Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Rộng mở tâm hồn »» Lời nói đầu »»

Rộng mở tâm hồn
»» Lời nói đầu

Donate

(Lượt xem: 22.676)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  English || Đối chiếu song ngữ


       

Rộng Mở Tâm Hồn - Lời nói đầu

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc
Trong đạo Phật, lòng bi mẫn được định nghĩa như là tâm nguyện cứu giúp tất cả chúng sinh thoát khỏi khổ đau. Thật không may là chúng ta không thể diệt trừ hết khổ đau trong thế giới này. Chúng ta không thể riêng một mình làm điều đó, và không có bất kỳ phép lạ thần kỳ nào để tự nhiên chuyển hóa phiền não khổ đau thành hạnh phúc an lạc. Dù vậy, chúng ta có thể phát triển tâm thức của chính mình bằng giới hạnh và qua đó giúp đỡ những người khác cũng làm giống như ta.

Vào tháng 8 năm 1999, hai tổ chức The Tibet Center và The Gere Foundation đã thỉnh cầu đức Đạt-lai Lạt-ma ban cho một loạt các bài giảng pháp tại New York City. Tập sách này được viết ra từ các bài giảng đó. Trong những trang sách sau đây, đức Đạt-lai Lạt-ma sẽ chỉ bày cho chúng ta cách thức để rộng mở trái tim mình và phát triển một lòng bi mẫn chân thật, lâu bền đối với tất cả chúng sinh.

Trọn cuộc đời của đức Đạt-lai Lạt-ma là minh chứng cho sức mạnh của một tâm hồn rộng mở. Sự tu tập tâm linh của ngài được bắt đầu từ lúc ngài còn là một cậu bé. Vào năm hai tuổi, khi được công nhận là hóa thân của đức Đạt-lai Lạt-ma thứ 13, ngài đã phải rời gia đình để được đưa về thủ đô Lhasa, miền đông bắc Tây Tạng. Ngài đảm nhiệm vai trò lãnh đạo chính quyền Tây Tạng vào năm 16 tuổi và bị đẩy vào hoàn cảnh mà niềm tin của ngài vào khuynh hướng bất bạo động và sự khoan dung tha thứ đã phải chịu sự thử thách lên đến cực độ.

Ngài đã hoạt động tích cực để bảo tồn mọi khía cạnh của nền văn hóa Tây Tạng, nhưng trọng tâm nỗ lực của ngài chính là truyền thống tâm linh của Tây Tạng, bởi vì ở Tây Tạng thì tâm linh và văn hóa là những yếu tố không thể tách rời nhau. Ngài vẫn duy trì công phu tu tập hành trì của chính mình, nghiên cứu học hỏi, quán chiếu và thiền định, đồng thời cũng thuyết giảng Phật pháp không mệt mỏi cho mọi người ở khắp nơi trên thế giới. Ngài đã cống hiến những nỗ lực lớn lao cho việc tái thiết các tu viện, ni viện cùng với chương trình tu học và hành trì, tất cả đều nhằm mục đích duy trì sức sống cho con đường phát triển trí tuệ mà Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, người sáng lập đạo Phật, đã vạch ra.

Câu chuyện về sự ra đời của đạo Phật rất quen thuộc với nhiều người. Vào thế kỷ 5 trước Công nguyên, vị hoàng tử dòng Thích-ca sống với rất nhiều đặc quyền hưởng thụ trong vương quốc của phụ vương ngài tại một nơi mà ngày nay thuộc địa phận Nepal. Từ khi còn là một chàng trai trẻ, ngài đã sớm nhận ra tính chất vô nghĩa trong cuộc sống đầy tiện nghi của mình. Chứng kiến những nỗi khổ già nua, bệnh tật và chết chóc của mọi người, ngài bắt đầu nhìn xuyên qua lớp màn che giả dối của những hạnh phúc và tiện nghi trong đời sống thế tục. Một đêm nọ, vị hoàng tử chỉ vừa kết hôn không bao lâu đã rời bỏ cung điện và người vợ cùng đứa con trai bé nhỏ. Ngài dùng gươm cắt bỏ mái tóc dài và hướng vào rừng sâu để tìm kiếm một sự tự do, thoát khỏi đời sống thế tục với những khổ đau mà giờ đây ngài đã nhận ra là luôn gắn chặt không tách rời với đời sống ấy.

Không bao lâu, vị tu sĩ trẻ đã gặp 5 nhà tu khổ hạnh, và ngài trải qua nhiều năm để thực hành thiền định hết sức nghiêm ngặt cùng với các pháp tu khổ hạnh. Nhưng cuối cùng ngài nhận ra rằng, những pháp tu như thế sẽ không giúp ngài tiến gần hơn chút nào đến mục đích trí tuệ và giải thoát, vì thế ngài đã rời khỏi những người bạn đồng tu. Sau khi từ bỏ pháp tu khắc khổ với họ, ngài quyết định giờ đây sẽ tự mình nỗ lực hết sức để tìm ra chân lý. Ngài đã ngồi xuống dưới cội cây Bồ-đề, phát lời thệ nguyện sẽ không rời khỏi đây cho đến khi đạt được mục đích giác ngộ tối hậu. Sau rất nhiều nỗ lực kiên trì, vị Hoàng tử dòng Thích-ca đã thành công. Ngài nhìn thấu được cách thức hiện hữu chân thật của hết thảy mọi hiện tượng, và nhờ đó đạt đến sự giác ngộ viên mãn cùng trạng thái nhất thiết trí của một vị Phật.

Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra khỏi thiền định và đi xuyên qua miền bắc Ấn Độ, cho đến khi gặp lại 5 người bạn đồng tu khổ hạnh. Ban đầu, họ đã quyết định sẽ xem như không biết đến sự hiện diện của ngài, vì họ tin rằng ngài đã từ bỏ con đường tu tập tâm linh chân chính của họ. Tuy nhiên, sự tỏa sáng từ trạng thái giác ngộ của ngài đã tác động đến họ quá mạnh mẽ, đến nỗi họ phải khẩn cầu ngài chia sẻ những khám phá của ngài.

Đức Phật liền đưa ra bài thuyết pháp về Tứ diệu đế: sự thật về khổ đau, nguồn gốc của khổ đau, khả năng có thể chấm dứt khổ đau và những phương pháp dẫn đến sự chấm dứt khổ đau. Đức Phật đã chỉ rõ bản chất thực trạng khổ đau của chúng ta. Ngài dạy về những nguyên nhân đã dẫn đến thực trạng khổ đau này. Ngài cũng xác quyết về sự hiện hữu của một trạng thái mà mọi khổ đau cũng như nguyên nhân dẫn đến khổ đau đều đã được dứt trừ. Và ngài dạy phương pháp để đạt đến trạng thái đó.

Trong thời gian ở New York, đức Đạt-lai Lạt-ma đã thuyết pháp 3 ngày tại Beacon Theatre. Chủ đề của những buổi thuyết pháp này tập trung vào những phương pháp của đạo Phật giúp chúng ta đạt đến sự giác ngộ rốt ráo. Ngài đã kết hợp nội dung của hai bản văn là: Các giai đoạn thiền định (bản văn trung bình) của bậc thầy Ấn Độ vào thế kỷ 8 là Liên Hoa Giới (Kamalashila) và Ba mươi bảy Pháp hành Bồ Tát đạo của vị hành giả Tây Tạng vào thế kỷ 14 là Togmay Sangpo.

Các giai đoạn thiền định được biên soạn khi vị vua thứ 33 của Tây Tạng là Trisong Detsen (742-797) thỉnh cầu vị thầy Ấn Độ Liên Hoa Giới (Kamalashila) đến Tây Tạng để bảo vệ cho phương pháp tu tập của đạo Phật thiên về luận giải, vốn rất được ưa chuộng trong các Tu viện Đại học Phật giáo lớn của Ấn Độ là Nalanda và Vikramalasia. Hình thức tu tập này đã được vị thầy của ngài Liên Hoa Giới là ngài Tịch Hộ (Shantarakshita) truyền sang Tây Tạng, và lúc đó đang bị một vị tăng Trung Hoa là Hashang công khai phản bác. Hashang đã đưa ra quan điểm phủ nhận bất kỳ hoạt động tư duy [phân tích] nào [trong sự tu tập].

Nhằm mục đích xác định xem hình thức tu tập nào của đạo Phật nên được áp dụng ở Tây Tạng, nhà vua đã cho tổ chức một cuộc tranh luận. Trong cuộc tranh luận giữa ngài Liên Hoa Giới và vị tăng Hashang, ngài Liên Hoa Giới đã đưa ra được những luận điểm không thể bác bỏ để xác lập tầm quan trọng của tư duy lý luận trong sự phát triển tâm linh, và do đó ngài được công bố là người thắng cuộc. Để ghi nhớ sự chiến thắng này, nhà vua đã thỉnh cầu ngài soạn ra một bản văn trình bày rõ quan điểm tu tập của ngài. Ngài đã soạn ra một bản văn dài, một bản văn trung bình và một bản văn ngắn gọn, đều nói về Các giai đoạn thiền định.

Bản văn của ngài Liên Hoa Giới vạch ra một cách rõ ràng và súc tích những gì được gọi là các giai đoạn “rộng lớn” và “sâu xa” trên con đường hướng đến giác ngộ tối thượng. Mặc dù sách này thường bị xem nhẹ ở Tây Tạng, nhưng nó có một giá trị rất lớn lao, và đức Đạt-lai Lạt-ma đã nỗ lực rất nhiều để đưa sách này đến với thế giới bên ngoài.

Bản văn thứ hai, Ba mươi bảy Pháp hành Bồ Tát đạo, là một sự mô tả rõ ràng và hàm súc về việc làm thế nào để sống trọn một đời cống hiến vì mọi người. Tác giả của bản văn, ngài Togmay Sangpo, khuyến khích chúng ta thay đổi những khuynh hướng ích kỷ đã thành thói quen, và thay vào đó hãy hành động với sự nhận biết rằng ta luôn phụ thuộc vào mọi người quanh ta. Bản thân ngài Togmay Sangpo đã trọn đời là một vị tăng sống giản dị, cống hiến quên mình vì người khác thông qua việc tu tập để rộng mở trái tim mình với lòng yêu thương và bi mẫn.

Trong suốt những buổi thuyết pháp này, người phiên dịch là ngài Geshe Thubten Jinpa đã diễn đạt một cách đáng khâm phục những khía cạnh tinh tế của triết học Phật giáo được đức Đạt-lai Lạt-ma chỉ dạy, trong khi cũng đồng thời truyền đạt được những nét hài hước đáng yêu vốn không bao giờ thiếu vắng trong các buổi giảng của ngài.

Vào ngày cuối cùng trong chuyến viếng thăm này của đức Đạt-lai Lạt-ma, một buổi sáng Chủ nhật, hơn 200.000 người đã quy tụ về khu East Meadow ở Central Park để nghe ngài giảng về Tám bài kệ điều tâm, một thi phẩm của vị thánh tăng Tây Tạng vào thế kỷ 11 là Langri Tangpa. Đức Đạt-lai Lạt-ma đã nói chuyện với thính chúng bằng tiếng Anh, nêu lên cách nhìn của ngài về tầm quan trọng của việc phải quý trọng mọi người quanh ta: từ những người hàng xóm, đồng hương, đồng bào... cho đến toàn thể nhân loại.

Ngài chia sẻ phương thức của ngài trong việc chuyển hóa tính cao ngạo thành đức khiêm tốn và sự sân hận thành lòng thương yêu. Ngài bày tỏ mối quan tâm đối với khoảng cách phân chia giữa người giàu và người nghèo. Và ngài kết thúc bằng việc hướng dẫn một khóa cầu nguyện cho tất cả chúng sinh đều được hạnh phúc. Bản ghi lại buổi nói chuyện của ngài tại Central Park được trình bày ngay sau đây trong phần Dẫn nhập.

Tôi hy vọng và cầu nguyện rằng tập sách này sẽ hữu ích cho tất cả người đọc trong việc tìm cầu hạnh phúc, và hạnh phúc mà họ đạt được sẽ tiếp tục lan truyền sang nhiều người khác nữa, sao cho tâm hồn của tất cả chúng sinh, theo một cách nào đó, đều sẽ được rộng mở.

Người biên tập,
NICHOLAS VREELAND

« Sách này có 19 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Pháp bảo Đàn kinh


Phúc trình A/5630


Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn


Rộng mở tâm hồn và phát triển trí tuệ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 52.15.173.197 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...