Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Chúng ta nhất thiết phải làm cho thế giới này trở nên trung thực trước khi có thể dạy dỗ con cháu ta rằng trung thực là đức tính tốt nhất. (We must make the world honest before we can honestly say to our children that honesty is the best policy. )Walter Besant
Nụ cười biểu lộ niềm vui, và niềm vui là dấu hiệu tồn tại tích cực của cuộc sống.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Chúng ta thay đổi cuộc đời này từ việc thay đổi trái tim mình. (You change your life by changing your heart.)Max Lucado

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH ANH NGỮ HOẶC SONG NGỮ ANH-VIỆT »» Lược sử Phật giáo »» Xem đối chiếu Anh Việt: CHƯƠNG III: THỜI KỲ THỨ BA - (TỪ NĂM 500 ĐẾN NĂM 1000) »»

Lược sử Phật giáo
»» Xem đối chiếu Anh Việt: CHƯƠNG III: THỜI KỲ THỨ BA - (TỪ NĂM 500 ĐẾN NĂM 1000)

Donate

(Lượt xem: 7.477)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

CHƯƠNG III: THỜI KỲ THỨ BA - (TỪ NĂM 500 ĐẾN NĂM 1000)

Chapter 3: The Third Period (AD 500-1000)

1. ẤN ĐỘ

1. INDIA
Sự kiện quan trọng nhất ở Ấn Độ vào thời kỳ thứ ba này là sự ra đời của những kinh điển Tan-tra.1 Thêm vào đó, chúng ta sẽ phải nói qua về sự tổng hợp của tư tưởng Đại thừa, sự phát triển của luận lý và những thành quả của Tiểu thừa.
The most important event in India in this third period is the emergence of the Tantra. In addition we will have to say a few words about the Pāla synthesis of Mahayana thought, the development of logic, and the doings of the Hinaydnists.
Thể loại kinh điển Tan-tra là sự thành quả sáng tạo thứ ba, và là cuối cùng của tư tưởng Phật giáo Ấn Độ.2 Sự sáng tạo này trải qua gần như là ba giai đoạn.
The Tantra is the third, and last, creative achievement of Indian Buddhist thought. It went through roughly three phases.
Giai đoạn đầu có thể gọi là Chân ngôn thừa.3 Khởi đầu vào thế kỷ 4 và tạo được đà phát triển từ sau năm 500. Những gì mà bộ phái này đạt được là làm phong phú thêm cho Phật giáo bằng cách thêm vào những yếu tố phụ có tính cách thần bí truyền thống, và sử dụng chúng vào mục đích làm cho sự đạt đến giác ngộ trở nên dễ dàng hơn. Theo phương thức này, rất nhiều các hình thức thần bí như man-tra, mu-dra, mạn-đà-la... và nhiều vị Phật, Thánh được thêm vào Phật giáo theo một cách có phần nào đó không được hệ thống hóa.
The first may be called Mantraydna. It began in the fourth century, gained momentum after AD 500, and what it did was to enrich Buddhism by the appurtenances of magical tradition, utilizing them for the purpose of facilitating the search for enlightenment. In this way many mantras, mudras, mandalas and new deities were more or less unsystematically introduced into Buddhism.
Và điều này được nối tiếp bởi một sự hệ thống hóa vào sau năm 750, với Kim cang thừa4 kết hợp tất cả những giáo lý trước đó với năm vị Như Lai. Và dần dần, các khuynh hướng và hệ thống tiến xa hơn nữa đã xuất hiện. Đáng chú ý trong số đó là Câu sanh thừa,5 giống như Thiền tông của Trung Hoa, nhấn mạnh sự thực hành công phu thiền định và rèn luyện trực giác, giảng dạy bằng cách đặt ra những câu hỏi khó giải quyết, những vấn đề mâu thuẫn và những hình ảnh cụ thể, tránh rơi vào những học thuật không còn sức sống, bằng cách không cố chấp vào các giáo lý cứng nhắc.
This was, after 750, followed by a systematization, called the Vajrayana, which co-ordinated all previous teachings with a group of Five Tathagatas. In the course of time, further trends and systems made their appearance. Noteworthy among them is the Sahajaydna, which, like the Chinese Ch’an school, stressed meditational practices and the cultivation of intuition, taught by riddles, paradoxes and concrete images, and avoided the fate of turning into a dead scholasticism by holding on to no rigidly defined tenets.
Cho đến cuối thời kỳ này, vào thế kỷ 10, xuất hiện phái Thời luân,1 nổi bật lên với sự gia tăng mức độ dung hòa và chú trọng nhiều đến khoa chiêm tinh.
Towards the end of our period, in the tenth century, we have the Kalacakra, “Wheel of Time”, which is marked by the extent of its syncretism and by its emphasis on astrology.
Trào lưu mới này phát triển ở miền Nam và Tây Bắc Ấn Độ. Những ảnh hưởng của nước ngoài, từ Trung Hoa, Trung Á và các vùng biên giới bao quanh Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cho nó.
This new movement arose in the South and the North-West of India. Non-Indian influences, from China, Central Asia and the border lands round India, played a great part in shaping it.
Còn có sự hấp thụ nhiều tư tưởng của các bộ tộc nguyên khai nằm ngay trong lòng xứ Ấn. Những kinh Tan-tra cố gán một vai trò tôn kính, dù chỉ là thứ yếu, cho tất cả những linh thần, yêu tinh, thần tiên, ác quỷ, hung thần, ma quái... vốn đã từng ám ảnh trong trí tưởng tượng của những người bình dân, như những chuyện phù phép gắn chặt với tất cả những người dân du mục và nông dân. Bước tiến xa hơn trong việc bình dân hóa Phật giáo như thế là nhằm mục đích tạo ra một nền móng vững chắc hơn nữa trong xã hội. Nhưng đối với tầng lớp trí thức, vẫn có sự khác biệt quan trọng: những kẻ ngoại đạo dùng pháp thuật để đạt được quyền lực, trong khi tín đồ Phật giáo sử dụng nó để thoát khỏi những ngoại lực xa lạ với bản tánh chân thật của chính mình.
There was also much absorption of ideas from aboriginal tribes within India itself. The Tantra endeavoured to assign an honoured, though subordinate, role to all the spirits, sprites, fairies, fiends, demons, ogres and ghosts which had haunted the popular imagination, as well as to the magical practices so dear to all nomadic and agricultural populations. This further step in popularizing the religion aimed at providing it with a more solid foundation in society. But as far as the elite was concerned, there was the important difference that non-Buddhists use magic to acquire power, whereas the Buddhists do so to free themselves from the powers alien to their own true being.
Những kinh Tan-tra khác biệt với kinh điển ban đầu của Đại thừa trong việc xác định mục đích nhắm đến, và khác biệt về khuôn mẫu lý tưởng của người tu tập, cũng như về phương pháp truyền dạy. Mục đích vẫn là đạt đến quả Phật, nhưng không còn là trong một tương lai xa xôi vô tận nhiều đời nhiều kiếp nữa, mà là ngay trong hiện tại, trong chính thân xác này, chỉ trong một niệm tưởng, thành tựu một cách kỳ diệu nhờ vào một phương tiện mới, nhanh chóng và dễ dàng. Bậc thánh lý tưởng giờ đây là một vị Tất-đạt,2 hay một vị pháp sư2 nhưng tương tự như một vị Bồ Tát đã lên đến Bát địa, với những năng lực thần thông biến hóa thành tựu trọn vẹn.
The Tantra departed from the early Mahāyāna in its definition of the goal and of the ideal type of person and also in its method of teaching. The aim is still Buddhahood, though no longer at a distant future, aeons and aeons hence, but Buddha-hood right now, “in this very body”, “in the course of one single thought”, achieved miraculously by means of a new, quick and easy way. The ideal saint is now the Siddha, or magician, who has, however, some resemblance to a Bodhisattva as he was said to be after the eighth stage, with his wonder-working powers fully developed.
Về phương pháp truyền dạy, Đại thừa đã nêu rõ những giáo lý của họ trong những kinh1 và luận2 được phổ biến rộng rãi, sẵn có cho bất cứ ai quan tâm tìm học và có đủ trí huệ để nhận hiểu. Thay thế vai trò của những kinh luận ấy, giờ đây chúng ta chứng kiến sự hình thành của một khối lượng khổng lồ các kinh Tan-tra, loại kinh văn bí truyền chỉ dành riêng cho một số ít người được chọn lựa, và được một đạo sư3 truyền dạy theo cách thích hợp.
Những Tan-tra được cố ý viết ra bằng một loại ngôn ngữ bí ẩn và khó hiểu, tự chúng là vô nghĩa nếu không có sự trực tiếp giảng giải của một vị thầy đã học được những bí mật trong đó. Những bí ẩn được giữ kín, và cho dù có đến hàng ngàn kinh Tan-tra vẫn tồn tại, nhưng các học giả hiện đại rất ít khi hiểu được chút ý nghĩa nào trong đó. Phần nào đó là vì họ bị chìm đắm trong những giả thuyết khoa học của thời đại nên có rất ít sự đồng cảm với cách suy nghĩ có tính chất huyền bí này.
As for the method of teaching, the Mahāyāna had stated its doctrines in Sutras and Sastras which were public documents, available to anyone sufficiently interested to procure, and sufficiently intelligent to understand them. In their stead we now witness the composition of a new vast canonical literature of Tantras, which are secret documents destined only for a chosen few who are properly initiated by a guru, or teacher, and which are phrased in a deliberately mysterious and ambiguous language, meaningless in itself without the oral explanations of a teacher who had been properly initiated into its secrets. The secret has been well kept, and although thousands of Tantras are still extant, modern scholars seldom have a clue to their meaning, partly because, hypnotized by the “scientific” assumptions of their own age, they have little sympathy with magical modes of thinking.
Những nguyên tắc chính trong việc truyền dạy Tan-tra có thể hiểu được với phần nào chắc chắn, nhưng chi tiết cụ thể, vốn gắn liền với công phu thực hành thiền định và mang lại ý nghĩa thật sự thì không thể nắm bắt được. Không giống như Đại thừa trước đây, những người biên soạn Tan-tra không nối kết những kinh văn mới của họ với đức Thích-ca Mâu-ni, mà nói rất xác quyết rằng đó là của một vị Phật trong truyền thuyết, đã thuyết giảng cho họ từ thời quá khứ rất lâu về trước.
The general principles of Tantric teaching can be inferred with some certainty, but the concrete detail, which is bound up with actual yogic practices and constituted the real message, eludes our grasp. Unlike the early Mahayanists, the Tantric authors no longer link their scriptures with Sakymuni, but frankly assign them to some mythical Buddha Who is said to have preached them at some remote and distant past.
Những nền tảng để phát minh ra loại kinh văn mới này vốn đã sẵn có trong trường phái Du-già. Trường phái này đã hệ thống hóa những kinh nghiệm đạt được trong quá trình thiền định với sự tập trung cao độ, và các hành giả Du-già tin rằng những gì họ thấy được trong thiền định gần với thực tại hơn nhiều so với những gì chúng ta gọi là “thực tiễn”, hơn cả những thời gian hay nơi chốn, hơn cả những con người với những họ tên và tiểu sử. Và do đó, họ thường tuyên bố về một bản kinh nào đó là theo sự truyền dạy của một vị Phật, chẳng hạn như đức Phật Di-lặc, và họ quên đi việc đề cập đến tên tuổi cụ thể của người đã nhận sự truyền dạy đó. Như vậy, họ gây rất nhiều khó khăn cho việc nghiên cứu lịch sử hiện đại, mặc dù theo quan điểm riêng của họ thì tất cả những gì là cốt lõi, cần thiết đều đã được ghi chép đủ.
The foundations for these new literary conventions were laid already in the Yogacara school. That school systematizes the experiences gained in the course of an excessively introverted transic meditation, and the Yogins were convinced that the visions they had in trance had much greater reality than what we call “facts”, than dates or localities, than individuals, their names and biographies. In consequence they tell us that certain works are due to the inspiration of, say, “Maitreya” and forget to mention the individual name of the human author who took down the inspiration. They thus cause great difficulties to modern historical research, though in their own view they tell us all that is essential and needful.
Trong một thời gian dài, những người thuộc phái Du-già cũng tỏ ra hết sức quan tâm đến những phương thức truyền pháp bí mật hơn nữa, và bộ Nhiếp đại thừa luận1 của ngài Vô Trước có phân loại rất rõ những phương thức được phép sử dụng để truyền đạt mật nghĩa, khi điều được nói ra khác với những gì thật sự muốn nói. Thật ra, chính từ trường phái Du-già của Đại thừa mà những ý tưởng và sự hành trì các Tan-tra được sản sinh ra.
The Yogacarins had also for a long time shown a keen interest in the more secretive modes of conveying information, and Asanga’s Mahdydnasamgraha contains a fine classification of the permissible ways by which a “hidden meaning” may be conveyed, when one says something different from what one really wants to say. It was in fact from the Yogacara branch of the Mahāyāna that the Tantric ideas and practices originated.
Khuynh hướng mới tất yếu sẽ làm suy yếu hệ thống tự viện. Sự phát triển các nhóm nhỏ môn đồ phụ thuộc hoàn toàn vào từng vị đạo sư đã thúc đẩy việc phân tán tăng đoàn thành các nhóm hành giả Du-già tự lập. Nhiều người trong số đó tin rằng họ đã trưởng thành về mặt tâm linh đủ để không cần đến sự kiềm chế bởi giới luật trong tự viện nữa. Một số khác, do lối sống không đúng đắn của chính mình nên cố ý xúc phạm đến cuộc sống khắc khổ của những vị tăng bình thường.
The new trend was bound to weaken the monastic system. By fostering the development of small conventicles of disciples who owed absolute submission to their guru it favoured the dispersal of the Sańgha into self-sufficient bands of Yogins, many of whom believed that they were spiritually so developed as not to need the restraint of the monastic rules any longer, while others by their unconventional behaviour liked to cock a snook at the sheltered lives of the ordinary monks.
Sự phát triển của Tan-tra ban đầu là một phản ứng tự nhiên chống lại các khuynh hướng lịch sử đối nghịch đang ngày càng gia tăng, đe dọa bóp chết sự phát triển của Phật giáo Ấn Độ. Để tự bảo vệ, những người truyền nối Phật giáo ngày càng phải vận dụng nhiều hơn những sức mạnh siêu nhiên huyền bí và cầu khẩn sự giúp đỡ của nhiều vị thần linh hơn, những vị mà họ tin chắc là đã hiện ra rất thật trong lúc họ thực hành công phu thiền định.
The mantrayanic development was originally a natural reaction against the increasingly adverse historical trends which threatened to suffocate Indian Buddhism. In their defence and for their protection its adherents now more and more mobilized magical and occult powers and invoked the help of more and more mythological beings, whose actual reality was attested to them in the practice of transic meditation.
Trong số các thần linh này, những vị có dáng vẻ giận dữ, như các vị hộ pháp, hay cũng gọi là thiên tướng Vi-đà,2 được chú ý đến rất nhiều. Họ vốn có bản chất hiền thiện, nhưng hiện ra vẻ ngoài rất dữ tợn để bảo vệ cho tín đồ Phật giáo.
Among these great attention was paid to the “wrathful” deities, like the “Protectors of the Dharma”, also called vidydrājd, “kings of the sacred lore”, who are inherently well-meaning, but assume a terrifying appearance to protect the faithful.
Thật thú vị khi có thể nhận ra là vào thời đó, để tìm kiếm sự an ổn, tín đồ Phật giáo ngày càng đặt niềm tin nhiều hơn vào các vị thần nữ. Khoảng năm 400, thần nữ Đà-la1 và Bát-nhã Ba-la-mật-đa2 đã được sùng kính như hai vị Bồ Tát hóa thân. Và không lâu sau đó, lại có thêm 5 vị nữ hộ thần, với hình ảnh Đại khổng tước3 trên đỉnh đầu.
It is also interesting to note that in their search for security the Buddhists of that time more and more relied on feminine deities. Already about AD 400 Tara and Prajnaparamita had been adored as celestial Bodhisattvas. They were soon joined by the “Five Protectresses”, with Mahamayuri, “the great Pea Hen”, at their head.
Sau đó, những người thực hành thiền định huyền vi đến mức độ cao, dần dần đưa thêm vào những vị nữ hộ thần như Thuần-đà,4 Trì Thế,5 Phật Mẫu Đảnh Tôn Thắng,6 Kim Cang Mẫu,7 Phật Quán Mẫu...8 và nhiều vị khác nữa. Những người thực hành pháp thuật đặc biệt sùng bái các vị nữ thần trong truyền thuyết thiêng liêng, và các vị Không Hành Mẫu.9 Những người bình dân thường được khuyến khích sùng bái các vị nữ thần có thể ban cho họ con cái, hoặc bảo vệ cho khỏi bệnh đậu mùa .v.v...
Later on the practitioners of advanced mystical meditation evolved a whole pantheon of feminine deities, like Cunda, Vasudhara, Usnisavijaya, Vajravarahi, Buddhalocana, and others; the practitioners of the magical arts were especially devoted to the “Queens of the sacred Lore” and to the dakinis, or “sky walkers”; and the general population was encouraged to turn for their own specific interests to goddesses who gave children, protected from the smallpox and so on.
Sau năm 700, những kinh văn được gọi là Tan-tra cải cách lại đưa thêm vào một số các vị Phật và Bồ Tát. Những vị này được gọi là Minh trí10 hay Bát-nhã, tương đương với Ennoia và Sophia11 của những tín đồ theo giáo phái Gnosticism.12 Một nghi lễ có vẻ như liên quan đến tính dục thường được kèm theo việc thờ cúng các vị Minh trí, và khía cạnh này của Tan-tra đã gây bối rối rất nhiều cho những người châu Âu thiếu kinh nghiệm khi tìm hiểu việc này. Ở đây không có gì cần nói đến, vì sự thật như thế nào về nghi lễ này chúng ta hoàn toàn không được biết.
After 700 the so-called “left-handed” Tantra added consorts of the Buddhas and Bodhisattvas. These were called Vidyās of Prajñā, corresponding literally to the Ennoias and Sophias of the Gnostics. A seemingly erotic ritual often accompanied the cult of the vidyas, and this aspect of the Tantra has greatly bemused the more unsophisticated European enquirers. Nothing need be said about it here, because the actual facts of this ritual are totally unknown to us.
Niềm tin vào sự huyền bí, vào thần thông và sự mầu nhiệm bao giờ cũng là một yếu tố nội tại của Phật giáo, cho dù điều đó được thừa nhận như một kết quả tu tập thực tế hơn là một vấn đề quan trọng thực tiễn cần thúc đẩy. Nhưng khi những tác động tinh thần của giáo pháp ngày càng yếu đi, và khi hoàn cảnh lịch sử ngày càng trở nên bất lợi hơn, càng phải có nhiều trông cậy vào phép mầu để xua tan những nguy hiểm và có được sự chở che phù hộ.
The belief in the occult, in magic and miracles, has at all times been an integral part of Buddhism, though more by way of recognizing an established fact than as a matter of urgent practical importance. But as the spiritual potency of the Dharma waned and as history was felt to become more and more adverse, greater reliance was placed on magic to ward off dangers and secure help.
Chúng ta được biết rằng, khoảng sau năm 300 có rất nhiều loại thần chú Man-tra1 dần dần được đưa vào kinh điển. Những thần chú này cũng được gọi là Đà-la-ni,2 bởi vì chúng có mục đích hộ trì hay duy trì đời sống tín ngưỡng. Từ sau năm 500, tất cả các hình thức huyền bí đều được vận dụng, như các nghi lễ cũng như những hình tròn và đồ hình huyền bí. Những hình thức này được dùng để bảo vệ đời sống tâm linh của các pháp sư, đồng thời mang lại cho người bình dân những gì họ mong ước. Phép bắt ấn3 thường làm tăng thêm hiệu lực của những câu thần chú.
We find that after AD 300 sporadically mantras of all kinds are slowly incorporated into the holy writings. These were also called dhdranis, from the rooter, because they are intended to “uphold” or “sustain” the religious life. Then, after AD 500, all the customary procedures of magic were resorted to rituals as well as magical circles and diagrams. These were employed to both guard the spiritual life of the elite, and to give to the unspiritual multitude that which it desired. Mudras, or ritual gestures, often reinforced the efficacy of the spells.
Thêm vào đó còn có những mạn-đà-la,4 với nét đẹp hài hòa mà cho đến nay vẫn còn hấp dẫn khiếu thẩm mỹ của chúng ta. Những vòng tròn huyền diệu này, thường được vẽ quanh một điểm linh thiêng hay thuần khiết về mặt nghi lễ, dĩ nhiên là cũng có nguồn gốc rất xa xưa như các phép mầu từ thời tiền sử. Tuy nhiên, cách sắp xếp kỳ lạ của Phật giáo trong các mạn-đà-la này dường như đã phát triển ở vùng Trung Á và có nguồn gốc liên quan nhiều đến khuôn mẫu các loại gương cổ Trung Hoa có niên đại xác định vào đời Hán. Các mạn-đà-la diễn tả những sức mạnh tâm linh và sức mạnh vũ trụ dưới một hình thức huyền bí hay được nhân hóa, thể hiện những sức mạnh ấy thông qua hình ảnh các vị thần, được trình bày bằng hình dạng có thể nhìn thấy được, hoặc bằng những ký tự có khả năng gây liên tưởng đến các vị thần và những gì tạo thành tính chất huyền bí của họ.
Moreover there are the mandalas, the harmonious beauty of which still appeals to our aesthetic sense. Magical circles, which mark off a sacred or ritually pure spot, are, of course, as old as magic and go back well into prehistoric times. The peculiar Buddhist arrangement of mandalas seems, however, to have developed in Central Asia and owes much to the pattern of the Chinese TLV5 mirrors of the Han dynasty. The mandala expresses cosmic and spiritual forces in a mythological, or personified form, representing them by the images of deities, shown either in their visual appearance, or by the syllable which allows us to evoke them and which constitutes their occult principle.
Những biểu tượng này, nếu được nhận hiểu một cách thích hợp sẽ cho phép chúng ta diễn đạt được những nỗi lo sợ sâu thẳm trong tâm hồn, những rung động từ thuở sơ khai và những cảm xúc từ xa xưa. Thông qua chúng, ta có thể liên kết, khống chế và làm tan biến đi những sức mạnh của vũ trụ, tạo ra được sự chán ghét đối với tất cả những điều giả tạo của thế giới luân hồi, và đạt đến sự hợp nhất với ánh sáng tâm thức duy nhất và tuyệt đối.
These symbols, properly read, allow us to give expression to deeply hidden fears, primordial impulses and archaic passions. Through them we can chain, dominate and dissolve the forces of the universe, effect a revulsion from all the illusory things of the samsaric world, and achieve reunion with the light of the one absolute Mind.
Những mạn-đà-la là một hình thức đặc biệt của những đồ hình vũ trụ xa xưa, được xem như tiến trình thiết yếu phát triển từ một nguyên tắc cốt yếu và xoay quanh một trục trung tâm là núi Tu-di.1
Mandalas are a special form of age-old diagrams of the cosmos, considered as a vital process which develops from one essential principle and which rotates round one central axis, Mount Sumeru, the axis mundi.
Những đồ hình như vậy không những được tái tạo trong các mạn-đà-la, mà còn có ở những loại bình dùng trong nghi lễ, ở những cung điện hoàng gia, ở các bảo tháp và đền thờ. Nhờ sự tương đồng giữa vũ trụ rộng lớn và tiểu vũ trụ trong con người mà kịch bản của vũ trụ được tái hiện trong mỗi cá nhân, với tâm thức cũng như xác thân có thể được xem như là một mạn-đà-la, là bối cảnh của sự tìm cầu giác ngộ.
Such diagrams were reproduced not only in mandalas, but also in ritual vases, royal palaces, Stupas and Temples. Owing to the equivalence of macrocosm and microcosm, the drama of the universe is reproduced in each individual, whose mind, as well as whose body, can be regarded as a mandala, as the scene of the quest for enlightenment.
Cấu trúc, sự thiết kế những mạn-đà-la, và sự liên tưởng đến các thần linh đều được khống chế một cách tự nhiên bởi những quy tắc nghiêm ngặt và nghi thức hành lễ được xác định rõ.
The construction and designing of mandalas, and the evocation of deities, were naturally governed by strict rules and well defined ritual observances.
Sự bộc phát sáng tạo của những Tan-tra đầu tiên đã dẫn đến một sự hỗn loạn hoàn toàn của vô số những giả thuyết về các sức mạnh vũ trụ và tâm linh, và chính Kim cang thừa là bộ phái đã áp đặt trật tự sắp xếp cho khối lượng khổng lồ những truyền thống mới hình thành đó. Bộ phái này chấp nhận việc phân chia tất cả sức mạnh vũ trụ thành năm phần, mỗi phần thuộc về một trong 5 đức Như Lai. Đó là các vị Đại Nhật Như Lai,2 A-súc-bệ Như Lai,3 Bảo Sinh Như Lai,4 A-di-đà Như Lai5 và Bất Không Thành Tựu Như Lai.6
The creative outburst of the early Tantra led to a complete chaos of assumptions about cosmic and spiritual forces and it was the Vajraydna which imposed order on the vast inchoate mass of traditions which had evolved. It adopted a fivefold division of all cosmic forces, each class being in a sense presided over by one out of five Tathagatas. The names of the Five Tathagatas were Vairocana, Akshobhya, Ratnasambhava, Amitabha and Amoghasiddhi.
Tiếp đó là một hệ thống phức tạp và rất chi tiết của những mối tương quan huyền bí, sự xác định, biến đổi và chuyển hóa, liên kết tất cả những sức mạnh và sự kiện trong vũ trụ với 5 phần này. Thân thể con người được đặc biệt xem như một tiểu vũ trụ, là biểu hiện của toàn thể vũ trụ, và là phương tiện để nhận thức chân lý, chủ yếu là nhờ vào những phương pháp đã hình thành nên một phần của môn Du-già Hatha1 ngày nay ở Ấn Độ.
A complicated and most intricate system of magical corres-pondences, identifications, transformations and transfigurations then link all the forces and facts of the universe with these five “families”. The body in particular is regarded as a microcosm, which embodies the entire universe and is the medium for realizing the truth, very largely by methods which form a part of what is nowadays known as Hathayoga in India.
Chúng ta nghe nói nhiều về sự tương đồng giữa những gì nhìn thấy, nghe biết và sờ mó được, và tất cả mọi việc đều được vạch ra nhằm hợp nhất những sức mạnh của tâm ý, lời nói và thân thể, hướng đến mục đích nhận ra được trạng thái rốt ráo của sự hoàn tất, hay chính là sự giác ngộ.
We hear much about parallelisms between the visible, the audible and the touchable, and everything is designed to unite the powers of mind, speech and body for the purpose of realizing the final state of completeness, or enlightenment.
Kim cang thừa được xác định rất rõ ràng như là một “phương thức sống giúp người ta sử dụng được mỗi một hoạt động của thân, khẩu và ý đều như là phương tiện giúp cho sự tiến đến giác ngộ”, và như vậy thật đáng ngạc nhiên là rất giống với Thiền tông ngày nay.
The Vajrayana has been well defined as “the art of living which enables us to utilize each activity of body, speech and mind as an aid on the Path to Liberation”, and in this way it is astonishingly akin to the contemporary Ch’an school.
Tuy nhiên, ý nghĩa chân thật của Kim cang thừa không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận ra được, bởi vì ở đây đã thành một thông lệ là, đưa cái cao nhất vào trong hình thức thấp nhất, làm cho cái linh thiêng nhất trở thành tầm thường nhất, cái siêu việt nhất trở thành trần tục nhất, và tri thức chân chánh nhất được che giấu bởi những nghịch lý kỳ lạ nhất. Đây là một cách đối trị có dụng tâm với sự tri thức hóa quá đáng của Phật giáo vào thời đó. Việc dùng đến rất nhiều hình ảnh gợi dục đặc biệt có dụng ý đánh thức thái độ nghiêm khắc quá đáng của tăng sĩ đối với mọi vấn đề liên quan đến tính dục. Sự giác ngộ, kết quả sự kết hợp giữa trí huệ và phương tiện thiện xảo, được trình bày bằng sự hợp nhất nam và nữ trong khoái cảm tình yêu. Sự hợp nhất cả hai trong trạng thái giác ngộ là niềm hạnh phúc không thể diễn đạt.2
The true meaning of Vajrayana teachings is, however, not always easy to ascertain, because here it has become a convention to clothe the highest into the form of the lowest, to make the most sacred appear as the most ordinary, the most transcendant as the most earthly, and the sanest knowledge is disguised by the most grotesque paradoxes. This is a deliberate shock therapy directed against the over-intellectualization of Buddhism at that time. The abundant sexual imagery in particular was intended to shock monkish prudery. Enlightenment, the result of a combination of wisdom and skill in means, is represented by the union of female and male in the ecstasy of love. Their becoming one in enlightenment is the highest indescribable happiness (mahāsukha).
Sự phát triển xa hơn nữa của Phật giáo ở vùng Bắc Ấn chịu ảnh hưởng lớn lao bởi sự ủng hộ thất thường của các vị vua chúa. Vào thế kỷ 7, vua Giới Nhật,2 một quốc vương có phần kém hơn vua A-dục, hết lòng ủng hộ Phật giáo. Vị vua này trước kia ưa chuộng phái Sammitiyas, và có lẽ do kết quả chuyến viếng thăm của ngài Huyền Trang từ năm 630 đến năm 644, ông quay sang hâm mộ Đại thừa, mặc dù tín ngưỡng của nhà vua có lẽ là giáo phái Shiva. Tuy nhiên, chính triều đại Pla của Bengal (750 – 1150) đã quyết định lịch sử Phật giáo trong những thế kỷ tiếp theo sau đó bằng sự giúp đỡ cho những đại học của Phật giáo. Từ thế kỷ 6 đến thế kỷ 9, đại học Nālandā trở thành một trung tâm tư tưởng sinh động cho toàn thế giới Phật giáo.
The further development of Buddhism in Northern India was greatly influenced by the accidents of royal patronage. In the seventh century, King Harshavardhana, a lesser Aśoka, patronized Buddhism, preferring first the Sammitiyas, and then, perhaps as a result of Yuan-tsang’s visit in 630-44, the Mahayana, though Shivaism may have been his own personal religion. It was, however, the Pala dynasty of Bengal (750-1150) who by their support of the great Buddhist universities determined the history of Buddhism for centuries to come. From the sixth to the ninth centuries, Nālandā had been the centre of living thought for the entire Buddhist world.
Dưới triều đại Pla, những trung tâm mới được thành lập ở miền Đông Ấn, đặc biệt là Vikramasila và Odantapuri. Những trung tâm này, cùng với Jaggadala và Somarupa là những trung tâm điểm mà từ đó văn hóa Phật giáo lan tỏa ra khắp châu Á trong suốt từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 12.
Under the Pala dynasty new centres were founded in Eastern India, especially Vikramasila, and Odantapuri. These together with Jaggadala and Somarupa were the focal points from which Buddhist culture radiated over Asia during the ninth to twelfth centuries.
Ngài Nghĩa Tịnh viếng thăm đại học Nālandā khoảng năm 700,1 đã nói về các giáo phái ở đây rằng: “Họ sống ở những nơi riêng biệt và không can dự vào nhau.” Nhưng thật ra thì Phật giáo chính thức của thời đó đã là sự pha trộn giữa giáo lý Bát-nhã và những Tan-tra. Vua Hộ Pháp2 (khoảng 770 – 810) ngay sau khi lên ngôi rất sùng kính Haribhadra, một pháp sư uyên bác hàng đầu về giáo pháp Bát-nhã và Hiện quán trang nghiêm luận,3 nhưng đồng thời cũng không coi thường những người diễn dịch bộ Bí mật tập hội,4 một bộ Tan-tra rất nổi tiếng.
I-Tsing, who visited Nālandā about AD 700, said of the sects there that “they rest in their own places, and do not get themselves embroiled with one another”. In fact, the official Buddhism of the period became a mixture of Prajnāpdramitā and Tantra. King Dharmapala (c. 770-810), immediately on ascending the throne, greatly honoured the teacher Haribhadra, a leading authority on Prajnāpdramitā and Abhisamayālankarā, while not at the same time neglecting the interpreters of the Guhyasamdja, a celebrated Tantric text.
Chư tăng ở những đại học này kết hợp siêu hình học với sự mầu nhiệm, gần giống với những câu chuyện “Gerbert ở thành Rheims” và “Đại đế Albert” của văn học dân gian thời trung cổ. Phạm vi quan tâm của họ được thể hiện rất rõ qua những gì mà Taranatha ghi nhận lại về một vị trong số họ như sau:
The monks of these universities combined metaphysics and magic almost like the Gerbert of Rheims and Albert the Great of mediaeval folklore. Their range of interest is well typified by what Taranatha reports of one of them.
“Bằng cách chăm chú nhìn vào khuôn mặt của nữ thần Đà-la, Sư phá tan mọi nghi ngờ của mình. Sư lập ra 8 trường để dạy Bát-nhã Ba-la-mật-đa, 4 trường để giảng giải bộ Tan-tra Bí mật tập hội, mỗi trường dành cho một trong ba loại Tan-tra, và Sư còn lập nhiều trường với đủ phương tiện để giảng dạy lý luận Trung Quán. Sư bào chế rất nhiều thuốc trường sanh và phân phát cho mọi người, để những người già, 150 tuổi hoặc hơn nữa, đều trẻ lại.”
“By constantly looking on the face of the holy Tara he resolved all his doubts. He erected eight religious schools for the Prajnaparamitd, four for the exposition of Guhyasamdja, one each for each one of three kinds of Tantra, and he also established many religious schools with provisions for teaching the Madhyamika logic. He conjured up large quantities of the elixir of life, and distributed it to others, so that old people, 150 years old and more, became young again.”
Sự tổng hợp các tư tưởng Đại thừa trong triều đại Pla đã tỏ ra có một sức sống kỳ lạ. Mặc dù bị những người Hồi giáo hủy diệt ở Bengal, Phật giáo vẫn được truyền qua Java và Nepal. Và ở Tây Tạng vẫn duy trì được một truyền thống sinh động cho đến những năm gần đây.
This Pala synthesis of Mahāyāna thought has shown an astounding vitality. Though destroyed by the Muslims in Bengal, it spread to Java and Nepal, and in Tibet it continued as a living tradition up to recent years.
Vì tín đồ Phật giáo đi trước những người đạo Hindu trong việc phát triển những kinh Tan-tra, nên họ cũng đi trước cả trong sự phát triển môn luận lý.
As the Buddhists preceded the Hindus in the development of Tantras, so also in that of logic.
Vào thời Trung cổ, vị trí trong xã hội cũng như quyền lợi của các nhóm tôn giáo ở Ấn Độ, trong một chừng mực nào đó, tùy thuộc vào sự thể hiện của họ trong những cuộc tranh luận về tôn giáo, cũng rất phổ biến như những cuộc đấu kiếm ở châu Âu.
The social standing, as well as the income, of religious groups in the Indian Middle Ages depended to sorne extent on the showing they could make in the religious disputations which were about as popular at that time as tournaments were in the European Middle Ages.
Trong bối cảnh này, sẽ là một lợi thế rất mạnh mẽ nếu có được kiến thức về những quy luật mà nhờ đó có thể phân biệt rõ những kết luận được rút ra là hợp lý hoặc không hợp lý. Cũng giống như những cuộc tranh luận của các nhà hùng biện Hy Lạp đã dẫn đến hệ thống lý luận của trường phái Socrates, những cuộc tranh luận của các giáo phái ở Ấn Độ cũng đưa đến việc hình thành trong Phật giáo những lý thuyết về lý luận và nhận thức.
In this context, a knowledge of the rules by which valid can be distinguished from invalid inferences would be a definite advantage. Just as the disputes of the Greek sophists led to the logical systems of the Socratic schools, so disputes of the Indian religious sects led to the formulation of logical and epistemological theories among the Buddhists.
Khuynh hướng mới này đã có từ thời ngài Long Thọ,1 nhưng người đầu tiên giảng dạy một hệ thống mạch lạc về lý luận chính là ngài Trần-na2 (vào khoảng năm 450), một đệ tử của Bồ Tát Vô Trước.3 Ngài cũng khởi xướng những nghiên cứu có hệ thống về nhận thức luận trong Phật giáo, bàn luận về nguồn gốc của tri thức, giá trị của sự nhận hiểu và suy luận, cũng như đối tượng của tri thức và tính hiện thực của thế giới ngoại vi.
This new trend goes back to Nagarjuna, but the first Buddhist to teach an articulate system of logic was Dinnaga (c. 450), a pupil of Asanga. He also initiated systematic epistemological studies among the Buddhists, discussing the sources of knowledge, the validity of perception and inference, as well as the object of knowledge, and the reality of the external world.
Trải qua thời kỳ thứ ba, những nghiên cứu về lý luận này đã đạt những thành tựu lớn lao với Dharmakirti (khoảng năm 600 – 650) và Dharmottara (khoảng năm 850), những người đã đề cập đến nhiều vấn đề từng làm bận tâm các triết gia châu Âu, chẳng hạn như vấn đề tự ngã duy nhất và sự hiện hữu của các tâm thức khác. Mối quan tâm này vẫn còn được duy trì cho đến giai đoạn cuối của Phật giáo Ấn Độ, rồi từ đó truyền sang Tây Tạng, và có phần nào giảm nhẹ khi sang đến Trung Hoa và Nhật Bản.
In the course of this third period these logical studies reached great maturity with Dharmakfrti (c. 600-50) and Dharmottara (c. 850), who dealt with many of the problems which have occupied modern European philosophy, such as the problem of solipsism and the existence of other minds. This interest continues right to the end of Buddhism in India, and it was from there carried to Tibet and to a lesser extent to China and Japan.
Những nghiên cứu về lý luận của Duy thức tông được phát triển một cách hoàn toàn tự nhiên từ một số vấn đề mà Tỳ-bà-sa bộ đã tự đặt ra trước đây,1 và chúng đã giữ cho tư tưởng triết học Phật giáo luôn luôn tiến tới, và thường là vượt lên trước thời đại.
The logical studies of the Yogacarins developed quite naturally from some of the questions which the Vaibhashikas had asked themselves and they kept Buddhist philosophical thinking abreast, and often ahead, of the time.
Ngay tại Ấn Độ, những người Đại thừa dường như vẫn chỉ là thiểu số. Chẳng hạn như, vào năm 640 ngài Huyền Trang đã tính trong số 250.000 vị tăng, và chỉ có từ 70.000 đến 100.000 vị thuộc Đại thừa. Và như vậy, hẳn là sự việc có vẻ như không hoàn toàn công bằng khi chúng ta chẳng có gì để nói về Tiểu thừa mà chỉ đề cập đến Đại thừa, bộ phái đối nghịch của họ.
In India itself the Mahayanists appear to have remained numerically a minority. In AD 640, for instance, out of 250,000 monks counted by Yuan-tsang, only 70,000 to 100,000 belonged to the Mahāyāna. It must seem definitely unfair therefore that I can find nothing to say about the Hinayanists, and that all the space is given to their Mahāyāna rivals.
Sự không cân đối này có lẽ do một sai lầm trong cách tiếp cận vấn đề đã ảnh hưởng đến hầu hết các công trình sử học. Đó là, sự tiếp tục của một truyền thống, cho dù có giá trị đến đâu đi nữa, thường được xem là tất nhiên và không có gì đáng nói, và sẽ còn tiếp tục qua đi mà không có bất cứ một lời nhận xét nào. Thời điểm khởi đầu của một cuộc sống mới bao giờ cũng thu hút hoàn toàn mọi sự chú ý. Và như một cách để điều chỉnh sai lầm này, đôi khi chúng ta cũng nên nhớ lại rằng, vào bất cứ giai đoạn nào cũng luôn luôn hiện hữu một đa số tín đồ Phật giáo có đức độ, những người vẫn tiếp tục đi theo truyền thống cũ và không nhận được bất cứ một sự đánh giá nào,2 cũng giống như những người đàn bà đức hạnh thường không được ai nói đến giá trị đức hạnh ấy.
This disproportion is perhaps due to a fault in perspective which affects most historical works. The continuing tradition, however praiseworthy, is taken for granted and passed over without comment. The life sprouting out at the growing points gets all the limelight. By way of correction it is sometimes good to remember that at any given time the majority of Buddhists were virtuous people who just carried on in the old ways, and who have no news value, just as virtuous women are said to have none.

2. NEPAL VÀ KASHMIR

Phật giáo Nepal tiếp tục phát triển mạnh như là một chi nhánh của Phật giáo Bắc Ấn, và đại học Ptan là sự rập khuôn theo một trong những đại học thời đại Pla. Giữa thế kỷ 7 và 9, những quan hệ mật thiết với Tây Tạng được phát triển, và nhiều người Tây Tạng đến Nepal để học hỏi Phật giáo Ấn Độ. Chính tại Nepal, ngài Tịch Hộ1 đã gặp ngài Liên Hoa Sanh2 khi vị này chuyển đến ngài lời thỉnh cầu của vua Tây Tạng.3
2. NEPAL AND KASHMIR
Vào đầu thời kỳ này, sự phát triển của Tăng-già ở Kashmir bị trì trệ một cách nghiêm trọng do những cuộc xâm lăng của người Hung Nô, dưới sự chỉ huy của Mihirakula (khoảng năm 515) đã tàn phá đất nước và ngược đãi tăng sĩ. Sau khi họ rút đi, một tín đồ Phật giáo lên nắm quyền cai trị là Meghavahana ban hành lệnh cấm giết hại mọi loài vật, đồng thời có chính sách bồi thường cho những người làm nghề bán thịt và đánh cá chịu thiệt hại bởi lệnh cấm này. Nhà vua cho xây nhiều tự viện, và những người nối nghiệp ông cũng tiếp tục ủng hộ tăng đoàn.
The Buddhism of Nepal continued to flourish as an offshoot of that of Northern India, and Patan became a replica of one of the Pala universities. Between the seventh and ninth centuries close ties were developing with Tibet, and many Tibetans came to Nepal to learn about the Buddhism of India. It was in Nepal that Santaraksita encountered Padmasambhava when he conveyed to him the invitation of the king of Tibet. At the beginning of this period, the Sańgha of Kashmir suffered a serious setback from the invasions of the Huns, who under Mihirkula (c. 515) devastated the country and persecuted the monks. After their departure Meghavahana, a Buddhist ruler, forbade all slaughter of animals, while compensating butchers and fishermen for the resulting loss. This king erected many religious buildings and his successors continued to patronize the Church. Yuan-tsang remained for two years in Kashmir. He found about 5,000 monks, but noted that “at the present time this kingdom is not much given to the faith”. New prosperity began in the seventh and eighth centuries with the Karkota rulers. The faith revived again, though in a form which brought it nearer to Hindu cults. This shows itself in Sarvaj-namitra, and his Hymns in praise of Tara. Sorcery and miracle-working spread and the monks practised how to make or stop rain, how to check the flow of flooded rivers, etc. The spread of Tantrism and Devotionalism brought Buddhism nearer to Sivaism, which in its turn in the ninth and tenth centuries developed, with Vasugupta and others, firm philosophical foundations. About 1,000 we have Kshemendra, who wrote Avadanas, Buddhist legends resembling Brahminic Mahatmyas. In the ninth century many Kashmiri monks went to Tibet.
Ngài Huyền Trang có lưu lại 2 năm ở Kashmir. Ở đây, ngài thấy có khoảng 5.000 vị tăng, nhưng nhận xét rằng “... hiện nay vương quốc này không có khuynh hướng sùng đạo lắm”.4
3. CEYLON
Sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo lại bắt đầu vào thế kỷ 7 và 8 với các vua dòng Karkota. Niềm tin được hồi phục, nhưng với một hình thức gần giống hơn với sự thờ cúng của đạo Hindu. Điều này bộc lộ rõ ở Tát-bà-nhã-mật-đa5 và những bài tụng ca của ông, xưng tán thần nữ Đà-la.
At this time the Theravadin sect managed to expand beyond Ceylon itself on the route between Ceylon and the places of pilgrimage in Magadha, and many were found in Southern India and in the region of the two ports through which they went, i.e. the Ganges delta (Tamralipti) in the East and Bharukaccha in the West. In Ceylon itself the Abhidhamma was greatly honoured, but at the same time magical practices began to be encouraged. About 660 we hear for the first time of the chanting ofParitta as a ceremony, which became a regular feature of later Buddhism in Ceylon.
Việc thực hiện những phép thuật huyền bí và mầu nhiệm lan rộng, và các tăng sĩ đều học cách cầu mưa hoặc cầu tạnh, làm thế nào để chặn đứng cơn lũ lụt của những dòng sông.v.v...
For a time the Mahāyāna was fairly strong, and both Praj-naparamita and Tantra had their centres in the island. The Indikutasaya Copper Plates have preserved for us parts of one of the large Prajnaparamita Sutras in Sinhalese script of the eighth or ninth century. The Abhayagiri continued to import many Mahāyāna features and its relations to the Mahavihara remained unfriendly. About 620 the members of the Mahavihara refused the king’s request that they should hold the uposatha -ceremony together with those of the Abhayagiri, and about 650 the Mahavihara were so incensed with the king for the favours he bestowed on the Abhayagiri that they applied to him the “turning down of the alms-bowl”, an act equivalent to the excommunication of a layman.
Sự lan truyền của giáo lý Tan-tra và chủ nghĩa sùng tín đã mang Phật giáo đến gần hơn với đạo Shiva. Và đến lượt mình, trong thế kỷ 9 và 10, giáo phái này đã phát triển những nền tảng triết học vững chắc với Vasugupta và một số người khác nữa. Khoảng năm 1000, Kshemendra viết ra quyển Avadanas, những truyền thuyết Phật giáo, tương tự như quyển Mahatmyas của đạo Bà-la-môn. Trong thế kỷ 9, có nhiều tăng sĩ Kashmir đã sang Tây Tạng.
In 536 a book called Dharmadhdtu was brought to Ceylon, which probably dealt with the Three Bodies of the Bhudda and this book was greatly honoured by the king and became an object of ritual worship. In the ninth century Vajrayana tenets were spread by an Indian monk residing in Abhayagiri and the king was greatly attracted to the teaching. In the words of the Chronicle, “it also became prevalent among the foolish and ignorant people of this country” and led to the formation of a special order of monks clad in dark blue robes. During the seventh century an ascetic reaction against the generally comfortable life of the monks made itself felt at the Abhayagiri. Those who strove to revive the rigours of old separated themselves in the ninth century and as Pam-sukulikas they were prominent for centuries, deriving their name from the ancient practice of wearing robes made from rags collected on rubbish heaps. In the Polonnaruva period, from the end of the eighth century onwards, Hindu influences on Buddhist practices began to come in.

3. TÍCH LAN

Vào thời điểm này, Thượng tọa bộ tìm cách phát triển ra bên ngoài Tích Lan qua con đường nối giữa Tích Lan và những thánh địa ở Ma-kiệt-đà. Nhiều tăng sĩ của bộ phái này xuất hiện ở Nam Ấn và trong khu vực 2 bến cảng mà họ đi qua, nghĩa là vùng đồng bằng sông Hằng (Tamralipti) ở phía đông và Bharukaccha ở phía tây.
4. CENTRAL ASIA
Ngay tại Tích Lan, bộ luận A-tỳ-đạt-ma rất được tôn sùng, nhưng đồng thời việc luyện tập các pháp thuật cũng bắt đầu được khuyến khích. Khoảng năm 660, lần đầu tiên chúng ta nghe nói đến việc tán tụng Paritta như một nghi lễ, và từ đó về sau đã trở thành một thông lệ của Phật giáo Tích Lan.
Under the T’ang dynasty, Central Asia once more became an intermediary between China and India, for between 692 and c. 800 it was again part of the Chinese empire. The Tibetans held sway for some time and many valuable Tibetan documents from Tun-huang, etc., dating from the seventh to tenth centuries, have been recovered in recent years. The empire of the Uigurs, at its height between 744 and 840, is also of some importance for the history of Buddhism. Defeated in 840 by the Kirghiz, the Uigurs then founded a new kingdom in the region of Turf an, Bechbaliq, Karachar and Kucha, which persisted in Turfan and some other areas until the fourteenth century. The Uigurs, from the eighth century onwards Manichaeans, were in the ninth century converted to Buddhism and an abundance of Buddhist works was translated into Uigur from the Sanskrit, Kuchean, Khotanese and Chinese. Generally speaking, however, after 900 Turkish Islamic populations displaced the Buddhist Indo-Europeans in Central Asia.
Có một lúc Đại thừa phát triển khá mạnh, và có những trung tâm ở đảo quốc này dành cho cả giáo lý Bát-nhã và các kinh Tan-tra. Những chiếc đĩa đồng Indikutasaya đã giữ lại cho chúng ta nhiều phần của một trong những bản kinh Bát-nhã đồ sộ viết bằng tiếng Tích Lan của thế kỷ 8 hoặc 9.
5. SOUTH-EAST ASIA
Những người ở Abbhayagiri1 vẫn tiếp tục tiếp thu nhiều đặc điểm của Đại thừa, và mối quan hệ giữa họ với Mah-vihra2 vẫn không được thân thiện. Khoảng năm 620, các vị tăng ở Mah-vihra từ chối yêu cầu của nhà vua về việc tổ chức lễ Bố-tát cùng với các vị tăng ở Abhayagiri. Và đến khoảng năm 650, tăng sĩ ở Mah-vihra đã tức giận vì những ân huệ nhà vua ban cho Abhayagiri đến nỗi từ chối không nhận vật thực cúng dường của nhà vua. Hành động này đối với một cư sĩ cũng tương đương như việc bị trục xuất ra khỏi hàng ngũ tín đồ.
Buddhism reached South-East Asia as the result of the colonizing activities of Hindus, who not only founded trading stations, but also brought their cults and culture with them. From the third century onwards the area, also known as “Further India”, was increasingly ruled by dynasties which could either claim Indian descent, or which were at least motivated by the ideals of Hindu civilization.
Vào năm 536, một quyển kinh có tên gọi Pháp Giới1 được mang đến Tích Lan, có lẽ là nói về Tam thân Phật.2 Quyển kinh này được nhà vua rất tôn trọng, và trở thành đối tượng thờ kính.
By the fifth and sixth century both Mahāyāna and Hīnayāna Buddhism had filtered into Burma. At first it came from the Pallava country of Southern India (Magadha) and the Sarvastivadins may well have established themselves for a time. From the ninth century onwards, Pala Buddhism was imported from Bihar and Bengal. It led in Burma to the formation of a powerful organization of monks who called themselves “Aris” (from ārya, “noble”)- We have no information about their metaphysical teachings, but we know that they worshipped the Mahāyāna pantheon, were addicted to Tantric practices, justified doctrinal innovations by occasionally discovering some “hidden scripture” and absorbed many local customs, for instance the jus primae noctis, which they considered as an act of religious worship.
Vào thế kỷ 9, giáo lý Kim cang thừa được một nhà sư Ấn Độ đến ngụ ở Abhayagiri truyền dạy, và nhà vua đã bị cuốn hút mạnh mẽ bởi giáo lý này. Theo như biên niên sử ghi chép lại thì giáo lý này “cũng trở nên phổ biến trong số những người ngu muội, thấp trí ở đây nữa”, và đã dẫn đến sự hình thành một tăng đoàn đặc biệt của các tăng sĩ mặc áo màu xanh đậm.
Turning to Indo-China, we find that in Cambodia about AD 400 already the reigning house, the nobility and the priesthood are Hindus. We also find a mixture of Sivaism and Mahāyāna first in Fu-nan, and then, after 540, in the Khmer kingdom, of which Angkor became the capital in 802. The Khmers erected many huge buildings, some of which were devoted to Mahāyāna deities, among whom Lokesvara and Bhaisajyaguru were specially popular. Up to about AD 1000 the syncretism of Sivaism and Mahāyāna also dominated the Champa kingdom, although the Mahāyāna element was less strong there, and also the Sammitivas and Sarvastivadins were represented. The influence of Srivijaya greatly strengthened the Mahāyāna during the ninth century also in Indo-China.
Trong thế kỷ 7, phản ứng của những vị tăng khổ hạnh chống lại lối sống tiện nghi của chư tăng đã lộ rõ ở Abhayagiri. Những vị tăng muốn khôi phục nếp sống khắc khổ xưa kia đã tự tách riêng ra vào thế kỷ 9 thành phái Pamsukulikas và nổi bật lên trong nhiều thế kỷ. Tên gọi của họ được xuất phát từ việc mặc y may bằng những miếng giẻ vụn đã bỏ đi, theo như truyền thống nguyên thủy.
Indonesia was likewise ruled by Indian emigrants, and a Buddhism imported from South-East India is attested there from the fifth century onwards. The imperial power of Srivijaya after 675 replaces by Buddhism the Brahminism prevalent until then. In Sumatra the Sarvastivadins were strong in the seventh century. Later on the Vajrayana was brought in from the Pala Universities. The same happened in Central Java under the Sailendra dynasty from the eighth century onwards, although Sivaism always remained fairly strong. The Sailendras filled the Kedu plain with beautiful temples, adorned with exceptionally fine sculptures. The most famous of these is the gigantic Borobudur, a Stupa built in the sixth century, which is a mandala in stone, and symbolizes the cosmos as well as the way to salvation. Those who walk mpradaksind through its galleries will thereby ritually undergo the process of moving out of Samsara into Nirvāṇa, ascending through the three levels of the triple world to the supramundane transcendental realm. Some of the great Mahāyāna texts are here illustrated on bas-reliefs, i.e. the Jātakamāid, Lalitavistara, Gandavyuha and Karmavibhanga.
Trong thời kỳ Polonnaruva, từ cuối thế kỷ 8 trở đi, ảnh hưởng của đạo Hindu vào những tập tục của Phật giáo bắt đầu xuất hiện.
6. CHINA AND KOREA

4. TRUNG Á

Vào đời nhà Đường, Trung Á lại một lần nữa trở nên vùng môi giới giữa Trung Hoa và Ấn Độ. Bởi vì từ năm 692 cho đến khoảng năm 800, Trung Á một lần nữa lại phụ thuộc đế quốc Trung Hoa. Người Tây Tạng cũng có một thời gian kiểm soát vùng này, và nhiều tài liệu quý giá của Tây Tạng ở những vùng như Đôn Hoàng3.v.v... từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 10 đã được khám phá trong những năm gần đây.
The three centuries between 500 and 800 were the most prosperous and creative years for Chinese Buddhism. The religion was now assimilated, and became an integral part of national life. Eight indigenous schools arose during this period. They were:
Đế quốc của những người Uighur,4 cực thịnh vào khoảng năm 744 đến 840, cũng có phần ảnh hưởng quan trọng đối với lịch sử Phật giáo. Năm 840, sau khi bị người Kirgiz đánh bại, người Uighur bèn lập một vương quốc mới trong vùng Turfan, Bechbaliq, Karachar và Kucha, rồi tồn tại ở vùng Turfan và một số vùng khác cho đến thế kỷ 14.1
(1) the Lu-tsung, founded by Tao-Hsuan (595-667);
Từ thế kỷ 8, những người Uighur vốn tin theo đạo Mani. Vào thế kỷ 9, họ quay sang tin theo Phật giáo, và rất nhiều kinh văn Phật giáo được dịch sang tiếng Uighur từ các bản văn tiếng Phạn, tiếng Kucha, tiếng Khotan và tiếng Trung Hoa. Tuy nhiên, khoảng sau năm 900, nói chung thì ở vùng Trung Á những người gốc Thổ theo Hồi giáo đã thay thế người Ấn Âu theo Phật giáo.
(2) the San-lun, founded by Chi-tsang (549-623);

5. ĐÔNG NAM Á

Phật giáo truyền đến Đông Nam Á là kết quả những hoạt động thuộc địa hóa của người Ấn. Họ không chỉ thiết lập những cơ sở thương mãi, mà còn mang theo cả nền văn hóa và tín ngưỡng của họ đến nữa. Từ thế kỷ 3 trở đi, vùng Đông Nam Á cũng được biết như là một “Ấn Độ mở rộng”, ngày càng bị thống trị nhiều hơn bởi những triều đại hoặc là có gốc Ấn, hoặc ít nhất cũng là chịu sự thúc đẩy bởi những lý tưởng của văn hóa Ấn.
(3) the Weih-shih, founded by Yuan-tsang (596-664);
Cho đến thế kỷ 5 và 6, cả Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa đều đã truyền vào Miến Điện. Ban đầu là truyền đến từ xứ Pallava ở Nam Ấn (Magadha), và những người thuộc Nhất thiết hữu bộ có lẽ đã tạo được vị trí vững chắc trong một thời gian. Từ thế kỷ 9 trở đi, Phật giáo của thời đại Pla truyền đến từ Bihar và Bengal và dẫn đến sự thành lập một tổ chức tăng đoàn mạnh mẽ tự gọi là Ari (từ chữ rya có nghĩa là cao thượng). Chúng ta không có thông tin gì về những giáo lý siêu hình của họ, nhưng biết rằng họ thờ phụng theo tín ngưỡng Đại thừa, say mê việc thực hành các kinh Tan-tra, biện minh cho việc thay đổi giáo lý bằng cách thỉnh thoảng “khám phá” ra một bản kinh văn bị chôn giấu nào đó, và tiếp thu nhiều tập tục địa phương, chẳng hạn như tập tục đêm tân hôn,1 được họ xem như một nghi lễ tôn giáo.
(4) the Mi-tsung, founded by Amoghavajra (705-74);
Quay sang Đông Dương, chúng ta nhận thấy rằng vào khoảng năm 400 thì ở Kam-pu-chia những dòng họ cai trị, quý tộc và tăng lữ là người Ấn Độ. Chúng ta cũng thấy một sự pha trộn giữa Phật giáo Đại thừa với đạo Shiva xuất hiện đầu tiên ở đây, khi đó là Phù Nam,2 và sau năm 540 là vương quốc Khmer, với Angkor trở thành thủ đô vào năm 802. Người Khmer đã xây dựng nhiều kiến trúc đồ sộ, một số được dùng để thờ kính các vị thánh của Phật giáo Đại thừa, trong đó đức Quán Thế Âm3 và đức Dược Sư4 được đặc biệt ngưỡng mộ.
(5) the Hua-yen tsung, founded by Tu-shun (557-640);
Cho đến khoảng năm 1000, sự pha trộn giữa đạo Shiva và Đại thừa cũng lan truyền khắp vương quốc Chiêm Thành,5 mặc dù nơi đây yếu tố Đại thừa không mạnh lắm, và còn có sự hiện diện của cả Chính lượng bộ6 và Nhất thiết hữu bộ nữa.
(6) the T’ien-t’ai, founded by Chih-k’ai (538-597);
Ảnh hưởng của Srivijaya càng củng cố thêm sức mạnh của Đại thừa trong suốt thế kỷ 9 ở Đông Dương.
(7) the Ching-t’u, founded by Shan-tao (613-81); and
Tương tự, Indonesia cũng bị cai trị bởi những người Ấn Độ và một hình thức Phật giáo du nhập từ vùng đông nam Ấn Độ được xác nhận là đã hiện diện ở đây từ thế kỷ 5 trở đi.
(8) the Gh’an school, said to have been founded by Bodhidharma about 520.
Sau năm 675, thế lực cai trị của Srivijaya đã thay thế Bà-la-môn giáo,7 vốn rất được phổ biến từ trước cho đến lúc này, bằng Phật giáo.
The first school, or Vinaya sect, had no doctrinal significance, its purpose being to work for a stricter observance of the Vinaya rules, particularly as regards ordination and the begging of food. The school had some success in raising the standards of monastic strictness, but it soon passed to the periphery of the Buddhist world.
Ở Sumatra, Nhất thiết hữu bộ phát triển mạnh vào thế kỷ 7. Sau đó, Kim cang thừa được truyền vào từ các đại học Phật giáo thời Pla. Điều này cũng diễn ra ở Trung bộ Java dưới triều đại Sailendra từ thế kỷ 8 trở đi, mặc dù đạo Shiva ở đây vẫn luôn duy trì sức mạnh. Các vua triều Sailendra xây dựng khắp vùng bình nguyên Kedu những đền thờ xinh đẹp, được chạm trổ hết sức tinh vi. Nổi tiếng nhất trong số này là ngọn tháp khổng lồ Borubudur, được xây dựng vào thế kỷ 9,1 kiến trúc theo kiểu một mạn-đà-la khổng lồ bằng đá, tượng trưng cho vũ trụ và con đường đi đến giải thoát. Vì thế, những ai bước đi trong đền, qua các hành lang, về mặt nghi lễ sẽ là trải qua tiến trình chuyển biến từ luân hồi lên đến cảnh giới Niết-bàn, vượt qua ba cõi2 trần tục để lên đến cảnh giới siêu nhiên.3
The next three schools are Indian scholastic systems, which remained more or less foreign bodies in Chinese Buddhism and did not endure for more than a few centuries. TheSan-lun is the Chinese form of the Madhyamikas. It is based, as the name says, on “three treatises”, one by Nagarjuna and two by Aryadeva, and continues the work done by Kumarajiva about 400. Chi-tsang, its founder, was a most prolific writer of books, chiefly commentaries and encyclopaedias. The general purpose of the school is to discard all views, so that emptiness may prevail.
Một số những kinh văn quan trọng của Đại thừa được minh họa ở đây bằng các hình chạm nổi trên tường, chẳng hạn như kinh Bản sanh,4 kinh Phổ diệu,5 kinh Hoa nghiêm và kinh Phân biệt nghiệp báo.
The Weih-Shih is the Chinese form of the Yogacarins and its basic textbook is the Ch’eng Weih-shih Lun, “The Completion of the Doctrine of mere ideation”. The great pilgrim Yuan-tsang had brought with him from Nālandā ten commentaries to Vasubandhu’s “Thirty Stanzas”, and he combined them into one work, generally giving preference to the interpretations of Dharmapala (sixth century). It is the purpose of this school to discard all objects, to see that they all “are mental representations dependent upon the evolutions of consciousness”, and to merge into the one Mind in which everything is mere ideation. Its tenets and attitudes were, however, not in harmony with the general tendencies of Chinese mentality. In K’uei-chi (632-82), Yuan-tsang’s leading disciple, this school attracted another first-class mind, but soon it degenerated into scholastic disputes about the “seventh”, “eighth” and “ninth” consciousness, which generally did nothing but reflect divergent Indian traditions, not always clearly understood.

6. TRUNG HOA VÀ TRIỀU TIÊN

Khoảng thời gian 3 thế kỷ từ năm 500 đến năm 800 là những năm hưng thịnh và sáng tạo nhất của Phật giáo Trung Hoa. Phật giáo lúc bấy giờ đã hòa nhập và trở thành một phần trong đời sống dân tộc. Trong giai đoạn này, có 8 tông phái được lập ra tại Trung Hoa. Đó là:
The Mi-tsung, or “School of the Mysteries”, is the Chinese form of the Tantra. It is also known as Chen-yen, the school of the “Mantras”. In the eighth century, three Indians, Subhakarasimha (637-735), Vajrabodhi (670-741) and Amoghavajra (705-74), imported into China Tantric systems of the non-Shaktic type, and won great influence at the Court of the T’ang emperors. They there established a great variety of rites, partly designed to avert catastrophes from the Empire, and partly to favourably influence the fate of people after their death. The school lasted not much longer than a century, and in later times the Tantric tradition in China fell into the hands of Lama monks from Tibet.
1. Luật tông, do ngài Đạo Tuyên (596-667) sáng lập.6
The next three schools attained a greater degree of assimilation. First among these is the Hua-yen-tsung, literally the “Wreath” school, which represents the link between Yogacara and Tantra, in that it gives a cosmic interpretation to the ontological ideas of the Yogacarins. It is derived from a study of the Indian Avatamsaka Sutra. Here the sameness, or identity, of everything is interpreted as the interpenetration of every element in the world with every other element. The one principle of the cosmos is present in all beings and in all things, in the sense that everything harmonizes with everything else. Each particle of dust contains all the Buddha-lands, and each thought refers to all that was, is and will be. The sensory universe is a reflex of the eternal and the mysteries of the truth can be beheld everywhere. Unlike the Tantra this school did not aim at the manipulation and control of cosmic forces by magical means, but was content with the contemplation and aesthetic appreciation of the interplay of these forces. This doctrine greatly influenced the attitude to nature in the Far East, and also inspired many artists in China and later on in Japan. The Hua Yen school, founded about 630, lasted until about AD 1000.
2. Tam luận tông, do ngài Cát Tạng (549-623) sáng lập.7
One of its greatest teachers was Fa-tsang (643-712), the descendant of a Sogdian family and originally a disciple of Yuan-tsang, who wrote an important work called “Meditation which extinguishes false imaginations, and by which one returns to the source”. With the Yogacarins he speaks of one mind which makes possible the world of particulars. But then he goes beyond the Yogacarin doctrine by claiming that everything has the following three marks, or characteristics:
3. Pháp tướng tông, do ngài Huyền Trang (596-664)1 sáng lập.
1. Existentially, each particular object, each “particle of dust”, contains in itself the whole realm of reality (dharmadhatu) in its entirety;
4. Mật tông, do ngài Bất Không (705-774) sáng lập.2
2. Creationally it can generate all possible kinds of virtue, and any object may therefore reveal the secrets of the entire world;
5. Hoa nghiêm tông, do ngài Đỗ Thuận (557-640) sáng lập.3
3. In each particle the emptiness of true reality is perceivable.
6. Thiên thai tông, do ngài Trí Khải (538-597) sáng lập.1
Six kinds of contemplation are recommended to the disciple:
7. Tịnh độ tông, Do ngài Thiện Đạo (613-681) sáng lập.2
1 To look into the serenity of Mind to which all things return;
8. Thiền tông, được cho là do ngài Bồ-đề Đạt-ma sáng lập vào khoảng năm 520.3
2 To realize that the world of particulars exists because of the One Mind;
Tông phái thứ nhất, Luật tông, không có một giáo lý riêng biệt đáng kể, chỉ đưa ra mục đích là thúc đẩy việc tuân thủ giới luật một cách nghiêm ngặt hơn, đặc biệt là việc thọ giới và khất thực. Tông phái này có thành công phần nào trong việc nâng cao những chuẩn mực nghiêm túc trong các tự viện, nhưng chẳng bao lâu đã trở nên mờ nhạt.
3 To observe the perfect and mysterious interpenetration of all things;
Ba tông phái tiếp theo là những hệ thống học thuật Ấn Độ, ít nhiều vẫn là những hệ thống ngoại lai của Phật giáo Trung Hoa, và không tồn tại quá một vài thế kỷ.
4 To observe that there is nothing but Suchness;
Tam luận tông là biến dạng kiểu Trung Hoa của phái Trung luận, hay Trung quán tông của Ấn Độ. Đúng như tên gọi, tông này dựa trên ba bộ luận, một bộ của ngài Long Thọ1 và hai bộ của ngài Thánh Thiên,2 được ngài Cưu-ma-la-thập hoàn tất vào khoảng năm 400.3 Cát Tạng, người sáng lập tông này, là người có rất nhiều trước tác, phần lớn là những bộ chú giải và những sách trình bày kiến thức tổng quát. Mục đích chung của tông này là loại bỏ hết thảy mọi quan điểm để tánh không có thể hiển hiện.
5 To observe that the mirror of Sameness reflects the images of all things, which thereby do not obstruct each other;
Pháp tướng tông là biến dạng kiểu Trung Hoa của Duy thức tông hay Du-già hành tông của Ấn Độ, với nền tảng căn bản là bộ Thành duy thức luận. Ngài Huyền Trang, một nhà chiêm bái vĩ đại, đã mang về từ đại học Phật giáo Nlanda 10 cuốn chú giải bộ Duy thức tam thập tụng của ngài Thế Thân, và kết hợp tất cả lại thành một cuốn, nhìn chung là nghiêng theo những luận giải của ngài Hộ Pháp4 (thế kỷ 6).
6 To observe that, when one particular object is picked up, all the others are picked up with it.
Mục đích của Pháp tướng tông là phủ nhận tất cả đối tượng, xem đó chỉ là sự biểu lộ của tinh thần tùy thuộc vào những diễn tiến của thức, và nhắm đến việc hòa nhập vào một tâm duy nhất, trong đó chỉ có có thức là duy nhất. Tuy nhiên, những giáo lý và việc làm của họ không hòa hợp với khuynh hướng chung của tinh thần người Trung Hoa. Với Khuy Cơ (632-682), đệ tử hàng đầu của ngài Huyền Trang, trường phái này có thêm một bộ óc siêu việt nữa, nhưng chẳng bao lâu rồi lại bị suy thoái thành những cuộc tranh cãi mang tính cách học thuật về thức thứ bảy, thức thứ tám và thức thứ chín, nói chung là chẳng đưa đến kết quả gì mà chỉ phản ánh những truyền thống rất khác biệt của Ấn Độ, không phải bao giờ cũng được hiểu một cách rõ ràng.
The T’ien-t’ai school is so called because its founder, Chili-k’ai, lived and taught in the T’ien-t’ai mountains in Chekiang. It is also known as the Fa-ma, or “Lotus” school, because it took the Saddharmapundarika as its basic text. Chih-k’ai wrote some extremely valuable treatises on the art of meditation. In its doctrines the T’ien-t’ai aimed at a syncretism of all the different Mahāyāna schools and in its general policy it tended to promote social order in collaboration with the secular authorities. Its mentality is akin to that of the Yellow Church of Tibet, although Chinese conditions produced constant checks on its political influence. In its profound and complicated philosophical teachings the T’ien-t’ai shows strong traces of the influence not only of the Weih-shih and Hua-yen schools, but also of the Awakening of Faith in the Mahay ana, a work falsely ascribed to Asvaghosha, which may very well have originated in China.
Mật tông là hình thức của những Tan-tra khi đến Trung Hoa, cũng được gọi là Chân ngôn tông, tông phái của những câu thần chú. Vào thế kỷ 8, ba vị tăng Ấn Độ là Thiện Vô Úy1 (637-735), Kim Cang Trí2 (670-741) và Bất Không (705-774) đã đưa vào Trung Hoa hệ thống kinh Tan-tra và gây được ảnh hưởng rất lớn đối với triều đình các vua Đường. Họ thiết lập rất nhiều nghi lễ khác nhau, một phần là nhắm đến việc ngăn ngừa các tai họa cho vương triều, và một phần là để tạo ảnh hưởng tốt cho những người đã chết.
The T’ien-t’ai had a strong preference for calling the Absolute “true or genuine Suchness” or also the “Womb of the Tathagata”, which contains within itself all the pure and impure potentialities and is thus capable of generating both this-worldly and other-worldly things. This dualistic theory is special to the T’ien’t’ai school. All things and events of the phenomenal world are “harmoniously integrated”, and there is no barrier between one thing and another. The T’ien-t’ai tend to ascribe a greater degree of reality to the phenomenal world than the Indian schools would allow. In their concern with social activity they emphasized that Nirvāṇa eliminates all ills, but not likewise “the great functioning” of the universe. According to them even the Buddhas can work and stay within the circle of birth and death, because even after enlightenment they retain their impure potentialities, which cannot ever be destroyed and therefore they may, like ordinary people, be engaged in impure or mundane acts. And because every single thing contains the absolute Mind in its totality, not only, as Tao-sheng had said, all sentient beings have the Buddha-nature in them, but also, as Chan-jan (711-82), the ninth patriarch of the T’ien-t’ai explained, “even inanimate things possess the Buddha-nature”, “and why should exception be made of even a tiny particle of dust?”
Tông phái này tồn tại không hơn một thế kỷ, và trong những giai đoạn về sau, truyền thống Mật giáo ở Trung Hoa chịu ảnh hưởng của các vị Lạt-ma từ Tây Tạng đến.
In the Ching-t’u (“Pure Land”) school Amidism, which had for centuries existed as a popular trend, became more strictly organized. This school was founded by Tao-ch’o (562-645), and consolidated by Shan-tao (613-81). These two were followed by a few more outstanding figures, called “patriarchs”, the last of whom, Shao-k’ang, died in 805.
Ba trường phái tiếp theo có mức độ hoà nhập tốt hơn.
After the ninth century Amidism ceases to have a separate corporate existence as a sect and becomes an influence which pervades all forms of Buddhism in China.
Trước hết là Hoa nghiêm tông, tiêu biểu cho mối liên hệ giữa Duy thức tông và giáo lý Tan-tra, trong đó tông này đưa một sự diễn giải có tính cách vũ trụ đối với những tư tưởng về bản thể của phái Du-già. Tông phái này xuất phát từ việc nghiên cứu kinh Hoa nghiêm.3 Ở đây, sự tương đồng hay giống nhau của vạn hữu được hiểu như là sự dung thông, hàm chứa của mỗi một yếu tố trong thế giới với hết thảy mọi yếu tố khác. Nguyên lý duy nhất của vũ trụ hiện diện trong muôn loài muôn vật, theo nghĩa là mọi thứ đều hòa hợp với hết thảy những thứ khác. Mỗi một hạt bụi cũng hàm chứa tất cả các cõi Phật, và mỗi một ý tưởng đều hướng đến tất cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Thế giới của giác quan là sự phản ánh của chân lý vĩnh cửu và huyền bí có thể được nhìn thấy ở khắp nơi.
Amidism taught that the power inherent in the name of the Buddha Amitabha can remove all obstacles to salvation and that the mere utterance of His name (O-mi-to-fo) can assure rebirth in His kingdom. The legend of Amitabha is based chiefly on the Sukhavativyuha, a Sanskrit text of the first century AD. It tells us that inconceivable aeons ago the Bodhisattva Dharmakara made forty-eight vows, among them the promise that all who call on his name shall be saved; that later on he became the Buddha Amitabha; and that finally, ten aeons ago, in accordance with his vows, he established the Pure Land or Western Paradise which lies one million billion Buddha-lands away. This sect honoured Amitabha by multiplying copies of His statues as well as of the Sutras which deal with Him, and also by paintings which depict and by hymns which sing the splendours of the Pure Land. A study of the dated inscriptions at Long-men shows that the cult of Amitabha flourished there particularly between 647 and 715. The Amidists also worshipped Kuan-yin, the Indian Avalokitesvara, who in the course of time changed his sex in China, and became a feminine deity.
Không giống như giáo lý Tan-tra, Hoa nghiêm tông không nhắm đến việc sử dụng và kiểm soát các sức mạnh của vũ trụ bằng những phương thức mầu nhiệm, mà nhắm đến việc nghiền ngẫm và đánh giá sự tương tác của chúng. Giáo lý này ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến cách nhìn về thế giới tự nhiên của người Viễn Đông, và cũng mang lại cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ ở Trung Hoa, rồi sau đó là Nhật Bản.
The strength of Amidism lies in its democratic spirit. The intellectualism of religious aristocrats who retire into solitary mountain places is quite beyond the reach of the common people who must live in the bustle of ordinary life. A religion which appeals to the masses must above all aim at extreme simplification, and the great merit of the Ching-t’u teaching, according to its propounders, is that it is simple and easy to follow. All that is required by way of virtue is just faith, and the Ching-t’u authors seem to assume that that is more commonly found than the capacity for trance or wisdom.
Thành lập vào khoảng năm 630, Hoa nghiêm tông tồn tại cho đến khoảng năm 1000.
The most important of all Chinese schools is, however, the Ch’an school. It is the fourth and last of the original recreations of the Buddha’s thought, the first three being the Abhidharma, the Mahāyāna and the Tantra. With the Tantra Ch’an is nearly contemporary and the two have much in common. The history of the Ch’an school begins with Hui-neng (638-713), also known as the “sixth Patriarch”. Before Hui-neng we have a kind of pre-history of Ch’an, which is said to begin with Bodhidharma, a more or less legendary Southern Indian who came to China at the beginning of the sixth century and spent nine years in Lo-yang, the capital, in “wall-gazing”. The importance of Bodhidharma lies in providing the Ch’an sect with a concrete link with the Indian tradition, a link which the school in spite of its profound originality greatly cherished. The Buddha Sakyamuni, so we are told, had given the secret doctrine to Mahakasyapa, and from him it was transmitted to one “patriarch” after the other, but “from mind to mind, without the use of written texts”, until it reached Bodhidharma, the twenty-eighth of the line. Between Bodhidharma and Hui-neng we have four more “patriarchs” who taught a Buddhism strongly tinged with Taoism in the tradition of Tao-sheng. Among them the third patriarch, Seng-t’san (died 606), is noteworthy for his superb poem on “Believing in Mind”, which is one of the great classics of Buddhist literature.
Một trong những cao tăng lỗi lạc nhất của phái này là ngài Pháp Tạng (643-712), người nước Khang Cư,1 và ban đầu là đệ tử của ngài Huyền Trang.2 Theo Duy thức tông, ngài nói đến một cái tâm duy nhất tạo thành tính khả hữu cho thế giới vạn tượng. Nhưng rồi ngài vượt xa hơn giáo lý Duy thức khi cho rằng hết thảy vạn vật đều có ba đặc điểm sau đây:
These patriarchs had, however, little influence on society in general, because they lived in poverty without a fixed residence and generally made it a rule not to spend more than one night in any one place. History further records that the interpretation of the teachings of these patriarchs led to a rift between a Northern branch, headed by Shen-hsiu (c. 600-706), and a Southern branch, headed by Hui-neng, of Canton, the main point in dispute being the question of “gradual” and “sudden” enlightenment. The Northern followers of “gradual enlightenment”, who assumed that our defilements must be gradually removed by strenuous practice, soon died out. What we call the Ch’an school consists of Hui-neng’s numerous disciples. Organizationally, Ch’an became independent only at the time of Po-chang Huai-hai (720-814). Up to then, most Ch’an monks had lived in monasteries of the Lu-tsung under the regulations of its Vinaya. Now Po-chang made a new set of rules for Ch’an monks, which tried to revive the austerity and simplicity of living conditions in the early Order, and also combined the Buddhist Vinaya with Confucian rules of etiquette. The regulations of all Ch’an monasteries are derived from Po-chang. He introduced an innovation which did much to ensure the survival and social success of his sect.
1. Về mặt hiện hữu, mỗi một vật thể riêng biệt, cho đến mỗi một hạt bụi, đều hàm chứa trong bản thân nó một cách trọn vẹn toàn thể thế giới thực tại.
The monks went on their begging round each morning, but in addition they were expected to work. “A day without work, a day without eating” was Po-chang’s watchword. This was something unheard of so far.
2. Về mặt sáng tạo, mỗi một vật thể riêng biệt, cho đến mỗi một hạt bụi, đều có thể tạo ra được hết thảy mọi phẩm chất có thể có, và vì thế mà mỗi một vật thể đều có thể bộc lộ những bí ẩn của toàn bộ thế giới.
The Ch’an school has had two periods of vigorous development, the first in the T’ang, the second in the Sung period. The second phase belongs to chapter IV, and here we confine ourselves to the first.
3. Trong mỗi một vật thể riêng biệt, cho đến mỗi một hạt bụi, đều có thể nhận ra được tánh không của thực tại.
It had long been a problem whether learning or practical realization is more important. The Ch’an sect, as against the Ceylonese Dhammakathikas, uncompromisingly decided in favour of practical realization. They found a situation in which the fervour of the faithful had so multiplied the means of salvation, in the form of Sutras, commentaries, philosophical subtleties, images and rites, that the goal itself was apt to be lost sight of; the spiritual life was in danger of being choked by the very things which were designed to foster it.
Môn đồ Hoa nghiêm tông được gợi ý nghiền ngẫm về 6 vấn đề sau:
In their reaction against the overgrown apparatus of piety they advocated a radical simplification of the approach to enlightenment. They never tired of denouncing the misuse of this apparatus, which could so easily have become an end in itself. In particular they set themselves against the excessive worship paid to the scriptural traditions and insisted that salvation could not be found by the study of books. That did not mean that they studied no books at all. On the contrary their own sayings are saturated with references to such works as the Vajracchedikd Sutra, and the Lankdvatdra Sutra, the two favourites of the school in its early days. But they felt strongly that the study of these Sutras should play only quite a subordinate role compared with the demands of meditation (Ch’an means dhydna) and spiritual realization.
1. Quán sát sự tĩnh lặng của tâm thức, nơi mà tất cả vạn pháp đều quy về.
The complicated cosmological and psychological theories of the other Buddhist schools are rejected as just so much “rubbish” and “useless furniture”. By way of protest against the excesses of devotion and the current misunderstandings of the Buddha’s role, a famous Ch’an master of the T’ang dynasty, Tan-hsia T’ien-jan, in the eighth century, when he was cold, burned a statue of the Buddha and warmed himself by it. Because a definite fixation of the affections on a definite object might act as a fetter, another Ch’an master coldly informs us that, if you meet the Buddha, you ought to kill Him if He gets in your way. Less drastic are the replies of another Ch’an master Nan-yuan Hui-yung, to the question, “What is the Buddha?” He just said, “What is not the Buddha?”, or “I never knew Him”, or “Wait until there is one, then I will tell you”. All this hardly gives the mind very much to rest upon. Ch’an was intent on restoring Buddhism as a spiritual doctrine. Spiritual things have their own laws, their own dimensions, and their own mode of being. This makes them rather indefinite for mundane perception, and it has been rightly said that the spirit can be apprehended only by the eyes of the Spirit.
2. Nhận rõ sự hiện hữu của thế giới vạn tượng chỉ là do từ tâm thức.
The Ch’an school well knew that it represented a quite new departure. Just as the Tantric followers of Padmasambhava regarded him as a second Buddha, equal in authority to Sakyamuni, so in the same spirit the Ch’an Buddhists deliberately called a collection of Hui-neng’s sermons a “Sutra”, a term reserved for the Buddha’s own utterances. Because the Ch’an school abhorred all intellectualization and systematiza-tions, its own literature, insofar as it had any, widely departed from the Indian models.
3. Quán sát sự dung thông toàn hảo và vi diệu của vạn pháp.
A few Ch’an monks seem to have composed sermons and didactic hymns, but the great majority of the T’ang masters refused to write down anything at all. They confined themselves to a few brief and cryptic sayings, which at a later age were collected as “Sayings of the Ancient Worthies”. So much did they distrust the distorting effect of words, that they tried to induce enlightenment in their pupils not only by nonsensical remarks, but by beating them at appropriate moments with a stick, pulling their noses, or making rude and inconsequential noises, like Ma-tsu’s famous “Ho”, etc.
4. Quán sát vạn pháp đều chỉ là một thể chân như, ngoài ra không có gì cả.
Their method of teaching was technically known as “strange words and stranger actions”. Because no written work can contain them, these teachings were held to be something outside the scriptures. They are regarded as instances of the “Buddha-mind” speaking directly to the “Buddha-mind”, and they transmit the “Seal of Mind” directly from teacher to pupil. It is, of course, not easy to distil from such unpromising material a rationally formulated philosophical doctrine. But, attempting the impossible, one may well say that these were the chief tenets of Ch’an.
5. Quán sát rằng trong tấm gương lớn của sự tương đồng phản chiếu được hình ảnh của hết thảy vạn vật, mà vì thế chúng không hề ngăn ngại lẫn nhau.
First of all, there is the famous teaching that “Buddhahood is achieved through instantaneous enlightenment”. As practical people, the Ch’an Buddhists were not, however, so much interested in theories about enlightenment, as in its practical achievement. The Hinayana had much to say about “enlightenment”, but could no longer produce any fully enlightened people, be they Arhats or Buddhas. Nor was the traditional Mahāyāna in any better position and had to justify its apparent sterility by asserting that any given Bodhisattva would have to still pass through aeons and aeons of preparation before he could become a Buddha. In the seventh and eighth centuries a number of Buddhists became rather impatient with doctrines which deferred the attainment of the goal to an indefinite future and insisted on quicker results. This led to the Tantra devising methods for winning Buddhahood “in this very body”, and to the Ch’an working for enlightenment “in this very life”.
6. Quán sát rằng khi một pháp khởi lên thì tất cả các pháp cũng đồng thời sanh khởi với nó.
The Ch’an claimed that within their ranks numerous people attained “ enlightenment” all the time, but for this they did not use the traditional term p’u-fi, which corresponds to bodhi, but a new word, wu, “comprehension, awareness”, better known in its Japanese form as satori. Its relation to “enlightenment” in its traditional Indian sense and to the Buddha’s omniscience has never to my knowledge been clarified,,although the Ch’an Patriarchs are referred to as “venerable Buddhas”. This signifies that in the history of Buddhism a new type of “saint” had arisen. After the Arhats, Pratyekabuddhas, Bodhisattvas and Siddhas we now have the Ch’an Roshis as a fifth type.
Thiên thai tông được mang tên này vì tổ sư khai sáng là ngài Trí Khải đã sống và giảng đạo ở núi Thiên Thai, tỉnh Triết Giang. Tông này còn được gọi là Pháp hoa tông, vì lấy bộ kinh Diệu pháp liên hoa1 làm nền tảng. Ngài Trí Khải có trước tác một số luận giải cực kỳ giá trị về phương thức tu thiền.
Secondly, the highest principle is inexpressible. Again, Ch’an was not content to just say so, as many Buddhist philosophers had done before them, but it tried to make the insight into this truth into a concrete experience, by evolving methods of “stating it through non-statement”, by in other words designing some extraordinary and on the face of it quite irrelevant kind of statement which would do justice to it. Like for instance:
Trong giáo lý của mình, Thiên thai tông nhắm đến việc tổng hợp tất cả các trường phái Đại thừa khác nhau. Và trong khuynh hướng chung, họ tán thành việc nâng cao địa vị xã hội bằng cách cộng tác với triều đình. Tinh thần này tương đồng với Hoàng phái của Tây Tạng, mặc dù những điều kiện ở Trung Hoa liên tục tạo ra sự ngăn chặn ảnh hưởng chính trị của tông này.
In the square pool
Trong giáo lý mang tính triết học sâu xa và phức tạp của mình, Thiên thai tông cho thấy những dấu hiệu ảnh hưởng rất mạnh mẽ không chỉ của Pháp tướng tông và Hoa nghiêm tông, mà còn là của bộ Đại thừa khởi tín luận, một tác phẩm được cho là của ngài Mã Minh nhưng rất có thể được viết tại Trung Hoa.
there is a turtle-nosed serpent.
Thiên thai tông thiên nhiều về khuynh hướng gọi cái tuyệt đối là chân như hoặc Như Lai tạng, hàm chứa trong đó hết thảy mọi vật trong sạch và không trong sạch, và vì thế có thể tạo ra được những gì thuộc thế giới này cũng như thế giới khác. Lý thuyết nhị nguyên này là điểm đặc biệt của Thiên thai tông. Hết thảy sự vật trong thế giới hiện tượng đều hòa nhập, hàm chứa trong nhau, và không hề có sự ngăn ngại nào giữa sự vật này với sự vật khác. Thiên thai tông có khuynh hướng tin vào một mức độ thực tại lớn hơn trong thế giới hiện tượng, so với giới hạn của những trường phái Ấn Độ. Trong quan hệ với hoạt động xã hội, họ nhấn mạnh rằng Niết-bàn diệt trừ hết mọi khổ não, nhưng không giống như cái đại dụng của vũ trụ. Theo họ, chính các đức Phật có thể là đang hoạt động và lưu lại trong vòng sinh tử, bởi vì ngay cả sau khi giác ngộ các ngài vẫn còn khả năng hàm chứa những điều bất tịnh, vốn chẳng bao giờ có thể hủy hoại được, và vì thế, giống như những người bình thường, các ngài có thể can dự vào những hành động bất tịnh và tầm thường.1
Ridiculous indeed when you come to think of it!
Và bởi vì mỗi vật thể riêng biệt đều hàm chứa trọn vẹn tâm thể tuyệt đối, cho nên không những là, như ngài Đạo Sinh đã nói, mọi hữu tình đều có Phật tánh, mà như ngài Trạm Nhiên (711-782), Tổ thứ 9 của Thiên thai tông, cũng giải thích rằng, ngay cả những vật vô tri giác cũng có Phật tánh, vậy tại sao lại có thể có ngoại lệ, ngay cả là với một hạt bụi nhỏ?
Who pulled out the serpent’s head?
Trong Tịnh độ tông, giáo thuyết về Phật A-di-đà đã tồn tại qua nhiều thế kỷ như một trào lưu phổ biến, và ngày càng được tổ chức chặt chẽ hơn.
Analogously, “cultivation must be carried out by non-cultivation”. Just as a mirror cannot be made by grinding a brick, so a Buddha cannot be made by practising meditations.
Tông phái này được ngài Đạo Xước (562-645) thành lập, và được củng cố bởi ngài Thiện Đạo (613-681). Hai vị này được tiếp nối bởi một số các tên tuổi xuất chúng khác, đều được tôn xưng danh hiệu Tổ sư. Người cuối cùng là ngài Thiếu Khang,2 mất năm 805.
This does not mean that all meditation should be discarded, but that it should be carried out without any striving, self-assertion or deliberate purpose, thus exhausting the old karma and creating no new karma. One must be established in “no-thought”, which means “to be in thought yet devoid of thought” and to “stop the mind dashing hither and thither”.
Từ sau thế kỷ 9, giáo thuyết A-di-đà không tồn tại riêng biệt như một tông phái nữa, mà đã hiện diện trong mọi hình thức Phật giáo ở Trung Hoa.
As a result of this kind of cultivation, a man gains enlightenment, he has no more doubts and all his problems are suddenly solved, not because he has found a solution for them, but because they have ceased to be problems for him. And although his new-found knowledge is different from the ignorance of ordinary people, nevertheless, in the last resort, he has gained nothing at all, and the life of the sage is not different from that of ordinary men. As Yi-hsuan (died 867) put it: “Only do ordinary things with no special effort: relieve your bowels, pass water, wear your clothes, eat your food, and, when tired, lie down! Simple fellows will laugh at you, but the wise will understand.”
Giáo lý A-di-đà dạy rằng, nhờ nguyện lực của Phật A-di-đà mà việc xưng danh hiệu ngài có thể loại trừ mọi chướng ngại để đi đến giải thoát, và chỉ cần niệm danh hiệu ngài là có thể chắc chắn sẽ được vãng sanh về cõi Phật của ngài. Thuyết A-di-đà chủ yếu dựa vào kinh A-di-đà,1 một bản kinh bằng Phạn ngữ có vào khoảng thế kỷ thứ nhất. Trong kinh nói rằng, cách đây vô số kiếp, Bồ Tát Pháp Tạng2 đã lập 48 lời nguyện lớn, trong đó có lời nguyện rằng: tất cả chúng sanh nào xưng danh hiệu ngài đều sẽ được cứu độ; và rằng sau này vị Bồ Tát ấy thành Phật hiệu là A-di-đà; và cuối cùng, trong kinh nói rằng cách đây 10 kiếp, theo đúng lời nguyện của mình, đức Phật A-di-đà đã hóa hiện cõi Tịnh độ phương Tây, cách xa nơi đây mười vạn ức cõi Phật.
So “there is really nothing much in the Buddhist teaching”. The secret which the Buddha gave to Mahakasyapa is really an open secret, and there is nothing to it, except that the mass of people fail to understand it. Once enlightened, the sage can without any effort combine a mysterious aloofness with a constant response to the calls of the world. Non-activity has become identical with action, and, as P’ang-yun put it, “spirit-like understanding and divine fuctioning lies in carrying water and chopping wood”. To conclude with a saying of Hai-yun: “To eat all day yet not to swallow a grain of rice; to walk all day yet not tread an inch of ground; to have no distinction during that time between object and subject, and to be inseparable from things all day long, yet not be deluded by them, this is to be the man who is at ease in himself.” Ch’an is a very profound doctrine indeed. Although the cultural background and social conditions of the China of the T’ang differed in almost every way from those of the India of the Buddha Sakyamuni, rarely have Buddhists at any time come as near to the spirit of their Founder as the great masters of the Ch’an school.
Tông phái này tôn kính đức Phật A-di-đà bằng cách sao chép thật nhiều ảnh tượng của ngài và những bản kinh nói về ngài, cũng như những tranh vẽ để minh họa và những bài tụng tán ca ngợi vẻ trang nghiêm của cõi Tịnh độ.
So far about the intellectual developments of the period. Outwardly also under the T’ang the Buddhist Church attained a position of greater brilliance, wealth and power than it has probably experienced at any other time during its long history. This success was, however, bought at a heavy price. The prosperity of the monasteries threatened to ruin the economy of the country. The vast monastic establishments were economically unproductive, and had to be maintained by the lay community, i.e. by the Imperial Court, by aristocratic families or by villages; the expensive architectural enterprises deflected huge numbers of the rural population from work in the fields, and finally the metallic reserves of the country were drained away, being used to cast images and other ritual objects. This process led to the great persecution of 845. The Government confiscated the property of the monasteries, forced the monks and nuns to return to secular life, and seized the works of art in order to use the metal for more secular purposes.
Một cuộc nghiên cứu các văn bản có ghi ngày tháng ở Long Môn3 cho thấy là sự thờ cúng Phật A-di-đà đã rất thịnh hành ở xứ này vào khoảng năm 647 đến năm 715. Những tín đồ tin Phật A-di-đà còn thờ cả đức Quán Thế Âm, một vị Bồ Tát Ấn Độ mà qua thời gian đã chuyển đổi từ nam tính thành nữ tính ở Trung Hoa.
Buddhism came to Korea officially in AD 372, and by about 525 it had penetrated the entire country. Between 550 and 664 it became the state religion and steadily grew in power, with the monks periodically dominating the rulers. Kings, princes and princesses often became bonzes and everywhere magnificent temples, statues and other monuments were erected. There were no notable developments in doctrine. Korean Buddhism was chiefly significant by acting as an intermediary between China and Japan. Apart from that it was noteworthy for the fervour with which it was practised, and for centuries all the surplus wealth of the country was expended on religious purposes.
Sức mạnh của thuyết A-di-đà Phật nằm trong tính cách phổ cập với tất cả mọi người. Tri thức của hàng tăng sĩ cao quý ẩn mình trong núi sâu là hoàn toàn vượt quá khả năng của những người bình dân phải sống trong cảnh bon chen của cuộc sống tầm thường. Một tôn giáo thu hút đông đảo giới bình dân trước hết phải nhắm đến sự đơn giản cực kỳ, và theo những người khởi xướng thì lợi thế lớn lao của giáo lý Tịnh độ chính là việc nó hết sức đơn giản và dễ theo. Tất cả những gì được đòi hỏi về mặt đức hạnh chỉ có duy nhất là đức tin, và những người khởi xướng dường như đã đảm bảo rằng điều đó dễ tìm thấy hơn nhiều so với khả năng nhập định hoặc trí thông minh.
7. JAPAN
Tuy nhiên, Thiền tông mới là quan trọng nhất trong tất cả các tông phái ở Trung Hoa. Đây là sự tái tạo độc đáo những tư tưởng trong kinh Phật lần thứ tư, và cũng là lần cuối cùng. Ba sự tái tạo trước đó đã sản sinh bộ luận A-tỳ-đạt-ma, giáo lý Đại thừa và những kinh điển Tan-tra. Thiền tông gần như đồng thời với giáo lý Tan-tra, và cả hai có rất nhiều điểm chung.
About 550 Buddhism came to Japan from Korea, as one of the constituent elements of Chinese civilization and a great statesman, Shotoku Taishi (523-621), adopted it as a kind of religion. Soon it fused with the indigenous Shinto which had at first fiercely opposed it. At first it was said, as in Tibet of the indigenous deities, that the Shinto gods are the guardians and protectors of Buddhism. Then the pantheon of the two schools was slowly identified and it was taught that they were just the same deities under different names. In the ninth century this amalgamation received the name of Ryobu-Shinto. The Ryobu Shinto is a remarkable achievement not only for the reason that it effectively fused the two religions for the time being, but also because it fused them in such a way that 1,000 years later it was quite easy to separate them again.
Lịch sử Thiền tông Trung Hoa bắt đầu với ngài Huệ Năng (638-713), cũng được biết với danh xưng là Lục Tổ. Trước ngài Huệ Năng, chúng ta có một giai đoạn chuẩn bị kiểu tiền lịch sử của Thiền tông, được cho là bắt đầu từ Bồ-đề Đạt-ma, một cao tăng Nam Ấn có phần nào mang tính cách huyền thoại, đã đến Trung Hoa vào khoảng đầu thế kỷ 61 và trải qua 9 năm ở kinh đô Lạc Dương để chỉ nhìn vào bức tường.2
This was a period of copying. Before 700 four “sects” were introduced, which were not however corporations pledged to support particular doctrines, but simply philosophical schools which expounded certain textbooks. They were:
Tầm quan trọng của Bồ-đề Đạt-ma nằm ở việc ngài đã tạo ra cho Thiền tông Trung Hoa một mối liên hệ cụ thể với truyền thống Ấn Độ, một mối liên hệ mà Thiền tông rất trân trọng, bất chấp những sáng tạo đi khá xa của mình. Như chúng ta được nghe, đức Thích-ca Mâu-ni đã truyền giáo pháp bí mật cho ngài Đại Ca-diếp, và từ ngài Ca-diếp truyền dần qua từng vị tổ sư, nhưng chỉ “lấy tâm truyền tâm, không dùng đến văn tự”.3 Cho đến ngài Bồ-đề Đạt-ma là tổ sư thứ 28 được truyền thừa.
- The Jojitsu (625) based on Kumarajiva’s translation of Harivarman’s “Satyasiddhi”;
Từ Tổ Bồ-đề Đạt-ma đến Tổ Huệ Năng, chúng ta còn có bốn vị tổ sư nữa, là những người giảng giải Phật giáo có pha lẫn phần nào với Lão giáo, theo truyền thống của ngài Đạo Sinh trước đây. Trong số này, Tổ thứ ba là Tăng Xán (mất năm 606)4 rất đáng chú ý với bài Tín tâm minh, một trong những tác phẩm cổ điển vĩ đại của văn học Phật giáo.
- The Sawron (625) which studied the three works of Nagarjuna and Aryadeva which were the basis of the Chinese San-lun school;
Tuy nhiên, các vị tổ sư này nói chung không tạo được bao nhiêu ảnh hưởng đối với xã hội, vì họ sống trong thanh bần, không có trụ xứ cố định, và thường theo một nguyên tắc là không ngủ lại bất cứ nơi nào quá một đêm.1
- The Hosso (654) which has for its textbook the Yuishiki, which expounds the principles of Vijnanavada after Yuan-tsang and K’uei-ki;
Những ghi chép trong lịch sử còn đi xa hơn nữa khi cho thấy rằng sự giảng giải giáo lý của các vị tổ này đã đưa đến sự bất đồng giữa một chi phái ở miền Bắc, đứng đầu là ngài Thần Tú (khoảng 600-706),2 với một chi phái ở miền Nam, đứng đầu là ngài Huệ Năng ở Quảng Châu.
- and the Kusha (658) which was devoted to the exposition of Vasubandhu’s Abhidharmakosa.
Điểm chính trong sự tranh luận giữa đôi bên là tiệm ngộ và đốn ngộ. Môn đồ phía bắc theo chủ trương tiệm ngộ, cho rằng những điều bất tịnh của chúng ta phải được trừ bỏ một cách dần dần, nhờ vào nỗ lực công phu chuyên cần.3 Không bao lâu thì chi phái này tàn lụi.
Then came the Hua-yen (730), now called Kegon, which lasted for many centuries, and worshipped Vairocana, as Roshana or Birushana; and also the Vinaya sect (753) which was called Risshu tried to introduce stricter rules of ordination, and declined soon.
Thiền tông mà chúng ta nói đến ở đây bao gồm các đệ tử rất đa dạng của ngài Huệ Năng. Về mặt tổ chức, Thiền tông chỉ trở nên độc lập vào thời của ngài Bách Trượng Hoài Hải4 (720-814). Trước đó, hầu hết các thiền sư đều sống trong những tự viện của Luật tông và tuân theo giới luật của phái này. Ngài Bách Trượng đã đưa ra một loạt những quy tắc mới đối với tăng sĩ của Thiền tông, nhằm khôi phục những điều kiện sống khắc khổ và đơn giản của Tăng-già như thuở ban đầu, và cũng kết hợp giới luật Phật giáo với những khuôn phép ứng xử của Khổng giáo. Thanh quy của tất cả các thiền viện đều được rút ra từ các quy tắc của ngài Bách Trượng.5 Ngài đã áp dụng một sự cải cách rất hiệu quả, giúp đảm bảo được sự tồn tại và thành công trong xã hội cho tông phái của mình.
Much more substantial were the sects introduced during the Heian period (794-1186), which was dominated by the Tendai and Shingon who had their centres on two mountains.
Tăng sĩ trong thiền viện đi khất thực vào mỗi buổi sáng, nhưng ngoài ra còn phải làm việc nữa. Châm ngôn của ngài Bách Trượng là “Một ngày không làm, một ngày không ăn.”1 Đây là một điều mà trước đó cũng chưa từng nghe nói đến.
The one was founded by Dengyo Daishi (767-822) who had brought the T’ien-t’ai doctrine from China, the other by Kobo Daishi (774—835) who had learned the mysteries of the Chen-yen in Chang-an. The sacred Tendai mountains of Hieizan near the new capital of Kyoto were soon covered by no fewer than 3,000 temples or halls. The Tendai not only had a great influence on art, but all later sects arose from within it, in the sense that their founders had for a time belonged to this sect. Kobo Daishi on his return from China not only became a great favourite at the imperial court, but he also impressed the popular imagination more than any other Japanese teacher has done. For the people he is the hero of countless legends, for his followers a manifestation of Vairocana not yet dead, but awaiting within his tomb the cdming of the future Buddha.
Thiền tông có hai thời kỳ phát triển mạnh mẽ. Thời kỳ thứ nhất vào đời Đường và thời kỳ thứ hai vào đời Tống. Thời kỳ thứ hai sẽ nói đến trong chương IV, và ở đây chúng ta chỉ giới hạn trong thời kỳ thứ nhất.
The centre of the Shingon sect was on the lonely mountain of Koyasan, and the performance of ritual has been its main activity, apart from the execution of paintings and sculptures of Tantric deities.
Từ lâu, việc cân nhắc giữa trau giồi tri thức và công phu hành trì xem điều nào quan trọng hơn đã là một vấn đề khó khăn. Thiền tông, ngược lại với phái Dhammakathika của Tích Lan, đã có quyết định hoàn toàn dứt khoát trong việc chú trọng đến công phu thực hành. Thiền tông nhận ra rằng, có đôi khi lòng nhiệt thành của tín đồ đã làm gia tăng quá nhiều các phương tiện tìm cầu giải thoát, như các hình thức kinh kệ, sớ giải, những sự phức tạp về triết học, những hình tượng và nghi lễ... cho đến nỗi chính bản thân mục đích giải thoát có thể bị khuất lấp đi, và đời sống tâm linh có nguy cơ phải chết ngạt trong chính những điều đã được vạch ra để nuôi dưỡng nó.
Not all the monks of Tendai and Shingon resided in monasteries, and there was a strong movement within both schools to revive the ardours of the early Buddhist community, when the monks actually dwelled in the forest. There was a considerable number of Yama-bushi, “those who sleep on mountains”, or Shugenja, “those who practise austerities”, who lived alone or in little groups in the wild mountains and forests. On the whole, both Tendai and Shingon chiefly addressed themselves to the educated classes and their popular appeal was not very strong. To those who desired an easier way they held out the invocation of Amida’s name which would lead to rebirth in the Western Paradise. Both the Nara and Heian sects built special halls for recitation of the Nem-butsu, accompanied by hymns and musical services. At the same time during the tenth century itinerant preachers brought the message of Amida’s saving grace to the masses in a language which they could understand.
Trong phản ứng chống lại sự thừa thãi quá độ về phương thức tu tập do sự nhiệt thành, Thiền tông nghiêng hẳn về một sự đơn giản cực kỳ trong phương thức đạt đến giác ngộ. Họ không ngừng phê phán sự vận dụng sai lầm các phương thức tu tập, vốn tự nó đã có thể dễ dàng trở nên bế tắc. Đặc biệt, Thiền tông tự mình chống lại việc thờ kính quá đáng đối với những truyền thống theo kinh điển, và luôn cho rằng sự giải thoát không thể tìm thấy trong việc nghiên cứu kinh sách. Điều đó không có nghĩa là họ không học tập kinh sách. Trái lại, những thuyết giảng của họ dùng đến rất nhiều trích dẫn từ kinh điển, như kinh Kim cang và kinh Lăng-già là hai bộ kinh được Thiền tông chuộng dùng nhất trong giai đoạn ban đầu. Nhưng họ tin chắc rằng việc nghiên cứu kinh sách chỉ đóng một vai trò hoàn toàn thứ yếu so với yêu cầu công phu thiền định và chứng ngộ.
Buddhism took on the colouring of the social conditions in whicli it lived. The esteem in which the religion was held was to a large extent a tribute to its beneficial magical effects on the welfare of the nation. Monasteries were by their very presence preserved from the noxious influences which arise out of the earth in certain places, and the recital of the great Mahāyāna Sutras was regularly carried out for the purpose of averting plagues, earthquakes, and other disasters.
Những lý thuyết phức tạp về vũ trụ và tâm lý của các tông phái Phật giáo khác đều bị phủ nhận như là những thứ rác rưởi và vô dụng.
The moral precepts, on the other hand, were not always closely observed. In the Heian period there were violent quarrels between the monasteries, who had become huge territorial magnates, and behaved as feudal institutions usually do. Organized bodies of mercenaries commanded by priests burned down each other’s monasteries, and appeared in armed bands in Kyoto to force the hands of the government. Aesthetic culture was the chief note of the age, and much of its wonderful art has survived.
Để phản đối sự sùng kính quá đáng và những kiến giải sai lầm lúc đó về vai trò của đức Phật, một thiền sư nổi tiếng đời Đường là Đan Hà Thiên Nhiên,1 vào thế kỷ 8, đã đốt một tượng Phật để sưởi ấm khi ông thấy lạnh.
8. TIBET
Vì sự trói buộc hoàn toàn với những mối quan tâm vào một đối tượng tuyệt đối có thể là một rào chắn, nên một thiền sư khác đã lạnh lùng nói rằng “nếu như có gặp Phật ngăn đường, hãy giết vị Phật ấy đi”.2
In Tibet Buddhism is said to have begun about 650, but it made real headway only a century later. At first it met with fierce resistance from the shamans of the native Bon religion, who had the support of the greater part of the nobility. The patronage of the king, however, enabled the Buddhists gradually to establish themselves, and under King Ral-pa-can (817-36) they reached the height of their influence. In 787 the first monastery was completed at Bsam Yas and soon after the first monks were ordained by Santarakshita. Everywhere temples were erected, many teachers invited from India, a script was invented and numerous works were translated. Great endeavours were made to ensure the accuracy of the translations and the terminology was standardized about 825 by a commission consisting of Indian pandits and Tibetan Lotsabas, which published the Mahāvyutpatti for the guidance of translators. The Bon rivals seemed defeated, the monks seized the effective rule of the country, but then under Glang-dar-ma (836-42) a persecution wiped out everything that had been gained. For about one century Buddhism once more vanished from Tibet.
Ít phần quyết liệt hơn là những câu trả lời của thiền sư Nam Viện Huệ Ngung.3 Khi được hỏi “Phật là gì?”, ngài chỉ hỏi lại: “Cái gì không phải là Phật?”, hoặc là: “Ta chưa từng biết ông ấy.”, hoặc “Đợi khi nào có được một vị, ta sẽ cho ông biết.” Những câu trả lời này gần như không mang lại gì để trí óc có thể bám víu vào.
The period under review is for Tibet one of reception. In the course of it four principal systems, or lines of thought, were introduced:
Thiền tông nhắm đến khôi phục Phật giáo như một giáo lý tâm linh. Thế giới tâm linh có những quy luật riêng, kích thước riêng và cách thức hiện hữu riêng. Điều này khiến trở nên khó hiểu đối với cách nhận thức của thế tục, và có thể nói chính xác rằng tâm linh chỉ có thể nhận hiểu được bằng con mắt tâm linh.
1. From the West, from the Swat valley, came the Tantric ideas of Padmasambhava, who himself stayed in Tibet for a short while. Padmasambhava’s mentality had considerable affinities with that of the Bon and he had a striking success in Tibet. He expounded some kind of Vajrayanic system, but we do not know exactly which one. The impression he made on Tibet was chiefly based on his thaumaturgical activities and the legend has quite overgrown the historical facts. The school of the Nyingmapa, or “Ancient Ones”, goes back to Padmasambhava and has persisted continuously up to today.
Thiền tông biết rất rõ rằng họ tiêu biểu cho một sự khởi đầu hoàn toàn mới. Như những tín đồ tu tập Tan-tra tin theo đức Liên Hoa Sanh xem ngài như vị Phật thứ hai, cũng đáng tin cậy như đức Thích-ca Mâu-ni, thì cũng trên tinh thần đó, tín đồ Phật giáo Thiền tông đã cố ý gọi tập sách ghi chép những lời thuyết giảng của ngài Huệ Năng là một quyển kinh,3 danh từ chỉ dùng cho những giáo lý do chính đức Phật nói ra. Vì Thiền tông không thích sự tri thức hóa và hệ thống hóa, nên văn chương Thiền tông, trong chừng mực có được, hoàn toàn khác hẳn với những mẫu mực của Ấn Độ.
2. From the South came the Pdla Synthesis of the Mahāyāna, brought by some of the leading scholars of the universities of Magadha. This combination of Prajnaparamita and Tantra has become the central tradition of Tibetan Buddhism, and has renewed itself again and again up to the present day. It has always attached a special value to the Abhisamaydlankdra, an Indian work of the fourth century, which arranges the contents of the “Prajnaparamita in 25,000 Slokas” in definite numerical lists, that make it possible to memorize the text as a preliminary step to meditation on it, while at the same time interpreting it in the spirit of the Madhyamikas with some admixture from the more moderate Yogacarin tradition. Frequently commented upon already in India, the Abhisamayalankara now in Tibet became the cornerstone of the more advanced non-Tantric training and innumerable commentaries have been composed on it by the learned men of Tibet.
Một số ít thiền sư dường như có soạn ra các bài thuyết giảng và những kệ tụng để dạy cho môn đồ, nhưng đại đa số các thiền sư đời Đường đều từ chối không ghi chép lại bất cứ điều gì. Họ tự giới hạn trong một số rất ít những lời dạy ngắn ngủi và khó hiểu, mà về sau này được góp nhặt lại thành những cuốn ngữ lục của cổ đức. Họ không tin vào những hiệu quả bị bóp méo của ngôn ngữ, nên cố gắng dẫn dắt đệ tử đến chỗ giác ngộ không chỉ là bằng những lời nhận xét vô nghĩa, mà còn bằng những cách như dùng gậy đánh vào những lúc thích hợp, vuốt mũi, hoặc tạo ra những tiếng động đột ngột và vô nghĩa, như tiếng hét nổi tiếng của ngài Mã Tổ .v.v...
3. Thirdly, from the South-West the Sarvdstivddins also attempted to gain a foothold in Tibet. Quite early on the king invited them to establish a monastery, but their settlements soon withered away, the surrounding population remaining indifferent to a teaching which lacked in magical practices. Although they could not maintain themselves for long in this world of magic and witchcraft, the Sarvastivadins have nevertheless exerted a considerable influence on the thought of Tibet, because their literature is practically the only version of the older type of Buddhism to find its way into the Canon of translated scriptures.
Phương pháp truyền dạy của Thiền tông được hiểu theo thiền ngữ là “lời nói kỳ đặc và hành động kỳ đặc hơn”. Vì không một văn bản nào có thể hàm chứa những điều đó, cho nên sự truyền dạy như thế này được xem là nằm ngoài kinh văn. Chúng được xem như là những trường hợp mà tâm Phật tương giao trực tiếp cùng tâm Phật, và Thiền tông trao truyền tâm ấn là trực tiếp từ thầy đến trò.
4. The fourth influence came from the East. Numerous Chinese monks of the Ch’an Sect appeared in Tibet and attempted to convert its inhabitants to their tenets. They soon came into conflict with the Indian pandits of the Pala orthodoxy, and were decisively defeated at the famous Council of Bsam Yas in 793-4. After that they had to leave the country, or go underground, and their influence on later Tibetan history is negligible.
Dĩ nhiên là không dễ gì để rút ra từ những cách truyền dạy không trọn vẹn như trên một giáo lý có tính cách triết học được hình thành hợp lý. Nhưng, trong một cố gắng thử làm điều không thể được, có thể nói rằng sau đây là những giáo lý chính của Thiền tông.

1. Trước hết, có một lời dạy nổi tiếng rằng “Quả Phật được thành tựu qua việc giác ngộ tức thì.” Tuy nhiên, là những người thực tiễn, các thiền sư không quan tâm nhiều đến các lý thuyết giác ngộ so với sự thành tựu thực tiễn. Phái Tiểu thừa có quá nhiều điều để nói về giác ngộ, nhưng không còn đào tạo ra vị thánh giác ngộ nào nữa cả, cho dù là A-la-hán hay Phật. Đại thừa truyền thống cũng không khá gì hơn, và phải biện minh cho sự không thành tựu rõ ràng này bằng cách khẳng định rằng bất cứ một vị Bồ Tát nào cũng phải trải qua vô số kiếp tu tập trước khi có thể thành tựu quả Phật. Vào thế kỷ 7 và 8, một số tín đồ Phật giáo có phần nào mất kiên nhẫn với những giáo lý đã đưa mục tiêu giác ngộ về đến một tương lai vô hạn, và đòi hỏi những kết quả nhanh chóng hơn. Điều này dẫn đến sáng tạo những kinh điển Tan-tra với phương thức để thành tựu quả Phật ngay trong thân này, và những nỗ lực của Thiền tông để giác ngộ ngay trong đời này.

Thiền tông nói rằng trong tông môn của họ lúc nào cũng có rất nhiều người đạt đến giác ngộ. Nhưng về điều này, họ không dùng từ giác (bodhi - bồ-đề) như truyền thống để chỉ trạng thái giác ngộ, mà dùng một từ mới là ngộ,1 được biết nhiều hơn2 với dạng tiếng Nhật là satori. Mối quan hệ giữa ngộ của Thiền tông với trạng thái chứng ngộ trong ý nghĩa truyền thống của Ấn Độ và với năng lực nhất thiết trí của đức Phật chưa bao giờ được nhận rõ trong kiến thức của người viết sách này, mặc dù các vị tổ sư Thiền tông được nhắc đến như các vị Phật đáng tôn kính. Điều này có nghĩa là một kiểu thánh giả mới đã xuất hiện trong lịch sử Phật giáo. Sau các vị A-la-hán, Bích Chi Phật, Bồ Tát và Tất-đạt, giờ đây chúng ta có thêm các Lão sư3 của Thiền tông như một kiểu thánh giả thứ năm.

2. Thứ hai, nguyên lý cao tột nhất không thể diễn tả được. Một lần nữa, Thiền tông không bằng lòng với việc chỉ nói suông như nhiều triết gia Phật giáo đã làm trước họ, mà muốn biến nhận thức nội tại đối với chân lý này thành một kinh nghiệm cụ thể, bằng cách dùng các phương pháp diễn đạt “vô ngôn”, hoặc nói theo cách khác là tạo ra một sự kỳ đặc nào đó và có vẻ như một kiểu nói không quan hệ gì đến vấn đề nhưng lại có thể nói lên được điều muốn nói. Chẳng hạn như:

Trong cái ao vuông

có một con rắn mũi rùa.

Thật buồn cười khi nghĩ đến nó!

Ai đã kéo đầu con rắn lên?

Một cách tương tự, sự hành trì phải được thực hiện bởi việc không hành trì. Cũng như một tấm gương không thể được làm bằng cách nghiền gạch, quả Phật không thể đạt được bằng cách hành thiền.

Điều này không có nghĩa là mọi công phu thiền định đều phải từ bỏ, mà là phải được thực hành với không có bất cứ sự dụng tâm nào để phải cố gắng đạt đến hoặc tự khẳng định. Như vậy tiêu trừ được những nghiệp lực cũ và không tạo ra nghiệp mới. Hành giả phải ở trong trạng thái vô tâm, nghĩa là tâm luôn tỉnh giác mà không có ý tưởng nào, và ngăn giữ tâm ý không còn lăng xăng đây đó.

Do kết quả hành trì theo cách này, hành giả đạt đến sự giác ngộ, không còn nghi hoặc, và tất cả mọi vấn đề đột nhiên được hóa giải. Không phải vì đã tìm ra được giải pháp cho những vấn đề ấy, mà là vì chúng không còn là vấn đề đối với hành giả nữa. Và cho dù tri kiến mới đạt được này là khác với sự mê tối của người thường, nhưng xét cho cùng thì hành giả chẳng đạt được gì cả. Và đời sống của bậc thánh này cũng không khác gì với những người thường. Theo như cách nói của thiền sư Lâm Tế (mất năm 867)3 là: “Chỉ làm những việc bình thường không có nỗ lực đặc biệt nào, như đại tiểu tiện, mặc áo quần, ăn cơm, và khi mệt mỏi thì nằm nghỉ. Những kẻ tầm thường sẽ cười nhạo, nhưng người trí sẽ hiểu.”

Bởi vậy, thật ra là chẳng có gì nhiều trong giáo pháp của Phật. Bí pháp mà đức Phật truyền cho Đại Ca-diếp thực ra là một bí mật đã tiết lộ, và cũng chẳng có gì trong đó cả, ngoại trừ một điều là đa số mọi người không thể hiểu được nó. Một khi đạt ngộ, bậc thánh giả có thể dễ dàng kết hợp sự thoát tục ẩn mật với những ứng xử thích hợp không gián đoạn đối với cuộc sống. Trạng thái không hoạt động đã trở thành giống như hoạt động. Và theo như cách nói của Bàng Uẩn1 là “tâm tri kiến và diệu dụng nằm ở việc gánh nước và bổ củi”. Và có thể kết thúc với câu nói này của thiền sư Hai-yun: “Suốt ngày ăn mà chẳng nuốt một hạt cơm; suốt ngày đi mà chẳng nhích một ly; suốt thời gian đó không có sự phân biệt giữa khách thể và chủ thể; và suốt ngày không tách rời sự vật mà vẫn không bị chúng dối gạt. Đây chính là người tự tại.”

Thiền học quả thật là một giáo lý rất sâu xa. Mặc dù bối cảnh văn hóa và những điều kiện xã hội của Trung Hoa vào đời Đường hoàn toàn khác biệt về mọi mặt với Ấn Độ vào thời của đức Phật Thích-ca Mâu-ni, nhưng sự gần gũi với tinh thần của đức Bổn sư mà các vị đại thiền sư của Thiền tông đạt đến quả là rất hiếm thấy trong những người học Phật ở bất cứ thời đại nào.

Trên đây là nói về những phát triển về mặt tư tưởng của thời kỳ này. Về mặt hình thức, giáo hội Phật giáo đời Đường cũng đạt được một vị trí sáng chói, sung túc và mạnh mẽ hơn bất cứ giai đoạn nào khác trong lịch sử đã trải qua. Tuy vậy, sự thành công này phải trả với một giá đắt.

Sự thịnh vượng của các tự viện đe dọa làm suy thoái nền kinh tế quốc gia. Việc xây dựng rất nhiều tự viện, về mặt kinh tế là không tạo ra gì cả, và còn phải được duy trì nhờ vào giới cư sĩ, nghĩa là nhờ vào triều đình, các gia đình quý tộc hoặc dân cư trong thôn làng. Những kiến trúc xây dựng vô cùng tốn kém đã thu hút rất nhiều nhân công từ các vùng quê, khiến họ phải từ bỏ việc làm ruộng. Và cuối cùng là nguồn dự trữ kim loại của đất nước phải cạn kiệt vì được dùng vào việc đúc tượng và các món đồ dùng trong nghi lễ thờ cúng. Tiến trình này dẫn đến sự ngược đãi Phật giáo vào năm 845. Triều đình tịch thu tất cả tài sản của các tự viện, buộc giới tăng ni phải hoàn tục, và thu lấy các tác phẩm nghệ thuật để dùng kim loại vào những mục đích thế tục.

Phật giáo chính thức đến Triều Tiên năm 372, và cho đến năm 525 đã lan truyền ra khắp nước này. Từ năm 550 đến năm 664, Phật giáo trở thành quốc giáo và gia tăng sức mạnh một cách ổn định, với việc tăng sĩ khống chế các nhà cai trị qua từng thời kỳ. Các vị vua, hoàng tử và công chúa thường xuất gia,1 và các tự viện nguy nga, tượng thờ và nhiều công trình khác được xây dựng khắp nơi.

Không có sự phát triển đáng chú ý nào về giáo lý. Phật giáo Triều Tiên có giá trị đáng kể nhất như là một gạch nối trung gian giữa Trung Hoa và Nhật Bản. Ngoài ra, còn phải kể đến lòng nhiệt thành trong việc hành trì Phật pháp, và trong nhiều thế kỷ, tất cả tài sản dư thừa của nước này đều được dùng vào Phật sự.


7. NHẬT BẢN

Vào khoảng năm 550, Phật giáo từ Triều Tiên truyền sang Nhật Bản như một yếu tố của nền văn minh Trung Hoa. Một chính khách lớn là Thánh Đức Thái tử2 (523-621) đã nhận Phật giáo làm tín ngưỡng. Không bao lâu, Phật giáo hòa hợp với Thần đạo3 của bản xứ, tôn giáo mà ban đầu đã chống đối kịch liệt với Phật giáo.

Thoạt đầu, giống như các vị thần bản xứ của Tây Tạng, các vị thần của Thần đạo cũng được cho là những vị hộ pháp của Phật giáo. Rồi sau đó, những vị thần thánh của cả hai tôn giáo dần dần được xác định rõ, và khi ấy tín đồ được dạy rằng thần thánh của đôi bên vốn chỉ là một, nhưng mang tên khác nhau.

Vào thế kỷ 9, sự kết hợp hai tôn giáo này được mang tên là Ryobu-Shinto. Đây là một thành tựu rất đáng kể, không chỉ vì đã hòa nhập được hai tôn giáo một cách hiệu quả vào lúc đó, mà còn bởi vì đó là một cách thức hòa nhập mà 1000 năm sau vẫn có thể dễ dàng tách rời cả hai ra.

Đây là thời kỳ của sự mô phỏng. Trước năm 700, có 4 tông phái được hình thành. Tuy nhiên, đó không phải là tập hợp của những người theo đuổi một giáo lý cụ thể, mà chỉ đơn giản là những trường phái triết học nhằm nghiên cứu một số kinh văn nhất định nào đó. Các tông phái đó là:

1. Thành thật tông1 (thành lập năm 625), dựa trên bộ Thành thật luận2 của Ha-lê-bạt-ma3 do ngài Cưu-ma­-la-thập dịch.

2. Tam luận tông4 (thành lập năm 625), nghiên cứu ba tác phẩm của hai ngài Long Thọ và Thánh Thiên, cũng là căn bản của Tam luận tông Trung Hoa.

3. Pháp tướng tông5 (thành lập năm 654) đặt nền tảng trên bộ Duy thức,6 giải thích những nguyên tắc của Thức tông7 theo hai ngài Huyền Trang và Khuy Cơ.

4. Câu-xá tông8 (thành lập năm 658), tập trung nghiên cứu chi tiết bộ A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận của ngài Thế Thân.

Tiếp đến là Hoa nghiêm tông (thành lập năm 730),9 tồn tại trong nhiều thế kỷ, thờ đức Phật Đại Nhật.10 Còn có Luật tông (thành lập năm 753)11 nhắm đến việc đưa ra những giới luật nghiêm khắc hơn cho tăng đoàn, nhưng không bao lâu thì suy thoái.

Quan trọng hơn nhiều là những tông phái hình thành trong thời đại Bình An12 (794-1186), với sự lấn át của Thiên thai tông13 và Chân ngôn tông,14 đặt trung tâm trên hai ngọn núi.

Thiên thai tông được sáng lập bởi ngài Tối Trừng1 (767-822), người đã mang giáo lý của Thiên thai tông từ Trung Hoa về. Chân ngôn tông được sáng lập bởi ngài Không Hải2 (774-835), người đã học được những bí truyền của Chân ngôn tông Trung Hoa ở Trường An.

Những ngọn Thiên Thai linh thiêng trong vùng núi Tỉ Duệ3 gần kinh đô mới Kyoto chẳng mấy chốc đã có trên 3.000 tự viện và giảng đường. Thiên thai tông không những có ảnh hưởng rất lớn về phương thức tu tập, mà còn là cội nguồn phát sinh ra tất cả các bộ phái về sau này, trong ý nghĩa là, những người sáng lập các bộ phái đó đều đã từng có một thời gian theo học với Thiên thai tông.

Khi từ Trung Hoa trở về, Hoằng Pháp Đại Sư4 không những được triều đình ngưỡng mộ, mà còn tạo được ấn tượng mạnh mẽ nhất trong tâm tưởng của người dân Nhật so với bất cứ vị tăng nào trước đó. Đối với dân chúng, ngài trở thành một vị anh hùng với vô số những truyền thuyết; đối với tín đồ thì ngài là hiện thân của đức Phật Tỳ-lô-giá-na, vị Phật chưa viên tịch mà còn chờ đợi sự xuất hiện của đức Phật tương lai.

Trung tâm của Chân ngôn tông được đặt trên ngọn núi Cao Dã1 đơn độc. Việc thực hiện các nghi lễ là hoạt động chính của tông này, nhưng ngoài ra còn có việc sáng tạo những tranh tượng các vị thần theo các kinh Tan-tra.

Không phải tất cả tăng sĩ của Thiên thai tông và Chân ngôn tông đều cư trú trong tự viện. Có một phong trào mạnh mẽ trong cả hai tông phái này muốn khôi phục sức sống của cộng đồng Phật giáo thời nguyên thủy, khi các vị tăng sĩ đều ẩn cư trong rừng sâu. Một số đông đáng kể các vị tăng được gọi là Yama-bushi, những người chỉ ngủ trên núi cao; hay các vị Shugenja, những người thực hành lối sống kham khổ. Tất cả những vị tăng này sống đơn độc hoặc họp thành những nhóm nhỏ trong vùng rừng núi hoang vắng.

Nhìn chung, cả hai tông phái này đều chỉ nhắm đến tầng lớp trí thức. Sự lôi cuốn của họ đối với quảng đại quần chúng không được mạnh mẽ lắm. Với những ai mong muốn một phương thức tu tập dễ dàng hơn, họ đưa ra việc cầu nguyện bằng cách niệm danh hiệu Phật A-di-đà để được vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc.

Các bộ phái trong cả hai thời đại Thiên Bình2 và Bình An đều có xây dựng những phòng lớn dành riêng cho việc niệm Phật,3 kèm theo có cả tụng tán và lễ nhạc. Song song theo đó, trong thế kỷ 10 còn có các vị tăng du hóa mang giáo lý về đức Phật A-di-đà truyền dạy cho dân chúng bằng những cách diễn đạt dễ hiểu đối với người bình dân.

Phật giáo chịu ảnh hưởng của những điều kiện xã hội chung quanh. Sự tôn kính mà tôn giáo này có được phần lớn là nhờ vào việc mang lại những hiệu quả lợi ích kỳ diệu cho sự an lành của đất nước. Sự hiện diện của các ngôi chùa được tin là có thể ngăn ngừa được tai họa xuất phát từ trong lòng đất, và việc đọc tụng kinh điển Đại thừa thường được thực hiện với mục đích ngăn chặn những cơn dịch bệnh, động đất, và các tai họa khác.

Nhưng mặt khác, những giới luật đạo hạnh không phải bao giờ cũng được tuân theo một cách chặt chẽ. Trong thời đại Bình An, đã có những cuộc tranh chấp kịch liệt giữa những tự viện lớn, lúc này đã trở thành những đại lãnh chúa quyền lực và cư xử như những tập đoàn phong kiến. Những đoàn quân đánh thuê có tổ chức do tăng sĩ chỉ huy đã đốt phá chùa chiền của nhau, và xuất hiện thành những toán võ trang ở Kyoto để gây áp lực với chính quyền.

Văn hóa thẩm mỹ là nét nổi bật của thời đại này, và phần lớn kiệt tác nghệ thuật đến nay vẫn tồn tại.


8. TÂY TẠNG

Phật giáo được xem là bắt đầu ở Tây Tạng vào khoảng năm 650, nhưng chỉ thực sự phát triển sau đó một thế kỷ. Ban đầu, Phật giáo gặp phải sự chống đối mãnh liệt của những tu sĩ đạo Bon tại bản địa, những người được đa số giới quý tộc ủng hộ. Tuy nhiên, sự ủng hộ của nhà vua đã tạo điều kiện để tín đồ Phật giáo dần dần tạo được chỗ đứng cho mình. Cho đến triều vua Ral-pa-can (817-836), ảnh hưởng của Phật giáo đạt đến đỉnh cao.

Năm 787, ngôi chùa đầu tiên được hoàn thành ở Bsam-yas,1 và không bao lâu sau đó, những vị tăng đầu tiên được thọ giới với ngài Tịch Hộ.2 Chùa chiền được dựng lên khắp nơi, nhiều cao tăng được mời từ Ấn Độ sang,3 chữ viết được sáng tạo và rất nhiều tác phẩm được phiên dịch. Đã có những nỗ lực rất lớn để đảm bảo tính chính xác cho các bản dịch, và các thuật ngữ được tiêu chuẩn hóa vào khoảng năm 835 bởi một ủy ban gồm những học giả1 Ấn Độ và các nhà thông thái2 Tây Tạng, đã phát hành cuốn Mahvyutpatti để hướng dẫn cho các dịch giả.

Các đối thủ đạo Bon dường như đã thất bại. Tăng sĩ Phật giáo nắm được những nguyên tắc hiệu quả của đất nước này. Nhưng rồi đến đời vua Lang-dar-ma (836-842), một giai đoạn ngược đãi Phật giáo đã xóa sạch đi tất cả những gì vừa đạt được. Trong khoảng một thế kỷ, Phật giáo lại một lần nữa biến mất tại Tây Tạng.

Giai đoạn mà chúng ta đang xem xét là một giai đoạn tiếp nhận. Trong giai đoạn này có bốn hệ thống hay dòng tư tưởng chính được đưa vào Tây Tạng:

1. Từ phía tây, từ vùng thung lũng Swat, là những tư tưởng Tan-tra của ngài Liên Hoa Sanh, người đã cư ngụ ở Tây Tạng trong một thời gian ngắn. Tinh thần của ngài Liên Hoa Sanh gần gũi đáng kể với đạo Bon, và ngài đã thành công vượt bực ở Tây Tạng. Ngài diễn giảng một hệ thống thuộc Kim cang thừa, nhưng chúng ta không biết chính xác như thế nào. Ấn tượng mà ngài tạo ra đối với Tây Tạng phần lớn là nhờ vào việc thực hiện những phép mầu, và huyền thoại để lại đã vượt quá những sự kiện lịch sử. Tông Nyingmapa, hay Ninh-mã, được thành lập từ thời của ngài Liên Hoa Sanh và còn mãi đến ngày nay.

2. Từ phía nam là sự tổng hợp các tư tưởng Đại thừa thời đại Pla do một số học giả hàng đầu của các đại học ở Ma-kiệt-đà truyền đến. Sự kết hợp tư tưởng Bát-nhã với Tan-tra đã trở thành truyền thống trung tâm của Phật giáo Tây Tạng, và đã nhiều lần đổi mới mãi cho đến nay. Dòng tư tưởng này luôn đánh giá cao bộ Hiện quán trang nghiêm luận,3 một tác phẩm của Ấn Độ vào thế kỷ 4, sắp xếp nội dung bộ Bát-nhã Ba-la-mật-đa thành 25.000 cặp câu theo thể kệ, thành một bảng kê rõ ràng có đánh số để có thể ghi nhớ được, như là bước đầu tiên trong việc thiền quán về bộ kinh này, và đồng thời cũng diễn giải theo tinh thần của Trung quán tông với một sự dung hợp cùng truyền thống ôn hòa hơn của Duy thức tông. Vốn đã được chú giải rất nhiều ở Ấn Độ từ trước đó, khi được truyền đến Tây Tạng thì bộ Hiện quán trang nghiêm luận trở thành nền tảng cho sự đào luyện những tư tưởng cao hơn không thuộc hệ thống Tan-tra, và rất nhiều chú giải cho bộ luận này đã được các học giả Tây Tạng biên soạn.

3. Từ phía tây nam là Nhất thiết hữu bộ cũng đã nỗ lực tìm được chỗ đứng ở Tây Tạng. Từ rất sớm, theo lời mời của nhà vua, bộ phái này đã đến xây dựng một tu viện. Nhưng sự có mặt của họ không bao lâu đã mờ nhạt, vì dân chúng không mấy quan tâm đến những giáo lý thiếu vắng yếu tố phép mầu. Mặc dù không thể tự duy trì sự hiện diện của mình được lâu trong một thế giới của những pháp thuật và sự mầu nhiệm, nhưng Nhất thiết hữu bộ cũng tạo được một ảnh hưởng đáng kể đối với tư tưởng của Tây Tạng, bởi vì kinh văn của bộ phái này gần như là phiên bản duy nhất của Phật giáo thuộc thời kỳ trước kia đã được đưa vào trong số những kinh điển phiên dịch sang tiếng Tây Tạng.

4. Ảnh hưởng thứ tư đến từ phía đông. Rất nhiều thiền sư Trung Hoa đã đến Tây Tạng và ra sức giáo hóa dân chúng ở đây theo giáo lý Thiền tông. Chẳng bao lâu họ gặp phải sự bất đồng với những học giả chính thống của Ấn Độ theo khuynh hướng Pla và bị thất bại hoàn toàn trước Hội đồng Bsam-yas1 nổi tiếng vào những năm 793-794. Sau đó họ phải rời khỏi Tây Tạng hoặc hoạt động không công khai, và ảnh hưởng của họ đối với lịch sử Tây Tạng về sau không đáng kể.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 5 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa


An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Sống thiền


Kinh Dược sư

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 52.14.182.21 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (29 lượt xem) - ... ...