Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Hãy đặt hết tâm ý vào ngay cả những việc làm nhỏ nhặt nhất của bạn. Đó là bí quyết để thành công. (Put your heart, mind, and soul into even your smallest acts. This is the secret of success.)Swami Sivananda
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Pháp giáo nhà Phật »» KHÁI NIỆM VỀ PHÁP »»

Pháp giáo nhà Phật
»» KHÁI NIỆM VỀ PHÁP

Donate

(Lượt xem: 4.590)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Pháp giáo nhà Phật - KHÁI NIỆM VỀ PHÁP

Font chữ:

1. Một học thuyết từ xa xưa...

Danh từ “pháp” trong tiếng Phạn là Dharma, người Ấn Độ thường dùng để gọi chung pháp luật, tôn giáo, ngôi cao cả. Danh từ này có nhiều nghĩa rất bao quát, lại cũng chỉ về phận sự, hạnh kiểm, tính chất riêng của vạn vật nữa. Dharma là một “tiềm lực” vô cùng vô tận, đời đời kiếp kiếp, không bao giờ thay đổi và suy yếu… Cái tiềm lực ấy được biểu hiện ra hình thức bởi sự hiện hữu của vũ trụ và các hiện tượng, vì thế chính nó cchi phối tất cả vạn vật. Nó đã đời đời kiếp kiếp làm chủ vũ trụ vạn vật, thì đức Phật tất nhiên không phải là người sáng tạo ra nó. Phật chỉ là người nhận rõ được bản chất của pháp và chỉ rõ bản chất ấy cho mọi người. Chính đức Phật cũng từng nói rằng, những gì Ngài giảng dạy đều hoàn toàn giống với chư Phật trước kia.

Theo những giáo thuyết cổ xưa của Ấn Độ, đã từng có trước thời đức Phật, chủ yếu được lưu truyền trong các bộ kinh Phệ-đà của giáo phái Bà-la-môn, thì trước khi khởi sự có vạn vật, đã có cái một cõi u minh và đấng Phạm-thiên một mình hiện hữu trong cõi ấy. Theo thuyết ấy, có rất nhiều những bức màn che án sẽ mở ra lần lần và liên tiếp nhau, nhưng phải có rất nhiều bức màn hết bức này đến bức kia nối nhau mãi. Các tinh tú cứ theo đường mà đi và không hỏi han gì. Sống với chết, sướng với khổ đều có cũng như nhân với quả, với thời gian kéo chạy, với con nước chảy mãi của kiếp đời, tất cả những cái đó có là đủ rồi. Mà con nước của kiếp đời kia thay đổi mãi, nó chảy đi mãi không ngừng cũng như nước dưới sông cứ chảy đi khi mau, khi chậm; cả hai thứ nước tuy khác thể mà đồng tính, đều từ trên nguồn xa mà xuống đến tận biển sâu. Rồi vầng thái dương rút lấy nước dưới biển lên, nước hợp lại thành những đám mây, đổ xuống thành mưa, rồi nước mưa lại từ trên núi cao mà chảy xuống nữa, chảy mãi không ngừng nghỉ chút nào. Những cuộc biến đổi này có khác nào cái bánh xe xoay tròn, được xoay mãi với một sức mạnh tự nhiên phi thường mà không gì ngăn cản nổi, cũng không có gì đi ngược lại được sự xoay vần của nó. Như vậy, loài người chẳng nên nhọc công van xin cầu khẩn, vì cõi u minh ấy không vì thế mà sáng ra. Chớ hỏi cái thanh tịnh, nó có nói gì được đâu. Cũng đừng mong dùng những lối tu khổ hạnh làm nhọc mệt tinh thần, tạo ra sự sầu đau buồn khổ, vì như vậy cũng là vô ích. Cũng đừng mong mỏi, trông cậy đến các bậc thần linh, đừng lấy sự cúng kính và vái van để toan mua lòng họ bằng những đồ tế lễ. Chỉ có thể trông cậy vào nỗ lực của chính mình để tự giải cứu mà thôi! Tự mình tạo ra ngục tù giam cầm lấy mình; và cũng tự mình có đủ các phép huyền diệu để tự giải thoát lấy. Đối với muôn loài chúng sanh, chính sự hành động, tạo tác đã sanh ra cái vui hoặc cái khổ, tạo thành nghiệp lực. Cái nhân quá khứ tạo nên cái quả hiện tại, và tương lai xấu hoặc tốt, được sanh ở cõi lành hay cõi dữ, đều do nơi những hành động trong hiện tại này. Vì thế, dưới con mắt thế gian không có gì là bền bỉ, tuyệt đối cả. Lắm khi ta thấy kẻ đức hạnh phải chịu cảnh điêu tàn, mà những kẻ gây tội lại được thảnh thơi. Nhưng kẻ khổ sở ngày nay, về sau có thể trở thành người cao sang quyền quý, nhờ vào những công đức đã tích lũy từ trước. Ngược lại, một người quyền trọng chức cao, lại cũng có thể sẽ lưu lạc lang thang rách rưới vì những việc xấu đã làm. Con người có thể tự đưa mình lên đỉnh cao tột bậc của muôn loài, hoặc đày đọa tự thân xuống tận cùng của các cõi thế giới. Tất cả đều do nơi chính những gì mình làm, mình chịu, mà không một sức mạnh, thế lực nào có thể chi phối, xen vào.

Trong vòng quay của cái bánh xe vô hình đưa con người lên cao xuống thấp mãi như thế, không có cái gì có thể yên tĩnh, nghỉ ngơi được. Kẻ lên cao có thể xuống thấp, kẻ xuống thấp lại muốn lên cao. Và bánh xe cứ thế quay mãi không ngừng.

Nhưng con người không phải bị trói buộc vĩnh viễn vào cuộc luân chuyển ấy. Trước khi thành Phật, đức Phật cũng đã từng đau khổ. Nước mắt của ngài cũng đã từng nhỏ ra nhiều không kém gì bao nhiêu chúng sanh khác trong cõi luân hồi. Nhưng ngài đã vượt qua được mọi khổ não, đạt đến an vui. Và bằng vào kinh nghiệm tự thân, ngài chỉ dạy rằng sự khổ não của chúng sanh là do tự mình gây ra, tự mình nhận lấy mà thôi. Ngài đã nhận ra từ sâu thẳm bản chất của cuộc sống, không phải chỉ nơi những bề mặt thăng trầm, sanh diệt, biến đổi như chúng ta nhận thấy, mà là một nguyên lý cao siêu hơn, bao quát hơn, chi phối sự hiện hữu và tiến hóa của hết thảy muôn loài. Và nguyên lý ấy không thể nào chỉ ra bằng lời nói, miêu tả bằng hình ảnh hay giảng giải, tranh luận. Chỉ có thể trực nhận được nó từ cuộc sống, vì đó là nguồn gốc của sự sống, của muôn loài.

Nguồn gốc ấy hết sức vững vàng và linh thiêng. Nó đã có trước khi tạo thiên lập địa và nó không bao giờ cùng tận. Nó vĩnh viễn như không gian, chắc chắn như sự thật. Nó cứ xoay vần đến cái phải, cái đúng, và chỉ chịu lấy luật riêng của nó thôi. Chính nó tạo hương thơm cho hoa hồng, chính nó dùng mỹ thuật mà tô điểm nên hoa sen. Chính nó ẩn dưới lòng đất vào trong hột giống mà dệt nên cái áo sắc sảo mùa xuân. Nó pha màu cho những cụm mây lang thang trên trời cao và nó nhuộm sắc rực rỡ cho rán hồng. Các tinh tú là chỗ ngụ của nó, gió mưa là tay sai của nó. Nó đưa cái tâm con người ra khỏi nơi mờ mịt và nó đem con trĩ có cổ đẹp ra ngoài cái trứng tối tăm. Nó miệt mài làm việc để biến sự sân hận, ngu si, tàn bạo hóa ra thuần nhã đáng yêu. Chính nó để trứng trong ổ cho chim sâu và nó để mật trong tổ cho loài ong; luật lệ của nó, con kiến vẫn theo và con chim câu trắng vẫn biết. Nó giăng thẳng cánh cho con chim tha mồi về tổ; nó dắt chó sói mẹ về với con; nó giúp món ăn uống và bạn bè cho những kẻ không ai ưa. Chẳng có cái gì làm cho nó chán ngán, ngừng nghỉ được; nó thương tất cả mọi vật; Nó đem sữa ngọt vào lòng người mẹ và nó cũng đem nọc độc vào miệng rắn nữa. Nó sắp đặt cho cái trái cầu xoay theo vòng trời vô tận, xoay một cách đúng điệu. Nó cất giấu dưới đất sâu, hang thẳm những vàng, ngọc, châu báu. Nó ở ẩn trong rừng xanh và nuôi sống những cây bé nhỏ ngộ nghĩnh mọc từ gốc cây to. Nó chế bày ra những lá, hoa và cỏ non. Nó giết rồi nó cứu, chẳng qua là để làm tròn cái vòng quay của nó. Chính nó là thợ quay tơ mà cái chết với khổ là bàn quay, còn lòng yêu thương với sự sống đời đời là sợi tơ vậy. Nó làm rồi nó phá; nó sửa lại tất cả; cái nó mới vừa làm tốt hơn cái nó đã làm từ trước; bàn tay khéo xảo của nó điểm thành vật tốt đẹp, tốt đẹp mãi cho đến khi hoàn mỹ. Đó là những việc làm của nó mà có thể thấy được. Còn đến những việc không nhìn thấy thì lại càng hệ trong hơn. Tâm tánh và trí thức con người, tư tưởng ý định và đường đi nước bước của các dân tộc, cũng đều chung chịu cái luật lớn lao cả. Nó vẫn ẩn khuất, thế mà chính nó cứu độ loài người; không ai nghe nó, nhưng tiếng nói của nó còn lớn hơn bão to. Từ bi hỷ xả làm lợi cho con người vì phần đông chúng sinh mờ mịt đã bị sự hung ác bịt mắt từ lâu. Không ai dám khinh nó, ai nghịch với nó thì nguy, ai thuận theo nó thì được; nó lấy thảnh thơi, an lạc mà thưởng cho sự phải và lấy hoạn nạn, khốn khó mà phạt sự quấy. Nó thấy khắp mọi nơi và quan tâm đến mọi việc. Hãy ăn ở ngay thẳng sẽ được nó thưởng; nếu ăn ở gian tà, nó sẽ hành phạt, không mau thì lâu, mọi việc ác đều phải bị trừng phạt một cách xứng đáng. Nó không biết oán giận, cũng không biết tha thứ. Nó phán đoán thật là đúng mực, nó đo lường rất công bằng. Nó chẳng quản đến thời gian, hoặc mai này nó xử, hoặc nó hoãn lại về sau. Có nó, kẻ giết người sẽ trở dao đâm lấy mình, quan tòa bất công phải mất thanh danh, kẻ xảo ngôn bị hại về sự nói láo, kẻ trộm hèn mạt và kẻ cướp chẳng được đồ đã thâu đoạt của người. Đó là cái luật nó xoay về nẻo công, không ai tránh được.

Đó chính là đạo, là pháp, là quy luật linh thiêng vô hình, là sức mạnh vô ngần chi phối cả vũ trụ. Mắt thịt, trí phàm không thể luận hết về nó. Nhưng một cách hoàn toàn tự nhiên, mọi sự biến đổi, sanh diệt trong vũ trụ đều tuân theo đó.


2. Chữ Đạo của Lão giáo

Lão Tử đã tạm gọi sức mạnh linh thiêng nhất trong vũ trụ là Đạo, và cách miêu tả về cái gọi là “Đạo” ấy không khác mấy với những gì đã trình bày ở đoạn trên. Lão tử nói rằng ngài thích cái thanh tĩnh vô vi, sinh hoạt tinh khiết để được gần với Đạo. Đạo là: Bởi cái không mà thành ra cái có, rồi nhân cái có mà thành ra muôn vật; nghĩa là trước hết do bởi cái không mà thành ra một vật độc nhất. Vật độc nhất này mới sinh ra muôn vật. Ta có thể gọi vật ấy là chi? Ta không biết được, song ta tạm cho tên nó là Đạo. Ta đặt chữ Đạo là cho có mà gọi, chớ thật không sao gọi được, vì cái Đạo mà nói rõ ra được thì không phải là Đạo rồi. Đạo là thể trạng tự nhiên, vẫn có trước khi tạo thiên lập địa, ở đâu cũng có, không thịnh, không suy, muôn vật trong thiên hạ đều ở trong đó mà sanh ra. Đạo thật là to lớn, không hình thể, trông không thấy, nghe không rõ, sờ không được, bao giờ nó cũng có một mà thôi. Đạo có tính đơn nhất, sanh ra trời đất, rồi trời đất mới sanh ra muôn vật. Cái tính đơn nhất ấy linh hoạt lắm, trời nhờ nó mới sáng, đất nhờ nó mới vững, thần có nó mới thiêng, vạn vật nhờ nó mới sanh sản ra mãi, mà vạn vật đâu đâu cũng đều quay về Đạo, họp với Đạo, rồi hóa làm muôn vật nữa, như vậy mãi mãi không biết tại sao. Cho nên con người muốn được gần Đạo thì không nên ở trái luật tự nhiên, phải giữ mình thanh tịnh như thánh nhân, hòa nhã với thiên hạ, không nên muốn trái lệ; phải có nhân ái, giản dị và khiêm nhượng, không tranh giành với nhau, và sẽ được cái kết quả là sự sung sướng, khoái lạc, an nhàn.


3. Tổng luận

Pháp, Đạo là linh diệu và bí mật lắm, nó ở ngoài vòng tư tưởng ta, ta không thể tưởng tượng nó đúng đắn bằng cái trí có chừng hạn của ta. Nhưng nếu không hiểu rằng đó là cái quy luật, cái tiềm lực của vũ trụ, người ta sẽ tưởng tượng nó ra một đấng thần linh tối cao. Có lẽ vì vậy nên con người mới có nhiều tên gọi khác nhau để chỉ cho cái sức mạnh chi phối toàn thể vũ trụ ấy, như Chúa Trời, Phạm-thiên, Thượng đế, Hóa công, Ông Trời, Tạo hóa, Préas Prohm v.v….

Ông Adhémerd Leclère nguyên khâm sứ ở Cao Miên, soạn giả quyển Le Bouddhisme au Cambodge, có lần đã hỏi ý kiến một số các vị đại sư Cao Miên về Préas Prohm, nguyên thủy của vạn vật. Sau các cuộc phỏng vấn, ông có giải rằng:

“Préas Prohm là đấng vô hình, mênh mông; đấng ấy là mọi vật và ở trong mọi vật; không sát sanh và không tiêu diệt. Vừa là quá khứ, hiện tại và vị lai; đối với vật ấy, ta không phân biệt ba thời được, vì nó là tuyệt đích, không có cái gì là quá khứ, hiện tại và vị lai cả. Những việc mà đối với ta xảy ra trong khoảnh khắc tất đối với nó là thiên cổ rồi, vì trước khi những việc ấy phát hiện cho ta nhận biết, chúng nó đã là thiên cổ ở trong Đạo rồi, không phải mới sanh cũng không phải cùng tuyệt.

“Không ai tạo ra nó, nó vô tận, không lấy gì mà đo độ cái sâu xa của nó được, không có cái đồng hồ nào ghi nổi các thế kỷ của nó, vì đối với nó thì không có chừng độ, không có thời gian quá khứ, hiện tại hoặc vị lai, mà cái có là không gian vô cùng vô tận với thiên cổ; ấy là con số có theo sau vô số những con số không, và không con số không nào là cuối cùng cả.

“Cái thiên cổ này, cái vô cùng vô tận này, ta không thấy biết chúng nó được; ta chỉ thấy biết những sự đối địch, những sự phát hiện mà thôi và mỗi khi ta định trí đến cái tuyệt đích, đến con số có theo sau vô số con số không, thì tư tưởng ta đã sai lệch đi rồi.

“Nhưng ta hãy xét trở lại. Giả như không có nó thì không có gì hết, vì nó là cái nguyên nhân của các vật mà ta thấy biết, nó là cái nhân và cái quả. Nó vừa ở đây và ở khắp nơi, vốn là cái tinh túy mỹ miều.

“Thật ra, nó là vô hình và những hiện tượng do nơi nó phát sanh ra mà ta nhận biết, làm cho ta cảm nhận rằng có nó, chẳng qua là cái hình thể đối địch mà thôi, chớ về lý tuyệt đích không có hình thể gì hết.

“Nó vĩnh viễn, vô cùng vô tận, ở đây, ở chỗ khác, ở mọi nơi, ở ngoài vòng trời đất; nó vẫn yên tịnh hoàn toàn, không tham, không muốn, không ý định, vì nó là Hoàn mỹ, không thay đổi, không hư hao; Nó là cái quyền Công thánh to tát làm cho nhân quả liên tiếp nhau, làm cho cái quả thành ra cái nhân, chính nó là cái luận nhân quả đó.

“Nhưng cái mà chúng ta cho là mới, là thật, chỉ là cái đối đích mà thôi, chính là nó mà con mắt thịt ta không biết nhìn, mà trí giác tầm thường của ta không biết nhận, ta chỉ hiểu nó ở những cái phát hiện cứ thay đổi hoài chớ ta chưa hiểu cái chánh ý cao cả của nó.”

Lại ông Adhémerd Leclère có thỉnh giáo với một hòa thượng Cao Miên về Préas Prohm, Phạm-thiên, Đạo hay Phật, ông hỏi nhiều câu rất lý thú và vị hòa thượng giải đáp tường tận, tỏ ra là nhà sư thông thái nhất ở Cao Miên. Tôi xin lược dẫn sau đây mấy lời hỏi đáp ấy.

° Préas Prohm là gì?

ª Là đấng miên trường, vĩnh viễn đã có trước vạn vật và sẽ có sau vạn vật.

° Nó có phát khởi không?

ª Không.

° Làm sao tưởng tượng ra nó? Có thể nào tưởng tượng nó như thần linh, Phật hay như người không?

ª Ta không thể tưởng tượng nó, vì nó chẳng phải là người, cũng chẳng phải là thần linh, Phật. Nó là vô hình.

° Về hình thể ta tưởng tượng nó không được đã đành; còn về tinh thần, ta có thể tưởng tượng nó chăng? Nghĩa là nó có hiểu việc công chánh như ta chăng? Nó có thấy việc tốt mà ta cho là tốt, việc lành, việc phải mà ta cho là phải chăng?

ª Không, hoặc về hình thể, hoặc về tinh thần, ta không thể tưởng tượng nó. Sự cho một việc gì tốt, lành hay phải vốn là của người, không phải là của nó.

° Nó có biết rằng nó có hay không chăng?

ª Sự biết cũng vốn là của con người, không phải là của nó.

° Có phải nó là vạn vật, vạn vật đã qua, vạn vật hiện tại và vạn vật sắp tới chăng?

ª Phải.

° Thế thì nó là Ngài với tôi. Nó là mọi vật chung quanh ta, nó là đất nước, nó là cây cối này, cái ghế này chớ gì?

ª Phải, nó là mọi vật đó, mọi vật mà ta thấy, lại cũng là mọi vật mà ta không thấy. Mọi vật mà ta có thể thấy bằng mắt phàm nếu ta có thể cùng lúc ở khắp mọi nơi; và nó cũng là mọi vật không hình thể, không tên gọi, nghĩa là không bao giờ ta thấy rõ và hiểu thấu nổi.

° Nó có phải là trí tuệ với sanh mạng ta chăng?

ª Phải.

° Nó có phải là Phật chăng?

ª Phải.

° Thế thì nó là tất cả rồi?

ª Phải, nó là tất cả. Giả như không có nó thì mọi vật không khi nào có được.

° Vậy chính nó tạo lập ra các vật mà ta thấy được, như con người và muôn loài phải không?

ª Không, nó không có tạo lập gì hết. Vạn vật có là bởi chúng vì chúng nó phải có, bởi theo bản tánh của nó thì chúng nó phải có.

° Có quy luật nào cao hơn nó không?

ª Không, có một quy luật chung của vạn vật, nhưng luật ấy không cao hơn nó. Nó với quy luật ấy đều là một vật chung nhau mà thôi.

° Một đấng đã là một cái luật thì làm sao mình tưởng tượng ra cho được?

ª Nó không phải là một đấng mà ta có thể nhận biết bằng trí giác đâu. Nó không có gì giống người, vì người phải chịu thay đổi, còn nó thì tự nhiên.

° Nhưng ngài có nói rằng ngài với tôi, mọi vật chung quanh ta đều là nó, bây giờ tại sao ngài bảo tất cả đều phải thay đổi?

ª Phải, với con người thì các vật mà ta thấy vẫn là nó, nhưng chỉ là ảnh tượng mà thôi, như mây hiệp lại thì ta thấy mà tách ra thì ta không thấy, như những việc khác hợp lại thì có tên mà tách rời thì không tên hoặc có tên khác, và hợp lại nữa thì có tên khác, hay phân ra nữa thì lại có tên khác nữa.

° Nó có thể xen vào việc của người chăng?

ª Không, nếu nó xen vào thì có khác nào con người, chính nó chỉ là nó thôi.

° Vậy tại sao vật này liên tiếp với vật kia?

ª Vạn vật cái này sinh ra cái kia, cũng như cây sanh ra cây, người sanh ra người.

° Được, còn nguyên thủy của vạn vật là gì?

ª Là nó đó.

Pháp và nguyên thủy của vạn vật, Pháp là nguyên thủy của vũ trụ. Nó chi phí vũ trụ với vạn vật. Vậy ta cần phải biết qua về vũ trụ với vạn vật. Ta chỉ có biết qua chứ không trông biết rõ cái mênh mông vô tận kia. Ta có thể noi theo kinh điển cổ, noi theo các nhà học đạo mà biết những cái mình có thể biết để giúp ích mình trên cõi lý tưởng và trên đời tiến hóa. Chính là ta có thể hợp mọi thứ thành một bài khái luận về vũ trụ và vạn vật.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 10 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.8.79 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...