Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Thức tỉnh mục đích sống »» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 3: Cốt lõi của bản ngã »»

Thức tỉnh mục đích sống
»» Xem đối chiếu Anh Việt: Chương 3: Cốt lõi của bản ngã

Donate

(Lượt xem: 19.966)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục  Vietnamese || English || Tải về bảng song ngữ


       

Điều chỉnh font chữ:

Chương 3: Cốt lõi của bản ngã

Chapter Three: The core of ego





Hầu hết mọi người thường sai lầm khi tự đồng nhất họ một cách hoàn toàn với cái tiếng nói vang vang ở trong đầu họ - đó là dòng suy nghĩ, không thể cưỡng lại được ở trong họ, tạo nên những cảm xúc đi kèm. Ta có thể nói rằng những người đó đã bị khống chế bởi dòng suy-nghĩ-miên-man, không-có-chủ-đích ở trong họ. Chừng nào mà bạn hoàn toàn chưa nhận thức được điều này, thì bạn còn sai lầm khi cho rằng mình chính là thói quen suy tư đó. Đây là thói quen suy nghĩ đầy tính chấp ngã ở trong chúng ta. Sở dĩ ta gọi đó là thói quen suy tư mang tính chấp ngã vì tất cả mọi suy nghĩ, ký ức, lập luận, ý kiến, quan điểm, xúc cảm hay phản ứng - xảy ra ở trong đầu ta - đều cho ta một cảm giác về chính mình, về một cái “Tôi” tách biệt với mọi người, với đời sống. Đây là trạng thái vô minh hay mê mờ căn bản của bạn. Vì tất cả những gì trong đầu bạn: ý nghĩ, cảm xúc, cách bạn cư xử, tư duy,… đều bị quy định và ảnh hưởng bởi quá khứ: điều kiện nuôi nấng, văn hóa, hoàn cảnh gia đình,... mà bạn đã lớn lên. Căn cứ của mọi hoạt động trí năng là những ý nghĩ, cảm xúc hay cách bạn phản ứng,... trong giao tiếp với người khác; chúng có tính liên tục, lặp đi lặp lại, và bạn thường tự đồng nhất chính mình rất mạnh với những thứ đó. Đó chính là bản ngã của bạn.
Most people are so completely identified with the voice in the head - the incessant stream of involuntary and compulsive thinking and the emotions that accompany it - that we may describe them as being possessed by their mind. As long as you are completely unaware of this you take the thinker to be who you are. This is the egoic mind. We call it egoic because there is a sense of self, of I (ego), in every thought - every memory, every interpretation, opinion, viewpoint, reaction, emotion. This is unconsciousness, spiritually speaking. Your thinking, the content of your mind, is of course conditioned by the past: your upbringing, culture, family background, and so on. The central core of all your mind activity consists of certain repetitive and persistent thoughts, emotions, and reactive patterns that you identify with most strongly. This entity is the ego itself.
Như ta đã biết, trong hầu hết trường hợp, khi bạn nói "Tôi" thì đó là tiếng nói của bản ngã bạn, chứ không phải là bạn đang nói. Đó là những ý niệm và xúc cảm, là một mớ các ký ức mà bạn tự đồng nhất mình. "Tôi và những sự cố đã xảy đến với tôi" là những vai diễn theo thói quen mà bạn không nhận biết, là những thói quen tự đồng nhất có tính tập thể ở trong bạn như: quốc tịch, tôn giáo, dân tộc, giai cấp, xu hướng chính trị. Nó cũng bao gồm cả sự tự đồng nhất của cá nhân, không những với tài sản, mà còn với những định kiến, ngoại hình, cảm xúc (như lòng oán hận), hoặc với những khái niệm rằng mình giỏi hơn hoặc không bằng người khác, mình là một người thành công hay chỉ là một kẻ thất bại.
In most cases, when you say “I,” it is the ego speaking, not you, as we have seen. It consists of thought and emotion, of a bundle of memories you identify with as “me and my story,” of habitual roles you play without knowing it, of collective identifications such as nationality, religion, race, social class, or political allegiance. It also contains personal identifications, not only with possessions, but also with opinions, external appearance, longstanding resentments, or concepts of yourself as better than or not as good as others, as a success or failure.
Ở mỗi người, những vật sở hữu của bản ngã có khác nhau, nhưng cấu trúc của nó thì y như nhau. Nói một cách khác, bản ngã chỉ khác nhau ở bề ngoài. Còn bên trong, tất cả bản ngã đều y hệt nhau. Chúng y hệt nhau ở điểm nào? Đó là bản ngã chỉ có thể sống bằng thói quen tự đồng hóa với những gì xảy ra ở trong bạn và cảm giác cách biệt với đời sống. Khi bạn sống trong một nhân cách do suy tư và cảm xúc của bản ngã tạo ra thì những gì bạn nghĩ “Ồ, tôi là cái này” sẽ rất bấp bênh vì bản chất của mỗi suy nghĩ, cũng như cảm xúc ở trong bạn là một cái gì rất là mong manh, chóng tàn. Cho nên mỗi bản ngã đều phải liên tục đấu tranh để sinh tồn, đều cố gắng để tự bảo vệ và bành trướng. Để củng cố cho lối suy nghĩ luôn-có-một-cái-gì-dính-đến-Tôi, nó cần lối suy nghĩ đối nghịch lại, tức là khái niệm: "những kẻ khác". Khái niệm "Tôi" không thể tồn tại được nếu không có khái niệm "những người khác". Và “những người khác” ở đây hầu hết đều là những kẻ mà bạn xem như là kẻ thù. Ở đầu bên này của cán cân là những mô thức mê mờ của bản ngã - là những thói quen thích bới lông tìm vết, trách cứ, chê bai người khác không thể cưỡng lại được của bản ngã. Chúa Jesus đã đề cập đến điều này khi người nói: "Tại sao các con chỉ toàn thấy những lỗi lầm, dù nhỏ nhặt, trong những người anh, chị của mình, trong khi các con không muốn thấy những lỗi lầm to như núi trong chính các con?". Còn ở đầu bên kia của cán cân là khuynh hướng bạo động giữa người với người hay chiến tranh giữa nước này với nước kia. Trong Thánh kinh, câu hỏi ấy của Chúa Jesus vẫn chưa được trả lời, nhưng câu trả lời hiển nhiên là: Khi ta chỉ trích hay phê phán người khác , thì điều này sẽ làm cho cái “Tôi” nhỏ bé, bản ngã của bạn bỗng cảm thấy to lớn, vượt trội hơn người khác.
The content of the ego varies from person to person, bu in every ego the same structure operates. In other words: Egos only differ on the surface. Deep down they are all the same. In what way are they the same? They live on identification and separation. When you live through the mind-made self comprised of thought and emotion that is the ego, the basis for your identity is precarious because thought and emotion are by their very nature ephemeral, fleeting. So every ego is continuously struggling for survival, trying to protect and enlarge itself. To uphold the I-thought, it needs the opposite thought of “the other.” The conceptual “I” cannot survive without the conceptual “other.” The others are most other when I see them as my enemies. At one end of this scale of this unconscious egoic pattern lies the egoic compulsive habit of faultfinding and complaining about others. Jesus referred to it when he said, “Why to do you see the speck that is in your brother's eye, but do not notice the log that is in your own eye?”1 At the other end of the scale, there is physical violence between individuals and warfare between nations. In the Bible, Jesus' question remains unanswered, but the answer is, of course: Because when I criticize or condemn another, it makes me feel bigger, superior.
Tính than phiền và sự ghét bỏ
COMPLAINING AND RESENTMENT
Than phiền là một trong những phương cách mà bản ngã thích dùng để tự củng cố chính mình. Mỗi lời than phiền là một câu chuyện nhỏ mà trí óc bạn thêu dệt nên và bạn hoàn toàn cả tin vào sự bịa đặt này. Than phiền dù được nói ra hay không thì vẫn là sự than phiền. Với những người không có nhiều thứ để tự đồng nhất mình thì chỉ cần có tật hay than phiền thôi cũng là đủ để cho bản ngã của họ sống sót. Khi bạn nằm dưới sự khống chế của thứ bản ngã như thế thì tính ưa than phiền, đặc biệt là than phiền về người khác, đã trở thành một thói quen vô thức ở trong bạn, vì thực ra bạn không biết mình đang làm như thế. Gán cho người khác một nhãn hiệu nào đó có tính tiêu cực, dù là bạn nói thẳng ra điều này hay bạn chỉ kín đáo chê bai họ với những người khác, hay thậm chí bạn không hề nói ra mà chỉ nghĩ xấu về họ thôi, như thế cũng đã là một phần của thói quen này. Nguyền rủa là hình thức thô thiển nhất của thói quen chê bai người khác. Đó là nhu yếu của bản ngã muốn cho rằng mình đúng, rằng mình hay hơn người khác; những câu lăng mạ như: "Đồ khốn kiếp”, “Đồ mất dạy”…; và cả những tuyên bố có tính dứt khoát đến độ, dù có muốn phân trần, ta cũng không thể tranh biện gì được. Ở mức độ thấp hơn của sự mê mờ là quát tháo, gào thét; và mức độ kế tiếp là khuynh hướng bạo hành, sử dụng vũ lực đối với người khác.
Complaining is one of the ego's favorite strategies for strengthening itself. Every complaint is a little story the mind makes up that you completely believe in. Whether you complain aloud or only in thought makes no difference. Some egos that perhaps don't have much else to identify with easily survive on complaining alone. When you are in the grip of such and ego, complaining, especially about other people, is habitual and, of course, unconscious, which means you don't know what you are doing. Applying negative mental labels to people, either to their face or more commonly when you speak about them to others or even just think about them, is often part of this pattern. Name-calling is the crudest form of such labeling and of the ego's need to be right and triumph over others: “jerk, bastard, bitch” - all definitive pronouncements that you can't argue with. On the next level down on the scale of unconsciousness, you have shouting and screaming, and not much below that, physical violence.
Ghét bỏ là cảm xúc đi kèm với tính hay than phiền, thói quen thích dán nhãn hiệu, chê bai người khác; đó là một thái độ chỉ làm cho bản ngã ở trong bạn mạnh thêm. Ghét bỏ tức là bạn cảm thấy cay đắng, phẫn nộ, hay bị xúc phạm bởi một người nào đó. Bạn thường ghét bỏ tính tham lam của người khác, bạn ghét cái tính thiếu thật thà, thiếu liêm chính của họ; bạn ghét những gì họ đã làm trong quá khứ, những điều họ nói, những gì họ đã thất hứa, những gì lẽ ra họ nên làm hay không nên làm… vì bản ngã ở trong bạn rất thích nhìn thấy những khiếm khuyết này. Thay vì bỏ qua những mê mờ của người khác, bạn lại muốn xem đó là bản chất của họ. Vậy thì cái gì ở trong bạn đã gây ra chuyện này? Đó chính là sự mê mờ ở trong bạn, là bản ngã của bạn. Thỉnh thoảng cái "sai" mà bạn nhìn thấy ở người khác thậm chí là điều không hề có thật. Vì đó chỉ là một suy diễn sai lầm, một sự phóng chiếu của thứ lý trí quen nhìn thấy người khác là kẻ thù của mình, để chứng tỏ rằng bạn đúng hay vượt trội hơn người khác. Cũng có lúc, người khác có thể có sai lầm, nhưng khi bạn quá chú trọng vào những sai lầm đó đến độ bạn không còn nhìn thấy những khía cạnh tích cực khác của họ, lúc đó bạn thường có khuynh hướng phóng đại những lầm lỡ đó một cách không cần thiết. Và khi bạn phản ứng mạnh với những gì tiêu cực mà bạn nhìn thấy ở người khác tức là vô tình, bạn làm cho những khiếm khuyết ấy ở trong bạn trở nên mạnh hơn.
Resentment is the emotion that goes with complaining and the mental labeling of people and adds even more energy to the ego. Resentment means to feel bitter, indignant, aggrieved, or offended. You resent other people's greed, their dishonesty, their lack of integrity, what they are doing what they did in the past, what they said what they failed to do, what they should for shouldn't have done. The ego loves it. Instead of overlooking unconsciousness in others, you make it in to their identity. Who is doing that? The unconsciousness in you, the ego. Sometimes the “fault” that you perceive in another isn't even there. It is a total misinterpretation, a projection by a mind conditioned to see enemies and to make itself right or superior. At other times, the fault may be theirs, but by focusing on it, sometimes to the exclusion of everything else, you amplify it. And what you react to in another, you strengthen in yourself.
Thực tập để không phản ứng với những cư xử khiếm khuyết, đượm nhiều tính chấp ngã ở người khác , là một trong những phương cách có hiệu quả nhất mà bạn có thể làm. Làm như thế, không những bạn sẽ vượt lên được tính chấp ngã ở trong mình, mà bạn còn giúp hóa giải tính chấp ngã tập thể của những người chung quanh. Bạn chỉ có thể ở trong trạng thái bất phản kháng khi nào bạn nhận thức rằng một hành vi vô thức của người khác là một hành vi đã phát xuất từ bản ngã của họ; và đó chỉ là biểu hiện của sự tha hóa tập thể của con người. Khi thấy rằng những hành động đó không phải là một vấn đề đối với riêng cá nhân bạn thì bạn sẽ không có nhu cầu phải phản ứng lại như trước nữa. Nhờ thái độ bất phản kháng đối với những biểu hiện của bản ngã ở người khác, bạn tạo điều kiện cho sự minh mẫn, sáng suốt ở trong người khác được thể hiện ra. Ở đây, tâm thức sáng suốt chính là phần nhận thức chưa bị điều kiện hóa, đối nghịch với phần nhận thức đã bị tha hóa. Tất nhiên có lúc bạn phải có những hành động thực tiễn để tự bảo vệ mình khỏi những người quá mê mờ. Điều này bạn có thể thực hiện được mà không cần phải biến họ thành kẻ thù của bạn. Hãy biết rằng sự bảo vệ tích cực nhất cho bạn chính là sự tỉnh thức, tức là trạng thái nhận thức sáng suốt ở trong bạn. Khi nào bạn còn cho rằng sự thiếu nhận thức hoặc bản ngã của người khác là một vấn đề cá nhân đối với bạn thì vô tình bạn sẽ biến họ thành kẻ thù của bạn. Bất phản kháng là sự biểu lộ của sức mạnh, chứ không phải sự yếu đuối. Bất phản kháng tương tự như lòng bao dung. Vì lòng bao dung là bỏ qua, là cách nhìn xuyên suốt, vượt lên trên những gì đã xảy ra. Khi bạn có lòng bao dung là bạn biết nhìn xuyên suốt qua bản ngã của người khác để tiếp xúc với sự sáng suốt vốn là bản chất ở trong mỗi con người.
Non-reaction to the ego in others is one of the most effective ways not only of going beyond ego in yourself but also of dissolving the collective human ego. But you can only be in a state of nonreaction if you can recognize someone's behavior as coming from the ego, as being an expression of the collective human dysfunction. When you realize it's not personal, there is no longer a compulsion to react as if it were. By not reacting to the ego, you will often be able to bring out the sanity in others, which is the unconditioned consciousness as opposed to the conditioned. At times you may have to take practical steps to protect yourself from deeply unconscious people. This you can do without making them into enemies. Your greatest protection, however, is being conscious. Somebody becomes an enemy if you personalize the unconsciousness that is the ego. Non reaction is not weakness but strength. Another word for nonreaction is forgiveness. To forgive is to overlook, or rather to look through. You look through the ego to the sanity that is in every human being as his or her essence.
Bản ngã thích than phiền và bất mãn, không những đối với người khác mà còn với cả những hoàn cảnh trong đời sống. Những gì bạn đối xử với một con người, bạn cũng có thể đối xử với một hoàn cảnh nào đó: biến người đó hay hoàn cảnh đó trở thành kẻ thù của bạn. Bản ngã luôn luôn muốn ám chỉ rằng: Lẽ ra chuyện này không nên xảy ra, rằng bạn không hề muốn có mặt ở nơi này , rằng bạn không muốn làm những gì bạn cần phải làm, rằng bạn đang bị đối xử quá bất công... Và đối với bản ngã thì kẻ thù lớn nhất của nó chính là phút giây hiện tại, tức cũng chính là đời sống .
The ego loves to complain and feel resentful not only abut other people but also about situations. What you can do to a person, you can also do to a situation: make it into an enemy. The implication is always: This should not be happening; I don't want to be here; I don't want to be doing this; I'm being treated unfairly. And the egos greatest enemy of all is, of course, the present moment, which is to say, life itself.
Đừng nhầm lẫn thái độ than vãn của bạn với việc cho người khác biết là họ đã thiếu sót cốt chỉ để giúp họ sửa sai, và thái độ không than vãn không nhất thiết có nghĩa là bạn phải nhận chịu một thái độ khiếm nhã hay một việc tệ hại mà người khác mang đến cho bạn. Nếu bạn bảo người hầu bàn rằng bát canh mà người đó vừa mang ra cho bạn đã quá nguội lạnh, bạn nhờ họ hâm nóng lại một chút cho bạn thì đây không phải là thái độ của bản ngã vì bạn chỉ nói lên một sự thật khách quan – bát canh đã nguội lạnh; và khi bạn chỉ đưa ra sự kiện một cách khách quan thì điều đó luôn luôn có tính trung hòa, nghĩa là không nhắm vào chuyện ai đúng, ai sai. Ngược lại, nếu bạn bảo: "Tại sao anh dám mang cho tôi một bát canh nguội ngắt như thế này!" thì đó chính là một thái độ than vãn. Vì ở đây có một cái "Tôi" đang cảm thấy rằng nó bị xúc phạm vì tô canh nguội và cái “Tôi” ấy sẽ không dễ dàng bỏ qua chuyện này. Một cái "Tôi" rất thích chỉ ra rằng người khác đã làm một điều gì sai. Thái độ than phiền mà chúng ta đang nói ở đây chỉ nhằm phục vụ cho bản ngã chứ không phải để mang lại một sự thay đổi tích cực. Nhiều lúc, rõ ràng bản ngã của bạn thực sự không muốn có một sự thay đổi nào cả, để nhờ đó mà nó có dịp tiếp tục than vãn .
Complaining is not to be confused with informing someone of a mistake or deficiency so that it can be put right. And to refrain from complaining doesn't necessarily mean putting up with bad quality or behavior. There is no ego in telling the waiter that your soup is cold and needs to be heated up - if you stick to the facts, which are always neutral. “How dare you serve me cold soup...” That's complaining. There is a “me” here that loves to feel personally offended by the cold soup and is going to make the most of it, a “me” that enjoys making someone wrong. The complaining we are talking about is in the service of the ego, not of change. Sometimes it becomes obvious that the ego doesn't really want change so that it can go on complaining.
Hãy để ý xem bạn có thể nắm bắt, tức là nhận ra tiếng nói luôn vang vang ở trong đầu bạn, ngay phút giây tiếng nói ồn ào ấy đang than phiền về một chuyện nào đó? Bạn hãy nhận thức rằng đó chính là tiếng nói của bản ngã ở trong bạn, đó là một khuôn mẫu bó buộc của thói quen suy tư không thể cưỡng lại ở trong bạn; rằng đó chỉ là một ý nghĩ đang xảy ra ở trong bạn, thế thôi. Bất cứ lúc nào mà bạn nghe tiếng nói vang vang đó ở trong đầu, bạn sẽ nhận thức rằng bạn không phải là tiếng nói đó vì bạn chính là cái phần nhận ra tiếng nói đó . Thực vậy, bạn chính là ý thức, cái đang nhận ra tiếng nói của bạn ngã ở trong bạn. Vì ở đằng sau hậu trường của tâm thức bạn có một sự nhận biết . Còn ở đằng trước là tiếng nói ồn ào của bản ngã, là cái phần hay suy tư, lo lắng ở trong bạn. Thực tập được như thế, bạn sẽ thoát ra khỏi sự khống chế của bản ngã , thoát ra khỏi phần suy tư chưa được nhận biết ở trong bạn. Phút giây mà bạn nhận ra được bộ mặt thật của bản ngã ở trong bạn thì lúc đó bản ngã của bạn sẽ không còn là bản ngã nữa, mà chỉ còn là một thói quen, một mô thức cũ kỹ, bị trói buộc của thói quen suy tư ở trong bạn. Nói đến bản ngã tức là ta đang nói đến sự vô minh, mê lầm và thiếu nhận thức ở trong bạn. Vì nhận thức sáng suốt và bản ngã là hai thứ không thể cùng tồn tại với nhau trong cùng một khoảnh khắc, một không gian. Tuy nhiên, những lối hành xử cũ hay những thói quen suy tư ở trong bạn vẫn có thể còn tồn tại và sẽ tái diễn trong một thời gian nữa vì đằng sau nó có quán tính rất mạnh của những thói quen vô thức lâu đời trong tập thể của con người suốt hàng ngàn năm qua. May thay, mỗi khi những thói quen cũ này bị nhận diện , thì nó sẽ càng ngày càng yếu đi.
See if you can catch, that is to say, notice, the voice in the head, perhaps in the very moment it complains about something, and recognize it for what it is: the voice of the ego, no more than a conditioned mind-pattern, a thought. Whenever you notice that voice, you will also realize that you are not the voice, but the one who is aware of it. In fact, you are the awareness that is aware of the voice. In the background, there is the awareness. In the foreground, there is the voice, the thinker. In this way you are becoming free of the ego, free of the unobserved mind. The moment you become aware of the ego in you, it is strictly speaking no longer the ego, but just an old, conditioned mind-pattern. Ego implies unawareness. Awareness and ego cannot coexist. The old mind-pattern or mental habit may still survive and reoccur for a while because it has the momentum of thousands of years of collective human unconsciousness behind it, but every time it is recognized, it is weakened.
Thái độ phản đối và lòng oán ghét
REACTIVITY AND GRIEVANCES
Lòng oán ghét là cảm xúc luôn đi kèm với tính hay than vãn, nó còn có thể được bổ sung bởi một thứ cảm xúc mạnh mẽ hơn như sự tức giận hay một dạng bất bình nào đó. Khi đó, lòng oán ghét có thêm nhiều năng lượng, và thói quen than vãn sẽ trở thành thái độ phản đối, là một cách khác để bản ngã của bạn tự củng cố chính nó. Nhiều người luôn trông đợi có chuyện gì xảy ra để họ có cớ phản đối, để họ cảm thấy mình bị xúc phạm hay bực mình; và như thế họ sẽ nhanh chóng tìm ra những chuyện ấy thôi. Lúc ấy họ sẽ nói những câu: "Hãy nhìn xem, đây quả là một sự sỉ nhục", "Sao ông dám...", "Tôi thù ghét cái này",... Và họ trở nên ghiền những cảm xúc bực tức và giận dữ như người ta nghiện ma túy. Qua thái độ phản đối điều này hay điều nọ, họ củng cố và khẳng định một cách sai lầm thêm cảm nhận về sự có mặt của bản ngã ở trong họ.
Whereas resentment is often the emotion that goes with complaining, it may also be accompanied by a stronger emotion such as anger or some other form of upset. In this way, it becomes more highly charged energetically. Complaining then turns into reactivity, another of the ego's ways of strengthening itself. There are many people who are always waiting for the next thing to react against, to feel annoyed or disturbed about - and it never takes long before they find it. “This is an outrage,” they say. “How dare you...” “ I resent this.” They are addicted to upset and anger as others are to a drug. Through reacting against this or that they assert and strengthen their feeling of self.
Nỗi bất mãn lâu ngày có thể trở thành một niềm oán hận. Người luôn mang trong lòng niềm oán hận với ai đó là một người thường xuyên ở trong trạng thái "chống đối một điều gì" và đây là một phần cấu trúc đáng kể của bản ngã ở trong nhiều người. Lòng oán hận về một chuyện đã qua của một tập thể có thể tồn tại qua nhiều thế kỷ trong tâm thức cộng đồng của một quốc gia hay một dân tộc và tạo nên một vòng luân hồi không lối thoát của bạo lực.
A long-standing resentment is called a grievance. To carry a grievance is to be in a permanent state of “against,” and that is why grievances constitute a significant part of many people's ego. Collective grievances can survive for centuries in the psyche of a nation or tribe and fuel a never- ending cycle of violence.
Niềm oán hận là một cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ có liên hệ đến một sự kiện nào đó đã thuộc về quá khứ; nhưng lòng oán hận này được làm sống lại qua lối suy nghĩ đầy tính ám ảnh như thể chuyện ấy là một điều gì vẫn đang còn xảy ra ; hay qua lối ôn lại những câu chuyện kiểu: "Ông có biết bọn chúng đã đày ải chúng tôi như thế nào không?". Vấn đề là khi bạn vẫn còn mang nặng niềm oán hận này, chúng sẽ làm ô nhiễm những lĩnh vực khác trong đời sống của bạn. Ví dụ, khi bạn nghĩ về một điều bất hạnh nào đó đã xảy ra trong quá khứ và niềm oán hờn bỗng trỗi dậy ở trong lòng bạn thì năng lượng tiêu cực của nó sẽ bóp méo những cảm nhận của bạn về những gì đang xảy ra, hay ảnh hưởng đến cách bạn nói năng và cư xử đối với người khác trong phút giây này. Chỉ cần một niềm oán hận lớn và chưa dứt bỏ được cũng đủ làm ô nhiễm cuộc đời bạn và đặt bạn vào trong chiếc gọng kềm của bản ngã.
A grievance is a strong negative emotion connected to an event in the sometimes distant past that is being kept alive by compulsive thinking, by retelling the story in the head or out loud of “what someone did to me” or “ what someone did to us.” A grievance will also contaminate other areas of your life. For example, while you think about and feel your grievance, its negative emotional energy can distort your perception of an event that is happening in the present or influence the way in which you speak or behave to ward someone in the present. One strong grievance is enough to contaminate large areas of your life and keep you in the grip of the ego.
Phải trung thực để xem trong đời bạn, bạn có đang nuôi dưỡng lòng oán hận một ai đó mà bạn chưa hoàn toàn tha thứ - một "kẻ thù" nào đó hay không. Nếu có, bạn hãy nhận diện cho rõ lòng thù ghét đó cả trên bình diện tư tưởng lẫn cảm xúc, tức là nhận ra những ý nghĩ nào thường lặp đi lặp lại ở trong đầu bạn khiến cho những cảm xúc đó được tiếp diễn, và bạn cảm nhận phản ứng của cơ thể mình đối với những ý tưởng tiêu cực đó. Nhưng cũng đừng cố gắng bỏ qua những cảm giác oán hờn này. Vì tha thứ theo kiểu "cố gắng bỏ qua” sẽ không có tác dụng. Sự tha thứ chỉ xảy ra một cách tự nhiên khi bạn nhận thức rằng nỗi hờn oán xưa cũ đó không có mục đích nào khác hơn là làm cho bạn tiếp tục bị khốn đốn trong phút giây hiện tại chỉ vì một điều đã xảy ra trong quá khứ, và chỉ để củng cố cảm nhận sai lầm về sự có mặt của một con người, một tư cách nạn nhân nào đó với mục đích là giúp cho bản ngã ở trong bạn tiếp tục được tồn tại. Thấy được như vậy tức là được giải thoát; như Chúa Jesus đã từng dạy: "Hãy tha thứ cho kẻ thù của con" căn bản là nói về sự tháo gỡ, buông bỏ một trong những cơ cấu chính của bản ngã trong cách suy tư của con người .
It requires honesty to see whether you still harbor grievances, whether there is someone in your life you have not completely forgiven, an “enemy.” If you do, become aware of the grievance both on the level of thought as well as emotion, that is to say, be ware of the thoughts that keep it alive, and feel the emotion that is the body's response to those thoughts. Don't try to let go of the grievance. Trying to let go, to forgive, does not work. Forgiveness happens naturally when you see that it has no purpose other than to strengthen a false sense of self, to keep the ego in place. The seeing is freeing. Jesus' teaching to “Forgive your enemies” is essentially about the undoing of one of the main egoic structures in the human mind.
Quá khứ sẽ không có năng lực để lôi kéo bạn ra khỏi phút giây này. Chỉ có niềm oán giận về những gì đã xảy ra trong quá khứ mới có thể lôi kéo bạn được. Vậy thì bản chất của lòng oán hận đó là gì? Đó chỉ là tàn dư của những suy nghĩ và cảm xúc cũ kỹ, đã lỗi thời.
The past has no power to stop you from being present now. Only your grievance about the past can do that. And what is a grievance? The baggage of old thought and emotion.
Căn bệnh luôn cho rằng: “mình đúng, kẻ khác sai”
BEING RIGHT, MAKING WRONG
Than phiền, phản ứng hay moi móc những khuyết điểm của người khác có khuynh hướng củng cố thêm cảm nhận của bản ngã về ranh giới và sự cách biệt, những thứ mà bản ngã cần dựa vào để tồn tại. Nhưng than phiền, phản ứng hay moi móc những khuyết điểm của người khác cũng làm cho bản ngã mạnh thêm bằng cách cho nó cảm nhận rằng nó siêu việt, nổi bật hơn người khác. Chúng ta chưa thấy rõ ngay được chuyện than phiền về một tình trạng kẹt xe, về một chính khách, về những kẻ giàu sụ “mà vẫn còn đầy lòng tham”, hay những kẻ lười biếng, ăn không ngồi rồi, hay về những người đồng sự, người tình cũ, người hôn phối của bạn, hoặc ông này, bà kia,... có thể cho chúng ta cảm giác rằng mình cao vượt hơn những kẻ ấy. Nhưng rõ ràng là khi bạn than phiền về họ, bạn kín đáo hàm ý là bạn đúng, còn người khác là sai.
Complaining as well as faultfinding and reactivity strengthen the ego's sense of boundary and separateness on which tis survival depends. But they also strengthen the ego in another way by giving it a feeling of superiority on which it thrives. It may not be immediately apparent how complaining, say, about a traffic jam, about politicians, about the “greedy wealthy” or the “lazy unemployed,” or your colleagues or ex-spouse , men or women, can give you a sense of superiority. Here is why. When you complain, by implication you are right and the person or situation you complain about or react against is wrong.
Chẳng có gì củng cố cho bản ngã của bạn hơn việc cho rằng bạn luôn luôn đúng. Cho rằng mình luôn luôn đúng là tự đồng nhất mình với một quan điểm, một cách suy tư ở trong bạn: có thể đó là một quan điểm, một ý kiến, một câu chuyện hay một phán xét nào đó. Để thấy rằng mình đúng thì người khác chắc chắn là phải sai, vì bản ngã bạn thích biến cái gì đó thành sai để nó được đúng. Nói cách khác: Bạn cần người khác hoặc một tình huống nào đó sai, để bạn có cảm nhận mạnh hơn về một con người, một tư cách nào đó ở trong mình. Khi bạn tỏ ra than phiền và phản ứng về một tình huống “sai trái” nào đó nghĩa là bạn ngụ ý rằng: "Lẽ ra chuyện này không nên xảy ra". Khi bạn tự cho rằng mình đúng thì bạn tự đặt mình vào một vị thế giả tưởng, rằng bạn có đạo đức hơn người khác. Chính cái cảm giác siêu việt đó là thứ mà bản ngã bạn khát khao vì nhờ đó mà bản ngã bạn tự củng cố chính nó.
There is nothing that strengthens the ego more than being right. Being right is identification with a mental position - a perspective, an opinion, a judgment, a story. For you to be right, of course, you need someone else to be wrong, and so the ego loves to make wrong in order to be right. In other words: you need to make others wrong in order to get a stronger sense of who you are. Not only a person, but also a situation can be made wrong through complaining and reactivity, which always implies that “this should not be happening.” Being right places you in a position of imagined moral superiority in relation to the person or situation that is being judged and found wanting. It is that sense of superiority the ego craves and through which it enhances itself.
Bảo vệ cho một ảo tưởng
IN DEFENCE OF AN ILLUSION
Các dữ kiện khoa học dĩ nhiên là những điều có thật. Nên khi bạn nói: "Ánh sáng đi nhanh hơn âm thanh" thì dĩ nhiên là bạn đúng còn người khác là sai. Điều này dễ dàng được khẳng định khi ta quan sát một cơn giông: ánh chớp có thể nhìn thấy được trước khi ta nghe có tiếng sấm. Không những bạn đúng mà còn biết rằng mình đúng. Vậy thì có bản ngã tham dự vào chuyện này không? Có thể chứ, nhưng không nhất thiết. Vì nếu bạn chỉ đơn thuần nói lên những gì bạn biết là sự thật thì sẽ không có sự tham dự của bản ngã, vì không có sự chấp trước, hay tự đồng hóa mình. Vậy tự đồng hóa mình là tự đồng hóa mình với cái gì? Với một cách tư duy ở trong mình. Tuy nhiên, khuynh hướng tự đồng hóa như thế rất dễ xâm nhập vào bạn. Thế nên khi nào bạn nghe chính mình vừa nói "Hãy tin tớ đi, tớ biết rõ điều này lắm mà!" hoặc "Tại sao các cậu lại không tin tớ?" thì lúc đó bản ngã của bạn đã xâm nhập vào những điều bạn nói rồi. Bạn ngã của bạn nấp đằng sau chữ "Tớ". Một câu nói đơn giản "ánh sáng đi nhanh hơn âm thanh" dẫu rằng đúng thì giờ đây đã phục vụ cho một ảo tưởng, cho bản ngã. Câu nói ấy đã bị ô nhiễm bởi một cảm nhận sai lầm về một cái “Tôi”. Vì câu nói ấy đã bị cá thể hóa và trở thành một vị thế, một quan điểm trong cách bạn suy tư. Cái "Tôi" này cảm thấy giá trị của nó bị giảm sút hay xúc phạm vì người khác không tin theo những gì cái "Tôi" ấy nói ra.
Facts undoubtedly exist. If you say: “Light travels faster than sound,” and someone else says the opposite is the case, you are obviously right, and he is wrong. The simple observation that lightning precedes thunder could confirm this. So not only are you right, but you know you are right. Is there any ego involved in this? Possibly, but not necessarily. If you are simply stating what you know to be true, the ego is not involved at all, because there is no identification. Identification with what? With mind and a mental position. Such identification, however, can easily creep in. If you find yourself saying, “Believe me, I know” or “Why do you never believe me?” then the ego has already crept in. It is hiding in the little word “me.” A simple statement: “Light is faster than sound,” although true, is now in service of illusion, of ego. It has become contaminated with a false sense of “I”; it has become personalized, turned into a mental position. The “I” feels diminished or offended because somebody doesn't believe what “I” said.
Bản ngã của bạn xem xét mọi thứ chỉ theo quan điểm của riêng nó. Đi kèm với thái độ chủ quan trong suy nghĩ của bản ngã là sự bức xúc trong tình cảm, khuynh hướng bảo vệ ý kiến của mình và thậm chí là tranh cãi khi người khác tỏ ra bất đồng với bạn. Bạn có đang cố gắng để bảo vệ Sự Thật? Không, bất luận trường hợp nào thì Sự Thật không cần bạn hay bất kỳ ai bảo vệ cho nó. Ánh sáng hay âm thanh không quan tâm đến những gì bạn hay người khác nghĩ. Bạn chỉ đang bảo vệ cho chính mình, đúng hơn là bảo vệ cái ảo tưởng về mình , một thứ ảo tưởng do suy tư ở trong bạn tạo ra. Nói đúng hơn là ảo tưởng của bạn đang bảo vệ cho chính nó. Nếu dữ liệu khoa học đơn giản và hiển nhiên này, tức chuyện “ánh sáng đi nhanh hơn âm thanh”, mà đã dễ bị bóp méo, biến thái bởi cái hiểu sai lầm của bản ngã thì những chuyện khác ít hiển nhiên, ít rõ ràng hơn như một quan điểm, một ý kiến, một phán đoán,… lại càng dễ bị biến thái và bóp méo bởi bản ngã hơn gấp bội. Vì tất cả tựu trung đều là những hình thức khác nhau của suy tư, nên chúng càng rất dễ bị tiêm nhiễm bởi cái "Tôi" sai lầm ấy.
Ego takes everything personally. Emotion arises, defensiveness, perhaps even aggression. Are you defending the truth? No, the truth, in any case, needs no defense. The light or sound does not care about what you or anybody else thinks. You are defending yourself, or rather the illusion of yourself, the mind-made substitute. It would be even more accurate to say that the illusion is defending itself. If even the simple and straightforward realm of facts can lend itself to egoic distortion and illusion, how much more so the less tangible realm of opinions, viewpoints, and judgments, all of them thought forms that can easily become infused with a sense of “I.”
Bản ngã nào cũng đều lẫn lộn giữa một biến cố với quan điểm, hay ý kiến của bạn về biến cố đó. Ngoài ra, bản ngã của bạn cũng không thể phân biệt được sự khác biệt giữa một sự kiện với phản ứng của bạn đối với sự kiện đó. Bản ngã nào cũng đều suy diễn, bóp méo sự việc và chỉ muốn chọn lọc ra những gì nó muốn nhìn nhận. Chỉ qua nhận thức - không phải qua suy nghĩ - bạn mới phân biệt được sự khác biệt giữa một sự việc và ý kiến của bạn về sự việc đó. Chỉ qua nhận thức, mà không phải là qua suy tư, bạn mới có thể nhận thức được sự khác biệt giữa một dữ kiện và ý kiến của bạn về dữ kiện đó. Cũng chỉ qua nhận thức bạn mới có thể nhận ra: Ồ đây là tình huống và đây là những cảm xúc giận dữ của tôi về tình huống đó, rồi bạn nhận ra những phương cách khác nhau mà bạn có thể ứng xử trong tình huống đó. Chỉ qua nhận thức, bạn mới biết được bức tranh toàn thể của một vấn đề, hay một người nào đó, thay vì chỉ nhìn từ một góc độ rất hạn hẹp của vấn đề.
Every ego confuses opinions and viewpoints with facts. Furthermore, it cannot tell the differences between an event and its reaction to that event. Every ego is a master of selective perception and distorted interpretation. Only through awareness - not through thinking - can you differentiate between fact and opinion. Only through awareness are you able to see: There is the situation and here is the anger I feel about it, and then realize there are other ways of approaching the situation, other ways of seeing it and dealing with it. Only through awareness can you see th totality of the situation or person instead of adopting one limited perspective.
Chân lý: tương đối hay tuyệt đối?
TRUTH: RELATIVE OR ABSOLUTE?
Ngoại trừ những dữ kiện đơn giản và có thể dễ dàng được xác minh, thì thái độ quá chắc chắn rằng “Tôi đúng, anh sai” là một điều rất nguy hại trong quan hệ cá nhân, cũng như trong quan hệ giữa các nước, các dân tộc, các tôn giáo,...
Beyond the realm of simple and verifiable facts, the certainty that “I am right and you are wrong” is a dangerous thing in personal relationships as well as in interactions between nations, tribes, religions, and so on.
Thái độ "Tôi đúng, anh sai" chỉ là một trong những phương cách mà bản ngã thường dùng để tự củng cố, xác minh chính nó. Cho rằng mình đúng, biến người khác thành sai là một sự tha hóa về mặt tinh thần, luôn luôn gây ra sự phân cách và mâu thuẫn giữa con người với con người. Nhưng như thế thì không có chuyện gì hoàn toàn đúng - hay sai - hay sao?
But if the belief “I am right; you are wrong” is one of the ways in which the ego strengthens itself, if making yourself right and others wrong is a mental dysfunction that perpetuates separation and conflict between human beings, does that mean there is no such thing as right or wrong behavior, action, or belief? And wouldn't that be the moral relativism that some contemporary Christian teachings see as the great evil of our times?
Lịch sử chiến tranh về tôn giáo là một ví dụ tiêu biểu về sự nguy hại của thái độ cho rằng chỉ có tôn giáo của mình là sở hữu chân lý, là đúng đắn,… vì thái độ này sẽ làm cho hành vi và cách suy nghĩ của chúng ta trở nên băng hoại. Trong nhiều thế kỷ qua, những chuyện như thiêu sống người khác, hoặc tra tấn nếu họ biểu lộ thái độ không đồng ý với giáo lý hay những suy diễn mà một giáo phái cho là Chân lý vẫn diễn ra, vì những tín đồ của giáo phái ấy luôn tự cho là mình đúng và người khác là "Sai". Sai đến độ họ phải bị hành hình. Chân lý được coi như quan trọng hơn sinh mạng của một con người. Vậy cái được cho là Chân lý đó thực ra là cái gì? Đó chỉ là một câu chuyện chúng ta tự thêu dệt nên và tin vào, đó chỉ là một mớ của những suy tư ở trong đầu chúng ta.
The history of Christianity is, of course, a prime example of how the belief that you are in sole possession of the truth, that is to say, right , can corrupt your actions and behavior to the point of insanity. For centuries, torturing and burning people alive if their opinion diverged even in the slightest from Church doctrine or narrow interpretations of scripture (the “Truth”) was considered right because the victims were “wrong.” They were so wrong that they needed to be killed. The Truth was considered more important than human life. And what was the Truth? A story you had to believe in; which means, a bundle of thoughts.
The one million people that mad dictator Pol Pot of Cambodia ordered killed included everybody who wore glasses. Why? To him, the Marxist interpretation of history was the absolute truth, and according to his version of it, those who wore glasses belonged to the educated glass, the bourgeoisie, the exploiters of the peasants. They needed to be eliminated to make room for a new social order. His truth also was a bundle of thoughts.
Một số giáo phái rất đúng khi cho rằng không một tôn giáo nào có thể sở hữu Chân lý một cách tuyệt đối. Và Chân lý tuyệt đối cũng không thể được tìm ra ở nơi mà chân lý không thể được tìm ra: tức là ở trong các giáo điều, các học thuyết, hệ tư tưởng hay ở các hệ thống luật lệ nào đó. Vì những thứ này có một đặc điểm giống nhau là chúng hoàn toàn do suy nghĩ mà ra. Giỏi lắm thì suy tư có thể chỉ cho chúng ta nhìn về hướng của chân lý, nhưng tự thân chúng không bao giờ có thể là chân lý cả, như Đức Phật đã nói: "Ngón tay của ta chỉ về phía mặt trăng, chứ ngón tay ta không phải là mặt trăng". Tôn giáo nào cũng có mặt tốt và mặt xấu, tùy theo cách tiếp xử của chúng ta. Bạn có thể dùng tôn giáo để phục vụ cho bản ngã của riêng mình, hay dùng tôn giáo để phục vụ cho Chân lý. Nếu bạn cho rằng chỉ có tôn giáo của bạn mới là chân lý duy nhất, thì lúc đó bạn đang dùng tôn giáo để phục vụ cho bản ngã của bạn. Như thế, tôn giáo sẽ trở thành những giáo điều chết cứng và bạn sẽ có ảo giác rằng tôn giáo của mình cao siêu hơn những tôn giáo khác, và bạn sẽ tạo thêm sự phân ly và mâu thuẫn. Để phục vụ cho Chân lý, tôn giáo phải là những tấm bảng chỉ đường hoặc những chiếc bản đồ mà các bậc đã khai sáng đã để lại giúp cho bạn có sự thức tỉnh về tâm linh, thoát ra khỏi sự đồng nhất một cách vô thức với hình tướng.
The Catholic and other churches are actually correct when they identify relativism, the belief that there is no absolute truth to guide human behavior, as one of the evils of our times; but you won't find absolute truth if you look for it where it cannot be found: in doctrines, ideologies, sets of rules, or stories. What do all of these have in common? They are made up of thought. Thought can at best point to the truth, but it never is the truth. That's why Buddhists say “The finger pointing to the moon is not the moon.” All religions are equally false and equally true, depending on how you use them. You can use them in the service of the ego, or you can use them in the service of the Truth. If you believe only your religion is the Truth, you are using it in the service of the ego. used in such a way, religion becomes ideology and creates an illusory sense of superiority as well as division and conflict between people. In the service of the Truth, religious teachings represent signposts or maps left behind by awakened humans to assist you in spiritual awakening, that is to say, in becoming free of identification with form.
Chỉ có một Chân Lý Tuyệt Đối, còn những chân lý khác đều từ đó mà ra. Khi bạn tìm ra được Chân Lý Tuyệt Đối đó thì những gì bạn làm sẽ phù hợp với chân lý đó. Hành vi của con người là phản ảnh của Chân lý hay chỉ là phản ảnh của sự mê lầm. Vậy Chân lý có thể được diễn tả bằng lời không? Có thể, nhưng ngôn từ không phải là Chân lý. Ngôn từ chỉ có thể giúp chúng ta hướng về Chân lý như ngón tay chỉ trăng.
There is only one absolute Truth, and all other truths emanate from it. When you find that Truth, your actions will be in alignment with it. Human action can reflect the Truth, or it can reflect illusion. Can the Truth be put into words? Yes, but the words are, of course, not it. They only point to it.
Nhưng Chân lý Tuyệt Đối không tách rời với bản chất chân thật của bạn. Đúng vậy, bạn chính là Chân lý. Nên khi bạn phóng tâm đi tìm Chân lý ở đâu khác bên ngoài bạn, thì bạn sẽ đi vào sự lầm lạc. Hiện Hữu thâm sâu nhất của bạn chính là Chân lý. Chúa Jesus muốn nói lên điều quan trọng này khi ngài nói "Ta là con đường, là chân lý, là sự sống". Những lời Chúa Jesus đã thốt lên là một trong những tấm bảng chỉ đường mạnh mẽ và trực tiếp nhất hướng về Chân lý. Nếu bạn hiểu sai thì chúng lại là những trở ngại lớn nhất. Chúa Jesus muốn nói về Hiện Hữu thâm sâu nhất của bạn, là bản tánh căn bản của mỗi người, mỗi thể sống. Ngài nói bạn chính là Sự Sống đang diễn ra khắp mọi nơi trong vũ trụ. Người Cơ Đốc gọi đây là bản thể của Chúa, còn Đạo Phật gọi đó là Phật tánh. Đạo Hindu gọi là Atman, là Thượng Đế vĩnh hằng. Khi bạn có thể tiếp xúc với chiều không gian này ở trong mình – như là một việc bình thường, mà không phải là một thành tựu có tính chất kỳ diệu nào – thì tất cả những quan hệ hay hành vi của bạn đều phản ảnh tính Nhất Thể với đời sống mà bạn cảm nhận rất sâu sắc ở trong mình. Đây chính là tình yêu chân chính. Luật pháp, mệnh lệnh, nguyên tắc,… chỉ cần thiết khi con người khi họ đã bị tách biệt với bản chất chân thật của họ, tức là tách biệt với Chân lý ở trong họ. Những luật lệ mà chúng ta đề ra với mục đích ngăn ngừa sự tha hóa của bản ngã, nhưng thực ra thì luật lệ thường cũng không làm được như điều mà chúng ta mong muốn. "Hãy để cho lòng yêu thương mọi người được dâng trào một cách tự nhiên ở trong con và làm những gì con cần làm", Thánh Augustine đã từng nói như vậy và không còn ngôn từ nào có thể nói hay hơn câu nói này.
The Truth is inseparable from who you are. Yes, you are the truth. If you look for it elsewhere, you will be deceived every time. The very Being that you are is Truth. Jesus tried to convey that when he said, “I am the way and the truth and the life.”2 These words uttered by Jesus are one of the most powerful and direct pointers to the Truth, if understood correctly. If misinterpreted, however, they become a great obstacle. Jesus speaks of the innermost I Am, the essence identity of every man and woman, every life- form, in fact. He speaks of the life that you are. Some Christian mystics have called it the Christ within; Buddhists call it your Buddha nature; for Hindus, it is Atman, the indwelling God. When you are in touch with that dimension within yourself - and being in touch with it is your natural state, not some miraculous achievement - all your actions and relationships will reflect the oneness with all life that you sense deep within. This is love. Laws, commandments, rules, and regulations are necessary for those who are cut off from who they are, the Truth within. They prevent the worst excesses of the ego, and often they don't even do that. “Love and do what you will,” said St. Augustine. Words cannot get much closer to the Truth than that.
Bản ngã không phải là vấn đề cá nhân của bạn
THE EGO IS NOT PERSONAL
Trên bình diện tập thể, lối suy nghĩ "Chúng tôi đúng, những người kia sai" được xác lập một cách kiên cố ở nhiều nơi trên thế giới, nơi các cuộc xung đột khốc liệt và dai dẳng giữa các nước, các chủng tộc, tôn giáo, hay ý thức hệ ngày một tràn lan. Cả hai bên đều cố chấp vào những quan điểm, cách hiểu vấn đề của riêng mình; nói một cách khác, họ tự đồng hóa họ một cách vô thức với những suy tư của họ. Cả hai đều bất lực như nhau, không thể thấy được là có một cách nhìn khác, một câu chuyện khác cũng có giá trị như thế. Y. Halevi, một văn hào người Do Thái, đã nói đến khả năng để chúng ta có được sự dung hòa cho những cái nhìn rất khác biệt nhau; nhưng ở nhiều nơi trên thế giới, chúng ta chưa thể hay chưa muốn làm như vậy. Cả hai phía đều tin là chỉ có mình sở hữu Chân lý. Cả hai đều xem mình là nạn nhân, còn "những người kia" là những kẻ xấu xa. Họ đã khái niệm hóa và hạ thấp nhân phẩm của “những người kia” thành kẻ thù nên họ có thể giết hại hay gieo rắc mọi hình thức bạo lực lên những người ấy, thậm chí là lên cả trẻ con mà không hề thấy được nhân phẩm và nỗi thống khổ của phía bên kia. Họ bị mắc kẹt vào một cơn lốc điên cuồng của tội ác, oán thù, bạo động và phản ứng.
On a collective level, the mind-set “We are right and they are wrong” is particularly deeply entrenched in those parts of the world where conflict between two nations, races, tribes, religions, or ideologies is long-standing, extreme, and endemic. Both sides of the conflict are equally identified with their own perspective, their own “story,” that is to say, identified with thought. Both are equally incapable of seeing that another perspective, another story, may exist and also be valid. Israeli writer Y. Halevi speaks of the possibility of “accommodating a competing narrative,”3 but in many parts of the world, people are not yet able or willing to do that. Both sides believe themselves to be in possession of the truth. Both regard themselves as victims and the “other” as evil, and because they have conceptualized and thereby dehumanized the other as the enemy, they can kill and inflict all kinds of violence on the other, even on children, without feeling their humanity and suffering. They become trapped in an insane spiral of perpetration and retribution, action and reaction.
Rõ ràng ở đây bản ngã tập thể của con người, dưới cách nhìn "chúng ta" đối nghịch với "chúng nó" càng trở nên điên rồ hơn so với biểu hiện của bản ngã của cá nhân "Tôi", dù cơ chế của cả hai đều giống nhau. Đại đa số bạo lực mà con người gây ra cho nhau không phải là do các tội phạm hay những kẻ loạn thần kinh mà là do những con người rất bình thường, những công dân bình thường, khả kính gây ra để phục vụ cho bản ngã của tập thể. Nên chúng ta có thể cường điệu hơn một chút khi nói rằng sự “bình thường” trên thế gian cũng có nghĩa là điên rồ. Như vậy gốc rễ của sự điên rồ này là gì? Đó chính là bản ngã, là sự hoàn toàn đồng nhất chính mình với những suy-nghĩ-không-có-chủ-đích và những cảm xúc miên man ở trong mình.
Here it becomes obvious that the human ego in its collective aspect as “us” against “them” is even more insane that n the “me,” the individual ego, although the mechanism is the same. By far the greater part of violence that humans have inflicted on each other is not the work of criminals or the mentally derange, but of normal, respectable citizens in the service of the collective ego. One can go far as to say that on this planet “normal” equals insane. What is it that lies at the root of this insanity? Complete identification with thought and emotion, that is to say, ego.
Dù thế giới này vẫn còn đầy rẫy những ích kỷ, tham lam, bóc lột và bạo tàn,... nhưng khi bạn chưa nhận thức được rằng đây chỉ là những biểu hiện của sự tha hóa tâm linh của cá nhân hay của tập thể, chúng ta sẽ sai lầm khi cá thể hóa những biểu hiện tha hóa đó. Bạn sẽ dựng nên khái niệm không có thực về một cá nhân hay một nhóm người nào đó ở trong đầu bạn và mạnh dạn tuyên bố "Đây là bản chất của kẻ này. Đây là bản chất của chúng nó". Khi bạn nhầm bản chất chân thực của một người với những biểu hiện sai trái của bản ngã của người đó, thì đó là lúc bản ngã ở trong bạn đang dùng sự suy diễn sai lạc này để củng cố cho chính nó qua việc cho rằng bạn đúng và vì thế bạn cảm thấy ưu việt hơn người khác, và qua thái độ chỉ trích, phẫn nộ, giận dữ đối với những người mà bạn cho là kẻ thù. Tất cả những tấn bi kịch này làm cho bản ngã ở trong bạn cảm thấy rất thỏa mãn. Thái độ này tạo nên sự cách biệt giữa bạn với những người chung quanh, những người mà bạn coi là “kẻ thù” vì sự khác biệt của họ, khi sự khác biệt này được bản ngã của bạn khuếch đại đến mức bạn không còn cảm nhận được rằng họ cũng là một con người như bạn, họ cũng là một phần rất căn bản của đời sống như bạn, cùng có tính chất cao thượng và thần thánh như bạn.
Greed, selfishness, exploitation, cruelty, and violence are still all- pervasive on this planet. When you don't recognize them as individual and collective manifestations of an underlying dysfunction or mental illness, you fall into the error of personalizing them. You construct a conceptual identity for an individual or group, and you say: “This is who he is. This is who they are.” When you confuse the ego that you perceive in others with their identity, it is the work of your own ego that uses this misperception to strengthen itself through being right and therefore superior, and through reacting with condemnation, indignation, and often anger against the perceived enemy. All this is enormously satisfying to the ego. It strengthens the sense of separation between yourself and the other, whose “otherness” has become magnified to such an extent that you can no longer feel your common humanity, nor the rootedness in the one Life that you share with each human being, your common divinity.
Khi bạn phản ứng quá đáng đối với những cách cư xử khiếm khuyết đầy tính bản ngã ở một người nào, thì đó là một dấu hiệu cho thấy bạn không biết rằng bạn cũng có những lối hành xử khiếm khuyết, đầy tính bản ngã như thế ở trong mình. Cho nên, ta luôn có cơ hội học thêm nhiều điều hay từ những người mà ta cho là kẻ thù. Bạn thường cảm thấy bực tức, cay cú nhất đối với những gì bạn nhìn thấy ở họ? Tính tham lam, ích kỷ của họ? Sự đam mê quyền lực, thích đàn áp của họ? Tính thiếu thành thật, xu hướng bạo lực hay một điểm nào đó? Bạn cảm thấy chán ghét và có phản ứng dữ dội về những gì bạn nhìn thấy ở người khác chỉ là một phản ứng vô thức của bạn về những khiếm khuyết tương tự mà bạn chưa nhận ra ở trong mình. Nhưng chẳng qua những thứ ấy chỉ là biểu hiện của bản ngã nói chung và hoàn toàn không phải là vấn đề riêng của bạn. Nó chẳng liên quan gì đến bản chất chân thực của người đó, hay của bạn. Chỉ khi nào bạn nhầm lẫn những biểu hiện của bản ngã của con người nói chung với bản chất chân thực của họ thì điều này mới có thể ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận về nhân cách của chính bạn.
The particular egoic patterns that you react to most strongly in others and misperceive as their identity tend to be the same patterns that are also in you, but that you are unable or unwilling to detect within yourself. In that sense, you have much to learn from your enemies. What is it in them that you find most upsetting, most disturbing? Their selfishness? Their greed? Their need for power and control? Their insincerity, dishonesty, propensity to violence, or whatever it may be? Anything that you resent and strongly react to in another is also in you. But it is no more than a form of ego, and as such, it is completely impersonal. It has nothing to do with who that person is, nor has it anything to do with who you are. Only if you mistake it for who you are can observing it within you be threatening to your sense of self.
Gây chiến là một thói quen trong cách tư duy
WAR IS A MIND-SET
Trong một số trường hợp, bạn cần phải bảo vệ mình hay người khác khỏi bị hãm hại nhưng bạn hãy coi chừng, vì không khéo bạn sẽ tự phong cho mình sứ mạng "trừ gian diệt bạo" và như thế bạn có thể trở thành chính những thứ mà bạn đang cố đấu tranh để loại trừ. Đấu tranh với sự mê mờ có thể làm cho bạn trở nên mê mờ. Vô thức hay những hành vi tha hóa của bản ngã là thứ ta không bao giờ có thể đánh bại được bằng cách trấn áp hay loại trừ. Dù bạn có khuất phục được đối thủ của mình thì sự thiếu nhận thức của kẻ ấy sẽ đi vào trong con người của bạn, vì kẻ địch mà bạn muốn tiêu diệt sẽ tạm rút lui và sẽ tìm cách để biểu hiện ra trong nay mai dưới một hình thức khác. Chống lại một cái gì đó tức là bạn vô tình làm cho cái đó trở nên mạnh thêm, khi kình chống một cái gì là bạn vô tình giúp cho cái đó được tiếp tục tồn tại.
In certain cases, you may need to protect yourself or someone else from being harmed by another, but beware of making it your mission to “eradicate evil,” as you are likely to turn into the very thing you are fighting against. Fighting unconsciousness will draw you into unconsciousness yourself. Unconsciousness, dysfunctional egoic behavior, can never be defeated by attacking it. Even if you defeat your opponent, the unconsciousness will simply have moved into you, or the opponent reappears in a new disguise. Whatever you fight, you strengthen, and what you resist, persists.
Thỉnh thoảng ta nghe "cuộc chiến chống lại" cái này hay phong trào đấu tranh chống lại cái kia ở các nước phương Tây và mỗi khi như thế thì chúng ta biết rằng thất bại là điều tất yếu sẽ xảy ra cho những cuộc chiến như thế. Nào là cuộc chiến chống ma túy, chống tội phạm, chống khủng bố, chống ung thư, chống đói nghèo,... Thế nhưng, cho dù có cuộc chiến chống ma túy và tội ác thì trong 25 năm qua thống kê cho thấy các vụ tội phạm và những trường hợp liên quan đến ma túy ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Năm 1980 số tù nhân ở Mỹ chưa đến 300 ngàn thì năm 2004 đã tăng lên đến con số 2,1 triệu. Cuộc chiến chống bệnh tật đã tạo ra nhiều vấn đề trong đó có việc lạm dụng thuốc kháng sinh. Thoạt đầu thì việc sử dụng kháng sinh dường như có vẻ cấp thời giúp chúng ta thắng được các bệnh truyền nhiễm. Nhưng giờ đây, các chuyên gia y tế đã nhất trí rằng việc dùng kháng sinh tràn lan và thiếu thận trọng trong thời gian qua đã tạo nên một quả bom hẹn giờ và rằng các loài vi khuẩn mới có khả năng kháng thuốc mạnh hơn trước, hoặc các loài siêu vi khuẩn có nguy cơ dẫn đến sự tái xuất hiện của bệnh tật và có thể gây nên những trận dịch toàn cầu. Theo tờ Journal of the American Medical Association, tử vong do chữa trị bằng thuốc Tây là nguyên nhân tử vong đứng vào hàng thứ 3 ở Mỹ, tức là chỉ sau bệnh tim và bệnh ung thư. Các phép chữa vi lượng đồng căn (homeopathy) và thuốc Bắc cổ truyền của phương Đông là hai ví dụ khả dĩ có thể thay thế cho cách trị bệnh bằng kháng sinh của phương Tây vì hai phương pháp này không trị bệnh như kiểu thuốc Tây, tức là không đối xử với căn bịnh như một kẻ thù, nên chúng không tạo ra những tật bệnh mới.
These days you frequently hear the expression “the war against” this or that, and whenever I hear it, I know that it is condemned to failure. There is the war against drugs, the war against crime, the war against terrorism, the war against cancer, the war against poverty, and so on. For example, despite the war against crime and drugs, there has been a dramatic increase in crime and drug-related offenses in the past twenty-five years. The prison population of the United States has gone up from just under 300,000 in 1980 to a staggering 2.1 million in 2004.4 The war against disease has given us, amongst other things, antibiotics. At first, they were spectacularly successful, seemingly enabling us to win the war against infectious diseases. Now many experts agree that the widespread and indiscriminate use of antibiotics has created a time bomb and that antibiotic-resistant strains of bacteria, so-called super bugs, will in all likelihood bring about a reemergence of those diseases and possibly epidemics. According to the Journal of the American Medical Association, medical treatment is the third-leading cause of death after heart disease and cancer in the United States. Homeopathy and Chinese medicine are two examples of possible alternative approaches to disease that do not treat the illness as an enemy and therefore do not create new diseases.
Gây chiến là một thói quen của cách bạn suy tư, và mọi hành động xuất phát từ đó hoặc sẽ làm cho kẻ thù - tức là cái bạn cho là xấu - trở nên mạnh hơn, hoặc là tạo ra một kẻ thù mới nếu bạn thắng, hoặc ta sẽ tạo ra một điều xấu khác tương tự hay còn tệ hại hơn cái vừa mới bị đánh bại. Có một sự tương quan sâu sắc giữa trạng thái nhận thức bên trong của bạn và sự biểu hiện ra thế giới bên ngoài của bạn. Khi bạn đang ở trong vòng kiềm tỏa của phần tâm thức cộng đồng gọi là "gây chiến" thì cách suy luận của bạn sẽ có tính chọn lọc và thường bị méo mó. Nói một cách khác, bạn chỉ thấy những gì bạn muốn thấy, và diễn dịch sai lầm những điều bạn nhìn thấy. Hãy thử hình dung xem có những hành vi tốt đẹp nào lại có thể phát sinh từ một cách nhìn sai lạc như thế.
War is a mind-set, and all action that comes out of such a mind-set will either strengthen the enemy, the perceived evil, or, if the war is won, will create a new enemy, a new evil equal to and often worse than the one that was defeated. There is a deep interrelatedness between your state of consciousness and external reality. When you are in the grip of a mind-set such as “war,” your perceptions become extremely selective as well as distorted. In other words, you will see only what you want to see and then misinterpret it. You can imagine what kind of action comes out of such a delusional system. Or instead of imagining it, watch the news on TV tonight.
Hãy nhận diện rõ bộ mặt thật của bản ngã ở trong bạn: Đó chỉ là sự tha hóa có tính chất tập thể, là sự điên cuồng của trí năng ở trong con người nói chung. Khi bạn nhận ra mặt mũi chân thực của bản ngã là gì, bạn sẽ không còn nhận lầm nó với bản chất chân thực của một người. Khi đã nhận ra mặt mũi chân thực của bản ngã thì chuyện giữ cho mình không phản kháng với bản ngã trong người khác cũng dễ dàng hơn. Bạn không còn xem nó là một vấn đề của riêng bạn nữa. Bạn sẽ không còn than vãn, chê trách, hay cáo buộc ai. Không có đúng sai gì ở đây cả, mà chỉ là biểu hiện của bản ngã ở trong con người đó, thế thôi. Lòng xót thương phát sinh khi bạn nhận ra tất cả những khổ đau của con người đều gây nên bởi sự bệnh hoạn của thói quen suy nghĩ miên man ở trong con người, có người thì bệnh nhẹ, có kẻ thì bệnh rất nặng. Ta không còn tiếp tay để gây thêm những bi kịch với những kiểu quan hệ có tính bản ngã như thế. Tiếp tay ở đây nghĩa là gì? Là thái độ phản ứng của bạn đối với một vấn đề. Vì phản ứng là thứ nhiên liệu mà bản ngã của bạn rất ưa thích.
Recognize the ego for what it is: a collective dysfunction, the insanity of the human mind. When you recognize it for what it is, you no longer misperceive it as somebody's identity. Once you see the ego for what it is, it becomes much easier to remain nonreactive toward it. you don't take it personally anymore. there is no complaining, blaming, accusing, or making wrong. Nobody is wrong. It is the ego in someone, that's all. Compassion arises when you recognize that all are suffering from the same sickness of the mind, some more acutely than others. You do not fuel the drama anymore that is part of all egoic relationships. What is its fuel? Reactivity. The ego thrives on it.
Bạn muốn được yên hay muốn có những bi kịch?
DO YOU WANT PEACE OR DRAMA?
Không ai mà lại không muốn có sự bình yên. Ấy vậy mà trong ta có một cái gì đó luôn muốn có những bi kịch, luôn muốn có sự xung đột. Bây giờ có thể bạn chưa nhận ra đâu. Nhưng rồi bạn sẽ nhận ra khi có một tình huống hay thậm chí là một ý nghĩ phát sinh và mong muốn đó sẽ trỗi dậy, châm ngòi cho phản ứng ở trong bạn. Khi bị người nào đó tố cáo bạn, không thừa nhận bạn, chất vấn cách hành xử của bạn hay tranh cãi với bạn về tiền bạc, v.v... lúc đó bạn có thấy trong mình có một nguồn lực đang dâng trào không? Năng lực đó là nỗi sợ hãi được che đậy dưới cảm xúc giận dữ và thù nghịch. Bạn có nhận ra giọng nói của mình đang đanh lại, lớn tiếng hay gằn giọng không? Bạn có ý thức rằng lý trí của bạn đang gấp rút bảo vệ cho quan điểm của nó, đang biện minh, đả kích hay quở trách người khác? Nói cách khác, bạn có tỉnh táo vào giây phút bạn vừa đánh mất nhận thức ở trong bạn không? Bạn có cảm nhận được trong mình có một cái gì đó đang cảm thấy nó bị lâm nguy; nó đang có biến động, và nó muốn sống còn với bất kỳ giá nào; rằng nó cần có những bi kịch để khẳng định tư cách của mình là người chiến thắng trong màn kịch đó không? Bạn có cảm nhận rằng ở trong mình có một cái gì đó thà thấy mình đúng hơn là muốn được yên?
You want peace. There is no one who does not want peace. Yet there is something else in you that wants the drama, wants the conflict. You may not be able to feel it at this moment. You may have to wait for a situation or even just a thought that triggers a reaction in you: someone accusing you of this or that, not acknowledging you, encroaching on your territory, questioning the way you do things, an argument about money.... Can you then feel the enormous surge of force moving through you, the fear, perhaps being masked by anger or hostility? Can you hear your own voice becoming harsh or shrill, or louder and a few octaves lower? Can you be aware of your mind racing to defend its position, justify, attack, blame? In other words, can you awaken at that moment of unconsciousness? Can you feel that there is something in you that is at war, something that feels threatened and wants to survive at all cost, that needs the drama in order to assert its identity as the victorious character within that theatrical production? Can you feel there is something in you that would rather be right than at peace?
Vượt lên bản ngã: Bản thể đích thực của bạn
BEYOND EGO: YOUR TRUE IDENTITY
Khi bản ngã của bạn đang ở trong tình trạng tranh chấp, hãy hiểu rằng đó chẳng qua là một ảo tưởng đang đấu tranh để tự bảo vệ chính nó. Ảo tưởng đó cho rằng nó là bạn. Thoạt đầu thật khó để bạn có mặt ở đó như là một chứng nhân, để nhìn thấy hết mỗi cảm xúc và suy nghĩ đang xảy ra ở trong bạn, khó nhất là khi bản ngã của bạn đang ở trong tư thế phải đấu tranh để sống còn, chiến đấu để tồn tại, hay khi một khuôn mẫu phản ứng bó buộc trong tình cảm đang bị kích động ở trong bạn; nhưng khi bạn đã làm quen với sự có mặt ở đó như một chứng nhân rồi thì năng lực của Sự Có Mặt ở trong bạn sẽ dần dần lớn mạnh hơn và bản ngã của bạn sẽ không còn khả năng khống chế bạn được nữa. Lúc đó có một năng lực mới, lớn hơn cả bản ngã và trí năng, đi vào cuộc đời bạn. Để thoát khỏi sự kiềm chế của bản ngã thì bạn chỉ cần nhận diện được nó, ý thức được nó. Vì nhận thức và bản ngã là thứ đối nghịch nhau, không thể trong một lúc mà cùng tồn tại. Nhận thức là năng lực ẩn tàng trong giây phút hiện tại, vì thế ta còn gọi nó là Sự Có Mặt. Mục tiêu tối thượng của con người, cũng là mục tiêu của chính bạn, là đưa năng lực của Sự Có Mặt đó vào trong thế giới này. Điều này cũng cho thấy rằng chuyện vượt thoát khỏi bản ngã không thể là một mục tiêu phấn đấu nằm ở trong tương lai. Vì chỉ có sự có mặt của bạn trong phút giây này, tức Hiện Hữu, mới có thể giải thoát bạn ra khỏi bản ngã và bạn chỉ có thể có mặt ngay trong giây phút này, mà không thể là trong quá khứ hay tương lai. Chỉ có năng lực của sự có mặt của bạn trong phút giây hiện tại mới có thể hóa giải quá khứ ở trong bạn và qua đó mà chuyển hóa nhận thức của bạn.
When the ego is at war, know that it is no more than an illusion that is fighting to survive. That illusion thinks it is you. It is not easy at first to be there as the witnessing Presence, especially when the ego is in survival mode or some emotional pattern from the past has become activated, but once you have had a taste of it, you will grow in Presence power, and the ego will lose its grip on you. And so a power comes into your life that is far greater than the ego, greater than the mind. All that is required to become free of the ego is to be aware of it, since awareness and ego are incompatible. Awareness is the power that is concealed within the present moment. This is why we may also call it Presence. The ultimate purpose of human existence, which is to say, your purpose is to bring that power into this world. And this is also why becoming free of the ego cannot be made into a goal to be attained at some point in the future. Only Presence can free you of the ego, and you can only be present Now, not yesterday or tomorrow. only Presence can undo the past in you and thus transform your state of consciousness.
Như vậy giác ngộ tâm linh là gì? Có phải là bạn tin rằng bạn là một người có đời sống tâm linh? Không, đó chỉ là một ý tưởng, dù ý nghĩ này gần chân lý hơn một tí so với ý nghĩ cho rằng bạn là con người ở trong chứng minh thư của mình. Giác ngộ là nhận thức rõ rằng những gì bạn đang cảm nhận, đang trải nghiệm hay đang suy nghĩ, rốt cuộc đều không phải là bản thể đích thực của mình, rằng bạn không thể tìm thấy một cái Tôi riêng biệt trong tất thảy những thứ đang diễn ra, đang đi qua. Có lẽ đức Phật là người đầu tiên thấy rõ được điều này và vì thế mà Anata, tức là Vô Ngã , là một giáo lý căn bản trong tất cả những răn dạy của Ngài. Còn Chúa Jesus thì nói: "Hãy chối bỏ bản ngã của con25" Nghĩa là: Hãy phủ định (và vì thế mà hóa giải) ảo tưởng về một tư cách, một con người tách biệt với tất cả - ở trong bạn. Nếu quả cái “Tôi” – tức bản ngã sai lầm ở trong bạn – là một cái gì chân thật của bạn thì chuyện phải "chối bỏ" nó đi quả là một điều rất ngớ ngẩn.
What is spiritual realization? The belief that you are spirit? No, that's a thought. A little closer to the truth than the thought that believes you are who your birth certificate says you are, but still a thought. Spiritual realization is to see clearly that what I perceive, experience, think, or feel is ultimately not who I am, that I cannot find myself in all those things that continuously pass away. The Buddha was probably the first human being to see this clearly, and so anata (no self) became one of the central points of his teaching. And when Jesus said, “Deny thyself,” what he meant was : Negate (and thus undo) the illusion of self. If the self - ego - were truly who I am, it would be absurd to “deny” it.
Những gì còn lại chính là sự tỏa sáng của thứ nhận thức thuần khiết, là không gian trong đó mỗi cảm xúc, mỗi ý nghĩ, mỗi trải nghiệm, mỗi cảm xúc… ở trong bạn xảy ra rồi tan biến đi. Nhận thức sáng tỏ đó chính là Hiện Hữu, là Chân Ngã sâu sắc và chân thực của bạn. Khi bạn biết rằng bạn chính là Hiện Hữu bất diệt, không hình tướng đó26, tất thảy những gì xảy ra trong đời bạn không còn mang giá trị tuyệt đối nữa mà chỉ là một cái gì tương đối. Bạn vẫn trân trọng những gì bạn đang có, nhưng những thứ (mà bạn đang tạm thời sở hữu) ấy không còn mang tính chất tuyệt đối nữa, vì chúng không còn quá nghiêm trọng và nặng nề như trước. Điều quan trọng là: Liệu lúc nào bạn cũng có thể cảm nhận được sự Hiện Hữu, cái Biết thường hằng, ở đằng sau hậu trường cuộc sống của bạn hay không? Nói chính xác hơn là bạn có cảm nhận được Hiện Hữu đang ý thức chính nó trong giờ phút này không? Bạn có thể cảm nhận được bản thể chân chính của mình chính là nhận thức, là Tâm không? Hay bạn đang tự đánh mất mình trong suy tư, trong những gì đang xảy ra xung quanh?
What remains is the light of consciousness in which perceptions, experiences, thoughts, and feelings come and go. That is Being, that is the deeper, true I. When I know myself as that, whatever happens in my life is no longer of absolute but only of relative importance. I honor it, but it loses its absolute seriousness, its heaviness. The only thing that ultimately matters is this: Can I sense my essential Beingness, the I Am, in the background of my life at all times? To be more accurate, can I sense the I Am that I Am at this moment? Can I sense my essential identity as consciousness itself? Or am I losing myself in what happens, losing myself in the mind, in the world?
Tất cả mọi cấu trúc đều không bền
ALL STRUCTURES ARE UNSTABLE
Dù ẩn dưới hình thức gì đi nữa, động cơ vô thức ở đằng sau của bản ngã chỉ là để củng cố cảm nhận về một cái “Tôi”, cái “Tôi” hão huyền ấy sẽ xuất hiện khi có một ý nghĩ – đó có thể là một ân sủng hoặc là một lời nguyền – và ý nghĩ đó bắt đầu chiếm hữu và che mờ niềm vui đơn giản mà sâu sắc khi con người tiếp xúc với Hiện Hữu, với Cội Nguồn, với Thượng Đế. Dù cho bản ngã được thể hiện dưới bất kỳ lối cư xử nào thì động lực nằm đằng sau của bản ngã luôn luôn là: Có nhu cầu được nổi bật, trở nên đặc biệt, để nắm quyền kiểm soát; nhu cầu có quyền lực, được người khác quan tâm đến mình, nhu cầu tích lũy tài sản hoặc kiến thức nhiều hơn; và tất nhiên là cả cảm nhận về sự cách biệt giữa bạn với thế giới chung quanh, nói một cách khác, bản ngã của bạn luôn có nhu cầu muốn có sự đối kháng, có một người để bạn cho là kẻ thù.
Whatever form it takes, the unconscious drive behind ego is to strengthen the image of who I think I am, the phantom self that came into existence when thought - a great blessing as well as a great curse - began to take over and obscured the simple yet profound joy of connectedness with Being, the Source, God. Whatever behavior the ego manifests, the hidden motivating force is always the same: the need to stand out, be special, be in control; the need for power, for attention, for more. And, of course, the need to feel a sense of separation, that is to say, the need for opposition, enemies.
Bản ngã luôn muốn cái gì đó từ người khác, hay từ những tình huống nào đấy. Bản ngã ở trong bạn luôn luôn có một động cơ bí ẩn, vì nó luôn luôn cảm thấy "chưa đầy đủ", hoặc có một sự thiếu thốn lớn cần phải lấp đầy. Bản ngã của bạn thích sử dụng người khác và những tình huống nào đấy để có được những gì nó muốn, ngay cả khi bản ngã của bạn thành công thì nó cũng không cảm thấy thỏa mãn được lâu. Thường thì những ý đồ của nó bị cản trở và trong hầu hết trường hợp, khoảng cách giữa “cái mà bản ngã của bạn muốn” và “những gì đang xảy ra” là nguyên nhân làm cho bạn rất khổ. Có một câu trong bài hát tiếng Anh từng rất thịnh hành: “I can't get no satisfaction” - “Tôi không bao giờ cảm thấy thỏa mãn” - đã nói lên rất chính xác cảm giác của bản ngã trong bạn. Và sợ hãi là cảm xúc chính nằm đằng sau, chi phối tất cả mọi hoạt động của bản ngã. Bạn sợ mình chỉ là một kẻ vô tích sự, sợ mình sẽ bị hoại diệt, sợ phải chết đi. Mọi hành động của bạn rốt cuộc cũng chỉ là để xua đi nỗi sợ hãi này nhưng giỏi lắm thì bản ngã của bạn chỉ có thể tạm thời dùng một quan hệ luyến ái để che đậy nỗi sợ hãi ấy, hoặc qua chuyện bạn sở hữu một cái gì, hay giành giật được cái này, cái nọ. Nhưng một ảo tưởng sẽ không bao giờ làm cho bạn được thỏa mãn(27). Chỉ có nhận ra được bản chất chân chính của bạn mới đưa bạn đến tự do, giải thoát.
The ego always wants something from other people or situations. There is always a hidden agenda, always a sense of “not enough yet,” of insufficiency and lack that needs to be filled. It uses people and situations to get what it wants, and even when it succeeds, it is never satisfied for long. Often it is thwarted in its aims, and for the most part the gap between “I want” and “what is” becomes a constant source of upset and anguish. the famous and now classic pop song, “(I Can't Get No) Satisfaction, “ is the song of the ego. The underlying emotion that governs all the activity of the ego is fear. The fear of being nobody, the fear of nonexistence, the fear of death. All its activities are ultimately designed to eliminate this fear, but the most the ego can ever do is to cover it up temporarily with an intimate relationship, a new possession, or winning at this or that. Illusion will never satisfy you. Only the truth of who you are, if realized, will set you free.
Nhưng tại sao bản ngã ở trong bạn thường có cảm giác sợ hãi đời sống? Vì bản ngã được phát sinh khi bạn sai lầm tự đồng nhất mình với hình tướng; trong khi sâu trong lòng bạn biết rất rõ rằng không một hình tướng nào bền vững lâu dài, rằng tất mọi hình tướng cả đều sẽ phôi pha, chóng tàn. Do đó bản ngã của bạn luôn có một cảm giác bất an, dù bên ngoài nó luôn tỏ ra rất tự tin.
Why fear? Because the ego arises by identification with form, and deep down it knows that no forms are permanent, that they are all fleeting. So there is always a sense of insecurity around the ego even if on the outside it appears confident.
Cách đây một vài năm, khi tôi đang dạo chơi với một người bạn ngang qua một khu bảo tồn thiên nhiên gần thành phố Malibu, bang California, chúng tôi tình cờ bắt gặp một khu trang trại bị hỏa hoạn trước đó vài thập niên. Khu nhà lâu ngày đã bị cây cối, dây leo mọc phủ đầy, và bên con đường mòn có một tấm bảng do ban quản lý công viên dựng lên. Tấm bảng ghi "Nguy hiểm, mọi cấu trúc đều không vững bền". Tôi quay sang nói với người bạn: "Đây quả là một câu kinh văn thực sâu sắc và thâm diệu28". Chúng tôi đứng lặng im trong niềm kính sợ. Khi bạn nhận ra và chấp nhận rằng bạn, mọi sự, mọi vật, kể cả những vật thể rắn chắc, đều không vững bền thì lúc đó sẽ có một niềm an bình trỗi lên ở trong bạn. Đó là vì khi bạn nhận ra tính vô thường của mọi sự, mọi vật; điều này sẽ làm thức tỉnh trong bạn một chiều không gian vô hình tướng, chiều không gian đó vượt thoát cả sinh tử. Chúa Jesus gọi đó là "Đời sống miên viễn".
As I was walking with a friend through a beautiful nature reserve near Malibu in California, we came upon the ruins of what had been once a country house, destroyed by a fire several decades ago. As we approached the property, long overgrown with trees and all kinds of magnificent plants, there was a sign by the side of the trail put there by the park authorities. It read: DANGER. ALL STRUCTURES ARE UNSTABLE. I said to my friend, “That's a profound sutra [sacred scripture].” And we stood there in awe. Once you realize and accept that all structures (forms ) are unstable , even the seemingly solid material ones, peace arises within you. This is because the recognition of the impermanence of all forms awakens you to the dimension of the formless within yourself, that which is beyond death. Jesus called it “eternal life.”
Nhu yếu muốn hơn người khác của bản ngã
THE EGO'S NEED TO FEEL SUPERIOR
Có nhiều biểu hiện khá vi tế và dễ dàng bị bỏ qua của bản ngã ở trong bạn mà bạn có thể cảm nhận ở người khác, và quan trọng hơn nữa là ở trong chính bạn. Hãy nhớ rằng khi bạn vừa nhận thức được bản ngã trong chính bạn thì nhận thức mới vừa phát sinh đó chính là bản chất chân thật của bạn vượt lên trên bản ngã. Nhận ra sự giả dối là làm cho những gì chân thực vươn lên.
There are many subtle but easily overlooked forms of ego that you may observe in other people and, more important, in yourself. Remember: The moment you become aware of the go in yourself, that emerging awareness is who you are beyond ego, the deeper “I.” The recognition of the false is already the arising of the real.
Ta hãy lấy một ví dụ: Khi bạn hào hứng định kể cho ai đó một mẩu tin vừa xảy ra "Thử đoán xem chuyện gì vừa xảy ra? Cậu chưa biết, đúng không? Để tớ kể cho mà nghe...". Nếu bạn có đủ sự tỉnh táo, đủ “có mặt” thì bạn sẽ phát hiện rằng có một chút thỏa mãn nào đấy ở trong bạn ngay trước khi bạn loan báo mẩu tin này, cho dù đó là một thông tin xấu. Sở dĩ như thế là vì trong một thoáng, dưới con mắt của bản ngã thì có một sự chênh lệch giữa bạn với người kia mà bạn đang là người chiếm ưu thế. Trong giây phút đó, bạn là người biết "nhiều hơn" người kia. Nỗi thỏa mãn mà bạn cảm nhận được đó là cảm giác thỏa mãn của bản ngã, phát sinh từ chuyện bạn có được cảm nhận về chính mình mạnh mẽ hơn so với người kia. Cho dù họ là một vị tổng thống hay giáo chủ của một tôn giáo, trong giờ phút đó bạn thấy mình giỏi hơn người đó vì bạn biết "nhiều hơn". Đây là lý do mà nhiều người đâm nghiện những chuyện ngồi lê đôi mách. Ngoài ra, những câu chuyện tầm phào như thế thường mang yếu tố chỉ trích, phê phán hoặc có ác ý với người khác, do đó tự làm cho bản ngã ở trong bạn mạnh hơn, vì khi chê trách ai thì bạn có hàm ý rằng bạn là một người có đạo đức hơn người ấy.
For example, you are about to tell someone the news of what happened. “Guess what? You don't know yet? Let me tell you.” If you are alert enough, present enough, you may be able to detect a momentary sense of satisfaction within yourself just before imparting the news, even if it is bad news. It is due to the fact that for a brief moment there is, in the eyes of the ego, an imbalance in your favor between you and the other person. For that brief moment, you know more than the other. The satisfaction that you feel is of the ego, and it is derived from feeling a stronger sense of self relative to the other person. Even if he or she is the president or the pope, you feel superior in that moment because you know more. Many people are addicted to gossiping partly for this reason. In addition, gossiping often carries an element of malicious criticism and judgment of others, and so it also strengthens the ego through the implied but imagined moral superiority that is there whenever you apply a negative judgment to anyone.
Tuy nhiên, nếu có người nào đó có nhiều của cải hơn bạn, có kiến thức hơn bạn, hoặc làm việc siêng năng hơn bạn,… thì bản ngã của bạn sẽ cảm thấy bị đe dọa vì bạn cảm thấy rằng có "ít của cải và kiến thức hơn" người khác sẽ làm giảm thiểu cảm nhận về chính mình ở trong bạn. Lúc đó bản ngã của bạn sẽ cố khôi phục lại vị thế của nó bằng cách hạ thấp, phê phán, hay làm giảm thiểu của cải, kiến thức hay năng lực của người kia. Cũng có thể bản ngã sẽ thay đổi chiến lược bằng cách thay vì đối chọi với người đó thì bản ngã sẽ tự củng cố chính nó bằng cách liên kết với người kia, nếu người kia tỏ ra là một người quan trọng dưới con mắt của những người chung quanh.
If someone has more, knows more, or can do more than I, the ego feels threatened because the feeling of “less” diminishes its imagined sense of self relative to the other. It may then try to restore itself by somehow diminishing, criticizing, or belittling the value of the other person's possessions, knowledge, or abilities. Or the ego may shift its strategy, and instead of competing with the other person, it will enhance itself by association with that person, if he or she is important in the eyes of others.
Bản ngã và danh vọng
EGO AND FAME
Có một hiện tượng khá phổ biến là việc ngầm khoe khoang sự quen biết của bạn với những người nổi tiếng với mục đích lòe người khác; đây là một chiến lược của bản ngã để làm cho nó cảm thấy nổi bật hơn người. Nhu yếu muốn được nổi tiếng này che mờ bản chất chân thật của bạn(29). Nếu bạn là người nổi tiếng thì hầu hết những người mà bạn gặp đều muốn tự củng cố hình ảnh về bản thân họ - tức là cảm nhận của họ về chính họ - nhờ sự quen biết với bạn. Bản thân họ có thể không biết rằng họ cũng chẳng hề quan tâm gì đến bạn, mà thực ra họ chỉ quan tâm đến chuyện nâng cao cảm nhận về chính bản thân họ, cái cảm giác mà chung cuộc chỉ là một điều hư cấu. Nhưng họ tin rằng, qua bạn, họ có thể “có nhiều hơn”. Họ trông mong để hoàn thiện chính họ qua bạn, hay nói một cách chính xác hơn, là qua cái hình ảnh trong trí óc của họ về bạn như là một người rất nổi tiếng.
The well-known phenomenon of “name dropping,” the casual mention of who you know, is part of the ego's strategy of gaining a superior identity in the eyes of others and therefore in its own eyes through association with someone “important.” The bane of being famous in this world is that who you are becomes totally obscured by a collective mental image. Most people you meet want to enhance their identity - the mental image of who they are - through association with you. They themselves may not know that they are not interested in you at all but only in strengthening their ultimately fictitious sense of self. They believe that through you they can be more. They are looking to complete themselves through you, or rather through the mental image they have of you as a famous person, a larger-than-life collective conceptual identity.
Chuyện đề cao thái quá về danh tiếng chỉ là một trong nhiều cách thể hiện sự điên rồ đầy tính bản ngã trong đời sống. Một số người nổi tiếng rơi vào sai lầm này và đồng nhất bản thân với hư cấu có tính tập thể đó, tức là cái hình ảnh mà mọi người và các phương tiện truyền thông đã tạo ra cho họ, và họ thực sự tự thấy mình ưu việt hơn những người bình thường. Do đó càng ngày họ càng trở nên xa lạ với chính họ và những người chung quanh; và họ ngày càng cảm thấy khổ sở và càng phụ thuộc vào sự mến mộ của mọi người. Họ luôn bị bao quanh bởi những người luôn vỗ béo cho cái hình ảnh bị thổi phồng về chính họ. Họ không còn khả năng để thiết lập những mối quan hệ chân chính với người khác.
The absurd over-valuation of fame is just one of the many manifestations of egoic madness in our world. Some famous people fall into the same error and identify with the collective fiction, the image people and the media have created of them, and they begin to actually see themselves as superior to ordinary mortals. As a result, they become more and more alienated from themselves and others, more and more unhappy, more and more dependent on their continuing popularity. Surrounded only by people who feed their inflated self-image, they become incapable of genuine relationships.
Albert Einstein, người đề ra thuyết tương đối trong ngành vật lý học, không bao giờ tự đồng nhất ông với hình ảnh mà người khác đã tạo dựng về ông. Ông vẫn luôn sống khiêm nhường, không mang nặng bản ngã. Quả thực, ông đã từng nói về "sự mâu thuẫn đáng buồn cười giữa những gì mà người ta xem là những năng lực và thành tựu của tôi với thực tế con người của tôi như thế nào và những gì tôi thực sự có thể làm".
Albert Einstein, who was admired as almost superhuman and whose fate it was to become one of the most famous people on the planet, never identified with the image the collective mind had created of him. He remained humble, egoless. In fact, he spoke of “a grotesque contradiction between what people consider to be my achievements and abilities and the reality of who I am and what I am capable of.”5
Đây là lý do tại sao mà một người nổi tiếng rất khó có được một mối quan hệ chân chính với người khác. Một quan hệ chân chính là một quan hệ không bị chi phối bởi bản ngã, vì mục tiêu của bản ngã là chỉ để tạo dựng nên một hình ảnh không có thực(30) hay dùng quan hệ ấy để cho bản ngã đi tìm chính nó(31). Trong một quan hệ chân chính, ta thấy có sự cởi mở và lòng quan tâm chân thành đối với người kia, mà không phải vì bất kỳ một hậu ý nào. Sự quan tâm rất tỉnh táo đó chính là sự Hiện diện. Đó là điều kiện tiên quyết cho bất cứ một quan hệ chân chính nào. Bản ngã hoặc là muốn cái gì đó hoặc là hoàn toàn lãnh đạm khi cảm thấy nó không thu lượm được gì từ người kia. Bản ngã không hề quan tâm đến bạn. Do đó, ba trạng thái chính của một quan hệ có tính bản ngã là: mưu cầu một cái gì đó, thất vọng vì mưu cầu ấy không được thỏa mãn (bạn trở nên giận dữ, oán ghét, quở trách, hay than phiền) và lạnh nhạt.
This is why it is hard for a famous person to be in a genuine relationship with others. A genuine relationship is one that is not dominated by the ego with its image-making and self-seeking. In a genuine relationship, there is an outward flow of open, alert attention toward the other person in which there is no wanting whatsoever. That alert attention is Presence. It is the prerequisite of any authentic relationship. The ego always either wants something, or if it believes there is nothing to get from the other, it is in a state of utter indifference: It doesn't care about you. And so, the three predominant states of egoic relationship are: wanting, thwarted wanting (anger, resentment, blaming, complaining), and indifference.



CHÚ THÍCH


1. Cái tiếng nói vang vang ở trong đầu bạn: Tiếng nói ồn ào, ở trong đầu bạn, luôn chê bai người này, phán xét người kia,... là tiếng nói của bản ngã ở trong bạn. Bạn chỉ cần nhận ra “Ồ, đó chỉ là tiếng nói của bản ngã” và không cần phải làm theo những gì tiếng nói ấy muốn bạn làm.

2. Những vật sở hữu của bản ngã: Những thứ như tài sản, đất đai, danh tiếng, địa vị xã hội, sắc đẹp, ý nghĩ, cảm xúc... là những thứ tự thân chúng không thể làm cho bạn khổ. Bạn chỉ khổ khi mà khái niệm sở hữu phát sinh ở trong đầu và bạn cả tin vào khái niệm này thì tài sản bây giờ trở thành là tài sản “của Tôi”, đất đai trở thành là đất đai “của Tôi”, địa vị xã hội, sắc đẹp, ý nghĩ, cảm xúc... sẽ trở thành địa vị xã hội, sắc đẹp, ý nghĩ, và cảm xúc... “của Tôi”. Và từ đó, lo sợ sẽ phát sinh vì những vật ấy có thể mất mát hoặc hư hao.

3. Khi ta chỉ trích hay phê phán người khác: Tức là ta đang phê phán chính mình. Giả sử nếu người khác phê phán rằng: “Bạn chỉ là một kẻ ích kỷ!”, thì nguyên bản đầy đủ của ý nghĩ ấy của họ là: “Nếu tôi mà là bạn và tôi hành động như bạn thì tôi quả là một kẻ ích kỷ”. Nhưng toàn bộ câu nói này đã được rút ngắn lại, chỉ còn lại phần cuối: “Tôi quả là một kẻ ích kỷ”, nhưng chữ “Tôi” để nói về chính họ, đã được người đó phóng chiếu ra bên ngoài và trở thành một điều gì nói về một người khác, nói về “Bạn”, do đó câu nói của họ trở thành: “Bạn chỉ là một kẻ ích kỷ!”.

4. Khi bạn phản ứng mạnh với những gì tiêu cực mà bạn nhìn thấy ở người khác: Thì đây là một dấu hiệu rất tốt để bạn nhìn lại xem, bạn có đang phản ứng một cách vô thức với những gì tiêu cực tương tự mà bạn đang có ở trong bạn, nhưng bạn chưa ý thức được?

5. Không phản ứng với những cư xử khiếm khuyết, đượm nhiều tính chấp ngã ở người khác: Tiếp xúc với một người mà bạn đã từng có quan hệ trong quá khứ có thể tạo nên những phản ứng thù nghịch, hay tiêu cực ở người đó qua thái độ hoặc lời nói khiếm nhã đối với bạn. Điều duy nhất mà bạn có thể làm là không phản ứng với họ qua ý nghĩ, lời nói hay hành động của bạn. Ngay cả khi bạn không trao đổi hay nói năng qua lại gì với người đó, sự im lặng ấy của bạn cũng nằm trong thái độ không phản ứng từ phía bạn vì bạn hiểu rằng đó không phải là bản chất chân thật của họ. Người đó đang phản ứng, cư xử với bạn từ một chỗ thiếu sáng suốt, vì họ vẫn còn đang cảm thấy bị tổn thương và ám ảnh bởi những gì đã xảy ra trong quá khứ. Cho nên bạn sẽ thấy rằng phản ứng lại với người đó là một điều không cần thiết. Ngạn ngữ phương Tây có câu “Một cuộc khiêu vũ luôn cần phải có sự tham dự của hai phía”. Nếu người đó muốn tạo thêm xung đột và bi kịch trong phút giây này, nhưng bạn thì sáng suốt và không còn muốn tham dự vào những bi kịch này thì chỉ cần một bên: bạn không tham dự thì cũng đủ để làm cho mọi xung đột chấm dứt. Một, hai, hay ba lần tiếp xúc với nhau mà bạn luôn chọn để không phản ứng thì bạn sẽ thấy mọi chuyện tự nhiên êm lắng lại. Bạn đang cải thiện quan hệ với người đó mà không cần phải hành động gì cả.

6. Tính chấp ngã tập thể: Tính chấp ngã của tập thể có thể được biểu hiện qua niềm tự hào của một quốc gia, chủng tộc, tôn giáo,... để lôi kéo những người có nhu yếu đi tìm một tư cách, bản ngã của mình qua thói quen tự đồng hóa họ với một đoàn thể chống lại một đoàn thể khác. Những người phát-xít Đức trong Thế chiến thứ hai là một ví dụ điển hình về tính chấp ngã của tập thể, họ cho rằng chủng tộc của mình - người Đức - là một chủng tộc siêu đẳng, đưa đến nhu yếu muốn tiêu diệt những chủng tộc mà họ cho là thấp kém hơn.

7. Lẽ ra chuyện này không nên xảy ra, rằng bạn không hề muốn có mặt ở nơi này: Đây là một thái độ chống đối với những gì đang xảy ra trong phút giây hiện tại. Hãy tưởng tượng rằng vì một lý do nào đó, bạn đang bị nhà chức trách tạm thời giam giữ. Thay vì chấp nhận rằng “Ồ, mình đang bị bắt giam” và tìm một chỗ ở trong phòng giam để nghỉ ngơi,... như những người khác ở trong phòng giam đang làm, thì trái lại, bạn căng thẳng, đi đi lại lại trong phòng giam. Vì bạn đang có thái độ chống đối, rằng chuyện này không nên xảy ra, rằng bạn không hề muốn có mặt ở nơi đây. Thực ra, nên hay không nên thì bạn vẫn đang bị bắt giữ, bạn không thể tranh cãi gì được về hiện thực này và có muốn ở đây hay không, bạn cũng phải ở đây, ở trong phòng giam đêm nay. Chống đối những gì đang có mặt là thái độ làm cho bạn đớn đau, khổ sở. Khi đã chấp nhận tình trạng, bạn có sự sáng suốt và không gian để làm những gì bạn cần làm (gọi cho người thân, viết đơn kháng cáo,...) để giúp mình thoát ra khỏi tình trạng.

8. Đối với bản ngã thì kẻ thù lớn nhất của nó chính là phút giây hiện tại, tức cũng chính là đời sống: Đời sống của bạn luôn luôn xảy ra trong giây phút này, và giây phút này là thứ duy nhất mà bạn sở hữu, và làm những gì bạn cần làm. Bạn đang ở sở làm? Có những công việc đang cần bạn làm nhưng bạn không cảm thấy hứng thú gì trong công việc mình đang làm? Nhưng công việc này có phải đang giúp bạn nuôi sống bản thân và gia đình bạn? Chỉ cần bạn tôn trọng và chú tâm đến mỗi công việc thì bạn sẽ cảm thấy rất dễ chịu và thú vị khi làm những công việc này. Do đó chống lại phút giây hiện tại, tức là chống lại chính đời sống.

9. Nhiều lúc, rõ ràng bản ngã của bạn thực không muốn có một sự thay đổi gì cả, nhờ thế nó còn tiếp tục có dịp để than vãn: Giả dụ bạn có một cô bạn đang có vấn đề với chuyện thiếu tự tin, làm điều gì cũng luôn chạy đến hỏi bạn. Còn bạn thì lại vừa thích làm cố vấn cho cô ấy, đồng thời lại thích than vãn với người khác rằng: “Cô ấy thực không có một chút tự tin nào cho chính mình, một chuyện cỏn con gì cũng không biết giải quyết, phải luôn chạy đến hỏi Tôi!”. Một hôm, cô bạn ấy khoe với bạn rằng cô ta bây giờ đang thực tập Thiền vì muốn vượt qua được vấn đề thiếu tự tin của cô. Bạn nghe tin vui nhưng trong lòng lại không cảm thấy mừng rỡ như lẽ ra phải có, rằng: “bạn mình đang làm một điều hay, có thể giúp ích cho cô ấy”. Vì biết đâu, nếu cô bạn thực sự thay đổi thì bạn sẽ không còn được cô ấy tìm đến để tham vấn nữa và quan trọng hơn là bạn không còn cớ để than phiền về vấn đề thiếu tự tin của cô ta.

10. Một khuôn mẫu bó buộc: Ví dụ, bạn là một người khá thành đạt, quen quyết định mọi việc từ trước đến giờ. Khi bước vào một quan hệ luyến ái thì bạn vẫn theo thói quen cư xử đó và cho rằng lối cư xử ấy không có gì sai trái, vì nó đã từng giúp bạn thành công trước đây. Nhưng để có sự hòa điệu trong quan hệ luyến ái, bạn cần nhận ra và thực tập làm khác đi thói quen này.

11. Bạn chính là cái phần nhận ra tiếng nói đó: Nhận thức này giúp bạn biết mình không phải là tiếng nói ồn ào, luôn vang vọng đó, nên bạn không để tâm hoặc làm theo những lời xúi giục, phê phán, chê bai của bản ngã.

12. Có một sự nhận biết: Đây cũng là bản chất chân thật, vô hình tướng của bạn.

13. Thực tập được như thế, bạn sẽ thoát ra khỏi sự khống chế của bản ngã: Bản ngã của bạn như một gã nịnh thần mà bạn thường thấy trong những vở tuồng xưa. Nếu bạn là một vị hoàng đế thiếu sáng suốt, không biết những gì đang xảy ra ở trong tâm mình thì bản ngã của bạn sẽ dụ hoặc, và tâng bốc bạn,... và xúi giục bạn làm theo những điều xằng bậy mà gã nịnh thần ấy rủ rỉ vào tai bạn suốt ngày đêm. Khi thì bãn ngã lại giả vờ nó là bạn, nó lấn lướt và la mắng bạn như một kẻ quyền thần đang thao túng, lộng quyền.

14. Những lối hành xử cũ hay những thói quen suy tư ở trong bạn vẫn có thể còn tồn tại và sẽ tái diễn trong một thời gian nữa: Khi bạn nhận ra “Ồ, mình thường rơi vào thói quen rượu chè say sưa khi trong lòng có điều gì khổ tâm”, biết rằng đây là cách bạn tránh né những nỗi khổ ở trong mình, tuy nhiên, thói quen uống rượu sẽ còn tiếp diễn trong một thời gian nữa vì quán tính. Điều bạn cần làm là giữ cho ý thức mình được sáng tỏ rằng: “Tôi là một người có vấn đề nghiện ngập với rượu bia”, có ý chí muốn thực tập để vượt thoát khỏi thói quen này và không để mình rơi vào thái độ buông xuôi, không làm gì cả với những thói quen tiêu cực ở trong mình.

15. Mỗi khi những thói quen cũ này bị nhận diện: Tức là khi thói quen ấy vừa phát sinh, bạn ý thức rằng “Ồ, thói quen cũ của mình đang phát sinh đây” và không tự đồng hóa, cho rằng thói quen đó chính là mình tức là bạn vừa nhận diện được một thói quen cũ. Điều này sẽ làm cho thói quen ấy suy yếu dần. Bạn có thể dùng phương pháp này để vượt qua những thói quen mà bạn nhận ra ở trong mình và muốn vượt qua.

16. Một người thường xuyên ở trong trạng thái "chống đối một điều gì": Đây là nhu yếu sống còn của bản ngã. Chống đối là nhiên liệu giúp cho bản ngã tiếp tục sống còn. Ví dụ, tuy chúng ta đã bước sang thế kỷ thứ 21, nhưng một người Do Thái đã từng sống trong những trại tập trung của phát xít Đức trong Thế chiến thứ hai vẫn tiếp tục nghe người bạn cùng trại giam với mình thời ấy than phiền về sự tàn ác của những người lính Đức thời đó, như thể điều đó vẫn còn đang xảy ra trong lúc này. Cho nên có lần ông đã thắng thắn nói với bạn mình: “Ồ, 60 năm đã trôi qua, thế mà tụi lính Đức vẫn còn giam cầm được anh!”. Ý muốn nói là người bạn ấy bây giờ đã không còn bị giam cầm nữa, nhưng ông ta vẫn còn bị ám ảnh bởi quá khứ, như thể ông ta vẫn còn đang ở tù.

17. Lòng oán hận về một chuyện đã qua của một tập thể có thể tồn tại qua nhiều thế kỷ: Trong lịch sử của một dân tộc, ta không thể tránh được sự đổi thay của những thể chế lúc này hay lúc khác, làm sao để ta ý thức rằng: “Ồ, tôi đang mang lòng oán hận một điều gì xưa cũ đã xảy ra 100 năm, hoặc 200 năm về trước!”. Quả thực, quá khứ là một điều đã xảy ra và chúng ta không thể xoay ngược bánh xe thời gian để thay đổi được quá khứ. Nhận thức đó giúp bạn buông bỏ lòng oán hận, trở về để sống với phút giây hiện tại, với những điều kiện hạnh phúc mà bạn vẫn còn đang có. Lòng oán hận của bạn đối với người khác không thể làm tổn thương được họ - những người mà bạn nghĩ là đã làm cho bạn điêu đứng, khổ sở. Trái lại, lòng oán hận sẽ làm tổn thương chính bạn, là chất cường toan thiêu đốt bạn, những người thân của bạn và môi trường chung quanh bạn trong phút giây này.

18. Lối suy nghĩ đầy tính ám ảnh như thể chuyện ấy là một điều gì vẫn đang còn xảy ra: Đây là hội chứng về tâm lý, một căn bệnh về tâm thần mà phương Tây gọi là Post Traumatic Stress Disorder, viết tắt là PTSD, tức là sự Căng Thẳng và Ám Ảnh Tâm Lý của một người sau khi đã đi qua một kinh nghiệm kinh hoàng, trong đó có sự chấn thương trong cơ thể hoặc tinh thần. Một người bị tai nạn xe hơi, bị giam cầm, hãm hiếp, hoặc bị người khác hành hung, hiếp đáp, la mắng, nói nặng lời,... đều có thể gây ra hội chứng PTSD. Điều cần làm ở đây là xác nhận rằng người ấy có triệu chứng PTSD, có sự Căng Thẳng và Ám Ảnh Tâm Lý của một người đã trải qua một biến cố tâm lý. Điều cần làm là giúp cho người đó nhận thức rằng ở trong họ có những cảm giác sợ hãi, giận dữ, u sầu,... qua biến cố đó, rằng chuyện ấy là một biến cố có thể xảy ra cho bất kỳ ai chứ không phải riêng một cá nhân nào. Điều quan trọng là không quy lỗi cho ai trong biến cố này. Người ấy cần thổ lộ những gì đang ám ảnh họ, tiếp xúc và hóa giải những cảm xúc ấy, và hóa giải những suy luận, diễn dịch không xác thực về biến cố ấy,... giúp cho họ nhận thức rằng đó chỉ là những ám ảnh tâm lý đã thuộc về quá khứ vì trong giây phút này, không có chuyện gì đáng sợ đang xảy ra cho họ hoặc cho người thân của họ cả. Hiểu, chấp nhận và tha thứ cho những gì đã xảy ra là cách duy nhất để họ hóa giải vết thương của quá khứ.

19. "Hãy tha thứ cho kẻ thù của con": Trong lịch sử, ta biết Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1231-1300) là một danh tướng đời nhà Trần. Ông sinh ở làng Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, tuy mang mối thù lớn của cha mình, Trần Liễu, khi cha ông trối trăn: “Con phải vì cha mà lấy được thiên hạ, nếu không thì dưới suối vàng, cha chết cũng không nhắm mắt” nhưng ông đã gạt thù riêng trong gia tộc để một lòng lo phò vua, giúp nước. Ba lần giặc Nguyên Mông kéo đến xâm lấn nước ta, ông 3 lần đều đánh bại chúng. Về sau khi triều chính đã suy vi, Hưng Đạo Đại Vương có thừa tài ba, mưu chước và binh lực để trả thù cho cha, soán đoạt ngôi vua, nhưng ông vẫn một lòng yêu nước, thương dân. Ông đã từng đem lời cha ông trăn trối để dò ý Yết Kiêu và Dã Tượng, thì hai cận thần thân tín trong gia đình của ông đã thưa rằng: "Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan lớn mà không có lòng trung hiếu”. Hưng Đạo Đại Vương quả là một con người không bị ràng buộc bởi bản ngã, bởi quá khứ, bởi những oán thù của gia đình.

20. Cơ cấu chính của bản ngã trong cách suy tư của con người: Là cách nhìn sai lầm và phân biệt rằng có “Tôi” và có “những cái không dính gì đến Tôi”; trong đó những người khác và mọi thứ đều xoay quanh “Tôi”. Đây là một cách nhìn sai lầm từ gốc rễ vì ý niệm về “Tôi” chỉ là một ý niệm sai lầm, không hề có căn cứ trong thực tại; “Tôi” chỉ là một ấn tượng không xác thực về một con người không có thật ở trong bạn. Cách nhìn này gây nên tất cả những thống khổ ở trong bạn. Muốn vượt qua cơ cấu này, bạn có thể thực tập để buông bỏ tất cả những ý nghĩ dính đến một cái “Tôi”, hoặc “của Tôi” khi chúng phát sinh ở trong tâm thức bạn. Hãy đập vỡ cơ cấu sai lầm này khi trong bạn có sự căng thẳng vì một ý nghĩ vừa chớm lên ở trong đầu bạn rằng: “Chết, Tôi sẽ trễ tàu”, hoặc “Tôi sẽ không có một chỗ ngồi tốt”, hoặc “Tôi phải bước lên chuyến tàu này tối nay”,... khi bạn đang đứng xếp hàng để đợi lên tàu để đi xa. Ý nghĩ này không phải là vấn đề, chúng chỉ trở thành là vấn đề khi bạn cả tin vào ý nghĩ ấy, đến độ bạn tin rằng có một con người tách biệt với đời sống và với mọi thứ chung quanh; con người ấy đang tìm mọi cách để bước lên tàu, con người ấy có thể dẫm lên những người chung quanh vì, trong phút giây khẩn cấp ấy, con người xa lạ ấy ở trong bạn không thể liên hệ được với đời sống và những người chung quanh.

21. Bảo vệ cái ảo tưởng về mình: Bản ngã là một điều gì không có thực, không bao giờ hiện hữu. Cho nên ta chỉ đang bảo vệ cho một ảo tưởng về mình. Thực ra, bạn không phải là người đang đứng ra để bảo vệ, mà đó chính là bản ngã ở trong bạn, nó là cái đang đứng ra để cố bảo vệ cho ảo tưởng về sự xác thực của chính nó. Khi không còn bản ngã ở trong bạn thì làm việc, lái xe, nghỉ ngơi, ăn, ngủ, làm tình,... và những hoạt động khác trong đời sống của bạn vẫn xảy ra, mà có khi còn trôi chảy hơn trước nữa vì giờ đây không có một cái Tôi tách biệt, không còn cái bản ngã nặng nề, đầy khổ đau luôn muốn tranh giành công lao trong những hoạt động đó qua ý nghĩ như: “Hãy nhìn xem, chính Tôi làm những việc ấy đấy nhé!”; hoặc thái độ xác định quyền sở hữu về những thứ như xe cộ, nhà cửa, tài sản, đất đai, ngay cả vợ chồng, con cái... kiểu như: “Những thứ đó là của Tôi hết thảy!”.

22. Tính Nhất Thể với đời sống: Tính nhất thể hay nhất như là tính chất như nhau, bất nhị, không khác biệt giữa bạn với toàn thể, với tổng thể của đời sống. Trong một cơ thể, tay chân, và tất cả các bộ phận trong cơ thể của bạn có tính nhất thể, là một với bạn, và cũng chính là bạn. Nhìn rộng hơn trong đời sống, những người khác, muôn thú, đất đá, cỏ cây cũng có tính nhất thể với bạn.

23. Một khuôn mẫu phản ứng bó buộc trong tình cảm: Mỗi lần có chuyện bất hòa trong quan hệ của bạn với người yêu, với vợ hay chồng của mình,... bạn cảm thấy rất khổ sở vì không được người kia đối xử với bạn một cách tôn trọng và hòa ái? Bạn nghĩ: “Tại sao em lại đối xử tệ với anh như vậy?”. Thực ra, không ai có thể đối xử với bạn tệ bạc cả, nếu bạn không cho phép họ. Một người chỉ nhận chịu sự đối xử khiếm nhã (như nói nặng lời, khinh rẻ, chửi mắng, hoặc bị đánh đập, bức hiếp,...) mà vẫn để cho tình trạng đó kéo dài vì tự thân người đó đang có một khiếm khuyết, một nhu yếu hay một nỗi sợ hãi nào đó mà họ không muốn đối diện và vượt qua. Nếu bạn nghĩ: “Tôi mà có phản ứng chính đáng thì cô ấy sẽ không cho tôi chạm vào người của cô”. Thực ra, bạn cần chuyện ấy bao nhiêu thì người kia cũng cần chuyện ấy nhiều như bạn, hoặc có lẽ còn cần nhiều hơn bạn nữa, nhưng thông thường bạn là người chịu thua trước. Do đó, tình trạng đối xử khiếm nhã, lấn lướt nhau trong quan hệ của bạn cứ tiếp diễn. Nếu bạn muốn xây dựng một quan hệ mà hai bên đều đối xử với nhau trong tinh thần tương kính thì bạn phải thực tập để vượt qua nhu yếu này. Vì đây là cái làm cho bạn dễ dàng nhượng bộ, đánh mất tư cách của mình. Khi bạn đã vượt thắng được thói quen này ở trong mình, bạn có thể giúp cho người hôn phối của mình giỏi hơn, xây dựng sự thành thật và lòng tương kính trong quan hệ giữa đôi bên.

24. Vô Ngã: Tức là không có bản ngã, không có một cái “Tôi” tách biệt với đời sống và với mọi người chung quanh. Chúng ta luôn mang một ấn tượng rất mạnh rằng có một cái “Tôi”, có một bản ngã ở trong mình. Ấn tượng ấy ăn sâu trong tâm thức và thẩm thấu vào tất cả những gì bạn nghĩ, nói, hay làm. Bạn làm mọi thứ để chìu chuộng, làm vui lòng, phục dịch cho con người không có mặt mũi, không có thực ấy. Bạn loay hoay với chuyện sinh kế, sống còn vì bạn sợ rằng “Tôi” sẽ chết đói, “Tôi” sẽ mất việc, “Tôi” sẽ mất đi những gì “Tôi” trân quý... Nhưng bạn chưa bao giờ thực sự gặp mặt, hay tìm ra “con người ấy” ở trong bạn cả. Chắc chắn rằng bạn không thể nào cho người khác giáp mặt với “con người ấy” ở trong bạn, hoặc để bạn giới thiệu với một người khác rằng: “Ồ, đây, xin giới thiệu anh, đây là bản ngã của tôi”. Khổ đau không phải là một cái gì dễ chịu, nhưng bạn có thể chịu được. Nhưng điều làm cho bạn khổ sở muôn phần là ấn tượng rằng có một con người khổ đau, một cái “Tôi” khổ sở ở trong bạn.

25. "Hãy chối bỏ bản ngã của con”: Nghĩa là tự nhắc với mình rằng sự thực là “Không hề có Tôi, Tôi không bao giờ có thật”, tức là bạn điều chỉnh lại sai lầm trong nhận thức của mình về tính xác thực của một cá nhân, một con người tách biệt, không bao giờ có thật ở trong mình. Quả thực khi không có một ý nghĩ nào xảy ra ở trong đầu bạn thì lúc đó chỉ có ý thức sáng tỏ ở trong bạn, mà không hề có một cá nhân, một thực thể gọi là “Tôi” ở trong bạn. Như thế khi bạn nhận ra mình đang làm một điều gì chỉ vì ấn tượng về bản ngã, vì lợi ích nhỏ nhen ở trong mình thì bạn hãy can đảm từ chối, nhất định không làm theo điều đó. Nếu đã lỡ làm rồi thì bạn tìm sẽ cách sửa chữa lại hoặc hủy bỏ những gì bạn biết là sai trái. Tập làm được như thế thì càng ngày bạn càng thoát ra khỏi gọng kiềm tinh vi của bản ngã ở trong bạn.

26. Bạn chính là Hiện Hữu bất diệt, không hình tướng: Bởi ý thức, sự Có Mặt vô hình tướng ở trong bạn là một cái gì bất diệt vì cái ấy siêu việt cả thời gian, vì bản chất ấy chưa bao giờ từng sinh, nên nó cũng không bao giờ có thể bị hoại diệt. Điều tối quan trọng mà bạn luôn nhớ là bản chất ấy không mang hình tướng. Do đó khi bạn thực tập và nhận ra mình đang bị vướng mắc vào một vấn đề gì đó, tức là một hình tướng nào đó, thì bạn biết rằng “Ồ, đây không phải là bản chất chân thật của mình, vì bản chất của mình là vô hình tướng”. Do đó bạn nhanh chóng buông bỏ và thoát ra được sự vướng mắc này.

27. Một ảo tưởng sẽ không bao giờ làm cho bạn được thỏa mãn: Ngụ ý bản ngã là một ấn tượng chưa bao giờ được bạn kiểm chứng về tính xác thực của bản ngã, vì bản ngã chỉ là một ấn tượng sai lầm của con người. Có lẽ Trịnh Công Sơn (1939-2001) cũng muốn nói đến điều này khi ông viết những câu hát như sau:



Không có đâu em này
Không có cái chết đầu tiên.
Và có đâu bao giờ
Đâu có cái chết sau cùng.
Tự mình biết riêng mình
Và ta biết riêng ta.

(Ngẫu nhiên)

“Không có đâu em này” nghĩa là “Này em, em không bao giờ có thực như em vẫn thường nghĩ đâu”, và vì em đâu bao giờ thực sự hiện hữu cả nên em không thể chết, dù là chết lần đầu hay lần cuối. Và sự thức ngộ này chỉ có một mình em hiểu, một mình em hay, không thể giải thích cho người khác hiểu được những kinh nghiệm tỉnh thức mà em đã đi qua.

28. "Đây quả là một câu kinh văn thực sâu sắc và thâm diệu”: Bởi vì nó nói về tính vô thường của vạn vật, giúp ta thoát ra được sự vướng mắc vào những gì chóng hiện, chóng tàn, tiếp xúc được với chiều không gian của Vô Tướng, của vô sinh, bất diệt ở trong mình.

29. Nhu yếu muốn được nổi tiếng này che mờ bản chất chân thật của bạn: Vì không biết bản chất chân thật của mình, và để cảm thấy rằng mình là một người quan trọng, bạn có nhu yếu muốn khoe với người khác sự quen biết của bạn với những người có địa vị, quyền chức,... trong xã hội. Khi làm như thế thì bạn đang vô thức tự đồng hóa mình với bản ngã, vì bản ngã luôn nghĩ rằng “Tôi” giỏi hơn anh, “Tôi” quan trọng hơn anh.

30. Mục tiêu của bản ngã là chỉ để tạo dựng nên một hình ảnh không có thực: Khuynh hướng “làm nổi”, dùng mánh lới và sự khôn khéo của mình để mua lòng thán phục của người khác, tạo nên một ấn tượng không xác thực về mình.

31. Dùng quan hệ ấy để cho bản ngã đi tìm chính nó: Bạn dùng quan hệ của mình: Rằng “Tôi” có một người yêu xinh đẹp, hoặc giàu có, nổi tiếng,... như là một điều hay ho, cốt chỉ để làm người khác thán phục bạn.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 11 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.173.98 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Nga (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...