Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Như ngôi nhà khéo lợp, mưa không xâm nhập vào. Cũng vậy tâm khéo tu, tham dục không xâm nhập.Kinh Pháp cú (Kệ số 14)
Nếu người có lỗi mà tự biết sai lầm, bỏ dữ làm lành thì tội tự tiêu diệt, như bệnh toát ra mồ hôi, dần dần được thuyên giảm.Kinh Bốn mươi hai chương
Kẻ ngu dầu trọn đời được thân cận bậc hiền trí cũng không hiểu lý pháp, như muỗng với vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 64
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Truyện tích Vu Lan Phật Giáo »» Dứt bỏ ảo tình »»

Truyện tích Vu Lan Phật Giáo
»» Dứt bỏ ảo tình

Donate

(Lượt xem: 3.204)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Truyện tích Vu Lan Phật Giáo  - Dứt bỏ ảo tình

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Từ khi Phật Thích-ca Mâu-ni đến thành Xá-vệ thuyết pháp, giáo hóa đại chúng thì nhân dân toàn thành này trở nên có đạo đức, có lễ độ, lại biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, khiến cho nước Xá-vệ biến thành một xứ an lạc.

Tin này truyền đi gần xa, có một số người khác đạo ở nước La-kiệt-kỳ rất khâm phục đức Phật, liền không quản đường xa, cố tìm đến nước Xá-vệ để cầu Phật dạy bảo. Nhưng trong khi chưa gặp được đức Phật thì bỗng xảy ra một chuyện rất trái ý ở giữa đường.

Số là nước Xá-vệ ở vào xứ nóng, thường có nhiều rắn độc, một khi rắn đã cắn phải người thì người ấy tức khắc chết ngay, không có cách nào cứu sống được.

Hôm đó, một người khách xa vừa tới ngoài thành, ngồi nghỉ dưới bóng cổ thụ, nhìn bên đường thấy có hai người, một già một trẻ đang cuốc đất. Bỗng đâu có con rắn độc núp trong cỏ phóng ra mổ chết người trẻ tuổi, người già bỏ cuốc chạy lại. Thấy người trẻ tuổi đã tắt thở thì hơi lộ nét buồn rồi thản nhiên quay lại chỗ cũ cuốc đất.

Người khách xa thấy thái độ ấy làm lạ, liền tiến lại bên cạnh ông già mà hỏi rằng:

– Này cụ! Thanh niên vừa chết kia có là con cháu hay là gia nhân cụ?

Ông già đáp cách tự nhiên:

– Nó là con tôi.

– Ủa, lệnh lang bị rắn cắn chết sao cụ lại không kêu gào khóc lóc thảm thiết như người xứ chúng tôi thường làm?

– Nó là con trai tôi thật, nhưng bây giờ đã chết rồi. Thiết tưởng dù có khóc than chỉ là thêm phiền não mà cũng chẳng cứu sống lại được. Vậy khóc than có ích lợi gì?

Trầm ngâm một lúc, ông lão nói tiếp:

– Ông ạ! Con người ở đời trước sau thế nào cũng chết, khác nào như mọi sự vật, có thành tựu thời phải có hoại không, đó là hiện tượng tự nhiên của tuần hoàn, nếu lúc sống gây nhiều nhân thiện thì sau có báo ứng tốt, nhược bằng gây nhiều nhân ác thì có ác báo không sai. Còn nay đã chết rồi, thì dù gì chăng nữa cũng là thừa.

Ông già nói xong thấy khách thừ người ra suy nghĩ liền hỏi:

– Phải chăng ông định vào thành? Tôi muốn cảm phiền nhờ ông giúp cho một việc, phỏng có được không?

– Có việc gì xin cụ cứ nói!

– Thế thì hay lắm! Này, nhà tôi ở ngay cổng thành đi vào, rẽ sang bên phải bỏ gian đầu đến gian thứ hai ấy là nhà tôi. Vậy xin ông khi đi qua đó, ghé vào nói giúp với bà nhà tôi rằng đứa con đã chết, vậy trưa nay chỉ đem một xuất cơm cho tôi ăn mà thôi.

Người khách nghe ông già dặn thì sửng cả người, vừa đi vừa tự nghĩ: “Ông già này keo kiệt quá, con trai đã chết mà còn đếm xỉa đến cả bữa cơm. Thật cả thế gian này cũng không đâu có người cha như thế!” Kịp khi qua cửa thành, rẽ sang bên phải, đến gian nhà thứ hai, quả nhiên thấy một bà cụ đứng ở ngoài cửa. Người khách liền chào và nói:

– Thưa bà, con trai bà bị rắn cắn chết, ông có nhắn tôi về bảo bà chỉ cần đem một suất cơm cho ông thôi.

Bà nghe khách nói xong thì tỏ vẻ buồn rầu thoáng qua nét mặt rồi trân trọng cảm tạ khách. Người khách lấy làm lạ lùng hết sức và tự hỏi: “Tại sao bà nghe tin con chết mà không kinh hoảng chút nào?” Không kiềm được sự tò mò, liền hỏi luôn:

– Này bà, xin thứ lỗi cho tôi hỏi câu đường đột: Bà không thương xót lệnh lang hay sao?

Bà lão thong thả đáp:

– Thưa ông! Cái đạo con cái với cha mẹ là tự túc nhân nghiệp báo nên mới có sự thác sinh vào nhà chứ không phải là do cha mẹ mời vào mà được. Đến khi chết cũng là do mãn nhân, mãn nghiệp mà đi, nên cũng không thể lưu lại được. Cha mẹ khác nào như người chủ quán trọ, chiều nay có khách lại nghỉ, sáng mai hay ngày kia khách lại ra đi, chủ quán không thể lưu lại. Ấy sự liên quan giữa cha mẹ và con cái cũng như thế. Vậy thì có thương tiếc hay kêu gào khóc lóc liệu có thể cứu sống lại được người đã chết không? Hay chỉ là gây thêm phiền não mà chẳng có ích gì?

Nghe câu trả lời của bà cụ, người khách rất hoang mang cho rằng vợ chồng ông già này quả thật xứng đôi vừa lứa. Cả hai đều có một tấm lòng sắt đá giống nhau. Giữa lúc này, từ phía trong nhà, một người con gái đi ra, bà lão giới thiệu là chị gái của người vừa chết. Khách liền hỏi ngay:

– Em trai cô vừa bị rắn cắn chết, chắc cô thương xót lắm nhỉ?

– Thương xót là lẽ thường, nhưng thương xót có thể cứu em tôi sống lại được chăng? Tôi tưởng: Chị em một nhà, khác nào như các cây gỗ ở rừng hạ xuống đóng thành cái bè rồi thả vào nước cho trôi. Nếu sông hồ phẳng lặng thì bè trôi mãi, bằng có cơn phong ba bão táp nổi lên đánh tan chiếc bè thì mỗi cây trôi đi mỗi ngả, có bao giờ còn hy vọng lắp lại liền với nhau? Tình chị em cũng thế. Đó là nhân duyên kiếp trước hợp rồi sinh vào một cửa. Tuổi thọ cũng tùy nghiệp báo, có người ngắn có người dài, và ngày chết cũng là vô thường, không sao biết trước được. Nay em tôi chết, mặc dù tôi là chị nó, nhưng có làm gì được đâu? Huống chi là khóc với lóc, có phải không ông?

Người này đang nói, bỗng ở đằng sau, thấy một người đàn bà nữa tiến ra, khi nghe cô chị nói xong thì kêu lên:

– Thế ra chồng tôi đã chết rồi sao?

– Đúng đấy! Chồng bà đã bị rắn cắn chết ở ngoài đồng. Vậy bà đau buồn lắm thì phải?

– Thưa ông! Chồng chết thì ai không đau buồn. Nhưng cái đạo vợ chồng ở đời khác nào như đôi chim trong rừng, tối đến cùng ngủ một cành, sáng ngày lại bay đi kiếm ăn, nếu có duyên thì trở về cùng nhau, nhược bằng gặp tai họa thì mỗi con bay đi một ngả. Ấy nghĩa vợ chồng ở đời là thế, mỗi người có một nghiệp lực riêng, không làm sao mà nói được rằng: Chồng chết thay cho vợ, hay vợ chết thay cho chồng. Như thế khóc lóc phỏng có ích gì?

Người khách nghe lời mọi người trong gia đình này nói ra thì lòng sanh hoài nghi cho thế tục nhân tâm ở xứ này, liền hối hận đã mất công tìm đến xứ này để học cái hay cái tốt của đức Phật giáo hóa dân chúng; nào ngờ dân chúng như thế hỏi còn học được cái gì ở đây? Chi bằng lui gót trở về quê hương xứ sở là hơn. Nhưng hồi lâu lại nghĩ: “Nay ta chưa được gặp đức Phật đã nóng nảy phê bình một vài thái độ của người dân, rồi vội vã quay về, như thế là hành động nông nổi chưa chín chắn, chắc sau này có điều phải ân hận. Vậy ta phải đến thẳng tinh xá tại Kỳ Viên để gặp đức Phật rồi sẽ hay. Nghĩ rồi, người khách đi thẳng đến tinh xá và được vào ra mắt Phật.

Khi nhìn thấy Phật, khách khoanh tay cúi đầu thi lễ, đoạn lui sang ngồi một bên, lặng yên không nói gì. Đức Phật hiểu thấu những suy nghĩ trong lòng ông ta, nhưng cũng cất tiếng từ bi hỏi:

– Tại sao ông nay lại có dáng vẻ buồn rầu như thế?

Người khách đáp:

– Bạch Thế Tôn, nhân vì con hy vọng một việc mà chưa được như ý nên trong lòng con không được vui.

– Có việc gì trái với bản tâm thì nên nói ra, không nên để trong lòng phải ưu sầu, không giải quyết được việc gì hết!

Lúc đó người khách mới thuật hết đầu đuôi câu chuyện đã gặp ở ngoài thành. Cuối cùng, khách phê bình thái độ của gia đình nông dân ấy là trái với tình đời.

Đức Phật nghe xong mỉm cười, dạy rằng:

– Điều mà viễn khách cho rằng trái với tình đời là thuộc về nhân tính. Còn chân lý thì không những không theo nhân tính mà còn phải dẹp bỏ nhân tính cho đến hết. Đó mới thực là điều khẩn yếu của kẻ tu hành xuất gia.

Dừng một chút, rồi ngài nói tiếp:

– Vì ông chưa hiểu được chân lý, nên thấy gia đình nhà nông kia hành động như thế thì vội cho là trái tình đời. Nhưng đứng về mặt chân lý mà xét, thì những người ấy quả nhiên là không có hành động lỗi lầm, vì họ biết rõ thế nào là cuộc đời vô thường, nghĩa là con người đời không thể nào nắm giữ vĩnh viễn được cái sắc thân làm sinh mạng của mình. Hãy xem từ xưa tới nay, dù là phàm hay thánh cũng không ai có thể tránh được cái chết.

Nếu vì một cái chết mà cả nhà theo nhau khóc lóc đến phát đau, phát ốm thì sự khóc lóc ấy hỏi có ích lợi gì cho cả người sống lẫn người chết? Vả chăng, con người ngay từ lúc sơ sinh đã nắm chắc lấy cái chết trong tay rồi. Nay thấy sự chết mà phiền não trong lòng thì rõ là mê hoặc, chưa hiểu được lẽ sống chết. Nên biết rằng sống và chết là hai đầu mối luôn luôn tiếp diễn và luân chuyển không lúc nào ngừng. Khi biết rõ được như thế là đã giải thoát rồi.

Người khách nghe đức Phật giảng giải thì lòng bỗng nhiên tỉnh ngộ. Liền nguyện ở lại làm đệ tử Phật và qui y Phật pháp tức thì. Người khách này về sau trở nên một vị tỳ-kheo rất tinh tiến.


    « Xem chương trước «      « Sách này có 38 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nguồn chân lẽ thật


Kinh Đại Bát Niết bàn Tập 1


Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa


Chuyện Phật đời xưa

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 18.217.237.68 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (161 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Hoa Kỳ (12 lượt xem) - ... ...