Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc lại thêm hương; cũng vậy, lời khéo nói, có làm, có kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 52)

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Truyền giới chính phạm »» Quyển 2 »»

Truyền giới chính phạm
»» Quyển 2

Donate

(Lượt xem: 2.419)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Truyền giới chính phạm - Quyển 2

Font chữ:

2. Nghi thức xin giới, sám hối trước khi truyền giới tì-kheo

2.1. Nghi thức luyện tập

Luận Quyết định tạng ghi: “Giới tì-kheo được tóm thâu vào trong bốn nghĩa: 1. thụ cụ túc; 2. tùy cụ túc; 3. hộ tha tâm cụ túc; 4. cụ túc thủ trì.” Gọi là hộ tha tâm cụ túc: vì tì-kheo có đầy đủ một phần oai nghi, có thể làm cho lòng tin trong sạch của người khác lớn thêm, khiến cho họ vui sướng, tôn kính, trở về với Phật pháp. Là một Thích tử mà oai nghi không đầy đủ thì mỗi cử chỉ hành động đều bị trái ngược, đi đứng bị chê cười.

Trong bộ Truy môn cảnh huấn ghi: “Khi Đức Thế Tôn còn trụ ở đời, vì biết rõ căn cơ của chúng sinh, nên bất cứ hành động gì Ngài đều phải lấy oai nghi làm đầu”. Nhờ lòng từ bi lớn của Phật, chỉ vì muốn uốn nắn chúng sinh, nên trong thì làm khuôn phép cho chúng tăng, ngoài thì làm lợi ích cho đàn hộ. Huống hồ vào thời kì cuối này, cách Phật quá xa, ắt hẳn phải hoàn toàn nhờ vào luật nghi, để tạo dựng Tam bảo. Vì thế, sa-di đủ tuổi đúng là một bậc trượng phu. Nhưng trước khi lên đàn thụ giới cụ túc phải luyện tập oai nghi, chỉnh trang lễ phép.

Ghi chú:

Nếu có nhiều sa-di thụ giới cụ túc thì phải dùng thẻ tre để khắc tên. Cứ ba người làm một đàn; một thẻ xếp ba đàn; chọn một người đứng đầu để trông coi tám người kia. Nếu số người thụ giới cụ túc ít thì chỉ lấy thứ tự số đàn làm chuẩn mà không cần xếp thẻ. Ba ngày trước khi lên đàn thụ giới cụ túc, thầy dẫn lễ sai tịnh nhân quét dọn pháp đường sạch sẽ, trải tòa, đến giờ đánh kiền chùy tập hợp những người sắp thụ giới cụ túc và xếp thành hàng. Hai thầy dẫn lễ dẫn theo năm người đến thỉnh thầy giáo thụ. Thầy giáo thụ nhận lời rời phòng. Vị thị giả bưng mâm thẻ theo sau. Khi vào pháp đường rồi, đợi thầy giáo thụ ngồi xong, vị thị giả mới đặt mâm thẻ lên bàn.

Thầy dẫn lễ nói:

Dâng hương lên, trở lại vị trí, cùng tiến lên phía trước xếp hàng, mở tọa cụ, nghe tiếng khánh, đỉnh lễ ba lễ; vén y (lễ xong), quì gối, chắp tay.

Thầy giáo thụ vỗ thủ xích, nói:

Này các sa-di! Nay các ông muốn tiến lên thụ giới cụ túc và dự vào hàng Tăng bảo, vậy các ông phải biết trong bốn ý nghĩa của giới cụ túc có một phần oai nghi cụ túc giới.

Oai là uy nghiêm đáng sợ. Nghi là đáng làm phép tắc. Bởi vì, Tăng bảo rất quan trọng, gánh vác trách nhiệm không phải nhẹ, làm trang nghiêm thanh tịnh tì-ni, giữ gìn chính pháp, có thể trừ đói kém, làm ruộng phúc cho người đời, dẫn dắt, giáo hóa chúng sinh hướng đến quả niết-bàn vi diệu; khiến cho kẻ thấy, người nghe đều kính ngưỡng, người đã tin rồi càng tin sâu hơn.

Giống như tì-kheo Mã Thắng ung dung đi trên đường cảm được Thái Thúc tin ưa mà xuất gia. Nhờ dáng dấp đi khất thực an nhàn mà tôn giả Thu Tử nhiếp phục được ngoại đạo, khiến họ bỏ tà về chính. Từ xưa đến nay việc nhờ oai nghi của các bậc sa-môn mà nhiếp hóa, làm lợi ích chúng sinh chắc khó nêu ra hết được. Nói chung, ba nghìn oai nghi, tám mươi nghìn tế hạnh đều không ngoài bốn cử chỉ đi, đứng, ngồi, nằm. Trong bốn cử chỉ ấy, mỗi mỗi đều có phương tiện, nên phải khéo léo để vừa giữ được lòng tin trong sáng của người khác, cũng vừa để thành tựu đạo nghiệp của chính mình.

Vì thế, nay tôi vâng theo lời chỉ dạy của hòa thượng mà hướng dẫn các ông luyện tập các oai nghi trong ba ngày trước. Kế tiếp mới xin giới và sám hối, lên đàn truyền thụ. Mong sao đến lúc lên đàn thụ giới oai nghi vững chãi. Hoặc nhờ các ông sống chung với Tăng đã lâu, gần gũi bậc thiện tri thức, chắc chắn khí chất cũng đã thay đổi, nên mọi cử chỉ tự nhiên phù hợp với phép tắc. Giả sử có người nào mới vào già-lam mà chưa được gạn lọc, thì tính tình làm sao được rèn luyện? Cho nên mọi động tĩnh đều trái với khuôn phép. Vì thế, nên nói vàng không luyện lọc thì mãi mãi vẫn chỉ là quặng thô. Ngọc phải mài giũa mới thành vật quí.

Giờ tôi sẽ đem danh sách của các ông xếp vào thứ tự của thẻ để tiện cho việc luyện tập oai nghi. Theo số thứ tự trên thẻ ấy sẽ sắp xếp ba người thụ giới cụ túc một đàn, một thẻ xếp thành ba đàn, ở trong mỗi thẻ chọn một người đứng đầu, trông coi tám người còn lại. Như thế, chín người theo lễ nghi kính trọng nhau, ra-vào đều thông suốt. Nếu có những oai nghi nào chưa biết rõ thì nhờ mọi người, hoặc nhờ thầy dẫn lễ từ bi chỉ dẫn, chớ ngại mệt nhọc. Sách Nho ghi: “Không giữ những hành vi nhỏ nhặt, rốt cuộc làm hại đến đức lớn”. Huống gì đệ tử Phật mà không thận trọng ư? (Vỗ thủ xích một cái).

Hỏi: Các ông có vâng theo lời dạy mà thực hành được không?

Trả lời: Vâng theo lời dạy mà thực hành.

Thầy giáo thụ nói:

Các ông đã nói có thể vâng theo lời dạy mà thực hành, vậy có thể gọi là đúng pháp.

Bấy giờ, hòa thượng vẫn còn ở trong nhà sám hối, ngài sai các vị đại đức, một vị làm thầy kiểm thẻ, một vị làm thầy thâu thẻ, một vị làm thầy thư kí, vài vị làm thầy giám thị.

Thầy kiểm thẻ: trong khi phát lộ, để đề phòng có hàng bạch y, ngoại đạo v.v… trà trộn vào nghe lén nên mời thầy tên… đối chiếu và kiểm tra thẻ của các ông, rồi mới lần lượt cho vào.

Thầy thâu thẻ: khi đã phát lộ xong, sợ có kẻ gian nịnh, ngỗ nghịch lén dò xét lỗi lầm người khác, nên mời thầy tên… thâu hết số thẻ, đối chiếu tên và cho ra.

Thầy thư kí: trong lúc phát lộ sợ tên người và tội trạng giống nhau, mắc nhiều sai sót, nên mời thầy tên… làm thư kí để ghi chép danh sách, không dẫn đến sai sót.

Thầy giám thị: vì khi sám hối ắt phải nghiêm túc, nhưng vì sợ lòng người dễ sinh lười biếng. Lại nữa, sợ đêm hôm vắng vẻ có người lén ngủ, hoặc ngồi tụm ba tụm bảy nói chuyện phiếm, nên mời các thầy tên … kiểm tra, thúc giục, chớ để các giới tử ngủ mê, tán loạn.

Những thầy được sai như trên đều có công giúp đỡ cho việc thụ giới thành tựu. Các ông phải cung kính đỉnh lễ, chớ ngã mạn, xem thường, có lỗi lầm thì dạy dỗ.

Thầy dẫn lễ nói:

Các sa-di lễ một lễ rồi đứng lên, xếp hàng, theo thứ tự đứng hai bên.

Ghi chú:

Theo thứ tự phát thẻ rồi, những người thỉnh sư đưa thầy giáo thụ về phòng, rồi quay trở lại chỗ phát thẻ lễ tạ các thầy dẫn lễ một lễ. Thầy dẫn lễ lại sai chúng sa-di mời các vị thầy nhận sai làm các việc kia đến phòng và dạy họ đỉnh lễ chung các vị ấy ba lễ. Đợi các vị thầy ấy về phòng hết, thầy dẫn lễ mới dẫn chúng sa-di trở về giảng đường. Bấy giờ, thầy dẫn lễ đem bảng thông báo danh sách giới tử sắp được đăng đàn thụ giới cụ túc dán lên, để mỗi người biết số đàn mà mình sẽ thụ giới cụ túc, không dẫn đến trình trạng lẫn lộn thứ tự thụ giới cụ túc trước sau.

2.2. Xin giới và khai đạo

Luật luậnTát-bà-đa ghi: “Nếu phát tâm hạ phẩm thì thụ giới hạ phẩm; nếu phát tâm trung phẩm thì thụ giới trung phẩm; nếu phát tâm thượng phẩm thì thụ giới thượng phẩm.” Vì thế, nên biết giới thể vốn chỉ một, không có hơn-kém, do tâm chiêu cảm mà có sự sai khác. Nếu đợi đến lúc sắp lên đàn tác pháp mới dạy phát tâm thượng phẩm, đắc giới thượng phẩm thì những người kia mờ mịt không biết gì; không biết thế nào là tâm thượng phẩm. Thí như sấm nổ trên đỉnh Kì Phong, cam lộ ngưng đọng trên đất Lưu Kim thì khó biết rõ, hoàn toàn không thể lãnh thụ. Vì thế, nay trước khi thụ giới phải thưa hòa thượng, mời ngài chỉ dạy, để cho những người ấy đến lúc lên đàn ý chí dũng mãnh, tinh thần tỉnh táo, phát tâm thượng phẩm, giới thể tròn đủ, sao chẳng phải là giới thù thắng?

Ghi chú:

Nếu xin giới vào buổi sáng sớm thì phải quét dọn sạch sẽ pháp đường trước, trải pháp tòa, đến giờ đánh kiền chùy, tập hợp những sa-di xin thụ giới cụ túc, chọn bốn người đầu thẻ trong hàng đến mời các thầy dẫn lễ đến pháp đường rồi; các sa-di hướng về các thầy dẫn lễ đỉnh lễ ba lễ. Lễ xong, đứng lên, vị đứng đầu chắp tay thưa:

Con sa-di …. là một người ngu dốt chậm chạp, không biết những phép tắc được trình bày trong luật. Nay nhờ thầy giỏi mới biết được chút oai nghi của hàng Tăng lữ, dần dần phát sinh tâm ưa thích, tha thiết mong thụ trì. Vì thế, nay thành khẩn nhờ các thầy thưa lại với hòa thượng giúp chúng con.

Ghi chú:

Thưa như vậy xong, chắp tay hỏi thăm.

Này các sa-di! Ta thấy tâm ý chân thật tiến cụ, lời khẩn cầu tha thiết và sức tin của các ông như thế, tôi nghĩ nguyện vọng của các ông chắc chắn sẽ thành tựu.

Chín người đứng đầu trong chúng bước ra khỏi hàng, một người cầm hương và tám người kia cùng đi theo tôi đến phương trượng lễ thỉnh hòa thượng. Những người còn lại đứng yên tại chỗ, chỉnh trang oai nghi, đợi nghe chỉ dạy.

Ghi chú:

Đến phương trượng rồi, theo phép thường đỉnh lễ. Hòa thượng nhận lời mời đến pháp đường, lên tòa. Những người nghinh thỉnh kia đều trở lại hàng cũ. Bốn thầy dẫn lễ đến trước chỗ hòa thượng trải tọa cụ, đỉnh lễ ba lễ, quì gối, chắp tay, thay mặt mọi người bạch chung.

Ngưỡng bạch hòa thượng! Xin ngài từ bi chấp nhận cho những sa-di v.v.. kia đã thông rành các oai nghi, thiết tha cầu thụ giới cụ túc, mong dự vào hàng ngũ Tăng, muốn bước lên bệ thánh, cho nên nay đến trước tòa, đỉnh lễ trình thưa, chỉ mong hòa thượng soi xét, cân nhắc có thể thụ giới được không? Nếu thấy căn cơ có thể cứu giúp, ban cho chút ít xót thương thì sẵn sàng chỉ dạy cho họ.

Ghi chú:

Bạch như thế xong, đỉnh lễ ba lễ, đứng lên, đứng sang hai bên, xướng rằng:

Cắm hương lên, đứng lên. Các sa-di hãy cũng tiến lên phía trước xếp hàng, trải tọa cụ, nghe tiếng khánh, đỉnh lễ ba lễ, vén y, quì gối, chắp tay. Những lời xin giới đã học, giờ các ông hãy tự thưa (Người đứng đầu bạch rõ:..).

Khó được thân người, khó sinh nơi văn minh, khó gặp Phật đạo, khó thụ giới pháp, chúng con tên…. may mắn gặp lúc hòa thượng dựng cờ quang minh, giăng lưới tịnh phạm, tiếp dẫn hàng phàm phu, thuộc về Tăng bảo, xin ban cho chúng con tên … đại giới cụ túc. Chúng con sẽ hành trì đúng luật, thành đạo, làm lợi ích cho chúng sinh, để báo đền ân đức.

Ghi chú:

Bạch rồi, các sa-di đồng loạt cúi đầu, chắp tay, quì nghe dạy bảo.

Hòa thượng vỗ thủ xích và nói:

Vì tìm bảo châu như ý mà vào biển, từ cạn đến sâu. Vì lãnh thụ giới cụ túc mà lên đàn, từ nhỏ tiến lên lớn. Giới báu không được mong cầu nhảy vọt. Phật qui định phải tương ưng mới truyền giới. Không có ai chưa trải qua những việc làm của sa-di mà hướng thẳng đến danh vị đại tăng. Nay các người đã giữ gìn học xứ sa-di, lại có thể cầu xin thụ luật nghi của tì-kheo. Như vậy, chẳng những không vượt cấp bậc mà còn hợp lí, tiến tu. Huống hồ các ông thành tâm tha thiết khẩn cầu, lẽ nào tôi bỏn xẻn không truyền giới sao?

Nhưng sự quí trọng của đại giới cụ túc này người nhận chớ xem thường. Vì giới cụ túc là cội gốc làm cho chính pháp tồn tại lâu dài, là mạng mạch phát triển của tăng-già. Không có giới cụ túc thì hàng ngũ tăng-già không lấy gì để kiến lập; không có Tăng bảo thì lấy gì hoằng truyền Phật pháp. Cho nên, trong chúng trời, người, ma, phạm, ngoại đạo, bà-la-môn thì tì-kheo tăng là bậc nhất. Vì thế, muốn được giới cụ túc trọn vẹn không có ‘xứ’ thì không có gì để nương tựa. Do đó, phải nương vào vùng đất đã làm pháp bạch nhị yết-ma kiết giới.

Cho nên, luật ghi: “Vùng đất không làm pháp yết-ma thì không được ở trong đó nhận dục, thực hành các việc của Tăng”. ‘Xứ’ đã như pháp, thì có thể lập đàn ở trong ấy. Số lượng thập sư phải đủ, được chọn và thỉnh trang nghiêm như pháp. Cho nên, luật ghi: “Hòa thượng và hai vị thầy a-xà-lê đều phải như pháp; bảy tì-kheo làm hàng chứng minh đều phải thanh tịnh, hiểu rõ. Nếu không có hòa thượng, không đủ mười tì-kheo đều không thành tựu.” Tuy hàng thập sư đã đúng pháp, nhưng quan trọng là các ông phải không bị các già nạn.

Cho nên, luật ghi: “Người không đủ các căn, người bị các già nạn, người tự phá tịnh hạnh, người làm nhơ phạm hạnh của người khác, tất cả đều không được thụ giới cụ túc”. Dù đạo khí đầy đủ, nhưng khi các ông tuyên đọc, bạch tứ yết-ma, phát sinh giới thể, phải y theo câu văn không được thêm bớt, sai sót. Khi tác bạch yết-ma đều phải đối chiếu với luật. Có như vậy mới không bị phi pháp. Giả sử, ngoại duyên đều thành, nhưng tâm xin giới của các ông lại có ba bậc, bậc thượng, bậc trung, bậc hạ, thì tùy theo sự phát tâm của mỗi người mà cảm được giới bậc thượng, bậc trung hay bậc hạ. Vì giới pháp, giới thể, giới hạnh, giới tướng của giới cụ túc so với những điều sa-di thụ trì trước trăm lần, nghìn lần không thể so sánh được. Nếu không hiểu biết nghĩa sâu xa như thế, tuy nói lên đàn truyền thụ, nhưng thụ rồi cũng như chưa thụ; giống tăng mà chẳng phải tăng chân thật; ở chung với chúng mà chỉ gọi là tì-kheo á dương; cùng thực hành pháp sự với tăng mà chỉ gọi là bọn ma-hòa-la. Nếu muốn làm rạng rỡ Tam bảo, làm lợi ích cho chúng sinh, công đức ấy làm sao đạt được? Nay trước khi lên đàn, tôi chỉ dạy rõ ràng để khi các ông thụ giới tiếp thu đầy đủ.

Tâm bậc thượng thụ giới phẩm bậc thượng: Sáng sớm ngày mai khi ở trên đàn các ông nên phát sức tin vững chắc; khởi tâm từ bi rộng lớn, bảo vệ tất cả hữu tình, vô tình trên pháp giới; dẹp trừ ý nghĩ bất thiện, làm tổn hại; thệ đoạn dứt tất cả những việc ác; thệ tu tất cả điều thiện; thệ độ tất cả chúng sinh; đối với ba nguyện ấy không sợ, không lui, chí nguyện sâu chắc. Đây gọi là phát tâm bậc thượng, thụ giới bậc thượng.

Đó thật gọi là trong ẩn hạnh Bồ-tát, ngoài hiện hình tướng Thanh văn, có thể làm cho chính pháp trụ lâu và xây dựng hàng Tăng. Giả như có tâm từ bi bảo vệ, nhưng tâm từ bi không trùm khắp, vin vào cảnh của pháp giới nhưng vin không khắp, việc độ chúng sinh giống như có sự sợ hãi và lui sụt. Vì chí nguyện chưa được sâu dày nên gọi đó là tâm bậc trung và bậc hạ. Đây là tâm cạn hẹp, thấp kém chứ chẳng phải tâm thù thắng. Cho nên, cũng chỉ đạt được giới ở bậc trung và bậc hạ mà thôi. Giới này chỉ có thể làm lợi ích cho mình, chỉ sống trong am tranh, không làm lợi ích cho người. Như vậy, làm sao nối tiếp được giống Phật? Vì thế, nay tôi muốn các ông phát tâm bậc thượng, thụ giới bậc thượng, chứ không muốn các ông khởi tâm thấp kém, thụ giới bậc trung và hạ.

Giới pháp chính là hai trăm năm mươi tịnh giới, một trăm tám mươi bốn pháp yết-ma, cho đến ba nghìn tám vạn vô lượng luật nghi, do chính đức Thế Tôn chế. Sau mười hai năm thành đạo, Ngài xem xét thấy pháp hữu lậu phát sinh, để các tì-kheo vô sự ngăn chặn ba độc, điều phục bảy chi, nên Ngài mới nói những điều đó.

Giới thể chính là sáng sớm ngày mai ở trước thập sư, lúc chính thức làm pháp yết ma, các ông nhờ năng lực của tư nghiệp mà phát tâm bậc thượng; nghĩ tưởng đến pháp giới, vin vào hết tất cả trần cảnh nhưng cảnh từ tâm hiện ra. Cảnh hiện ra ấy chẳng phải là sắc hữu biểu. Đó chính là thể của tất cả trần cảnh thuộc pháp giới; cũng chính là nhân của việc đắc giới. Khi chưa duyên tưởng đến việc lãnh thụ giới, thì thể của cảnh giới này không nối kết với ông. Nhưng sau khi ông đã phát tâm duyên tưởng lãnh thụ giới rồi, thì thể của trần cảnh thuộc pháp giới này luôn hiện hữu trong tâm các ông, niệm niệm không quên, thời thời giữ gìn. Vì thế, giới là năng y, tâm là sở y. Tâm và pháp hòa hợp nên gọi là giới thể. Giống như thí dụ về viên thuốc, có thể nhờ thí dụ ấy mà biết được.

Giới hành: tức nương vào giới thể đã thụ được, mỗi ngày hoặc ở, hoặc đọc tụng, hoặc ngồi thiền, hoặc lễ sám pháp, hoặc tu trì tịnh nghiệp; cho đến, mặc y, ăn cơm v.v,. đều không trái ngược với tì-ni. Vì thế, tất cả hành động đều gọi là giới hành. Chẳng phải cho rằng ngoài tất cả hành mà có giới hành nào khác. Những hành nghiệp xuất thế đều lấy tịnh giới làm gốc.

Giới tướng: tức là hai trăm năm mươi giới, một trăm tám mươi bốn pháp yết-ma do Đức Phật chế. Trong mỗi mỗi giới tướng đều trình bày sự nhẹ-nặng, khai-già. Trong mỗi mỗi pháp yết-ma gồm thâu hai duyên thành-hoại. Đây chính là giới tướng.

Trong bốn oai nghi mỗi ngày, có việc được thực hành đúng thời, có việc thực hành không đúng thời. Đây chính là hành tướng. Pháp ấy vì việc mà chế, việc nương vào pháp mà thành. Nếu tất cả việc thuộc nghiệp thiện v.v… đều đúng như pháp, nên làm mà không làm. Đây gọi là chỉ phạm. Hoặc việc nên làm mà làm liền, đây gọi là tác trì.

Nếu tất cả việc thuộc về nghiệp ác v.v,. đều phi pháp, không nên làm mà làm. Đây gọi là tác phạm. Nếu không nên làm mà không làm thì đây gọi là chỉ trì. Nếu không biết chỉ phạm, tác trì; chỉ trì, tác phạm thì khai-già đều tối tăm, thành-hoại đều mù mịt.

Vì thế, luật qui định, tì-kheo năm hạ về trước chuyên ròng về giới luật, năm hạ về sau mới nghe giáo pháp, ngồi thiền. Bởi vì, làm cho biết tướng, giữ thể, mong sinh định tuệ, đạo nghiệp xuất thế mới có chỗ y cứ. Nếu các ông có thể tin hiểu như thế, thụ trì như thế, mong hợp với thánh đức, thì đó mới thật là đệ tử xuất gia, trì pháp. Cho nên kinh Thủ Lăng-nghiêm ghi: “Đem thâm tâm này phụng sự chúng sinh ở các thế giới nhiều như số bụi. Đó mới gọi báo ân Phật.”

Hỏi: Các ông có thể làm theo được không?

Trả lời: Dạ được.

Hòa thượng nói: Các ông đã có thể vâng làm được rồi, đêm nay phải mời thầy yết-ma a-xà-lê tra xét mười chi cấm giới sa-di của các ông trước. Nếu giữ gìn không nhiễm thì gọi là chân tịnh đạo khí. Nếu có chút trái phạm, tức là thân tâm bị dính dơ thì nhất định phải hết lòng trách mắng, theo luật sám hối. Nếu phạm mười ba nạn nhẹ, mười sáu già nặng thì đến lúc lên đàn mới sai thầy giáo thụ ở chỗ khuất hỏi riêng. Đến khi làm pháp yết-ma ở trước chúng phải vặn hỏi kĩ lại.

Nay tôi bảo những đại đức dẫn lễ dẫn các ông đến phòng hai thầy yết-ma và giáo thụ, thưa cho hai vị ấy biết việc thưa thỉnh, thụ giới, khai đạo v.v… Trong lúc đợi tác pháp, thẩm xét, sám hối, nếu không có người nào phạm tội nặng, không hủy phạm giới căn bản thì mới cho tụ họp chung một cương giới với đại tăng. Ở trong chúng kia cung thỉnh thập sư lên đàn, truyền giới tì-kheo cho những người ấy. Các đại đức dẫn lễ nên làm theo lời chỉ bảo của tôi.

Các thầy dẫn lễ cúi đầu, chắp tay, đồng thanh đáp: “Chúng tôi sẽ làm như sự chỉ dạy của hòa thượng.”

Ghi chú:

Bốn thầy dẫn lễ xoay lên trên, trải tọa cụ, đỉnh lễ ba lễ, xếp thành hai hàng và bảo:

Các sa-di hãy đồng đứng lên, nghe tiếng khánh, lễ tạ ba lễ, vén y, đứng lên, xếp hàng. Những người đón rước đưa hòa thượng trở về phòng.

Ghi chú:

Như thường lệ, sau khi đỉnh lễ, đưa hòa thượng trở về phòng rồi, trở lại pháp đường. Bấy giờ, chúng sa-di cùng lễ tạ các thầy dẫn lễ ba lễ, đứng dạy, xếp thành hai hàng.

2.3. Thưa với hai thầy

Nếu muốn thụ đại giới cụ túc thì ba thầy phải hòa hợp như nước với sữa, trong cùng một cương giới, đủ sáu pháp hòa kính, luật và pháp tương ưng, như vậy mới có thể truyền giới và thụ giới. Nay tuy các sa-di mời hòa thượng khai đạo, nhưng việc sám hối, răn dạy thuộc trách nhiệm của hai thầy yết-ma và thầy giáo thụ. Cho nên, lại bảo họ lễ bái, thông báo cho hai thầy ấy biết.

Ghi chú:

Việc thông báo cho hai vị thầy biết diễn ra sau khi đã xin giới xong. Thầy dẫn lễ sai sa-di dẹp dọn các chỗ ngồi, nhưng vẫn xếp hàng theo thứ tự và đứng yên. Một thầy dẫn lễ, dẫn hai sa-di đến mời thầy yết-ma đến pháp đường trước. Thầy dẫn lễ đỉnh lễ một lễ rồi đứng lên và hô: “Các sa-di mở trải tọa cụ, đỉnh lễ ba lễ, quì gối, chắp tay”. Thầy dẫn lễ chắp tay thay mọi người thưa:…

Những sa-di tên… kia đã thỉnh cầu hòa thượng để được thụ giới cụ túc, hòa thượng đã từ bi chấp nhận và đã khai đạo. Nhưng vì chưa biết bản giới của những sa-di kia trì phạm như thế nào; vì thế, hòa thượng sai tôi tên … dẫn các sa-di đến thưa với thầy yết-ma a-xà-lê trước. Vào giữa đêm nay, trải tòa, cung thỉnh, chỉ mong đến pháp đường, như luật tác pháp. Xin thương xót cho!

Ghi chú:

Thầy dẫn lễ bạch xong, bảo: “Các sa-di lạy một lạy.”

Thầy yết-ma nói:

Quí thay sa-di! Được lắm! Tôi sẽ đến pháp đường làm lễ tác pháp cho các ông. Mỗi người các ông hãy lắng động tâm tư của mình, phải suy ngẫm việc trì phạm của mình, đến giờ tập hợp, đứng đợi, như thật sám hối.

Các sa-di đáp: “Chúng con sẽ làm theo lời chỉ dạy.”

Ghi chú:

Thầy dẫn lễ bảo: “Các sa-di đỉnh lễ ba lễ rồi đứng lên”. Những người đi mời thầy trước, giờ đưa thầy yết-ma trở về phòng. Thầy dẫn lễ lại dẫn hai sa-di đến thỉnh thầy giáo thụ đến giảng đường. Cách thức cũng giống như trên, đỉnh lễ, quì gối, chắp tay. Thầy dẫn lễ thay mọi người thưa:

Những sa-di tên… kia vừa đỉnh lễ hòa thượng và xin thụ giới cụ túc, kính mong rủ lòng thương, như luật khai đạo. Đồng thời, hòa thượng dạy chúng con phải thỉnh thầy yết-ma đêm nay làm lễ sám hối. Nhưng vì sợ oai nghi không đầy đủ, không đúng phương pháp, cho nên, hòa thượng lại sai con tên… dẫn các sa-di đến thưa với thầy giáo thụ a-xà-lê, cúi đầu cầu xin chỉ dạy lại những điều chưa biết, ban cho những lời dạy từ bi. Xin thương xót cho!

Ghi chú:

Thầy dẫn lễ thưa rồi, các sa-di lạy một lạy.

Thầy giáo thụ nói:

Quí thay các sa-di! Như lời của thầy dẫn lễ nói, thật đáng vui mừng. Lại còn mong cầu được chỉ dạy oai nghi, đã diễn tập như pháp. Đại tì-kheo ấy theo phép tắc của luật, đợi sau khi đã thụ cận viên mới có thể chỉ dạy cho mọi người.

Các sa-di đáp: “Chúng con sẽ làm theo lời chỉ dạy.”

Ghi chú:

Giống như trước, đỉnh lễ, đưa thầy về phòng, rồi quay trở lại pháp đường, lễ tạ các thầy dẫn lễ. Tiếp theo, mỗi người trở về phòng của mình.

2.4. Chỉ dạy về y và bát

Những sa-di được thụ giới ở đàn đầu tiên, trước phải kiểm tra y, bát. Vì sợ có trường hợp thiếu, hoặc mượn y, bát, hoặc y, bát không đúng pháp v.v,. thì phải bảo họ đổi lại cho đầy đủ. Nay sắp lên bảo đàn, vì thụ giới cụ túc, tất cả hành trì, đều cùng gọi là đại tăng. Nếu không biết nguồn gốc của y-bát, danh-tướng, sự-nghĩa thì tác dụng đều sai lầm; thời thời phạm sai lầm. Vì thế, thầy giáo thụ phải chỉ dạy trước để cho mỗi người đều thông hiểu. Vào ngày lên đàn, dẫn đến chỗ khuất vặn hỏi, chỉ nói ngắn gọn về đạo cụ, để tránh sự chậm trễ.

Ghi chú:

Sau khi thưa với hai thầy yết-ma và thầy giáo thụ xong, liền sai tịnh nhân đến pháp đường đánh kiền chùy. Thầy dẫn lễ bảo những sa-di sắp thụ giới cụ túc đều đắp y bảy điều, bưng y năm điều và đại y, đeo bát, mang tọa cụ theo thứ tự vào pháp đường, xếp hàng theo thứ tự, đem hai y đang bưng đặt lên bàn. Theo phép thường mời thầy giáo thụ đến pháp đường rồi.

Thầy dẫn lễ nói:

Cắm hương lên, trở về vị trí. Các sa-di tiến lên phía trước, xếp hàng, trải tọa cụ, nghe tiếng khánh, đỉnh lễ ba lễ, vén y, quì gối, chắp tay.

Những sa-di tên…. kia sắp lên đàn, lãnh thụ giới cụ túc. Nếu không biết nguyên nhân chế định, ý nghĩa và cách giữ gìn của y, bát, thì sợ rằng khó thụ trì đúng cách. Vì thế, nay lễ thỉnh thầy giáo thụ a-xà-lê chỉ dạy rõ ràng, giúp cho những sa-di kia sử dụng đúng luật, mong phù hợp với ý của Phật chế định.

Ghi chú:

Thầy dẫn lễ thưa xong, các sa-di lễ một lễ, quì gối, chắp tay, lắng nghe.

Thầy giáo thụ nói:

Cách thức cắt may ba y do chính kim khẩu của đức Như Lai chỉ dạy. Thụ trì một bát là vật quí dùng để nuôi thân của hàng Thích tử. Hoại sắc là khác xa y phục của người đời, mặc nó thì sự nhẫn nhục sẽ tăng gấp đôi. Ứng lượng là khác với vật dụng của những người bình thường, giữ nó sẽ đầy đủ công đức; giá trị đắt như bảy báu, khó có thể so lường; công cao vạn nhận, sao có thể mong chờ? Trăm nghìn vạn ức người, trời đều cúi đầu.

Chín mươi sáu ngoại đạo đều không biết đến tên gọi. Chỉ cho đức Phật của chúng ta xuất hiện ở đời dạy những pháp chưa từng có này. Người thấy, nghe đều được lợi ích không bờ mé. Người thụ trì thân tâm đều thanh tịnh. Nếu muốn biết ba y ấy dài, rộng bao nhiêu, một bát lớn, nhỏ ra sao, không chỉ bày thì không ai có thể biết rõ ý nghĩa; không giảng nói thì làm sao biết được nguồn gốc. Nay sắp truyền trao đại giới, nên trước chỉ bày cho các ông biết tên gọi, hình dáng y, bát; các ông phải biết việc ấy (Vỗ thủ xích một cái).

Trong túi đẫy của các ông đều có y năm điều. Y năm điều tiếng Phạn gọi là An-đà-hội. Tức là y làm việc, còn gọi là y dưới, cũng gọi là y làm các việc vặt. Phàm làm các việc trong chùa, đi đường, ra-vào, đi-về đều đắp y này.

Các ông đắp trên thân là y bảy điều. Y bảy điều tiếng Phạn gọi là Uất-đa-la-tăng. Tức y nhập chúng, cũng gọi là y mặc ở trên. Phàm khi lễ Phật, tu sám, tụng kinh, ngồi thiền, phó trai, nghe giảng, an cư, tự tứ; cho đến, tất cả các cuộc tập hợp Tăng để bàn việc, đều phải đắp y này.

Trong túi đẫy mỗi người đều có đại y. Đại y tiếng Phạn đọc là Tăng-già-lê. Trung Quốc dịch là Tạp toái y. Nghĩa là y được cắt vụn từng mảnh vải rồi may thành, có nhiều điều tướng. Khi vào cung vua, lên tòa giảng nói pháp, vào làng khất thực, bố-tát nửa tháng, hàng phục ngoại đạo, phải đắp y này.

Song, đại y này có nhiều loại không giống nhau. Nhưng chủ yếu có ba loại là thượng, trung và hạ. Trong mỗi loại ấy lại chia làm ba bậc. Ba phẩm hạ của đại y gồm: Hạ hạ có chín điều; trung hạ có mười một điều; thượng hạ có mười ba điều. Ba phẩm của đại y này đều có hai mảnh dài một mảnh ngắn; cắt, may và thụ trì. Ba phẩm trung của đại y gồm: hạ trung có mười lăm điều; trung trung có mười bảy điều; thượng trung có mười chín điều. Ba phẩm của đại y này đều có ba mảnh dài, một mảnh ngắn; cắt, may và thụ trì. Ba phẩm thượng của đại y gồm có: hạ thượng có hai mươi mốt điều; trung thượng có hai mươi ba điều; thượng thượng có hai mươi lăm điều. Ba phẩm của đại y này đều có bốn mảnh dài, một mảnh ngắn; cắt, may và thụ trì. Ba y này đều gọi là y Phúc điền.

Luật Tăng-kì ghi: “Một thời, Đức Phật trụ ở thành Vương Xá, một hôm, Ngài đang đang kinh hành trước hang đá Đế-thích , bỗng nói với tôn giả A-nan: ‘Hình dáng y của chư Phật thời quá khứ là như thế. Từ nay căn cứ theo qui định này để may y.’”

Tăng huy kí ghi: “Thửa ruộng tích nước, làm lúa xanh tốt. Vì để nuôi dưỡng hình mạng nên y có hình ruộng phúc, thấm nhuần bằng nước tứ lợi; sinh trưởng lúa tam thiện ấy; nuôi lớn pháp thân bằng tuệ mạng.”

Giải thích tên gọi ấy: Cái mặc bên trên gọi là y. Chữ ‘y’ (衣) giống như chữ ‘y’ (依), có nghĩa là nương tựa. Vì ‘y’ có công năng che lạnh, che nóng. Kinh, luật đều gọi là ca-sa. Chân Đế tạp kí ghi: “Danh từ ‘ca-sa’ ở nước ngoài hàm chứa nhiều nghĩa. Hoặc gọi là áo li trần, vì đoạn trừ sáu trần. Hoặc gọi là áo trừ gầy ốm, vì cắt dứt phiền não. Hoặc gọi là áo hoa sen, vì xa lìa dính mắc. Hoặc gọi là áo gian sắc, vì màu sắc đúng như pháp.”

Ở đây gọi là y hoại sắc. Tức y ấy phải chia làm ba loại. Vì sao? Vì nó biểu trưng cho ba nghiệp thanh tịnh. Vì y năm điều đoạn tham, biểu trưng cho thân nghiệp. Y bảy điều đoạn sân, biểu trưng cho khẩu nghiệp. Y đại đoạn si, biểu trưng cho ý nghiệp. Mỗi y điều dài nhiều, điều ngắn ít, biểu thị cho hàng thánh giả tăng, hàng phàm phu giảm. Sử dụng ba màu xanh, đen, mộc lan, biểu thị cho ba thân: pháp thân, báo thân và hóa thân. Chất liệu của y được dệt bằng vải cỏ gai luộc chín, không được dùng lụa là lấy từ tơ tằm, biểu thị cho từ bi.

Các ông đều có tọa cụ vuông. Tọa cụ tiếng Phạn gọi là ni-sư-đàn. Trung Quốc dịch là Tùy tọa y. Cũng gọi là Phu cụ, cũng gọi là Sấn túc y. Tức giống như tháp có nền móng. Nay thân thụ giới của ông, tức là tháp của ngũ phần pháp thân. Bởi vì, ngũ phần pháp thân nhờ giới mà sinh ra.

Mỗi người các ông đều có một cái bát. Bát tiếng Phạn đọc là Bát-đa-la. Trung Quốc dịch là Ứng lượng khí. Về chất liệu, màu sắc, lượng đều đúng như pháp. Về chất liệu có hai loại hoặc làm bằng sắt, hoặc bằng đất. Về màu sắc dùng hạt vừng, hạt hạnh nhân giã nát rồi bôi bên trong, bên ngoài; dùng khói của cây tre để xông; đến khi bát có màu giống như màu lông chim tu hú, chim bồ câu, chim khổng tước.

Vì sao phải xông? Vì để mùa hè chứa thức ăn không bị thiu, không dính cấu bẩn. Vì có công dụng như thế, nên phải xông.

Về sức chứa của bát, bát bậc thượng dung lượng một đấu rưỡi, bát bậc hạ dung lượng năm thăng, dung lượng của bát bậc trung một đấu. Đấu đây là đấu đời Chu. Nếu tính theo đấu đời Đường thì bát nhỏ dung lượng năm thăng, bát trung dung lượng bảy thăng rưỡi, bát lớn dung lượng một đấu.

Y, bát là điều kiện chính trong việc thụ giới của các ông. Là những vật cần thiết để nuôi dưỡng thân thể. Cho nên, các ông phải tự chuẩn bị đầy đủ. Nếu mượn, hoặc không có đều gọi là phi pháp. Theo những điều lệ trong luật qui định rõ, nếu người nào không có y, bát thì đều không đắc giới, một đời luống uổng thụ nhận của tín thí, tương lai rơi vào ba đường ác, nhiều kiếp luân hồi không được giải thoát. Khi các ông đắp y, giữ thân, miệng, ý, chí tâm đội trên đầu, tụng thầm chú, kệ và tiếp theo là mở y và đắp lên.

Khi thụ thực, chứng trai, ngồi ngay thẳng, mở khăn, mở bát, tụng kệ, an nhàn. Sau khi đựng đầy thức ăn, tay trái ôm bát, tay phải đỡ thân bát, đứng ngay thẳng chính niệm, cúng dường Tam bảo, chí thành quán tưởng và đặt muỗng vào bát. Các tổ sư nói: “Ngũ quán không trái nghịch, tam chủy có phép tắc.”

Như trên đã chỉ dạy, nên nhận dùng đúng pháp. Nếu không làm theo thì tội sẽ để lại đời sau. Tất cả những phép tắc thụ trì y, bát đợi gần đến ngày lên đàn, khi tôi dẫn đến chỗ khuất vặn hỏi và căn cứ theo bộ luật Căn bản mới chỉ dạy cách thức thụ trì.

Từ nay về sau, khi các ông muốn may y, nắn bát, cần phải hỏi các bậc minh sư rồi theo đúng như pháp may, nắn; không được làm theo sở thích, trái với điều Phật chế. Nếu đã may y xong, phải mời một vị tì-kheo biết luật, gia trì đúng pháp, tin nhận và đắp. Như thế công đức không luống uổng, ắt được lợi ích. Đó mới gọi là tì-kheo chân chính của Tăng bảo trong thời kì cuối.

Hỏi: Các ông có thể vâng làm được không?

Trả lời: Chúng con đều vâng làm.

Thầy dẫn lễ nói:

Các sa-di hãy cùng nhau đứng lên, nghe tiếng khánh, đỉnh lễ ba lễ, vén y, xếp tọa cụ, xếp hàng. Những vị thỉnh sư đưa sư về phòng.

Ghi chú:

Đưa sư về phòng rồi, quay trở lại nơi tác pháp, lễ tạ các thầy dẫn lễ xong, mỗi người ôm y, bát của mình trở về phòng.

2.5. Thẩm xét giới và sám hối

Khi các sa-di thụ giới cụ túc, việc vặn hỏi mười ba nạn nặng và mười sáu già nhẹ đều phải đợi khi thập sư lâm đàn , hòa tăng, tác pháp, mới sai thầy giáo thụ đến chỗ khuất vặn hỏi kĩ. Tiếp theo gọi những sa-di ấy vào trong Tăng, thầy yết-ma nhờ chúng thẩm xét lại. Những việc ấy phải làm xong trong vòng một ngày, vì theo phép tắc thì không được cách đêm. Hai lần thẩm xét kĩ như thế, văn trong các luật đều ghi giống nhau. Nhưng những người thụ giới đều phải mời thầy vặn hỏi trước một đêm, đã không đợi yết-ma sai, lại chẳng phải đến lúc chính thức truyền giới cụ túc mới thốt lên rằng: “Than ôi! Vì làm trái ngược với điều Phật dạy, nên mới dẫn đến lỗi lầm như thế này.”

Nay căn cứ theo nghi thức cũ của ngài Nam Sơn và tuân theo những điều Phật chế ban đầu. Chỉ có việc thẩm xét, vặn hỏi mười giới sa-di là phải làm trước một đêm. Ngày hôm sau lên đàn mới sai người hỏi hai mươi chín loại ‘nạn già’ nhẹ và nặng. Mong những người hoằng truyền giới luật phải tuân theo luật chế, để vâng theo phép tắc của bậc thánh, được vậy là điều may mắn lắm.

Ghi chú:

Lần tác pháp này cần phải tiến hành thật nghiêm túc. Bởi vì, đại giới cụ túc rất tôn nghiêm và hàng ngũ Tăng-già khó vào. Vả lại, nay cách thời Phật quá xa, trong Phật pháp có nhiều tợ hại, nếu không nhờ những yếu tố đặc biệt bên ngoài thì sao có thể khiến cho những người kia phát tâm bậc thượng? Vì thế, vào buổi chiều của ngày xin giới, thầy dẫn lễ sai tịnh nhân hoặc sa-di quét dọn pháp đường, đặt một chiếc ghế ở giữa, dâng cúng hương, hoa, giăng cờ, treo lọng. Phía sau chỗ ngồi chính đặt ghế cho thầy thư kí.

Mé bên trái ngoài cửa pháp đường đặt ghế cho vị thầy kiểm tra thẻ. Phía bên phải ngoài cửa pháp đường đặt ghế cho vị thầy thâu thẻ. Nơi nơi đều treo đèn, sáng hơn ban ngày; chỗ chỗ đều đốt hương, khói tỏa như mây lành. Sau khi bày biện lễ phẩm cúng dường đã đầy đủ, mới đánh kiền chùy, tập hợp các sa-di xin giới cụ túc, chiếu theo thứ tự hàng thẻ mà xếp hàng. Thầy dẫn lễ dẫn theo năm người đến thỉnh thầy yết-ma. Người bưng hương đứng trước. Đến phòng đỉnh lễ, thỉnh thầy đến pháp đường. Lễ Phật, ngồi xuống, niêm hương, cử tán xong.

Thầy dẫn lễ nói:

Cắm hương lên, trở về vị trí. Những vị nghinh đón bước ra khỏi hàng, nghe tiếng khánh, đỉnh lễ ba lễ, trở về hàng.

Ghi chú:

Hai vị thầy được sai kiểm thẻ và thâu thẻ bước ra khỏi chúng, hướng về vị thầy ngồi trên tòa đỉnh lễ rồi đứng lên. Vị thầy kia rời chỗ ngồi lễ tạ lại. Họ tự thương lượng và giúp đỡ nhau.

Thầy yết-ma nói:

Cây cờ tì-ni chỉ vì trợ giúp chính pháp; mở đường sám hối để trợ giúp cho các duyên, nay các sa-di muốn cầu thụ giới cụ túc, theo lí phải phát lộ sám hối, nhưng vì đề phòng có bạch y v.v,. trà trộn vào nghe lén, nên phải mời hai thầy kiểm tra kĩ người ra, người vào. Nếu những sa-di kia như pháp, thanh tịnh thì sự chuẩn bị của chúng tôi mới thành. Nhưng sợ các người ngồi lâu sinh mỏi mệt, nên xin mọi người hoan hỉ.

Thầy kiểm tra và thầy thâu thẻ chắp tay trả lời: “Vâng, chúng tôi xin làm theo.”

Ghi chú:

Hai vị thầy đếm và thâu thẻ hướng lên trên chắp tay, hỏi thăm hai bộ phận bên phải và trái. Mỗi người đến bên góc cửa và ngồi. Tiếp theo vị thầy thư kí bước ra khỏi chúng, hướng lên trên đỉnh lễ một lễ và đứng chờ.

Thầy yết-ma nói:

Những sa-di sắp thụ giới cụ túc phải giữ thân, ý thanh tịnh. Nếu có phạm điều gì thì theo luật không cho phép thụ giới. Còn nếu không nhiễm trước thì mới có thể thụ giới. Đêm nay, nhiều ban nhiều người, nên công việc hoặc giống nhau. Vì thế, mời đại đức ghi rõ những người được phân chia công việc, để tránh dẫn đến sai lầm và cũng là để tiện trình thẻ với hòa thượng. Xin chớ vì việc ấy mà sinh phiền hà.

Thầy kiểm tra và thầy thâu thẻ chắp tay trả lời: “Vâng, chúng con xin làm theo.”

Ghi chú:

Trả lời rồi, chắp tay, hỏi thăm. Sau khi lui ra, trở về chỗ cũ. Đại đức đi tuần xem xét chúng hướng về thầy yết-ma đỉnh lễ rồi đứng lên.

Thầy yết-ma nói:

Những điều luật chế thì rất nghiêm ngặt mà lòng người thì dễ lười biếng, nên phải nhờ những điều kiện tốt mới thành tựu được nghiệp thiện. Nay các sa-di, lúc phát lộ hoặc sợ mê man, tán loạn, hoặc quên nên sám hối nhầm. Vì thế, mới mời các đại đức kiểm tra, tuần tra, chỉnh đốn cách thức sám hối, giúp cho ba nghiệp của họ siêng năng, nhất tâm không lười biếng. Có thể gọi là “hạ mình để thành tựu cho người”. Mong rằng, chớ từ lao nhọc. Tất cả mọi người đều chắp tay đáp: “Vâng, chúng tôi xin làm theo”.

Ghi chú:

Đáp rồi, hướng lên trên, chắp tay hỏi thăm và lui ra. Mỗi người cầm đèn soi xét kĩ lưỡng.

Thầy dẫn lễ nói:

Này các sa-di, các ông đều phải chí thành, tụng thần chú đại bi theo tôi. Nhờ sức oai thần của mật ngôn này làm cho pháp diên thanh tịnh, lìa xa các ma chướng (tụng 3 lần).

Nam Mô Cam Lộ Vương Bồ-tát ma-ha-tát (3 lần).

Thầy dẫn lễ nói:

Các sa-di cùng tiến về phía trước xếp hàng, trải tọa cụ, nghe tiếng khánh, đỉnh lễ ba lễ, vén y, quì gối, chắp tay.

Trong bảy chúng, tì-kheo là bậc nhất; trong ba tụ, giới cụ túc là đứng đầu. Vì thế, phải tìm những bình sạch mới nhận đề-hồ kia. Giống như tập hợp và tuyển chọn nhân tài để rèn giũa thành bậc cao quí. Tài nghệ khéo léo là cốt ở người tài giỏi, đúc luyện không vượt qua phép tắc. Nay tôi cung thỉnh luật sư tên… để làm thầy a-xà-lê kiểm tra giới, nhận sám hối cho các ông.

Về văn thỉnh sư, lẽ ra các ông phải tự trình bày, nhưng vì sợ các người không thể làm được, nên nay tôi dạy các ông. Mỗi người tự nói pháp danh. Ngoài ra, những lời lẽ khác các người đều nói theo tôi.

Đại đức, một lòng nhớ, con sa-di tên… nay thỉnh đại đức làm a-xà-lê kiểm tra giới và nhận sám hối. Xin đại đức làm a-xà-lê kiểm tra giới và nhận sám hối cho con. Con nhờ nương theo đại đức mà được sám hối như thật. Xin thương xót cho! (đỉnh lễ ba lễ)

Thầy yết-ma vỗ thủ xích và nói:

Giới thanh tịnh thì định, tuệ mới sinh. Giới là nền tảng tu chứng của Phật, Tổ. Hoặc sinh khởi và tham ái dẫy đầy là nhân khổ trong luân hồi của hữu tình. Chỉ có bậc trí mới nhận biết rõ ràng, còn kẻ ngu thì chìm trong sóng mê. Các ông đã chán khổ, rời xa gia đình, thụ trì mười giới sa-di, lại còn muốn tiến lên siêng tu, nguyện gia nhập vào hàng ngũ tì-kheo tăng. Như vậy, đâu lo gì định, tuệ không sinh và luân hồi không dứt?

Tôi chỉ sợ các ông đối với những giới cấm đã thụ trì, hoặc hủy phạm những tính tội và những điều nặng, hoặc tiếng tăm, uy đức của sa-di bị thiếu khuyết. Do đó, dù muốn thụ giới cụ túc, nhưng e không được đắc giới.

Luận Tát-bà-đa ghi: “Người nào phá những giới trọng trong mười giới sa-di, hoặc thụ giới cụ túc, giới thiền vô lậu, hoặc muốn tiến bộ hơn, tất cả đều không được. Vì giới sa-di là nền tảng của giới tì-kheo.”

Thí như rễ cây sum suê thì hoa quả trĩu cành. Cũng giống như nền móng vững chắc thì mới xây dựng lầu giác. Chứ chưa có trường hợp nào cây không có rễ mà mong có quả và không có nền móng mà xây lầu gác. Vì thế, nay tôi theo thứ tự xin giới, khai đạo là tuân theo luật định, lần lượt hỏi các ông. Các ông theo từng câu hỏi mà lần lượt trả lời thật, không được lấy có nói không, lấy nặng nói nhẹ; nếu có một niệm che giấu, tránh né thì đâu chỉ bên trong tự dối lòng, bên ngoài dối thầy sao? Huống gì dối gạt mười phương chư Phật, Bồ-tát, các trời và thiện thần, làm cho tội cũ chưa trừ, lại tích thêm họa mới. Như thế, đã không sợ đường ác mà cũng không sinh hổ thẹn. Thật là đáng thương!

Cho nên, mỗi người phải phát khởi lòng tin kiên cố, sinh tâm sợ hãi lớn, sinh hổ thẹn lớn, nghĩ đến nỗi khổ trong đường ác mà phát tâm bồ-đề, chí thành phát lộ, thiết tha sám hối. Giống như cát, đá đã lọc sạch mới gọi là vàng ròng; còn chút tì vết thì không phải là ngọc tốt (Vỗ thủ xích một cái).

Hỏi: Các ông có thể sám hối như thế được không?

Trả lời: Chúng con xin vâng làm theo.

Thầy dẫn lễ nói:

Các sa-di hãy cùng đứng lên, nghe tiếng khánh, đỉnh lễ ba lễ, vén y, xếp tọa cụ, xếp hàng.

Các ông là những người đứng đầu nên phải thống lãnh chúng, tập hợp và đợi. Đợi khi nào được gọi thì chín người theo thứ tự từ góc cửa bên trái tiến đến chỗ thầy xét thẻ, lần lượt đối chiếu tên và tiến lên. Đến trước chỗ thầy giáo thụ ngồi phát lộ rồi. Chín người theo thứ tự từ góc cửa bên phải đến chỗ thầy thâu thẻ, lần lượt theo thứ tự đi ra. Lúc bấy giờ, chỉ giữ lại hàng thứ nhất ở lại trong pháp đường. Những người khác tạm thời ra ngoài.

Ghi chú:

Khi chúng đã ra ngoài rồi, lại nói:

Hàng thứ nhất tiến lên, xếp hàng hướng lên trên, (pháp đường rộng thì xếp một hàng như thường lệ, pháp đường hẹp thì xếp thành hai hàng trước và sau) trải tọa cụ, nghe tiếng khánh, đỉnh lễ ba lễ, vén y, quỳ gối, chắp tay, vận tâm quán tưởng và cùng xướng.

Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo (3 lần).

Mỗi người tự nói pháp danh của mình.

Thầy giáo thụ sư vỗ thủ xích và nói:

Này các sa-di, nay tôi hỏi kĩ mười chi giới tướng mà các ông đang thụ trì, chính là gội rửa thân tâm và tẩy trừ những bất tịnh, tuyển chọn đạo khí, dự vào hàng Tăng. Vì thế, các ông phải hiểu rõ lời của tôi, trả lời chính xác. (Vỗ thủ xích một cái.)

* Thứ nhất, giới không sát sinh: những sinh vật có mạng sống không được cố ý giết, hoặc tự mình giết, hoặc sai người giết, hoặc chôn sống, hoặc giết bằng động cơ, hoặc giết bằng cách đẩy rơi xuống, hoặc giết bằng chú thuật, hoặc giết bằng thuốc độc, hoặc khuyến khích người giết, hoặc biết trước người kia có ý muốn tự tử, hoặc đặt bẫy làm cho chết, hoặc thả thú dữ, rắn độc cắn chết, cho đến phá thai, đập trứng, hoặc đốt núi, tháo lạch, đều gọi là giết.

Hỏi: Trong giới này các ông có phạm không?

Trả lời: Không.

Ghi chú:

Nếu phạm thì phải thành thật trả lời phạm trường hợp giết nào. Người bên cạnh không được chỉ bảo trả lời không phạm. Vì phạm giới xuất phát từ tâm, cho nên sám hối thì phải tự mình nói. Nếu do người bên cạnh chỉ bảo thì tất cả đều phạm tội việt tì-ni. Chín giới sau cũng như thế. Nếu thật không phạm thì mới trả lời:…

Nếu phạm những giới ấy thì căn cứ theo luật mà phán định, để làm sáng tỏ tội tướng là nhẹ hay nặng. Nếu giết người thì phạm tội nặng. Đó là tính giới. Phá tội căn bản thì mất giới sa-di, gọi là diệt tẩn đột-kiết-la; không được sám hối chung; không được ngủ chung, làm việc chung với những sa-di thanh tịnh; không được giống như những sa-di thanh tịnh khác được ngủ chung với tì-kheo hai đêm, ba đêm.

- Nếu giết trời, rồng, quỉ, thần, những loài có thể biến thành người và hiểu tiếng người thì phạm tội bậc trung, cho phép sám hối, gọi là Ưng sám đột-kiết-la.

- Nếu giết súc sinh, những loài không thể biến thành người, không hiểu tiếng người thì phạm tội bậc hạ, cho phép sám hối, cũng gọi là Ưng sám đột-kiết-la.

- Nếu giết người mà không chết thì phạm phương tiện tội bậc trung.

- Nếu giết trời, rồng, cho đến súc sinh mà không chết thì phạm phương tiện tội bậc hạ.

Nếu giúp người khác khiến giết người, hoặc giết trời, súc sinh v.v… chết, không chết đều có cùng tội căn bản, nặng-nhẹ như trên.

Nếu thấy giết không sinh tâm từ mà còn khen ngợi, vui theo thì phạm tội phương tiện bậc trung, cho phép sám hối.

Tên tội thuộc năm thiên, sáu tụ của tì-kheo thì sa-di không được biết. Sở dĩ nói tội bậc trung, bậc hạ, còn nói tội phương tiện bậc trung, bậc hạ là vì (kì thật) những tội ấy đều thuộc một tội Ưng sám đột-kiết-la. Nhưng gọi là tội bậc trung, bậc hạ, vì khi phạm giới có trường hợp tâm phiền não nặng, có trường hợp tâm phiền não nhẹ không giống nhau. Cho nên, tùy theo trường hợp mà chia làm bậc trung, bậc hạ. Chín giới sau cũng tương tự như vậy.

Nếu giết cha, mẹ, thánh nhân thì phạm tội nghịch, bị rơi vào địa ngục A-tì. Trường hợp này nặng hơn những trường hợp giết ở trên. Tuy cũng là giết, nhưng sự việc không giống nhau. Như trong đàn thứ nhất thẩm xét về trường hợp giết cha, mẹ và giết những đối tượng khác đã trình bày.

* Thứ hai, giới trộm cướp: hễ vật có chủ thì không được sinh tâm trộm cố lấy. Hoặc tự lấy, hoặc sai người lấy, hoặc nhận lời thay người đến lấy, hoặc dùng chú thuật để lấy, hoặc lấy vật mà người khác gửi, hoặc cho rồi đoạt lại, hoặc vay mượn không chịu trả, cho đến, trốn thuế, vượt đò v.v… đều gọi là trộm.

Hỏi: Trong giới đây các ông có phạm không?

(Nếu phạm trường hợp trộm nào thì thành thật nói phạm trường hợp trộm đó. Nếu không phạm thì trả lời:.. )

Trả lời: Không.

Trường hợp phạm: bất kể là vật mới, vật cũ, vật quí, vật rẻ; nếu lấy trộm đủ năm tiền thì phạm tội nặng. Đó là tính giới, phá tội căn bản, mất giới sa-di, gọi là Diệt tẩn đột-kiết-la, không được sám hối chung, không được ngủ chung, làm việc chung với các sa-di khác; không được như những sa-di khác được ngủ chung với các tì-kheo hai đêm, ba đêm. Nếu trộm dưới năm tiền, từ bốn tiền trở xuống thì phạm tội bậc trung, cho phép sám hối. Đây gọi là Ưng sám độ-kiết-la tội.

Nếu trộm từ năm tiền trở lên, dù chưa đủ mười tiền, nhưng vẫn xem là một trọng tội. Nếu trộm đủ mười tiền là phạm hai trọng tội. Nếu trộm vật có giá trị lớn, lớn hơn năm tiền nhiều lần thì xét theo số tiền mà xác định mức độ phạm, cũng có giá trị lớn, nên bị tội nặng. Nếu trộm vật của Tam bảo thì tính giá trị nhiều hay ít, mà định tội nặng hay nhẹ và giống với trường hợp này.

Nhưng tội nặng nói nhiều là nhiều. Đó là lời nói chân thật của Phật, vì thương bảy chúng đệ tử trì giới, nên Ngài răn dạy chớ hủy phạm. Ngoài ra, Ngài còn chỉ cho họ biết quả báo khổ ở địa ngục tăng gấp bội, khó thoát khỏi.

* Thứ ba, giới dâm: tức là làm việc bất tịnh với người nam, người nữ. Hoặc mình hành dâm với người, hoặc người hành dâm với mình; cho đến, hành dâm với súc sinh, đều gọi là dâm.

Hỏi: Trong giới đây các ông có phạm không?

(Nếu phạm trường hợp hành dâm nào thì thành thật trả lời phạm trường hợp hành dâm đó. Nếu không phạm thì trả lời: … )

Trả lời: Không.

Trường hợp phạm trong giới này: hễ có tâm dâm, cùng làm việc bất tịnh rồi, đều phạm tội nặng. Vì đó là tính giới. Phá tội căn bản, mất giới sa-di, gọi là tội Diệt tẩn đột-kiết-la. Không được sám hối chung, không được ngủ chung với những sa-di khác, không được làm việc chung, không được như những sa-di khác được ngủ chung với tì-kheo hai, ba đêm.

Nếu có tâm dâm, chưa quan hệ và dừng lại, thì phạm tội bậc trung, cho phép sám hối, gọi là tội Ưng sám đột-kiết-la.

Nếu có tâm dâm xúc chạm thân người nữ, ngồi với người nữ ở chỗ khuất, nói với người nữ ở chỗ khuất, đều phạm tội bậc trung, cho phép sám hối, gọi là tội Ưng sám đột-kiết-la.

* Thứ tư, giới nói dối: Chưa ngộ đạo mà nói là đã ngộ đạo, chưa đắc thiền, đắc định mà nói là đã đắc; chưa chứng bốn quả mà nói là đã chứng, cho đến, nói dối có trời, rồng, quỉ, thần v.v.. đến. Nói những việc ấy đều hư dối, không thật như thế để dối gạt người, đều gọi là đại vọng ngữ.

Hỏi: Trong giới này các ông có phạm không?

(Nếu từng nói dối với người thì phải lập tức thành thật trả lời phạm nói dối trong trường hợp đó, trường hợp kia. Nếu không phạm thì trả lời:.. )

Trả lời: Không.

Ngoài nói dối ra còn có nói móc, nói hai lưỡi, nói lời thô ác, đều gọi là tiểu vọng ngữ.

Hỏi: Trong giới này các ông có phạm không?

(Nếu phạm trường hợp nào thì thành thật nói trả lời phạm trường hợp ấy. Nếu không phạm thì trả lời: …)

Trả lời: Không.

Trường hợp phạm trong giới này: nếu là đại vọng ngữ tức là đến trước người nói. Nếu người kia hiểu rõ ràng thì phạm tội nặng. Đó là tính giới, phá tội căn bản, mất giới sa-di, gọi là tội diệt tẩn đột-kiết-la. Không được sám hối chung, không được ngủ chung với những sa-di khác, không được sinh hoạt chung, không được như những sa-di khác được ngủ chung với tì-kheo hai, ba đêm.

Nếu bản ý muốn nói lời đại vọng ngữ này, hoặc nói không rõ ràng, khiến người nghe không hiểu, hoặc đang nói thì dừng lại, đều phạm tội bậc trung cho phép sám hối, gọi là tội Ưng sám đột-kiết-la. Hoặc là tiểu vọng ngữ: nghĩa là nói mà không rõ ràng, thì thực hiện pháp trách tâm đột-kiết-la sám hối trừ diệt và từ đó về sau không tái phạm. (Bốn giới vừa nêu trên là cội gốc của tất cả giới.)

* Thứ năm, giới không uống rượu: những chất có thể làm người say thì dù một giọt cũng không được dính môi.

Hỏi: Trong giới này các ông có phạm không?

(Nếu phạm thì phải thành thật trả lời. Nếu không phạm thì trả lời:…)

Trả lời: Không.

Trường hợp phạm trong giới này: hoặc ngũ cốc, hoa, quả v.v.. làm thành rượu, cho đến men rượu, bã rượu, chỉ có hương rượu, mùi rượu, tưởng là rượu, nhấm vào, nuốt xuống có thể làm say thì phạm già giới, cho phép sám hối, gọi là tội Ưng sám đột-kiết-la.

Nếu bị bệnh nặng, thầy thuốc dặn phải dùng rượu nấu thuốc để trị thì phải thưa với thầy biết trước, thầy cho phép mới dùng. Nhưng phải làm sao để không nghe mùi rượu, vị rượu, rượu dính môi mà không nghĩ về rượu thì mới được. Nếu bệnh nặng thêm, dùng rượu liền, thì không phạm. Còn như vì bệnh phải dùng rượu nấu thuốc, đến khi hết bệnh rồi lại uống rượu thì phạm tội căn bản.

* Thứ sáu, giới không đeo hương hoa, không bôi nước hoa lên thân.

Hỏi: Trong giới này các ông có phạm không?

(Nếu phạm trường hợp nào thì thành thật trả lời phạm trường hợp đó. Nếu không phạm thì trả lời: … )

Trả lời: Không.

Trường hợp phạm trong giới này: như ở Trung Quốc dùng tơ lụa, trân bảo để may, trang sức khăn, mũ, thì cũng giống như ở Ấn Độ đeo vòng hoa vậy. Như ở Trung Quốc dùng hương để xông tấm vải và đeo túi hương, cũng giống như ở Ấn Độ dùng hương xoa lên thân. Theo trong luật, Phật có nói tùy theo phong tục của mỗi nước, chẳng phải không có căn cứ. Vì thế, nên biết việc sử dụng theo phong tục của mỗi nước có khác, nhưng tâm ham thích trang sức thì chỉ có một. Nếu có người nào làm những việc như thế thì phạm già giới, cho phép sám hối, gọi là tội Ưng sám đột-kiết-la.

* Thứ bảy, giới không ca vũ, hát xướng, không cố đi xem nghe.

Hỏi: Trong giới này các ông có phạm không?

(Nếu phạm trường hợp nào thì thành thật trả lời phạm trường hợp đó. Nếu không phạm thì trả lời: … )

Trả lời: Không.

Trường hợp phạm: xướng khúc, ca ngâm gọi đó là ca; đưa tay, nhấc chân gọi là vũ. Hoặc thổi sáo, gẩy đàn, đánh trận, đánh cờ, đổ xí ngầu, đánh bạc, bắn tên, cho đến, thúc ngựa, múa kiếm v.v.. , đều gọi là xướng kĩ. Hoặc tự làm, hoặc thấy người làm vui thích. Người có ý đến xem nghe, tất cả đều phạm già giới, cho phép sám hối. Đây gọi là tội Ưng sám đột-kiết-la.

* Thứ tám, giới không ngồi giường cao, rộng.

Hỏi: Trong giới này các ông có phạm không?

(Nếu phạm thì trả lời phạm. Nếu không phạm thì trả lời: .. )

Trả lời: Không.

Ghi chú:

Nay là thời mạt pháp, giường nằm của tăng ở khắp nơi đều không đúng lượng. Nay các ông sắp làm thầy, nên đến lúc lên đàn nếu hỏi về việc này thì phải sinh hổ thẹn sâu và phải biết trái với những gì Phật chế. Mong rằng có thể làm được như thế. Nếu không như vậy, thì tì-ni trở thành trò đùa của trẻ con. Vì nguyên nhân ấy nên phải hỏi.

Trong đây trường hợp phạm: theo luật qui định, chân giường của tăng cao một thước, sáu tấc. Khi ngồi chân không hỏng đất, nếu quá lượng này gọi là cao. Rộng: trở mình tùy ý. Vì thế gọi là giường lớn. Người nằm giường lớn phạm già giới, cho phép sám hối và gọi là tội Ưng sám đột-kiết-la. Nếu được giường đã đóng sẵn thì phải cưa chân cho đúng lượng mới không phạm.

* Thứ chín, giới không ăn phi thời.

Hỏi: Trong giới này các ông có phạm không?

(Nếu phạm trường hợp nào thì thành thật trả lời phạm trường hợp đó. Nếu không phạm thì trả lời: … )

Trả lời: Không.

Trong đây trường hợp phạm: Theo thời gian mà chế định. Đúng thời: là từ khi mặt trời mới ló dạng ở phương đông đến giữa trưa. Không phải thời: là từ khi mặt trời hơi nghiêng cho đến trước khi mặt trời mọc vào ngày hôm sau. Nếu ăn không đúng thời thì ăn tất cả những vật có hình đều gọi là phá trai, phạm già giới, cho phép sám hối, gọi là tội Ưng sám đột-kiết-la.

Nếu người bệnh bị đói thì cho phép nhận các loại đậu, lúa mì nấu, không cho tróc vỏ rồi lọc lấy nước uống. Nếu được thức ăn không đúng thời, cho đến các loại nước ép trái cây thì phải dùng nước làm pháp ‘tác tịnh’ rồi mới sử dụng.

* Thứ mười, giới không cầm giữ sinh, tượng, vàng, bạc, vật báu.

Hỏi: Trong giới này các ông có phạm không?

(Nếu phạm trường hợp nào thì thành thật trả lời phạm trường hợp đó. Nếu không phạm thì trả lời: … )

Trả lời: Không.

Trong đây trường hợp phạm: Sinh là chưa chế biến và còn nguyên chất. Như vàng, bạc, châu, ngọc, san hô, mã não, thủy tinh, xa cừ, lưu li, hổ phách, pha lê, đồi mồi, tê giác, ngà voi và tất cả những vật quí báu. Tượng: chế tạo thành hình tượng. Hoặc là tiền đồng, tiền giấy; tất cả vàng, bạc, bảy báu, tạo thành vật dụng và làm thành các loại hình dạng. Những thứ ấy đều làm cho lòng tham của con người tăng trưởng, làm cho ý chí của con người càng ngạo ngược. Cho nên, Đức Phật cấm không cho cầm giữ. Nếu người nào cầm giữ những thứ như thế thì phạm già giới, cho phép sám hối, gọi là tội Ưng sám đột-kiết-la. Nếu cất giữ cho Tam bảo, sư trưởng, cha mẹ, không có ý nghĩ là vật của mình thì không phạm.

Ghi chú:

Chín người như thế, mỗi người đều đã bị suy xét kĩ rồi. Trong những giới ấy, nếu phạm bốn giới căn bản tính trọng thì vị thầy thư kí phải ghi vào sổ, ngày hôm sau trình với hòa thượng. Nếu phạm sáu giới nhẹ sau thì thầy yết-ma nên suy tính liền và dạy họ sám hối.

Thầy dẫn lễ nói:

Đỉnh lễ một lễ rồi đứng dậy.

Chín người thứ nhất cầm thẻ từ phía bên phải đi xuống đến chỗ thầy thâu thẻ. Rồi tất cả theo thứ tự lần lượt bước vào pháp đường.

Ghi chú:

Đợi vị kiểm tra thẻ và chín người kia xoay xuống dưới, đi theo chiều bên phải. Lại gọi rằng:

Chín người thứ hai cầm thẻ thứ hai từ bên trái đi lên, đến chỗ thầy kiểm tra thẻ. Lần lượt đối chiếu tên rồi tiến vào giảng đường.

Ghi chú:

Thứ tự hàng ngũ như thế nhiều-ít, mỗi mỗi gọi-đáp, cho đến thẻ cuối cùng, không cần phải ra khỏi giảng đường mà chỉ cần đứng ở bên phải. Đánh kiền chùy, tập hợp những người phát lộ trước, tất cả theo thứ tự hàng ngũ bước vào giảng đường và xếp thành hai hàng, đứng chờ. Những người được phân công kiểm tra, thâu thẻ và tuần tra xem xét v.v.. bước ra khỏi chúng, hướng về hòa thượng chắp tay thăm hỏi. Thầy kiểm tra thẻ thưa: …

Chúng con tên… đã làm xong việc hòa thượng giao, hàng ngũ không giảm, ra-vào đúng pháp, tuần tra nghiêm mật, đi-đứng nhịp nhàng, không có người phạm oai nghi.

Thầy yết-ma nói:

Những người có công phụ giúp, đêm khuya mệt mỏi, xin mọi người ngủ yên.

Ghi chú:

Các vị vái chào rồi lui ra. Mỗi người trở về chỗ cũ. Thầy thư kí bước ra khỏi chúng, trình sổ sách lên hòa thượng, chắp tay thăm hỏi và thưa:

Con tên… vâng theo lời hòa thượng giao ghi chép đầy đủ tội tướng đã hỏi. Nay những sa-di này không phạm tội căn bản, đều thanh tịnh. Nay trình bày với thầy yết-ma, nhờ thầy thưa lại với hòa thượng.

Nếu trong đây có người phạm bốn giới trọng thì văn này phải đổi lại rằng: Trong những sa-di phát lộ đây, chỉ có sa-di tên… phạm luật chương, còn những sa-di khác đều thanh tịnh. Nay con trình với thầy yết-ma, nhờ thầy thưa lại với hòa thượng.

Ghi chú:

Thầy yết-ma an ủi như trước xong, thầy thư kí lại chắp tay thăm hỏi, nói lời từ biệt, rời giảng đường, trở về phòng.

Thầy dẫn lễ nói:

Các sa-di hãy đồng trải tọa cụ, nghe tiếng khánh, đỉnh lễ ba lễ, vén y, quì gối, chắp tay.

Thầy dẫn lễ vỗ thủ xích, nói:

Các sa-di, nay tôi theo luật hỏi kĩ các ông rồi, các ông đều hiểu những điều tôi hỏi, tất cả cũng đã trả lời rồi; tôi tin các ông không che giấu điều gì; mong rằng thân khí thanh tịnh, có thể lên đàn đắc giới viên cụ. Nhưng vào ngày lên đàn, lúc vào chỗ khuất và ở trong Tăng vẫn phải hỏi lại các ông bốn giới nặng căn bản, các ông cũng như đêm nay ở trước tôi nghe kĩ và trả lời. Bây giờ, tôi sẽ niêm hương cầu nguyện cho các ông:

Chư Phật gia hộ, che chở; chúng thánh chứng minh; nguyện tội lỗi tích chứa nhiều đời từ nay diệt hết; những nghiệp thiện từ vô thỉ chưa làm từ nay siêng năng làm.

Các ông mỗi người hãy quán tưởng chư Phật ở mười phương và nói theo tôi chí thành sám hối. Mỗi người tự nói pháp danh của mình.

Ghi chú:

Xướng như thế xong, thầy dẫn lễ đứng dậy. Niêm hương xong, thầy dẫn lễ ngồi chắp tay, chí thành xướng lên:

Nghiệp ác đã tạo từ xa xưa
Do tham, sân, si đời quá khứ
Đều từ thân, miệng, ý phát sinh
Sám hối tất cả các tội chướng.

Nghiệp ác đã tạo từ xa xưa
Do tham, sân, si đời quá khứ
Đều từ thân, miệng, ý phát sinh
Nay ở trước Phật xin sám hối.
Nghiệp ác đã tạo từ xa xưa

Do tham, sân si đời quá khứ
Đều từ thân, miệng, ý phát sinh
Sám hối tất cả các tội căn.
Sám hối công đức thật tuyệt vời
Bao nhiêu phúc lành đều hồi hướng

Nguyện cho chúng sinh bị chìm đắm
Chóng sinh cõi Phật Vô Lượng Quang
Mười phương ba đời tất cả Phật
Tất cả Bồ-tát ma-ha-tát
Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật.

Thầy dẫn lễ nói:

Các sa-di hãy cùng đứng dậy, nghe tiếng khánh, đỉnh lễ ba lễ, vén y, xếp tọa cụ, xếp hàng.

Ghi chú:

Thầy dẫn lễ nói với sa-di đứng đầu. Như lễ thường, đưa các thầy về phòng rồi trở lại pháp đường, dạy các sa-di cùng lên điện, mỗi người thành kính, lễ Phật suốt đêm. Sau khi các sa-di ấy lễ tạ thầy dẫn lễ xong, họ đến đại điện, đốt đèn, thắp hương, ba nghiệp chí thành, năng-sở đều không, như thật đỉnh lễ.

Những sa-di phạm giới trọng nói ở trên theo các điều khoản của tì-ni thì họ không được sám hối. Nếu xét thấy những sa-di kia, tuy đã phá giới trọng, nhưng thành thật hổ thẹn, bỏ cũ theo mới, có thể nương theo Đại thừa phương tiện cứu giúp. Đồng thời, làm cho họ sợ hãi địa ngục, đoạn hẳn duyên trần; chọn nơi kết đàn, thiết tha chịu khổ, hoặc trong bảy ngày, mười bốn ngày, cầu thấy tướng hảo thì tội mới diệt. Nếu người ấy vẫn không thấy tướng hảo, trải qua nhiều năm nhiều tháng, ắt phải lấy thấy tướng hảo làm kì hạn, mới cho phép thụ giới. Vì sợ nhân duyên trở ngại không thể kiến đàn như pháp, giả sử có thể kiến đàn, nhưng tướng hảo không hiện thì về sau hối hận không kịp. Thà cẩn thận ngay từ đầu, thành khẩn giữ gìn là tốt.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 4 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Kinh Phổ Môn


Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


Tôi đọc Đại Tạng Kinh


Đừng bận tâm chuyện vặt

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.133.109.141 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...