Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan

Trang chủ »» Danh mục »» PHẬT HỌC PHỔ THÔNG »» Lời Vàng - Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục »» Chương IV: Khuyên chú trọng nhân quả »»

Lời Vàng - Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục
»» Chương IV: Khuyên chú trọng nhân quả

Donate

(Lượt xem: 6.507)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Lời Vàng - Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục - Chương IV: Khuyên chú trọng nhân quả

Font chữ:



Diễn đọc: Trường Tân

Luận về lý nhân quả

Tuy nhân quả là nhập môn Phật giáo
Cũng là pháp trọng yếu để cứu nước, cứu dân
Tài trí cao siêu đến mấy cũng chỉ uổng công
Nếu không lấy quả nhân làm nền tảng
Thánh hiền luôn dè dặt, không theo đời xoay chuyển
Kẻ phàm phu thích múa bút lòe người
Chưa có quyền hành thì luận nghị lôi thôi
Có quyền thế liền hại dân, hại nước.
Không tin nhân quả nên tùy nghi phóng túng
Chẳng biết mình đang ở dưới vực sâu
Nếu là người có khí chất thanh cao
Luôn cẩn trọng từng việc làm nhỏ nhặt
Điều thiện lành dù nhỏ như hạt cát
Nếu gặp đủ duyên chớ bỏ ngoài tai
Điều ác kia dù chẳng hại ngay ai
Người hiền đức cũng không hề khởi ý
Từng chút một, nếu biết vun bồi thành tánh khí
Như nhánh cây uốn nắn lúc mầm non
Khi mọc chọc trời khó thể bẻ cong
Người quân tử không khác gì đại thụ.
Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả
Nếu sợ khổ quả, thì phải đoạn ác nhân
Làm thiện thì việc thiện sẽ theo chân
Làm chuyện ác, tai ương liền kéo đến
Phật luận ba thời hiện tại, vị lai, quá khứ
Trí phàm mê muội, tưởng chuyện mông lung
Không biết chính đây là tánh đức, nghĩa nhân
Là bổn tánh của thánh nhân và trời đất
Lý lẽ dạy kẻ thế gian thì giản lược
Chỉ nói về việc thiện ác hiện đời
Không luận rõ nhân duyên trong sáu ngã luân hồi
Kẻ trí cạn không tin vì không biết
Phật khai thị từ nhân gieo, quả kết
Trong cả ba thời quá, hiện, vị lai
Kinh Hoa Nghiêm nói,
Chúng sanh đều có đủ trí tuệ, đức tướng Như Lai
Vì vọng tưởng che mờ nên không chứng đắc
Trí Phật và trí chúng sinh đồng tánh đức
Chấp vọng lìa chơn nên có khác nhau
Tu đức là xứng bổn tánh khởi tu
Thuận tánh Phật, càng tu càng gần Phật
Tu thuận tánh hẳn có ngày triệt chứng
Trước và sau vẫn chỉ một hạt châu
Trong chéo áo người, nào có mất đi đâu
Khi không mất thì có gì để được
Tu tập nghịch bổn tánh thì ngày càng xa Phật
Chẳng bao lâu đọa lạc cõi tam đồ
Tánh Phật theo chân người vào địa ngục bởi đâu
Tuy lưu lạc nhưng hạt châu trong chéo áo
Nếu hiểu như vậy thì ngu si và thiện xảo
Thánh và phàm đồng thể tánh không hai
Nương thiên chân, bay bỗng tận thiên đài
Tạo nghiệp, chuyển nghiệp, một tâm này tạo chuyển.
Kẻ hậu học dùng thông minh, ngụy biện
Bôi xóa đi công nghiệp của thánh nhân
Bày chuyện này chuyện nọ gọi tân trang
Lưu truyền con cháu bao nhiêu thảm họa
Nhân quả thắng người, người chuyển nhân quả
Lấy nhân ngày nay diệt nhân tạo hôm qua
Lấy nhân hiện đời chuyển đổi quả lâu xa
Tay gieo nhân, tay gặt quả, mảnh đất tâm cầy cấy.
Theo Nho gia,
Chánh mệnh ngày nay do nhân đời trước
Lực là khả năng làm trăm sự trong đời
Hoặc tu hành, hoặc theo tài sắc rong chơi
Lực bồi đắp, hoặc vần xoay chánh mệnh
Xưa Khổng Tử không gặp minh quân chánh lệnh
Chẳng thể khiến cho thiên hạ bình an
Đó là do nghiệp lực của muôn dân
Không can hệ chi đến trí tài Khổng Tử.
Phật dạy,
Dùng Định nhiếp tâm, vọng niệm chẳng khởi
Dùng Tuệ trừ Hoặc, thấy rõ Chân Như
Đây chính là đại hùng, đại lực vốn có dư
Đại lực ấy cũng từ Tâm hiện tướng.
Xưa Viên Liễu Phàm nhờ một tiên sinh bói toán
Việc việc đều ứng nghiệm, quả không sai
Viên tin rằng có số mạng an bài
Sau gặp được Vân Cốc thiền sư khai thị
Viên tận lực tu hành, không giải đãi
Cái gọi là “số mạng” chẳng còn linh
Do đó biết rằng lập mạng tại tu hành
Tùy căn tánh mà có Quyền, có Thật.
Tám trong mười người tuyệt mạng vì sắc dục
Liền cho rằng số mạng đã thế kia
Nào biết rằng sắc dục khiến tâm mê
Chính là đại họa tạo nên uổng tử
Chỉ một hai người đúng thời sinh, đúng thời tử
Trong dục này có cả việc tà dâm
Chuyện vợ chồng cũng phải biết hạn phân
Quân tử thấy mỹ nhân vô đức là tai họa
Kẻ thiểu trí thì lòng vui mừng, cợt nhả
Tiểu nhân vì tưởng phước, họa trao tay
Họa, phước không có chân để chạy đến nhà ai
Chính thực do chủ nhà mời mà đến
Kẻ thiểu trí mê chấp vào đoạn kiến
Không thấy được ba thời nên oán trách, than van
Bởi chỉ thấy hiện đời lắm chuyện trái ngang
Không biết hết được tiền nhân, hậu quả
Thế gian, xuất thế gian đều trong vòng nhân quả.
Đa số người ưa thánh cảnh nhưng vẫn cam phận phàm phu
Thân-khẩu-ý là cửa ải của kẻ trí, người ngu
Là cửa ngõ của chánh tâm, thành ý
Từ phàm phu cho đến khi viên thành Phật vị
Gieo thiện nhân thành thiện quả, không sai
Kẻ không tin,
Kiếp kiếp như vi trần, lưu lạc đó đây
Biết nhân quả tức biết đâu là bổn tánh
Phật pháp lưu thông trải vô lượng hạnh
Người trí sâu sẽ kiến tánh minh tâm
Kẻ sơ cơ có thể thành bậc thánh hiền
Gột rửa được nhiều tồi phong bại tục
Như thời Liệt quốc giết người tuẫn táng
Giết càng nhiều càng chứng tỏ uy quyền
Cho đến khi Phật giáo được lưu truyền
Thói man rợ mới đến thời tan rã.
Bởi vì sao?
Lời Phật dạy gieo nhân thì gặt quả
Khiến kẻ lòng lang, dạ sói, cũng núng nao
Nếu Phật pháp không lan truyền hỗ trợ thuyết chính danh
Thì thử hỏi Nho gia còn hiệu lực?
Nhân quả chỉ là pháp đơn sơ thứ nhất
Mà hiệu năng trừ được thói sát sinh
Huống chi là pháp vi diệu viên minh
Kẻ trí kém làm sao so lường được?
Thánh nhân cõi tục dạy tu thân, tròn bổn phận
Bậc thượng căn thì gìn giữ, tuân hành
Kẻ hạ, trung sẽ tùy ý tung hoành
Đâu màng đến tề gia để mong trị quốc
Phật pháp dạy Quả do Nhân báo ứng
Sinh tử, luân hồi, địa ngục sẵn dành
Phật tánh rạng ngời trong tất cả chúng sanh
Bậc thượng trí theo đường về chân tánh
Kẻ ngu muội lo quả khổ đến hồi nhận lãnh
Nên e dè chẳng còn dám vung tay
Bòn mót phước ân dành lại kiếp vị lai
Nên phải biết Phật là tôn sư trong các cõi.

Nhân Quả về mặt Sự

Kinh dạy,
“Bồ Tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả.”
Bồ tát không muốn ác quả nên đã đoạn ác nhân
Tội chướng diệt trừ, công đức viên dung
Đúng thời cơ thì tựu thành Phật quả
Chúng sinh tạo ác nhân, không muốn ác quả
Chẳng hiểu rằng nhân quả như bóng theo hình
Kẻ ngu si vừa làm chút ít việc lành
Liền mong đợi gặp được nhiều đại phước
Khi nghịch cảnh đến liền cho rằng trái ngược
Nên không tin nhân quả, thoái thất sơ tâm
Lại sinh ra bài bác pháp thậm thâm
Nào hiểu được hiện, sanh, và hậu báo .
Quả thông ba thời, do một tâm gây tạo
Thì cũng do tâm chuyển đổi nghiệp trần hoàn
Vương nghiệp Thương, Chu mấy ai biết gốc nguồn
Chính từ việc Tắc, Khiết phò tá vua Thuấn, Vũ.
Phật nhãn viên minh thấy nhân duyên đầy đủ
Thiên nhãn, Thanh Văn chỗ thấy có ngại ngăn
Huống chi là con mắt của phàm nhân
Chỉ thấy được việc xảy ra trước mặt.
Nên Kinh Kim Cang dạy rằng,
Nếu có kẻ trì kinh, gặp người chế nhạo
Người ấy do nghiệp xưa sẽ đọa vào ác đạo
Nhưng vì bị người khinh nên nghiệp cũ tiêu tan
Sẽ chứng thành quả Phật, cũng do tâm
Khiến nghiệp địa ngục chuyển xoay thành nhạo báng
Phải biết rằng, kẻ ác mà được phước
Phước báu kia đời trước đã gieo trồng
Phước càng lớn hơn nếu biết giữ thiện tâm
Nếu làm ác, phước xưa dần tiêu tán
Ví như con nhà giàu ăn chơi phóng đãng
Chưa đói nghèo bởi có sẵn gia tài
Việc tán gia bại sản có hẹn ngày
Hiền gặp dữ, dữ gặp hiền, cũng như đã nói.
Vui thuận theo thời chẳng màng giàu sang, nghèo đói
Đêm ngày lo việc tích đức, tu thân
Tận tánh là sống tận thiện với tánh chân
Phú bần, thọ yểu, nhân quả chưa từng thiên vị
Khi việc đến thì rõ kẻ ngu, người trí
Ví như trông hình ảnh hiện mặt gương
Kẻ ngu thì bận bịu với ghét với thương
Người trí biết chỉ là gương in bóng.
Thân-khẩu-ý tạo nên ân sâu, đức trọng
Mà cũng là ba cánh cửa ngục môn
Lấy pháp quả-nhân làm nền tảng tu thân
Khi thành tựu đạo, thượng cầu, hạ hóa.
Vào pháp thậm thâm, kinh văn là chìa khóa
Mạch đạo thánh hiền dấu ấn thiên thư
Nếu không văn tự, Sự Lý chẳng thể truyền lưu
Nên phải biết kính lời và trọng chữ
Người đời nay quen xem thường văn tự
Giấy bút thừa, hí hoáy chuyện nhảm bàn
Chủ ý mua danh, bán tiếng với những kẻ rãnh rang
Làm nhơ nhuốc văn chương và chữ nghĩa
Phải tự biết rằng,
Với văn tự hữu hình không được làm ô uế
Với văn tự vô hình như trung tín, nghĩa nhân
Mang theo bên mình cho hết đoạn đường trần
Khéo kẻo lạc đường mê, xa bổn tánh.

Nguyên do của kiếp vận

Cái khổ trong Sa Bà chẳng thể nào tính kể
Thiên tai, binh lửa, người rất dễ giết người
Ác nghiệp chiêu cảm ác báo vạn vạn đời
Mau tu niệm cầu vãng sinh Lạc quốc
Trở lại Sa Bà với thần thông đại lực
Trên cầu Bồ Đề, dưới giáo hóa chúng sanh
Đó là nguyên do cầu được vãng sanh.
Người gieo nhân ác sẳn dành quả ác
Lúc thọ quả báo lại tìm đường chống báng
Nên oan ương qua lại chẳng khi dừng
Không biết rằng nguồn gốc chẳng phải bỗng dưng
Không biết quả ác đã nhiều đời trồng cấy.
Đời loạn lạc, người trí, kẻ ngu đều phải thấy
Trách nhiệm của riêng mình đứng giữa nhân gian
Đầu đội trời, chân đạp đất hiên ngang
Dùng nhân ái xóa tan niềm cừu hận
Người quyền lực phải yêu thương dân chúng
Cảm tạ dân đen thân trải nắng chan mưa
Bưng chén cơm ăn nhớ nổi khổ kẻ quê mùa
Lòng nhân đức cảm hóa muôn đồng chủng.
Trên không giữ đạo trời, dưới sẽ không tùy thuận
Giết hại nhau, thân mất nước há còn
Thương dân tình mãi thống khổ, lầm than
Dùng đạo lý giương ngọn cờ chánh giáo
Biết nhân quả nên nêu gương hiền thảo
Khiến kẻ bần cùng cũng biết sợ quả nhân
Đạo thánh hiền giúp vào việc dạy dân
Trên dưới thái bình, người người an lạc.

Những điểm trọng yếu về giới sát

Muốn tránh thiên tai, nhân họa, nên trừ nghiệp sát
Nên phóng sanh để rèn luyện tâm từ
Tập ăn chay khiến sát khí tiêu trừ
Trao qua đổi lại, vật người, người vật.
Nhân và quả như hình với bóng
Ác nghiệp hại thân mình, con cháu bị hại lây
Cha mẹ thương con trọn vẹn là đây
Dùng đạo lớn chu toàn cành lẫn gốc.
Sáu cõi phàm có cõi cao, cõi thấp
Đều chưa đoạn Hoặc nghiệp, thoát tử sinh
Khi dứt phước trời, cũng sa đọa, cũng lênh đênh
Nhưng có lúc thăng thiên từ địa ngục.
Kẻ được thân người, không nên quên loài vật
Biết đâu đã từng là quyến thuộc xưa kia
Tâm khác đường, niệm thiện ác phân chia
Thọ thân cá chậu, chim lồng, trong chớp mắt
Được thân người, giữ đức hiếu sinh của trời đất
Tránh việc đập đầu, cắt cổ, lóc vảy da
Con vật không kêu than nhưng máu lệ chan hòa
Nổi thống khổ hằn sâu lòng oán hận
Vòng vay trả, vật hại người, người hại vật
Có phải đâu là cớ sự bỗng dưng
Nếu cho rằng vật được tạo để người ăn
Thì người là loại để ai ăn mà có mặt?
Kinh Lăng Nghiêm nói,
Người ăn dê, dê chết thành người, người chết thành con vật
Như thế cho đến mười loại chúng sanh
Chết đi, sống lại, nhai nuốt lẫn nhau
Ác nghiệp theo đến vị lai, hiện tại
Cưu mang lẫn nhau mà sinh thân trở lại
Kinh Lăng Già, Phật quở trách việc sát sinh
Dùng thân thú cầm để no béo thân mình
Chẳng biết rằng Phật tánh hiện hữu trong muôn vật
Kinh nói,
Một trong năm tội vô gián là xúc huyết thân Phật
Tất cả chúng sinh đều là Phật vị lai
Suy rộng lời kinh, thấy rằng ăn thân thể muôn loài
Tức giết Phật, nào phải đâu chỉ là phá hình, đập tháp?
Kinh Hoa Nghiêm nói,
Bổn Tâm, Phật, Chúng Sinh, cả ba không sai khác”.
Hãy lắng nghe tiếng rống đớn đau trong lò mổ giữa đêm khuya
Thì phải biết rằng nạn binh đao, máu lửa, chiến tranh kia
Từ nghiệp sát bao đời đà tích lũy
Muốn thế giới an bình, thời thời thịnh trị
Hãy bỏ thói quen ăn xương thịt, cốt tủy, nấu, hầm.
Nếu có người hỏi rằng,
“Sao không lo cho người, bận chi đến thú cầm?”
Thì phải biết,
Đó chính thật là lo cho người vậy!
Tránh giết hại thì chẳng bị người giết hại
Không bị nạn quỷ thần, đạo tặc, oan ương
Không giết chúng sinh, bồi đắp tình thương
Tình thương đó chính là tình đồng loại
Lại có người bảo rằng,
“Loài vật vô số, phóng sinh vài mươi con có gì đáng nói?”
Phải biết rằng lý sự hỗ tương nhau
Tâm từ ban bố sự sống dài lâu
Vật cảm nhận một nguồn ân vô úy
Lục độ vạn hạnh, hành vô úy thí
Huân tập từ bi trong mỗi chuyện cỏn con
Vun bồi phước tuệ đến chỗ vẹn toàn
Như dạy trẻ từ thuở còn la lết
Người ăn thịt là người ăn nỗi chết
Ăn nỗi kinh hoàng, sợ hãi của chúng sinh
2500. Thấm vào xương da, máu thịt của chính mình
Theo hơi hám thở ra mùi oán khí
Nay nương phước xưa, sinh làm người tài trí
Nên cảm cùng trời cái đức hiếu sinh
Chớ nên làm người bán rẽ tánh linh
Phước cùng tận, theo nghiệp thay đầu, đổi mặt
Người ăn thịt cưu mang nhiều bệnh tật
Cả thân tâm ô nhiễm khí tối đen
Ăn thịt, ăn rau, đều bởi thói quen
Biết nhìn lại thì sinh lòng hổ thẹn
Nghiệp thiện ác thọ thân người, thân thú
Có xương da thì biết nỗi đớn đau
Thay hình, đổi mặt, vô số kiếp hẳn quên nhau
Lại giết hại, đoạn tuyệt dòng giống Phật.
Lại có kẻ bày ra trò cúng tế
Giết trâu bò làm lễ tạ thần linh
Dùng dây gai trói con vật giữa sân đình
Tiếng trống nổi dập dồn như quỷ khóc
Búa lớn đập đầu, dao đâm vào họng
Máu phun thành vòi nhuộm đỏ sân chầu
Tiếng rống lạnh người, tiếng xướng họa lao nhao
Sì sụp lạy, thần linh đâu chẳng đến
Áo khăn đỏ tươi, hương hoa, đèn nến
Cảnh tượng lạnh lùng, người vật đỏ như nhau
Con vật thí thân kia, nào ai có biết đâu
Chính là kẻ xưa kia sì sụp lạy
Xưa giết vật, nay vật làm người giết lại
Là kẻ đặt bày việc cúng tế bất nhân
Nếu là thần linh, tâm chất chứa đức ân
Há dung thứ loại tồi phong, bại tục
Dùng tục lệ để dối lừa thần thánh
Miệng mình ăn mà dám nói thần ăn
Quả báo kia bao kiếp thú mượn thân
Người thành thú, thú thành người, đổi chữ.
Cũng như vậy,
Các miếu đền thờ anh hùng, thánh nữ
Nên giữ trang nghiêm, tránh ô uế hôi tanh
Kẻ ngu si xào nấu sinh mạng chúng sanh
Mang lên bày biện trên bàn thờ chư thánh
Con mắt đầu heo luộc như âm thầm oán trách
Bên cạnh bốn chân lủng lẳng đã đứt lìa
Sao không lo ngày thân mình đổi chỗ heo kia
Lòng tham tài lộc biến ra lòng ác thú.
Bởi chủ đền tham lam không thấy đủ
Mượn danh thánh thần làm kế sinh nhai
Tiếng kêu đau thương của con vật động thiên đài
Nếu cúng thịt chúng sinh mà được phước
Thì phước đó do yêu tà ban thưởng
Như ma con lo lót tế ma cha
Đến một ngày nhân quả hiện trong nhà
Thì thử hỏi tài lộc nào cứu được?.
Người bệnh tật, nạn tai nên cầu Phật Tổ
Sám hối nghiệp xưa, làm việc thiện cúng dường
Nghiệp tiêu trừ, lại gặp được y vương
Chớ mê tín, cầu đảo loài thần, quỷ
Thần chẳng thấy đâu, lại gặp loài yêu mị
Thêm bày điều cúng tế vịt, gà, heo
Quỷ thần kia trong bể nghiệp muôn chiều
Sao có thể khiến cho người tiêu nghiệp?
Nếu là chánh thần tạo nên uy lực
Cũng không thể sánh cùng đạo lực của Như Lai
Hãy tu tâm, cảm ứng sẽ an bài
Lo chi không gặp thánh thần, Bồ tát.
Tuy là trong thế tục thuận theo đường thế tục
Phải biết học theo đệ nhất nghĩa thiên chân
Nếu muốn xa lìa, siêu thoát kiếp huyễn nhân
Thì phải biết đâu là Quyền, đâu là Thực.
Trong nghiệp báo, nghiệp sát là nặng nhất
Người không giết người nhưng ăn thịt chúng sinh
Phải biết rằng kẻ kia giết loài vật thay mình
Sao tránh được nhân gieo thành quả
Ăn chay trừ được thiên tai, nhân họa
Muốn tránh ác quả, phải đoạn ác nhân
Đạo lý thánh hiền qua lại, chuyển luân
Gặt thiện quả từ thiện nhân là vậy.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 11 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Gọi nắng xuân về


Vầng sáng từ phương Đông


Nghệ thuật chết


Nắng mới bên thềm xuân

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.190.253.56 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (249 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...