Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Ai sống một trăm năm, lười nhác không tinh tấn, tốt hơn sống một ngày, tinh tấn tận sức mình.Kinh Pháp cú (Kệ số 112)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)

Trang chủ »» Kinh Nam truyền »» Kinh Tiểu Bộ (Khuddaka Nikāya) »» Chương III - Phẩm Ba Kệ »»

Kinh Tiểu Bộ (Khuddaka Nikāya) »» Chương III - Phẩm Ba Kệ

Donate

none

Xem đối chiếu:

Dịch giả: Thích Minh Châu

    
(Download file MP3
- 5.41 MB - Thời gian phát: 31 phút 31 giây.)

Đại Tạng Kinh Việt NamKính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.

Font chữ:

(CLXX) Anganika Bhàradvàja (Thera. 29)
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh gần núi Hy-mã-lạp-sơn, trong thành phố Ukkattha, trong gia đình một Bà-la-môn phú cường và được đặt tên là Anganika Bhàradvàja. Khi ngài được học xong giáo điển và nghệ thuật Vệ-đà, ngài hướng về giải thoát. Trong khi bộ hành chỗ này chỗ khác, ngài gặp bậc Ðạo Sư khi bậc Ðạo Sư đang du hành ở vùng quê, và với tâm tư tín thành, ngài nghe bậc Ðạo Sư thuyết giảng. Từ bỏ tà khổ hạnh, ngài xuất gia, tu tập thiền quán, và sau một thời gian chứng được sáu thắng trí.
Sau khi sống tận hưởng vị ngọt giải thoát, ngài với lòng thương đối với bà con, đến thăm và dạy họ về quy y và giới luật. Rồi từ giã các bà con, ngài sống trong một ngôi rừng gần làng Kundiya của dân tộc Kuru. Khi có việc đi đến Uggàyàman, một số Bà-la-môn quen biết đến hỏi: 'Thưa Tôn giả Bhàradvàja, do ngài thấy gì mà ngài từ bỏ giáo hội Bà-la-môn, và chấp nhận giáo hội này?' Ngài nêu rõ, ngoài giáo hội đức Phật, không có giới thanh tịnh, ngài nói:
219. Trong rừng ta thờ lửa,
Truyền thống không chơn chánh,
Không biết đường thanh tịnh,
Theo khổ hạnh bất tử.
220. Với lạc, ta được lạc,
Hãy xem pháp, tùy pháp,
Ba minh chứng đạt được,
Lời Phật dạy, làm xong.
221. Trước bà con Phạm chí,
Nay ta chính Phạm chí,
Ba minh, ta quán đảnh,
An ổn ta đạt được,
Thông hiểu đúng Chánh pháp,
Thuần thục lời Phật dạy.
Khi các Bà-la-môn ấy nghe ngài nói, các vị ấy chấp nhận và từ bỏ rất là phấn khởi.
(CLXXI) Paccaya (Thera. 29)
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở thành Rohi trong một gia đình hoàng tộc, và được đặt tên là Paccaya. Thọ hưởng gia tài khi phụ thân mệnh chung, ngài tuyên bố tổ chức một đàn bố thí rất lớn và một số đông người tụ họp. Trong cuộc tụ họp này, bậc Ðạo Sư ngồi trên một ngai vàng trong một ngôi nhà trang hoàng châu báu. Ðức Phật thuyết pháp, trong khi mọi người ngắm, chiêm ngưỡng ngài. Phần lớn dân chúng hiểu lời đức Bổn Sư dạy, nhưng ngài Paccaya đi xa hơn. Thúc đẩy bởi nghiệp duyên đời trước, ngài từ bỏ tài sản và xuất gia như trước kia ngài đã phát nguyện dưới thời đức Phật Kassapa, nay ngài đã phát nguyện, khi đã vào am tranh tu hành, nếu chưa giải thoát thời không ra khỏi am này và cuối cùng thiền quán được phát triển, trí tuệ được thuần thục, ngài chứng quả A-la-hán. Ðể kỷ niệm thành quả này, ngài nói lên quả chứng của ngài, ngang qua những bài kệ như sau:
222. Năm ngày ta xuất gia,
Hữu học, ý chưa đạt,
Ta trú hạnh viễn ly,
Tâm phát nguyện như sau:
223. Ta sẽ không ăn uống,
Không ra ngoài tinh xá,
Ta sẽ không nằm xuống,
Không nằm một bên hông,
Nếu mũi tên tham ái,
Chưa rút nhổ lên được.
224. Hạnh ta sống như vậy,
Hãy nhìn ta tinh cần,
Ba minh ta đạt được,
Lời Phật dạy làm xong.
(CLXXII) Bàkula (Thera. 29)
Ngài sanh ở Kosambi, trong một gia đình có chức vụ, trước khi bậc Ðạo Sư sanh ra, và ngài được đem đi tắm ở sông Yamunà để được sức khỏe, và một con cá nuốt ngài trong tay người vú. Con cá bị người câu cá bắt được và đem bán cho vợ một vị chức sắc khác ở Ba-la-nại. Khi con cá bị mổ ra, đứa con nít nhờ phước nghiệp đời trước, nên còn sống không bị thương tích. Vợ vị chức sắc thương ngài như con đẻ, và khi bà nghe được câu chuyện của ngài, và hỏi về cha mẹ. Vua trong nước quyết định cho ngài thuộc quyền sở hữu của hai gia đình, và do vậy ngài được tên là Bàkula (hai gia đình).
Sau một đời sống giàu sang, ngài nghe đức Bổn Sư thuyết pháp, xuất gia khi tám mươi tuổi. Trong bảy ngày, ngài chưa được giác ngộ, nhưng ngày thứ tám, ngài chứng được quả A-la-hán, thông hiểu nghĩa, thông hiểu pháp.
Một hôm, khi ấn chứng vị trí tu hành cho các vị đệ tử, bậc Ðạo Sư ấn chứng cho ngài là vị đệ tử có sức khỏe đệ nhất. Về sau, khi sắp sửa mệnh chung ngài nói lên chánh trí của ngài giữa hội chúng Tỷ-kheo như sau:
225. Với ai những công việc
Cần phải làm từ trước,
Về sau, vị ấy mới
Có ý định muốn làm.
Vị ấy tự phá hoại
Căn cứ địa an lạc,
Về sau, chịu khổ đau
Trong nung nấu hối tiếc.
226. Hãy nói điều có làm,
Không nói điều không làm,
Bậc Hiền trí rõ biết,
Người chỉ nói, không làm.
227. Niết-bàn nhiệm màu lạc,
Bậc Chánh Giác thuyết giảng,
Không sầu muộn là tham,
Thật sự là an ổn,
Tại đấy, sự đau khổ,
Ðược đoạn diệt hoàn toàn.
(CLXXIII) Dhaniya (Thera. 29)
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Ràjagaha (Vương Xá) trong một gia đình thợ làm đồ gốm, được đặt tên là Dhaniya, và tiếp tục làm nghề của ông cha. Chính trong nhà của ngài, bậc Ðạo Sư giảng cho Pakkusati kinh Dhàtuvibhangasutta. Dhaniya nghe tin Pukkasati (đã thành bậc A-la-hán) mệnh chung đêm ấy. Ngài nghĩ: 'Lời Phật dạy thật là sức mạnh lãnh đạo, chỉ có một đêm đã đủ giải thoát một người khỏi sự đau khổ tái sanh'. Rồi ngài xuất gia. Tuy vậy ngài vẫn tiếp tục nghề làm ngói lợp nhà. Bị đức Phật quở vì đã là am tranh bằng gạch, ngài quyết định sống giữa các Tỷ-kheo, và tại đấy chứng quả A-la-hán.
Về sau, nhân dịp giáo giới các Tỷ-kheo tu tập khổ hạnh và xem hạnh mình cao hơn các người khác, ngài tuyên bố chánh trí ngài như sau:
228. Nếu muốn mong đợi lạc
Trong đời sống Sa-môn,
Chớ khinh y chúng Tăng,
Chớ khinh Tăng ẩm thực.
Nếu muốn mong đợi lạc
Trong đời sống Sa-môn,
Hãy sử dụng trú xứ,
Như rắn và như chuột.
229. Nếu muốn mong đợi lạc
Trong đời sống Sa-môn,
Hãy biết tự bằng lòng
Với bất cứ việc gì,
Và hãy cương quyết tu,
Tu tập hạnh nhất pháp.
(CLXXIV) Con Của Màtanga (Thera. 30)
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Kosala, con một điền chủ tên Màtanga, và được gọi là con của Màtanga. Ngài lớn lên trong biếng nhác, và khi ngài bị quần chúng la rầy, ngài làm quen với các Tỷ-kheo, nhận thấy các Tỷ-kheo sống thật hạnh phúc. Nhưng khi nghe bậc Ðạo Sư thuyết pháp, ngài khởi lòng tin và xin xuất gia. Thấy các Tỷ-kheo sử dụng thần thông, ngài muốn chứng đạt thần thông. Và thực hành các thiền quán, ngài chứng được sáu thắng trí.
Từ đấy, ngài chỉ trích biếng nhác, tán thành sự tinh cần của ngài với những bài kệ như sau:
230. Ôi quá lạnh, quá nóng!
Ôi, đã quá trễ rồi!
Ðây là lời kêu than,
Như vậy bỏ việc làm,
Thời sát-na quý báu
Lặng lẽ vượt trôi qua.
231. Ai nghĩ đến lạnh nóng,
Không hơn loài cỏ rác,
Làm bổn phận con người,
Không hại đến an lạc.
232. Cỏ dabba, ku-sa,
Loại cỏ gai đâm ngực,
Ta dùng ngực đẩy chúng,
Sống tăng trưởng viễn ly.
(CLXXV) Khujja Sobhita (Thera. 30)
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Pàtaliputta trong một gia đình Bà-la-môn và được gọi là Sobhita. Vì ngài hơi còm, ngài được gọi là Khujja Sobhita (còm lưng). Khi đến tuổi trưởng thành, đức Bổn Sư vừa diệt độ, ngài được Tôn giả Ananda độ cho xuất gia và chứng được sáu thắng trí.
Trong kỳ kiết tập thứ nhất, ngài được bảo mời Tôn giả Ananda đến dự đại hội. Lúc ấy, các thiên nhân cử một thiên nhân đứng ở cửa hang để chận đứng các hành vi thù nghịch của Ác ma, và khuyên Sobhita tuyên bố sự có mặt của mình cho thiên nhân ấy, với những bài kệ như sau:
233. Giữa các vị Sa-môn,
Sống Pàtaliputta,
Những vị luận thuyết giỏi,
Những vị có nghe nhiều,
Có một vị tuổi lớn
Ðứng ở tại cửa vào,
Tên là Sobhita,
Có tật, bị còm lưng.
Rồi vị thiên nhân tuyên bố cho chúng Tỷ-kheo biết sự có mặt của Khujja Sobhita:
234. Giữa các vị Sa-môn,
Sống Pataliputta,
Những vị luận thuyết giỏi,
Những vị có nghe nhiều,
Có một vị tuổi lớn,
Ðứng ở tại cửa vào,
Vị ấy đã đến đây,
Theo ngọn gió đưa đến.
Rồi chúng Tăng cho phép, vị Trưởng lão đến trước chúng Tăng và nói lên chánh trí của mình.
235. Vị ấy khéo chiến đấu,
Vị ấy khéo tế tự,
Trên chiến trường chiến đấu,
Vị ấy đã chiến thắng,
Với Phạm hạnh tích lũy,
Vị ấy đạt an lạc.
(CLXXVI) Vàrana (Thera. 30)
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Kosala, trong gia đình Bà-la-môn, được đặt tên là Vàrana. Khi đến tuổi trưởng thành, vị ấy nghe một vị Trưởng lão thuyết pháp trong một ngôi rừng, và với lòng tin, xuất gia. Một ngày kia đi đến hầu hạ đức Phật, ngài chứng kiến một cuộc ấu đả trong gia đình và có nhiều người bị giết. Hốt hoảng, bị dao động, ngài đi gấp đến Thế Tôn và tường thuật sự việc. Thế Tôn thấy sự tiến bộ trong tâm tư của ngài, nên nói lên bài kệ khích lệ ngài:
236. Ai ở đời, giữa người,
Làm hại chúng sanh khác,
Vị ấy tự hại mình
Ðời này và đời sau.
237. Ai với tâm từ bi,
Thương tưởng mọi hữu tình,
Một người làm như vậy,
Gặt phước đức thật nhiều.
238. Hãy học tập khéo nói,
Hãy hầu hạ Sa-môn,
Sống một mình kín đáo,
Với tâm tư tịnh chỉ.
(CLXXVII) Passsika (Thera. 30)
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh trong một gia đình Bà-la-môn ở Kosala, thấy Thế Tôn thực hiện thần thông song hành, khởi lòng tin, xuất gia. Ngài bị bệnh trong khi học tập đời sống một ẩn sĩ, bà con săn sóc cho ngài và chữa ngài lành bệnh, khi được lành bệnh, ngài phấn khởi nên tu học siêng năng hơn và chứng được sáu thắng trí. Ngài bay trên hư không, đến thăm bà con và quy y, thọ giới cho họ. Một số bà con nhờ ngài quy y và thọ giới, khi mạng chung và được sanh lên các cõi trời. Khi Passika hầu hạ bậc Ðạo Sư, bậc Ðạo Sư hỏi về sức khỏe bà con của ngài, Passika trả lời như sau:
239. Ðầu chỉ một mình ta,
Có lòng tin, sáng suốt,
Giữa các bà con ta,
Những người không lòng tin,
Thông hiểu được Chánh pháp,
Ðầy đủ những giới đức,
Vì lợi ích hạnh phúc,
Cho các bà con ta.
240. Những bà con bị ta,
Vì thương họ trách móc,
Do bà con ái mộ,
Làm tốt đối Tỷ-kheo.
241. Khi họ bị mệnh chung,
Họ được lạc chư Thiên,
Các anh và mẹ ta,
Hoan hỷ điều họ muốn.
(CLXXVIII) Yasoja (Thera. 30)
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh tại cửa thành ở Sàvatthi, trong một làng người đánh cá, con vị chủ hộ năm trăm gia đình đánh cá và được gọi là Yasoja. Ðến tuổi trưởng thành, một hôm ngài đánh cá với những người con các người đánh cá trên sông Aciravati, quăng lưới, ngài bắt được con cá lớn có màu sắc vàng. Họ dâng con cá lên vua Pasenadi và vua nói chỉ có đức Phật mới biết nguyên nhân, màu sắc của con cá. Ðức Phật dạy, tiền thân con cá là một ác Tỷ-kheo trong thời đức Phật Ca-diếp, nay vẫn đang sống trong cõi địa ngục. Các chị của nó vẫn sống trong địa ngục, Chỉ có anh nó là vị Trưởng lão, sống đời sống tốt đẹp, và Thế Tôn thuyết pháp về kinh Kapila. Nghe xong, Yasoja cảm thấy xúc động và xin xuất gia, và các bạn cũng xin xuất gia theo; họ đi đến tinh xá Jetavana (Kỳ Viên) để yết kiến đức Phật, nhưng khi đến họ làm quá ồn ào nên bị Thế Tôn đuổi đi. Bị đuổi, và sống trên sông Vaggumudà, Yasoja như con người thuần thục, quyết tâm quyết chí tu trì, không bao lâu chứng được sáu thắng trí. Rồi Thế Tôn cho gọi Yasoja, và ngài vì tu khổ hạnh đặc biệt, nên ốm yếu, xấu xí. Thế Tôn tán thán hạnh tu khắc khổ của ngài với những bài kệ như sau:
242. Một người đen, gầy mòn,
Yếu ốm đầy đường gân,
Tiết độ trong ăn uống,
Tâm tư không ưu não.
Yasoja được tán thán như vậy, đề cao hạnh cô độc và dạy như sau:
243. Trong rừng núi rộng lớn,
Bị muỗi ruồi đốt cắn,
Như con voi lâm trận,
Ta chánh niệm chịu đựng.
244. Sống một, như Phạm thiên,
Sống hai, như chư Thiên,
Sống ba, như làng mạc,
Nhiều hơn, như ở chợ.
(CLXXIX) Satimattya (Thera. 31)
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở nước Magadha (Ma-kiệt-đà) làm con một Bà-la-môn, ngài hội đủ những điều kiện nhân duyên, xuất gia, sống với các Tỷ-kheo ở rừng, và trải qua học hỏi tu hành, chứng được sáu thắng trí. Rồi ngài giảng dạy các Tỷ-kheo, thuyết pháp cho nhiều tín đồ về quy y và các giới điều. Có một gia đình, đặc biệt ngài giáo hóa và nuôi dưỡng lòng tin. Trong gia đình này, ngài đặc biệt được chào đón, người con gái nhà này đẹp, và thường cung kính cúng dường ngài ăn uống.
Một hôm, Màra muốn phá ngài và làm ngài mất uy tín, giả dạng ngài và đi đến nắm tay cô con gái, nhưng cô con gái biết là không phải nắm tay của loài Người, liền bỏ tay ra. Nhưng người nhà thấy được và không còn tin tưởng ở ngài. Ngài không biết gì, cảm thấy có sự đổi khác trong thái độ của gia đình ấy. Biết rằng Màra đã ám hại, ngài nguyện sẽ làm tỏ rõ sự tình, người gia chủ nghe ngài giải thích liền xin lỗi ngài và tự mình xin phục vụ cho ngài. Ngài nói lên sự việc, trong những bài kệ sau đây:
245. Lòng tin trước ông có,
Nay không còn nơi ông,
Của ông vẫn của ông,
Ta không có ác hạnh.
246. Vô thường và dao động,
Là lòng tin của ông,
Sự thấy là như vậy,
Là sự thấy của ta,
Có khi ông thương mến,
Rồi ông lại không ưa,
Vì sao bậc ẩn sĩ,
Chịu héo mòn ở đây?
247. Cơm nấu cho ẩn sĩ,
Ít ít từng gia đình,
Ta sẽ đi khất thực,
Ống chân ta còn mạnh.
(CLXXX) Upàli (Thera. 31)
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài được sanh trong gia đình một người cạo tóc tên là Upàli. Khi đến tuổi trưởng thành, ngài xuất gia, theo gương của Anuruddha và năm vị con cháu hoàng tộc, khi đức Phật ở tại rừng Anupiyà. Khi ngài nhận một đề tài để thiền quán, ngài yêu cầu đức Phật đừng đưa ngài đi sống ra ngoài khu rừng. Ðức Phật dạy: 'Nếu Thầy sống trong rừng, Thầy chỉ phát triển được một vấn đề, nhưng nếu Thầy sống với Ta, Thầy sẽ trở thành thuần thục cả về kinh học và thiền quán'. Ngài vâng theo lời bậc Ðạo Sư khuyên tu thiền quán và sau một thời gian chứng quả A-la-hán.
Tuy vậy, bậc Ðạo Sư dạy cho ngài cả Luật tạng. Về sau, khi Upàli được Thế Tôn khen vì Upàli đã phán quyết trong ba trường hợp về Ajjuka, về Tỷ-kheo Kurukacchaka và Kumàra-Kacapa, ngài được xem là vị hiểu biết Luật tạng.
Trong một ngày trai giới, khi ngài đang đọc giới bổn Pàtimokkha, ngài giáo giới các Tỷ-kheo như sau:
248. Vì lòng tin ra đi,
Mới xuất gia, tân học,
Hãy sống với bạn lành,
Mạng thanh tịnh, không nhác.
249. Vì lòng tin, ra đi,
Mới xuất gia, tân học,
Tỷ-kheo trú giữa chúng,
Sáng suốt, học Luật tạng.
250. Vì lòng tin, ra đi,
Mới xuất gia, tân học,
Khéo biết việc nên làm,
Và việc không nên làm,
Hãy để vị ấy sống,
Không để cao tôn xưng.
(CLXXXI) Uttarapàla (Thera. 31)
Sanh trong thời đức Phật hiện tại, ở Sàvatthi, trong một gia đình Bà-la-môn, ngài được đặt tên là Uttarapàla. Ngài thấy Thế Tôn thực hiện thần thông song hành, khởi lòng tin, xuất gia và chăm lo tu học. Một hôm, do nhớ nghĩ chuyện này chuyện khác, dục vọng tấn công ngài, và sau một thời chiến đấu tư tưởng mãnh liệt, ngài chận đứng các phiền não, và triển khai thiền quán, ngài chứng được quả A-la-hán.
Suy tư đến chiến thắng, ngài rống lên tiếng rống con sư tử:
251. Ta thật là hiền thiện,
Suy tư mục đích tốt,
Bỏ năm dục trưởng dưỡng,
Là thế giới si mê.
252. Sanh trong giới vức ma,
Bị tên mạnh xung kích,
Nhưng ta giải thoát được,
Cạm bẫy của Ma vương.
253. Mọi dục, ta đoạn tận,
Mọi sanh hữu, hủy hoại,
Ðường sanh tử chấm dứt,
Nay không còn tái sanh.
(CLXXXII) Abhibhùta (Thera. 31)
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh trong một gia đình Bà-la-môn ở Vetthapura, đặt tên là Abhibhùta, và khi phụ thân mất, ngài thừa hưởng tài sản đất đai. Khi đức Phật đến tại thành phố, trong dịp Thế Tôn du hành, Abhibhùta đến nghe Thế Tôn thuyết pháp, và mai sáng mời Thế Tôn đến nhà. Thế Tôn cảm ơn và dạy cho ngài Chánh pháp với nhiều chi tiết. Ngài khởi lòng tin, từ bỏ gia sản, xuất gia và chứng quả A-la-hán.
Trong khi thọ hưởng vị ngọt giải thoát, các bà con, thân tín, quen biết đến than van với ngài và ngài đã từ bỏ họ, không để lại một vị lãnh đạo. Và ngài thuyết pháp cho họ nói lên lý do xuất gia của ngài:
254. Hãy nghe mọi bà con,
Những ai đã đến đây,
Ta thuyết pháp cho ông,
Tái sanh là đau khổ.
255. Hãy tinh cần, ra đi,
Chú tâm lời Phật dạy,
Ðánh bại quân lực ma,
Như voi, nhà cỏ lau.
256. Ai trong Pháp Luật này,
Sẽ sống không phóng dật,
Từ bỏ dòng tái sanh,
Sẽ chấm dứt khổ đau.
(CLXXXIII) Gotama (Thera. 32)
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh trong dòng họ Thích-ca và chỉ được biết tên là Gotama, ngài khởi lòng tin khi đức Phật thăm viếng bà con, xuất gia, tu học thiền quán và chứng được sáu thắng trí. Khi ngài đang hưởng lạc giải thoát, bà con ngài hỏi ngài vì sao lại từ bỏ bà con đi xuất gia, ngài liền giải thích những khổ đau, ngài gặp khi phải sanh tử liên tục và hạnh phúc Niết-bàn ngài đã chứng được . Ngài nói:
257. Ta tái sanh địa ngục,
Liên tục đến ngạ quỷ,
Ta sống trải nhiều ngày,
Trong đau khổ bàng sanh.
258. Và sống vui làm Người,
Thỉnh thoảng sanh cõi Trời,
Trú Giới sắc, Vô sắc,
Phi tưởng, Phi phi tưởng.
259. Ta khéo biết sanh hữu,
Không cốt tủy, duyên thành,
Dao động thường biến chuyển,
Tác thành tự ngã ta,
Ta đạt được tịnh tịch,
Chánh niệm tâm an trú.
(CLXXXIV) Harita (Thera. 32)
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Sàvatthi, trong một gia đình Bà-la-môn. Vì tự kiêu sanh trong giai cấp cao, ngài quen gọi các người khác là hạ sanh. Khi khởi lòng tin xuất gia, vì thói quen, ngài vẫn giữ tật xấu ấy. Nhưng một ngày kia, sau khi nghe bậc Ðạo Sư thuyết giảng, ngài ôn lại tâm tư của mình và ngài thấy lo ngại vì lòng tự kiêu của mình. Ðoạn tận kiêu mạn ấy, ngài phát triển thiền quán và chứng quả A-la-hán. Sau đó sống trong an lạc giải thoát, ngài chứng minh chánh trí của mình trong những bài kệ giảng dạy các Tỷ-kheo:
260. Với ai, những công việc,
Cần phải làm từ trước,
Về sau, vị ấy mới
Có ý định muốn làm.
Vị ấy, tự phá hoại,
Căn cứ địa an lạc,
Về sau chịu khổ đau
Trong nung nấu hối tiếc.
261. Hãy nói điều có làm,
Không nói điều không làm,
Bậc Hiền trí rõ biết,
Người chỉ nói, không làm.
262. Niết-bàn khéo an lạc,
Bậc Chánh giác thuyết giảng,
Không sầu muộn, ly tham,
Thật sự, là an ổn,
Tại đấy, nỗi đau khổ,
Ðược đoạn diệt hoàn toàn.
(CLXXXV) Vimala (Thera. 32)
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài được sanh ở Ba-la-nại trong một gia đình Bà-la-môn. Ngài xuất gia dưới sự hướng dẫn của Trưởng lão Amitta, và nhờ sự hướng dẫn này, ngài phát triển thiền quán và chứng quả A-la-hán. Rồi ngài giảng dạy cho một Tỷ-kheo là bạn của ngài như sau:
263. Hãy tránh xa bạn ác,
Giao thiệp bậc thượng nhân,
Vâng theo lời khuyến giáo,
Hướng đến lạc bất động.
264. Như leo trên ván nhỏ,
Giữa biển lớn bị chìm,
(Xem kệ 147 - 148)
265. Cũng vậy đến kẻ nhác,
Người hạnh tốt cũng chìm,
Do vậy, hãy bỏ nó,
Kẻ làm biếng, làm nhác.
266. Hãy sống gần bậc Thánh,
Bậc viễn ly tinh cần,
Thiền định, thường tinh tấn,
Bậc Hiền trí sáng suốt.

Hết phần Chương III - Phẩm Ba Kệ

(Lên đầu trang)


Tập III - 3.1 Trưởng Lão Tăng Kệ có tổng cộng 12 phần.
Xem phần trước           ||||           Xem phần tiếp theo


Tải về dạng file RTF
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Lược sử Phật giáo


Chuyện Vãng Sanh - Tập 1


Chuyện Vãng Sanh - Tập 2


Cảm tạ xứ Đức

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.58.92.2 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (93 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...