Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Tam Bảo văn chương »» A. Ảnh hưởng của ngôi Tam Bảo trong lời ăn tiếng nói »»

Tam Bảo văn chương
»» A. Ảnh hưởng của ngôi Tam Bảo trong lời ăn tiếng nói

Donate

(Lượt xem: 4.372)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Tam Bảo văn chương - A. Ảnh hưởng của ngôi Tam Bảo trong lời ăn tiếng nói

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Một người dân bình thường ở nước ta trong cuộc sống hằng ngày đều rất trọng tội, phước; cho nên tự họ không muốn gây ra những tội ác bằng tay chân, bằng lời nói, bằng tâm ý, mà lại còn khuyên can mỗi khi thấy người khác sắp phạm sai lầm, và rất buồn mà thấy những ai làm đau khổ kẻ chung quanh. Cái lòng trắc ẩn ấy phổ cập đến hạng cầm thú và cả loài thảo mộc nữa.

Không nói đến người đã từng thọ giới nhà Phật thì giữ thân, lời nói, tâm ý đều dè dặt và thanh cao đã đành, mà một người tầm thường ăn buổi mai lo buổi chiều, không biết chữ mà xem kinh kệ, không mấy khi rỗi rãnh mà đến lạy Phật, lạy thầy, người ấy cũng vẫn thâm nhiễm sự từ bi, hỷ xả tự lâu đời của dân tộc, cũng biết thương người như thương thân vậy.

Nhờ thấm nhuần những lý tội, phước, luân hồi, nghiệp báo từ khi còn nhỏ, người Việt Nam ta không dám ăn ở sai lạc đối với những lý công bằng, tinh vi ấy. Cái lòng hiền hậu đó thường phát lộ ra lời ăn tiếng nói. Chính họ chịu lấy ảnh hưởng thâm trầm của đạo Phật mà không hay biết. Họ thường dùng những danh từ trong văn chương, trong kinh điển đạo Phật, thế mà họ vẫn cho là những danh từ thông dụng xưa nay. Lắm lúc họ dùng có sai lạc, nhưng sự đó càng tỏ ra rằng ảnh hưởng ngôi Tam Bảo thấm nhuần vào tâm trí của họ tự lúc bé thơ!

Mỗi khi thấy ai ăn ở nhân đức, hay cứu giúp người trong cơn hoạn nạn, tật bệnh, người bình dân thường hay bảo rằng: “Tội nghiệp, ông ấy hiền từ hết sức!” Mỗi khi lâm cơn nguy biến mà cầu cứu ai thì họ nói: “Tội nghiệp, ông ra ơn giúp tôi một lần. Ông làm sự ấy bằng cất năm bảy cảnh chùa.” Tỏ lòng biết ơn với ai thì họ thốt lên rằng: “Kiếp sau, nguyện làm thân trâu ngựa mà trả nghĩa sâu.”

Mong ai mở lòng quảng đại thì họ van rằng: “Xin mở lòng Bồ Tát, tỏ đức hiếu sanh, ra tay tế độ.”

Mỗi khi thấy ai ở ác, họ cũng dùng nhiều danh từ về đạo Phật mà họ cho là rất thấm thía, xác đáng. “Anh ấy làm chuyện ác đó bằng phá chùa phá miếu. Tội ấy dù tu mấy kiếp cũng chẳng đền bù. Chừng thác, đố chạy đâu cho khỏi Địa ngục.” Thấy ai nới láo nói xược, họ trách rằng: “không sợ quỷ sứ cắt lưỡi.”

Thấy ai ăn nói ngang tàng, hay gây gổ thì họ bảo: “hay sân si”. Thấy những con gái trắc nết, họ than rằng: “Không sợ vào địa ngục.” Hoặc họ đọc lên câu tục ngữ này: “Có chồng mà lại lấy trai, thác xuống âm phủ, cưa hai nấu dù.”

Thấy những kẻ nói năng êm dịu mà lòng độc dữ, họ bảo rằng: “Thật là khẩu Phật tâm xà.”

Thấy ai ăn ở hiền đức hưởng sự giàu sang, họ nói rằng: “Có phước, tu nhân tích đức.” Thấy ai tướng tốt, uy nghi, thuần hậu, họ khen rằng: “tiên giáng thế”.

Về đường tình ái, họ cũng dùng lắm danh từ trong văn chương nhà Phật: “Có duyên ngàn dặm cũng gần, vô duyên dù gặp mấy lần cũng xa.” “Nhân duyên tiền định, duyên nợ ba sanh...”

Thấy ai có tài mà sa sút, lâm cơn hoạn nạn, thì họ thương mà than rằng: “Tài mạng tương đố, bạc mạng, nghiệp chướng”. Hoặc họ an ủi rằng: “Tại phần số, gặp bước phong trần, song cũng có ngày vinh hiển, thôi đừng phiền não, phiền muộn.”

Trong sự buồn về gia thế, về nỗi phu thê, tình phụ tử, người bình dân ta hay than trách rằng: “Tội báo oan gia, tiền căn hậu báo, rõ ràng là cảnh Địa ngục.”

Than phiền những cảnh dời đổi trong đời, những sự thành bại quá mau, họ gọi rằng: “Cơn dâu bể, tuồng ảo hóa, bể khổ bến mê, bể trần, bể trầm luân.”

Sống trong cuộc đời bình dị, họ cho là: “muối dưa đắp đổi tháng ngày.”

Có ăn năn sự lỗi, họ đổ cho là: “Ma dắt lối, quỷ đưa đường.”

Buồn rầu mãi không khuây, họ than rằng: “lửa phiền càng dập càng khêu mối phiền.”

Thấy những đám đông đảo, họ bảo: “đông như La-hán, hằng hà sa số...”

Muốn biện minh lòng ngay thật của mình cho khỏi người ta nghi oan, họ kêu lên: “Chín phương trời, mười phương Phật...”

Thấy ai ngồi im lìm chẳng cử động, họ bảo là “ngồi từ bi”.

Uống nước gì ngon mà họ khoái chí, thì họ cho là: “nước cam lồ”.

Ai cầu nguyện sự chi rất khó, thì họ khuyên nên “ăn chay, nằm đất”. Có khi họ dùng tiếng ấy một cách mỉa mai đối với hàng phong lưu trong cơn rủi bước, lạc đường.

Cũng có lúc họ nói cợt mà chỉ ra sắc đẹp lộng lẫy của hàng phụ nữ: “Dù cho Phật Bồ Tát cũng phải sa!”

Tóm lại, dù vui, dù buồn, dù sướng, dù khổ; ở trong cảnh thường, hay cảnh biến, dù ăn nói nghiêm trang hay giễu cợt, dù khen tặng hay than van, người bình dân ta thường dùng một cách vô tâm những danh từ nhà Phật mà họ từng quen thuộc từ lúc lên ba!

Cái ảnh hưởng thuần lương, thâm thúy ấy lại càng tỏ ra trong những khi họ hừng chí, xúc cảm đối với nước non, đối với ái tình, thương cha nhớ mẹ mà ngâm bắt vần thành những bài ca dao chất phác, ngộ nghĩnh, êm đềm.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 36 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Báo đáp công ơn cha mẹ


Đừng bận tâm chuyện vặt


Cẩm nang phóng sinh


Hoa nhẫn nhục

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Donate


Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.30.147 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

Việt Nam (228 lượt xem) - Hoa Kỳ (16 lượt xem) - Senegal (13 lượt xem) - Đức quốc (3 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Hungary (1 lượt xem) - ... ...