Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Kẻ làm điều ác là tự chuốc lấy việc dữ cho mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
"Nó mắng tôi, đánh tôi, Nó thắng tôi, cướp tôi." Ai ôm hiềm hận ấy, hận thù không thể nguôi.Kinh Pháp cú (Kệ số 3)
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Hướng dẫn thực hành tâm quán niệm xứ »» Lời dạy của các thiền sư »»

Hướng dẫn thực hành tâm quán niệm xứ
»» Lời dạy của các thiền sư

Donate

(Lượt xem: 7.677)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Hướng dẫn thực hành tâm quán niệm xứ - Lời dạy của các thiền sư

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Lời dạy của thiền sư Shwe Oo Min

- Đặt tâm ở chấn thủy. Đừng niệm thầm. Chỉ ghi nhận việc gì đang xảy ra là đủ. Khi bạn nghe, chỉ ghi nhận là đang có sự nghe mà không cần phải biết là đang nghe gì.

Chỉ chú ý vào âm thanh đang nghe không phải là Thiền Quán.

- Bạn chỉ thực sự hành Thiền Quán khi bạn quan sát cả hai Tâm:

Tâm Biết và Tâm Quan Sát. Nếu bạn chỉ quan sát một Tâm, ý niệm “Tôi đang quan sát” sẽ xuất hiện, bản ngã sẽ xuất hiện.

- Đối tượng không quan trọng. Tâm mới thực sự quan trọng. Hãy quan sát Tâm.

- Bạn không cần phải theo đuổi hay xác định đối tượng. Chánh niệm sẽ làm việc này.

- Khi một người đang ngủ, Pháp Bảo vẫn không ngủ.

Thậm chí khi bạn đang cận kề cái chết và thân bạn đã mệt mỏi rã rời, vẫn có một cái Tâm hay biết sự mệt mỏi rã rời đó tồn tại.

LỜI DẠY CỦA THIỀN SƯ ASHI TEJANIYA

- “Lấy Tâm nhìn Tâm”: Trong mọi sự thực tập, mọi oai nghi: đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống… hãy quan sát Tâm.

- Quan sát Tâm và đừng quan sát tâm nhiều đến Thân. Trong mọi hoạt động thường nhật, hãy quan sát xem Tâm phản ứng ra sao khi tiếp xúc đối tượng (cả bên trong và bên ngoài). Luôn xem xét quan hệ nhân-quả giữa Tâm và đối tượng.

- Bạn không cần phải đi đứng hay làm mọi việc chậm lại một cách thiếu tự nhiên. Cứ đi đứng và làm việc với tốc độ bình thường và thư giãn. Nếu bạn thấy cần phải đi đứng hay làm việc chậm lại, cứ làm thế nhưng đừng tự gò ép mình.

- Khi ngồi thiền, lấy Tâm Biết làm đề mục. Đừng cố chạy theo đối tượng. Hãy để đối tượng tự nhiên đến với bạn và cố gắng đừng phản ứng. Bất cứ gì nảy sinh – tham ái, sân hận, đau đớn, ngứa ngáy, từ mẫn, thích hay không thích, hãy nhìn chúng với Tâm hoàn toàn xả, không bám víu, dính mắc. Hãy giữ Tâm thăng bằng theo Trung Đạo.

- Khi Tâm Quan Sát “nhìn” trực tiếp Tâm Biết đang lướt trên đối tượng, hãy quan sát trạng thái Tâm khi nó hướng tới đối tượng. Nếu thấy sự căng thẳng, hãy thư giản ngay. Khi bạn căng thẳng, bạn đang dùng năng lượng quá mức cần thiết.

- Khi bắt đầu ngồi thiền, bạn có thể quan sát Phồng – Xẹp, nhưng khi Tâm hướng đến đối tượng, bạn phải quan sát Tâm này. Bám sát Tâm chứ không bám sát đối tượng. Khi ngồi, đừng đặt câu hỏi “Đối tượng của tôi là gì?" mà hãy đặt câu hỏi “Tâm đang biết gì về đối tượng?” Hãy quan sát kỹ Tâm biết.

- Đừng dính chặt vào một đối tượng mà hãy để đối tượng tự nhiên đến với Tâm và xem Tâm biết gì kế tiếp. Chẳng hạn, Tâm đang biết Phồng – Xẹp, kế đến Tâm lại nghe một tiếng động, kế đến Tâm lại thấy một cảm giác trên Thân hay một cảm xúc trong Tâm, cứ như thế…. Hãy bám sát tiến trình “Biết” này liên tục từ phút này qua phút khác. Nhưng nhớ phải thư giãn.

- Cái Tâm khởi sinh và quan sát Tâm Biết chính là Tâm Quan Sát. Khi Pháp hành của bạn tiến triển, bạn sẽ nhìn rõ dần Tâm Biết và Tâm Quan Sát khi chúng khởi sinh. Cả hai Tâm này đều là Tâm.

- Ghi nhận Tâm một cách lặng lẽ. Đừng niệm thầm. Đừng chú ý vào Thân. Cố gắng theo dõi Tâm Quan Sát.

Chánh niệm liên tục và đừng cột Tâm vào bất cứ đối tượng nào.

- Chỉ quan sát và không cần phải làm gì thêm. Tâm sẽ biết làm mọi việc còn lại. Hãy quan sát cẩn thận mọi cảm xúc, trạng thái đang diễn ra: Tham, sân, bồn chồn, si mê….

- Khi đau, hãy quan sát xem Tâm đang phản ứng ra sao. Đừng nhìn vào cái đau. Làm như vậy bạn sẽ thấy đau thêm mà thôi.

- Hãy luôn tự hỏi bạn đang có Niệm, Định, Huệ trong Tâm không.

- Hãy cứ thực tập liên tục, rồi mọi thắc mắc của bạn sẽ có lời giải đáp thỏa đáng. Với sự thực tập, Trí Tuệ sẽ khởi sinh và giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.

- Khi Tâm căng thẳng, hãy quan sát lý do và động lực nằm đằng sau sự căng thẳng đó .

- Đừng niệm thầm. Trong pháp niệm Tâm, niệm thầm là việc trở ngại cho việc thực tập.

- Cần ghi nhớ: Quan sát Tâm liên tục mọi lúc mọi nơi. Khi có ý niệm “Tôi-Ta” trong tâm bạn tức Tâm Si đang hoạt động. Khi có căng thẳng trong tâm bạn, phiền não đang diễn ra. Khi Trí Tuệ chín mùi, chính Trí Tuệ sẽ bảo vệ Tâm bạn.

- Để có thể thấy được Tâm Quan Sát, bạn phải giữ Tâm thăng bằng. Đừng cố tìm nó. Bạn càng cố tìm, nó càng đi xa. Hãy nhớ: Đừng thúc ép; đừng kiềm chế; đừng cố tạo ra một điều gì cả. Hãy quan sát mọi việc như chính chúng đang là.

- Đừng cố quan sát đối tượng một cách quá chi tiết. Hãy để Tâm lướt trên đối tượng mà thôi.

LỜI DẠY CỦA THIỀN SƯ U JOKITA

- Không cần phải niệm thầm:

Lấy ví dụ, khi nghe một âm thanh và chúng ta đặt tên (niệm thầm) “Tiếng chó sủa”. Để làm việc này, Tâm chúng ta phải trải qua một diễn trình rất phức tạp gồm bốn bước.

1) Trước tiên, nghe âm thanh.

2) Kế đến, nhớ lại những âm thanh đã từng nghe trong quá khứ, rồi so sánh chúng với âm thanh đang nghe. Lọc ra một âm thanh trong quá khứ tương tự với âm thanh đang nghe.

3) Kế đến, nhớ lại âm thanh tương tự trong quá khứ là “Tiếng chó sủa”.

4) Cuối cùng đem cái tên “Tiếng chó sủa” trong quá khứ trở lại hiện tại và đặt tên cho âm thanh đang nghe là “Tiếng chó sủa". Diễn trình phức tạp này xảy ra trong Tâm rất nhanh, như trong một máy vi tính tối tân.

Trong Pháp Niệm Tâm, Thiền sinh phải dừng diễn trình tâm này lại ngay ở bước thứ nhất. Chỉ nghe âm thanh và không đi xa hơn. Nguyên tắc chỉ đơn giản như vậy, nhưng không phải dễ thực hiện vì chúng ta đã quá quen với cả bốn bước của tiến trình.

Khi pháp hành tiến triển, bạn sẽ thấy việc dừng lại ngay ở bước thứ nhất không phải là quá khó khăn. Khi bạn thấy, chỉ biết “Thấy”. Khi bạn nghe, chỉ biết “Nghe”. Khi bạn xúc chạm, chỉ biết “Xúc chạm”. Khi bạn nếm, chỉ biết “nếm”. Khi bạn ngửi, chỉ biết “Ngửi”. Khi bạn nghĩ, chỉ biết “Nghĩ”. Pháp hành chỉ đơn giản như vậy.

- Chỉ có Thân và Tâm, chẳng còn gì khác.

Khi quan sát mọi việc, nên thấy chỉ có Thân và Tâm.

Đừng đem “Tôi-Ta" vào. Khi có “Tôi-Ta” tham dự, mọi việc sẽ trở nên vô cùng rối rắm.

- Đừng thêm bớt.

Hãy đơn giản quan sát sự vật như chính chúng đang là.

Đừng thêm bớt gì cả. Càng đơn giản càng tốt.

- Đừng mong cầu:

Khi thiền tập, đừng mong cầu điều gì xảy ra cả. Đây là điểm rất quan trọng trong Pháp hành.

Trở ngại này thường xảy ra với các Thiền sinh đã hành thiền nhiều năm và đã từng có được những kinh nghiệm thiền tập tốt đẹp. Mỗi khi hành thiền, các Thiền sinh này thường có tâm lý muốn đạt được trở lại những trạng thái này. Họ mong cầu “Tôi đã từng kinh nghiệm một trạng thái thật an tĩnh. Tôi sẽ ngồi thiền để có lại trạng thái đó”. Điều nghịch lý là: Càng cố tìm, họ càng khó gặp. Vì vậy, bạn đừng nên mong cầu gì cả, hãy để mọi việc diễn ra tự nhiên.

- Luôn luôn giữ Thân và Tâm thăng bằng và thư giãn, bạn không cần thiết phải ngồi kiết già. Cứ ngồi trong tư thế mà bạn thấy thư giãn, thoải mái là được.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 5 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.16.40 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (130 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...