Chỉ có một hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này là yêu thương và được yêu thương. (There is only one happiness in this life, to love and be loved.)George Sand
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Nếu muốn có những điều chưa từng có, bạn phải làm những việc chưa từng làm.Sưu tầm
Cỏ làm hại ruộng vườn, si làm hại người đời. Bố thí người ly si, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 358)
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Thiền Quán Tâm »» Hướng Dẫn Thực Hành »»

Thiền Quán Tâm
»» Hướng Dẫn Thực Hành

Donate

(Lượt xem: 10.649)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Thiền Quán Tâm - Hướng Dẫn Thực Hành

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Chúng ta hãy nói một chút về việc hành thiền (thiền tứ niệm xứ). Quí vị cần phải biết một số điểm quan trọng trước khi bắt đầu thực hành. Hành thiền có nghĩa là gì? Quý vị thực hành như thế nào? Trạng thái tâm quan sát ra sao, thái độ thế nào? Mục đích hành thiền của quý vị là gì? Quý vị cần có một ý niệm và mục đích rõ ràng trước khi bắt đầu thực hành.

Quý vị không thể bắt đầu thực hành mà không có một số hiểu biết hay kiến thức về việc mình đang làm. Khi quý vị làm một việc gì đó, quý vị cần phải hiểu một chút về những nguyên tắc đối với việc mình đang làm. Chỉ như vậy quý vị mới gặt hái được lợi ích từ việc làm đó.

Có lần Yaw Sayadaw thuyết pháp tại đây, Ngài có nói một câu mà tôi thấy rất sâu sắc: “Chúng ta hành thiền vì có phiền não. Nếu không còn phiền não nữa, chúng ta sẽ chẳng có lý do nào để hành thiền cả.”

Nếu không còn phiền não, liệu có cần phải hành thiền không? Chỉ do có phiền não mà chúng ta phải thực hành.

Chúng ta nên sử dụng loại năng lượng nào? Chúng ta sử dụng năng lượng tâm thiện (kusala).

Nếu chúng ta hành thiền mà có phiền não trong đó, thì phiền não sẽ tăng trưởng mà thôi.

Vậy phải thực hành như thế nào? Chánh niệm cần phải cân bằng, Định cần phải cân bằng. Hiện giờ quí vị đang chỉ dùng rất nhiều sự cố gắng. Khi chúng ta nói “tập trung quan sát,” đó là thực hành với tà tinh tấn (miccha viriya). Vì thế, nếu quý vị không hiểu tất cả điều này, làm sao quý vị có thể thực hành tốt được?

Đối với tôi, về cơ bản, hành thiền là “tu tâm”. Hành thiền là thay đổi các tâm bất thiện thành các tâm thiện; cải thiện chất lượng của tâm, vun bồi sự thật và thiện pháp; chắt lọc ra những phẩm chất tốt lành này của tâm và phát triển chúng chính là hành thiền. Đó là lý do tại sao hành thiền được gọi là “công việc liên quan tới tâm. ” Không phải là công việc liên quan tới thân, hay là công việc liên quan tới đối tượng. Đối tượng không hành thiền. Chính tâm mới thực hiện việc hành thiền.

Tôi muốn nói thêm một số điều về “đối tượng”.

Mọi người thường nói, “hãy quan sát đối tượng này hay đối tượng kia. ” Vậy, “đối tượng” có nghĩa là gì? Đối tượng là cái mà tâm có thể nhận biết, quan sát, hay kinh nghiệm trực tiếp. Bản chất của đối tượng là được nhận biết, cảm nhận, hoặc kinh nghiệm bởi tâm. Một người bình thường có mấy giác quan? Có sáu giác quan, không phải chỉ có một! Tâm cảm nhận các đối tượng. Chính vì vậy, để có thể thực hành tốt, chúng ta cần phải biết rõ về tâm.

Quý vị có biết rằng mình có tâm không? Làm sao quý vị biết được rằng mình có tâm? Quý vị có thể nhận thấy hoạt động của tâm thông qua những suy nghĩ, kinh nghiệm, cảm thọ, mong muốn hay việc đang chú tâm v.v… Ví dụ, bây giờ hãy chắp tay lại. Quý vị có biết rằng hai bàn tay đang chạm vào nhau hay không? Làm sao quý vị biết được điều đó? Tâm đang làm gì để quý vị có thể biết điều ấy?

Quý vị biết là do quý vị đang có sự ghi nhận. Quý vị biết là do quý vị đang chú ý đến điều đó.

Quý vị có biết là quý vị đang chú ý không? Liệu quý vị có biết là mình đang hay biết không? Nếu hai bàn tay quý vị chạm vào nhau, nhưng tâm quý vị đang nghĩ đến một việc khác, liệu quý vị có biết là chúng đang xúc chạm hay không? Dĩ nhiên là không. Chính vì vậy, không phải vì chúng xúc chạm mà quý vị hay biết, mà chính nhờ có sự ghi nhận mà quý vị biết chúng đang xúc chạm.

Quý vị có biết là mình đang hay biết không? Quý vị có thể chuyển hướng sự chú ý từ lòng bàn tay xuống đôi chân được không? Quý vị có thể làm được, đúng không? Việc chuyển hướng sự chú ý này là do tâm. Chính tâm làm việc chú ý ghi nhận. Nếu biết được rằng mình đang chú ý, tức là quí vị đã biết được tâm. Quý vị có thể nhận ra tâm qua bản chất của việc hay biết, suy nghĩ, lập kể hoạch, tác ý v.v….

Nhận ra tâm không phải là một việc quá khó khăn. Mọi người đều ít nhiều biết được điều này. Nhưng nhận ra tâm dưới góc độ là một đối tượng quan sát thì không dễ như vậy, bởi vì chúng ta thiếu sự thực hành.

Trong việc hành thiền có hai phần: một phần liên quan tới đối tượng và một phần liên quan tới tâm. Phần đối tượng không quan trọng, mà phần tâm mới đóng vai trò quan trọng. Đối tượng sinh khởi theo bản chất của chúng. Quý vị biết được chúng khi có chánh niệm. Quý vị không phải phát triển việc quan sát đối tượng. Quý vị chỉ cần phát triển các yếu tố liên quan tới tâm như chánh niệm, sự ổn định , sự an tịnh (samadhi) và trí tuệ (panna).

Cần phải có một cái tâm hiểu biết và chín chắn trong việc quan sát. Khi các điều kiện (nhân duyên) chín muồi, tuệ giác sẽ sinh khởi.

Đặc tính của tâm là hay biết, trong khi đó, đối tượng là những gì được nhận biết. Điểm khác biệt giữa đau và không đau là gì? Đau là một đối tượng, và không đau cũng là một đối tượng. Nếu bị đau quý vị có la không? Nếu hết đau rồi, quý vị có vui không? Một thiền sinh nhận thấy rằng đối tượng là đối tượng thì sẽ không còn sân với cái đau nữa. Chỉ khi nào có sự hiểu biết này thì mới không còn thích và không thích. Chừng nào còn vắng mặt sự hiểu biết, là do tâm si đang có mặt, lúc đó chắc chắn sẽ có tham hay sân.

Quý vị có hiểu vấn đề này không? Quý vị cần có sự hiểu biết này về đối tượng. Khi thực hành, hiểu biết này sẽ càng trở nên rõ rệt hơn. Quý vị sẽ nhận ra, “ồ, đây là đối tượng, đây là tâm hay biết.” Bản chất của chúng khác nhau. Khi thực hành, quí vị sẽ thấy rõ điều này. Việc giải thích ở đây sẽ làm cho quý vị dễ nhận thấy điều đó hơn.

Chẳng hạn, khi đang đơn thuần quan sát, hay biết và chánh niệm. Cái gì là đối tượng, cái gì là tâm. Liệu quý vị có nên tìm hiểu điều này không? Cũng giống như là áp dụng cái quý vị đã học từ trước vào kinh nghiệm hiện tại. Liệu phẩm chất tâm suy xét này có xuất hiện nơi một người chỉ đơn giản chú tâm vào một đối tượng hay không? Quí vị có cho rằng sự hiểu biết này sẽ sinh khởi khi người thiền sinh chỉ đơn thuần hài lòng với một trạng thái tâm bình an? Khi đó trí tuệ sẽ không sinh khởi.

Chính vì thế, hiểu biết là rất quan trọng. Khi quí vị thực hành, cần phải có ba yếu tố: chánh niệm (sati), tinh tấn (viriya) và trạch pháp (dhamma-vicaya).

Có phải định (samadhi) làm công việc thực hành không?

Không. Định không phải là nguyên nhân, mà chỉ là kết quả. Định (samadhi), hỷ (piti), lạc (pasadhi) và xả (upekkha), bốn nhân tố này là kết quả. Ba yếu tố đóng vai trò nguyên nhân là chánh niệm (sati), tinh tấn (viriya) và trạch pháp (dhamma-vicaya).

Quý vị cần phải thực hành cùng với ba yếu tố này. Trong ba yếu tố này, nếu bỏ sót yếu tố cuối cùng (trạch pháp), tức là không có sự tìm hiểu, khám phá, thiền sinh sẽ cố gắng tinh tấn (viriya) – và nếu tinh tấn đó là tà tinh tấn (miccha viriya), sẽ chẳng còn gì nữa cả. Vì lẽ đó, thực hành với trạch pháp là rất quan trọng.

Quý vị sử dụng cái quý vị đã học để nghiên cứu, tìm hiểu trong quá trình thực hành của mình. Quý vị sử dụng cái quý vị đã được học, được biết vào trong sự thực hành. Đó là cách phát triển trí tuệ. Vì vậy cần phải có trí tuệ trong việc hay biết, quan sát hiện tượng. Cần phải có chánh kiến (samma ditthi). Cần phải có sự tìm hiểu khám phá và tư duy chân chánh. Chỉ khi đó, tuệ tu (bhavanamaya panna) mới sinh khởi.

Tuệ giác không thể sinh khởi nếu hành giả chỉ chú tâm vào một đối tượng duy nhất mà thiếu đi việc suy nghĩ hay tìm hiểu đối với hiện tượng. Vì vậy, quý vị phải biết cả đối tượng và tâm. Người nào chỉ tập trung vào phía đối tượng sẽ không thấy được tâm. Quý vị cũng cần phải có hiểu biết về phía đối tượng. Tuy nhiên, đối tượng không hành thiền mà tâm hành thiền. Do đó, quý vị phải biết về tâm. Quý vị đang hành thiền với loại tâm nào?

Người nào tập trung vào phía đối tượng sẽ không thấy được tâm. Nó giống như đeo kính vậy; nếu quý vị chỉ nhìn vào cái quý vị muốn thấy, quý vị sẽ không biết là mình đang đeo kính. Quý vị có thể thấy được khi tham không có trong tâm. Nếu không tập trung vào cái mình muốn thấy, ít ra quý vị cũng biết là mình đang đeo kính. Nếu quá chú tâm, có thể quý vị sẽ không biết cái kính đang ở trên mũi. Tâm là như vậy đấy. Nếu có quá nhiều sự chú tâm vào một thứ, quý vị sẽ không thấy tâm được nữa. Vì thế tôi nói đừng chú tâm. Nếu quý vị nhìn với sự hiểu biết, thật sự quý vị không cần quá tập trung.

Hãy nghĩ về điều này một cách kỹ lưỡng. Quý vị có thể nói, hành thiền tức là khi quý vị ngồi xuống và chú tâm vào một đối tượng, hay khi quý vị chánh niệm về đối tượng? Không phải như vậy. Đó chỉ là đang tập trung vào một đối tượng hay đang ghi nhận đối tượng mà thôi. Quý vị sẽ làm gì khi tâm đang hay biết đó chứa đầy phiền não?

Tinh tấn, chánh niệm và tâm quan sát, tất cả đều phải hoạt động cùng với pháp và tâm thiện.

Nếu quý vị thực hành với các tâm bất thiện, quý vị đang không thực hành với pháp. Chỉ khi nào thực hành với tâm thiện, quý vị mới đang thực hành một cách đúng đắn.

Khi quý vị thực hành với rất nhiều ham muốn, mong cầu, đó là quý vị đang hành thiền với tâm tham. Khi thực hành với sự bất mãn và không hài lòng, quý vị đang hành thiền với tâm sân. Khi thực hành mà không có sự hiểu biết thực sự về cái mình đang làm, quý vị đang hành thiền với tâm si.

Những kiểu thực hành như vậy được gọi là không đúng đắn. Quý vị phải học cách thực hành với pháp và tâm thiện. Quý vị cần có sự thông minh và kiến thức để có thể hành thiền mà không có phiền não trong đó. Chỉ khi nào đạt được điều đó, quý vị mới thực sự đang hành thiền.

Nếu quý vị không hiểu biết chút nào về một chủ thể, làm sao quý vị có thể suy nghĩ về nó hay làm việc gì đó liên quan đến nó? Chỉ khi nào quý vị có hiểu biết, quý vị mới có thể thực hành. Có ba loại tuệ: văn tuệ (suttamaya panna), tư tuệ (cintamaya panna) và tu tuệ (bhavanamaya panna). Chỉ đơn thuần ghi nhận không thôi thì chưa đủ.

Đức Phật gọi đó là “chánh niệm - tỉnh giác” (sati- sampajanna). Có nghĩa là trước khi bắt tay vào thực hành, quý vị cần có một số thông tin chính xác và đầy đủ. Nếu không, quý vị sẽ gặp phải khó khăn trong việc thực hành. Để làm điều đó, quý vị cần nghe để nắm được kiến thức pháp học, hỏi những chỗ chưa hiểu và bàn luận về pháp. Sau khi đã tư duy, quý vị thực hành.

Giả dụ quý vị đang giải quyết một việc quan trọng trong đời sống. Để có hiệu quả, quý vị phải nghĩ và lên kế hoạch trước khi thực hiện. Đó là sử dụng trí thông minh. Sử dụng trí thông minh cũng được coi là thực hành.

Vậy có nên suy nghĩ hay không nên suy nghĩ trong khi thực hành? Quý vị không nên suy nghĩ những điều làm tăng trưởng tham (lobha) hay sân (dosa). Tuy nhiên, quý vị nên suy nghĩ cách mình thực hành ra làm sao và xem mình đang thực hành như thế nào.

Để có thể suy nghĩ như vậy, trước tiên quý vị cần có một số kiến thức và thông tin. Những gì tôi đang cung cấp là để cho quý vị một số ý tưởng về cách thức thực hành.

Có hai cách thực hành. Một cách là làm cho tâm tĩnh lặng và an lạc. Cách thứ hai là phát triển tâm để thấy sự vật theo đúng bản chất của nó.

Quý vị muốn được gì từ sự thực hành? Mục tiêu tu tập của quý vị là gì? Những tư tưởng chủ đạo và cách thức thực hành sẽ khác biệt tùy vào mục tiêu của quý vị.

Các thiền sinh nói họ muốn biết sự thật, nhưng đến khi thực hành, họ lại chỉ muốn làm cho tâm an lạc. Điều này sẽ không mang đến chút hiểu biết nào. Khi lấy an lạc làm mục đích, quý vị phải giữ tâm mình tập trung vào một đối tượng. Khi lấy hiểu biết làm mục đích, quý vị phải để ý đến cái tâm quan sát.

Câu hỏi: Đối tượng và tâm, cái gì quan trọng hơn?

Trả lời: Tâm quán sát quan trọng hơn.

Quý vị có thể mong ước có được trí tuệ, nhưng làm sao nó có thể sanh khởi trong khi tham, sân, hoặc si đang có mặt? Chính vì lẽ đó, quý vị phải chú ý đến tâm nếu quý vị muốn biết được chân lý.

Quý vị đang thực hành với thái độ nào? Quý vị cần liên tục kiểm tra xem mình đang thực hành như thế nào, luôn kiểm tra thái độ của mình. Đừng dán chặt vào đối tượng. Đối tượng luôn có ở đó. Đối tượng không còn quan trọng nữa. Chúng chỉ giúp duy trì sự hay biết. Quý vị sử dụng đối tượng để giữ cho sự hay biết được liên tục.

Một thiền sinh có sự hiểu biết sẽ sử dụng đối tượng để phát triển chánh niệm, định và tuệ. Với những thiền sinh sơ cơ, đối tượng chỉ làm phát sinh tham, sân và si!

Một câu hỏi đặt ra ở đây: Đối tượng nào tốt hơn, hơi thở ra/vào ở mũi hay phồng, xẹp ở bụng? Cả hai đều không! Không có đối tượng nào tốt hơn đối tượng nào. Đối tượng chỉ là đối tượng mà thôi. Nếu quý vị nghĩ rằng đối tượng này tốt hơn đối tượng kia, quý vị sẽ tự động trở nên dính mắc với đối tượng đó. Hậu quả là, khi quý vị không thể chú ý đến đối tượng đó, quý vị sẽ không thực hành được.

Khi quý vị chọn lựa một đối tượng ưa thích, tham chắc chắn sẽ sinh khởi. Nếu quý vị không tìm thấy cái mà quý vị cho là một đối tượng tốt, sân sẽ sinh khởi. Cho rằng một đối tượng nào đó là tốt chính là vô minh (si)! Vậy quý vị có lấy chính tâm biết làm đối tượng?

Đối tượng luôn có đó theo bản chất tự nhiên của chúng; quý vị cần phát triển sự hay biết trong tâm. Quý vị không cố thay đổi bất cứ điều gì đang xảy ra. Hiện giờ sự hay biết trong tâm chưa thực sự mạnh mẽ. Vì thế, quý vị phải tăng cường chánh niệm và làm cho nó trở nên mạnh mẽ. Hiện giờ, trí tuệ còn yếu ớt, tinh tấn còn kém cỏi, thiếu sự tín tâm, và định cũng chưa mạnh mẽ. Chúng ta hành thiền để nuôi dưỡng tất cả các phẩm chất này cho chúng ngày càng trở nên mạnh mẽ.

Người thiền sinh muốn đạt được sự an lạc sẽ lựa chọn một đối tượng. Người đó sẽ phải tạo ra một đối tượng. Nếu sự chú tâm bị xao lãng, anh ta sẽ phải cố tập trung. Nếu sân sanh khởi, anh ta phải thay đổi đối tượng. Vì thế, anh ta cần rất nhiều sự tinh tấn. Người thích an lạc chỉ quan tâm và làm việc với một đối tượng.

Hơn nữa nếu muốn làm cho tâm an tịnh, quý vị cần phải bám chặt vào đối tượng. Quý vị phải trụ tâm trên đối tượng trong một thời gian dài. Do đó, quý vị phải dùng nhiều đến sức. Tức là quý vị phải duy trì sự trú tâm trên đối tượng để có thể đạt được sự an tịnh. Vậy cái nào khó thực hiện hơn? Điều gì xảy ra khi tâm đã an tịnh? Quý vị phải tiếp tục ra sao? Nếu không biết tiếp tục ra sao, quý vị sẽ rơi vào hôn trầm.

Làm cho cái không an tịnh trở thành an tịnh khó hơn. Chú tâm làm cho mệt mỏi. Hãy hay biết cái gì đang xảy ra. Đừng cố làm an tịnh cái không an tịnh. Chỉ cần ghi nhận sự không an tịnh. Quan sát, nhận biết rằng tâm đang trạo cử và phân tán. Chính sự quan sát, ghi nhận đó là công việc của thiền tập. Biết cái xảy ra theo đúng bản chất của nó, đó chính là chánh kiến. Theo cách thức như vậy là thực hành vipassana (thiền minh sát).

Những thiền sinh muốn đạt tuệ giác thì họ chú ý đến tâm của mình. Những thiền sinh đó sẽ quan sát nhiều đối tượng. Nếu quý vị muốn có sự hiểu biết, quý vị phải biết càng nhiều đối tượng càng tốt. Chỉ biết một đối tượng không thể đưa đến tuệ giác, trí tuệ sẽ vẫn còn non yếu. Quý vị cần phải khám phá tất cả những gì đang xảy ra, và liên hệ với mọi đối tượng. Chỉ khi ấy tri kiến của quý vị mới được mở rộng, tầm mắt của quý vị mới được mở xa, và tuệ giác sẽ phát triển.

Mặt khác, một thiền sinh muốn có hiểu biết sẽ không cố làm cho tâm an tịnh hay loại bỏ đối tượng. Anh ta chỉ duy trì thái độ chân chánh và ghi nhận những gì đang xảy ra. Nếu sự an tịnh không có mặt, anh ta ghi nhận đúng như vậy.

Quý vị có thể áp dụng với bất cứ đối tượng nào đang sanh khởi. Nếu quý vị muốn hiểu biết, đừng lựa chọn hay bám víu vào một đối tượng cụ thể nào đó. Hãy làm việc với bất cứ đối tượng nào đang sanh khởi; quý vị chỉ cần quan sát mà thôi. Để làm được điều đó, quý vị cần phải sử dụng trí thông minh.

Nếu quý vị muốn phát triển tuệ giác, đừng dính mắc vào bất cứ đối tượng nào. Quý vị lùi lại và quan sát vì quý vị muốn biết chân lý. Quý vị có cái tâm quan sát tìm hiểu, và cùng với thái độ chân chánh.

Hãy tự hỏi: Cái này tốt hay xấu? Nó có thực sự tốt hay xấu không? Đúng hay sai? Cái gì đang diễn ra? Tại sao nó xảy ra?

Bởi vì muốn biết, nên quý vị quan sát và tìm hiểu. Hãy sử dụng trí thông minh thay cho chỉ đơn thuần tinh tấn. Lúc đó sự hướng tâm hay biết đã có mặt. Tâm tìm hiểu cũng phải có mặt. Và cuối cùng, cần phải có thái độ chân chánh. Bây giờ quý vị đã hiểu sự khác biệt giữa “chú tâm” và “đợi, ghi nhận và quan sát.”

Khi sân sanh khởi, đừng cố loại bỏ nó. Đừng cố gạt bỏ cơn sân. Quý vị quan sát nó vì quý vị muốn hiểu bản chất thật sự của sân. Quý vị muốn nghiên cứu nó vì quý vị muốn học hỏi từ nó. Vì thế, quý vị đừng cố tạo ra hay loại bỏ bất cứ cái gì. Quan sát bất kỳ hiện tượng nào đang diễn ra. Đừng quên điều này. Hành thiền chính là như vậy. Đó là lý do tại sao có sự khác biệt giữa “chú tâm” và “đơn thuần quan sát.” Bản chất của hai việc đó khác nhau.

Đừng cố xua đuổi sân. Chừng nào quý vị còn cố xua đuổi sân, sân lại càng tăng trưởng. Sân luôn có tính tiêu cực, nó có đặc tính xua đuổi đối tượng. Việc nhận ra rằng cái gì đó là “không tốt” rất khác biệt với việc niệm cái đó là “không tốt. ” Khi tâm cho rằng cái gì đó là “tốt,” thì tham đã có mặt rồi. Với bất cứ đối tượng nào xảy đến, tham và sân đều có mặt ngay đó. Si cũng đã xuất hiện. Vậy bạn sẽ hành thiền thế nào đây?

    « Xem chương trước «      « Sách này có 7 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.73.167 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...