Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.

Trang chủ »» Danh mục »» So sánh đối chiếu các bản dịch Anh Việt »» Kỳ 2 »»

So sánh đối chiếu các bản dịch Anh Việt »» Kỳ 2

Donate
Phần nguyên tác Anh ngữ này được trích từ bản in sách The Joy of Living, được ấn hành bởi Three Rivers Press (New York), thuộc Crown Publishing Group, một chi nhánh của Random House Inc. Bản quyền Anh ngữ được khẳng định thuộc về ngài Yongey Mingyur Rinpoche và Eric Swanson. Phần Introduction này được trích từ trang 1 đến trang 7 trong bản sách in.
Bản dịch tiếng Việt này của dịch giả Chương Ngọc, được trích từ sách Sống an lạc, NXB Từ điển Bách khoa, tháng 3 năm 2012. Trong bản dịch không ghi tên nguyên tác Anh ngữ, chỉ ghi tên các tác giả là ngài Yongey Mingyur Rinpoche và Eric Swanson. Tuy nhiên, qua đối chiếu nội dung thì đúng là được dịch từ sách The Joy of Living. Phần Lời giới thiệu này được trích từ trang 9 đến trang 17 của bản sách in.
Bản Việt dịch này do Diệu Hạnh Giao Trinh và Nguyễn Minh Tiến thực hiện, với lời giới thiệu của các ngài Karmapa Đời thứ 17 và Tai Situpa Đời thứ 12. Bản in thành sách Sống một đời vui được thực hiện theo Hợp đồng ký kết giữa Công ty Văn hóa Hương Trang với The Crown Publishing Group (chi nhánh của Random House Inc. ), NXB Tôn giáo, Quý 1 năm 2013. Phần Dẫn nhập này được trích từ các trang 21 - 34 trong bản sách in.
INTRODUCTION
LỜI GIỚI THIỆU
DẪN NHẬP
This book began life as a relatively simple assignment of splicing together transcripts of Yongey Mingyur Rinpoche’s early public lectures at Buddhist centers around the world and editing the whole into a somewhat logically structured manuscript. (It should be noted that “Rinpoche” - which may be roughly translated from the Tibetan as “precious one” - is a title appended to the name of a great master, similar to the way the title “Ph.D.” is appended to the name of a person deemed expert in various branches of Western study. According to Tibetan tradition, a master granted the title of Rinpoche is often addressed or referred to by the title alone.)
Cuốn sách này là tập hợp những tài liệu ghi chép các bài thuyết pháp trước đây của Yongey Mingyur Rinpoche tại các trung tâm Phật giáo trên thế gíới. (“Rinpoche” - một từ Tây Tạng có nghĩa là “bậc tôn quý” - tước vị đi kèm theo tên của một đại sư. Theo truyền thống Tây Tạng, một đạo sư mang danh vị Rinpoche thường được nhắc đến bằng danh vị này).
Quyển sách này ra đời như một công việc khá đơn giản là sắp xếp thành một bản thảo tương đối hợp lý bao gồm tất cả các bài giảng trước công chúng của ngài Yongey Mingyur Rinpoche tại các trung tâm Phật giáo khắp nơi trên thế giới. (Cũng cần lưu ý rằng danh xưng Rinpoche - có thể tạm dịch là “bậc tôn quý”- trong tiếng Tây Tạng là một tôn hiệu được đặt trước tên của một bậc đại sư, tương tự như cách dùng của danh hiệu Ph. D (Tiến sĩ) ngay trước tên của một người được xem là chuyên gia trong nhiều ngành khác nhau của nền học thuật phương Tây. Theo truyền thống Tây Tạng, việc xưng hô với một bậc thầy được tôn xưng là Rinpoche thường không nêu tên mà chỉ dùng riêng danh hiệu này.)
As is often the case, however, simple tasks tend to assume lives of their own, growing beyond their initial scope into much larger projects. Since most of the transcripts I’d received had been drawn from Yongey Mingyur’s early years of teaching, they didn’t reflect the detailed understanding of modern science he had acquired through his later discussions with European and North American scientists, his participation in the Mind and Life Institute conferences, and his personal experience as a research subject at the Waisman Laboratory for Brain Imaging and Behavior at the University of Wisconsin, Madison.
Tuy nhiên, hầu hết các nhiệm vụ đơn giản dường như đều có một đời sống riêng, và phát triển vượt quá phạm vi ban đầu của chúng để trở thành những dự án lớn hơn. Vì các bản ghi chép mà tôi nhận được đều lấy từ những bài giảng trong các năm đầu của Yongey Mingyur Rinpcche, nên chúng không phản ảnh kiến thức mà ông đã thu được qua các cuộc thảo luận với các nhà khoa học châu Âu và Bắc Mỹ, các hội nghị của Viện Tâm thức và Đời sống, hay sự trải nghiệm của ông khi Ià một đối tượng của Viện Waísman nghiên cứu về hình trạng và hoạt động của bộ não tại Đại học Wisconsin.
Tuy nhiên, sự đời vẫn luôn là như vậy, những công việc đơn giản sau khi ra đời lại thường có khuynh hướng phát triển để vượt quá phạm vi ban đầu của chúng, trở thành những dự án lớn lao hơn nhiều. Bởi vì hầu hết những bản ghi chép mà tôi nhận được là từ những năm thuyết giảng đầu tiên của ngài Yongey Mingyur, nên chúng không thể hiện được một cách chi tiết những hiểu biết mà ngài thu thập được qua những cuộc thảo luận về sau với các nhà khoa học châu Âu và Bắc Mỹ, qua sự tham gia của ngài vào các hội thảo của Viện Tâm thức và Đời sống, cũng như qua kinh nghiệm tự thân khi chính ngài trở thành đối tượng nghiên cứu của Phòng nghiên cứu Waisman, nghiên cứu về hình ảnh và ứng xử của não bộ (Waisman Laboratory for Brain Imaging and Behavior), thuộc trường Đại học Wisconsin, bang Madison.
Fortunately, an opportunity to work directly with Yongey Mingyur on the manuscript opened up when he took a break from his worldwide teaching schedule for an extended stay in Nepal during the closing months of 2004. I must admit that I was inspired more by dread than by excitement over the prospect of spending several months in a country beset by conflict between government and insurgent factions. But whatever inconveniences I experienced during my stay there were more than offset by the extraordinary chance to spend an hour or two every day in the company of one of the most charismatic, intelligent, and knowledgeable teachers I have ever had the privilege of knowing.
May mắn là tôi đã có một cơ hội để làm việc trực tiếp với Yongey Mingyur Rinpoche về tập bản thảo này khi ông có đợt dừng chân một thời gian dài, tại Nepal vào những tháng cuối năm 2004. Những bất tiện mà tôi phải trải qua trong thời gian ở đây đã được bù đắp xứng đáng bởi cơ may lạ thường được sống một hoặc hai giờ mỗi ngày bên cạnh một đạo sư thông minh và uyên bác.
May thay, tôi đã có được một cơ hội để làm việc trực tiếp với ngài Yongey Mingyur về bản thảo này khi ngài tạm dừng cuộc lưu giảng vòng quanh thế giới để lưu trú dài hạn tại Nepal vào những tháng cuối năm 2004. Phải thú thật rằng lúc đó tôi đã sợ sệt nhiều hơn là hứng thú khi nghĩ đến việc sẽ phải trải qua nhiều tháng trời ở một đất nước đang rối loạn vì sự xung đột giữa chính phủ và các phần tử chống đối. Nhưng rồi những điều bất lợi mà tôi phải chịu đựng trong suốt thời gian ở đó đã được đền bù vượt mức bằng cơ hội đặc biệt được tiếp xúc khoảng một hay hai giờ mỗi ngày với một trong những bậc thầy uyên bác, thông minh và dễ mến nhất mà tôi đã từng có được đặc quyền tiếp xúc.
Born in 1975 in Nubri, Nepal, Yongey Mingyur Rinpoche is a rising star among the new generation of Tibetan Buddhist masters trained outside of Tibet. Deeply versed in the practical and philosophical disciplines of an ancient tradition, he is also amazingly conversant in the issues and details of modern culture, having taught for nearly a decade around the world, meeting and speaking with a diverse array of individuals ranging from internationally renowned scientists to suburbanites trying to resolve petty feuds with angry neighbors.
Sinh ra tại Nubri, Nepal, năm 1975, Yongey Mingyur Rinpoche là một ngôi sao của thế hệ mới các đạo sư Phật giáo Tây Tạng được tu học bên ngoài Tây Tạng. Quán triệt sâu sắc các lề lối thực hành và triết học của một truyền thống xa xưa, ông còn thông thạo những vấn đề của nền văn minh ngày nay, vì đã giảng dạy gần một chục năm trên thế giới, đã gặp gỡ và chuyện trò với những con người khác nhau, từ những khoa học gia nổi tiếng thế giới cho đến những người dân bình thường.
Ngài Yongey Mingyur Rinpoche sinh năm 1975 tại Nubri, thuộc Nepal. Ngài là một ngôi sao đang lên trong số các bậc thầy của Phật giáo Tây Tạng thuộc thế hệ mới và được đào tạo bên ngoài đất nước Tây Tạng. Ngài uyên thâm về các pháp môn thực hành cũng như giáo lý của một truyền thống cổ xưa, và cũng am hiểu một cách đáng kinh ngạc về các vấn đề lớn nhỏ trong nền văn hóa hiện đại. Trong gần mười năm qua, ngài đã giảng dạy nhiều nơi vòng quanh thế giới, gặp gỡ và trò chuyện với nhiều người thuộc đủ mọi thành phần đa dạng, từ các nhà khoa học nổi tiếng tầm cỡ quốc tế cho đến những người dân quê đang cố gắng hòa giải mâu thuẫn vụn vặt với mấy ông hàng xóm nóng tính.
I suspect that the ease with which Rinpoche is able to navigate the complex and sometimes emotionally charged situations he encounters during his worldwide teaching tours stems in part from having been groomed from an early age for the rigors of public life. At the age of three, he was formally recognized by the Sixteenth Karmapa (one of the most highly esteemed Tibetan Buddhist masters of the twentieth century) as the seventh incarnation of Yongey Mingyur Rinpoche, a meditation adept and scholar of the seventeenth century who was noted in particular as a master of advanced methods of Buddhist practice.
Tôi nghĩ rằng Yongey Mingyur Rinpoche đã dễ dàng vượt qua những rắc rối và những tình huống cảm xúc mà đôi khi ông gặp phải trong các chuyến lưu giảng trên thế giới. Khi mới ba tuổi, ông đã được vị Karmapa thứ mười sáu (Karmapa là những cao tăng Phật giáo Tây Tạng được kính trọng nhất) thừa nhận là hoá thân thứ bảy của một học giả uyên bác về thiền quán của thế kỷ mười bảy, người đặc biệt được xem như một bậc thầy trong các phương pháp tu tập tân tiến của Phật giáo.
Tôi cho rằng chính việc Rinpoche được chuẩn bị sẵn sàng cho những khó khăn của đời sống tiếp xúc với công chúng ngay từ khi còn thơ ấu đã phần nào giúp ngài có thể dễ dàng làm chủ những tình huống phức tạp và đôi khi gay cấn về mặt cảm xúc mà ngài phải đối mặt trong những chuyến hoằng pháp khắp nơi trên thế giới. Năm lên ba, ngài được đức Karmapa đời thứ 16 (một trong những bậc thầy tôn quý nhất của Phật giáo Tây Tạng trong thế kỷ 20) chính thức thừa nhận là hóa thân tái sinh đời thứ 7 của Yongey Mingyur Rinpoche, một thiền giả và học giả uyên thâm vào thế kỷ 17. Vị này từng nổi bật như một bậc Đạo sư về những pháp môn bậc cao trong hành trì Phật pháp.
At about the same time, Dilgo Khyentse Rinpoche informed Rinpoche’s parents that their son was also the incarnation of Kyabje Kangyur Rinpoche, a meditation master of immense practical genius - who, as one of the first of the great Tibetan masters to voluntarily accept exile from his homeland in the wake of the political changes that began to shake Tibet in the 1950s, commanded until his death an enormous audience of both Eastern and Western students.
Cũng vào khoảng thời gian ấy, Dilgo Khyentse Rinpoche đã báo cho cha mẹ Yongey Mingyur biết rằng con trai họ còn là hoá thân của Kiabje Kangyur Ripoche, một thiền sư có năng khiếu tu hành, một trong những cao tăng Tây Tạng đầu tiên xa xứ trong những năm 1950.
Cũng vào năm ấy, cha mẹ ngài được Dilgo Khyentse Rinpoche cho biết rằng ngài đồng thời cũng là hóa thân tái sinh của Kyabje Kangyur Rinpoche, một thiền sư với công phu siêu việt, là một trong những bậc thầy Tây Tạng đầu tiên tự nguyện chấp nhận rời khỏi đất nước khi những biến động chính trị làm rung chuyển Tây Tạng vào thập niên 1950. Ngài Kyabje Kangyur Rinpoche cũng là người đã dẫn dắt một số lượng học trò cực kỳ đông đảo cho đến trước lúc viên tịch, trong đó có cả những người phương Tây lẫn phương Đông.
For those unfamiliar with the particulars of the Tibetan system of reincarnation, a note of explanation may be necessary here.
Đối với những người không quen với những vấn đề hoá thân của người Tây Tạng, cần được giải thích ở đây.
Với những ai còn xa lạ với hệ thống [giáo lý] tái sinh đặc thù của Tây Tạng, có lẽ ở đây cần có đôi lời giải thích.
According to the Tibetan Buddhist tradition, great teachers who have achieved the highest states of enlightenment are said to be moved by enormous compassion to be reborn again and again in order to help all living creatures discover in themselves complete freedom from pain and suffering. The Tibetan term for these passionately committed men and women is tulku, a word that may be roughly translated into English as “physical emanation.” Undoubtedly the best-known tulku of the modern age is the Dalai Lama, whose current incarnation epitomizes the compassionate commitment to the welfare of others ascribed to a reincarnate master.
Theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, các cao tăng khi đã đạt đến trình độ giác ngộ cao nhất thì sẽ vì lòng từ bi bao la mà tái sinh nhiều đời nhiều kiếp để giúp cho tất cả chúng sinh giải thoát khỏi những đớn đau phiền muộn. Từ Tây Tạng để gọi những con người dốc lòng từ bi này là những tulku, có thể dịch là “ứng thân”. Ai cũng biết rằng vị tulku nổi tiếng nhất hiện nay là Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Truyền thống Phật giáo Tây Tạng tin rằng, vì lòng từ bi vô lượng nên những bậc đại sư đã đạt đến các trạng thái giác ngộ cao nhất sẽ tái sinh nhiều lần để giúp cho tất cả chúng sinh đều nhận ra được ngay trong tự thân họ sự giải thoát hoàn toàn khỏi mọi khổ đau. Tiếng Tây Tạng gọi tất cả những vị có hạnh nguyện bi mẫn như thế là “tulku”, tạm dịch sang Anh ngữ là “physical emanation”. [Từ này có gốc Phạn ngữ là nirmāṇakāya và thường dịch sang Hán ngữ là ứng hóa thân (應化身) hay hóa thân (化身)]. Vị tulku nổi tiếng nhất thời nay hiển nhiên là đức Đạt-lai Lạt-ma, với hóa thân đương thời (đời thứ 14) là điển hình của tâm từ bi vô lượng vì hạnh phúc muôn loài, vốn là điều luôn gắn liền với một bậc thầy tái sinh.
Whether you choose to believe that the present Yongey Mingyur Rinpoche has carried the same broad range of practical and intellectual skills through successive incarnations or has mastered them through a truly exceptional degree of personal diligence is up to you. What distinguishes the current Yongey Mingyur Rinpoche from previous holders of the title is the worldwide scale of his influence and renown. While previous incarnations of the Yongey Mingyur Rinpoche line of tulkus has been somewhat limited by the geographical and cultural isolation of Tibet, circumstances have conspired to allow the current holder of the title to communicate the depth and breadth of his mastery to an audience of thousands extending from Malaysia to Manhattan to Monterey.
Bạn có thể tin rằng Yongey Mingyur Rinpoche hiện nay vẫn còn giữ những kỹ năng tu hành và uyên bác ngày xưa qua nhiều hoá thân nối tiếp, hoặc là ông đã tự mình đạt được những kỹ năng ấy do sự siêng năng cần cù đặc biệt của bản thân, điều ấy là tùy ở bạn. Sự khác biệt giữa Yongey Mingyur Rinpoche hiện nay với những vị mang danh hiệu này trước đây là ảnh hưởng và sự nổi tiếng tầm cỡ toàn cầu của ông. Trong khi các hoá thân ngày trước của các tulku đã bị hạn chế ít nhiều do sự biệt lập về mặt địa lý và văn hoá của Tây Tạng, thì hoàn cảnh đã thuận lợi hơn cho vị mang danh hiệu ấy ngày nay có thể truyền đạt kiến thức sâu rộng của mình cho công chúng đông đảo.
Quý vị có thể tùy ý tin rằng vị Yongey Mingyur Rinpoche hiện nay sẵn có những tài năng phong phú và trí tuệ sáng suốt được truyền lại từ những hóa thân tiếp nối qua nhiều đời; hoặc cũng có thể [không tin như vậy và] cho rằng ngài đã am tường mọi thứ nhờ vào một sự nỗ lực tự thân phi thường. Dù sao thì điều khác biệt giữa vị Yongey Mingyur Rinpoche hiện nay và các vị mang tôn hiệu này trước đây chính là tầm ảnh hưởng và sự nổi tiếng của ngài trên khắp thế giới. Trong khi một loạt các vị tulku trước đây mang danh xưng Yongey Mingyur Rinpoche đều có phần nào bị giới hạn bởi sự tách biệt về mặt địa lý và văn hóa của Tây Tạng [với thế giới] thì tình huống ngày nay đã tạo điều kiện cho phép vị Yongey Mingyur Rinpoche hiện tại có thể truyền bá kiến giải sâu rộng của ngài đến với những thính chúng đông đảo nhiều ngàn người, trải dài từ Malaysia, Manhattan cho đến Monterey...
Titles and pedigrees, however, offer little in the way of protection against personal difficulties, of which Yongey Mingyur Rinpoche certainly has had his share. As he relates with great candor, though raised by a loving family in an area of Nepal noted for its pristine beauty, he spent his early years plagued by what would probably be diagnosed by Western specialists as panic disorder. When he first told me about the depth of anxiety that characterized his childhood, I found it hard to believe that this warm, charming, and charismatic young man had spent much of his childhood in a persistent state of fear. It’s a testament not only to his extraordinary strength of character but also to the efficacy of the Tibetan Buddhist practices he presents in this, his first book, that he was able, without recourse to conventional pharmaceutical and therapeutic aid, to master and overcome this affliction.
Tuy nhiên danh hiệu và dòng dõi chẳng giúp gì mấy cho việc chống đỡ trước những khó khăn, mà Yongey Mingyur Rinpoche phải hứng chịu. Như lời kể lại hết sức bộc trực của ông, mặc dù được lớn lên trong một gia đình đầy sự thân thương trong một vùng miền ở Nepal nổi tiếng vì vẻ đẹp tinh khôi, trong những năm đầu cuộc đời mình, ông đã khổ sở vì một chứng bệnh mà các thầy thuốc phương Tây chẩn đoán là chứng hoảng loạn. Khi ngài kể với tôi về nỗi lo âu đặc biệt trong thời thơ ấu, tôi thật khó mà tin rằng chàng thanh niên nhiệt tình, tử tế và dễ mến này đã trải qua một phần lớn tuổi thơ trong trạng thái sợ sệt triền miên. Đây là một sự xác nhận không những cho tính cách phi thường của ông, mà cho cả sự hiệu quả của các phép tu Phật giáo Tây Tạng được trình bày trong cuốn sách đầu tiên này của ông, không cần đùng đến thuốc men và liệu pháp thông thường, cho việc khắc phục và vượt qua nỗi ám ảnh.
Tuy nhiên, những danh hiệu và dòng truyền thừa không giúp ích gì nhiều trong sự đối mặt với những khó khăn mang tính cách cá nhân. Điều tất nhiên là Yongey Mingyur Rinpoche cũng đã đối mặt với những khó khăn như thế. Ngài từng kể lại hết sức thành thật rằng, dù được lớn lên trong một gia đình đầy tình thương yêu nơi một vùng có phong cảnh hoang sơ xinh đẹp thuộc Nepal, nhưng ngài đã phải trải qua những năm đầu đời với một căn bệnh mà các bác sĩ tâm lý phương Tây thường gọi là “hội chứng khủng hoảng”. Khi ngài kể cho tôi nghe lần đầu tiên về nỗi lo âu sâu xa xâm chiếm cả thời thơ ấu của ngài, tôi thật khó mà tin được rằng người thanh niên nồng nhiệt, dễ mến và đầy sức cuốn hút này lại đã từng trải qua phần lớn tuổi thơ của mình với một tâm trạng khủng hoảng dai dẳng. Việc ngài có thể vượt qua được căn bệnh khổ sở này, mà không nhờ đến thuốc men hay phương pháp trị liệu truyền thống nào, không chỉ là một minh chứng cho tính cách mạnh mẽ phi thường của ngài, mà còn cho thấy rõ hiệu quả của các pháp môn tu tập của Phật giáo Tây Tạng được ngài trình bày trong sách này, tác phẩm đầu tiên của ngài.
Rinpoche’s personal testimony is not the only evidence of his triumph over devastating emotional pain. In 2002, as one of eight long-term Buddhist meditation practitioners participating in a study conducted by Antoine Lutz, Ph.D., a neuroscientist trained by Francisco Varela, and Richard Davidson, Ph.D., a world-renowned neuroscientist and a member of the Board of Scientific Counselors of the National Institute of Mental Health, Yongey Mingyur underwent a battery of neurological tests at the Waisman Laboratory in Madison, Wisconsin.
Sự xác nhận của bản thân vị Rinpoche không phải là bằng chứng duy nhất về sự chiến thắng của ông đối với nỗi đau khổ ghê gớm về mặt cảm xúc. Vào năm 2002, trong cương vị là một trong tám thiền giả Phật giáo lâu năm tham gia trong một nghiên cứu thực hiện bởi Antoine Lutz, Ph.D., một nhà thần kinh học được Francisco Varela đào tạo, và Richard Davidson, Ph.D., một nhà thần kinh học nổi tiếng thế giới và thành viên Ban cố vấn khoa học của Viện Sức khoẻ Tâm thần Quốc gia, Yongey Mingyur Rinpoche đã trải qua một loạt những cuộc kiểm tra thần kinh tại Viện nghiên cứu Waisman ở Madison, Wisconsin.
Những lời kể của cá nhân Rinpoche không phải là bằng chứng duy nhất cho sự chế ngự của ngài đối với những khổ đau kịch liệt do cảm xúc gây ra. Năm 2002, ngài là một trong 8 thiền giả Phật giáo thâm niên tham gia vào cuộc nghiên cứu do Tiến sĩ Antoine Lutz (một nhà thần kinh học được chính nhà khoa học Francisco Varela đào tạo) và Tiến sĩ Richard Davidson (một nhà thần kinh học nổi tiếng thế giới và là thành viên Hội đồng Cố vấn Khoa học của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia) cùng tổ chức. Trong cuộc nghiên cứu này, ngài Yongey Mingyur Rinpoche đã trải qua một loạt các thí nghiệm về thần kinh tại Phòng nghiên cứu Waisman thuộc Đại học Wisconsin, bang Madison.
The tests employed state-of-the-art fMRI technology that - unlike standard MRI technology, which provides only a kind of still photograph of brain/body activity - captures a moment-by-moment pictorial record of changing levels of activity in different areas of the brain.
Các cuộc kiểm tra này dùng kỹ thuật fMRI - khác với kỹ thuật MRI thông thường chỉ cho ta một loại hình ảnh tĩnh của hoạt động não/cơ thể, kỹ thuật này có thể ghi lại hình ảnh từng lúc các thay đổi hoạt động tại các vùng khác nhau của bộ não.
Những thí nghiệm này sử dụng kỹ thuật hiện đại fMRI (đồ hình cộng hưởng từ trường), khác với kỹ thuật MRI trước đây vốn chỉ cung cấp hình ảnh cố định về hoạt động của não bộ hay cơ thể. Kỹ thuật fMRI ghi lại một biểu đồ từng thời điểm về những mức độ thay đổi của hoạt động [não bộ] ở các vùng não khác nhau.
The EEG equipment used to measure the tiny electrical impulses that occur when brain cells communicate was also quite sophisticated. Whereas a typical EEG procedure involves attaching only sixteen electrodes to the scalp in order to measure electrical activity at the surface of the skull, the equipment used in the Waisman lab employed 128 electrodes in order to measure tiny changes in electrical activity deep within the subjects’ brains.
Thiết bị EEG được dùng để đo các xung điện xảy ra khi các tế bào não trao đổi thông tin cũng rất hiện đại. Trong khi một thủ thuật EEG thông thường chỉ gồm việc gắn mười sáu điện cực lên hộp sọ để đo hoạt động điện bên ngoài da đầu, thì thiết bị sử đụng tại Viện Waisman có tới 128 điện cực để đo các thay đổi về hoạt động điện nằm sâu bên trong bộ não của đối tượng.
Thiết bị EEG (điện não đồ) được dùng [trong cuộc nghiên cứu này] cũng hết sức tinh vi, có thể đo được những xung điện cực nhỏ xảy ra khi các tế bào não giao tiếp. Trong khi một tiến trình EEG thông thường chỉ gắn 16 điện cực vào da đầu để đo những xung điện trên bề mặt xương sọ, thiết bị được dùng trong Phòng nghiên cứu Waisman lại có đến 128 điện cực để đo được cả những thay đổi cực nhỏ về xung điện nằm sâu trong não bộ của đối tượng.
The results of both the fMRI and EEG studies of these eight trained meditators were impressive on two levels. While practicing compassion and loving-kindness meditation, the brain area known to be activated in maternal love and empathy was more prominently activated among long-term Buddhist practitioners than among a group of control subjects who had been given meditation instructions one week prior to the scans and asked to practice daily.
Kết quả việc nghiên cứu cả fMRI và EEG của tám thiền giả này thật đáng kinh ngạc ở hai mức độ. Trong khi thực hành thiền quán từ bi và nhân ái, vùng não được biết là thường được kích hoạt bởi tình mẫu tử và đồng cảm đã được kích hoạt rất mạnh mẽ ở các bậc tu hành lâu năm so với những đối chứng chỉ mới được dạy thiền một tuần lễ trước khi chụp hình và sau đó đã được yêu cầu hành thiền mỗi ngày.
Những kết quả nghiên cứu từ cả hai hệ thống fMRI và EEG đối với 8 vị thiền giả lão luyện này đã gây ấn tượng mạnh trên hai cấp độ. Trong khi thực hành thiền quán về tâm từ và tâm bi, vùng não bộ vốn được biết là chịu sự kích hoạt bởi tình thương và sự cảm thông của tình mẫu tử đã được kích hoạt một cách vượt trội hơn ở những thiền giả Phật giáo thâm niên so với nhóm đối tượng chỉ mới được học về thiền quán một tuần trước đó và được yêu cầu thực hành thiền quán mỗi ngày.
Yongey Mingyur’s capacity to generate such an altruistic and positive state was truly amazing, since even people who don’t suffer panic attacks frequently experience feelings of claustrophobia when lying in the narrow space of an fMRI scanner. The fact that he could focus his mind so capably even in a claustrophobic environment suggests that his meditation training overrode his propensity for panic attacks.
Khả năng tạo ra một trạng thái vị tha và tích cực như vậy ở Yongey Mingyur thật đáng kinh ngạc bởi vì ngay cả những người chưa trải qua những cơn hoảng loạn bao giờ cũng thấy sợ hãi khi nằm vào trong khoang hẹp của một máy quét fMRI. Sự kiện ông có thể tập trung tâm thức một cách rất mạnh mẽ cho dù là trong một môi trường đáng sợ như vậy cho thấy rằng trình độ tu thiền nơi ông đã lấn át xu hướng của những cơn sợ.
Khả năng sinh khởi tâm trạng vị tha và hiền thiện như trên của ngài Yongey Mingyur thực sự đáng kinh ngạc, bởi vì ngay cả những người không thường xuyên chịu đựng những cơn khủng hoảng cũng sẽ có cảm giác hốt hoảng vì bị giam hãm trong một không gian khép kín khi nằm vào khoang hẹp của một máy quét fMRI. Việc ngài Yongey Mingyur có khả năng tập trung tư tưởng hết sức thuần thục ngay cả trong một không gian khép kín đáng sợ như vậy cho thấy rằng công phu thiền tập của ngài đã chế ngự hoàn toàn khuynh hướng khủng hoảng [của căn bệnh].
More remarkably, the measurements of the long-term practitioners’ EEG activity during meditation were apparently so far off the scale of normal EEG readings that - as I understand it - the lab technicians thought at first that the machinery might have been malfunctioning. After hastily double-checking their equipment, though, the technicians were forced to eliminate the possibility of mechanical malfunction and confront the reality that the electrical activity associated with attention and phenomenal awareness transcended anything they’d ever witnessed.
Điều đáng nói hơn nữa là số đo hoạt động EEG của các thiền giả lâu năm trong lúc thiền quán có vẻ vượt xa thang độ của những số đọc thông thường trong EEG đến nỗi - theo như tôi biết các kỹ thuật viên của phòng thí nghiệm lúc đầu đã tưởng là máy hỏng. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra thiết bị của mình hai lần, các kỹ thuật viên buộc phải loại bỏ khả năng máy hỏng và phải đối diện với thực tế là hoạt động của não trong khi có sự chú tâm và nhận thức phi thường đã vượt quá những gì họ từng chứng kiến.
Đáng chú ý hơn nữa, những số đo hoạt động EEG từ các vị thiền giả thâm niên trong khi họ đang thiền định dường như đã vượt ngoài phạm vi thông thường của các chỉ số EEG - theo như sự nhận hiểu của tôi - đến mức làm cho các kỹ thuật viên của phòng nghiên cứu lập tức nghĩ rằng có lẽ máy đã bị hỏng! Nhưng sau khi nhanh chóng tiến hành kiểm tra thiết bị nhiều lần, họ buộc phải loại bỏ khả năng máy hỏng và nhìn thẳng vào sự thật là các hoạt động xung điện [của não bộ] khi có sự định tâm và tỉnh giác đã vượt quá xa so với những gì họ từng chứng kiến.
In a departure from the typically cautious language of modern scientists, Richard Davidson recalled in a 2005 Time magazine interview, “It was exciting. . . . We didn’t expect to see anything quite that dramatic.”
Bằng một ngôn ngữ vượt ra ngoài sự cẩn trọng điển hình của các khoa học gia thời nay, Richard Davidson đã nhắc lại chuyện này trong một cuộc phỏng vấn của báo Time năm 2005 như sau: “Thật là thích thú... Chúng tôi không ngờ là được thấy một điều hoàn toàn kỳ lạ như thế”.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho tạp chí Times vào năm 2005, Tiến sĩ Richard Davidson đã kể lại [cuộc thí nghiệm này] bằng một giọng điệu khác hẳn với sự dè dặt thông thường của các khoa học gia hiện đại: “Thật là thích thú... Chúng tôi không thể nào ngờ trước một kết quả phấn khích đến như thế!”
In the following pages, Yongey Mingyur quite frankly discusses his personal troubles and his struggle to overcome them. He also describes his first childhood meeting with a young Chilean scientist named Francisco Varela, who would eventually become one of the foremost neuroscientists of the twentieth century.
Trong các trang sau đây, Yongey Mingyur đã trình bày thẳng thắn về những bối rối của mìnhvà sự phấn đấu để vượt qua. Ông cũng mô tả lại cuộc gặp gỡ trong thời thơ ấu của ông với nhà khoa học Chile có tên là Francisco Varela, người sau này trở thành một trong những khoa học gia thần kinh xuất sắc nhất của thế kỷ hai mươi.
Trong những trang sách tiếp theo sau đây, ngài Yongey Mingyur sẽ trung thực đề cập đến những vấn đề khó khăn của chính bản thân ngài và quá trình nỗ lực phấn đấu để vượt qua. Ngài cũng kể lại cuộc gặp gỡ đầu tiên từ thuở nhỏ với nhà khoa học trẻ Francisco Varela, người Chile, về sau đã trở thành một trong những nhà thần kinh học hàng đầu của thế kỷ 20.
Varela was a student of Yongey Mingyur’s father, Tulku Urgyen Rinpoche, whose teaching engagements in Europe, North America, and Asia attracted thousands of students. Varela developed a close friendship with Yongey Mingyur, introducing him to Western ideas about the nature and function of the human brain.
Varela vốn là học trò của thân phụ Yongey Mingyur, tức là tulku Urgyen Rinpoche, mà những bài giảng của ông tại châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á đã thu hút hàng nghìn học viên tham dự. Varela trở thành bạn thân của Yongey Mingyur và đã giới thiệu với ông những tư tưởng phương Tây về bản chất và hoạt động của não bộ con người.
Varela là học trò của Tulku Urgyen Rinpoche, cha ngài Yongey Mingyur. Sự giảng dạy của vị Rinpoche này ở châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á đã thu hút hàng ngàn đệ tử. Thuở ấy, Varela đã phát triển một tình bạn thân thiết với ngài Yongey Mingyur, đã giới thiệu với ngài những ý tưởng của phương Tây về bản chất và chức năng của bộ não con người.
Seeing his interest in science, others among Tulku Urgyen’s Western students began teaching Yongey Mingyur about physics, biology, and cosmology. These early “science lessons,” offered to him at the age of nine, had a profound effect on him, eventually inspiring him to find a way to bring together the principles of Tibetan Buddhism and modern science in a manner accessible to those who, unable to wade through scientific publications and either skeptical or overwhelmed by the sheer volume of Buddhist books, nevertheless yearned for a practical means of achieving a lasting sense of personal well-being.
Thấy ông quan tâm đến khoa học, các môn đồ phương Tây khác của tulku Urgyen cũng bắt đầu hướng dẫn Yongey Mingyur về vật lý học, sinh học, và vũ trụ học. Những bài học ban đầu về khoa học, được nghe khi mới chín tuổi, đã có một tác động sâu xa đối với ông, và sau cùng đã khiến ông muốn tìm cách hoà hợp các nguyên tắc của Phật giáo Tây Tạng và khoa học ngày nay theo kiểu thật dễ hiểu đối với những người hoài nghi và chán ngán với những pho sách dày, nhưng vẫn khao khát có một phương pháp thực tiễn để đạt tới cảm giác an lạc bền lâu.
Nhận ra sự quan tâm đến khoa học của ngài Yongey Mingyur, những người khác trong số các đệ tử người phương Tây của Urgyen Rinpoche đã bắt đầu dạy cho ngài về vật lý học, sinh học và vũ trụ học. Những bài học khoa học đầu tiên, được tiếp nhận từ lúc mới 9 tuổi đầu, đã có một ảnh hưởng sâu sắc đối với ngài Yongey Mingyur, để rồi cuối cùng đã khơi dậy nơi ngài ý tưởng tìm kiếm một phương cách kết hợp những nguyên lý của Phật giáo Tây Tạng với khoa học hiện đại, sao cho có thể dễ dàng tiếp nhận được đối với những người không có khả năng nghiên cứu nhiều về khoa học cũng như đang còn hoài nghi hoặc bị choáng ngợp khi chỉ mới nhìn qua khối lượng đồ sộ của những Kinh luận trong đạo Phật, nhưng lại mong mỏi có được một phương pháp thực tiễn để đạt đến sự an lạc lâu dài cho chính bản thân mình.
Before Yongey Mingyur could begin such a project, however, he had to complete his formal Buddhist education. Between the ages of eleven and thirteen, he traveled back and forth between his father’s hermitage in Nepal and Sherab Ling monastery in India, the primary residence of the Twelfth Tai Situ Rinpoche, one of the most important Tibetan Buddhist teachers alive today.
Tuy nhiên để có thể bắt đầu một dự án như thế, Yongey Mingyur phải hoàn tất việc tu học Phật giáo. Trong khoảng thời gian từ mười một đến mười ba tuổi, ông đã phải đi qua đi lại giữa am thất của cha mình ở Nepal và tu viện Sherab Ling ở Ấn Độ, trú xứ chính của Tai Situ Rinpoche thứ mười hai, một trong những cao tăng Phật giáo Tây Tạng quan trọng nhất còn sống đến khi ấy.
Nhưng trước khi có thể thực hiện điều đó, ngài Yongey Mingyur phải hoàn tất chương trình Phật học chính thức. Những năm từ 11 đến 13 tuổi, ngài phải thường xuyên qua lại giữa nơi ẩn cư của cha ngài tại Nepal và tu viện Sherab Ling tại Ấn Độ, trụ xứ chính của ngài Tai Situ Rinpoche thứ 12, một trong những bậc đạo sư quan trọng nhất hiện còn sống của Phật giáo Tây Tạng.
Under the guidance of the Buddhist masters in Nepal and Sherab Ling, he engaged in an intense study of the sutras, which represent the actual words of the Buddha, and the shastras, a collection of texts that represent Indian Buddhist commentaries on the sutras, as well as seminal texts and commentaries by Tibetan masters. In 1988, at the end of this period, Tai Situ Rinpoche granted him permission to enter the very first three-year retreat program at Sherab Ling.
Dưới sự dẫn dắt của các cao tăng Phật giáo ở Nepal và Sherab Ling, ông chuyên tâm nghiên cứu Kinh tạng (sutra) tức là những lời nói của Phật, và Luận tạng (shastra), một sưu tập những bài luận giảng về Kinh tạng của các bậc đại sư Ẩn Độ và Tậy Tạng. Năm 1988, kết thúc giai đoạn này, Tai Situ Rinpoche cho phép ông tham dự vào khoá nhập thất ba năm đầu tiên tại Sherab Ling.
Dưới sự dẫn dắt của các bậc thầy ở Nepal và Sherab Ling, ngài đã tham dự vào một khóa học với yêu cầu rất nghiêm ngặt về Kinh tạng, những lời dạy trực tiếp của đức Phật, và Luận tạng, những bản văn chú giải Kinh điển và luận giảng của các bậc thầy Ấn Độ, cũng như các bản văn và luận giải ban đầu của các bậc thầy Tây Tạng. Năm 1988, vào cuối giai đoạn học tập này, ngài Tai Situ Rinpoche đã cho phép Ngài tham gia khóa tu nhập thất ba năm tổ chức lần đầu tiên tại tu viện Sherab Ling.
Created centuries ago in Tibet as the basis of advanced meditation training, the three-year retreat is a highly selective program that involves intensive study of the core techniques of Tibetan Buddhist meditation practice. Yongey Mingyur Rinpoche was one of the youngest students in the known history of Tibetan Buddhism to be allowed to enter this program. His progress during those years was so impressive that after he completed the program, Tai Situ Rinpoche appointed him master of the next retreat at Sherab Ling - making him, at the age of seventeen, the youngest known retreat master in the history of Tibetan Buddhism. In his role as retreat master, Yongey Mingyur completed what amounted to nearly seven years of formal retreat.
Được tạo lập ra từ nhiều thế kỷ trước tại Tây Tạng để làm nền tảng cho việc rèn luyện thiền quán bậc cao, nhập thất ba năm là một chương trình tuyển chọn bao gồm việc nghiên cứu thấu đáo các phương pháp cốt lõi trong phép tu thiền của Phật giáo Tây Tạng. Yongey Mingyur Rinpoche là một trong những tăng sinh nhỏ tuổi nhất trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng được phép tham dự chương trình. Sự tiến bộ của ông trong các năm này rất ấn tượng cho nên sau khi mãn khoá nhập thất, ông được thầy mình bổ nhiệm làm giáo thọ cho khoá nhập thất tiếp theo tại tu viện Sherab Ling - khiến cho ông, ở tuổi mười bảy, đã trở thành một giáo thọ về nhập thất trẻ tuổi nhất lịch sử Phật giáo Tậy Tạng. Trong vai trò này, Yongey Mingyur đã hoàn tất được những gì tương đương với gần bảy năm nhập thất chính thức.
Khóa tu nhập thất ba năm được tổ chức ở Tây Tạng từ nhiều thế kỷ trước đây như một nền tảng cho sự tu tập thiền định chuyên sâu, với chương trình chọn lọc rất kỹ lưỡng. Chương trình học bao gồm những kỹ năng cốt yếu trong việc tu tập thiền định theo Phật giáo Tây Tạng. Trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng, Yongey Mingyur Rinpoche là một trong những hành giả trẻ tuổi nhất được chấp nhận tham gia khóa tu này. Sự tiến bộ của ngài trong những năm tu học gây ấn tượng mạnh mẽ đến nỗi sau khi hoàn tất khóa tu thì ngài Tai Situ Rinpoche đã chỉ định ngài làm Giáo thọ sư cho khóa tu ba năm tiếp theo tại tu viện Sherab Ling. Ở tuổi 17, ngài trở thành vị Giáo thọ sư trẻ tuổi nhất trong lịch sử Phật giáo Tây Tạng đã từng dẫn dắt những khóa tu nhập thất ba năm như thế này. Trong vai trò của một vị Giáo thọ sư, ngài Yongey Mingyur đã hoàn tất thời gian tu tập lên đến gần 7 năm nhập thất chính thức.
In 1994, at the end of the second retreat, he enrolled at a monastic college, known in Tibetan as a shedra, to continue his formal education through intensive study of essential Buddhist texts. The following year, Tai Situ Rinpoche appointed him principal representative of Sherab Ling, overseeing the entire range of the monastery’s activities and reopening the shedra there, where he continued his own studies while also serving as a teacher. For the next several years, Yongey Mingyur Rinpoche divided his time between overseeing the monastery’s activities, teaching and studying at the shedra, and serving as master for yet another three-year retreat. In 1998, at the age of twenty-three, he took full monastic ordination.
Vào năm 1944, sau khi hết khoá nhập thất thứ hai, ông ghi danh vào trường học của tu viện, tiếng Tây Tạng gọi là shedra, để tiếp tục việc tu học chính thức qua việc nghiên cứu tường tận các kinh sách quan yếu của Phật giáo. Qua năm sau, Tai Situ Rinpoche bổ nhiệm ông làm đại diện chính cho Sherab Ling, trông coi toàn bộ các hoạt động của tu viện và mở lại một viện Phật học tại đây. Ở viện này, ông vừa dạy vừa tiếp tục việc học hành. Trong những năm sau đó, Yongey Mingyur phân chia thì giờ vào các công việc giám sát hoạt động tu viện, dạy học và tu học, và làm giáo thọ cho một khoá nhập thất ba năm nữa. Năm 1998, ở tuổi hai mươi ba, ông được thọ giới tì kheo.
Năm 1994, vào cuối khóa tu nhập thất ba năm lần thứ hai, ngài ghi danh theo học tại một Phật học viện, trong tiếng Tây Tạng gọi là shedra, để tiếp tục chương trình đào tạo chính thức, bao gồm việc nghiên cứu rất nhiều các bản văn tinh yếu của đạo Phật. Ngay năm sau đó, ngài Tai Situ Rinpoche bổ nhiệm ngài làm người đại diện chính của tu viện Sherab Ling, giám sát toàn bộ các hoạt động của tu viện và khai giảng lại Phật học viện (shedra) tại đó. Ngài vừa làm giáo sư cho Phật học viện, vừa tiếp tục việc học của chính mình. Trong nhiều năm sau đó, ngài Yongey Mingyur Rinpoche phải phân chia thời gian cho việc giám sát các hoạt động của tu viện, giảng dạy và nghiên cứu ở Phật học viện, đồng thời làm Giáo thọ sư cho một khóa tu nhập thất ba năm khác. Trong năm 1998, ngài thọ Cụ túc giới ở tuổi 23.
Since the age of nineteen - an age when most of us are preoccupied by more worldly interests - Yongey Mingyur has maintained a grueling schedule that includes supervising the activities of monasteries in Nepal and India, worldwide teaching tours, private counseling, committing to memory hundreds of pages of Buddhist texts, and absorbing as much as he can from the last living members of the generation of meditation teachers trained in Tibet.
Từ lúc mười chín tuổi - cái tuổi mà hầu hết chúng ta phải bận rộn với những cám dỗ thể tục - thì Yongey Mingyur phải bám sát một thời gian biểu nhọc nhằn bao gồm rất nhiều việc, giám sát hoạt động các tu viện tại Nepal và Ẩn Độ, các chuyến đi lưu giảng trên khắp thế giới, làm tư vấn riêng, cố nhớ hàng trăm trang kinh sách Phật giáo và ra sức học hỏi từ các thành viên cuối cùng còn sống của thế hệ các thiền sư được đào tạo từ Tây Tạng.
Kể từ năm 19 tuổi, độ tuổi mà hầu hết chúng ta đều bận rộn với những mối quan tâm thế tục, thì ngài Yongey Mingyur đã duy trì một thời gian biểu rất căng thẳng, bao gồm việc giám sát các hoạt động của những tu viện tại Nepal và Ấn Độ, những chuyến lưu giảng trên thế giới, hướng dẫn riêng [cho sự tu tập của các tăng sinh], học thuộc lòng hàng trăm trang văn bản Phật học và tận lực học hỏi từ các bậc đạo sư cuối cùng còn sót lại thuộc thế hệ đã nhận truyền thừa tại Tây Tạng.
What has impressed me most during the time I’ve known him, though, is his capacity to meet every challenge with not only an enviable degree of composure, but also with a sharp, ingeniously timed sense of humor. On more than one occasion during my stay in Nepal, while I was droning on over the transcript of our previous day’s conversation, he would sometimes pretend to fall asleep or make as if to bolt out the window. In time I realized he was simply “busting” me for taking the work too seriously, demonstrating in an especially direct manner that a certain amount of levity is essential to Buddhist practice. For if, as the Buddha proposed in the first teachings he gave upon attaining enlightenment, the essence of ordinary life is suffering, then one of the most effective antidotes is laughter - particularly laughter at oneself. Every aspect of experience assumes a certain kind of brightness once you learn to laugh at yourself.
Tuy vậy, điều gây ấn tượng nhiều nhất cho tôi trong thời gian quen biết ông là khả năng đương đầu của ông với mọi thách thức không những bằng sự điềm tĩnh đáng phục, mà còn với một phong cách hài hước tinh tế. Đã nhiều lần trong thời gian sống tại Nepal, trong khi tôi lẩm nhẩm đọc lại bài ghi chép cuộc trò chuyện ngày hôm trước của chúng tôi thì ông có vẻ như đang ngủ gục hoặc là đột ngột bỏ ra ngoài. Nhưng rồi tôi kịp nhận ra rằng ông chỉ “trêu chọc” tôi vì tôi đã làm công việc này quá nghiêm túc, và chứng tỏ cho tôi thấy rằng cần có một chút buông lỏng trong việc tu học. Bởi vì, như lời đề nghị của Đức Phật trong các bài giảng đầu tiên của ngài về việc đạt tới giác ngộ, cái cơ bản của cuộc sống thường ngày là sự khổ, cho nên một trong những thứ thuốc giải hữu hiệu hơn hết là cái cười - đặc biệt là sự cười nhạo chính mình. Mọi khía cạnh của cuộc sống đều sẽ trở nên sáng sủa ít nhiều một khi bạn biết cười nhạo chính mình.
Tuy nhiên, điều gây ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với tôi trong suốt thời gian được quen biết ngài chính là việc ngài có khả năng đối mặt với mọi thử thách, không chỉ với sự điềm tĩnh đáng ngưỡng mộ mà còn có cả một sự hài hước tinh tế, khéo léo và đúng lúc. Trong thời gian tôi lưu lại Nepal, có đôi lần trong lúc tôi đang đều giọng đọc lại những trang ghi chép cuộc đối thoại của chúng tôi trong ngày trước đó thì ngài giả vờ như ngủ gục hay sắp nhảy hẳn ra ngoài cửa sổ. Dần dần, tôi hiểu ra được rằng ngài chỉ muốn “trêu chọc” tôi vì đã làm cho công việc trở nên nghiêm trọng quá mức, và muốn cho tôi thấy một cách trực tiếp rằng trong sự tu tập Phật pháp cũng cần thiết phải có đôi chút buông thư ở một mức độ nào đó. Bởi vì, như đức Phật đã dạy trong bài pháp đầu tiên ngay sau khi ngài thành đạo, rằng bản chất của cuộc sống thế tục này là khổ đau, cho nên một trong những phương pháp đối trị hữu hiệu nhất là vui cười, đặc biệt là biết giễu cợt chính mình. Mỗi một khía cạnh của kinh nghiệm đều sẽ tỏa sáng theo một cách nào đó một khi bạn biết cách cười chính mình.
This is perhaps the most important lesson Yongey Mingyur offered me during the time I spent with him in Nepal, and I’m as grateful for it as for the profound insights into the nature of the human mind he has been able to offer through his unique ability to synthesize the subtleties of Tibetan Buddhism and the marvelous revelations of modern science. It is my sincerest hope that everyone who reads this book will find his or her own path through the maze of personal pain, discomfort, and despair that characterizes everyday life, and learn, as I did, how to laugh.
Đây có lẽ là bài học quan trọng nhất mà Yongey Mingyur đã dạy cho tôi trong thời gian tôi sống cùng ông tại Nepal, và quả thật là nhờ đó mà tôi đã có được những tri kiến sâu xa về tâm thức con người mà ông đã truyền đạt thông qua khả năng tổng hợp độc đáo về những tinh tế của Phật giáo Tây Tạng và những phát hiện tuyệt vời của khoa học ngày nay. Tôi chân thành mong ước rằng bất cứ ai đọc cuốn sách này cũng đều sẽ tìm ra được con đường riêng để đi qua đám rối của những đau khổ, khó chịu, và tuyệt vọng vốn là đặc điểm của cuộc sống thường ngày, và học cách hoan hỉ như tôi đã học.
Và đây có lẽ là bài học quan trọng nhất tôi học được từ ngài Yongey Mingyur trong suốt thời gian được sống bên ngài ở Nepal. Tôi vô cùng biết ơn Ngài về bài học này cũng như tuệ giác sâu xa về bản chất tâm thức con người mà Ngài đã trao truyền bằng vào khả năng độc đáo của Ngài trong việc kết hợp những hiểu biết tinh tế của Phật giáo Tây Tạng với những phát kiến kỳ diệu của khoa học hiện đại. Tôi chân thành hy vọng là tất cả những ai đọc qua sách này đều sẽ tự mình tìm được con đường vượt qua sự rối rắm của tất cả những khổ đau, bất mãn và tuyệt vọng của riêng mình, vốn là những tính chất phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, và cũng như tôi, sẽ học biết được phương cách để cười vui.
As a final note, most of the citations from Tibetan and Sanskrit texts are the work of other translators, true giants in their fields, to whom I owe a large debt of gratitude for their clarity, scholarship, and insight. Those few citations that are not directly attributed to others represent my own translations, carefully worked out with Yongey Mingyur Rinpoche, whose profound understanding of ancient prayers and classic texts offered me a further glimpse into the character of a true Buddhist master.


Bỏ không dịch nguyên đoạn này.

Điều lưu ý cuối cùng là, hầu hết những trích dẫn từ những bản văn Tây Tạng và Sanskrit đều được chuyển dịch bởi các dịch giả khác, những vị thật tài ba phi thường trong chuyên ngành của họ, và tôi phải mang ơn rất nhiều về sự rõ ràng, uyên bác và thấu đạt của các vị này. Một số ít trích dẫn không ghi nguồn trực tiếp của các dịch giả khác là do tôi tự chuyển dịch với sự trao đổi thận trọng cùng với ngài Yongey Mingyur Rinpoche. Với sự hiểu biết sâu sắc về những bài nguyện xưa và những văn bản cổ điển, Ngài đã giúp tôi nhận hiểu được sâu xa hơn về tính cách của một bậc thầy chân chánh trong Phật giáo.
ERIC SWANSON
ERIC SWANSON
ERIC SWANSON
Trở về diễn đàn

Xem các kỳ khác




Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.98.186 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (40 lượt xem) - Hoa Kỳ (4 lượt xem) - ... ...