Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tôi biết ơn những người đã từ chối giúp đỡ tôi, vì nhờ có họ mà tôi đã tự mình làm được. (I am thankful for all of those who said NO to me. Its because of them I’m doing it myself. )Albert Einstein
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Hoa nhẫn nhục »» Chuyển hóa hay kiềm chế »»

Hoa nhẫn nhục
»» Chuyển hóa hay kiềm chế

Donate

(Lượt xem: 7.003)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       


Hoa nhẫn nhục - Chuyển hóa hay kiềm chế

Font chữ:


Diễn đọc: Trường Tân
Như đã nói, trong một số trường hợp thì sự nhẫn chịu của chúng ta cũng mang lại những kết quả lợi ích lớn lao, tốt đẹp, nhưng chưa thực sự được gọi là nhẫn nhục. Chúng ta cần lưu ý đến sự khác biệt cơ bản giữa những trường hợp khác nhau này. Cho dù nhìn bề ngoài thì chúng có vẻ như không có gì khác biệt với nhau, nhưng khi phân tích tác động của chúng trong nội tâm thì ta sẽ thấy được sự khác biệt rất lớn.

Chẳng hạn, khi bạn ham thích một chiếc xe gắn máy đời mới và dự tính sẽ dùng trọn số tiền dành dụm của mình để mua. Nhưng khi suy nghĩ kỹ, bạn nhớ đến rất nhiều nhu cầu thiết yếu khác của gia đình vẫn còn chưa được đáp ứng. Sau khi so sánh, cân nhắc, bạn thấy rằng những nhu cầu thiết yếu khác nên được giải quyết trước. Vì thế, bạn quyết định kiềm chế sự ham muốn của mình để dành tiền vào việc mua sắm những thứ thiết yếu hơn cho gia đình.

Sự kiềm chế lòng ham muốn của bạn là một quyết định tốt và tất nhiên có lợi hơn cho gia đình. Nhờ có sự kiềm chế đó mà bạn đã có thể ứng xử một cách đúng đắn hơn, giúp cho cả gia đình có một cuộc sống tốt hơn.

Tuy nhiên, lòng ham muốn của bạn vẫn còn đó. Mỗi ngày khi bạn đi ngang qua cửa hàng bán xe gắn máy, sự ham muốn ấy vẫn chực chờ nổi dậy, thôi thúc trong lòng bạn. Dù đã quyết định không mua xe, nhưng bạn vẫn không tránh khỏi tâm trạng thèm muốn, khao khát khi sự ham muốn của mình không được thỏa mãn.

Chúng ta hãy quay trở lại vấn đề này và thử đặt ra một giả thuyết khác. Khi suy nghĩ về những nhu cầu thiết yếu trong gia đình và so sánh với ý muốn mua xe, bạn bắt đầu phân tích kỹ về sự ham muốn đó. Bạn xét lại và thấy chiếc xe hiện đang sử dụng vẫn còn rất tốt, và ý muốn mua xe chỉ là một sự đua đòi. Khi ấy, bạn thấy rằng đó là một sự ham muốn không chính đáng. Bạn nhớ lại đã từng có những ham muốn đối với nhiều thứ khác, nhưng ngay cả sau khi thỏa mãn lòng ham muốn ấy rồi thì bạn vẫn dễ dàng sinh khởi một sự ham muốn khác, với mức độ còn hơn cả trước đó. Sau những suy nghĩ và phân tích như thế, bạn không còn thấy ham muốn mua xe nữa, và quyết định dành tiền cho những nhu cầu thiết yếu khác của gia đình.

Trong cả hai trường hợp trên, sự việc vẫn diễn ra giống hệt như nhau. Sự khác biệt chỉ có thể tìm thấy trong nội tâm của bạn mà thôi. Trong trường hợp thứ nhất, sau khi quyết định hành động bạn vẫn phải chịu đựng một tâm trạng khao khát, thèm muốn, bởi vì lòng ham muốn của bạn thật ra vẫn còn đó. Sự kiềm chế lòng ham muốn này sẽ tạo ra một tâm lý ức chế, có phần căng thẳng, không thoải mái. Một khi lý trí bạn vẫn còn đủ sáng suốt và sức mạnh kiềm chế thì lòng ham muốn này vẫn còn bị đè nén, nhưng nếu có thêm những thôi thúc theo hướng ngược lại từ ngoại cảnh hoặc trong một lúc bốc đồng thiếu suy xét nào đó, sự ham muốn này vẫn có thể sẽ phát triển và bộc lộ, nghĩa là khi ấy bạn sẽ hành động theo sự ham muốn sẵn có trong lòng mình.

Trong trường hợp thứ hai thì ngược lại. Do sự phân tích và suy xét đến tận cùng nguyên nhân của sự việc mà bạn nhận ra rằng lòng ham muốn của mình là hoàn toàn không hợp lý. Bạn cũng nhận ra rằng ngay cả khi thỏa mãn sự ham muốn trong hiện tại thì điều đó cũng không mang đến niềm vui hay hạnh phúc thật sự lâu bền cho bạn. Vì nhận biết được tính chất giả tạo và nhất thời của tâm niệm ham muốn nên bạn chuyển hóa được nó, khiến cho nó không còn tồn tại trong lòng bạn như một sự thôi thúc nữa. Như vậy, sau khi quyết định hành động, trong lòng bạn sẽ có được sự thanh thản, an nhiên vì không còn có bất cứ sự vướng mắc nào.

Khi so sánh hai trường hợp, bạn có thể thấy rằng kết quả tốt đẹp trong trường hợp thứ nhất chỉ là tạm thời và giới hạn, trong khi đó kết quả đạt được trong trường hợp thứ hai là một kết quả tốt đẹp lâu dài, có thể trở thành một kinh nghiệm chuyển hóa giúp bạn tiếp tục ứng xử tốt hơn trong những trường hợp tương tự về sau.

Cũng tương tự như trên, khi bạn kiềm chế một cơn giận và quyết định không làm tổn hại đến người mà bạn tức giận, điều đó chỉ mang lại kết quả nhất thời và rất hạn chế, đồng thời cũng đẩy bạn vào một tâm trạng bị đè nén, ức chế. Ngược lại, nếu bạn có thể đối diện với cơn nóng giận của mình, phân tích và suy xét để thấy được tính chất vô lý của nó, bạn sẽ chuyển hóa được cơn giận ấy, khiến cho năng lượng của nó bị triệt tiêu hoàn toàn. Nhờ đó, bạn có thể vượt qua cơn giận với một tâm trạng bình thản, an ổn, đồng thời cũng rèn luyện thêm khả năng chuyển hóa của bạn đối với những cơn giận về sau.

Khi bạn phải chịu đựng những nỗi đau thể xác hoặc tinh thần cũng vậy. Nếu bạn cố sức kiềm chế, đè nén cơn đau và làm ra vẻ thản nhiên không lay động, điều đó sẽ chẳng giúp ích được gì nhiều. Ngược lại, khi bạn thật sự đối diện với cơn đau, quán xét bản chất thật sự của nó và không sinh khởi bất cứ tâm niệm bực tức, khó chịu nào, bạn sẽ có thể cảm nhận được cơn đau dần qua đi trong một tâm trạng thật sự bình thản. Như thế bạn mới thực sự chuyển hóa được cơn đau và vô hiệu hóa mọi tác hại của nó đối với tinh thần của bạn.

Trong tất cả các trường hợp trên, chính việc thực hành nhẫn nhục là phương thức duy nhất có thể giúp bạn đạt được sự chuyển hóa mọi tâm trạng tiêu cực thay vì kiềm chế chúng. Sự chuyển hóa không chỉ mang lại lợi ích tức thời qua việc hóa giải vấn đề, mà còn là một sự thành tựu trong tu tập, tạo nền tảng cho những bước phát triển tinh thần tiếp theo sau đó.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 10 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Sống đẹp giữa dòng đời


Lược sử Phật giáo


Vua Là Phật, Phật Là Vua


Học đạo trong đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.95.233 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...