Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado
Cuộc sống không phải là vấn đề bất ổn cần giải quyết, mà là một thực tiễn để trải nghiệm. (Life is not a problem to be solved, but a reality to be experienced.)Soren Kierkegaard
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Bát-nhã Tâm kinh khảo luận »» Xem đối chiếu Anh Việt: Thay lời kết »»

Bát-nhã Tâm kinh khảo luận
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Thay lời kết

Donate

(Lượt xem: 1.510)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Font chữ:
Font chữ:

Thay lời kết

Tâm kinh Bát-nhã là món quà tâm linh vô giá được truyền trao đến người Phật tử của thế kỷ 21 này trải qua vô số những biến động thăng trầm của Phật giáo. Không ít Kinh điển đạo Phật đã thất truyền qua dòng thời gian, nhưng thật may mắn cho chúng ta là bản dịch Tâm kinh của ngài Huyền Trang không nằm trong số đó. Hơn nữa, sự tương đồng về ý nghĩa giữa các bản dịch còn lưu lại đến nay khẳng định thêm tính chính xác về ngữ nghĩa trong bản dịch của ngài Huyền Trang.

Kết quả chọn lựa của đa số Phật tử trải qua hơn 14 thế kỷ đã đi đến một sự đồng thuận tuyệt đối khi bản dịch Tâm kinh của ngài Huyền Trang được sử dụng hầu như ở tất cả mọi nơi mà Tâm kinh được truyền dạy đến. Các bản dịch khác như bản T250 của ngài Cưu-ma-la-thập (鳩摩羅什), bản T253 của các ngài Bát-nhã và Lợi Ngôn (般若-利言), bản T254 của ngài Trí Huệ Luân (智慧輪), bản T255 của ngài Pháp Thành (法成) v.v... và một số bản khác nữa tuy vẫn còn được lưu giữ đầy đủ trong Đại Chánh Tạng, nhưng chỉ duy nhất bản dịch của ngài Huyền Trang là được chọn để giảng giải, tụng đọc và hành trì mỗi ngày.

Việc nghiên cứu, học hỏi và phân tích Kinh điển nói chung, từ nhiều góc độ khác nhau là cần thiết, nhằm giúp người Phật tử luôn có thể chắc chắn rằng mình đang hiểu đúng và làm đúng theo lời Phật dạy. Trong ý nghĩa này, những phân tích khảo sát, cho dù đưa đến kết quả khác biệt hay trái ngược với người đi trước, vẫn cần phải được xem xét tiếp nhận ở một góc độ khách quan và khoa học, kết hợp với những trải nghiệm trong sự tu tập của người Phật tử. Có như vậy mới có thể đưa ra được những kết luận cần thiết và điều chỉnh kịp thời những sai sót nếu có của tiền nhân. Bản thân tôi khi chuyển dịch kinh Đại Bát Niết-bàn cũng đã chỉ ra một số điểm mà các vị tiền bối đã hiểu chưa hoàn toàn chính xác Kinh văn, dẫn đến sự sai lệch khi chuyển dịch.

Tuy nhiên, mỗi phạm vi công việc đều có những giới hạn riêng của nó mà người thực hiện không thể vượt qua. Người chuyển dịch Kinh điển có thể nhận hiểu và dịch khác đi so với với người đi trước, nếu có đủ luận cứ chính xác, chắc chắn và thuyết phục. Mặc dù vậy, sự khác biệt này vẫn phải luôn nằm trong giới hạn của công việc chuyển dịch, đó là phải tuyệt đối trung thành với nguyên tác Kinh văn, trừ trường hợp có đủ lý do để xác định chắc chắn là có sai lầm trong văn bản gốc và có đủ cứ liệu cho việc khảo đính chính xác. Trong mọi trường hợp khác, việc trung thành với nguyên bản là điều bắt buộc, và người dịch chỉ nên đưa các nhận xét hoặc nghi ngờ của mình vào phần chú giải, không được phép tự ý thay đổi nguyên bản.

Thầy Nhất Hạnh đã làm một việc hoàn toàn khác với thông lệ nêu trên khi công bố việc dịch mới Tâm kinh vào tháng 8 năm 2014. Khách quan mà nói, việc thầy đưa ra một bản dịch mới của Tâm kinh chắc chắn không thể là nguyên nhân phát sinh vấn đề, bởi trong thời gian qua cũng đã có rất nhiều bản dịch Tâm kinh mới được đưa ra bởi nhiều dịch giả khác nhau.

Vậy nguyên nhân nào đã làm cho sự kiện “dịch lại Tâm kinh” của thầy Nhất Hạnh lôi cuốn sự quan tâm của rất nhiều Phật tử cũng như làm nảy sinh nhiều ý kiến trái chiều? Trong thực tế, không khó để nhìn ra các nguyên nhân khác thường ấy.

Thứ nhất, tuyên bố “phải dịch lại Tâm kinh” của thầy là không chính danh, bởi cũng ngay trong tuyên bố đó, thầy thừa nhận “đã đổi luôn cách dùng chữ trong nguyên văn tiếng Phạn và bản dịch chữ Hán của thầy Huyền Trang”. Và như vậy thì công việc của thầy là soạn ra một bản “Tâm kinh mới” chứ không thể xem là chuyển dịch.

Thứ hai, thay vì chỉ đơn giản đưa ra “bản dịch mới” Tâm kinh thì kèm theo đó thầy lại cùng lúc phê phán cả 3 vị Tổ sư vốn là biểu tượng niềm tin của rất nhiều Phật tử. Vị thứ nhất là Tuệ Trung Thượng Sĩ, một bậc long tượng trong Phật giáo Việt Nam và cũng có thể xem là người gián tiếp hình thành Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, bởi ngài là thầy dạy của đức vua Trần Nhân Tông, người đã sáng lập Thiền phái này. Vị thứ hai là Lục tổ Huệ Năng, người được xem là đã khơi nguồn cho dòng thiền Đốn ngộ ở Trung Hoa, về sau cũng đã truyền sang Việt Nam qua dòng Liễu Quán. Và cuối cùng, vị thứ ba là ngài Huyền Trang, một vị Đại Dịch Giả giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hình thành Đại Tạng Kinh chữ Hán, không chỉ qua việc chuyển dịch một khối lượng Kinh văn khổng lồ, mà còn là người đã thực hiện chuyến đi lịch sử có một không hai từ Trung quốc sang Ấn Độ để thỉnh về nguyên bản kinh văn Phạn ngữ.

Chính vì hai nguyên nhân nói trên nên đã có hàng loạt ý kiến chính thức và không chính thức được nêu lên xoay quanh việc làm “khác thường” của thầy Nhất Hạnh. Những ý kiến được thu thập trong Khảo luận này chỉ là những ý kiến được nhiều người biết đến nhất, vì đã chính thức công bố rộng rãi trên các trang mạng Phật giáo. Nhiều ý kiến khác chỉ được trao đổi giữa các nhóm Phật tử với nhau nên không thể ghi nhận đầy đủ, nhưng chúng vẫn góp phần tạo ra những đợt sóng ngầm trong tư tưởng, nhận thức và niềm tin của người Phật tử.

Qua tập Khảo luận này, chúng tôi hy vọng một lần nữa khẳng định lại giá trị của Tâm kinh và bản Hán dịch Tâm kinh đang lưu hành, để xóa tan đi sự mọi sự hoang mang ngờ vực. Sự tu tập và hành trì Tâm kinh qua nhiều thế hệ đã khẳng định tính chính xác và đầy đủ cũng như công năng bất khả tư nghì của nó. Không ai có quyền tự ý thay đổi một bản Kinh văn đã được cộng đồng thừa nhận và sử dụng, trao truyền qua nhiều thế hệ, trừ phi người ấy có thể đưa ra được những lý do hợp lý và thuyết phục. Và tất nhiên, quyết định cuối cùng vẫn phải thuộc về sự cân nhắc và chấp nhận của toàn thể cộng đồng.

Trong dòng thời gian đã trải qua hơn 25 thế kỷ trao truyền và sẽ còn tiếp tục của đạo Phật, một biến động nhỏ nhoi như sự kiện “dịch mới Tâm kinh” này chắc chắn rồi cũng sẽ chẳng để lại dấu vết gì đáng kể. Chỉ những tinh túy thực sự trong lời Phật dạy mới có thể tồn tại vượt thời gian và không gian như tất cả chúng ta đều biết. Vì vậy, điều đáng lưu tâm ở đây không phải là những điểm bất hợp lý trong sự kiện này, mà quan trọng hơn chính là nhận thức và niềm tin của người Phật tử. Những điều đó luôn phụ thuộc vào sự dẫn dắt của các bậc thầy, mà thầy Nhất Hạnh là một bậc thầy lớn trong số đó. Chính vì vậy, những trao đổi, thảo luận và thông tin đa chiều mà chúng tôi thu thập trong Khảo luận này trong thực tế không nhằm tranh biện đúng sai, mà chủ yếu nhắm đến việc cung cấp đủ những thông tin và lập luận khách quan để giúp người Phật tử có thể tự mình xem xét, cân nhắc và giữ vững niềm tin vào Chánh pháp nói chung, vào Tâm kinh Bát-nhã nói riêng.

Điều tất nhiên là mục tiêu đề ra như thế có thể đạt được đến mức độ nào còn tùy thuộc vào sự tiếp nhận và đánh giá từ độc giả, nhưng hy vọng rằng những cố gắng của chúng tôi sẽ không đến nỗi hoàn toàn vô ích.

Ngày đầu năm 2018
Nguyễn Minh Tiến




none

    « Xem chương trước «      « Sách này có 13 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Công đức phóng sinh


Phật pháp ứng dụng


Phù trợ người lâm chung


Lục tổ Đại sư - Con người và huyền thoại

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.188.62.10 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...