn chật hay tăm tối như trước, ít ra y cũng thấy được cảnh vật rõ ràng ở cạnh đó và y ở trong khung cảnh thoáng mát hơn nhiều so với hang động bẩn chật. Và người có trí sẽ suy luận như thế, để đi đến kết luận: "Hởi phân-vân nghi-hoặc, ta chào mi". Sự suy-nghiệm kỹ trong lời dạy của đức Phật, giúp hành-giả loại trừ được nghi-nan, cũng cố đức-tin và làm tăng-trưởng trí-tư thông-thường. Trong những bài kinh Pāli, trước khi Ðức Thế-tôn hay các vị Thánh Thinh-văn thuyết-giảng cho chư tỳ-khưu, Ðức Thế-tôn hay các Ngài thường nhắc nhở rằng: "... Suṇāṭha sādhukaṃ manasikaroṭha bhā-sissāmīṭi: hãy nghe và suy-nghiệm kỹ, ta sẽ giảng". Ðiều thú vị qua sự suy-nghiệm về hoài-nghi là: "Trong hoài-nghi có tiềm-ẩn đức-tin và trí". Nói cách khác: "Đức-tin và trí có thể nương sanh từ hoài-nghi". Trạng-thái nữa tin nữa ngờ, trạng-thái chẳng biết có thật hay không?... đã nói lên tín, trí tiềm-ẩn trong đó. Hoài-nghi được hình thành trên nền-tảng là vô-minh, một loại si-mê không hoàn toàn là mê-muội. Sự si-mê ở trạng-thái lờ mờ không nhận rõ đúng sai, nó như sự tối tăm của đêm sắp tàn, hoặc giống như trời chạng vạng tối, tức là có ánh sáng gấp ghé trong đó, nhưng ánh sáng ấy rất yếu ớt, hoặc nó mất hẳn khi bóng tối hoàn toàn chiếm ngự, hoặc nó sáng rực vào buổi bình minh, để rồi không còn bóng tối. Cũng vậy, tín, trí có hiển-lộ được hay không là do sự xác quyết qua hoài-nghi. Người có sự nghi ngờ, về vấn đề nào đó nhưng khi xác quyết được rồi thì không còn hoài-nghi, sự tin về vấn đề ấy trở nên vững-chắc. Bậc Dự-lưu đã xác quyết được chân lý tối thượng là sự khổ và sự diệt khổ qua thành-tựu của tâm linh. Sự diệt khổ ấy gọi là Níp-bàn, nên đức-tin trở nên bất động, sự hoài-nghi không còn. Nói cách khác, khi thành-đạt Níp-bàn hay khi chấm dứt được sự khổ lần đầu, những sự-thật về khổ, nguyên-nhân sanh khổ, sự chấm dứt khổ, con đường dẫn đến sự diệt khổ, vị ấy không còn hoài-nghi nữa, đức-tin về bốn loại ân-đức thù thắng (Tam-bảo và giới-hạnh}trở nên kiên-cố. Ðồng thời, khi đã có sự xác quyết đúng -sai, đồng nghĩa trí-tuệ cũng có mặt. Nương theo trí, hoài-nghi có thể sanh lên, nếu trí ấy lệch lạc, xiêu vẹo, không ngay thẳng. Cùng thế ấy, nương theo hoài-nghi, trí có thể sanh lên sau khi thẩm-sát rõ ràng theo đúng phương-pháp, xác định được bản chất của vấn đề nào đó, của sự-kiện nào đó mà tâm đang nghi-ngờ. "Hoài-nghi mất, trí hiển-lộ". Chính đức Phật khẳng định trong bài kinh Tâm hoang-vu (ceṭokhila suṭṭa) ở Trung-bộ kinh rằng: "Yassa kassa ca bhikkhave bhikkhuno pañca ceṭokhilā appahīnā, pañca ceṭaṭo vinibandhā asamucchinnā so vaṭ’imasmiṃ dhammavinaye vuddhiṃ vepullaṃ āpajjissaṭīṭi n’ eṭaṃ ṭhānaṃ vijjaṭi...". - Này chư tỳ-khưu! Vị tỳ-khưu chưa diệt trừ năm tâm hoang-vu (ceṭokhila), chưa đoạn tận năm tâm triền-phược (ceṭaṭovinipandhā), vị ấy có thể trưởng thành, lớn mạnh trong giáo-pháp này, sự-kiện ấy không xảy ra". Ðoạn kinh trên, cho thấy đức Phật nói đến năm tâm hoang-vu trước rồi sau đó Ngài đề cập đến năm tâm triền-phược. Ðức Phật giải thích năm tâm hoang-vu lần lượt là: 1- Saṭṭhari kaṅkhaṭiceṭo: Tâm nghi ngờ về bậc Ðạo-sư. Người có một trong năm tâm trên, sẽ không hướng đến nỗ-lực, chuyên cần, kiên-trì và tinh-tấn. Như thế, chúng ta thấy bốn tâm đầu là các loại hoài-nghi về bốn ân-đức thù thắng. Chữ khila trong ceṭokhila (tâm hoang-vu) nghĩa là cứng rắn, cứng cỏi, ceṭokhila là tâm cứng rắn, tâm cứng cỏi. Lẽ thường, vật gì cứng rắn, vật khác không thể xâm nhập, không thể thấm vào. Cây cứng rắn nên búa rìu không phạm được, tâm cứng rắn trở thành cố chấp và chân-lý không thể xuyên thủng. Nhưng gọi là tâm hoang-vu có hàm ý gì? Hình-dung từ hoang-vu là nói đến một cái gì đó chưa được biết đến, như rừng rậm hoang-vu là khoảng rừng chứa đựng, ẩn náu một cái gì đó chưa từng được biết, sa mạc hoang-vu là vùng đất khô cằn, ẩn chứa một cái gì chưa từng biết. Người đi trong hoang-vu, là người đang đi giữa những gì bất ngờ, những bất trắc chưa từng nghe, chưa từng biết. Cái chưa từng biết đến là gì? Là chân lý, là tai-họa, là hiểm nạn của luân-hồi. Tâm hoang-vu là tâm không hề nghĩ đến chân lý, không hề nghĩ đến hiểm-họa, nó cứng rắn trước chân lý, cứng rắn trước tai-họa, hiểm nạn, không hề run sợ trước những tai-họa cho chính nó. Nó ví như một loại cây cứng đến nỗi, không một vật-dụng nào có thể làm cho nó suy-suyển, người ta thấy không thể sử dụng được loại cây ấy, cuối cùng đành phải ném nó vào một nơi nào đó, dĩ nhiên nơi đó chẳng tốt đẹp gì. Ðức Phật đề cập đến bốn loại tâm đầu là tâm hoài-nghi về bốn ân-đức thù thắng một cách cứng chắc. Và Ngài khẳng định rằng: "Người có những tâm như thế, không thể sống lâu dài, không thể thành-đạt được thượng-nhân pháp trong giáo-pháp của Như-lai". Dĩ nhiên rồi, không tin tưởng đức Phật, giáo-pháp, Tăng-chúng, học-pháp thì làm thế nào có thể sống đời phạm-hạnh lâu dài trong giáo-pháp này, giáo-pháp này chủ trương đời sống phạm-hạnh, đời sống thanh-tịnh, đời sống viễn-ly. Ðã không tin giáo-pháp này như vậy đồng nghĩa là không chấp nhận, ở mức độ tương đối mạnh là phản-kháng, cường-mạnh nhất là chống-đối, chối bỏ, thế là nhanh chóng lìa bỏ giáo-pháp này. Giáo-pháp này chỉ ra con đường thành-đạt thoát khổ, nhưng đã không tin thì không thực-hành, không thực-hành thì không thành-đạt, không thành-đạt thì làm sao vững mạnh trong giáo-pháp này được chứ. Tâm thứ năm là tâm cố chấp đầy phẩn nộ đối với các bậc đồng tu, chẳng một lý lẽ nào làm thay đổi sự phẩn nộ ấy và kết quả cũng tương-tự như bốn loại tâm trên. Ðức Phật có dạy: "Māṭaraṃ piṭaraṃ hanṭvā Ðã giết mẹ với cha Theo sớ giải: mẹ ám chỉ cho ái-dục, vì chính ái-dục dẫn dắt chúng-sanh tái-sanh trong khổ luân-hồi. Cha ám chỉ cho ngã-mạng (māna), hai vua-Bà-la-môn ám chỉ ái-sắc và ái vô-sắc. Con đường nguy-hiểm (veyyaggha) ám chỉ cho chướng-ngại hoài-nghi. Chữ veyyagghapañcamaṃ là chỉ cho pháp chướng-ngại thứ năm là hoài-nghi. Ngã-mạng, ái-dục, ái-sắc, ái vô-sắc chỉ trừ-tuyệt khi đắc thánh quả A-la-hán, còn hoài-nghi là con đường nguy-hiểm được trừ diệt ở giai-đoạn đầu tiên. Tóm lại, trong lãnh-vực thiền Quán hoài-nghi là chướng-ngại đầu tiên của người đang đi trên đường tu-tập nhằm mục-đích giải-thoát khổ. Hành-giả muốn tu-tập niệm-xứ này, cần phải hiểu rành năm pháp chướng-ngại, biết rõ sự tác hại của nó, luôn luôn chú ý ghi nhận nhân sanh-khởi cũng như nhân làm cho nó bị áp chế như đã trình-bày ở trên, sau đó đi vào thực-hành quán-xét. Nghĩa là: tập quán-xét rằng: "Trong tâm ta hiện đang có pháp chướng-ngại là... Nhân sanh-khởi của nó là...?". khi thấy được nhân sanh-khởi của pháp chướng-ngại ấy, hành-giả áp dụng pháp đoạn trừ như: bằng tạm thời ở vùng thân-kiến, bằng áp chế ở vùng triền. Khi chữa trị được năm pháp chướng ngại, được xem như hoàn tất giai-đoạn một. Bấy giờ hành-giả càng phải nỗ-lực hơn trong sự ghi nhận "Hiện giờ tâm ta không có chướng-ngại ... Do nhân là ...?". Khi biết được nhân áp chế được pháp cái, hãy gìn-giữ nhân ấy, tức là luôn luôn thực hành theo phương án đó. Chỉ khi nào hành-giả đạt được sự yên-lặng năm pháp chướng-ngại ở vùng triền (tức là ở giai-đoạn cận định hay nhập-định) khi ấy tuệ-quán mới có cơ hội phát-triển, thâm nhập vào vùng tùy-miên. Trong giai-đoạn áp chế năm pháp chướng-ngại thì hôn-thụy cái là pháp chướng-ngại đầu tiên vậy. Hai điều niệm pháp trong pháp kế tiếp là: quán năm thủ uẩn (pañcupādānakkhandha) và quán mười hai xứ (āyaṭana), được Ngài Buddhaghosa trình-bày đầy đủ chi tiết trong bộ Visuddhi magga. Lại nữa, hai điều này đòi hỏi hành giả phải là người có căn-bản pháp-học, nhất là tạng Thắng-pháp, do đó xin lược qua. Còn hai điều quán pháp niệm-xứ là: Sambojjhaṅga (giác-chi) và Ariyasacca (Thánh-đế) trong đó có tám chi đạo (aṭṭhaṅgika magga) được trình-bày ở phần sau. -ooOoo- Ðầu trang | 01 | 02.a | 02.b | 02.c | 02.d | 03 | 04 | 05 | 06 | 07.a | 07.b | 07.c | 08.a | 08.b |
Chân thành cám ơn Tỳ kheo Minh Tịnh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 02-2003)
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 24-08-2003