Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Do ái sinh sầu ưu,do ái sinh sợ hãi; ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi?Kinh Pháp Cú (Kệ số 212)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Kinh Nam truyền »» Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya) »» 87. Kinh Ái Sanh »»

Kinh Trung Bộ (Majjhima Nikāya) »» 87. Kinh Ái Sanh

Donate

Piyajātika sutta

Xem đối chiếu:

Dịch giả: Thích Minh Châu

Đại Tạng Kinh Việt NamKính mong quý độc giả xem kinh cùng góp sức hoàn thiện bằng cách gửi email về admin@rongmotamhon.net để báo cho chúng tôi biết những chỗ còn có lỗi.

Font chữ:

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn trú ở Sāvatthī, Jetavana, tại tinh xá ông Anāthapiṇḍika (Cấp cô độc).

Lúc bấy giờ con một của một gia chủ, khả ái, đáng thương, bị mệnh chung. Sau khi nó chết, người cha không còn muốn làm việc, không còn muốn ăn uống, luôn luôn đi đến nghĩa địa, người ấy than khóc: "Con ở đâu, đứa con một của ta? Con ở đâu, đứa con một của ta?"

Rồi người gia chủ ấy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với người gia chủ đang ngồi một bên:

-- Này Gia chủ, có phải Ông có các căn để an trú tự tâm ông, có phải các căn của Ông đổi khác?

-- Bạch Thế Tôn, sao các căn của con có thể không đổi khác được? Bạch Thế Tôn, đứa con một khả ái, đáng thương của con đã mệnh chung. Sau khi nó chết, con không còn muốn làm việc, con không còn muốn ăn uống, con luôn luôn đi đến nghĩa địa và than khóc: "Con ở đâu, đứa con một của ta? Con ở đâu, đứa con một của ta?"

-- Sự thật là như vậy, này Gia chủ, vì rằng, này Gia chủ, sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái.

-- Nhưng đối với ai, bạch Thế Tôn, sự tình sẽ như vậy: "Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái?" Vì rằng, bạch Thế Tôn, hỷ lạc (anandasomanassa) do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái.

Rồi người gia chủ, không hoan hỷ lời Thế Tôn dạy, chống báng lại, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

Lúc bấy giờ, một số người đánh bạc đang chơi đổ nhứt lục không xa Thế Tôn bao nhiêu. Người gia chủ kia, đi đến những người đánh bạc ấy, sau khi đến nói với những người ấy như sau:

-- Này Quý vị, ở đây tôi đi đến Sa-môn Gotama, sau khi đến, đảnh lễ Sa-môn Gotama rồi ngồi xuống một bên. Này Quý vị, Sa-môn Gotama nói với tôi đang ngồi một bên:

-- "Này Gia chủ, có phải Ông có các căn để an trú tự tâm ông. Có phải các căn của Ông đổi khác?" Này Quý vị, được nghe nói vậy tôi nói với Sa-môn Gotama:

-- "Bạch Thế Tôn, sao các căn của con có thể không đổi khác được? Bạch Thế Tôn, đứa con một khả ái, đáng thương của con đã mệnh chung. Sau khi nó chết, con không còn muốn làm việc, con không còn muốn ăn uống, con luôn luôn đi đến nghĩa địa và than khóc: "Con ở đâu, đứa con một của ta? Con ở đâu, đứa con một của ta?"

-- "Sự thật là như vậy, này Gia chủ. Vì rằng, này Gia chủ, sầu, bi, khổ, ưu não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái".

-- "Nhưng đối với ai, bạch Thế Tôn, sự tình sẽ như vậy! "Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái". Vì rằng, bạch Thế Tôn, hỷ lạc do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái". Này Quý vị, không hoan hỷ lời Thế Tôn dạy, ta chống báng lại, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi.

-- Sự thật là như vậy, này Gia Chủ! Sự thật là như vậy, này Gia chủ! Này Gia chủ, hỷ lạc do ái sanh, hiện hữu từ nơi ái.

Rồi người gia chủ suy nghĩ: "Có sự đồng ý giữa ta và những người đánh bạc", rồi bỏ đi.

Và cuộc đối thoại ấy dần dần được truyền đi và truyền đến trong nội cung. Rồi vua Pasenadi xứ Kosala cho gọi hoàng hậu Mallikā:

-- Này Mallikā, đây là lời Sa-môn Gotama nói với các người ấy: "Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái".

-- Tâu Ðại vương, nếu Thế Tôn đã dạy như vậy, thì sự việc là như vậy.

-- Ðiều gì Sa-môn Gotama nói, Mallikā này cũng nói theo. Vì Mallikā quá hoan hỷ với Sa-môn Gotama. Vì vị Ðạo sư nói gì cho đệ tử, và đệ tử quá hoan hỷ với vị Ðạo sư nên nói: "Sự thật là vậy, thưa Ðạo sư! Sự thật là như vậy, thưa Ðạo sư". Cũng vậy, này Mallikā, điều gì Sa-môn Gotama nói, Hoàng hậu quá hoan hỷ với Sa-môn Gotama nên đã nói: "Nếu Thế Tôn đã nói như vậy thời sự việc là vậy". Hãy đi đi, Mallikā, hãy đi đi!

Rồi hoàng hậu Mallikā cho gọi Bà-la-môn Nāḷijangha và nói:

-- Này Bà-la-môn, hãy đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nhân danh ta cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi có ít bệnh, ít não, khinh an, khí lực sung mãn, lạc trú, và thưa: "Bạch Thế Tôn, hoàng hậu Mallikā cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn, hỏi thăm Thế Tôn có ít bệnh, ít não, khinh an, khí lực sung mãn, lạc trú không,

và thưa như sau: "Bạch Thế Tôn, có phải Thế Tôn đã nói như sau: Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái". Và nếu Thế Tôn trả lời Ông như thế nào, hãy khéo nắm giữ và nói lại với ta. Vì các Như Lai không nói phản lại sự thật.

-- Thưa vâng, tâu Hoàng hậu.
Bà-la-môn Nāḷijangha vâng đáp hoàng hậu Mallikā, đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên những lời chào đón hỏi thăm với Thế Tôn, Và sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Nāḷijangha Bạch Thế Tôn:

-- Thưa Tôn giả Gotama, hoàng hậu Mallikā cúi đầu đảnh lễ chân Sa-môn Gotama, hỏi thăm có ít bệnh, ít não, khinh an, khí lực sung mãn, lạc trú và thưa như sau: "Bạch Thế Tôn, có phải Thế Tôn đã nói như sau: "Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái"?

-- Thật sự là như vậy, này Bà-la-môn. Thật sự là như vậy, này Bà-la-môn. Này Bà-la-môn, sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái.

Này Bà-la-môn, đây là một pháp môn, do pháp môn này, cần phải được hiểu là sầu, bi, khổ, ưu não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái.

Này Bà-la-môn, thuở xưa, ở tại Sāvatthī này, bà mẹ của một người đàn bà mệnh chung. Từ khi bà ta mệnh chung, người đàn bà này phát điên cuồng, tâm tư hỗn loạn, đi từ đường này qua đường khác, từ ngã tư đường này qua ngã tư đường khác và nói: "Người có thấy mẹ tôi đâu không? Người có thấy mẹ tôi đâu không?"

Này Bà-la-môn, đây là một pháp môn, do pháp môn này, cần phải được hiểu là sầu, bi, khổ, ưu não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái.

Này Bà-la-môn, thuở xưa, ở tại Sāvatthī này, người cha của một người đàn bà mệnh chung..., người anh mệnh chung..., người chị mệnh chung..., người con trai mệnh chung..., người con gái mệnh chung..., người chồng mệnh chung.

Từ khi người chồng mệnh chung, người đàn bà này phát điên cuồng, tâm tư hỗn loạn, đi từ đường này qua đường khác, đi từ ngã tư đường này qua ngã tư đường khác và nói: "Người có thấy chồng tôi đâu không? Người có thấy chồng tôi đâu không?"

Này Bà-la-môn, đây là một pháp môn, do pháp môn này cần phải được hiểu là sầu, bi, khổ, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái.

Này Bà-la-môn, thuở xưa, ở tại Sāvatthī này, người mẹ của một người đàn ông mệnh chung. Từ khi bà ta mệnh chung, người đàn ông này phát điên cuồng, tâm tư hỗn loạn, đi từ đường này qua đường khác, đi từ ngã tư đường này qua ngã tư đường khác và nói: "Người có thấy mẹ tôi đâu không? Người có thấy mẹ tôi đâu không?"

Này Bà-la-môn, đây là một pháp môn, do pháp môn này cần phải được hiểu là sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái.

Này Bà-la-môn, thuở xưa, ở tại Sāvatthī này, người cha của một người đàn ông mệnh chung..., người anh mệnh chung..., người chị mệnh chung..., người con trai mệnh chung..., người con gái mệnh chung..., người vợ mệnh chung.

Từ khi người vợ mệnh chung, người đàn ông này phát điên cuồng, tâm tư hỗn loạn, đi từ đường này qua đường khác, đi từ ngã tư đường này qua ngã tư đường khác, và nói: "Người có thấy vợ tôi đâu không? Người có thấy vợ tôi đâu không?"

Này Bà-la-môn, đây là một pháp môn, do pháp môn này cần phải được hiểu là sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái.

Này Bà-la-môn, thuở xưa chính tại thành Sāvatthī này, một người đàn bà đi về thăm gia đình bà con. Những người bà con ấy của người đàn bà muốn dùng sức mạnh bắt người đàn bà ấy phải xa chồng và muốn gả cho một người đàn ông khác. Người đàn bà ấy không chịu. Rồi người đàn bà ấy nói với chồng mình: "Này Hiền phu, những người bà con này muốn dùng sức mạnh bắt tôi phải xa anh và muốn gả cho một người đàn ông khác. Nhưng tôi không muốn như vậy".

Rồi người ấy chặt người đàn bà ấy làm hai, rồi tự vận, nghĩ rằng: "Hai chúng ta sẽ gặp nhau trong đời sau". Này Bà-la-môn, do pháp môn này cần phải được hiểu rằng sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái.

Rồi Bà-la-môn Nāḷijangha hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến hoàng hậu Mallikā, sau khi đến, kể lại cho hoàng hậu Mallikā toàn thể cuộc đàm thoại với Thế Tôn.

Rồi hoàng hậu Mallikā đi đến vua Pasenadi nước Kosala, và thưa:

-- Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ðại vương có thương công chúa Vajīrī của thiếp không?

-- Phải, này Mallikā, ta thương công chúa Vajīrī.

-- Tâu đại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho công chúa Vajīrī của Ðại vương. Ðại vương có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?

-- Này Mallikā, nếu có sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho công chúa Vajīrī của ta, thì sẽ có một sự thay đổi đến đời sống của ta, làm sao không khởi lên nơi ta, sầu, bi, khổ, ưu, não?

-- Chính liên hệ đến sự tình này, tâu Ðại vương mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: "Sầu, bi, khổ, ưu, não do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái". Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nữ Sát-đế-lị Vāsabhā, Ðại vương có thương yêu không?

-- Này Mallikā, ta có thương yêu nữ Sát-đế-lị Vāsabhā.

-- Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho nữ Sát-đế-lị Vāsabhā, Ðại vương có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?

-- Này Mallikā, nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho nữ Sát-đế-lị Vāsabhā, thì sẽ có một sự đổi khác xảy đến cho đời sống của ta, làm sao không khởi lên nơi ta sầu, bi, khổ, ưu não?

-- Chính liên hệ đến sự tình này, tâu Ðại vương, mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: "Sầu, bi, khổ, ưu, não khởi lên do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái".

Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Tướng quân Vidudabha, Ðại vương có thương quý không?

-- Này Mallikā, ta có thương quý tướng quân Vidudabha.

-- Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho tướng quân Vidudabha, Ðại vương có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?

-- Này Mallikā, nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho tướng quân Vidudabha thì sẽ có sự đổi khác xảy đến cho mạng sống của ta, làm sao không khởi lên nơi ta, sầu, bi, khổ, ưu não?

-- Chính liên hệ đến sự tình này, tâu Ðại vương, mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: "Sầu, bi, khổ, ưu, não khởi lên do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái".

Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ðại vương có yêu thương thiếp không?

-- Phải, này Mallikā, ta có thương yêu Hoàng hậu.

-- Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho thiếp, Ðại vương có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu, não không?

-- Này Mallikā, nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho Hoàng hậu, thì sẽ có một sự đổi khác xảy đến cho mạng sống của ta, làm sao không khởi lên nơi ta sầu, bi, khổ, ưu, não?

-- Chính liên hệ đến sự tình này, tâu Ðại vương, mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: "Sầu, bi, khổ, ưu, não khởi lên do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái".

Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Ðại vương có yêu thương dân chúng Kasi và Kosala không?

-- Phải, này Mallikā, ta thương yêu dân chúng Kasi và Kosala. Này Mallikā, nhờ sức mạnh của họ, chúng ta mới có được gỗ chiên-đàn từ nước Kasi và dùng các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp.

-- Tâu Ðại vương, Ðại vương nghĩ thế nào? Nếu có một sự biến dịch, đổi khác xảy đến cho dân chúng Kasi và Kosala, Ðại vương có khởi lên sầu, bi, khổ, ưu não không?

-- Này Mallikā, nếu có một sự biến dịch đổi khác xảy đến cho dân chúng nước Kasi và Kosala, thì sẽ có một sự đổi khác xảy đến cho mạng sống của ta, làm sao không khởi lên nơi ta sầu, bi, khổ, ưu não?

-- Chính liên hệ đến sự tình này, tâu Ðại vương, mà Thế Tôn, bậc Tri Giả, Kiến Giả, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác đã nói: "Sầu, bi, khổ, ưu não khởi lên do ái sanh ra, hiện hữu từ nơi ái".

-- Thật vi diệu thay, này Mallikā! Thật hy hữu thay, này Mallikā! Thế Tôn đã thể nhập nhờ trí tuệ, đã thấy nhờ trí tuệ. Ðến đây, Mallikā, hãy sửa soạn tẩy trần.

Rồi vua Pasenadi nước Kosala từ chỗ ngồi đứng dậy đắp thượng y vào một bên vai, chắp tay vái Thế Tôn và nói lên ba lần lời cảm hứng sau đây: "Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! Ðảnh lễ Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác! ".


Hết phần 87. Kinh Ái Sanh (Piyajātika sutta)

(Lên đầu trang)


Tập 2 có tổng cộng 50 phần.
Xem phần trước           ||||           Xem phần tiếp theo


Tải về dạng file RTF
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Có và Không


San sẻ yêu thương


Giảng giải Cảm ứng thiên - Tập 1


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.235.141 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...