Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy nhớ rằng hạnh phúc nhất không phải là những người có được nhiều hơn, mà chính là những người cho đi nhiều hơn. (Remember that the happiest people are not those getting more, but those giving more.)H. Jackson Brown, Jr.
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Người ta trói buộc với vợ con, nhà cửa còn hơn cả sự giam cầm nơi lao ngục. Lao ngục còn có hạn kỳ được thả ra, vợ con chẳng thể có lấy một chốc lát xa lìa.Kinh Bốn mươi hai chương

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tịnh độ Đại kinh Khoa chú »» Tập 166 - Giảng ngày 19 tháng 1 năm 2015 »»

Tịnh độ Đại kinh Khoa chú
»» Tập 166 - Giảng ngày 19 tháng 1 năm 2015

Donate

(Lượt xem: 3.193)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

  • »» Tập 166 - Giảng ngày 19 tháng 1 năm 2015

Tịnh độ Đại kinh Khoa chú - Tập 166 - Giảng ngày 19 tháng 1 năm 2015

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

(Mời quý vị xem bản PDF với nội dung đầy đủ - mở trong phần Xem định dạng khác ở menu trên.)

Mời xem Đại Kinh Khoa Chú, trang 432, bắt đầu xem từ hàng thứ hai:

【發大誓願第六】 “Phát đại thệ nguyện đệ lục” (Phẩm thứ sáu: Phát thệ nguyện rộng lớn).

Chúng ta đọc qua Chú Giải một lần. 本品乃法藏菩薩遵佛明訓,於大眾中宣說所發殊勝大願。此大誓願,妙德難思。如《甄解》曰:四十八願功德成就,而歸一正覺,正覺之體即是南無阿彌陀佛也。是名弘誓本乘海,亦名悲願一乘。此乃彌陀正覺功德也。正覺功德不可思議者,由誓願不可思議 “Bổn phẩm nãi Pháp Tạng Bồ-tát tuân Phật minh huấn, ư đại chúng trung tuyên thuyết sở phát thù thắng đại nguyện. Thử đại thệ nguyện, diệu đức nan tư. Như Chân Giải viết: Tứ thập bát nguyện công đức thành tựu, nhi quy nhất Chánh giác, Chánh giác chi thể tức thị Nam mô A Di Đà Phật dã. Thị danh hoằng thệ bổn thừa hải, diệc danh bi nguyện Nhất thừa. Thử nãi Di Đà Chánh giác công đức dã. Chánh giác công đức bất tư nghị giả, do thệ nguyện bất khả tư nghị” (Phẩm này là Bồ-tát Pháp Tạng tuân theo sự chỉ dạy sáng suốt của đức Phật, tuyên thuyết đại nguyện thù thắng đã phát trong đại chúng. Đại thệ nguyện này, diệu đức khó nghĩ bàn. Như sách Chân Giải nói: Công đức của 48 nguyện thành tựu, nên quy nhất Chánh giác, thể của Chánh giác chính là Nam mô A Di Đà Phật. Đây gọi là biển hoằng thệ bổn thừa, cũng gọi là bi nguyện Nhất thừa. Đây là công đức của Chánh giác Di Đà. Công đức của Chánh giác không thể nghĩ bàn là do thệ nguyện không thể nghĩ bàn). Hôm trước chúng ta học đến chỗ này. Đoạn văn này không dài, vô cùng quan trọng, chúng ta muốn một đời thành tựu, khai thị này đối với sự thọ dụng của chúng ta là vô cùng sâu rộng.

Phẩm này là tiếp theo phần trước, Bồ-tát Pháp Tạng thỉnh pháp với thầy mình là Thế Gian Tự Tại Vương Phật, thầy giảng cho Ngài về cõi nước của tất cả chư Phật trong mười phương. Bởi vì bổn nguyện của Ngài là muốn vì tất cả chúng sanh khổ nạn mà kiến lập một đạo tràng, dùng phương pháp phương tiện nhất để giúp đỡ tất cả chúng sanh, đặc biệt là chúng sanh [chịu] tội khổ, chúng sanh trong lục đạo, có thể ngay trong một đời, trong khoảng thời gian cực ngắn ngủi, chứng đắc Vô thượng Bồ-đề. Thế Gian Tự Tại Vương Phật khen ngợi bi nguyện của Ngài, thật là từ bi đến tột cùng, thỏa mãn đại nguyện của Ngài, đức Phật giảng giải cho Ngài về Y Chánh trang nghiêm trong cõi nước của tất cả chư Phật khắp mười phương ba đời. Hơn nữa, đức Phật dùng thần lực biến hiện thế giới trong mười phương trước mặt Ngài, để Ngài thấy được toàn bộ. Đức Phật dạy Ngài, trong mười phương thế giới, nơi nào ông thích thì ông chọn, nơi nào không thích thì ông bỏ đi. Điều này vô cùng phù hợp với lý niệm khách quan. Như vậy thì ông kiến lập được đạo tràng trong lý tưởng của ông, đó chính là Thế giới Cực Lạc. Vì vậy, sự thành tựu của Thế giới Cực Lạc là tập hợp sự thành tựu lớn về Y Chánh trang nghiêm tốt đẹp của tất cả chư Phật Như Lai trong mười phương ba đời. Sau khi thế giới ấy được kiến lập, chính là đều hơn hẳn cõi nước của tất cả chư Phật trong mười phương, đây là lẽ đương nhiên.

Phật Phật đạo đồng, chư Phật đều có khả năng này, đức Di Đà kiến lập rồi, chư Phật cần kiếp lập hay không? Hiện nay, nhân gian chúng ta là thi đua, anh xây dựng đạo tràng lớn, tôi phải xây dựng tốt hơn anh, phải thù thắng hơn anh, đều tranh đua. A Di Đà Phật kiến lập nên, không nghe nói có một vị Phật nào tranh đua với A Di Đà Phật, không có. Vì sao vậy? Vì mình với người là một, không phải hai, A Di Đà Phật kiến lập chính là chư Phật kiến lập. Cho nên chư Phật bớt việc, bên chỗ Ngài hoàn thiện như vậy, học trò ở chỗ tôi dạy không xong, ở chỗ tôi không thể khai ngộ, tôi đều tiến cử đến chỗ của Ngài. Cho nên một là tất cả, tất cả là một, tâm Phật là [cùng] một tâm, không phải là [chư] Phật không có khả năng, mà Ngài kiến lập rồi, thì tôi không cần làm việc này nữa.

Người thế gian có danh văn lợi dưỡng, có tâm này, có Tập khí này, Phật hoàn toàn không có. Chúng ta phải thể hội được ý nghĩa này, có thể thực tiễn trong cả đời của chính mình, vậy thì được đại thọ dụng rồi!

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm tấm gương cho chúng ta, cả đời không kiếp lập đạo tràng, vì sao vậy? Vì có đạo tràng thì có hơn thua, có đạo tràng thì có gánh nặng. Không có đạo tràng thì tự tại, cách thức sinh hoạt của các Ngài, trong một đời, ăn một bữa giữa ngày, ngủ một đêm dưới cây; đi đến nơi nào, người ở nơi nào thì đạo tràng ở ngay nơi đó. Nếu thật sự kiến lập đạo tràng, đức Phật kiến lập đạo tràng thì dễ, lúc đó có 16 vị đại quốc vương đều là Đệ tử quy y của đức Phật, mỗi người đều mong muốn kiến lập đạo tràng để cúng dường đức Phật. Đức Phật không tiếp nhận, mời Ngài tạm trú, giảng một bộ kinh, hai bộ kinh thì được, giảng xong thì đức Phật liền đi. Vì sao đức Phật phải làm như vậy? Hiện nay, chúng ta nhìn thấy rồi, chúng ta hoàn toàn hiểu rõ sự đại từ đại bi của đức Phật, trí huệ của đức Phật, đây là [vì] có đạo tràng thì có đấu tranh, không có đạo tràng thì không có đấu tranh. Ai cũng muốn làm trụ trì, ai cũng muốn làm người lãnh đạo, có ý niệm này thì không thể thành tựu đạo nghiệp. Vì sao vậy? Vì tâm không thanh tịnh, nên không thể chứng quả.

Quý vị phải biết, Tu-đà-hoàn là quả vị thấp nhất trong Tiểu thừa, Sơ quả, còn chấp trước không? Không còn, không còn Thân kiến nữa, các ngài phải đoạn năm loại Kiến hoặc mới có thể chứng được quả Tu-đà-hoàn. Loại đầu tiên trong năm loại Kiến hoặc là Thân kiến, không còn chấp trước thân là ta nữa, biết được thân không phải là ta, buông xuống Thân kiến. Buông xuống đối lập, Biên kiến chính là đối lập, không đối lập với bất kỳ người nào, không đối lập chính là một thể. Người khác có đạo tràng, chúng ta tận tâm tận lực để giúp đỡ họ, hỗ trợ họ, khiến đạo tràng của họ phát huy tác dụng, tuyệt đối không chiếm hữu vị trí ấy, muốn đến bài xích người khác, không có ý niệm này. Ở thế gian, người lãnh đạo của một đoàn thể, họ phục vụ cho đoàn thể ấy; xuất gia học Phật rồi, đức Phật phục vụ cho ai? Đức Phật phục vụ cho tất cả chúng sanh khổ nạn trong khắp pháp giới hư không giới. Phạm vi bao quát của khổ nạn này trong Đại thừa rất lớn, trên đến Đẳng giác Bồ-tát, Đẳng giác Bồ-tát còn có khổ nạn gì? Vẫn chưa đoạn hết phiền não Tập khí của Vô thỉ Vô minh, đây chính là khổ nạn của các ngài.

Vì vậy, phải học cách biểu pháp giống như đức Phật, đức Phật thật sự là buông xả hoàn toàn triệt để, sáu căn trong cảnh giới sáu trần thật sự là không khởi tâm không động niệm, đó là Phật; có Khởi tâm Động niệm, không có Phân biệt Chấp trước, đó là Bồ-tát, luôn nghĩ đến điều này; còn có Phân biệt, không có Chấp trước, đó là A-la- hán. Chính là “Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác” trên đề kinh của chúng ta. Chúng ta tu gì? Đề kinh này là ba cấp bậc, thứ nhất là tu tâm thanh tịnh. Trong tâm thanh tịnh tuyệt đối không có ô nhiễm, có ngã chấp chính là ô nhiễm, chấp trước thân thể là ta là ô nhiễm, đối lập là ô nhiễm, Biên kiến là ô nhiễm, Thành kiến là ô nhiễm, tôi cho rằng thế này thế kia, đây là ô nhiễm. Còn có thiện ác hay không? Người thế gian có thiện ác, Ngài không có thiện ác, hai bên thiện ác cũng không tồn tại, cho nên trở về trung đạo. Vì sao vậy? Vì Ngài biết ác bằng không, thiện cũng bằng không, thiện với ác bằng nhau; đều là nghiệp, nghiệp luân hồi, không thể thoát khỏi luân hồi, hết thảy đều đang chế tạo luân hồi. Vì vậy, không chấp cả hai bên, đoạn ác không chấp tướng của đoạn ác, trong tâm không có, tu thiện không chấp tướng của tu thiện. Vì sao phải đoạn ác tu thiện? Đó là [vì] biểu diễn cho người thế gian xem, đây là dạy học, thiện ác của bản thân không còn nữa, vẫn phải làm ra tướng thiện ác, khuyên người thế gian đoạn ác tu thiện, tạo nghiệp luân hồi thì đừng tạo ba đường ác, tạo ba đường thiện, ý nghĩa là như vậy. Còn bản thân thì sao? Ba đường ác, ba đường thiện đều không tạo, siêu việt rồi. Cho nên đó là biểu pháp, đó là giáo hóa chúng sanh, bản thân thì siêu việt rồi. Nếu chính mình thật sự có tâm đoạn ác tu thiện, đó chính là nghiệp luân hồi, không thể vượt khỏi lục đạo luân hồi, việc này thì phiền phức rồi.

Bi nguyện của đức Di Đà phát ra vô cùng viên mãn, cực kỳ cứu cánh, hoàn toàn tương đồng với những gì trên đề kinh nói. Tâm của Ngài thanh tịnh đến tột cùng, bình đẳng đến tột bậc; giác là Đại triệt Đại ngộ cứu cánh viên mãn, đây là nhân, tu nhân. Quả báo, nửa phần đầu đề kinh, 大乘無量壽莊嚴 “Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm”. “Đại thừa” là trí huệ; “Vô Lượng Thọ” là đức, trong vạn đức, thọ mạng là đức thứ nhất, không có thọ mạng thì những điều khác cũng bằng không, thọ mạng là đức thứ nhất; “trang nghiêm” chính là Thế giới Cực Lạc, Y báo Chánh báo đều đạt đến cứu cánh viên mãn, sanh đến Thế giới Cực Lạc thì đạt được, cực kỳ tán thán công đức của Thế giới Cực Lạc không thể nghĩ bàn. Mà thể của Chánh giác này chính là danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật, công đức của danh hiệu không thể nghĩ bàn. A Di Đà Phật là ai? Chính là bản thân chúng ta, nhất định phải biết điều này, nếu quý vị không biết, thì đời này quý vị không đạt được quả Phật cứu cánh viên mãn. Vì sao vậy? Vì danh hiệu A Di Đà Phật này là danh hiệu của Tự Tánh, chính là tánh đức của chính mình. “A” dịch là “vô”, “Di Đà” dịch là “lượng”, “Phật” dịch là “giác”, Tự Tánh chính là vô lượng giác. Vô lượng giác chính là sự giác cứu cánh viên mãn, sự giác cứu cánh viên mãn chính là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, người Trung Hoa gọi tắt là Vô thượng Bồ-đề. Chứng được từ đâu? Chính là [từ] câu Phật hiệu này.

Tập khí nghi ngờ lo ngại của chúng ta rất nặng, cứ luôn nghi ngờ, luôn [nghĩ] sẽ có [pháp] tốt hơn. [Pháp] tốt nhất thì không tìm được, ở trước mặt quý vị, mà quý vị mê hoặc rồi, tìm không ra. Khó có được lão Hòa thượng Hải Hiền biểu diễn cho chúng ta xem, quý vị hỏi vị lão Hòa thượng ấy tu gì? Cả đời rốt ráo viên mãn vạn đức vạn hạnh, đây là ngài biểu diễn cho chúng ta xem, dùng phương pháp gì? Chính là một câu Nam mô A Di Đà Phật. Ngài xuất gia năm 20 tuổi, Sư phụ, Sư phụ là người Đại triệt Đại ngộ, không phải phàm phu, vì sao vậy? Phàm phu không nhận ra người tài, không nhận biết được người ấy. Sư phụ ngài vừa gặp mặt thì nhận biết, đó là người thế nào? Người ấy tương lai nhất định sẽ khai ngộ. Vậy phải dạy ngài Pháp môn gì? Phải dạy ngài Pháp môn dứt khoát thành công khai ngộ, chính là một câu Phật hiệu, dặn dò ngài cứ niệm liên tục. Ngài niệm suốt 92 năm, bản tính của ngài tốt, thành thật, nghe lời, thật làm, cả đời không thay đổi đề mục.

Nếu quý vị hỏi tôi, khi nào ngài đạt được Công phu Thành phiến? Đạt được Công phu Thành phiến thì có thể vãng sanh. Vậy tôi có thể nói với quý vị, sẽ không vượt quá ba năm, vì sao vậy? Người niệm ba năm được Công phu Thành phiến quá nhiều rồi, đạt được Công phu Thành phiến thì có tư cách vãng sanh. Vì sao vậy? Vì họ thấy Phật rồi, đức Phật sẽ nói với họ, con còn bao nhiêu năm thọ mạng, đến lúc đó Ta sẽ đến đón con. Họ yên tâm rồi, một lòng một dạ niệm câu Phật hiệu này. Thái độ niệm Phật của họ: chân thành, thanh tịnh, cung kính; có thái độ này thì sẽ thành công. Không phải dùng Chân tâm, còn có vọng niệm, tâm vẫn không thanh tịnh, vẫn còn thị phi nhân ngã, không có tâm cung kính, như vậy thì không đạt được. Người như vậy thì nhiều, người thật sự giống như lão Hòa thượng Hải Hiền thì không tìm được, đi đâu để tìm! Trước đây chúng ta nghe nói đến ông thợ vá nồi, trong đồng tu niệm Phật, chúng tôi cũng biết được vài người. Nhưng những người tôi biết, đại khái cũng là niệm Phật từ 3 đến 5 năm thì niệm đến biết trước ngày giờ, tự tại vãng sanh, chúng tôi chính mắt nhìn thấy, chính tai nghe được. Đều là nữ Cư sĩ tại gia, nam Cư sĩ thì không nghe nói đến, đều là bà lão, ba năm thì biết trước ngày giờ, tự tại vãng sanh. Vì vậy, người như lão Hòa thượng Hải Hiền, nhiều nhất là ba năm, ngài 20 tuổi, đến năm 23, 24 tuổi thì ngài thành tựu rồi, ngài có thể thấy được A Di Đà Phật, chắc chắn thấy được. Bồ-tát Đại Thế Chí nói với chúng ta: 憶佛念佛,現前當來必定見佛“Ức Phật niệm Phật, hiện tiền đương lai tất định kiến Phật” (Nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền tương lai nhất định thấy Phật), ngài là hiện tiền thấy Phật, tương lai là vãng sanh Thế giới Cực Lạc thấy Phật.

Ngài có thể trì giới, Tam quy Ngũ giới, Thập thiện, Sa Di Luật Nghi, ngài đều có thể làm được. Cả đời ngài không phạm giới, thật sự làm được rồi, cho nên trì giới niệm Phật. Có thể chịu khổ, nhẫn nhịn được, thật sự là Nhẫn nhục Ba-la-mật đến nơi đến chốn, cả đời không tranh với người, không cầu nơi đời. Cuộc sống vô cùng gian khổ, không có ăn không có mặc, cho nên y ngài mặc là do vá, ăn là ăn khổ. Nhưng quý vị hãy quan sát tỉ mỉ, đối người tiếp vật, ngài luôn là nét mặt vui tươi, gương mặt hoan hỷ. Sự hoan hỷ của ngài là chân thật, là [từ] Tự Tánh lưu lộ ra, trong Luận Ngữ nói: 不亦說乎 “Bất diệc duyệt hồ” (Chẳng phải vui lắm sao!), ngài không phải là kích thích từ bên ngoài, mà ngài biểu hiện ra từ trong nội tâm. Sự từ bi chân thành, đồng thể đại bi, vô duyên đại từ, không ngừng lưu lộ ra bên ngoài, đây chính là Thế giới Cực Lạc. Ngài sinh sống ở nơi này không khác gì với sinh sống ở Thế giới Cực Lạc, vì sao vậy? Vì ngài không có Phân biệt Chấp trước, không có Khởi tâm Động niệm. [Đối với] Y Chánh trang nghiêm của Thế giới Cực Lạc, ngài không khởi tâm động niệm, ở nơi này chịu mọi vất vả ngài cũng không khởi tâm động niệm, ngang bằng nhau rồi, [đánh] dấu bằng, đó gọi là công phu.

Một câu Phật hiệu này, trong Đàn Kinh, chúng ta phải ghi nhớ năm câu nói của Đại sư Huệ Năng khi khai ngộ, tuyệt đối đừng quên, câu nói sau cùng của ngài: 何 期自性,能生萬法“Hà kỳ Tự Tánh, năng sanh vạn pháp” (Nào ngờ Tự Tánh có thể sanh ra vạn pháp). “Hà kỳ” là không ngờ, cả vũ trụ từ đâu mà ra? Do Tự Tánh sanh ra, do Tự Tánh hiện ra, hoàn toàn giống với những gì Kinh Hoa Nghiêm đã nói. Thế giới Hoa Tạng từ đâu mà có? Khắp pháp giới hư không giới từ đâu mà có? Cõi nước của tất cả chư Phật trong mười phương ba đời từ đâu mà có? Là do Tự Tánh sanh ra, hiện ra, Tự Tánh là năng sanh năng hiện, vạn vật trong vũ trụ là sở sanh sở hiện, năng và sở là một, không phải hai. Vì vậy, mục đích tu hành Phật pháp là trở về Tự Tánh, như vậy gọi là tốt nghiệp rồi. Chưa trở về Tự Tánh, Tự Tánh chính là Thường Tịch Quang, Thường Tịch Quang chính là Tự Tánh. Thường là không sanh không diệt, vĩnh viễn bất biến, như vậy gọi là thường; tịch là thanh tịnh, tuyệt đối không có ô nhiễm, trước nay chưa từng ô nhiễm, mãi mãi sẽ không ô nhiễm; quang là quang minh chiếu khắp. Thường Tịch Quang ở đâu? Không nơi nào không có, không lúc nào không có, đó là Bản Thể của cả vũ trụ, vũ trụ là từ đó mà hiện ra, được sanh được hiện. Trong Đại thừa giáo, đức Phật thường nói: 一切法從心想生 “Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh” (Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh), tất cả pháp này là vũ trụ trong giác quan của chúng ta. Vũ trụ này từ đâu mà có? Từ tâm, từ tưởng mà sanh ra, tâm là Tự Tánh, tưởng là A-lại-da thức, chính là như Kinh Hoa Nghiêm đã nói: 唯心所現,唯 識所變 “Duy tâm sở hiện, duy thức sở biến” (Chỉ do tâm hiện, chỉ do thức biến). Chỉ do tâm hiện là Pháp giới Nhất chân, là Thế giới Hoa Tạng, là Thế giới Cực Lạc, gọi là Pháp giới Nhất chân. Ai ở nơi đó? Pháp thân Bồ- tát, người minh Tâm kiến Tánh đều ở nơi đó, tu hành ở nơi đó. Các ngài còn tu gì? Các ngài phải đoạn phiền não Tập khí của Vô thỉ Vô minh. Tập khí đoạn hết rồi thì các ngài dung nhập vào Thường Tịch Quang, không thấy Thật Báo độ ấy nữa.

Vì vậy, Thật Báo độ không có sanh diệt, có ẩn hiện, có duyên thì hiện ra, hiện ra Báo độ, không có duyên thì không hiện. Người như thế nào không có duyên? Người đoạn hết phiền não Tập khí của Vô thỉ Vô minh rồi thì không có duyên, [Báo độ] không hiện, chính là một mảng Thường Tịch Quang. Nếu vẫn còn Tập khí phiền não của Vô thỉ Vô minh thì Báo độ hiện ra. Những người nào ở đó? 41 địa vị Pháp thân Đại sĩ, các ngài phá Vô thỉ Vô minh rồi, vẫn còn Tập khí. Tự Tánh gặp được duyên ấy, tự nhiên sẽ hiện Thật Báo độ. Trong Thật Báo độ, chư Phật Như Lai hiện Báo thân, vì sao vậy? Vì các ngài không thấy Pháp thân, [nên] hiện Báo thân, Pháp thân không có hình tướng, Báo thân hiện tướng, hiện thân giống như Bồ-tát. Báo thân ở Thế giới Cực Lạc rất không thể nghĩ bàn, hiện Báo thân viên mãn của Phật, cũng tức là Báo thân viên mãn của Đẳng giác Bồ-tát, để giúp đỡ những vị Pháp thân Bồ-tát ấy. 40 cấp bậc, chính là Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, Thập địa, [của] Viên giáo, 40 cấp bậc này, giúp đỡ các ngài, dùng thần thông, đạo lực, trí huệ của các ngài, giúp tất cả chư Phật Như Lai độ hóa chúng sanh trong chín pháp giới. Chín pháp giới này bao gồm Bồ-tát, Tam thừa Bồ-tát, chính là người chưa kiến Tánh, Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng của Biệt giáo. Thập địa của Biệt giáo là kiến Tánh rồi, cho nên gọi là Tam thừa, bên dưới [là] những vị trong Thập trụ, Thập Hạnh, Thập hồi hướng chưa kiến Tánh, giúp đỡ các ngài.

Duyên thù thắng cao nhất, có đại phước báo, đại trí huệ, đại nhân duyên, họ mới gặp được Tịnh tông, mới biết được một câu danh hiệu A Di Đà Phật này. Nếu những người gống như lão Hòa thượng Hải Hiền, thì một đời họ liền chứng đắc viên mãn. Ba năm, niệm Phật ba năm có thể được Công phu Thành phiến, sau khi được Công phu Thành phiến, ba năm nữa thì họ có thể được Sự nhất tâm, thêm ba năm nữa thì họ có thể được Lý nhất tâm. Nói cách khác, họ từ niệm Phật đến Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh, thời gian bao lâu? Mười năm. Mười năm đạt đến trình độ nào? Năm xưa, đức Phật Thích Ca Mâu Ni đại triệt đại ngộ dưới cây Bồ-đề, Hòa thượng Hải Hiền đạt được đẳng cấp ấy rồi; cùng với Đại sư Lục tổ Huệ Năng ở trong thất phương trượng của Ngũ tổ, nghe Kinh Kim Cang đại triệt đại ngộ cũng là đẳng cấp ấy, đẳng cấp của Pháp thân Bồ-tát. Các ngài vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, muốn lúc nào đi thì lúc ấy sẽ đi, muốn thấy A Di Đà Phật thì Phật liền hiện thân. Ở trong cảnh giới ấy, không gì không biết, không gì không thể.

Vì vậy, lão Hòa thượng Hải Hiền, Sư phụ của ngài dặn dò ngài một câu: “Hiểu rõ rồi”, hiểu rõ rồi tức là con khai ngộ rồi, con kiến Tánh rồi, “không thể nói lung tung, không được nói”. Vì sao vậy? Lục tổ khai ngộ còn phải ẩn náu trong nhóm thợ săn 15 năm, chúng tôi liền hiểu được, ở thế gian này đồng hành tương kỵ, người đố kỵ chướng ngại nhiều lắm, quý vị giả câm giả điếc thì không sao, bình an vô sự; nếu quý vị điều này cũng nói điều kia cũng nói, đố kỵ chướng ngại đều kéo đến, chúng sanh là phàm phu, không phải Thánh nhân, quý vị không thể đứng vững ở thế gian này. Vì vậy, đứng vững ở thế gian này, giả câm giả điếc, quý vị hỏi tôi không biết gì cả. Trong lúc cần thiết bức bách nhất, thật sự lợi ích tất cả chúng sanh thì để lộ một chút, rồi lập tức ẩn lại. Trong hành nghi cả đời của lão Hòa thượng Hải Hiền, chúng ta thấy được, chúng ta thể hội được, chúng ta hiểu rõ.

Ngài nói một câu, khuyên khắp tất cả chúng sanh: “Chăm chỉ niệm Phật, thành Phật là thật, còn lại toàn là giả”, đây là lời chân thật! Còn có một câu giúp quý vị thành công viên mãn, câu nói đó chính là: “Thế gian không việc khó, chỉ sợ tâm không chuyên”, nếu tâm được chuyên thì thành Phật thôi. Trong kinh Đại thừa, đức Phật đã từng nói, hiểu rồi, có pháp nào không phải Phật pháp? Niệm Kinh Vô Lượng Thọ có thể vãng sanh Thế giới Cực Lạc, có thể thành Phật làm Tổ, chúng ta niệm Kinh Koran có được không? Được. Vì sao vậy? Người đã lãnh hội, thì có pháp nào không phải là Phật pháp? Pháp nào ở đây không phải là giới hạn trong Phật pháp, mà tất cả pháp của thế gian và xuất thế gian, chỉ cần quý vị chuyên. Vì sao vậy? Chuyên, quý vị buông xuống Vọng tưởng, buông xuống Vọng tưởng thì thành Phật, buông xuống Phân biệt chính là Bồ-tát, buông xuống Chấp trước chính là A-la-hán. Tôi niệm Kinh Koran cũng như vậy, tôi cũng có thể buông xuống Chấp trước, tôi cũng có thể buông xuống Phân biệt, tôi cũng có thể buông xuống Khởi tâm Động niệm, họ liền thành Phật. Tương lai đi về đâu? Đến thiên đường rồi, đến thiên đường vừa nhìn, A Di Đà Phật cũng ở thiên đường, khác đường đi nhưng cùng nơi trở về, là một phương hướng, một mục tiêu. Nếu không lãnh hội được, đức Phật nói ngược lại, pháp nào là Phật pháp? Không hiểu chính là tâm quý vị không chuyên, điều gì quý vị cũng muốn học thì Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Kinh Vô Lượng Thọ đều không phải Phật pháp.

Từ đây có thể nói: thế gian pháp và Phật pháp đã đánh dấu bằng rồi, là một không phải hai. Then chốt ở đâu? Then chốt chính là dạy quý vị buông xuống. Buông xuống Vọng tưởng, Phân biệt, Chấp trước, tất cả pháp, bất kỳ pháp nào cũng là Phật pháp, vì sao vậy? Chỉ cần quý vị chuyên thì quý vị đều có thể thành tựu đạo Vô thượng. Quý vị muốn hỏi vì sao, bởi vì tất cả pháp đều do Tự Tánh biến ra, từ bất kỳ pháp nào cũng có thể kiến Tánh, rời khỏi Bản Tánh thì không có tất cả pháp, mười pháp giới đều là do Tự Tánh biến ra. Cho nên then chốt là có hiểu hay không? Hiểu hay không thì quý vị không dễ gì hiểu được, chúng tôi nói bằng câu nói khác, có chuyên hay không? Chuyên thì hiểu, không chuyên thì không hiểu. Pháp này tốt, pháp kia không tốt, như vậy rất khó khế nhập, những gì quý vị tu thì nhiều nhất chỉ được thiện pháp, sanh lên trời Dục giới mà thôi, vì sao vậy? Vì chưa đoạn dục. Đoạn dục rồi, được Thiền định, mới có thể sanh lên trời Sắc giới, trời Vô Sắc giới. Vẫn còn dục vọng thì không thể rời khỏi Dục giới, trong đó có thiện ác, thiện thì cảm ba đường thiện, ác thì cảm ba đường ác, đạo lý chính là như vậy. Thiện ác không còn nữa thì thoát khỏi lục đạo luân hồi.

Thiện ác từ đâu mà có? Từ sự Phân biệt Chấp trước nghiêm trọng, từ đây mà có. Vì sao lão Hòa thượng Hải Hiền biểu pháp cho chúng ta? Ngài đối với tất cả người, việc và vật đều tốt, điều gì cũng tốt. Ăn không có Phân biệt, mặc không có Phân biệt, hoàn cảnh sinh sống không có Phân biệt, đối người tiếp vật đều không có Phân biệt, ngài xem mọi người đều là A Di Đà Phật, cung kính bình đẳng, yêu thương bình đẳng. Có người đã xem đĩa phim ấy gần hai ngàn lần, thật chăm chỉ! Nói với chúng tôi, càng xem càng hoan hỷ, lần nào cũng có chỗ ngộ. Họ có thể thành Phật không? Chắc chắn vãng sanh thành Phật.

Pháp là chân diệu, câu Phật hiệu này bao gồm tất cả, bao gồm vạn pháp. Quý vị niệm một câu A Di Đà Phật này, thành tâm thành ý mà niệm, không có Vọng tưởng, không có xen tạp, không có Phân biệt, không có Chấp trước, câu Phật hiệu này đã niệm được hết thảy vũ trụ rồi. Trong Phật pháp nói chư Phật Như Lai trong mười phương ba đời, tôn giáo ở thế gian nói là tất cả Thần minh, hết thảy đều niệm được, không sót một vị nào. Vì sao vậy? Bởi vì đó là tất cả pháp, tất cả pháp sở sanh sở hiện, quý vị niệm năng sanh năng biến của tất cả pháp, chẳng phải là bao gồm toàn bộ rồi sao? Không sót một pháp nào.

正覺功德廣大 “Chánh giác công đức quảng đại” (Công đức của Chánh giác rộng lớn). Văn trong sách Hành Quyển có nói, đây là một đoạn: 敬白一切往生人等, 弘誓一乘海者 “Kính bạch nhất thiết vãng sanh nhân đẳng, hoằng thệ Nhất thừa hải giả” (Kính bạch tất cả những người vãng sanh v.v..., người hoằng thệ biển Nhất thừa). Quý vị xem, lời nói này của ngài, tâm địa cung kính, kính bạch, bạch là bề dưới đối với người trên. Người trên đối với bề dưới là [dùng từ] “cáo”, đức Phật nói với quý vị, đức Phật nói với chúng ta, Đệ tử đối với đức Phật, cung kính là dùng chữ “bạch”, đây là bề dưới đối với người trên. Đây là kính bạch với ai? Với tất cả người vãng sanh v.v..., trong “vân vân”, có Bồ-tát, có La-hán, có người trời, có súc sanh, có ngạ quỷ, có địa ngục, bao gồm tất cả, chữ “vân vân” này, chính là tất cả chúng sanh vãng sanh. Tiếp theo nói với chúng ta, hoằng thệ biển Nhất thừa, hoằng thệ chính là 48 nguyện, chúng ta sẽ học tập trong phẩm này. 48 nguyện từ đâu mà có? Là Bồ-tát Pháp Tạng vâng theo lời dạy của Thế Gian Tự Tại Vương Phật, lại ở trong cõi nước của tất cả chư Phật mà quán sát tỉ mỉ, học được từ đây. Không phải từ Vọng tưởng sanh ra, không phải tưởng tượng, cũng không phải đức Phật dạy cho Ngài, mà là Ngài thật sự tham quan, khảo sát sự Y Chánh trang nghiêm trong tất cả cõi nước chư Phật, chọn lấy ưu điểm, xả bỏ khuyết điểm, thành tựu Thế giới Cực Lạc. Đây là hoằng thệ.

Nhất thừa, đạo tràng ấy của A Di Đà Phật, không có Nhị thừa, không có Tam thừa, chỉ có Nhất thừa, Nhất thừa là thành Phật, gọi là Nhất thừa. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy tất cả chúng sanh, tất cả kinh giáo mà Ngài đã nói trong 49 năm, kinh điển Nhất thừa không nhiều, chỉ có ba bộ. Ngoài ba bộ đó ra, còn có một bộ chính là Kinh Vô Lượng Thọ, Pháp môn Tịnh Độ là Nhất thừa. Nhất thừa là thành Phật, khác với những kinh khác, những kinh khác là Pháp môn thông thường, phải đoạn phiền não, thăng cấp lên từng bước một; Tiểu thừa từ Sơ quả, Nhị quả, Tam quả, Tứ quả, từ từ thăng cấp lên. Nhất thừa không phải vậy, một đời liền chứng được, gọi là hoằng siêu, không phải là thụ xuất. Pháp môn này, giống như trong Kinh Di Đà đã nói, 不可以少善根福德因緣,得生彼國 “bất khả dĩ thiểu thiên căn phước đức nhân duyên, đắc sanh bỉ quốc” (không thể dùng chút ít thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được sanh về cõi nước ấy); nói cách khác, đối với Pháp môn này, quý vị gặp được rồi, quý vị phải có thiện căn, quý vị phải có phước đức, quý vị phải có duyên phận. Duyên phận thì có, đều gặp được rồi, không có thiện căn, không có phước đức, họ không tin. Tuy là tin, nhưng họ vẫn phải thêm vào Pháp môn khác, thêm vào Pháp môn khác thì thế nào? Pháp vị này không còn thuần nữa, bị quý vị phá hoại rồi, quý vị không đạt được lợi ích.

Lão Hòa thượng Hải Hiền, tôi ước đoán ngài chắc chắn vào trước năm 40 tuổi thì ngài đạt được Lý nhất tâm Bất loạn, cũng tức là giống như Đại triệt Đại ngộ, Minh tâm Kiến tánh trong Tông môn, giống như cảnh giới của Đại sư Huệ Năng, ngài đạt được rồi. Đạt được cảnh giới ấy, thông hết tất cả kinh giáo rồi, chắc hẳn là vào năm 40 tuổi thì ngài đạt được. Ngài chưa vãng sanh, đó là nhiệm vụ mà A Di Đà Phật đã giao cho ngài, bảo ngài trụ thế biểu pháp, ở thế gian này thêm vài năm, đến 112 tuổi. Nhìn thấy “Nếu Muốn Phật Pháp Hưng, Chỉ Tăng Tán Thán Tăng”, nhìn thấy quyển sách đó thì biểu pháp viên mãn. Ngài cầm quyển sách đó chụp hình, chủ động yêu cầu người khác chụp hình, cả đời chưa từng như vậy, chủ động bảo người khác chụp hình cho ngài, chỉ có duy nhất lần đó. Sau hai ngày chụp hình xong thì ngài đi rồi, tự tại vãng sanh, công đức của ngài viên mãn rồi.

Thật sự đồng tâm đồng nguyện, đồng đức đồng hạnh với A Di Đà Phật, sống ở thế gian này, con đường trong một đời của quý vị đều là A Di Đà Phật an bài cho quý vị, bản thân không cần bận tâm chút gì. Bản thân bận tâm thì rất mệt, [mà] chưa chắc là chính xác. Đức Phật an bài cho chúng ta, bất luận là thuận cảnh hay nghịch cảnh, quý vị cũng sẽ rất vui vẻ, vì sao vậy? Tiêu nghiệp chướng. Thuận cảnh tiêu nghiệp thiện, nếu không tiêu nghiệp thiện thì đến cõi trời và người để nhận quả báo, không ra khỏi lục đạo; nghịch cảnh tiêu nghiệp ác, không đọa vào ba đường ác, tất cả đều là việc tốt. Đĩa phim của lão Hòa thượng Hải Hiền thật tuyệt vời, nghe không hiểu Kinh Vô Lượng Thọ, quý vị xem đĩa phim, quý vị xem đến ba năm, năm năm thì hoàn toàn hiểu rõ Kinh Vô Lượng Thọ rồi, không cần nghe người khác giảng, quý vị hoàn toàn hiểu rõ. Đây là sự tuyệt diệu của Phật pháp, cực kỳ tuyệt diệu!

Cho nên phải nhớ, chuyên, tuyệt đối không thể tạp. Tổ tiên dạy chúng ta: 一門深入,長時薰修 “Nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu” (Thâm nhập một môn, huân tu lâu dài), chỉ một môn đó. Quý vị không nên học nhiều môn, ba môn, bốn môn quá nhiều rồi, lại còn mấy chục môn, mấy trăm môn, thế có nguy không! Đó chẳng phải là loạn thành một đống sao? Một môn, một môn thì [đến] khi nào khai ngộ? Môn này không còn nữa thì khai ngộ rồi. Vẫn còn một môn này, một môn này chính là chướng ngại. Phải biết rằng, trong Đại thừa giáo, đức Phật đã từng nói: 一切法無所有,畢竟空,不可得“Nhất thiết pháp, vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc” (Tất cả pháp vô sở hữu, rốt ráo không, chẳng đạt được), rốt ráo không, chẳng đạt được, quý vị vẫn còn một môn thì một môn này là chướng ngại. Buông xuống một môn này thì khai mở Tự Tánh thôi, quý vị sẽ minh Tâm kiến Tánh. Đây là Đại thừa chân thật, Nhất thừa chân thật. Người [có] căn tánh như vậy, trong vạn ức người khó có được một người, quá hiếm có. Lịch sử Trung Hoa có, không phải không có, nhưng ít.

Chúng ta nhìn thấy lão Hòa thượng Hải Khánh, tiêu nghiệp rồi. Xem hành nghi cả đời của ngài, ngài không có Đại triệt Đại ngộ, Hiền công Đại triệt Đại ngộ, còn ngài có Đại ngộ. Quý vị xem Nhẫn nhục Ba-la-mật của ngài, người khác ức hiếp ngài, hủy báng ngài, trêu chọc ngài, ngài cảm ơn. Nói với người khác như thế nào? Họ tiêu nghiệp chướng cho tôi, sao tôi có thể không cảm ơn họ được? Thật sự tiêu nghiệp chướng, ngài tiếp nhận rồi, cho nên ngài ra đi được tự tại như thế, để lại nhục thân xá lợi. Nhục thân xá lợi này không dễ gì có được, ngồi trong chum [gần] bảy năm, sáu năm chín tháng, thân thể không hoại, ngay cả y phục cũng không hư hoại. Chúng ta thật sự học Phật thì học ở đâu? Chính là học ở điều này, vậy thì quý vị sẽ thành tựu.

Vì vậy, 成就無礙 “thành tựu vô ngại”, không có chướng ngại, 無邊最勝深妙,不可說不可稱不可思議至德 “vô biên tối thắng thâm diệu, bất khả thuyết bất khả xưng bất khả tư nghị chí đức” (chí đức vô biên tối thắng thâm diệu, bất khả thuyết bất khả xưng bất khả tư nghị). Đức này là Tự Tánh, đức lớn mà Tự Tánh vốn đầy đủ, vô lượng vô biên tế, tánh đức thảy đều hiển lộ ra, chỉ một câu nói này. Tôi nhắc nhở mọi người, quý vị xem kỹ đĩa phim của lão Hòa thượng Hải Hiền, quý vị xem hiểu rồi, quý vị hoàn toàn chứng minh được câu này, là thật, không giả chút nào. Ngài thật sự là “hoằng thệ biển Nhất thừa giả”, chữ “giả” này là người, ngài hoàn toàn làm được 48 nguyện của A Di Đà Phật. Đừng thấy đĩa phim này chỉ có một tiếng, vì vậy người biết xem, xem mấy ngàn lần họ cũng không chán, càng xem càng hoan hỷ, sức mạnh nhiếp thọ đó lớn biết mấy!

Phần sau nêu ra vấn đề, đây đều là trong sách Hành Quyển nói, 何以故? “hà dĩ cố”, vì sao vậy? 誓願不可思議故 “Thệ nguyện bất khả tư nghị cố” (Vì thệ nguyện không thể nghĩ bàn). Vì sao vậy? Thệ nguyện của ngài là thật, không có một niệm nào là vì chính mình, niệm niệm vì chúng sanh tội khổ ở sáu đường trong cõi nước của tất cả chư Phật khắp pháp giới hư không giới, ngài vì điều này, chưa từng vì chính mình. Tâm này tương ưng với tánh đức một cách viên mãn, có vì chính mình thì hoàn toàn sai rồi, vì sao vậy? Phật pháp giảng vô ngã, sao quý vị lại có ngã? Sơ quả Tu-đà-hoàn, Sơ tín vị Bồ-tát của Đại thừa, điều đầu tiên chính là phá Thân kiến, tức là vô ngã. Quý vị xem trong Kinh Kim Cang, nửa bộ đầu [nói] 無我相,無人相,無眾生相,無壽者相 “vô Ngã tướng, vô Nhân tướng, vô Chúng sanh tướng, vô Thọ giả tướng”, đây là ai? Đây là Sơ quả Tu-đà-hoàn, Bồ-tát trong Sơ tín vị của Đại thừa. Vẫn còn ngã, vẫn còn ngã thì chưa vào cửa. Đại thừa đến sau cùng, nửa bộ sau của Kinh Kim Cang, không chỉ không có ngã, mà ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả, những ý niệm đó đều không còn. Quý vị xem, 無我見,無人見,無眾生見,
無壽者見 “vô Ngã kiến, vô Nhân kiến, vô Chúng sanh kiến, vô Thọ giả kiến”, chữ kiến này là ý niệm, vậy thì đoạn hết rồi, ý niệm cũng không còn nữa. Phần trước đoạn rồi, rời khỏi rồi, nhưng vẫn còn ý niệm, nửa bộ sau là ngay cả ý niệm cũng không còn. Không còn ý niệm là cảnh giới gì? Cảnh giới của Thường Tịch Quang. Cho nên phần trước là Tiểu thừa, nửa bộ đầu của Kinh Kim Cang là Tiểu thừa, nửa bộ sau là Đại thừa Bồ-tát. Thệ nguyện không thể nghĩ bàn, vì người, đừng vì chính mình. Vì người thì tâm của quý vị sanh trí huệ, vì mình thì sanh phiền não, sai rồi. Đều chuyển [ngay] trong ý niệm, không ở bên ngoài.

悲願喻如大虛空,諸妙功德廣無邊故 “Bi nguyện dụ như đại hư không, chư diệu công đức quảng vô biên cố” (Bi nguyện ví như đại hư không, nên các công đức vi diệu rộng vô biên), bi nguyện chính là đồng thể đại bi, làm thế nào để giúp đỡ chúng sanh lìa khổ được vui. Giúp như thế nào? Hãy nhìn chư Phật Như Lai, các Ngài là tấm gương tốt của chúng ta. Gần đây nhất, cách chúng ta gần nhất chính là Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, ra đời ở Ấn Độ vào ba ngàn năm trước. Quý vị hãy quan sát tỉ mỉ, Ngài buông xuống rồi, 19 tuổi từ bỏ vương vị, từ bỏ cuộc sống giàu sang trong cung đình, xuất gia tu đạo, buông xuống Phiền não chướng. Năm 30 tuổi, 19 tuổi ra học đạo, học hết 12 năm, trong 12 năm ấy, tất cả tôn giáo, tất cả học phái của Ấn Độ, Ngài đều học qua. Học rồi như thế nào? Không thể giải quyết vấn đề, hoàn toàn buông xuống, đến dưới cây bồ-đề nhập định, khai ngộ rồi. Đến dưới cây bồ-đề nhập định là buông xuống Sở tri chướng. Buông xuống hết hai chướng ngại, khai ngộ rồi. Buông xuống Phiền não chướng là tiểu ngộ, A- la-hán; sau khi buông xuống Sở tri chướng thì đại ngộ, Đại triệt Đại ngộ, là Pháp thân Bồ-tát.

Đức Phật biểu diễn cho chúng ta xem, chúng ta phải biết. Công phu trong Phật pháp không phải là gì khác, [mà là] buông xuống, quý vị buông xuống bao nhiêu, công phu của Ngài cao hơn quý vị, Ngài buông xuống nhiều hơn quý vị, ý nghĩa là như vậy. Vì sao vậy? Vì buông xuống thì khôi phục Tự Tánh, khôi phục trí huệ, đức năng, tướng hảo trong Tự Tánh. Trí huệ, đức năng, tướng hảo của mọi người đều là viên mãn, chính là Tự Tánh viên mãn, đều là viên mãn. Hơn nữa, Tự Tánh là một, “mười phương ba đời Phật, cùng chung một Pháp thân”, Pháp thân chính là Tự Tánh, Tự Tánh chính là Pháp thân, cùng chung một Pháp thân, cùng chung một Tự Tánh, một Bản Tánh, không phải là hai. Tập tánh thì có hai, không như nhau, Tự Tánh không như vậy, Tự Tánh là như nhau. Ai ai cũng có trí huệ rốt ráo viên mãn, đức năng rốt ráo viên mãn, tướng hảo rốt ráo viên mãn, chỉ cần quý vị buông xuống tất cả chướng ngại thì quý vị chứng được thôi. Cho nên Tự Tánh là vốn có, quý vị sẽ thành Phật, bởi vì quý vị vốn là Phật. Vốn là Phật, có lý gì mà không thành Phật!

Làm thế nào để giúp chúng sanh lìa khổ được vui? Đức Phật biết, chúng ta không biết. Chúng ta, quý vị xem trên trái đất, có người lãnh đạo quốc gia nào không yêu thương bảo vệ nhân dân, luôn muốn giúp nhân dân lìa khổ được vui không? Nhưng nghĩ phương pháp nào cũng không đạt được hiệu quả, thậm chí còn mang lại rất nhiều phiền phức. Đức Phật dùng phương pháp gì? Cách nghĩ của Tổ tiên chúng ta gần với đức Phật, cho nên tôi tin Tổ tiên của chúng ta đều là chư Phật Bồ-tát tái lai. Khi tôi còn trẻ có cách nghĩ này, tôi thỉnh giáo thầy, lão cư Lý Bỉnh Nam, tôi nói Khổng tử, Lão tử, Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Văn Võ, Chu công của chúng ta, các vị ấy có phải là Phật Bồ-tát hóa thân ở Trung Hoa hay không? Thầy nói với tôi, trên lý thì nói thông suốt, trên sự thì không có bằng chứng. Bởi vì các ngài không để lộ, tôi là Bồ-tát nào tái lai, nên chúng ta không biết, trên lý thì tuyệt đối nói thông suốt được. Vì sao vậy? Vì hành vi của các ngài giống hệt như lời Phật nói. Giống hệt điều gì? Giáo học vi tiên. Quý vị xem, có vị Phật Bồ-tát nào không dạy học? Đức Phật Thích Ca Mâu Ni biểu diễn cho chúng ta, Ngài dạy 49 năm, mãi cho đến khi vãng sanh, đến sau cùng viên tịch. Còn giảng cho chúng ta, sau cùng Ngài nói với chúng ta: 以戒為師,以苦為師“Dĩ giới vi sư, dĩ khổ vi sư” (Lấy giới làm thầy, lấy khổ làm thầy), [là] di giáo sau cùng.

Học Phật, quý vị muốn thật sự thành Phật, thì phải buông xuống tất cả dục vọng, phải buông xuống tất cả hưởng thụ, phải buông xuống tất cả danh lợi. Những thứ này đều là giả, những thứ này đều là chướng ngại, không phải là điều tốt. Cho nên cả đời Ngài không xây dựng đạo tràng, vì sao vậy? Tự tại. Quý vị có đạo tràng thì quý vị có vọng niệm, quý vị có thể không lo cho đạo tràng này sao? Cho nên cả đời tôi không có đạo tràng, chỉ cần hằng ngày tôi được ăn no, mặc ấm, có nơi chốn được ngủ nghỉ thì được rồi. Thật sự không bận tâm, không có vọng niệm. Có đạo tràng thì hằng ngày quý vị không buông được, việc đó rất phiền phức. Trung Hoa từ xưa đến nay, đạo tràng do ai kiến lập? Chư Phật Bồ-tát. Cho nên người chủ trì đạo tràng là ai? Là chư Phật Bồ-tát, các Ngài tái lai, đến để thành tựu những Phật tử ấy, đều là người minh Tâm kiến Tánh, đại triệt đại ngộ, không phải phàm phu. Phàm phu muốn chủ trì đạo tràng, không có ai không tạo tội nghiệp, quả báo trong lương lai ở ba đường ác. Mỗi đạo tràng lớn, mỗi đời đều xuất hiện Cao Tăng, vậy thì đúng rồi. Đạo tràng này không xuất hiện Cao Tăng, thì đạo tràng này nhất định tạo nghiệp ác, chúng ta đứng một bên để quan sát, thấy được rõ ràng.

Tôi cần đạo tràng không? Tôi không thể cần, vì sao vậy? Vì Đại sư Chương Gia không dạy tôi làm, thầy Lý không bảo tôi làm. Hơn nữa, người xưa nước ta nói, quý vị muốn hại người nào thì quý vị thỉnh họ làm Trụ trì, thỉnh họ làm Đương gia thì họ tiêu rồi. Vì sao vậy? Vì bận tâm, nhiều vọng niệm, tâm không thanh tịnh. Nhiều nhất thì điều họ có thể làm được rất tốt, chăm sóc người khác được tốt, phước báo trời người, không bằng một bà lão niệm Phật cả ngày từ sáng đến tối, bà đến Thế giới Cực Lạc làm Phật rồi, kém rất xa. Nhất định phải hiểu đạo lý này. Kiến lập đạo tràng thì phải thành tựu nhân tài, lấy điều này làm mục tiêu, tuyệt đối không phải là danh văn lợi dưỡng của chính mình, có địa vị trong nhà Phật, có người sùng bái, không phải ý này, vậy thì đã tiêu sạch hết phước báo của quý vị rồi, tội nghiệp của quý vị đã hình thành, thành lập rồi. Vì vậy thật quá đáng sợ!

Tôi học Phật nhiều năm như vậy, tuổi tác lớn rồi, nay đã 90 tuổi rồi, tôi rất cảm ơn, bên này có tín đồ tặng tôi một căn phòng nhỏ, diện tích căn phòng cũng không lớn bằng phòng ghi hình này, tôi ở đó vô cùng thoải mái, ở đó rất tự tại. Giảng kinh dạy học không gián đoạn, đây chính là việc làm của chư Phật Bồ-tát. Phương pháp hiện nay tốt, có thể dùng đĩa DVD, có thể dùng internet, dùng truyền hình, phương pháp này đã cách ly danh văn lợi dưỡng rồi, đạo tràng nhỏ không có người đến nghe kinh. Khoa học kỹ thuật phát triển, tiện lợi vô cùng, bất luận là ở nơi nào, nhà quý vị có tivi thì quý vị có thể đón xem được, quý vị có máy vi tính, internet thì có thể xem được, tốt, quý vị nói tự tại biết mấy! Nếu như nghĩ điều này, muốn điều kia thì rất khổ, hết thảy đều tùy duyên, tất cả pháp thế gian hay xuất thế gian cũng đều tùy duyên. Duyên đầy đủ thì cần phải làm, vì sao vậy? Vì lợi ích chúng sanh; duyên không đầy đủ thì đừng tìm việc, nhiều một việc không bằng ít một việc, ít một việc chẳng bằng không có việc. Thành tựu trong đời này của tôi, tôi biết ơn Quán trưởng Hàn, cả gia đình bà hộ trì, chăm sóc tôi 30 năm, gốc rễ của tôi được cắm chắc rồi, không có 30 năm đó thì tôi không có ngày hôm nay. Cho nên công đức ấy của cả nhà bà lớn, sự thành tựu trong đời này của chúng tôi, dẫn dắt rất nhiều người niệm Phật vãng sanh, công đức này cũng có một phần của bà. Tuyệt đối không thể tạo nghiệp, nhất định không thể tạo tội, điều này quan trọng hơn tất cả.

Cho nên nguyện phải lớn, nguyện, vì độ tất cả chúng sanh, đồng nguyện với Như Lai. Như Lai dùng một câu Phật hiệu này, tất cả chư Phật Như Lai trong mười phương ba đời độ chúng sanh thành Phật đạo đều dùng câu Phật hiệu này, đều khuyên mọi người vãng sanh Thế giới Cực Lạc. Không phải là một mình đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có thể thấy được trong phần sau của quyển kinh này, mười phương chư Phật tán thán, mười phương chư Phật giới thiệu. Chỉ một môn này, chỉ một câu Phật hiệu này thì được rồi, chỉ cần quý vị chuyên, mười năm thì quý vị có thể minh Tâm kiến Tánh. Thiền tông thì khó! Bất kỳ Pháp môn nào cũng không nhanh bằng Pháp môn này, nên Pháp môn này thù thắng không gì sánh bằng, thật sự là Pháp môn bậc nhất. Không biết chữ, chưa từng đi học, không sao, thật sự có thành tựu. Bởi vì, không biết chữ thì tốt, chưa từng đi học thì tốt, vì sao vậy? Vì tư tưởng của họ đơn thuần, vọng niệm của họ ít. Học được quá nhiều điều, đầu óc rất phức tạp, rất khó mà từ bỏ những điều đó; họ cũng không dễ gì mà nhớ được rồi, bây giờ muốn từ bỏ, cũng khó như vậy. Người không có học là người có phước, điều gì cũng không biết, thành thật [niệm] một câu Phật hiệu, niệm đến điều gì quý vị cũng biết. Nếu thật sự chuyên, chuyên nhất, mười năm sẽ thành công, một bộ kinh, một câu Phật hiệu thì đủ rồi. Ngài Liên Trì, Ngẫu Ích đến cuối đời cũng buông hết kinh giáo rồi, 12 thể loại Tam tạng, để cho người khác ngộ, chính mình thì một bộ Kinh A Di Đà, một câu Phật hiệu. Kinh A Di Đà là Tiểu Bổn của Kinh Vô Lượng Thọ, công đức là như nhau.

Vì vậy, thật sự là các công đức vi diệu rộng vô biên, lời này là do đức Phật nói, không phải đức Phật [nói] thì không ai biết. 猶如大車乃至猶如大風,普行世間無所礙故 “Do như đại xa nãi chí do như đại phong, phổ hành thế gian vô sở ngại cố” (Giống như xe lớn cho đến giống như gió lớn, nên đi khắp thế gian không có chướng ngại). Xe lớn chở nhiều người, năng lực lớn, gió lớn cũng như vậy. “Phổ hành thế gian vô sở ngại cố” chính là câu Phật hiệu này, tất cả chướng ngại ở thế gian này đều không còn nữa. Có rất nhiều người học Phật, theo tôi, niệm Phật biết bao nhiêu năm, sức khỏe không tốt sinh bệnh rồi, đi tìm một số bác sĩ, vì sao vậy? Vì không tin Phật pháp. Không phải là đức Phật không linh, mà là bản thân họ không có tín tâm. Lão Hòa thượng Hải Hiền biểu pháp cho chúng ta, năm ngài 18 tuổi, trên thân nổi mụn độc, thuốc thang vô hiệu, khổ không nói nên lời. Đột nhiên ngài nghĩ đến, Bồ-tát Quán Thế Âm cứu khổ cứu nạn, vượt qua tất cả khổ ách, ngài liền chuyên niệm Bồ- tát Quán Thế Âm, niệm hơn một tháng thì khỏi bệnh rồi, mụn nhọt không cần thuốc mà lành. Đây là thế nào? Thế nào gọi là linh? Tin thì linh, không tin thì không linh. Người không tin, quý vị niệm Bồ-tát Quán Âm, mụn nhọt cũng không lành được; quý vị tìm bác sĩ, bác sĩ trị khỏi cho quý vị rồi, [vì] quý vị tin bác sĩ đó. Hoàn toàn là [do] tín tâm của quý vị, bên ngoài là duyên, là thứ yếu, chủ yếu là tín tâm.

Năm 12 tuổi, ngài trồng được một cây bí đao, trái bí đao bị em chú bác của ngài lấy trộm rồi, ngài không biết. Ngày nào ngài cũng thì thầm mà rủa: “Ai lấy trộm trái bí đao của tôi thì khiến cho người đó nổi mụn nhọt bị bệnh”. Niệm một câu nối tiếp một câu, niệm suốt ba ngày, em của ngài thật sự nổi mụn nhọt bị bệnh. Thím đến nói với ngài: “Con đừng niệm nữa”. Ngài vừa nghĩ thấy có sức mạnh lớn như vậy, mau chóng sửa lại: “Khiến cho em ấy mau khỏi, khiến cho em ấy mau khỏi”. Em của ngài thật sự hết bệnh rồi. Đó là gì vậy? Điều đó nói với chúng ta: năng lượng của niệm lực không thể nghĩ bàn, nhà Cơ học lượng tử hiện nay đã chứng minh rồi. Chứng minh điều gì? Tất cả hiện tượng vật chất từ đâu có? Từ niệm lực mà có. Hằng ngày chúng ta vọng tưởng, cho nên vật chất trở nên hết sức phức tạp, không có trật tự, như vậy sẽ tạo thành tai nạn. Nếu như ý niệm của chúng ta đều là niệm thiện, đều là niệm thanh tịnh thì thế giới này lập tức được thái bình thịnh thế. Sự xung đột, tạo tội nào của thế gian, thảy đều có thể tiêu diệt hết, thái bình thịnh thế sẽ xuất hiện, đều do niệm lực.

Vì vậy, chúng ta thường nghĩ, vì sao Thế giới Cực Lạc tốt như thế? Vì sao cõi nước của chư Phật tốt như vậy? Chúng ta nhìn ra rồi. Đức Thế Tôn đã giới thiệu, chư Phật Bồ-tát ấy nay đang thị hiện thuyết pháp, thì ra là vậy. Chúng ta có nghe hiểu không? Có tỉnh ngộ không?

Việc làm tốt nhất ở thế gian chính là giảng kinh thuyết pháp, không có việc nào tốt hơn việc này. A Di Đà Phật ở Thế giới Cực Lạc, trong Kinh Di Đà nói: 今現在說法 “Kim hiện tại thuyết pháp” (Nay đang thị hiện thuyết pháp), chưa từng ngừng nghỉ. Chư Phật Bồ-tát trong mười phương, có vị nào không giảng kinh thuyết pháp hay không? Không có. Thế giới hiện nay của chúng ta trở thành tình trạng như vậy, vấn đề phát sinh từ đâu? Tất cả người xuất gia đều không giảng kinh thuyết pháp, nảy sinh vấn đề rồi. [Nếu] tất cả người xuất gia đều bước ra giảng kinh thuyết pháp thì thế giới này lập tức sẽ thay đổi, vì sao vậy? Khiến cho tất cả chúng sanh nghe được chánh pháp, hiểu được Thật tướng các pháp, buông được tất cả sai lầm, vậy thì đúng rồi.

Thời xưa của Trung Hoa, dưới chế độ của chính trị, quý vị có thể nhìn thấy rất rõ, đưa giáo dục lên vị trí hàng đầu. Toàn bộ chính trị của quốc gia thiết lập vì điều gì? Vì giáo dục, giáo dục được xếp vào vị trí thứ nhất, cho nên quốc thái dân an, thái bình thịnh thế. Thế giới hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển, đưa lợi ích kinh tế lên vị trí đầu tiên, xếp giáo dục xuống sau cùng. Vì vậy, những người học các kỹ thuật này, họ biết làm việc, nhưng không biết làm người, họ không hiểu ơn nghĩa, không biết hiếu dưỡng cha mẹ, không biết tôn trọng sư trưởng. Vì thế, cho dù hiện nay có thầy giỏi chịu dạy, nhưng cũng không tìm được học trò, đây là điều mà đích thân tôi thể hội.

Năm xưa, 26 tuổi tôi biết được Tiên sinh Phương Đông Mỹ, tôi theo thầy học Triết học, thỉnh cầu thầy cho phép chúng tôi đến trường học để dự thính môn học của thầy. Thầy nói với tôi, thầy nói trường học hiện nay, [tức là] trường học của 64 năm trước, 64 năm trước, thầy nói: thầy không ra thầy, trò không ra trò, nếu cậu đến trường học để dự thính thì cậu sẽ thất vọng rất lớn. Tôi tưởng thầy cự tuyệt hoàn toàn, lúc đó trong lòng tôi rất buồn, đương nhiên biểu hiện rất chán nản. Chúng tôi im lặng sáu, bảy phút, thầy Phương nói: cậu thật sự muốn học, thôi như vầy đi, chủ nhật mỗi tuần từ 9 giờ rưỡi sáng đến 11 giờ rưỡi, hai tiếng, thầy giảng dạy cho tôi hai tiếng, chủ nhật mỗi tuần. Đây là điều mà chúng tôi không dám tưởng tượng, chúng tôi không đóng một phân tiền học phí, chúng tôi không quen biết, chỉ biết có quan hệ đồng hương. Thầy là người Đồng Thành, quê nhà tôi ở Lư Giang, khoảng cách của chúng tôi, [tính theo] hiện nay là hơn 20km, rất gần, có mối quan hệ như vậy. Tôi cảm ơn, biết ơn thầy cả đời, nếu không theo thầy học môn học ấy thì chúng tôi mãi mãi không nhận thức được Phật giáo, chúng tôi đều cho rằng Phật giáo là tôn giáo, là mê tín.

Thầy giảng cho tôi một bộ Khái luận Triết học, gồm năm mục, mục sau cùng là “Triết học Kinh Phật”, tôi nhận thức Phật giáo từ trong môn học ấy. Thầy giới thiệu Triết học Kinh Phật cho tôi, nói với tôi: “Thích Ca Mâu Ni là nhà Triết học vĩ đại nhất trên thế giới”, thầy nói chúng ta học Triết học: “Triết học Kinh Phật là đỉnh cao nhất của Triết học cả thế giới, học Phật là sự hưởng thụ cao nhất của đời người”, tôi mới nhận thức được. Sau khi nhận thức, thầy nói với tôi, Triết học Kinh Phật không nằm trong chùa miếu, vì sao vậy? Vì 200 năm trước, người xuất gia trong tự viện am đường có đức hạnh, có học vấn, các ngài thật sự hiểu, các ngài thật sự có tư cách dạy con. Người xuất gia hiện nay không còn học nữa, chùa miếu có kinh sách, họ không xem, họ biết niệm kinh, nhưng họ không hiểu ý nghĩa. Tôi hỏi vậy phải làm sao? Kinh Phật, con phải thâm nhập kinh tạng, chỉ ra một con đường đi cho tôi. Lúc đó tôi mới bắt đầu đi khắp các miếu, mục đích đến miếu là gì? Mục đích là tìm kinh sách, xem chùa miếu ấy có cất giữ kinh hay không, có thể mượn được không? Mượn được thì chép lại, vào lúc đó không mua được, chỉ có mượn để chép, sau khi chép xong thì trả cho họ. Rất khó, thật sự không dễ dàng.

Vì sao thầy không ra thầy, trò không ra trò? Vì học trò không thích đi học. Vì sao học trò phải lên lớp? Vì đợi văn bằng. Vào thời đó, học sinh Tiểu học đến lớp, vì sao vậy? Muốn thi lên Trung học; học sinh Trung học đến lớp, muốn thi lên Đại học; sinh viên thì không đến lớp nữa, đợi lấy văn bằng, tìm việc làm, có công việc. Tâm của họ không để trong việc học, không tôn kính thầy, những gì thầy giảng đều nghe không vào tai, cho nên thầy không giảng nữa. Thầy dựa vào nghề này để sinh sống, dạy học lấy một chút lương bổng, lấy một chút phí của một giờ [dạy học] về nhà sống qua ngày, học trò chỉ cần văn bằng. Khi đi thi, gần như thầy đã nói cho học trò biết nội dung đề thi, để mỗi học trò đều có điểm tốt, mọi người đều vui. Tình trạng là như vậy. Đến sau này, khi tôi vào trong trường Đại học cũng dạy vài tiết học, vừa thấy quả nhiên như vậy. Tính nhẫn nại của học trò đều không quá 15 phút, tâm không ở một chỗ, nhìn đông nhìn tây, không tập trung tinh thần để học tập, bên cạnh có người cũng không hay biết, tâm không ở nơi đó. Đây là một vấn đề nghiêm trọng nhất của giáo dục, làm sao đây? Nền giáo dục sa sút nghiêm trọng.

Cho nên tôi thường nghĩ, 20 năm sau, trong Đại học không còn Giảng viên nữa, không còn người kế thừa sự nghiệp, e rằng ngay cả Trung học phổ thông cũng không còn Giáo viên nữa. Làm sao đây? Bây giờ chúng tôi nhìn ra rồi, đĩa DVD, đĩa DVD của các Giáo viên lớn tuổi hiện nay, còn có trước thuật của họ, có lẽ sẽ dựa vào đó. Mở đĩa để truyền dạy, bên cạnh có một trợ giảng, trợ giảng không khó, trợ giảng có thể xem đĩa ấy 30 lần, 50 lần thì họ có tư cách làm trợ giảng. Các bạn học xem đĩa giảng, có nghi vấn thì nêu ra, họ có thể giải đáp. 20 năm sau, e rằng trường học trở nên tình trạng như vậy, đây là điều mà chúng tôi lo lắng. Làm thế nào để đào tạo Giáo viên có gốc rễ thật sự sâu dày? Giáo viên cần phải phát tâm Bồ-đề, phải phát đại nguyện, vì sao vậy? Nghề nghiệp dạy học rất vất vả, thật sự xa lìa danh văn lợi dưỡng, vì dân tộc, vì thế hệ sau mà làm một chút công đức, phải giữ tâm như vậy. Tôi hy sinh cống hiến, thà nghèo khổ một đời, tôi cũng phải dạy tốt cho vài học trò để sau này có người kế thừa, đây là tấm lòng của Bồ-tát. Người có [mưu tính] lợi và hại thì không làm được, không có tâm danh lợi mới có thể làm đến xuất ly, mãi mãi thoát khỏi lục đạo luân hồi. Khi có tâm danh lợi, họ làm chuyện lục đạo luân hồi, họ vĩnh viễn không ra khỏi; học Phật pháp cũng không phải là thật, là thường thức Phật học, là tri thức, không phải trí huệ. Rất nhiều nơi trong và ngoài nước, chúng tôi chính mắt nhìn thấy điều này. Tôi biết được rất nhiều trường Đại học ở nước ngoài, đã đi tham quan, khảo sát qua, đều là tri thức, không phải trí huệ.

Ở Trung Hoa, không chỉ Phật pháp là trí huệ, mà Nho và Đạo cũng là trí huệ, cho đến Tam giáo Cửu lưu cũng là trí huệ chân thật, thật sự tuyệt vời. Những gì người xưa để lại [là] tinh hoa, không có cặn, [nếu] là cặn thì đã sớm bị loại trừ rồi, không đợi đến chúng ta hiện nay. Kinh sách có thể truyền mấy ngàn năm, biết bao nhiêu người chính mắt đọc được, vẫn có thể lưu truyền lại, không dễ dàng! Vì vậy, chúng ta phải có lòng tin với văn hóa truyền thống, người trẻ càng phải phát tâm lớn, vì kế thừa nền giáo học đã bị đứt đoạn của Thánh Hiền, vì muôn đời sau khai mở thái bình. Đây là Bồ-tát hạnh, đây không phải người phàm. Khổ như thế nào chúng ta cũng sẵn lòng chịu, chúng ta tuân thủ lời dạy của người xưa, 一門深入,長時薰修 “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu” (thâm nhập một môn, huân tu lâu dài), 讀書千遍,其義自見 “độc thư thiên biến, kỳ nghĩa tự kiến” (đọc sách ngàn lần, tự hiểu nghĩa kia), đây chính là Giới luật. Nghiêm trì Giới luật, không sợ chịu khổ, cố gắng nghiêm túc học tập, làm một người thầy dạy vỡ lòng. Không bắt đầu từ vỡ lòng thì quý vị không thể thâm nhập văn hóa truyền thống Trung Hoa, quý vị chỉ có thể được một thường thức bình thường, chỉ là bề ngoài, không đạt được thâm nhập trí huệ chân thật.

Dạy vỡ lòng có hai điều, một là đức hạnh, mọi người đều biết đức hạnh, Đệ Tử Quy của nhà Nho, Cảm Ứng Thiên của nhà Đạo, Thập Thiện Nghiệp của Phật pháp, tốt nhất là có thể thêm vào Sa Di Luật Nghi, cả oai nghi cũng đều học được, đây là căn bản làm người. Còn lại là học vấn, học vấn phải bắt đầu từ Thuyết Văn Giải Tự, nhất định phải thông suốt học vấn này, nhận biết chữ Trung Hoa, quý vị mới có năng lực đọc được Tứ Khố Toàn Thư – văn hiến đã để lại mấy ngàn năm, quý vị sẽ kế thừa di sản quý giá này của Tổ tiên. Người Trung Hoa có thể kế thừa, người nước ngoài cũng có thể kế thừa, nhất định phải học Văn Ngôn Văn, phải nhận biết chữ Trung Hoa. Chữ viết Trung Hoa chú trọng hình, hình dạng, phương pháp viết, chú trọng âm thanh, còn xem trọng nghĩa lý, có hình, có âm, có ý. Đó là chữ viết biểu ý, hàm nghĩa vô cùng, đó là nghệ thuật. Không giống như chữ viết phiên âm của nước ngoài, chữ viết phiên âm là biểu âm, âm sẽ thay đổi, ý sẽ không thay đổi, người của mấy ngàn năm [trước] viết, hiện nay xem hiểu được, là ý nghĩa ban đầu của họ, không hiểu sai, điều này rất tuyệt vời! Đây là phát minh vĩ đại nhất của Tổ tiên Trung Hoa, biết bao nhà khoa học, nhà Triết học của cả thế giới, tất cả phát minh của họ đều không sánh bằng Tổ tiên Trung Hoa tạo chữ viết. Sao chữ viết này tạo được viên mãn như thế, không có chút thiếu sót nào, trên toàn thế giới chỉ riêng Trung Hoa có, ở nước ngoài không tìm được, ông Russell, Joseph Toynbee ở nước Anh đều hết lời khen ngợi chữ viết Trung Hoa. Chẳng thể không hạ thủ công phu từ đây, không hạ thủ công phu thì làm sao có thể thâm nhập? Làm sao có thể biết trí huệ, phương pháp, lý niệm, kinh nghiệm của cổ Thánh tiên Hiền Trung Hoa, còn có thành tựu của các ngài? Tâm thật sự kính ngưỡng của quý vị sanh khởi rồi. Ngay cả chữ mà quý vị cũng không biết, văn cũng không thông, vậy thì tâm cung kính, tâm yêu thương chắc chắn không thể sanh khởi.

Cho nên người trẻ phải phát tâm, kế thừa những điều tốt đẹp của Tổ tiên, phát dương quang đại, truyền cho đời sau, công đức này không thể nghĩ bàn. Tuy đời này thanh bần, cuộc sống nghèo khổ, nhưng công đức, phước báo đời sau thì không người nào có thể sánh bằng quý vị. Quý vị có muốn phước báo này không? Muốn phước báo này thì không thể ra khỏi luân hồi. Thật sự thông hiểu rồi, vẫn là đến Thế giới Cực Lạc để làm Phật là tốt, mãi mãi thoát khỏi lục đạo luân hồi, thoát khỏi mười pháp giới, đến cõi nước chư Phật để làm Phật, làm Bồ-tát rồi, như vậy mới thật sự được đại tự tại. Như 32 ứng hóa của Bồ-tát Quán Thế Âm, nên dùng thân nào được độ thì quý vị có thể hiện thân ấy, điều này tốt, như vậy mới thật sự có thể độ mình độ người.

Vì vậy, bi nguyện ví như hư không lớn, các công đức vi diệu rộng vô biên tế. Phía sau tổng kết lại nói: 能出三有繫縛城 “Năng xuất tam hữu hệ phược thành”
(Có thể ra khỏi thành trói buộc của Tam giới), hệ phược là danh từ thay thế cho phiền não, như dây thừng trói lại rồi, quý vị không có tự do, quý vị không rời khỏi lục đạo luân hồi, thành là ví dụ cho lục đạo luân hồi. 乃至開顯
方便藏 “Nãi chí khai hiển phương tiện tạng” (Cho đến khai mở hiển bày phương tiện tạng), phương tiện tạng chính là một câu A Di Đà Phật này, không có gì phương tiện hơn câu này. Một câu Phật hiệu này có thể khiến quý vị vĩnh viễn rời khỏi mười pháp giới, giúp quý vị một đời thành tựu Vô thượng Bồ-đề. 良可奉持,特可頂戴也 “Lương khả phụng trì, đặc khả đỉnh đới dã” (Rất đáng phụng trì, đặc biệt có thể kính lễ), hai câu này khuyên chúng ta, cần phải phụng hành, cần phải giữ gìn, cần phải kính lễ.

Tiếp theo giới thiệu cho chúng ta: 至於願文多寡,諸譯頗有差異“Chí ư nguyện văn đa quả, chư dịch phả hữu sai dị” (Còn đối với nguyện văn nhiều hay ít, các bản dịch hơi có khác biệt). Chúng ta biết bản dịch gốc của Kinh Vô Lượng Thọ có năm bản, ở đây đều nêu ra. 漢、吳兩譯“Hán, Ngô lưỡng dịch” (Hai bản Hán Dịch và Ngô Dịch), Hán là đời nhà Hán, thời đại của ngài An Thế Cao, Ngô là thời Tam Quốc, nước Ngô trong thời kỳ Tam Quốc, hai bản kinh này, đại thệ nguyện là giảng 24 nguyện. 且經中明言,便結得二十四願經 “Thả kinh trung minh ngôn, tiện kết đắc nhị thập tứ nguyện kinh” (Hơn nữa trong kinh nói rõ, quen thuộc tóm lại thành 24 nguyện kinh), đây là nói rõ có 24 nguyện. Bản Tống Dịch, đây là bản sau cùng, trong đó chỉ có 36 nguyện. Ngụy, Đường; Ngụy cũng là trong thời kỳ Tam Quốc, bản dịch của ngài Khang Tăng Khải cùng với bản Đường Dịch, hai bản dịch này là 48 nguyện. 至於《後出阿彌陀偈經》 “Chí ư Hậu Xuất A Di Đà Kệ Kinh” (Còn trong Kinh Hậu Xuất A Di Đà Kệ), trong đó có một câu 誓二十四章。可見廿四願於諸經中實居多數“‘thệ nhị thập tứ chương’. Khả kiến nhập tứ nguyện ư chư kinh trung thật cư đa số” (“24 chương thệ nguyện”, có thể thấy 24 nguyện thật sự là chiếm đa số trong các kinh). Nhưng ở Trung Hoa, lưu truyền ở thế gian chỉ là bản Ngụy Dịch, chính là bản của ngài Khang Tăng Khải, ngài phiên dịch đơn giản, dễ hiểu, mọi người đều thích đọc bản dịch này, bốn bản dịch còn lại thì không ai đọc. Bản Ngụy Dịch là 48 nguyện, cho nên nhắc đến Tịnh Độ tông, nhắc đến A Di Đà Phật, mọi người đều biết 48 nguyện, không biết 24 nguyện, không biết 36 nguyện. Chúng ta phải biết rõ lịch sử này, nguyện được nói trong năm bản dịch gốc không như nhau.

Đoạn tiếp theo đây nói: 且漢吳兩譯雖同為廿四願,但內容亦甚不同 “Thả Hán Ngô lưỡng dịch tuy đồng vi nhẫm tứ nguyện, đãn nội dung diệc thậm bất đồng” (Còn hai bản Hán Dịch và Ngô Dịch tuy cùng là 24 nguyện, nhưng nội dung cũng rất khác biệt). Tiếp theo nêu ra ví dụ rằng: 《吳譯》第二願為,使某作佛時,令我國中無有婦人,女人欲來生我國中者,即作男子 “Ngô Dịch đệ nhị nguyện vi: Sử mỗ tác Phật thời, linh ngã quốc trung vô hữu phụ nhân, nữ nhân dục lai sanh ngã quốc giả trung, tức tác nam tử” (Nguyện thứ hai của bản Ngô Dịch là: Nếu khi con thành Phật, khiến cho nước con không có phụ nữ, người nữ sắp sanh vào trong nước con liền thành người nam). Đều là thân nam, ở Thế giới Cực Lạc không có thân nữ, thân nữ vãng sanh đều biến thành thân nam. 諸無央數天人民、蜎飛蠕動之類 “Chư vô ương số thiên nhân dân, quyên phi nhu động chi loại” (Vô số người trời, nhân dân, các loài bò bay cựa động), đây là cõi súc sanh, 來生我國者,皆於七寶水池蓮花中化生長大,皆作菩薩、阿羅漢,都無央數“lai sanh ngã quốc giả, giai ư thất bảo thủy trì liên hoa trung hóa sanh trưởng đại, giai tác Bồ-tát, A-la-hán, đô vô ương số” (sanh đến cõi nước con, đều hóa sanh và lớn lên trong hoa sen ở ao nước bảy báu, đều làm Bồ-tát, A-la-hán, đều vô ương số), nghĩa là số lượng quá nhiều rồi, 得是願,乃作佛,不得是願,終不作佛 “đắc thị nguyện, nãi tác Phật, bất đắc thị nguyện, chung bất tác Phật” (thành nguyện này mới làm Phật, nếu không được nguyện này thì trọn chẳng làm Phật). Trong đây nói đến đại nguyện thù thắng hóa sanh trong hoa sen, cõi nước không có phụ nữ, bản Hán Dịch không có, các bản dịch khác cũng thiếu mất hai nguyện này. [Thiếu] nguyện hóa sanh trong hoa sen cùng với đại nguyện thù thắng cõi nước không có người nữ, bản Hán Dịch không có, các bản dịch khác cũng thiếu câu này. 由此可見,諸譯差異之甚 “Do thử khả kiến, chư dịch sai dị chi thậm” (Từ đây có thể thấy được: rất nhiều sự khác biệt của các bản dịch), rất nhiều chỗ khác biệt.

Chúng ta xem tiếp bên dưới, 且漢吳兩譯雖同曰廿四願,但實際內容,則不止廿四。以上《吳譯》第二願為例,此一願中實具國無婦女;蓮花化生;蜎蠕得生,並皆作菩薩、阿羅漢;菩薩、阿羅漢無量等,精要勝願。準是可知,所謂廿四願,實不止廿四。據諸《後出阿彌陀偈經》誓二十四章之經文。可知彌陀誓願實為廿四章,非僅廿四願也“thả Hán Ngô lưỡng dịch tuy đồng viết nhẫm tứ nguyện, đãn thật tế nội dung, tắc bất chỉ nhập tứ. Dĩ thượng Ngô Dịch đệ nhị nguyện vi lệ, thử nhất nguyện trung thật cụ quốc vô phụ nữ; liên hoa hóa sanh; quyên nhu đắc sanh, tịnh giai tác Bồ- tát, A-la-hán; Bồ-tát, A-la-hán vô lượng đẳng, tinh yếu thắng nguyện. Chuẩn thị khả tri, sở vị nhập tứ nguyện, thật bất chỉ nhập tứ. Cứ chư Hậu Xuất A Di Đà Kệ Kinh thệ nhị thập tứ chương chi kinh văn. Khả tri Di Đà thệ nguyện thật vi nhập tứ chương, phi cận nhập tứ nguyện dã” (còn hai bản Hán Dịch và Ngô Dịch tuy cùng nói 24 nguyện, nhưng nội dung thực tế thì không chỉ 24 nguyện. Lấy nguyện thứ hai của bản Ngô Dịch ở trên làm ví dụ, trong nguyện này thật sự bao gồm những nguyện thù thắng tinh yếu như: cõi nước không có phụ nữ; hóa sanh trong hoa sen; loài nhu động được sanh, đều làm Bồ-tát, A-la-hán; Bồ-tát, A-la-hán vô lượng v.v...

Dựa vào đây có thể biết, gọi là 24 nguyện, nhưng thật sự không chỉ có 24 nguyện. Căn cứ vào các kinh văn của 24 chương thệ nguyện trong Kinh Hậu Xuất A Di Đà Kệ, có thể biết thệ nguyện của đức Di Đà thật sự là 24 chương, không phải chỉ 24 nguyện). Trong 24 chương, trong đó có thể có thêm một số nguyện, không chỉ 24 nguyện. Như những điều này, lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ thật sự rất nghiêm túc, đã nói ra cho chúng ta biết những chỗ khác biệt. Niệm lão viết những chỗ khác biệt vào đây, để chúng ta có thể đọc được, hiểu được những điều mà Đại đức xưa đã phán đoán, Kinh Vô Lượng Thọ chắc chắn là đức Thế Tôn đã tuyên giảng nhiều lần khi tại thế, không phải chỉ giảng một lần. Nếu giảng một lần thì khi kết tập chỉ có một bản, phiên dịch không thể có sai khác lớn như vậy, đây là việc không thể nào. Cho nên các ngài phán đoán ít nhất là đức Thế Tôn đã giảng ba lần, có ba bản tiếng Phạn khác nhau, đều truyền đến Trung Hoa rồi. Nhưng Kinh Vô Lượng Thọ ở Trung Hoa có mười hai bản dịch, bảy bản đã thất truyền, nếu vẫn còn bảy bản đó thì có thể vẫn có chỗ khác biệt.

Nói tóm lại chính là đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tuyên giảng nhiều lần, rất đặc biệt, những kinh khác đều giảng một lần, không giảng lần thứ hai, chỉ có Kinh Vô Lượng Thọ, tối thiểu là có ba bản khác nhau, cũng tức là ba lần tuyên thuyết không như nhau. Vì nguyên nhân này nên cần có sự hội tập. Đọc năm bản dịch gốc rất phiền phức, rất khó, đọc một bản, lại có rất nhiều câu kinh văn quan trọng mà trong bản này không có, không toàn diện, điều này nói rõ hội tập là việc rất cần thiết. Hơn nữa, sự hội tập này, khi mới bắt đầu dịch kinh thì đã có rồi, chẳng phải là do Vương Long Thư bắt đầu. Chúng ta biết được những kinh điển được phiên dịch sớm nhất là Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Tứ Thập Nhị Chương không phải là một bộ kinh, mà là trích lục ra từ rất nhiều kinh, trích lục 42 điều, đó chính là bản hội tập. Vì vậy, hội tập không có sai lầm, lúc ban đầu khi người xưa phiên dịch kinh điển thì đã có bản hội tập xuất hiện, hơn nữa còn lưu lại trong Đại Tạng Kinh, chúng ta đều có thể thấy được.

[Lấy] nguyện thứ hai trong bản Ngô Dịch làm ví dụ, ví dụ này, trong nguyện này thật sự có [nguyện]: cõi nước không có phụ nữ, hóa sanh trong hoa sen, loài nhu động được sanh, đây chính là động vật nhỏ, những côn trùng nhỏ bé không đáng kể ấy, chúng cũng có thể vãng sanh, vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, đều làm Bồ-tát, A-la- hán; Bồ-tát, A-la-hán vô lượng, đây cũng là nguyện có trong bản kinh này. Bản Ngô Dịch có [nói] Bồ-tát, A-la- hán vô lượng, đây là nguyện thù thắng tinh yếu. Dựa vào đây có thể biết, nói là 24 nguyện, thật sự không chỉ là 24 nguyện. “Cứ”, căn cứ vào Kinh Hậu Xuất A Di Đà Kệ, trong đó có một câu như vầy: 24 chương thệ nguyện, 24 chương thì không nhất định là 24 nguyện, sự phán đoán này có căn cứ.

魏唐二譯同為四十八願,但名為四十八,實際則不足四十八。例如《魏譯》第廿九願為,設我得佛,國中菩薩若受讀經法,諷誦持說,而不得辯才智慧者,不取正覺。第三十願為,設我得佛,國中菩薩智慧辯才,若可限量者,不取正覺 “Ngụy Đường nhị dịch đồng vi tứ thập bát nguyện, đãn danh vi tứ thập bát, thật tế tắc bất túc tứ thập bát. Lệ như Ngụy Dịch đệ nhập cửu nguyện vi: Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Bồ-tát nhược thọ độc kinh pháp, phúng tụng trì thuyết, nhi bất đắc biện tài trí huệ giả, bất thủ Chánh giác. Đệ tam thập nguyện vi: Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Bồ-tát trí huệ biện tài, nhược khả hạn lượng giả, bất thủ Chánh giác” (Hai bản Ngụy Dịch và Đường Dịch đều là 48 nguyện, tuy gọi là 48, nhưng trên thực tế thì không đủ 48. Ví dụ như trong bản Nguỵ Dịch, nguyện thứ 29: “Giả sử con thành Phật, nếu Bồ-tát trong nước con thọ đọc kinh pháp, phúng tụng trì thuyết mà không đạt được trí huệ biện tài thì con không giữ ngôi Chánh giác”; nguyện thứ 30: “Giả sử con làm Phật, nếu Bồ-tát trong cõi nước có trí huệ biện tài bị hạn lượng thì con không giữ ngôi Chánh giác”). Hai nguyện này, hai nguyện này thật sự chỉ là khác biệt về phạm vi rộng hẹp, nhưng nội dung là như nhau, một nguyện nói nhiều hơn một chút, một nguyện nói ít hơn một chút. Vì vậy, nguyện thứ 30 chỉ là bổ sung, mở rộng của nguyện thứ 29 mà thôi. Nguyện thứ 29 và nguyện thứ 30 trong bản Đường Dịch tương đồng với bản này. 更有進者,魏唐兩譯均缺國無女人及蓮花化生之願 “Cánh hữu tiến giả, Ngụy Đường lưỡng dịch quân khuyết quốc vô nữ nhân cập liên hoa hóa sanh chi nguyện” (Lại có phần như vầy: hai bản Ngụy Dịch và Đường Dịch đều thiếu nguyện “cõi nước không có phụ nữ” và “hóa sanh trong hoa sen”), trong hai bản dịch này đều không có. 可見魏唐兩譯之四十八願,並未圓具諸願 “Khả kiến Ngụy Đường lưỡng dịch chi tứ thập bát nguyện, tịnh vị viên cụ chư nguyện” (Có thể thấy 48 nguyện của hai bản Đường Dịch và Ngụy Dịch, thật ra chưa đầy đủ các nguyện).

Nói những lời này, cuối cùng đều là vì nói đến Bản Hội Tập là điều cần thiết, Bản Hội Tập là việc cần phải làm. Đây chính là đem nhiều lần tuyên thuyết của đức Thế Tôn, hội tập thành một bản, chúng ta không cần phải đọc hết năm bản dịch gốc, đọc một Bản Hội Tập này thì đều đọc được hết rồi, mang đến rất nhiều tiện lợi cho chúng ta. Vì vậy, hội tập là cần thiết, hội tập không có sai lầm.

« Sách này có 1 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tư tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên thủy


Chắp tay lạy người


Bhutan có gì lạ


Vô niệm (Pháp bảo Đàn kinh)

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.97.14.88 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...