Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Nếu quyết tâm đạt đến thành công đủ mạnh, thất bại sẽ không bao giờ đánh gục được tôi. (Failure will never overtake me if my determination to succeed is strong enough.)Og Mandino
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Tạp chí Viên Giác số 258 »» Thư Tòa Soạn »»

Tạp chí Viên Giác số 258
»» Thư Tòa Soạn

Donate

(Lượt xem: 4.001)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


  • »» Thư Tòa Soạn

Tạp chí Viên Giác số 258 - Thư Tòa Soạn

Font chữ:

(Báo Viên Giác số 258/tháng 12.2023)

Kinh Anapanasatti Sutta (An Ban Thủ Ý Kinh) được nói ra từ chính kim khẩu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy về hơi thở Chánh Niệm (Majjihima Nikaya 18) là Kinh căn bản trình bày chi tiết về Thiền Chánh Niệm, đếm hơi thở vào ra của hành giả khi thực tập Thiền Định. Kinh nầy có số hiệu 602 thuộc Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 15 thuộc Kinh Tập Bộ nhị, từ trang 163 đến trang 172. Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh dịch ra tiếng Việt ở tập thứ 58 thuộc Bộ Kinh Tập V, trang 813 đến trang 856. Đời Hậu Hán, Tam Tạng Pháp Sư An Thế Cao, người nước An Tức dịch từ tiếng Phạn sang Hán Văn. Kinh nầy có lời tựa do Ngài Khương Tăng Hội (?-280) viết. Thân phụ của Ngài là người nước Khương Cư (Sogdiana), mẹ là người Giao Chỉ. Ngài được sinh ra tại đây và theo Thiền Sư Thích Nhất Hạnh trong quyển Việt Nam Phật Giáo Sử luận cho rằng Ngài là sơ Tổ của Phật Giáo Việt Nam.

Theo Thanh Văn Tạng do Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ làm Chủ Tịch Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng đã xuất bản 24 tập và 5 quyển Tổng Lục thì Kinh nầy thuộc về Trung A Hàm Tổng Lục trang 140, phần thứ 8. Anapanasasstisuttam (M. 18. Nhập Xuất Tức Niệm Kinh). Đại Chánh Tạng, Tập I; TN.96: Trị Ý Kinh. Kinh nầy thuộc A Hàm bộ thượng (chữ Hán) từ trang 919 đến trang 921(thất dịch). [Tham chiếu thêm: Trường A Hàm - Tổng Lục trang 10: Anapana, xuất nhập tức (thở ra vào)].

Kinh An Ban Thủ Ý, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh đã dịch ra tiếng Việt và dạy cho các Tăng Ni sinh Làng Mai cũng như người ngoại quốc rất thành công. Thầy gọi là Thiền Chánh Niệm. Cũng còn dịch là “quán niệm hơi thở Chánh Niệm” qua các giai đoạn của sổ tức, tương tùy, chỉ, quán, hoàn và tịnh; nhưng có lẽ dịch như vậy thì người thực tập dễ nắm bắt hơn.

Người xuất gia cũng như người tại gia dẫu cho tu pháp môn nào đi chăng nữa như: Thiền, Mật, Tịnh thì 37 phẩm trợ đạo gồm: Tứ Niệm Xứ, Tứ Chánh Cần, Tứ Như Ý Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Bồ Đề Phần và Bát Thánh Đạo Phần vẫn là những phần giáo lý căn bản của Nam Truyền lẫn Bắc truyền và kể cả Kim Cang Thừa và Thiền quán niệm về hơi thở rất quan trọng để chúng ta đạt đến cảnh giới không sanh, không diệt. Kinh số 593 trong Đại Chánh Tạng là Kinh nói về: Phật vì Thiên Tử Thắng Quang nói về cách trị dân trị nước. Ngài Nghĩa Tịnh đời Đường đã dịch Kinh nầy từ chữ Phạn sang Hán Văn. Kinh chép rằng: ”Thiên Tử Thắng Quang là Quốc Vương của nước Kiều Tát La cùng với đoàn tùy tùng rời khỏi thành La Phiệt hướng đến rừng Thệ Đa nhằm ra mắt cung kính cúng dường Đức Phật và nhân đây vua bạch Phật rằng: ‘Nguyện xin Đại Sư khai ngộ cho con, khéo chỉ dạy về pháp của bậc quốc vương, khiến cho đời hiện tại được an lạc, sau khi mạng chung được sinh lên cõi trời, cho đến tâm Bồ Đề luôn được nối tiếp’“.

Đức Phật bảo rằng: ”Này Đại Vương! Lành thay, lành thay! Đại Vương nên nhất tâm lắng nghe, đây là việc rất hiếm có ai có thể thưa hỏi để cầu đạt những hành trang thù thắng thì nên thuận theo pháp mà hành hóa, diệt trừ việc ác. Vì sao? Này Đại Vương! Nếu vua và Đại Thần bỏ pháp lành, thực hành theo pháp ác thì ở đời hiện tại người khinh chê, không dám gần gũi, đều sinh tâm nghi hoặc, thường thấy ác mộng, có nhiều kẻ oán thù, lại sinh hối hận, sau khi chết đi bị đọa vào địa ngục... Nầy Đại Vương! Làm Thiên Tử cũng như vậy. Đối với quần thần cho đến người hầu, muôn dân trong nước đều dùng bốn nhiếp pháp mà giáo hóa họ. Đó là: Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành và Đồng sự. Lúc đó vị vua ấy ở trong cõi nước có thể tạo được nhiều lợi ích lớn như vậy, thì thành tựu những việc như: Cha Mẹ thương con không khác; được muôn dân trong nước tự xem mình là con vua, hết lòng trung hiếu”... (Trích LSPBĐTK tập 58 trang 633-635).

Đức Phật tự ngàn xưa đã giáo hóa cho vua chúa Đại Thần nước Ấn Độ như vậy; còn ngày nay chúng ta đang chứng kiến chiến tranh, giặc giã nổi lên khắp nơi trên thế giới. Kẻ mạnh đánh kẻ yếu, dựa vào quyền lực sẵn có để đi xâm chiếm khắp nơi, nhằm tạo uy thế cho nước mình. Chung cuộc cũng chỉ vì lợi dưỡng và tiếng tăm, địa vị; không màn đền nỗi khổ của người dân ở trong cũng như ngoài nước, khiến họ phải bị chết oan nghiệt dưới lằn tên mũi đạn như ở Ukraine, Nga Sô, Trung Đông v.v... Ai đúng, ai sai - lịch sử đã và sẽ chứng minh điều đó; nhưng vấn đề căn bản là những người lãnh đạo quốc gia thiếu tư duy, chánh niệm cũng như không áp dụng Tứ Nhiếp Pháp vào việc chăn dân trị nước nên thế giới ngày nay mới phát sinh những chướng nạn như vậy.

Báo Viên Giác bắt đầu từ số 258 nầy, theo đề nghị của tân Chủ Bút, Ban Biên Tập quyết định có một số thay đổi về hình thức cũng như nội dung để bước vào năm thứ 45 phát hành Báo. Ví dụ như đã thiết lập mẫu bìa ngoài mà quý vị đang thấy, cũng như bên trong cách trình bày layout cũng có một số thay đổi cho phù hợp với kỹ thuật điện toán mới; đồng thời về nội dung cũng có vài cải tiến, như tăng cường thêm một vài trang ngoại ngữ, hay các mục thường xuyên như Y học và Đời sống, Phật giáo và Tuổi trẻ, Truyện cổ Phật giáo v.v... để cố gắng đáp ứng phần nào các nhu cầu mới cho nhiều giới độc giả - đặc biệt là giới trẻ ở các thế hệ tiếp theo sinh ra và lớn lên ở hải ngoại – cốt sao để mọi người có thể dễ dàng đón nhận tờ báo trong thời đại báo điện tử đang phát triển quá nhanh.

Tuy vật giá leo thang, lạm phát khắp nơi trên thế giới, giá in ấn và bưu điện đã tăng liên tục; nhưng để duy trì nền Văn Hóa của Phật Giáo và của Dân tộc Việt Nam, chúng tôi vẫn mong quý độc giả đóng góp cho các chi phí báo như giá biểu cũ, nghĩa là trong nước Đức mỗi năm chỉ xin đóng góp 20 Euro và ở ngoài nước Đức xin ủng hộ 30 Euro là đủ để chúng ta có thể tồn tại nhiều năm tháng nữa. Đây chỉ là chi phí tượng trưng vì lẽ cũng có nhiều độc giả không những chỉ đóng góp số căn bản ấy mà còn ủng hộ gấp nhiều lần hơn như thế nữa. Nhờ vậy mà tờ báo Viên Giác mới còn tồn tại cho đến ngày hôm nay.

Xin niệm ân tất cả chư tôn đức Tăng Ni và Quý vị Văn, Thi hữu khắp nơi trên thế giới lâu nay đã đóng góp bài vở cho Viên Giác mà không có một điều kiện nào đi kèm, cũng như Quý độc giả không vì lý do báo giấy không còn ưa chuộng nhiều nữa mà quên đi tờ báo vốn có duyên với Quý vị độc giả đã gần 45 năm mà vẫn còn tồn tại trên thế giới với chúng ta cho đến ngày hôm nay. Kính chúc chư Tôn Đức Tăng Ni và Quý Vị luôn được vô lượng an lạc, vô lượng cát tường trong năm mới 2024.

Ban Biên Tập Báo Viên Giác

« Sách này có 1 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Vào thiền


Tôi đọc Đại Tạng Kinh


An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự tham dục


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Hạ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 13.59.69.95 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...