Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Vui thay, chúng ta sống, Không hận, giữa hận thù! Giữa những người thù hận, Ta sống, không hận thù!Kinh Pháp Cú (Kệ số 197)
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Chuyện Phật đời xưa »» ĐỨC CỔ PHẬT THÍCH-CA »»

Chuyện Phật đời xưa
»» ĐỨC CỔ PHẬT THÍCH-CA

(Lượt xem: 5.297)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Chuyện Phật đời xưa - ĐỨC CỔ PHẬT THÍCH-CA

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Thuở xưa, có một thế giới gọi tên là cõi Ta-bà, có đức Phật Thế Tôn hiệu là Thích-ca Mâu-ni. Ngài ở giữa đại chúng mà thuyết giảng kinh Đại Bát Niết-bàn.

Thuở ấy, có một người nghe bạn hữu lan truyền rằng có đức Phật đang thuyết giảng kinh Đại Bát Niết-bàn với đại chúng. Người ấy nghe rồi, trong lòng hoan hỷ, phát nguyện cúng dường. Nhưng người nghèo khó lắm, chẳng có vật chi để cúng dường cả.

Người ấy trở về nhà, trên đường đi gặp được một người khác, bèn nói rằng: “Tôi muốn bán thân này, ông có thể mua hay chăng?”

Người kia đáp: “Nhà tôi có một việc không ai làm được. Như chú có thể làm, tôi sẽ mua chú.”

Người ấy liền hỏi rằng: “Nhà ông có việc chi mà không ai làm được.”

Người kia đáp rằng: “Tôi có bệnh kỳ quái, lương y hốt thuốc, dặn mỗi ngày phải ăn ba lạng thịt người. Nếu như chú có thể mỗi ngày cắt lấy ba lạng thịt trong thân mình mà chu cấp cho tôi, tôi sẽ mua về và nuôi dưỡng chú, với giá năm đồng tiền vàng.”

Người ấy nghe vậy lấy làm hoan hỷ, nhận lời và nói rằng: “Ông trao tiền cho tôi, rồi cho tôi hẹn trong bảy ngày. Công việc của tôi xong, tôi sẽ theo ông.”

Người kia đáp: “Bảy ngày thì không được, hãy thỏa thuận thế này, tôi cho chú nghỉ một ngày.”

Người ấy bằng lòng. Nhận đủ tiền rồi, liền đi ngay đến chỗ Phật, cúi đầu và mặt lễ sát chân Phật, rồi mang hết số tiền vàng vừa nhận được mà cúng dường. Sau đó, người ở trong pháp hội thành tâm lắng nghe Phật thuyết giảng Kinh Đại Bát Niết-bàn. Tuy thành tâm lắng nghe, nhưng tâm trí người ấy còn ngu tối, chỉ có thể thọ trì được một bài kệ sau đây mà thôi:

Như-lai chứng Niết-bàn,

Vĩnh đoạn ư sanh tử.

Nhược hữu chí tâm thính.

Thường đắc vô lượng lạc.

Dịch nghĩa:

Như lai chứng Niết-bàn,

Dứt hẳn cuộc sanh tử.

Ai chí tâm lắng nghe,

Thường an vui khôn xiết.

Thọ trì bài kệ ấy rồi, người ấy liền đến nhà người chủ đã bỏ tiền mua thân mình.

Từ đó, tuy mỗi ngày người ấy đều phải cắt xẻo ba lạng thịt trên thân thể để trao cho chủ, nhưng nhờ nhân duyên nhớ tưởng bài kệ trên, nên người chẳng lấy làm đau đớn. Chịu đựng sự đau đớn ấy cho đến trọn đủ một tháng.

Rồi nhờ công đức thọ trì bài kệ trong kinh, bệnh của người chủ qua một tháng được lành, mà thân người ấy dù bị cắt xẻo cũng bình phục, thậm chí không có để lại một vết sẹo nào cả. Người ấy thấy sự kỳ diệu nhiệm mầu như thế, liền phát tâm Bồ-đề, nguyện tu hành cho đến khi thành quả Phật.

Uy lực của một bài kệ trong kinh còn lớn lao như vậy, huống hồ là ai có thể thọ trì, đọc tụng được trọn bộ kinh?

Người thuở ấy thọ trì bài kệ, không phải ai xa lạ mà chính là tiền thân của đức Phật Thích-ca Mâu-ni ở hiện kiếp này. Ngài nhờ có nhân duyên thọ trì một bài kệ trong kinh Đại Bát Niết-bàn do đức cổ Phật Thích-ca Mâu-ni thuyết giảng, thấy được sự lợi ích lớn lao như vậy, nên đã phát nguyện rằng ngày sau khi thành Phật cũng sẽ lấy hiệu là Thích-ca Mâu-ni.

(Theo kinh Đại Bát Niết-bàn, quyển 22)

    « Xem chương trước «      « Sách này có 44 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nguồn chân lẽ thật


Chắp tay lạy người


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Nắng mới bên thềm xuân

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 3.131.83.165 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...