Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tôi phản đối bạo lực vì ngay cả khi nó có vẻ như điều tốt đẹp thì đó cũng chỉ là tạm thời, nhưng tội ác nó tạo ra thì tồn tại mãi mãi. (I object to violence because when it appears to do good, the good is only temporary; the evil it does is permanent.)Mahatma Gandhi
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Những suy nghĩ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay »» Tôi bỏ 3 năm học Ngân hàng để theo Sư phạm »»

Những suy nghĩ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay
»» Tôi bỏ 3 năm học Ngân hàng để theo Sư phạm

Donate

(Lượt xem: 4.295)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Những suy nghĩ về nền giáo dục Việt Nam hiện nay - Tôi bỏ 3 năm học Ngân hàng để theo Sư phạm

Font chữ:

Thằng cu đấy được sinh ra trong một gia đình cơ bản. Bố nó làm kế toán, còn mẹ làm y tá. Từ nhỏ nó đã được bố mẹ định hướng cho rằng việc học là quan trọng và thiết yếu cho cuộc sống sau này. Nó hiểu điều đó và nó cũng đã rất cố gắng học trong những năm học phổ thông.

Những ngày trước khi đưa ra quyết định chọn trường thi đại học, với suy nghĩ của một thằng nhóc chưa hoàn toàn trưởng thành, nó được bố mẹ “rót” vào tai những “lời nói có cánh” về nghề ngân hàng, nào là: "ngồi điều hòa cả năm, lương cao, thưởng cao, sướng như tiên,…”. Ước mơ của nó không phải là nghề ngân hàng nhưng nó thấy bố mẹ nói cũng xuôi tai, hơn nữa trường HVNH gần nhà, cho nên nó đã quyết định nghe theo ba mẹ và thi vào trường HVNH. Với việc nỗ lực cố gắng rất nhiều trong những năm học phổ thông, nó đã hoàn thành kì thi đại học với số điểm 25, cùng sự vui mừng khôn xiết của ba mẹ, người thân. Vậy là cuộc đời nó bước sang một ngã rẽ mới…

Những năm học đầu tiên ở trường đại học, nó cảm thấy rất thích thú với những môn học đại cương như Triết học, Pháp luật,… Kết quả học tập của nó cũng không đến nỗi nào và ở mức khá. Nhưng đi kèm theo năm tháng, suy nghĩ của nó cũng trưởng thành hơn, và nó có một số thay đổi trong cách nhìn nhận về cuộc sống, về cái nghề ngân hàng mà nó đang theo đuổi bấy lâu nay.

Trước kia với suy nghĩ non nớt của nó, nó nghĩ là sẽ phải phấn đấu làm thật nhiều tiền, phấn đấu lên chức thật cao, phấn đấu mua nhà lầu, xe hơi,… Nhưng giờ quan điểm của nó thay đổi khác nhiều. Giờ nó chỉ nghĩ, suy cho cùng, sống trên đời, cũng chỉ cần có một cuộc sống hạnh phúc, không nhất thiết cứ phải nhiều tiền, chức cao, nhà lầu, xe hơi. Cái quan trọng là sống có cảm thấy hạnh phúc không, tâm trí có cảm thấy thoải mái không.

Cứ giả sử có nhiều tiền rồi lại muốn nhiều hơn nữa, có chức cao rồi lại muốn chức cao hơn nữa, có nhà lầu rồi lại muốn nhà to hơn nữa, có xe hơi rồi lại muốn xe xịn hơn nữa. Cứ thế thì lúc nào cũng phải chạy theo đồng tiền, danh vọng, của cải. Rồi đến một lúc nào đó, nó sẽ không còn là chính mình nữa, sẽ đánh mất bản thân mình, đánh mất danh dự của mình, đánh mất lòng tự trọng của mình vì những thứ mà nó cứ cố gắng theo đuổi kia.

Nó thiết nghĩ một cuộc sống cơ bản, gia đình vợ con hòa thuận, có nhà cửa gọi là chỗ để gia đình quây quần, có xe gọi là để cho có phương tiện đi lại… Như vậy chẳng phải sẽ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc hơn hay sao? Nó biết là nếu sống mà không có mục tiêu, không có lí tưởng sống thì sẽ thật là vô vị. Nó không quên điều đó, chính vì vậy nên nó đã đặt ra mục tiêu mới, lí tưởng sống mới của mình. Đó là thi lại trường đại học Sư phạm Hà Nội và sẽ trở thành một người thầy giáo.

Không phải cho đến tận bây giờ nó mới có ý nghĩ này. Mà ngay từ vài năm trước, lúc chọn trường để thi vào đại học, nó đã có lần bảo bố mẹ là muốn thi sư phạm. Lí do nó muốn thi Sư phạm là phần nhiều nó bị ảnh hưởng bởi 2 người thầy giáo chủ nhiệm của nó, 2 người thầy giáo mẫu mực (tại giữa năm lớp 11 nhà nó chuyển nhà nên nó phải chuyển trường). Hồi cấp 3 nó luôn đứng ở tốp đầu của lớp, vì thế nên nó được 2 thầy yêu quí, ngược lại, nó cũng rất kính trọng và coi 2 thầy như những tấm gương sáng để noi theo. Chính vì vậy, nó đã nuôi ước mơ được thi Sư phạm từ thời đó.

Cho đến bây giờ, khi mà suy nghĩ của nó trưởng thành hơn, ước mơ thi Sư phạm lại bùng lên trong tâm trí của nó. Nó khao khát sau này được làm một người thầy giáo, được làm việc trong một môi trường giáo dục thay vì môi trường cạnh tranh khắc nghiệt bên kinh tế, được dìu dắt các thế hệ học sinh và giúp chúng “qua đò”. Vẫn còn quá sớm để nghĩ về những điều đó.

Và rồi nó chủ động đặt vấn đề thi lại Sư phạm với mẹ nó. Nhưng xã hội hiện tại mọi người vẫn thường có cái nhìn ái ngại về nghề sư phạm. “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” – tư tưởng này đã ăn sâu vào trong tâm trí của biết bao thế hệ đi trước, và đến giờ là thế hệ hiện nay. Chính vì thế nên mẹ nó đã ra sức ngăn cản và không cho nó thi vào trường sư phạm, mặc dù đó là niềm mơ ước của nó thời đó.

Giống như vừa nghe tin đứa con trai yêu quí bị tai nạn, mẹ nó giãy nảy: "Con bị thần kinh à mà định làm như vậy?” và gạt phắt đi ngay tức khắc. Nó ngậm ngùi im lặng mặc dù trong tư tưởng của nó đang bị giằng xé rất dữ dội. Nó cũng biết khi người ngoài nhìn vào thì sẽ thật là điên rồ khi đang học tốt ở HVNH 3 năm rồi, mà lại đi thi lại Sư phạm. Nhưng tâm trí nó không ngừng nghĩ về trường Sư phạm, về nghề giáo viên mà nó đã mơ ước bao năm nay. Vì điều này mà kết quả học tập của nó dạo này cũng không được tốt. Ý chí, nghị lực, mục tiêu phấn đấu của nó đã dồn hết cả vào trường Sư phạm mất rồi. Nó không biết là mình đang đi đúng đường hay sai đường nữa.

Sau đó một thời gian, nó lại chủ động đặt vấn đề thi lại Sư phạm với ba mẹ nó. Dường như ý thức được sự nghiêm túc trong lời nói của đứa con trai, ba mẹ nó đã chịu lắng nghe một cách nghiêm túc hơn. Nhưng tất nhiên, sau đó là một tràng phản bác của ba mẹ dành cho nó: "Con làm vậy là đổ hết công sức mười mấy năm trời của bố mẹ xuống sông xuống biển rồi con ơi... Bố mẹ biết chui vào đâu cho đỡ cảm thấy nhục nhã giờ con ơi... Đầu óc con có vấn đề không hả con… Sướng không biết đường sướng, đang học ngân hàng tốt như vậy, giờ lại nghĩ đến chuyện thi lại là sao hả con… Học sư phạm ra sau này làm sao có việc được hả con… Đến lúc đấy thì lấy gì mà ăn…”.

Nó im lặng nghe những lời kêu than của mẹ. Bố nó cũng nói thêm vào, phân tích rất cặn kẽ về những cái điểm có lợi khi học ngân hàng, những cái bất lợi khi thi lại sư phạm, với hy vọng nó sẽ hiểu ra vấn đề. Nhưng không, nó chỉ trả lời một câu ngắn gọn: "Con sẽ thi lại sư phạm!”. Bố mẹ nó lặng người đi khi nghe câu nói đó. Mẹ nó như trực tuôn trào nước mắt còn bố nó tỏ rõ sự thất vọng trên khuôn mặt. Bố nó cũng chỉ thều thào đáp lại ngắn gọn: "Con thế là vứt đi rồi… Bố mẹ chẳng con hy vọng gì ở con nữa rồi…”.

Sau đó là những chuỗi ngày cực hình đối với nó. Không khí gia đình luôn nặng nề đến nỗi làm cho nó cảm thấy khó thở. Nó biết quyết định của nó đã làm cho bố mẹ nó xót xa, thất vọng, nhục nhã, ê chề. Nó biết từ nay trở đi, nó đã trở thành một đứa con bất hiếu trong mắt bố mẹ. Nó cảm thấy mệt mỏi và áp lực. Nó tâm sự với anh chị, bạn bè của nó để mong tìm được một nguồn an ủi, động viên. Nhưng rất khó để nó có thể tìm được một người hiểu nó vào lúc này. Ai cũng cho đó là hành động bộc phát, điên rồ và thiếu chín chắn.

Nó giấu bố mẹ để đi làm hồ sơ dự thi đại học. Ngày đến nộp hồ sơ tại trường sư phạm, nó có trò chuyện với bác bảo vệ ở đấy, bác có nói câu: "Dân Hà Nội thế này mà thi sư phạm chắc nhà có cửa trong ngành sư phạm rồi nên mới nộp đơn thi sư phạm phải không?”. Nó chỉ cười trừ vì nhà nó chẳng có ai theo ngành sư phạm hết. Nó dần nhận thấy nỗi lo sợ vì quyết định thi lại của mình. Nó thấy dường như cả thế giới đang quay lưng lại với mình. Nó cảm thấy buồn chán, cô độc và không muốn bước tiếp nữa…

Vâng, và tôi chính là nó. Tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện của tôi, để các bạn hiểu rằng, nếu như sau khi các bạn xem xong clip: "Sự trăn trở của kẻ lười biếng”, nếu các bạn nhận thấy clip đấy đúng với mình 5, 6 phần, thì nó đúng với tôi 8, 9 phần. Tôi là người đã bất chấp tất cả để theo đuổi đam mê của mình. Nếu các bạn ủng hộ clip đấy 9, 10 phần, thì tôi ủng hộ nó 20 phần.

Nhưng các bạn ạ, kể cả tôi có rất ủng hộ nó, nhưng những quan điểm tôi thấy không hợp lý, tôi vẫn sẽ tranh luận và phản biện. Phản biện để làm gì? Để cho clip đấy trở nên hoàn hảo hơn, để nó có thể thuyết phục được nhiều người hơn nữa.

Tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện của tôi, để các bạn có một cái nhìn sâu sắc hơn về nghề sư phạm, cái nghề mà nó đã bị chính xã hội không coi trọng ở ngay từ khâu đầu vào của trường đại học, cái nghề mà đầu ra của nó gần như đã được ấn định dành cho những người có cửa hoặc có điều kiện, cái nghề mà còn rất nhiều điểm bất cập như những tảng đá to tướng hiển hiện trước mắt nhưng ai cũng yêu cầu nó phải hoàn hảo, cái nghề mà tôi đã theo đuổi và đam mê cháy bỏng. Các bạn có muốn nghe tiếp câu chuyện của tôi không?

Vào một ngày đẹp trời, nó tình cờ xem được bộ phim “3 idiots” (3 chàng ngốc) của Ấn Độ, lúc đầu nó cũng chỉ nghĩ đơn giản là xem cho vui và giải trí để đỡ căng thẳng thôi. Nhưng không, nó đã nhầm. Khi xem xong bộ phim đó, nó đã tìm được động lực để bước tiếp, để tiếp tục theo đuổi cái đam mê làm giáo viên của nó. Nó tự nhủ với trái tim: "Mọi chuyện sẽ ổn thôi”.

Nó bắt đầu lên kế hoạch chi tiết cho cái đam mê của nó. Và việc đầu tiên nó làm là liên lạc lại với thầy chủ nhiệm cấp 3 để được nghe thầy khuyên bảo và giúp đỡ. Gặp thầy, nó tâm sự với thầy những điều nó trăn trở và giày vò bấy lâu nay. Thầy nói với nó: "Con ạ, sẽ rất vất vả và khó khăn nếu con theo nghề sư phạm, thầy đi dạy mấy chục năm nay mà lương ba cọc ba đồng, thầy khuyên chân tình là con không nên thi lại sư phạm”.

Nhưng mục đích của nó là theo đuổi đam mê, cái đam mê mà nó đã ấp ủ bao nhiêu năm nay, và chính thầy là người đã tạo nên cái đam mê đấy trong nó. Nó đáp lại: "Thưa thầy, em sẽ thi lại sư phạm”. Rồi thầy lại tiếp tục phân tích cặn kẽ cho nó hiểu những khó khăn trong nghề sư phạm, nhưng thầy chưa nói dứt câu, thì nó đã khẳng khái đáp: "Thưa thầy, em chắc chắn sẽ thi lại sư phạm!”. Đến lúc này, thầy chỉ cười và không nói gì. Mặc dù không cần nó giải thích, có lẽ thầy đã hiểu được lý do vì sao nó lại muốn thi sư phạm.

Vài ngày sau, nó nhận được lịch học ôn thi từ thầy. Nó vui mừng khôn xiết. Vì thầy không chỉ là người truyền kiến thức, mà còn là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn đối với nó. Và giờ đây nó đang ôn luyện để chuẩn bị bước vào kì thi đại học thứ 2 trong cuộc đời nó. Nó tự nhủ với lòng mình: "Mình phải thành công, vì chỉ có như vậy mình mới báo hiếu được cho bố mẹ, chỉ có như vậy mình mới chứng tỏ được quyết định của mình là đúng đắn. Mình phải trở thành một thầy giáo vĩ đại!”


Trần Thanh Bình

    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1


Phát tâm Bồ-đề


Vầng sáng từ phương Đông

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.15.141.221 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (273 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (4 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...