Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Tục ngữ Phong dao »» Lời giới thiệu »»

Tục ngữ Phong dao
»» Lời giới thiệu

(Lượt xem: 6.955)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

  • »» Lời giới thiệu

Tục ngữ Phong dao - Lời giới thiệu

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Sách Tục ngữ Phong dao do Học giả Nguyễn Văn Ngọc hiệu Ôn Như sưu tầm, biên soạn và xuất bản từ năm 1928, gồm 2 tập mà ông gọi là Tập trên và Tập dưới.

Sách thu thập rất nhiều câu ca dao, đồng dao, phong dao, câu đố dân gian, tục ngữ... có thể nói là một kho tàng văn học dân gian vô cùng quý giá. Khi xuất bản sách này, Soạn giả đã gọi đây là Một kho vàng chung của nhân loại, trong ý nghĩa xem đây là tinh hóa trí tuệ, kinh nghiệm sống được thu thập qua nhiều thế hệ tiếp nối của dân tộc Việt, cũng có thể được xem là vốn quý của toàn nhân loại.

Khoảng gần 40 năm sau lần in đầu tiên, tức là vào năm 1967, Nhà xuất bản Mặc Lâm cho tái bản sách này. Bản sách mà chúng tôi hiện có là bản in của lần này, cách đây đã hơn nửa thế kỷ. Trong lần tái bản này, cả hai tập được gộp chung thành một, mặc dù nội dung trong sách vẫn giữ nguyên sự phân chia như lần in đầu tiên, nghĩa là vẫn chia làm Tập trên và Tập dưới.

Hiện nay chúng tôi cũng nhận thấy sách này được lưu hành trên mạng Internet ở nhiều nơi, nhưng hình như chỉ có Tập dưới, tức phần thứ hai, mà không thấy được trọn bộ.

Nay chúng tôi thực hiện việc số hóa sách này nhằm phục vụ đông đảo người đọc, hoàn toàn không nhằm mục đích thu lợi nhuận. Vì thế, sách sẽ được phổ biến hoàn toàn miễn phí. Tiến trình thực hiện sẽ lần lượt qua từng bước như sau:

1. Thực hiện bản scan chất lượng cao, rõ ràng, để phục vụ người đọc ở dạng file PDF (dạng ảnh chụp).

2. Chuyển dần toàn bộ sang dạng text để có thể tra tìm, xem trực tiếp online hoặc tải về dạng file Word. (Công đoạn này vẫn còn đang thực hiện chưa hoàn tất).

3. Cuối cùng sẽ tiến hành tái bản sách qua Nhà Xuất Bản Liên Phật Hội để quý độc giả nào cần có bản sách in thì có thể đặt mua dễ dàng qua các nhà phân phối sách, đặc biệt là qua Amazon.

Khi giới thiệu tập sách này với quý độc giả gần xa, chúng tôi chỉ có một mong muốn duy nhất là góp phần lưu giữ những vốn quý của ông cha ta truyền lại. Điều tất nhiên là không phải bất kỳ kinh nghiệm cổ xưa nào cũng còn thích hợp để vận dụng trong thời đại ngày nay, nhưng chắc chắn là chúng ta vẫn có thể tìm thấy vô số những điều quý giá trong kho tàng ca dao tục ngữ này, qua những suy tư, nhận thức chơn chất nhưng cũng đầy trí tuệ của người xưa. Và việc nghiên cứu, học hỏi, tìm tòi những vốn quý truyền lại của tổ tiên trong tinh thần "ôn cố tri tân" cũng là một trong những điều quan trọng cần làm để giáo dục thế hệ đi sau.

Trân trọng,
Nguyễn Minh Tiến


TỰA

Những sách tục ngữ, phong dao chúng tôi đã được biết là:

a) Sách chữ Nôm:

1. An nam phong thổ thoại của cụ Thiên Bản cư sĩ Trần Tất Văn

2. Thanh Hóa quan phong sử của cụ Vương Duy Trinh.

3. Việt Nam phong sử không có tên người làm.

4. Đại Nam quốc túy của cụ Sự sự trai Ngô Giáp Đậu.

b) Sách chữ Nôm dịch ra chữ Hán:

Nam phong giải trào của cụ Liễu Am Trần Tiên Sinh và Ngô Hạo Phu.

c) Sách chữ Nôm có phụ chữ Quốc ngữ:

1. Quốc phong Thi tập hợp thái của cụ Mộng Liên Đình Hi Lượng Phủ.

2. Nam quốc phương ngôn, tục ngữ bị lục không có tên người làm

d) Sách chữ Quốc ngữ dịch ra chữ Pháp.

- Tục ngữ An Nam (ba quyển: thứ nhất, thứ nhì, thứ ba) của cụ Triệu Hoàng Hòa.

đ) Sách chữ Quốc ngữ:

1. Nam ngạn trích cẩm của ông Phạm Quang Sán. Ị

2. Gương phong tục của ông Đoàn Duy Bĩnh đăng trong Tạp chí Đông Dương.

Những sách này làm hoặc không theo trật tự nào, hoặc đối nhau hai câu một, hoặc chia ra từng mục: trời đất, năm tháng, tiền của, văn học...; hoặc chia ra từng thiên : Sơn Tây, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thừa Thiên...; hoặc chia ra từng chương: Tống sơn, Nga sơn, Hoằng mỹ, Hậu lộc...; hoặc lại xếp theo từng thời đại các triều vua, từ Kinh Dương Vương đến bản triều. Những câu chép trong sách thường không có chú thích, phê bình. Tựu trung, một đôi quyền cũng gọi có cắt nghĩa qua từng câu hoặc kê cứu lai lịch của cả các câu mà ghép cho câu nào cũng như có can thiệp đến lịch sử nước nhà.

Kể như thế thì những sách tục ngữ phong dao thực không phải là hiếm. Nhưng đáng tiếc rằng hiện có nhiều quyển chỉ mới là sách viết bỏ quên trong một thư viện nhà nào, chớ chưa từng đem công bố, ấn hành cho thiên hạ dùng bao giờ. Còn một hai quyển đã xuất bản, cứ như chúng tôi xem, thì góp nhặt chưa có phần dồi dào chắc chắn, mà xếp đặt cũng chưa lấy gì làm tinh tế hoàn hảo.

Bởi vậy chúng tôi mới dám cho in quyển Tục ngữ Phong dao này.

Sách của chúng tôi chia làm hai tập: Tập trên thì từ ba chữ đến hai mươi ba chữ và thuộc về thể phương ngôn, tục ngữ; Tập dưới thì từ bốn câu trở lên và thuộc về thể phong dao, lại có phụ thêm các câu đố ở cuối tập. Chúng tôi cho in rời hai tập như thế, là vì in cả làm một sợ bề bộn nhiều quá.

Các câu xếp đặt thì vừa theo số chữ, từ ít đến nhiều, vừa theo trật tự mẫu tự La-tinh, như lối các từ điển. Chúng tôi sở dĩ xếp như thế là vì lúc góp nhặt được tiện mà sau này hoặc có thêm, bớt câu nào cũng dễ.

Cuối Tập dưới, chúng tôi sẽ có cái biểu liệt riêng ra từng mục để ai muốn cần dùng xem đến mục nào, cứ theo chữ đầu câu và số câu mà tra là khắc thấy.

Cách thức chúng tôi làm quyển Tục ngữ Phong dao này đại để là như thế.

Còn mục đích quyển sách thì cốt ở một điều là cứ theo như cái phong trào Có mới nới cũ ngày nay, ai là người đã lưu tâm đến quốc văn, quốc tuy mà không lo sợ rằng những câu lý thú tối cổ của ông cha để lại, mà tức là cái kho vàng chung cho cả nhân loại, nếu không chịu mau mau thu nhặt, giữ gìn lấy, thì rồi tất mỗi ngày một sai suyễn, lưu lạc đi thực rất là đáng tiếc.

Cho nên chúng tôi quả không dám kén chọn lựa lọc, san thi gì.

Chúng tôi chỉ vụ thu thập, cho được nhiều câu, không phân biệt thế nào là thành ngữ, tục ngữ, lý ngữ, sấm ngữ, mê ngữ, phương ngôn, đồng dao, ca dao hay phong dao gì cả. Đối với công việc sưu tập bây giờ, thiết tưởng ta còn phải quí hồ đa trước rồi nhiên hậu mới có nơi khảo cứu mà quí hồ tinh được.

Chúng tôi lại chỉ cốt xếp mỗi câu vào được một mục đã cho là đủ chớ không dám chú thích, bình luận, giảng giải, nghĩa đen hay nghĩa bóng. Một câu tục ngữ còn có thể đem làm đầu đề cho cả một bài văn dài bao nhiêu trang còn chưa hết ý, thì trong quyển sách này, chỉ một Tập trên đã có những hơn sáu nghìn năm trăm câu, dù cho có muốn chua qua nghĩa, cũng không tài nào xuể được.

Chúng tôi vẫn biết rằng tựu trung hoặc có câu biên chép hay bổ mực còn lỗ mỗ chưa được đúng lắm. Xin để đợi sau này, hễ tra cứu vào đâu được cẩn thận, chắc chắn hơn thì chúng tôi sẽ chính đính lại. Hiện nay, trong câu nào có một vài chữ, mỗi nơi nói một khác, không giống nhau, thì chúng tôi đã ghi cả xuống dưới cuối trang để độc giả được rộng đường mà cân nhắc, so sánh lấy.

Chúng tôi lại hay rằng dù chúng tôi có công góp nhặt thế nào cũng còn bỏ sót mất nhiều câu. Nhưng chúng tôi xin quyết nói không ai dám tự phụ rằng mình đã thâu thái được hết cả những câu tục ngữ, phong dao trong nước. Cứ kể muốn thu lượm đủ thực vô cùng. Nên lại xin đợi về sau, hễ tìm kiếm được câu nào, hay nhờ các độc giả làm ơn mách bảo giúp, thì chúng tôi sẽ dần dần điền thêm vào cũng không muộn.

Nếu chúng tôi làm quyển Tục ngữ Phong dao này, trên đối với Tổ tiên mà giữ được cái nghĩa vụ tồn cổ, dưới đối với quốc dân mà giúp được ít tài liệu trong khoa ngôn ngữ, trong bài văn thi, thì cái công chúng tôi sưu tầm và biên tập trong mấy năm nay cũng không uổng, mà chúng tôi đã tự lấy làm hân hạnh vui lòng rồi.

Tại Hà Nội ngày mồng một đầu năm Mậu Thìn (1928)
Nguyễn Văn Ngọc




« Sách này có 1 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan về Nghiệp


Bức Thành Biên Giới


Sống đẹp giữa dòng đời


Chắp tay lạy người

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.81.79.135 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - ... ...