Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Điều quan trọng nhất bạn cần biết trong cuộc đời này là bất cứ điều gì cũng có thể học hỏi được.Rộng Mở Tâm Hồn
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Ðêm dài cho kẻ thức, đường dài cho kẻ mệt, luân hồi dài, kẻ ngu, không biết chơn diệu pháp.Kinh Pháp cú (Kệ số 60)
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Trực giải Kinh Dược Sư »» Trực giải Kinh Dược Sư »»

Trực giải Kinh Dược Sư
»» Trực giải Kinh Dược Sư

Donate

(Lượt xem: 5.172)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

  • »» Trực giải Kinh Dược Sư

Trực giải Kinh Dược Sư - Trực giải Kinh Dược Sư

Font chữ:

Nguyên tác Hán văn: Tì-kheo Linh Diệu, tông Thiên Thai soạn
Dịch sang tiếng Việt: Thích Thọ Phước

A. Lời tựa khắc bản kinh Dược sư trực giải

Ngài Tịnh Danh nói: “Vì tất cả chúng sinh bệnh nên ta bệnh, nếu bệnh của tất cả chúng sinh lành thì bệnh của ta mới lành.” Vĩ đại thay! Tâm từ sâu rộng, thương xót chúng sinh của Bồ-tát làm sao dò thấu được?

Kinh Dược sư bản nguyện công đức là phép lạ thoát khỏi mầm bệnh, là bí quyết nuôi sống tuệ mạng. Thuở xưa, Đức Phật của chúng ta, nhân đi giáo hóa ở thành Quảng Nghiêm, nhận lời thỉnh cầu của Bồ-tát Diệu Cát Tường, Ngài nói kinh này để thích hợp với căn cơ của chúng sinh trong thời tượng pháp và mạt pháp. Từ đó, tam tạng pháp sư Huyền Trang dịch và truyền bá rộng rãi kinh này.

Pháp y che trùm khắp thiên hạ,a đủ duyên, đúng thời, nên mọi người đều văn trì. Bởi vì, kinh điển của Phật tuy đơn giản nhưng công đức rất lớn. Những năm gần đây, có sa-môn Linh Diệu ở Cổ Thanh Lương, Chiết Giang, khi nghỉ ngơi trong sân chỉ quán, lúc quanh quẩn giữa chốn thiên tịch, lấy vô ngôn để nói, dùng vô giải để giải, phân chia khoa mục, giải thích kinh ấy, đặt tên là Trực giải. Văn chương sáng tỏ, rõ ràng và vốn có khí chất của sao Đẩu, sao Ngưu. Nhân khi tôi đem các bản sớ giải của các nhà ra đọc lại, mới biết được bản giải thích của sa-môn Linh Diệu. Vì bản giải thích vượt ra ngoài haiểu biết của tôi, nên tôi không dám tùy tiện đánh giá, chọn lựa, mà chỉ kiểm tra những bản khắc nguyên vẹn hiện còn gần đây, cho khắc lại và lưu truyền mãi ở đời.

Tất cả chúng sinh vì nuôi nấng cố tật ba chướng, nên bị luân hồi sáu đường, không biết trải qua bao nhiêu số kiếp. Vì vậy, Thanh Đế Bảo Phật dốc hết tình thương nhỏ nhặt, ngồi mười hai nguyện luân, tùy duyên phó cảm, nên tất cả chúng sinh đều được chữa trị, cứu giúp. Tốt đẹp thay! Phương tiện từ bi của cổ Phật hay hơn nước thượng trì. Xa quá biết làm sao? Vì ý chí người thấp kém, lại không hiểu biết xa rộng nên mới có việc khấn cầu ấy.

Từ đó, mọi người chỉ lấy trường thọ, giàu sang làm mục đích; giống như gánh cỏ gai mà vứt bỏ vàng bạc vậy. Thật đáng thương! Biết làm sao để thỏa mãn ý muốn điên đảo của tất cả chúng sinh trong ba cõi? Vì vậy, mới dùng phương tiện thiện xảo từng bước dẫn dụ, nhưng tất cả mục đích đều nhờ vào hành xứ sâu xa mà sinh ra. Than ôi! Nếu đạt được gốc ấy thì ngọn tự nhiên bị trừ diệt. Nếu để mất gốc ấy mà chỉ cầu các việc sống lâu, giàu sang v.v.. vậy thì, há chẳng phải không hiểu được ý nghĩa bản nguyện độ sinh của bậc Y Vương sao?

Ngày rằm tháng 7 năm Bính Dần, niên hiệu Trinh Hưởng thứ ba.
Tì-kheo Tuệ Kiên Giới Sơn ở chùa luật An Dưỡng, Hồ Đông, kính ghi.

B. Lời tựa kinh Dược sư trực giải

Thánh giáo truyền đến Trung Quốc, theo thời gian, xuất hiện nhiều bộ chú sớ, như các bộ chú sớ về kinh Kim cang, kinh Lăng-nghiêm, có khoảng vài trăm bộ. Nhưng riêng kinh Dược sư, không có bản giải. Vì sao? Ý của người xưa cho rằng, nhà Tần thiêu đốt Kinh mà Kinh còn, nhà Hán nghiên cứu Kinh mà Kinh mất. Việc ấy nói ra dài dòng, có liên quan đến những người kém hiểu biết. Kinh ấy từ đầu đến cuối chỉ có ba pháp; giống như mặt trời, mặt trăng trên bầu trời, người có mắt đều nhìn thấy trực tiếp, rõ ràng, không có việc gì phải giải thích.

Tôi đã giải thích. Và sở dĩ gọi là thẳng (trực 直) vì không giải thích vòng vo. Vì giải thích vòng vo và cố gắng chứng minh thì câu chữ khăng khít, mạch lạc, nhưng trái lại nghĩa chính bị mờ tối, không chính xác. Tán gẫu chép thành văn, nói đùa cho là giảng, nên ba đức đều không sắp xếp theo thứ tự. Nay chỉ theo Kinh chỉ bày thẳng ba pháp: thể, tông, dụng; là ba nhân của chúng sinh, cũng chính là ba đức của Quả nhân. Dựa theo những sáng tác, biên soạn ấy, có thể hiểu biết, có thể thực hành. Giống như ánh sáng của mặt trời chỉ chiếu soi các loại sắc mà thôi. Vì vậy, tôi không dám chú giải quanh co, dài dòng. Vì chia chẻ Kinh điển cũng là giải, tức là không giải. Và quan sát ý của người xưa cũng không có việc phải giải thích.

Tì-kheo Linh Diệu, tông Thiên Thai, viết tại phương trượng Ngụy Đường, vào ngày 7 tháng Giêng, năm Kỉ dậu.

C. Chính thức giải thích Kinh

1. Tên Kinh

Kinh Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai bản nguyện công đức.

Đầu đề là cương yếu của một bộ Kinh, là ý chính của các nghĩa. Cho nên, không thể không tư duy tường tận, không thể không giải thích rõ ràng. Kinh này Đức Phật nói có ba tên gọi. Trong đó, một tên chỉ nói ‘Trừ hết nghiệp chướng’, một tên dặn dò ‘Chứng ngộ bảo vệ lưu truyền’. Cả hai tên gọi ấy đều không thể chuyển tải hết ý nghĩa của Kinh này. Tên trước, tên sau đều vẫn còn nhưng không được nói đến.

Chỉ một tên ‘Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai bản nguyện công đức’ cũng đã bao gồm tất cả các ý nghĩa, tóm thâu cả bộ Kinh, và phù hợp với tổng tướng-biệt tướng. Vì cho đó là hay, nên tìm tên, biết nghĩa và năm nghĩa rõ ràng. Nếu muốn chỉ bày thẳng thì phải lấy người và pháp làm tên gọi; lấy hành xứ sâu xa của chư Phật làm thể; lấy hạnh nguyện phương tiện làm tông; lấy công đức cứu khổ, ban vui làm dụng; lấy sinh tô của Đại thừa làm giáo tướng.

1.1. Giải thích tên gọi: Tên thì có tên chung và tên riêng.

1.1.1. Tên riêng

Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai: là tên người.

Bản nguyện công đức: là tên pháp. Hai tên ấy đều đầy đủ bí tạng của ba pháp.

Dược Sư: bởi vì chúng sinh trong chín giới có đủ báo bệnh, nghiệp bệnh, phiền não bệnh; vì nghi ngờ đồng thể đại bi của Như Lai nên không đạt được đắc xuất thế đã đắc; và dùng pháp dược giới, định, tuệ chữa trị các bệnh, nên gọi đó là Dược.

Báo bệnh: chúng sinh mượn bốn đại để làm thân, nên chỉ cần một đại không điều hòa thì sinh ra trăm bệnh; bốn đại không điều hòa thì đột nhiên sinh ra bốn trăm lẻ bốn bệnh. Kinh Kim quang minh lại luận: “Bốn thời thân tiếp xúc với môi trường lạnh, nóng không điều hòa là gốc của khổ. Vì khổ bức bách thân càng nhiều nên sinh ra vô lượng ác bệnh bức não thân thể.” Nói, vì thiên hạ không có nên không có chúng sinh chịu tội; vì thiên hạ không có nên không có chúng sinh bị bệnh. Thế thì, nên dùng thuốc tam quy giới, thập thiện thuộc thế gian v.v.. để trị tâm bệnh, lại dùng thuốc vàng, đá, cỏ, cây v.v.. để trị thân bệnh.

Nghiệp bệnh: chúng sinh tạo các tội sát sinh, trộm cướp, tà dâm, vọng ngữ, năm nghiệp, mười ác v.v.. Những tội ấy liên quan đến nhân ác hiện hành, phát sinh ra từ bảy chi thuộc thân và miệng, tạo thành vô biên đại tội. Thế nên, phải dùng các loại thuốc định vị đáo, tứ thiền, bát định, v.v.. thuộc Dục giới để dứt trừ những nhân thô ác thuộc thân và miệng.

Phiền não bệnh, có ba: bệnh kiến tư, bệnh trần sa và bệnh vô minh. Để trị những chứng bệnh này, phải dùng hai mươi lăm vương tam-muội; tức dùng thuốc ‘không’ để trị bệnh kiến tư, dùng thuốc ‘giả’ để trị bệnh trần sa và dùng thuốc ‘trung’ để trị bệnh vô minh.

Tuy thuốc dùng để trị bệnh, nhưng nếu trị không đúng người thì thuốc trở thành hại người. Dù đó là đề hồ cũng biến thành độc dược. Giống như cựu y dùng nhũ dược để trị bệnh ma, ngoại đạo, tà kiến, chẳng những không được lợi ích mà trái lại còn làm hại chúng. Nay Dược mà gọi là Sư, chính là vì chú trọng đến người có thể dùng thuốc. Người có thể thực hành, nhưng không thể giảng nói thì đó là ‘dụng’ của một nước. Người có thể giảng nói, không thể thực hành là ‘thầy’ của một nước. Người có thể giảng nói, có thể thực hành là ‘báu’ của một nước. Đức Như Lai thực hành và nói đều siêu việt. Tuy đại y không trị tiểu y.

Chắp tay: một khi thuốc pháp đã thấm thì bệnh nặng lành liền; thế mới xứng đáng là thầy của người, là báu của một nước. Vì thế mới gọi là Dược sư. Trong kinh Niết-bàn gọi là Tân y; kinh Pháp hoa gọi là Lương y, hoặc gọi là Dược vương, hoặc gọi là Y vương, Đại Y vương, v.v.. thực chất, tên gọi thì khác nhưng nghĩa thì giống nhau.

Nhưng khi Đức Phật trị bệnh, Ngài tùy hiện mười thân, không bỏ sót nơi nào. Giống như cách trị bệnh của người Tần, người Việt không cố định. Nếu trị báo bệnh thì hiện làm con của trưởng giả Lưu Thủy, Thần Nông ở Chi Vực, Thương công người Việt, v.v.. siêng năng tìm tòi, học hỏi với tất cả các bậc danh y tài giỏi; biết thuốc có tính lạnh, nóng, ôn hòa; xét bệnh tính hư, thật, lạnh, nóng. Như khi ba việc xuất hiện thì dùng ‘giả dược’ để trị bệnh điên đảo. Người bị bệnh cao hoang bộc phát trong chốc lát mà có thể cứu sống lại, thì đó cũng mới chỉ là thầy thuốc thế gian.

Nếu trị nghiệp bệnh thì hiện tướng đang nhập thiền sâu, đại định, làm thiên vương ở ba cõi. Như hiện làm Thiên Nhân Trượng Phu Quán Thế Âm, Đại Phạm Thâm Viễn Quán Thế Âm; hoặc hiện làm tam tạng Như Lai v.v.. biết rõ thuốc pháp chữa trị các bệnh. Người nhiều tham dục thì trao cho thuốc bất tịnh; người nhiều sân nhuế thì trao cho thuốc từ bi; cho đến, tất cả những người đang trụ trong định thì đều trao cho thuốc phi phi tưởng; không để cho họ đắm vào vị ngọt thiền định mà bị ám chứng. Thí như khi cưỡi ngựa, vừa thương ngựa, vừa thúc ngựa, tức phải điều khiển và bảo về ngựa cho thích hợp.

Không tương đồng: như đem pháp quán sổ tức dạy cho người trông coi mả, là không hợp; lấy pháp quán bất tịnh dạy cho người thổi lửa, là sai lầm. Chắc chắn vì khả năng thiền định còn kém, nên mới áp dụng sai lầm như vậy.

Nếu đức Dược Sư muốn trị bệnh phiền não thì phải hiện pháp thân, báo thân, ứng thân để nói pháp. Tức dùng thuốc không quán để trị bệnh kiến tư; dùng thuốc giả quán để trị bệnh trần sa; dùng thuốc trung quán để trị bệnh vô minh. Giống như, dù đó là pháp chỉ quán hay pháp phá, đều có thể áp dụng cho mọi đối trượng, thế mới gọi là Vô thượng dược vương.

Trong Pháp hoa văn cú nói, chỉ loại lương y thứ mười mới được gọi là Dược sư. Đức Phật Thích-ca chủ cõi Ta-bà, Đức Phật Dược Sư là bậc Chính giác ở phương đông, và chỉ Phật với Phật mới có thể áp dụng triệt để, chứ chẳng phải chúng sinh thuộc những địa dưới có thể nghĩ đến được; chỉ trừ những hàng Bồ-tát nhất sinh sở hệ đã lành bệnh mới có thể nhìn thấy được mà thôi. Lại nữa, phải biết, nếu đã nói công của Dược sư thuộc về nhổ sạch khổ, thì nên xem công đó là dụng của đoạn đức. Nhưng, khi bệnh đã lành rồi thì tự nhiên được thanh thản và càng làm sáng tỏ thêm cho giải thoát đức.

Thầy thuốc mà có thân thể sáng đẹp thì được đặt tên là Lưu-ly Quang. Công dụng của thuốc tam quán pháp có thể trị bệnh ba chướng và mở kho đại quang minh của ba trí. Đó gọi là hết nhơ thành sạch, sạch quá phát sáng.

Nếu thuốc thế gian chữa trị được báo bệnh mà có ánh sáng thì cũng giống như trong Kinh nói, tiều phu vác củi vào chợ; bên trong ẩn một nhánh quang minh, bên ngoài hiện người bán giỏi, nhưng xét kĩ ra thì chỉ có thân Dược thụ vương mới chữa trị được mọi chứng bệnh.

Ở Đông Độ, thân của Thần Nông giống như Lưu-ly, trong ngoài đều trong suốt. Nếu tám vạn bốn nghìn thảo dược ở thế gian như vàng, đá, cỏ, cây, đều uống được thì Kinh gì phải trị những bệnh gì? Bệnh thì có bệnh nguy hiểm và bệnh không nguy hiểm, nên nhất định lấy Bản thảo làm tiêu chuẩn cho cách sử dụng thuốc của Trung Quốc. Những người Tần, người Việt đầu tiên uống nước thượng trì, có thể nhìn thấy khắp vùng, xem bệnh biết bệnh, ấy là người có ánh sáng. Không phải người có ánh sáng ấy đều là do công hiệu của thuốc, mà là người ấy vốn sẵn có ánh sáng. Giống như người uống thuốc bổ thiên, đại tháo, nhân sâm, v.v.. thì mặt mày sáng sủa; người mù gặp thuốc thì được sáng mắt. Đây đều là hiệu lực của y dược thế gian, trị báo bệnh mà có ánh sáng.

Hiệu lực của thuốc giới, định, tuệ, sáu độ xuất thế gian đều có ánh sáng. Thí như khi tì-kheo thụ giới, lâm đàn bạch tứ yết-ma, thành tựu vô tác giới quang của mười phương chư Phật. Giống như mây, như lọng và rót vào đỉnh đầu người thụ giới, gọi là đắc giới. Nếu dùng thiên nhãn thì có thể thấy biết được. Nếu giới tròn đủ thì giới nói trong kinh Phạm võng được gọi là Ánh sáng Đệ nhất nghĩa.

Ánh sáng không phải màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng, cũng không phải sắc, không phải tâm, không phải nhân, quả, pháp. Công hiệu khi uống thuốc giới này mà có ánh sáng, thì khi uống thuốc định cũng có công hiệu như vậy. Hai mươi tám vị trời đều từ định mà sinh ra, nhưng thân của mỗi vị trời tự có ánh sáng khác nhau, nên mỗi vị cũng có tên riêng; có vị tên Thiểu Quang, Vô Lượng Quang, Quang Âm. Tóm lại, tất cả đều thuộc tĩnh cực quang và đều nhờ công hiệu do uống thuốc định nên có ánh sáng.

Hoặc tu tập sáu độ có ánh sáng, như ánh sáng màu tía của Ca-diếp. Tì-kheo-ni vì thực hành bố thí mà sinh ra ánh sáng. Người trì giới thì tự nhiên có ánh sáng của giới sáng sủa. Tu tập nhẫn nhục thì sinh ra cực quang. Tu tập tinh tấn phát ra ánh sáng, tất cả chúng sinh thích nhìn. Vì Bồ-tát đốt thân làm đuốc cúng dường Phật, nên pháp giới gọi là chân tinh tấn. Tu tập thiền định có ánh sáng, như Tứ thiên, Đao-lợi và tám định trên đều có ánh sáng. Ánh sáng của trí tuệ rất nhiều. Nếu người nào hợp chí nguyện, cùng phương pháp với Đức Phật hiện tại thì giống như Bồ-tát Lưu-ly Quang trong kinh Niết-bàn phóng ánh sáng xanh và đi đến trước mặt Phật Thích-ca. Ánh sáng ấy gọi là trí tuệ.

Đây là nói công hiệu do uống thuốc sáu độ mà có ánh sáng.

Nếu do công hiệu uống thượng dược tam quán mà có ánh sáng thì gốc của ánh sáng ấy là bát-nhã; thường chiếu sáng, phá tan bệnh mờ tối và có ánh sáng lớn. Nhưng người đạt được ánh sáng bát-nhã ấy thì có cạn-sâu, lớn-nhỏ không giống nhau. Vì ánh sáng của mặt trời chiếu soi các loại sắc, nên giúp cho người đi trong đêm, người làm việc dưới hầm mỏ đều được thông suốt. Người lớn không biết công dụng của ánh sáng ấy, trẻ con đánh mất sự trong sáng của nhãn cầu. Đó là ánh sáng trí tuệ bát-nhã của Bồ-tát.

Khi mặt trời đã lặn thì mặt trăng chiếu soi làm cho đêm mát mẻ, trong sáng. Đuốc là dụ cho nguyệt ái tam-muội được nói trong kinh Niết-bàn. Hễ mặt trời, mặt trăng xuất hiện thì ánh sáng của đuốc vô dụng. Giả sử gặp trăng non thì nhờ trăng non, và khi mặt trăng thánh hiền lặn rồi thì chỉ nhờ vào ánh sáng của sao. Người xưa nói: “Mùa xuân, sao treo trên am tranh”, ý chỉ ánh sáng của sao chiếu sáng đêm tối. Nếu mặt trời, mặt trăng và sao bị che tối thì phải nhờ ánh sáng của đèn. Ánh sáng của một ngọn đèn có thể xua tan ngôi nhà tối nghìn năm. Phần ánh sáng lọt qua bức tường còn có thể giúp người thành đạt, huống thắp đèn chiếu soi khắp nơi ư? Hoặc khi đèn chưa thắp mà nửa đêm hắc nguyệt, mây và sương mù tối tăm, thì dù chỉ một tia chớp cũng có thể phá tan bóng tối. Hoặc chỉ một tia sáng mà có thể soi thấy muôn vật. Giống như ánh sáng của con đom đóm.

Đức Phật Dược Sư bổ xứ cho các vị á thánh đồng lòng giúp đỡ. Như Bồ-tát Nhựt Quang, Bồ-tát Nguyệt Quang, Bồ-tát Dược Vương, Bồ-tát Dược Thượng vốn đồng tâm, đồng nghiệp với Đức Phật Dược Sư nên gọi là Tinh tú quang. Ngày xưa, lúc thái tử mới sinh, thân phát ánh sáng không dứt nên mới gọi là Nhiên đăng đĩnh quang. Hoặc khi tu tập thế đệ nhất pháp từ sát-na thứ hai dẫn nhập kiến đạo, khoảng thời gian ấy rất nhanh nên gọi là Điện đang tam-muội. Ánh sáng đom đóm của tôn giả Ưu-ba-ly là ánh sáng đom đóm của Nhị thừa, vì có pháp duyên từ bi tùy thuận thế gian làm lợi ích cho chúng sinh. Vì thế, trí tuệ của hành Nhị thừa đều gọi là ánh sáng đom đóm, không bằng ánh sáng mặt trời.

Như quang minh đạt được ở trên, hoặc chia chẻ ‘không’ thì trong phần tức không, tức giả không đồng; nhưng chỉ duy nhất ánh sáng trí bát-nhã mới phá trừ được bệnh tiềm ẩn ba hoặc để hiển bày diệu lý ba đế. Đó gọi là pháp vô vi mà có sai khác. Nếu cực quả Dược Sư được gọi là Lưu-ly Quang thì giống với Tây phương Vô Lượng Quang. Chiếu sáng suốt ngày đêm, rạng ngời xuyên cổ kim; phơi bày hết bát-nhã đức của kho đại quang minh.

Hỏi: Đã nói là chiếu sáng giống như bát-nhã, vì sao không đồng gọi là Vô Lượng Quang?

Trả lời: Lưu-ly nếu nói đủ thì phải nói Phệ Lưu-ly, dịch là Thanh Đế Bảo Dược Sư, ở phương Đông. Vì phương Đông thuộc màu xanh. Sắc thì hợp với màu xanh, huống gì phương Chấn là Giáp đầu của các động thuộc Mộc. Lại nữa, khi vừa thấy dấu hiệu phát sinh thì dùng thuốc trị bệnh liền, vậy không quý sao? Chết đi sống lại, không phải giống như phương Kim, được gọi là Tiêu sát.

Đây là do trong phần nói về tên pháp, nhờ liễu nhân, đại nguyện và phát tâm mà thành tựu bát-nhã đức.

Như Lai: tức là bản thể của pháp thân. Là chữ bản (本) trong tên pháp (法題). Vì dùng cảnh như như trí, trí như như cảnh, cảnh trí minh nhất, cảnh trí song vong mà tùy duyên cảm nhận để thành Chính giác, trị mọi thứ bệnh. Nếu thành tựu ứng thân Như Lai thì dùng giới, định, tuệ để chia chẻ thân thể ra. Tức dùng thuốc trí không để trị bệnh báo nghiệp, kiến tư cho chúng sinh; đó là Tạng Thông Dược Sư. Nếu thành tựu báo thân Như Lai thì dùng thuốc tam sự xuất giả đạo chủng trí để trị các bệnh trần sa cho chúng sinh; đó là Biệt Giáo Dược Sư. Nếu thành tựu pháp thân Như Lai thì dùng thuốc nhất tâm tam quán trí để trị bệnh nặng vô minh cho chúng sinh; đó là Viên Giáo vô thượng Dược Sư.

Nhờ ba Như Lai này mới có thể dùng thuốc tam trí quang để trị bệnh ba chướng cho chúng sinh và đạt được ba danh hiệu Dược Sư. Có thuốc ba trí này, trị hết ba chướng pháp giới, mới thành tựu được ba thân Như Lai. Ba pháp cần có nhau, nếu thiếu một pháp thì không thể được; hợp lại thì cả hai đều mỹ mãn, tách rời thì cả hai bị tổn thương. Lại nữa, tam Như Lai tức là bản thể pháp thân, có đủ ba. Ba bát-nhã tức là Bát-nhã Lưu-ly quang có đủ ba, mà ba Dược Sư. Lại nữa, công dụng của giải thoát có đủ ba; trong ba đó đều có đủ ba; chia ra thì thành chín. Nhưng trong mỗi mỗi ba đó, luôn có chủ-khách, bên-giữa không giống nhau. Như khi nói về truyền Phật tâm ấn, thì tuy chín nhưng lại là ba kết hợp với ba. Đó chính là một hợp, một ly, tự tại thành tựu ba đức viên mãn.

Bản nguyện công đức: tức ba đức quả nhân nói trên, được thành tựu viên dung ba pháp; và cũng vì viên dung ba pháp này mà có thể thành tựu ba đức quả nhân.

Bản chính là chính thể của pháp thân, hoặc gọi là bản chân, bản tính, bản tâm, bản giác, bản nguyên, bản tế, bản thể, bản địa, bản lai, bản trí, bản nguyện, bản minh, bản căn, bản nhiên, bản pháp, bản hữu, bản Như Lai tạng, bản địa rất sâu không giống nhau; mà chỉ chỉ cho bậc Chí thánh viên mãn đức bản rốt ráo. Nếu muốn nương vào bản để tu tập thì chẳng phải không giải thích rõ.

Tiếp theo, gọi là bản nhân, bản quả, bản quốc độ, bản thọ mạng, bản niết-bàn, bản cảm ứng, bản thần thông, bản thuyết pháp, bản quyến thuộc, bản lợi ích; giống như sách Luận ngữ nói: “Người quân tử chú trọng vào việc gốc, gốc vững thì đạo mới sinh.” Phàm tự hành, nhân quả, hóa tha, năng sở đều không xa lìa pháp thân đại bản này. Mười phương Bồ-tát nhờ thành tựu rốt ráo bản này nên gọi là Như Lai. Đó chính là hành xứ sâu xa của chư Phật mà trong các văn khác có nói.

Nguyện: là tông của liễu nhân. Chính nhân và kinh thể đều như trên. Tuy gốc của mười giới trùm khắp nhưng nếu không có liễu nhân phát tâm thì đó chỉ là tố pháp thân; và bị trời người xem thường, cho nên phải tu tập thành tựu báo trí, thì đó mới là đặc biệt. Nay dùng bốn thệ nguyện rộng lớn, sáu độ để tu tập phúc-tuệ trang nghiêm thì bản giác hiện rõ ràng. Và ánh sáng của liễu nhân bát-nhã cũng gọi là Bản vô tận danh Lưu-ly quang. Kinh gọi đó là Vô lượng Bồ-tát hành, vô lượng Bồ-tát nguyện.

Công đức: hai chữ ‘công đức’ là gốc để thành tựu diệu. Theo cách thức ban tên thụy cho người sắp chết ở thế gian, nếu gọi là ‘tổ’ là chỉ cho người có đức; nếu gọi là ‘tông’ là chỉ cho người có công. Tức lấy diệt ác, nhổ khổ làm công, lấy nuôi nấng, sinh thiện làm đức. Đức Như Lai trong giai đoạn tu nhân dùng sức vương tam-muội phá hết ác của ba chướng, sinh hết thiện của ba đức. Sau khi đạt được cảnh&trí sâu xa, lại dùng thuốc bản công đức trị bệnh khổ ba chướng cho tất cả chúng sinh, ban diệu dược ba đức cho tất cả chúng sinh. Phàm tất cả những điều trong Kinh như nghe tên, thụ trì thần chú, v.v.. đều lấy nhổ khổ, ban vui làm ngôn giáo, và làm cho tất cả đều đắc đại giải thoát, thản nhiên thoát khỏi ràng buộc. Bệnh lành thì khỏe khoắn, khổ hết thì chứng lạc. Đó là thuốc pháp được lợi ích và y vương được nêu công. Vì thế, mới khen ngợi công đức đó và đặt tên là Dược Sư.

Như vậy, nhờ công đức nhổ khổ, ban vui trong khi tu nhân mà thành tựu Dược. Tức nhờ trong khi tu nhân nguyện-hạnh trang nghiêm tỏ rõ Lưu-ly Quang. Nhờ trong khi tu nhân tu tập vạn hạnh không lìa tính, đạt được Bản mà thành tựu Như Lai quả thượng. Nếu không phải diệu pháp của ba đức thì không thể thành tựu diệu nhân của ba pháp. Nếu không phải diệu nhân cực quả thì không thể hoằng truyền ba pháp viên dung. Nhân và pháp tuy khác, nhưng bí tạng thì giống nhau. Lại nữa, nên biết, nhân hoằng truyền đạo chứ chẳng phải đạo hoằng truyền nhân. Vì thế, tên người đặt trước, tên pháp đặt sau.

Hỏi: Kinh này từ đầu đến cuối chỉ có duy nhất ba pháp bí tạng, vì sao ngôn giáo của tông và thể thì ít mà ngôn giáo của công và dụng thì nhiều?

Trả lời: Phải biết, đức Như Lai trải qua nhiều kiếp tu chứng cảnh và trí sâu kín, giống như người uống nước, tự biết lạnh nóng, mà không cần giảng nói dài dòng. Cũng giống như, dù giải thích cho người mù biết sữa là gì, thì có ích gì cho họ? Vì vậy, không cần nói nhiều, chỉ cần nói tóm lược là đủ rồi. Thậm chí, đối với quả của đồng thể đại bi, về sau mới dùng phương tiện nhổ khổ, ban vui cho chúng sinh. Vì thế, công đức diệu dụng ấy đáng lẽ phải trình bày cụ thể. Huống gì, điểm chính yếu là trình bày ngắn gọn về tông và bản của việc nhổ khổ, ban vui, để mọi người hiểu rằng tất cả đều do tông mà thành. Khi toàn thể đại dụng sinh khởi thì hành hành đều là thật tướng, sự sự đều là diệu tông. Cho nên, nhiều cũng là ba đức, ít cũng là ba đức; quan trọng là không phải nói nhiều hay nói ít.

1.1.2. Tên gọi chung

Kinh: tên gọi riêng vốn đã là một, chỉ duy nhất ba pháp là tên gọi chung.

Chữ kinh (經) tức là giáo kinh, hành kinh, lý kinh, tuy không nói nhưng có thể biết. Nghĩa của chữ kinh này trong Diệu huyền quán kinh sớ có nói đầy đủ. Nếu khảo xét nguồn gốc của kinh này, thì kinh này được Đức Phật Thích-ca nói trong thời Phương đẳng. Kinh này lần đầu tiên được sa-môn Tuệ Giản dịch tại chùa Lộc Dã, thời vua Hiếu Vũ, đời Tống. Đến niên hiệu Đại nghiệp thứ 11(615), đời Tùy, ngài Đạt-ma Cấp-đa dịch lại lần nữa.

Sa-môn Pháp Hành, v.v.. dịch lại kinh này ở phiên dịch quán Thượng lâm viên, phía nam sông Lạc, Đông đô. Đến đời Đường, tam tạng pháp sư Huyền Trang dịch và chính thức lưu truyền. Nhưng trong Kinh chỉ có Hiển giáo chứ không có Mật chú. Từ khi tam tạng pháp sư Nghĩa Tịnh dịch kinh Dược Sư Lưu-ly quang thất Phật bản nguyện công đức đến nay, trong Kinh ấy mới có Mật chú.

Người đời sau lấy hơn bốn trăm chữ trong bản dịch của ngài Nghĩa Tịnh, gồm bài thần chú và mấy trăm chữ trước thần bài chú, mấy trăm chữ sau thần bài chú… cho đến đoạn…. ‘chứng được bồ-đề’, thêm vào trong bản dịch của ngài Huyền Trang. Vì thế, càng làm sáng tỏ công dụng nhổ khổ, ban vui và làm cho hợp với Hiển giáo, Mật giáo, Viên giáo, Thông giáo.

1.2. Lấy hành xứ sâu xa của chư Phật làm thể

Đó chính là diệu cảnh tịch quang rốt ráo của Quả nhân. Diệu cảnh này ly trần, không thuộc nhân quả, nhưng là chỗ nương tựa của nhân quả; giống như Phổ quang minh trí trong kinh Hoa nghiêm, Tự giác thánh trí trong kinh Lăng-già. Phổ trí mới được lập riêng sau Đẳng diệu. Dù nói diệu cảnh ấy vốn không phải là nhân quả nhưng nó là chỗ nương tựa của Đẳng diệu và nhân quả. Diệu cảnh ấy chính là thật tướng của các pháp thuộc nhân Đại thừa, là thật tướng của các pháp thuộc quả Đại thừa. Thật tướng vốn không phải là nhân quả nhưng là đích đến của nhân quả.

Nhưng, nếu gọi là ‘hành xứ của chư Phật’, thì rõ ràng chẳng phải chỉ khi còn mê mờ vẫn có tố pháp thân mà thôi, mà phải biết rằng có cả thật tướng và tất cả đều là thể. Nhưng nay vì muốn người tu hành nương vào ‘hành xứ của chư Phật’ phát tâm tu tập nên nhất định phải lấy quả giác làm nhân tâm; lấy vô lượng tịch quang làm quán thể. Vì thế, không thể cứ nói ‘thể’ khi còn mê mờ một cách chung được. Đó gọi là phải tuân theo phép tắc như trên.

Hai chữ ‘chư Phật’ đã trình bày trong phần giải thích tên gọi. Bốn chữ ‘Như Lai hành xứ’ cũng đã trình bày trong phần giải thích tên gọi. Còn chữ ‘bản’ (本) và những chữ còn lại sẽ trình bày trong phần giải thích văn.

1.3. Lấy nguyện hạnh phương tiện làm tông

Kinh ghi: “Vô lượng Bồ-tát hạnh, vô lượng Bồ-tát nguyện, vô lượng phương tiện thiện xảo của Đức Phật kia không thể nói hết.” Nguyện thì có chung và riêng. Nguyện chung thì có ba hoằng thệ. Nguyện riêng thì có mười hai hoằng thệ. Chứ chẳng phải phép tắc liễu nhân, thỉ giác và quán chiếu. Đó gọi là tâm phát tăng-na đầu tiên. Hạnh thì sáu độ nhờ sự phát tăng-na này mà hoàn thiện. Nguyện thì nhờ sự phát tăng-na này mà hiển hiện. Thể thì nhờ sự phát tăng-na này mà chứng quả. Đó gọi là, cuối cùng dùng lòng đại bi để cứu nạn.

Như vậy, nhân và quả có đầy đủ vạn hạnh, các nguyện; và đó cũng chính là pháp tu tập của bậc thượng nhân viên đốn. Cho nên gọi là vô lượng Bồ-tát hạnh, vô lượng Bồ-tát nguyện. Nguyện và hạnh đã đạt đến mức cùng tột thì báo&trí mới hiển hiện và trở thành diệu tông của Lưu-ly quang.

Lại nữa, vô lượng phương tiện thiện xảo: trong giai đoạn tu nhân, đức Như Lai dùng các phương tiện diệu-quyền để đoạn hoặc, chứng lý. Sau khi thành tựu quả vị, Ngài còn dùng các phương tiện đại quyền cứu độ tất cả chúng sinh; như mười hai nguyện lớn và nghe tên cúng dường đều đạt được lợi ích v.v...

1.4. Lấy công đức nhổ khổ, ban vui làm dụng

Kinh này từ đầu đến cuối chỉ nói đến việc nhổ khổ, ban vui. Mười hai nguyện lớn đều y cứ theo bốn đế. Năm nguyện y cứ vào đạo đế và diệt đế, thì đó là sinh thiện và ban vui. Bảy nguyện y cứ vào tập đế, khổ đế, thì đó là diệt ác, nhổ khổ.

Trong phần ‘công đức nghe tên’ thì trình bày về việc nhổ ba độc ác, ban hai thiện lạc. Trong phần ‘thụ trì cúng dường’ thì căc cứ theo sự rộng-hẹp để trình bày về công đức nhổ khổ, ban vui. Trong phần ‘thần chú trong ánh sáng’ thì việc nhổ khổ, ban vui đều được trình bày.

Cuối kinh, tuy giống như chuyển báo chướng cuối thời tượng pháp nghiêng về nhổ khổ, nhưng khi bi thể ấy gồm đủ ý nghĩa nhổ khổ thì chắc chắn trở thành ban vui. Như vậy, từ đầu đến cuối đều nói ‘dụng’ của công đức nhổ khổ, ban vui. Nhưng tất cả đều không lìa hành xứ sâu xa. Dù không luận bàn đến hành xứ sâu xa ấy nhưng chẳng phải là toàn thể đại dụng. Dụng ấy vốn đã mỏng, giống như người thấm thuốc a-già-đà, thì chắc chắn được giải thoát. Ở trong phần nói về tên pháp thì gọi là Công đức. Ở trong phần nói về tên người thì gọi là Dược sư. Không đúng như vậy sao?

1.5. Lấy sinh tô của Đại thừa làm giáo tướng

Tên người và tên pháp đã đồng với Bí tạng của viên diệu, thì pháp nghĩa của thể, tông, dụng đều hợp nhau. Khởi đầu cũng từ ‘viên’, kết thúc cũng từ ‘viên’; văn hiện tại chỉ xuất hiện một lần và được phán định giáo thuộc về tam giáo. Và đó chính là hành xứ của chư Phật, ai dám nói không phải là viên thừa?

2. Giải thích văn kinh

2.1. Phần tựa

Văn kinh:

Đúng như thế, chính tôi được nghe! Một thời, đức Bạc-già-phạm du hóa, trải qua các nước, đến thành Quảng Nghiêm, ngồi nghỉ dưới tán cây Nhạc âm. Bấy giờ, có vô lượng đại chúng: tám nghìn vị đại bí-sô, ba vạn sáu nghìn vị đại Bồ-tát, vua, đại thần, bà-la-môn, cư sĩ, trời, rồng, tám bộ, nhân, phi nhân v.v.. cung kính, ngồi xung quanh Phật, nghe Ngài nói pháp.

Năm việc ấy là bằng chứng chung cho các kinh. Và lấy việc du hóa, trải qua các nước, nói pháp làm duyên khởi và làm lời tựa cho kinh này.

Bạc-già-phạm: có sáu nghĩa: tự tại, sí thạnh, đoan nghiêm, danh xưng, cát tường, tôn quý. Trong năm trường hợp không nên dịch thì sáu nghĩa này phần lớn thuộc trường hợp không dịch. Nhưng, sở dĩ không gọi thẳng danh từ “Phật” mà gọi là Bạc-già-phạm, vì có hai nghĩa: một là vì hiển bày thạnh đức của Thế Tôn quá nhiều; hai là nói rõ kinh này có đủ Hiển giáo, Mật giáo. Như vậy, tên gọi bao hàm sáu nghĩa và đức thì nhiều.

Tên gọi Bạc-già-phạm có nguồn gốc từ Mật bộ, như trong Du-già gọi là Ba-cát-ngõa-đế, Phát-cát-ngõa, Bạc-già-phạt-đế, chính nay là nghĩa Bạc-già-phạm. Nhưng âm tiếng Phạn có nhiều cách phiên âm khác nhau. Bởi vì, kinh này không chỉ hiển bày bản nguyện công đức mà còn có lợi ích phá ác của Mật chú. Vì thế, mới có tên gọi theo Mật bộ.

Du hóa trải qua các nước: đủ biết đức Như Lai đi khắp thiên hạ, thành tựu đạo Vô thượng, hoàn toàn quên mình là kim luân tôn quý, là pháp vương vô thượng mà dùng đồng thể đại bi, lội bùn, xuống sông, xót thương, gấp rút giáo hóa chúng sinh. Vốn không có tâm luyến tiếc dừng lại một nơi nào.

Khổng tử là người của Đông, Tây, Nam, Bắc. Tô&Trương là khách của Yến, Triệu, Tề, Sở. Giống như một đám mây trên cây ngô đồng xanh gió thổi hướng Đông thì bay về hướng Đông, gió thổi hướng Tây thì bay về hướng Tây. Kinh Dịch ghi: “Không màn đến nhà cửa, thức ăn. Tốt.” Ý nói người ấy có trách nhiệm với bốn phương. Vì bậc đại thánh hiền, tự giác đã viên mãn, lại muốn người giác, hi sinh mình, tùy người và tùy duyên mà nhiếp hóa.

Kinh Thư ghi: “Ta là người giác ngộ trước tất cả nhân dân. Ta sẽ phải đem đạo ấy giác ngộ nhân dân ấy.” Hoặc kẻ nam, người nữ có sự thấm nhuần ân huệ của vua Nghiêu, vua Thuấn không giống nhau. Hoặc đối với mình thì cố đùn đẩy, mà đối với người thì lại dồn người vào đường cùng. Vì thế, không nỡ chỉ biết tiệc tùng suốt ngày.

Một chữ hóa (化) bao gồm nhiều nghĩa: hóa có về không, hóa sống thành chín, hóa phàm vào thánh, hóa thiên hợp viên, hóa quyền về thật. Sự hòa hợp của năm thời và sự chở đạo của nhất thừa đều nương nhờ vào Như Lai và sự phổ hóa của bốn tất mà thành tựu việc giáo hóa.

Trải qua các nước: là đi qua mười sáu nước.

Đến thành Quảng Nghiêm: là dừng lại ở thành Tì-da.

Ngồi nghỉ dưới tán cây: là nơi thuyết pháp, nghỉ ngơi.

Bấy giờ: là chỉ sáu năm tu tập khổ hành, thành tựu đạo Vô thượng. Nhờ vào cỏ, cây, quán sát căn cơ, theo cách: là nhìn cây, kinh hành. Nay Đức Phật du hóa, dừng chân cũng không rời bóng cây, gò mả. Vì ở dưới tán cây thì dễ sinh khởi ý nghĩ vô thường và không mắc phải những tai họa do sự che chở, quyến luyến.

Vì thế, mười hai hạnh đầu-đà trong luật Phật chế định, chỉ lấy gò mả, bóng cây làm nơi dừng nghỉ. Những nơi ấy giống như hạnh đàn của Khổng tử. Như vậy, dù là Đức Phật hay Khổng tử, mỗi vị đều có cách chọn chỗ ở riêng.

Nhạc âm: loại cây ấy ở thành Tì-da-lê. Tuy gọi là Nhạc âm nhưng không hẳn là đã đúng. Vì nơi chốn biến chuyển theo pháp, cảnh tượng thay đổi theo tâm. Nếu người đời đến đó thì chỉ chịu khổ vì gió mưa rì rào; nhớ quê hương nghìn dặm. Vì thế, dù có âm thanh hay cũng biến thành cảnh khổ. Cũng giống như nói, nghe tiếng gió, tiếng hạc đều là binh lính nhà Tấn.

Nay, nơi bậc Pháp vương đến, tuy đều chải gió gội mưa, nhưng Ngài lại thích ở những chỗ ấy, huống gì ngồi dưới tán cây xanh tốt. Vì chịu cuồng phong thổi suốt ngày mà cảm giác như những làn gió mát. Âm thanh của những làn gió và cây báu ấy đều phát ra các loại nhạc trời.

Cỏ bật-sô có năm đặc tính, dụ cho tịnh chúng. Có thể biết, chúng bí-sô, Bồ-tát thường theo Phật như hổ gió, như rồng mây, oai nghi giống như Phật. Dĩ nhiên, việc ấy là như vậy. Đến như quốc vương, thần dân có nước, có nhà, há không lo việc chính mà cũng đi theo và tập hợp dưới tán cây sao?

Phải biết, thái tử Tất-đạt là kim luân thánh vương, đức lớn khiến bốn phương quy phục, vạn nước xưng vương, giàu có như bốn biển, sang sánh ngang thiên tử, còn bỏ sự tôn quý, cam tâm tu khổ hành, huống gì những người thấp kém hơn Ngài! Vì thế, những người thấp kém hơn Ngài như vua, đại thần đều noi theo bậc pháp vương, cũng không ham mê giàu sang. Đó gọi là ‘vua ấy đã phát thì đại thần cũng xả bỏ hẳn’, giống như cơn gió lùa qua thì tất cả cỏ đều ngả rạp. Tất cả đều có thể xem thường đời sống gia đình, quý trọng chính pháp theo Phật chuyển luân.

Thí như quốc vương nói: Lấy gì làm lợi cho nước ta? Thì những đại phu lại nói: Lấy gì làm lợi cho gia đình ta? Người dân thường thì nói: Lấy gì làm lợi cho thân ta? Kẻ trên, người dưới chỉ biết tranh nhau kiếm lợi mà không quan tâm đến chính nghĩa.

Đến như các trời, rồng, tám bộ cũng quên hết đa phúc, đa năng, đa sân, đa kĩ của chính mình và bị Phật lấn áp. Giống như khi Như Lai mới thành chính giác tại tịch diệt đạo tràng có bốn mươi mốt vị pháp thân đại sĩ và trời, rồng, tám bộ đời trước căn tính đã thuần thục, như bị mây đen che mặt trăng; giống như gió thổi ngả cây, làm cho cõi thật báo trang nghiêm ngăn nấp.

Vậy, gọi cây ấy là cây Nhạc âm không xứng đáng sao?

Nghe ngài nói pháp: nghĩa là nói về công đức bản nguyện ở Tây Phương, nhưng cũng chính là nói duyên khởi của công đức bản nguyện ở Đông Phương.

2.2. Phần chính tông

2.2.1. Hỏi

2.2.1.1. Hỏi về sự sai khác của tên Phật

Văn kinh:

Bấy giờ, Mạn-thù-thất-lợi pháp vương tử nương oai lực của Đức Phật, đứng dậy, vén y để lộ vai phải, gối phải chạm đất, hướng về đức Bạc-già-phạm, cúi người, chắp tay bạch Đức Phật. Thế Tôn, cúi xin Ngài giảng nói danh hiệu của chư Phật giống với danh hiệu của Đức Phật kia.

Bấy giờ: là chỉ cho thời gian nói kinh Di-đà đã hoàn tất. Giống với danh hiệu của Đức Phật kia: chữ loại (類) có nghĩa giống như chữ đồng (同), là: giống với danh hiệu của đức Như Lai ở Tây Phương.

2.2.1.2. Hỏi về công đức của pháp môn

Văn kinh:

Và bản nguyện công đức thù thắng của Đức Phật kia, để làm cho những người đang nghe pháp tiêu trừ nghiệp chướng; và muốn làm lợi ích, an lạc cho tất cả chúng sinh trong thời tượng pháp.

Công đức của bản nguyện: chính là hỏi về sự bất đồng của pháp môn. Từ câu ‘khiến cho những người đang nghe pháp’, trở xuống mới nêu ra ý nghĩa của việc thỉnh cầu Đức Phật nói pháp. Ý nói, thỉnh Đức Phật nói pháp là vì tâm đại bi muốn làm lợi ích cho mọi người, chứ chẳng phải chỉ muốn hiểu rộng, vui nhiều mà thôi. Phải biết, ‘hỏi về công đức của pháp môn này’ là cách phá thừa đề của một bộ kinh.

Thứ nhất, hỏi tên của Đức Phật, là thuộc trong đề mục ‘Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai’. Thứ hai, hỏi pháp môn, là thuộc trong đề mục ‘bản nguyện công đức’.

Từ đây trở xuống, đức Như Lai khai thị trọn một bộ kinh, nhưng trong đó có hai chương chỉ hoàn toàn nói về công đức của danh hiệu Phật. Cho đến đoạn nói về ‘tượng quý, chuyển báo và lợi lạc’ mới nói về công đức của pháp môn.

Về ‘sự’ thì không nói điều gì khác ngoài đề mục. Như vậy mới hiển bày sự gồm thâu của tổng tướng và biệt tướng. Về ‘nghĩa’ thì chỉ có một, hoặc có trường hợp nói những việc khác ngoài đề mục để trừ chướng, làm lợi lạc. Thế thì, tổng tướng và biệt tướng khác nhau, không bao giờ nhiếp thâu nhau. Do đó, không chỉ văn không đúng mà lý cũng không đúng.

2.2.2. Trả lời

2.2.2.1. Khen ngợi

Văn kinh:

Bấy giờ, đức Thế Tôn khen Bồ-tát Mạn-thù-thất-lợi: Quý thay! Quý thay! Này Mạn-thù-thất-lợi, ông đã vận lòng đại bi khuyến thỉnh Ta nói danh hiệu và công đức bản nguyện của chư Phật, là vì muốn nhổ sạch nghiệp chướng trói buộc chúng sinh và làm lợi ích, an lạc cho các chúng sinh trong thời tượng pháp. Nay Ta sẽ nói, ông phải lắng nghe và tư duy kĩ.

Giải thích:

Hai câu: “Là vì muốn nhổ sạch nghiệp chướng trói buộc chúng sinh và làm lợi ích, an lạc cho các chúng sinh trong thời tượng pháp.”: là giải thích rõ tâm đại bi khuyến thỉnh Đức Phật của Bồ-tát Mạn-thù-thất-lợi và lời khuyến cáo phải lắng nghe và tư duy kĩ của Đức Phật.

Nguyện hành công đức được nói trong Kinh này, tuy dường như bàn về sự nông cạn của thế đế, nhưng tất cả ý nghĩa giáo pháp cốt yếu ấy đều có gốc từ hành xứ sâu xa của chư Phật. Dùng tâm thật tướng để thực hành việc thế gian thì mọi việc đều là thật tướng. Dùng tâm viên diệu để lắng nghe Phật nói pháp thì mọi pháp đều là viên diệu. Nếu không tư duy kĩ thì sợ rơi vào trường hợp Kinh sâu nhưng hiểu cạn. Vì thế, Đức Phật phải khuyến cáo Bồ-tát Mạn-thù-thất-lợi.

2.2.2.2. Vâng lời

Văn kinh:

Bồ-tát Mạn-thù-thất-lợi thưa: Cúi xin đức Thế Tôn nói, chúng con rất muốn nghe.

2.2.2.3. Chính thức nói Kinh

2.2.2.3.1. Trả lời danh hiệu của Đức Phật Dược Sư Lưu-ly

Văn kinh:

Đức Phật nói với Bồ-tát Mạn-thù-thất-lợi: cách thế giới này hơn mười căng-già-sa cõi Phật về phương Đông, có thế giới tên là Tịnh Lưu-ly, có Đức Phật hiệu là Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, Ứng, Chính đẳng giác, Minh hạnh viên mãn, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Bạc-già-phạm.

Giải thích:

Hai chữ ‘Căng-già’ là phiên âm của tiếng Phạn, chính là sông Hằng. Trong kinh Dược Sư lưu-li quang thất Phật bản nguyện công đức, bản dịch của ngài Nghĩa Tịnh, từ đoạn nói về ‘số cát trong bốn sông Căng-già’ cho đến đoạn nói về đức Thế Tôn thứ bảy, chính là đoạn ‘trải qua cõi Phật như số cát trong mười sông Căng-già’ . Sông ấy tên là Thiên Đường Lai. Có hai nguyên nhân gọi sông ấy là Thiên Đường Lai.

Thứ nhất, do thiên nữ xuống trần làm chủ sông ấy và do thần thánh hóa tên, nên gọi là Thiên Đường Lai. Trong kinh Đại phẩm nói, có sông tên Thiên Phẩm, cũng chính là sông này.

Thứ hai, do nước của sông ấy từ hồ A-nậu-đạt chia làm nhiều dòng chảy xuống. Vì nó bắt nguồn từ trên cao, người dân không biết được nguồn của dòng nước ấy nên gọi sông ấy là Thiên Đường Lai. Như nước trong đất nước chúng ta (Trung Quốc) đều từ núi Tuyết đổ về. Núi Tích Thạch cao ngất trời, nước thấm vào trong đất, chảy đến cửa sông Hoàng Hà thì vọt ra, nên mọi người cho rằng nguồn nước của Trung Quốc. Nhưng chính mọi người cũng không biết nguồn nước ấy từ đâu chảy đến, mà chỉ nói nước của sông Hoàng Hà từ trên trời chảy xuống mà thôi. Vì dưới thì khó so lường được trên, sao chỉ gọi là nước ư? Nay sách Ấn-độ mục chí ghi, người ở trên đỉnh núi chỉ nhìn thấy dưới núi là một đám mây trắng; người ở lưng chừng núi nghe tiếng trẻ sơ sinh; còn người ở dưới núi thì nghe tiếng sấm, thấy mưa lớn mà không thể suy lường biết được.

2.2.2.3.2. Trả lời pháp môn bản nguyện công đức

2.2.2.3.2.1. Trả lời công đức bản nguyện

2.2.2.3.2.1.1. Nêu rõ mười hai đại nguyện

2.2.2.3.2.1.1.1. Nêu ra

Văn kinh:

Này Mạn-thù-thất-lợi, đức Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai kia khi đang thực hành Bồ-tát đạo có phát mười hai nguyện lớn, giúp cho tất cả chúng sinh cầu gì được nấy.

Giải thích:

2.2.2.3.2.1.1.2. Giải thích

Phàm các biệt nguyện đều căn cứ theo bốn đế. Nguyện mà không y cứ theo bốn đế thì gọi là nguyện cuồng. Cho nên, mười hai nguyện của Đức Phật Dược Sư cũng chính là bốn đế. Hoặc nói, trong mười hai nguyện, mỗi một nguyện đều có đủ bốn đế. Thế nên, trong khổ thì phải thêm lạc, trong lạc thì phải bớt khổ. Trái nghịch và hòa hợp đều không suôn sẻ, cũng không thuận với bản văn hiện tại. Bản văn hiện tại thực sự là nghĩa của bốn đế. Cho nên, không thể giải thích theo những bản văn hỗn tạp, bừa bãi.

2.2.2.3.2.1.1.2.1. Diệt đế, có hai nguyện

Văn kinh:

Nguyện lớn thứ nhất: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, thân Ta có hào quang sáng suốt, rực rỡ chiếu khắp vô lượng vô biên thế giới, dùng ba mươi hai tướng đại trượng phu và tám mươi tùy hình trang nghiêm thân ấy, khiến tất cả chúng sinh đều được thân giống như Ta.

Nguyện lớn thứ hai: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, thân Ta như ngọc Lưu-ly, trong ngoài sáng suốt, trong sạch không tì vết, ánh sáng rộng lớn, công đức vòi vọi, thân khéo an trú, diệm võng trang nghiêm, sáng hơn mặt trời mặt trăng. Chúng sinh trong chỗ tối tăm đều nhờ ánh sáng ấy mà được hiểu biết và muốn đi đến đâu, làm các sự nghiệp gì cũng được.

Giải thích:

Hai nguyện này tương đương với nguyện thứ tư trong bốn nguyện lớn ‘Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành’.

Rực rỡ chiếu khắp: giống như đặc tính sáng suốt của Lưu-ly trong sạch.

Diệm võng trang nghiêm: chính là thành tựu báo thân Phật đạo. Giống như đài mây, lưới báu trong kinh Hoa nghiêm, như ánh sáng trong kinh Pháp hoa chiếu sáng lên thân thể. Nếu nói bốn đế thuộc Tiểu thừa lấy khổ, tập, diệt, đạo đế làm thứ tự thì tạng giáo Thanh văn lấy khổ đế làm cửa đầu tiên. Hoặc Duyên giác lấy tập đế làm cửa đầu tiên. Bồ-tát lấy đạo đế làm cửa đầu tiên. Bồ-tát Thông giáo lấy diệt đế làm cửa đầu tiên. Bồ-tát Biệt giáo lấy ngoại giới đạo đế làm cửa đầu tiên. Ở đây chỉ vì viên mãn Phật thừa nên lấy ngoại giới vô tác diệt đế làm cửa đầu tiên.

2.2.2.3.2.1.1.2.2. Đạo đế, có ba nguyện

2.2.2.3.2.1.1.2.2.1. Căn cứ vào tuệ để nói đạo

Văn kinh:

Nguyện lớn thứ ba: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, Ta dùng vô lượng vô biên trí tuệ, phương tiện làm cho tất cả chúng sinh đều được tất cả những vật cần dùng, chớ để cho chúng sinh chịu sự thiếu thốn.

Giải thích:

Trí tuệ, phương tiện: tức chỉ cho Bồ-tát Tịnh Danh có phương tiện tuệ giải, có tuệ phương tiện giải; hai trí quyền-thật đều đầy đủ. Cho nên có thể làm cho những mong cầu của pháp giới chúng sinh đều được mãn nguyện, không để chúng bị thiếu thốn.

2.2.2.3.2.1.1.2.2.2. Căn cứ vào định để nói đạo

Văn kinh:

Nguyện thứ tư: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, nếu có chúng sinh nào tu hành tà đạo thì Ta đều làm cho an trụ trong đạo bồ-đề. Nếu có người nào tu hành theo Thanh văn thừa, Độc giác thừa thì Ta làm cho họ đều được an lập trong Đại thừa.

Giải thích:

An trụ bồ-đề, an lập Đại thừa: tức là an trí những người học vốn đã có đủ ba học vào trong Bí mật tạng. Nay vì làm cho những người tu tập theo tà đạo vào đạo bồ-đề, tức là làm cho chúng sinh tà định tụ vào chính định tụ, nên gọi là định học. Kinh Pháp hoa ghi:

Phật tự trụ Đại thừa
Sức định, tuệ trang nghiêm
Như pháp Ngài đạt được
Dùng đó độ chúng sinh.

Tức dùng chín loại đại thiền. Thiền chính là an trụ nơi thật tướng. Tiểu thừa gọi đó là trí cũng được, gọi đó là định cũng được. Nhưng nguyện trước là tuệ, nguyện sau là giới. Nếu phán định thiền thuộc định, thì trên hợp với ý chỉ của Phật, dưới hợp với việc tu hành. Lại nữa, phẩm Thánh hành trong kinh Đại Niết-bàn ghi: “Chỉ lấy giới, định, tuệ để làm nhân tu chứng thiên hành.” Nay dùng giới, định, tuệ để làm gốc rễ tu chứng diệt, lẽ nào không phù hợp sao?

2.2.2.3.2.1.1.2.2.3. Căn cứ vào giới để nói đạo

Văn kinh:

Nguyện lớn thứ năm: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, nếu có vô lượng vô biên chúng sinh, ở trong giáo pháp của Ta, tu tập Phạm hạnh, thì Ta khiến cho tất cả đều không hủy phạm giới, đầy đủ ba tụ tịnh giới. Giả sử có người hủy phạm giới, nhưng khi đã nghe danh hiệu của Ta rồi thì giới được thanh tịnh trở lại và không bị rơi vào đường ác.

Giải thích:

Trong Đại kinh, kinh Căn bản, kinh Thập giới đều có đủ ba tụ. Đó được gọi là không vỡ, không thủng, không thiếu, không lẫn lộn, cho đến vô thượng đạo giới. Nay nói không thiếu: chính là một loại sự giới trong tất cả luật nghi giới. Nói đầy đủ tam tụ: chính là ba-la-mật vô thượng đạo viên mãn giới. Hai tông không và hữu thuộc Tiểu thừa, mỗi tông giải thích về giới khác nhau. Hoặc nói, giới thuộc tâm tụ, sắc tụ, phi sắc phi tâm tụ, gọi là tam tụ giới.

Nay tam tụ thuộc Đại thừa gồm có nhiếp luật nghi, nhiếp thiện pháp và nhiêu ích hữu tình. Người phạm giới chắc chắn bị rơi vào đường ác. Giống như cây đa-la đã bị chặt thì không sống lại. Nay ở đây nói, vì nghe danh hiệu Phật nên không rơi vào đường ác: đó là do hai nguyên nhân quan trọng nên mới được sám hối. Một là nhờ công đức trì giới ngay buổi đầu tiên ở trong pháp hội Dược Sư. Hai là nhờ nghe tên của Phật Dược Sư. Giống như thuốc a-già-đà trị được tất cả bệnh. Cho nên, có thể làm cho chết đi sống lại và không phạm tội nặng.

Ba nguyện nói trên đều nương vào đạo đế mà phát. Đó gọi là Pháp môn vô lượng thệ nguyện học.

Nói vô lượng: tức bao gồm tám vạn bốn nghìn tam-muội đà-la-ni pháp môn, ba mươi bảy đạo phẩm, bốn giáo, sáu độ khác nhau. Nhưng nay chỉ nêu ra ba học, tức dùng ba học này tóm thâu hết tất cả pháp môn. Như trong Đạo phẩm điều thích và trong Biện như tập chú thuộc Chỉ quán cũng có dẫn vài điều để trình bày và kiểm chứng nguyện đó.

Do đó, có thể biết, những pháp môn nguyện học của Kinh khác chỉ vì chính mình; còn pháp môn của Kinh này thì đều vì lợi ích chúng sinh, nên giữa các Kinh không giống nhau.

Hỏi: Đã nương vào niết-bàn và thuận tu hành thì phải lấy giới làm đầu, vậy nay vì sao lấy tuệ làm đầu?

Trả lời: Nay đáng quý ở chỗ là viên mãn thánh đạo sở tu của Phật. Cho nên, trước đạt được hai trí quyền-thật và sau đáp ứng tất cả mong cầu của chúng sinh. Huống gì trong tam học, trí có thể đoạn trừ phiền não, trí có thể chứng lý, trí có thể giúp mình tự hành và giáo hóa người khác. Đây là việc gấp và quan trọng nên đặt trí lên hàng đầu.

2.2.2.3.2.1.1.2.3. Khổ và tập có bảy nguyện

2.2.2.3.2.1.1.2.3.1. Nếu ra ba khổ

2.2.2.3.2.1.1.2.3.1.1. Các căn không đủ

Văn kinh:

Nguyện lớn thứ sáu: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, nếu chúng sinh nào thân hình thấp hèn, các căn không đủ, xấu xa khờ khạo, tai điếc, mắt đui, câm ngọng, tay chân tật nguyền, lưng gù, bị các chứng bệnh bạch lại, điên cuồng; mà khi đã nghe được danh hiệu của Ta rồi, thì tất cả đều được thân hình đoan chính, tâm ý thông minh, các căn đầy đủ, không có các bệnh khổ.

2.2.2.3.2.1.1.2.3.1.2. Nghèo khổ

Nguyện lớn thứ bảy: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, nếu chúng sinh nào bị các chứng bệnh hiểm nghèo, không người cứu chữa, không người nương nhờ, không gặp thầy, không có thuốc, không bà con, không nhà cửa, chịu nhiều nỗi nghèo hèn khốn khổ; mà danh hiệu của Ta đã lọt vào tai một lần, thì những bệnh khổ ấy đều tiêu trừ, thân tâm an lạc, gia quyến, của cải đều được sum vầy, đầy đủ, cho đến chứng đắc Vô thượng bồ-đề.

2.2.2.3.2.1.1.2.3.1.3. Thân nữ

Nguyện lớn thứ tám: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, nếu có người nữ nào bị trăm điều xấu xa của thân nữ làm cho bực tức, phiền não, sinh tâm chán lìa, muốn bỏ thân gái; mà khi đã nghe được danh hiệu của Ta rồi, thì tất cả người nữ đều được chuyển thân gái thành thân trai, đầy đủ tướng trượng phu, cho đến chứng đắc Vô thượng bồ-đề.

Giải thích:

Ba nguyện vừa nêu trên và nguyện thứ mười, mười một và mười hai dưới đây đều nói tâm đại bi nhổ khổ của nguyện ‘chúng sinh vô biên thệ nguyện độ’. Nhưng muốn làm cho thể của bi ấy được viên mãn thì ‘bi’ phải có ‘từ’. Vì vậy, sau khi đã nhổ khổ rồi, thì chắc chắn sẽ ban vui. Cũng giống như khi đang ngấm thuốc thì không những chỉ trị được bệnh mà còn làm cho thân thể khỏe khoắn. Vả lại, chỉ trong lợi ích của việc ban vui thôi cũng có sự cạn-sâu khác nhau.

Người bị thiếu các căn thì được đầy đủ các căn; người nghèo khổ thì được sung túc; người nữ thì trở thành người nam. Cả ba trường hợp ấy đều là những tình huống đối lập nhau và thuộc lợi ích nông cạn của đối trị tất-đàn và vị nhân tất-đàn. Nếu thành tựu Vô thượng bồ-đề thì đó là lợi ích sâu xa của đệ nhất nghĩa tất-đàn.

2.2.2.3.2.1.1.2.3.2. Khoảng giữa nói tập đế

Văn kinh:

Nguyện lớn thứ chín: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, Ta sẽ làm cho các chúng sinh ra khỏi lưới ma, giải thoát tất cả sự trói buộc của ngoại đạo. Nếu có chúng sinh nào rơi vào rừng tà kiến rậm rạp, Ta đều dẫn dắt chúng trở về với chính kiến và từ từ khiến họ tu tập các Bồ-tát hành, chóng chứng Vô thượng chính đẳng bồ-đề.

Giải thích:

Ở đây hoàn toàn y chiếu vào tập đế phát nguyện ‘phiền não vô tận thệ nguyện đoạn’. Nói tất cả trói buộc giống như rừng rậm, chính là chỉ cho tướng của phiền não vô tận. Vì, sau khi sinh khởi một niệm vọng thì các phiền não nổi lên như mây. Cũng chính là nói, năm độn, năm lợi, mười triền, mười sử, sáu mươi hai kiến, một trăm lẻ tám phiền não, cho đến, tám vạn bốn nghìn trần lao, sinh diệt phiền não, chúng sinh chìm nổi trong biển khổ không lúc nào ra khỏi, nên dụ như rừng rậm.

Mắt bị các sắc trói buộc, tai bị ma vương làm cho đắm chìm trong ái, tham luyến quyến thuộc; từng dùng lưới trời lồng lộng che trùm chúng sinh; đắm trước vào tà kiến của ngoại đạo, giống như cuồng phong bộc phát; xúc cảnh liền sinh; dẫn sinh vào ba hữu, khiến không ra khỏi; giống như bị trói buộc bởi rừng rậm. Cho nên nói, ma và ngoại đạo, là nói tất cả mọi người càng đắm chìm trong kiến tư. Nhưng công đức của một danh hiệu Dược Sư có thể điều phục hai luận ái và kiến; có thể phá trừ hết kiến tư chung và riêng. Vì thế nên nói, ra khỏi lưới là được giải thoát.

Hỏi: Công đức của danh hiệu Dược Sư chỉ phá trừ kiến tư thôi sao?

Trả lời: Cả ba hoặc đều bị phá trừ. Trần sa hoặc chính là tập khí. Tên gọi Vô minh hoặc vì nó cùng bản chất với Kiến tư hoặc. Nhưng nói, phá kiến tư hoặc thì ba hoặc nội ngoại giới đều tiêu trừ.

Hỏi: Nương vào tập đế phát bao nhiêu nguyện?

Trả lời: Nếu y chiếu theo lời các Tổ dạy về sự hình thành của hoặc, nghiệp và sự cấu thành của các tội, thì việc tạo các nghiệp ác được nói trong nguyện thứ mười một ở dưới cũng thuộc tập đế. Ở đây dùng hình ảnh bị bức bách bởi đói khát của nguyện dưới để dặn dò về báo khổ, tức là dùng kiến tư hoặc để chỉ bày thể của tập đế.

Hỏi: Vì sao hai nguyện thuộc khổ đế và tập đế có nhiều-ít và không theo thứ tự?

Trả lời: Đức Như Lai tùy đối tượng mà lập thệ, phát nguyện nên trước-sau, nhiều-ít đều không cố định. Sở dĩ, ở đây lấy một nguyện thuộc tập đế xen vào trong sáu nguyện thuộc nhổ khổ, chính là vì muốn chỉ cho biết khổ báo trước-sau đều do hoặc tạo ra. Nếu đoạn trừ được hoặc thì cũng giống như rút củi dưới đít nồi, nên các khổ đều vĩnh viễn tiêu diệt. Huống hồ nói Dược Sư chính là việc làm quan trọng cấp bách để nhổ trừ bệnh khổ hiện báo. Việc nhổ khổ thì được trình bày đầy đủ, tường tận trong sáu nguyện, nhưng việc đoạn tập thì chỉ nêu ra có một nguyện.

2.2.2.3.2.1.1.2.3.3. Nêu lại ba khổ

2.2.2.3.2.1.1.2.3.3.1. Sự trừng phạt

Văn kinh:

Nguyện lớn thứ mười: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, nếu chúng sinh nào vướng vào pháp luật nhà vua, bị xiềng xích, đánh đập, bị nhốt trong ngục, hoặc sẽ bị giết, và bị vô lượng tai họa khác, bị lăng nhục, sầu muộn, tra tấn, v.v.. thân tâm chịu khổ. Nhưng nếu chúng sinh ấy nghe được danh hiệu của Ta và nhờ sức oai thần phúc đức của Ta thì tất cả đều được thoát khỏi tất cả khổ não.

Giải thích:

Câu ‘thân, tâm chịu khổ’ là tóm thâu tất cả các khổ nói ở trên. Nhưng ở trong phương pháp ‘đối trị’ thì khi nói ‘giải thoát khỏi tất cả ưu khổ’ tức là chỉ mới nói đến ưu khổ thuộc về thân và tâm mà thôi. Vì ở trong tâm gọi là ưu; ở trên thân gọi là khổ; ý căn gọi là ưu, năm căn gọi là khổ; sợ quả đời sau là ưu; chịu báo hiện tại là khổ; không có cách cứu giúp gọi là ưu, thân chịu đau đớn gọi là khổ.

2.2.2.3.2.1.1.2.3.3.2. Không có thức ăn

Văn kinh:

Nguyện lớn thứ mười một: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, nếu có chúng sinh nào bị sự đói khát bức bách, vì tìm cầu ăn uống mà tạo các nghiệp ác. Nếu chúng sinh ấy nghe danh hiệu của Ta, chuyên tâm thụ trì, thì trước tiên Ta sẽ dùng các thức ăn uống ngon lạ cho họ được no đủ, sau đó Ta dùng pháp vị an lạc rốt ráo để làm cho chúng đều được an lạc.

Giải thích:

An lạc được gọi là niết-bàn, được dùng chung cho mười giới. Như địa ngục có sự an lạc của ấm và mát, nên cũng gọi là niết-bàn. Cho đến, niết-bàn của Nhị thừa thiên không đều không rốt ráo. Chỉ có Như Lai mới được gọi là niết-bàn an lạc rốt ráo.

Làm cho chúng được an lạc: từ xưa đến nay những người đói khát, người ác, họ vốn không có căn tính an lạc. Nay Đức Phật giúp họ gieo trồng căn tính an lạc. Những người không có căn tính an lạc Đức Phật còn giúp họ gieo trồng, huống gì những người vốn đã có thiện căn ư?

2.2.2.3.2.1.1.2.3.3.3. Không có y phục

Văn kinh:

Nguyện lớn thứ mười hai: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, nếu có chúng sinh nào nghèo đến nỗi không có y phục, bị muỗi mòng cắt đốt, bị nóng-lạnh, bị bức bách cả ngày lẫn đêm. Nếu những chúng sinh đó nghe danh hiệu của Ta, chuyên tâm trì niệm, thì Ta sẽ làm cho chúng được các thứ y phục tốt đẹp, những đồ trang sức quý báu, vòng hoa, hương bột, các thứ đồ chơi như trống, nhạc; tùy tâm muốn gì đều làm cho chúng đầy đủ.

Giải thích:

Những đồ trang sức quý báu: đó là đài mây, lưới báu, y trời và các xúc chạm tuyệt diệu ở cõi thật báo mà chúng sinh ưa thích. Tùy tâm muốn gì đều được đầy đủ: giống như trong kinh Pháp hoa nói: “đều ban cho xe lớn”. Hay như trong phẩm Phổ môn nói: “hiện thân hợp với mỗi loài”.

Sáu nguyện nhổ khổ như đã nói ở trên, tuy không có nặng-nhẹ, nhưng thực tế, ở thế gian người thiếu căn, người nghèo khổ, người nữ thì rất nhiều, mà người phạm tội chết, người đói rét thì rất ít. Vì thế, trong phần nói về tâm đại bi, tuy nói cứu khổ như nhau, nhưng vẫn có trường hợp trước nhiều, sau ít. Lại nữa, sở dĩ tất cả mười hai nguyện đều gọi là ‘nguyện lớn’ là vì mỗi mỗi nguyện đều nhổ sạch khổ, mỗi mỗi nguyện đều thành Phật đạo.

2.2.2.3.2.1.1.3. Lời kết của Phật

Văn kinh:

Mạn-thù-thất-lợi, mười hai lời nguyện vi diệu trên đó được đức Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, Ứng, Chính đẳng giác kia đã phát ra khi còn hành Bồ-tát đạo.

2.2.2.3.2.1.2. Trình bày công đức trang nghiêm

2.2.2.3.2.1.2.1. Kết luận chung

Văn kinh:

Lại nữa, Mạn-thù-thất-lợi, những nguyện lớn mà đức Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, Ứng, Chính đẳng giác kia đã phát ra khi còn hành Bồ-tát đạo, và những công đức trang nghiêm ở cõi nước của Ngài, nếu Ta nói trong một kiếp hay hơn một kiếp cũng không thể nói hết.

2.2.2.3.2.1.2.2. Trình bày tóm lược

2.2.2.3.2.1.2.2.1. Nói về y báo

Văn kinh:

Nhưng ở cõi nước của Đức Phật kia hoàn toàn thanh tịnh, không có người nữ, cũng không có đường ác và không có tiếng khổ, đất bằng Lưu-ly, dây bằng vàng ngăn các đường, thành quách, cung điện, lầu gác, mái hiên, cửa sổ đều làm bằng bảy thứ báu. Ở cõi ấy công đức trang nghiêm giống như ở thế giới Tây phương Cực-lạc.

Giải thích:

Chữ ‘nhưng’ (然) là một từ diễn tả từ rộng đến hẹp. Bởi vì, gọi là công đức rộng lớn, tuy không thể nói hết, nhưng không gây trở ngại sự toát yếu của rộng lớn, mà chỉ vì muốn trình bày vắn tắt đặc tính của y báo, chính báo, nên mới nói là ‘nhưng’(然). Nói: ‘Cũng không có đường ác, cũng giống như cõi Tây phương’, chính là đối với thắc mắc đầu tiên của Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi. Thắc mắc đó là “cúi xin Ngài giảng nói danh hiệu của chư Phật giống với danh hiệu của Đức Phật kia và bản nguyện công đức ấy”. Lại nữa, câu kinh ‘nghe Ngài nói pháp’ trong phần tựa, chính là giảng nói về pháp môn Tịnh độ.

2.2.2.3.2.1.2.2.2. Nói về chính báo

Văn kinh:

Ở cõi nước ấy có hai vị Bồ-tát ma-ha-tát, một vị tên là Nhật Quang Biến Chiếu, một vị tên là Nguyệt Quang Biến Chiếu. Hai vị ấy đứng đầu trong vô lượng vô số chúng Bồ-tát. Là hai vị được bổ xứ làm Phật tiếp theo, và đều có khả năng duy trì kho báu chính pháp của Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai kia.

2.2.2.3.2.1.2.3. Khuyến khích sinh về cõi kia

Văn kinh:

Vì thế, Mạn-thù-thất-lợi, nếu những thiện nam tử, thiện nữ nhân nào có tín tâm thì nên nguyện sinh về thế giới của Đức Phật kia.

Giải thích:

Sau khi Đức Phật khen ngợi công đức trang nghiêm của đức Như Lai ở Tây phương, Ngài hết lời khuyến khích chúng sinh nên phát nguyện sinh về cõi ấy. Nay Kinh này nói, ở Đông phương cũng giống như Tây phương, nên chắc chắn Đức Phật cũng sẽ khuyên chúng sinh phát nguyện sinh về Đông phương.

2.2.2.3.2.2. Trình bày rõ ràng công đức lợi lạc

Phần trình bày rõ ràng về công đức lợi lạc ở trên, cũng chỉ mới trả lời về danh hiệu và bản nguyện của Phật Dược Sư, chứ chưa trình bày rõ ràng công đức lợi ích danh hiệu và bản nguyện của Phật Dược Sư ở dưới. Vì thế, ở đây căn cứ vào ba đoạn văn kinh nói về danh văn, thần chú và tu cúng để trình bày rõ ràng công đức.

Lại nữa, mượn lời thỉnh cầu của Bồ-tát Giải Thoát mà chỉ bày sự diệu dụng chuyển báo, thoát khổ của chúng sinh vào cuối thời kì tượng pháp. Nếu xét đại ý của sự đa dạng, sự lặp lại, sự khen ngợi, sư lưu truyền thì cũng chỉ mới nói rõ hai chữ công đức trong danh hiệu và bản nguyện của đức Dược Sư Như Lai, chứ chẳng phải ngoài danh hiệu và bản nguyện ấy, có điều khác được nói; cũng chẳng phải ngoài đề mục chung, còn nói riêng về lợi lạc vào cuối thời kì tượng pháp. Giả sử có thể bỏ đề mục chung lập đề mục riêng thì cũng giống như cành nhánh khi đã đứt lìa khỏi gốc thì nhựa sống không lưu thông.

Hỏi: Sau hai chữ ‘bản nguyện’ở trên cũng đã nêu ra bốn chữ ‘công đức trang nghiêm’, nay vì sao nhắc lại?

Trả lời: Ở trên chỉ mới giới thiệu danh hiệu và bản nguyện chứ không nói về công đức. Cho nên nói: “Nói không hết.”

Ở trên chỉ nói vắn tắt ‘cõi Đông phương cũng như cõi Tây phương’ mà thôi, chứ chưa từng trình bày chi tiết, rõ ràng công đức có công năng nhổ khổ, ban vui của Đức Phật Dược Sư. Thế nên phải biết, văn kinh trên tuy trình bày tổng kết lại ý ấy nhưng cũng chính là nêu tóm lược ở phần sau cùng. Vì được giải thích đi giải thích lại nên ý nghĩa càng rõ ràng. Trong đây lại chia làm hai:

2.2.2.3.2.2.1. Công đức của văn và tu trừ hết ba chướng

2.2.2.3.2.2.1.1. Công đức ban vui, trừ khổ

2.2.2.3.2.2.1.1.1. Căn cứ vào nghe tên để trình bày công đức

2.2.2.3.2.2.1.1.1.1. Công đức trừ ba độc

2.2.2.3.2.2.1.1.1.1.1. Chuyển ngu si

2.2.2.3.2.2.1.1.1.1.1.1. Chuyển tham si

Trong phần nói về trừ ba độc, thì trong mỗi mỗi độc trước tiên đều nêu ra ‘hoặc’ là gốc rễ của bệnh khổ. Tiếp theo nói nhân hoặc mà tạo nghiệp, nhân nghiệp mà chiêu cảm báo. Từ đó, dẫn đến trầm kha và rơi vào tình thế không thể cứu vớt được. Sau đó, dùng năng lực một loại ‘danh hiệu, bản nguyện’ của Đức Phật Dược Sư, giống như thuốc a-già-đà, khi uống thuốc đã thấm thì lành bệnh; bệnh rồi lành, lành rồi bệnh, chết đi sống lại. Ấy là vì muốn làm nổi bậc công năng của danh hiệu và bản nguyện. Một khi đã trừ khổ rồi, thì ban cho diệu lạc liền. Lạc chia thành lạc cạn và lạc sâu; cho nên, hoặc đạt được sinh thiện, hoặc đạt được đệ nhất nghĩa; và cho đến khi nào đạt được cứu cánh mới thôi. Ấy là muốn làm nổi bậc danh hiệu và bản nguyện sau của Phật Dược Sư. Công đức thì không thể suy tính cho cùng, cho tận. Vì thế, trong mỗi mỗi chương đều giống nhau, nên không nhất thiết phải chia thành từng khoa nhỏ.

Văn kinh:

Bấy giờ, Thế Tôn lại bảo Mạn-thù-thất-lợi đồng tử: “Mạn-thù-thất-lợi, có những người không phân biệt được thiện-ác, chỉ ôm lòng tham tiếc, không biết bố thí, không biết quả báo của việc bố thí, ngu si vô trí, thiếu các tín căn, tích chứa tài bảo, gìn giữ bo bo, thấy người đến xin, trong lòng không vui. Giả sử đã không được của rồi mà còn phải bố thí, thì như cắt thịt cho người vậy, đau đớn, luyến tiếc vô cùng. Lại có vô lượng người tham tiếc, chỉ biết tích trữ của cải, tự mình không dám tiêu xài, huống gì có thể bố thí cho cha, mẹ, vợ, con, nô tì, người giúp việc và những người hành khất. Những người ấy sau khi chết liền sinh làm ngạ quỷ, hoặc bàng sinh. Nhưng nhờ đời trước, khi còn ở nhân gian, những người ấy đã từng nghe qua danh hiệu của đức Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, nay ở trong đường ác bỗng nhiên nhớ lại danh hiệu của đức Như Lai ấy. Khi đang nhớ đến danh hiệu Phật, liền chết và sinh lại làm người. Khi đã được làm người, lại nhớ đến đời trước, sợ khổ ở đường ác, nên không còn ham muốn dục lạc, muốn thực hành bố thí, khen ngợi người thực hành bố thí, không còn tham tiếc những thứ mình có, rồi dần dần còn có thể đem cả đầu, mắt, tay, chân, máu, thịt và các bộ phận trên thân thể bố thí cho những người đến xin, huống chi của cải là những vật dư thừa.”

Giải thích:

Tham tiếc, ngu si là nội hoặc; tích chứa nhiều của cải là tướng tham bên ngoài; giữ gìn bo bo là tướng tiếc bên ngoài; bản thân không dám tiêu xài là tướng ngu si bên ngoài, tất cả đều là nghiệp. Sinh làm ngạ quỷ, bàng sinh là nghiệp do tham tiếc. Vì chiêu cảm báo và nhân quả không sai. Khi xưa nghe qua, nay bỗng nhớ lại, tức gieo trồng có cạn, có sâu. Đạt được chia ra thành hai trường hợp dày và mỏng, nhưng vẫn hơn người không nghe được danh hiệu Phật. Vì vậy, chữ văn (聞) này tức nói từng bị tiêm nhiễm. Ý chỉ từng nghe danh hiệu Dược Sư. Ngày xưa bố thí ít mà xem như cắt thịt, nay bố thí máu thịt mà xem như nhổ bỏ nước bọt.

Phàm-thánh, trời-đất cũng là những chữ quan trọng trong kinh ấy.

2.2.2.3.2.2.1.1.1.1.1.2. Tà kiến

Văn kinh:

Lại nữa, Mạn-thù-thất-lợi, có những người tuy thụ trì các học xứ với Như Lai, nhưng lại phá giới. Có những người tuy không phá giới nhưng phá phép tắc. Có những người tuy không phá giới và phép tắc nhưng hủy hoại chính kiến. Có những người tuy không hủy hoại chính kiến nhưng bỏ sự đa văn, nên không hiểu được những nghĩa lý sâu xa Phật nói trong Kinh. Có những người tuy đa văn nhưng tăng thượng mạn. Vì tăng thượng mạn che tối tâm trí, nên cho mình đúng, người sai, lại còn nghi ngờ, hủy báng chính pháp và làm bạn với ma. Những người ngu si ấy chẳng những tự mình làm theo tà kiến mà còn khiến cho vô lượng chúng sinh bị rơi vào hố nguy hiểm. Những chúng sinh ấy chắc chắn sẽ bị quanh quẩn mãi trong các đường địa ngục, ngạ quỷ, bàng sinh không dứt. Nhưng nếu chúng nghe được danh hiệu của đức Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai ấy, thì họ liền bỏ những ác hành, tu theo những thiện pháp và không bị rơi vào đường ác. Giả sử có những chúng sinh không thể bỏ những ác hành, không tu các thiện pháp, mà bị rơi vào đường ác, thì nên dùng bản nguyện, oai lực của đức Như Lai kia, khiến cho những chúng sinh đang ở trước mặt tạm nghe qua danh hiệu của Đức Phật Dược Sư. Nhờ nghe được danh hiệu Phật Dược Sư, nên vừa chết ở đường ác liền sinh lại đường người. Khi đã được làm người lại đạt được chính kiến, tinh tấn tu tập, khéo điều hòa tâm ý; đồng thời, có thể bỏ đời sống gia đình, hướng đến đời sống không gia đình, ở trong giáo pháp của Như Lai, thụ trì học xứ, không có hủy phạm, được chính kiến, đa văn, hiểu được nghĩa lý sâu xa, trừ bỏ tâm tăng thượng mạn, không hủy báng chính pháp, không làm bạn với ma, dần dần tu tập các hạnh Bồ-tát, viên mãn nhanh chóng.

Giải thích:

Đoạn văn kinh trên nói về những thói xấu của chúng sinh đối với giới luật và giáo pháp, cho đến, bị tà kiến, bị rơi vào đường ác. Nhưng cuối cùng rồi chúng vẫn được thành Phật. Sở dĩ Đức Phật nhất định không bỏ rơi những chúng sinh ấy, mà còn làm cho chúng nghe được danh hiệu Phật, là vì ngay từ thuở ban đầu, ở trong giáo pháp của Như Lai, họ đã từng thụ trì giới, định, tuệ và học xứ. Những trường hợp khác đều có thể được cứu giúp và đều có thể biết được.

2.2.2.3.2.2.1.1.1.1.2. Chuyển bệnh tham

Văn kinh:

Lại nữa, Mạn-thù-thất-lợi, nếu có những người nào tham tiếc, ganh ghét, khen mình, chê người, thì sẽ rơi vào trong ba đường ác, trải qua vô lượng năm chịu đủ mọi khổ sở. Chịu khổ sở xong, chết liền, rồi sinh vào cõi người, làm trâu, ngựa, lạc đà, lừa; thường bị đánh đập, bị đói khát dày vò; thường bị đi đường xa, mang kéo nặng. Hoặc được làm người, thì sinh vào gia đình hạ tiện, làm kẻ nô tì, bị người khác sai khiến, mãi không được tự do. Nếu những chúng sinh ấy, khi làm người, đã từng nghe qua danh hiệu của đức Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai; nhờ nhân lành ấy, nay nhớ lại, chí tâm quy y, nhờ thần lực của Phật, nên thoát khỏi các khổ, các căn lanh lợi, trí tuệ, đa văn, thường cầu pháp thù thắng, thường gặp bạn lành, cắt đứt lưới ma, đập nát hạt vô minh, tát cạn sông phiền não, thoát khỏi sinh, già, bệnh, chết, buồn lo, khổ não.

Giải thích:

Tính chất của ganh ghét do tham tiếc sinh ra. Vì tham lợi dưỡng, địa vị nên biểu lộ ra bốn nghiệp của miệng. Đó là khen mình, chê người. Giống như trường hợp thượng quan đại phu Khuất Nguyên.

Người tham tài vật của người khác chắc chắn sẽ phải lấy thân, sức lực, máu, thịt của mình để trả nợ trước cho người, mà thường không được tự do. Người bị người khác đánh đập là vì thuở xưa người ấy chiếm đoạt tài vật của người khác, hoặc dùng dao, gậy, dọa lấy, hoặc dùng lời phỉ báng làm cho người khác bị liên lụy, bất an. Cho nên, nay sẽ dùng sự không tự do và chịu sự đánh đập để trả lại cho người.

2.2.2.3.2.2.1.1.1.1.3. Chuyển sự xấu xa của sân

Văn kinh:

Lại nữa, Mạn-thù-thất-lợi, hoặc có những người chỉ thích chống trái, chia lìa, tranh đấu, kiện tụng nhau, làm não loạn cho mình và người, tạo thêm các nghiệp ác thuộc về thân, miệng, ý; cứ làm những việc không đem đến lợi ích hết lần này đến lần khác, mưu hại nhau, hoặc cáo triệu các thần ở núi, rừng, cây, mả, v.v.. để sát hại chúng sinh; hoặc lấy máu, thịt chúng sinh cúng tế dược-xoa, la-sát-bà, v.v..; hoặc viết tên người mình thù oán, làm hình tượng người ấy, dùng chú thuật tà ác nguyền rủa người ấy; hoặc dùng chú thuật yểm người, dùng chú sai khiến quỷ khởi thi hủy hoại thân thể và hại mạng người. Những người bị hại ấy, nếu nghe được danh hiệu của Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai này thì những việc ác kia đều không thể gây hại. Người bị hại, kẻ gây hại đều lần lượt phát khởi tâm từ, làm lợi ích, an lạc, không có ý gây tổn hại, không có tâm hiềm giận, cả hai đều vui vẻ; đối với những vật dụng của mình tự biết đủ, không xâm phạm nhau và thường làm lợi ích.

Giải thích:

Thích sự ngang trái, chia lìa chính là tướng bên trong của tâm sân. Mọi người trên thế gian đều thích hòa hợp, nhưng những người này bị tâm sân sai sử. Vì vậy, nếu nặng về hòa hợp thì chiếm được lòng người; nếu lệch về trái nghịch thì xa cách người. Lúc nào cũng muốn gây hại với tất cả mọi người thì thành oán thù, tranh đấu, kiện tụng nhau. Lệch về trái nghịch là tướng sân bên ngoài. Tướng này chia làm hai: một thuộc về dương, là sinh khởi đấu tranh, kiện tụng. Hai thuộc về âm, là sinh khởi độc hại. Bởi vì, dương lực không đủ mà tâm sân càng mạnh bạo, thì dẫn đến phải nhờ chú khởi thi của âm trạng.

Lại nói, kiện tụng nhau liên tục: ý nói tất cả người thế gian đều mù quáng, nên khi va chạm với sân thì không một ai có trí tuệ. Nghe danh hiệu của Đức Phật mà không bị những điều ác gây tổn hại: ý nói, người bị hại khi xưa, nay không bị hại nữa. Như trong phẩm Phổ môn nói ‘chỉ’ khởi từ tâm, làm lợi ích cho nhau, còn Kinh này nói ‘đều’ khởi từ tâm, làm lợi ích cho nhau. Điều ấy chính xác là như vậy. Tâm từ chính là đối trị chướng ngại của sân. Không có sân hận tức là không thích trái nghịch, chia lìa.

Sở dĩ trong đây không nêu ra báo bệnh là vì khi tạo tội đến mức độ như vậy thì chắc chắn bị rơi vào ba đường. Tuy ở đây không nói, nhưng chúng ta vẫn có thể biết.

Đến đây đã trình bày xong ý nghĩa trừ ác bệnh ba độc để hiển bày công dụng của thuốc.

2.2.2.3.2.2.1.1.1.2. Công đức sinh hai thiện

2.2.2.3.2.2.1.1.1.2.1. Giúp sinh tịnh thiện

Văn kinh:

Lại nữa, Mạn-thù-thất-lợi, nếu có bốn chúng: bí-sô, bí-sô-ni, ô-ba-sách-ca, ô-ba-tư-ca và những tịnh tín thiện nam tử, thiện nữ nhân khác, v.v.. những người có thể thụ trì tám phần trai giới, hoặc có những người thụ trì học xứ trải qua một năm, hoặc ba tháng; đem căn lành ấy nguyện sinh về thế giới Tây Phương Cực-lạc của Đức Phật Vô Lượng Thọ để nghe chính pháp nhưng chưa định.

Giải thích:

Hai chữ ‘chưa định’chính là những người cảm kích Đức Phật Dược Sư.

2.2.2.3.2.2.1.1.1.2.1.1. Sinh Tịnh độ

Văn kinh:

Nếu người nào nghe được danh hiệu của Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai thì khi qua đời sẽ có tám vị đại Bồ-tát từ trên hư không xuống chỉ đường, giúp cho những người ấy tự nhiên hóa sinh vào trong các hoa sen báu, đủ màu, ở thế giới Tây Phương Cực-lạc kia. Tám vị đại Bồ-tát đó là: Văn-thù-sư-lợi, Quán Thế Âm, Đắc Đại Thế, Vô Tận Ý, Bảo Đàn Hoa, Dược Vương, Dược Thượng, Di-lặc.

Giải thích:

Có thể biết, trong phần giúp sinh về Tịnh Độ, hoặc là Bồ-tát nguyện sinh về Tịnh Độ, hoặc là Bồ-tát phụ trợ ở cõi Tây Phương, hoặc là Bồ-tát có cùng hành nguyện với Phật Dược Sư, hoặc là Bồ-tát sẽ làm chủ cõi Ta-bà; tất cả những vị ấy đều có cùng một nguyện lực tiếp dẫn những người đời sau.

2.2.2.3.2.2.1.1.1.2.1.2. Hưởng báo người, trời

Văn kinh:

Hoặc có người nhờ nguyện lực của Đức Phật Dược Sư mà được sinh làm trời. Tuy sinh làm trời nhưng nhờ căn lành xưa, nên khi căn lành xưa chưa hết thì không bị sinh lại trong các đường ác khác. Khi tuổi thọ ở cõi trời hết, sinh lại cõi người, hoặc làm Chuyển luân vương, thống lãnh bốn châu, oai đức tự tại, khiến cho vô lượng trăm nghìn chúng sinh thực hành mười điều thiện; hoặc sinh vào dòng dõi Sát-đế-lợi, hoặc sinh vào dòng dõi Bà-la-môn, hoặc sinh làm cư sĩ giàu sang, có nhiều tài bảo, kho lương đầy ngập, hình dáng đẹp đẽ, người thân đông đúc, thông minh trí tuệ, dũng cảm mạnh mẽ, như Đại lực sĩ.

2.2.2.3.2.2.1.1.1.2.2. Chuyển thân nữ thành thân nam

Văn kinh:

Nếu có người nữ nào, sau khi nghe được danh hiệu của đức Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai rồi chí tâm thụ trì thì đời sau không làm người nữ lại nữa.

Giải thích:

Bồ-tát tu hành mãn một a-tăng-già mới lìa được chướng ngại của thân nữ. Ở đây nói, chỉ nghe được danh hiệu của Phật là xa lìa được chướng ngại của thân nữ, vậy đức ấy như thế nào? Lại nữa, muốn sinh vào đường thiện, tuy chỉ căn cứ vào báo nhưng nội tâm phải có đủ nhân duyên thiện nghiệp thì mới đạt được kết quả.

Đến đây có thể biết được ý nghĩa và nguyên tắc chung để trừ hết ba chướng.

2.2.2.3.2.2.1.1.2. Căn cứ vào thần chú để trình bày công đức

Các Đức Phật dùng hai luân Hiển-Mật để nhiếp hóa chúng sinh. Giống như người thầy thuốc dùng hai loại thuốc viên và thuốc tễ để trị bệnh. Bản nguyện công đức được nói rõ ở trên đều có cùng một mục đích là hiển bày việc trị bệnh ba chướng của chúng sinh. Công đức sinh ra hai thiện, giống như bày thuốc sắc và thuốc tễ ra để dạy dỗ những người con điên loạn. Trong những người hiểu biết, có người tự uống thuốc, có người chê thuốc lạnh-nóng, rồi bỏ loại này, lấy loại kia một cách bừa bãi, và không chịu uống. Vị thầy thuốc thấy vậy nên mới giã, sàng, trộn và vo các loại thuốc lại thành một viên. Vì khi đã hòa trộn lại với nhau nên ở trong một mảy thuốc hàm chứa đầy đủ các khí chất của tất cả vị thuốc, mọi người có thể uống nó. Vậy nên, công dụng và hiệu quả như nhau. Vì thế mới có thuyết Mật luân thần chú.

Trong bản dịch của ngài Huyền Trang, đời Đường vốn không có hơn bốn trăm chữ, từ đoạn này… cho đến… ‘đừng bỏ quên’ đoạn ở sau. Người đời sau lấy văn trong bản kinh Dược Sư lưu-ly quang thất Phật bản nguyện công đức do ngài Nghĩa Tịnh dịch bổ túc vào trong bản dịch này, để làm sáng tỏ Kinh ấy. Hai luân Hiển-Mật đều vận hành nhịp nhàng thì cả hai đều tốt đẹp.

2.2.2.3.2.2.1.1.2.1. Trình bày ý

Văn kinh:

Lại nữa, Mạn-thù-thất-lợi, khi đức Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai đắc bồ-đề, do sức bản nguyện mà Ngài quan sát các chúng sinh, thấy chúng mắc phải những chứng bệnh khổ như gầy ốm, càn tiêu, da vàng, cảm nhiệt, hoặc trúng phải những thứ yếm đối, đầu độc, hoặc bị chết non, hoặc bị chết ngang; muốn những bệnh khổ ấy tiêu trừ và lòng mong cầu của chúng sinh được mãn nguyện.

Giải thích:

Càn tiêu: tác hại của nó giống như bệnh khát tiêu. Du-già ghi:

Một giọt nước trong mát

Có thể trừ đói, khát.

Đây là nghĩa của chữ tiêu (消) vậy. Trị bệnh là công dụng. Câu “Mong cầu được mãn nguyện”: chính là sinh công đức lành.

2.2.2.3.2.2.1.1.2.2. Bắt đầu nói chú

2.2.2.3.2.2.1.1.2.2.1. Nhập định

Văn kinh:

Bấy giờ, đức Thế Tôn nhập định Diệt trừ tất cả khổ não của chúng sinh. Khi đã nhập định rồi, trừ trong nhục kế của Ngài phóng ra ánh đại quang minh.

2.2.2.3.2.2.1.1.2.2.2. Nói chú

Văn kinh:

Từ trong quang minh diễn nói đại đà-la-ni:

Nam mô bạc già phạt đế, bệ sát xã, lủ lô thích lưu-ly bác lặc bà, hắc ra xà giả. Đát tha yết đa gia, a ra ha hắc đế. Tam miệu tam bột đà gia, đát điệt tha. Úm, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha.

Giải thích:

Hai chữ ‘mật và chú’(密呪) đều có ý nghĩa. Đại sư Thiên Thai đã giải thích theo bốn tất-đàn nên không cần phải dẫn dài dòng. Như ở trước đã nói rõ, bản nguyện và công đức không hai, không khác. Nhưng bàn về chữ ‘mật’(密) thì càng làm sáng tỏ sự sâu kín. Cho nên, càng giải thích rõ ràng thì lại càng làm sáng tỏ sự bí mật mà thôi.

Ở đây, trước không bàn về chương cú. Phần trước của bài chú là lời quy kính và cũng được hiểu đó là giải thoát. Từ ‘đát điệt tha’ trở về sau mới là phần mật ngữ.

Nam mô: dịch là quy y.

Bạc-già-phạt-đế: là lời tựa chung. Ba chữ đầu ‘Bạc-già-phạm’ là tên gọi, gồm sáu nghĩa, cho nên không dịch. Còn đọc là Bà-già-phạm, Bà-già-phạt. Đây là sự sai lệch của âm tiếng Phạn. Trước chỉ có ba chữ, nhưng nay có nhiều chữ. Một chữ ‘đế’là cách đọc kéo dài của âm tiếng Phạn. Trong Mật bộ, hoặc đọc là Ba-cát-ngõa, Phát-cát-ngõa-đế, tất cả đều là nghĩa này. Vì, vào niên hiệu Trọng lịch (….), pháp sư Huyền Trang sang Ngũ thiên trúc, học thông tiếng Phạn. Sau khi trở về Trung Quốc, Ngài dịch lại các kinh và bản dịch của Ngài gọi là tân dịch. Vì vậy, âm tự có đôi chút sai khác.

Bệ-sát-xã-lũ-lô: chính là Dược Sư Bệ-lưu-ly. Còn gọi là Phệ-lưu-ly hay gọi là Đế Thanh Bảo. Bát-lạt-bà-hát-la-xà-dã: đọc chung lại với nhau thì chính là Lưu-ly Quang Thế Tôn. Đát-tha-yết-đa-da: dịch là Như Lai. A-la-ha-đế: dịch là Ứng cúng. Tam-miệu-tam-bột-đà-da: dịch là Chính biến tri. Đọc ghép những từ đó lại với nhau thì gọi là quy y, tức gồm đủ sáu nghĩa ấy: Dược Sư, Lưu-ly, Quang, Như Lai, Ứng cúng, Chính biến tri.

Khi sắp nói chú này, trước hết phải quy kính. Đã quy kính rồi thì sẽ nói chú, cho nên nói đát-điệt-tha. Ba chữ này được dịch thành bốn chữ ‘tức thuyết chú viết’. Từ chữ Úm (唵) trở xuống là chính thức nói mật ngôn.

Hàng Bồ-tát địa dưới khó biết được công dụng của chú này ở đâu. Thể của chú là trừ khổ, mãn nguyện. Đây cũng chính là hành xứ sâu xa. Âm thanh văng vẳng trong ánh sáng nhưng mới lạ, chẳng phải là tướng của văn tự; diệu nghĩa sáng tỏ ngoài ngôn ngữ nhưng cũng không lìa cửa văn; Hiển và Thật trong búi tóc phóng ánh sáng, ánh sáng ấy chẳng phải xanh, vàng, đỏ, trắng; chẳng phải sắc mà sắc, sắc mà chẳng phải sắc. Nay thanh mà chẳng phải thanh, chẳng phải thanh mà thanh; không phải ngay đây (不即), không phải lìa xa (不離), chỉ có Phật mới diễn bày tường tận chứ không ai có thể làm sáng tỏ hơn đây được. Chỉ một hạt linh đơn này mà có thể trị hết các bệnh ác thuộc ba chướng.

Pháp thân tồn tại mãi mãi mà giải thích theo bốn tất-đàn là chỉ dựa vào tướng bên ngoài mà thôi.

2.2.2.3.2.2.1.1.2.3. Kết luận và khuyến khích

2.2.2.3.2.2.1.1.2.3.1. Kết luận sơ lược về công đức

Văn kinh:

Bấy giờ, trong luồng ánh sáng nói chú ấy rồi, đại địa chấn động, phóng ánh sáng lớn, tất cả chúng sinh trừ hết bệnh khổ, hưởng được an vui.

Giải thích:

Trừ bệnh là công, hưởng lạc là đức.

2.2.2.3.2.2.1.1.2.3.2. Kết luận cụ thể và khuyến khích tu tập

Văn kinh:

Mạn-thù-thất-lợi, nếu thấy người nam, người nữ nào bị bệnh khổ thì nên nhất tâm và vì người bệnh ấy, mà tắm rửa, súc miệng sạch sẽ, tụng chú này một trăm lẻ tám biến, chú nguyện vào trong thức ăn, thuốc, nước không có vi trùng, rồi đưa cho họ uống, ăn thì tất cả bệnh khổ đều được tiêu diệt. Nếu có ai mong cầu điều gì mà chí tâm tụng niệm chú này thì đều được như ý muốn, không bị bệnh khổ, lại được sống lâu, và sau khi qua đời được sinh về thế giới kia, đắc bất thoái, cho đến chứng được bồ-đề. Vì thế, Mạn-thù-thất-lợi, nếu có người nam, người nữ nào chí tâm, tha thiết cung kính, cúng dường đức Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai và thường trì tụng chú này thì đừng bỏ quên.

Giải thích:

Trừ hết bệnh là công, sinh về thế giới kia là đức. So với những gì đã nói ở trước thì công đức không bằng nhau. Cho nên, đoạn kinh văn dưới đây, cũng là lời khuyến khích. Còn ở đây, căn cứ vào thần chú để hiển bày công đức đã được trình bày xong.

2.2.2.3.2.2.1.1.3. Căn cứ vào tu cúng để trình bày về công đức

Như trên đã nói, nghe danh hiệu và trì chú chỉ là lợi ích thuộc về miệng và tai. Dù cho gom lại thì cũng chỉ cùng làm cho sáng tỏ, cũng chỉ giải thích văn tự mà thôi, chứ chưa khởi quán hành, huân tu cứu cánh, nên rất khó đạt được hành xứ sâu xa. Thí như bị cơn khát hành hạ trong nhà lửa, tuy thấy nước trong, nhưng đó chỉ mới tạm yên lòng. Nếu không múc nước uống thì không hết khát. Vì thế, nay trình bày lại công đức tu tập năm phẩm quán hành như cúng dường, sao chép, thụ trì, giải nghĩa v.v.. cầu nước pháp tính của Phật để giải trừ cơn khát vô minh và đạt được lý sâu xa.

Nghe tên được lợi ích là thông hiểu kinh giáo; cúng dường đạt được công đức là tu tập theo kinh dạy; viên mãn bồ-đề là chứng quả theo lý kinh. Có sự thăng tiến là do việc tu tập tiến bộ và được chia làm sáu bước. Tức phải theo thứ tự từ pháp cạn đến pháp sâu. Trong đây lại chia làm hai: 1. Trình bày vắn tắt về công đức; 2. Trình bày cụ thể về công đức.

2.2.2.3.2.2.1.1.3.1. Trình bày vắn tắt về công đức

2.2.2.3.2.2.1.1.3.1. Cúng dường sinh công đức thiện

Văn kinh:

Lại nữa, Mạn-thù-thất-lợi, hoặc người có tịnh tín nam, nữ nào nghe được danh hiệu của đức Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, Ứng cúng, Chính đẳng giác; nghe rồi tụng trì; sáng sớm, đánh răng, tắm rửa, súc miệng sạch sẽ, rồi dâng hương, hoa, hương đốt, hương bôi, trổi nhạc cúng dường hình tượng Phật. Còn đối với kinh điển này, hoặc tự mình chép, hoặc dạy người chép, nhất tâm thụ trì và lắng nghe nghĩa của kinh điển ấy. Đối với vị pháp sư giảng kinh thì cúng dường tất cả những thứ cần dùng, đừng để thiếu thốn. Nhờ làm như vậy nên được chư Phật che chở, mọi mong cầu đều mãn nguyện, cho đến chứng quả bồ-đề.

Giải thích:

Nghe được danh hiệu: là xác nhận việc nghe danh hiệu, hiểu nghĩa lý ở trước. Từ đoạn ‘nghe rồi tụng trì’ trở về sau là khuyên chúng sinh thực hành theo những gì đã hiểu biết, cầu nước tịnh pháp tính để tẩy trừ năm trụ phiền não. Sau khi thực hành những việc ấy thì chắc chắn sẽ có đầy đủ công đức sinh thiện, diệt ác. Cho nên, mới có việc thầy-trò đền đáp lẫn nhau. Câu ‘cầu nguyện mãn’ đó là tạm nêu ra đức sinh thiện; sau đó, mới trình bày rộng rãi tướng mãn nguyện. Nói ‘cầu giàu sang được giàu sang, cầu con trai, con gái được con trai, con gái v.v..’. Cho đến, tâm bồ-đề chính là đệ nhất nghĩa ở trong sinh thiện. Tâm bồ-đề ấy tăng trưởng là nhờ đã dứt hết các lí: hành chứng, lý chứng, khởi hành.

2.2.2.3.2.2.1.1.3.1. Truyền bá rộng rãi và diệt ác

2.2.2.3.2.2.1.1.3.1.1. Phát nguyện lưu truyền kinh

Văn kinh:

Bấy giời, Mạn-thù-thất-lợi đồng tử bạch Phật rằng, bạch Thế Tôn, con thệ vào thời kì tượng pháp sẽ dùng các phương tiện làm cho những tịnh tín thiện nam tử, thiện nữ nhân, v.v.. nghe được danh hiệu của Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, cho đến trong giấc ngủ, con cũng dùng danh hiệu của Đức Phật ấy, làm cho họ nghe được.

Giải thích:

Nghe giáo pháp của Phật, tu tập năm pháp, đạt được công đức rất lớn, liền phát tăng-na, lưu truyền bảo hiệu, làm cho mọi người luôn luôn lắng nghe và tu tập, cùng chứng bồ-đề.

Dùng các phương tiện: giống như Bồ-tát Quan Âm, phổ môn giáo hóa, hiện thân trong mười giới, nói pháp cho chúng sinh ở mười giới ấy nghe, khiến chúng nghe được danh hiệu Phật, khéo léo dẫn dụ dần dần, nâng đỡ khiến chúng nghe pháp.

Cho đến trong giấc ngủ: hai chữ ‘cho đến’ là lời nói quá tóm lược. Hoặc vào mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông; hoặc khi đi, đứng, ngồi, nằm; hoặc khi nói, khi im lặng, khi làm việc, v.v.. đều làm cho mọi người nghe được danh hiệu Phật. Giả sử, những người ấy, dù vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi nào, nếu không thể nghe được danh hiệu Phật thì trong giấc ngủ cũng làm cho họ nghe được danh hiệu Phật. Chữ diệc (亦) được nói ở đây có ám chỉ sự đối lập giữa khi ngủ và khi thức. Nghĩa là khi ngủ còn được nói cho nghe, huống gì khi thức.

Đủ thấy, Bồ-tát Văn-thù trí bén, bi sâu, giúp cho những chúng sinh ngu muội đều được giải thoát mà không bỏ rơi ai. Ở đây có hai ý: 1. Đối với những phàm phu ngu si rong ruổi đó đây, không chút thảnh thơi, nên phải qua giấc ngủ mới nói cho nghe được danh hiệu Phật; mà không nói cho nghe khi chúng đi, đứng, ngồi, nằm. 2. Đối với những người ác, chấp trước, tà kiến sâu nặng, khó tiếp thu Phật pháp, giả sử nói cho họ nghe, thì họ cũng xem thường, không chịu tin nhận. Vì vậy, trong giấc ngủ làm cho họ tiếp nhận, là chọn lúc khí chất trong sáng vẫn còn tự nhiên, danh hiệu Phật có thể lưu lại và bỗng nhiên sinh tâm tin sợ. Giống như muốn vớt vật trong nước sôi, cần phải dùng một cái bát thả xuống chỗ nước lạnh, rồi mới có thể đưa tay xuống dò tìm.

Vì thế, tất cả hiền thánh khi giáo hóa chúng sinh mộng mị ở trong ba cõi phần lớn đều dùng các pháp môn mộng huyễn để độ sinh. Như trong kinh Kim quang minh mộng thấy trống vàng mà nói pháp sám hối. Kinh Đại Niết-bàn mộng thấy la-sát mà siêng tu đạo nghiệp. Kinh Tâm chuẩn đề nói, vì mộng thấy mửa cơm đen cho là tướng diệt tội. Kinh Phương đẳng nói, vì mộng thấy mười hai vua mà vào cửa sám. Kinh Địa tạng nói, mộng thấy vào địa ngục mà phát đại nguyện. Kinh Pháp hoa nói, mộng thấy chứng thánh vị mà thành tựu tướng hoằng dương, lưu thông kinh điển. Hán Hiển Tông mộng thấy người vàng mà danh hiệu Phật lưu thông ở đời tượng pháp. Các vị quốc vương xưa mộng sắp bị xử tử mà tăng tiến đạo tâm hai mươi năm. Thái thú Nam Kha chín năm bái tướng phong vương.

Quý thay! Các bậc thánh hiền gá mộng, dùng diệu pháp thức tỉnh người mộng. Lại nữa, làm sao biết đó chẳng phải là phương tiện thiện xảo của Bồ-tát Văn-thù và đại nguyện trong phẩm Phổ môn? Việc điểm hóa người đang ngủ như dẫn ở trên cũng có đủ bốn tất-đàn và lợi ích của việc điểm hóa đó có thể biết được.

2.2.2.3.2.2.1.1.3.1.2. Truyền bá rộng rãi và diệt ác

Văn kinh:

Thế Tôn, nếu người nào thụ trì, đọc tụng kinh này; hoặc giảng nói, khai thị cho người khác hiểu, hoặc tự mình chép, hoặc khuyên người chép, cung kính, tôn trọng, cúng dường các loại hoa, hương, hương bôi, hương xoa, hương đốt, vòng hoa, chuỗi hạt, cờ, lọng, kĩ nhạc; và dùng chỉ năm màu đan thành túi đựng kinh; vẩy nước quét dọn nơi sạch sẽ rồi đặt một cái tòa cao làm nơi an trí kinh.

Bấy giờ, có bốn đại thiên vương, quyến thuộc của họ và vô lượng trăm nghìn thiên chúng khác đều đến chỗ an trí kinh ấy cúng dường và bảo vệ.

Thế Tôn, nếu kinh này truyền đến nơi nào, có người thụ trì; hoặc nhờ bản nguyện công đức; hoặc nhờ nghe được danh hiệu của đức Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, thì phải biết mọi người ở những chỗ ấy không bị chết ngang, không bị các ác quỷ, ác thần đoạt lấy tinh khí; giả sử người nào bị đoạt lấy thì cũng được hồi phục như cũ, thân tâm an lạc.

Giải thích:

Vì được thiên vương bảo vệ, nên ác quỷ không xâm hại được.

2.2.2.3.2.2.1.1.3.1.3. Pháp vương ấn khả

Văn kinh:

Đức Phật nói với Mạn-thù-thất-lợi, đúng vậy! Đúng vậy! Thật đúng như lời ông nói.

Giải thích:

Đến đây, trình bày vắn tắt công đức đã xong.

2.2.2.3.2.2.1.1.3.2. Trình bày về công đức

Trong phần trình bày tóm lược công đức trước chỉ nói việc cúng dường. Dưới đây sẽ trình bày cụ thể cách thức cúng dường. Ở trước chỉ nói mãn nguyện mọi mong cầu, dưới đây sẽ trình bày rõ ràng cầu giàu sang, cầu sinh con trai, con gái đều được. Ở trên chỉ nói không bị ác quỷ đoạt lấy tinh khí, dưới đây sẽ trình bày rõ ràng các tướng diệt ác. Vì thế, mới trình bày rộng rãi công đức của tu tập, cúng dường. Trong đây chia làm hai:

2.2.2.3.2.2.1.1.3.2.1. Trước trình bày cách thức

Văn kinh:

Mạn-thù-thất-lợi, nếu có tịnh tín thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v.. muốn cúng dường đức Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai thì trước tiên phải tạo lập hình tượng Ngài, trải tòa sạch sẽ và an trí tượng trên đó, rồi rải các loại hoa, đốt các loại hương, trang trí cờ lọng. Những người đến chỗ thờ ấy trong bảy ngày bảy đêm phải thụ tám phần trai giới, ăn thức ăn sạch sẽ, tắm gội sạch sẽ, mặc y phục sạch sẽ, nên sinh tâm thanh tịnh, tâm không giận hại, nên sinh khởi tâm làm lợi ích, an lạc, từ bi, hỉ xả, bình đẳng với tất cả chúng sinh. Đồng thời, đánh trống, trổi nhạc, ca hát, khen ngợi, từ bên phải đi quanh tượng Phật, và nên nhớ nghĩ đến bản nguyện công đức của đức Như Lai kia mà đọc tụng kinh này, nghiền ngẫm nghĩa lý, giảng nói cho người khác biết.

Giải thích

Từ đoạn ‘tạo tượng, cúng dường..’ là làm sạch địa điểm, kết đàn v.v.. Từ đoạn ‘bảy ngày bảy đêm..’ trở về sau là làm sạch ba nghiệp. Trong phần ‘làm sạch ba nghiệp’quan trọng là luận về sự khai-già của thân; luận về nói-im của miệng; và luận về chỉ-quán của ý. Thụ trì trai giới là già. Tắm gội, mặc y phục sạch sẽ là khai. Tâm không nhơ bẩn, giận hại là chỉ. Tâm từ bi, bình đẳng là quán. Đọc kinh, giảng nói là nói năng. Nghiền ngẫm nghĩa lý là im lặng. Trong phần luận về chỉ-quán của ý chia thành: cấu là tâm tham; trược là tâm si; nộ hại là tâm sân. Nghĩa là phải dừng dứt tâm ba độc. Ở trong chỉ-quán là pháp phân biệt sự sai lầm, phô bày sự đúng đắn.

2.2.2.3.2.2.1.1.3.2.2. Chính thức trình bày công đức

2.2.2.3.2.2.1.1.3.2.2.1. Sinh công đức thiện

Văn kinh:

Nếu có ai mong cầu điều gì thì tất cả đều được toại ý. Như cầu sống lâu được sông lâu, cầu giàu sang được giàu sang, cầu quan vị được quan vị, cầu con trai, con gái được con trai con gái.

Giải thích:

Câu ‘tất cả đều được toại ý’ tức gồm bốn chính cầu xuất thế: bốn giáo thánh hiền, tam-muội, biện tài và nguyện sinh về nước Phật v.v.. Bốn sự mong cầu sau là thỏa mãn những mong cầu cạn cợt giàu sang, sống lâu theo thế gian. Ở đây có hai ý: 1. Trong Như Lai tạng có đủ vạn đức nên dù là những mong cầu cạn cợt còn đáp ứng được, huống gì những mong cầu xuất thế sâu xa ư? 2. Những pháp mong cầu điên đảo thuộc tam giới như thế, thường bị các bậc thánh hiền quở trách mà đức Dược Sư còn đều làm cho toại ý. Qua đó, đủ biết sự diệu dụng của Như Lai là dùng phương tiện thiện xảo để dụ dẫn từ từ. Nhưng vì những người không tin, không biết diệu đạo xuất thế, nên chỉ biết cầu những việc đưa đến quả báo cạn cợt ở thế gian như giàu sáng, sống lâu v.v.. Họ lễ lạy, cầu khẩn Như Lai, nên nếu Như Lai không giúp họ toại nguyện thì những người ấy mãi mãi không bao giờ xoay tâm, hướng về Phật. Cho nên, Đức Phật làm cho chúng sinh toại nguyện các cầu mong điên đảo trước. Khi đã được toại nguyện rồi, họ mới biết kính Phật, chuyên tâm với Tam bảo. Bây giờ, mới dẫn dụ họ xuất thế. Ở đây nói, chỉ có đức Dược Sư và ngài Quan Âm mới làm được việc ấy.

Người có hiểu biết nông cạn không biết được sự diệu dụng này, mà chỉ căn cứ vào tứ giáo pháp môn định tuệ để giải thích việc cầu giàu sang, sống lâu, cầu con trai, con gái. Câu ‘tất cả đều toại nguyện’ ý đã bao gồm tứ giáo định tuệ xuất thế v.v… Lại còn căn cứ tứ giáo xuất thế để giải thích bốn mong cầu, tức: 1. Ý nói rõ Đức Phật có nhiều lỗi. 2. Mất sự diệu dụng trong phương tiện thiện xảo của Như Lai. Huống gì vì mong cầu ấy có ích cho sự đạt được. Cho nên, người cầu với Ta đạt được kết quả, rồi đem công đức diệu ứng của đức Dược Sư loan truyền rộng rãi, thì đó là việc đáng buồn cười.

2.2.2.3.2.2.1.1.3.2.2.2. Công đức diệt ác

2.2.2.3.2.2.1.1.3.2.2.2.1. Diệt ác mộng

Văn kinh:

Lại nữa, nếu có người bỗng gặp ác mộng; như thấy các tướng ác, hoặc chim lạ bay đến, hoặc chỗ ở xuất hiện nhiều điều lạ. Nếu người ấy có thể đem những vật dụng tốt cung kính cúng dường Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai kia thì ác mộng, ác tướng, những điềm không lành đều biến mất và không thể gây hại.

Giải thích:

Ác mộng: Kinh Kim quang minh nói, mộng thấy mặt trời rơi, răng rụng, là điềm trẻ con chết v.v..

Ác tướng: như Tả truyện ghi: “Vừa gặp Lương Tiêu, liền nói: ‘Tôi sẽ bị giết và cắt từng mảnh. Lại nữa, tôi sẽ bị giết và chặt từng đoạn’ v.v..”

Chim lạ bay đến: như Mãi Thái Phó thấy chim bằng bay vào cửa v.v..

Chỗ ở xuất hiện nhiều điều lạ: Lã Thái Đài mộng thấy Triệu vương. Như Ý mộng thấy bị chó xanh cắn vào nách và rốn. Tương công mộng thấy công tử. Bành Sinh mộng thấy heo đứng như người và khóc v.v.. Đây là nói, quốc gia sắp bị diệt vong nên mới xuất hiện những hiện tượng lạ.

Hoặc có bốn loại mộng, sáu loại mộng. Kinh A-hàm nói có mười loại mộng. Ở đây không cần thiết phải dẫn dài dòng.

2.2.2.3.2.2.1.1.3.2.2.2.2. Diệt sợ hữu tình và sợ vô tình

Văn kinh:

Hoặc người nào gặp các sự sợ hãi như nạn nước, lửa, binh đao, nguy hiểm, voi dữ, sư tử, hổ, sói, gấu, rắn độc, bọ cạp, rết độc, trùng độc, muỗi, ruồi v.v.. nếu người ấy có thể chí tâm, nhớ nghĩ đến Đức Phật kia và cung kính cúng dường thì tất cả mọi sợ hãi đều tiêu tan.

Giải thích:

Nước, lửa v.v..: là sợ thuộc vô tình.

Voi dữ, sư tử v.v..: là sợ thuộc hữu tình. Cả hai sự sợ ấy đều có thể sát thân, hại mạng. Cho nên, chúng là đại ác. Nếu giải thích theo bảy nạn, bảy đại trong phẩm Phổ môn thì đó chính là sự sợ hại do dao gậy, độc hại. Sợ thuộc về đất, nước, lửa có thể biết được.

Nguy hiểm: thuộc không đại. Sư tử, voi, xâm hại, phản loạn thuộc kiến đại và thức đại. Những sự sợ hãi vừa nêu ấy đều là diệt các điều ác ở thế gian mà thôi, không cần phải giải thích chúng theo nghĩa phiền não, nghiệp báo như trong phẩm Phổ môn nói.

Voi điên không có móc, sư tử ngoạm người, gấu hại mạng người, hổ, sói ăn thịt người, những việc sợ hãi kinh khủng như thế có thể biết được.

Rắn độc: như Sưu thần kí ghi: “Trong núi Mộng Tụ ở Lĩnh Nam có con rắn, mỗi khi nó thấy người thì liền tự vỡ thành những cánh hoa. Người đi đường không biết nhặt một cánh hoa thì những cánh hoa còn lại hợp thành con rắn và cắn người. Ở đất bắc có một con rắn biết kêu tên người. Khi nó kêu tên ai, nếu người ấy đáp lại thì tối đó nó đến ăn não người ấy.”

Trong Kinh nói, có loài rắn thất bộ, nếu ai bị cắn thì chết liền.

Ác hiết: thường gọi Hiết hổ. Ở đất bắc thì có, ở phương nam thì không có. Cho nên, Lưu Vũ Tích được triệu về có chiếu chỉ vui treo trên tường, nhưng nhìn thấy trong bài thơ có chữ hiết. Tô Tử Chiêm trở về kinh đô vì đã lập được công, nhưng nhìn thấy trên câu chúc mừng có chữ hiết.

Nếu người nào chạm vào bọ cạp thì chất cực độc trên đầu đuôi nó có thể làm người bị thương. Khoảng niên hiệu Khai nguyên (713-769) đời Đường, có một chủ bạ bỏ bọ cạp vô ống trúc mang qua Giang Nam. Vì thế, phương Nam cũng thường xuất hiện bò cạp.

Rết độc, trùng độc: cả hai đều dụ cho sân. Mỗi khi nổi sân đều chủ yếu là hại người.

Quảng Nhã nói, đặt tính của rết độc là có khả năng khống chế rắn. Một hôm, rết độc thấy con rắn lớn liền bám theo và ăn não của rắn. Trong Tam giáo, Châu Anh nói, rết độc khi gặp rắn có thể dùng mùi để không chế rắn.

Trùng độc: là loại động vật thân màu đỏ, nhiều chân, có thể bám lên tường. Ở Cao Ly, mỗi khi trời mưa loài trùng độc này bám đầy tường chùa.

Muỗi, ruồi: là những con vật nhỏ nhít, sao đủ sức gây ra sợ hãi? Vì lực của Dược Sư chỉ phá sự sợ hãi của muỗi, ruồi, vậy có phải là lớn-nhỏ chăng?

Việc này có hai ý: 1. Ở Nam kinh có miếu Lộ Cân Nương Nương. Tương truyền rằng, ở đó muỗi rất lớn. Ngày xưa, có hai chị em dâu đi lỡ đường thì trời tối. Vì người chị dâu sợ muỗi nên đến nhà người giăng mùng ngủ nhờ. Cô em dâu ngồi ngoài trời nên bị muỗi đốt gân, xương đều lòi ra, dẫn đến chết. Người dân ở đó lập miếu thờ cô ta, để biểu trưng cho sự trinh tiết. Thế nên, muỗi, ruồi tuy nhỏ nhưng cũng có thể làm người tổn thương. Thật đáng sợ! 2. Ngày xưa, khi đức Dược Sư tu tập hai mươi lăm vương tam-muội, ngài dùng ba quán viên mãn để phá trừ hết hai mươi lăm thứ: hữu, kiến, tư, vô minh, ác nghiệp, trần sa v.v.. Vì công lực của hai mươi lăm vương tam-muội rất lớn nên tất cả phiền não đều bị phá sạch. Như vậy, sợ nhỏ còn phá, huống gì sợ lớn! Giống như khi vồ con vật, sư tử đều dùng hết sức. Thế mới biết, không phải vì cầu Phật những việc sợ nhỏ mà Đức Phật không cứu khổ. Như nói ở trên, ở trong sinh thiện cầu giàu sang, sống lâu, cầu con trai, con gái đều làm cho tất cả toại ý.

Phải biết, ban vui, nhổ khổ đều vận dụng như nhau mà không dối sức thì mới làm sáng tỏ Dược Sư. Hỏi lớn thì đáp lớn, hỏi nhỏ thì đáp nhỏ, thần ứng không có giới hạn.

2.2.2.3.2.2.1.1.3.2.2.2.3. Trừ nạn trộm cướp, xâm lăng

Văn kinh:

Nếu bị nước khác xâm lăng, bị nạn trộm cướp nổi lên, bị phản loạn, mà nhớ nghĩ, cung kính đức Như Lai kia thì đều thoát khỏi những nạn ấy.

2.2.2.3.2.2.1.1.3.2.2.2.4. Phá giới không bị rơi vào đường ác

Văn kinh:

Lại nữa, Mạn-thù-thất-lợi, nếu có tịnh tín nam tử, thiện nữ nhân v.v.. thậm chí suốt đời không thờ vị trời nào khác, chỉ một lòng quy y Phật, Pháp, Tăng và thụ trì cấm giới. Những người ấy hoặc thụ năm giới, mười giới, bốn trăm giới của Bồ-tát, hai trăm năm mươi giới của bí-sô, năm trăm giới của bí-sô-ni. Nếu những người ấy hủy phạm những giới đã thụ, sợ bị rơi vào đường ác, có thể chuyên niệm danh hiệu, cung kính, cúng dường Đức Phật kia, thì chắc chắn không bị sinh vào ba đường ác.

Giải thích:

Bốn trăm giới, năm trăm giới: trong luật không nêu ra. Vì có người chưa từng xem qua văn luật mà thôi. Không cần phải cưỡng ép, không biết thì nói cho biết. Giống như, bị trật thì nắn bóp lại cho khớp.

2.2.2.3.2.2.1.1.3.2.2.2.5. Trừ những các khổ khi sinh

Văn kinh:

Như có người nữ lúc sắp sinh nở bị đau đớn khổ sở; nếu người ấy có thể chí tâm xưng danh hiệu, lễ bái, tán thán, cung kính, cúng dường đức Như Lai kia thì các khổ đều tiêu trừ. Đồng thời, đứa trẻ sinh ra, các chi đầy đủ, thân hình xinh đẹp, ai thấy cũng thích, lanh lẹ thông minh, an ổn, ít bệnh và không bị phi nhân đoạt lấy tinh khí.

Giải thích:

Trong kinh này nói, cứu khổ cho người nữ, có ba trường hợp. Tuy trước sau nói khác nhau, nhưng tất cả hợp thành một mối, nên các khổ đều tiêu trừ. Đoạn kết ghi: “Không bị phi nhân cướp đoạn tinh khí”, giống với đoạn văn kinh trước nói tóm lược về cứu khổ: “Không bị ác quỷ đoạt lấy tinh khí”, cần phải đối chiếu chặt chẽ. Đó cũng chính là sự diệu dụng của việc nói pháp lên-xuống thông suốt của Như Lai.

Trên đây đã trình bày cụ thể về diệu dụng của công đức ban vui, cứu khổ.

2.2.2.3.2.2.1.2. Nêu ra công đức tông bản

Trên đây vừa trình bày cứu khổ, ban vui, diệt ác, sinh thiện. Tuy hiển bày công đức bằng nhiều lớp rộng, lược khác nhau, nhưng tất cả đều thuộc công dụng của hóa tha. Nếu công dụng không có ‘thể’ thì đó là nguyện cuồng, hành vọng. Nếu công dụng không có ‘tông’ thì đó là phàm phu, ngoại đạo. Nay chỉ rõ ra chính thể là danh hiệu chư Phật, diệu tông là hành xứ sâu xa. Thể và tông này cũng chính là vô lượng phương tiện nguyện hành. Tông, thể đã lập thì tất cả công đức cứu khổ, ban vui được trình bày trước và sau đều có quả. Cuối cùng, toàn thể đại dụng của tha hóa có tông, có bản, chứ chẳng phải vì ý nghĩa trùng lập mà thuận theo.

2.2.2.3.2.2.1.2.1. Bản thể sâu xa

2.2.2.3.2.2.1.2.1.1. Dụng chính là thể sâu xa

Văn kinh:

Bấy giờ, đức Thế Tôn nói với tôn giả A-nan, như Ta đã khen ngợi tất cả công đức của Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai kia, và đó cũng chính là hành xứ sâu xa của chư Phật, rất khó có thể hiểu được.

Giải thích:

Công đức tức là hành xứ; còn gọi dụng tức là thể. Như nói, nước là sóng, sóng là nước. Hai vốn không có hai, mà đó là toàn thể đại dụng. Hành xứ của lục phàm là ba cõi, giống như lao ngục. Hành xứ của hàng Nhị thừa là niết-bàn cạn, hẹp, không sâu. Hành xứ của Bồ-tát có thể gọi là sâu. Như nói, ‘Khi Bồ-tát Quán Tự Tại thực hành bát-nhã ba-la-mật-đa sâu xa’. Nhưng trí còn giới hạn thì không viên mãn cảnh của tam đế, không rốt ráo, nên không thể gọi là sâu xa.

Chỉ có Phật với Phật mới có thể biết thấu đáo thật tướng của các pháp. Vì biết rõ tận ngọn ngành nên gọi là hành xứ sâu xa. Phải biết chư Phật chính là ba trí của nhất tâm; hành xứ tức là nhất cảnh của ba đế. Đầu tiên, đức Như Lai dùng trí vô duyên duyên với cảnh vô tướng, dùng cảnh vô tướng giúp cho trí vô duyên; vô duyên mà duyên, đều là ba quán; không giúp mà giúp, ba đế rành rành, cảnh-trí đều quên. Nói cảnh và trí tức là thỉ và bản hợp nhất. Giống như hộp và nắp vừa khít nhau. Khi tu đắc bốn đức thì bản có bốn đức và mỗi mỗi đều có đủ thường, lạc, ngã, tịnh. Vì nơi mà chư Phật mười phương du hành gọi là Thường tịch quang.

Cảnh ấy và thân, độ là một, sắc và tâm không hai. Khi cảnh và trí khế hợp thì gọi là hành xứ sâu xa. Khi ‘không và hữu’ đều quên thì đó thật tướng của trung đạo. Khi đạt được nhất chân không nhiễm thì gọi là chân như. Khi đạt được linh trí chiếu soi khắp nơi thì gọi là Phật tính. Khi ba nhân hoàn toàn viên mãn thì gọi là nê-hoàn. Khi nhiễm và tịnh hòa lẫn thì gọi là pháp giới. Tất cả những trường hợp vừa nêu trên chỉ có một thể nhưng tên gọi thì khác. Lấy bản thể của thật tướng chính ấn làm bốn chương sở quy cho kinh này. Sau khi chư Phật chứng thể ấy rồi, từ thể khởi dụng, dùng vô duyên nhổ khổ, ban vui làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, đó gọi là công đức.

Toàn thể đại dụng: chẳng phải ngoài ‘dụng’ có ‘thể’, ngoài ‘thể’ có ‘dụng’, hai mà không hai, không hai mà hai. Công đức của ban vui, nhổ khổ được nói ở trước đều từ ‘thể’ này sinh khởi. Đó gọi là tất cả ‘dụng’ đều từ pháp giới này sinh ra. Nay xét lại ‘dụng’ của ban vui, nhổ khổ đã nói trước thì đó chính là hành xứ của Phật. Lại nữa, tất cả ‘dụng’ đều không trở lại pháp giới này.

Dụng trong kinh Pháp hoa thì gọi là Như Lai vào Vô lượng nghĩa xứ. Dụng trong kinh Viên giác thì gọi là vào Đại quang minh tạng. Dụng trong kinh Kim quang minh thì gọi là rong chơi trong pháp tính sâu xa của kim quang minh, vượt qua sở hành thanh tịnh của các Bồ-tát. Dụng trong kinh Niết-bàn thì gọi là an trí trong Bí mật tạng. Dụng trong kinh Bát-nhã thì gọi là dùng pháp bất trụ trụ trong Bát-nhã ba-la-mật. Không đi nhưng chẳng phải không đi, cảnh và trí hợp thành một và hợp với thật thể đức. Nhưng chính thể ấy chúng sinh và Phật vốn có. Nay nói hành xứ của chư Phật tức là hiển bày quả.

Như trên đã nói, thỉ và bản hợp thành một là diệu giác. Chính thể chẳng phải là tố pháp thân của hàm sinh khi còn bị trói buộc. Vì mười giới bao quát tất cả, nên nếu ai không tu tập thành tựu trọn vẹn báo trí thì đó mới là việc kì lạ. Như vậy, hành xứ tận cùng của chư Phật chắc chắn không phải chín giới, thất phương tiện có thể ngước nhìn được. Vì thế, rất khó hiểu. Hoặc giải thích đầy đủ cho chúng sinh còn ở trong mê hoặc nghe. Hành xứ sâu xa của Phật có thể nói là không biết. Nặng-nhẹ, kề-chính chỉ lấy những văn từ hiện có in lên giấy trắng, sao có thể không lẫn lộn và mất ý nghĩa?

2.2.2.3.2.2.1.2.1.2. Căn cứ ba tuệ phân biệt, hiển bày

2.2.2.3.2.2.1.2.1.2.1. Căn cứ vào sự khó tin hiển bày thể

Bởi vì, thật xứ mà Đức Phật chứng được không thuộc chín giới. Vì nếu căn cứ theo chín giới thì loài người khó tin, khó hiểu, khó nghe, và phải hỏi-đáp nhiều lần mới có thể làm sáng tỏ ‘thể’ cao sâu ấy được. Tức là giống với ý nghĩa trong kinh Pháp hoa phân biệt các pháp chỉ-quán và phân biệt sự sai lầm. Điều này chia làm ba: 1. Căn cứ vào sự khó tin mà hiển bày thể. Tin chính là tư tuệ. Bởi vì, học mà không tư duy thì dễ mắc phải sai lầm. Vì sau khi lắng nghe, tư duy kĩ nên có thể phát khởi lòng tin. Nếu không tư duy kĩ thì dễ sinh tâm hủy báng và bị rơi vào đường khổ. Há chẳng phải tín là tư tuệ sao?

2.2.2.3.2.2.1.2.1.2.1.1. Hỏi

Văn kinh:

Ông có tin không?

2.2.2.3.2.2.1.2.1.2.1.2. Trả lời

a. Rất tin lời Phật dạy

Văn kinh:

Tôn giả A-nan bạch Phật! Bạch đại đức Thế Tôn, con không sinh nghi ngờ với những Khế kinh do Như Lai nói. Vì sao? Vì tất cả thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp của Như Lai đều thanh tịnh. Thế Tôn, mặt trời, mặt trăng có thể rơi xuống, núi chúa Diệu Cao có thể sụp lỡ, nhưng những lời chư Phật không có sự sai khác.

Giải thích

Chỉ tin chắc Phật nói không hư dối mà thôi, chứ tự mình không thể thấu hiểu tận tường thật tướng của các pháp và không thể thực hành được hành xứ như Phật.

Vì thế, tiếp theo sau Đức Phật nói: “Nay các ông có thể thụ trì được, thì phải biết, đó đều là thần lực của Như Lai.”

b. Không tin thì bị rơi vào đường ác

Văn kinh:

Thế Tôn, có những chúng sinh tín căn không đầy đủ, nên khi nghe nói đến hành xứ sâu xa của chư Phật thì liền suy nghĩ: ‘Làm gì chỉ niệm danh hiệu của một Đức Phật Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai mà đạt được nhiều công đức thù thắng như vậy?’ Chẳng những không tin mà chúng còn sinh tâm phỉ báng. Vì vậy mà chúng bị ở mãi trong cảnh đêm dài tăm tối, bị mất nhiều lợi lạc, bị rơi vào các đường ác và bị luân hồi sinh tử không dừng dứt.

2.2.2.3.2.2.1.2.1.2.1.3. Lời xác nhận

Văn kinh:

Đức Phật nói với tôn giả A-nan: “Nếu những chúng hữu tình ấy nghe được danh hiệu của Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, rồi chí tâm thụ trì, không sinh nghi ngờ, mà bị rơi vào các đường ác thì chắc chắn không có việc đó.”

Giải thích:

Đức Phật nói, chỉ sợ chúng sinh vốn không có thiện căn, không thể nghe được danh hiệu Phật, nên mới lo lắng có chúng sinh phỉ báng và rơi vào đường ác. Nếu chúng sinh nào nghe được danh hiệu Phật thì đã gieo trồng thiện căn với nghìn, vạn Đức Phật. Sau khi nghe được danh hiệu Phật, có thể chí tâm thụ trì, tin sâu không nghi ngờ. Vậy, há có chúng sinh nào sau khi nghe danh hiệu Phật rồi, lại sinh tâm không tin, phỉ báng và bị rơi vào đường ác ư? Vì thế, nên nói: “Chắc chắn không có việc đó.”

Đoạn kinh này tuy nói sự quan trọng của việc nghe danh hiệu Phật, nhưng thực tế là giải thích ý khó tin nói trên.

2.2.2.3.2.2.1.2.1.2.2. Căn cứ vào sự khó hiểu hiển bày thể

Giải chính là tu tuệ. Thâm tâm nhập tu mới có thể hiểu rõ. Như nói: “Chỉ trừ hàng Bồ-tát nhất sinh sở hệ.” Há chẳng phải cùng tột của tu tuệ mới có thể hiểu rõ ư?

Văn kinh:

A-nan, sở hành sâu xa của chư Phật ấy rất khó tin hiểu. Nay ông có thể tin hiểu thì biết rằng đều là nhờ thần lực của Như Lai. A-nan, tất cả Thanh văn, Độc giác và những Bồ-tát chưa lên đến bậc Sơ địa, v.v.. đều không thể tin hiểu đúng như thật; chỉ trừ hàng Bồ-tát nhất sinh sở hệ.

Giải thích:

Đoạn kinh này nối tiếp ý của đoạn kinh trước chưa nói hết. Đến nay nói: “Lời nói của Ta.” Vì thế, không dám mong mỏi lòng tin của chúng sinh dài lâu. Bởi vì, chỗ sâu xa của Phật hành vốn chẳng phải là điều mà chúng sinh thuộc chín giới có thể biết được. Cho nên, xét khả năng của những chúng sinh ấy thì chúng chỉ mới có thể nghe được danh hiệu mà thôi. Còn để trở thành người có lòng tin hiểu viên mãn thì rất khó đạt được. Vậy sao có thể luận bàn đến việc tin hiểu của chúng sinh được? Đức Phật nói: “Này A-nan, sở dĩ ông có thể tiếp thu được lời dạy của Ta là vì nhờ oai thần của Phật.” Giống như quả núi đang treo trên sợi tơ sen, chỉ biết cậy vào lòng tin không nghi ngờ mà thôi. Há tự ông có thể hiểu được cảnh giới của Phật ư?

Lại nữa, nếu chẳng phải một người như tôn giả A-nan thì khó ai hiểu được, và tất cả hàng Bồ-tát Nhị thừa phương tiện tu tuệ chưa sâu đều rất khó hiểu đúng như thật. Kinh Pháp hoa phân biệt các loại báu, ý cũng giống ý đoạn kinh này. Đó là nói những cảnh ở xa và những việc mắt chưa bao giờ nhìn thấy qua.

Ở dưới sẽ trình bày việc viên tu, và chỉ có bậc sắp thành tựu Nhất nhân mới có thể hiểu rõ. Đó chính là hàng Bồ-tát nhất sinh sở hệ và bậc Đẳng giác hậu tâm. Nói, chỉ có những vị ấy mới có thể hiểu rõ. Kinh Lăng-nghiêm nói, chỉ bậc Đẳng giác hậu tâm mới biết rõ ranh giới của sự giao xen ấy; cho nên mới thấy được sở kiến của Phật.

Bởi vì, Như Lai thành tựu thỉ giác, bản giác đã lâu và đang cư ngụ ở Thường tịch quang độ để độ chúng sinh. Ngài rời khỏi tịch chiếu, từ thật khởi quyền, để xem xét căn cơ của tất cả chúng sinh và chỉ có bậc Bồ-tát Đẳng giác thành tựu thỉ giác mới biết hết ‘thể’. Trên gắng kết với bản giác, thỉ giác mới xứng hợp. Cho nên, vào tịch chiếu, để khế chứng thật thể. Nhất nhân từ tịch chiếu này ra và Nhất nhân từ tịch chiếu này vào. Đó là ranh giới của đường nhận biết, trên là sự đan xen giữa ra và vào. Một cái tuy thấy đã lâu, một cái tuy mới vừa thấy, nhưng cả hai đều là thấy.

Cho nên, nói: “Chỉ trừ Bồ-tát nhất sinh sở hệ mới có thể hiểu được.” Kinh Pháp hoa còn chấp nhận có hai hạng người tín lực kiên cố có thể hiểu được. Nay kinh chỉ thừa nhận một hạng người là bậc Đẳng giác tu cực. Thế nên biết, thật thể sâu xa của kinh này nhất định là quả đức viên cực của bậc Diệu giác, chứ chẳng phải là chúng sinh và Phật có đầy đủ tại triền chân như.

Sao người giải thích kinh không xem xét rõ ý thú trước sau, trái lại còn dẫn giải dài dòng; đồng thời, hoàn toàn không biết gì lý tức và tùy tiện chú giải?

2.2.2.3.2.2.1.2.1.2.3. Căn cứ vào sự khó nghe để hiển bày thể

Văn kinh:

Này A-nan, khó được thân người, tin kính, tôn trọng Tam bảo cũng khó; nhưng nghe được danh hiệu của Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai lại càng khó hơn.

Giải thích:

Năng văn còn khó, huống gì năng tín, năng giải. Vì thế mới xếp văn tuệ ở sau, để cho thấy rằng, vì hai tuệ trước không thể đạt được. Đó là điều chẳng phải chúng sinh thuộc chín giới có thể nghe, tin và hiểu được. Tức hiển bày, thể ấy rốt ráo viên mãn cùng cực. Từ thể khởi dụng, công đức ban vui, nhổ khổ đều có gốc, và cũng rốt ráo viên mãn cùng cực, chẳng phải hàng hạ địa có thể biết được.

2.2.2.3.2.2.1.2.2. Hành nguyện diệu tông

Văn kinh:

Này A-nan, vô lượng Bồ-tát hành, vô lượng phương tiện thiện xảo, vô lượng quảng đại nguyện của đức Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai kia, nếu Ta nói trong một kiếp hay hơn một kiếp thì thời lượng kiếp có thể mau hết, chứ những hành nguyện, những phương tiện thiện xảo của Đức Phật kia không ai có thể nói hết được.

Giải thích:

Vả lại, ‘thể’ thật tướng của Đức Phật kia chúng sinh ở chín cõi khó thấy được. Tức Đức Phật không thể nói hết ‘tông’ tu thành nhân quả của Đức Phật kia. Vì chúng sinh ở chín cõi khó biết nên mới hiển bày ‘thể’. Vì Đức Phật nói không hết nên mới hiển bày ‘tông’. Riêng cực quả và pháp báo thì được diễn bày rõ ràng, tường tận. Nguyện là nhân. Đó chính là tâm phát nguyện ban đầu. Hành là quả. Đó chính là lòng đại bi cứu nạn sau cùng. Nhân&quả của tất cả thánh hiền Đại thừa đều không ngoài hai gốc nguyện và hành.

Nguyện chung thì có bốn hoằng thệ tâm; nguyện riêng thì nhiều vô lượng. Hành chung thì có sáu độ; hành riêng thì nhiều vô lượng. Theo quan điểm của Biệt giáo thì một tức vô lượng. Còn Viên giáo thì quan điểm ngược lại, vô lượng tức một. Cho nên, mới nương vào gốc hành xứ nhất thừa của chư Phật để phát khởi vạn hành. Tông của nhân quả chính là nhân của Đại thừa. Thật tướng của các pháp chính là quả của Đại thừa. Thật tướng của các pháp chính là tông của toàn thể này. Vì tông không lìa thể, nên chư Phật nói trọn kiếp cũng không hết.

Nếu bàn luận về phương tiện thiện xảo thì phải liên tưởng đến ‘dụng’ của ban vui và nhổ khổ. Nay ở trong nguyện, hành của Như Lai này, diệu quyền là phương tiện đoạn hoặc hợp lí nhất, nên cũng thuộc tông. Đến như sau khi chứng quả, ban vui, nhổ khổ lớp lớp như đã nói ở trước, mới là dụng của tông thành. Dụng ấy do tông thành mà sinh khởi. Sau khi chứng quả, giáo hóa chúng sinh, tức chẳng phải lòng từ bi yêu thương vồn vã những người cô độc như phàm phu và ngoại đạo.

Lại nữa, phải biết, kinh này trước-sau đều nói về dụng của công đức, mà đặc biệt là khoảng giữa. Chỉ bày thể của tông, tức là có diệu dụng tiếp nối trước, hiển bày sau. Trước trình bày công đức ban vui, nhổ khổ xong, tiếp theo trình bày thể của tông, tức là đã hiển bày xong. Ban vui, nhổ khổ trước đều đã tông thành mà sinh khởi toàn thể đại dụng. Pháp pháp sâu xa, sự sự Phật hành.

Lại nữa, sau khi hiển bày xong, đặc biệt chuyển báo chướng cuối thời kì tượng pháp và cũng là toàn thể đại dụng. Dụng không lìa tông, ba pháp nương tựa nhau mà không lìa nhau. Nếu ba pháp ấy chia lìa thì thành ba, thành chín; nếu ba pháp ấy hợp lại thì chỉ có một. Tuy công đức ban vui, nhổ khổ thuộc thế gian có cạn, có sâu nhưng đối với thật tướng thì không trái nghịch nhau.

Đại sư Thiên Thai hiểu rõ ý Phật. Đại sư xem lời tựa trong các kinh, sớ; đồng thời, xem điểm giữa lời tựa và đầu đề để chỉ bày diệu dụng thể của tông là tiếp nối trước, bày tỏ sau. Ở Đông Thổ mọi người tin đức Ca văn là không ngoa.

Lại nữa, hành xứ sâu xa của kinh này chính là chữ ‘bản’ trong đầu đề kinh. Người có thể thấu hiểu tường tận chính là chữ ‘nguyện’ trong đầu đề kinh, cũng chính là ‘tông’ của Như Lai nguyện hành. Người có thể thực hành chính là hai chữ ‘công đức’ trong đầu đề kinh, cũng chính là ‘dụng’ ban vui, nhổ khổ của Đức Phật Dược Sư Lưu-ly quang được nói trước và sau. Người có thể ban vui, nhổ khổ chính là hai chữ ‘Dược Sư’ trong đầu đề kinh.

Tổng là tổng đối với biệt; biệt là biệt đối với tổng. Tổng và biệt tuy hai nhưng nghĩa chỉ là một.

2.2.2.3.2.2.2. Lợi lạc của việc làm đảo ngược báo chướng thuộc cuối thời kì tượng pháp

Ban vui, nhổ khổ được nói ở trên, tức là nói công đức làm sáng tỏ cho nhau, ba chướng đều tổn giảm, chứng đắc nhất chân, nên không chỉ làm cho những người nghe được danh hiệu Phật tiêu trừ nghiệp chướng mà thôi. Ở đây nói cứu giúp những người bị chết ngang, bị bệnh khổ tức là nói, chỉ trừ báo chướng dẫn đến quả hiện tại chứ không liên quan đến hai gốc phiền não và nghiệp. Nói cứu chữa bệnh ngay là biểu thị việc làm lợi lạc cho các hữu tình vào thời tượng pháp. Cho nên, trước tiên căn cứ vào việc tu tập, cúng dường rộng hay hẹp để thay đổi báo chướng, giúp cho người còn, người mất được lợi ích, người bệnh được an lạc, rồi mới xả bỏ. Báo mạng đã hết lại được kéo dài. Vì đa số bị chết ngang nên mong cầu Phật lực, thì mới có thể làm cho chết đi sống lại. Huống gì người bị tội nghiệp sâu dày, thì càng cần phải tu tập, cúng dường rộng lớn mới mong thoát khỏi báo khổ.

Sau phần chính thức trình bày lại thêm mục kết thích. Đến đây nói về công đức nhổ khổ của Đức Phật Dược Sư đã kết thúc. Vì thế cần phải đúc kết lại mới vào phần lưu thông. Phần lưu thông chia làm hai: 1. Trình bày lợi ích của việc thay đổi chướng; 2. Kết luận và giải thích ý nghĩa của việc cúng dường.

2.2.2.3.2.2.2.1.Trình bày lợi ích của việc thay đổi chướng

2.2.2.3.2.2.2.1.1. Trình bày tóm tắt việc tu cúng chuyển chướng

2.2.2.3.2.2.2.1.1.1. Trình bày

2.2.2.3.2.2.2.1.1.1.1. Qua đời chịu quả báo khổ

Văn kinh:

Bấy giờ, trong chúng có một vị Bồ-tát tên là Cứu Thoát, đứng dậy, kéo y để lộ vai phải, gối phải chạm đất, cúi người, chắp tay thưa Phật: “Đại đức Thế Tôn, vào thời kì tượng pháp, có những chúng sinh bị các hoạn nạn làm khổ sở, như bệnh tật liên miên, gầy yếu, không ăn uống được, môi họng khô rang, mắt thấy toàn màu đen, tướng chết hiện ra, cha mẹ, người thân, bạn bè quen biết vây quanh khóc lóc. Người bệnh kia vẫn còn nằm tại chỗ, mà thấy sứ giả Diễm-ma dẫn thần thức của họ đến trước mặt Diễm-ma pháp vương. Khi ấy có vị thần tên là Câu Sinh, là vị thần theo dõi, ghi chép những việc làm của tất cả chúng sinh. Tùy chúng sinh hoặc gây tội, hoặc làm phúc vị ấy đều ghi chép đầy đủ. Vị thần ấy đem những ghi chép ấy trình lên Diễm-ma pháp vương. Bấy giờ, vị Diễm-ma pháp vương kia mới hỏi những người ấy và tính toán những việc người ấy đã làm, rồi tùy theo chúng gây tội hay tạo phúc mà xử đoán.”

Giải thích:

Trước hết, trình bày bệnh khổ của báo thân; thậm chí không có cách gì cứu vãng được, chắc chắn phải chết không còn nghi ngờ gì nữa. Để hiển bày cúng dường Đức Phật Dược Sư một viên thuốc như núi Mao, tức chỉ công hiệu có thể làm cho người chết đi sống lại.

2.2.2.3.2.2.2.1.1.1.2. Tu tập, cúng dường, thay đổi quả báo

Văn kinh:

Bấy giờ, người thân và bạn bè của người bệnh kia, nên khuyến khích họ quy y với Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai và thỉnh chúng tăng đọc tụng kinh này, đốt đèn bảy tầng, treo thần phan tục mạng năm sắc, hoặc liền trong lúc ấy, làm cho thần thức người kia được tỉnh lại giống như đang nằm mộng, hiểu biết rõ ràng. Hoặc trải qua bảy ngày, hai mươi mốt ngày, ba mươi lăm ngày, bốn mươi chín ngày làm cho thần thức người kia tỉnh lại, giống như vừa tỉnh mộng, đều tự nhớ biết nghiệp thiện, nghiệp bất thiện và quả báo phải chịu. Vì thấy biết rõ quả báo của nghiệp, cho nên, dù cho bị tổn tính mạng cũng không dám tạo các nghiệp ác nữa.

Giải thích

Phan tên là Tục mạng. Kinh A-hàm ghi: “Vua A-dục bị bệnh, tự tay treo phan khắp các chùa; nhờ vậy mà tuổi thọ kéo dài thêm hai mươi lăm năm. Nhân đó, mới đặt phan ấy tên là Tục mạng.” Kinh Phương đẳng ghi: “Quan sát các đạo cụ phan, lọng, v.v.. đó gọi là Tuệ quán.” Các Kinh, Luận nói, mỗi lần gió thổi lay lá phan là đạt được một ngôi vị Chuyển luân vương. Đó là nói về phúc đức. Ở đây nói về phần trừ tai ương, kéo dài tuổi thọ, công dụng đều không giống nhau.

2.2.2.3.2.2.2.1.1.2. Khuyến khích

Văn kinh:

Vì thế, những tịnh tín thiện nam tử, thiện nữ nhân, v.v.. đều nên thụ trì danh hiệu của đức Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai và tùy khả năng của mình cung kính, cúng dường.

Giải thích:

Tùy khả năng: tất cả những vật quý lạ trên đời và tất cả những thứ mình có. Đầu tiên, không đòi hỏi vào những lúc được mùa và mất mùa, Đức Phật chỉ thụ hưởng những vật dụng đạt được bởi lòng chí thành.

2.2.2.3.2.2.2.1.2. Trình bày cụ thể việc tu cúng chuyển chướng

2.2.2.3.2.2.2.1.2.1. Trình bày cụ thể nghi thức tu cúng

2.2.2.3.2.2.2.1.2.1.1. Hỏi

Văn kinh:

Bấy giờ, tôn giả A-nan hỏi Bồ-tát Cứu Thoát: “Thiện nam tử, phải cung kính, cúng dường Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai kia như thế nào? Còn phan tục mạng và đèn phải làm thế nào?”

2.2.2.3.2.2.2.1.2.1.2. Trả lời

2.2.2.3.2.2.2.1.2.1.2.1. Chỉ dạy cách làm phan và đèn

Văn kinh:

Bồ-tát Cứu Thoát nói: “Đại đức, nếu có người bệnh nào muốn khỏi bệnh khổ thì người thân phải giúp người ấy thụ trì tám phần trai giới trong bảy ngày bảy đêm, sắm sửa đồ ăn, thức uống và những vật dụng khác tùy theo khả năng cúng dường bí-sô Tăng. Đồng thời, ngày đêm sáu thời lễ bái, hành đạo, cúng dường Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, đọc tụng kinh này bốn mươi chín biến, thắp bốn mươi chín ngọn đèn. Lại phải tạo bảy hình tượng đức Như Lai kia, trước mỗi tượng đều đặt bảy ngọn đèn, mỗi ngọn lớn như bánh xe và thắp sáng suốt bốn mươi chín ngày đừng để tắt. Lại phải may phan năm sắc, dài bốn mươi chín gang tay và phải phóng sinh các loài vật đến bốn mươi chín ngày.”

Giải thích:

Người bình thường phải trì giới suốt bảy ngày bảy đêm mới bằng dâm nữ trì giới một ngày, mới bằng người đồ tể trì giới một đêm. Đến bảy ngày đêm thì ba nghiệp thanh tịnh, tất cả mọi mong cầu có thể cảm thông và thành tựu. Giống như khi ở trong thai, cứ bảy ngày tăng một lần; người chứng Sơ quả sinh lại bảy lần để đoạn trừ phiền não; và người chết bảy ngày chuyển động một lần. Huống gì bảy là số thiếu dương, có đường sinh khởi. Như trong Thất phát nói, đến năm bảy tuổi thái tử nước Sở bị bệnh, rồi bỗng nhiên lành bệnh. Ở đây dùng con số này là ám chỉ cho việc sinh khởi bệnh khổ. Tất cả mọi việc đều phải thực hiện đến bốn mươi chín ngày: cần phải tinh tấn dụng công một thời gian lâu mới thông. Vả lại, chương Hệ từ, thượng trong kinh Dịch ghi: “Số đại diễn là số năm mươi.” Trong kinh này sử dụng số bốn mươi chín. Đây là con số dùng để cứu khỏi bệnh.

Phải tạo bảy tượng Phật: trong kinh Dược Sư Lưu-li quang thất Phật bản nguyện công đức nói, Đức Phật Dược Sư là Đức Phật thứ bảy.

Nay muốn cầu Đức Phật ấy cứu khổ thì phải thỉnh Ngài, là vì phù hợp chí nguyện, cùng phương pháp, gắng sức thực hành.

Mỗi ngọn đèn lớn như bánh xe: giống thụ đăng ngày nay.

Bốn mươi chín gang tay: bàn tay và ngón tay của Phật dài một thước; tương tự như vậy, nên làm phan dài bốn trượng chín thước. Nếu tính luôn má bàn tay thì tay Phật dài hai thước. Vì thế, phải dùng loại phan dài mười trượng. Tùy điều kiện mà làm phan chứ không cố định như hai loại ấy.

Nên phóng sinh các loài vật đến bốn mươi chín ngày: Ở trước thì nói, trên cầu Tam bảo, là vận dụng hết sức cúng dường Tam bảo. Còn ở đây thì nói, dưới cứu giúp chúng sinh, là vận dụng hết sức cứu giúp chúng sinh. Vì chúng sinh bị bắt, mạng sống chỉ còn trong chốc lát, nên mua và thả chúng. Giống như ân đức tha hết cho những người phạm tội của các bậc đế vương đều quy về nhân đức và trường thọ; đức ấy không có gì lớn bằng. Huống gì chúng sinh bị bệnh và chết non là do sát sinh. Nay nói phóng sinh tức là nhân của trường thọ; cũng chính là lấy cái nhân thiện hôm nay để đổi các nghiệp ác ngày xưa, mà cầu thoát khỏi bệnh khổ. Không có việc gì tốt hơn việc này. Đã lễ bái, cúng dường Phật bốn mươi chín ngày thì cũng phải mua các loài vật phóng sinh bốn mươi chín ngày. Ở đây không phải nói phóng sinh bốn mươi chín loài vật. Lại cũng chẳng phải đặt các phẩm vật cúng dường lên lá phan dài.

2.2.2.3.2.2.2.1.2.1.2.2. Kết luận về công năng

Văn kinh:

Có thể thoát khỏi các khổ nạn, không bị chết ngang và không bị các ác quỷ bắt bớ.

Giải thích:

Vượt qua các khổ nạn: là đúc kết lại ý trước. Bị các tai họa làm cho khốn khổ và không bị chết ngang, không bị các ác quỷ bắt bớ. Kế tiếp sẽ nói về chín trường hợp bị chết ngang. Văn của kinh này trước sau phối hợp với nhau.

2.2.2.3.2.2.2.1.2.2. Sự thay đổi báo chướng

2.2.2.3.2.2.2.1.2.2.1. Thay đổi các nạn của vua

Văn kinh:

Lại nữa, đại đức A-nan, các vị quốc vương đã làm lễ quán đỉnh thuộc dòng dõi Sát-đế-lợi, khi có những tai nạn xảy ra, như: nạn dân chúng bị bệnh dịch, nạn bị nước khác xâm lăng, nạn trong nước bị phản loạn, nạn sao biến đổi quái lạ, nạn mặt trời mặt trăng che nhau, nạn mưa gió không đúng mùa, nạn quá mùa không mưa. Bấy giờ, những vị quốc vương đã làm lễ quán đỉnh thuộc dòng dõi Sát-đế-lợi kia nên sinh khởi tâm từ bi với tất cả chúng sinh, ân xá cho tội nhân và theo pháp cúng dường đã nói ở trước cúng dường Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai. Nhờ căn lành này và do sức bản nguyện của đức Như Lai làm cho trong nước được yên ổn, mưa gió hợp thời, lúa thóc được mùa và tất cả chúng sinh không có bệnh dịch, được an vui. Đồng thời, trong nước không có thần dược-xoa bạo ác v.v.. làm khổ não chúng sinh, tất cả các hiện tượng xấu đều ẩn mất. Ngoài ra, tuổi thọ, sức khỏe, bệnh tật, quyền lực của những vị quốc vương đã làm lễ quán đỉnh thuộc dòng dõi Sát-đế-lợi kia đều được thuận lợi.

Giải thích:

Bốn biển là nhà của thiên tử, thần thiếp đến ức triệu; một người được thưởng thì triệu người được nhờ; bốn phương có tội thì do một người gây ra. Do đó, nếu gặp năm thạnh tốt hoặc nhân dân bị bệnh dịch thì mừng hay lo cũng chỉ có một mình vua. Cho nên, việc cần phải làm gấp trước là tìm người sám hối. Vả lại, thuốc của đức Dược Sư phải chữa trị cho người ấy trước. Một là tìm cầu cho được bậc hiền giả; hai là tìm một vị vua anh minh, thì đó là đạo bình định thiên hạ.

2.2.2.3.2.2.2.1.2.2.2. Trừ khổ cho thần dân

Văn kinh:

Nếu các hoàng hậu, hoàng phi, công chúa, thái tử, vương tử, đại thần, phụ tướng trong cung và thể nữ, bách quan, lê dân bị các bệnh khổ và bị những khổ nạn khác, cũng nên tạo lập thần phan năm màu, thắp đèn sáng liên tục, phóng sinh các loài vật, tung các loại hoa, đốt các loại hương quý, thì được lành bệnh và thoát khỏi các khổ nạn.

Giải thích:

Vì những thần dân ấy đều không có trách nhiệm nặng nề với đất nước nên chỉ lo buồn vì những bệnh khổ mà thôi.

2.2.2.3.2.2.2.2. Kết luận và giải thích ý nghĩa việc cúng dường

2.2.2.3.2.2.2.2.1. Giải thích nguyên nhân có thể thay đổi

Ở đây không nói, có thể thay đổi hết báo, mà chỉ vì bị chết ngang nên mới thay đổi mà thôi. Như vậy đã giải thích rõ ràng ý nghĩa ‘có thể thay đổi’ ở trên.

2.2.2.3.2.2.2.2.1.1. Chín trường hợp chết ngang

2.2.2.3.2.2.2.2.1.1.1. Trình bày tóm lược

2.2.2.3.2.2.2.2.1.1.1.1. Hỏi

Văn kinh:

Bấy giờ, tôn giả A-nan hỏi Bồ-tát Cứu Thoát: “Thiện nam tử, vì sao mạng sống đã hết mà còn có thể kéo dài thêm được?”

2.2.2.3.2.2.2.2.1.1.1.2. Trả lời

Văn kinh:

Bồ-tát Cứu Thoát trả lời: “Đại đức, há không nghe Như Lai nói có chín trường hợp chết ngang sao? Vì thế, nên Đức Phật khuyên chúng ta nên may phan tục mạng, thắp đèn, làm các việc phúc đức; vì làm các việc phúc đức nên sau khi thọ mạng này chấm dứt thì không bị trải qua các khổ hoạn.”

2.2.2.3.2.2.2.2.1.1.2. Trình bày cụ thể

2.2.2.3.2.2.2.2.1.1.2.1. Hỏi

Văn kinh:

Tôn giả A-nan hỏi: “Chín trường hợp chết ngang đó là gì?”

2.2.2.3.2.2.2.2.1.1.2.2. Trả lời

a. Trình bày trường hợp chết ngang thứ nhất

Văn kinh:

Bồ-tát Cứu Thoát nói, nếu có những chúng sinh tuy chỉ bệnh nhẹ, nhưng vì không có thầy thuốc, không có người chăm sóc; giả sử, có gặp thầy thuốc nhưng vì cho uống nhầm thuốc nên bệnh không đáng chết mà bị chết ngang. Lại có chúng sinh tin theo những lời nói dối về họa-phúc của những thầy tà ma, ngoại đạo, bất lương ở đời, rồi sinh sợ hãi, động tâm, không tự chủ; xem bói để tìm hiểu mối họa; sát hại các loài vật để giải bày với thần minh, kêu gọi yêu quái, xin được ban phúc, che chở, vì muốn kéo dài tuổi thọ; nhưng rốt cuộc không thể đạt được. Vì ngu si, mê muội, tin theo tà kiến điên đảo, nên bị chết ngang, rơi vào địa ngục, không có kì hạn ra khỏi. Đó gọi là trường hợp chết ngang đầu tiên.

Giải thích:

Trong trường hợp chết ngang đầu tiên có ba tình huống: 1. không có thầy thuốc; 2. không có người chăm sóc; 3. cho uống lầm thuốc. Tin theo những vị thầy tà kiến, điên đảo tạo các nghiệp. Tạo nghiệp thì có hai trường hợp: một là chiêu cảm nghiệp xưa; hai là nghiệp gây tạo ngay đời hiện tại. Trong đó, nghiệp gây tạo trong đời hiện tại còn nặng. Đó chính là tội lỗi tự mình làm.

Giải bày với thần minh: chữ giải (解) là phiên thiết từ chữ ải (矮), là một hình thức văn viết dùng trong văn cúng tế. Chương Nhân thế gian của Trang Tử nói về ‘giải’ rằng: “Con trâu có long trắng trên trán, con lợn có cái mũi cao, người bị bệnh trĩ, không thể thích hợp để cúng sông.” Chú ghi: “Giải là một hình thức văn viết dùng trong văn cúng tế.” Giao tự chí, hạ thuộc Hán thư ghi: “Thiên tử từng chọn tháng giêng để giải từ. Cúng cho hoàng đế dùng một con chim kiêu và một con phá kính. Người xưa nói, giải từ là cúng tế để giải tội, cầu phúc. Vì thế, không nên chỉ đọc một chữ ‘giải’.

b. Tám trường hợp chết ngang tiếp theo

Văn kinh:

Thứ hai bị giết bởi pháp luật của nhà vua. Ba là vì đam mê săn bắn, chơi bời, ham dâm, nghiện rượu, buông thả vô độ, phi nhân đoạt tinh khí, nên bị chết ngang. Bốn là bị lửa thiêu chết. Năm là bị chết đuối. Sáu là bị các thú dữ ăn thịt. Bảy là chết vì bị rơi xuống vực thẳm. Tám là chết vì bị đầu độc, bị trù ẻo, yểm chú và quỷ khởi thi v.v.. Chín là chết đói, chết khát.

2.2.2.3.2.2.2.2.1.2. Kết luận và nói có vô lượng trường hợp chết ngang

Văn kinh:

Đó là chín trường hợp chết ngang mà Như Lai nói. Ngoài ra, còn có vô lượng trường hợp chết ngang khác, khó có thể nói hết được.

Giải thích:

Chết ngang đã nhiều vô lượng thì chẳng phải vì mạng căn hết. Và người chết yểu cũng nhiều vô lượng. Cho nên, cần phải trên cầu Phật Dược Sư để cứu sống trở lại.

2.2.2.3.2.2.2.2.2. Kết luận và nguyên nhân phải tu phúc, cúng dường

Văn kinh:

Lại nữa, A-nan, Diễm-ma vương kia là vị đứng đầu trong việc ghi chép tên tuổi ở thế gian. Nếu những chúng sinh nào bất hiếu, ngũ nghịch, phá hoại, sỉ nhục Tam bảo, hoại phép vua-tôi, hủy tín giới, thì Diễm-ma pháp vương kia kiểm sát tội nặng-nhẹ mà phạt chúng. Vì thế, nay Ta khuyên các chúng sinh thắp đèn, may phan, phóng sinh, tu phúc để thoát khỏi khổ ách và không gặp các nạn.

Giải thích:

Vì con người nhiều tội nghiệp, cho nên phải tu phúc, cúng dường, cầu cứu, ngõ hầu mới không gặp các nạn.

3. Lưu thông

3.1. Chứng hộ lưu thông

Chứng: nhờ uống thuốc hay của đức Dược Sư mà chuyển đại ác thành đại thiện.

3.1.1. Dược-xoa chứng hộ

Văn kinh:

Bấy giờ, có mười hai vị đại tướng dược-xoa ngồi trong pháp hội. Mười hai vị đó là: đại tướng Tì-la, đại tướng Phạt-chiết-la, đại tướng Mê-xí-la, đại tướng An-để-la, đại tướng Át-nễ-la, đại tướng San-để-la, đại tướng Nhân-đạt-la, đại tướng Ba-di-la, đại tướng Ma-hổ-la, đại tướng Chân-đạt-la, đại tướng Chiêu-đỗ-la, đại tướng Tì-yết-la.

Mười hai đại tướng dược-xoa ấy mỗi vị có bảy nghìn dược-xoa làm quyến thuộc, cùng lúc đồng thanh bạch Phật: “Thế Tôn, nay chúng con nhờ oai lực của Phật được nghe danh hiệu của đức Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, nên không còn sợ bị sinh vào đường ác. Chúng con mãi mãi đều đồng một lòng, quy y Phật, Pháp đến trọn đời, Tăng và hứa sẽ che chở, làm việc đem đến nghĩa lợi, lợi ích, an lạc cho tất cả chúng sinh. Dù ở bất cứ nơi nào, như trong thôn, thành, quốc, ấp, trong rừng vắng, nếu có người lưu truyền kinh này, hoặc có người thụ trì danh hiệu của đức Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai và cung kính cúng dường thì quyến thuộc của chúng con sẽ bảo vệ những người ấy, làm cho họ đều thoát khỏi tất cả khổ nạn. Nếu có ai mong cầu điều gì thì chúng con đều giúp cho họ mãn nguyện. Nếu có người mắc bệnh nặng, cầu khỏi bệnh thì cũng nên đọc tụng kinh này và lấy chỉ năm màu kết tên của chúng con; đợi sau khi khỏi bệnh rồi thì mới mở kết ra.

Giải thích:

Mười hai vị đại tướng dược-xoa, mỗi vị có bảy nghìn quyến thuộc, cộng thành tám vạn bốn nghìn dược-xoa. Xưa kia, những dược-xoa ấy là tất cả những trần lao sinh diệt hung ác. Nay những dược-xoa ấy nhờ nếm được chút vị thần đan của đức Dược Sư nên ba chướng tiêu trừ và tất cả đều thành tựu tám vạn bốn nghìn pháp môn tam-muội tổng trì diệu thiện.

Chúng con không còn sợ bị sinh vào đường ác: tức chứng minh đã chuyển ác thành thiện.

Dùng chỉ kết tên gọi: đây là phương pháp làm cho người bệnh bái lạy cầu mong cứu giúp.

Sau khi đã được mãn nguyện rồi thì mới mở kết ra: Ý ở đây muốn nói là phải đến cứu giúp. Nghĩa là tất cả chúng dược-xoa cũng phải bắt chước theo mười hai đại nguyện của đức Dược Sư Như Lai để cứu giúp tất cả chúng sinh. Đó là thệ nguyện rộng lớn mà trên làm dưới theo.

3.1.2. Như Lai ấn khuyến

Văn kinh:

Bấy giờ, Thế Tôn khen ngợi các đại tướng dược-xoa: Quý thay! Quý thay! Các đại tướng dược-xoa, nếu các ông muốn báo đáp ân đức của Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai thì phải thường xuyên làm lợi ích, an lạc cho tất cả chúng sinh.

3.2. Kết danh lưu thông

Văn kinh:

Bấy giờ, tôn giả A-nan bạch Phật: Bạch Thế Tôn, pháp môn này gọi tên là gì? Chúng con phải phụng trì như thế nào?

Đức Phật nói với tôn giả A-nan: Pháp môn này gọi là Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai bản nguyện công đức, cũng gọi là Thập nhị thần tướng nhiêu ích hữu tình kết nguyện thần chú, và cũng gọi là Bạt trừ nhất thiết nghiệp chướng.

Các ông nên thụ trì như thế.

Giải thích:

Tuy là có ba tên gọi khác nhau, nhưng chính yếu là thể hiện sự tôn trọng đức Giáo chủ. Cho nên mới lấy nhân Dược Sư và pháp Dược Sư làm đề kinh. Đề kinh ấy che trùm thỉ và chung, bao quát trước và sau. Tên gọi ấy có thể tóm thâu hết sự thật. Vậy còn có tên gọi gì hay hơn tên này sao?

3.3. Kết ích lưu thông

Văn kinh:

Khi đức Bạc-già-phạm nói lời ấy xong, tất cả đại chúng như các vị đại Bồ-tát, đại Thanh văn, quốc vương, đại thần, Bà-la-môn, cư sĩ, trời, rồng, dược-xoa, Kiện-đạt-phược, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạc-hô-lạc-già, nhân, phi nhân v.v.. nghe Đức Phật nói như thế đều rất vui mừng, tin thụ và phụng trì.

Giải thích:

Đều rất vui mừng: là kết lại sự lợi ích. Tin thụ và phụng hành: là lưu thông.

Phụ lục

KINH DƯỢC SƯ LƯU-LY QUANG NHƯ LAI BẢN NGUYỆN CÔNG ĐỨC

Đúng như thế, chính tôi được nghe! Một thời, đức Bạc-già-phạm du hóa, trải qua các nước, đến thành Quảng Nghiêm, ngồi nghỉ dưới tán cây Nhạc âm. Bấy giờ, có vô lượng đại chúng: tám nghìn vị đại bí-sô, ba vạn sáu nghìn vị đại Bồ-tát, vua, đại thần, bà-la-môn, cư sĩ, trời, rồng, tám bộ, nhân, phi nhân v.v.. cung kính, ngồi xung quanh Phật, nghe Ngài nói pháp.

Bấy giờ, Mạn-thù-thất-lợi pháp vương tử nương oai lực của Đức Phật, đứng dậy, vén y để lộ vai phải, gối phải chạm đất, hướng về đức Bạc-già-phạm, cúi người, chắp tay bạch Đức Phật. Thế Tôn, cúi xin Ngài giảng nói danh hiệu của chư Phật giống với danh hiệu của Đức Phật kia.

Và bản nguyện công đức thù thắng của Đức Phật kia, để làm cho những người đang nghe pháp tiêu trừ nghiệp chướng; và muốn làm lợi ích, an lạc cho tất cả chúng sinh trong thời tượng pháp.

Bấy giờ, đức Thế Tôn khen Bồ-tát Mạn-thù-thất-lợi: Quý thay! Quý thay! Này Mạn-thù-thất-lợi, ông đã vận lòng đại bi khuyến thỉnh Ta nói danh hiệu và công đức bản nguyện của chư Phật, là vì muốn nhổ sạch nghiệp chướng trói buộc chúng sinh và làm lợi ích, an lạc cho các chúng sinh trong thời tượng pháp. Nay Ta sẽ nói, ông phải lắng nghe và tư duy kĩ.

Bồ-tát Mạn-thù-thất-lợi thưa: Cúi xin đức Thế Tôn nói, chúng con rất muốn nghe.

Đức Phật nói với Bồ-tát Mạn-thù-thất-lợi: cách thế giới này hơn mười căng-già-sa cõi Phật về phương Đông, có thế giới tên là Tịnh Lưu-ly, có Đức Phật hiệu là Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, Ứng, Chính đẳng giác, Minh hạnh viên mãn, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Bạc-già-phạm.

Này Mạn-thù-thất-lợi, đức Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai kia khi đang thực hành Bồ-tát đạo có phát mười hai nguyện lớn, giúp cho tất cả chúng sinh cầu gì được nấy.

Nguyện lớn thứ nhất: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, thân Ta có hào quang sáng suốt, rực rỡ chiếu khắp vô lượng vô biên thế giới, dùng ba mươi hai tướng đại trượng phu và tám mươi tùy hình trang nghiêm thân ấy, khiến tất cả chúng sinh đều được thân giống như Ta.

Nguyện lớn thứ hai: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, thân Ta như ngọc Lưu-ly, trong ngoài sáng suốt, trong sạch không tì vết, ánh sáng rộng lớn, công đức vòi vọi, thân khéo an trú, diệm võng trang nghiêm, sáng hơn mặt trời mặt trăng. Chúng sinh trong chỗ tối tăm đều nhờ ánh sáng ấy mà được hiểu biết và muốn đi đến đâu, làm các sự nghiệp gì cũng được.

Nguyện lớn thứ ba: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, Ta dùng vô lượng vô biên trí tuệ, phương tiện làm cho tất cả chúng sinh đều được tất cả những vật cần dùng, chớ để cho chúng sinh chịu sự thiếu thốn.

Nguyện thứ tư: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, nếu có chúng sinh nào tu hành tà đạo thì Ta đều làm cho an trụ trong đạo bồ-đề. Nếu có người nào tu hành theo Thanh văn thừa, Độc giác thừa thì Ta làm cho họ đều được an lập trong Đại thừa.

Nguyện lớn thứ năm: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, nếu có vô lượng vô biên chúng sinh, ở trong giáo pháp của Ta, tu tập Phạm hạnh, thì Ta khiến cho tất cả đều không hủy phạm giới, đầy đủ ba tụ tịnh giới. Giả sử có người hủy phạm giới, nhưng khi đã nghe danh hiệu của Ta rồi thì giới được thanh tịnh trở lại và không bị rơi vào đường ác.

Nguyện lớn thứ sáu: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, nếu chúng sinh nào thân hình thấp hèn, các căn không đủ, xấu xa khờ khạo, tai điếc, mắt đui, câm ngọng, tay chân tật nguyền, lưng gù, bị các chứng bệnh bạch lại, điên cuồng; mà khi đã nghe được danh hiệu của Ta rồi, thì tất cả đều được thân hình đoan chính, tâm ý thông minh, các căn đầy đủ, không có các bệnh khổ.

Nguyện lớn thứ bảy: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, nếu chúng sinh nào bị các chứng bệnh hiểm nghèo, không người cứu chữa, không người nương nhờ, không gặp thầy, không có thuốc, không bà con, không nhà cửa, chịu nhiều nỗi nghèo hèn khốn khổ; mà danh hiệu của Ta đã lọt vào tai một lần, thì những bệnh khổ ấy đều tiêu trừ, thân tâm an lạc, gia quyến, của cải đều được sum vầy, đầy đủ, cho đến chứng đắc Vô thượng bồ-đề.

Nguyện lớn thứ tám: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, nếu có người nữ nào bị trăm điều xấu xa của thân nữ làm cho bực tức, phiền não, sinh tâm chán lìa, muốn bỏ thân gái; mà khi đã nghe được danh hiệu của Ta rồi, thì tất cả người nữ đều được chuyển thân gái thành thân trai, đầy đủ tướng trượng phu, cho đến chứng đắc Vô thượng bồ-đề.

Nguyện lớn thứ chín: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, Ta sẽ làm cho các chúng sinh ra khỏi lưới ma, giải thoát tất cả sự trói buộc của ngoại đạo. Nếu có chúng sinh nào rơi vào rừng tà kiến rậm rạp, Ta đều dẫn dắt chúng trở về với chính kiến và từ từ khiến họ tu tập các Bồ-tát hành, chóng chứng Vô thượng chính đẳng bồ-đề.

Nguyện lớn thứ mười: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, nếu chúng sinh nào vướng vào pháp luật nhà vua, bị xiềng xích, đánh đập, bị nhốt trong ngục, hoặc sẽ bị giết, và bị vô lượng tai họa khác, bị lăng nhục, sầu muộn, tra tấn, v.v.. thân tâm chịu khổ. Nhưng nếu chúng sinh ấy nghe được danh hiệu của Ta và nhờ sức oai thần phúc đức của Ta thì tất cả đều được thoát khỏi tất cả khổ não.

Nguyện lớn thứ mười một: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, nếu có chúng sinh nào bị sự đói khát bức bách, vì tìm cầu ăn uống mà tạo các nghiệp ác. Nếu chúng sinh ấy nghe danh hiệu của Ta, chuyên tâm thụ trì, thì trước tiên Ta sẽ dùng các thức ăn uống ngon lạ cho họ được no đủ, sau đó Ta dùng pháp vị an lạc rốt ráo để làm cho chúng đều được an lạc.

Nguyện lớn thứ mười hai: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, nếu có chúng sinh nào nghèo đến nỗi không có y phục, bị muỗi mòng cắt đốt, bị nóng-lạnh, bị bức bách cả ngày lẫn đêm. Nếu những chúng sinh đó nghe danh hiệu của Ta, chuyên tâm trì niệm, thì Ta sẽ làm cho chúng được các thứ y phục tốt đẹp, những đồ trang sức quý báu, vòng hoa, hương bột, các thứ đồ chơi như trống, nhạc; tùy tâm muốn gì đều làm cho chúng đầy đủ.

Mạn-thù-thất-lợi, mười hai lời nguyện vi diệu trên đó được đức Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, Ứng, Chính đẳng giác kia đã phát ra khi còn hành Bồ-tát đạo.

Lại nữa, Mạn-thù-thất-lợi, những nguyện lớn mà đức Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, Ứng, Chính đẳng giác kia đã phát ra khi còn hành Bồ-tát đạo, và những công đức trang nghiêm ở cõi nước của Ngài, nếu Ta nói trong một kiếp hay hơn một kiếp cũng không thể nói hết.

Nhưng ở cõi nước của Đức Phật kia hoàn toàn thanh tịnh, không có người nữ, cũng không có đường ác và không có tiếng khổ, đất bằng Lưu-ly, dây bằng vàng ngăn các đường, thành quách, cung điện, lầu gác, mái hiên, cửa sổ đều làm bằng bảy thứ báu. Ở cõi ấy công đức trang nghiêm giống như ở thế giới Tây phương Cực-lạc.

Ở cõi nước ấy có hai vị Bồ-tát ma-ha-tát, một vị tên là Nhật Quang Biến Chiếu, một vị tên là Nguyệt Quang Biến Chiếu. Hai vị ấy đứng đầu trong vô lượng vô số chúng Bồ-tát. Là hai vị được bổ xứ làm Phật tiếp theo, và đều có khả năng duy trì kho báu chính pháp của Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai kia.

Vì thế, Mạn-thù-thất-lợi, nếu những thiện nam tử, thiện nữ nhân nào có tín tâm thì nên nguyện sinh về thế giới của Đức Phật kia.

Bấy giờ, Thế Tôn lại bảo Mạn-thù-thất-lợi đồng tử: “Mạn-thù-thất-lợi, có những người không phân biệt được thiện-ác, chỉ ôm lòng tham tiếc, không biết bố thí, không biết quả báo của việc bố thí, ngu si vô trí, thiếu các tín căn, tích chứa tài bảo, gìn giữ bo bo, thấy người đến xin, trong lòng không vui. Giả sử đã không được của rồi mà còn phải bố thí, thì như cắt thịt cho người vậy, đau đớn, luyến tiếc vô cùng. Lại có vô lượng người tham tiếc, chỉ biết tích trữ của cải, tự mình không dám tiêu xài, huống gì có thể bố thí cho cha, mẹ, vợ, con, nô tì, người giúp việc và những người hành khất. Những người ấy sau khi chết liền sinh làm ngạ quỷ, hoặc bàng sinh. Nhưng nhờ đời trước, khi còn ở nhân gian, những người ấy đã từng nghe qua danh hiệu của đức Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, nay ở trong đường ác bỗng nhiên nhớ lại danh hiệu của đức Như Lai ấy. Khi đang nhớ đến danh hiệu Phật, liền chết và sinh lại làm người. Khi đã được làm người, lại nhớ đến đời trước, sợ khổ ở đường ác, nên không còn ham muốn dục lạc, muốn thực hành bố thí, khen ngợi người thực hành bố thí, không còn tham tiếc những thứ mình có, rồi dần dần còn có thể đem cả đầu, mắt, tay, chân, máu, thịt và các bộ phận trên thân thể bố thí cho những người đến xin, huống chi của cải là những vật dư thừa.”

Lại nữa, Mạn-thù-thất-lợi, có những người tuy thụ trì các học xứ với Như Lai, nhưng lại phá giới. Có những người tuy không phá giới nhưng phá phép tắc. Có những người tuy không phá giới và phép tắc nhưng hủy hoại chính kiến. Có những người tuy không hủy hoại chính kiến nhưng bỏ sự đa văn, nên không hiểu được những nghĩa lý sâu xa Phật nói trong Kinh. Có những người tuy đa văn nhưng tăng thượng mạn. Vì tăng thượng mạn che tối tâm trí, nên cho mình đúng, người sai, lại còn nghi ngờ, hủy báng chính pháp và làm bạn với ma. Những người ngu si ấy chẳng những tự mình làm theo tà kiến mà còn khiến cho vô lượng chúng sinh bị rơi vào hố nguy hiểm. Những chúng sinh ấy chắc chắn sẽ bị quanh quẩn mãi trong các đường địa ngục, ngạ quỷ, bàng sinh không dứt. Nhưng nếu chúng nghe được danh hiệu của đức Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai ấy, thì họ liền bỏ những ác hành, tu theo những thiện pháp và không bị rơi vào đường ác. Giả sử có những chúng sinh không thể bỏ những ác hành, không tu các thiện pháp, mà bị rơi vào đường ác, thì nên dùng bản nguyện, oai lực của đức Như Lai kia, khiến cho những chúng sinh đang ở trước mặt tạm nghe qua danh hiệu của Đức Phật Dược Sư. Nhờ nghe được danh hiệu Phật Dược Sư, nên vừa chết ở đường ác liền sinh lại đường người. Khi đã được làm người lại đạt được chính kiến, tinh tấn tu tập, khéo điều hòa tâm ý; đồng thời, có thể bỏ đời sống gia đình, hướng đến đời sống không gia đình, ở trong giáo pháp của Như Lai, thụ trì học xứ, không có hủy phạm, được chính kiến, đa văn, hiểu được nghĩa lý sâu xa, trừ bỏ tâm tăng thượng mạn, không hủy báng chính pháp, không làm bạn với ma, dần dần tu tập các hạnh Bồ-tát, viên mãn nhanh chóng.

Lại nữa, Mạn-thù-thất-lợi, nếu có những người nào tham tiếc, ganh ghét, khen mình, chê người, thì sẽ rơi vào trong ba đường ác, trải qua vô lượng năm chịu đủ mọi khổ sở. Chịu khổ sở xong, chết liền, rồi sinh vào cõi người, làm trâu, ngựa, lạc đà, lừa; thường bị đánh đập, bị đói khát dày vò; thường bị đi đường xa mang kéo nặng. Hoặc được làm người, thì sinh vào gia đình hạ tiện, làm kẻ nô tì, bị người khác sai khiến, mãi không được tự do. Nếu những chúng sinh ấy, khi làm người, đã từng nghe qua danh hiệu của đức Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai; nhờ nhân lành ấy, nay nhớ lại, chí tâm quy y, nhờ thần lực của Phật, nên thoát khỏi các khổ, các căn lanh lợi, trí tuệ, đa văn, thường cầu pháp thù thắng, thường gặp bạn lành, cắt đứt lưới ma, đập nát hạt vô minh, tát cạn sông phiền não, thoát khỏi sinh, già, bệnh, chết, buồn lo, khổ não.

Lại nữa, Mạn-thù-thất-lợi, hoặc có những người chỉ thích chống trái, chia lìa, tranh đấu, kiện tụng nhau, làm não loạn cho mình và người, tạo thêm các nghiệp ác thuộc về thân, miệng, ý; cứ làm những việc không đem đến lợi ích hết lần này đến lần khác, mưu hại nhau, hoặc cáo triệu các thần ở núi, rừng, cây, mả, v.v.. để sát hại chúng sinh; hoặc lấy máu, thịt chúng sinh cúng tế dược-xoa, la-sát-bà, v.v..; hoặc viết tên người mình thù oán, làm hình tượng người ấy, dùng chú thuật tà ác nguyền rủa người ấy; hoặc dùng chú thuật yểm người, dùng chú sai khiến quỷ khởi thi hủy hoại thân thể và hại mạng người. Những người bị hại ấy, nếu nghe được danh hiệu của Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai này thì những việc ác kia đều không thể gây hại. Người bị hại, kẻ gây hại đều lần lượt phát khởi tâm từ, làm lợi ích, an lạc, không có ý gây tổn hại, không có tâm hiềm giận, cả hai đều vui vẻ; đối với những vật dụng của mình tự biết đủ, không xâm phạm nhau và thường làm lợi ích.

Lại nữa, Mạn-thù-thất-lợi, nếu có bốn chúng: bí-sô, bí-sô-ni, ô-ba-sách-ca, ô-ba-tư-ca và những tịnh tín thiện nam tử, thiện nữ nhân khác, v.v.. những người có thể thụ trì tám phần trai giới, hoặc có những người thụ trì học xứ trải qua một năm, hoặc ba tháng; đem căn lành ấy nguyện sinh về thế giới Tây Phương Cực-lạc của Đức Phật Vô Lượng Thọ để nghe chính pháp nhưng chưa định.

Nếu người nào nghe được danh hiệu của Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai thì khi qua đời sẽ có tám vị đại Bồ-tát từ trên hư không xuống chỉ đường, giúp cho những người ấy tự nhiên hóa sinh vào trong các hoa sen báu, đủ màu, ở thế giới Tây Phương Cực-lạc kia. Tám vị đại Bồ-tát đó là: Văn-thù-sư-lợi, Quán Thế Âm, Đắc Đại Thế, Vô Tận Ý, Bảo Đàn Hoa, Dược Vương, Dược Thượng, Di-lặc.

Hoặc có người nhờ nguyện lực của Đức Phật Dược Sư mà được sinh làm trời. Tuy sinh làm trời nhưng nhờ căn lành xưa, nên khi căn lành xưa chưa hết thì không bị sinh lại trong các đường ác khác. Khi tuổi thọ ở cõi trời hết, sinh lại cõi người, hoặc làm Chuyển luân vương, thống lãnh bốn châu, oai đức tự tại, khiến cho vô lượng trăm nghìn chúng sinh thực hành mười điều thiện; hoặc sinh vào dòng dõi Sát-đế-lợi, hoặc sinh vào dòng dõi Bà-la-môn, hoặc sinh làm cư sĩ giàu sang, có nhiều tài bảo, kho lương đầy ngập, hình dáng đẹp đẽ, người thân đông đúc, thông minh trí tuệ, dũng cảm mạnh mẽ, như Đại lực sĩ.

Nếu có người nữ nào, sau khi nghe được danh hiệu của đức Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai rồi chí tâm thụ trì thì đời sau không làm người nữ lại nữa.

Lại nữa, Mạn-thù-thất-lợi, khi đức Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai đắc bồ-đề, do sức bản nguyện mà Ngài quan sát các chúng sinh, thấy chúng mắc phải những chứng bệnh khổ như gầy ốm, càn tiêu, da vàng, cảm nhiệt, hoặc trúng phải những thứ yếm đối, đầu độc, hoặc bị chết non, hoặc bị chết ngang; muốn những bệnh khổ ấy tiêu trừ và lòng mong cầu của chúng sinh được mãn nguyện.

Bấy giờ, đức Thế Tôn nhập định Diệt trừ tất cả khổ não của chúng sinh. Khi đã nhập định rồi, trừ trong nhục kế của Ngài phóng ra ánh đại quang minh.

Từ trong quang minh diễn nói đại đà-la-ni:

Nam mô bạc già phạt đế, bệ sát xã, lủ lô thích Lưu-ly bác lặc bà, hắc ra xà giả. Đát tha yết đa gia, a ra ha hắc đế. Tam miệu tam bột đà gia, đát điệt tha. Úm, bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha.

Bấy giờ, trong luồng ánh sáng nói chú ấy rồi, đại địa chấn động, phóng ánh sáng lớn, tất cả chúng sinh trừ hết bệnh khổ, hưởng được an vui.

Mạn-thù-thất-lợi, nếu thấy người nam, người nữ nào bị bệnh khổ thì nên nhất tâm và vì người bệnh ấy, mà tắm rửa, súc miệng sạch sẽ, tụng chú này một trăm lẻ tám biến, chú nguyện vào trong thức ăn, thuốc, nước không có vi trùng, rồi đưa cho họ uống, ăn thì tất cả bệnh khổ đều được tiêu diệt. Nếu có ai mong cầu điều gì mà chí tâm tụng niệm chú này thì đều được như ý muốn, không bị bệnh khổ, lại được sống lâu, và sau khi qua đời được sinh về thế giới kia, đắc bất thoái, cho đến chứng được bồ-đề. Vì thế, Mạn-thù-thất-lợi, nếu có người nam, người nữ nào chí tâm, tha thiết cung kính, cúng dường đức Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai và thường trì tụng chú này thì đừng bỏ quên.

Lại nữa, Mạn-thù-thất-lợi, hoặc người có tịnh tín nam, nữ nào nghe được danh hiệu của đức Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, Ứng cúng, Chính đẳng giác; nghe rồi tụng trì; sáng sớm, đánh răng, tắm rửa, súc miệng sạch sẽ, rồi dâng hương, hoa, hương đốt, hương bôi, trổi nhạc cúng dường hình tượng Phật. Còn đối với kinh điển này, hoặc tự mình chép, hoặc dạy người chép, nhất tâm thụ trì và lắng nghe nghĩa của kinh điển ấy. Đối với vị pháp sư giảng kinh thì cúng dường tất cả những thứ cần dùng, đừng để thiếu thốn. Nhờ làm như vậy nên được chư Phật che chở, mọi mong cầu đều mãn nguyện, cho đến chứng quả bồ-đề.

Bấy giời, Mạn-thù-thất-lợi đồng tử bạch Phật rằng, bạch Thế Tôn, con thệ vào thời kì tượng pháp sẽ dùng các phương tiện làm cho những tịnh tín thiện nam tử, thiện nữ nhân, v.v.. nghe được danh hiệu của Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, cho đến trong giấc ngủ, con cũng dùng danh hiệu của Đức Phật ấy, làm cho họ nghe được.

Thế Tôn, nếu người nào thụ trì, đọc tụng kinh này; hoặc giảng nói, khai thị cho người khác hiểu, hoặc tự mình chép, hoặc khuyên người chép, cung kính, tôn trọng, cúng dường các loại hoa, hương, hương bôi, hương xoa, hương đốt, vòng hoa, chuỗi hạt, cờ, lọng, kĩ nhạc; và dùng chỉ năm màu đan thành túi đựng kinh; vẩy nước quét dọn nơi sạch sẽ rồi đặt một cái tòa cao làm nơi an trí kinh.

Bấy giờ, có bốn đại thiên vương, quyến thuộc của họ và vô lượng trăm nghìn thiên chúng khác đều đến chỗ an trí kinh ấy cúng dường và bảo vệ.

Thế Tôn, nếu kinh này truyền đến nơi nào, có người thụ trì; hoặc nhờ bản nguyện công đức; hoặc nhờ nghe được danh hiệu của đức Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, thì phải biết mọi người ở những chỗ ấy không bị chết ngang, không bị các ác quỷ, ác thần đoạt lấy tinh khí; giả sử người nào bị đoạt lấy thì cũng được hồi phục như cũ, thân tâm an lạc.

Đức Phật nói với Mạn-thù-thất-lợi, đúng vậy! Đúng vậy! Thật đúng như lời ông nói.

Mạn-thù-thất-lợi, nếu có tịnh tín thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v.. muốn cúng dường đức Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai thì trước tiên phải tạo lập hình tượng Ngài, trải tòa sạch sẽ và an trí tượng trên đó, rồi rải các loại hoa, đốt các loại hương, trang trí cờ lọng. Những người đến chỗ thờ ấy trong bảy ngày bảy đêm phải thụ tám phần trai giới, ăn thức ăn sạch sẽ, tắm gội sạch sẽ, mặc y phục sạch sẽ, nên sinh tâm thanh tịnh, tâm không giận hại, nên sinh khởi tâm làm lợi ích, an lạc, từ bi, hỉ xả, bình đẳng với tất cả chúng sinh. Đồng thời, đánh trống, trổi nhạc, ca hát, khen ngợi, từ bên phải đi quanh tượng Phật, và nên nhớ nghĩ đến bản nguyện công đức của đức Như Lai kia mà đọc tụng kinh này, nghiền ngẫm nghĩa lý, giảng nói cho người khác biết.

Nếu có ai mong cầu điều gì thì tất cả đều được toại ý. Như cầu sống lâu được sông lâu, cầu giàu sang được giàu sang, cầu quan vị được quan vị, cầu con trai, con gái được con trai con gái.

Lại nữa, nếu có người bỗng gặp ác mộng; như thấy các tướng ác, hoặc chim lạ bay đến, hoặc chỗ ở xuất hiện nhiều điều lạ. Nếu người ấy có thể đem những vật dụng tốt cung kính cúng dường Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai kia thì ác mộng, ác tướng, những điềm không lành đều biến mất và không thể gây hại.

Hoặc người nào gặp các sự sợ hãi như nạn nước, lửa, binh đao, nguy hiểm, voi dữ, sư tử, hổ, sói, gấu, rắn độc, bọ cạp, rết độc, trùng độc, muỗi, ruồi v.v.. nếu người ấy có thể chí tâm, nhớ nghĩ đến Đức Phật kia và cung kính cúng dường thì tất cả mọi sợ hãi đều tiêu tan.

Nếu bị nước khác xâm lăng, bị nạn trộm cướp nổi lên, bị phản loạn, mà nhớ nghĩ, cung kính đức Như Lai kia thì đều thoát khỏi những nạn ấy.

Lại nữa, Mạn-thù-thất-lợi, nếu có tịnh tín nam tử, thiện nữ nhân v.v.. thậm chí suốt đời không thờ vị trời nào khác, chỉ một lòng quy y Phật, Pháp, Tăng và thụ trì cấm giới. Những người ấy hoặc thụ năm giới, mười giới, bốn trăm giới của Bồ-tát, hai trăm năm mươi giới của bí-sô, năm trăm giới của bí-sô-ni. Nếu những người ấy hủy phạm những giới đã thụ, sợ bị rơi vào đường ác, có thể chuyên niệm danh hiệu, cung kính, cúng dường Đức Phật kia, thì chắc chắn không bị sinh vào ba đường ác.

Như có người nữ lúc sắp sinh nở bị đau đớn khổ sở; nếu người ấy có thể chí tâm xưng danh hiệu, lễ bái, tán thán, cung kính, cúng dường đức Như Lai kia thì các khổ đều tiêu trừ. Đồng thời, đứa trẻ sinh ra, các chi đầy đủ, thân hình xinh đẹp, ai thấy cũng thích, lanh lẹ thông minh, an ổn, ít bệnh và không bị phi nhân đoạt lấy tinh khí.

Bấy giờ, đức Thế Tôn nói với tôn giả A-nan, như Ta đã khen ngợi tất cả công đức của Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai kia, và đó cũng chính là hành xứ sâu xa của chư Phật, rất khó có thể hiểu được.

Tôn giả A-nan bạch Phật! Bạch đại đức Thế Tôn, con không sinh nghi ngờ với những Khế kinh do Như Lai nói. Vì sao? Vì tất cả thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp của Như Lai đều thanh tịnh. Thế Tôn, mặt trời, mặt trăng có thể rơi xuống, núi chúa Diệu Cao có thể sụp lỡ, nhưng những lời chư Phật không có sự sai khác.

Nay các ông có thể thụ trì được thì phải biết, đó đều là thần lực của Như Lai.

Thế Tôn, có những chúng sinh tín căn không đầy đủ, nên khi nghe nói đến hành xứ sâu xa của chư Phật thì liền suy nghĩ: ‘Làm gì chỉ niệm danh hiệu của một Đức Phật Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai mà đạt được nhiều công đức thù thắng như vậy?’ Chẳng những không tin mà chúng còn sinh tâm phỉ báng. Vì vậy mà chúng bị ở mãi trong cảnh đêm dài tăm tối, bị mất nhiều lợi lạc, bị rơi vào các đường ác và bị luân hồi sinh tử không dừng dứt.

Đức Phật nói với tôn giả A-nan: “Nếu những chúng hữu tình ấy nghe được danh hiệu của Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, rồi chí tâm thụ trì, không sinh nghi ngờ, mà bị rơi vào các đường ác thì chắc chắn không có việc đó.”

A-nan, sở hành sâu xa của chư Phật ấy rất khó tin hiểu. Nay ông có thể tin hiểu thì biết rằng đều là nhờ thần lực của Như Lai. A-nan, tất cả Thanh văn, Độc giác và những Bồ-tát chưa lên đến bậc Sơ địa, v.v.. đều không thể tin hiểu đúng như thật; chỉ trừ hàng Bồ-tát nhất sinh sở hệ.

Này A-nan, khó được thân người, tin kính, tôn trọng Tam bảo cũng khó; nhưng nghe được danh hiệu của Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai lại càng khó hơn.

Này A-nan, vô lượng Bồ-tát hành, vô lượng phương tiện thiện xảo, vô lượng quảng đại nguyện của đức Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai kia, nếu Ta nói trong một kiếp hay hơn một kiếp thì thời lượng kiếp có thể mau hết, chứ những hành nguyện, những phương tiện thiện xảo của Đức Phật kia không ai có thể nói hết được.

Bấy giờ, trong chúng có một vị Bồ-tát tên là Cứu Thoát, đứng dậy, kéo y để lộ vai phải, gối phải chạm đất, cúi người, chắp tay thưa Phật: “Đại đức Thế Tôn, vào thời kì tượng pháp, có những chúng sinh bị các hoạn nạn làm khổ sở, như bệnh tật liên miên, gầy yếu, không ăn uống được, môi họng khô rang, mắt thấy toàn màu đen, tướng chết hiện ra, cha mẹ, người thân, bạn bè quen biết vây quanh khóc lóc. Người bệnh kia vẫn còn nằm tại chỗ, mà thấy sứ giả Diễm-ma dẫn thần thức của họ đến trước mặt Diễm-ma pháp vương. Khi ấy có vị thần tên là Câu Sinh, là vị thần theo dõi, ghi chép những việc làm của tất cả chúng sinh. Tùy chúng sinh hoặc gây tội, hoặc làm phúc vị ấy đều ghi chép đầy đủ. Vị thần ấy đem những ghi chép ấy trình lên Diễm-ma pháp vương. Bấy giờ, vị Diễm-ma pháp vương kia mới hỏi những người ấy và tính toán những việc người ấy đã làm, rồi tùy theo chúng gây tội hay tạo phúc mà xử đoán.”

Bấy giờ, người thân và bạn bè của người bệnh kia, nên khuyến khích họ quy y với Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai và thỉnh chúng tăng đọc tụng kinh này, đốt đèn bảy tầng, treo thần phan tục mạng năm sắc, hoặc liền trong lúc ấy, làm cho thần thức người kia được tỉnh lại giống như đang nằm mộng, hiểu biết rõ ràng. Hoặc trải qua bảy ngày, hai mươi mốt ngày, ba mươi lăm ngày, bốn mươi chín ngày làm cho thần thức người kia tỉnh lại, giống như vừa tỉnh mộng, đều tự nhớ biết nghiệp thiện, nghiệp bất thiện và quả báo phải chịu. Vì thấy biết rõ quả báo của nghiệp, cho nên, dù cho bị tổn tính mạng cũng không dám tạo các nghiệp ác nữa.

Vì thế, những tịnh tín thiện nam tử, thiện nữ nhân, v.v.. đều nên thụ trì danh hiệu của đức Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai và tùy khả năng của mình cung kính, cúng dường.

Bấy giờ, tôn giả A-nan hỏi Bồ-tát Cứu Thoát: “Thiện nam tử, phải cung kính, cúng dường Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai kia như thế nào? Còn phan tục mạng và đèn phải làm thế nào?”

Bồ-tát Cứu Thoát nói: “Đại đức, nếu có người bệnh nào muốn khỏi bệnh khổ thì người thân phải giúp người ấy thụ trì tám phần trai giới trong bảy ngày bảy đêm, sắm sửa đồ ăn, thức uống và những vật dụng khác tùy theo khả năng cúng dường bí-sô Tăng. Đồng thời, ngày đêm sáu thời lễ bái, hành đạo, cúng dường Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, đọc tụng kinh này bốn mươi chín biến, thắp bốn mươi chín ngọn đèn. Lại phải tạo bảy hình tượng đức Như Lai kia, trước mỗi tượng đều đặt bảy ngọn đèn, mỗi ngọn lớn như bánh xe và thắp sáng suốt bốn mươi chín ngày đừng để tắt. Lại phải may phan năm sắc, dài bốn mươi chín gang tay và phải phóng sinh các loài vật đến bốn mươi chín ngày.”

Có thể thoát khỏi các khổ nạn, không bị chết ngang và không bị các ác quỷ bắt bớ.

Lại nữa, đại đức A-nan, các vị quốc vương đã làm lễ quán đỉnh thuộc dòng dõi Sát-đế-lợi, khi có những tai nạn xảy ra, như: nạn dân chúng bị bệnh dịch, nạn bị nước khác xâm lăng, nạn trong nước bị phản loạn, nạn sao biến đổi quái lạ, nạn mặt trời mặt trăng che nhau, nạn mưa gió không đúng mùa, nạn quá mùa không mưa. Bấy giờ, những vị quốc vương đã làm lễ quán đỉnh thuộc dòng dõi Sát-đế-lợi kia nên sinh khởi tâm từ bi với tất cả chúng sinh, ân xá cho tội nhân và theo pháp cúng dường đã nói ở trước cúng dường Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai. Nhờ căn lành này và do sức bản nguyện của đức Như Lai làm cho trong nước được yên ổn, mưa gió hợp thời, lúa thóc được mùa và tất cả chúng sinh không có bệnh dịch, được an vui. Đồng thời, trong nước không có thần dược-xoa bạo ác v.v.. làm khổ não chúng sinh, tất cả các hiện tượng xấu đều ẩn mất. Ngoài ra, tuổi thọ, sức khỏe, bệnh tật, quyền lực của những vị quốc vương đã làm lễ quán đỉnh thuộc dòng dõi Sát-đế-lợi kia đều được thuận lợi.

Nếu các hoàng hậu, hoàng phi, công chúa, thái tử, vương tử, đại thần, phụ tướng trong cung và thể nữ, bách quan, lê dân bị các bệnh khổ và bị những khổ nạn khác, cũng nên tạo lập thần phan năm màu, thắp đèn sáng liên tục, phóng sinh các loài vật, tung các loại hoa, đốt các loại hương quý, thì được lành bệnh và thoát khỏi các khổ nạn.

Bấy giờ, tôn giả A-nan hỏi Bồ-tát Cứu Thoát: “Thiện nam tử, vì sao mạng sống đã hết mà còn có thể kéo dài thêm được?”

Bồ-tát Cứu Thoát trả lời: “Đại đức, há không nghe Như Lai nói có chín trường hợp chết ngang sao? Vì thế, nên Đức Phật khuyên chúng ta nên may phan tục mạng, thắp đèn, làm các việc phúc đức; vì làm các việc phúc đức nên sau khi thọ mạng này chấm dứt thì không bị trải qua các khổ hoạn.”

Bồ-tát Cứu Thoát nói, nếu có những chúng sinh tuy chỉ bệnh nhẹ, nhưng vì không có thầy thuốc, không có người chăm sóc; giả sử, có gặp thầy thuốc nhưng vì cho uống nhầm thuốc nên bệnh không đáng chết mà bị chết ngang. Lại có chúng sinh tin theo những lời nói dối về họa-phúc của những thầy tà ma, ngoại đạo, bất lương ở đời, rồi sinh sợ hãi, động tâm, không tự chủ; xem bói để tìm hiểu mối họa; sát hại các loài vật để giải bày với thần minh, kêu gọi yêu quái, xin được ban phúc, che chở, vì muốn kéo dài tuổi thọ; nhưng rốt cuộc không thể đạt được. Vì ngu si, mê muội, tin theo tà kiến điên đảo, nên bị chết ngang, rơi vào địa ngục, không có kì hạn ra khỏi. Đó gọi là trường hợp chết ngang đầu tiên.

Thứ hai bị giết bởi pháp luật của nhà vua. Ba là vì đam mê săn bắn, chơi bời, ham dâm, nghiện rượu, buông thả vô độ, phi nhân đoạt tinh khí, nên bị chết ngang. Bốn là bị lửa thiêu chết. Năm là bị chết đuối. Sáu là bị các thú dữ ăn thịt. Bảy là chết vì bị rơi xuống vực thẳm. Tám là chết vì bị đầu độc, bị trù ẻo, yểm chú và quỷ khởi thi v.v.. Chín là chết đói, chết khát.

Đó là chín trường hợp chết ngang mà Như Lai nói. Ngoài ra, còn có vô lượng trường hợp chết ngang khác, khó có thể nói hết được.

Lại nữa, A-nan, Diễm-ma vương kia là vị đứng đầu trong việc ghi chép tên tuổi ở thế gian. Nếu những chúng sinh nào bất hiếu, ngũ nghịch, phá hoại, sỉ nhục Tam bảo, hoại phép vua-tôi, hủy tín giới, thì Diễm-ma pháp vương kia kiểm sát tội nặng-nhẹ mà phạt chúng. Vì thế, nay Ta khuyên các chúng sinh thắp đèn, may phan, phóng sinh, tu phúc để thoát khỏi khổ ách và không gặp các nạn.

Bấy giờ, có mười hai vị đại tướng dược-xoa ngồi trong pháp hội. Mười hai vị đó là: đại tướng Tì-la, đại tướng Phạt-chiết-la, đại tướng Mê-xí-la, đại tướng An-để-la, đại tướng Át-nễ-la, đại tướng San-để-la, đại tướng Nhân-đạt-la, đại tướng Ba-di-la, đại tướng Ma-hổ-la, đại tướng Chân-đạt-la, đại tướng Chiêu-đỗ-la, đại tướng Tì-yết-la.

Mười hai đại tướng dược-xoa ấy mỗi vị có bảy nghìn dược-xoa làm quyến thuộc, cùng lúc đồng thanh bạch Phật: “Thế Tôn, nay chúng con nhờ oai lực của Phật được nghe danh hiệu của đức Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, nên không còn sợ bị sinh vào đường ác. Chúng con mãi mãi đều đồng một lòng, quy y Phật, Pháp đến trọn đời, Tăng và hứa sẽ che chở, làm việc đem đến nghĩa lợi, lợi ích, an lạc cho tất cả chúng sinh. Dù ở bất cứ nơi nào, như trong thôn, thành, quốc, ấp, trong rừng vắng, nếu có người lưu truyền kinh này, hoặc có người thụ trì danh hiệu của đức Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai và cung kính cúng dường thì quyến thuộc của chúng con sẽ bảo vệ những người ấy, làm cho họ đều thoát khỏi tất cả khổ nạn. Nếu có ai mong cầu điều gì thì chúng con đều giúp cho họ mãn nguyện. Nếu có người mắc bệnh nặng, cầu khỏi bệnh thì cũng nên đọc tụng kinh này và lấy chỉ năm màu kết tên của chúng con; đợi sau khi khỏi bệnh rồi thì mới mở kết ra.

Bấy giờ, Thế Tôn khen ngợi các đại tướng dược-xoa: Quý thay! Quý thay! Các đại tướng dược-xoa, nếu các ông muốn báo đáp ân đức của Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai thì phải thường xuyên làm lợi ích, an lạc cho tất cả chúng sinh.

Bấy giờ, tôn giả A-nan bạch Phật: Bạch Thế Tôn, pháp môn này gọi tên là gì? Chúng con phải phụng trì như thế nào?

Đức Phật nói với tôn giả A-nan: Pháp môn này gọi là Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai bản nguyện công đức, cũng gọi là Thập nhị thần tướng nhiêu ích hữu tình kết nguyện thần chú, và cũng gọi là Bạt trừ nhất thiết nghiệp chướng.

Các ông nên thụ trì như thế.

Khi đức Bạc-già-phạm nói lời ấy xong, tất cả đại chúng như các vị đại Bồ-tát, đại Thanh văn, quốc vương, đại thần, Bà-la-môn, cư sĩ, trời, rồng, dược-xoa, Kiện-đạt-phược, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạc-hô-lạc-già, nhân, phi nhân v.v.. nghe Đức Phật nói như thế đều rất vui mừng, tin thụ và phụng trì.

BẢN NGUYỆN DƯỢC SƯ KINH CỔ TÍCH

No. 1770

本願藥師經古迹

Nguyên tác: Thanh Khưu Sa-môn Thái Hiền soạn

Dịch sáng tiếng Việt: Thích Thọ Phước

Quyển thượng

Tạm chia kinh này làm ba phần: 1. Đề danh; 2. Giáo nhiếp; 3. Bản văn.

1. Đề danh

Kinh này có ba tên gọi khác nhau: 1. Kinh Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai bản nguyện công đức; 2. Kinh Thuyết thập nhị thần tướng nhiêu ích hữu tình kết nguyện thần chú; 3. Kinh Thuyết bạt trừ nhất thiết nghiệp chướng.

Trong đây, bản dịch vào đời Tống, vua Hiếu Vũ niên hiệu Đại Minh thứ nhất (457), lấy tên thứ ba, gọi là kinh Bạt trừ quá tội sinh tử đắc độ. Bản dịch vào đời Tùy, niên hiệu Đại nghiệp thứ mười một (615), dịch ở nhà dịch kinh, Thượng lâm viên, phía nam sông Lạc, Đông đô, lấy tên thứ nhất, gọi là kinh Dược Sư Như Lai bản nguyện. Nay bản dịch của tam tạng Huyền Trang vào đời Đường, niên hiệu Trinh quán (627-650), lấy tên thứ nhất, gọi là kinh Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai bản nguyện công đức. Đây là một bộ kinh mà tên gọi thứ nhất được lấy đầy đủ.

Văn và nghĩa của tên gọi thứ nhất có rộng, có lược. Văn và nghĩa của hai tên gọi sau cũng tương tự như vậy.

Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai: là đối tượng hướng về của mọi người.

Bản nguyện công đức: là đức được chiêu cảm. Có thể trừ các khổ là dụ cho danh xưng Dược Sư. Không có nhân duyên thì không cảm thông gọi là Lưu-ly Quang. Diệu hành tu tập gọi là bản nguyện. Thắng quả chứng được gọi là công đức. Tức lấy nhân-quả của Như Lai làm tông. Khuyên chúng sinh quy y, thoát khổ làm thú. Vì thế, tên đầu lấy ‘đề’ làm xưng. Hai tên sau lấy ‘thú’ làm hiệu.

Kinh hay gọi đủ là Khế kinh, là một danh từ có thể giải thích được. Nói ‘Khế kinh’ là hợp với nghĩa. Có nghĩa: là vật xuyên thấu, giữ gìn pháp, làm cho pháp không bị rơi mất, cho nên gọi là Khế kinh.

Là bản nguyện công đức của Dược Sư Như Lai; là khế kinh của bản nguyện công đức. Vì vậy, trong lục hợp thích thì đó là y chủ thích.

2. Giáo nhiếp

Các sư phía nam nói: giáo pháp của Phật chia làm ba loại: một là Đốn giáo, hai là Tiệm giáo, ba là Thiên phương bất định giáo. Trong đó, Đốn giáo và Tiệm giáo thì theo lệ thường. Nay kinh Dược Sư thuộc Bất định giáo. Vì nói trong giới hạn tùy duyên nên khác với Đốn giáo, Tiệm giáo. Quan điểm này không hợp lý. Vì ngoài Đốn giáo và Tiệm giáo không có sự giác ngộ riêng. Vì thế, chớ cho rằng lìa Đại thừa, Tiểu thừa mà có giáo khác. Vì một khi Đức Phật đã nói trực tiếp với Bồ-tát Mạn-thù-thất-lợi về đặc tính nhân quả của Đại thừa, thì những điều Đức Phật nói đó phải là Đốn giáo. Lại nữa, nói Tịnh độ không có tướng che đậy. Và liễu nghĩa thứ ba thuộc Đại thừa giáo.

Văn kinh:

Đúng như thế, chính tôi được nghe! Một thời, đức Bạc-già-phạm du giáo hóa, trải qua các nước, đến thành Quảng Nghiêm, ngồi nghỉ dưới tán cây Nhạc âm. Bấy giờ, có vô lượng đại chúng, gồm tám nghìn vị đại bí-sô, ba vạn sáu nghìn vị đại Bồ-tát, vua, đại thần, bà-la-môn, cư sĩ, trời, rồng, tám bộ, nhân, phi nhân v.v.. cung kính, ngồi xung quanh Phật, nghe Ngài nói pháp.

Giải thích:

Bản văn chia làm ba phần: 1. Nhân duyên nói kinh; 2. Trả lời thắc mắc; 3. Nghe danh hiệu hoan hỉ thực hành.

3.1. Nhân duyên nói kinh

Đúng như thế, chính tôi được nghe v.v..: như lệ thường, nên biết.

Bạc-già-phạm: là danh hiệu của Đức Phật, gồm có sáu nghĩa. Sáu nghĩa đó là: 1. Tự tại: vĩnh viễn không còn bị các phiền não trói buộc. 2. Xí thạnh: như tấm lụa trắng bị ngọn lửa trí tuệ lớn đốt cháy. 3. Đoan nghiêm: được tổ điểm bởi những diệu tướng hảo. 4. Danh xưng: công đức viên mãn ai cũng biết. 5. Cát tường: gần gũi cúng dường chắc chắn sẽ được lợi ích. 6. Tôn quý: đầy đủ các công đức, làm lợi ích, an lạc cho chúng sinh và không lười biếng.

Luận Phật địa, tụng:

Tự tại, Xí thạnh và Đoan nghiêm

Danh xưng, Cát tường và Tôn quý

Sáu nghĩa sai khác như thế ấy

Nên biết, gọi chung là Bạc-già.

Quảng nghiêm: phiên âm tiếng Phạn là Tì-xá-ly, hoặc Tì-da-li: ý chỉ, có đầy đủ các đặc tính, các điều kiện, các tiện nghi (chúng đức).

Đến thành Quảng nghiêm: ý chỉ, nơi chúng sinh thích cư ngụ. Cây Nhạc âm: khi những làn gió nhẹ thổi qua, cây phát những âm thanh hay giống như tiếng cung, thương, v.v.. nên gọi là cây Nhạc âm.

Chúng: có ba chúng: 1. Chúng Thanh văn; 2. Chúng Bồ-tát; 3. Chúng thế gian. Giống như trong văn kinh, có thể hiểu được. Trong ấy, chỉ cho hàng cư sĩ, là những người sống ở nhà.

Dạ-xoa: có nghĩa là đáng sợ hoặc oai thế.

3.2. Trả lời thắc mắc

Văn kinh:

Bấy giờ, Mạn-thù-thất-lợi pháp vương tử nương oai lực của Đức Phật, từ chỗ ngồi đứng dậy, vén y để lộ vai phải, gối phải chạm đất, hướng về đức Bạc-già-phạm, cúi người, chắp tay bạch Đức Phật. Thế Tôn, cúi xin Ngài giảng nói danh hiệu của chư Phật giống với danh hiệu, và công đức bản nguyện thù thắng của Đức Phật kia để cho những người đang nghe pháp tiêu trừ nghiệp chướng; và muốn làm lợi ích, an lạc cho tất cả chúng sinh trong thời tượng pháp.

Giải thích:

Từ đây trở xuống là phần trả lời thắc mắc.

Phần này có năm nghĩa, đó là: 1. Bồ-tát thưa hỏi thành tựu; 2. Pháp vương khen ngợi, chấp nhận thành tựu; 3. Đại chúng thích nghe thành tựu; 4. Như Lai nói pháp thành tựu; 5. Dạ-xoa báo ơn thành tựu.

3.2.1. Bồ-tát thưa hỏi thành tựu

3.2.1.1. Nhân duyên thưa thỉnh

Bấy giờ, Mạn-thù-thất-lợi pháp vương tử nương oai lực của Đức Phật:

Mạn-thù-thất-lợi: bản dịch đời Đường dịch là Diệu Cát Tường. Bồ-tát này được sinh ra bởi pháp và đắc pháp của Phật nên gọi là Pháp vương tử.

3.2.1.2. Oai nghi thưa thỉnh

Từ chỗ ngồi đứng dậy, vén y để lộ vai phải, gối phải chạm đất, hướng về đức Bạc-già-phạm, cúi người, chắp tay.

Từ chỗ ngồi đứng dạy: ý chỉ từ chân tế đứng dạy.

Vén y để lộ vai phải: ý chỉ làm việc đem đến lợi ích, an lạc.

Gối phải chạm đất: ý chỉ trụ ở thế gian.

Hướng về đức Bạc-già-phạm: tức hướng ra khỏi thế gian.

Cúi người: tức xa lìa mạn.

Chắp tay: ý chỉ chuyên tâm.

3.2.1.3. Chính thức thưa thỉnh

Bạch Đức Phật Thế Tôn, cúi xin Ngài giảng nói danh hiệu của chư Phật giống với danh hiệu, và công đức bản nguyện thù thắng của Đức Phật kia để làm cho những người đang nghe pháp tiêu trừ nghiệp chướng; và muốn làm lợi ích, an lạc cho tất cả chúng sinh trong thời tượng pháp.

Giải thích:

Đoạn kinh này trình bày ba việc: 1. Hỏi danh hiệu của Phật; 2. Hỏi đại nguyện của nhân; 3. Hỏi công đức của quả. Nói pháp cho họ nghe rồi, sau đó mới nói tất cả lợi ích.

Trong thời tượng pháp: Kinh Đại tập ghi: “Có sáu loại kiên cố, đó là: trụ trong pháp thân kiên cố, trụ trong giải thoát kiên, trụ trong thiền định kiên cố, trụ trong đa văn kiên cố, trụ trong phúc đức kiên cố, trụ trong đấu tranh kiên cố.”

Trong sáu loại kiên cố ấy, được phân bổ trong hai giai đoạn: trụ trong pháp thân kiên cố thuộc giai đoạn đầu, là khi Đức Phật còn ở đời. Giai đoạn sau, là năm trăm năm, sau khi Đức Phật nhập diệt. Nếu theo thứ tự thì cứ mỗi một vòng năm trăm như vậy là năm trăm năm. Nói tóm lại, có ba thời kì: Một là thời kì chính pháp: thời kì này có năm trăm năm, gồm có hai loại kiên cố: trụ trong giải thoát kiên cố và trụ trong thiền định kiên cố. Hai là thời kì tượng pháp: gồm có hai loại kiên cố: trụ trong đa văn kiên cố và trụ trong phúc đức kiên cố. Ba là thời kì mạt pháp: là trụ trong đấu tranh kiên cố.

Theo thứ tự như vậy thì có đủ: giáo, hành, quả. Nếu chỉ có hai thì không có ‘quả’. Nếu chỉ có ‘giáo’ thì không có hành và quả.

Nay vì muốn làm lợi ích, an cho chúng sinh trong thời tượng pháp một nghìn năm sau nên mới thắc mắc như vậy.

3.2.2. Pháp vương khen ngợi và chấp nhận thành tựu

Văn kinh:

Bấy giờ, đức Thế Tôn khen Bồ-tát Mạn-thù-thất-lợi: Quý thay! Quý thay! Này Mạn-thù-thất-lợi, ông đã vận lòng đại bi khuyến thỉnh Ta nói danh hiệu và công đức bản nguyện của chư Phật, là vì muốn nhổ sạch nghiệp chướng trói buộc chúng sinh và làm lợi ích, an lạc cho các chúng sinh trong thời tượng pháp. Nay ta sẽ nói, ông phải lắng nghe và tư duy kĩ.

Giải thích:

Từ câu “Bấy giờ, đức Thế Tôn,… cho đến,… nói cho ông nghe.” Ý chỉ, vì có thể ghi nhớ những gì đã nghe được, nên mới nói ‘quý thay’. Vì đáp ứng đúng lúc đang cần nên lại nói ‘quý thay’. Vì muốn làm cho người nghe nghiền ngẫm văn kinh nên nói ‘lắng nghe’. Vì muốn làm cho người nghe hiểu được nghĩa nên nói ‘tư duy kĩ’.

3.2.3. Đại chúng thích nghe thành tựu

Văn kinh:

Bồ-tát Mạn-thù-thất-lợi thưa: Cúi xin đức Thế Tôn nói, chúng con rất muốn nghe.

Văn kinh:

Đức Phật nói với Bồ-tát Mạn-thù-thất-lợi: cách thế giới này hơn mười căng-già-sa cõi Phật về phương Đông có thế giới tên là Tịnh Lưu-ly, có Đức Phật hiệu là Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, Ứng chính đẳng giác, Minh hạnh viên mãn, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật, Bạc-già-phạm.

Giải thích:

3.2.4. Như Lai nói pháp thành tựu

3.2.4.1. Trả lời những điều đã thỉnh

3.2.4.1.1. Trả lời ba thắc mắc

Giải thích rộng rãi mười hiệu, giống như Du-già v.v...

Văn kinh:

Này Mạn-thù-thất-lợi, đức Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai kia khi đang thực hành Bồ-tát đạo có phát mười hai nguyện lớn, giúp cho tất cả chúng sinh cầu gì được nấy.

Giải thích:

3.2.4.1.2. Trả lời thắc mắc thứ hai

3.2.4.1.2.1. Nêu vắn tắt

Kinh A-tu-la ghi: “Bồ-tát Lưu-ly Quang gặp Phật Trí Thắng phát nguyện chung lần đầu tiên; đến khi ở trước Phật Bảo Đỉnh mới phát nguyện riêng.” Kinh Thập phương chư Phật hiện tiền ghi: “Ở trước Phật Thanh Long Quang phát mười hai thệ nguyện.”

3.2.4.1.2.2. Nói rộng rãi

Văn kinh:

Nguyện lớn thứ nhất: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc a-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề, thân Ta có hào quang sát suốt, rực rỡ chiếu khắp vô lượng vô biên thế giới, dùng ba mươi hai tướng đại trượng phu và tám mươi tùy hình trang nghiêm thân ấy, khiến tất cả chúng sinh đều được thân giống như Ta.

Nguyện lớn thứ hai: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, thân Ta như ngọc Lưu-ly, trong ngoài sáng suốt, trong sạch không tì vết, ánh sáng rộng lớn, công đức vòi vọi, thân khéo an trú, diệm võng trang nghiêm, hơn mặt trời mặt trăng. Chúng sinh trong chỗ tối tăm đều nhờ ánh sáng ấy mà được hiểu biết và muốn đi đến đâu, làm các sự nghiệp gì cũng được.

Nguyện lớn thứ ba: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, Ta dùng vô lượng vô biên trí tuệ, phương tiện làm cho tất cả chúng sinh đều được tất cả những vật cần dùng, chớ để cho chúng sinh chịu sự thiếu thốn.

Nguyện thứ tư: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, nếu có chúng sinh nào tu hành tà đạo thì Ta đều làm cho an trụ trong đạo bồ-đề. Nếu có người nào tu hành theo Thanh văn thừa, Độc giác thừa thì Ta làm cho họ đều được an lập trong Đại thừa.

Nguyện lớn thứ năm: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, nếu có vô lượng vô biên chúng sinh, ở trong giáo pháp của Ta, tu tập Phạm hạnh, thì Ta khiến cho tất cả đều không hủy phạm giới, đầy đủ ba tụ tịnh giới. Giả sử có người hủy phạm giới, nhưng khi đã nghe danh hiệu của Ta rồi thì giới được thanh tịnh trở lại và không bị rơi vào đường ác.

Nguyện lớn thứ sáu: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, nếu chúng sinh nào thân hình thấp hèn, các căn không đủ, xấu xa khờ khạo, tai điếc, mắt đui, câm, ngọng, tay chân tật nguyền, lưng gù, bị các chứng bệnh bạch lại, điên cuồng; mà khi đã nghe được danh hiệu của Ta rồi, thì tất cả đều được thân hình đoan chính, tâm ý thông minh, các căn đầy đủ, không có các bệnh khổ.

Nguyện lớn thứ bảy: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, nếu chúng sinh nào bị các chứng bệnh hiểm nghèo, không người cứu chữa, không người nương nhờ, không gặp thầy, không có thuốc, không bà con, không nhà cửa, chịu nhiều nỗi nghèo hèn khốn khổ; mà danh hiệu của Ta đã lọt vào tai một lần, thì những bệnh khổ ấy đều tiêu trừ, thân tâm an lạc, gia quyến, của cải đều được sum vầy, đầy đủ, cho đến chứng đắc Vô thượng bồ-đề.

Nguyện lớn thứ tám: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, nếu có người nữ nào, bị trăm điều xấu xa của thân nữ làm cho bực tức, phiền não, sinh tâm chán lìa, muốn bỏ thân gái; mà khi đã nghe được danh hiệu của Ta rồi, thì tất cả người nữ đều được chuyển thân gái thành thân trai, đầy đủ tướng trượng phu, cho đến chứng đắc Vô thượng bồ-đề.

Nguyện lớn thứ chín: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, Ta sẽ làm cho các chúng sinh ra khỏi lưới ma, giải thoát tất cả sự trói buộc của ngoại đạo. Nếu có chúng sinh nào rơi vào rừng tà kiến rậm rạp, Ta đều dẫn dắt chúng trở về với chính kiến và từ từ khiến họ tu tập các Bồ-tát hành, chóng chứng Vô thượng chính đẳng bồ-đề.

Nguyện lớn thứ mười: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, nếu chúng sinh nào vướng vào pháp luật nhà vua, bị xiềng xích, đánh đập, bị nhốt trong ngục, hoặc sẽ bị giết, và bị vô lượng tai họa khác, bị lăng nhục, sầu muộn, tra tấn, v.v.. thân tâm chịu khổ. Nhưng nếu chúng sinh nào nghe được danh hiệu của Ta và nhờ sức oai thần phúc đức của Ta mà tất cả đều được thoát khỏi tất cả khổ não.

Nguyện lớn thứ mười một: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, nếu có chúng sinh nào bị sự đói khát bức bách, vì tìm cầu ăn uống mà tạo các nghiệp ác. Nếu chúng sinh nào nghe danh hiệu của Ta, chuyên tâm thụ trì, thì trước tiên Ta sẽ dùng các thức ăn uống ngon lạ cho họ được no đủ, sau đó Ta dùng pháp vị an lạc rốt ráo để làm cho chúng đều được an lạc.

Nguyện lớn thứ mười hai: Ta nguyện đời sau, khi Ta chứng đắc bồ-đề, nếu có chúng sinh nào nghèo đến nỗi không có y phục, bị muỗi mòng cắt đốt, bị nóng lạnh, bị bức bách cả ngày lẫn đêm. Nếu những chúng sinh đó nghe danh hiệu của Ta, chuyên tâm trì niệm, thì Ta sẽ làm cho chúng được các thứ y phục tốt đẹp, những đồ trang sức quý báu, vòng hoa, hương bột, các thứ đồ chơi như trống, nhạc; tùy tâm muốn gì đều làm cho chúng đầy đủ.

Giải thích:

Trong mục nói rộng rãi chia làm sáu cặp: Một là nhiêu ích và tịnh uế, gồm nguyện thứ nhất và thứ hai. Vì Tịnh độ và tất cả chúng sinh đều giống như thân của Ta. Cho đến, chúng sinh ở thế gian và chúng sinh ở chốn tối tăm đều được toại ý.

Hai là xuất thế gian, gồm hai nguyện tiếp theo. Vì làm cho nhân thừa và thiên thừa đều không chịu sự thiếu thốn. Cho đến, người thực hành theo tà đạo, thì cũng tùy theo chủng tính của họ, giúp họ an trụ trong đạo bồ-đề thuộc Tam thừa. Hàng Bất định nhị thừa đều lấy Đại thừa để an lập.

Ba là giữ giới và giữ thân thể, gồm hai nguyện tiếp theo. Các giới trọng không bị khuyết và có đầy đủ ba tụ tịnh giới.

Trong đây nêu ra ý nghĩa của câu ‘thân hình thấp hèn, các căn không đủ’. Tuy đầy đủ các căn, nhưng chúng không thắng diệu và có sự thiếu khuyết. Nói ‘xấu xa’ là giải thích thân hình thấp hèn. Nói ‘khờ khạo’ là giải thích ý chí thấp hèn. Nói ‘đui, diếc, v.v…’ là giải thích mắt, tai, mũi, lưỡi, thân căn không đầy đủ. Nói ‘cuồng điên’ là giải thích ý căn không đầy đủ. Các chứng bệnh khổ là những bệnh thuộc về mũi, v.v… Nói bốn trường hợp ‘thân hình đoan chính, v.v…’ theo thứ tự như ở trên đã dịch.

Bốn là trừ khổ ở trong và ở ngoài, gồm hai nguyện tiếp theo. Một là có thể trừ diệt những khổ do ngoại duyên bức bách. Nói ‘không có người cứu chữa’ là nói không có thầy thuốc và không có thuốc. Nói ‘không có người để nương tựa’ là không có người thân v.v.. Nay có được Phật là thầy thuốc, Pháp là thuốc và được tài sản của bậc thánh, nên có thể trừ được bệnh, cho đến, được đầy đủ mọi thứ. Hai là có thể chuyển khổ của thân nữ do nội duyên gây ra. Như kinh Niết-bàn ghi: “Tất cả người nữ đều là nơi chất chứa các điều xấu ác.”

Năm là mở trói buộc ở trong và ở ngoài, gồm hai nguyện tiếp theo. An trụ trong chính kiến để mở trói buộc của ác kiến; chứng đạo vô thượng thoát khỏi lưới ma; và dùng sức oai thần thoát khỏi giam cầm, hình phạt.

Sáu là tìm cầu thức ăn, y phục, gồm hai nguyện cuối. Dùng hương vị của pháp thực làm cho chúng sinh được no đủ; dùng diệu y, v.v.. làm cho chúng sinh được sung túc.

Văn kinh:

Mạn-thù-thất-lợi, mười hai lời nguyện vi diệu trên đó được đức Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, Ứng, Chính đẳng giác kia đã phát ra khi còn hành Bồ-tát đạo.

3.2.4.1.2.3. Tổng kết

Giải thích:

Văn kinh:

Lại nữa, Mạn-thù-thất-lợi, những nguyện lớn mà đức Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, Ứng, Chính đẳng giác kia đã phát ra khi còn hành Bồ-tát đạo, và những công đức trang nghiêm ở cõi nước của Ngài, nếu Ta nói trong một kiếp hay hơn một kiếp cũng không thể nói hết.

Nhưng ở cõi nước của Đức Phật kia hoàn toàn thanh tịnh, không có người nữ, cũng không có đường ác và không có tiếng khổ, đất bằng Lưu-ly, dây bằng vàng ngăn các đường, thành quách, cung điện, lầu gác, mái hiên, cửa sổ đều làm bằng bảy thứ báu. Ở cõi ấy công đức trang nghiêm giống như ở thế giới Tây phương Cực lạc.

Ở cõi nước ấy có hai vị Bồ-tát ma-ha-tát, một vị tên là Nhật Quang Biến Chiếu, một vị tên là Nguyệt Quang Biến Chiếu. Hai vị ấy đứng đầu trong vô lượng vô số chúng Bồ-tát. Là hai vị được bổ xứ làm Phật tiếp theo, và đều có khả năng duy trì kho báu chính pháp của Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai kia.

Vì thế, Mạn-thù-thất-lợi, nếu những thiện nam tử, thiện nữ nhân nào có tín tâm thì nên nguyện sinh về thế giới của Đức Phật kia.

Giải thích:

3.2.4.1.3. Trả lời thắc mắc thứ ba

3.2.4.1.3.1. Bản xứ trang nghiêm công đức thành tựu

Những đại nguyện đã phát, cõi Phật trang nghiêm, nói không thể hết: nói rõ ràng giống trong như đại nguyện, quả cũng vô biên, và thân cũng phải dựa theo nguyện. Nói tóm lược về cõi nước ấy, thì có tám loại công đức thành tựu. Một là thành tựu không bị dính mắc các nhơ uế; như kinh nói ‘không có người nữ’. Hai là thành tựu xa lìa sợ hãi các điều ác; như kinh nói ‘cũng không có đường ác và không có tiếng khổ’. Ba là thành tựu thanh tịnh; như kinh nói ‘lấy lưu-ly làm đất’. Bốn là thành tựu đường đi thành hoa văn; như kinh nói ‘dây bằng vàng ngăn đường’. Năm là thành tựu cung điện trang nghiêm; như kinh nói ‘giống như cõi Tây Phương’. Sáu là thành tựu đại thánh không dứt; như kinh nói ‘có hai vị Bồ-tát sắp bổ xứ’. Bảy là thành tựu lợi lạc không gián đoạn; như kinh nói ‘đều giữ gìn chính pháp tạng của Đức Phật kia’. Tám là thành tựu nguyện sinh không chướng ngại; như kinh nói ‘nên nguyện sinh về thế giới của Đức Phật kia’.

Văn kinh:

Bấy giờ, Thế Tôn lại bảo Mạn-thù-thất-lợi đồng tử: “Mạn-thù-thất-lợi, có những người không phân biệt được thiện-ác, chỉ ôm lòng tham tiếc, không biết bố thí, không biết quả báo của việc bố thí, ngu si vô trí, thiếu các tín căn, tích chứa tài bảo, gìn giữ bo bo, thấy người đến xin, trong lòng không vui. Giả sử đã không được của mà còn phải bố thí, thì như cắt thịt cho người vậy, đau đớn, luyến tiếc vô cùng. Lại có vô lượng người tham tiếc, chỉ biết tích trữ của cải, tự mình không dám tiêu xài, huống gì có thể bố thí cho cha, mẹ, vợ, con, nô tì, người giúp việc và những người hành khất. Những người ấy sau khi chết liền sinh làm ngạ quỷ, hoặc bàng sinh. Nhưng nhờ đời trước, khi còn ở nhân gian, những người ấy đã từng nghe qua danh hiệu của đức Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, nay ở trong đường ác bỗng nhiên nhớ lại danh hiệu của đức Như Lai ấy. Khi đang nhớ đến danh hiệu Phật, liền chết và sinh lại làm người. Khi đã được làm người, lại nhớ đến đời trước, sợ khổ ở đường ác, nên không còn ham muốn dục lạc, muốn thực hành bố thí, khen ngợi người thực hành bố thí, không còn tham tiếc những thứ mình có, rồi dần dần còn có thể đem cả đầu, mắt, tay, chân, máu, thịt và các bộ phận trên thân thể bố thí cho những người đến xin, huống chi của cải là những vật dư thừa.”

Giải thích:

3.2.4.1.3.2. Ngoại phương văn danh công đức thành tựu

Trong đây có năm môn, khiến cho những người nghe pháp trừ năm chướng ngại thực hành thí, giới và tu tập mười thiện nghiệp đạo sinh về nơi an lạc.

Một hiển bày trừ chướng ngại của phúc nghiệp thí tính, có ba trường hợp:

- Bị chướng ngại vì tự tính: như kinh nói, ‘không biết thiện-các, … cho đến…, người đến xin’. Nói ‘không biết ác’ ý chỉ tham tiếc. Nói ‘không biết thiện’ ý chỉ không biết bố thí. Đó gọi chung là không biết thiện-ác. Vì ngu si, vô trí nên chỉ ôm lòng tham tiếc; vì thiếu tín căn nên không biết bố thí, v.v.. mà chỉ lo tích trữ cho nhiều và không chịu buông xả.

- Bị chướng ngại vì những lỗi lầm; như kinh nói, ‘các chúng sinh kia sinh vào đường ngạ quỷ, súc sinh’. Vì tham tiếc nên bị sinh vào đường ngạ quỷ; vì ngu si nên bị sinh vào đường súc sinh.

- Nghe danh hiệu Phật, được lợi ích thù thắng; như kinh nói, ‘Do người kia khi xưa còn ở nhân gian…, cho đến…, huống chi của cải là những vật thừa’.

Văn kinh:

Lại nữa, Mạn-thù-thất-lợi, có những người tuy thụ trì các học xứ với Như Lai, nhưng lại phá giới. Có những người tuy không phá giới nhưng phá phép tắc. Có những người tuy không phá giới và phép tắc nhưng hủy hoại chính kiến. Có những người tuy không hủy hoại chính kiến nhưng bỏ sự đa văn, nên không hiểu được những nghĩa lý sâu xa Phật nói trong Kinh. Có những người tuy đa văn nhưng tăng thượng mạn. Vì tăng thượng mạn che tối tâm trí, nên cho mình đúng, người sai, lại còn nghi ngờ, hủy báng chính pháp và làm bạn với ma. Những người ngu si ấy chẳng những tự mình làm theo tà kiến mà còn khiến cho vô lượng chúng sinh bị rơi vào hố nguy hiểm. Những chúng sinh ấy chắc chắn sẽ bị quanh quẩn mãi trong các đường địa ngục, ngạ quỷ, bàng sinh không dứt. Nhưng nếu chúng nghe được danh hiệu của đức Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai ấy, thì họ liền bỏ những ác hành, tu theo những thiện pháp và không bị rơi vào đường ác. Giả sử có những chúng sinh không thể bỏ những ác hành, không tu các thiện pháp, mà bị rơi vào đường ác, thì nên dùng bản nguyện, oai lực của đức Như Lai kia, khiến cho những chúng sinh đang ở trước mặt tạm nghe qua danh hiệu của Đức Phật Dược Sư. Nhờ nghe được danh hiệu Phật Dược Sư, nên vừa chết ở đường ác liền sinh lại đường người. Khi đã được làm người lại đạt được chính kiến, tính tấn tu tập, khéo điều hòa tâm ý; đồng thời, có thể bỏ đời sống gia đình, hướng đến đời sống không gia đình, ở trong giáo pháp của Như Lai, thụ trì học xứ, không hủy phạm, được chính kiến, đa văn, hiểu được nghĩa lý sâu xa, trừ bỏ tâm tăng thượng mạn, không hủy báng chính pháp, không làm bạn với ma, dần dần tu tập các hạnh Bồ-tát, viên mãn nhanh chóng.

Giải thích:

Hai là hiển bày trừ chướng ngại của phúc nghiệp giới tính, có ba trường hợp, giống như trước nên biết.

- Trong trường hợp thứ nhất: bị chướng ngại vì tự tính, có ba ý. Chướng ngại nhiếp luật nghi giới: như kinh nói, ‘phá thi-la và quỹ tắc’. Thi-la là biệt giải thoát. Quỹ tắc là khi đi, đứng, ngồi, nằm v.v.. phải an trụ trong chính tri. Chướng nhiếp thiện pháp giới: như kinh nói, ‘hủy hoại chính kiến, bỏ đa văn và tăng thượng mạn…’. Chướng nhiếp hữu tình giới: như kinh nói, ‘còn khiến cho vô lượng chúng sinh bị rơi vào hố nguy hiểm’.

- Bị chướng ngại vì những quá hoạn: như kinh nói, ‘bị quanh quẩn mãi trong các đường địa ngục, ngạ quỷ, bàng sinh không dứt’.

- Nghe danh hiệu Phật, được lợi ích thù thắng: như kinh nói, ‘cho đến, ba tụ… viên mãn nhanh chóng’.

Văn kinh:

Lại nữa, Mạn-thù-thất-lợi, nếu có những người nào tham tiếc, ganh ghét, khen mình, chê người, thì sẽ rơi vào trong ba đường ác, trải qua vô lượng năm chịu đủ mọi khổ sở. Chịu khổ sở xong, chết liền, rồi sinh vào cõi người, làm trâu, ngựa, lạc đà, lừa; thường bị đánh đập, bị đói khát dày vò; thường bị đi đường xa, mang kéo nặng. Hoặc được làm người, thì sinh vào gia đình hạ tiện, làm kẻ nô tì, bị người khác sai khiến, mãi không được tự do. Nếu những chúng sinh ấy, khi làm người, đã từng nghe qua danh hiệu của đức Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai; nhờ nhân lành ấy, nay nhớ lại, chí tâm quy y, nhờ thần lực của Phật, nên thoát khỏi các khổ, các căn lanh lợi, trí tuệ, đa văn, thường cầu pháp thù thắng, thường gặp bạn lành, cắt đứt lưới ma, đập nát hạt vô minh, tát cạn sông phiền não, thoát khỏi sinh, già, bệnh, chết, buồn lo, khổ não.

Giải thích:

Ba hiển bày có thể diệt trừ chướng ngại của phúc nghiệp tu tính, cũng có ba trường hợp:

- Bị chướng ngại vì tự tính: như kinh nói, ‘tham tiếc, ganh ghét, khen mình, chê người’. Trong đây, tham tiếc có thể làm chướng ngại tu từ; vì không ban vui. Ganh ghét làm chướng ngại tu hỷ; vì không tùy hỷ. Khen mình, chê người làm chướng ngại tu bi; vì có thể gây ra não hại. Ba chướng ngại vừa nêu giống với chướng ngại xả tính; vì bị nhiễm ô. Vì cách nói ấy phù hợp với thứ tự, nên không trái nghịch nhau.

- Bị chướng ngại vì quá hoạn: như kinh nói, ‘bị rơi vào ba đường ác và phải chịu khổ’.

- Nghe danh hiệu Phật, được lợi ích thù thắng: như kinh nói, ‘cho đến vĩnh viễn phá trừ được bốn ma’. Giống như văn kinh, có thể hiểu được.

Văn kinh:

Lại nữa, Mạn-thù-thất-lợi, hoặc có những người chỉ thích chống trái, chia lìa, tranh đấu, kiện tụng nhau, làm não loạn cho mình và người, tạo thêm các nghiệp ác thuộc về thân, miệng, ý; cứ làm những việc không đem đến lợi ích hết lần này đến lần khác, mưu hại nhau, hoặc cáo triệu các thần ở núi, rừng, cây, mả, v.v.. để sát hại chúng sinh; hoặc lấy máu, thịt chúng sinh cúng tế dược-xoa, la-sát-bà, v.v..; hoặc viết tên người mình thù oán, làm hình tượng người ấy, dùng chú thuật tà ác nguyền rủa người ấy; hoặc dùng chú thuật yểm người, dùng chú để sai khiến quỷ khởi thi giết hủy hoại thân thể và hại mạng người. Những người bị hại ấy, nếu nghe được danh hiệu của Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai này thì những việc ác kia đều không thể gây hại. Người bị hại, kẻ gây hại đều lần lượt phát khởi tâm từ, làm lợi ích, lạc, không có ý gây tổn hại, không có tâm hiềm giận, cả hai đều vui vẻ; đối với những vật dụng của mình tự biết đủ, không xâm phạm nhau và thường làm lợi ích.

Giải thích:

Bốn hiển bày có thể diệt trừ chướng ngại của mười nghiệp đạo, cũng có ba trường hợp.

- Chướng ngại vì tự tính: như kinh nói, ‘chỉ thích chống trái, … cho đến, … tăng trưởng bốn nghiệp ác’. Thích chống trái: ba nghiệp đạo thuộc về ý, đều có thể làm cho người khác xa lìa các mong muốn. Tranh tụng nhau mãi: bốn nghiệp thuộc về ngữ, theo lý không tương ưng nhau, nên thường xảy ra tranh tụng. Não loạn mình và người: ba nghiệp đạo thuộc về thân, khi quả của ba nghiệp đầy đủ thì làm não loạn cho người. Nếu quả của ba nghiệp không đầy đủ thì làm não loạn cho chính mình.

- Chướng ngại vì quá hoạn: vì chính mình làm điều ác nên chuốc lấy quả báo bị người khác mưu hại. Như kinh nói, ‘cứ làm những việc không đem đến lợi ích hết lần này đến lần khá, … cho đến, … dùng chú sai khiến quỷ khởi thi để hủy hoại thân thể và hại mạng người’.

- Nghe danh hiệu Phật, được lợi ích thù thắng: hiện tại còn bị chia lìa, hảm hại, huống gì chịu khổ ở tương lai. Văn kinh đã nói rõ có thể hiểu được.

Văn kinh:

Lại nữa, Mạn-thù-thất-lợi, nếu có bốn chúng bí-sô, bí-sô-ni, ô-ba-sách-ca, ô-ba-tư-ca và những tịnh tín thiện nam tử, thiện nữ nhân khác, v.v.. những người có thể thụ trì tám phần trai giới, hoặc có những người thụ trì học xứ trải qua một năm, hoặc ba tháng; đem căn lành ấy nguyện sinh về thế giới Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật Vô Lượng Thọ để nghe chính pháp nhưng chưa định.

Nếu người nào nghe được danh hiệu của Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai thì khi qua đời sẽ có tám vị đại Bồ-tát từ trên hư không xuống chỉ đường, giúp cho những người ấy tự nhiên hóa sinh vào trong các hoa sen báu, đủ màu, ở thế giới Tây Phương Cực Lạc kia. Tám vị đại Bồ-tát đó là: Văn-thù-sư lợi, Quán Thế Âm, Đắc Đại Thế, Vô Tận Ý, Bảo Đàn Hoa, Dược Vương, Dược Thượng, Di-lặc.

Hoặc có người nhờ nguyện lực của Đức Phật Dược Sư mà được sinh làm trời. Tuy sinh làm trời nhưng nhờ căn lành xưa, và khi căn lành xưa chưa hết thì không bị sinh lại trong các đường ác khác. Khi tuổi thọ ở cõi trời hết, sinh lại cõi người, hoặc làm Chuyển luân vương thống lãnh bốn châu, oai đức tự tại, khiến cho vô lượng trăm nghìn chúng sinh thực hành mười điều thiện; hoặc sinh vào dòng dõi Sát-đế-lợi, hoặc sinh vào dòng dõi bà-la-môn, hoặc sinh làm cư sĩ giàu sang, có nhiều tài bảo, kho lương đầy ngập, hình dáng đẹp đẽ, người thân đông đúc, thông minh trí tuệ, dũng cảm mạnh mẽ, như Đại lực sĩ.

Nếu có người nữ nào nghe được danh hiệu của đức Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai rồi chí tâm thụ trì thì đời sau không làm người nữ lại nữa.

Giải thích:

Năm hiển bày trừ chướng ngại của sinh về nơi an lạc, có hai trường hợp.

- Hiển bày trừ chướng ngại thích sinh về nơi thanh tịnh. Như kinh nói, ‘sinh về thế giới Cực-lạc’. Trong đây người thụ trì tám phần trai giới trải qua năm, tháng. Sư Tĩnh Mại nói: “Trải qua một năm: là nói sáu ngày mỗi tháng trong một năm. Sáu ngày ấy là ngày thứ tám, ngày thứ mười bốn và ngày thứ mười lăm của nửa tháng có trăng và nửa tháng không có trăng. Hoặc ba tháng: là nói không thể giữ sáu ngày trai mỗi tháng trong một năm, mà chỉ có thể giữ trai giới ba mùa trong một năm. Ba tháng trường trai đó là tháng giêng, tháng năm và tháng chín. Trong ba mùa ấy, giữ trai giới, vào đầu tháng của mỗi mùa, ý chỉ thường tu thiện trong một năm.”

Như bản kinh dịch đời Tống ghi: “Thường tu sáu ngày trai trong một tháng và tu ba tháng trường trai trong một năm.” Luận Đại trí độ, quyển 13 ghi: “Sở dĩ nên giữ tám giới vào ngày trai là vì những ngày đó các quỷ dữ tìm người để đoạt mạng. Vì thế, các bậc thánh nhân ở kiếp Sơ chỉ dạy mọi người phải trì trai. Nhưng vào thời ấy, pháp trì trai không thụ tám giới mà chỉ lấy một ngày không ăn làm trai giới. Sau khi Đức Phật ra đời, Ngài mới chế ra tám giới.”

Hỏi: Năm giới, tám giới, giới nào thù thắng?

Trả lời: Vì mỗi loại giới đều có nhân duyên nên cả hai loại giới ấy đều đồng nhau.

Hỏi: Niệm danh hiệu Phật mười lần còn được vãng sinh, huống gì niệm suốt một năm, vì sao không đạt được định?

Trả lời: Vì dũng mãnh và do dự có sự sai khác.

Luận Đại trí độ ghi: “Lúc lâm chung mà tâm dũng mãnh thì hơn dụng công một trăm năm”, tự nhiên hóa sinh. Kinh Niết-bàn ghi: “Am-là thụ nữ”, là người nữ sinh ra từ hoa của cây am-la nên gọi là thấp sinh. Vậy ở Tịnh Độ sinh ra trong hoa sen sao gọi là hóa sinh?

Sư Tĩnh Mại nói: “Trước khi gá sinh vào thì cây có khí ẩm ướt. Hoa sen ở Tịnh độ hóa sinh cùng với người.”

- Hiển bày có thể trừ chướng ngại muốn sinh về cõi uế. Như kinh nói “hoặc có người nhờ nguyện lực của Đức Phật Dược Sư mà được sinh làm trời, v.v..”. Trong đây lại có bốn: sinh làm thiên luân vương bằng thân nam tôn quý, thù thắng. Như trong văn kinh nói, có thể hiểu được.

Quyển hạ

Văn kinh:

Bấy giời, Mạn-thù-thất-lợi đồng tử bạch Phật rằng, bạch Thế Tôn, con thệ vào thời kì tượng pháp sẽ dùng các phương tiện làm cho các tịnh tín thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v.. nghe được danh hiệu của Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai; cho đến trong giấc ngủ, con cũng dùng danh hiệu của Đức Phật ấy, làm cho họ nghe được.

Thế Tôn, nếu người nào thụ trì, đọc tụng kinh này; hoặc giảng nói, khai thị cho người khác hiểu; hoặc tự mình chép; hoặc khuyên người chép, cung kính, tôn trọng, cúng dường các loại hoa, hương, hương bôi, hương xoa, hương đốt, vòng hoa, chuỗi hạt, cờ, lọng, kĩ nhạc; và dùng chỉ năm màu đan thành túi đựng kinh; vẩy nước quét dọn nơi sạch sẽ rồi đặt một cái tòa cao làm nơi an trí kinh.

Bấy giờ, có bốn đại thiên vương, quyến thuộc của họ và vô lượng trăm nghìn thiên chúng khác đều đến chỗ an trí kinh ấy cúng dường và bảo vệ.

Thế Tôn, nếu kinh này truyền đến nơi nào, có người thụ trì; hoặc nhờ bản nguyện công đức; hoặc nhờ nghe được danh hiệu của đức Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, thì phải biết mọi người ở những chỗ ấy không bị chết ngang, không bị các ác quỷ, ác thần đoạt lấy tinh khí; giả sử người nào bị đoạt lấy thì cũng được hồi phục như cũ, thân tâm an lạc.

Giải thích:

3.2.4.2. Khuyên chúng sinh làm lợi ích

Trong đây có năm điều:

3.2.4.2.1. Thệ nguyện tỉnh giác

Như kinh nói, “Con thệ vào thời kì tượng pháp sẽ dùng các phương tiện làm cho các tịnh tín thiện nam tử, thiện nữ nhân, v.v.. nghe được danh hiệu của Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai”. Nhờ thụ trì, cúng dường kinh này nên được các trời bảo vệ, che chở và không gặp các nạn, không bị chết ngang.

Văn kinh:

Mạn-thù-thất-lợi, nếu có tịnh tín thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v.. muốn cúng dường đức Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai thì trước tiên phải tạo lập hình tượng Đức Phật kia, trải tòa sạch sẽ và an trí tượng trên đó, rồi rải các loại hoa, đốt cả loại hương, trang trí cờ lọng. Những người đến chỗ thờ ấy trong bảy ngày bảy đêm phải thụ tám phần trai giới, ăn thức ăn sạch sẽ, tắm gội sạch sẽ, mặc y phục sạch sẽ, nên sinh tâm không nhơ bẩn, tâm không giận hại, nên sinh khởi tâm làm lợi ích, an lạc, từ bi, hỉ xả, bình đẳng với tất cả chúng sinh. Đồng thời, đánh trống, trổi nhạc, ca hát, khen ngợi, từ bên phải đi quanh tượng Phật, và nên nhớ nghĩ đến bản nguyện công đức của đức Như Lai kia mà đọc tụng kinh này, nghiền ngẫm nghĩa lý, giảng nói cho người khác biết.

Cầu những điều mình muốn đều được toại ý. Như cầu sống lâu được sông lâu, cầu giàu sang được giàu sang, cầu quan vị được quan vị, cầu con trai, con gái được con trai con gái.

Lại nữa, nếu có người bỗng gặp ác mộng; như thấy các tướng ác, hoặc chim lạ bay đến, hoặc chỗ ở xuất hiện nhiều điều lạ. Nếu người ấy có thể đem những vật dụng tốt cung kính cúng dường Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai kia thì ác mộng, ác tướng, những điềm không lành đều biến mất và chúng không thể gây hại.

Hoặc người nào gặp các sự sợ hãi như nạn nước, lửa, binh đao, nguy hiểm, voi dữ, sư tử, hổ, sói, gấu, rắn độc, bọ cạp, rết độc, trùng độc, muỗi, ruồi v.v.. nếu người ấy có thể chí tâm, nhớ nghĩ đến Đức Phật kia và cung kính cúng dường thì tất cả mọi sợ hãi đều tiêu tan.

Nếu bị nước khác xâm lăng, bị nạn trộm cướp nổi lên, bị phản loạn, mà nhớ nghĩ, cung kính đức Như Lai kia thì đều thoát khỏi những nạn ấy.

Lại nữa, Mạn-thù-thất-lợi, nếu có tịnh tín nam tử, thiện nữ nhân v.v.. thậm chí suốt đời không thờ vị trời nào khác, chỉ một lòng quy y Phật, Pháp, Tăng và thụ trì cấm giới. Những người ấy hoặc thụ năm giới, mười giới, bốn trăm giới của Bồ-tát, hai trăm năm mươi giới của bí-sô, năm trăm giới của bí-sô-ni. Nếu những người ấy hủy phạm những giới đã thụ ấy, sợ bị rơi vào đường ác, có thể chuyên niệm danh hiệu, cung kính, cúng dường Đức Phật kia, thì chắc chắn không bị sinh vào ba đường ác.

Như có người nữ lúc sắp sinh nở bị đau đớn khổ sở; nếu người ấy có thể chí tâm xưng danh hiệu, lễ bái, tán thán, cung kính, cúng dường đức Như Lai kia thì các khổ đều tiêu trừ. Đồng thời, đứa trẻ sinh ra, các chi đầy đủ, thân hình xinh đẹp, ai thấy cũng thích, lanh lẹ thông minh, an ổn, ít bệnh và không bị phi nhân đoạt lấy tinh khí.

Giải thích:

3.2.4.2.2. Như Lai thuật thành

3.2.4.2.2.1. Cúng dường

Có ba cách cúng dường: Một cúng dường bằng tài vật: như kinh nói, “tạo lập hình tượng Phật, … cho đến, … trang trí chỗ ấy”. Hai chính hành cúng dường: như kinh nói “thụ trì giới bảy ngày,… cho đến,… tâm bình đẳng”. Ba ba nghiệp cúng dường: như kinh nói “kĩ nhạc, ca hát, khen ngợi, … cho đến, ….diễn nói chỉ dạy”.

3.2.4.2.2.2. Được lợi ích

Được ba lợi ích: Một những mong muốn được toại ý: như kinh nói “tùy theo mong muốn, … cho đến, … được con trai, con gái”. Hai tiêu trừ những điều chán ghét: như kinh nói “nếu lại có người, … cho đến, … cũng đều được giải thoát” Ba hủy giới, lìa khổ: ở đây lại có hai việc: Một hủy giới ngay trong đời này, sợ sẽ chịu khổ: như kinh nói “Lại nữa, Mạn-thù-thất-lợi,… cho đến, … không bị sinh vào ba đường ác”.

Ở đây nói bốn trăm giới của Bồ-tát. Bởi vì, đức Như Lai nói rộng, nói hẹp là tùy theo trình độ tiếp thu của chúng sinh, nên có chỗ chia ra, có chỗ hợp lại khác nhau. Như kinh Phương đẳng nói bốn giới trọng, hai mươi tám giới khinh. Luận Du-già nói bốn giới trọng, bốn mươi lăm giới khinh. Kinh Phạm võng nói mười giới trọng, bốn mươi tám giới khinh. Chúng ta thấy, giới được nói trong các kinh, luận vừa nêu ấy có sự bất đồng. Nhưng chỉ có bản dịch đời Tống này nói hai mươi bốn giới. Bản dịch đời Tùy nói một trăm lẻ bốn giới. Qua đây, đủ thấy trong các bản tiếng Phạn cũng có sự bất đồng.

Hai hủy giới trong đời trước, mang thân người nữ, chịu khổ khi sinh nở: như kinh nói “hoặc có người nữ,… cho đến,… đoạt tinh khí của người ấy”.

Văn kinh:

Bấy giờ, đức Thế Tôn nói với tôn giả A-nan, như Ta đã khen ngợi tất cả công đức của Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai kia, và đó cũng chính là hành xứ sâu xa của chư Phật, rất khó có thể hiểu được.

Tôn giả A-nan bạch Phật! Bạch đại đức Thế Tôn, con không sinh tâm nghi ngờ với những Khế kinh do Như Lai nói. Vì sao? Vì tất cả thân nghiệp, ngữ nghiệp, ý nghiệp của Như Lai đều thanh tịnh. Thế Tôn, mặt trời, mặt trăng có thể rơi xuống, núi chúa Diệu Cao có thể sụp lỡ, nhưng những lời chư Phật không có sự sai khác.

Thế Tôn, có những chúng sinh tín căn không đầy đủ, nên khi nghe nói đến hành xứ sâu xa của chư Phật thì liền suy nghĩ: ‘Làm gì chỉ niệm danh hiệu của một Đức Phật Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai mà đạt được nhiều công đức thù thắng như vậy?’ Chẳng những không tin như vậy mà chúng còn sinh tâm phỉ báng. Vì vậy mà chúng bị ở mãi trong cảnh đêm dài tăm tối, bị mất nhiều lợi lạc, bị rơi vào các đường ác và bị luân hồi sinh tử không dừng dứt.

A-nan, sở hành sâu xa của chư Phật ấy rất khó tin hiểu. Nay ông có thể tin hiểu thì biết rằng đều là nhờ thần lực của Như Lai. A-nan, tất cả Thanh văn, Độc giác và những Bồ-tát chưa lên đến bậc Sơ địa v.v.. đều không thể tin hiểu đúng như thật; chỉ trừ hàng Bồ-tát nhất sinh sở hệ.

Này A-nan, khó được thân người, tin kính, tôn trọng Tam bảo cũng khó; nhưng nghe được danh hiệu của Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai lại càng khó hơn.

Này A-nan, vô lượng Bồ-tát hành, vô lượng phương tiện thiện xảo, vô lượng quảng đại nguyện của đức Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai kia, nếu Ta nói trong một kiếp hay hơn một kiếp thì thời lượng kiếp có thể mau hết, chứ những hành nguyện, những phương tiện thiện xảo của Đức Phật kia không ai có thể nói hết được.

Giải thích:

3.2.4.2.3. Hủy hoại tín tâm, mất lợi ích

Đoạn kinh này có bốn ý: Một lời Phật là chắc thật: như kinh nói “như Ta khen ngợi,… cho đến,… những gì chư Phật nói không có gì khác”. Hai hủy báng bị suy tổn: như kinh nói “có các chúng sinh,… cho đến, …bị luân hồi sinh tử không dừng dứt”. Ba kính tin, được lợi ích: như kinh nói “Đức Phật nói với tôn giả A-nan,…cho đến,… người bị rơi vào đường ác, chắc chắn không có việc đó”. Bốn khuyên chúng sinh tin nhận: như kinh nói “Này A-nan,… cho đến,…không ai có thể nói hết được”.

Văn kinh:

Bấy giờ, trong chúng có một vị Bồ-tát tên là Cứu Thoát, đứng dậy, kéo y để lộ vai phải, gối phải chạm đất, cúi người, chắp tay thưa Phật: “Đại đức Thế Tôn, vào thời kì tượng pháp, có những chúng sinh bị các hoạn nạn làm khổ sở, như bệnh tật liên miên, gầy yếu, không ăn uống được, môi họng khô rang, mắt thấy toàn màu đen, tướng chết hiện ra, cha mẹ, người thân, bạn bè quen biết vây quanh khóc lóc. Người bệnh kia vẫn còn nằm tại chỗ, mà thấy sứ giả diễm-ma dẫn thần thức của họ đến trước mặt Diễm-ma pháp vương. Khi ấy có vị thần tên là Câu Sinh, là vị thần theo dõi những việc làm của tất cả chúng sinh. Tùy chúng sinh hoặc gây tội, hoặc làm phúc vị ấy đều ghi chép đầy đủ. Vị thần ấy đem những ghi chép ấy trình lên Diễm-ma pháp vương. Bấy giờ, vị Diễm-ma pháp vương kia mới hỏi những người ấy và tính toán những việc người ấy đã làm, rồi tùy theo chúng gây tội hay tạo phúc mà xử đoán.”

Bấy giờ, người thân và bạn bè của người bệnh kia, nên khuyến khích họ quy y với Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai và thỉnh chúng tăng đọc tụng kinh này, đốt đèn bảy tầng, treo thần phan tục mạng năm sắc, hoặc liền trong lúc ấy, làm cho thần thức người kia được tỉnh lại giống như đang nằm mộng, hiểu biết rõ ràng. Hoặc trải qua bảy ngày, hai mươi mốt ngày, ba mươi lăm ngày, bốn mươi chín ngày làm cho thần thức người kia tỉnh lại, giống như vừa tỉnh mộng, đều tự nhớ biết nghiệp thiện, nghiệp bất thiện và quả báo phải chịu. Vì thấy biết rõ quả báo của nghiệp, cho nên, dù cho bị tổn tính mạng cũng không dám tạo các nghiệp ác nữa.

Vì thế, những tịnh tín thiện nam tử, thiện nữ nhân v.v.. đều nên thụ trì danh hiệu của đức Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai và tùy khả năng của mình cung kính, cúng dường.

Giải thích:

3.2.4.2.4. Chỉ dạy cách giúp đỡ chúng sinh trong thời kì tượng pháp

3.2.4.2.4.1. Giúp đỡ việc làm

Như kinh nói “vào thời kì tượng pháp,…cho đến,…mà xử đoán họ”. Diễm-ma đời Đường dịch là Tĩnh tức. Có nghĩa là giúp cho người biết rõ tội và giúp họ dừng không làm các việc ác. Vì ý nghĩa này, nên dù Diễm-ma thuộc cảnh giới của quỷ nhưng vẫn được gọi là pháp vương. Vì nghiệp lực nên trong ý thức người bệnh hiện ra bốn tướng phần: sứ giả của Diễm-ma, thần thức của người đã chết, Diễm-ma vương, thần Câu sinh. Truyền thuyết rằng, bản thức và thân nên gọi là thần Câu Sinh. Vì thường huân tập nên nói là ghi chép đầy đủ. Vì tiêu biểu cho pháp vương nên nói là trao cho. Do oai lực của nghiệp mà trông giống như hiện thần tướng. Kinh Tịnh độ tam-muội ghi: “Một vị thần tên Đồng Sinh, một tên Đồng Danh và một thần tên Câu Sinh.”

3.2.4.2.4.2. Giúp đỡ lợi ích thù thắng

Như kinh nói, “Bấy giờ, người thân, bạn bè của người bệnh kia,… cho đến, … không dám tạo các nghiệp ác nữa”.

Ở đây có năm trợ duyên: quy y Phật, thỉnh Tăng, chuyển pháp, thắp đèn và treo phan. Đèn là ánh sáng. Phan là tướng soái. Vì cứu giúp chúng sinh bị chìm trong tối tăm nên phải cần đến phan và đèn. Bảy lớp năm sắc: không có chỗ nào nói cho biết nguyên nhân vì sao làm bảy lớp năm sắc. Nếu lấy nghĩa suy ra thì đó là điều phục bảy chi tội và phân chia làm năm phương. Hoặc có người làm việc đó thì thần thức của người ấy được trở lại như cũ. Vì xác định nghiệp nên nói là ‘hoặc hữu’ (hoặc có). Nói hoặc trải qua bảy ngày, cho đến bốn mươi chín ngày, đó là phỏng theo thọ mạng của trung hữu, mỗi thọ mạng tồn tại trong vòng bảy ngày. Nhưng có thuyết cho rằng, ba thọ mạng sau mỗi thọ mạng cách nhau mười bốn ngày. Vì mục đích nêu rõ chứng cứ, mới nói như vậy, chứ kì thật thần thức không lìa thân. Những người lưu truyền kinh này đều nói, ‘Kì thật thần thức chưa từng lìa khỏi thân”.

Văn kinh:

Bấy giờ, tôn giả A-nan hỏi Bồ-tát Cứu Thoát: “Thiện nam tử, phải cung kính, cúng dường Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai kia như thế nào? Còn phan tục mạng và đèn phải làm thế nào?”

Bồ-tát Cứu Thoát nói: “Đại đức, nếu có người bệnh nào muốn khỏi bệnh khổ thì người thân phải giúp người ấy thụ trì tám phần trai giới trong bảy ngày bảy đêm, sắm sửa đồ ăn, thức uống và những vật dụng khác tùy theo khả năng cúng dường bí-sô tăng. Đồng thời, ngày đêm sáu thời lễ bái, hành đạo, cúng dường Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, đọc tụng kinh này bốn mươi chín biến, thắp bốn mươi chín ngọn đèn. Lại phải tạo bảy hình tượng đức Như Lai kia, trước mỗi tượng đều đặt bảy ngọn đèn, mỗi ngọn lớn như bánh xe và thắp sáng suốt bốn mươi chín ngày đừng để tắt. Lại phải may phan năm sắc, dài bốn mươi chín gang tay và phải phóng sinh các loài vật đến bốn mươi chín ngày.”

Có thể thoát khỏi các khổ nạn, không bị chết ngang và không bị các ác quỷ bắt bớ.

Lại nữa, đại đức An-nan, các vị quốc vương đã làm lễ quán đỉnh thuộc dòng dõi Sát-đế-lợi khi có những tai nạn xảy ra, như: nạn dân chúng bị bệnh dịch, nạn bị nước khác xâm lăng, nạn trong nước bị phản loạn, nạn sao biến đổi quái lạ, nạn mặt trời mặt trăng che nhau, nạn mưa gió không đúng mùa, nạn quá mùa không mưa. Bấy giờ, những vị quốc vương đã làm lễ quán đỉnh thuộc dòng dõi Sát-đế-lợi kia nên sinh khởi tâm từ bi với tất cả chúng sinh, ân xá cho tội nhân và theo pháp cúng dường đã nói ở trước cúng dường Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai. Nhờ căn lành này và do sức bản nguyện của đức Như Lai làm cho trong nước được yên ổn, mưa gió đúng mùa, lúa thóc được mùa và tất cả chúng sinh không có bệnh dịch, được an vui. Đồng thời, trong nước không có thần dược-xoa bạo ác v.v.. làm khổ não chúng sinh, tất cả các hiện tượng xấu đều ẩn mất. Ngoài ra, tuổi thọ, sức khỏe, bệnh tật, quyền lực của những vị quốc vương đã làm lễ quán đỉnh thuộc dòng dõi Sát-đế-lợi kia đều được thuận lợi.

Nếu các hoàng hậu, hoàng phi, công chúa, thái tử, vương tử, đại thần, phụ tướng trong cung và thể nữ, bách quan, lê dân bị các bệnh khổ và bị những khổ nạn khác, cũng nên tạo lập thần phan năm màu, thắp đèn Tục minh, phóng sinh các loài vật, tung các loại hoa, đốt các loại hương quý, thì được lành bệnh và thoát khỏi các khổ nạn.

Giải thích:

3.2.4.2.5. Hỏi-trả lời và giải thích các nạn

3.2.4.2.5.1. Hỏi và trả lời

a. Hỏi

Bấy giờ, tôn giả A-nan hỏi Bồ-tát Cứu Thoát: “Thiện nam tử, phải cung kính, cúng dường Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai kia như thế nào? Còn phan tục mạng và đèn phải làm thế nào?” Là phần hỏi.

b. Trả lời

- Trả lời về nạn bệnh: như kinh nói, “Bồ-tát Cứu Thoát nói, … cho đến,… nói rộng rãi”. Những điều nói ở đây là căn cứ vào giới hạn bệnh tật, giả như không đầy đủ nhưng không phải không có lợi ích thù thắng. Như trước kinh nói, “cúng dường tùy theo khả năng của mình”. Kinh Pháp xã ghi: “Người nghèo cúng một ngọn đèn cũng đạt được sở nguyện.”

Trước mỗi tượng Phật đặt bảy ngọn đèn: sư Tĩnh Mại nói: “Trước tượng Phật đặt một chỗ ngồi, làm bảy luân đăng, hình giống như bánh xe. Trước mỗi mỗi tượng đặt một chỗ ngồi và đều đặt một luân đăng; trên mỗi mỗi luân đăng đều đặt bảy ngọn đèn nhỏ.”

- Trả lời về nạn đất nước, có hai trường hợp: nạn trong lãnh thổ và nạn trong dòng tộc.

Như kinh nói “Lại nữa, A-nan,… cho đến,…thoát khỏi các khổ nạn”. Như trong văn kinh nói, có thể hiểu được.

Vua đã làm lễ quán đỉnh: Khi vua nước lớn lên ngôi thì vua các nước nhỏ, các quần thần đều lấy nước ở bốn biển lớn rưới lên đỉnh đầu nhà vua.

Trong nước an ổn: là trừ được nạn thứ hai và thứ ba.

Mưa hòa, gió thuận, lúa thóc được mùa: là trừ được nạn thứ sáu, thứ bảy.

Không có bệnh dịch, không có thần dược-xoa: là trừ được nạn thứ nhất.

Tướng xấu ẩn mất: là trừ được nạn thứ bốn, thứ năm.

Nạn vua và quyến thuộc của vua, giống như văn kinh, có thể hiểu được.

Văn kinh:

Bấy giờ, tôn giả A-nan hỏi Bồ-tát Cứu Thoát: “Thiện nam tử, vì sao mạng sống đã hết mà còn có thể kéo dài thêm được?”

Bồ-tát Cứu Thoát trả lời: “Đại đức! Đại đức, há không nghe Như Lai nói có chín trường hợp chết ngang sao? Vì thế, nên Đức Phật khuyên chúng ta nên may phan Tục mạng, thắp đèn Tục minh, làm các việc phúc đức; vì làm các việc phúc đức nên sau khi thọ mạng này chấm dứt thì không bị trải qua các khổ hoạn.”

Bồ-tát Cứu Thoát nói, nếu có những chúng sinh tuy chỉ bệnh nhẹ, nhưng vì không có thầy thuốc, không có người chăm sóc; giả sử, có gặp thầy thuốc nhưng vì cho uống nhầm thuốc nên bệnh không đáng chết mà bị chết ngang. Lại có chúng sinh tin theo những lời nói dối về họa-phúc của những thầy tà ma, ngoại đạo, bất lương ở đời, rồi sinh sợ hãi, động tâm, không tự chủ; xem bói để tìm hiểu mối họa; sát hại các loài vật để giải bày với thần minh, kêu gọi yêu quái, xin được ban phúc, che chở, vì muốn kéo dài tuổi thọ; nhưng rốt cuộc không thể đạt được. Vì ngu si, mê muội, tin theo tà kiến điên đảo, nên bị chết ngang, rơi vào địa ngục, không có kì hạn ra khỏi. Đó gọi là trường hợp chết ngang đầu tiên.

Thứ hai bị giết bởi pháp luật của nhà vua. Ba là vì đam mê săn bắn, chơi bời, ham dâm, nghiện rượu, buông thả vô độ, phi nhân đoạt tinh khí, nên bị chết ngang. Bốn là bị lửa thiêu chết. Năm là bị chết đuối. Sáu là bị các thú dữ ăn thịt. Bảy là chết vì bị rơi xuống vực thẳm. Tám là chết vì bị đầu độc, bị trù ẻo, yểm chú và quỷ khởi thi v.v… Chín là chết chết đói, chết khát.

Đó là chín trường hợp chết ngang mà Như Lai nói; ngoài ra, còn có vô lượng trường hợp chết ngang khác, khó có thể nói hết được.

Lại nữa, A-nan, Diễm-ma vương kia là vị đứng đầu trong việc ghi chép tên tuổi ở thế gian. Nếu những chúng sinh nào bất hiếu, ngũ nghịch, phá hoại, sỉ nhục Tam bảo, hoại phép vua-tôi, hủy tín giới, thì Diễm-ma pháp vương kia kiểm sát tội nặng-nhẹ mà phạt chúng. Vì thế, nay Ta khuyên các chúng sinh thắp đèn, may phan, phóng sinh, tu phúc để thoát khỏi khổ ách và không gặp các nạn.

3.2.4.2.5. 2. Giải thích các nạn

Giải thích các nạn có năm trường hợp: nạn, quyết, trưng, giải, kết.

Ý nghĩa của quyết: chín trường hợp chết ngang đều bất định nghiệp, túc nghiệp và giống như quả đẳng lưu. Nếu có người làm việc lành bổ sung cho phúc đức thì tuổi thọ được kéo dài.

Không bao giờ được: sát sinh thì tuổi thọ sống ngắn ngủi, ăn thịt thì nhiều bệnh. Vậy, đoạn mạng người khác có thể kéo dài tuổi thọ đã có sẵn được sao? Tuy chỉ mắc bệnh nhẹ nhưng vì nghiệp tổn diệt thọ mạng nên bị chết ngang và rơi vào địa ngục. Đó là những ý ở đây muốn nói.

Ý nghĩa của kết: nếu không thể kéo dài tuổi thọ thì phụ thuộc vào diễm-ma. Như trong văn kinh có thể hiểu được.

Văn kinh:

Bấy giờ, có mười hai vị đại tướng dược-xoa ngồi trong pháp hội. Mười hai vị đó là: đại tướng Tì-la, đại tướng Phạt-chiết-la, đại tướng Mê-xí-la, đại tướng An-để-la, đại tướng Át-nễ-la, đại tướng San-để-la, đại tướng Nhân-đạt-la, đại tướng Ba-di-la, đại tướng Ma-hổ-la, đại tướng Chân-đạt-la, đại tướng Chiêu-đỗ-la, đại tướng Tì-yết-la.

Mười hai đại tướng dược-xoa ấy mỗi vị có bảy nghìn dược-xoa làm quyến thuộc, cùng lúc đồng thanh bạch Phật: “Thế Tôn, nay chúng con nhờ oai lực của Phật được nghe danh hiệu của đức Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai, nên không còn sợ bị sinh vào đường ác. Chúng con mãi mãi đều cùng một lòng, trọn đời quy y Phật, Pháp, Tăng và hứa sẽ che chở, làm việc đem đến nghĩa lợi, lợi ích, an lạc cho tất cả chúng sinh. Dù ở bất cứ nơi nào, như trong thôn, thành, quốc, ấp, trong rừng vắng, nếu có người lưu truyền kinh này, hoặc có người thụ trì danh hiệu của đức Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai và cung kính cúng dường thì quyến thuộc của chúng con sẽ bảo vệ những người ấy, làm cho họ đều thoát khỏi tất cả khổ nạn. Nếu có ai mong cầu điều gì thì chúng con đều giúp cho họ mãn nguyện. Nếu có người mắc bệnh nặng, cầu khỏi bệnh thì cũng nên đọc tụng kinh này và lấy chỉ năm màu kết tên của chúng con; đợi sau khi khỏi bệnh rồi thì mới mở kết ra.

Bấy giờ, Thế Tôn khen ngợi các đại tướng dược-xoa: Quý thay! Quý thay! Các đại tướng dược-xoa, nếu các ông muốn báo đáp ân đức của Thế Tôn Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai thì phải thường xuyên làm lợi ích, an lạc cho tất cả chúng sinh.

Giải thích:

3.2.5. Đại tướng dược-xoa đạt được lợi ích và báo ơn thành tựu

Trong mục này có ba ý: Một các kinh gia nêu tên. Hai các đại tướng dược-xoa thệ nguyện. Ba đức Như Lai khen ngợi, chấp nhận. Giống như trong văn kinh, có thể hiểu được.

Văn kinh:

Bấy giờ, tôn giả A-nan bạch Phật: Bạch Thế Tôn, pháp môn này gọi tên là gì? Chúng con phải phụng trì như thế nào?

Đức Phật nói với tôn giả A-nan: Pháp môn này gọi là Dược Sư Lưu-ly Quang Như Lai bản nguyện công đức, cũng gọi là Thập nhị thần tướng nhiêu ích hữu tình kết nguyện thần chú, và cũng gọi là Bạt trừ nhất thiết nghiệp chướng.

Các ông nên thụ trì như thế.

Khi đức Bạc-già-phạm nói lời ấy xong, tất cả đại chúng như các vị đại Bồ-tát, đại Thanh văn, quốc vương, đại thần, Bà-la-môn, cư sĩ, trời, rồng, dược-xoa, Kiện-đạt-phược, A-tố-lạc, Yết-lộ-trà, Khẩn-nại-lạc, Mạc-hô-lạc-già, nhân, phi nhân v.v… nghe Đức Phật nói như thế đều rất vui mừng, tin thụ và phụng trì.

Giải thích:

3.3. Nghe danh hiệu hoan hỉ thực hành

Kinh nói “các ông nên thụ trì như thế” là trả lời thắc mắc thứ hai. Nên thụ trì như cách giải thích ‘ba tên gọi’ đã nói ở trên.


« Sách này có 1 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Dưới bóng đa chùa Viên Giác


Dưới cội Bồ-đề

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.40.121 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (255 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...