Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Hãy sống tốt bất cứ khi nào có thể, và điều đó ai cũng làm được cả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Huyền thoại Duy Ma Cật »» Chương kết. TRUYỀN THỪA »»

Huyền thoại Duy Ma Cật
»» Chương kết. TRUYỀN THỪA

Donate

(Lượt xem: 877)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Huyền thoại Duy Ma Cật - Chương kết. TRUYỀN THỪA

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Một thời, Phật trú tại Xá-vệ. Trưa hôm ấy, Ba-tư-nặc, vua nước Câu-tát-la đi đến đức Thế tôn. Ông vừa đi kiểm kê xong tài sản, “có đến tám triệu tiền vàng”, của một phú hộ vừa tạ thế mà không có người thừa kế. Số tài sản kếch sù này được sung vào vương thất. Nhà triệu phú khi sống, của cải vô số, nhưng mặc chỉ bằng vải thô, ăn chỉ bằng cháo chua, đi thì bằng cổ xe hư nát. Tự mình không thọ hưởng, vợ con cũng không. Rốt cuộc, ông cũng chết như mọi người, mà còn tệ hơn, không ai chiếu cố, tài sản bị sung công.

Nhân đó, Phật dạy:

“Này Đại vương, như một hồ nước tại chỗ không người, nước trong, mát, dịu ngọt. Nhưng không có ai đến lấy nước để uống hay để tắm gội. Nước ấy như vậy không được dùng đúng chỗ sẽ khô cạn. Cũng vậy, một con người không chân chánh khi được tài sản lớn mà không đem lại an lạc cho chính mình, cho cha mẹ, vợ con, bằng hữu; không bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn, không bố thí để đưa đến quả báo an lạc, sinh thiên. Tài sản không được thọ dụng đúng chỗ ấy sẽ bị vua tịch thu, trộm cướp đoạt, nước cuốn trôi, con hoang phí…”[450]

Rồi một lần khác, có một người tại gia đi đến Phật thỉnh cầu:

“Bạch Thế tôn, chúng con là những người sống tại gia, thọ hưởng các dục lạc, ràng buộc với vợ con, dùng loại hương chiên-đàn hảo hạng, đeo các tràng hoa, xức hương liệu, thoa phấn sáp, tích lũy vàng bạc. Thỉnh cầu Thế Tôn thuyết pháp cho chúng con, sao cho pháp ấy đem đến an lạc cho chúng con trong đời này và trong đời sau.”

Người tại gia như vậy, tuy đến với Phật, mong được nghe Pháp, nhưng vẫn không vì thế mà từ bỏ hưởng thụ vật chất của mình trong đời sống thế tục. Phật không phải vì vậy mà từ chối. Để mưu cầu an lạc bằng sự hưởng thụ vật dục, trước hết người tại gia phải biết tạo dựng của cải đúng pháp, và sử dụng đúng pháp.

Phật dạy:

“Có năm pháp này cho người tại gia đưa đến an lạc trong hiện tại: tinh cần, thủ hộ, thiện hữu, và cân bằng chi thu.”[451]

Thế nào là tinh cần? Người tại gia làm các nghề nghiệp để sinh sống: hoặc làm nông, hoặc buôn bán, hoặc chăn nuôi, hoặc làm quan cho vua. Người ấy thông thạo kỹ thuật trong nghề nghiệp của mình, siêng năng không lười biếng, biết phương tiện tự mình làm và chỉ dẫn người khác làm. Bằng sự tinh cần, tháo vát ấy, bằng mồ hôi và sức lao động của chính mình, của cải được gầy dựng một cách hợp pháp, đúng chánh pháp.

Thứ hai, người ấy biết cách thủ hộ của cải tích lũy được, không để bị vua chúa tịch thu, không bị giặc cướp, lửa cháy, nước trôi, con cái hoang phá. Thứ ba, người ấy giao thiệp với thiện hữu, những người có tín, có giới, biết bố thí, biết học hỏi, có trí. Thứ tư, người ấy biết cân bằng xuất nhập; không hoang phí “như người ăn trái sung”; cũng không bủn xỉn, keo kiệt, không dám chi tiêu, “như người chết đói.”

Đó là bốn điều kiện cho người tại gia làm tăng trưởng tài sản vật chất, để thỏa mãn cho yêu cầu hưởng thụ vật dục thế gian. Nhưng người ấy cũng phải biết đầu tư cho tương lai, gieo trồng phước báo cho tương lai. Để đầu tư cho an lạc trong tương lai, người tại gia cần hội đủ năm yếu tố: tín, giới, văn, thí và huệ. Nhưng để có thể tiến xa hơn nữa, đủ tư lương để đi đến nơi an ổn, hạnh phúc lâu dài, người ấy cần tích lũy bảy loại tài sản: tín, tàm, quý, giới, đa văn, bố thí và huệ.[452]

Người đời tích chứa tài sản để thọ dụng cho ngày nay, và cho ngày mai. Nhưng rồi nó sinh tham đắm, hệ lụy; không biết chia sớt, không biết bố thí cho người khác, không biết đầu tư cho sự an lạc trong tương lai. “Người ngu nghĩ rằng đây là con cái ta, đây là của cải của ta. Nhưng ta còn không phải là của ta; huống nữa là con cái, của cải.”[453] Vì vậy, người hiền trí mưu cầu hạnh phúc, an lạc cho mình thì biết cho, biết dâng hiến.

Phật dạy:

“Trong ngôi nhà đang bốc cháy, tài sản gì được mang ra,
Tài sản ấy không bị cháy, và chúng thật hữu ích.
Cũng vậy, thế gian đang bốc cháy bởi tuổi già và sự chết,
Hãy đem ra bằng sự bố thí; những gì được bố thí được mang ra an toàn.”[454]

Theo ý nghĩa đó, Bồ-tát hành đạo giữa đời, tích lũy tài sản cho sự giàu sang của mình không phải tích lũy để làm tư hữu cho mình, mà vì mọi người, trong đời này và đời sau. Vì vậy, Bồ-tát hành sáu ba-la-mật, và bốn nhiếp sự. Trong sáu ba-la-mật, sự thành tựu khởi đầu là bố thí. Từ bố thí mà lần lượt thành tựu các ba-la-mật tiếp theo.[455]

Nhưng trong tất cả sự bố thí, bố thí pháp là tối thượng.[456] Thế nào là bố thí pháp? Bằng sở học và sở hành của mình đối với Pháp mà Phật đã giảng dạy, nhận thức rõ đó là con đường dẫn đến bất tử, giải thoát và Niết-bàn, tự mình hành trì, rồi giảng giải cho người khác hiểu, cùng hướng dẫn hành trì. Trong phạm vi thế gian, đó là cung cấp kiến thức, trí khôn cho người khác, làm hành trang để từng trải đường đời, làm vốn để đầu tư cho an lạc chân thật. Nhưng cao thượng hơn tất cả, là hành trang dẫn đến nơi an ổn, an lạc cứu cánh. Bố thí pháp như vậy cũng đồng với cúng dường Pháp.

Vào thời quá khứ xa xưa, có Phật Dược Vương Như lai xuất thế. Trị nước bấy giờ có vua Bảo Cái. Vua có người con trai tên Bảo Nguyệt. Một hôm vương tử Bảo Nguyệt ngồi một mình suy nghĩ: “Còn có sự cúng dường nào cao cả hơn sự cúng dường mà ta đã thực hiện hay không?” Rồi câu trả lời xuất hiện như từ hư không: “Cúng dường pháp là tối thượng trong tất cả sự cúng dường.”[457]

Thế nào là bố thí pháp? Vương tử Bảo Nguyệt đi đến hỏi Phật Dược Vương. Phật dạy:

“Này thiện nam tử, cúng dường Pháp là, đối với kinh điển sâu xa do chư Phật thuyết giảng, khó tin và khó tiếp nhận đối với hết thảy thế gian, vi diệu khó thấy, thanh tịnh vô nhiễm, không thể lấy tư duy phân biệt mà hiểu được; nó là bảo vật trong kho Pháp tạng của Bồ-tát, in bằng dấu ấn đà-la-ni; dẫn đến bất thối chuyển, thành tựu sáu độ, khéo phân biệt nghĩa, thuận với pháp bồ-đề, là Kinh tối thượng; giúp người vào đại từ, đại bi, xa lìa các ma sự và tà kiến, thuận với pháp nhân duyên, vô ngã, vô nhân, vô chúng sinh, vô thọ mạng, không, vô tướng, vô tác, vô khởi; hay dẫn chúng sinh đến ngồi nơi Đạo tràng mà chuyển pháp luân; được các Trời, Rồng, Càn-thát-bà, đồng ca ngợi; hay đưa chúng sinh vào kho tàng Chính pháp của chư Phật, thâu đạt hết thảy trí huệ của Thánh Hiền, chỉ dạy con đường sở hành của chúng Bồ-tát; y trên nghĩa thật tướng của các pháp mà thuyết minh nghĩa vô thường, khổ, không, vô ngã và tịch diệt; có thể cứu người hủy phạm giới cấm; khiến cho chúng ma, ngoại đạo và người tham trước sinh sợ hãi; được chư Phật và Thánh Hiền ngợi ca; vì quét sạch nỗi khổ sinh tử, chỉ niềm vui Niết-bàn mà chư Phật trong mười phương, ba đời từng thuyết giảng.

“Nếu nghe xong kinh này mà tin hiểu, thọ trì, đọc tụng, vì chúng sinh diệu dụng phương tiện để giảng giải cho họ tỏ tường, vì thủ hộ Pháp, như vậy gọi là cúng dường Pháp.

“Lại nữa, theo các Pháp đã được thuyết giảng mà tu hành, tùy thuận mười hai nhân duyên, xa lìa tà kiến, thành tựu vô sinh nhẫn, khẳng quyết tính vô ngã và vô chúng sinh mà đối với nhân duyên, quả báo, thì không trái, không tranh cãi, lìa các ngã sở; y nghĩa lý chứ không y ngữ ngôn, y trí chứ không y thức, y kinh liễu nghĩa chứ không y kinh không liễu nghĩa; y pháp chứ không y người thuyết pháp; tùy thuận theo pháp tướng, không chỗ sở nhập, không chỗ sở quy, vô minh rốt ráo diệt, cho nên các hành cũng rốt ráo diệt, cho đến sinh rốt ráo diệt cho nên già-chết cũng rốt ráo diệt. Quán sát như thế, mười hai nhân duyên không có tướng tận cũng chẳng có tướng khởi. Đó là pháp cúng dường tối thượng.”[458]

Bố thí và cúng dường, sở hành và đối tượng không tương đồng, như cả hai đều khởi sự từ nền tảng như nhau: cùng dâng hiến những gì mình có, hoặc cho các hạng chúng sinh, hoặc hiến dâng các Hiền Thánh. Cho nên, bố thí có hai là tài thí và pháp thí, thì cúng dường cũng có hai: cúng dường bằng tài vật, và cúng dường Pháp, hay nói gọn: cúng dường pháp.[459]

Vào giờ trước khi nhập Niết-bàn, Phật nằm giữa hai gốc sa-la song thọ, bấy giờ các thứ hoa trời rơi xuống trên thân Như lai, và các thứ nhạc trời được tấu lên, để cúng dường thân Như lai. Nhưng, khi ấy Phật nói với A-nan:

“Nhưng này Ananda, như vậy không phải kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường hay kính lễ Như lai. Này Ananda, nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chân chánh trong Chánh pháp, hành trì đúng Chánh pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như lai với sự cúng dường tối thượng. Do vậy, này Ananda, hãy thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chân chánh trong Chánh pháp và hành trì đúng Chánh pháp. Này Ananda, các ngươi phải học tập như vậy.”[460]

Đó là lời dạy cuối cùng của Phật, đức Phật Thích-ca trong thời hiện tại. Trong quá khứ xa xăm, đức Phật Dược Vương cũng đã dạy như vậy. Trong thời tương lai, đức Phật Di-lặc sẽ xuất thế và cũng sẽ dạy như vậy. Nội dung của các đoạn kinh đã dẫn, từ Thánh điển Pāli và từ Duy-ma-cật sở thuyết, đại thể tương đồng, duy chỉ khác về mặt văn tự diễn đạt. Cho nên, qua tất cả hành vi và ngôn ngữ của Duy-ma-cật, mà nhiều điều đã được thấy, đều mang tính siêu thực, bất khả tư nghị. Nhưng đó chẳng qua chỉ để diễn tả kinh nghiệm thực chứng hằng ngày, điều mà không thể diễn tả bằng ngôn ngữ một cách sáng tỏ được.

Những điều Phật dạy, chân lý mà Phật công bố, thật sự rất gần gũi trong đời thường; nhưng khi được chứng nghiệm, chân lý ấy, tức Pháp của Phật, có năng lực di chuyển cả mấy đại thiên thế giới, như Duy-ma-cật bưng cả một cõi Phật trong lòng bàn tay du hành qua vô số cõi Phật.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 14 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ


Hạnh phúc là điều có thật


Phát tâm Bồ-đề


Hạnh phúc khắp quanh ta

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.223.30 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...