Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con người chỉ mất ba năm để biết nói nhưng phải mất sáu mươi năm hoặc nhiều hơn để biết im lặng.Rộng Mở Tâm Hồn
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Mục đích của đời sống là khám phá tài năng của bạn, công việc của một đời là phát triển tài năng, và ý nghĩa của cuộc đời là cống hiến tài năng ấy. (The purpose of life is to discover your gift. The work of life is to develop it. The meaning of life is to give your gift away.)David S. Viscott
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Trang chủ »» Danh mục »» KINH ĐIỂN »» Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn »» 7. THƯỜNG LẠC NGÃ TỊNH »»
(Bản dịch từ kinh tạng Pāli của Hòa
thượng Thích Minh Châu)
Và chính vì thế, mỗi phần giáo pháp được đức Phật thuyết giảng trong
một giai đoạn nhất định đều là hướng đến mục tiêu dẫn dắt thính
chúng trên con đường tu tập, không nhằm trang bị những kiến thức hay
tri kiến không liên quan đến sự tu tập. Dựa trên nền tảng nhận thức
này, chúng ta có thể thấy ngay một điều là những ai không có sự thực
hành theo lời Phật dạy sẽ không bao giờ có được khả năng nhận hiểu
hoặc luận bàn về ý nghĩa của các giáo pháp đó. Họ chỉ có thể đưa ra
những nhận thức hết sức cạn cợt trong phạm trù hý luận, không bao
giờ có thể cảm nhận được những ý nghĩa sâu xa và tác dụng chuyển hóa
của Phật pháp trong đời sống tu tập.
Trở lại với vấn đề đã nêu trên, những ý nghĩa vô thường, khổ, vô
ngã, bất tịnh đã được đức Phật đưa ra như một chỉ dẫn thiết thực cho
người tu tập, không phải như những giáo điều hay cơ sở lý luận. Vì
thế, những ý nghĩa này chắc chắn đã mang đến tác dụng chuyển hóa
tích cực cho tất cả những ai thực sự hành trì theo đó, và bằng chứng
cụ thể là Tăng đoàn đã liên tục phát triển khắp mọi nơi, ngày càng
có thêm nhiều người thực hành theo lời Phật dạy. Về sự thuyết giảng
các ý nghĩa này, đức Phật dạy:
“Ta lại thị hiện vì những kẻ chấp thường mà giảng thuyết phép quán
tưởng vô thường; vì những kẻ chấp lấy sự vui mà giảng thuyết phép
quán tưởng lẽ khổ; vì những kẻ chấp ngã mà giảng thuyết phép quán vô
ngã; vì những kẻ chấp lấy sự trong sạch mà giảng thuyết về sự bất
tịnh.”
(trang 446, tập I)
Thật vậy, khi con người đang đắm say trong dục lạc và ngày ngày nuôi
dưỡng những độc tố tham lam, sân hận, si mê, liều thuốc vô thường,
khổ, vô ngã, bất tịnh do đức Phật đưa ra như vậy đã ngay lập tức
chữa lành vô số thương tổn tinh thần cho những con người đang đau
khổ. Do ý nghĩa đó mà các vị tỳ-kheo trong thính chúng đã bạch Phật
như sau:
“Thế Tôn thuyết dạy [cho chúng con] những lý vô thường, khổ, không,
vô ngã thật đáng mừng thay!
“Bạch Thế Tôn! Ví như trong dấu chân của muôn loài thì dấu chân voi
là to nhất. Phép quán tưởng vô thường cũng thế, là bậc nhất trong
các phép quán tưởng. Như ai tinh cần tu tập phép quán tưởng ấy, có
thể trừ diệt tất cả tâm tham dục và ái luyến trong Dục giới, tâm ái
luyến trong cõi Sắc giới và Vô sắc giới, cũng như trừ được vô minh,
kiêu mạn cùng với những tư tưởng vô thường.”
(trang 246-247, tập I)
Và với niềm tin tưởng vào phần giáo pháp đã tự mình tu tập chứng
nghiệm, các vị tỳ-kheo cũng xác quyết:
“Thế Tôn! Những ai không tu tập các phép quán tưởng: khổ, vô thường,
vô ngã thì chẳng đáng gọi là bậc thánh. Những người ấy thường buông
thả, biếng nhác, trôi lăn trong sinh tử.”
(trang 251, tập I)
Tuy nhiên, với trí tuệ giác ngộ viên mãn của mình, đức Phật biết rõ
rằng con đường tu tập hướng đến sự giải thoát không thể dừng lại ở
đó. Một khi cội gốc sâu xa nhất của vô minh phiền não chưa được dứt
trừ hoàn toàn thì sự sanh khởi của khổ đau chỉ là điều sớm muộn. Vì
thế, khi nhận thấy sự tu tập của đại chúng đã đạt đến một trình độ
nhất định cũng như lòng tin vào Chánh pháp đã được kiên cố, ngài mới
quyết định đưa ra phần giáo pháp sâu xa uyên áo nhất, có công năng
dứt trừ tận gốc rễ của mọi hình thức khổ đau trong hiện tại cũng như
tương lai. Đó là giáo pháp thường, lạc, ngã, tịnh trong kinh Đại Bát
Niết-bàn này. Đức Phật dạy:
“Vì điên đảo nên người thế gian biết văn tự mà không biết nghĩa chân
thật. Thế nào là nghĩa chân thật? Vô ngã là sanh tử, ngã tức là Như
Lai; vô thường là hàng Thanh văn và Duyên giác, thường tức là pháp
thân Như Lai; khổ là tất cả ngoại đạo, lạc tức là Niết-bàn; bất tịnh
là pháp hữu vi, tịnh tức là Chánh pháp của chư Phật, Bồ Tát. Đó gọi
là không điên đảo.
“Vì không điên đảo nên biết được cả văn tự và nghĩa chân thật. Nếu
muốn lìa xa bốn pháp điên đảo, cần phải biết rõ nghĩa chân thật
thường, lạc, ngã, tịnh như vậy.”
(trang 253, tập I)
Như vậy, rõ ràng là sự so sánh những giáo pháp do đức Phật thuyết
giảng hoàn toàn không thể dựa trên cơ sở ngôn ngữ và lý luận, mà cần
phải có sự thực chứng đối với từng vấn đề được nêu ra. Vì thế, nếu
những ai chưa tu tập pháp quán tưởng vô thường theo đúng lời Phật
dạy để có thể tự mình trực nhận ý nghĩa vô thường trong đời sống –
chứ không chỉ là sự lặp lại những điều ghi trong kinh điển – thì sẽ
chưa có đủ khả năng để nhận biết về ý nghĩa thường mà Phật thuyết
dạy trong kinh này. Đối với các pháp khổ, vô ngã và bất tịnh cũng
đều như vậy.
Khi thực sự tu tập và nhận biết được các ý nghĩa vô thường, khổ, vô
ngã, bất tịnh, cho dù đạt được rất nhiều thành tựu về tinh thần cũng
như giảm nhẹ rất nhiều khổ đau trong cuộc sống, nhưng người tu tập
rồi một lúc nào đó chắc chắn cũng sẽ tự mình chạm đến những giới hạn
như lời Phật dạy trong kinh này:
“Nếu nói các pháp thảy đều không có ngã tức là đoạn kiến. Nếu nói
rằng có cái ngã tồn tại, tức là thường kiến.
“Nếu nói rằng hết thảy các hành đều không thường còn tức là đoạn
kiến. Nếu nói rằng các hành đều thường còn, lại cũng là thường kiến.
“Nếu nói [tất cả các pháp đều là] khổ tức là đoạn kiến, nếu nói [tất
cả các pháp đều là] vui, lại cũng là thường kiến.
“Tu tập [theo tư tưởng] tất cả các pháp đều thường tồn sẽ rơi vào
đoạn kiến. Tu tập [theo tư tưởng] tất cả các pháp đều đoạn diệt sẽ
rơi vào thường kiến.
(trang 253, tập I)
Như vậy, những quan điểm vô ngã và có ngã, vô thường và thường, khổ
và vui, cho đến sự tu tập tư tưởng các pháp là thường tồn hay là
đoạn diệt đều không phải những pháp môn giải thoát rốt ráo. Ở đây,
chúng ta thấy rõ một điều là khi chưa đạt đến sự giải thoát rốt ráo
thì mọi quan điểm của chúng ta đều bị giới hạn và xoay vòng trong
phạm trù khái niệm, buông bên này sẽ vướng vào bên kia, khác nào như
một quả cầu trong sân chơi, liên tục bị người chơi đánh qua đá lại:
“...Tất cả chúng sanh cũng giống như vậy, vì không thấy tánh Phật
nên tự tạo nghiệp trói buộc, luân chuyển mãi trong sanh tử, khác nào
như trái cầu [bị người chơi đánh qua lại mãi]!”
(trang 272, tập V)
Theo câu kinh này thì muốn thực sự giải thoát khỏi sanh tử chỉ có
một cách duy nhất là phải đạt đến nhận thức chân thật: thấy được
tánh Phật. Bởi vì vấn đề được xác định rõ ở đây là “vì không thấy
tánh Phật nên tự tạo nghiệp trói buộc, luân chuyển mãi trong sanh
tử”.
Trong phần nói về tánh Phật, chúng ta đã thấy được rằng tánh Phật,
hay năng lực giải thoát, hay cảnh giới chứng ngộ rốt ráo của Như
Lai, là không thuộc về thời gian và không gian. Vì thế, thật ra tánh
Phật cũng không thuộc các phạm trù thường hay vô thường, khổ hay
vui... Chỉ vì tùy thuận theo sự nhận biết của chúng sanh, muốn khai
mở chỗ bế tắc cho những chúng sanh phàm phu còn chưa tự mình thấy
được tánh Phật nên đức Phật mới thuyết giảng các ý nghĩa thường,
lạc, ngã, tịnh.
Do đó, chúng ta sẽ không bao giờ có thể hiểu được vấn đề nếu như ta
thực hiện sự “khảo cứu” của mình một cách máy móc theo kiểu đặt khái
niệm thường ở một phía và khái niệm vô thường ở phía ngược lại rồi
so sánh tính hợp lý hay bất hợp lý của chúng. Cách làm tưởng như rất
“logic” này thật ra là hết sức khôi hài và chắc chắn không mang lại
bất cứ kết quả nào khi tìm hiểu về những vấn đề trong Phật pháp nói
chung, và về những ý nghĩa chúng ta đang xét đến nói riêng. Tuy
nhiên, nếu không có được chút kinh nghiệm tu tập nào trong Phật pháp
thì đây sẽ là cách thức duy nhất mà các học giả có thể làm khi
nghiên cứu về giáo pháp của đức Phật.
Giáo pháp của đức Phật là giáo pháp dành cho những ai thực sự hành
trì và tự chứng nghiệm. Đức Phật đã thuyết giảng các lẽ vô thường,
khổ, vô ngã, bất tịnh để dẫn dắt chúng sanh trong sự tu tập hướng
đến giải thoát, thì giờ đây khi ngài thuyết giảng các lẽ thường,
lạc, ngã, tịnh trong kinh Đại Bát Niết-bàn này cũng vẫn là đi theo
con đường duy nhất đó, con đường hướng đến sự giải thoát rốt ráo
khỏi sanh tử luân hồi.
Từ đó chúng ta có thể hiểu được rằng không hề có sự mâu thuẫn giữa
các phần giáo pháp được chứa đựng trong những lớp vỏ ngôn ngữ tưởng
chừng trái ngược nhau, không thể cùng tồn tại như thường với vô
thường, khổ với lạc, ngã với vô ngã, tịnh với bất tịnh.
Đức Phật giảng giải về sự tu tập chân chánh theo các pháp thường,
lạc, ngã, tịnh như sau:
“Ngã là nghĩa Phật; thường là nghĩa Pháp thân, lạc là nghĩa
Niết-bàn, tịnh là nghĩa pháp.
“... ...
“Khổ cho là vui, vui cho là khổ, đó là pháp điên đảo.
“Vô thường cho là thường, thường cho là vô thường, đó là pháp điên
đảo.
“Vô ngã cho là ngã, ngã cho là vô ngã, đó là pháp điên đảo.
“Bất tịnh cho là tịnh, tịnh cho là bất tịnh, đó là pháp điên đảo.
“Người nào có bốn pháp điên đảo như vậy là không biết tu tập các
pháp một cách chân chánh.
(trang 251-252, tập I)
Như vậy, vấn đề ở đây không phải là sự thuyết dạy lẽ thường để bác
bỏ vô thường, ngã để bác bỏ vô ngã... mà điểm quan trọng chính là
người tu tập phải nhận biết một cách chân thật về tính chất của các
pháp khác nhau, phải biết phân biệt được giữa những gì thực sự là
thường tồn với những gì là vô thường, giả tạm, cũng như những gì
thực sự là khổ não, những gì là an lạc... Nếu người tu tập đạt được
sự thấy biết phân biệt chân chánh như vậy mới gọi là dứt trừ được
các pháp điên đảo.
Và để giải thích rõ sự phương tiện tùy thuận thuyết pháp qua từng
giai đoạn khác nhau, đức Phật dẫn câu chuyện một vị lương y trước đó
đã từng tâu xin vua cấm hẳn việc dùng sữa làm thuốc, rồi sau lại
khuyên chính đức vua ấy dùng sữa để trị bệnh. Tuy vậy, quyết định
thích hợp của ông ta trong từng trường hợp, dù là cấm dùng sữa hay
khuyên dùng sữa đều đã mang lại kết quả tốt đẹp, trị dứt được bệnh
tật. Sau đó, đức Phật kết luận:
“... Đức Như Lai ở trong pháp Phật mà thuyết dạy là vô ngã. Vì điều
phục chúng sanh, vì biết lúc thích hợp, nên nói pháp vô ngã như vậy.
“Khi đủ nhân duyên lại thuyết pháp hữu ngã. Như vị lương y kia, biết
rành tính chất của sữa, cũng là thuốc mà cũng không phải là thuốc,
không giống như chỗ những kẻ phàm phu suy lường cái ngã mà ta thuyết
dạy.
“... ...
“Cho nên Phật dạy rằng: Các pháp là vô ngã, nhưng thật chẳng phải vô
ngã. Thế nào là thật? Nếu như có pháp là chân thật, là thường tồn,
là chủ tể, là chỗ nương theo, bản tánh không thay đổi, đó gọi là
ngã.”
(trang 260-261, tập I)
Pháp chân thật, thường tồn ở đây chính là cảnh giới giải thoát rốt
ráo của Như Lai mà đức Phật đang hết lòng thuyết dạy để dẫn dắt
chúng sanh đi đến. Vì thế, dù là “vô thường, khổ, vô ngã, bất tịnh”
hay “thường, lạc, ngã, tịnh” cũng đều là những phương thuốc linh
diệu mà bậc Đại Y vương đã vì liệu trị cho tất cả chúng sanh bệnh
khổ nên mới tùy phương tiện dùng đến.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.135.24 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập