BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode VU Times or CN-Times font |
Đường đến Giác ngộ: 37 phần Bồ đề
Tỳ kheo Chánh Minh
Chùa Bồ Đề, Vũng Tàu
Xin lưu ý: Cần có phông UnicodeViệt-Phạn VU Times hay CN-Times cài vào máy để đọc các chữ Pàli. |
Chương VIII-a BÁT CHI ÐẠO Bát chi đạo là chặng cuối của con đường thanh-tịnh độc nhất (ekayāno maggo visuddhiyā). Bát chi đạo còn được gọi là con đường giữa (majjhima magga), con đường lìa bỏ hai cực đoan là lợi-dưỡng (ham thích hưởng-thụ trần-dục) và khổ-hạnh (những pháp làm khổ thân). Bát chi đạo là con đường có tám nhánh, đó là:
Nói gọn hơn, tám chi đạo được gom lại thành ba phần cơ-bản của sự giải-thoát khổ là: Giới bao gồm: chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng. Thông-thường, tám chi này không xuất hiện đầy đủ trong một tâm thiện, có năm hoặc sáu chi trong một tâm thiện mà thôi, còn trong bất-thiện pháp, thì chẳng có chi nào. Nhưng sẽ có đủ trong tâm chứng-đắc đạo-quả siêu-thế khi nhận Níp-bàn làm cảnh. Nếu phân-tích theo bảy thanh-tịnh thì: Chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng hiện rõ ở giai-đoạn đầu là
giới-tịnh. Trước tiên nên nói về ba chi: chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng được gom lại thành giới-uẩn. GIỚI-UẨN Giới là điều-kiện cần thiết phải có để chứng-đắc các thượng-pháp. Theo Visuddhi-magga (Thanh tịnh đạo), nhờ sự hỗ-trợ của giới viên-mãn, hành-giả chứng-đắc được ba minh (ṭevijjā). Ðiều-kiện cần thiết để chứng-đắc sáu thông là do định viên-mãn. Ðắc được bốn Vô-ngại-giải (paṭisambhidā) là do tuệ viên-mãn. Ba minh là: 1- Pubbenivāsānussaṭiññāṇa: Túc-mạng minh, là nhớ lại nhiều kiếp
sống trước đây. Sáu thông là: 1- Iddhividhi: Thần-túc thông, là biến hóa ra nhiều cách như đi
trên hư-không, đi xuống đất, rút ngắn đường... Bốn Tuệ vô-ngại (paṭisambhidāñāṇa) là: 1- Aṭṭhappaṭisambhidāñāṇa: Tuệ vô-ngại trong nghĩa lý. Tám chi đạo được Ðức Thế-tôn gọi là con đường giữa vì: Giới có công-năng tránh xa cực đoan mê đắm trong dục-lạc. Mặt khác, Giới là phương tiện vượt thoát các đọa-xứ, khổ-cảnh. Ðịnh là phương tiện vượt ra dục-vọng và tuệ là phương tiện vượt ra khỏi luân-hồi khổ. Lại nữa, đắc được thánh quả Dự-lưu, Nhất-lai là nhờ giới viên-mãn, đắc quả Bất-lai nhờ định viên-mãn và quả A-la-hán nhờ tuệ viên-mãn. Theo ý-nghĩa thông-thường thì: - Chánh-ngữ là nói lời đúng đắn, tức là: không nói dối, không nói
đâm-thọc, không nói hung-ác, không nói nhãm-nhí. - Chánh-ngữ ngăn trừ những ác bất-thiện nghiệp sanh-khởi qua lời nói,
tức làm làm cho lời nói được thanh-tịnh. Chánh-mạng là sự nuôi mạng trong sạch, là xa lánh những nghề tội-lỗi như: Buôn bán vũ khí để sát hại súc vật khác như: đao, kiếm, cung, tên...; Buôn bán chất độc; Buôn bán rượu, chất say; Buôn bán người, thú. Không dùng lời lẽ để lừa gạt người khác nhằm mục-đích thân đoạt tài-sản để nuôi mạng sống. Ðó chỉ là sự trong sạch bên ngoài, cần phải có sự trong sạch bên trong, là ý không tầm cầu thụ-hưởng, không đắm-nhiễm trong dục. Một người nhờ tích-trữ thiện-pháp trong quá-khứ, kiếp này được sanh vào gia tộc cao sang, giàu có. Tất nhiên, người này không cần phải buôn bán, cũng chẳng cần phải lừa gạt ai để nuôi mạng sống mình. Nhưng y thích-thú trong dục, tầm cầu trong dục, để rồi dẫn đến thân, ngữ của y rơi vào ác bất-thiện, để chiếm hữu địa vị cao, lợi-đắc tốt ... Ðiển hình là Ajāṭasaṭṭu, là một vị Hoàng-tử thì cần gì phải lo lắng đến sự nuôi mạng, nhưng vẫn rơi vào tội-lỗi bởi ham thích vương-quyền, đế vị. Dĩ nhiên có sự xúi giục của Devadaṭṭa, nhưng lỗi không phải hoàn toàn ở Devadaṭṭa. Devadaṭṭa có thuyết-phục, có xúi giục nhưng chấp-thuận làm theo hay không là do tâm của Ajāṭasaṭṭu. Trong Paṭisambhidāmagga có giải thích như sau: Chánh-ngữ: do ý-nghĩa là đang sát trừ tà-ngữ. Sống sái quấy là sống trong sự đắm-nhiễm, tầm cầu dục-lạc, sống trong sự mê-muội, lầm-lạc. Ba điều về thân (không sát-sanh, không trộm-cắp, không làm sái quấy trong dục (kāmesu micchācārā), bốn về ngữ (không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói ác, không nói phù-phiếm), và chánh-mạng. Tám điều này được gọi là Chánh-hạnh (ujupaṭi-panna) hay gom lại là Giới (sīla). Hành giả cần lưu ý kỹ về giới thứ ba trong năm giới, thông-thường người Phật tử chỉ nghĩ đến "tà dâm", ý-nghĩa của giới này rộng hơn nhiều, đó là những gì làm tâm đắm-nhiễm trong năm trần-cảnh. "Này chư tỳ-khưu! Trong giới-luật bậc Thánh, được xem là khóc than
(ruṇṇaṃ), đó là ca vịnh (gīṭaṃ). Như thế, ca hát, nhảy múa được xem là ở ngoài giới-luật của bậc Thánh, tức là làm sái quấy trong dục. Vì sao ba chi: Chánh-ngữ, Chánh-nghiệp, Chánh-mạng được gom vào Giới-uẩn? Chánh-ngữ có nhiệm-vụ là ngăn trừ (viraṭi) tà-ngữ, có biểu hiện là sự thành-tựu từ bỏ tà ngữ. Chánh-nghiệp có nhiệm-vụ ngăn trừ tà-nghiệp, có biểu hiện là sự thành-tựu từ bỏ tà-nghiệp. Chánh-mạng có nhiệm-vụ ngăn trừ sự nuôi mạng sái quấy (tà-mạng), được biểu hiện qua sự thành-tựu từ bỏ tà-mạng. Ba chi này được gom vào giới-uẩn là do tính đồng nhất. Ngũ giới, bát quan trai giới, mười giới sadi, bốn Thanh-tịnh giới của tỳ-khưu thì như thế nào? Gọi chung là giới, nhưng khi phân-tích, mỗi loại có ý-nghĩa khác nhau như: Năm giới là thường-giới. Còn tám giới trong sạch (bát quan trai giới), mười giới Sa-di), 227 giới của tỳ-khưu là học-giới (pariyaṭṭi sīla). Ðức Thế-tôn chế-định học-giới nhằm mục-đích ngăn trừ, diệt tắt những lậu-hoặc chưa sanh hoặc đang sanh, đồng thời mang đến an-lạc cho chư tỳ-khưu, làm phát-sanh đức-tin cho người chưa có đức-tin, làm tăng-trưởng đức-tin cho người đang có đức-tin. Nên Ðức Thế-tôn có dạy rằng: "Vị tỳ-khưu trong pháp-luật này, chấp-nhận học-giới, ghê-sợ trước những học-giới nhỏ nhặt...". (Trường bộ-kinh) Vậy Giới là gì? Là sự cố ý xa lánh tội-lỗi của thân, ngữ, ý. "Ceṭanāhaṃ bhikkhave sīlaṃ vadāmi - Này chư tỳ-khưu! Như-lai tuyên thuyết: 'sự cố ý' là giới". Sự cố ý (ceṭanā) lánh xa, không vi-phạm vào ác-nghiệp, bất-thiện nghiệp là giới. Ðiều này hàm ý giới được trong sạch do xa lìa tham, sân, si, tâm an-trú trong vô-tham, vô-sân và chánh-kiến. "Từ bỏ tham, vị ấy an-trú với tâm vô-tham". (Trường bộ-kinh) Ý-nghĩa của giới ra sao? Nguyên ngữ của sīla (giới) là sīlana, nghĩa là kết hợp. Sự kết hợp (sīlana) có hai đặc-tính: - Giới là sự phối hợp (samādhāna) thuần nhất, nghĩa là giới làm trong sạch cả ba phần: thân, ngữ, ý. Nếu vi-phạm một điều về thân như sát-sanh, đồng nghĩa ngữ và ý cũng bị hư hoại. Ðiều này rất tế nhị, hành-giả cần suy-nghiệp kỹ, đức Phật dạy rằng: "Manopubbaṅgamā dhammā Ý dẫn đầu các pháp Thân và ngữ do ý dẫn dắt, khi sát-sanh là do ý sân làm chủ. Khi ý sân cường-mạnh, nó đủ sức dẫn dắt cả thân lẫn ngữ, do đó có trường-hợp vừa mắng nhiếc vừa sát hại. Nếu như sân không đủ sức mạnh, nó chỉ khiến thân biểu lộ ra, nhưng rõ ràng ngữ thiện không thể có, ngữ ác đang có mặt, nó chưa biểu lộ ra vì chưa đủ sức. Thế thôi. Các giới khác cũng nên hiểu theo lý này. - Giới là nền-tảng (ādhāra) để nâng đở (upadhā-rana) nghĩa là giới là nền-tảng để nâng đở các thiện-pháp. Những người hiểu theo nguyên-ngữ (chữ gốc) chỉ chấp-nhận hai nghĩa này. Song cũng có nhiều người bình-luận về ý-nghĩa của giới là cái đầu (sirasa), là mát mẻ (sīṭala). Ngoài ý-nghĩa của nguyên ngữ, giới còn được hiểu theo ý-nghĩa "chế-ngự". Có bốn cách chế-ngự: 1- Chế-ngự của giới bổn pāṭimokkha: là tuân thủ theo học-giới được Ðức Thế-tôn chế-định: "điều này nên làm, điều này không nên làm...". "Này chư tỳ-khưu! Như-lai nói thân-hành có hai loại: Nên hành-trì, không nên hành-trì. Ngữ hành có hai loại: nên hành-trì, không nên hành-trì. Ý hành có hai loại: nên hành-trì, không nên hành-trì...". (Trung bộ-kinh-kinh Sevitabba-asevitabba) 2- Chế-ngự bằng niệm tỉnh-giác (sampajaññā): là phòng-hộ môn-quyền. Như: "Vị tỳ-khưu phòng-hộ con mắt, sống với chế-ngự mắt". (Trường bộ-kinh) 3- Chế-ngự bằng tri-kiến (sammādiṭṭhi). "Này Ajita! Những bộc lưu tuôn chảy 4- Chế-ngự bằng kham nhẫn. Phận-sự của giới là gì? Giới có phận-sự là chấm dứt những việc làm sái quấy, liên-hệ đến bất-thiện pháp. Nhân sanh-khởi và làm tăng-trưởng giới chính là: Hổ-thẹn tội-lỗi (hiri: tàm). Hổ-thẹn tội-lỗi ví như khúc cây dính đầy phẩn, người cầm phải nó, cảm thấy mắc cở khi có người nhìn thấy được. Cũng vậy, người có ý phá giới, nhưng khi nghĩ lại, "nếu có người biết được, ta sẽ vô cùng hổ thẹn", vì thế không vi-phạm điều-học. Trong chú giải Pháp-cú kinh: Có vị tỳ-khưu đi đến trú-xứ của bà tín nữ Māṭikamāṭā, bà chứng-đắc A-na-hàm, có tha-tâm thông. Vị tỳ-khưu suy nghĩ: "Bà tín nữ này có tha-tâm thông, nếu ta dể-duôi, bà ấy sẽ bắt được ví như người bắt được tên trộm quả tang". Vị ấy phòng-hộ ý không dám dể-duôi, nỗ-lực hành-đạo, trong thời gian ngắn sau đó, vị ấy chứng quả A-la-hán. Ghê-sợ tội-lỗi ví như thanh sắt nướng đỏ, người thấy không dám đụng vào. Cũng vậy, người ghê-sợ tội-lỗi suy nghĩ rằng: "nếu ta phạm giới sẽ phải sa vào khổ-cảnh, đau-khổ ở cảnh giới địa-ngục hay súc-sanh, quả thật không đáng cho ta". Thế là, vị ấy chấp-hành giới nghiêm chỉnh. Trong thời hiện-tại, nhiều tín-đồ Phật-giáo xem nhẹ giới. Một số chú trọng đến pháp bố-thí, với sự mong cầu quả vật-chất dồi dào nhưng lại xem nhẹ giới, xem nhẹ tu-tập, chẳng khác nào một người gieo trồng hạt giống tốt, nhưng thiếu chăm-sóc, bón phân nên kết quả chẳng là bao. Trong Tăng-chi kinh (phẩm tám pháp) Ðức Thế-tôn có dạy (đại ý) như sau: - "Này chư tỳ-khưu! có tám thọ sanh do bố-thí (dāmīpapaṭṭiyo), thế nào là tám? Bố-thí đến các sa-môn, Bà-la-môn những vật-dụng, với mong cầu: 'Mong rằng, sau khi mệnh-chung, được sanh vào dòng dõi đại-phú như: vua đại phú, dòng Bà-la-môn đại phú, gia chủ đại phú... để hưỡng năm dục trưởng-dưỡng'. Này chư tỳ-khưu! Người giữ giới thành-công (ijjhaṭi), vì tâm hướng đến thanh-tịnh. Bố-thí hướng tâm mong cầu được cộng trú ở cõi Tứ Thiên-vương ... cõi Ðạo-lợi... cõi Dạ-ma... cõi Ðẩu-suất... cõi Hóa-lạc thiên... cõi Tha-hóa-tự-tại. Này các tỳ-khưu! Người giữ giới thành-công, vì tâm hướng đến thanh-tịnh. Này các tỳ-khưu! Ở đây, có người bố-thí đến sa-môn, Bà-la-môn những vật-dụng, được tái-sanh về Phạm-chúng thiên. Người giữ giới thành-công vì tâm hướng đến ly-tham. Này các tỳ-khưu! Ðây là tám thọ sanh do bố-thí". Ðoạn kinh trên cho chúng ta thấy rằng: Sự bố-thí có kết quả lớn hay nhỏ đều đặt trên nền-tảng giới. Ở đoạn kinh khác, đức Phật có dạy: "Này chư tỳ-khưu! có ba căn-bản làm phước. Thế nào là ba? Căn-bản làm phước do bố-thí, căn-bản làm phước do giới-đức, căn-bản làm phước do tu-tập". (Tăng chi-kinh) Tiếp theo đức Phật giảng các căn-bản ấy như là: - Bố-thí nhỏ, giới yếu kém, tu-tập kém. Có được sanh làm người cũng là người kém may mắn (manussaddobhaggaṃ). - Bố-thí vừa, giới-đức vừa, không đạt sự tu-tập. Ðược sanh làm người may mắn. - Bố-thí lớn, giới-đức lớn, không đạt sự tu-tập. Ðược sanh về sáu cảnh trời. Cũng nên hiểu bố-thí nhỏ ở đây chỉ cho nô-lệ thí (dasadāna) là mình dùng vật-dụng tốt, nhưng bố-thí những vật-dụng hạ liệt, chỉ xứng đáng cho người đày tớ của mình. Bố-thí vừa là bằng hữu thí (sahāyadāna), là mình dùng vật như thế nào, sẽ cho loại vật-dụng như thế. Bố-thí lớn là gia chủ thí (sāmīdāna) là mình dùng vật thô xấu, nhưng cho loại vật-dụng tốt, như lễ vật dâng cho chủ. Một số bào chữa cho sự uống rượu, "uống rượu mà không say thì không sao", xem như đó là một giới nhỏ. Thật ra, giới ấy lại cực kỳ nguy-hiểm. Các Ngài chú giải sư có dạy: "Giới uống rượu và các chất say là nguy-hiểm, tai hại nhất, vì nó có tác-dụng hủy hoại trí, người không trí không thể chứng-đắc đạo-quả". Trong Tăng-chi kinh (phẩm Tám pháp). đức Phật có dạy: Tám giới là: Sát-sanh, trộm-cắp, tà-hạnh trong dục, nói dối, nói hai lưỡi (đâm-thọc), nói ác, nói phù phiếm và uống rượu. Tám điều này được thực-hiện thường xuyên, hậu quả là rơi vào ba đọa-xứ (địa-ngục, súc-sanh, ngạ-quỉ). Và quả nhỏ nhất của uống rượu là sanh làm người có tâm điên loạn (ummaṭṭaka). Một số có khuynh-hướng tu-tập thiền Quán để sưu tầm đạo-quả, nhưng xem nhẹ giới, xem nhẹ thiền Chỉ, vì thế quả siêu-thế khó sanh-khởi. Chẳng khác nào một học sinh mong muốn trở thành bác-sĩ, kỹ-sư, nhưng xem nhẹ giai-đoạn học phổ-thông, không nỗ-lực học-tập, do đó ước vọng kia chỉ là sương khói. Giới có một vị trí rất quan trọng trong cuộc hành trình vượt thoát luân-hồi, muốn chứng-đắc tầng Thánh đầu tiên là Dự-lưu quả, phải có giới thanh-tịnh, muốn đắc tầng thánh thứ hai là Nhất-lai, phải có giới viên-mãn. Trong Tương-ưng kinh ghi lại câu chuyện bàn luận giữa hai vị dòng Thích-ca (Sakya) là Godha và Mahānāma. (Theo sớ giải khi ấy Ngài Godha chưa chứng quả Dự-lưu, nhưng vì có niềm tịnh tín nơi Tam-bảo, vị ấy ngỡ mình đã chứng quả Dự-lưu, còn đức Mahānāma là bậc Dự-lưu). Godha cho rằng thành-tựu ba pháp là: đức-tin đặt nơi Tam-bảo, đó là bậc Dự-lưu, không bị thối đọa, quyết chắc chứng quả giác-ngộ. Còn Ngài Mahānāma cho rằng thành-tựu bốn pháp là: đức-tin nơi Tam-bảo và thành-tựu giới được bậc Thánh ái-kính (giới thanh-tịnh), đó là bậc Dự-lưu. Câu chuyện được mang đến trình-bày trước Ðức Thế-tôn. Ngài Mahānāma trình-bày niềm tin của mình đặt vào Ðức Thế-tôn vững-chắc với ý rằng: "Ðức Thế-tôn dạy thế nào, Ngài Mahānāma chấp-thuận như thế ấy". Và Ðức Thế-tôn xác nhận cho Ngài Mahānāma qua câu hỏi trí-tuệ của Ngài là: - Này Godha! Mahānāma đã nói như vậy, ngươi có nói gì không?. - Bạch Ðức Thế-tôn! Mahānāma đã nói như vậy, con không có nói gì, trừ lời nói "thiện", trừ lời nói "tốt" (annaṭra kalyānā, annaṭra kusalā). Sở dĩ giới không được trong sạch, không được gìn-giữ là do vô-minh, nói cách khác là không có chánh-kiến dẫn dắt. Nghĩa là sao? Nghĩa là người hành-trì giới-hạnh không thấy được cứu cánh, nếu có chăng cũng chỉ thấy lờ-mờ, chỉ có ý-niệm đơn-sơ: "giữ giới để giải-thoát". Nhưng nếu hỏi tiếp: Lấy gì là điểm tựa để giới này được thanh-tịnh đưa đến giải-thoát? Người ấy sẽ lúng túng, né tránh vấn đề. Giới được thanh-tịnh dựa vào tuệ phòng-hộ. Kệ-ngôn: "Người có trí trú giới Ngài Buddhaghosa giải thích chữ "thận-trọng" là tuệ-giác, chỉ cho tuệ phòng-hộ. Trong kệ-ngôn trên, tuệ được nhắc đến ba lần: lần đầu (có trí) là nói tuệ bẩm-sinh có trong cơ-tánh người ấy, ám chỉ người tục-sinh với ba nhân: vô-tham, vô-sân và trí. "Tu-tập tâm và tuệ". Tuệ ở đây là tuệ-quán. "Nhiệt-tâm và thận-trọng". Tuệ ở đây chỉ cho trí phòng-hộ. Nhiệt-tâm và thận-trọng, có nghĩa là nghị-lực kiên-trì, bằng sự giác-tỉnh của hành-giả khi an-trú vào giới tu-tập, phát-triển Chỉ và Quán. Giới thanh-tịnh là khởi đầu cho bảy thanh-tịnh, nhưng làm thế nào để xác định là giới được thanh-tịnh? Ðức Phật có dạy bà Visākhā rằng: "Ở đây, này Visākhā! vị Thánh đệ tử "niệm giới" không bị hư hoại, không bị đâm cắt, không bị nhiễm ô...". (Tăng-chi kinh) Hay: -"Này Cundī! giới được bậc Thánh ái kính là tối thượng trong các giới. tức là giới không bị bể vụn, không bị sứt mẻ, không bị vết chấm, không bị uế nhiễm, đưa đến giải-thoát". (Tăng-chi kinh) (Cundī là công chúa con vua Bình-sa Vương) Ở đây, giới thanh-tịnh bao gồm thân-ngữ-ý thanh-tịnh, là: thân xa lìa ba ác-hạnh của thân, ngữ xa lìa bốn ác-hạnh của lời nói và ý xa lìa tham, sân, si. Giới này dẫn đến giải-thoát: giải-thoát năm pháp chướng-ngại dựa vào ly-dục (vivekanissaṭa): giải-thoát khổ luân-hồi dựa vào sự vô-nhiễm (virāga). Như bài kinh Maggaṅga vibhaṅga như sau: "Vị ấy tu-tập chánh-ngữ, dựa vào pháp ly-dục, dựa vào pháp vô-nhiễm đưa
đến giải-thoát trọn vẹn. Chữ vô-nhiễm (virāga), trong bộ Paṭisambhidā magga có giải thích vô-nhiễm có hai là: - Níp-bàn là vô-nhiễm. Như vậy, "vô-nhiễm" ở đây được xem như đạo siên thế. Pháp có hai loại: pháp hữu-vi (saṅkhāradhamma) và pháp vô-vi (asaṅkhāradhamma), pháp vô-vi là Níp-bàn, trong hai loại ấy pháp vô-vi là tối thắng hơn cả. Ðức Thế-tôn có dạy rằng: "Này Cundī! Vô-nhiễm (virāga) là pháp được xem là tối thượng trong các pháp". (Tăng-chi kinh) Paṭisambhidā magga cũng giải thích vô nhiểm chính là tâm đạo siêu-thế, còn giải-thoát chính là tâm quả siêu-thế. Nói gọn hơn, giới đưa đến giải-thoát là giới có chánh-kiến dẫn dắt. "Vì mục-đích chứng ngộ quả giải-thoát là nhờ Minh, này chư hiền, phạm-hạnh được sống dưới Ðức Thế-tôn". (Tưng-ưng kinh) Giới đưa đến giải-thoát, là những giới không có khuynh-hướng thành-tựu trong hữu (bhava sampaṭṭi), tức là không có mục-đích có được những kiếp sống hạnh-phúc dựa vào luân-hồi. Ðó chính là giới thanh-tịnh, người có sự phòng-hộ của tuệ đối với giới, giới ấy trở nên thanh-tịnh, nhưng nếu không có tác ý hướng đến giải-thoát, từ bỏ những nỗ-lực để thành-đạt đạo-quả siêu-thế, thì giới thanh-tịnh ấy không thuộc về chi đạo, không thuộc về pháp trợ giúp giác-ngộ. Nó chỉ có thể là giới ba-la-mật, là có một phần nghiêng về sự chấm dứt luân-hồi (vivaṭṭa nissiṭa) phần còn lại nghiêng về thành-đạt an lạc trong hữu. Chỉ khác nhau về tác ý, cuộc diện đã thay đổi. Tác ý hướng về giải-thoát có được là do tri-kiến nhận thấy được sự khổ trong dục là do tham-ái, nên có tác-ý thoát ra cõi dục, trước tiên là bốn khổ-cảnh. Vì thế, thành-tựu Dự-lưu đạo, Nhất-lai đạo do nương vào giới. Giới thanh-tịnh chỉ hiện-hữu đầy đủ cả ba chi: chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng một lần trong tâm đạo siêu-thế. Nói chính xác chỉ có bốn lần trong bốn tâm đạo siêu-thế và lưu lại kết quả trong tâm quả siêu-thế. Do đó nói rằng: giới thanh-tịnh đưa đến giới giải-thoát, hay giới thanh-tịnh là nhân, giới giải-thoát là quả. Nếu mở rộng vấn đề trên lãnh-vực trợ sinh, thì giới thanh-tịnh là điềm báo hiện cho Bát Thánh đạo xuất hiện. "Này chư tỳ-khưu! điềm báo trước mặt trời mọc là rạng đông. Cũng vậy, này chư tỳ-khưu! điềm báo trước Thánh-đạo tám ngành sanh-khởi là thành-tựu giới-hạnh". (Tương-ưng kinh) Giới thanh-tịnh là giới tiên khởi của phạm-hạnh (ādibrahmacariya sīla), của sa-môn hạnh (sāmanaṭṭo), giải-thoát là mục-đích của phạm-hạnh, của sa-môn hạnh. "Này chư tỳ-khưu! thế nào là sa-môn hạnh? Này chư tỳ-khưu! thế nào là mục-đích của sa-môn hạnh? Ba chi đạo chánh-ngữ, chánh-nghiệp, chánh-mạng thuần túy thuộc về giới uẩn, được gọi là ba sở-hữu ngăn trừ (viraṭṭi ceṭasika). Tương-quan giữa học-giới và ba sở-hữu ngăn trừ Học-giới là những điều-học được Ðức Thế-tôn chế-định, nhằm mục-đích làm sanh-khởi, tăng-trưởng, sung-mãn chi phần của giới-uẩn. Sự chế-định học-giới của Ðức Thế-tôn cho chư đệ tử, xoay quanh thân -ngữ -ý thanh-tịnh. Nghĩa là: thân xa lìa ba ác-hạnh, ngữ xa lìa bốn ác-hạnh và ý lìa xa ba ác bất-thiện pháp tham, sân và tà-kiến. Nhưng tùy theo đối-tượng, sự chế-định học-giới có khác nhau về số lượng cũng như tính-chất. Như hàng cận-sự có năm giới, tám giới, sa-di có mười giới, tỳ-khưu có bốn Thanh-tịnh giới, đó là về số lượng. Còn về tính-chất: Lấy một giới sát-sanh ra điển-hình: Sa-di sát-sanh phạm vào tội phải bị tẩn xuất ra khỏi phẩm mạo sa-môn, nhưng được xuất-gia trở lại. Còn tỳ-khưu sát-sanh chỉ phạm Ưng-đối trị (nissaggiya: làm hư hoại thiện-pháp). Tỳ-khưu hành dâm (abrahmacariya: phi phạm-hạnh), bị tẩn xuất ra khỏi tăng-đoàn, suốt đời không còn thành-tựu tỳ-khưu giới. Còn Sa-di hành dâm cũng bị trục xuất khỏi hạnh sa-môn, nhưng vẫn được xuất-gia trở lại, thọ giới tỳ-khưu. Chỉ khi nào hành dâm với tỳ-khưu ni, xem như không thể thành-tựu tỳ-khưu giới. Hàng cư-sĩ không có giới mắng nhiếc người khác, trái lại vị tỳ-khưu khi mắng chữi bằng lời lẽ thô xấu, phạm Ưng-đối trị... Học-giới hàng cư-sĩ có số lượng ít, vì người cư-sĩ còn bị ràng buộc nhiều trong đời sống thế tục. Lại nữa, tâm lý chúng-sanh thường "ưa dễ ngại khó", nên Ðức Thế-tôn chế-định học-giới cho hàng cư-sĩ như sa-di hoặc tỳ-khưu, sẽ phát-sanh chướng-ngại đối với hàng cư-sĩ, khiến họ không dám thân-cận với giáo-pháp này làm mất đi lợi-ích tốt đẹp mà họ có thể có được. Và lợi-ích phát-sanh ra sao? Hàng tại gia cư-sĩ không thể chứng-đắc Thánh quả A-la-hán, chỉ đến bậc A-na-hàm mà thôi. Trường-hợp bà Khemā, đại thần Sanṭaṭi, vua Suddhodana (Tịnh-phạn) ... chứng-đắc A-la-hán, là trường-hợp đặc biệt, nhưng bà Khemā cũng phải xuất-gia, đại thần Sanṭaṭi thì tịch diệt ngay sau đó, vua Suddhodana cũng vô-dư Níp-bàn trong vòng bảy ngày. Nhưng tầng Thánh đầu tiên là Dự-lưu, người cư-sĩ đạt được rất nhiều, cũng là mục tiêu yêu cầu của Ðức Thế-tôn đối với hàng tại gia, còn mục tiêu yêu cầu Thánh quả Bất-lai là dành cho bậc xuất-gia. Nói rằng: "người cư-sĩ thành-đạt Dự-lưu rất nhiều", là bao gồm cả chư-thiên, phạm-thiên. Tiếng nói "nhiều" là so với các tầng Thánh cao hơn, còn so với số lượng nhân-loại thì chẳng là bao. Chỉ có năm giới mà người cư-sĩ còn than phiền là giữ không nỗi, nói gì nhiều hơn năm giới! Trong thời đức Phật cũng có nhiều cư-sĩ than phiền như thế, có người chỉ giữ được một hay hai giới. đức Phật giải-thích về tính cách khó giữ tròn năm giới, đồng thời Ngài cũng không dạy giới nào quan trọng hơn giới nào. Yo pāṇaṃ aṭipāṭeṭi "Người sát-sanh, vọng ngữ, lấy của không cho, lân la vợ người và dể-duôi dùng chất say, người ấy tự đào lỗ, tự chôn gốc rễ trên thế-gian này". (Pháp Cú : 246 -247) Evaṃ bho purisa jānāhi "Này hỡi con người tốt, nên biết như vầy: Tự chế phục để tránh làm điều ác không phải dễ. Không nên để tham-ái và tội lỗi, lôi cuốn vào cảnh khổ triền miên". (Pháp Cú 248) Chữ adhammo (phi pháp) đối nghịch với dhammo (pháp). Dhammo đôi khi được dùng theo nghĩa chánh-hạnh và adhammo được dùng theo nghĩa tà-hạnh. "Này chư tỳ-khưu! phi pháp và pháp cần phải biết, phi mục-đích và
mục-đích cần phải biết. Chính vì mang không nỗi năm giới theo mình, nên học-giới của người cư-sĩ thật ít, nhưng không có nghĩa là không tác-dụng, năm giới giữ được thanh-tịnh vẫn có thể đưa đến giải-thoát. Trong Tăng-chi kinh có ghi câu chuyện của nữ cư-sĩ Migasālā: Nữ cư-sĩ Migasālā thắc mắc về đạo-quả và sanh thú của cha là Purāṇa, và cậu là Isidaṭṭa. Cha của bà sống phạm-hạnh (là giữ giới không dâm dục (abrahmacariya). Trái lại, người cậu bằng lòng với vợ mình (tức là chỉ giữ giới không tà dâm: kāmesu-micchācārā). Cả hai điều được Ðức Thế-tôn xác nhận là bậc Dự-lưu, đều được sanh về cõi Tusiṭa (Ðẩu-suất). Bà thắc mắc: một người sống phạm-hạnh, một người chỉ giữ năm giới, vì sao đều đắc Dự-lưu, đều được sanh về cõi Tusiṭa. Bà trình-bày thắc mắc của mình đến Ðại-đức Ānanda. Ðại-đức Ānanda trình-bày đến Ðức Thế-tôn. Nhân đó Ðức Thế-tôn dạy về sáu hạng người và dạy rằng: "Giới nào của Purāṇa, giới ấy Isidaṭṭa chưa thành-tựu. Tuệ nào của Isidaṭṭa, tuệ ấy Purāṇa chưa thành-tựu. Như vậy, này Ānanda! Cả hai người đều thiếu sót một chi phần". (Tăng-chi kinh) Ðoạn kinh trên cho thấy rằng: người cư-sĩ gìn-giữ trong sạch năm giới như Isidaṭṭa, bà Visākhā, ông Anāṭhapiṇḍika, tu-tập tuệ-quán, vẫn có thể chứng đạo-quả Dự-lưu. Ở đoạn khác, Ðức Thế-tôn dạy rằng: -" Này gia chủ! (chỉ cho Anāṭhapiṇḍika), ai không đoạn tận năm sợ-hãi hận-thù, được gọi là ác-giới và sanh vào địa-ngục. Thế nào là năm? sát-sanh, lấy của không cho, tà-hạnh trong dục, nói láo, đắm say rượu men, rượu nấu. Này gia chủ! ai đoạn tận năm sợ-hãi hận-thù được gọi là người có giới và sanh lên cõi trời. Thế nào là năm? Ðoạn tận sát-sanh... Ðoạn tận đắm say rượu men, rượu nấu". (Tăng-chi kinh) Ngay cả điều nói lời phù phiếm, đa số đều xem thường, (vì có hại gì ai đâu? có tạo nghiệp gì ác đâu?) ấy thế mà! - Này các tỳ-khưu! nói lời phù phiếm, được thực-hiện, được hành-trì (bhāveṭi), được làm cho sung-mãn, đưa đến địa-ngục, đưa đến loài bàng-sanh, đưa đến ngạ-quỉ. Quả dị-thục hết sức nhẹ, là được làm người và được nghe những lời khó chấp-nhận (nādeyyavācā). (Tăng-chi kinh) Những lời phù phiếm sao mà ghê gớm thế? Nếu suy-nghiệm kỹ sẽ thấy rằng: Những lời phù phiếm khiến sanh tâm náo-động, nó trợ duyên cho phóng-dật (uddhacca) sanh-khởi. Tâm thường tán-loạn, khi sắp mệnh-chung khó an-trụ vào thiện-pháp, do đó nó sẽ dẫn đến khổ-cảnh sau khi mệnh-chung. Lại nữa, có lần Ngài Mahā koṭṭhiṭa (là vị đại đệ tử đệ nhất về Vô-ngại-giải) hỏi Ngài Sārīpuṭṭa như sau: - Thưa hiền-giả! Sau khi đoạn-diệt, ly-tham sáu xúc xứ (channaṃ phassāyaṭana) không có dư tàn, còn có một cái gì khác nữa? - Thưa hiền-giả! Chớ có nói như vậy. Nói như thế là khiến trở thành hý-luận một vấn đề không phải hý-luận (iṭi vadaṃ appapañca paṅceṭi). - Thưa hiền-giả! Sau khi đoạn-diệt, ly-tham sáu xúc xứ không có dư tàn, không còn một cái gì nữa. - Thưa hiền-giả! Chớ có nói như vậy... - Thưa hiền-giả! Sau khi đoạn-diệt... còn có và không còn có một cái gì nữa. - Thưa hiền-giả! Chớ có nói như vậy! ... Ðoạn kinh trên rất thâm sâu. Trước tiên, chúng ta nên quay lại vấn đề nói dối và nói phù phiếm hay hý-luận. Nói dối là sự-kiện có thật, nhưng cố tình chối bỏ với mục-đích đánh lạc hướng nhận-thức người đối diện. Nói dối có bốn chi phần: Lời không thật. Còn nói phù phiếm là bàn luận về một sự-kiện không có thật, một vấn đề chưa diễn ra, chẳng khác nào tạo ra một hình tượng bằng gỗ, bằng đất hay bằng rơm, rồi gán ép cho hình tượng ấy có sự sống, có cảm nghĩ, có thọ nhận... và bàn luận xoay quanh những vấn đề sự sống của hình tượng, suy nghĩ của hình tượng, cảm thọ của hình tượng. Nói cách khác, hý-luận là một hình-thức của ảo tưởng, không tưởng. Ðiển hình như sự thờ thần lửa của Bà-la-môn cổ xưa. Chữ papañca có nghĩa là ảo tưởng, sự lầm-lạc, là một trở ngại (của sự-thật) -appapañca là không hý-luận. Xúc do duyên Xứ mà có, Xứ khởi sanh do duyên danh-sắc. Xúc-xứ-danh-sắc là quả luân-hồi, do nghiệp luân-hồi tạo thành. Vị A-la-hán diệt mọi nghiệp luân-hồi cho quả trong vị-lai, nhưng nghiệp luân-hồi đã cho quả Ngài không diệt, vì Ngài còn mang danh-sắc là còn quả luân-hồi của nghiệp luân hồi trong kiếp hiện tại. Thế là, sự-kiện diệt sáu xúc -xứ không hề có cho dù ở ngay trong tâm đạo siêu-thế, cho nên Ngài Sārīpuṭṭa nói rằng: - Thưa hiền-giả! Chớ có nói như thế. Nghĩa là ý Ngài nói rằng: "Sự-kiện diệt sáu xúc -xứ ở đây không hề có", đã không có sự-kiện này thì không thể nói còn hay không còn, cho dù là còn hay không còn đều rơi vào ảo tưởng, rơi vào hý-luận. Ảo tưởng ấy sanh lên do nhân nào? Do ái, tà-kiến và ngã-mạn. Ái ở đây là: yêu thích cái không có (vibhava ṭaṅhā), tà-kiến là sự nhận-thức sai, thấy không đúng sự-thật. Còn ngã-mạn là yêu thích cái của tôi, vì yêu thích cái của ta nên có sự so sánh: Hơn so với hơn, hơn so với bằng... "Còn và không còn" cũng là sự so sánh. "Cái của tôi’ là bóng của "cái tôi", khi hình không có thì bóng không có, xét về mặt thực-tính (sabhāva), cái tôi (aṭṭa) không có, nó chỉ là diễn tiến của danh-sắc xuyên qua nhân-duyên. Cái ta không có thật, yêu thích cái ta (ái ngã - aṭṭaṭaṅhā) là một hình-thức yêu thích cái không có (vibhavaṭaṅhā), ở khía cạnh khác, nó lại là hình-thức của tà-kiến. Do đó, nói ảo tưởng có nhân là: ái, tà-kiến, ngã-mạn. Ðức Phật có dạy rằng: "Puṭṭā m’aṭṭhi dhanaṃ m’aṭṭhi Con ta tài-sản ta Ái, tà-kiến, ngã-mạng được thực-hiện, hành-trì làm cho sung-mãn thì vấn đề rơi vào khổ-cảnh, không có gì đáng bàn cải nữa. Do đó đức Phật có dạy rằng: "Vị Thánh đệ tử khi ngồi lại với nhau, có hai tư cách: Im lặng bậc Thánh hay biện-luận về pháp". (Tăng-chi kinh) "Im lặng bậc Thánh" là an-trú tâm vào đề mục thiền-định. Tóm lại, các điều-học là biểu hiện của giới trong tám chi đạo. Ví như người có trí biết được voi chúa Chaddanṭa, có sức mạnh, người nào làm chủ được voi chúa Chaddanṭa, sẽ an-toàn, không hề có hiểm-họa ở chốn rừng sâu. Người ấy muốn tìm bắt voi chúa Chaddanṭa. Lẽ thường, voi chúa ẩn trú nơi thâm sâu, khó tìm kiếm, người muốn bắt voi chúa, phải biết chỗ ẩn trú của voi chúa, hay lộ-trình voi chúa thường đi qua. Y lên đường đi đến đó, nhìn thấy những dấu chân voi, y biết voi chúa thường xuyên du hành ở nơi đây và y kiên nhẫn chờ đàn voi xuất hiện. Khi đàn voi xuất hiện tùy theo tài trí của y, y có thể bắt được voi con thuần chủng Chaddanṭa, hoặc voi đang độ trưởng thành hoặc chính voi chúa Chaddanṭa. Như thế nào, cũng vậy, voi chúa Chaddanṭa ví như quả vị Vô-lậu, ẩn nơi chốn thâm sâu ví như dựa vào ly-dục, vô-nhiễm (virāga). Những dấu chân voi ví như học-giới. tài trí ví như sự tu-tập thiền Chỉ hay thiền Quán, voi con ví như quả Dự-lưu, voi đang trưởng thành ví như quả A-na-hàm. ÐỊNH-UẨN Ba chi chánh tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định gọi chung là Ðịnh-uẩn (sammādhikkhandha). Ba chi này được trình-bày tương đối đầy đủ ở những phần trên. Về mặt cơ-bản thực-tính thì giống nhau, chỉ khác mục-đích là: ba chi phần trong tám chi đạo này có mục-đích là đoạn-diệt các lậu-hoặc trong vùng triền. "Này các tỳ-khưu có bốn định tu-tập: Ðịnh tu-tập sung-mãn đưa đến hiện-tại lạc-trú. Ðịnh đưa đến hiện-tại lạc-truù (sukhavihāra) là định thành-tựu trong tám tầng thiền. Ðịnh đưa đến chứng đạt tri-kiến là loại định giúp cho trí thấy được ba tướng vô-thường, khổ, vô-ngã. Thấy được nhân sanh-khởi, nhân đoạn-diệt của pháp hữu-vi, là định tác ý đến ánh sáng, khiến tâm rộng mở, không bị bao phủ, tâm đi đến chỗ sáng chói. Ðịnh đưa đến chánh-niệm tỉnh-giác, là định an-trú trong pháp quán, là vô-nguyện định, là không-định, là vô-tướng định. Ðịnh đưa đến đoạn tận các lậu-hoặc là Định trong Tám chi đạo, là loại định khi quán-xét năm thủ uẩn: đây là sắc, đây là nhân sanh sắc, đây là sắc diệt. Ðây là thọ, đây là nhân sanh thọ, đây là thọ diệt... Ðây là thức, đây là nhân sanh thức, đây là thức diệt. Nói cách dễ hiểu hơn, định đưa đến hiện-tại lạc-trú là định của thiền Chỉ. Ðịnh đưa đến chứng đạt tri-kiến là định của thiền Quán. Ðịnh đưa đến Chánh-niệm tỉnh-giác là định an-trú trong ba tướng, bao gồm định quyền, định-lực, định giác-chi. Ðịnh đưa đến đoạn trừ lậu-hoặc là định trong tám chi đạo. Ba loại định đưa đến tri-kiến, đưa đến Chánh-niệm tỉnh-giác, đưa đến đoạn trừ lậu-hoặc, đều được thiết lập trên nền-tảng định lạc-trú (là định của thiền Chỉ-tịnh). Một số hành-giả tu-tập thiền Quán, có quan niệm rằng: "Tu-tập quán bốn niệm-xứ không cần đến định". Ðây là một sai lầm tai hại, một sai lầm lớn, là một trở ngại nghiêm trọng. Do có quan niệm "không cần đến định", nên không tác-ý đến định, vì tác-ý đến định nên định không sanh-khởi, dẫn đến kết quả: Sự tu-tập không đưa đến lợi-ích như mong muốn. Ðức Phật có dạy: "Này các tỳ-khưu! có bốn đạo-hành (paṭipāda). Thế nào là bốn?Ðạo-hành khổ, thắng-trí chậm, đạo-hành khổ thắng-trí nhanh. Ðạo-hành lạc, thắng-trí chậm, đạo-hành lạc thắng-trí nhanh.". (Tăng-chi kinh) Với người có tham-dục nặng (ṭibbarāgajāṭiko), sân nặng, si nặng, luôn bị cảm thọ khổ do tham, sân, si gây ra. Lại nữa, có năm Quyền là: tín, tấn, niệm, định, tuệ yếu ớt, nên sự đoạn-diệt các lậu-hoặc chậm chạp, gọi là đạo-hành khổ thắng-trí chậm. Với người có tham, sân, si nặng, luôn bị cảm thọ-khổ ưu do tham, sân, si gây ra, nhưng người này có năm Quyền cường-mạnh, nên mau chóng đoạn-diệt các lậu-hoặc. Gọi là đạo-hành khổ thắng-trí nhanh. Với người có tham-dục nhẹ, sân nhẹ, si nhẹ, người này không bị cảm thọ-khổ ưu do tham, sân, si gây ra, nhưng năm Quyền lại yếu-đuối, muội-lược, nên đoạn-diệt các lậu-hoặc một cách chậm chạp. Gọi là đạo-hành lạc thắng-trí chậm. Với người có tham-dục nhẹ, sân nhẹ, si nhẹ, người này không bị cảm thọ-khổ ưu do tham, sân, si gây ra, năm Quyền lại cường-mạnh, người này đoạn trừ các lậu-hoặc nhanh chóng. Gọi là đạo-hành lạc thắng-trí nhanh. Như thế, với phương thức đoạn trừ lậu-hoặc phải có năm Quyền sung-mãn. Nhưng hành-giả lại không tác-ý đến định, không làm sanh-khởi định, dẫn đến năm Quyền yếu ớt, mà tuệ do định hổ-trợ là chủ yếu. Do đó, hành-giả này chứng-đắc đạo-quả thật khó khăn, cho dù bẩm sinh có tham, sân, si nhẹ. Vì sao ba chi: chánh tinh-tấn, chánh-niệm, chánh-định gom vào định-uẩn? Ðịnh không thể tự mình an-trú vững vào cảnh để thành-tựu định kiên-cố, nó chỉ có thể thành-tựu nhờ sự trợ lực của chánh tinh-tấn và chánh-niệm. Chánh tinh-tấn hoàn tất nhiệm-vụ nỗ-lực quét sạch những ác bất-thiện pháp, niệm có nhiệm-vụ ngăn ngừa sự giao động, bấy giờ định hoàn thành nhiệm-vụ của mình là trú-vững trong cảnh. Có ví dụ như sau: có ba người bạn đi dự lễ trong khu vườn. Một người trông thấy cánh hoa đẹp, với tay hái nhưng không tới, người thứ hai cong lưng cho y đứng lên vai, nhưng y đứng không vững vàng, người thứ ba kề vai cho y làm điểm tựa. Bấy giờ y đứng vững trên hai vai cũa hai người bạn và hái được cánh hoa đẹp. Người muốn hái cánh hoa đẹp ví như định, người thứ hai ví như tinh-tấn, người thứ ba ví như niệm. Vậy định là gì? Chánh-định là sự tập trung (samādhāna) các pháp đồng sanh với nó (là tâm và sở-hữu), xoay quanh (ādhāna) đúng đắn vào một đối-tượng duy nhất. Ðịnh sanh ra từ đâu? Nhân sanh gần nhất (padaṭṭhāna) của định là lạc. "Sukhino ciṭṭaṃ samādhiyaṭi - Do lạc, tâm được định tĩnh" (kinh Sa-môn-quả, Trường-bộ). Nhưng sự chứng đạt, an-trú trong sơ-thiền phải có trí, nhận thấy nguy-hiểm của dục-lạc. Hành-giả phải có tác-ý lánh xa, từ bỏ những dục-lạc, khi ấy mới chứng và trú trong sơ-thiền được. Nói cách khác, nhân gần sanh-khởi cho định là lạc, duyên hỗ-trợ cho chứng trú định là trí thấy được nguy-hiểm của dục-lạc. "Này các tỳ-khưu! do đoạn tận năm pháp, có thể đạt được và an-trú
Sơ-thiền". Thế nào là năm? Kinh văn có ghi rằng: "Vị tỳ-khưu, ly ác bất-thiện pháp, chứng và trú Sơ-thiền một trạng-thái hỷ-lạc do ly-dục sanh". Ly ác bất-thiện pháp là lìa bỏ, áp chế được năm pháp chướng-ngại, do ly-dục sanh là do có chánh-kiến. Nền-tảng của định Chỉ-tịnh ở đâu? Ở Giới thanh-tịnh. "Này các tỳ-khưu! với người phá giới (sīlavipannassa), chi định bị phá hoại (heṭu paniso). Khi chi định không có mặt, như thật tri-kiến bị phá hoại..." (Tăng-chi kinh) Tầm quan trọng của định là như thế. Có hai loại hành-giả: hạng hành-giả chỉ thực-hành thuần túy pháp Minh-sát và hạng hành-giả thực-hành cả Chỉ lẫn Quán (dĩ nhiên không đề cập đến hạng hành giả chuyên chú tu-tập thiền Chỉ, không có ước vọng tầm đạo giải-thoát). Hành-giả thực-hành cả Chỉ lẫn Quán, sau khi chứng đạt các tầng-thiền như sơ-thiền, nhị-thiền ... bắt đầu thực-hành thiền Quán bằng kiến thanh-tịnh. Hành-giả thuần-túy Minh-sát cũng phải dựa vào cận-định. Như vậy, cả hai hạng hành-giả đều phải dựa vào định, tối thiểu cũng phải là cận-địnhø. Trong hai phương-pháp, phương-pháp thuần túy thiền Quán, ba chi đạo của định-uẩn hoàn thành các phận-sự của tâm-tịnh, là định ở trong Không-tướng gọi là Không-định, định ở trong Vô-tướng gọi là Vô-tướng định, định ở trong Vô-nguyện tướng gọi là Vô-nguyện định. Phương-pháp Chỉ trước Quán sau, ba chi đạo của định-uẩn, hoàn thành phận-sự tâm-tịnh: bằng ba giai-đoạn: Tiên-khởi định, Cận-định và An-chỉ định. Và ở giai-đoạn Quán, cận-định hay an-chỉ định được trở thành Không-định, Vô-tướng định hoặc Vô-nguyện định. TUỆ-UẨN Hai chi chánh-kiến, chánh tư-duy được gom vào Tuệ-uẩn (paññākkhandha) của tám chi đạo. Vì sao chánh-kiến và chánh tư-duy được liệt kê vào phần Tuệ? Chánh-kiến, tự nó không thể nhận-định rõ ba tướng của pháp hữu-vi là vô-thường, khổ, vô-ngã. Nhưng nếu có chi tầm hay chánh tư-duy trợ lực, bằng cách liên tục cọ xát vào đối-tượng bằng nhiều khía cạnh, thì tuệ có thể nhận-định được. Ví như người muốn nhận xét đồng tiền này là thật hay giả, y không thể chỉ nhờ vào con mắt, còn phải nhờ vào ngón tay, dùng ngón tay lật qua lật lại đồng tiền để con mắt xem xét. Cũng vậy, tuệ không thể tự mình phân biệt một vật là vô-thường, khổ, vô-ngã, nhưng có chi tầm trợ lực hướng tâm đến đối-tượng, trí có thể biết được ba tướng. Người có trí thấy được những hiểm-họa trong luân-hồi, có ý muốn thoát ra khỏi những hiểm-họa ấy, nên suy nghĩ tìm cách vượt ra, "sự suy nghĩ tìm cách vượt ra" là chánh tư-duy, là sở-hữu tầm. Vì thế, chánh-tư-duy được gom vào phần tuệ. Cũng như, một người bị tống giam vào trong ngục, hay một chiến sĩ đang bị bao vây, người này tìm phương cách thoát khỏi ngục tù hay thoát ra khỏi vòng vây của quân nghịch. Hoặc như con cá đang mắc lưới, nó vùng vẫy mong vượt ra khỏi lưới, con chim bị giam trong lồng, nó nhảy nhót tìm kẻ hở để thoát ra. Cũng vậy, hành-giả mhận thức được cái khổ trong bốn khổ-cảnh, trầm ngâm suy nghĩ quên cả ăn ngủ, tìm trăm phương ngàn kế để thoát ra tình cảnh nguy ngập trong hiện-tại lẫn vị-lai. Người đang tu-tập bốn Niệm-xứ, suy-tư tìm cách đặt niệm cho đúng vị trí, ví như người muốn bắn mũi tên vào một điểm trên tấm bia đang di động qua lại, đang quay tròn hay đang giao động, y phải tìm cách nhận-định rõ vị trí mục tiêu, suy nghĩ tìm ra kỹ thuật bắn được mũi tên trúng ngay vào mục tiêu trên bia. "Nhận-định rõ mục tiêu" là trí, "Suy nghĩ tìm cách bắn trúng mục tiêu" là chánh tư-duy. Ðây gọi là nhóm tuệ trong Niệm-xứ. Người đang tu-tập bốn chánh-cần, thấy được hiểm hoạ lớn của ác bất-thiện pháp qua những ác-quả đã sanh. Thấy được ác bất-thiện pháp và ác quả là có chánh-kiến, người ấy tìm cách ngăn chặn những ác bất-thiện trong tương-lai, tìm cách tiêu trừ những ác bất-thiện pháp chưa có, làm sung-mãn những thiện-pháp đang có. Ðó là chánh tư-duy. Ví như người có một chuồng bò, nhốt những con bò hung dữ, người này thấy những con bò này khi thoát ra khỏi chuồng sẽ gây tai-họa đến y. Y tìm cách ngăn chặn chúng thoát ra khỏi chuồng, bằng cách cho vào trong chuồng những con bò tốt có nhiều sức mạnh với mục-đích ngăn chặn những con bò hung dữ. Những con bò tốt càng có nhiều sức mạnh, sự áp chế bò hung dữ càng có hiệu quả. Người đang tu-tập bốn như-ý túc, thấy được sự ràng buộc của các pháp trói-buộc khiến tâm bị tù túng. Ðó là trí, tìm cách cắt đứt trói-buộc để có sự thành-tựu như-ý là chánh tư-duy. Ví như người có con quạ, y buộc vào chân con quạ sợi dây, nắm lấy một đầu dây, buông thả con quạ ra, con quạ bay lên nhưng không thể thoát ra sợi dây ấy. Tương-tự như thế với năm Quyền, năm Lực, bảy Giác-chi đều có sự hỗ-trợ của chánh-kiến và chánh tư-duy. Do đó, Tuệ-uẩn là thành-phần rất quan trọng trong những pháp đưa đến quả giải-thoát. Chánh-kiến giống như kim chỉ nam cho mọi pháp trợ-đạo, nó định hướng cho các pháp nghiêng về giải-thoát. "Này chư tỳ-khưu! tri kiến được đặt đúng hướng, con đường tu-tập đặt đúng hướng, đâm thủng vô-minh, làm sanh-khởi chứng-đạt Níp-bàn". (Tưng-ưng kinh) Trong Tương-ưng kinh, phẩm Magga saṃyuṭṭa, tám chi đạo được Ðức Thế-tôn thuyết-giảng nhiều khía cạnh, nhiều lãnh-vực như: - "Bạch đức Thế-tôn! nhiếp phục tham, nhiếp phục sân, nhiếp phục si, đồng nghĩa với gì? - Này chư tỳ-khưu! đồng nghĩa với Níp-bàn. Cũng được gọi là đoạn tận các lậu-hoặc... - Bạch Thế-tôn! Bất tử -Bất tử, được gọi như thế. Bạch Thế-tôn! Thế nào là Bất tử? Con đường nào đưa đến Bất tử?. - Này tỳ-khưu! đoạn tận tham, sân, si được gọi là Bất tử. Thánh đạo tám ngành là con đường đưa đến Bất tử. Thế nào là Chánh-tánh? Là chánh-kiến... chánh-định. Thế nào là bậc chân nhân? Là người theo chánh-kiến ... chánh-định. Thế nào là Chánh-hạnh? Là chánh-kiến... chánh-định...Thế nào là Sa-môn hạnh? Là chánh-kiến... chánh-định... Nhưng tu-tập chánh-kiến ra sao? Chánh-kiến là sự thấy đúng, biết đúng. Hành-giả muốn tu-tập chánh-kiến, trước hết phải xác định được pháp đang thấy, đang biết là sắc hay danh. Tức là,ø nền tảng của chánh-kiến phải có là tuệ Phân-biệt danh-sắc. Hành-giả cần xác định: đây là thiện-pháp hay bất-thiện pháp. Nếu là sắc-pháp, cần xác định đó là loại sắc gì: sắc, thinh, vị... hay sắc vật-thực (āhāra), sắc mạng-quyền (jīviṭarūpa) hay sắc nghiệp ... Khi đã thấy, biết rõ (là xác định được bản chất cùng tính-chất) của sắc, hành-giả quán-xét đến nhân-duyên sanh-khởi, sự đoạn-diệt và pháp đưa đến sự đoạn-diệt của sắc ấy. "Này chư hiền! khi vị Thánh đệ tử biết thức ăn, biết tập khởi (nhân sinh khởi) thức ăn, biết được đoạn-diệt thức ăn, biết con đường đưa đến đoạn-diệt thức ăn. Khi ấy vị Thánh đệ tử có chánh-kiến". (Trung-bộ kinh -kinh Chánh tri-kiến) Nói gọn cho dễ hiểu, là hành-giả phải biết rõ nhân-duyên của pháp ấy, biết rõ pháp ấy diệt do nhân-duyên nào và đạo lộ đưa đến sự đoạn-diệt pháp ấy. Ðó gọi là sự thấy đúng, hiểu đúng, là đặc-tính của chánh-kiến. Nhiệm-vụ của chánh-kiến là làm hiển-lộ các giới (dhāṭu). Hiểu biết đúng là một việc, thành-tựu lại là việc khác. Nói cách khác, hiểu biết đúng và kết quả của hiểu biết ấy là hai điều khác nhau. Chánh-kiến là hiểu biết đúng, thành-tựu của chánh-kiến là phá hủy được vô-minh. Trưởng-lão Musīla nói rằng: "Do hữu (bhava) diệt nên các lậu-hoặc đoạn tận". Các tỳ-khưu nói rằng: - hư vậy, Ngài Musīla là bậc A-la-hán. Ngài Musīla im lặng. Và một vị trưởng-lão khác nói rằng: "Ny chư hiền! Do hữu diệt nên các lậu-hoặc bị đoạn tận, nhưng này chư hiền, tôi chưa đắc quả A-la-hán. Tôi có một ví dụ như sau: Một người đang bị nhiệt-não do nóng bức, người ấy đi đến cái giếng, nhìn xuống giếng thấy có nước, y biết nước này sẽ giải-thoát được nhiệt não của nóng bức, nhưng trên giếng không có gàu cũng không có sợi dây nào cả. Nên y chưa giải-thoát được nóng bức, tuy biết rằng: nước sẽ giải-thoát được nóng bức". Hiểu biết đúng là trạng-thái của chánh-kiến, cần phải tu-tập chánh-kiến, nhưng bằng cách nào? Bằng cách liên-hệ đến viễn-ly, liên-hệ đến từ bỏ, hướng tâm đến Níp-bàn. Viễn-ly cái gì? từ bỏ (pahanaṭṭha) cái gì? Viễn-ly ác bất-thiện pháp, từ bỏ ác bất-thiện pháp. Trong Paṭisambhidā magga có giải thích: viễn-ly có năm loại: 1- Áp chế viễn-ly: là vị tu-tập Sơ-thiền đang áp chế năm triền cái. 2- Tịnh-chỉ viễn-ly: là tịnh-chỉ tà-kiến bằng chánh-kiến, tịnh-chỉ tà tư-duy bằng chánh tư-duy ... tịnh-chỉ tầm, tứ, hỷ-lạc của vị tu tiến định. 3- Trừ-tuyệt viễn-ly: là vị tu tiến đạo siêu-thế đưa đến tận diệt phiền-não. 4- Khinh-an viễn-ly: là sự an-tịnh trong Thánh quả. 5- Xuất-ly viễn-ly: là nơi diệt-tận mọi phiền-não tức là Níp-bàn. Mỗi chi đạo đều có năm viễn-ly này. Ðức Phật có dạy: "Này chư tỳ-khưu! Ðiềm báo trước mặt trời mọc là rạng đông. Cũng vậy điềm báo trước Thánh-đạo tám ngành xuất hiện là làm bạn với thiện. Này chư tỳ-khưu! Ðiềm báo trước mặt trời mọc là rạng đông. Cũng vậy, điềm báo trước lý Thánh-đạo tám ngành xuất hiện là thành-tựu Giới-hạnh. Này chư tỳ-khưu! Ðiềm báo trước mặt mặt trời mọc là rạng đông. Cũng vậy, điềm báo trước Thánh-đạo tám ngành xuất hiện là đầy đủ tác-ý đúng (yoniso manasikāra sampadā), hướng tâm đến Níp-bàn chính là đầy đủ tác-ý đúng". (Tương-ưng kinh) Ngài Sārīpuṭṭa có dạy căn-bản của thiện là: "Không sát-sanh, không trộm-cắp, không tà-hạnh trong dục, không nói dối, không nói hai lưỡi, không nói ác, không nói phù phiếm, không tham-dục, không sân-hận vào tà-kiến". (kinh Chánh tri-kiến) Vậy căn-bản của thiện là Giới-tịnh. Như vậy, nhân cần thiết để chánh-kiến xuất hiện là: làm bạn với thiện, tác-ý đúng và giới trong sạch. Chánh tư-duy là tên gọi của sở-hữu tầm. Chánh tư-duy là yếu tố dẫn đến tuệ. Ðược gọi là chánh tư-duy vì đó là sự tìm kiếm những gì không liên-hệ đến dục-lạc, tìm kiếm những gì không liên-hệ đến oán-thù, tìm kiếm những gì không liên-hệ đến ác-hại (thuật ngữ gọi là ly-dục tầm, vô-sân tầm, vô-hại tầm). Chính trong bốn chánh-cần, tầm ly-dục hiển-lộ rõ nhất, đó là loại tư-duy, tìm kiếm con đường thoát ra nguy-hiểm của dục-lạc vật-chất, thoát ra còn khổ luân-hồi (vaṭṭadukkha). Hành-giả là người tu-tập Chỉ-tịnh, nếu suy-tư về đề mục Từ (meṭṭā) kết hợp với các tầng thiền, gọi là tư-duy về vô-sân (hay vô-sân tầm). Nếu suy-tư đến đề mục Bi (kārunā), kết hợp với các tầng thiền, gọi là tư-duy về vô-hại (hay vô-hại tầm). Còn các đề mục khác ngoài hai đề mục Từ -Bi, gọi là tư-duy về ly-dục. Trong lãnh-vực thiền Chỉ, chi tầm hay chánh tư-duy là pháp cần được sanh-khởi đầu tiên và nó hiển-lộ rõ trong giai-đoạn Tiên-khởi định. Còn trong lãnh-vực thiền Quán, chánh tư-duy hiện rõ ở tuệ Dục-thoát (muñciṭukamyaṭāñāṇa). Và ba uẩn Giới-định-tuệ bao trùm tám chi đạo. "Này hành-giả Visākha! tám Thánh-đạo không bao gồm trong ba uẩn nhưng ba uẩn bao gồm cả tám Thánh-đạo". (kinh Tiểu hữu-minh, Trung-bộ) -ooOoo- Ðầu trang | 01 | 02.a | 02.b | 02.c | 02.d | 03 | 04 | 05 | 06 | 07.a | 07.b | 07.c | 08.a | 08.b |
Chân thành cám ơn Tỳ kheo Minh Tịnh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 02-2003)
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 24-08-2003