Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Từ bi và độ lượng không phải là dấu hiệu của yếu đuối, mà thực sự là biểu hiện của sức mạnh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Phật giáo và Con người »» Chương Kết »»

Phật giáo và Con người
»» Chương Kết

(Lượt xem: 2.524)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Phật giáo và Con người  - Chương Kết

Font chữ:


Diễn đọc: Giang Ngọc

SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Từ ngày 20 đến ngày 29 tháng 7 năm 1996 vừa qua, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu đã tổ chức một khóa tu học Phật Pháp cho 444 học viên, đến từ 13 nước của Âu Châu và Mỹ Châu. Khóa học này là khóa thứ 8. Đây cũng là khóa có học viên đông nhất, so với khóa đầu.

Lần này có 5 lớp học. Lớp 1 và 2 là lớp của các Gia Đình Phật tử Âu Châu do quý Thầy hướng dẫn giáo lý và các anh chị Huynh Trưởng lo phần chuyên môn. Bên Gia Đình Phật tử cũng có hướng dẫn cho các em Oanh Vũ tuổi dưới 12. Phía quý học viên lớn tuổi chia ra làm 3 cấp. Cấp 1 là cấp sơ cơ, mới bước vào căn bản giáo lý của nhà Phật. Cấp 2 là cấp trung bình và cấp 3 là cấp chuyên khoa, học chung với cấp các vị xuất gia.

Chương trình giảng giải đặt nặng về giới luật của người Cư Sĩ tại gia và Pháp Môn Tịnh Độ. Đây là hai đề tài chính đã học tập nghiêm túc trong kỳ này.

Về phía giảng sư đa số là quý Thầy tại Âu Châu, có 2 Thầy khách đến từ Canada và Mỹ. Đó là Thầy Nhật Trí và Sư Giác Đẳng. Đặc biệt các khóa 2 và 3 cũng đã làm quen với giáo lý Nam Tông qua Tứ Niệm Xứ, Thập Nhị Nhân Duyên v.v… do Đại Đức Giác Đẳng giảng.

Nơi tổ chức là một Tu viện Thiên Chúa Giáo, nằm tại Helvoirt thuộc miền Nam xứ Hòa Lan, giáp ranh với Bỉ và cũng không xa biên giới Đức mấy. Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hòa Lan đã đứng ra nhận tổ chức kỳ này. Với con số học viên kỷ lục như thế nên Ban Tổ Chức phải vất vả lắm mới chu toàn phần trai soạn và phòng ốc. Riêng phần văn phòng đã có Chùa Khánh Anh, Văn phòng của Giáo Hội Âu Châu hợp lực với Ban Tổ Chức địa phương, nên mọi việc đều hoàn hảo. Tất cả là Phật tử từ người lớn đến các em bé, nên đã sống trong tinh thần lục hòa cũng như tự giác, không có việc gì đáng tiếc xảy ra.

Chương trình học mỗi ngày 3 buổi sáng, chiều và tối. Mỗi lần một tiếng rưỡi đồng hồ. Ba thời công phu sáng, chiều và tối cũng như 3 cử làm việc trong ngày. Vì đây là khóa vừa tu, vừa học nên phải làm việc và tụng kinh, song song với việc học hỏi giáo lý. Có nhiều học viên ban đầu thấy giờ học ít quá muốn xin thêm giờ, nhưng cuối cùng rồi cũng không thể kham nổi. Vì lẽ giờ học, làm việc và tu niệm rất khít khao, nếu không có sức khỏe trung bình sẽ không theo hết khóa học được.

Thời công phu khuya bắt buộc mọi người phải dậy sớm để ngồi thiền và tụng kinh. Cả chánh điện nơi Thánh Đường mang âm thanh trầm hùng trong tiếng kinh cầu buổi sáng. Buổi chiều và tối do các học viên tự làm chủ lễ và tụng niệm. Ngoài ra cũng có một số giờ quý Thầy đã hướng dẫn riêng cho những người muốn học chuông mõ.

Đây là khóa huấn luyện nên kỷ luật tương đối gay gắt đối với những học viên trốn học hoặc bỏ tụng kinh. Tuy nhiên không có trường hợp nào đáng trách xảy ra trong khóa học cả, ngoại trừ mấy việc lặt vặt. Ngay giữa khóa có buổi họp của Giáo Hội và Ủy Ban Giải Trừ Pháp Nạn. Ngày cuối khóa, Gia Đình Phật tử Âu Châu có diễn văn nghệ và đốt lửa trại. Bên các khóa sinh thì chuẩn bị thi và sau đó được đi du ngoạn, thăm viếng cảnh của Amsterdam.

Điều đáng chú ý là giới trẻ càng ngày càng tham dự các trại hè và các khóa huấn luyện đông đảo hơn. Đây là một dấu hiệu tốt cho vấn đế tâm linh của các em. Một phần có lẽ vui, nhưng phần lớn quý anh em cũng muốn có đời sống hợp đoàn để gây sức mạnh trong niềm tin của mình. Có nhiều em ở trường đã gặp khó khăn khi chúng bạn hỏi đến giáo lý của Đạo Phật. Nên đây cũng là một cơ hội để học hỏi nơi bạn bè và nơi quý Thầy. Nếu có gì thắc mắc, các em đã hỏi quý Thầy. Đó cũng là hành trang giúp các em khi trở lại trường khỏi bỡ ngỡ.

Người lớn thì sao? Cũng giống như tuổi trẻ vậy. Vì khi gặp người địa phương hỏi về Phật Pháp, họ ít giải thích được cặn kẽ. Nên đây cũng là cơ hội để quý vị lớn tuổi trau giồi Phật Pháp, để khi về lại nơi mình cư ngụ, có cơ hội giải thích cho con cháu cũng như người địa phương mình hiểu thêm.

Phần quý Thầy giảng sư, đây cũng là một cơ hội thúc đẩy quý Thầy có nhiều ý hướng dấn thân để phục vụ tha nhân hơn. Vì số cầu càng ngày càng nhiều thì số cung phải tương xứng. Nếu số cung không tương xứng thì sẽ có sự chênh lệch, ngay cả vấn đề tinh thần. Vì vậy các khóa tu học Phật Pháp rất là quan trọng và cần thiết cho các giới tại gia lẫn xuất gia.

Bây giờ ra ngoại quốc, muốn tìm một thời gian rảnh 10 ngày như thế, quả không đơn giản chút nào, mà phải có kế hoạch trong nhiều tháng hay ngay cả trong năm trước đó nữa, thì năm sau mới tham dự được như vậy. Phải lo sắp xếp việc gia đình, con cái, trường lớp v.v…

Đây là những nhân tố rất tốt cho việc tu học Phật Pháp vậy. Cho chính bản thân mình và ngay cả cho tha nhân bằng hữu nữa. Nếu một người đem sự hiểu biết của mình truyền ra cho 3 hay 5 người khác nữa, quả là một điều bất khả tư nghì. Cứ mỗi năm đào tạo 3 đến 5 lớp như thế, thì chắc chắn tương lai Phật Pháp tại ngoại quốc này không có gì phải đáng lo.

Trở về lại Chùa Viên Giác trong 3 tháng An Cư Kiết Hạ năm nay để chúng ta ôn lại một số kết quả đã gặt hái được. Cứ mỗi năm sau lễ Phật Đản đến lễ Vu Lan trong vòng 3 tháng ấy tôi tổ chức An Cư Kiết Hạ tại Chùa Viên Giác, một phần để có thời giờ sách tấn tu hành, công phu bái sám, phần khác mang đầy ý nghĩa tâm linh hơn là nhờ vào sự yên tĩnh đó mà có được nhiều thì giờ để quan sát tự tâm và có thời giờ để phiên dịch kinh sách cũng như viết lách. Kể từ năm 1984 đến nay (1996) là 12 năm ròng rã, mặc dầu trong những năm xây chùa (89, 90, 91) rất bận rộn, nhưng tôi cũng đã dành trọn vẹn 3 tháng này để tu tập.

Trong những mùa An Cư đầu, Tăng chúng cũng ít, nên tôi đã tổ chức những khóa giáo lý căn bản cho Phật tử tại gia, rồi mời quý Thầy ở Âu Châu hoặc các Châu khác đến để hướng dẫn cùng tôi cho Phật tử, không khí tu học vào những năm đầu ấy cũng rất hào hứng. Nhờ đó có được một số Phật tử thuần thành sau này cho đạo. Có nhiều người có tiếng là đi Chùa ở Việt Nam rất nhiều, nhưng không có cơ hội học hỏi giáo lý, thì đây là cơ hội rất tốt để họ thực hành. Mỗi khóa như vậy kéo dài trong vòng 10 ngày. Ngoài ra vào những cuối tuần như vậy đều có tổ chức thọ Bát quan trai giới cho Phật tử. Năm 1984 tổ chức được 13 kỳ như thế. Đây là năm có số lần thọ Bát quan trai nhiều nhất. Còn những năm sau đó vì lý do này hay lý do khác nên thọ Bát quan trai ít hơn, nhưng ít nhất cũng hơn 6 lần. Trong một mùa An Cư như vậy Gia Đình Phật tử Tâm Minh có một ngày thọ Bát quan trai riêng để các em có cơ hội tu tập và giải đáp những gì liên quan đến giới trẻ.

Rồi trong những lần thọ Bát Quan Trai như thế tôi thường hay giảng một số giáo lý căn bản cho Phật tử, nhưng về việc tu học ngoài ngồi thiền và tụng kinh sáng chiều thấy có cái gì thiếu thiếu, do đó tôi đề nghị lạy Ngũ Bách Danh, tức lạy 500 lạy danh hiệu của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Dĩ nhiên không phải chỉ trong một lần mà lạy xong 500 lạy, phải chia ra làm 3 lần, mỗi lần như vậy lạy 150 đến 200 lạy. Lạy xong ai cũng than mỏi, nhưng được một cái là tâm hồn rất thư thái.

Những năm sau nữa tôi tự nghĩ rằng mình một ngày nào đó cũng sẽ già, không thể lạy được một lạy như nhiều người lớn tuổi đi chùa trong hiện tại, do đó tôi phát nguyện lạy Tam Thiên Phật Danh, tức 3.000 lạy trong mùa an cư. Sau đó lại tiếp tục lạy Vạn Phật. Nói là Vạn Phật chứ thật ra hơn 11.000 lạy. Từ đó tiến xa hơn nữa, tôi phát nguyện lạy kinh Pháp Hoa. Kinh này có hơn 77.000 chữ, nên phải lạy trong hơn 5 năm mới hết. Thời gian này cũng là thời gian xây chùa giữa 89-91 nên bận rộn vô cùng, mặc dầu vậy những buổi tối tôi vẫn lên Chánh Điện để lễ bái nguyện cầu. Năm 1995 là năm lạy xong kinh Pháp Hoa, thế là tôi có cơ hội lạy tiếp kinh Đại Bát Niết Bàn cũng mỗi chữ mỗi lạy. Kinh này gồm 2 tập. Nếu lạy xong 2 tập này cũng phải mất trên 10 mùa An Cư Kiết Hạ. Năm 1995 tôi có một tháng ở tại Chùa Quan Âm ở Montréal, Canada, cũng đã cho Phật tử tại đó lạy kinh Đại Bát Niết Bàn. Năm nay 1996 vẫn lạy tại Chùa Viên Giác và các năm sau này cũng vậy.

Nhìn chung thì sự tu học lễ bái rất có kết quả, nhưng nhìn về giới xuất gia thì rất hiếm hoi, nên nhân cơ hội họp Đại Hội Tăng Ni Phật giáo Việt Nam Hải Ngoại lần đầu tại Chùa Viên Giác vào tháng 9 năm 1995 vừa qua, chư Tăng đã đề nghị là nên lấy cơ sở này để thành lập một Phật Học Viện, nơi đào tạo Tăng Ni. Tôi nghĩ rằng điều đó không có gì trở ngại, nên đã chấp nhận theo đề nghị của Giáo Hội. Cũng từ tinh thần ấy mà năm nay theo lời đề nghị của quý Thầy tại Âu Châu, trong đó có Thượng Tọa Quảng Bình ở Đan Mạch là nên chiêu sinh về Chùa Viên Giác và mở ra một khóa cho những người tập sự xuất gia. Kết quả đầu tiên chưa có gì khả quan lắm, nhưng cả giới xuất gia cũ lẫn những người có ý muốn xuất gia gom lại chừng 15 đến 20 vị. Con số này cũng là con số lý tưởng, nhưng trình độ rất chênh lệch nhau. Kẻ đã xuất gia 10 năm, người 5, 3 năm, hay cũng có Chú mới xuống tóc. Tuy nhiên những đề tài chọn lựa để giảng dạy suốt trong 3 tháng an cư này cũng phù hợp chung cho mọi người.

Thượng Tọa Quảng Bình hướng dẫn kinh Di Giáo bằng tiếng Việt và chữ Hán vào ngày thứ ba và thứ sáu, tôi hướng dẫn Đại Trí Độ Luận của Hòa Thượng Trung Quán dịch vào ngày thứ hai và thứ năm. Ni Sư Như Viên hướng dẫn về Thập Ngưu Đồ, 10 bức tranh chăn trâu có liên hệ về Thiền vào ngày thứ tư. Như vậy một tuần 5 buổi đã đủ. Giờ học bắt đầu vào lúc 14 giờ 30 và chấm dứt vào lúc 16 giờ 15. Không khí học cũng vui vẻ và có nhiều tiến bộ.

Từ năm 1971, sau khi thọ giới Tỳ Kheo cho đến nay 1996 là 25 năm, tôi đã nhận 20 đệ tử xuất gia và có khoảng hơn 3.000 đệ tử tại gia. Trong 20 người xuất gia đó, hiện tại chỉ còn 16 người. Như vậy là 20% bị rớt vì lý do này hay lý do khác. Những năm còn lại chẳng biết ra sao, nhưng điều ấy cho thấy rằng việc tu học không phải đơn giản. Trong 16 người còn lại thì 6 người trên 60 tuổi và 10 người có bằng Tú Tài, Đại Học, Cao Học và có một vài người đang làm Luận án Tiến sĩ. Nhìn vào thế giới của tu sĩ như vậy, nên tôi cũng không an tâm chút nào cho tương lai đạo pháp tại xứ này. Vì vậy nên phải cố gắng đào tạo là vậy. Nhưng điều kiện của tôi đặt ra hơi khó khăn là những người trẻ muốn xuất gia ít nhất phải có bằng Tú Tài để sau đó còn tiến thân hơn nữa.

Đối với những người lớn tuổi trên 60 thì việc này không giới hạn về học lực. Vì tuổi đã lớn, chỉ cần tu phước mà thôi, họ vào chùa làm công quả, học 2 thời công phu sáng chiều, như thế có thể xuất gia và sau đó thọ giới. Riêng đối với giới trẻ thì thời gian kéo dài nhiều hơn vì sự thử thách cũng cần phải chịu đựng hơn nữa. Người nào có ý hướng xuất gia vững bền thì có thể ở lại chùa lâu hơn. Nếu người đó vì bất cứ một lý do nào đó mà vào chùa tu thì trước sau cũng bị dòng thời gian đào thải khỏi chốn thiền môn cô tịch ấy. Đã có nhiều người đi tu vì buồn chuyện gia đình, vì thất bại công danh sự nghiệp, vì chuyện tình duyên dang dở v.v… Nhưng những loại này không tồn tại với thời gian. Vì vậy ở người tu đòi hỏi một sự cố gắng, kiên nhẫn chịu đựng dẻo dai, mới có thể vượt qua mọi thử thách của cuộc đời.

Những người trẻ khi đi xuất gia, họ cũng nghĩ về tương lai. Nếu vào chùa chôn chặt cuộc đời với kinh với kệ, với mõ với chuông thì không có lối thoát, nên phải có một con đường học vấn song hành với con đường tu học Phật Pháp thì họ mới mạnh dạn tiến bước. Ngày nay tất cả các Đại Học ở nước Đức, nơi nào cũng có phân khoa Tôn Giáo, nơi đó có thể học được một cách dễ dàng. Thậm chí có nơi còn dạy riêng một phân khoa Phật Học nữa. Như ở Đại Học Göttingen và Passau. Theo tôi nghĩ còn nhiều nữa, nhưng đó chỉ là những Đại Học tiêu biểu. Không những thế ở Áo còn có mở ra Dharma College. Đây là trường chuyên môn đạy Phật Pháp với thời gian là 6 năm. Bằng cấp tối thiểu phải xong lớp 10 mới được vào học. Ngoài ra còn có một lớp học để đào tạo thành những Tu Sĩ cho Phật giáo sau này. Đây cũng là cơ hội cho những ai muốn đi xa hơn nữa để trở thành một người Tăng Sĩ để lo cho Đạo. Cách đào tạo này gần giống như người Âu Châu đào tạo các Tu sĩ Thiên Chúa Giáo.

Lớp học năm nay là lớp học đầu tiên và hy vọng với những năm tới sẽ mời thêm được quý vị giảng sư đến giảng dạy cũng như có thêm nhiều người đến từ các nước khác để tu học tại đây.

Thời khóa biểu mỗi ngày của lớp tập sự được phân định như sau:

- Trước 6 giờ sáng mỗi ngày, tất cả đều vân tập lên Chánh Điện để ngồi thiền 10 phút, sau đó trì tụng thần chú Thủ Lăng Nghiêm và kinh hành nhiễu Phật. Tất cả nghi thức này độ chừng 1 tiếng đồng hồ.

- Từ 7 đến 8 giờ là giờ ôn bài và chuẩn bị cho bữa ăn điểm tâm.

- Đúng 8 giờ dùng sáng.

- Từ 9 đến 10 giờ 30 chuẩn bị cho buổi quá đường.

- Vào lúc 10 giờ 30 những người tập sự lên Chánh Đìện để cúng ngọ.

- 11 giờ trưa thì lễ quá đường của Chư Tăng. Sau khi kinh hành nhiễu Phật thì những người tập sự mới dùng cơm trưa vào lúc 12 giờ, sau đó là dọn dẹp và nghỉ trưa đến 14 giờ 30.

- Buổi chiều từ 14 giờ 30 đến 16 giờ 15 là giờ học giáo lý, trừ thứ bảy và chủ nhật cuối tuần.

- 17 giờ tất cả những người tập sự đi công phu chiều độ 1 tiếng đồng hồ.

- 18 giờ 30 dùng tối và dọn dẹp.

- 20 giờ tất cả lên Chánh Điện lạy kinh Đại Bát Niết Bàn mỗi chữ mỗi lạy. Có đêm lạy nhiều nhất là 348 lạy trong vòng 1 tiếng 15 phút. Có đêm chỉ lạy được 280 lạy. Cũng trong cùng một thời gian như thế, nếu người đánh khánh đánh mau thì lạy nhanh, nếu đánh chậm thì lạy khỏe hơn, nhưng số lượng không nhiều. Một người trẻ, sau khi lạy thấy không có gì thay đổi thể xác, nhưng đối với những vị lớn tuổi không phải là chuyện đơn thuần.

- Sau khi lễ Phật xong độ 21 giờ 30 phút, ai về phòng nấy lo ôn bài hoặc làm vệ sinh cá nhân của mình. Mỗi ngày đều đặn như thế và suốt trong 3 tháng hạ người xuất gia cũng như người tập sự đều phải cố gắng hành trì.

Trong mùa hè này cũng đã có 2 chú xuất gia nhân ngày vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát vào ngày 19 tháng 6 năm Bính Tý nhằm ngày 3.8.1996. Sau khóa học này cũng sẽ có một người Đức và có thể một hai người nữa sẽ phát tâm xuất gia vào lễ vía Đức Quán Thế Âm ngày 19 tháng 9 âm lịch nhằm ngày 30.10.1996.

Bổn phận của tôi và quý Thầy là gieo hạt, tạo hạt giống cho tốt và mong rằng mầm cây sẽ lên tươi tốt. Từ đó sẽ đơm hoa kết trái sau này. Nếu chẳng may khi mọc lên, cây bị yếu vì sỏi đá hay thiếu phân bón, hay bị gió táp, mưa sa v.v… thì đó là việc thuộc về nhân duyên vậy. Cũng khó mà đổ thừa cho người gieo hạt. Nếu có nhân tốt mà duyên không thuận cũng chỉ vậy thôi, tất nhiên quả sẽ ra không tốt nữa. Một công thức hình thành đầy đủ phải đủ cả 3 yếu tố. Đó là nhân, duyên và quả. Nếu 1 trong 3 bị chi phối bởi một vấn đề gì đó, nó sẽ ảnh hưởng đến sự thịnh suy của hạt giống Bồ Đề

Tôi ở Đức năm này là năm thứ 20 rồi, nhưng thời tiết năm nay thay đổi quá. Lúc nắng, lúc mưa, lúc lạnh, lúc gió bão, giông tố phũ phàng. Nhìn bầu trời và cảnh vật chung quanh tôi cứ liên tưởng đến cái không bình thường của trời đất. Thiên nhiên còn vậy, huống là con người, lúc mạnh, lúc bịnh, lúc đau, lúc yếu cũng chóng đến chóng đi, chóng còn chóng mất. Năm nay tuổi đã 48, cái tuổi ấy chưa phải là tuổi già mà cũng chẳng phải là tuổi trẻ nữa. Nên trong người cảm thấy không khỏe như những năm trước. Ví dụ những năm trước mỗi lần cảm gió, tôi chỉ cần uống vài viên thuốc Aspirin là hết ngay. Còn bây giờ thì một tuần vẫn chưa hết. Có lẽ sức đề kháng không còn mạnh nữa chăng? Mặc dầu trong mấy chục năm qua tôi chưa đi nha sĩ nhưng răng vẫn tốt, không đi bác sĩ, vì chẳng có bịnh gì. Nhưng bắt đầu từ năm nay, Bác sĩ đã đến Chùa thăm viếng vài lần về sức khỏe của tôi. Điều đó chứng tỏ lời Phật dạy rất đúng. Nghĩa là cái gì có hình tướng trong cuộc đời này đều phải bị chi phối bởi sự thành, trụ, hoại, diệt cả.

Năm 1995 vừa qua Thầy Quán Không tại Na Uy cũng mất ở tuổi 42 và năm nay cô Hạnh Như, đệ tử của tôi cũng mất ở tuổi 42, như vậy há không phải là điều đáng lo cho hậu sự của mình sao?

Ngôi Chùa Viên Giác, tôi đại diện cho Giáo Hội Việt Nam tại Đức đã dâng hiến cho Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu vào ngày Lễ Khánh Thành năm 1991 cũng như Lễ Hoàn Nguyện năm 1993. Bây giờ là trụ sở của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, nhưng nơi đây cũng có một đề nghị để Giáo Hội sau này dễ làm việc, khi tôi không còn coi sóc trực tiếp ngôi chùa này nữa. Việc xây dựng có thể chỉ một người đứng mũi chịu sào, nhưng việc duy trì thì phải 3 người thì mới mong có tính cách công bằng. Ba người đó là:

Một vị từ trong các đệ tử của tôi do tôi chỉ định hoặc các huynh đệ đề cử ra. Một vị khác do Môn phái cử ra và một vị khác nữa do Giáo Hội đề cử.

Ba vị này sẽ luân phiên nhau trụ trì trong 1 hoặc 2 năm. Nếu có vấn đề gì trọng đại phải thông qua 3 ý kiến. Nếu 2 người đồng ý, xem như việc đã thành. Nếu 2 người không đồng ý, xem như việc ấy phải cần bàn lại.

Bản Nội Quy của Chi Bộ Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Đức Quốc vẫn là mẫu mực cho vấn đề này. Giáo Hội tại Đức được khai báo ở Tòa Án Hannover và là một tổ chức công ích từ thiện đã hoạt động tại đây từ năm 1980. Nay đã hơn 15 năm rồi và đây cũng là điều kiện căn bản để đi xa hơn nữa trong vấn đề bảo tồn Văn Hóa và Đạo Pháp tại xứ này.

Chùa chiền to lớn, tử đệ đông đúc cũng là một niềm vui, nhưng nếu thiếu tu cũng là một điều quá phiền phức cho những người còn lại về sau này. Nếu ai cũng biết tất cả của cải, vật chất, cái gì có hình tướng cũng sẽ bị hoại qua thời gian năm tháng thì không ai tranh giành làm gì. Nhưng lòng người có ai ngờ được những gì đã xảy ra trong quá khứ, đã làm cho tôi phải suy nghĩ đến điều đó. Vì vậy viết lời này lên đây cũng giống như là một hình thức di chúc cho những người còn lại, nếu lỡ một mai đây tôi có mệnh hệ nào.

Thời gian còn lại của những năm tháng sau này tôi muốn có nhiều thì giờ để lo cho vấn đề tâm linh nhiều hơn. Lo tu thiền, học hỏi giáo lý, ngôn ngữ, trau giồi viết lách và dịch thuật để cho tâm mình càng được hướng thượng nhiều hơn. Nếu ở lại đây làm việc 20 năm nữa hay hơn nữa cũng không có lợi gì. Vì thế hệ trẻ cũng cần có chỗ để vươn lên, những người đi trước không nên ngồi ì ra một chỗ, có thể làm cản trở bước tiến của họ vậy. Đó cũng có thể là một cách lo xa và cũng là cách để cho chính mình và các thế hệ đời sau nhìn vào đó mà thực hành.

Tôi viết những dòng cuối này kết thúc vào ngày 22 tháng 8 năm 1996 cũng nhằm ngày mồng 9 tháng 7 năm Bính Tý, tức ngày giỗ lần thứ 10 của thân phụ tôi, người đã mất vào tuổi 89. Vào độ tuổi như thế gọi là thượng thọ, không biết người đời sau trong con cháu có ai được như thế không. Ngày nay ngồi đây để viết những dòng chữ này, tôi vẫn liên tưởng đến ơn đức sanh thành của mẹ cha thuở trước. Nếu không có những bậc cha mẹ như vậy, chắc rằng ngày nay tôi chẳng nên người. Công đức này có được xin hồi hướng đến song thân và đến pháp giới chúng sanh. Cầu nguyện cho mọi người và mọi loài đều thành Phật đạo.

Mùa Vu Lan đã về báo hiệu mùa báo hiếu. Mong rằng tất cả những ai còn mẹ hay mất mẹ hãy dành một ít thời gian để tưởng nhớ các đấng sanh thành, nhằm sống lại những ngày còn ấu thơ bên từ mẫu. Đây mới chính là hình ảnh đẹp nhất trong cuộc đời, dầu cho chúng ta có lớn khôn cách mấy cũng không thể thoát ra ngoài phạm trù này được.

Cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nhân sinh an lạc và người người đều sống an lành trong ánh sáng từ quang của chư Phật.

Viết xong tại thư phòng Chùa Viên Giác
Ngày 22 tháng 8 năm 1996
Tác giả: Thích Như Điển

    « Xem chương trước «      « Sách này có 7 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 52.90.211.141 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - ... ...