Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Phúc trình A/5630 »» IV. Vài sự thật lịch sử »»

Phúc trình A/5630
»» IV. Vài sự thật lịch sử

Donate

(Lượt xem: 3.895)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Phúc trình A/5630 - IV. Vài sự  thật lịch sử

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Lịch sử luôn có những diễn tiến bất ngờ và ngoài dự tính của chúng ta. Cuộc điều tra của Phái đoàn Liên Hiệp Quốc diễn ra ngay sau thời điểm mà cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của Phật giáo tại miền Nam Việt Nam bị đàn áp đến mức độ khốc liệt nhất bởi trận càn quét của Chính phủ ông Diệm vào đêm 20-8-1963. Tất cả các vị lãnh đạo chủ chốt của Phật giáo đều bị bắt giam, đe dọa; thậm chí sinh viên học sinh tham gia biểu tình ôn hòa ủng hộ Phật giáo cũng bị bắt giam và “cải huấn”. Thế rồi ngay trong thời gian Phái đoàn vẫn còn lưu trú tại Sài Gòn thì chế độ đàn áp Phật giáo này đã sụp đổ sau cuộc đảo chính của chính những tướng lãnh quân đội từng phục vụ trong lòng chế độ.

Trước sự thật lịch sử đó, đối với những người Việt Nam đã từng sống trong thời gian diễn ra những biến động này thì câu hỏi “Có đàn áp Phật giáo hay không” là một câu hỏi quá thừa. Tuy nhiên, đối với thế hệ những người đi sau không được trực tiếp chứng kiến, cũng như từ góc nhìn của những người sống ngoài nước, thì sự thật này cũng như nhiều vấn đề liên quan khác tinh tế hơn đã và đang bị một số người cố tình nhận thức theo hướng bóp méo và sai lệch. Điều đó khiến cho vai trò thực sự của phong trào Phật giáo năm 1963 cũng như của nhiều vị lãnh đạo phong trào bị hiểu sai hoặc quy chụp theo hướng hoàn toàn không đúng với sự thật lịch sử.

Bằng vào những ghi chép khách quan và chính xác trong Phúc trình A/5630, chúng ta có thể xác định được một số nét cơ bản nhất về giai đoạn đầy biến động này, thông qua đó nhận thức được một cách chính xác và đầy đủ hơn về những gì đã diễn ra trong lịch sử. Tuy nhiên, trước khi có thể đặt niềm tin vào những gì ghi chép trong bản Phúc trình như một cứ liệu lịch sử, chúng ta cần khách quan nhận hiểu một vài giá trị thực tế về chính bản Phúc trình này.

Một trong các tài liệu bằng Anh ngữ có đề cập đến bản Phúc trình này, hay nói chính xác hơn là đến cuộc điều tra của Phái đoàn Liên Hiệp Quốc, là tập Khảo luận đã xuất bản mang tựa đề “A United Nations High Commissioner For Human Rights” (Một Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền) của Giáo sư Roger Stenson Clark, do Martinus Nijhoff (Hà Lan), xuất bản năm 1972.

Tác giả của công trình khảo luận, Giáo sư Roger Stenson Clark, là người New Zealand, giảng sư về Luật học tại trường Victoria University of Wellington. Ông nhận được học bổng nghiên cứu của Đại học Luật Columbia tại New York trong hai năm 1968 và 1969. Đây cũng là thời gian ông quan tâm đến một cơ chế bảo vệ nhân quyền ở cấp độ quốc tế (International Protection of Human Rights) khi làm nội trú tại cơ quan Human Rights Division thuộc Văn phòng Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc vào tháng 8 năm 1968.

Từ đó, ông thu thập tài liệu, nghiên cứu, thảo luận với nhiều bạn đồng nghiệp và hoàn thành khảo luận “A United Nations High Commissioner For Human Rights”. Những ý kiến của ông trong khảo luận này đã góp phần vào sự hình thành Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền (Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights - OHCHR) vào ngày 20-12-1993, tức là hơn 20 năm sau khi tập sách ra đời.

Tập khảo luận gồm 7 chương. Trong Chương III, The Function of the Commissioner, mục a, trang 67, ông có đề cập đến Phái đoàn Điều tra Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam vào năm 1963 với đoạn văn sau:

“It arrived in Saigon in late October and heard a number of witnesses. Unfortunately for the scholar, the affair ended inconclusively as a result of the successful coup against President Diem that took place while the Mission was in Saigon.”

(Phái đoàn đến Sài Gòn vào cuối tháng 10 [năm 1963] và đã nghe một số nhân chứng. Không may cho nhóm nghiên cứu, công việc đã kết thúc không đi đến kết quả cuối cùng vì cuộc đảo chánh Tổng thống Diệm thành công khi Phái đoàn đang ở Sài Gòn.)

Uy tín của Giáo sư Roger Stenson Clark và giá trị tự thân của tập khảo luận tất nhiên mang lại cho đoạn trích trên một mức độ xác tín cao và thuyết phục người đọc. Tuy nhiên, dựa vào nội dung của chính bản Phúc trình như chúng ta đã trích dẫn và phân tích trên, đoạn văn này cũng cần được xem xét lại. Hơn thế nữa, ông Nguyễn Văn Lục, một trí thức Công giáo ở Mỹ, trong một bài viết mang tựa đề “Liên Hiệp Quốc và cuộc khủng hoảng Phật giáo 1963”, còn đẩy xa hơn mức độ sai lệch khi trích dẫn gián tiếp và không đầy đủ đoạn văn trên:

“Theo Clark thì cuộc điều tra, bắt đầu vào cuối tháng 10 và kết thúc khi cuộc đảo chánh TT Ngô Đình Diệm thành công, không có kết luận, “the affair ended inconclusively”.

Nói rằng cuộc điều tra không có kết luận là một sự võ đoán sai lầm, và cố tình lạc dẫn người đọc, bởi nhiệm vụ của Phái đoàn điều tra là Phúc trình kết quả điều tra lên Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, như đã được đề ra từ đầu. Nếu họ được giao thẩm quyền kết luận, thì việc đưa vấn đề ra thảo luận trong Đề mục 77 tại Kỳ họp Thường niên thứ 18 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc như dự tính sẽ là một việc làm thừa. Hơn thế nữa, Clark có lẽ đã dựa vào diễn tiến bất ngờ của sự kiện đảo chính nằm ngoài dự tính nên cho rằng cuộc điều tra chưa đạt đến kết quả cuối cùng, nhưng bản thân những người thực hiện cuộc điều tra lại hoàn toàn không nói như thế. Vào buổi sáng ngày 1 tháng 11, Phái đoàn đã có quyết định đánh giá là sẽ hoàn tất mọi việc liên quan đến Việt Nam vào chiều tối ngày 3-11-1963 và rời Sài Gòn trong cùng ngày. (Finally, the Mission had decided on the morning of 1 November, that it was in a position to complete its task regarding Viet-Nam by the evening of 3 November, and set that date for its departure from Saigon.) Vào lúc đó, mọi việc đang diễn tiến bình thường và Phái đoàn chưa hề hay biết gì về cuộc đảo chính. Chỉ đến 2 giờ chiều ngày 1-11, Phái đoàn mới nhận biết được những dấu hiệu đầu tiên về cuộc đảo chính, ngay sau khi đã hoàn tất buổi phỏng vấn và trở về từ nhà tù của Trung tâm Thẩm vấn Nha Tổng Giám Đốc Cảnh sát Quốc gia. (The first indications of the insurrection reached the Mission at the Hotel Majestic at about 2 p.m. on 1 November. The Mission had just returned from the Trung-Tam Tham-Van Cua Nha Tong-Giam-Doc Canh-Sat-Quoc-Gia Prison.) Như vậy, có thể kết luận là cuộc điều tra đã bước vào giai đoạn cuối cùng, khi những người thực hiện xét thấy đã hoàn tất được tất cả những công đoạn cần thiết.

Vị Trưởng đoàn cũng khẳng định điều này một lần nữa khi từ chối lời mời tiếp tục ở lại của Hội đồng Quân nhân Cách mạng, nêu rõ là công việc điều tra của Phái đoàn theo dự kiến đã hoàn tất và việc ở lại thêm quá ngày khởi hành đã định là không cần thiết. (The Chairman stated that he did not consider it necessary for the Mission to remain in Viet-Nam beyond the day it had fixed for its departure, because it had completed its investigations as contemplated by its terms of reference.)

Một đoạn văn khác trong bản Phúc trình cho thấy Phái đoàn không chỉ hoàn tất nhiệm vụ điều tra tại Việt Nam, mà sau khi rời Việt Nam vẫn tiếp tục nỗ lực chuẩn bị văn bản để trình lên Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đúng như nhiệm vụ đã được giao. “Sau khi trở về Trụ sở Liên Hiệp Quốc, Phái đoàn đã tổ chức một số cuộc họp để xem xét bản báo cáo sẽ trình lên Đại Hội Đồng.” (After its return to United Nations Headquarters, the Mission held a number of meetings to consider its report to the General Assembly.) Nói cách khác, không có ghi nhận nào trong bản Phúc trình nói rằng cuộc đảo chính ngày 1-11-1963 đã làm gián đoạn hay trở ngại cho nhiệm vụ điều tra của Phái đoàn.

Theo một cách nhìn nhận khác, khi phân tích toàn bộ Phúc trình A/5630, chúng ta thấy rõ tính hoàn chỉnh của văn bản, không chỉ ở những phần trình bày sự chuẩn bị cũng như phương thức làm việc của Phái đoàn, mà còn thể hiện rất rõ trong các phần ghi nhận kết quả phỏng vấn các nhân vật liên quan mà Phái đoàn đã chọn lựa, đồng thời cũng ghi nhận cả việc Phái đoàn hoàn tất việc tổng hợp và hệ thống tất cả các cáo buộc nhận được và đã chuyển đến Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Bản Phúc trình cũng ghi nhận cả những ý kiến trả lời cáo buộc từ phía Chính phủ, trong đó có việc phủ nhận cái chết của nữ sinh Quách Thị Trang trong cuộc biểu tình ngày 25-8-1963, rằng Chính phủ Việt Nam không hề nhận được báo cáo nào về sự việc này. (No young girl was killed during the demonstration of 25 August 1963; the Viet-Namese authorities have not received any report of such an incident.) Tất nhiên, tất cả chúng ta đều biết đây là một sự phủ nhận hoàn toàn dối trá, bởi cái chết của Quách Thị Trang có sự chứng kiến của hàng ngàn người và đã gây xúc động sâu xa trong lòng hàng triệu người khác nữa, nên Chính phủ không thể nói là “hoàn toàn không biết”, trừ phi họ cố tình nói dối như thế.

Những ghi nhận chi tiết và hoàn chỉnh với đầy đủ các quy trình cần thiết của một cuộc điều tra cho phép chúng ta tin chắc rằng Phái đoàn đã hoàn tất được nhiệm vụ của họ và không chịu ảnh hưởng gì đáng kể từ sự kiện đảo chính. Tính hoàn chỉnh này cũng được Giáo sư Clark ghi nhận và đánh giá cao trong khảo luận của ông, ngay trong cùng đoạn văn vừa trích dẫn trên. Ông viết: “Tuy nhiên, việc bổ nhiệm Phái đoàn điều tra này đã đóng góp một tiền lệ quý giá, và bản Phúc trình đồ sộ ghi chép nhiều tiến trình điều tra của Phái đoàn là những giá trị quý báu cho bất kỳ phái đoàn quốc tế điều tra sự thật nào trong tương lai.” (However, the appointment of the Mission constituted a valuable precedent and its voluminous report contains much on the Mission’s procedures that is of value to any future international fact-finder.)

Như vậy, với các yếu tố phân tích trên, chúng ta có thể tin chắc rằng Phúc trình A/5630 là một công trình hoàn chỉnh, thể hiện đầy đủ kết quả của những nỗ lực điều tra có phương pháp khoa học, được thực hiện bởi một Phái đoàn bao gồm nhiều thành viên từ các nước khác nhau do Liên Hiệp Quốc chỉ định và giao phó nhiệm vụ một cách khách quan đối với vấn đề vi phạm nhân quyền, mà cụ thể là đàn áp Phật giáo tại Việt Nam. Với mức độ xác tín như thế, chúng ta có thể ghi nhận một số sự thật quan trọng từ nội dung Phúc trình này như sau:

1. Bất bình đẳng tôn giáo là có thật

Một trong các Phụ lục được đưa kèm theo bản Phúc trình là nội dung Dụ số 10. Qua đó, cáo buộc của các nhân chứng là đúng thật, vì có thể đối chiếu rõ ràng với văn bản này. Sau khi quy định hàng loạt các biện pháp kiểm soát khắt khe của Chính phủ đối với tất cả các tôn giáo (bị xem như các hội đoàn), Điều 44 đã công khai tách riêng Thiên Chúa giáo ra khỏi tầm ảnh hưởng của Dụ số 10 như một ngoại lệ.

Phái đoàn cũng ghi nhận đa số tuyệt đối tín đồ Phật giáo trong những người bị giam giữ mà họ tiếp xúc. Trước sự thật này, vị Trưởng đoàn đã chất vấn ông Nguyễn Đình Thuần, Bộ trưởng Phủ Tổng Thống: “Chúng tôi muốn biết tại sao tất cả những người bị giam giữ, dù là sinh viên hay các thành phần khác, đều chỉ toàn là tín đồ Phật giáo, bao gồm cả các vị tăng sĩ đã từng tham gia đàm phán [với Chính phủ] trước đây?” (We would like to know how it is then that all those people who have been detained, whether students or others, are only Buddhists, including the monks, who took part in previous negotiations?)

2. Đàn áp Phật giáo là có thật

Việc bắt giam hàng loạt tăng ni Phật tử Việt Nam mà không đưa ra được chứng cứ phạm tội nào là một sự thật không thể phủ nhận. Phái đoàn đã tiếp xúc và ghi nhận sự thật này từ các sinh viên học sinh còn đang bị giam trong trại “cải huấn” và các vị tăng sĩ đang còn bị giam trong tù. Chính phủ cũng công khai thừa nhận có đến khoảng 300 người vẫn còn bị giam giữ. Đặc biệt, Phái đoàn đã tiếp xúc được với một số vị lãnh đạo Phật giáo đang còn bị giam giữ là Thích Trí Thủ, Thích Quảng Liên, Thích Tâm Giác, Thích Tâm Châu, Thích Đức Nghiệp, Thích Tiến Minh và cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền. Phái đoàn cũng xác nhận được việc tăng ni Phật tử bị thương tích trong cuộc tấn công các chùa đêm 20-8-1963 qua việc viếng thăm Bệnh viện Duy Tân. Rất nhiều nhân chứng khác là những người trực tiếp bị bắt bớ, đánh đập, đã cung cấp cho Phái đoàn những chứng cứ không thể phủ nhận về việc đàn áp Phật giáo, kể cả những dấu vết thương tật do bị tấn công và đánh đập.

3. Phật giáo không tham gia chính trị

Trong văn bản chính thức cũng như qua những cuộc phỏng vấn các thành viên Chính phủ, luận điệu xuyên tạc được lặp lại nhiều lần nhất là cho rằng cuộc đấu tranh của Phật giáo mang mục đích chính trị và bị kích động từ những người Cộng sản. Phái đoàn đã liên tục lặp lại yêu cầu phía Chính phủ đưa ra chứng cứ. Tuy nhiên, bất chấp những lời hứa từ các thành viên Chính phủ, cho đến phút cuối Phái đoàn vẫn không nhận được bất kỳ văn bản nào trong số các văn bản quan trọng mà họ đã hứa sẽ cung cấp, bao gồm các “tài liệu của Cộng sản được tìm thấy trong các chùa”, “lời khai của ông Đặng Ngọc Lựu về âm mưu chuẩn bị trước của cộng sản trong vụ Đài Phát Thanh Huế”, “chứng nhận của chuyên gia y tế rằng các nạn nhân bị chết vì chất nổ plastic của Việt cộng” v.v... Nói cách khác, theo thông tin Phái đoàn thu thập được thì lập luận của Chính phủ chỉ là những cáo buộc một chiều và hoàn toàn không có chứng cứ.

Trong thực tế, bản Phúc trình không ghi nhận bất kỳ trường hợp nào cho thấy có mối liên hệ giữa cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng tôn giáo của Phật giáo với các yếu tố chính trị, càng không có bất kỳ liên quan nào đến cuộc đảo chính của các tướng lãnh quân đội ngày 1-11-1963. Trong suốt thời gian diễn ra đảo chính và sau đó, Phật giáo không có bất kỳ một vai trò nào liên quan dù là rất nhỏ.

4. Lãnh đạo Phật giáo hoàn toàn độc lập

Hệ quả của những cáo buộc trên là việc quy chụp cho các lãnh đạo Phật giáo, đặc biệt là Thượng tọa Thích Trí Quang, một động cơ chính trị, cho rằng họ đã sử dụng phong trào Phật giáo như một công cụ phục vụ mưu đồ chính trị.

Tuy nhiên, như đã nói trên, Chính phủ ông Diệm không thực sự đưa ra được bất kỳ yếu tố chứng minh nào mà chỉ cáo buộc một chiều như thế. Việc Phái đoàn không tiếp xúc được với Thượng tọa Thích Trí Quang vì lý do đang tỵ nạn trong Tòa Đại sứ Mỹ có thể xem như một chứng cứ ngược lại, cho thấy Thượng tọa không có bất kỳ mối liên quan nào đến cuộc đảo chính, vì trước và trong khi đảo chính diễn ra thì Thượng tọa vẫn luôn trong tình trạng bị cô lập hoàn toàn, không được tiếp xúc với bất kỳ ai bên ngoài Tòa Đại sứ Mỹ.

Đối với tất cả các vị lãnh đạo Phật giáo khác, chúng ta cũng không thấy họ giữ bất kỳ một vai trò nào liên quan đến lực lượng đảo chính, kể cả trước và sau khi đảo chính diễn ra.

Cuối cùng, lực lượng đảo chính được xác định rõ ràng là quân đội dưới quyền các tướng lãnh, còn nguyên nhân đảo chính là sự bất mãn ngày càng gia tăng trong dân chúng đối với Chính phủ ông Diệm vì những chính sách độc tài, áp chế. Điều này thể hiện rõ qua cái chết thê thảm của hai anh em ông Diệm, ông Nhu cùng với sự vui mừng của người dân Sài Gòn sau ngày đảo chính, và ngay sau đó nữa là sự phẫn nộ của người dân miền Trung đối với ông Ngô Đình Cẩn... Tất cả những điều đó hoàn toàn không liên quan gì đến cuộc đấu tranh đòi bình đẳng tôn giáo của Phật giáo.

Nói một cách chính xác hơn thì vai trò duy nhất của Phật giáo nếu có, đơn giản chỉ nằm ở việc Phật giáo chiếm một tỷ lệ cao trong dân số, và vì thế mà đa số quân nhân tham gia đảo chính đều có người thân, gia đình là Phật tử. Đó có thể là một phần trong những nguyên nhân và động lực thúc đẩy họ tham gia đảo chính, nhưng tuyệt đối không thể vì thế mà cho rằng phong trào vận động của Phật giáo có liên quan hay bị chi phối bởi những người đảo chính. Tương tự, cáo buộc về sự kích động của phe Cộng sản cũng hoàn toàn vô căn cứ và là một sự xuyên tạc sự thật.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 6 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


Tổng quan về Nghiệp


Sống và chết theo quan niệm Phật giáo


Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.70.138 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (141 lượt xem) - Hoa Kỳ (6 lượt xem) - ... ...